You are on page 1of 12

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LẦN THỨ XIII, NĂM 2022
ĐÁP ÁN THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 10 câu, 03 trang)
(HCD ĐỀ GIỚI THIỆU)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào


Các tế bào hồng cầu có hoạt tính kháng nguyên, mỗi Hình 1. Cấu tạo và sự phân bố
protein GPA được tạo thành từ sự kết hợp của hai chuỗi
polypeptide; mỗi chuỗi được cấu trúc gồm 131 acid
amin. Hình 1 biểu hiện cấu tạo và sự phân bố trên màng
sinh chất của protein GPA với thứ tự acid amin của mỗi
chuỗi polypeptide được kí hiệu từ 1 đến 131. Sự glycosyl
hóa protein là quá trình gắn thêm các nhóm carbohydrate
vào phân tử protein đang tổng hợp nhờ sự xúc tác của
glycosyl transferase.
trên màng sinh chất của protein
GPA
1. Hãy cho biết đặc điểm của protein GPA ở hình 1 thể hiện cấu trúc bậc một, bậc hai, bậc ba hay
bậc bốn của protein? Chỉ ra đặc điểm của mỗi bậc cấu trúc vừa nêu đối với protein GPA.
2. Protein GPA có ba miền cấu trúc: miền 1 gồm 72 acid amin đầu tiên, miền 2 từ 73 đến 95 acid
amin và miền 3 gồm các acid amin còn lại. Hãy cho biết mỗi miền cấu trúc của protein GPA phân
bố ở vị trí nào trên màng sinh chất? Nêu đặc điểm của các acid amin cấu tạo nên mỗi miền.
1.1 Hình 1 thể hiện cả bốn bậc cấu trúc của protein GPA.
- Cấu trúc bậc 1: Mỗi chuỗi polypeptide GPA được cấu tạo bao gồm 131 acid 0,25
amin với trình tự sắp xếp của các loại acid amin trên chuỗi được mô tả ở hình 1.
- Cấu trúc bậc 2: Ở miền xuyên qua màng sinh chất của các chuỗi polypeptide
GPA có thể quan sát được cấu trúc dạng xoắn alpha. 0,25
- Cấu trúc bậc 3: Quan sát được protein GPA có miền ngoại bào, miền xuyên
màng và miền nội bào; mỗi miền protein được cấu tạo từ các loại acid amin khác 0,25
nhau và có cấu hình không gian khác biệt. Miền ngoại bào và miền nội bào đều
có tính phân cực, ưa nước, tương tác với các phân tử nước xung quanh. Miền
xuyên màng có tính kị nước, tương tác với các phân tử phospholipid kị nước của
màng tế bào.
- Cấu trúc bậc 4: Protein GPA hoàn chỉnh được cấu tạo gồm hai chuỗi
polypeptide liên kết với nhau trên màng sinh chất; trên thực tế, chúng được kết 0,25
nối với nhau bằng liên kết disulfide nhưng không được thể hiện trong hình.
1.2 - Miền 1 có 72 acid amin đầu tiên là miền phân bố ở bên ngoài màng sinh chất 0,5

1
(miền ngoại bào), bao gồm các loại acid amin phân cực, tích điện vì tương tác với
các phân tử nước trong môi trường. Miền 1 được glycosyl hóa (gắn thêm nhóm
carbohydrate vào các acid amin trên chuỗi) trong lưới nội chất, hoàn thiện ở bộ
máy Golgi, đưa vào túi vận chuyển đến màng, hòa màng với màng sinh chất lộn
ngược ra ngoài → miền ngoại bào được glycosyl hóa.
- Miền 2 có acid amin thứ 73 đến 95 là miền nằm xuyên qua màng sinh chất, bao
gồm các loại acid amin không phân cực, kị nước vì tương tác với các phân tử 0,25
phospholipid.
- Miền 3 gồm các acid amin còn lại là miền nằm trong màng sinh chất (miền nội
bào), có đặc điểm tương tự với miền 1 nhưng không được glycosyl hóa. 0,25
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
1. Phân biệt các loại protein có chức năng vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
2. Nấm sợi cần tiết enzyme amylase để thủy phân tinh bột. Hãy trình bày vai trò của các bào quan
tham gia tổng hợp và vận chuyển amylase (tính từ gen mã hóa amylase).
2.1 Các loại protein vận chuyển:
- Chất mang: Là loại protein vận chuyển khi liên kết với chất vận chuyển đặc 0,25
hiệu nó sẽ bị biến đổi cấu hình để có thể vận chuyển được chất mang ra vào tế
bào.
- Kênh: Là loại protein tạo nên kênh (lỗ ) trên màng phù hợp với chất vận 0,25
chuyển nhất định. Khi chất được vận chuyển có kích thước hoặc điện tích phù
hợp sẽ được di chuyển qua kênh. 0,25
- Cổng: Là một loại kênh protein vận chuyển nhưng được điều khiển đóng mở
bằng các tín hiệu hóa học hay tín hiệu điện. 0,25
- Bơm: Là loại protein vận chuyển chỉ vận chuyển được các chất khi được cung
cấp năng lượng (ATP).
2.2 - Amylase là protein ngoại tiết nên sẽ được đưa ra khỏi tế bào qua cơ chế xuất 0,25
bào.
- Cơ chế tổng hợp và vận chuyển amylase tính từ gen:
+ Nhân: Phiên mã 0,75
+ Mạng lưới nội chất hạt: Dịch mã
+ Bộ máy Golgi: Hoàn thiện cấu trúc enzyme
+ Túi, bóng, khung xương tế bào: Vận chuyển đến màng sinh chất
+ Màng sinh chất: Xuất bào
Đúng mỗi ý được 0,125đ; nêu đủ 5 ý được 0,75đ.
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
1. Hình ảnh dưới đây minh họa chuỗi truyền điện tử quang hợp ở tế bào thực vật.

2
Hình 2. Chuỗi truyền điện tử quang hợp ở tế bào thực vật
Hãy xác định sự tổng hợp ATP, NADPH khi tế bào thực vật nhiễm chất độc X và khi nhiễm chất
độc Y.
Chất độc Tác động
X Ngăn cản sự truyền điện tử từ Pq sang phức hệ Cytochrome
Y Ngăn cản sự truyền điện tử từ Fd sang NADP+ reductase
2. So sánh sự tác động lên quang hợp của chất độc X và chất độc Y.
3.1 - Khi nhiễm chất độc X, ATP được tạo ra rất ít và NADPH được tạo ra ít. 0,25
Do: Chất độc X ngăn chặn việc truyền điện tử từ Pq sang phức hệ cytochrome.
+ Không thực hiện tạo ATP theo con đường vận chuyển điện tử thẳng hàng vì
phức hệ cytochrome không nhận được điện tử cao năng từ Pq.
+ Theo chuỗi vận chuyển điện tử vòng, phức hệ cytochrome vẫn nhận được điện 0,125
tử cao năng từ Fd.
+ Một số phân tử NADPH dược tạo ra nhưng sau đó dừng hẳn vì nhánh truyền 0,125
điện tử cao năng từ PSI đến NADP+ hoạt động thêm 1 thời gian ngắn.
- Khi nhiễm chất độc Y, ATP được tạo ra bình thường nhưng NADPH không 0,25
được tạo ra.
Do:
+ Chất độc Y ngăn chặn việc truyền điện tử từ Fd sang NADP+ reductase nên 0,25
không có điện tử cao năng để tổng hợp NADPH.
+ Các điện tử cao năng vẫn vận chuyển được qua phức hệ cytochrome nên vẫn
tổng hợp được ATP bình thường. 0,25

0,25
3.2 - Tác động ức chế chuỗi truyền điện tử của X lên quang hợp chậm hơn so với Y 0,25
- Vì khi tác động ức chế chuỗi truyền điện tử, Y ngăn chặn hoàn toàn quá trình 0,25
tổng hợp NADPH cần thiết cho pha tối.
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)

3
1. Hình ảnh dưới đây mô tả phản ứng của enzym succinic dehydrozenzase biến đổi cơ chất là axit
succinic thành sản phẩm là axit fumaric. Tuy nhiên sản phẩm sẽ không được tạo ra nếu có mặt axit
malonic. Giải thích hiện tượng trên? Nếu muốn sản phẩm tiếp tục được tạo ra thì có thể khắc phục
bằng cách nào?

Hình 3. Phản ứng của enzym succinic dehydrozenzase


2. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch chứa ty thể,
đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu đồ sau:

Hình 4. Sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể
b) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của dung dịch và
các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?
4.1 - Axit malonic là chất ức chế cạnh tranh 0,25
- Axit malonic có cấu tạo hoá học và hình dạng khá giống với cơ chất. 0,25
- Khi có mặt của cơ chất và chất ức chế, chúng cạnh tranh trung tâm hoạt động
và làm cho hoạt động xúc tác của enzim bị kìm hãm lại. 0,25
- Sự ức chế do axit malonic gây nên có thể khắc phục bằng cách giảm nồng độ
của axit này. 0,25
4.2a - Khi không có O2, thì không có chuỗi chuyền e diễn ra, nên không có sự vận 0,25
chuyển H+, không làm thay đổi các yếu tố của dung dịch và ty thể.
- Khi có O2, NADH bị oxi hóa và chuyền e- trên màng trong ty thể đến O2, giúp
vận chuyển H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng, điều này làm môi trường 0,25
bên ngoài ty thể tăng nồng độ proton H+ (pH giảm), vì proton có thể thấm tự do

4
qua lớp màng ngoài ty thể.
- Khi O2 đã bị khử hết, lượng proton được di chuyển trở vào chất nền qua kênh 0,25
ATP synthase, nên nồng độ H+ bên ngoài giảm về mức ban đầu (pH tăng trở lại).
4.2b - Bổ sung chất tẩy rửa một lượng nhỏ có thể làm màng bị rò rỉ, sự vận chuyển e - 0,25
và sự oxi hoá NADH bởi O2 vẫn diễn ra, nhưng không tổng hợp được ATP, vì
màng bị rò rỉ không tạo được sự chênh lệch proton giữa hai bên màng. Như vậy,
cũng không có sự thay đổi pH của dung dịch nhiều, vì H + di chuyển qua màng rò
rỉ dễ dàng.
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
1. Để chứng minh sự cần thiết của CO2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng 1 lá của cây vào 1 bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín; lồng 1 lá tương tự
vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5 giờ.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở 2 lá (bằng thuốc thử iot).
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước 2 ngày ?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào ? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp?
2.
John Horowitz và các
cộng sự đã nghiên cứu
hormone kích thích
chuyển hóa melanocyte
(MSH), gây những thay
đổi về màu da của ếch.

Hình 5. Tóm tắt thí nghiệm tiêm MSH


Các tế bào da được gọi là các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan
được gọi là melanosome. Da sáng màu khi các melanosome chụm xung quanh nhân tế bào sắc
tố.
Khi ếch gặp môi trường tối màu, tăng sản sinh MSH làm các thể melanosome phân tán trên toàn
bào tương, làm da tối và giúp ếch không rõ với vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ thể
kiểm soát chùm melanosome, các nhà nghiên cứu đã tiêm MSH vào trong các tế bào sắc tố hoặc
vào trong dịch kẽ xung quanh. Kết quả thu được như hình 5.
a) Thụ thể của MSH nằm ở đâu? Giải thích.
b) Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào có tiếp tục đáp ứng với MSH
không? Giải thích.

5
5.1 - Để làm tiêu hết lượng tinh bột có trong mỗi lá. 0,25
- Lá trong bình A chuyển màu xanh đen do lá cây đã sử dụng, khí cacbonic có 0,25
trong bình để thực hiện quá trình quang hợp. Do đó, khi thử tinh bột bằng iot đã
xảy ra phản ứng màu đặc trưng của thuốc thử.
- Lá trong bình B không chuyển màu, do khí CO2 trong bình kết hợp với dung 0,25
dịch KOH để tạo thành muối nên lá trong bình này không tiến hành quang hợp
được. Như vậy ta kết luận, khí CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình
quang hợp để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ. 0,25
- Nhận xét: CO2 là nguyên liệu của quang hợp, nhìn chung nồng độ CO 2 tăng thì
cường độ quang hợp tăng.
5.2 a. 0,25
- Thụ thể của MSH nằm ở màng sinh chất của tế bào. Vì khi tiêm MSH vào dịch
kẽ thì được thụ thể trên màng sinh chất tiếp nhận, dẫn đến kích thích chuyển hóa
melanocyte, vì vậy xảy ra hiện tượng phân tán các hạt sắc tố. 0,25
- Vì khi tiêm MSH vào trong tế bào chất thì không có thụ thể tiếp nhận, dẫn đến
không kích thích chuyển hóa melanocyte, vì vậy không xảy ra hiện tượng phân
tán các hạt sắc tố.
b. 0,25
- Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào vẫn tiếp tục đáp
ứng với MSH.
- Vì các hoocmon có thụ thể trên màng sinh chất có thể gây ra đáp ứng dẫn đến 0,25
một thay đổi trong chức năng bào tương hoặc thay đổi trong dịch mã gen trong
nhân.
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
1. Nghiên cứu của Kinoshita và cs. (2001-2002) ở dịch chiết tế bào ếch đang trong giai đoạn
nguyên phân, quan sát tính động của vi ống tubulin có liên quan đến 2 loại protein là kinesin-13 và
XMAP215 (protein MAP của ếch), được biểu diễn trên hình 6.1. Dựa vào thông tin trong hình, hãy
trình bày vai trò của kinesin-13 và XMAP215 đối với tính động của vi ống trong nguyên phân.

Hình 6.1
2. Hình 6.2 cho thấy các chuyển động diễn ra trong tế bào khi tế bào thực hiện trình nguyên phân

6
(trên thang thời gian, thời điểm 0 đánh dấu thời điểm các NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo).
Ba đường cong trong đồ thị cho thấy khoảng cách giữa:
1. tâm động của các cromatid chị em
2. trung thể ở hai cực của tế bào
3. tâm động và các trung thể ở hai cực của tế bào

Hình 6.2
Hãy xác định các đường cong A, B, C tương ứng với các khoảng cách nào nói trên? Giải thích.
6.1 - Ở kỳ trung gian: sự có mặt của cả kinesin-13 và XMAP215 hoạt tính cao → độ 0,25đ
bền của vi ống tăng → tính động giảm.
- Ở giai đoạn nguyên phân: Do sự phosphorin hóa làm bất hoạt XMAP215 nên 0,25đ
hoạt tính giảm, trong khi hoạt tính của kinesin-13 không thay đổi trong suốt chu
kỳ tế bào 0.25đ
→ độ bền của vi ống giảm → tính động tăng.
- Như vậy: vai trò của kinesin-13 góp phần giải trùng hợp vi ống trong phân bào, 0,25đ
trong khi XMAP215 giữ vai trò là prôtêin làm bền vi ống, ức chế tác động của
kinesin-13.
6.2 - A – 2; B – 1; C – 3 0.25đ
- Sau thời điểm 0 (thời điểm các NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo) tức là kì
giữa, các cromatid tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào 0.25đ
+, khoảng cách giữa tâm động của các cromatid chị em tăng dần từ 0  ứng với
đường B
+, khoảng cách giữa trung thể ở hai cực của tế bào tăng dần khi TB bước vào kì 0.25đ
sau, cuối  ứng với đường A
+, khoảng cách giữa tâm động và các trung thể ở hai cực của tế bào bắt đầu giảm 0.25đ
khi TB bước vào kì sau  ứng với đường C
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu thập từ các điểm khác nhau quanh trường học và mỗi hỗn hợp
được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất
ion hóa) chỉ trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi cấy ban đầu rất trong (không bị đục) và được nuôi
lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I). Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai
đoạn II), rồi sau đó lại chuyển vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh được theo

7
dõi và ghi nhận ở cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:
Ở cuối mỗi giai đoạn
Mẫu
I II III
1 Hơi đục Hơi đục Hơi đục
2 Hơi đục Đục hơn Rất đục
3 Trong Hơi đục Hơi đục
4 Trong Trong Trong
Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a - d), nhiều khả năng chúng có trong các mẫu đã cho.
a - vi sinh vật quang tự dưỡng.
b - vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c - vi sinh vật chứa các hạt tích lũy trong tế bào dưới dạng các thể vùi.
d - vi sinh vật chứa các màng tylacoit trong tế bào của chúng.
Hãy xác định trong từng mẫu (1 - 4) tồn tại nhóm vi sinh vật nào (a - d) trong các nhóm vi sinh vật
đã cho trên? Giải thích?
Mẫu 1. có nhóm b và c. Vì:
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 4 từ trạng thái trong suốt chuyển sang hơi 0.5đ
đục  mẫu 1 có nhóm c.
+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 4 độ đục không thay đổi  mẫu 1 không
có nhóm a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 4 vẫn bị hơi đục như giai đoạn I, II  chứng tỏ
mẫu 1 có nhóm b.
Mẫu 2: chứa cả 4 nhóm a, b, c, d. Vì:
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 3 từ trạng thái trong suốt chuyển sang hơi 0.5đ
đục  mẫu 2 có nhóm c.
+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 3 trở nên đục hơn chứng tỏ mẫu 2 có nhóm
a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 3 rất đục, độ đục tăng dần  mẫu 2 có nhóm b.
Mẫu 3: nhóm a và d. Vì: 0.5đ
+ Ở giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 3 vẫn trong suốt chứng tỏ trong mẫu
không có nhóm c.
+ Nhưng khi chuyển sang giai đoạn II (ngoài ánh sáng) mẫu 3 trở nên hơi đục;
chứng tỏ trong mẫu chứa nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp  mẫu 3
chứa nhóm a và d.
+ Ở giai đoạn III (trong tối), độ đục không thay đổi  mẫu 3 chỉ chứa nhóm a
và d.
Mẫu 4: Không có nhóm vi sinh vật nào trong 4 nhóm trên. Vì trong cả 3 giai 0. 5đ
đoạn nuôi cấy, mẫu 1 vẫn trong suốt không có thay đổi gì
Lưu ý: trả lời đúng được 0,15đ, giải thích đúng 1-2 giai đoạn được 0,25đ, giải thích
đúng cả 3 giai đoạn được điểm tối đa
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật

8
Để nghiên cứu ứng dụng của vi sinh vật trong sản xuất thuốc kháng sinh và vitamin, người ta nuôi
cấy hai loài vi khuẩn Streptomyces aureofaciens (thu kháng sinh Tetracylin) và Propionibacterium
freudenreichii (thu vitamin B12) vào từng môi trường với điều kiện dinh dưỡng thích hợp ở 28 0C.
Đường cong sinh trưởng của từng loài vi khuẩn và sự biến đổi về hàm lượng sản phẩm được thể
hiện ở hình dưới đây:

1. Đồ thị nào biểu diễn sự sinh trưởng của mỗi loài vi khuẩn trên? Giải thích.
2. Để thu được sinh khối tối đa cần phải nuôi cấy mỗi loài vi khuẩn trên trong điều kiện nào? Giải
thích.
8.1 - Đồ thị A biểu diễn sự sinh trưởng của vi khuẩn Streptomyces aureofaciens 0.25đ
 Vì tetracylin là sản phẩm làm ức chế hoạt động của vi khuẩn khác và gia tăng
khả năng cạnh tranh, thường được tạo ra sau khi pha sinh trưởng đã kết thúc 0.25đ
 Lượng tetracylin thường không thay đổi trong các pha sinh trưởng và bắt đầu
tăng mạnh ở pha cân bằng  tương ứng với đồ thị A 0.25đ

- Đồ thị B biểu diễn sự sinh trưởng của vi khuẩn Propionibacterium 0.25đ


freudenreichii
 Vì Vitamin B12 là chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn 0.25đ
(cofactor của nhiều loại enzim tổng hợp ADN và chuyển hoá axit amin), chủ yếu
được tạo ra trong giai đoạn vi khuẩn đang sinh trưởng và phát triển mạnh.
 lượng vitamin B12 tăng mạnh ở pha luỹ thừa và ít thay đổi nhiều ở pha cân 0,25đ
bằng tương ứng với đồ thị B
8.2 - Streptomyces aureofaciens tạo ra kháng sinh tetracylin là sản phẩm trao đổi
chất bậc 2, tạo ra chủ yếu ở pha cân bằng
 Cần nuôi cấy Streptomyces rimosus bằng phương pháp nuôi cấy không liên 0.25đ
tục (vì có xảy ra pha cân bằng) để thu được lượng sản phẩm đối đa
- Propionibacterium freudenreichii tạo ra vitamin B12 là sản phẩm gắn liền với
sự sinh trưởng 0.25đ
 Cần nuôi cấy trong điều kiện nuôi cấy liên tục (không có pha cân bằng, pha
luỹ thừa kéo dài liên tục)
Câu 9 (2,0 điểm). Virus
Virus SARS-CoV-2 là một trong số các virus thuộc nhóm virus Corona. Trước khi SARS-CoV-2

9
gây ra đại dịch COVID – 19 trên toàn cầu thì đã có nhiều loại virus Corona gây bệnh trên người,
điển hình nhất là SARS-CoV và MERS. Dưới đây là một số thông tin gây bệnh của 3 loại virus
SARS-CoV-2, SARS-CoV và MERS.
Thời gian bắt đầu Số ca tử
Virus Số ca mắc Vắc xin
dịch bệnh vong
SARS-CoV Tháng 5/2003 8439 812 Không có
MERS Tháng 9/2012 2519 866 Không có
SARS-CoV-2 Tháng 12/2019 573 triệu 6,31 triệu Nhiều loại
(Số liệu tính đến ngày 16/06/2022)
a. Trong 3 loại virus trên, loại virus nào gây ra tỉ lệ tử vong cao nhất ?
b. Số lượng người nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng nhiều hơn số người có
triệu chứng. Một nhận định cho rằng “Tỉ lệ biểu hiện triệu chứng thấp và khả năng lây
truyền mạnh là nguyên nhân để virus lây lan nhanh trên toàn cầu”. Nhận định này đúng hay
sai? Tại sao?
c. Hãy đề xuất 2 đích tác động có triển vọng của thuốc chống virus SAR-Cov2. Giải thích?
d. Trong một hướng tiếp cận nhằm sản xuất vaccine phòng Covid -19, các nhà khoa học đã
tiến hành tổng hợp nhân tạo mARN mã hoá protein bề mặt SARS-Cov 2 rồi đóng gói thành
một hạt nano lipid được gọi là micelle. Hãy giải thích cơ chế gây đáp ứng miễn dịch của
loại vaccine này?
9.1 - Tỉ lệ tử vong được tính bằng số ca tử vong trên tổng số ca nhiễm. 0,25đ
- Mers gây tỉ lệ tử vong cao nhất 0.25đ
+, SARS-CoV: 9,6%
+, MERS: 34,3%
+, SARS-CoV-2: 1,1%
9.2 - Nhận định trên là đúng 0.25đ
- Vì: người mắc bệnh không có biểu hiện triệu chứng vẫn sống trong cùng cộng 0.25đ
đồng, việc di chuyển và sinh hoạt làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh
9.3 - Đề xuất 2 đích tác động có triển vọng của thuốc chống virus: 0.25đ
+ Thuốc tác động tới enzyme quan trọng/ protein chức năng của virus  ngăn
cản sự tổng hợp và sao chép ARN của virus. Ví dụ: ức chế enzyme RdRP,…
+ Thuốc tác động lên protein cấu trúc của virus  ngăn cản virus liên kết với
thụ thể của tế bào người hoặc ức chế quá trình tự lắp ráp của virus. Ví dụ: thuốc 0,25đ
ngăn cản cơ chế phân cắt tạo protein S của virus,…
9.4 - Vaccine này có thể gây đáp ứng ở cơ thể người được.
- Giải thích: 0.25đ
+ ARN này khi xâm nhập vào tế bào  mARN có thể dịch mã tạo ra protein bề
mặt
+ Tế bào nhận diện protein lạ  hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại 0.25đ
protein bề mặt.
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch

10
Cơ quan y tế đưa khuyến nghị nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nhanh (RDT-rapid diagnostic
testing) đối với những người có nguy cơ cao đã mắc bệnh sốt rét bằng kĩ thuật sử dụng que thử để
tìm protein kháng nguyên đặc trưng của Plasmodium trong mẫu máu của người. Bảng dưới đây mô
tả thông tin về hai loại que thử RDT
Que
Loại kháng nguyên của Plasmodium Những loài Plasmodium tương ứng
thử
1 HRP-2 (histidine-rich protein 2) Chỉ P. falciparum
2 pLDH (parasite lactate dehydrogenase) P. vivax; P. falciparum, P.ovale;
P.malariae

Khi cho mẫu máu cần kiểm tra vào ô lấy mẫu, chờ một khoảng thời gian nhất định, nếu xuất hiện
một vạch màu trong cửa sổ test chứng tỏ người cho mẫu máu trên mắc bệnh sốt rét.
Hãy cho biết:
1. Que thử 1 và 2 có chứa các kháng thể đơn dòng di động khác nhau hay không? Tại sao?
2. Giải thích tại sao 1 vạch màu ở cửa sổ test lại cho kết quả dương tính với protein Plasmodium?
3. Hai mẫu máu được lấy từ cùng một người. Một mẫu thử trên que test loại 1 cho kết quả âm tính,
một mẫu thử trên que test loại 2 cho kết quả dương tính. Giải thích tại sao?
4. Đánh giá hiệu quả phát hiện bệnh của hai loại que test trên? Trong thực tế, hãy dự đoán loại test
nào được sử dụng phổ biến hơn?
5. Tại sao trong 1 que thử lại chứa các loại kháng thể đơn dòng khác nhau của cùng 1 loại kháng
nguyên.
10.1 - Có 0.25đ
- Do 2 que thử trên dùng để xác định 2 loại kháng nguyên khác nhau nên cần các 0.25đ
loại kháng thể khác nhau
10.2 - Kết quả 1 vạch ở cửa sổ test chứng tỏ đã có sự bắt cặp giữa kháng thể cố định 0.25đ
trên ô test với kháng nguyên trong mẫu máu
10.3 - Chứng tỏ người này mắc sốt rét nhưng không phải do chủng P.falciparum gây 0.25đ
nên
10.4 - Test 2 chính xác hơn vì xác định được nhiều loại kháng nguyên hơn so với test 0.25đ
1
- Test 1 được dùng phổ biến hơn vì chế tạo đơn giản, giá thành rẻ hơn 0.25đ
10.5 - Kháng thể di động mang chất chỉ thị màu bắt cặp 1 phần của kháng nguyên. 0.25đ
- Kháng thể cố định bắt kháng nguyên lại  giữ các kháng thể di động mang

11
biểu thị màu  xuất hiện vạch màu ở ô test
 Mỗi loại kháng nguyên cần ít nhất 2 loại kháng thể ở 2 vùng khác nhau 0.25đ

-------------- Hết ----------------

Họ và tên người ra đề: Phạm Thanh Xuân – 0989605636


Nguyễn Thị Thu Hoài – 0969109249

12

You might also like