You are on page 1of 285

TỔNG HỢP CÂU HỎI SINH LÝ THỰC VẬT HSG THPT

Câu 1:
1.1. Thực hiện thí nghiệm với ba cây thân thảo cùng loài, cùng kích thước và số lượng lá. Hai cây hoàn
toàn bình thường và một cây là thể đột biến có cấu trúc khí khổng bị biến đổi (luôn ở trạng thái khép hờ).
Đặt ba cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 18 giờ cùng ngày, một trong hai cây bình thường
được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo thông khí. Dùng thiết bị đo lượng nước thoát ra khỏi cây
và tính toán thu được các thông số sau:
Vận tốc Chênh lệch giữa vận Nồng độ chất Nồng độ chất hữu
Thông số trung bình tốc cao nhất và thấp khoáng trong nước cơ trong nước
2 2
(ml/m /h) nhất (ml/m /h) thoát ra (mM) thoát ra (mM)
Cây I 17,6 9,2 0 0
Cây II 3,3 0,3 0 0
Cây III 1,7 0,6 0,03 0,27
Hãy xác định các cây I, II và III là cây nào trong ba cây trên (Cây bình thường, cây đột biến hay cây bình
có úp chuông thủy tinh). Giải thích.
1.2. NaCl gây ra 2 hiệu ứng căn bản
đối với tế bào thực vật là stress về
thẩm thấu và stress về ion, 2 hiệu ứng
này đều kích thích con đường truyền
tín hiệu bắt đầu bằng sự tăng nồng độ
Ca2+ nội bào ([Ca2+]i). Ngược lại,
sorbitol, một rượu tạo thành từ đường,
thường được sử dụng như chất gây áp
suất thẩm thấu, chỉ gây ra stress về
thẩm thấu do sorbitol không ion hoá. x
và y là các đột biến ở cây Arabidopsis
bị khiếm khuyết về tăng [Ca2+]i gây ra bởi NaCl. Hình 1 biểu thị sự gia tăng [Ca2+]i phụ thuộc liều lượng
gây ra bởi NaCl hoặc sorbitol ở các cây con của kiểu dại (WT) và các đột biến x và y. Trong hai thể đột
biến x và y, thể đột biến nào là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về thẩm thấu, thể
đột biến nào là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về ion? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
1.1 * Xác định:
- Cây I: Cây bình thường không úp chuông thủy tinh.
- Cây II: Cây đột biến.
- Cây III: Cây bình thường có úp chuông thủy tinh.
* Giải thích:
- Cây I: Cây bình thường không úp chuông thủy tinh.
Cây chủ yếu thoát hơi nước qua khí khổng nên lượng nước thoát ra lớn và vận tốc trung bình lớn,
nhưng có hiện tượng khí khổng đóng vào buổi trưa khiến thoát hơi nước giảm mạnh nên chênh
lệch vận tốc lớn.
- Cây II: Cây đột biến.
Cây có khí khổng luôn khép hờ nên không thể thoát hơi nước qua khí khổng mà chỉ có thể qua tầng
cutin với lượng nước và tốc độ chậm hơn nhiều, không có hiện tượng khí khổng đóng vào buổi trưa
1
nên chênh lệch vận tốc nhỏ.
- Cây III: Cây bình thường có úp chuông thủy tinh.
Cây bị úp chuông thủy tinh nên không khí trong chuông nhanh chóng bị bão hòa hơi nước, lúc này
thoát hơi nước qua khí khổng và tầng cutin đều ngừng trệ, nhưng rễ vẫn hút nước nên nước thoát ra
khỏi lá qua thủy khổng (ứ giọt). Dòng nước này có cả chất khoáng và chất hữu cơ do bị đẩy ra từ
mạch dẫn.
1.2 - Thể đột biến x là là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về ion.
Vì trong môi trường có nồng độ sorbitol tăng dần, ở thể đột biến x có sự tăng nồng độ Ca 2+ nội bào
tương tự như kiểu dại, chứng tỏ thể đột biến x vẫn phản ứng bình thường với stress về áp suất thẩm
thấu. Nhưng trong môi trường có nồng độ NaCl tăng dần, ở thể đột biến x, sự tăng nồng độ Ca 2+
nội bào thấp hơn nhiều so với kiểu dại → x là thể đột biến khiếm khuyết trong nhận biết stress về
ion.
- Thể đột biến y là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về thẩm thấu.
Vì trong môi trường có nồng độ sorbitol tăng dần là môi trường chỉ có stress về thẩm thấu thì ở thể
đột biến y nồng độ Ca2+ nội bào thấp hơn kiểu dại, còn trong môi trường có nồng độ NaCl cao thì
nồng độ Ca2+ nội bào của thể đột biến y cao hơn thể đột biến x và thấp hơn kiểu dại → chứng tỏ thể
đột biến y vẫn có khả năng nhận biết stress về ion, và chỉ bị khiếm khuyết trong nhận biết về áp
suất thẩm thấu.

Câu 2: Các nhà khoa học đã phân lập được lục lạp
nguyên vẹn từ dịch chiết tế bào lá ở thực vật ưa bóng.
Họ chuẩn bị 6 ống nghiệm, mỗi ống đều chứa cùng một
số lượng lục lạp và một chất oxy hóa màu xanh lam
(dicloindophenol, DIP) mất màu khi nó ở trạng thái
khử. Họ chiếu đèn vào những ống nghiệm ở cùng mức
cường độ ánh sáng nhưng có các quang phổ (bước sóng
ánh sáng) khác nhau. Hình 2 biểu
thị kết quả của thí nghiệm. Hình 2
1. Hãy cho biết pha sáng xảy ra mạnh nhất ở bước sóng nào: 550 nm, 650 nm hay 700 nm? Tại sao?
2. Nêu và giải thích sự khác biệt về kết quả thí nghiệm khi chiếu ánh sáng kép có bước sóng (650 + 700) nm so
với khi chiếu ánh sáng đơn có bước sóng 650 nm hoặc 700 nm?
3. Hãy cho biết lục lạp ở lá cây ưa bóng có đặc điểm thích nghi như thế nào về mật độ chlorophyll, tỉ lệ
(chlorophyll a)/(chlorophyll b) và (hệ thống quang hợp I)/(hệ thống quang hợp II) giúp nó thích nghi với
điều kiện sống ở nơi bóng râm? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
1 - 650 nm.
- Bởi vì chlorophyll khi nhận ánh sáng → khử chất oxy hóa (DPIP) làm mất màu → đường đồ thị có
mức biểu hiện màu của DPIP càng thấp thì số lượng chlorophyll bị chuyển thành dạng khử càng
nhiều → pha sáng càng mạnh.
2 - Chiếu ánh sáng kép (650 + 700) nm có mức biểu hiện màu của DPIP thấp hơn khi chiếu ánh sáng
đơn 650 hay 700 nm.
- Bởi vì hệ thống quang hợp cấu tạo từ nhiều loại sắc tố khác nhau, mỗi loại chỉ hấp thụ bước sóng
trong phổ hấp thụ của chúng → khi chiếu đồng thời hai bước sóng làm tăng khả năng thu nhận ánh
sáng của quang hệ.
2
3 - Mật độ chlorophyll lớn → tăng khả năng hấp thụ ánh sáng.
- Tỉ lệ (chlorophyll a)/(chlorophyll b) thấp. Bởi vì chlorophyll b hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn
(nhiều trong bóng râm) tối ưu hơn so với chlorophyll a.
- Tỉ lệ (hệ thống quang I)/(hệ thống quang II) thấp. Bởi vì trong cấu tạo hệ thống quang II chứa
nhiều chlorophyll b hơn so với hệ thống quang I.

Câu 3:
3.1. Cohen (1975) đã nghiên cứu ảnh hưởng
của sự khô hạn đối với hàm lượng axit
abxixic (AAB) ở cây ngô trong điều kiện đất
khô hạn và đủ nước. Kết quả đo thế nước ở
lá, độ đóng khí khổng và hàm lượng AAB
trong lá cây được thể hiện ở đồ thị Hình 3.1.
a. Hàm lượng AAB tương quan như thế nào
với thế nước trong lá và độ đóng của khí
khổng? Giải thích.
b. Giai đoạn nào tương ứng với điều kiện khô
hạn, điều kiện đủ nước? Giải thích.
c. Người ta tìm được hai thể đột biến ở ngô
trong đó đột biến 1 làm cây không tổng hợp
Hình 3.1
được AAB và đột biến 2 làm cây không đáp ứng với AAB. Nếu dùng các cây này làm thí nghiệm thì các
chỉ số về thế nước, hàm lượng AAB, độ đóng khí khổng thu được sẽ thay đổi như thế nào? Xử lý AAB
ngoại sinh vào mỗi cây có thu được kết quả như cây kiểu
dại không? Giải thích.
3.2. Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium) là cây ngày
ngắn, có thời gian chiếu sáng tới hạn là 16 giờ. Hình 3.2
minh họa thí nghiệm nghiên cứu tác động của quang chu kì
đến khả năng ra hoa của 4 lô ké đầu ngựa được trồng trong
cùng điều kiện dinh dưỡng nhưng khác nhau về chế độ
chiếu sáng. Hãy dự đoán kết quả của từng lô thí nghiệm và
giải thích.
ĐÁP ÁN:
Hình 3.2
Ý Nội dung
3.1 a. - Hàm lượng AAB tương quan nghịch thế nước và tương quan thuận với độ đóng khí khổng.
- Vì dựa vào đồ thị, ở giai đoạn ngày 1 tới 5  khi thế nước giảm thì hàm lượng AAB tăng
- Khi hàm lượng AAB tăng thì mức độ đóng khí khổng cũng tăng theo.
b. - Giai đoạn từ 1 tới 5 ngày đầu là giai đoạn khô hạn vì lúc này thế nước ở lá giảm đến mức âm
- Giai đoạn từ ngày 5 tới 8 là giai đoạn đủ nước vì lúc này thế nước đang tăng lên.
c. - Thể 1: thế nước luôn thấp, ABA luôn ở mức thấp và độ đóng khí khổng thấp.
- Thể 2: thế nước thấp, ABA cao, độ đóng khí khổng thấp.
* Khi bổ sung AAB ngoại sinh thì:
- Thể 1 quay lại như kiểu dại khi có ABA bổ sung vì thể 1 đột biến không tổng hợp được AAB nên
khi bổ sung AAB ngoại sinh thì cây sẽ tiếp nhận và đáp ứng nên khí khổng đóng lại;

3
- Thể đột biến 2 không đáp ứng được với AAB nên khi có bổ sung AAB thì cũng không thể thu
được kết quả như kiểu dại.
3.2 - Lô cây số II không ra hoa vì thời gian chiếu sáng lớn hơn 16h nên cây không ra hoa, dù có che tối
vào ban ngày thì cũng không có tác dụng  Cây không ra hoa.
- Lô cây số III sẽ ra hoa vì: thời gian chiếu sáng ít hơn 16h là điều kiện để cây ngày ngắn ra hoa.
Đồng thời có chiếu sáng đỏ xa vào ban đêm, khi đó Pđx sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ xa và chuyển về
dạng Pđ, lượng Pđx giảm là điều kiện thuận lợi cho cây ngày ngắn ra hoa  Cây sẽ ra hoa
- Lô cây số IV không ra hoa vì dù thời gian ban ngày nhỏ hơn 16h là điều kiện để cây ngày ngắn ra
hoa nhưng chiếu sáng ban đêm, lần chiếu sáng sau cùng dùng ánh sáng đỏ  kích thích Pđ hấp thụ
và chuyển sang Pđx  ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn  Cây không ra hoa.
- Lô cây số I có ra hoa: tổng thời gian một này không phải là 24 mà là 26h, chiếu sáng nhỏ hơn 16h
là điều kiện để cây ngày ngắn ra hoa. Thời gian ban đêm dài (10h) nên Pđx chuyển nhiều nhiều về
Pđ  hỗ trợ cây ngày ngắn ra hoa.

Câu 4:
1. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh trưởng và
phát triển của cây. Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và đất kiềm (pH
từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
2. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp suất âm
thay đổi như thế nào theo hướng từ rễ lên ngọn? Giải thích.
3. Hình 1 biểu diễn quá trình thoát hơi nước
của một cây trưởng thành sống trong điều
kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C,
D, đường cong nào mô tả sự thoát hơi nước
qua tầng cutin, đường cong nào mô tả sự
thoát hơi nước qua lỗ khí? Giải thích.

ĐÁP ÁN:
1. Các hạt keo đất như hạt đất sét thường tích điện âm vì thế chúng mang các cation khoáng (K +, Na+,
Ca2+…) trên bề mặt hạt keo. Các ion khoáng có thể khuếch tán ra ngoài dung dịch theo cơ chế hút bám
trao đổi.
- Đất chua (pH từ 4-5) dung dịch đất có nhiều H +, H+ sẽ thay thế vị trí của các cation khoáng trên bề mặt
hạt keo đất theo phản ứng hút bám trao đổi → nhiều cation khoáng ra dung dịch đất. Một phần nhỏ
cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị rửa trôi vào tầng nước ngầm. Qua thời gian, đất
chua sẽ là đất nghèo cation khoáng.
- Đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H + nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề mặt hạt keo
đất, vì vậy đất giàu cation khoáng.
2. Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem:
+ Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên áp
suất âm.
+ Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn (do đặc tính phân cực của các phân
tử nước).
3. - Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin
- Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí
- Giải thích:
4
+ Sự thoát hơi nước qua lỗ khí được điều chỉnh bởi sự đóng mở lỗ khí. Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao,
tế bào lỗ khí mất nước nhiều → đóng lỗ khí để hạn chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi
nước giảm -> đường C
+ Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít phụ thuộc vào nhiệt độ, vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao,
cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất.
Mặt khác, ở cây trưởng thành vùng khô hạn cường độ thoát hơi nước qua tầng cutin nhỏ hơn qua khí
khổng -> đường D.

Câu 5:
1. Đánh dấu đồng vị phóng xạ 14C của CO2 và tiến hành thí nghiệm quang hợp ở một loài tảo sau đó chiết
xuất các tế bào tảo và kiểm tra sự tích lũy phóng xạ của các hợp chất. Dựa vào chu trình Canvin thu gọn ở
hình 2.1 và mức độ tích lũy các chất ở hình 2.2, hãy cho biết sự tích lũy phóng xạ ở đồ thị 1, 2, 3 tương
ứng với các chất nào (tinh bột, sucrose, APG). Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt chu trình Canvin Hình 2.2. Mức độ tích lũy 14C của các chất
2. Vì sao để tổng hợp một phân tử gluco, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn thực vật C4 và CAM?
3. Giải thích tại sao trong điều kiện ánh sáng mạnh, hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C 3 mà rất ít xảy ra ở
thực vật C4?
ĐÁP ÁN:
1. Các hạt keo đất như hạt đất sét thường tích điện âm vì thế chúng mang các cation khoáng (K +, Na+,
Ca2+…) trên bề mặt hạt keo. Các ion khoáng có thể khuếch tán ra ngoài dung dịch theo cơ chế hút bám
trao đổi.
- Đất chua (pH từ 4-5) dung dịch đất có nhiều H +, H+ sẽ thay thế vị trí của các cation khoáng trên bề mặt
hạt keo đất theo phản ứng hút bám trao đổi → nhiều cation khoáng ra dung dịch đất. Một phần nhỏ
cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị rửa trôi vào tầng nước ngầm. Qua thời gian, đất
chua sẽ là đất nghèo cation khoáng.
- Đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H + nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề mặt hạt keo
đất, vì vậy đất giàu cation khoáng.
2. Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem:
+ Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên áp
suất âm.
+ Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn (do đặc tính phân cực của các phân
tử nước).
3. - Đường cong D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin
- Đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí
5
- Giải thích:
+ Sự thoát hơi nước qua lỗ khí được điều chỉnh bởi sự đóng mở lỗ khí. Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao,
tế bào lỗ khí mất nước nhiều → đóng lỗ khí để hạn chế sự mất nước của cây nên cường độ thoát hơi
nước giảm -> đường C
+ Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít phụ thuộc vào nhiệt độ, vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao,
cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất.
Mặt khác, ở cây trưởng thành vùng khô hạn cường độ thoát hơi nước qua tầng cutin nhỏ hơn qua khí
khổng -> đường D.

Câu 6:
1. Vai trò của NADH trong hô hấp hiếu khí và quá trình lên men có gì khác nhau?
2. Tại sao trong bảo quản hạt giống lúa người nông dân phải phơi khô hạt trước khi cho vào kho bảo quản
(độ ẩm còn khoảng 13 – 16%)? Tại sao trước khi ủ để hạt nảy mầm người ta thường ngâm hạt trong nước
một thời gian?
ĐÁP ÁN:
1. - Trong hô hấp tế bào, NADH cung cấp e - cho chuỗi truyền điện tử (e -) để tổng hợp ATP, chất nhận
H+ và e- cuối cùng là oxi.
- Trong quá trình lên men, NADH không đi vào chuỗi truyền e - mà nhường H+ và e- tới sản phẩm trung
gian (axit pyruvi, axetaldehyt…) để hình thành axit lactic hoặc rượu.
2.- Phơi khô làm giảm hàm lượng nước trong hạt, từ đó làm giảm thiểu hô hấp của hạt.
- Ngâm nước, lúa hấp thụ nước -> Tăng cường độ hô hấp -> phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cung
cấp cho hoạt động nảy mầm.

Câu 7:
1. Để nghiên cứu tác dụng của ánh sáng đỏ (chiếu trong 1 phút) và ánh sáng đỏ xa (chiếu trong 4 phút)
lên sự nảy mầm của hạt rau diếp, các nhà khoa học đã chiếu sáng như ở bảng dưới. Sau khi chiếu sáng
lượt cuối cùng, các hạt được đặt trong tối 2 ngày với điều kiện tối ưu về nhiệt độ và độ ẩm. Tỉ lệ nảy mầm
của hạt được trình bày ở bảng dưới đây:
Lô hạt Chế độ chiếu sáng Tỉ lệ nảy mầm (%)
I Tối 9,0
II Đỏ →Tối 99,2
III Đỏ →Đỏ xa →Tối 54,3
IV Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Tối 97,2
V Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Đỏ xa→Tối 49,9
a. Từ kết quả thực nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì?
b. Nếu thay 2 lượt chiếu ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng (1 phút/ lượt) ở lô hạt V thì kết quả sẽ như thế
nào?
2. Giải thích cơ sở khoa học của các việc làm sau:
a. Bấm ngọn cây mướp.
b. Nhổ mạ (cây lúa khi còn non) lên rồi cấy lại.
c. Chấm dung dịch 2,4-D (một dạng auxin nhân tạo) với nồng độ thích hợp lên hoa cái cây cà chua.
d. Thắp đèn vào ban đêm cho vườn cây thanh long vào mùa đông.
ĐÁP ÁN:
1.
a.- Tỉ lệ hạt nảy mầm khi chiếu sáng cao hơn tỷ lệ hạt nảy mầm khi không được chiếu sáng.

6
- Ánh sáng đỏ có tác dụng kích thích nảy mầm mạnh hơn ánh sáng đỏ xa.
- Khi chiếu ánh sáng xen kẽ lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định đến tỉ lệ nảy mầm.
b.Tỷ lệ hạt nảy mầm không tăng vì lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định.
2.a. Bấm ngọn mướp: Auxin chủ yếu được tổng hợp ở đỉnh chồi, bấm ngọn làm giảm auxin dẫn đến tỉ lệ
auxin/xytokinin giảm  mất ưu thế ngọn, kích thích chồi bên phát triển  tăng số lượng chồi  giúp
số lượng quả tăng tăng năng suất cây trồng.
b. Nhổ mạ lên rồi cấy lại: Xytokinin được tổng hợp chủ yếu ở rễ, khi nhổ mạ lên sẽ làm đứt rễ mạ, làm
giảm hàm lượng xytokinin dẫn đến tỉ lệ auxin/xytokinin tăng kích thích ra rễ mới tăng trưởng
nhanh.
c. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua: Chấm chất này lên hoa cà chua là bổ sung auxin tăng tỉ lệ
đậu quả tăng năng suất cây trồng.
d. Thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông: Thanh long là cây ngày dài, chỉ hoa hoa trong
điều kiện đêm ngắn. Thắp đèn ban đêm vào mùa đông để ngắt đêm dài thành 2 đêm ngắn thanh long
ra quả trái vụ.

Câu 8:
1) Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc. Vì sao thực vật CAM có thể
đóng khí khổng vào ban ngày?
2) Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực
vật thân thảo ở cạn. Sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, từ số liệu thu được người ta xây dựng đồ thị sau:

a) Sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động
điều kiện môi trường?
b) Thực tế môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm mạnh? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1 - Ánh sáng kích thích tế bào khí khổng mở: Ánh sáng kích thích các thụ thể ánh sáng trên màng
+
tế bào khí khổng làm hoạt hoá bơm prôton, bơm H ra khỏi tế bào và kích thích tế bào hấp thu
+
K vào trong tế bào khiến cho tế bào hút nước trương lên làm khí khổng mở.
- Khi trong lá thiếu CO2 cũng kích thích tế bào khí khổng mở để lấy CO2. Cây mở khí
khổng theo nhịp ngày đêm.
- Khí khổng của thực vật CAM: Có thể đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm vì khí khổng mở
vào ban ngày trong điều kiện khô nóng cây sẽ bị mất nhiều nước. Khi cây bị mất nước nhiều
+
lượng axit abscisic (AAB) trong lá tăng lên kích thích kênh K mở cho ion này ra khỏi tế bào
7
bảo vệ làm chúng mất nước và xẹp lại nên khí khổng đóng.
- Ion Mg2+ và NO3- có nồng độ trong tế bào rễ cao hơn trong dung dịch đất. Nên các ion này được
rễ hấp thụ một các chủ động qua kênh protein.
2.a
- Quá trình hấp thụ chủ động các ion này cần năng lượng ATP do tế bào rễ tạo ra. Do đó nếu điều
kiện không thích hợp lượng ATP giảm mạnh ⟶ sự ấp thụ ion này giảm theo.
- Khi pH thấp, đất có nhiều on H+.
2.b - Loại ion này trao đổi với các ion khoáng dương trên bề mặt keo đất.
- Kết quả là các ion (K+, Mg2+, Fe3+) ra dung dịch đất và dễ dàng bị rửa trôi

Câu 9:

1) Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng


với nhiệt độ thấp của cỏ sorghum
(Sorghum bicolor) và đậu tương (Glycine
max). Cây được trồng ở 25OC trong vài
tuần, sau đó tiếp tục trồng ở 10OC trong
3 ngày,

Hình: Lượng CO2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg
CO2 /g)
trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO 2 không khí là không đổi suốt quá trình thí
nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25OC được thể hiện ở hình trên.
Ngày Trước xử lý lạnh 1 2 3 4 – 10
O O O O
Nhiệt độ 25 C 10 C 10 C 10 C 25OC
Cỏ Sorghum 48,2 5,5 2,9 1,2 1,5
Đậu tương 23,2 5,2 3,1 1,6 6,4
Hãy cho biết: Tốc độ quang hợp của hai loài trên sẽ như thế nào nếu tiến hành thí nghiệm trong điều
kiện nhiệt độ là 35OC? Giải thích
2) Biểu đồ ở hình bên biểu diễn quá trình hô hấp của
một cây trong điều kiện bình thường.
Đường cong nào dưới đây biểu thị cho các giai đoạn
hô hấp trong đời sống của cây. Giải thích? Em hãy cho
biết ứng dụng trong việc bảo quản các sản phẩm nông
nghiệp như thế nào?
ĐÁP ÁN:
- Phân tích đồ thị:
+ Tốc độ hấp thụ CO2 thực bằng hiệu của tốc độ hấp thu CO2 cho quang hợp và mức tạo CO2 do hô hấp
→ tốc độ hấp thụ CO2 thực tỉ lệ với cường độ quang hợp.
+ Cỏ Sorghum bắt đầu quang hợp ở nồng độ CO 2 rất thấp còn đậu tương cần nồng độ CO 2 cao mới bắt
đầu quang hợp → cỏ Sorghum thuộc nhóm cây C4 hoặc CAM còn đậu tương thuộc nhóm cây C3.
- Tốc độ quang hợp của đậu tương sẽ giảm còn tốc độ quang hợp của cỏ Sorghum không đổi hoặc tăng
lên.
- Vì tác động của nhiệt độ cao lên nhóm cây C3 là kìm hãm còn nhóm cây C4, CAM là kích thích.
- Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây
8
vì: Giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của
cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng.
- Ứng dụng trong bảo quản hạt giống, hoa quả:
Quá trình hô hấp mạnh của các sản phẩm như hoa quả, củ hạt, lúc bảo quản lại gây tỏa nhiệt mạnh làm
tiêu hao nhanh chất hữu cơ, nên làm giảm chất lượng sản phẩm
Do đó, cần làm hạn chế hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng lượng khí CO 2 khí nitơ, làm giảm độ thông
thoáng và độ ẩm... là điều kiện cần thiết

Câu 10:
1) Người ta chia 30 chậu cây X thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 10 cây, mỗi nhóm được xử lý một chế
độ ánh sáng. Sau một tháng, số cây ra hoa của mỗi nhóm được nêu ở bảng dưới đây:
Xử lý Chế độ chiếu sáng Kết quả ra hoa
(I) 12h 12h Tất cả 10 cây đều ra hoa
(II) 14h 10h 9 cây ra hoa và 1 cây không ra hoa
(III) 16h 8h Cả 10 cây đều không ra hoa

Sáng Tối
Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết:
a) Cây X là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Giải thích.
b) Nếu nhóm cây II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối còn nhóm III được xử
lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng các cây trong các nhóm này có ra hoa hay
không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1a - Cây X là cây ngày ngắn. Độ dài thời gian tối tới hạn mà cây X cần có để ra hoa là ít hơn 10 giờ ...
- Nếu nhóm II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối còn nhóm III được xử
lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng hầu hết các cây trong nhóm này sẽ
1b không ra hoa.
+ Vì ánh sáng đỏ kìm hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn.
+ “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng không có ý nghĩa đối với sự ra hoa của cây.

Câu 11:
a) Trong quá trình trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng. Trình bày cơ
chế đóng, mở khí khổng vào ban ngày và cho biết ý nghĩa của sự đóng, mở này trong hoạt động sống của
cây
b) Hãy giải thích:
- Tại sao nhiều loài cây có thể chịu đựng được nhiệt độ môi trường rất lạnh dưới nhiệt độ đóng băng của
nước.
- Tại sao một số loài cây có thể chịu được nhiệt độ môi trường tăng cao trong thời gian tương đối dài.
Hướng dẫn chấm
ĐÁP ÁN:
a)
- Về cơ chế:
+ Khí khổng mở do quang mở chủ động: ban ngày (khi có ánh sáng), ánh sáng tác động vào lục lạp hình
thành các chất hữu cơ tích luỹ trong không bào  tạo áp suất thẩm thấu, hấp thụ nước, làm mở khí
khổng.
+ Khí khổng đóng do đóng thủy chủ động: một phần hay toàn bộ tuỳ thuộc vào mức độ thiếu nước.
9
+ Sự thiếu nước có thể do: đất thiếu nước, vận chuyển nước trong mạch gỗ không kịp hoặc thoát hơi nước
quá mạnh
+ Sự thiếu nước còn do axit absisic hình thành ở rễ và ở lá kéo K + ra khỏi tế bào khí khổng, gây mất nước
làm khí khổng khép lại
+ Khí khổng khép còn do ánh sáng quá mạnh vào ban trưa, gió, độ ẩm
+ Riêng ở thực vật CAM, ban ngày khí khổng đóng
- Về ý nghĩa: Đóng khí khổng là phản ứng tự vệ tránh tổn thương khi thiếu nước; mở khí khổng tạo sức
hút kéo nhựa nguyên (dòng nước và chất khoáng) đi lên (thí sinh có thể viết: hơi nước thoát ra khi khí
khổng mở và khí CO2 liên tục đi vào dùng cho quang hợp).
b)
- Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ thấp:
+ Cây thay đổi thành phần lipit màng bằng cách tăng lượng axit béo không no để tăng khả năng di động
của màng
+ Cây có khả năng chống nước đóng băng trong tế bào bằng cách tăng nồng độ chất tan (ví dụ như
đường)
- Đặc điểm chịu nhiệt độ cao:
+ Cây có khả năng tạo ra các protein sốc nhiệt có tác dụng bảo vệ các protein khác của tế bào khỏi bị
nhiệt độ cao làm biến tính
+ Các nhà khoa học cho rằng các protein sốc nhiệt sẽ liên kết với các protein khác, giữ chúng khỏi bị biến
tính.

Câu 12:
a) Lan và Hà cùng làm thí nghiệm chứng minh cây xanh thải ra CO 2 trong quá trình hô hấp. Lan cho rằng
điều kiện cần thiết cho thí nghiệm là cây xanh phải được để trong buồng tối. Hà cho rằng như vậy cũng
chưa chắc chứng minh được cây xanh thải CO2 mà cần thêm điều kiện khác nữa. Theo em điều kiện Hà
nói đến là gì? Giải thích vì sao cần điều kiện đó thì thí nghiệm mới thành công?
b) Hệ số hô hấp là gì? Có 1 học sinh xác định hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng hương nhưng
khi ghi kết quả do vội vàng bạn ấy chỉ ghi RQ1=0,3 và RQ2= 1,0. Theo em hệ số hô hấp nào của hạt cây
họ lúa và hạt hướng dương? Giải thích.
c) Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn
tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống
được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?
ĐÁP ÁN:
a) - Điều kiện Hà nói đến là: Cây dùng trong thí nghiệm không phải là thực vật CAM.
- Giải thích: Thực vật CAM lấy CO2 vào ban đêm.
b) - Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
- RQ của hạt cây họ lúa bằng 1, RQ của hạt hướng dương 0,3
- Giải thích:
Nguyên liệu hô hấp của hạt hướng dương là lipit
Nguyên liệu hô hấp của hạt cây họ lúa là cacbohidrat
c) - Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu oxi.
- Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí. Gồm đường phân và lên men
- Một số thực vật có đặc điểm thích nghi:
+ Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, không bị độc do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí.
+ Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ.

10
+ Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm…

Câu 13:
a) Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự ra hoa của các nhóm thực vật được mô tả trong các hình
4A, 4B, 4C dưới đây:

Hình 4A Hình 4B Hình 4C


Trong đó: TM là thời gian chiếu sáng tối thiểu để thực vật tạo ra chất hữu cơ cần thiết cho trao đổi chất;
CP là thời gian ra hoa. Trục tung biểu thị thời gian trước khi ra hoa (ngày), trục hoành biểu thị thời gian
chiếu sáng trong ngày (giờ).
Dựa vào quang chu kì, hãy cho biết mỗi hình trên tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích.
b) Nghiên cứu về quá trình ra hoa ở cây cải dại (Arabidopsis thaliana) cho thấy, sự ra hoa ở cây cải dại bị
chi phối bởi nhiều gen và nhiệt độ môi trường. Trong đó, gen C mã hóa protein ức chế hoạt động của các
gen khác quy định sự ra hoa, gen D mã hóa enzyme deacetylase liên quan đến sự ức chế phiên mã của
gen C, gen D được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài.
Giả sử các yếu tố môi trường khác của cây là bình thường. Trong hai trường hợp cây cải dại được cảm
ứng và không được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài, cây có ra hoa không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a) * A- thực vật ngày dài.
- Giải thích: Từ đồ thị ta thấy
+ CP là thời gian ra hoa, thời gian chiếu sáng nhiều hơn (thời gian tối liên tục bị giảm so với điểm CP) →
thực vật vẫn ra hoa → CP là thời gian sáng tối thiểu, 24 - CP là thời gian tối tối đa → cây ngày dài
* B- thực vật trung tính.
TM = CP khi cây tích lũy đủ chất sống, đủ điều kiện trưởng thành → cây ra hoa không phụ thuộc vào
quang chu kì → cây trung tính
* C- thực vật ngày ngắn.
+ từ điểm CP, nếu thời gian chiếu sáng lớn hơn CP → cây không ra hoa. Thời gian chiếu sáng trong ngày
ngắn hơn hoặc ít hơn CP → cây ra hoa
+ CP là thời gian sáng tối đa (24 - CP thời gian tối tối thiểu) → cây ngày ngắn.
b) TH1: cây được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài → Cây cải dại có ra hoa.
Giải thích: Ở cây được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài, gen D sẽ được biểu hiện nên enzyme
deacetylase được tổng hợp và ức chế phiên mã của gen C. Vì vậy, gen C giảm hoặc không biểu hiện nên
cây không có chất ức chế các gen quy định sự ra hoa, kết quả cây sẽ ra hoa.
TH2: cây không được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài → Cây cải dại không ra hoa.
Giải thích: Ở cây không được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài, gen D không biểu hiện nên enzyme
deacetylase không được tổng hợp và không ức chế phiên mã của gen C. Khi đó, gen C được biểu hiện,
tổng hợp chất ức chế sự biểu hiện của các gen quy định sự ra hoa, kết quả cây này không ra hoa.

11
Câu 14:
a. Thực vật thích nghi với điều kiện sa mạc và
các vùng có độ ẩm thấp được gọi là thực vật
chịu hạn. Hãy trình bày các phương thức thích
nghi của thực vật chịu hạn để đảm bảo cân bằng
giữa thoát hơi nước và hấp thụ nước?
b. Trong một thí nghiệm, thế nước của đất và sự
sinh trưởng của cây trên đất được đo trong 8
ngày. Các kết quả được hiển thị ở hình bên biết
rằng màu trắng và đen trên trục hoành tương ứng
là ngày và đêm.
- Đồ thị nào thể hiện thế nước của đất, đồ thị nào
thể hiện thế nước trong lá? Giải thích?
- Thời điểm nào lá bắt đầu héo? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
a Thực vật chịu hạn có rất nhiều phương thức khác nhau để đảm bảo cân bằng giữa thoát hơi nước và
hấp thụ nước:
- Nhiều loài thực vật chịu hạn như thực vật sa mạc có chu trình sống ngắn, hoàn thành chu trình sống
của mình trong mùa mưa khi nước về
- Một số loài cây như trúc đào có lớp cutin dày, biểu bì có nhiều lớp làm giảm sự mất nước qua lớp
cutin đồng thời lỗ khí nằm sâu trong các khoang được gọi là hốc có nhiều lông nhỏ, các lông giúp
cản trở dòng không khí làm giảm tốc độ thoát hơi nước và bảo vệ lỗ khí không bị nóng, khô
- Một số loài thực vật chịu hạn không có lá trong suốt thời kì sinh trưởng giúp giảm cường độ thoát
hơi nước, chỉ khi có mưa nhiều thì lá non mọc ra để tăng cường độ quang hợp giúp cây tích lũy chất
hữu cơ cần cho sinh trưởng, sau đó khi đất khô lá lại rụng đi
- Một số loài thực vật khác thực hiện cố định CO2 theo con đường CAM, lỗ khí khổng chỉ mở ra vào
ban đêm để hấp thụ CO2, vào ban ngày lỗ khí đóng lại để giảm cường độ thoát hơi nước
- Một số loài thực vật như xương rồng, có lá biến thành gai giảm cường độ thoát hơi nước, khi đó
thân của chúng chứa lục lạp để tiến hành quang hợp
b - Đồ thị Q thể hiện thế nước trong đất, đồ thị P thể hiện thế nước trong cây
- Vì đồ thị P có sự thay đổi thế nước giữa đêm và ngày, ban đêm thế nước cao do không có thoát hơi
nước, ban ngày thế nước thấp do quá trình thoát hơi nước xảy ra mạnh
- Tại thời điểm P trong đồ thị tương đương ngày số 6 thì lá bắt đầu héo
- vì thế nước trong đất giảm mạnh vào ngày thứ 6 làm cho cây không lấy được nước dẫn tới thế nước
trong cây giảm mạnh

Câu 15:
a. Bạn bỏ quên một củ khoai tây trong tối và nó mọc mầm. Củ khoai tây sinh trưởng trong tối có sự khác
nhau với củ khoai tây sinh trưởng ngoài sáng về hình thái như thế nào?
b. Sự vàng úa giúp cây non cạnh tranh thành công như thế nào?
c. Khi chồi mọc trong tối vươn ra ánh sáng mặt trời thì sự khử úa vàng được diễn ra như thế nào?
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a - Cây sinh trưởng trong tối có thân cao khẳng khiu, lá không phát triển ( không mở rộng), hệ rễ
kém phát triển ( rễ ngắn), chồi thân có màu vàng ( thiếu chlorophyll).

12
- Cây sinh trưởng ngoài sáng: Thân mập, ngắn, hệ rễ dài, lá phát triển ( lá mở rộng) có màu lục, chồi
thân có màu xanh.
b - Sự úa vàng là sự thích nghi hình thái của cây khi mọc trong tối: Cây mọc trong tối có thân dài yếu
ớt, nhợt nhạt, lá không phát triển, hệ rễ không phát triển.
- Sự úa vàng có lợi cho sự nảy mầm, nhờ dành nhiều năng lượng cho sự kéo dài thân và ít năng
lượng hơn cho sự mở rộng lá và sinh trưởng rễ, cây tăng được khả năng để chồi vươn ra ánh sáng
mặt trời trước khi nguồn dinh dưỡng dự trữ bị cạn kiệt.
c - Sự khử úa vàng ( sự xanh hóa) diễn ra khi chồi mọc trong tối vươn ra ánh sáng mặt trời, khi đó
thân dài chậm, lá mở rộng, rễ kéo dài và chồi tạo chlorophyll. Lúc này sự sinh trưởng của cây bắt
đầu giống với cây mọc ở điều kiện ánh sáng đầy đủ.
- Sự khử úa liên quan đến một loại phytocrom và con đường truyền tín hiệu. Ánh sáng tác động lên
một loại phytocrom làm nó bị hoạt hóa, nó làm tăng chất truyền tin thứ 2 là cGMP và kênh Ca2+
mở, cGMP và kênh Ca2+ mở tác động đến kinase - protein ( nhóm enzym hoạt hóa pr) dẫn đến
điều chỉnh một hoặc nhiều hoạt động của tế bào. Trong phần lớn trường hợp , các đáp ứng này làm
tăng hoạt tính của enzym đặc hiệu là enzym trực tiếp hoạt động quang hợp hoặc một số enzym liên
quan đến tổng hợp chlorophyll dẫn đến sự xanh hóa.

Câu 16: Bảng dưới cho biết mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng đến tốc độ thoát hơi nước ở 1
loài cây trong khoảng thời gian 12 giờ khi độ che phủ của mây và cường độ ánh sáng thay đổi thường
xuyên.

a) Dựa vào dữ liệu trên em hãy phân tích mối liên quan giữa 3 nhân tố trên với tốc độ thoát hơi nước.
Theo em những dữ liệu này có ủng hộ giả thuyết rằng thực vật thoát hơi nước nhiều hơn khi ánh sáng
mạnh hơn không? Giải thích.
b) Giải thích cách thức tế bào bảo vệ hạn chế sự mất nước của cây trong điều kiện khô nóng. Cơ chế này
có tác động như thế nào đến quá trình sinh lý khác của cây?
ĐÁP ÁN:
- Sự thoát hơi nước diễn ra nhanh nhất khi độ ẩm thấp và nhiệt độ cao, dường như cũng tăng lên khi phản
ứng với ánh sáng. (0,25 điểm)
13
- Giả thuyết được ủng hộ nếu sự thoát hơi nước thay đổi theo cường độ ánh sáng khi độ ẩm và nhiệt độ
bằng nhau. (0,25 điểm)
- Các điều kiện này được thấy ở hai vị trí trong bảng; vào các giờ 11 và 12, các ghi nhận về nhiệt độ và độ
ẩm là như nhau, nhưng cường độ ánh sáng tăng rõ rệt từ 11 đến 12, cũng như tốc độ thoát hơi nước. (0,25
điểm)
- Các số liệu ghi nhận được thực hiện vào 3 và 4 giờ cho thấy những hiệu ứng tương tự. (0,25 điểm)
- Ngoài ra, các số liệu ghi nhận được thực hiện vào 1 và 2 giờ thường ủng hộ giả thuyết. (0,25 điểm)
- Ở đây, cả nhiệt độ và độ ẩm đều giảm, vì vậy có thể mong đợi tốc độ thoát hơi nước giữ nguyên hoặc có
thể tăng lên vì nhiệt độ giảm là nhỏ; tuy nhiên, tốc độ thoát hơi nước giảm, cũng như cường độ ánh sáng.
(0,25 điểm)
b.
-Trong điều kiện khô nóng, ion K+ sẽ được bơm khỏi tế bào bảo vệ, dẫn đến tăng thế nước bên trong tế
bào bảo vệ, tế bào bảo vệ dãn ra → đóng khí khổng. (0,25 điểm)
- Khi khí khổng đóng, cây không hấp thụ được CO 2 từ không khí → hạn chế quá trình quang hợp. (0,25
điểm)

Câu 17: Tiến hành thí nghiệm về các điều kiện ảnh hưởng đến sản lượng quang hợp ở lúa nước trong
phòng thí nghiệm thu được kết quả sau:
Điều kiện Loại ánh sáng Nhiệt độ (0C) [CO2] (%) [O2] (%) Chất khoáng
Lô 1 Ánh sáng trắng 20 – 25 0,3 – 0,7 13 – 17 Đầy đủ
Lô 2 Đỏ đơn sắc 30 – 35 0,3 – 0,7 13 – 17 Đầy đủ
Lô 3 Đỏ đơn sắc 20 – 25 1,6 – 2,3 13 – 17 Đầy đủ
Lô 4 Đỏ đơn sắc 30 – 35 1,6 – 2,3 20 – 30 Đầy đủ
Lô 5 Đỏ đơn sắc 20 – 25 0,3 – 0,7 13 – 17 Thiếu Mo
Lô 6 Đỏ đơn sắc 20 – 25 1,6 – 2,3 20 – 30 Thiếu Fe
Lô 7 Đỏ đơn sắc 30 – 35 1,6 – 2,3 20 – 30 Thiếu Mg
Theo em lô thí nghiệm nào sẽ có sản lượng quang hợp cao nhất? Giải thích.
Biết rằng các điều kiện thí nghiệm còn lại hoàn toàn giống nhau.
ĐÁP ÁN:
- Lô 5 có sản lượng quang hợp cao nhất. (0,25 điểm)
* Giải thích:
- Ánh sáng đỏ đơn sắc có bước sóng dài, năng lượng thấp, nhiều photon nên là loại ánh sáng cho hiệu suất
quang hợp cao nhất. (0,25 điểm)
- Lúa nước là thực vật C3 quang hợp tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ thấp (10 – 25 0C). (0,25 điểm)
- Nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng (0,25 điểm)
- Nồng độ oxi cao dẫn tới hiện tượng hô hấp sáng làm giảm năng suất. (0,25 điểm)
- Nồng độ CO2 tăng làm tăng năng cường độ quang hợp nhưng khi vượt khỏi điểm bão hòa CO 2 thì
không tăng, thậm chí giảm. (0,25 điểm)
- Việc thiếu Fe và Mg ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục do Mg cấu tạo nhân diệp lục và Fe xúc tác phản
ứng hình thành diệp lục. (0,25 điểm)
- Mo tham gia vào quá trình cố định đạm ở thực vật họ đậu còn ở lúa thì thiếu Mo không ảnh hưởng đến
quang hợp. (0,25 điểm)

14
Câu 18: Hình dưới minh họa phản ứng ra hoa của các nhóm cây A, B và C tương quan với độ dài ngày và
đêm.

a) Dựa vào quang chu kỳ, hãy xác định các nhóm cây A, B và C.
b) Tại sao ở một số loài cây không dễ phân loại thuộc nhóm A hay nhóm B?
c) Để loài cây X ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, người ta thường chiếu đèn có ánh sáng trắng vào ban
đêm. Nếu đưa loài cây X vào điều kiện nhà kính nhân tạo với các chu kỳ ngày đêm như dưới đây thì cây
có ra hoa không? Giải thích.
- Chu kỳ ngày đêm 18 giờ (9 giờ chiếu sáng, 9 giờ trong tối).
- Chu kỳ ngày đêm 28 giờ (14 giờ chiếu sáng, 14 giờ trong tối) và vào ban đêm chớp ánh sáng đỏ, sau đó chớp
ánh sáng đỏ xa.
ĐÁP ÁN:
a) Nhóm A là cây ngày dài, do sẽ trổ hoa khi được trồng trong điều kiện có số giờ chiếu sáng lớn hơn một
mốc thời gian (>12 giờ) (hoặc có số giờ trong tối < 12 giờ). (0,25 điểm)
Nhóm B là cây ngày ngắn, do trổ hoa khi được trồng trong điều kiện có số giờ chiếu sáng nhỏ hơn một
mốc thời gian (<14 giờ) (hoặc có số giờ trong tối >10 giờ). (0,25 điểm)
Nhóm C là cây trung tính, vì trổ hoa không phụ thuộc thời gian chiếu sáng trong ngày. (0,25 điểm)
b) Trên hình vẽ cho thấy có một vùng trùng lặp giữa nhóm A và nhóm B. (0,25điểm)
Những loài cây ra hoa khi được chiếu sáng từ 12-14 giờ có thể thuộc nhóm A hoặc nhóm B, do vậy rất
khó để phân biệt các loài cây nào thuộc nhóm A hay nhóm B. (0,25 điểm)
c) - Cây X ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán (có ngày ngắn) khi được chiếu đèn cung cấp ánh sáng trắng
vào ban đêm, chứng tỏ X là cây ngày dài. (0,25điểm)
- Với chu kỳ ngày đêm 18 giờ (9 giờ chiếu sáng và 9 giờ trong tối) thì cây X sẽ trổ hoa. Do đêm ngắn (9
giờ trong tối) nên lượng P. đỏ xa (phitôcrôm hấp thụ ánh sáng ở bước sóng 730nm) còn nhiều trong tế
bào đã kích thích ra hoa của cây ngày dài. (0,25 điểm)
- Với chu kỳ ngày đêm 28 giờ (14 giờ chiếu sáng, 14 giờ trong tối), đêm quá dài lại chiếu ánh sáng đỏ xa
sau cùng nên hàm lượng P. đỏ xa còn lại rất ít, vì vậy loài cây X sẽ không ra hoa. (0,25 điểm)

Câu 19:
1) Tại sao trong cây cần phải có 2 dòng vận chuyển vật chất? Nếu 2 dòng đó nhập vào một thì sẽ gây tác
hại như thế nào?
2) Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?
ĐÁP ÁN:
1 - Trong cây cần có 2 dòng vận chuyển vật chất vì 2 dòng này vận chuyển các chất có thành phần
khác nhau và chiều vận chuyển khác nhau. Dòng mạch gỗ thì vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ
lên lá còn dòng mạch rây thì vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
- Nếu hai dòng đó nhập vào một thì sẽ dẫn tới các chất chỉ tập trung ở giữa thân cây mà không đưa
đến đích. Ví dụ dòng nước và ion khoáng chỉ đưa được từ rễ đến thân thì bị dòng chất hữu cơ từ lá
15
xuống cản. Điều này dẫn tới các chất khoáng và nước không được đưa đến lá để quang hợp và các
chất hữa cơ không được đưa xuống rễ nên rễ sẽ không có chất dinh dưỡng và rễ sẽ chết.
- Dịch mạch rây gồm chủ yếu là sacarose, các axit amin, vitamin và một số chất hữu cơ khác, một số
ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8,0-8,5.
- Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:
+ K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch
2 mạch rây, từ đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây. Việc K+ kéo nước vào mạch rây làm
phát sinh một áp suất dương trong mạch rây.
+ Nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm (8-8,5) nghĩa là nồng độ H+ nội bào
thấp. Tận dụng được chênh lệch H+, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với saccarôzơ
vào trong dịch mạch rây.

Câu 20:
1. Thí nghiệm với 2 cá thể thực vật C3 cùng loài, cùng các chỉ tiêu như độ tuổi sinh khối, số lá,… Hai
cây trồng trong điều kiện giống nhau chỉ khác nhau duy nhất 1 điều kiện nào đó mà nhà khoa học quên
ghi chú lại. Nhà khoa học cũng đo cường độ quang hợp thông qua khả năng hấp thụ CO 2 trung bình trong
thời gian thí nghiệm và cân sinh khối của 2 cây sau khi kết thúc thí nghiệm. Hãy giải thích sự khác nhau
về cường độ quang hợp và sinh khối tăng thêm của 2 cá thể này?
Cây A Cây B
3
Cường độ hấp thụ CO2 trung bình trong thời gian thí nghiệm dm CO2 / giờ 50 ± 2,5 25 ± 2,1
Sinh khối tăng thêm sau thời gian thí nghiệm 120% 300%

2. Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của những hạt cây như hạt hướng dương, hạt thầu dầu, người ta nhận
thấy: ở giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4,
sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1. Hãy giải thích về sự thay đổi của hệ số hô hấp
của hạt cây hướng dương và hạt thầu dầu trên ?
ĐÁP ÁN:
1 Kết luận 1: Qua thì nghiệm ta thấy, cường độ quang hợp thực vật A gấp đôi thực vật B. Có thể do
các nguyên nhân sau:
- Trường hợp 1: Có thể 1 cây quang hợp bình thường và 1 cây có hô hấp sáng.
Quá trình hô hấp sáng xảy ra khi [CO 2]< [O2], tế bào quang hợp của lá tiến hành oxi hóa RiDP
tạo 1APG + 1AG và các aa. Quá trình này làm giảm ½ năng suất quang hợp. Vậy điều kiện khác
nhau ở đây có thể là điều kiện xảy ra hô hấp sáng như O2.
- Trường hợp 2: Có thể cả 2 cây đều không có hô hấp sáng, quá trình quang hợp là bình thường, các
chỉ số như cường độ ánh sáng, nồng độ CO2 trên điểm bù. Tuy nhiên:
+ Nếu nồng độ CO2 giữ nguyên (ở mức bão hòa ) thì cướng độ ánh sáng thay đổi sao cho
cường độ ánh sáng ở cây 1 làm quang hợp gấp đôi cường độ ánh sáng của cây 2.
+ Nếu cường độ ánh sáng giữ nguyên ( ở mức bão hòa) thì nồng độ CO 2 thay đổi sao cho
nồng độ CO2 ở cây 1 làm quang hợp gấp đôi nồng độ CO2 của cây 2.
Kết luận 2: Cường độ quang hợp cây A gấp đôi cây B nhưng sinh khối tích lũy cây B cao hơn cây A
2,3 lần. Điều này có thể xảy ra do:
- Cây A có rễ sống trong điều kiện thiếu oxi, mặc dù cường độ quang hợp mạnh, lượng oxi tạo ra
vẫn ít hơn so với lượng oxi thực tế cần cho hô hấp nên cây A tiến hành lên men làm tiêu hao lượng
CHC khá lớn, dẫn tới sinh khối giảm nhanh
16
- Cây A đang bị bệnh do các vi sinh vật tấn công, do đó tăng cường độ quang hợp nhằm chống lại
tác nhân gây bệnh
- Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO 2 thải ra và số phân tử O2 cây lấy vào khi hô hấp.
Dựa vào RQ cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì và tình trạng hô hấp của thực vật.
RQ = 1. (nguyên liệu hô hấp là cacbohydrat).
RQ>1, nguyên liệu là nhóm acid hữu cơ;
2 RQ <1, nguyên liệu là lipid và protein
- Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp: Ở giai đoạn đầu hệ số
hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống còn 0,3 – 0,4
do hạt sử dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần bằng 1 do đường
bắt đầu được tích lũy.

Câu 21:
1. Nghiên cứu 2 giống của loài cây kỳ nham (Hyoscyamus niger) là A và B, trong đó có một giống là cây
1 năm và một giống là cây 2 năm. Tiến hành thí nghiệm, thu được kết quả như sau:
Giống cây Xử lý Chiếu sáng 8 giờ Chiếu sáng 14 giờ
Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Giống A
Không xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Giống B
Không xử lý lạnh Không ra hoa Không ra hoa
a) Hãy cho biết điều kiện ra hoa của giống A và B. Trong 2 giống A và B, giống nào là cây 2 năm, giống
nào là cây 1 năm?
b) Tiến hành thí nghiệm với cây giống A
- Thí nghiệm 1: Che ngọn, để lá trong điều kiện ngày dài.
- Thí nghiệm 2: Che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài.
- Trường hợp nào cây ra hoa? Tại sao?
2.
Hình 1 minh hoạ nơi tổng hợp và sự vận chuyển của hai
loại hoocmôn A và B ở thực vật.
a) Hai loại hoocmôn này liên quan đến hiện tượng gì ở
cây? Người ta đã ứng dụng hiện tượng này vào thực tiễn
như thế nào?
b) So sánh khả năng phân nhánh của các cành (1), (2),
(3), (4), (5). Giải thích.

Hình 1.
ĐÁP ÁN:
1a - Giống A là cây ngày dài, không cần trải qua mùa đông giá lạnh vẫn ra hoa.
- Giống B là cây ngày dài, phải trải qua mùa đông giá lạnh mới ra hoa.
- Giống A là cây 1 năm.
- Giống B là cây 2 năm
1b Trường hợp thí nghiệm 1: Che ngọn, để lá trong điều kiện ngày dài: cây sẽ ra hoa.
Giải thích:
- Lá là cơ quan cảm nhận ánh sáng và hình thành florigen, florigen được chuyển đến ngọn để
kích thích hình thành hoa.
17
+ Cây che ngọn, để lá trong điều kiện ngày dài: vẫn ra hoa vì lá cảm nhận ánh sáng tạo
florigen.
+ Cây che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài: không có cơ quan cảm nhận ánh sáng nên
không hình thành florigen  không kích thích ra hoa.
Hai loại hormon này là auxin và xitokinin, liên quan đến hiện tượng ưu thế ngọn ở cây.
Ứng dụng : điều chình sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phân trong cây, điều chỉnh sự ra
2a
rễ hoặc chồi bất đinh trong nhân giống vô tính cây trồng, trong kỹ thuật tạo hình theo ý muốn
cho cây cảnh, cây ăn quả,…
So sánh khả năng phân nhánh của các cành (1),(2),(3),(4),(5) :
Cành càng xa đỉnh sinh trưởng thì ảnh hưởng ức chế của auxin càng yếu do hàm lượng auxin
thấp nhưng xytokinin cao.
2b Theo hình, hàm lượng auxin ở các chồi cành 1>2>3>4>5; hàm lượng xytokinin ở chồi
1<2<3<4<5. Như vậy chồi bên 1 bị ức chế mạnh nhất (do auxin cao, xytikinin thấp) nên khó
nảy chồi, còn chồi bên 5bị ức chế yếu nhất ( do auxin thấp, xytokinin cao) do đó khả năng này
chồi là mạnh nhất.

Câu 22: Trồng 4 chậu cây trong các trường hợp sau:
Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày.
Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao.
Chậu 3: Để ngoài nắng gắt.
Chậu 4: Để trong phòng lạnh.
Kết quả chung của 4 chậu thí nghiệm trên là gì? Giải thích mỗi hiện tượng trên.
ĐÁP ÁN:
- Kết quả chung : Lá cây bị héo
- Giải thích kết quả :
+ Chậu 1: Rễ bị ngập úng lâu ngày. Hô hấp của rễ bị ức chế, sự hấp thu nước giảm. Thiếu O 2 rễ bị đầu
độc do sản phẩm của hô hấp yếm khí (rượu, axetanđehit...)
+ Chậu 2: Tưới với lượng phân có nồng độ cao. Môi trường có nồng độ cao hơn dịch bào, rễ không hấp
thu nước. Lá vẫn thoát hơi nước → lượng nước trong lá giảm.
+ Chậu 3: Để ngoài nắng gắt. Nước bốc hơi nhanh. Đất thiếu nước, không bù đủ lượng nước bị mất.
+ Chậu 4: Để trong phòng lạnh. Nhiệt độ thấp, độ nhớt chất nguyên sinh tăng. Độ nhớt tăng gây khó khăn
cho sự chuyển dịch của nước do đó sự hút nước của rễ giảm.

Câu 23:
a. So với lúa thì năng suất của ngô cao hơn hay thấp hơn? Vì sao?
b. Tại sao nói “Hiệu quả quang hợp của thực vật C 4 lớn gấp 2 lần thực vật C 3, nhưng hiệu quả năng lượng
thực vật C3 lại lớn hơn thực vật C4 ”?
c. Ở thực vật, sự phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật
tồn tại trong điều kiện thiếu ôxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống
được trong môi trường thường xuyên thiếu ôxi?
ĐÁP ÁN:
a. Ngô có năng suất cao hơn lúa, vì chúng có điểm bù CO 2 thấp hơn, cường độ quang hợp mạnh hơn, sử
dụng nước tiết kiệm hơn và không xảy ra hô hấp sáng.
b. - Hiệu quả quang hợp của TV C4 > TV C3 do TV C3 có hô hấp sáng còn TV C4 không có hô hấp sáng.
- Hiệu quả năng lượng TVC3 > TVC4 vì:
TVC3 để hình thành 1 Glucose cần 18 ATP
18
TVC4 để hình thành 1 Glucose cần 24 ATP
c. - Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu ôxi.
- Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí. Gồm đường phân và lên men.
Một số thực vật có đặc điểm thích nghi:
- Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, không bị độc do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí.
- Trong thân và rễ có hệ thống gian.

Câu 24: Nghiên cứu về quá trình ra hoa ở cây cải dại (Arabidopsis thalíana) cho thấy: sự ra hoa ở cây
cải dại bị chi phối bởi nhiều gen và nhiệt độ môi trường. Trong đó, gen C mã hóa prôtêin ức chế hoạt
động của các gen khác quy định sự ra hoa, gen D mã hóa enzim đêaxêtylaza liên quan đến sự ức chế
phiên mã của gen C. Gen D đuợc cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài.
a.Tác động của nhiệt độ thấp đến sự ra hoa ở cây cải dại là hiện tượng gì? Có thể vận dụng hiện tượng
này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
b. Giả sử các yếu tố môi trường của cây là bình thường, trong các trường hợp dưới đây cây cải dại có ra
hoa hay không? Giải thích.
- Trường hợp 1: Được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài.
- Trường hợp 2: KHÔNG được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài.
ĐÁP ÁN:
a.
- Tác động của nhiệt độ thấp đến sự ra hoa ở cây cải dại là hiện tượng xuân hóa.
- Vận dụng trong trồng trọt: Sử dụng biện pháp xử lí nhiệt độ thấp thích hợp cho hạt giống, củ giống... có
thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng (biến cây hai năm thành cây một năm) xúc tiến sự nhanh
ra hoa...
b.
- Trường hợp 1. Cây cải dại cỏ ra hoa.
Giải thích: Ở cây được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dải, gen D sẽ được biều hiện nên enzim
deacetylaza được tổng hợp và ức chế phiên mã của gen C . Vì vậy gen C giảm hoặc không biểu hiện nên
cây không có chất ức chế các gen quy định sự ra hoa, kết quả cây sẽ ra hoa.
- Trưởng hợp 2. Cây cải dại không ra hoa.
Giái thích: Ở cây không được cảm ứng bởi nhiệt độ thấp kéo dài, gen D không biểu hiện nên enzim
deacetylaza không được tồng hợp và không ức chế phiên mã của gen C. Khi đó, gcn C được biểu hiện,
tổng hợp chất ức chế sự biểu hiện của các gen quy định sự ra hoa, kểt quả cây này không ra hoa.

Câu 25:
1. Nitrat reductaza là enzim xúc tác cho phản ứng khử nitrat
thành nitrit trong quá trình đồng hóa nitơ của thực vật và
biểu hiện chức năng khi nồng độ nitrat đủ lớn. Để nghiên
cứu khả năng sinh tổng hợp và hoạt tính của nitrat reductaza,
một nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm như sau: cây
mầm lúa mạch 5 ngày tuổi được cảm ứng bởi môi trường có
Ca(NO3)2 với nồng độ 5 mM, sau đó được chuyển sang môi
trường nuôi có nồng độ Ca(NO3)2 luôn được duy trì ở mức
0,5 mM. Mức biểu hiện của mARN mã hóa nitrat reductaza
và hoạt tính của của enzim này ở thân và rễ được xác định
trong 24 giờ sau khi cảm ứng. Hình 1.1 biểu thị hoạt tính của

19
nitrat reductaza và mức độ biểu hiện của mARN (được tính theo tỉ lệ % mức biểu hiện tối đa trong quá
trình thí nghiệm).
a. Tại sao mức độ biểu hiện của mARN trong thân biểu hiện luôn cao hơn trong rễ từ thời điểm 4 đến 24
giờ sau cảm ứng?
b. Nitrat được đồng hóa chủ yếu ở thân hay rễ cây lúa mạch? Giải thích.
c. Nêu hai nguyên tố khoáng giúp tăng hoạt tính của nitrat reductaza.
d. Hoạt tính của nitrat reductaza sẽ có xu hướng thay đổi như thế nào nếu bổ sung thêm phenylglyoxal
(chất ức chế bơm proton trên màng tế bào) vào môi trường nuôi?
2. Sự đóng mở khí khổng ở lá cây phụ thuộc vào một số yếu tố bên ngoài, được mô tả ở hình 1.2.

Trong số các nhân tố đã cho sau đây: (1) CO 2, (2) ánh sáng, (3) Ca2+, (4) axit abxixic, (5) K+, (6) nước.
Hãy ghép mỗi chữ cái từ A đến D phù hợp với các nhân tố đã cho.
ĐÁP ÁN:
1. Nội dung
a - Sự tổng hợp mARN được cảm ứng bởi nồng độ nitrat.
- Phần lớn nitrat được hấp thụ ở rễ sau đó được vận chuyển lên thân nên sự tổng hợp mARN diễn ra
trước hết ở rễ sau khoảng khoảng 3 giờ, khi nitrat vận chuyển lên thân thì sự tổng hợp mARN mới
xảy ra.
b - Nitrat được đồng hóa chủ yếu trong thân.
Vì hoạt tính của enzim trong thân cao gần gấp 4 lần ở rễ, nguyên nhân chủ yếu là cơ chế sửa đổi sau
dịch mã của enzim này liên quan đến ánh sáng và nguồn cacbohidrat.
c - Hai trong ba nguyên tố Bo, Mo và Fe.
d - Nitrat được vận chuyển vào tế bào đồng vận chuyển với H +. Khi ức chế bơm này dẫn đến nitrat
không được vận chuyển vào tế bào, thiếu nguyên liệu cho enzim nên hoạt tính giảm.
2 A: K+; B: Nước hoặc A: nước, B : K+; C: ánh sáng; D: axit abxixic.
(mỗi ý đúng cho 0,125 điểm)

Câu 26:
1. Cho biểu đồ sau mô tả quá trình quang hợp ở thực vật.

20
a. Gọi tên giao điểm (I) của đường cong với đường thẳng y = 0?
b. Yếu tố giới hạn cường độ quang hợp ở khoảng M, N tương ứng là gì? Giải thích?
2. Tìm hiểu hoạt động của enzim phosphofructokinase trên fructose 6-phosphate ở bước đầu trong quá
trình phân hủy glucose và sự kiểm soát hoạt động của enzim này xem liệu đường có tiếp tục được chuyển
hóa tiếp hay không. Hình sau mô tả hoạt động của enzim này và đồ thị về sự kiểm soát hoạt động của nó
khi có ATP nồng độ thấp và nồng độ cao.

Hãy cho biết:


a. Hai đường biểu diễn trên độ thị, đường nào thể hiện hoạt động của enzim khi ở nồng độ ATP thấp,
đường nào ở nồng độ ATP cao?
b. Dựa vào kết quả câu trả lời ở a và những hiểu biết của bạn về enzim này, hãy giải thích cơ chế kiểm
soát hoạt động của enzim trên?
ĐÁP ÁN:
1 Nội dung
a - I là điểm bù ánh sáng.
b - N là khoảng phụ thuộc ánh sáng.
+ Do ở ánh sáng thấp ngay trên điểm bù ánh sáng, chu trình Calvin chưa bão hòa, do đó tốc độ quang
hợp tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của chuỗi chuyền e, mà phụ thuộc vào ánh sáng hấp thụ→ lúc
này cường độ quang hợp tuyến tính với cường độ ánh sáng.
- Khoảng M là giới hạn bởi CO2.
+ Do ở ánh sáng cao, lúc này tốc độ quang hợp bị giới hạn bởi hoạt động của các enzyme của chu
trình Calvin (khả năng carboxyl hóa của Rubisco, hoạt tính chuyển hóa triose phosphate), mà phụ
thuộc vào input cố định CO2 – bị giới hạn bởi nồng độ CO2 trong môi trường.
(ngoài ra còn có các phản ứng quang oxy hóa, quang ức chế, sự tổn hại quang hệ bởi ánh sáng,… gây
giảm cường độ quang hợp ở ánh sáng mạnh)
1 – ATP nồng độ thấp.
2 – ATP nồng độ cao
- Hoạt động của enzim phosphofructokinaza chịu sự kiểm soát của nồng độ ATP theo cơ chế điều
2
hòa ngược.
- Nồng độ cao của sản phẩm cuối cùng của phản ứng ức chế hoạt động của enzim đầu chuỗi, điều
này phù hợp với nhu cầu sử dụng ATP của tế bào.

Câu 27:

21
1. Hình dưới đây mô tả cấu tạo của một noãn thực vật trước khi xảy ra thụ tinh kép.

Hãy điền tên của các thành phần cấu tạo ứng với các chữ cái A, B, C, D, E, F,G, H trong hình trên?
2. Một nhà khoa học chọn 3 loài cây thuộc 3 nhóm thực vật: Cây C 3 ưa sáng, cây C3 ưa bóng, cây C4 và
tiến hành làm thí nghiệm như sau:
- Trồng 3 loài cây này trong điều kiện nhiệt độ duy trì ở mức 30 oC, không khí tự nhiên, các cây được tưới
nước đầy đủ.
- Tiến hành chiếu sáng các cây với cường độ ánh sáng tăng dần.
- Đo cường độ quang hợp của 3 loài cây trên.
Kết quả thu được thể hiện trong hình sau:

Xác định đồ thị A, B, C tương ứng với loài thực vật nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Nội dung
1 A: tế bào đối cực; B: trứng; C: nhân tế bào ống phấn; D: tế bào vỏ; F: ống phấn; G: hai tinh tử; H: trợ
bào; E: nhân 2n.
(mỗi ý đúng cho 0,125 điểm)
2 - Đồ thị A: Cây C4.
Cây C4 có điểm bào hòa ánh sáng cao nên khi cường độ chiếu sáng tăng thì cường độ quang hợp vẫn
tăng, hiệu quả quang hợp cao nhất.
- Đồ thị B: Cây C3 ưa sáng.
Nhu cầu sủ dụng ánh sáng cao, nhưng có điểm bão hòa thấp hơn cây C 4 và khi ở nhiệt độ cao, ánh
sáng mạnh thì quang hợp giảm, xảy ra hô hấp sáng do đó hiệu quả quang hợp thấp hơn cây C4.
- Đồ thị C: Cây C3 ưa bóng.
Loại cây có nhu cầu sử dụng ánh sáng thấp, khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng
nhưng khi chiếu với cường độ ánh sáng mạnh thì quang hợp giảm, hiệu quả quang hợp thấp nhất.

Câu 28:
22
1) Trên cùng một cây, thế nước ở tế bào lá và thế nước ở tế bào rễ khác nhau như thế nào? Giải thích?
2) Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích thành phần hóa học
người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao?
ĐÁP ÁN:
1.
- Thế nước ở tế bào lá thấp hơn so với thế nước của tế bào rễ.
- Giải thích:
+ các tế bào quang hợp tạo nên chất hữu cơ  hàm lượng chất tan trong tế bào lá cao
+ ở lá xảy ra quá trình thoát hơi nước mạnh
+ các tế bào rễ chủ yếu sử dụng các chất hữu cơ do lá cung cấp  nồng độ dịch bào thấp hơn
2.
Các cơ chế làm tăng lượng đạm trong đất:
- Qua quá trình cố định nitơ theo con đường vật lý -hoá học (do có sự phóng tia lửa điện trong không khí
khi mưa giông):
N2 + 2O2  NO2-  NO3-
- Quá trình cố định nitơ khí quyển bởi các nhóm vi sinh vật (nhờ có hệ enzim nitrogenaza):
2H 2H 2H
N=N ---------> HN=NH --------> H2N-NH2 --------> 2NH3.
- Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ bởi các vi sinh vật đất:
+ Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (xác, chất thải của sinh vật) nhờ hoạt động của các vi khuẩn mùn
hóa và các vi khuẩn khoáng hóa (VK nitrit hóa và nitrat hoá) đã biến nitơ ở dạng hữu cơ thành nitơ dạng

vô cơ.

Câu 29:
1) Tiến hành 2 thí nghiệm (A và B) về mối liên quan giữa cường độ ánh sáng, nồng độ CO2 và cường độ
quang hợp thu được kết quả như 2 đồ thị dưới đây:
1: Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao
2: Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện nhiệt độ thấp

a. Phân tích kết quả thí nghiệm?


b. Từ thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường đến hai pha
của quang hợp?
2) Ở thực vật, sự phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật
tồn tại trong điều kiện thiếu ôxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống
được trong môi trường thường xuyên thiếu ôxi?
23
ĐÁP ÁN:
1.
a. Phân tích kết quả thí nghiệm:
- Đồ thị A:
+ Khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng => cường độ quang hợp phụ thuộc vào
cường độ ánh sáng
+ Hai đường 1 và 2 song song và gần như trùng nhau => Cho thấy: khi cường độ quang hợp phụ thuộc
cường độ ánh sáng thì nhiệt độ ít ảnh hường đến cường độ quang hợp
- Đồ thị B:
+ Khi tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tăng => cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ
CO2
+ Hai đường 1 và 2 chéo nhau, thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ cao có cường độ quang hợp cao hơn
trong điều kiện nhiệt độ thấp => Cho thấy: Khi cường độ quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2 thì đồng
thời chịu ảnh hưởng của nhiệt độ
b. Nhận xét:
- Thí nghiệm cho thấy sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt động của pha tối nhiều hơn so với pha sáng
- Pha sáng: bị ảnh hưởng bởi ánh sáng do xảy ra các phản ứng quang hóa, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ do
các hầu như không có sự tham gia của các enzym (hoạt tính enzym ảnh hưởng bởi nhiệt độ)
- Pha tối: bị ảnh hưởng bởi nồng độ CO2 do xảy ra quá trình cố định CO2, đồng thời bị ảnh hưởng nhiều
bởi nhiệt độ do pha tối có sự tham gia của các enzym xúc tác.
2.
- Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu ôxi
- Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí. Gồm đường phân và lên men.
Một số thực vật có đặc điểm thích nghi:
- Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, không bị độc do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí.
- Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn ôxi từ thân xuống rễ.

Câu 30:
1) Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây
bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa.
a. Cây đó là cây ngày dài hay ngày ngắn? Vì sao?
b. Ánh sáng sử dụng để ngắt quãng phải là loại ánh sáng nào trong ba loại sau: ánh sáng trắng, ánh sáng
đỏ, ánh sáng đỏ xa? Giải thích.
2) Nêu cơ chế Auxin gây sinh trưởng dãn ở tế bào thực vật? Tại sao ở nồng độ cao thì gây ức chế dãn tế
bào?
ĐÁP ÁN:
1.
a. - Đây là cây ngày ngắn.
- Vì cây ngày ngắn là cây đêm dài, đem ngắt quãng đêm dài thành hai đêm ngắn, nên không đủ thời gian
tối tới hạn, cây sẽ không ra hoa.
b.
- Vì trong cây có sắc tố cảm nhận quang chu kì là phitocrom. Phitocrom tồn tại ở hai dạng: Dạng hấp thụ
ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sáng là 660 nm), P660 có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn,
ức chế sự ra hoa của cây ngày dài; dạng thứ hai hấp thụ ánh sáng đỏ xa (có bước sáng 730 nm), P730 có
tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.

24
- Hai dạng này có thể chuyển đổi thuận nghịch khi có tác động của ánh sáng như sau:

→ Do đó, ánh sáng sử dụng để ngắt quãng phải là ánh sáng trắng hoặc ánh sáng đỏ (trong thành phần của
ánh sáng trắng có ánh sáng đỏ) sẽ xuất hiện P730 gây ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.
2.
Auxin giúp sinh trưởng dãn tế bào:
- Kích thích bơm proton của màng sinh chất (bơm H+), từ đó:
+Giảm pH thành tế bào-> axit hóa thành, hoạt hóa enzyme expansin phá vỡ liên kết hidro giữa các vi sợi
xenluloz và giữa các hợp phần khác của thành-> làm lỏng kết cấu thành.
+ Tăng điện màng-> tăng hấp thụ ion vào-> tăng Ptt của tế bào, tế bào hút nước và trương nước-> tăng
thể tích của tế bào.
-Thay đổi biểu hiện gen, tạo các protein, yếu tố phiên mã gây kích thích tăng trưởng tế bào, tăng tổng hợp
protein và đồngthời kích thích duy trì sự sinh trưởng tế bào.
*Ở nồng độ cao auxin kích thích hình thành etilen-> ức chế sự kéo dài tế bào

Câu 31:
a. Nhà làm vườn nhận thấy khi hoa Zinnia được cắt lúc rạng đông, một giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt
của thân cây. Song khi hoa được cắt buổi trưa, không thấy giọt nước như vậy. Em hãy giải thích hiện
tượng này?
b. Sau đây là sơ đồ minh họa vai trò của các vi khuẩn đất trong dinh dưỡng nitơ của thực vật

N2 4

H+
VK cố (từ đất) VK phản nitrat
định nitơ

VK nitrat
1 2 3 NH4+

Rễ
VK sinh
cây
ammoniae
5

Hãy chú thích vào hình từ 1 đến 5? Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn
lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ?
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a. - Áp suất rễ vào lúc rạng đông đẩy tương đối mạnh vì lượng nước và ion được tích lũy trong
xylem suốt đêm trong khi nước không hề bị thoát đi qua lá (về đêm, không khí bão hòa hơi nước).
Vì vậy, dòng nước này được trào ra qua bề mặt cắt của thân khi nhà làm vườn cắt hoa tại thời điểm
này khiến cho có giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây.
- Vào buổi trưa, tốc độ thoát hơi nước mạnh, áp suất rễ không thể theo kịp thoát hơi nước nên hầu

25
hết nước ở rễ bị chuyển lên lá và không có sự ứ đọng nào ở thân cây. Vì vậy, khi cắt hoa này vào
buổi trưa không có giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây.
b * Chú thích:
1. NH3 2. NH4+ 3. NO3-
4. N2 5. Chất hữu cơ
* Điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ gồm: được cung cấp ATP, lực khử mạnh, enzyme
nitrogenase, môi trường kị khí.
* Vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng vì:
- Trong sợi vi khuẩn lam có tế bào dị nang (loại tế bào to hơn tế bào bình thường, có vách dày,
không màu, trong suốt), loại tế bào này có enzyme nitrogenase có khả năng cắt đứt liên kết 3 giữa 2
nguyên tử nitơ để liên kết với hiđro tạo NH4+.
- Tế bào dị nang không có oxygen tạo môi trường yếm khí cho quá trình cố định nitơ.

Câu 32:
a. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: trồng thực vật C3 và thực vật C4 với số lượng như nhau trong nhà kính và có thể điều
chỉnh được nồng độ oxi.
- Thí nghiệm 2: trồng 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 trong 1 chuông thủy tinh kín và chiếu sáng
liên tục.
- Thí nghiệm 3: đo cường độ quang hợp (mg CO2/dm2 lá/giờ) của thực vật C3 và thực vật C4 ở các điều
kiện cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao. Biết các điều kiện khác là như nhau.
Dựa vào các thí nghiệm trên, có thể phân biệt được thực vật C3 và thực vật C4 không? Giải thích.
b. Nêu vai trò của quá trình hô hấp với quá trình hấp thụ khoáng của thực vật? Khi chu trình Crep ngừng
hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Giải thích?
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a * Dựa vào thí nghiệm trên ta có thể phân biệt được thực vật C3 và thực vật C4
* Giải thích:
- Thí nghiệm 1 căn cứ vào hô hấp sáng: hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ oxi, hô hấp sáng chỉ
có ở thực vật C3 nên khi điều chỉnh nồng độ oxi tăng cao thì hiệu suất quang hợp của thực vật C3
giảm.
- Thí nghiệm 2 căn cứ vào điểm bù CO2 khác nhau của thực vật C3 và thực vật C4 , cây C3 sẽ chết
trước do có điểm bù CO2 cao hơn (30 – 70 ppm) cây C4 (0 – 10ppm).
- Thí nghiệm 3 căn cứ vào sự khác nhau về cường độ quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật C4,
đặc biệt trong trường hợp nhiệt độ cao cường độ ánh sáng mạnh. Cường độ quang hợp ở thực vật C4
lớn hơn thực vật C3.
b Vai trò của hô hấp với quá trình hấp thụ khoáng của thực vật:
- Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP  cung cấp cho quá trình hấp thụ khoáng và nito,
quá trình sử dụng các chất khoáng và biến đổi nito trong cây.
- Tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ  sử dụng làm tăng áp suất thẩm thấu của TB
lông hút, chất mang vận chuyển các chất qua màng.
- Hô hấp của rễ tạo ra CO 2, trong dung dịch đất thì: CO 2 + H2O  H2CO3  HCO3- + H+. Các ion
H+ hút bám trao đổi trên bề mặt rễ trao đổi với các ion trên bề mặt keo đất  rễ hấp thụ được các
nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi
* Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi NH3 vì:

26
Chu trình Crep ngừng hoạt động sẽ không có các axit hữu cơ được tạo ra để nhận NH3 tạo thành
các axit amin nên tế bào sẽ tích lũy quá nhiều NH3 gây ngộ độc cho cây.

Câu 33:
a. Hãy giải thích tại sao phần phía ngoài của thân cây tre, nứa thường bền chắc hơn phía trong, nhưng ở cây
thân gỗ thì ngược lại?
b. Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium) là cây ngày ngắn, có thời gian chiếu sáng tới hạn là 16 giờ. Để
nghiên cứu tác động của quang chu kỳ đến khả năng ra hoa của loài cây này, 4 lô cây Ké đầu ngựa được
trồng trong cùng điều kiện dinh dưỡng nhưng khác nhau về chế độ chiếu sáng được minh họa ở hình dưới
đây:
0 6 12 18 24 Giờ

Lô cây I

Lô cây II

FR
Lô cây III : sáng : tối

FR R FR: chớp sáng đỏ xa R: chớp sáng đỏ


Lô cây IV

Hãy dự đoán khả năng ra hoa của mỗi lô cây và giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a - Tre là cây một lá mầm với bó mạch kín, không có sinh trưởng thứ cấp; cây thân gỗ là cây hai lá
mầm với bó mạch hở, có sinh trưởng thứ cấp.
- Trong thân tre càng ra phía ngoài thì số lượng bó mạch càng nhiều, kích thước nhỏ, lòng mạch
gỗ càng hẹp và dày hơn; phía trong ruột các tế bào mô mềm sẽ chết theo chương trình làm rỗng
ruột  thân cây ở phía ngoài chắc hơn.
- Ở thân cây gỗ: có quá trình sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của tầng sinh mạch nên các bó
mạch gỗ sơ cấp được đẩy sâu vào trong lõi  gỗ lõi bao gồm các mạch gỗ sơ cấp thành rất dày,
thấm nhiều lignhin trong khi ở phía ngoài là mô mềm vỏ và gỗ thứ cấp (thành mỏng và yếu hơn)
 thân cây ở phía ngoài kém bền hơn phía trong thân gỗ
b - Dự đoán: lô cây I và lô cây III ra hoa còn lô cây II và lô cây IV không ra hoa.
- Giải thích:
+ Ké đầu ngựa là cây ngày ngắn, có độ dài chiếu sáng tới hạn là 16 giờ chỉ ra hoa khi đêm dài
hơn độ dài đêm tới hạn ( thời gian tối liên tục lớn hơn 8 giờ).
+ Lô cây I và lô cây III đều có đêm dài hơn 8 giờ; lô cây III tuy bị tác động bởi 1 chớp sáng đỏ xa
nhưng không ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây vì ánh sáng đỏ xa kích thích sự ra hoa của cây ngày
ngắn.
+ Lô cây II có thời gian tối liên tục nhỏ hơn 8 giờ, lô cây IV có thời gian tối liên tục lớn hơn 8 giờ
nhưng bị tác động bởi 1 chớp sáng đỏ xa nối tiếp 1 chớp đỏ đã biến một đêm dài thành 2 đêm
ngắn. Do vậy lô cây II và lô cây IV đều không ra hoa.

Câu 34:
a. Vận chuyển dòng khối trong xylem và trong phloem được thực hiện như thế nào?
27
b. Áp suất dương trong mạch rây (phloem) được hình thành như thế nào? Ở một loài cây có rễ củ, khi ra
hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ củ thì áp suất dương thay đổi như thế nào trong phloem từ rễ củ đến hoa?
c. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp suất âm
thay đổi như thế nào theo hướng từ ngọn xuống rễ? Giải thích.
d. Tiến hành thí nghiệm ở nhiệt độ 27 o C trên các tế bào thực vật ở các vị trí khác nhau trong cây người ta
xác định được như sau:
- Tế bào 1 có tổng lượng chất tan tương đương 0,1 mol KCl
- Tế bào 2 có thế chất tan và thế áp suất lần lượt là - 0,45 Mpa và -0,2 atm.
+ Tế bào 3 có tổng lượng chất tan tương đương 0,07 mol MgCl2 và thế áp suất là 0,15 atm.
+ Tế bào 4 có áp suất thẩm thấu là 0,445 Mpa.
Dòng nước sẽ di chuyển qua các vị trí nêu trên như thế nào? Giải thích.
Biết rằng: 1 Mpa = 10 Bar; 1Bar = 1 atm ; R = 0,082 L.atm/mol.K
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
a - Khuếch tán và vận chuyển chủ động phù hợp cho sự vận chuyển ngắn nhưng nó quá chậm với
vận chuyển đường dài.
- Trong vận chuyển đường dài kiểu dòng khối (thì dòng chuyển động của cả khối chất tan)
được thực hiện nhờ áp suất.
b Sự hình thành áp suất dương trong mạch rây:
+ Đường được tạo ra ở nơi nguồn, sau đó được vận chuyển chủ động vào phloem.
+ Áp suất thẩm thấu trong phloem cao kéo nước từ xylem vào.
+ Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch rây tăng tạo thành áp suất dương đẩy dòng dịch
đến nơi chứa.
- Khi cây ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở phloem đầu gần thân củ
và giảm dần về phía phloem gần với chồi hoa.
c Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem:
+ Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên
áp suất âm.
+ Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn ở thân do đặc tính phân cực của
các phân tử nước. Lực này duy trì dòng nước liên tục, hỗ trợ kéo nước lên.
+ Lực đẩy từ rễ do quá trình hấp thụ nước từ đất.
* Áp suất âm giảm dần theo hướng từ trên xuống do lực hút từ phần ngọn cây tạo áp suất âm và
lực đẩy từ rễ làm giảm áp suất âm. Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống
dưới, lực đẩy từ rễ lớn nhất dưới gốc, giảm dần lên trên. Vì vậy ở rễ áp suất âm bé nhất, ở ngọn
áp suất âm lớn nhất.
d Nhiệt độ = 27+ 273 =300oK
- Thế năng nước bằng tổng các thế năng thành phần = thế chất tan + thế áp suất → thế năng
nước đo được ở các vị trí trên là:
Tế bào 1:
Thế chất tan = - i R C T = - 2. 0,082. 0,1. 300 = - 4,92 atm = - 4,92 Bar → Thế nước = - 4,92
Bar
Tế bào 2: Đổi - 0,45 Mpa = - 4,5 Bar
Thế nước = - 4,5 - 0,2 = - 4,7 Bar
Tế bào 3:
Thế nước = (-3 . 0,07.0,082 . 300) + 0,15 = -5,016 Bar

28
Tế bào 4:
ASTT = 0,445 Mpa = 4,45 Bar →Thế chất tan = - 4,45 Bar
- Nước di chuyển từ nơi có thể năng nước cao đến nơi có thể năng nước thấp, vậy con đường di
chuyển của nước qua các vị trí là:
TB 4 → TB 2→ TB 1 → TB 3

Câu 35:

Đồ thị trên thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ cố định CO 2 (µmol m-2 s-1) (trục tung) và áp suất CO2 trong
khí quyển (Pa) (trục hoành) giữa 2 loài thực vật (1) và (2). Hãy cho biết:
a. Điểm (X) trên đồ thị là gì? Giải thích.
b. Hai loài thực vật (1) và (2) thuộc nhóm thực vật nào? Giải thích.
c. Nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục gia tăng do đốt nhiên liệu hóa thạch thì thành phần nhóm
loài thực vật (1), (2) ở vùng ôn đới hay nhiệt đới thay đổi rõ rệt hơn. Tại sao?
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
a Điểm (X) là điểm bù CO2. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 mà ở đó cường độ quang hợp bằng
cường độ hô hấp. Do đó, tại điểm bù CO2 thì lượng CO2 cố định được trong quang hợp = lượng
CO2 thải ra do hô hấp nên tốc độ cố định CO2 = 0.
b Hai loài thực vật (1) và (2) lần lượt thuộc nhóm thực vật C3 và C4
Giải thích:
Điểm bù CO2 của thực vật C4 thấp hơn của thực vật C3.
Quan sát trên đồ thị, ta thấy: Thực vật (2) ở tế bào mô giậu bắt đầu quang hợp ở nồng độ CO2 rất
thấp còn thực vật (1) cần nồng độ CO2 cao mới bắt đầu quang hợp → (1) là thực vật C3, (2) là
thực vật C4.
c Qua đồ thị trên, nồng độ CO2 cao thì tốc độ cố định CO2 ở thực vật C4 thấp hơn so với TV C3 vì
TV C4 phải tiêu tốn 1 phần năng lượng ATP cho việc tái sinh lại chất nhận RiDP, PEP --> Năng
lượng cung cấp cho chu trình Calvin bị hạn chế; Còn ở TV C3 không bị hạn chế năng lượng cho
quá trình quang hợp bởi việc tái sinh chất nhận PEP.
- Do cơ chế tập trung CO2, nồng độ CO2 trong tế bào bao bó mạch thường bão hòa cho hoạt động
của enzim RubisCO --> Hàm lượng RubisCO ở TB TV C4 ở mức thấp hơn so với TV C3 --> Ở
nồng độ CO2 cao, ít tác động đến TV C3 hơn so với TV C4.
--> Khi nồng độ CO2 cao, TV C3 tỏ ra ưu thế hơn so với TV C4 --> Vùng nhiệt đới (có nhiều
cây C4) bị biến đổi về thành phần loài TV nhóm C3, C4 rõ rệt hơn so với vùng ôn đới.

29
Câu 36:
3.1.
Cohen (1975) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự khô hạn đối với hàm lượng axit abxixic (AAB) ở cây ngô
trong điều kiện đất khô hạn và đủ nước. Kết quả đo thế nước ở lá, độ đóng khí khổng và hàm lượng AAB
trong lá cây được thể hiện ở đồ thị hình bên.
a. Hàm lượng AAB tương quan như thế nào với thế
nước trong lá và độ đóng của khí khổng? Giải thích.
b. Giai đoạn nào tương ứng với điều kiện khô hạn, điều
kiện đủ nước? Giải thích.
C. Từ kết quả của thí nghiệm trên, hãy cho biết vai trò
của AAB trong đời sống thực vật.
D. Người ta tìm được hai thể đột biến ở ngô trong đó
đột biến 1 làm cây không tổng hợp được AAB và đột
biến 2 làm cây không đáp ứng với AAB. Nếu dùng các
cây này làm thí nghiệm thì các chỉ số về thế nước, hàm
lượng AAB, độ đóng khí khổng thu được sẽ thay đổi
như thế nào? Xử lý AAB ngoại sinh vào mỗi cây có
thu được kết quả như cây kiểu dại không? Giải thích.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoocmon thực vật X
đến sự ra rễ của cành giâm, người ta làm thí nghiệm và
thu được kết quả như bảng sau:
Nồng độ hoocmon
0 40 55 110 150 200 250
X (ppm)
Tỉ lệ ra rễ của cành 30% 61% 67% 98% 80% 55% 0%
giâm
a. Cho biết X là hoocmon gì? Nêu tác động sinh lí của X lên tế bào và cơ thể thực vật. Ứng dụng của
hoocmon X trong trồng trọt.
b. Hoocmon X được tổng hợp ở đâu và được vận chuyển như thế nào trong cơ thể thực vật?
c. Kể 2 tương quan của hoocmon X với hoocmon khác điều tiết trong quá trình sinh trưởng, phát triển của
thực vật.
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung

3.1 Hàm lượng AAB tương quan nghịch thế nước và tương quan thuận với độ đóng khí khổng.
a. Vì dựa vào đồ thị, ở giai đoạn ngày 1 tới 5  khi thế nước giảm thì hàm lượng AAB tăng
Khi hàm lượng AAB tăng thì mức độ đóng khí khổng cũng tăng theo.
b. Giai đoạn từ 1 tới 5 ngày đầu là giai đoạn khô hạn vì lúc này thế nước ở lá giảm đến mức âm
Giai đoạn từ ngày 5 tới 8 là giai đoạn đủ nước vì lúc này thế nước đang tăng lên.
c. Vai trò của AAB trong đời sống thực vật:
-AAB tham gia vào quá trình đóng – mở khí khổng  giúp thực vật tránh được các stress về khô
hạn.
- Kích thích trạng thái ngủ nghỉ của hạt
- Ức chế sinh trưởng mạnh, gây rụng lá, quả
- Thể 1: thế nước luôn thấp, ABA luôn ở mức thấp và độ đóng khí khổng thấp.
- Thể 2: thế nước thấp, ABA cao, độ đóng khí khổng thấp.
* Khi bổ sung AAB ngoại sinh thì:
30
Thể 1 quay lại như kiểu dại khi có ABA bổ sung còn thể 2 thì không vì thể 1 đột biến không tổng
hợp được AAB nên khi bổ sung AAB ngoại sinh thì cây sẽ tiếp nhận và đáp ứng nên khí khổng
đóng lại; thể đột biến 2 không đáp ứng được với AAB nên khi có bổ sung AAB thì cũng không
thể thu được kết quả như kiểu dại.
3.2a * X là hoocmon auxin. Vì khi tăng dần hàm lượng hoocmon X từ 0 ppm đến 110 ppm thì tăng tỉ
lệ ra rễ của cành giâm còn hàm lượng trên 110 ppm trở lên thì tỉ lệ ra rễ của cành giâm lại giảm
xuống.
Trong một giới hạn nhất định, auxin có thể kích thích ra rễ của cành giâm nhưng ở nồng độ cao,
auxin lại ức chế ra rễ của cành giâm.
* Tác động sinh lí của X lên tế bào và cơ thể thực vật:
- Kích thích nguyên phân và sinh trưởng dãn dài tế bào
- Gây ra hiện tượng ưu thế ngọn.
-Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi,
- Kích thích sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ phụ ở cành giâm, cành chiết hoặc trong nuôi cấy mô.
- Kích thích sự hình thành, sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
- Kìm hãm sự rụng lá, hoa vì nó ức chế hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả
- Gây ra tính hướng động.
- Ở nồng độ cao, auxin kích thích sự tạo mô sẹo từ các tế bào sống nhờ vào chất “histogene”.
- Auxin kích thích sự sinh trưởng các mô dẫn và phân chia tế bào ở các tầng sinh mạch của
thân cây => làm cho cây lớn theo chiều ngang.
b. Hoocmon X (Auxin) được tổng hợp ở đỉnh chồi ngọn.
Auxin có tính phân cực, vận chuyển hướng gốc.
c. Hoocmon X (Auxin) có thể phối hợp cùng các hoocmon:
- Tương quan giữa auxin/xitôkinin điều tiết phát triển mô callus: Khi ưu thế nghiêng về auxin, mô
callus ra rễ. Khi ưu thế nghiêng về xitôkinin, chồi xuất hiện.
- Tương quan giữa auxin/etylen điều khiển sự rụng của lá:
Lá xanh hàm lượng Auxin lớn, do đó ức chế hình thành tầng rời của cuống lá.
Khi lá già thì hàm lượng Auxin giảm dần, đồng thời thì hoocmon Etylen tăng. Khi etylen tăng
hoạt hoá sự hình thành tầng rời của cuống→Lá rụng.

Câu 37:
1. Khi giảm dần cường độ
Sản
ánh sáng từ khoảng x → 0, lượng 100%
người ta quan sát thấy sản sơ cấp
thực
lượng sơ cấp thực (NPP) của
hai loại cây C3 và C4 như A B
hình bên:
a) A và B có thể thuộc
nhóm cây nào (C3, C4)? Giải
thích. 0%
20%
b) Nếu cường độ ánh sáng 0% Cường độ
100% 50% ánh sáng
-10%
ở mức 20% của x thì A, B có
quang hợp không? Giải thích
đồ thị ở mức ánh sáng này.
2.
a. Sự khác biệt trong các hình thức hô hấp ở thực vật được thể hiện ở bảng sau:
31
So sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng
Điều kiện xảy ra 1 2 3
Chất tham gia 4 5 6
Sản phẩm 7 8 9
Năng lượng thu được cho
10 11 12
1 phân tử chất tham gia
Hãy chú thích các số theo nội dung của các ô nêu ở bảng trên?
b. Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi
nitơ ở cây xanh.
ĐÁP ÁN:
1.
a) Nhận xét qua đồ thị:
A là thực vật C4, B là thực vật C3 vì điểm bù ánh sáng của cây A cao hơn điểm bù ánh sáng của cây
B và điểm bão hòa ánh sáng của cây A cao hơn của cây B.
b) Khi cường độ ánh sáng ở mức 20% của x, cả cây A và cây B vẫn quang hợp.
- Ở cường độ ánh sáng 20% của x, cây A quang hợp dưới điểm bù ánh sáng: sản lượng sơ cấp tổng số
< năng lượng sinh vật sử dụng cho hô hấp → sản lượng sơ cấp thực <0.
- Ở cường độ ánh sáng 20% của x, cây B quang hợp trên điểm bù ánh sáng: sản lượng sơ cấp tổng số
> năng lượng sinh vật sử dụng cho hô hấp → sản lượng sơ cấp thực >0.
2.
a. Chú thích
1. Có O2 2. Không có O2
3. Ở thực vật C3, cường độ ánh sáng chiếu mạnh, nồng độ CO2 thấp, O2 cao
4. Glucose hoặc acid pyruvic
5. Glucose hoặc acid pyruvic
6. Ribulose 1 - 5dP hoặc acid glicolic
7. CO2, H2O, ATP
8. Hoặc C2H5OH + CO2 + ATP hoặc CH3COCOOH + ATP
9. Serin + CO2
10. 36 ATP (vì 2 ATP tiêu tốn cho quá trình) hoặc 38 ATP
11. 2 ATP 12. 0 ATP
b.
- Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP từ các chất hữu cơ, đồng thời tạo ra các sản phẩm
như CO2, các axit hữu cơ.
- ATP và các sản phẩm vật chất liên quan chặt chẽ với các QT hấp thụ khoáng, nitơ, quá trình sử dụng
các chất khoáng và biến đổi nitơ trong cây.
+ ATP: sử dụng để vận chuyển tích cực các chất qua màng, biến đổi các chất trong cây.
+ Các chất hữu cơ làm tăng áp suất thẩm thấu, là chất nhận nhóm NH2 trong trao đổi đổi nitơ.
+ CO2 giải phóng từ HH rễ tham gia vào quá tr?nh hut bám trao đổi -> Giải phóng các cation khỏi
bề mặt keo đất -> Thuận lợi cho rễ cây hấp thụ.

Câu 38:
1.a. Để xác định đặc điểm quang chu kì ở một loài thực vật chỉ ra hoa vào mùa hè mà không ra hoa vào
mùa đông, người ta chuẩn bị các lô cây thí nghiệm và lô cây đối chứng hoàn toàn giống nhau của loài
thực vật đó (cùng kiểu gen, trồng trong cùng điều kiện về dinh dưỡng...).

32
Thí nghiệm được tiến hành vào mùa đông, trong đó:
+ Lô đối chứng: giữ nguyên với điều kiện bình thường của mùa đông.
+ Lô thí nghiệm: trồng trong điều kiện có nhiệt độ, lượng mưa ...như của mùa hè.
Kết quả: Lô cây thí nghiệm ra hoa, lô cây đối chứng không ra hoa.
Loài thực vật trong thí nghiệm là cây ngày dài, ngày ngắn hay trung tính? Giải thích?
b. Người ta xử lí một cây ngày dài từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài thành 2 đêm ngắn
nhờ chớp ánh sáng đỏ nhưng cây vẫn không ra hoa. Em hãy đề xuất giả thuyết cho hiện tượng không ra
hoa ở loài ở thực vật này?
2. Hạt của một loài cây khi nằm dưới các tán cây ở rừng ôn đới thì không thể nảy mầm trong suốt mùa hè,
nhưng nếu qua được mùa đông năm đó, các hạt này sẽ bắt đầu nảy mầm. Người ta đem hạt này ra khỏi
các tán lá rừng vào mùa hè và đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng thì thấy hạt nảy mầm.
Yếu tố nào đóng vai trò khởi đầu sự nảy mầm của loại hạt này? Giải thích hiện tượng trên.
ĐÁP ÁN:
1. a. - Loài thực vật trong thí nghiệm là cây trung tính.
- Giải thích. Sự ra hoa của cây không phụ thuộc độ dài ngày, đêm (bình thường cây ra hoa vào mùa hè,
trong thí nghiệm cây ra hoa vào mùa đông) mà chỉ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, lượng mưa...
b.- Để cây ngày dài ra hoa được trong điều kiện ngày ngắn của mùa đông, cần phải ngắt quãng đêm bằng
ánh sáng đó với liều lượng đủ lớn và đúng thời gian nhạy cảm của cây.
- Cây trong thí nghiệm đã được kích thích bằng ánh sáng đỏ nhưng cây vẫn không ra hoa có thể do liều
lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn.
2
- Ánh sáng đóng vai trò khởi đầu sự nảy mầm của loại hạt này.
- Sự nảy mầm của hạt là do đáp ứng của phitôcrôm với ánh sáng đỏ. Hạt nằm dưới tán cây trong mùa hè
chỉ nhận được ánh sáng đỏ xa (tán cây ở trên hấp thụ ánh sáng đỏ) → không nảy mầm.
- Khi qua mùa đông, cây phía trên rụng lá tạo điều kiện cho hạt thu nhận ánh sáng đỏ, chuyển đổi Pđ
thành Pđx (dạng có hoạt tính kích thích hạt nảy mầm).
- Vì vậy, khi đem hạt ra khỏi tán lá rừng vào mùa hè và đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng thì đủ điều kiện để
Phitocrom chuyển hoá thành dạng có hoạt tính → hạt nảy mầm

Câu 39:
1a. Quá trình quang phân li nước sinh ra ion H+, hãy cho biết ion H+tham gia vào những quá trình sinh lý
nào của thực vật?
b. Hãy xác định vị trí và vai trò của vòng đai Caspari?
ĐÁP ÁN:
a. H+ được tạo ra tham gia vào các quá trình:
- Dinh dưỡng khoáng của thực vật:
+ Trao đổi ion trong việc hấp thu các ion khoáng ( H+ được bơm ra khỏi tế bào đẩy các ion khoáng tích
điện dương ra khỏi hạt keo đất để rễ hấp thụ)
+ Duy trì pH của môi trường.
- Quang hợp: Tạo ATP và NADPH2.
- Hô hấp: Tạo ATP (bơm H+), cung cấp O2 cho quá trình hô hấp.
- Sinh trưởng: H+ làm giãn thành tế bào giúp tế bào tăng sinh trưởng.
b. Vị trí: Nằm trên thành của các tế bào nội bì.
Vai trò: có vai trò ngăn cản nước và các chất khoáng hòa tan vận chuyển theo con đường thành tế bào và
gian bào phải đi qua tế bào nội bì để điều chỉnh lượng nước và tốc độ vận chuyển và các chất khoáng hòa
tan được kiểm tra.
33
Câu 40:
1. Trong khu rừng trên đảo Trinidad, người ta tìm thấy 4 loài thực vật, người ta tiến hành các thí nghiệm
để xác định xem các nhóm cây này cố định CO2 theo con đường nào:
a. Ba nhóm cây C3 ưa bóng, cây C3 ưa
sáng và cây C4 được đặt trong các chế độ
cường độ ánh sáng khác nhau giao động từ
0 đến mức độ ánh sáng mặt trời toàn phần
trong vài ngày, nhiệt độ 320C, tưới nước
đầy đủ và đo cường độ quang hợp ở lá của
mỗi cây thì thu được đồ thị sau:
- Theo em, mỗi đồ thị A,B,C ứng với loại
cây nào ở trên?
- Tại sao cường độ quang hợp ở đồ thị C
lại giảm khi cường độ ánh sáng tăng từ
60% tới 100% của ánh sáng mặt trời toàn
phần?
2. Trong điều hòa chu trình acid citric (TCA), NADH và ATP là hai chất có vai trò quan trọng. Các
enzyme trong chu trình được hoạt hóa khi tỉ lệ NADH/NAD + và ATP/ADP bị giảm xuống dưới giá trị
ngưỡng, đồng thời chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất và/hoặc nồng độ sản phẩm. Hình 1 thể hiện một
số sự kiện điều hòa trong chu trình TCA (Tên viết tắt của các enzyme được ghi trong ô chữ nhật).

Hình 1
Hãy cho biết cường độ hô hấp của lá cây C3 giữa ban ngày và ban đêm (cao hơn, thấp hơn, tương
đương). Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1. Đồ thị A ứng với cường độ quang hợp của cây C4
Đồ thị C ứng với cường độ quang hợp của cây C3 ưa bóng
Đồ thị B ứng với cường độ quang hợp của cây C3 ưa sáng
- Cường độ quang hợp của nhóm A cao nhất trong 3 nhóm thực vật trên đồng thời cây cường độ quang
hợp ở cây C4 vẫn cao tại cường độ ánh sáng mặt trời toàn phần.
- Cây C3 ưa bóng sẽ giảm cường độ quang hợp khi cường độ ánh sáng cao quá 50% cường độ ánh sáng
mặt trời toàn phần.
- Cây C3 ưa sáng có cường độ quang hợp cao hơn cây C3 ưa bóng và cường độ quang hợp đạt cực đại ở
1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần, tăng cường độ ánh sáng làm cường độ quang hợp giảm.
Vì đồ thị C là đồ thị quang hợp ở thực vật C3 ưa bóng. Ở cây C3 ưa bóng cây tập trung nito để tổng hợp
34
protein của tilacoit và diệp lục hơn là vào tổng hợp enzyme cố định CO 2 dẫn tới cây không có đủ enzyme
rubisco để sử dụng khi cường độ ánh sáng cao.
2. - Cường độ hô hấp của lá cây C3 vào ban ngày thấp hơn ban đêm. Vì tỉ lệ ATP/ADP được duy trì ở
mức cao vào ban ngày nhờ các phản ứng sáng ở lục lạp, sự tổng hợp ATP ở ty thể bị giảm và do đó
NADH không được oxi hóa.
- Nồng độ cao NADH sẽ làm chậm hoặc thậm chí làm ngừng chu trình TCA bởi sẽ ức chế enzyme NAD-
IDH và OGDH.

Câu 41:
1. Trong thu hoạch quế, người ta tiến hành cắt khoanh vỏ cây để thu quế thanh. Với các cây quế cổ thụ
hoặc cây giữ để thu hạt giống thì người ta chỉ cắt ½ khoanh về một phía thân hoặc cành, còn với các cây
quế trồng sản xuất (4 – 5 năm) thì róc hết cả vỏ cây và chặt hạ cả cây. Giải thích tại sao.
2. Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm giúp cây ra
hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài nhờ chớp
ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa. Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho
hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật này.
3. a. Một thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến lượng CO 2 hấp thu khi chiếu sáng hay
lượng CO2 nhả ra trong tối trên một loài cây trồng. Kết quả được ghi nhận trong Bảng 6. Biết rằng cường
độ ánh sáng giữ cố định với chu kì 12 giờ chiếu sáng và 12 giờ trong tối, nồng độ O 2 khí quyển, hô hấp tế
bào với glucôzơ không bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng.
Bảng 6
Nhiệt độ (C)
5 10 15 20 25 30 35 40 45

CO2 hấp thu khi chiếu sáng


0,6 0,8 1,4 2,0 2,6 3,8 3,5 3,2 2,8
(mg sinh khối khô/giờ)
CO2 nhả ra trong tối
0,4 0,5 1,0 1,5 2,0 2,9 3,6 4,0 3,5
(mg sinh khối khô/giờ)
(1) Cây giải phóng O2 ở nhiệt độ nào khi được chiếu sáng? Giải thích.
(2) Cây tăng trưởng tốt nhất ở nhiệt độ nào? Giải thích.
b. Cà rốt là cây hai năm. Tại sao nhà vườn thu hoạch vào năm thứ nhất mà không là năm thứ hai? Giải
thích.
ĐÁP ÁN:
1. - Sản phẩm thứ cấp của quế tập trung chủ yếu ở vỏ, vì vậy thu hoạch quế thanh phải cắt khoanh vỏ. Đối
với cây sản xuất: Khi róc hết sẽ thu hoạch được nhiều. Tuy nhiên khi róc hết cây sẽ bị mất mạch rây →
sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá về rễ bị đứt → cây chết → chặt hạ cây.
- Đối với cây cổ thụ: tuổi cây cao nên tích lũy nhiều sản phẩm thứ cấp có giá trị. Vì vậy cắt ½ khoang về
một phía thân / cành đảm bảo mạch rây ở phía còn lại vẫn duy trì sự vận chuyển sản phẩm quang hợp
trong cây. Sau 1 – 2 năm, phần vỏ đã cắt sẽ được phục hồi nhờ hoạt động của các tế bào mô phân sinh.
2. Hai giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa
- Giả thuyết 1: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây trung tính, sự ra hoa của cây không phụ thuộc vào
độ dài ngày, đêm. Có thể dự đoán cây ra hoa vào mùa hè là do phù hợp với điều kiện về nhiệt độ, lượng
mưa….
- Giả thuyết 2: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây ngày dài, cây không ra hoa vào mùa đông dù
được kích thích bằng chớp sáng đỏ. Điều này có thể do liều lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn, vì vậy
cây không tích lũy đủ lượng P730. Để cây ngày dài ra hoa được trong điều kiện ngày ngắn của mùa đông,

35
cần phải ngắt quãng đêm bằng ánh sáng đỏ với liều lượng đủ lớn và đúng thời gian nhạy cảm của cây.
3. a. (1) Cây giải phóng ôxi ở tất cả các nhiệt độ ghi nhận trong thí nghiệm (từ 5-45 oC).
Hàm lượng CO2 hấp thu với luôn > 0, điều này cho thấy khi được chiếu sáng cường độ quang hợp cao
hơn cường độ hô hấp trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm.
(2) Theo bảng kết quả ở nhiệt độ 30oC cây tăng trưởng tốt nhất.
Cây tăng trưởng thể hiện qua lượng sinh khối tích lũy. Ở nhiệt độ 30 oC sinh khối tích lũy (còn lại) sau hô
hấp là lớn nhất.
b. Bộ phận dùng của cà rốt là củ. Trong năm thứ nhất cây tích trữ nhiều chất dinh dưỡng trong củ.
Trong năm thứ hai cây vào giai đoạn sinh sản. Các chất dinh dưỡng sẽ được huy động để thành lập cơ
quan sinh sản, vì thế năng suất và chất lượng củ bị giảm đi.

Câu 42:
a. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp suất âm
thay đổi như thế nào theo hướng từ ngọn xuống rễ? Giải thích.
b. Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ của thì áp suất dương thay đổi như thế nào
trong phloem từ rễ củ đến hoa?
c. Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của thế nước trong đất đến sinh trưởng ở cây trồng, người ta trồng các
cây đậu tương đang phát triển tốt vào 2 lô A và B, mỗi lô có số lượng cây bằng nhau, mẫu đất của 2 lô có
các chỉ tiêu hoàn toàn giống nhau trừ nồng độ muối NaCl của mẫu đất ở lô B cao hơn lô A là 55mM, chế
độ chăm sóc như nhau. Sau một thời gian người ta nhận thấy những cây trồng trong lô B còi cọc hơn
những cây trồng trong lô A.
Hãy cho biết: Ở nhiệt độ 20oC, thế nước của mẫu đất ở lô B chênh lệch bao nhiêu MPa so với thế nước
của mẫu đất ở lô A? Biết rằng thế thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức Ψs = -CRTi. Trong
đó C là nồng độ chất tan (mol.L-1), R là hằng số khí (0,008 L.Mpa.mol-1.K-1), T là nhiệt độ tuyệt đối (K), i
là hệ số Van – Hop của dung dịch. Biết rằng muối NaCl phân ly hoàn toàn nên i = 2.
d. Quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học không? Quá trình này có
gây hại cho cây trồng không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. - Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem:
+ Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên áp suất
âm.
+ Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn ở thân do đặc tính phân cực của các
phân tử nước. Lực này duy trì dòng nước liên tục, hỗ trợ kéo nước lên.
+ Lực đẩy từ rễ do quá trình hấp thụ nước từ đất.
(Học sinh trả lời đủ 3 yếu tố: 0,5 điểm; 2 yếu tố: 0,25 điểm; 1 yếu tố: không cho điểm)
- Áp suất âm giảm dần theo hướng từ trên xuống do lực hút từ phần ngọn cây tạo áp suất âm và lực đẩy từ
rễ làm giảm áp suất âm. Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới, lực đẩy từ rễ lớn
nhất dưới gốc, giảm dần lên trên. Vì vậy ở rễ áp suất âm bé nhất, ở ngọn áp suất âm lớn nhất.
(Lưu ý: học sinh mô tả đúng lực hút mạnh nhất ở trên ngọn và giảm dần phía gốc là cho điểm).
b. Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở phloem
đầu gần thân củ và giảm dần về phía phloem gần với chồi hoa.
c. Do các chỉ tiêu khác của lô đất A và B đều giống nhau có nghĩa là thế áp suất và thế thẩm thấu gây ra
bởi các chất tan khác (không phải NaCl) trong đất ở lô A và B là như nhau. Vì vậy, chỉ có sự tăng 55mM
NaCl là nguyên nhân làm giảm thế thẩm thấu dẫn đến làm giảm thế nước của lô B so với lô A.
- Thể thẩm thấu gây ra bởi 55mM NaCl tăng thêm của lô B là:

36
Ψs = -CRTi = - [0,055 x 0,008 x (273 + 20) x 2 ] = - 0,25784 MPa
Vậy thế nước của lô B nhỏ hơn – 0,25784 MPa so với ở lô A.
d. Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp hoặc hô hấp.
Trong đó NADPH cũng được sử dụng để khử CO2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ, hình thành
nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2 => có thể làm
giảm năng suất cây trồng.
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích tụ nhiều NH3, đây là
chất gây độc cho tế bào.

Câu 43:
a. Một trong những nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu là sự gia tăng nồng độ CO2 trong không khí.
Việc sử dụng than đá là nhiên liệu làm cho hàm lượng khí CO2 tăng. Một số loài tảo ví dụ như Chlorella
có thể sử dụng một lượng lớn CO2 hơn so với cây trồng trên cạn. Người ta trồng tảo Chlorrela tại các khu
công nghiệp có sử dụng than làm nguồn nhiên liệu với chi phí rất thấp. Hình 1 dưới đây mô tả rút gọn các
quá trình diễn ra trong một tế bào Chlorella.

Hình 1
- Hãy cho biết tên của: Đầu vào X và hợp chất Y
- Dựa vào sơ đồ trên, hãy điền những phần còn thiếu vào bảng sau:
Quá trình Tên của quá trình Vị trí diễn ra
M
N
O
P
b. Tiến hành thí nghiệm trồng riêng rẽ giữa ngô và lúa trong cùng điều kiện nước và ánh sáng đều tối ưu
cho sinh trưởng của hai loài. Các cây được chia làm ba nhóm khác nhau về nồng độ CO2 môi trường. Kết
quả thu được về sinh khối tăng thêm sau 8 tuần trồng được thể hiện ở bảng dưới.
Nồng độ CO2 350ppm 600ppm 1000ppm
Loài
Ngô (Zea mays) 91 g 89g 80g
Lúa (Oryza sativa) 37g 47g 58g
b.1. So sánh sinh khối hai loài ở nồng độ CO2 khí quyển (350ppm). Tại sao có sự khác biệt như
vậy?
b.2. Vẽ biểu đồ đường thể hiện kết quả thu được. Từ kết quả thí nghiệm, có thể rút ra kết luận
gì về tác động của tăng nồng độ CO2 khí quyển đến khả năng cạnh tranh của lúa khi trồng trong cùng môi
trường với ngô? Giải thích.
b.3. Hãy giải thích kết luận ở ý b dựa vào kiến thức đã học.
ĐÁP ÁN:
37
a. X: Nước; Y : oxi
Quá trình Tên quá trình Vị trí diễn ra
M Pha sáng Grana
N Pha tối Chất nền lục lap
O Đường phân Tế bào ch
t
P Chu trình Crep và chuỗi truyền điện tử Ti thể
b. 1. - Sinh khối của ngô cao hơn sinh khối của lúa ở nồng độ CO2 khí quyển.
- Vì ngô là thực vật C4 còn lúa là thực vật C3. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp ( 0-10ppm) hơn C3 (30-70
ppm) nên ở nồng độ CO2 khí quyển 350ppm thực vật C4 đã đạt gần đến điểm bão hòa CO2

b.2.
- Khả năng cạnh tranh của lúa tăng vì tăng nồng độ CO2 làm tăng sinh khối của lúa và giảm sinh khối của
ngô.
b.3. Khả năng cạnh tranh của lúa tăng khi tăng nồng độ CO2 vì:
- Thực vật C3 (lúa) cần ít năng lượng hơn để đồng hóa CO2 so với thực vật C4 (ngô)
- Nồng độ CO2 cao giúp thực vật C3 tránh hô hấp sáng.
- Điểm bão hòa CO2 ở thực vật C3 cao hơn so với thực vật C4 (ngô).

Câu 44:
a. Chỉ ra điểm khác biệt cơ bản trong kiểu sinh trưởng của cây gỗ lim và cây tre.
b. Bảng 3 thể hiện kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến sự hình thành hoa của
loài cây X.
Thời gian sáng (giờ) Thời gian tối (giờ) Hình thành hoa
15 9 Có
15 10 Không
9 9 Có
- Cây X là thực vật ngày dài hay ngày ngắn? Giải thích.
- Nếu trong thời gian tối 9 giờ có thực hiện chiếu ánh sáng đỏ rồi tiếp tục chiếu ánh sáng đỏ xa thì cây X
có ra hoa không ? Giải thích
ĐÁP ÁN:
a.
Điểm khác biệt Cây gỗ lim (TV Hai lá mầm) Cây tre (TV Một lá mầm)
Kiểu sinh - Có sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng - Chỉ có sinh trưởng sơ cấp, không có
trưởng thứ cấp. sinh trưởng thứ cấp.
+ Mô phân sinh đỉnh: giúp sinh trưởng sơ + Mô phân sinh đỉnh: giúp sinh trưởng sơ
cấp kéo dài ngọn, rễ. cấp kéo dài ngọn, rễ.
+ Mô phân sinh bên: sinh trưởng tăng + Không có mô phân sinh bên, vì vậy
kích thước thân, giúp cây gỗ to ra hàng không có sinh trưởng thứ cấp. Cây tre
38
năm. không thể tăng kích thước thân như cây
gỗ.
- Có mô phân sinh lóng, giúp lóng dài ra.
b. - Cây X là thực vật ngày dài, ra hoa trong thời gian tối ngắn hơn hoặc bằng thời gian tối tới hạn (9h)
- Cây X không ra hoa trong điều kiện chiếu ánh sáng đỏ rồi tiếp tục chiếu ánh sáng đỏ xa, vì ánh sáng đỏ
xa làm P730 -> P660 . Ức chế sự ra hoa của cây ngày dài. Ánh sáng đỏ xa chiếu cuối cùng quyết định sự ra
hoa của cây.

Câu 45:
Cây gọng vó (Drosera capensis) (Hình 1) là thực vật bắt mồi có các
lông với dịch tiết ở bề mặt lá. Thành phần dịch tiết ở bề mặt lá bao gồm
chất nhầy dính và enzyme tiêu hóa. Các nhà khoa học tiến hành đo nồng
độ và hoạt tính enzyme trong dịch tiết và tỉ số nguyên tố khoáng
(nitơ/phospho: N/P, nitơ/kali: N/K và kali/phospho: K/P) trong mô lá
của các cây kiểu dại trong điều kiện (ĐK) không có ruồi quả (ĐK1), có
mặt ruồi quả (ĐK2) hoặc các cây gọng vó giảm khả năng tiết chất nhày
dính trong điều kiện có mặt ruồi quả (ĐK3). Các số liệu được biểu thị ở Hình 1
Bảng 1. Cho biết hoạt tính enzyme trong dịch tiết được đo sau khi tiêu
hóa ruồi quả được 24 giờ, thời gian thí nghiệm được thực hiện trong 1
tuần.
Bảng 1
Điều Khảo sát đặc điểm dịch tiết Tỉ số nguyên tố ở tổ chức mô lá
kiện Nồng độ enzyme Hoạt tính enzyme N/P N/K K/P
(mg/mL dịch tiết) (đơn vị/mg protein)
ĐK1 25 0 48 1,5 38
ĐK2 300 20 30 2,8 10
ĐK3 150 5 45 1,6 36
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Hãy nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm về nồng độ và hoạt tính enzyme trong dịch tiết của
các cây gọng vó giữa điều kiện 2 so với điều kiện 1, giữa điều kiện 3 so với điều kiện 2.
b) Trong điều kiện môi trường không có mặt ruồi quả, cây gọng có khả năng sống sót hay không? Giải
thích.
c) Trong số ba loại nguyên tố khoáng (N, P và K); nguyên tố nào được cây gọng vó hấp thu nhiều nhất,
nguyên tố nào được cây gọng vó hấp thu ít nhất? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1a Điều kiện 2 so với điều kiện 1:
- Nhận xét:
+ Nồng độ enzyme ở điều kiện 2 cao gấp 12 lần so với điều kiện 1 (Nồng độ enzyme ở điều kiện 1
chỉ bằng 1/12 nồng độ enzyme ở điều kiện 2).
+ Hoạt tính enzyme ở điều kiện 2 cao hơn so với điều kiện 1 (20 đơn vị/mg protein > 0 đơn vị/mg
protein)
- Giải thích:
+ Điều kiện 2 có mặt ruồi quả → trong quá trình di chuyển (bay), chúng sẽ chạm vào các lông trên
bề mặt lá cây gọng vó → khởi phát con đường truyền tín hiệu dẫn đến đáp ứng tiết enzyme → nồng
độ enzyme trong dịch tiết ở điều kiện 2 cao hơn (so với điều kiện 1).

39
+ Điều kiện 2 có mặt ruồi quả → khi ruồi quả bị vây bắt bởi cây gọng vó, chúng đóng vai trò như
“cơ chất” đối với enzyme → enzyme tiến hành biến đổi cơ chất thành sản phẩm → hoạt tính enzyme
ở điều kiện 2 cao hơn (so với điều kiện 1 vốn không có cơ chất gắn vào enzyme).
Điều kiện 3 so với điều kiện 2:
- Nhận xét:
+ Nồng độ enzyme ở điều kiện 3 bằng 1/2 (thấp hơn) so với điều kiện 2.
+ Hoạt tính enzyme ở điều kiện 3 bằng 1/4 (thấp hơn) so với điều kiện 2.
Thí sinh không cần nêu số liệu chứng minh vẫn cho tối đa số điểm của phần này
- Giải thích:
+ Điều kiện 3 có cây gọng vó giảm khả năng tiết chất nhày dính khi có mặt ruồi quả → giảm hiệu
quả vây bắt ruồi quả → giảm kích thích quá trình tiết enzyme → nồng độ enzyme trong dịch tiết ở
điều kiện 3 thấp hơn (so với điều kiện 2).
+ Mặt khác, hiệu quả vây bắt ruồi quả giảm → giảm lượng “cơ chất” gắn vào enzyme → hoạt tính
enzyme thấp hơn (so với điều kiện 2).
1b Cây gọng vó có khả năng sống sót. Vì bản chất gọng vó vẫn là thực vật nên chúng có khả năng
quang hợp, tổng hợp nên nguồn cacbon hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của cây.
1c Nguyên tố P được hấp thu nhiều nhất, nguyên tố K được hấp thu ít nhất.
Vì: Giữa điều kiện 2 so với điều kiện 1:
- Tỉ lệ N/P ở tổ chức mô lá ở điều kiện 2 nhỏ hơn điều kiện 1 → P được hấp thu nhiều hơn so với N.
- Tỉ lệ N/K ở tổ chức mô lá ở điều kiện 2 lớn hơn điều kiện 1 → N được hấp thu nhiều hơn so với K.
→ Nguyên tố P được hấp thu nhiều nhất, nguyên tố K được hấp thu ít nhất.

Câu 46:
a) Lúa là loài thực vật phổ biến ở Việt
Nam và một số quốc gia khác. Trong một
nghiên cứu, người ta đã xác định mối
tương quan giữa cường độ ánh sáng và
vận tốc quang hợp ở cây lúa. Đường ( )
dùng để phân chia các pha (1) và (2).
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1)Nếu tăng nồng độ CO2 cung cấp cho
cây lúa thì cường độ quang hợp ở mỗi pha
thay đổi như thế nào? Giải thích. Hình 2.1
(2)Chỉ số diện tích lá LAI [tỉ số giữa diện tích lá (m lá)/diện tích đất (m2 đất)] là một đại lượng đặc trưng
2

mô tả đặc tính cho tán của hệ sinh thái. Sự hấp thu ánh sáng của quần thể ruộng lúa có thể được mô tả
bằng định luật Beer như sau:
ln (I : Io) = - kF. Trong đó: I là cường độ ánh sáng (CĐAS) trong quần thể khi LAI = F, I o là CĐAS tới
trên tán lá, F là tổng diện tích lá tích lũy trên đơn vị diện tích đất, k là hệ số hấp thu của lá
Ở cây lúa, lá đứng có k = 0,4; lá rủ có k = 0,8. Khi CĐAS tới giảm 85% sau khi đi qua tán lá thì tán lá
đứng hay tán lá rủ có khả năng quang hợp cao hơn? Giải thích.
(3)DCMU và Paraquat là hai loại thuốc diệt cỏ tác động đến pha sáng của quá trình quang hợp. Trong đó:
chất DCMU cạnh tranh với QB để lấy điện tử cao năng, chất Paraquat cạnh tranh với Fd (ferredoxin) để
lấy điện tử cao năng. Trong một thí nghiệm khác, người ta tiến hành chia 20 cây lúa thành hai lô (mỗi lô
10 cây) đem trồng trong điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng và nhiệt độ như nhau. Tuy nhiên, ở lô thí nghiệm
1, các cây được xử lí với DCMU; trong lô thí nghiệm 2, các cây được xử lí với Paraquat. Sự thay đổi hàm
40
lượng các chất 3-Phosphoglycerate (3-PG); 1,3-biphosphoglycerate (1,3-BPG) và glyceraldehyde-3-
phosphate (G3P) được tạo ra trong pha tối được thể ghi lại qua thời gian. Kết quả được thể hiện ở Hình
2.2 và Hình 2.3.

Hình 2.2. Kết quả (a) Hình 2.3. Kết quả (b)
Hãy cho biết các kết quả (a), (b) tương ứng với thí nghiệm 1, 2 nào? Giải thích.
b) Trong điều hòa chu trình acid citric (TCA),
NADH và ATP là hai chất có vai trò quan trọng.
Các enzyme trong chu trình được hoạt hóa khi tỉ lệ
NADH/NAD+ và ATP/ADP bị giảm xuống dưới
giá trị ngưỡng, đồng thời chịu ảnh hưởng của nồng
độ cơ chất và/hoặc nồng độ sản phẩm. Hình 2.4 thể
hiện một số sự kiện điều hòa trong chu trình TCA
(Tên viết tắt của các enzyme được ghi trong ô chữ
nhật).
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1)So sánh cường độ hô hấp của cây lúa mang đột
Hình 2.4
biến mất chức năng ở gen mã hóa enzyme
Aldolase so với dạng kiểu dại? Giải thích.
(2)So sánh cường độ hô hấp của cây lúa trong điều kiện nhiệt độ cao, nồng độ CO 2 không khí thấp so với
điều kiện nhiệt độ trung bình, nồng độ CO2 cao? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
2a Ở pha (1), nếu tăng nồng độ CO2 cung cấp cho cây lúa thì cường độ quang hợp không thay đổi/thay
(1) đổi không đáng kể.
Vì: Ở pha (1), khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng lên → cường độ ánh
sáng là nhân tố giới hạn cường độ quang hợp trong pha (1) → khi đó, năng lượng từ ánh sáng được
tích lũy trong ATP và NADPH chưa đủ lớn để cố định toàn bộ lượng CO 2 cung cấp cho cây → tăng
nồng độ CO2 không làm thay đổi/thay đổi không đáng kể đến cường độ quang hợp ở pha (1).
Ở pha (2), nếu tăng nồng độ CO 2 cung cấp cho cây lúa thì cường độ quang hợp tăng lên so với giá
trị thể hiện trong Hình 2.1.
Vì: Ở pha (2), dù cường độ ánh sáng tăng nhưng cường độ quang hợp không đổi → cường độ ánh
sáng không phải nhân tố giới hạn cường độ quang hợp trong pha (2) mà là nồng độ CO 2 → khi đó,
năng lượng từ ánh sáng được tích lũy trong ATP và NADPH đủ lớn (thậm chí là dư thừa) để cố định
toàn bộ lượng CO2 cung cấp cho cây → tăng nồng độ CO2 sẽ làm tăng cường độ quang hợp của cây
lúa.
2a Tán lá đứng có khả năng quang hợp cao hơn.
(2) Tính F trong trường hợp lá đứng và lá rủ (Chú ý giá trị F được xem là giá trị LAI):
Lá đứng: F = [ln (0,15 : 1)]/(-0,4) = 4,74; lá rủ: F = [ln (0,15 : 1)]/(-0,8) = 2,37
Chỉ số diện tích lá của tán lá đứng lớn hơn so với tán lá rủ → tán lá đứng nhận được nhiều ánh sáng

41
hơn so với tán lá rủ → khả năng quang hợp của tán lá đứng cao hơn so với tán lá rủ.
2a Thí nghiệm 1 - Kết quả (a)
(3) Vì:
+ DCMU cạnh tranh với QB để lấy điện tử cao năng → không có điện tử cao năng từ P680 truyền
đến phức hệ cytochrome b6f → ATP không được tạo ra theo con đường vòng hở. Tuy nhiên, ATP
vẫn được tạo ra theo con đường vòng kín (vì DCMU không ảnh hưởng con đường vòng kín).
+ Một lượng nhỏ phân tử NADPH được tạo ra sau đó dừng hẳn vì chuỗi truyền điện tử cao năng của
con đường vòng hở từ P700 đến NADP+ (enzyme FNR) hoạt động thêm một thời gian ngắn.
+ Trong pha tối, đầu tiên xảy ra phản ứng RuBP kết hợp với CO 2 tạo thành 3-PG → hàm lượng 3-
PG tăng cao trong thời gian đầu.
+ Tiếp theo, do ATP vẫn được tạo ra trong pha sáng theo con đường vòng kín → phản ứng
phosphoryl hóa 3-PG thành 1,3-BPG vẫn xảy ra → hàm lượng 3-PG giảm mạnh nhưng hàm lượng
1,3-BPG tăng mạnh.
+ Sau đó, do một ít phân tử NADPH được tạo ra trong pha sáng → một lượng nhỏ 1,3-BPG được
chuyển thành G3P → hàm lượng 1,3-BPG giảm nhẹ, hàm lượng G3P tăng nhẹ. Hàm lượng G3P sau
đó giảm do chúng thoát khỏi chu trình Calvin để tạo nên một lượng nhỏ carbohydrate và một phần
được quay vòng để tái tạo lại chất nhận CO2 (RuBP).
Thí nghiệm 2 - Kết quả (b)
Vì:
+ Paraquat cạnh tranh với Fd để lấy điện tử cao năng → không có điện tử cao năng từ P700 truyền
đến NADP+ (enzyme FNR) → NADPH không được tạo ra.
+ Nhánh truyền điện tử cao năng của con đường vòng kín bị dừng lại → ATP không được tạo ra
theo con đường vòng kín. Tuy nhiên, một lượng nhỏ ATP vẫn được tạo ra theo con đường vòng hở
vì chuỗi truyền điện tử cao năng của con đường vòng hở từ P680 đến Pc (plastocyanin) hoạt động
thêm một thời gian ngắn.
+ Trong pha tối, đầu tiên xảy ra phản ứng RuBP kết hợp với CO 2 tạo thành 3-PG → hàm lượng 3-
PG tăng cao trong thời gian đầu.
+ Tiếp theo, do một ít phân tử ATP vẫn được tạo ra trong pha sáng theo con đường vòng hở → một
lượng nhỏ 3-PG được phosphoryl hóa tạo thành 1,3-BPG → hàm lượng 3-PG giảm nhẹ sau đó được
duy trì ổn định, hàm lượng 1,3-BPG tăng nhẹ.
+ Do NADPH không được tạo ra trong pha sáng → 1,3-BPG không được chuyển thành G3P → hàm
lượng G3P không có sự thay đổi.
2b Cường độ hô hấp của cây lúa mang đột biến mất chức năng ở gen mã hóa enzyme Aldolase thấp
(1) hơn dạng kiểu dại.
Vì: Gen mã hóa enzyme Aldolase mất chức năng → (enzyme Aldolase mất chức năng) → trong quá
trình đường phân, dihydroxyacetone phosphate (DAP) không được biến đổi thành glyceraldehyde-3-
phosphate (G3P) → hiệu quả của quá trình đường phân giảm → giảm tạo thành pyruvate → tỉ lệ
acetyl-CoA/pyruvate tăng → ức chế enzyme PDC → cường độ TCA giảm → cường độ hô hấp
giảm.
2b Cường độ hô hấp của cây lúa trong điều kiện nhiệt độ cao, nồng độ CO 2 không khí thấp thấp hơn so
(2) với điều kiện nhiệt độ trung bình, nồng độ CO2 cao.
Vì: Lúa là thực vật C3. Trong điều kiện nhiệt độ cao, nồng độ CO 2 không khí thấp, cây lúa xảy ra hô
hấp sáng → trong quá trình này, sự oxi hóa axit amin glycin tạo ra NADH → tỉ lệ NADH/NAD+
tăng → ức chế enzyme PDC, NAD-IDH và OGDH → cường độ TCA giảm → cường độ hô hấp
giảm.

42
Câu 47:
a) Nồng độ muối natri clorua (NaCl) trong đất ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây. Khi nồng độ
muối trong đất cao, thế nước của đất giảm do đó khả năng hấp thụ nước và muối khoáng của cây giảm,
nên độ mặn gây ra stress về thẩm thấu (1). Bên cạnh đó, ion Na + trong bào tương can thiệp vào hoạt động
các enzyme trao đổi chất, nên độ mặn gây ra stress về ion (2). Do đó, NaCl gây ra 2 hiệu ứng căn bản đối
với tế bào thực vật, đều kích thích con đường truyền tín hiệu bắt đầu bằng sự tăng nồng độ Ca 2+ nội bào
([Ca2+]i). Ngược lại, sorbitol chỉ gây stress về thẩm thấu do nó không ion hóa. osca1 và moca1 là hai thể
đột biến ở Arabidopsis mang khiếm khuyết về sự tăng [Ca 2+]i được cảm ứng bởi NaCl. Hình 3.1 và Hình
3.2 lần lượt thể hiện sự tăng [Ca 2+]i phụ thuộc vào nồng độ NaCl và sorbitol ở cây hoang dại (WT) và hai
thể đột biến osca1 và moca1.

Hình 3.1 Hình 3.2


Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1)Trong hai thể đột biến osca1 và moca1; thể đột biến nào có thể nhận biết stress về thẩm thấu, thể đột
biến nào có thể nhận biết stress về ion? Giải thích.
(2)Ảnh hưởng của đột biến kép osca1/moca1 đến sự gia tăng [Ca2+]i phụ thuộc vào nồng độ NaCl có
nghiêm trọng hơn so với đột biến moca1 không? Giải thích.
(3)Sự gia tăng [Ca2+]i phụ thuộc vào nồng độ sorbitol ở thể đột biến kép osca1/moca1 là tương đương với
thể đột biến osca1 hay moca1? Giải thích.
b) Strigolactone (SL) là hormone thực vật điều khiển sự phân nhánh chồi
cây Arabidopsis thaliana. Ở loài này, người ta phân lập được các thể đột
biến mất chức năng (kí hiệu là max1, max2 và max4) của các gen tương ứng
liên quan đến SL. Trong đó, gen MAX1 và gen MAX4 mã hóa cho các
enzyme tham gia vào con đường tổng hợp SL (Hình 3.3). Trong một thí
nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của các đột biến trên đến sự phân nhánh
chồi cây, người ta tiến hành ghép cành, sau đó xác định số nhánh của chồi
(Trong thí nghiệm, mARN và protein của các gen MAX không đi qua được Hình 3.3
vị trí ghép). Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.
Bảng 3. Chú thích: KD là kiểu dại
Chồi KD max2 KD KD max1 max4 max1 max4 max1 KD max4 max2
Rễ max1 max2 max2 KD max1 KD KD max1 max4 max4 max4 KD
Kết quả 4 12 4 4 12 4 4 4 12 4 12 11
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(1)Strigolactone được tổng hợp ở chồi hay rễ? Giải thích.
(2)Cơ chất của MAX1 được vận chuyển hướng chồi hay hướng rễ? Giải thích.
(3)Hãy đưa ra một giả thuyết về chức năng của gen MAX2 ở loài A. thaliana? Giải thích.
(4)Nếu thực hiện ghép chồi max4 với rễ max2 thì kết quả về sự phân nhánh của chồi cây ghép sẽ giống
với cây ghép chồi KD - rễ KD hay chồi max2 - rễ KD? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
3a Thể đột biến moca1 có thể nhận biết stress về thẩm thấu.
43
(1) Vì: Sự tăng [Ca2+]i phụ thuộc vào nồng độ sorbitol của thể đột biến moca1 là tương đương so với
dạng kiểu dại → thể đột biến moca1 có thể nhận biết stress về thẩm thấu. (Mặt khác, sự tăng [Ca 2+]i
phụ thuộc vào nồng độ NaCl thấp hơn rất nhiều so với dạng kiểu dại → thể đột biến moca1 không
thể nhận biết stress về ion).
Thể đột biến osca1 có thể nhận biết stress về ion.
Vì: Sự tăng [Ca2+]i phụ thuộc vào nồng độ NaCl của thể đột biến osca1 thấp hơn so với dạng kiểu
dại nhưng lớn hơn so với thể đột biến moca1 → thể đột biến osca1 có thể nhận biết stress về ion.
(Mặt khác, sự tăng [Ca2+]i phụ thuộc vào nồng độ sorbitol thấp hơn rất nhiều so với dạng kiểu dại →
thể đột biến osca1 không thể nhận biết stress về thẩm thấu).
Thí sinh không cần nêu ý trong phần ngoặc đơn ở ý 3a(1). Tuy nhiên, nếu không nêu ở ý 3a(2) thì
không cho điểm.
3a Đột biến kép osca1/moca1 gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với đột biến moca1.
(2) Vì: NaCl gây ra stress về thẩm thấu và stress về ion. Thể đột biến moca1 chỉ mang khiếm khuyết về
nhận biết stress về thẩm thấu; trong khi đó, thể đột biến kép osca1/moca1 mang khiếm khuyết về cả
nhận biết stress về thẩm thấu và ion → mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
3a Sự gia tăng [Ca2+]i phụ thuộc vào nồng độ sorbitol của thể đột biến kép osca1/moca1 tương đương
(3) với thể đột biến osca1.
Vì : Sorbitol chỉ gây ra stress về thẩm thấu → kiểu hình của thể đột biến kép osca1/moca1 sẽ tương
đương so với thể đột biến đơn osca1 → sự gia tăng [Ca2+]i phụ thuộc vào nồng độ sorbitol của hai
thể đột biến này là tương đương nhau.
3b Strigolactone được tổng hợp ở cả chồi và rễ.
(1) Vì:
+ Thể đột biến max1 không có khả năng sản xuất strigolactone → chồi cây phân nhánh nhiều hơn so
với dạng kiểu dại (12 nhánh > 4 nhánh). Tuy nhiên, khi ghép chồi kiểu dại với rễ max1 thì sự phân
nhánh của chồi cây bình thường → strigolactone được tổng hợp ở chồi.
+ Mặt khác, khi ghép chồi max1 với rễ kiểu dại thì kết quả về sự phân nhánh của chồi cũng bình
thường → strigolactone được tổng hợp ở rễ và vận chuyển lên chồi.
3b Cơ chất của MAX1 được vận chuyển hướng chồi.
(2) Vì:
+ Thể đột biến max4 không có khả năng sản xuất strigolactone → chồi cây phân nhánh nhiều hơn so
với dạng kiểu dại (12 nhánh > 4 nhánh). Tuy nhiên, khi ghép chồi max4 với rễ max1 thì sự phân
nhánh của chồi cây bình thường → cơ chất của MAX1 là carlactone được vận chuyển từ rễ lên chồi
và được biến đổi thành strigolactone → kiểu hình phân nhánh bình thường của chồi.
+ Ngược lại, khi ghép chồi max1 với rễ max4 thì sự phân nhánh của chồi cây lớn hơn so với dạng
kiểu dại → cơ chất của MAX1 là carlactone không được vận chuyển từ chồi xuống rễ để biến đổi
thành strigolactone, sau đó được vận chuyển ngược lại lên chồi.
3b Giả thuyết: Gen MAX2 mã hóa cho thụ thể của strigolactone/một thành phần quan trọng trong phức
(3) hợp thụ thể strigolactone.
Vì:
+ Khi ghép chồi max2 với rễ kiểu dại thì sự phân nhánh của chồi cây lớn hơn so với dạng kiểu dại
→ chồi cây đột biến max2 không đáp ứng với strigolactone được tổng hợp ở rễ → khả năng cao gen
MAX2 mã hóa cho thụ thể của strigolactone/một thành phần quan trọng trong phức hợp thụ thể
strigolactone.
3b Sự phân nhánh của chồi cây max4 - rễ max2 sẽ giống với cây ghép chồi KD - rễ KD.
(4) Vì: Rễ max2 có khả năng tổng hợp strigolactone bình thường → strigolactone vận chuyển lên chồi

44
→ chồi cây max4 có thụ thể của strigolactone bình thường nên đáp ứng với strigolactone giống với
dạng kiểu dại → kết quả về sự phân nhánh của chồi giống với cây ghép chồi KD - rễ KD.

Câu 48:
a. Trong một thí nghiệm, tốc độ dòng dịch
xylem được đo ở cả phần nhánh cây nhỏ (twig)
cũng như phần thân chính (trunk) trên cùng một
cây trong một ngày. Đồ thị nào sau đây diễn tả
chính xác thí nghiệm đó? Giải thích.
b. NaCl gây ra 2 hiệu ứng căn bản đối với tế bào
thực vật là tress về thẩm thấu và stress về ion, 2
hiệu ứng này đều kích thích con đường truyền
tín hiệu bắt đầu bằng sự tăng nồng độ Ca 2+ nội
bào ([Ca2+]i). Ngược lại, sorbitol, một rượu tạo
thành từ đường, thường được sử dụng
như chất gây áp suất thẩm thấu, chỉ gây
ra stress về thẩm thấu do sorbitol không
ion hoá. x và y là các đột biến ở cây
Arabidopsis bị khiếm khuyết về tăng
[Ca2+]i gây ra bởi NaCl . Hình 1 biểu thị
sự gia tăng [Ca2+]i phụ thuộc liều lượng
gây ra bởi NaCl
hoặc sorbitol ở các cây con của kiểu dại
(WT) và các đột biến x và y.
Trong hai thể đột biến x và y, thể đột
biến nào là thể đột biến dạng khiếm
khuyết trong nhận biết stress về thẩm thấu, thể đột biến nào là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận
biết stress về ion? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
1a a. Đồ thị hình D vì:
- Vào buổi sáng, nhựa cây bắt đầu chảy đầu tiên ở cành cây, khi sức căng xuất hiện ở gần lá và sau
đó ở thân cây.
- Vào buổi tối, dòng chảy giảm đi trước tiên ở cành cây, vì lượng nước mất đi từ lá giảm dần và
sau đó ở thân cây.
- Cành cây thể hiện sự thay đổi vận tốc dòng chảy trước thân cây vì động lực chính của dòng vận
chuyển là thế áp suất âm gây ra bởi thoát hơi nước ở lá, tạo thành lực kéo được truyền dọc theo cột
nước từ cành xuống thân bởi sự kết dính (cohesion) giữa các phân tử nước.
1b – thể đột biến x là là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về ion
Vì trong môi trường có nồng độ sorbitol tăng dần, ở thể đột biến x có sự tăng nồng độ Ca 2+ nội bào
tương tự như kiểu dại, chứng tỏ thể đột biến x vẫn phản ứng bình thường với stress về áp suất
thẩm thấu. Nhưng trong môi trường có nồng độ NaCl tăng dần, ở thể đột biến x, sự tăng nồng độ
Ca2+ nội bào thấp hơn nhiều so với kiểu dại => x là thể đột biến khiếm khuyết trong nhận biết
stress về ion.
- thể đột biến y là thể đột biến dạng khiếm khuyết trong nhận biết stress về thẩm thấu
Vì trong môi trường có nồng độ sorbitol tăng dần là môi trường chỉ có stress về thẩm thấu thì ở thể
45
đột biến y nồng độ Ca2+ nội bào thấp hơn kiểu dại, còn trong môi trường có nồng độ NaCl cao thì
nồng độ Ca2+ nội bào của thể đột biến y cao hơn thể đột biến x và thấp hơn kiểu dại -> chứng tỏ thể
đột biến y vẫn có khả năng nhận biết stress về ion, và chỉ bị khiếm khuyết trong nhận biết về áp
suất thẩm thấu.

Câu 49:
a. Biểu đồ Hình 3a thể hiện nhiệt độ hàng năm, lượng mưa và
ánh sáng mặt trời tại một khu vực nhiệt đới ở Ấn Độ. Với
biểu đồ đường phía trên biểu thị nhiệt độ, biểu đồ cột phía
dưới biểu thị lượng mưa và biểu đồ đường cong phía dưới
biểu thị số giờ nắng. Những cây mọc ở vùng này ra lá mới
trong tháng 3 và tháng 4. Đây là thời điểm nóng nhất và khô
hạn nhất trong năm. Em hãy giải thích hiện tượng sinh
trưởng đặc biệt này của thực vật nơi đây?
b. Ké đầu
ngựa là cây
ngày ngắn
có thời gian
chiếu sáng
tới hạn là 16 giờ. Để nghiên cứu tác động của quang chu
kì đến khả năng ra
Hình 3a
Hình 3b hoa của loài cây này,
4 lô ké đầu ngựa được
trồng trong cùng điều
kiện dinh dưỡng nhưng khác nhau về chế độ chiếu sáng như được minh
họa ở Hình 3b. Hãy cho biết các lô từ I -> IV lô nào ké đầu ngựa sẽ ra
hoa? Giải thích.
c. Sự tăng trưởng của noãn, phôi và nội nhũ sau quá trình thụ tinh kép ở
một loài thực vật được thể hiện trong đồ thị Hình 3c. Hãy cho biết các đường I, II và III tương ứng với sự
tăng trưởng của cấu trúc nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
3a Có hai nguyên nhân dẫn tới hiện tượng sinh trưởng đặc biệt này:
- Khi ra lá mới vào thời điểm lượng mưa thấp giúp lá mới tránh được các loài côn trùng ăn lá
thường có vào mùa mưa.
- Lá mới có hiệu suất quang hợp cao nhất sẽ có thể tận dụng tối đa số giờ nắng giúp tạo lượng
chất hữu cơ để cây sinh trưởng.
3b Ké đầu ngựa là cây ngày ngắn hay còn gọi là cây đêm dài, thời gian tối phải lớn hơn thời gian tối
tới hạn cây mới tích lũy đủ lượng Pr kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
- Lô I: cây ra hoa -> vì thời gian tối lớn hơn thời gian tối tới hạn -> cây ra hoa
- Lô II: cây không ra hoa vì thời gian tối nhỏ hơn thời gian tối tới hạn -> cây không ra hoa, ngắt
quãng thời gian sáng bằng một thời gian tối không tác động tới quang chu kì của thực vật
- Lô III: Cây ra hoa vì thời gian tối lớn hơn thời gian tối tới hạn và chiếu ánh sáng đỏ xa vào ban
đêm -> giảm Pfr -> kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn
- Lô IV: Cây không ra hoa, vì tuy là đêm dài nhưng lại chiếu ánh áng đỏ là tia sáng cuối cùng

46
kích thích biến đổi Pr thành Pfr ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.
3c - I: Nội nhũ, II: noãn, III: phôi
- Giải thích:
+ I là nội nhũ do sau khi thụ tinh kép, nội nhũ phát triển, sau đó nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho
phôi phát triển nên dần tiêu biến đi
+ II là noãn, do noãn sau khi thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội. Sự phát triển của hợp tử và tế
bào tam bội làm thể tích của noãn lớn nhất trong 3 cấu trúc.
+ III là phôi do sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, lấy chất dinh dưỡng từ nội nhũ. Sau
khi nội nhũ phát triển một thời gian, phôi sẽ phát triển.

Câu 50:
a. Hai đồng vị cacbon có mặt trong khí quyển là 12C và 13C,
nhưng 12C là có mặt phổ biến hơn khoảng 100 lần. Nhiều quá
trình trao đổi chất phân biệt và sử dụng nhiều 12C mà ít sử dụng
13
C dẫn tới một tỷ lệ của 13C trong sinh khối nhỏ hơn trong khí
quyển. Sự khác nhau tương đối giữa tỷ lệ mong đợi (lý thuyết) và
tỷ lệ quan sát được chỉ ra bởi hệ số δ 13C ; hệ số càng nhận giá trị
âm, thì mức độ phân biệt giữa hai đồng vị càng lớn. Hình dưới
cho thấy sự phân bố giá trị δ13C tìm thấy ở các loài cây C3 và C4.
(1). Phản ứng cố định CO2 thành axit oxaloacetic so với phản
ứng của RuBisco thì phản ứng nào phân biệt và ít sử dụng 13C
hơn? Giải thích.
(2). Thịt gia súc nuôi từ đồng cỏ ở vùng núi Thụy Sỹ so với thịt
gia súc nuôi từ đồng cỏ Trung Phi thì loại thịt nào có hàm lượng
13C thấp hơn? Giải thích.
(3). Có thể phân biệt được đường tinh luyện từ cây mía và từ củ cải đường dựa vào khối lượng (số khối)
không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
2a (1). Rubisco phân biệt sử dụng C13 mạnh hơn oxaloaxetic
- Hệ số δ13C càng âm thì mức độ phân biệt giữa hai đồng vị càng lớn mà ở thực vật C3 ta thấy hệ
số δ13C âm hơn ở thực vật C4 -> thực vật C3 phân biệt sử dụng C13 mạnh hơn
- Hơn nữa enzyme cố định CO2 khí quyển của C3 là rubisco, của C4 là enzyme
Phosphoenolpyruvate (PEP) carboxylase còn Bubisco chỉ cố định những phân tử CO 2 sau khi
được enzyme Phosphoenolpyruvate (PEP) carboxylase lựa chọn trong tế bào bao bó mạch -> C3
phân biệt sử dụng C13 mạnh hơn -> Rubisco phân biệt sử dụng C13 mạnh hơn.
b. Thịt gia súc vùng núi Thụy Sỹ có lượng C13 thấp hơn do:
- Gia súc này ăn cỏ nên lượng C13 của nó phụ thuộc vào lượng C13 có trong cỏ
- Gia súc đồng cỏ Trung Phi ăn thực vật nhiệt đới – thực vật C4 còn gia súc vùng núi Thụy Sỹ ăn
chủ yếu là thực vật ôn đới – thực vật C3 mà C3 lại phân biệt sử dụng C13 mạnh hơn -> Thịt gia
súc vùng núi Thụy Sỹ có lượng C13 thấp hơn
c. Có thể phân biệt được đường tinh luyện từ cây mía và củ cải đường dựa vào số khối (khối
lượng)
- Do mía là thực vật C4, củ cải đường là thực vật C3 vì vậy đường tinh luyện từ mía có khối
lượng lớn hơn do ít phân biệt sử dụng C13 hơn.

47
Câu 51: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật sau đây trong canh tác nông nghiệp:
a. Khi bứng cây đi trồng người nông dân thường cắt bỏ bớt lá cây.
b.Trời rét người nông dân hay đem tro bếp bón ruộng.
c. Người nông dân sử dụng chế phẩm Nitragin tẩm với hạt đậu khi gieo trồng.
d. Ngay đêm trước khi dự báo có băng, những người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây.
ĐÁP ÁN:
a. Cắt bớt lá để giảm thoát hơi nước → giảm sự mất nước của cây trong khi bộ rễ đang bị tổn thương.
b.Trong tro bếp có nhiều nguyên tố khoáng P, Mg, S, K. trong đó có hàm lượng cao K cung cấp cho cây
và có một số vai trò:
+ K chống rét cho cây bằng dòng vận chuyển đường về cơ quan chứa → thúc đẩy quang hợp;
+ Giúp tăng cường tổng hợp Chl và các quá trình trao đổi chất khác;
+ Góp phần làm tăng nồng độ chất tan → phần lớn nước ở dạng liên kết yếu → tăng hiện tượng hidrat
hoá → giảm nhiệt độ đóng băng của nước.
+ Tạo màu đen cho ruộng → tăng hấp thụ nhiệt.
c. - Chế phẩm nitragin có chứa vi khuẩn Rhizobium là vi khuấn sống cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ
đậu → tẩm chế phẩm này với hạt đậu khi gieo trồng sẽ thúc đẩy quá trình hình thành nốt sần ở rễ cây họ
đậu.
- Vi khuẩn rhizobium có khả năng cố định nitơ phân tử để tạo NH4+ để giảm kinh phí phân đạm.
d. - Khi tưới nước lên cây trồng cây sẽ hút đủ nước.
- Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hiđro → khi nhiệt độ xuống dưới 0 0C các phân tử
nước sẽ bị khóa bởi các liên kết hidro giữa chúng tạo mạng tinh thể nước đá, bao phủ bề mặt lá.
- Khi đó lớp băng sẽ giúp cách li lá với môi trường bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng, giúp bảo
vệ cấu trúc bên trong cây và giúp các quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường.

Câu 52:
a. Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của những hạt cây như hạt hướng dương, hạt thầu dầu, người ta nhận thấy:
ở giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4, sau đó
hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1. Hãy giải thích tại sao.
b. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
- Để bảo quản thóc giống nên phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0%
- Nên cất giữ cam quýt trong túi hoặc bao thật kín
- Để bảo quản rau, củ, quả, người ta thường tác động đến nhiệt độ hơn là độ ẩm
- Người ta thường bơm nitơ vào kho bảo quản nhằm giảm lượng CO2 từ đó hạn chế hô hấp.
ĐÁP ÁN:
a.- Hướng dương hay thầu dầu là những hạt giàu chất béo.
+ Giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng lượng nhỏ đường trong chúng làm
nguyên liệu hô hấp
+ Sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4 do O2 hấp thu vào để biến đổi chất béo thành đường
+ Sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy trong mô.
b. - Sai. Nếu phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0% , không duy trì được hô hấp tế bào do đó tế bào hạt
thóc sẽ chết không còn khả năng nảy mầm
- Sai. Cam quýt hô hấp tạo ra CO 2 và tiêu thụ O2. Nếu túi hoặc bao quá kín sẽ làm nồng độ CO 2 quá cao,
O2 quá thấp, từ đó quá trình hô hấp yếm khí diễn ra làm giảm chất lượng sản phẩm
- Đúng. Các đối tượng trên có độ ẩm cao và cần duy trì độ ẩm đó trong quá trình bảo quản
- Sai. Bơm nito vào kho bảo quản nhằm hạ thấp nồng độ O2, hạn chế hô hấp.

48
Câu 53: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật sau đây trong sản xuất nông nghiệp:
a. Nhằm tăng thêm sản lượng đường thu được trên cùng một diện tích trồng mía, người ta đã sử dụng
gibêrelin có nồng độ thích hợp để phun lên cây mía.
b. Khi cắt rời hoa cẩm chướng người ta thường xử lý với xitokinin trước khi cho xuống tàu để vận chuyển
đi xa.
c. Người nông dân thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông.
d. Người nông dân thường nhổ mạ lên rồi cấy lại thay vì gieo xạ.
ĐÁP ÁN:
a. - Cây mía tích trữ hidratcacbon ở dạng đường (sacarôzơ) trong không bào trung tâm của các tế bào mô
mềm ở thân cây.
- Phun gibêrelin ở nồng độ và các thời điểm phù hợp sẽ thúc đẩy sự phân chia ở mô phân sinh làm tăng
số lượng tế bào và kích thích sinh trưởng giãn theo chiều dọc của các tế bào ở thân, dẫn đến làm tăng
thêm độ dài gióng thân cây mía, qua đó tăng sản lượng thân cây và sẽ giúp tăng lượng đường thu được
trên cùng diện tích canh tác mía.
b. Do xitokinin làm chậm hóa già của lá và các bộ phận của hoa do lá phân hóa thành → làm cho hoa
tươi lâu mà không bị vàng úa.
c.Thanh long là cây ngày dài, chỉ hoa hoa trong điều kiện đêm ngắn. Thắp đèn ban đêm vào mùa đông
để ngắt đêm dài thành 2 đêm ngắn → thanh long ra quả trái vụ.
d. Xitokinin được tổng hợp chủ yếu ở rễ. Khi nhổ mạ lên sẽ làm đứt rễ mạ, làm giảm hàm lượng
xitokinin dẫn đến tỉ lệ auxin/xitokinin → tăng kích thích ra rễ mới → tăng trưởng nhanh.

Câu 54: Khi ngập úng vài giờ, một số cây có hiện tượng sau: (1) Cây bị héo; (2) Tế bào rễ giảm độ pH;
(3) Tế bào chất tăng Ca2+. Em hãy vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trên.
ĐÁP ÁN:
Nội dung
(1) Cây héo:
- Ngập úng vài giờ, thiếu oxi cho hô hấp hiếu khí → ATP giảm mạnh.
- Không đủ ATP → H+ không bơm được ra ngoài môi trường nhằm tạo điện thế màng để vận chuyển chủ
động các các ion khoáng hòa tan từ ngoài vào trong tế bào và không bào rễ →các ion khoáng không
được tích lũy trong không bào và tế bào chất nên không tạo được áp suất thẩm thấu để hút nước.
- Đường vận chuyển về cơ quan chứa không được sử dụng hiệu quả do hô hấp kị khí sẽ tích lũy nhiều
axit pyruvic, chênh lệch đường giữa nguồn và nơi chứa bị ảnh hưởng, nước không giải phóng vào mạch
gỗ.
- Cây không hút được nước, lá vẫn thoát hơi nước → khí khổng đóng, lá héo.
(2) Giảm pH: H+ không được bơm ra ngoài → tăng H+ nội bào → giảm pH.
(3) Tăng Ca2+ nội bào:
- Ngập úng là điều kiện bất lợi của ngoại cảnh thúc đẩy con đường truyền tín hiệu. Do thiếu hụt oxi là tín
hiệu kích thích con đường truyền tin đáp ứng lại stress ngập úng.
- Ca2+ có vai trò là chất truyền tin thứ 2, khuếch đại tín hiệu và phát động các phản ứng khác, nên được
bơm ra từ lưới nội chất làm tăng Ca2+ nội bào tăng.

Câu 55: Để nghiên cứu sự khác biệt giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng, các nhà khoa học đã làm thí
nghiệm với cây non của hai loài thực vật, một cây ưa bóng (gỗ sồi) và một cây ưa sáng (gỗ liễu). Cây con
được trồng và nảy mầm trong lồng kính sau đó dùng vải tối màu để che nhằm giới hạn lượng ánh sáng
chiếu vào chỉ còn bằng 3% và 44% so với bình thường. Sau 5 tuần thu lấy một lá (kích thước bình thường
và vẫn còn trên cây) ra khỏi lồng kính để nghiên cứu trong thời gian ngắn. Lá được tiếp xúc với ánh sáng
49
bình thường trong vài phút để đo cường độ quang hợp, sau đó người ta tiếp tục phân tích hàm lượng diệp
lục (hàm lượng, khối lượng) và diện tích bề mặt lá. Các kết quả cuối cùng được thể hiện dưới dạng diện
tích bề mặt trên mỗi gam mô lá để có thể so sánh giữa hai loài (chúng có kích thước lá khác nhau). Hình
dưới đây thể hiện kết quả thu được (lưu ý rằng đơn vị đo cường độ ánh sáng ở đây là foot-candle (fc) =
10.764 lux, một loại đơn vị đo cường độ ánh sáng cũ, trong điều kiện ánh sáng bình thường cường độ ánh
sáng xấp xỉ 4500 fc).

Hàm lượng chlorophyll


Cường độ ánh sáng Diện tích bề
Loài (mg/g khối lượng
(% so với bình thường) 2
(mg/dm lá) mặt lá (dm2/g)
lá khô
Gỗ sồi (ưa bóng) 44 3,26 1,53 2,13
3 7,02 2,82 2,49
Gỗ liễu (ưa sáng) 44 6.34 3.62 1.57
3 8.23 4.38 1.88
a. Hai biểu đồ có dạng đường cong gần tương tự nhau cho thấy ánh sáng có quan hệ chặt chẽ với cường
độ quang hợp. Giải thích tại sao khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo?
b. So sánh cường độ quang hợp tối đa của hai loài cây. Đặc điểm nào giữa thực vật ưa bóng và thực vật
ưa sáng tạo nên sự khác biệt như vậy?
c. Phân tích dữ liệu về hàm lượng diệp lục trong bảng và giải thích.
d. Phân tích dữ liệu về diện tích bề mặt lá trong bảng và giải thích.
e. Loại thực vật nào sẽ có sự biến động lớn nhất về cường độ quang hợp theo thời gian để đáp ứng với
những thay đổi xảy ra trong một ngày duy nhất khi trời u ám rồi chuyển sáng rồi lại u ám?
ĐÁP ÁN:
a) Ánh sáng kích thích các phản ứng trong pha sáng xảy ra, sau đó kích thích chu trình Canvin. Ngoài ra,
ánh sáng còn kích thích các enzim trong chu trình canvin.
→ Vì vậy khi cường độ ánh sáng tăng, lượng sản phẩm từ pha sáng nhiều hơn và các enzim trong chu
trình canvin cũng hoạt động mạnh hơn → tăng cường độ quang hợp
b)
- Cây ưa bóng có cường độ quang hợp tối đa thấp hơn nhiều so với cây ưa sáng khi trồng trong điều kiện
ánh sáng tương đương.
- Điều này chứng tỏ:
+ Hoặc ở cây ưa bóng có ít trung tâm phản ứng sáng và ít enzim của chu trình canvin hơn.
+ Hoặc các enzim trong chu trình Calvin ở cây ưa bóng được điều chỉ để hoạt động với tốc độ thấp hơn.

c) Cả cây ưa bóng và ưa sáng đều tăng cường hàm lượng diệp lục khi trồng trong điều kiện cường độ
50
ánh sáng thấp hơn. Điều này bù đắp cho mức ánh sáng thấp giúp cây thu nhận được nhiều ánh sáng hơn.
d) Diện tích bề mặt lá của cây ưa bóng lớn hơn cây ưa sáng trong mọi điều kiện. Điều này giúp phân bố
(hoặc trải đều) các trung tâm phản ứng sáng càng nhiều, từ đó chúng có thể hấp thụ được lượng ánh sáng
tối đa trong điều kiện bóng râm.
e) Cây ưa sáng sẽ biến động lớn hơn nhiều trong tỷ lệ quang hợp hơn so với cây ưa bóng vì:
+ Dựa vào đồ thị ta thấy cường độ quang hợp tối đa của cây ưa bóng không tăng nhiều khi cường độ ánh
sáng tăng, do điểm bão hoà ánh sáng thấp hơn nên chúng đạt cường độ tối đa khi lượng ánh sáng thấp
chỉ bằng 1/3-1/4 lượng ánh sáng bình thường (cây được trồng trong điều kiện 44% ánh sáng có cường độ
QH tối đa cũng chỉ gấp khoảng 3,5 lần cây trồng trong điều kiện 3% ánh sáng bình thường)
+ Cường độ quang hợp của cây ưa sáng tăng mạnh khi cường độ ánh sáng tăng, do điểm bão hoà ánh
sáng của chúng cao hơn, bằng chứng là cây trồng trong điều kiện 44% ánh sáng bình thường có cường
độ QH tối đa gấp 5,5-5,8 lần cường độ QH tối đa của cây trồng trong điều kiện 3% ánh sáng bình
thường.

Câu 56: Trong suốt vòng đời của thực vật, chỉ có một lượng hữu hạn nguồn sống và năng lượng sử
dụng cho sinh trưởng, phát triển, tự vệ và sinh sản. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách năm loài hoa
cam bụi (chi Mimulus) sử dụng nguồn lực của chúng như thế nào cho sinh sản hữu tính và vô tính.
Sau khi nuôi trồng riêng rẽ các loài trong mỗi chậu riêng biệt ngoài trời, người ta xác định khối lượng
trung bình của mật hoa, nồng độ mật hoa (% saccarôzơ/ tổng khối lượng), số hạt tạo ra ở mỗi hoa và số
lần chim ruồi đuôi rộng (Selasphorus platycercus) đến thăm chỗ hoa. Sử dụng mẫu vật là cây trồng trong
nhà kính, các nhà khoa học đã xác định độ phân nhánh rễ từ mỗi gam trọng lượng tươi của chồi ở mỗi
loài. Các cụm từ rễ phân nhánh liên quan đến sinh sản vô tính thông qua chồi non mà phát triển rễ
Thể tích Độ phân
Loài Nồng độ mật Số hạt mỗi hoa Chim đến thăm
mật (µL) nhánh rễ
M. rupestris 4.93 16.6 2.2 0.22 0.673
M. eastwoodiae 4.94 19.8 25 0.74 0.488
M. nelson 20.25 17.1 102.5 1.08 0.139
M. verbenaceus 38.96 16.9 155.1 1.26 0.091
M. cardinalis 50.00 19.9 283.7 1.75 0.069
Sự tương quan là một cách để mô tả mối quan hệ giữa hai biến. Trong tương quan thuận, khi giá trị của
một trong các biến tăng thì giá trị của biến thứ hai cũng tăng. Trong tương quan nghịch thì ngược lại.
Cũng có thể không có mối tương quan giữa hai biến. Nếu các nhà khoa học biết được sự tương quan giữa
hai biến, họ có thể dự đoán được sự tăng giảm của biến khác dựa trên biến đã biết.
a. Trong chi này, những biến nào tương quan thuận, nghịch và không có tương quan đối với thể tích mật
hoa? Giải thích.
b. Xác định loài nào chủ yếu sinh sản vô tính và loài nào chủ yếu sinh sản hữu tính và giải thích.
c. Khi môi trường thay đổi, đối với mỗi trường hợp sau đây loài nào sẽ chiếm ưu thế hơn? Giải thích.
- Trường hợp 1: tất cả loài Mimulus bị lây nhiễm bởi một mầm bệnh độc gây chết hàng loạt.
- Trường hợp 2: xuất hiện vật ăn thịt du nhập làm suy giảm quần thể chim ruồi.
ĐÁP ÁN:
Nội dung
a.
- Tương quan thuận: số hạt mỗi hoa, số lần chim đến thăm vì khi thể tích mật tăng các chỉ số này cũng
tăng
- Tương quan nghịch: độ phân nhánh rễ vì khi thể tích mật tăng thì các chỉ số này giảm

51
- Không tương quan: nồng độ mật vì thể tích mật tăng thì nồng độ mật có thể tăng hoặc giảm không xác
định

b.
- M. rupestris và M. eastwoodiae có thể tích mật nhỏ, số hạt ít do vậy chúng ít được thụ phấn (thể hiện ở
số lần chim đến thăm ít). Ngược lại độ phân nhánh rễ của chúng tương đối cao nên có thể sinh sản sinh
dưỡng tốt → chủ yếu sinh sản theo kiểu vô tính.
- M. nelson, M. verbenaceus và M. cardinalis có thể tích mật lớn hơn (gấp 5-10 lần), số lượng hạt trên
mỗi hoa lớn nên thu hút được chim đến (thể hiện ở số lần chim đến thăm nhiều). Độ phân nhánh rễ của
chồi thấp nên khó sinh sản sinh dưỡng → chủ yếu sinh sản hữu tính.
c.
- Trường hợp 1: M. nelson, M. verbenaceus và M. cardinalis sẽ chiếm ưu thế vì những loài này chủ yếu
sinh sản hữu tính, tạo sự tái tổ hợp di truyền giữa các biến dị trong quần thể, từ đó có thể tạo ra những
cây có kiểu gen thích nghi và kháng lại được mầm bệnh.
- Trường hợp 2: Khi số lượng chim ruồi giảm thì các loài sinh sản hữu tính sẽ gặp bất lợi (không thể thụ
phấn), M. rupestris và M. eastwoodiae sẽ chiếm ưu thế vì chúng sinh sản theo kiểu vô tính, không cần
tác nhân thụ phấn.

Câu 57:
a) Áp suất dương trong mạch rây (phloem) được hình thành như thế nào?
b) Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ củ thì áp suất dương thay đổi như thế nào
trong phloem từ rễ củ đến hoa?
ĐÁP ÁN:
a)- Đường được tạo ra ở nơi nguồn, sau đó được vận chuyển chủ động vào phloem. (0,5đ)
- Áp suất thẩm thấu trong phloem cao kéo nước từ xylem vào. (0,5đ)
- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch rây tăng tạo thành áp suất dương đẩy dòng dịch đến nơi
chứa..(0,5đ)
b) Khi cây ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở phloem đầu gần thân củ và giảm
dần về phía phloem gần với chồi hoa. (0,5đ)

Câu 58: Một số đặc điểm của các sinh vật quang tự dưỡng được ghi trong bảng dưới đây:
Nhó Điểm bù ánh sáng Điểm bảo hòa ánh sáng Điểm bù CO2
m (đơn vị K lux) (đơn vị K lux) (ppm)
I 1–3 > 80 0
II 1–2 50 – 80 > 40
III 0.2 – 0.5 5 – 10 > 40
IV Không có số liệu 1–2 Không có số liệu
Xác định các sinh vật quang tự dưỡng I, II, III, IV thuộc nhóm thực vật nào, giải thích?
ĐÁP ÁN:
- I. Thực vật C4 vì có điểm bù ánh sáng cao, điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp. (0,5đ)
- II. Thực vật C3 ưa sáng vì có đim bù ánh sáng cao, điểm bão hòa ánh sáng cao nhưng hai giá trị này
thấp hơn I, điểm bù CO2 cao. (0,5đ)
- III. Thực vật C3 ưa bóng vì có điểm bù ánh sáng thấp, điểm bão hòa ánh sáng thấp, điểm bù CO 2 cao.
(0,5đ)
- IV. Tảo sống ở biển sâu vì có điểm bão hòa ánh sáng rất thấp. (0,5đ)

52
Câu 59: Phytochrome là một trong số các thụ thể ánh sáng của thực vật tham gia vào quang
chu kỳ. Phytochrome tồn tại ở hai dạng quang phổ của ánh sáng khác nhau: P r hấp thụ ánh
sáng đỏ còn Pfr hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Một thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của cây bị ảnh
hưởng ra sao bởi các chớp sáng khác nhau [trắng (W), đỏ (R), đỏ xa (FR)] trong giai đoạn tối
hoặc là trong tối ở giai đoạn sáng của sự phát triển thực vật. Hình dưới đây cho biết các kết
quả thí nghiệm.

Chú thích: Critical ninght length= Thời gian tối tới hạn; Darkness = thời gian tối.
a) Dựa trên thí nghiệm, hãy rút ra kết luận về điều chỉnh sự ra hoa của thực vật này bằng ánh sáng.
b) Nếu muốn cây trong thí nghiệm 3 ra hoa thì phải bố thí thí nghiệm như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a) – Kết luận:
+ Thời gian ban đêm chi phối sự ra hoa của cây…. (0,5đ)
+ Ánh sáng đỏ xa có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn…. (0,5đ)
+ Ánh sáng đỏ ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn… (0,5đ)
b. Thay chớp sáng trắng ở thí nghiệm 3 bằng chớp sáng đỏ xa… (0,5đ)

Câu 60: Một thí nghiệm bố trí đánh giá tỷ lệ mất nước ở chồi của 5 loài TV khác nhau thu được kết quả
như sau:
LOÀI Tổng lượng nước thoát (mm3/phút) Tổng diện tích lá (cm2)
A 50 75
B 10 50
C 25 50
D 5 40
E 40 30
a) Hãy đưa ra một số yếu tố cần giữ ổn định trong thí nghiệm này và giải thích tại sao?
b) Loài nào có tốc độ thoát hơi nước trên cm2 bề mặt lá cao nhất? Loài nào có khả năng phát triển trong
điều kiện khô nóng?
ĐÁP ÁN:
1a. Một số yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, cường độ chiếu sáng, độ ẩm đất,..
- Vì những yếu tố này ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước, do đó nếu không giữ ổn định sẽ làm giảm độ
chính xác của kết quả thí nghiệm
1b. - Loài E
- Vì có tỷ lệ thoát hơi nước so với S lá lớn nhất 4/3. Các loài còn lại A = 2/3, B= 0,2, C=0,5 và D = 0,125
mm3/phút/cm2
- Loài D
- Vì có tỷ lệ thoát hơi nước so với S lá nhỏ nhất, nhờ đó bảo toàn nước tốt nhất trong điều kiện khô hạn

53
Câu 61: Isoprene là một chất hóa học được một số loài TV tổng hợp và giải phóng với một lượng lớn
trong điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và làm tăng nhiệt độ của lá. Mô hình về chức năng của Isoprene
được mô tả ở 2 nhóm thực vật có tạo ra Isoprene và không tạo ra Isoprene trong điều kiện nhiệt độ tăng
cao như sau:

Từ mô hình trong hình 1 và 2 hãy suy đoán cơ chế bảo vệ TV của Isoprene khi điều kiện nhiệt độ lá tăng
cao?
ĐÁP ÁN:
Hình 1: isoprene có tác dụng ổn định màng khi nhiệt độ cao, giữ khoảng cách phù hợp của các phân tử
protein trên màng tilacoid
- Các phân tử protein trên màng tilacoid tham gia vào pha sáng, chuỗi truyền electron ,….trong trường
hợp không có isoprene, protein màng hỗn loạn nhiều hơn, tăng khoảng cách làm rối loạn chuỗi phản ứng
Giảm tính ổn định màng  màng dễ bị tổn thương.
Hình 2: Nhiệt độ tăng làm tăng phản ứng tạo thành các gốc tự do.
- Các gốc tự do phá hủy cấu trúc quang hợp và tế bào
- Isoprene có chứa liên kết đôi có thể nhận electron của các gốc tự do làm trung hòa các gốc tự do
Isoprene là tác nhân chống oxy hóa

54
Câu 62: Auxin có thể được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của rễ từ hom thân và lá ở một số cây.
Trong một nghiên cứu về sự phân bố của auxin, các nhà khoa học đã đo lượng auxin trong các lá khác
nhau của một ngọn cây. Hình dưới mô tả số lượng lá từ L1 là lá non nhất đến L6 là lá lớn và già nhất.
Giai đoạn phát triển của L5 và L6 rất giống nhau nên L5 không được phân tích

L4 L1

L L

L3

Biểu đồ thể hiện nồng độ auxin trong các lá khác nhau

Nồng độ auxin (pmol/g)


a. So sánh và tính sự khác biệt về nồng độ auxin trong L1 và L6
b. Xác định mối quan hệ giữa nồng độ auxin và tuổi của các lá khác nhau?
c. Hãy cho biết tỉ lệ của các loại hoocmôn sau đây có tác dụng sinh lí như thế nào?

- Tỉ lệ của . - Tỉ lệ của .

- Tỉ lệ của . - Tỉ lệ của .
ĐÁP ÁN:
3a. 45pmol/gam
3b. ít auxin khi lá già hơn. L1 có nồng độ auxin cao nhất, L4 và L6 có nồng độ auxin thấp nhất

55
3c. Tỉ lệ của điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về auxin thì rễ
hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược lại thì chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế
ngọn.

- Tỉ lệ của điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về AAB thì hạt ngủ,
nghỉ. Ngược lại thì hạt nảy mầm.

- Tỉ lệ của điều chỉnh sự xanh, chính quả. Nếu nghiêng về auxin thì quả xanh. Ngược lại thì thúc
quả chín.

- Tỉ lệ của điều chỉnh sự trẻ hóa, già hóa. Nếu nghiên về xitokinin thì trẻ hóa và ngược lại.

Câu 63: Cho sơ đồ: Sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất

(4)

(1)
(3)
NH4+ NO3 -

(2)

a. Hãy cho biết tên vi sinh vật (1),(2), (3), (4)


b. Vì sao quá trình khử nitrat (NO 3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học? Quá trình này có gây
hại cho cây trồng không? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
a. Tên các vi sinh vật đất:
1- vi khuẩn cố định nitơ 2 – Vi khuẩn amôn hóa
3- Vi khuẩn nitrat hóa 4 – Vi khuẩn phản nitrat hóa
b.
- Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp hoặc hô hấp.
Trong đó, NADPH cũng được sử dụng để khử CO 2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ, hình
thành nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2, làm giảm
năng suất sinh học.
- Quá trình khử nitrat là cần thiết để chuyển NO3- thành NH4+ tham gia vào tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
Tuy nhiên, sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích tụ nhiều
NH3, đây là chất gây độc cho tế bào.

Câu 64: Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp với cường độ ánh sáng và nhiệt độ được minh họa trong
các hình A và B dưới đây. Trong đó, cường độ quang hợp được tính theo hàm lượng CO 2 cây hấp thụ (đo
tại thời điểm hấp thụ). Hãy cho biết:
a. Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC – 25oC, Io có thể trùng với điểm 0 không? Giải thích.
b. Có thể dựa vào Im để phân biệt thực vật C3 và C4 không? Giải thích.
c. Đường cong (1), (2) và (3) tương ứng với cường độ quang hợp của nhóm thực vật nào trong các thực
vật C3, C4 và CAM? Giải thích.
56
ĐÁP ÁN:
a. Trong giới hạn nhiệt độ từ 15oC – 25Oc, điểm bù ánh sáng Io không thể trùng với điểm 0.
Vì khi cường độ ánh sáng bằng 0 thì cường độ quang hợp bằng 0 nhưng cường độ hô hấp
vẫn khác 0.
b. Được. Vì điểm bão hòa ánh sáng Im của thực vật C3 có giá trị gần 1/3 ánh sáng mặt trời
toàn phần (khoảng 30.000 lux) còn thực vật C4 có Im cao hơn gần với ánh sáng mặt trời toàn
phần (khoảng 90.000 lux).
c. - Đường cong (1) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật CAM do thực vật
CAM mở khí khổng vào ban đêm nên thời điểm hấp thu CO 2 có nhiệt độ thấp và cường độ
quang hợp thấp hơn thực vật C3, C4.
- Đường cong (3) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật C 4 do cường độ quang
hợp của nhóm thực vật này cao nhất trong 3 nhóm C 3, C4 và CAM đồng thời nhiệt độ tối ưu
cho quang hợp cũng cao (trên 35oC).
- Đường cong (2) tương ứng với cường độ quang hợp của thực vật C 3 vì cường độ quang
hợp của nhóm thực vật này thấp hơn thực vật C 4 và nhiệt độ tối ưu cho quang hợp gần
30oC.

Câu 65:
a. Năm 1857, Klipart đã thành công trong việc biến lúa mì mùa đông thành lúa mì mùa xuân, chỉ cần cho
nảy mầm nhẹ và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho đến khi đem gieo vào mùa xuân. Đây
là hiện tượng gì ở thực vật? Bản chất và ý nghĩa của hiện tượng này?
b. Nêu các cơ chế ngăn cản sự tự thụ tinh ở thực vật?
ĐÁP ÁN:
a.
- Đây là hiện tượng xuân hóa.
- Bản chất: nhiều giả thuyết cho rằng dưới tác động của nhiệt độ thấp, trong đỉnh sinh trưởng xuất hiện
một “tác nhân xuân hóa” nào đó. Chất đó được vận chuyển đến các bộ phận cần thiết và gây nên sự hoạt
hóa, phân hóa gen cần thiết cho sự phân hóa mầm hoa ở trong đỉnh sinh trưởng của thân.
- Ý nghĩa: trong thực tiễn được ứng dụng:
+ Đã tạo ra hoa loa kèn trái vụ, ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán, xử lí củ giống 5-8 oC, từ 15 – 20
ngày, nếu nhiệt độ là 10oC thời gian ra hoa là 30 ngày. Đây là kỹ thuật của các vùng trồng hoa ở miền
Bắc.
+ Hầu hết các loại cây trồng, xử lý nhiệt độ thấp hoặc bảo quản nhiệt độ thấp cho hạt giống, củ giống đều
có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng, xúc tiến sự ra hoa nhanh và làm tăng năng suất, phẩm chất thu
hoạch.
57
b. Các cơ chế ngăn cản sự tự thụ tinh ở thực vật:
- Loài khác gốc.
- Thời gian chín sinh dục khác nhau.
- Sắp xếp về cấu trúc theo cách đảm bảo không cho động vật thụ phấn có thể chuyển hạt phấn từ 1 hoa tới
ngay nhụy của nó.
- Tính tự không tương thích (là khả năng của 1 cây từ chối hạt phấn của mình và đôi khi cả hạt phấn của
những cá thể có quan hệ gần gũi). Nếu hạt phấn rơi trên đầu nhụy của hoa trên cùng 1 cây thì trở ngại về
hóa sinh sẽ ngăn cản hạt phấn hoàn thiện sự phát triển và sự thụ tinh.

Câu 66:
1. Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra một độc tố gọi là fusicoccin làm hoạt hóa các bơm proton
màng sinh chất của tế bào thực vật và dẫn đến sự mất nước không điều tiết được. Hãy nêu cơ chế làm
hoạt hóa bơm proton dẫn đến sự héo lá một cách nghiêm trọng.
2. Tiến hành chọn đoạn thân cây có đường kính 225mm và đặt tấm giấy sáp không thấm nước vào giữa 2
cấu trúc A và B (như hình 1). Cây được trồng vào trong dung dịch có chứa K42 , người ta thu được kết quả
nồng độ K42 tại các vị trí 1, 2, 3, 4 và 5 ở bảng sau.

Hình 1. Đoạn thân cây có cấu trúc A và B được tách nhau bởi giấy sáp.
Vị trí % K42 trong cấu trúc
A B
1 53 47
2 09 91
3 01 99
4 15 85
5 59 41
a. Xác định tên cấu trúc A và B.
b. Dựa vào kết quả thu được hãy rút ra kết luận về sự di chuyển của K42 trong cấu trúc A và B.
c. Giải thích kết quả thu được tại 2 vị trí 1 và 5.
3. Sơ đồ dưới đây cho thấy vai trò của vi khuẩn đất đối với dinh dưỡng nitơ ở thực vật.

58
Hãy xác định tên các vi sinh vật và chất hóa học tương ứng với các số từ 1 đến 6.
ĐÁP ÁN:
1. Hoạt hóa bơm proton của tế bào khí khổng sẽ làm cho tế bào khí khổng hấp thụ K+ 0,25 đ.
=> sức trương của tế bào hạt đậu tăng lên => lỗ khí mở => mất nước nghiêm trọng. 0,25 đ.
2. a. A là phloem và B là xylem. 0,5 đ
b. Dựa vào các vị trí 2,3,4 thấy nồng độ kali trong xylem cao hơn trong phloem
=> Kali được vận chuyển chủ yếu trong xylem. 0,25 đ
c. Tại 1 và 5 nồng độ kali ở 2 vị trí gần như giống nhau vì không có giấy sáp ngăn cách nên có sự vận
chuyển ngang kali từ xylem sang phloem 0,25 đ
3. 1. Vi sinh vật cố định nito, 2. Vi khuẩn amon hóa; 3. NH 4+; 4. Vi khuẩn nitrat hóa; 5. Vi khuẩn phản
nitrat hóa; 6. N2 3/6 ý đúng 0,25 đ; 6 ý đúng 0,5 đ.

Câu 67:
1. Trong hô hấp hiếu khí, chu trình Krebs được coi là một chuỗi các bước nhỏ. Một trong những bước này
là chuyển đổi succinate thành fumarate bởi một enzyme succinate dehydrogenase.
a. Nêu vai trò của enzym dehydrogenase trong chu trình Krebs và giải thích ngắn gọn tầm quan trọng của
vai trò này trong việc sản xuất ATP.
b. Một cuộc điều tra đã được thực hiện về ảnh hưởng của nồng độ khác nhau của các ion nhôm đối với
hoạt động của succinate dehydrogenase. Nồng độ enzyme và tất cả các điều kiện khác được giữ không
đổi. Biểu đồ dưới đây cho thấy kết quả của cuộc điều tra này.

59
Hãy mô tả ảnh hưởng của ion nhôm tại các nồng độ khác nhau lên tốc độ sản xuất fumarate. Giải thích.
2. Đồ thị dưới đây cung cấp thông tin về đặc tính quang hợp ở 1 loài thực vật C3. Trong bóng tối cây
không thực hiện quá trình quang hợp.

a. Dựa vào đồ thị, hãy xác định điểm bù ánh sáng của loài thực vật trên. Giải thích.
b. Trong mỗi giai đoạn A và B, hãy xác định yếu tố giới hạn quy định cường độ quang hợp của loài thực
vật trên.
ĐÁP ÁN:
1. a. - Cung cấp hydro để khử NAD và FAD 0,25 đ
- NADH và FADH2 chuyển sang chuỗi vận chuyển điện tử. 0,25 đ
- Cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp ATP trong quá trình phosphoryl hóa oxy hóa và cơ chế hóa
thẩm; 0,25 đ
b. - tăng nồng độ của các ion nhôm từ 0 đến 40 µmol làm tăng tốc độ sản xuất fumarate; 0,25 đ
- tăng từ 40 đến 120 µmol có ít ảnh hưởng; 0,25 đ
- nhôm liên kết với enzyme / tham chiếu đến cofactor; tối ưu hóa hình dạng của trang web đang hoạt
động; 0,25 đ
60
2.

a. vì điểm bù ánh sáng là giá trị của cường độ ánh


sáng mà tại đó cường độ quang hợp = hô hấp 0,25 đ
b. – Trong giai đoạn A, yếu tố ánh sáng là yếu tố giới hạn. 0,25 đ
- Trong giai đoạn B, nồng độ CO2 là yếu tố giới hạn. 0,25 đ

Câu 68:
1. Hãy xác định kết quả đáp ứng ba bước trong mỗi trường hợp sau:
Đối chứng Bổ sung Chất ức chế tổng
ethylene hợp ethylenen
Kiểu dại
Thể ein (không mẫn cảm với ethylene)
Thể eto (tạo ra quá mức ethylene)
Thể ctr (luôn đáp ứng ba bước)
2. Bạn quan tâm đến cơ chế mà hai loại cây yêu thích của bạn sử dụng để ngăn chặn quá trình tự thụ tinh.
Thực vật A sử dụng khả năng tự không tương thích của thể giao tử, trong khi thực vật B sử dụng khả
năng tự không tương thích của thể bào tử. Những cây này có thể thụ phấn cho nhau, vì vậy chúng rất
thích hợp cho việc nghiên cứu! Nghiên cứu trước đây chứng minh rằng sự không tương thích được kiểm
soát bởi locus S. Dựa trên giải trình tự bộ gen, bạn biết rằng kiểu gen của cây A tại vị trí này là S 1S2 và
kiểu gen của cây B tại vị trí này là S 2S3 . Nếu lấy hạt phấn của cây A thụ phấn cho cây B thì kết quả sẽ
khác gì so với khi lấy hạt phấn của cây B thụ phấn cho cây A. Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1.
Đối chứng Bổ sung Chất ức chế tổng
ethylene hợp ethylenen
Kiểu dại Không Có Không
Thể ein (không mẫn cảm với ethylene) Không Không Không
Thể eto (tạo ra quá mức ethylene) Có Có Không
Thể ctr (luôn đáp ứng ba bước) Có Có Có
Mỗi ý đúng 0,25đ
61
2. Hạt phấn của cây A thụ phấn cho cây B thì 50% hạt phấn của A thụ tinh được cho tế bào trứng cây B
hay 50% hạt phấn của A nảy mầm trên núm nhụy của cây B. 0,25đ
Hạt phấn của cây B thụ phấn cho cây A thì không có hạt phấn nào nảy mầm. 0,25đ
vì cây A có KG S1S2 và khả năng tự không tương thích của thể giao tử nên trong núm nhụy có protein S 1
và S2 và protein S1 hoặc S2 trong hạt phấn. 0,25 đ
vì cây B có KG S2S3 và khả năng tự không tương thích của thể bào tử nên trong núm nhụy có protein S 1 và
S2 và protein S1 và S2 trên vỏ hạt phấn. 0,25 đ.

Câu 69: Hình dưới đây cho thấy nhiệt độ lá của 2 nhóm cây đậu phổ biến (Phaseolus vulgaris) được
bộc lộ với nguồn nhiệt bằng đèn hồng ngoại. Nhóm cây I (hình vuông trắng) được cung cấp nước tối ưu
và nhóm cây II (hình tam giác) được xử lý hạn trong 3 ngày trước khi thí nghiệm.

a) Giải thích sự thay đổi nhiệt độ của lá ở 2 nhóm cây sau khoảng 8 đến 15 phútbộc lộ với nguồn nhiệt?
b) Vì sao sau 15 phútcây được bộc lộ với nguồn nhiệt thì nhiệt độ của lá cây ở nhóm I tăng dần còn nhóm
II thì không thay đổi?
ĐÁP ÁN:
a) - Sau khoảng 8 đến 15 phútbộc lộ với nguồn nhiệt:
+ Nhiệt độ lá cây của nhóm I giảm dần vì:khí khổng mở, sự thoát hơi nước làm cho nhiệt độ của lá giảm.
+ Nhiệt độ lá cây của nhóm II tăng dần vì: cây nhóm II được xử lý hạn trong 3 ngày trước khi thí nghiệm
nên khí khổng đóng lại, làm cho quá trình thoát hơi nước giảm, do đó nhiệt độ của lá tăng lên.
b) Sau 15 phútcây được bộc lộ với nguồn nhiệt:
- Nhiệt độ của lá cây ở nhóm I tăng dần vì: lượng nhiệt năng mà lá hấp phụ nhiều hơn lượng nhiệt năng
mà lá thải ra nên nhiệt độ lá tăng dần lên sau đó đạt mức cân bằng thì nhiệt độ lá không thay đổi.
- Nhiệt độ của lá cây ở nhóm II không thay đổi vì: lá của cây được xử lý hạn hấp phụ một lượng nhiệt
năng nhìn chung bằng với lượng nhiệt năng mà chúng thải ra.

Câu 70: Một số đặc điểm của các sinh vật quang tự dưỡng (I, II, III) được ghi trong bảng dưới đây:
Nhóm Điểm bù ánh sáng (đơn vị Điểm bảo hòa ánh sáng (đơn Điểm bù CO2
K lux) vị K lux) (ppm)
I 1–3 > 80 0
II 1–2 50 – 80 > 40
III 0,2 – 0,5 5 – 10 > 40
Dựa vào các đặc điểm trên hãy cho biết các sinh vật quang tự dưỡng (I, II, III) thuộc nhóm thực vật nào?
Giải thích.
ĐÁP ÁN:
- I: Thực vật C4.
→Vì có điểm bù ánh sáng và điểm bù CO2, nhưng có điểm bão hòa ánh sáng cao (đây là đặc điểm của
phần lớn cây sống ở vùng nhiệt đới).
62
- II: Thực vật C3 ưa sáng.
→Vì điểm bù CO2 cao (>40ppm) nên thuộc nhóm C3, sống trong điều kiện cường độ ánh sáng cao (nhưng
thấp hơn nhóm I – C4) nên thuộc nhóm ưa sáng.
- III: Thực vật C3 ưa bóng.
→Vì điểm bù CO2 cao (>40ppm) nên thuộc nhóm C3, sống trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp nên
thuộc nhóm cây ưa bóng.

Câu 71: Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất:
glucozo, NADPH, CH4, H2 ? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
- Nguyên tử H trong NH3 có nguồn gốc từ glucozo.
- Vì: quá trình khử N2 thành NH3 sử dụng chất khử NADH. Chất này được tạo thành trong quá trình hô
hấp, nguyên tử H có trong C6H12O6

Câu 72: Hãy dựa vào bảng dưới đây và trả lời các câu hỏi (số liệu được ghi nhận một cách không đầy
đủ ở cả những điều kiện có hoa nở)
Giờ chiếu sáng Giờ che tối Ánh sáng bổ sung Chất bổ sung Hiện tượng
15 9 Hoa 1
12 12 730 nm ?
5 19 730 nm ??
660 nm
10 14 GA Hoa 1
13 11 730 nm Hoa 3
660 nm
8 16 GA Hoa 3
7 17 730 nm Hoa 2
6 18 Hoa 3
a) Vì sao cây ngày dài khi bổ sung GA lại kích thích cây ra hoa trong điều kiện ngày ngắn
b) Dựa vào bảng trên hãy xác định:
- Các dòng thực vật 1,2,3 thuộc những nhóm thực vật nào?
- Hãy sắp xếp tên của các loài thực vật sau một cách phù hợp vào các nhóm thực vật trên: Thanh long,
hoa cúc, cà chua, mía đường, củ cải đường.
- Điền thông tin phù hợp vào các dấu (?) còn lại trong bảng.
ĐÁP ÁN:
a) Cây ngày dài sản xuất antesin cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn nhưng chỉ sản xuất GA ở điều kiện
ngày dài do đó tại thời điểm ngày ngắn ta bổ sung GA cây sẽ ra hoa trái vụ
b)
- Dòng hoa 1 thuộc nhóm thực vật ra hoa dưới điều kiện ngày dài;Dòng hoa 2 thuộc nhóm thực vật ra hoa
dưới điều kiện ngày ngắn; Dòng hoa 1 thuộc nhóm thực vật trung tính ra hoa cả điều kiện ngày dài và
điều kiện ngày ngắn.
- Dòng hoa 1: thanh long, mía đường; Dòng hoa 2: hoa cúc; Dòng hoa 3: cà chua, củ cải đường.
-Các dấu (?) còn lại:
?: hoa 2 nở, hoa 3 nở
??: hoa 1 nở, hoa 3 nở

63
Câu 73:
1. Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở thân cây gỗ khác nhau
như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?
2. Hình bên đây mô tả sơ đồ cắt ngang của lá
cây. Hãy sắp xếp các vị trí từ 1 đến 4 theo thứ
tự giảm dần thế nước. Giải thích tại sao lại sắp
xếp được như vậy?

ĐÁP ÁN:
1.
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết, động lực của mạch gỗ là sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy, lực hút (do quá
trình thoát hơi nước) và lực trung gian.
- Mạch rây gồm các tế bào sống, động lực của mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của cơ quan
nguồn và cơ quan chứa.
- Sự vận chuyển trong mạch gỗ không phải là vận chuyển tích cực do mạch gỗ là tế bào chết, có tác dụng
làm giảm sức cản của dòng nước. Đồng thời những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá hủy
bởi áp lực âm hình thành trong ống dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước
- Mạch rây vận chuyển các chất theo phương thức vận chuyển tích cực, cần tiêu tốn năng lượng ATP nên
phải thực hiện bằng các tế bào sống.
2.
- Thế nước được đặc trưng bởi hàm lượng nước tự do trong môi trường. Môi trường nào có hàm lượng
nước tự do cao thì thế nước cao. Thứ tự: 1→ 2 → 4 → 3
Giải thích:
- Vị trí 1 là mạch gỗ, vị trí 2 là tế bào mô giậu, vị trí 4 là khoảng trống trong lá, vị trí 3 là không khí ngoài
lá.
- Chỉ có vị trí 1 và 2 là nước tồn tại ở dạng lỏng, vị trí 3 và 4 nước tồn tại ở dạng khí nên thế nước thấp
hơn.
- Trong 2 vị trí 1 và 2, nồng độ chất tan ở vị trí 2 cao hơn nên thế nước thấp hơn. Trong 2 vị trí 3 và 4, vị
trí 3 là không khí ngoài lá, ở vị trí này do không gian rộng hơn, có hoạt động đối lưu của không khí, gió...
nên mật độ các phân tử nước (độ ẩm) thấp hơn vị trí 4.
(Có thể: 3 = 4 khi trong môi trường bão hòa hơi nước)

Câu 74: Nhóm cây còn lại kí hiệu là cây E,


người ta tiến hành đo cường độ quang hợp của
cây biết rằng các phép đo được thực hiện trong
điều kiện tưới tốt (0 ngày) và sau 5 ngày 10
ngày mà không cần tưới thêm nước, hai đồ thị
với các vòng tròn rỗng và đường liền nét là
biểu thị cường độ quang hợp của các lá trên
cùng một cây. Hãy giải thích hiện tượng và cho
biết cây cố định CO2 theo con đường nào?
ĐÁP ÁN:

64
- Có hiện tượng như vậy vì các lá non và già trên cây đã cố định CO 2 theo 2 con đường khác nhau → cây
trưởng thành quang hợp theo con đường CAM
- Lá non ban đầu cố định CO2 theo con đường C3 đồ thị là vòng tròn rỗng, lá trưởng thành ban đầu cố
định CO2 theo con đường CAM đồ thị là đường liền nét, về sau cả lá non và lá trưởng thành đều cố định
CO2 theo con đường CAM
- Ngày 0 tưới tốt hàm lượng nước cao nên lá non cố định CO2 theo C3 tỉ lệ đồng hóa CO2 cao vào ban
ngày bằng 0 vào ban đêm. Sau đó do dừng tưới nước, trong điều kiện khô hạn lá tiến hành quang hợp
theo con đường CAM; Lá già cố định CO2 theo con đường CAM tỉ lệ đồng hóa CO2 cao vào ban đêm và
đạt tối đa vào sáng sớm.

Câu 75:
1. Điền vào sơ đồ sau để hoàn thành quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa:

2. Thí nghiệm của Morris và Thomas (1968) đã sử dụng chất đồng vị phóng xạ 14C trong saccarozơ kết
hợp với xử lý hoocmôn ngoại sinh để nghiên cứu sự phân bố của các chất hữu cơ dưới tác dụng điều
chỉnh của các hoocmôn đó. Bảng dưới đây chỉ ra sự phân bố của 14C trong saccarozơ của cây nguyên vẹn
và các cây bị loại bỏ chồi ngọn được xử lí hoocmon ngoại sinh (đơn vị tính %)
Cơ quan của cây Cây nguyên Cây loại (A) + (A) + (A) +
vẹn chồi ngọn 10ppm AIA 10ppm AIA +
(A) Kinetin Kinetin
Chồi ngọn 53,1
Đốt 1 2,6 2,9 43,5 7,3 45,2
Đốt 2 1,8 8,9 6,7 6,8 10,3
Đốt 3 1,0 5,0 2,0 7,1 2,2
Chồi 1 0,0 2,6 0,0 3,1 0,1
Chồi 2 0,0 7,2 0,0 15,9 0,1
Chồi 3 0,2 4,2 0,9 11,9 0,1
Trụ trên lá mầm 2,5 3,4 4,8 5,7 5,0
Lá mầm 0,2 0,3 0,7 0,5 0,6
Rễ 34,2 61,6 37,6 36,2 30,5
Lá 4,0 3,9 3,8 5,5 5,9
Hãy rút ra nhận xét và giải thích cho kết quả trên đây?
ĐÁP ÁN:
1.
(1) TB mẹ đại bào tử; (2) Giảm phân;
(3) Đại bào tử; (4) Nguyên phân 3 lần;
(5) TB đối cực; (6) Nhân cực;
(7) Noãn cầu (trứng); (8) TB kèm

65
2.
- Ở cây nguyên vẹn: saccarozơ được phân bố chủ yếu ở chồi ngọn vì chồi ngọn là cơ quan tổng hợp AIA,
14
C thực tế không được phân bố ở các chồi bên là do hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bởi AIA.
- Khi loại trừ chồi ngọn tức là làm giảm lượng AIA nội sinh thì chất hữu cơ chủ yếu tập trung cho hệ
thống rễ, phần còn lại phân bố cho các đốt và các chồi vì đã loại trừ ưu thế ngọn
- Khi bổ sung AIA qua vết cắt của chồi ngọn thì phân bố chất hữu cơ tương tự như khi có sự tồn tại của
chồi ngọn, trong đó đốt thứ nhất sẽ đóng vai trò như chồi ngọn → hiện tượng ưu thế ngọn trong sự vận
chuyển chất đồng hóa được khôi phục giống cây nguyên vẹn
- Nếu xử lý xitôkinin ngoại sinh (Kinetin) thì chất hữu cơ được phân bố nhiều cho các chồi bên do ưu thế
ngọn hoàn toàn bị loại trừ.

Câu 76: Một nhà thực vật học đã tiến hành xác định thế năng áp suất (Ψp), thế năng trọng lực (Ψg) và
thế năng chất tan (Ψs) của dịch đất và một số vị trí (bộ phận) trong cơ thể cây bạch đàn. Các số liệu kết
quả về Ψp, Ψg và Ψs ở mỗi vị trí được biểu thị trong bảng dưới đây.
Thế năng Thế năng Thế năng
Vị trí
áp suất (MPa) trọng lực (MPa) chất tan (MPa)
A – 0,7 + 0,1 – 0,2
B + 0,5 0 – 1,1
C + 0,2 + 0,1 – 1,1
D – 0,8 + 0,1 – 0,1
E – 0,5 0 – 0,1
Dịch đất – 0,2 0 – 0,1

a) Hãy tính thế năng nước (Ψw) của dịch đất và từng vị trí A, B, C, D và E trên cây bạch đàn.
b) Hãy cho biết mỗi vị trí A, B, C, D và E tương ứng với vị trí nào trong số những vị trí sau đây trên cây
bạch đàn: (1) mạch gỗ của rễ, (2) không bào lông hút, (3) không bào mô giậu, (4) mạch gỗ của lá, (5)
vách tế bào mô giậu? Tại sao có thể kết luận như vậy?
c) Một thử nghiệm được thực hiện như sau: Tiến hành cắt bỏ phần gốc của một số cây rồi đem nhúng
phần thân còn cánh lá nguyên vẹn vào chậu chứa dung dịch đồng sulphat (CuSO 4) ở nồng độ gây độc. Kết
quả cho thấy khi dung dịch đồng sulphat thấm qua thân cây làm thân cây bị chết từ thấp lên cao, thấm đến
lá thì cấu trúc lá cũng chết nhưng khi toàn bộ lá đã chết thì mức chất lỏng của dung dịch đồng sulphat
không còn giảm nữa. Có thể rút ra kết luận gì từ kết quả thí nghiệm.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a Thế năng nước (Ψw) = Thế năng áp suất (Ψp) + Thế năng trọng lực (Ψg) + Thế năng chất tan (Ψs)
- Ψw (A) = (– 0,7 MPa) + (+ 0,1 MPa) + (– 0,2 MPa) = – 0,8 MPa.
- Ψw (B) = (+ 0,5 MPa) + (0 MPa) + (– 1,1 MPa) = – 0,6 MPa.
- Ψw (C) = (+ 0,2 MPa) + (+ 0,1 MPa) + (– 1,1 MPa) = – 0,8 MPa.
- Ψw (D) = (– 0,8 MPa) + (+ 0,1 MPa) + (– 0,1 MPa) = – 0,8 MPa.
- Ψw (E) = (– 0,5 MPa) + (0 MPa) + (– 0,1 MPa) = – 0,6 MPa.
- Ψw (Dịch đất) = (– 0,2 MPa) + (0 MPa) + (– 0,1 MPa) = – 0,3 MPa.
Đúng 6 ý được 0,5 điểm, đúng ít nhất 3 ý được 0,25 điểm, không được 3 ý thì không cho điểm
b - A: vách tế bào của mô giậu; B: không bào lông hút; C: không bào của mô giậu; D: mạch gỗ của
lá; E: mạch gỗ của rễ.
- Trong cơ thể thực vật, dựa vào thế năng nước thì nước sẽ di chuyển từ nơi có thế năng nước cao
đến nơi có thế năng nước thấp hơn (hoặc dựa vào thế năng trọng lực thì thế năng trọng lực của các
66
cấu trúc ở dưới cơ thể thực vật thấp hơn ở trên cao) → B và E thuộc phần rễ. A, C và D thuộc phần
lá của cây.
- Nồng độ chất tan trong không bào cao hơn vách tế bào → thế năng chất tan ở không bào nhỏ hơn
vách tế bào và mạch gỗ. Thế năng áp suất trong vách tế bào mô giậu lớn hơn thế năng áp suất
trong mạch gỗ → B là không bào lông hút. E là mạch gỗ của rễ. C là không bào của mô giậu. A là
vách tế bào của mô giậu. D là mạch gỗ của lá.
c - Các tế bào sống không chịu trách nhiệm cho sự di chuyển lên của dung dịch vì dung dịch CuSO 4
ở nồng độ gây độc khi thấm đến bất kỳ vị trí nào thì giết chết tất cả tế bào sống mà nó tiếp xúc.
- Lá đóng một vai trò rất quan trọng là một động lực trong cơ chế vận chuyển. Lá còn sống thì
dung dịch sẽ tiếp tục đi lên. Khi tất cả lá chết đi, chuyển động này không còn nữa.
- Rễ không/ít có vai trò trong chuyển động của dung dịch lên lá trong trường hợp thử nghiệm này
vì thân cây đã hoàn toàn bị tách rời khỏi rễ.

Câu 77:
a) Một tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu 1,9 atm và áp suất trương nước 0,7 atm đem ngâm vào các
dung dịch đường có áp suất thẩm thấu: 0,6; 0,8; 1,0; 1,2; 1,4; 1,6.
Nêu những hiện tượng vận chuyển nước đối với tế bào trong các dung dịch nêu trên?
b) Sự thay đổi độ mở khí khổng, hàm lượng ion K + và hàm lượng đường sacarozo trong tế bào bảo vệ
theo thời gian được thể hiện trong hình dưới đây.
25
Độ mở khí khổng (μm)

20

15

A
10 B
C

0
7:30 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00 19:00 21:00

Thời gian

Hãy cho biết độ mở khí khổng, hàm lượng K+, hàm lượng sacarozo trong tế bào bảo vệ tương ứng với
đường nào trong 3 đường (A, B, C)? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a Sức hút nước của tế bào thực vật : S=P-T=1,9-0,7=1,2 atm
Xảy ra 3 trường hợp :
- TH 1 : dung dịch đường có áp suất thẩm thấu = 1,2 : tế bào không hút nước, thể tích không thay
đổi.
- TH 2 : dung dịch đường có áp suất thẩm thấu <1,2 (0,6; 0,8; 1,0): tế bào hút nước, thể tích tăng.
- TH 3 : dung dịch có áp suất thẩm thấu > 1,2 (1,4; 1,6): tế bào mất nước, co lại.
b A: Hàm lượng K+ trong tế bào bảo vệ
B: Độ mở khí khổng
C: Hàm lượng saccarozo trong tế bào bảo vệ
Giải thích:
- B là độ mở khí khổng vì từ 7h30 sáng cường độ ánh sáng tăng dần → khí khổng bắt đầu mở to và
67
đạt cực đại vào thời điểm 13h00 (khi cường độ ánh sáng là mạnh nhất), nhờ cơ chế quang chủ động,
sau đó, khi cường độ ánh sáng giảm dần khí khổng bắt đầu đóng
- Đường A là hàm lượng K+ vì
+ Hàm lượng K+ tăng từ 7h30 đến 11h cùng sự tăng của đường B- độ mở khí khổng do có ánh sáng
kích thích mở các kênh K+, K+ từ ngoài được bơm vào trong tế bảo bảo vệ → làm tăng áp suất thẩm
thấu → tăng hút nước → khí khổng mở.
+ Sau 11:00, nồng độ K+ trong tế bào giảm xuống do tế bào bảo vệ quang hợp tổng hợp nên đường
(saccarozo) làm tăng áp suất thẩm thấu → K+ được bơm ra ngoài để làm duy trì áp suất thẩm thấu
của tế bào → K+ giảm dần.
- Đường C là hàm lượng saccarose vì
+ Cường độ ánh sáng tăng → cường độ quang hợp tăng → hàm lượng saccarozo tích lũy tăng lên
(11:00-17:00) và làm tăng độ mở khí khổng.
+ Từ 17h, ánh sáng giảm dần nên cường độ quang hợp giảm → hàm lượng saccarozo trong tế bào
giảm dần → ASTT của tế bào bảo vệ giảm → giảm hút nước → độ mở khí khổng giảm.

Câu 78:
1. Tiến hành thí nghiệm trồng riêng rẽ giữa ngô và lúa trong cùng điều kiện nước và ánh sáng đều tối ưu
cho sinh trưởng của hai loài. Các cây được chia làm ba nhóm khác nhau về nồng độ CO 2 môi trường. Kết
quả thu được về sinh khối tăng thêm sau 8 tuần trồng được thể hiện ở bảng dưới.
Nồng độ CO2 350ppm 600ppm 1000ppm
Loài
Ngô ( Zea mays) 91 g 89g 80g
Lúa ( Oryza sativa) 37g 47g 58g
a) So sánh sinh khối hai loài ở nồng độ CO2 khí quyển (350ppm). Tại sao có sự khác biệt như vậy?
b) Vẽ biểu đồ đường thể hiện kết quả thu được. Từ kết quả thí nghiệm, có thể rút ra kết luận gì về tác
động của tăng nồng độ CO2 khí quyển đến khả năng cạnh tranh của lúa khi trồng trong cùng môi trường
với ngô? Giải thích.
2. Người ta thường ngâm hạt lúa giống trong nước ấm khoảng 30C từ 24 đến 36 giờ rồi vớt hạt ra và tiếp
tục ủ thêm khoảng 48 - 60 giờ để hạt nảy mầm rồi mới đem gieo. Hãy cho biết quá trình sinh lí chủ yếu
nào xảy ra trong thời gian ngâm, ủ hạt? Nếu kéo dài thời gian ngâm hạt đến 96 giờ thì điều gì sẽ xảy ra?
Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
1 a)
- Sinh khối của ngô cao hơn sinh khối của lúa ở nồng độ CO2 khí quyển
- Vì ngô là thực vật C4 còn lúa là thực vật C3. Thực vật C4 có điểm bù CO2 thấp ( 0-10ppm) hơn
C3 (30-70 ppm) nên ở nồng độ CO2 khí quyển 350ppm thực vật C4 đã đạt gần đến điểm bão hòa CO2
2 b)
- HS vẽ được đồ thị như hình, chú thích và điền đầy đủ tên, đơn vị của các trục

68
- Khả năng cạnh tranh của lúa tăng vì tăng nồng độ CO2 làm tăng sinh khối của lúa và giảm sinh
khối của ngô.
- Khả năng cạnh tranh của lúa tăng vì tăng nồng độ CO2 vì
+ Thực vật C3 (lúa) cần ít năng lượng hơn để đồnng hóa CO2 so với thực vật C4 (ngô)
+ Nồng độ CO2 cao giúp thực vật C3 tránh hô hấp sáng.
+ Điểm bão hòa CO2 ở thực vật C3 cao hơn so với thực vật C4 ( ngô)
b)
- Liên quan chủ yếu đến hiện tượng hô hấp, vì quá trình hô hấp phân giải tinh bột cung cấp năng
lượng cho quá trình nảy mầm của hạt.
- Nếu không vớt hạt giống lên sau 96 giờ thì lượng oxy trong nước không đủ cung cấp cho hô hấp
hiếu khí, hạt chuyển sang lên men => hạt giống bị hỏng.

Câu 79:
a. Một nhà khoa học đã sử dụng hai chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) M và N để xử lý cho hạt cây rau
cải ở giai đoạn trước và sau khi nảy mầm. Ông đã bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô 50 hạt đồng đều nhau về
chất lượng. Mỗi chất ĐHST M và N đều được sử dụng riêng rẽ ở nồng độ thích hợp.
- Lô I: không được xử lý (lô đối chứng).
- Lô II: được xử lý với chất M.
- Lô III: được xử lý với chất N.
Kết quả về tỷ lệ nảy mầm (sau 24 giờ xử lý hạt) và đặc điểm thân mầm (4 ngày tuổi) được trình bày ở
bảng và hình dưới đây.
Lô thí Chất Tỷ lệ hạt nảy mầm Đặc điểm sinh trưởng của thân mầm
nghiệm ĐHST (%)
Lô I Không có 51,3 Mảnh, thẳng và kích thước trung bình
Lô II M 96,0 Mảnh, thẳng và dài
Lô III N 59,8 Mập, cong và ngắn
Mỗi chất điều hòa sinh trưởng M và N thuộc nhóm nào? Giải thích.
b. Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium) là cây ngày
ngắn, có thời gian chiếu sáng tới hạn là 16 giờ. Để
nghiên cứu tác động của quang chu kì đến khả năng
ra hoa của loài cây này, 4 lô Ké đầu ngựa được
trồng trong cùng điều kiện dinh dưỡng nhưng khác
nhau về chế độ chiếu sáng như được minh họa ở
hình bên. Cho biết lô nào cây sẽ ra hoa? Giải thích.

ĐÁP ÁN:

69
Ý Nội dung
a - Do các hạt của lô II có tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với lô đối chứng, thân mầm dài và thẳng chứng tỏ
các hạt trong lô này chịu tác động của một chất điều hòa sinh trưởng vừa có tác dụng kích thích này
mầm, vừa có tác dụng kéo dài chồi → M là chất thuộc nhóm Giberellin.
- Các thân mầm ở lô III có kích thước ngắn, mập, lại kéo cong là biểu hiện của cây mầm trong điều
kiện có etilen → N là etilen.
b - Lô cây số II không ra hoa vì thời gian chiếu sáng lớn hơn 16h nên cây không ra hoa, dù có che tối
vào ban ngày thì cũng không có tác dụng -> Cây không ra hoa.
- Lô cây số III sẽ ra hoa vì: thời gian chiếu sáng ít hơn 16h là điều kiện để cây ngày ngắn ra hoa.
Đồng thời có chiếu sáng đỏ xa vào ban đêm, khi đó Pđx sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ xa và chuyển về dạng
Pđ, lượng Pđx giảm là điều kiện thuận lợi cho cây ngày ngắn ra hoa -> Cây sẽ ra hoa
- Lô cây số IV không ra hoa vì dù thời gian ban ngày nhỏ hơn 16h là điều kiện để cây ngày ngắn ra
hoa nhưng chiếu sáng ban đêm, lần chiếu sáng sau cùng dùng ánh sáng đỏ -> kích thích Pđ hấp thụ
và chuyển sang Pđx -> ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn -. Cây không ra hoa.
- Lô cây số I có ra hoa: tổng thời gian một này không phải là 24 mà là 26h, chiếu sáng nhỏ hơn 16h
là điều kiện để cây ngày ngắn ra hoa. Thời gian ban đêm dài (10h) nên Pđx chuyển nhiều nhiều về Pđ
=> hỗ trợ cây ngày ngắn ra hoa.

Câu 80:
1. Hình 1 thể hiện sự di chuyển của các chất trong
mạch gỗ và mạch rây của thực vật.
Cho các cơ chế vận chuyển:
I. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất âm.
II. Vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương.
III. Vận chuyển chủ động.
IV. Vận chuyển thụ động.
Trong các cơ chế trên, cơ chế nào là cơ chế chính
để tạo ra các dòng vận chuyển P, Q, R, S? Giải
thích.
2. Để khảo sát ảnh hưởng của sự thiếu sắt lên hoạt Hình 1
động quang hợp ở thực vật người ta tiến hành thực nghiệm như sau. Trồng 1 nhóm cây trong cùng điều
kiện và các chất khoáng được cung cấp đầy đủ. 10 ngày trước khi thực hiện thí nghiệm, người ta tách
50% số cây chuyển sang dung dịch trồng không chứa sắt. Khi thực hiện thí nghiệm, người ta đưa tất cả
các cây này vào bóng tối trong 6 giờ sau đó bật đèn chiếu sáng Hình 2trong 16 giờ. Lượng triose
phosphate tạo ra được biểu diễn theo đồ thị hình 2.

a. Giải thích tại sao thực nghiệm phải được thực hiện ở điều kiện nồng độ CO2 duy trì ở mức cao?

70
b. Giải thích tại sao việc đảm bảo các cây trồng được trồng trong cùng điều kiện tới khoảng 10 ngày trước
khi tiến hành thực nghiệm?
c. Ý nghĩa của việc đưa các cây thí nghiệm vào bóng tối trong vòng 6 giờ?
d. Giải thích tác động của việc thiếu sắt lên kết quả thí nghiệm?
e. Thiếu sắt dẫn tới giảm lượng CO2 hấp thu, giải thích hiện tượng này?
ĐÁP ÁN:
1 - Dòng P: vận chuyển chủ động. Do cơ quan nguồn có nồng độ đường (saccarôzơ) cao hơn dịch bào
trong phloem. (Sai)
- Dòng Q: vận chuyển thụ động. Sự tích lũy đường trong mạch rây làm tăng áp suất thẩm thấu, nước
được vận chuyển thụ động từ mạch rây sang mạch gỗ.
- Dòng R: vận chuyển dòng khối nhờ áp suất âm. Sự thoát hơi nước đã tạo nên một áp suất âm hút
nước trong mạch gỗ.
- Dòng S: vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương. Nước được thẩm thấu vào đầu nguồn mạch rây đã
tạo nên một áp suất dương đẩy dịch vận chuyển trong mạch.
2 a. Để CO2 không phải là nhân tố ảnh hưởng đến cường độ quang hợp vào lượng triose tạo ra.
b. Nhằm đảm bảo tất cả các khác biệt trong quá trình thực nghiệm đều do sự thiếu sắt gây ra.
c. Đảm bảo lượng triose phosphate là tương đồng ở tất cả các cây khi thực nghiệm bắt đầu.
d. Thiếu sắt dẫn đến các thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp bị thiếu hụt.
- Chuỗi vận chuyển điện tử (ETC) bất thường dẫn tới lượng ATP và NADPH tạo ra trong pha sáng suy
giảm dẫn tới lượng triose phosphate tạo ra trong pha tối suy giảm.
e. Thiếu sắt dẫn tới lượng CO2 hấp thu suy giảm là do lượng triose phosphate chuyển hóa thành RidP
(RuBP) ít, chất nhận CO2 ít nên lượng CO2 được hấp thu suy giảm.

Câu 81:
1. Ngoài việc tham gia vào quá trình cố định CO 2, enzyme RuBisCO còn có khả năng xúc tác phản ứng
gắn O2 vào RuBP gây ra hô hấp sáng như được minh họa ở hình 3.
Mỗi phát biểu dưới đây là ĐÚNG hay SAI? Giải
thích? Lục lạp
a. Khoảng 75% lượng cacbon trong hợp chất 2- 2 î RuBP
Chu trình 2 î O2
phosphoglycolate được chuyển hóa tiếp ở chu trình Calvin
Calvin.
3 î 3-PGA
b. Hô hấp sáng có tác dụng bảo vệ thực vật khỏi tác 2 î 2-phosphoglycolate
động của cường độ ánh sáng mạnh.
c. Hô hấp sáng có liên hệ chặt chẽ với quá trình đồng hóa
Glycerate
2 î glyoxylate 2 î glycine
nitơ ở lá của thực vật C3.
NH3
d. Thực vật C3 trồng trong điều kiện không khí có 5% Serine Serine CO2
O2
sẽ có năng suất tăng gấp đôi so với các cây cùng loài Peroxisome Ty thể

trồng trong điều kiện không khí có 20% O2.


Hình 3
2. Biểu đồ hình 4 mô tả quá trình hô hấp của một cây
trong điều kiện bình thường. Trong số các đường A,
B, C, D, đường nào biểu thị các giai đoạn hô hấp trong
đời sống của cây? Giải thích. Từ đó cho biết ứng dụng
vào việc bảo quản các sản phẩm nông nghiệp.
ĐÁP ÁN:
71
1 A. Đúng. Vì ở sơ đồ trên cho thấy, cứ 2x2-phosphoglycolate (4C) qua hô hấp sáng cung cấp 1 APG
(3C) cho chu trình calvin
B. Đúng. Vì hô hấp sáng sử dụng bớt O2, ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng do ánh sáng mạnh.
C. Đúng. Vì xảy ra chuyển vị nhóm amin giữa glyoxylate với glutamate tạo ra glyxin và α-xeto
glutaric, sau đó hai phân tử glyxin kết hợp với nhau tạo thành serin và loại ra 1 phân tử NH3, vì vậy hô
hấp sáng còn làm hao hụt nitơ của thực vật.
D. Đúng. Vì đối với thực vật C3 ở nồng độ oxi thấp không có hô hấp sáng, còn nồng độ oxi cao có hô
hấp sáng.
2 - Đường cong C.
vì: Giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của
cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng.
- Ứng dụng trong bảo quản sản phẩm nông nghiệp:
Quá trình hô hấp mạnh của các sản phẩm nông nghiệp làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ, nên làm giảm
chất lượng sản phẩm.
→ Bảo quản hạt giống, hoa quả: cần hạn chế hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng lượng khí CO 2, làm
giảm độ thông thoáng, giảm độ ẩm...

Câu 82:
1. Khi nghiên cứu về tương tác của hormone thực vật, các nhà thực vật ghi nhận lại như sau:
- IPT: gen tạo cytokinin (CK)
- CKX: gen tạo enzyme cytokinin oxydase: phân giải cytokinin
- AIA ức chế biểu hiện gen IPT và kích thích biểu hiện gen CKX .
Sự phát triển chồi chính và chồi bên biểu hiện như thế nào trong mỗi trường hợp sau:
(1) Trên cây nguyên vẹn
(2) Trên cây cắt ngọn chính.
(3) Sau khi chồi bên phát triển một thời gian.
2. Giả thiết tại cùng một khu vực địa lí và cùng một chế độ chiếu sáng, cả 2 cây A (cây ngắn ngày) và cây B
(cây dài ngày) cùng ra hoa trong một ngày. Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào? Cho ví dụ minh
họa?
3. Phân biệt sự thụ phấn và thụ tinh? Điểm có lợi và bất lợi đối với những thực vật có động vật thụ phấn
chuyên hóa cao?
ĐÁP ÁN:
1 (1) Trên cây nguyên vẹn, dòng chảy auxin từ đỉnh ngọn xuống gốc kìm hãm sự thể hiện gen IPT, duy
trì sự thể hiện CKX trong thân cây
→ AIA/ CK >1 → chồi bên không phát triển được.
(2) Trên cây cắt ngọn, mức độ auxin trong thân giảm, sự ức chế gen IPT được phóng thích, CKX bị ức
chế.
CK sau đó được tổng hợp lại trong thân và được vận chuyển vào chồi bên → AIA/ CK <1 → kích
thích chồi bên phát triển.
(3) Sau khi chồi bên phát triển, IAA một lần nữa được tổng hợp từ chồi ngọn mới chảy xuống thân, ức
chế gen IPT và duy trì sự thể hiện CKX, làm giảm CK trong thân, ức chế chồi bên mới phát triển.
2 - Cây ngày ngắn ra hoa khi độ dài đêm lớn hơn độ dài đêm tới hạn. Cây ngày dài ra hoa khi độ dài đêm
nhỏ hơn độ dài đêm tới hạn
- Trong cùng 1 quang chu kỳ, độ dài đêm nằm ở khoảng giữa của độ dài đêm tới hạn của cây ngày
ngắn và độ dài đêm tới hạn của cây ngày dài thì cả 2 cây ra hoa.
- Ví dụ: cây ngày ngắn có độ dài đêm tới hạn là 9h, cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 14h, nếu
72
quang chu kì có độ dài đêm khoảng 13h thì cả 2 cây cùng ra hoa.
3 - Thụ phấn là sự chuyển hạt phấn từ bao phấn đến núm nhụy cái, thụ tinh là sự kết hợp của trứng và
tinh trùng tạo nên hợp tử. Sự thụ tinh chỉ có thể xảy ra sau khi hạt phấn sinh trưởng tới ống phấn
- Điểm có lợi và bất lợi đối với thực vật có động vật thụ phấn chuyên hóa cao:
+ Lợi: Có động vật thụ phấn chuyên hóa cao thì thụ phấn hiệu quả hơn vì có ít hạt phấn được đưa
nhầm tới loài cây khác
+ Bất lợi: Nếu quần thể động vật thụ phấn bị giảm sút do vật ăn thịt, bệnh tật, biến đổi khí hậu thì quá
trình thụ phấn giảm sút, không tạo được hạt.

Câu 83:
1. Hình 3 minh họa nơi tổng hợp và sự vận chuyển của hai loại hoocmôn X
và Y ở thực vật.
a) Hai loại hoocmôn này liên quan đến hiện tượng gì ở cây?
b) So sánh khả năng phân nhánh của các cành tại các vị trí A, B, C và D. Giải
thích.
c) Mỗi hiện tượng sau đây có liên quan đến sự cân bằng hoocmôn trong đó có
liên quan đến X hoặc Y không? Giải thích.
(1) Nuôi cấy mô sẹo.
(2) Phân hoá giới tính đực và cái của hoa.

2. Khi khảo sát sự phân bố của khí khổng (tần số) và diện tích lỗ (% diện tích
lá) ở các loại thực vật khác nhau cho kết quả được thể hiện ở bảng bên dưới.
Em hãy giải thích mối liên hệ giữa sự phân bố khí khổng ở các loài thực vật.
Loài cây Tần số/mm2 Diện tích lỗ (% diện tích lá)
Mặt trên Mặt dưới
Hành 175 175 2,0
Sồi 0 340 0,8
Ngô 98 108 0,7
Hướng dương 120 175 1,1
Lúa 50 40 0,6
Thuốc lá 50 190 0,8
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
- Hiện tượng ưu thế ngọn
1a - vì hoocmôn Y và X tương ứng là auxin và xitôkinin (đặc trưng bởi vị trí tổng hợp đối lập –
auxin ở đỉnh sinh trưởng và xitôkinin ở rễ).
- Càng xa đỉnh sinh trưởng thì ảnh hưởng ức chế của auxin càng yếu do tại đây hàm lượng auxin
thấp nhưng xytokinin cao. Theo hình, hàm lượng auxin ở chồi A > B > C > D; hàm lượng
xytokinin ở chồi theo thứ tự ngược lại.
1b
- Như vậy, chồi bên số A bị ức chế mạnh nhất (do auxin cao, xytokinin thấp) nên khó bật chồi,
còn chồi bên số D bị chồi ngọn ức chế yếu nhất (do auxin thấp, xytokinin cao) do đó bật chồi
mạnh.
(1) Có, vì liên quan đến tỉ lệ giữa auxin (kích thích ra rễ) và xitôkinin (kích thích ra chồi).
1c
(2) Không, vì phân hoá giới tính hoa liên quan đến tỉ lệ GA (hoa đực) và êtilen (hoa cái)
2 - Số lượng khí khổng biến động tùy thuộc vào loại cây
73
- Các loại thực vật như hành, ngô và luá là thực vật 1 lá mầm hầu hết có đối xứng hai bên đối với
bộ phận hoặc toàn bộ lá
- Các loại thực vật như sồi, hướng dương, thuốc lá là thực vật 2 lá mầm có lá dẹt
- Sự phân bố của khí khổng ở trong biểu bì mặt trên và mặt dưới khác biệt nhau tùy thuộc và hình
thái của phiến lá. Lá hình ống như ở hành hay hình kiếm dẹt như ở lúa và ngô thì khí khổng bằng
nhau ở hai phía hoặc sự khác biệt không lớn lắm và diện tích lỗ so với diện tích lá là thấp
- Các loại thực vật như sồi, hướng dương, thuốc lá là thực vật 2 lá mầm có lá dẹt, rộng thì khí
khổng mặt dưới nhiều hơn mặt trên và diện tích lỗ so với diện tích là biến động cao hơn.
- Diện tích lỗ khí so với diện tích lá ở thực vật 1 lá mầm thấp hơn so với thực vật 2 lá mầm

Câu 84:
a) Với các loại cây trồng sau nên chú ý bổ sung loại phân bón chủ yếu nào để đạt năng suất cao: mía, cà
chua, cải ngọt, táo, vải, khoai lang, rau muống, củ cải đường, khoai tây? Giải thích.
b) Tại sao một số loài cây có thể sinh trưởng bình thường ở vùng đất ngập mặn?
ĐÁP ÁN:
- Cải ngọt, rau muống là các loại cây thu hoạch lá, cần bón phân đạm bổ sung nguyên tố N cho cây,
giúp ra nhiều cành, lá phát triển to và xanh tốt.
- Mía, khoai lang, khoai tây cần bón đủ phân Kali. Vì K giúp cho việc vận chuyển đường về cơ quan
a dự trữ, tăng hàm lượng tinh bột.
- Cà chua, táo, vải: thu hoạch quả nên cần bón phân lân (cung cấp P) trong thời kì ra quả để quả ra
sớm và nhiều, đến thời kì bón thúc nên bổ sung Kali để tăng dự trữ đường trong quả, tăng màu sắc
và chất lượng quả.
- Ở vùng đất ngập mặn có Ptt của dịch đất rất cao → cây thường chết do khó hấp thụ nước.
- Một số loài cây có thể sinh trưởng bình thường ở vùng đất ngập mặn, vì:
b + Có không bào rễ cây tích luỹ muối nên duy trì P tt rất cao, cao hơn Ptt của dịch đất nên cây vẫn hút
được nước.
- Có thể lấy nước qua lá từ nước sương và hút nước chủ động nhờ bơm hút nước có tiêu tốn ATP.

Câu 85:
a) Khi trồng 3 loài cây A, B, C trong nhà kính và chiếu sáng với cường độ thấp như nhau, người ta nhận
thấy ở cây A lượng CO2 hấp thụ tương đương với lượng CO2 thải ra; cây B lượng CO2 hấp thụ nhiều hơn
lượng CO2 thải ra; còn cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra.
- Phân loại các cây này theo chỉ tiêu sinh lý về ánh sáng? Giải thích.
- Để đạt hiệu suất quang hợp cao cần trồng mỗi
Lượng CO2
loài cây này trong những điều kiện ánh sáng
như thế nào?
b) Người ta giữ khoai tây một tuần trong không
khí sạch, sau đó giữ một tuần trong nitơ sạch,
rồi lại giữ một tuần trong không khí sạch. 1 2 3 Thời gian (tuần)

Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm


được biểu diễn ở đồ thị bên. Giải thích kết quả.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a - Cây A là cây trung tính. Vì cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp nên CO 2 thải ra và hấp thụ
tương đương.
74
- Cây B là cây ưa bóng. Vì cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp nên cây hấp thụ CO2 từ
môi trường nhiều hơn thải ra → Cây B có điểm bù ánh sáng thấp.
- Cây C là cây ưa sáng. Vì cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp nên thải CO2 ra môi
trường nhiều hơn hấp thụ → Cây C có điểm bù ánh sáng cao.
Cây A trồng ở mọi điều kiện ánh sáng.
Cây B trồng dưới tán cây khác, hoặc dưới bóng râm; Cây C trồng nơi quang đãng, hoặc nơi nhiều
ánh sáng
- Tuần 1: Quá trình hô hấp hiếu khí bình thường → Lượng CO2 thoát ra ổn định.
- Tuần 2: Giai đoạn đầu hô hấp hiếu khí (do còn một ít oxi hòa tan trong gian bào) → lượng CO2 ít.
Giai đoạn sau chỉ xảy ra lên men tạo ra axit lactic → không tạo ra CO2.
b
- Tuần 3: Giai đoạn đầu, các mô có oxi sẽ đẩy mạnh oxi hóa glucozơ chuyển thành axit pyruvic
tham gia vào chu trình Creb → có sự tăng cao hàm lượng CO2 thải ra, sau đó quá trình hô hấp hiếu
khí bình thường → lượng CO2 ổn định trở lại.

Câu 86:
a) Cắt một cành cây có nhiều lá xanh cắm vào một bình thủy tinh chứa nước sạch. Để giữ cho lá của cành
cây này được xanh lâu, ta cần phải xử lí bằng hoocmôn thực vật nào? Tại sao?
b) Ở 1 số loại hạt (ngô, đậu,...), nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm
không đạt 100%, nhưng nếu đem phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở
nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
- Để giúp cho lá xanh lâu, cần xử lí cành này bằng hoocmôn xitôkinin.
a - Giải thích: xitôkinin là hoocmôn ngăn chặn sự hóa già bằng cơ chế ngăn chặn sự phân hủy các chất
prôtêin, diệp lục và axit nucleic.
- Khi còn tươi: lượng AAB cao gây ức chế quá trình nảy mầm. AAB cao làm làm cho các hạt này
"ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm. Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí
b hậu.
- Khi phơi khô hạt một thời gian: hoạt tính của AAB bị mất → hiệu suất nảy mầm tăng lên (hiện
tượng này thường thấy ở cây một năm).

Câu 87:

75
ĐÁP ÁN:

Câu 88: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Trồng các cây 1, 2, 3 (cùng một giống, cùng độ tuổi) trong các chậu có điều kiện dinh dưỡng, chế độ
chăm sóc như nhau. Đưa các chậu cây này vào trong phòng thí nghiệm, chiếu sáng với các miền quang
phổ khác nhau nhưng cùng cường độ, cụ thể là:
Cây 1: Chiếu miền ánh sáng đỏ.
Cây 2: Chiếu miền ánh sáng xanh lục.
Cây 3: Chiếu miền ánh sáng xanh tím.
Thời gian chiếu sáng là như nhau ở tất cả các chậu cây.
a. Cây nào hấp thụ được nhiều năng lượng ánh sáng nhất? Giải thích.
b. Cây nào sinh trưởng và phát triển kém nhất? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. - Cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất là cây 3.
- Vì trong miền ánh sáng xanh tím có các điểm cực đại hấp thụ của cả diệp lục a, b và một số
carôtenoit.
- Đây cũng là miền ánh sáng có bước sóng ngắn, mức năng lượng cao.
b. - Cây 2 sẽ bị sinh trưởng và phát triển kém nhất.
- Vì: + Diệp lục hấp thụ tốt ánh sáng miền xanh tím (thí nghiệm với cây 3); miền ánh sáng đỏ (thí
nghiệm với cây 1).
+ Trong khi đó, (thí nghiệm với cây 2) diệp lục hoàn toàn không hấp thu ánh sáng ở các miền miền ánh
sáng xanh lục, chỉ có carotenoit hấp thụ và chuyển cho diệp lục.

Câu 89:
a) Rất nhiều loài cây rụng lá vào mùa đông. Tại sao nói rụng lá là sự thích nghi của những cây này trong
mùa đông?
b) Giả sử có một đột biến xảy ra làm cho ezim rubisco chỉ bị mất hoạt tính ôxigenaza ở tất cả các lục lạp
của một cơ thể thực vật. Đột biến này có lợi cho thực vật này hay không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a) Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp
+ Chất nguyên sinh trở nên đặc → nước khó vận chuyển → cây khó hút nước
+ Hô hấp giảm → ATP được tổng hợp ít → giảm quá trình hút nước
+ Không khí ngoài môi trường trở nên khô hanh → tăng quá trình thoát hơi nước
=> trong điều kiện quá trình hút nước được ít và thoát hơi nước nhiều thì cây rụng lá để giảm bớt
quá trình thoát hơi nước
b) - Enzim rubisco bình thường vừa có hoạt tính cacboxylaza vừa có hoạt tính oxigenaza.
- Nếu cây này là thực vật C4 hoặc thực vật CAM thì đột biến này không ảnh hưởng gì vì các loài
thực vật này có cơ chế để hạn chế hoạt tính oxi hóa của rubisco.
76
- Nếu cây này là thực vật C3 thì đột biến này có lợi cho cây trong điều kiện cường độ chiếu sáng
mạnh và hàm lượng oxi cao, cacbonic thấp thì không xảy ra hô hấp sáng → không làm hao phí sản
phẩm quang hợp.

Câu 90: Quá trình cố định nitơ trong nốt sần của cây họ đậu cần đủ 4 điều kiện bao gồm ATP, NADH,
kị khí và sự có mặt của enzim nitrogenase. Tuy nhiên, rễ cây và các tế bào vi khuẩn Rhizobium đều sống
trong điều kiện hiếu khí. Hãy chỉ ra các biến đổi thích nghi của cây họ đậu lẫn vi khuẩn Rhizobium để sự
hỗ sinh giữa hai loài có được như ngày nay? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
- Tầng bao bọc bên ngoài nốt sần của rễ cây được lignin hóa khiến hạn chế sự khuếch tán của oxi và bên
trong nốt sần.
- Lượng oxi trong nốt sần được hạn chế sao cho đủ đối với tế bào rễ cây và vi khuẩn hô hấp nhưng không
ức chế enzim nitrogenase.
- Vi khuẩn Rhizobium khi vào trong tế bào được bao bọc trong túi màng để hạn chế tiếp xúc với oxi tạo
điều kiện cho enzim nitrogenase cố định nitơ.
- Tế bào rễ cây có 1 loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm giảm lượng oxi tự do trong nốt sần,
tạo điều kiện kị khí nhưng lại vận chuyển oxi và điều tiết lượng oxi cho các tế bào vi khuẩn để hô hấp
tổng hợp ATP cho quá trình cố định nitơ.

Câu 91: Phytochrome là một trong các thụ thể ánh sáng của thực vật tham gia vào quang chu kỳ.
Phytochrome tồn tại ở 2 dạng quang phổ khác nhau: P r hấp thụ ánh sáng đỏ còn P fr hấp thụ ánh sáng đỏ
xa. Một thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của cây bị ảnh hưởng bởi các chớp sáng khác nhau: trắng (W),
đỏ (R), đỏ xa (FR) trong giai đoạn tối hoặc là trong tối ở giai đoạn sáng của sự phát triển thực vật. Hình
dưới đây cho biết kết quả thí nghiệm. Quan sát hình và cho biết:

a) Ở thí nghiệm (4) và (5) cây có ra hoa không? Giải thích


b) Cần điều chỉnh như thế nào để cây ở thí nghiệm (3) và (6) ra hoa?
c) Hãy xác định đặc điểm ra hoa của loài thực vật này.
ĐÁP ÁN:
a) - Cây ở thí nghiệm (4) không ra hoa; cây ở thí nghiệm (5) sẽ nở hoa. Vì:
+ Cây trong thí nghiệm 4 không ra hoa do thời gian tối không đủ thời gian tối tới hạn → ức
chế cây ngày ngắn ra hoa.
+ Cây 5 sẽ ra hoa vì thời gian tối lớn hơn thời gian tối tới hạn →sẽ kích thích cây ngày ngắn
ra hoa.
b) - Thí nghiệm (3) cần tắt ánh sáng trắng bằng chớp sáng đỏ xa thì cây trong thí nghiệm 3 sẽ
ra hoa.
- Thí nghiệm (6) chiếu FR sau cùng cây sẽ nở hoa.
77
c) - Cây ra hoa với điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 12h chính xác là cây ngày ngắn (đêm
dài).
- Vì trong cây có sắc tố cảm nhận quang chu kì là phitocrom. Phitocrom tồn tại ở hai dạng.
Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sáng là 660 nm), ký hiệu là PR có tác dụng
kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế sự ra hoa của cây ngày dài; dạng thứ hai hấp
thụ ánh sáng đỏ xa (có bước sáng 730 nm), ký hiệu PFR có tác dụng kích thích sự ra hoa
của cây ngày dài, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.
- Hai dạng này có thể chuyển đổi thuận nghịch khi có tác động của ánh sáng như sau:
PR P FR

- Nếu thời gian chiếu sáng tới hạn và tia sáng chiếu cuối cùng là đỏ xa thì đảm bảo cây ra
hoa.

Câu 92:

ĐÁP ÁN:

Câu 93:

78
ĐÁP ÁN:

Câu 94:

ĐÁP ÁN:

79
Câu 95:
a. Người ta thường ngâm hạt lúa giống trong nước ấm khoảng 30C từ 24 đến 36 giờ rồi vớt hạt ra và tiếp
tục ủ thêm khoảng 48 - 60 giờ để hạt nảy mầm rồi mới đem gieo. Hãy cho biết quá trình sinh lí chủ yếu
nào xảy ra trong thời gian ngâm, ủ hạt? Nếu kéo dài thời gian ngâm hạt đến 96 giờ thì điều gì sẽ xảy ra?
Giải thích.
b. Hệ số hô hấp là gì? Cho biết ý nghĩa của hệ số hô hấp. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn hệ số hô hấp trong
quá trình chín của quả.
c. Trong điều hòa chu trình Krebs (chu trình acid citric), NADH và ATP là hai chất có vai trò quan
trọng. Các enzyme trong chu trình được hoạt hóa khi tỉ lệ NADH/NAD+ và ATP/ADP bị giảm xuống
dưới giá trị ngưỡng. Hãy so sánh cường độ hô hấp của lá cây C3 giữa ban ngày và ban đêm (cao hơn, thấp
hơn, tương đương). Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a - Liên quan chủ yếu đến hiện tượng hô hấp, vì quá trình hô hấp phân giải tinh bột cung cấp năng
lượng cho quá trình nảy mầm của hạt.
- Nếu không vớt hạt giống lên sau 96 giờ thì lượng oxy trong nước không đủ cung cấp cho hô hấp
hiếu khí, hạt chuyển sang lên men => hạt giống bị hỏng.
b - Hệ số hô hấp là tỉ lệ giữa số phân tử CO 2 thải ra và số phân tử O 2 lấy vào khi hô hấp. Hệ số hô hấp
cho biết nguyên liệu đang hô hấp là gì và nó cho biết tình trạng hô hấp của cây. Trên cơ sở đó đưa ra
các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây.
- Vẽ đồ thị đúng được 0,25 điểm.
c - Cường độ hô hấp của lá cây C3 vào ban ngày thấp hơn ban đêm.
- Giải thích: tỉ lệ ATP/ADP được duy trì ở mức cao vào ban ngày nhờ các phản ứng sáng ở lục lạp,
sự tổng hợp ATP ở ty thể bị giảm và do đó NADH không được oxi hóa. Nồng độ cao NADH sẽ làm
chậm hoặc thậm chí làm ngừng chu trình Krebs

Câu 96:
a) Sơ đồ bên dưới biểu diễn sự thay đổi của
hàm lượng nước và lượng dinh dưỡng dự trữ
trong các giai đoạn (GĐ) phát triển, ngủ nghỉ,
nảy mầm của hạt và phát triển của cây con.
Hãy cho biết:
80
- Đường nào biểu diễn cho lượng nước, đường nào biểu diễn cho lượng dinh dưỡng dự trữ? Giải thích.
- Điền tên loại phytohormone thích hợp vào các dấu “...” ở vị trí từ 1 đến 5. Giải thích.
b) Người ta trồng các cây con cùng loài, cùng độ tuổi, đang phát triển tốt vào các chậu có kích thước
giống nhau , chăm sóc như nhau và xác định tỷ lệ
sinh khối giữa phần rễ với phần chồi của các lô thí
nghiệm theo lượng nước tưới ml/ngày. Lô A trồng
1cây/chậu và lô B trồng 15cây/chậu. Kết quả thí
nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị bên.
Giải thích đồ thị và xác định đường đồ thị nào ứng
với kết quả của lô thí nghiệm A và B?
ĐÁP ÁN:
a) (1,0 đ)
- Đường liền biểu diễn chất dinh dưỡng, đường đứt đoạn biểu diễn lượng nước. (0,25đ)
- Đường liền biểu diễn chất dinh dưỡng dự trữ, vì: (0,25đ)
- Đường đứt đoạn biểu diễn lượng nước, vì: (0,25đ)
- Tên các phytohormone là 1-Cytokinin, 2-GA, 3- Auxin, 4- ABA, 5-GA, Auxin
Giải thích: (0,25đ)
b) (1,0 đ)
- Khi tăng lượng nước tưới đến khoảng 50ml/ngày thì tỉ lệ rễ/ chồi cả hai lô đều cao, vì (0,25đ)
- Khi tưới nước từ 50-70ml/ngày thì đồ thị đường 1 vẫn mức cao, đường 2 giảm mạnh  (0,25đ)
- Khi tưới nước từ 70-100ml/ngày… (0,25đ)
- Và mức tưới nước trên 100ml/ngày thì tỉ lệ sinh khối rễ/chồi ổn định
Đường 1: lô B 15cây/ chậu. Đường 2: lô A 1cây/ chậu (0,25đ)

Câu 97:
a) Trong quá trình trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng. Trình bày cơ
chế đóng, mở khí khổng vào ban ngày và cho biết ý nghĩa của sự đóng, mở này trong hoạt động sống của
cây
b) Hãy giải thích:
- Tại sao nhiều loài cây có thể chịu đựng được nhiệt độ môi trường rất lạnh dưới nhiệt độ đóng băng của
nước.
- Tại sao một số loài cây có thể chịu được nhiệt độ môi trường tăng cao trong thời gian tương đối dài.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
Về cơ chế:
Khí khổng mở do quang mở chủ động: ban ngày (khi có ánh sáng), ánh sáng tác động vào lục lạp
hình thành các chất hữu cơ tích luỹ trong không bào  tạo áp suất thẩm thấu, hấp thụ nước, làm mở
khí khổng.
Khí khổng đóng do đóng thủy chủ động: một phần hay toàn bộ tuỳ thuộc vào mức độ thiếu nước.
a Sự thiếu nước có thể do: đất thiếu nước, vận chuyển nước trong mạch gỗ không kịp hoặc thoát hơi
nước quá mạnh
Sự thiếu nước còn do axit absisic hình thành ở rễ và ở lá kéo K+ ra khỏi tế bào khí khổng, gây mất
nước làm khí khổng khép lại
Khí khổng khép còn do ánh sáng quá mạnh vào ban trưa, gió, độ ẩm
Riêng ở thực vật CAM, ban ngày khí khổng đóng

81
Về ý nghĩa: Đóng khí khổng là phản ứng tự vệ tránh tổn thương khi thiếu nước; mở khí khổng tạo
sức hút kéo nhựa nguyên (dòng nước và chất khoáng) đi lên (thí sinh có thể viết: hơi nước thoát ra
khi khí khổng mở và khí CO2 liên tục đi vào dùng cho quang hợp)
b Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ thấp:
Cây thay đổi thành phần lipit màng bằng cách tăng lượng axit béo không no để tăng khả năng di
động của màng
Cây có khả năng chống nước đóng băng trong tế bào bằng cách tăng nồng độ chất tan (ví dụ như
đường)
Đặc điểm chịu nhiệt độ cao:
Cây có khả năng tạo ra các protein sốc nhiệt có tác dụng bảo vệ các protein khác của tế bào khỏi bị
nhiệt độ cao làm biến tính
Các nhà khoa học cho rằng các protein sốc nhiệt sẽ liên kết với các protein khác, giữ chúng khỏi bị
biến tính.

Câu 98:
a) Hãy chỉ ra đặc điểm cấu tạo đặc trưng của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm virus.
Giải thích.
b) Trình bày các đáp ứng của tế bào thực vật giúp chúng chống lại các tác nhân gây bệnh khi có virus
hoặc nấm xâm nhập.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
Cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất
như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập được vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng
a truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất, thậm chí một số loại virus còn có khả năng
kích hoạt tế bào tiết ra các protein mở rộng cầu sinh chất để chúng đi qua. Chính vì vậy, virus nhanh
chóng phát tán trong toàn bộ cây.
Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa
chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh
nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó
b Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh chống lại
nhiều tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày

Câu 99: Phân biệt nhóm gibêrelin với nhóm xitôkinin về: vị trí tổng hợp, hướng vận chuyển và các vai
trò sinh lý chủ yếu.
ĐÁP ÁN:
Nhóm gibêrelin Nhóm xitôkinin
Vị trí tổng Được tổng hợp ở phôi hạt, lá non, rễ và Được tổng hợp chủ yếu ở đỉnh rễ, ngoài ra
hợp đỉnh chồi của cây. còn được tổng hợp ở phôi hạt và lá non.

Vận chuyển Vận chuyển không phân cực qua mạch gỗ Vận chuyển không phân cực qua mạch gỗ
(xylem) và mạch rây (phloem).
Kích thích sự phân chia và sinh trưởng giãn Kích thích sự phân chia tế bào. Kết hợp với
của tế bào theo chiều dài, làm kéo dài thân auxin điều khiển sự hình thành cơ quan ở
cây thực vật
82
Vai trò sinh Kích thích sự hình thành hoa và ảnh hưởng Thúc đẩy sự sinh trưởng của các chồi bên,
lý chính đến phân hóa giới tính hoa làm giảm ưu thế trội của chồi đỉnh

Kích thích sự nảy mầm của hạt qua thúc Kìm hãm sự hóa già của lá và các cơ quan
đẩy sinh tổng hợp enzym α-amylaza. khác

Thúc đẩy sự sinh trưởng của quả, do đó làm Thúc đẩy sự trưởng thành của lục lạp (kích
tăng kích thước quả thích các tiền lục lạp phát triển thành lục lạp
hoàn chỉnh

Câu 100: Khi phân biệt quá trình quang hợp ở thực vật C 3 và thực vật C4 người ta thấy có nhiều đặc điểm
khác nhau, trong đó có số lượng ATP và hiệu suất quang hợp, hãy:
a) Giải thích tại sao số lượng ATP cần cho việc hình thành 1 phân tử glucôzơ lại khác nhau ở 2 nhóm
thực vật trên.
b) Giải thích tại sao hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m 2 lá/ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với ở
thực vật C4.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a Để hình thành 1 phân tử glucôzơ thực vật C3 cần 18 ATP; Thực vật C4 cần 24 ATP.
Minh họa bằng sơ đồ cố định CO2 ở thực vật C3
Minh họa bằng sơ đồ cố định CO2 ở thực vật C4
Vì thực vật C3 có hô hấp sáng, nên tiêu phí mất ½ sản phẩm quang hợp, còn thực vật C4 không có hô
hấp sáng
b Thực vật C4 không có hô hấp sáng: C5 (RiDP hoặc RuDP) + CO2  2C3  Quang hợp (C6)
TV C3 có hh sáng: C5 (RiDP)+ O2  1 C3  Quang hợp (1/2 C6) + 1 C2  hh sáng

Câu 101: Hãy thiết kế thí nghiệm bằng cách sử dụng enzim glycôlat oxidaza trong cây để phân biệt các
nhóm thực vật C3, C4. Giải thích kết quả thí nghiệm.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
Thí Có hai cây A và B, một cây C3 và một cây C4, lấy một ít lá tươi của hai cây đem nghiền trong
nghiệm dung dịch đệm thích hợp để tách chiết enzim ra khỏi lá
Sau đó cho một lượng nhất định axit glycolic vào mỗi dịch chiết
Sau một thời gian xác định, nếu hàm lượng axit này không đổi thì dịch chiết không có mặt
enzim glycolat oxidaza, vậy dịch chiết đó lấy từ cây C4
Nếu hàm lượng axit glycolic giảm thì dịch chiết đó có enzim glycolat oxidaza, dịch chiết này
là của cây C3
Giải thích Enzim glycôlat oxidaza chỉ có mặt trong thực vật C3. Do đó nếu phát hiện enzim này có mặt
ở thực vật nào thì đó là cây C3.
Phản ứng: axit glycolic + oxi → glycoxilat + H2O2 (enzim xúc tác glycolat oxidaza).

Câu 102:

83
ĐÁP ÁN:

Câu 103:

84
ĐÁP ÁN:

85
Câu 104: Có ba cây với tổng diện tích lá như nhau, cùng độ tuổi, đo thể tích nước thoát ra ở điều kiện
chiếu sáng như nhau trong 12 giờ. Sau đó cắt ngang thân ở gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong thời
gian như trên, người ta thu được số liệu như sau:
Cây Thể tích nước thoát ra qua lá (ml) Thể tích dịch tiết ra (ml)
Khoai tây 6,2 0,71
Hướng dương 3,8 0,23
Cà chua 8,3 0,71
Rút ra nhận xét từ bảng số liệu trên.
ĐÁP ÁN:
- Quá trình vận chuyển nước trong cây phụ thuộc vào lực đẩy của áp suất rễ (động lực đầu dưới), lực liên kết
giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với thành mạch dẫn, lực thoát hơi nước của lá (động lực
đầu trên).
- Qua bảng số liệu ta thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa lượng nước thoát ra với lượng dịch mà gốc
cây tiết ra. Ở cây cà chua có lượng nước thoát ra lớn nhất thì lượng dịch tiết ra cũng lớn nhất.
- Trong dòng mạch gỗ lực hút do thoát hơi nước qua lá là động lực quan trọng nhất giúp nước vận chuyển
thành dòng liên tục từ rễ lên lá và thoát ra ngoài.
- Lượng nước thoát ra qua lá lớn gấp nhiều lần lượng dịch tiết ra:
Cây cà chua và cây khoai tây đều có lượng dịch tiết ra như nhau (0,71ml) nhưng lượng nước thoát ra khác
nhau (cây khoai tây là 6,2ml; cây cà chua là 8,3ml) cho thấy:
+ Các loài khác nhau có lượng nước thoát ra khác nhau do đặc điểm hình thái, cấu tạo, diện tích lá, số
lượng khí khổng…
+ Vai trò quan trọng của lực đẩy của áp suất rễ và lực liên kết giữa các phân tử nước khi không còn động lực
đầu trên (do cắt ngang gốc): ở khoai tây và cà chua có thể tích dịch tiết ra bằng nhau (0,71ml).

Câu 105:
1. Tại sao khi cây cần nhiều ATP, hoặc khi thiếu NADP+, thì hoạt động của PSI sẽ mạnh hơn so với PSII?
2. Dựa vào kiến thức về sinh học cơ thể thực vật hãy giải thích tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử
dụng nước sạch (nước có ít chất khoáng)?
3. Người ta tiến hành xử lý các cây lấy từ ba dòng đậu Hà Lan thuần chủng: hai dòng thân lùn là dòng a, b
(dòng đột biến) và dòng thân cao c (bình thường) bằng một loại hoocmon thực vật với cùng một nồng độ
và thời gian xử lý như nhau. Tất cả các cây thí nghiệm đều có cùng độ tuổi sinh lý và được gieo trồng
trong điều kiện như nhau. Sau một thời gian theo dõi người ta thấy các cây được xử lý hoocmon của dòng
a có thân cao như cây của dòng c, còn cây của dòng b và c mặc dù được xử lý hoocmon vẫn không có gì
thay đổi về chiều cao. Nêu các chức năng của hoocmon nói trên và đưa ra giả thuyết giải thích kết quả thí
nghiệm.
ĐÁP ÁN:
Câu Hướng dẫn trả lời
1 - PSI chỉ có sản phẩm duy nhất là ATP, nên khi cần nhiều ATP thì nó hoạt động mạnh hơn.
- Khi thiếu NADP+ thì PSII hoạt động kém đi và để bù lại, PSI sẽ hoạt động mạnh lên.
2 - Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch (có ít chất khoáng) nhằm mục đích ngăn cản
sự phát triển rễ, tập trung vào phát triển trụ mầm làm cho giá dài và mập.
- Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này được huy động chủ yếu từ hai lá mầm vì thế lá mầm
teo nhỏ lại thì giá ăn sẽ ngon hơn. Khi nước không sạch có nhiều chất khoáng thì rễ phát triển
nhiều, trụ mầm mảnh mai.
3 - Hooc môn nói trên là giberelin. Chức năng: kéo dài thân, sinh trưởng quả và phá vỡ trạng thái

86
ngủ giúp hạt nảy mầm.
- Cây không sản xuất đủ hooc môn giberelin và gen bị đột biến có sản phẩm điều khiển quá trình
tổng hợp giberelin. Trường hợp này xảy ra với dòng đậu đột biến a.
- Cây bị đột biến làm hỏng thụ thể tiếp nhận hooc môn giberelin hoặc hỏng các protein tham gia
vào đường dẫn truyền tín hiệu của tế bào dẫn đến tế bào không đáp ứng được với giberelin. Đó là
trường hợp của dòng đậu đột biến b.
- Cây cao (dòng c) khi xử lý giberelin vẫn không cao thêm có thể là do đã sản xuất đủ lượng
giberelin nên có bổ sung thêm giberelin cũng không có tác dụng làm tăng chiều cao cây.

Câu 106: Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ
chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng cường độ quang
hợp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
- Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và cây C4.
- Vì khi nhiệt độ và cường độ chiếu sáng tăng làm cho cây C 3 phải đóng khí khổng để chống mất nước
nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (trong thí nghiệm này là cây A), trong khi đó cây
C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế
cường độ quang hợp của nó không bị giảm.

Câu 107:
a) Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con đường tế bào
(symplast)
b) Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng.
c) Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của đai caspari.
ĐÁP ÁN:
a)
Đặc điểm Con đường vô bào Con đường tế bào
Con đường Nước đi qua khoảng trống giữa thành tế Nước đi qua tế bào chất, qua không bào,
đi bào với màng sinh chất, các khoảng gian sợi lien bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch
bào đến lớp tế bào nội bì thì xuyên qua tế gỗ của rễ
bào này để vào mạch gỗ của rễ
Tốc độ Tốc độ di chuyển của nước nhanh Tốc độ di chuyển của nước chậm do gặp
dòng nước lực cản của keo chất nguyên sinh ưa nước
và các chất tan khác
Kiểm soát Các chất khoáng hòa tan không được kiểm Các chất khoáng hòa tan được kiểm tra
chất hòa soát chặt chẽ bằng tính thấm chọn lọc của màng sinh
tan chất
b) Vai trò:
Đai caspari được cấu tạo bằng suberin, là chất không thấm nước nên ngăn không cho nước và các chất
khoáng hòa tan đi qua phần gian bào. Do vậy, đai caspari cùng lớp tế bào nội bì kiểm soát các chất hòa
tan và lượng nước đi vào mạch dẫn, ngăn không cho nước đi ngược trở lại.
c) Thiết kế thí nghiệm: có hai bình dung dịch xanh metylen loãng:
- Bình 1: Cắm cành hoa huệ trằng
- Bình 2: cắm cây hoa huệ trắng
Sau một thời gian cành hoa huệ có hiện tượng cánh hoa chuyển màu xanh.

87
Câu 108:
a. Acid abscisic là một acid yếu (ABA-H) có thể được phân li thành ion H + và ion ABA-. Các nhà khoa
học khám phá ra rằng ánh sáng kích thích quá trình bơm H + vào grana. Acid abscisic có thể khuếch tán đi
ra hoặc đi vào lục lạp nhưng ion acid abcisic thì
không. Dựa vào hình 1 hãy:
a1. Dự đoán sự thay đổi pH trong stroma khi có
ánh sáng.
a2. Cho biết chiều hướng di chuyển của acid
abscisic và tốc độ phân li acid abscicis khi có ánh
sáng chiếu vào lục lạp.
a3. ABA được sản sinh tại rễ có thể đi theo con
đường gian bào để vào tế bào bảo vệ của lá. Giải
thích tại sao điều này lại có lợi cho cơ thể thực
vật. Hình 1
b. Người ta chia 30 chậu cây X thành các nhóm,
mỗi nhóm gồm 10 cây, mỗi nhóm được xử lý một
chế độ ánh sáng. Sau một tháng, số cây ra hoa
của mỗi nhóm được nêu ở bảng dưới đây:
Xử lý Chế độ chiếu sáng Kết quả ra hoa
(I) 12h 12h Tất cả 10 cây đều ra hoa
(II) 14h 10h 9 cây ra hoa và 1 cây không ra hoa
(III) 16h 8h Cả 10 cây đều không ra hoa
b1. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết:
(1) Cây X là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Giải thích.
(2) Nếu nhóm cây II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối thì sau 1 tháng các
cây trong các nhóm này có ra hoa hay không? Giải thích.
b2. Tiến hành thí nghiệm với cây X:
(1) Che ngọn, để thân lá trong điều kiện ngày ngắn.
(2) Che lá, để ngọn trong điều kiện ngày ngắn.
Trường hợp nào cây ra hoa? Tại sao?
ĐÁP ÁN:
a1. pH ở stroma tăng vì ánh sáng kích hoạt bơm H+ vào trong grana làm nồng độ H+ ở stroma giảm.
a2. Khi ánh sáng chiếu vào lục lạp làm:
- tăng sự vận chuyển H + vào các hạt grana làm cân bằng phản ứng ABA-H ↔ ABA - + H+ theo hướng
sang phải, tăng sự phân li ABA-H.
→ Sự tăng phân li ABA-H làm giảm chênh lệch ABA-H giữa bên ngoài và trong lục lạp, để thiết lập sự
cân bằng → ABA-H được khuếch tán vào trong lục lạp.
a3. Acid abscisic được hình thành ở rễ vận chuyển đến tế bào bảo vệ làm mở các kênh K+ dẫn đến nhiều
ion Kali ra khỏi tế bào→ làm tế bào bảo vệ mất nước, khí khổng đóng lại để giảm sự thoát hơi nước, bảo
vệ thực vật khi gặp điều kiện khô hạn.
b1. (1) Cây X là cây ngày ngắn. Độ dài thời gian tối tới hạn mà cây X cần có để ra hoa là ít hơn 10h
(2) Nếu nhóm II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối thì sau 1 tháng hầu hết
các cây trong nhóm này sẽ không ra hoa vì ánh sáng đỏ kìm hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn
b2. Lá là cơ quan cảm nhận ánh sáng và hình thành florigen, florigen được chuyển đến ngọn để kích thích
hình thành hoa.
88
(1) Cây che ngọn, lá để trong điều kiện ngày ngắn vẫn ra hoa vì lá cảm nhận ánh sáng tạo florigen.
(2) Cây che lá, không có cơ quan cảm nhận ánh sáng nên không hình thành florigen nên không kích
thích ra hoa.

Câu 109: Khi nghiên cứu về tương tác của hormone thực vật, các nhà thực vật ghi nhận lại như sau:
- IPT: gen tạo cytokinin (CK)
- CKX: gen tạo enzyme cytokinin oxydase: phân giải cytokinin
- AIA ức chế biểu hiện gen IPT và kích thích biểu hiện gen CKX .
Sự phát triển chồi chính và chồi bên biểu hiện như thế nào trong mỗi trường hợp sau:
(1) Trên cây nguyên vẹn
(2) Trên cây cắt ngọn chính.
(3) Sau khi chồi bên phát triển một thời gian.
b. Vai trò sinh lý của các sắc tố phụ có mặt trong lá cây là gì? Phát biểu “diệp lục có mặt ở mọi loài thực
vật quang hợp” là đúng hay sai? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a.
(1) Trên cây nguyên vẹn, dòng chảy auxin từ đỉnh ngọn xuống gốc kìm hãm sự thể hiện gen IPT, duy trì
sự thể hiện CKX trong thân cây
→ AIA/ CK >1 → chồi bên không phát triển được.
(2) Trên cây cắt ngọn, mức độ auxin trong thân giảm, sự ức chế gen IPT được phóng thích, CKX bị ức
chế.
CK sau đó được tổng hợp lại trong thân và được vận chuyển vào chồi bên → AIA/ CK <1 → kích thích
chồi bên phát triển.
(3) Sau khi chồi bên phát triển, IAA một lần nữa được tổng hợp từ chồi ngọn mới chảy xuống thân, ức
chế gen IPT và duy trì sự thể hiện CKX, làm giảm CK trong thân, ức chế chồi bên mới phát triển.
b.
- Chức năng của sắc tố phụ:
+ Hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục ở trung tâm phản ứng.
+ Quang bảo vệ: Các sắc tố phụ thường hấp thụ các bước sóng ngắn mang năng lượng cao nên có vai trò
bảo vệ các sắc tố chính, tránh hiện tượng các sắc tố chính bị tổn thương.
+ Sắc tố phụ có thể đóng vai trò hấp thu nhiệt, làm ấm cơ thể đối với các thực vật vùng lạnh.
- Đồng ý với ý kiến trên vì diệp lục (đặc biệt là diệp lục a) có mặt ở trung tâm của quang hệ, là sắc tố bắt
buộc phải có để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sắc tố phụ khác không
có khả năng trên.

89
Câu 110:
a) Đồ thị Hình 4 cho thấy hai cây P và Q được trồng trong nhà
kính. Do điều kiện chiếu sáng rất hạn chế, nên các cây đều phải thay
đổi điểm bù ánh sáng theo thời gian trồng trong điều kiện thiếu ánh
sáng.
a1) Nếu trong hai cây P, Q có một cây ưa bóng thì đó là cây nào?
Giải thích.
a2) Cơ chế nào làm cho điểm bù ánh sáng của mỗi cây giảm theo
thời gian?
b) Để tăng sản lượng đường thu được trên cùng một diện tích
trồng mía, người ta đã dùng gibêrelin có nồng độ thích hợp để phun
lên cây mía. Giải thích cơ sở khoa học của việc làm trên.
ĐÁP ÁN:
a1 a1)
- Cây Q là cây ưa bóng.
- Vì cây Q có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây P.
a2) a2)
Các cây có thể giảm điểm bù ánh sáng bằng cách:
- Tổng hợp thêm diệp lục, đặc biệt là diệp lục b, làm tăng khả năng hấp thu ánh sáng khi
cường độ ánh sáng yếu.
- Di chuyển lục lạp lên sát bề mặt trên của lá, làm tăng mức độ tiếp xúc của ánh sáng với lục
lạp, giúp cây hấp thu được nhiều ánh sáng hơn.
- Giảm độ dày của lá, tăng số lượng khí khổng….
(Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm, nhưng tổng điểm tối đa không quá 0,5 điểm).
b Giải thích:
- Cây mía tích trữ hidratcacbon ở dạng đường (sacarôzơ) trong không bào trung tâm của các
tế bào mô mềm ở thân cây.
- Phun gibêrelin ở nồng độ và các thời điểm phù hợp sẽ thúc đẩy sự phân chia ở mô phân sinh
làm tăng số lượng tế bào và kích thích sinh trưởng giãn theo chiều dọc của các tế bào ở
thân, dẫn đến làm tăng thêm độ dài gióng thân cây mía, qua đó tăng sản lượng thân cây và sẽ
giúp tăng lượng đường thu được trên cùng diện tích canh tác mía.

Câu 111:
a) Hãy giải thích:
- Khi các động vật ăn cỏ được di chuyển ra khỏi đồng cỏ thì trong đồng cỏ này, cây hai lá mầm thường
thay thế cho cây họ lúa.
- Nếu một vòng đầy đủ của vỏ gỗ thứ cấp bao quanh một thân cây gỗ được bóc ra thì cây thường bị chết.
b) Cần hiểu độ dài đêm tới hạn để cây ra hoa như thế nào? Điều kiện nào để một cây ngày ngắn và một
cây ngày dài ra hoa cùng một thời điểm?
ĐÁP ÁN:
a) Giải thích:
- Động vật ăn cỏ gặm cỏ sát mặt đất gây nhiều thiệt hại cho cây hai lá mầm hơn là cây 1 lá mầm vì ở cây
2 lá mầm khi chồi nách dưới cùng bị mất đi chúng khó phục hồi (vì không có mô phân sinh lóng). Còn ở
cây 1 lá mầm, khi động vật ăn cỏ ăn phần trên mặt đất mất mô phân sinh đỉnh thì phần dưới mặt đất vẫn
còn mô phân sinh lóng nên cây cỏ vẫn phát triển được. Vì vậy sự có mặt của động vật gặm cỏ làm cho

90
cây 2 lá mầm không phát triển được.
- Vỏ thứ cấp bao gồm tất cả các mô phía ngoài tầng sinh mạch gồm phloem thứ cấp và chu bì vì vậy khi
bóc đi phần vỏ gỗ thứ cấp sẽ làm gián đoạn sự vận chuyển đường và tinh bột từ chồi thân tới rễ làm cây
gỗ chết.
b) - Độ dài đêm tới hạn là số giờ tối tối đa đối với cây ngày dài và số giờ tối tối thiểu đối với cây ngày
ngắn để cây ra hoa.
- Cây ngày ngắn và cây ngày dài cùng ra hoa khi độ dài đêm tối thiểu của cây ngày ngắn bằng độ dài đêm
tối đa của cây ngày dài.

Câu 112:
a) Giả sử có một đột biến xảy ra làm cho enzim rubisco chỉ bị mất hoạt tính ôxigenaza ở tất cả các lục lạp
của một cơ thể thực vật. Đột biến này có lợi cho thực vật này hay không? Giải thích.
b) Hình vẽ dưới đây là sơđồ đơn giản hoá 3 giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật

Hãy cho biết:


- Tên của mỗi giai đoạn tương ứng với kí hiệu P, Q, R?
- X, Y, Z có thể là chất nào trong các chất sau: dehydrogenaza, NADH2, CO2, NADPH, H2O, ATP,
decacboxylaza? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a) – Enzim rubisco bình thường vừa có hoạt tính cacboxylaza vừa có hoạt tính oxigenaza.
– Nếu cây này là thực vật C4 hoặc thực vật CAM thì đột biến này không ảnh hưởng gì.Vì các loài này có
cơ chế để hạn chế hoạt tính oxi hóa của rubisco
– Nếu cây này là thực vật C3 thì đột biến này có lợi cho cây. Vì trong điều kiện cường độ chiếu sáng
mạnh và hàm lượng oxi cao, cacbonic thấp thì không xảy ra hô hấp sáng → không làm hao phí sản phẩm
quang hợp.
b) - Tên các kí hiệu P, Q, R lần lượt là các giai đoạn : đường phân, chu trình Krebs, chuỗi truyền điện tử
trong hô hấp hiếu khí.
- X, Y, Z lần lượt là CO2, dehydrogenaza, NADH2.
- Giải thích:
+ X được hình thành ở giai đoạn 3C → 2C, có sự thải CO2 nên chọn X là CO2 là phù hợp nhất.
+ Theo sơ đồ, Y là chất tham gia vào quá trình theo cách quay vòng chứ không phải sản phẩm tạo ra đi ra
khỏi chu trình Krebs. Sự tham gia của Y không làm thay đổi số phân tử ở sản phẩm kế tiếp trong chu
trình mà lại góp phần tạo ra Z (NADH2). Với những đặc điểm trên, chọn Y là dehydrogenaza là phù hợp
nhất.
+ Z là sản phẩm được tạo ra từ nhiều giai đoạn của chu trình Krebs, được chuyển thẳng tới chuỗi truyền
điện tử nên chọn Z là NADH2 là phù hợp nhất.
91
Câu 113:

ĐÁP ÁN:

Câu 114:

ĐÁP ÁN:
92
Câu 115:

ĐÁP ÁN:

Câu 116:

93
ĐÁP ÁN:

Câu 117:
1.
a.Chất điều hòa sinh trưởng thực vật ethylen (C 2H4) được tạo ra khi quả chín, ethylen kích thích tổng hợp
enzyme cellulase phân hủy vách tế bào thúc đẩy nhanh quá trình chín của quả và có thể truyền tín hiệu
đến các tế bào quả lân cận.Thụ thể của ethylen nằm ở vị trí nào trong tế bào? Giải thích.
b. Bào quan nào trong tế bào động vật vừa có chức năng dự trữ ion Ca 2+ vừa có khả năng khử độc? Trình
bày cơ chế khử độc của bào quan này.
2.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Trồng
các cây A, B, C (cùng 1 giống, cùng độ tuổi) trong các chậu có điều kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc
như nhau. Đưa các chậu cây này vào trong phòng thí nghiệm, chiếu sáng với thời gian như nhau nhưng
với các bước sóng khác nhau:
Cây thí nghiệm A B C
Bước sóng ánh sáng (nm) 400 → 500 500 → 600 600 → 700
a. Cây nào hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất? Giải thích.
b. Căn cứ vào bước sóng ánh sáng cung cấp cho các cây như trên, có thể so sánh khả năng sinh trưởng
của các cây A, B, C được không? Giải thích.
c. Thiết kế phương án thí nghiệm để so sánh khả năng sinh trưởng của các cây A, B và C trong các điều
kiện chiếu sáng như trên.
ĐÁP ÁN:
1.
a. Thụ thể của ethylen nằm ở tế bào chất hoặc trong nhân. Vì ethylen là chất không phân cực, kích thước
nhỏ nên khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid của màng sinh chất hoặc lớp màng kép của nhân.
b. Tên bào quan: Lưới nội chất trơn
- Lưới nội chất trơn khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào các phân tử

94
thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
2.
a. Cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất là cây A.
Vì trong khoảng bước sóng 400 – 500nm có các điểm cực đại hấp thu của cả diệp lục A, B và một số
carrotenoit. Đây cũng là miền ánh sáng có bước sóng ngắn, mức năng lượng cao.
b. - Có thể so sánh khả năng sinh trưởng của cây A và cây C với cây B nhưng chưa đủ điều kiện để so
sánh 2 cây A và C với nhau .
- Vì ánh sáng có bước sóng 400 – 500 nm (thí nghiệm với cây A) có miền xanh tím; ánh sáng 600 –
700nm (thí nghiệm với cây C) có miền đỏ. Diệp lục hoạt động tốt ở cả 2 miền này. Trong khi đó, ánh
sáng có bước sóng 500 – 600nm(thí nghiệm với cây B)có miền ánh sáng lục và vàng, diệp lục hoàn toàn
không hấp thu ánh sáng ở các miền này. Kết quả là,cây A và C sẽ sinh trưởng tốt hơn cây B.
c. Cách đánh giá để so sánh khả năng sinh trưởng của các cây A, B và C: Theo dõi cả 3 cây trong 1
khoảng thời gian nhất định, sau đó làm thí nghiệm đo chiều cao cây, cân khối lượng tươi, khối lượng
khô của toàn cây, so sánh các chỉ tiêu này để đưa ra kết luận.

Câu 118:
1.
a. Vì sao nói hô hấp sáng là một bằng chứng của sự tiến hóa thích nghi ở thực vật?
b. Thực vật C3, C4 tích lũy tinh bột, trong khi thực vật CAM lại tích lũy axit. Giải thích.
2.
Khi nghiên cứu về ba loại hoocmon:auxin,giberelin, ethylen, các nhà khoa học đã trồngmột loài thực vật
trong điều kiện giống nhau rồi chia thành 3 lô riêng biệt (A, B, C). Mỗi lô gồm các chậu có số lượng cây
tương đương,được phun một trong ba loại hoocmon ởcác nồng độ khác nhau.Sau 10 ngày, đo và tính
chiều cao trung bình của các cây trong mỗi chậu của từng lô và thu được kết quả như sau:
Nồng độ hoocmon (M) 0 1.10-7 2.10-7 4.10-7 8.10-7 1.10-3 2.10-3 3.10-3
Chiều cao trung bình các cây
11 9,6 8,1 7,5 7,1 5,5 5,1 4,7
trong mỗi chậu của lô A(cm).
Chiều cao trung bình các cây
11,2 11,7 12,3 15,6 14,8 17,9 18,7 19,6
trong mỗi chậu của lô B(cm).
Chiều cao trung bình các cây
10,8 11,4 11,9 12,8 13,9 8,4 7,3 6,4
trong mỗi chậu của lô C(cm).
a. Cho biết mỗi lô A, B và C đã được phun loại hoocmon nào? Giải thích.
b. Ảnh hưởng của mỗi loại hoocmon đến chiều cao thân có ý nghĩa đối với sự phát triển của thực vật như
thế nào?
ĐÁP ÁN:
1.
a. Trong điều kiện khô, nóng, thực vật C3 có khí khổng mở hé để tránh mất nhiều nước → tỉ lệ CO 2/O2
trong lục lạp hay đổi theo hướng O 2 tăng, CO2 giảm mạnh, enzim rubisco hoạt động theo hướng
oxigenaza, một phần sản phẩm của quang hợp bị oxy hóa giải phóng CO 2, quá trình đó gọi là hô hấp
sáng.
- Hai nhóm thực vật C4 và CAM khi gặp điều kiện khô nóng cũng phải tiết kiệm nước, nhưng chúng lại
thích nghi theo hướng cải tiến cơ chế cố định CO2.
+ Ở cây C4, giai đoạn hình thành các axit 4 cacbon diễn ra trong tế bào thịt lá, sau đó chúng đi vào tế
bào bao bó mạch. Sự phân chia vị trí các phản ứng như vây khiến enzim rubisco chỉ hoạt động theo
hướng cacboxilaza.

95
+ Ở cây CAM, tuy không có hai loại tế bào quang hợp khác nhau nhưng giai đoạn hình thành axit 4
cacbon lại diễn ra vào ban đêm (khí khổng mở), sau đó chúng được dự trữ trong không bào. Như vậy,
ban ngày dù khí khổng đóng do khí hậu khô và nóng, cây vẫn thực hiện quang hợp bình thường.
b. Thực vật C3, C4 tích lũy tinh bột, trong khi thực vật CAM lại tích lũy axit:
- Thực vật C3 và C4, sau khi cố định CO 2 theo chu trình Calvin, đường mới hình thành được vận chuyển
ra khỏi lục lạp, một phần sử dụng cho các quá trình xây dựng tế bào, một phần chuyển qua mạch rây đến
các cơ quan dự trữ để tổng hợp tinh bột. Vì vậy, cây C3 và C4 được gọi là cây tích lũy tinh bột.
- Ở cây CAM, nguồn cung cấp chất nhận CO 2 (PEP) chính là tinh bột trong lục lạp, ban đêm PEP nhận
CO2 hình thành axit 4 cacbon, ban ngày chúng giải phóng CO 2 cung cấp cho chu trình Calvin, tinh bột
được tổng hợp ngay trong lục lạp, nguồn tinh bột này sau đó lại được sử dụng để tái tạo PEP ngay trong
tế bào đó. Vì vậy, cây CAM được gọi là cây tích lũy axit.
2.
a. Các loại hormone:
A: Ethylen: Nồng độ càng tăng cây càng có biểu hiện lùn, đây là tác động 3 bước làm giảm chiều cao
thân của cây.
B: Gibberelin: kích thích kéo dài chiều cao thân, không ức chế ở nồng độ cao.
C: Auxin: Nồng độ thấp (1.10-7 M đến 8.10-7M ) kích thích kéo dài thân nhưng ức chế ở nồng độ cao
(1.10-3 đến 3.10-3).
b. Ý nghĩa của tác động của ba hormone đến chiều cao thực vật:
- Ethylen: Tác động làm thân lùn và mập ra, giúp cây mọc ngang tránh vật cản.
- Gibberelin: Giúp cây vươn dài nhận ánh sáng, tăng không gian dự trữ carbohydrate ở thực vật dự trữ
ở thân.
- Auxin: Sự tác động phụ thuộc nồng độ có ý nghĩa trong vận động hướng sáng, hướng đất và hướng
trọng lực.
(Đúng 2 ý được 0.5, đúng 1 ý được 0.25)

Câu 119:

ĐÁP ÁN:
4.1.
- Dòng 1: Cây không sản xuất đủ gibêrelin do gen bị đột biến có sản phẩm điều khiển quá trình tổng hợp
gibêrelin, do đó khi được bổ sung gibêrelin thì cây cao.
- Dòng 2: Nồng độ gibêrelin khi tách chiết vẫn bình thường và khi được bổ sung gibêrelin thì cây vẫn
không cao do cây bị đột biến làm hỏng thụ thể tiếp nhận gibêrelin hoặc hỏng các prôtêin tham gia vào
đường dẫn truyền tín hiệu của tế bào dẫn đến tế bào không đáp ứng với gibêrelin.
4.2.
- Auxin làm tế bào sinh trưởng theo chiều dọc do thay đổi axit trong thành tế bào:
+ Auxin hoạt hóa bơm proton (bơm H+/ATPase) có sẵn trên màng sinh chất, đồng thời hoạt hóa gen tổng
96
hợp bơm H+/ATPase mới đưa đến màng sinh chất.
+ Bơm proton hoạt động và bơm H + vào thành tế bào  pH giảm sẽ hoạt hóa enzim expansin trong thành
tế bào cắt đứt các liên kết ngang giữa các vi sợi xenlulôzơ  các vi sợi xenlulôzơ tách rời nhau và rất dễ
trượt lên nhau  tính dãn nở của thành tế bào gia tăng  tạo điều kiện cho tế bào dãn dài.
- Auxin cũng làm thay đổi biểu hiện gen, làm tế bào nhanh chóng tổng hợp prôtêin mới, tế bào chất và
nguyên liệu thành tế bào.
(Lưu ý: Thí sinh chỉ cần nêu 2 ý là được trọn điểm)

Câu 120:

ĐÁP ÁN:
5.1.
- Đột biến 1: Mất chức năng gen A. Giải thích: Kiểu hình đột biến 1 chỉ có nhị và lá noãn  gen B và C
hoạt động bình thường; hoa không có đài hoa và cánh hoa  đột biến mất chức năng của gen A.
- Đột biến 2: Mất chức năng gen C. Giải thích: Kiểu hình đột biến 2 chỉ có lá đài và cánh hoa  gen A và
B hoạt động bình thường; hoa không có nhị và lá noãn  gen C mất chức năng.
5.2. Đột biến mất chức năng của cả gen B và C  chỉ còn gen A hoạt động bình thường  Kết quả: Các
vòng của hoa đều là lá đài.

Câu 121:
3.1. Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành
hai thí nghiệm với hai chậu cây như sau :
- Thí nghiệm 1 (Hình 2) : Chiếu sáng và cung cấp CO 2 đầy đủ cho chậu cây. Sau một khoảng thời gian thì
không chiếu sáng và cung cấp CO 2 có chứa đồng vị phóng xạ C 14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu
phóng xạ theo thời gian.
- Thí nghiệm 2 (Hình 3) : Chiếu sáng và cung cấp CO 2 mang đồng vị phóng xạ C14 cho chậu cây. Sau một
thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Từ kết quả thu được ở hai thí nghiệm trên, hãy cho biết X, Y là 2 chất nào ? Giải thích.

97
Hình 2 Hình 3
3.2. Ở thực vật, phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào ? Có cơ chế nào để thực vật tồn
tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không ? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống
được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi ?
3.3. Các phát biểu sau đây đúng hay sai ? Giải thích.
(1) Ở thực vật bậc cao, photphorin hóa quang hợp không vòng và vòng tạo ra các sản phẩm giống nhau.
(2) Thực vật C4 và thực vật CAM không có hô hấp sáng nhưng có năng lượng dùng để đồng hóa CO2 lớn
hơn ở thực vật C3.
(3) Hô hấp sáng ở peroxixôm đặc trưng bởi sự tạo thành H 2O2 và sự biến đổi glixin thành serin giải phóng
CO2.
(4) Nồng độ ôxi trong không khí giảm xuống thì cường độ hô hấp của cây giảm xuống.
ĐÁP ÁN:
- Thí nghiệm 1:
+ Cung cấp đủ CO2 nên enzim Rubisco vẫn xúc tác RiDP kết hợp với CO 2 tạo APG. Do CO2
mang đồng vị phóng xạ C14 nên APG mang tín hiệu phóng xạ.
+ Khi tắt ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên không tạo ra ATP và NADPH, không có lực
khử cung cấp cho quá trình tái tạo RiDP từ APG.
3.1 Chỉ có APG mang tín hiệu phóng xạ  X là APG.
- Thí nghiệm 2:
+ Không có CO2 nên APG không được tạo ra từ RiDP.
+ Có ánh sáng, pha sáng diễn ra bình thường tạo ATP, NADPH cung cấp lực khử cho quá trình
tái tạo RiDP từ APG.
Nồng độ APG giảm dần, RiDP tăng dần  Y là RiDP.
- Phân giải kị khí xảy ra trong trường hợp : Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây
trong điều kiện thiếu oxi.
- Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí: đường phân và lên men.
3.2
- Một số thực vật (sú, vẹt, mắm...) có đặc điểm thích nghi : hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí,
hạn chế độc do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí. Trong thân và rễ có hệ thống gian
bào thông với nhau dẫn ôxi từ thân xuống rễ. rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí.
(1) Sai. Vì photphorin hóa quang hợp không vòng tạo ra sản phẩm ATP, chất khử NADPH và O 2,
photphorin hóa vòng tạo ra sản phẩm ATP.
(2) Đúng. Năng lượng dùng để đồng hóa CO2 ở thực vật C4 và CAM lớn hơn C3 vì nó phải sử
dụng thêm 6ATP cho giai đoạn tái tạo chất nhận CO2.
3.3
(3) Sai. Hô hấp sáng ở perorixom đặc trưng bởi sự tạo thành H 2O2 và sự oxi hóa axit glicolic
thành axit glioxilic, axit glioxilic bị amin hóa tạo glixin.
(4) Đúng. – Ôxi là nhân tố cần thiết cho hô hấp hiếu khí của thực vật, là chất nhận điện tử cuối
cùng trong chuỗi chuyền điện tử. Thiếu oxi thì hô hấp bị ngừng trệ, cây sẽ hô hấp yếm khí.

98
Câu 122: Hình dưới đây thể hiện cấu trúc cắt ngang của rễ cây:

a1. Chú thích các cấu trúc của rễ tương ứng với các chữ cái từ A đến F trong hình.
a2. (1) và (2) là kí hiệu hai con đường vận chuyển nước từ đất vào rễ. Nêu tên và chỉ ra đặc điểm bất
lợi của mỗi con đường.
a3. Trình bày chức năng của cấu trúc E.
ĐÁP ÁN:
a1.
A - Lông hút của rễ C - Tế bào mô mềm vỏ E - Đai Caspari
B - Tế bào biểu bì D - Tế bào nội bì F - Mạch gỗ
(Lưu ý: học sinh trình bày được 3/6 thì cho 0.25 điểm)
a2. - 2 con đường: (1) - Con đường thành tế bào - gian bào;
(2) - Con đường tế bào chất.
- Đặc điểm bất lợi: + (1): lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra
+ (2): lượng nước hấp thụ chậm và ít.
a3. - Đai Caspari được cấu tạo bằng chất sáp không thấm nước và không cho các chất khoáng hòa tan
trong nước đi qua  nước và các chất khoáng phải đi vào trong tế bào nội bì  Giúp lượng nước và
chất khoáng đi vào được kiểm soát.
- Ngoài ra, đai này còn có vai trò ngăn chặn các chất tan tích lũy trong xylem không bị thấm trở lại khỏi
dung dịch đất.

Câu 123:
a. Nêu mối liên quan giữa điểm bù CO2 và nhu cầu nước của thực vật C3 và C4.
b. Giả sử có một đột biến xảy ra làm cho ezim rubisco chỉ bị mất hoạt tính ôxigenaza ở tất cả các lục lạp
của một cơ thể thực vật. Đột biến này có lợi cho thực vật này hay không? Giải thích.
c. Mưa axít xảy ra khi các oxit lưu huỳnh và oxit nitơ có trong không khí phản ứng với hơi nước, hình
thành nên các axit sunfuric và axít nitric. Trong những vùng có mưa axít, lượng chất khoáng trong đất sẽ
bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
a. Mối liên quan giữa điểm bù CO2 và nhu cầu nước của thực vật C3 và C4:
Để hấp thụ được CO 2 thì khí khổng phải mở, khi đó cây sẽ thoát hơi nước qua khi khổng. Cây
C3 có điểm bù CO2 cao nên để lấy được nhiều khí CO 2 thì lượng nước thoát qua khí khổng sẽ
nhiều, trong khi đó cây C4 có điểm bù CO2 rất thấp (từ 0 – 10ppm) nên lượng nước thoát qua khí
khổng ít → nhu cầu nước của thực vật C3 cao hơn nhiều so với thực vật C4 (thường gấp đôi).
b. – Enzim rubisco bình thường vừa có hoạt tính cacboxylaza vừa có hoạt tính oxigenaza.
– Nếu cây này là thực vật C4 hoặc thực vật CAM thì đột biến này không ảnh hưởng gì vì các loài
99
thực vật này có cơ chế để hạn chế hoạt tính oxi hóa của rubisco.
– Nếu cây này là thực vật C3 thì đột biến này có lợi cho cây trong điều kiện cường độ chiếu sáng
mạnh và hàm lượng oxi cao, cacbonic thấp thì không xảy ra hô hấp sáng → không làm hao phí sản
phẩm quang hợp.
c. - Lượng khoáng chất trong đất sẽ bị giảm.
- Do trong nước mưa axit có nhiều cation H + khi vào trong đất sẽ gây hiện tượng hút bám trao đổi
với các cation trên bề mặt của các hạt keo đất → H + sẽ thế chỗ cho các cation khoáng trên bề mặt
hạt keo đất các cation khoáng ở trạng thái tự do → sẽ dễ bị rửa trôi → làm giảm lượng khoáng
chất trong đất.

Câu 124: Một trong những đáp ứng gây ra bởi êtilen ở thực vật là làm chậm sự kéo dài thân. Người ta
phát hiện được 3 thể đột biến chỉ liên quan đến tín hiệu êtilen ở cây Arabidopsis thaliana như sau:
- Thể ein: Cây có kiểu hình cao hơn những cây cao bình thường (không bị đột biến) khi xử lý bằng etilen.
- Thể eto: Cây có kiểu hình lùn, khi xử lý bằng chất ức chế tổng hợp êtilen cây có kiểu hình cao bình
thường trở lại.
- Thể ctr: Cây có kiểu hình lùn, khi xử lý bằng chất ức chế tổng hợp êtilen cây vẫn có kiểu hình lùn.
Hãy giải thích cơ chế đáp ứng liên quan đến của ba thể đột biến trên của cây Arabidopsis thaliana.
ĐÁP ÁN:
– Thể ein: Khi được xử lý etilen, thể ein cao hơn các cây kiểu dại trong cùng thí nghiệm chứng tỏ đây là
dạng đột biến không đáp ứng với Etilen.
Đột biến này đã xảy ra với gen tổng hợp prôtêin của con đường truyền tín hiệu Etilen (prôtêin thụ thể
hoặc prôtêin trung gian truyền tín hiệu).
– Thể eto: Câ y có kiểu hình lùn, do etilen trong cây được tổng hợp cao hơn nhiều so với bình thường.
Khi xử lý chất ức chế tổng hợp etilen nghĩa là làm giảm nồng độ etilen xuống, cây trở về kiểu hình
bình thường. Đột biến eto xảy ra ở gen điều hòa sinh tổng hợp etilen làm tăng cường tổng hợp etilen.
– Thể ctr: Cây có kiểu hình lùn hơn bình thường ngay cả khi xử lý chất ức chế tổng hợp etilen cây vẫn bị
lùn, chứng tỏ cây có đáp ứng ngay cả khi không có etilen.
Đột biến xảy ra có liên quan đến con đường truyền tín hiệu, cơ chế truyền tin đáp ứng với etilen liên
tục được kích hoạt mặc dù không có tín hiệu Etilen.

Câu 125: Đồ thị hình 3. mô tả mức chênh lệch pH giữa hai bên
màng tilacoit khi cây được chiếu sáng liên tục.
a) Hãy giải thích tại sao khi chiếu sáng liên tục, mức chênh lệch
pH giữa hai bên màng tilacoit lại không thay đổi?
b) Đồ thị thay đổi như thế nào nếu cây (đã ở ngoài sáng một thời
gian) được đưa vào trong tối? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a - Khi chiếu sáng, hoạt động của chuỗi vận chuyển điện tử trên màng tilacoit làm cho H + luôn được
bơm từ chất nền lục lạp vào xoang tilacoit gây nên sự chênh lệch pH giữa hai màng.
- Tuy nhiên, H+ lại được vận chuyển ra ngoài chất nền qua phức hợp ATP syntaza để tổng hợp ATP.
Lượng H+ vào xoang cân bằng với lượng H+ đi ra chất nền nên mức chênh lệch pH không thay đổi.
b Nếu đưa cây vào trong tối, chuỗi truyền electron trên màng tilacoit ngừng hoạt động, H + không được
bơm vào xoang tilacoit (0,125), trong khi sự vận chuyển ra ngoài chất nền vẫn tiếp tục (0,125). Do
vậy, mức chênh lệch pH giảm dần cho đến khi pH ở hai bên màng bằng nhau (0,125). Đường cong đi
xuống và tiếp xúc với trục hoành (0,125).

100
Câu 126: Để kiểm tra ảnh hưởng của hai loại hoocmôn thực vật là P1 và P2 trong nuôi cấy tế bào, các
mẩu lá cắt từ cây sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng, được nuôi cấy trong môi trường chứa P1 và P2
hoặc chỉ có P1 hoặc P2 sau đó nuôi cấy trong bóng tối. Mẫu lá đối chứng được nuôi trong môi trường
không có P1 hoặc P2 và để trong tối. Sau thời gian thí nghiệm, quan sát được các kết quả như sau:
(a) Khi chỉ có P1 trong môi trường nuôi cấy, quan sát thấy rễ mọc ra.
(b) Khi chỉ có P2 trong môi trường nuôi cấy, không có cơ quan hoặc mô sẹo nào hình thành. Mẩu lá thí
nghiệm vẫn giữ nguyên màu xanh một thời gian dài hơn so với mẩu lá đối chứng.
(c) Khi có cả P1 và P2 trong môi trường thì mô sẹo hình thành.
Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết P1 và P2 là loại hoocmôn nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Nội dung Điểm
- P1 là Auxin (0,25), P2 là Cytokinin (0,25) 0,50
- Giải thích:
+ P1 kích thích hình thành rễ  P1 là Auxin. 0,25
+ P2 làm cho lá giữ màu xanh được lâu hơn, như vậy, P2 có tác dụng chống già
hóa  P2 là Cytokinin. 0,25

Câu 127: Có hai giống cây A và B đều của cùng một loài.
Giống A là cây một năm, giống B là cây hai năm.
Thí nghiệm thứ nhất nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý lạnh
và độ dài ngày đến sự ra hoa của mỗi giống và đã thu được kết
quả như bảng 5.1.
Ở thí nghiệm thứ hai, đem các giống A và B ghép với nhau
như hình 5., rồi xử lý lạnh hoặc không.
Sau đó, cây ghép được trồng trong điều kiện ngày dài. Theo dõi sự ra hoa của gốc ghép và chồi ghép
thu được kết quả ở bảng 5.2.

a) Trong thí nghiệm thứ nhất, tại sao khi không xử lý lạnh thì giống B không ra hoa?
b) Trong thí nghiệm thứ hai, nhân tố nào đã kích thích sự ra hoa của chồi ghép B? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a - Các giống cây hai năm thường cần một thời gian trải qua nhiệt độ lạnh để cảm ứng ra hoa. Nhiệt độ
lạnh là yếu tố tác động đến các đỉnh sinh trưởng, kích thích đỉnh sinh trưởng tạo ra một chất (gọi là
“tác nhân xuân hóa”, chưa rõ thành phần), chất này được vận chuyển đến các bộ phận, gây nên sự
hoạt hóa gen cần thiết cho sự phân hóa mầm hoa trong đỉnh sinh trưởng của cây.
- Giống cây B là giống cây hai năm, cần trải qua thời kì nhiệt độ lạnh để cảm ứng ra hoa. Khi
không được tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, trong đỉnh sinh trưởng của cây không có “tác nhân xuân hóa”
nên các gen liên quan đến sự phân hóa mầm hoa không được hoạt hóa, cây không ra hoa.
b - Ở cách ghép 1, khi được ghép với gốc ghép A, chồi B ra hoa mà không cần xử lý lạnh. Điều này có
thể giải thích là do hoocmôn ra hoa (florigen) của gốc ghép A đã di chuyển sang chồi B, kích thích

101
chồi B ra hoa. Như vậy, yếu tố kích thích chồi B ra hoa là florigen.
- Ở cách ghép 2, chồi ghép B không được xử lý lạnh nhưng ghép với gốc ghép B được xử lý lạnh thì
vẫn ra hoa vì “tác nhân xuân hóa” từ gốc ghép B đã được vận chuyển sang chồi ghép và kích thích
sự ra hoa của chồi ghép.
HS chỉ kể tên tác nhân là florigen (0,125đ), xuân hóa (0,125đ)

Câu 128: Nghiên cứu 2 giống của loài cây kỳ nham (Hyoscyamus niger) là A và B, trong đó có một
giống là cây 1 năm và một giống là cây 2 năm. Tiến hành thí nghiệm, thu được kết quả như sau:
Giống cây Xử lý Chiếu sáng 8 giờ Chiếu sáng 14 giờ
Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Giống A
Không xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Xử lý lạnh Không ra hoa Ra hoa
Giống B
Không xử lý lạnh Không ra hoa Không ra hoa
a. Hãy cho biết điều kiện ra hoa của giống A và B. Trong 2 giống A và B, giống nào là cây 2 năm, giống
nào là cây 1 năm?
b. Tiến hành thí nghiệm với cây giống A:
- Thí nghiệm 1: Che ngọn, để lá trong điều kiện ngày dài.
- Thí nghiệm 2: Che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài.
Trường hợp nào cây ra hoa? Tại sao?
ĐÁP ÁN:
- Giống A là cây ngày dài, không cần trải qua mùa đông giá lạnh vẫn ra hoa.
a - Giống B là cây ngày dài, phải trải qua mùa đông giá lạnh mới ra hoa.
- Giống A là cây 1 năm.
- Giống B là cây 2 năm.
- TN1: Che ngọn, để lá trong điều kiện ngày dài: cây ra hoa
Giải thích:
- Lá là cơ quan cảm nhận ánh sáng và hình thành florigen, florigen được chuyển đến ngọn để kích
b thích hình thành hoa.
- Nên cây che ngọn, để lá trong điều kiện ngày dài: vẫn ra hoa vì lá cảm nhận ánh sáng tạo florigen.
- Còn cây che lá, để ngọn trong điều kiện ngày dài: không có cơ quan cảm nhận ánh sáng nên không
hình thành florigen  không kích thích ra hoa.

Câu 129:
a. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây
bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa.

102
ĐÁP ÁN:

Câu 130:

103
ĐÁP ÁN:

Câu 131:

ĐÁP ÁN:

Câu 132:
104
ĐÁP ÁN:

Câu 133:

ĐÁP ÁN:

105
Câu 134:

ĐÁP ÁN:

106
Câu 135:

ĐÁP ÁN:

Câu 136:

107
ĐÁP ÁN:

Câu 137:

108
a) Vai trò sinh lý của các sắc tố phụ có mặt trong lá cây là gì? Phát biểu “diệp lục có mặt ở mọi loài
thực vật quang hợp” là đúng hay sai? Giải thích.
b) Nêu những điểm khác nhau giữa enzyme Rubisco và PEP carboxylase về các tiêu chí: vị trí, cơ
chất, phản ứng xúc tác, ái lực với CO2.
ĐÁP ÁN:
a - Chức năng của các sắc tố phụ:
+ Hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục ở trung tâm phản ứng.
+ Quang bảo vệ: Các sắc tố phụ thường hấp thụ các bước sóng ngắn mang năng lượng cao nên có vai
trò bảo vệ các sắc tố chính, tránh hiện tượng các sắc tố chính bị tổn thương.
+ Sắc tố phụ có thế đóng vai trò hấp thu nhiệt, làm ấm cơ thể đối với các thực vật ở vùng lạnh.
- Đồng ý với ý kiến trên vì diệp lục (đặc biệt là diệp lục a) có mặt ở trung tâm của hệ quang hóa, là
sắc tố bắt buộc phải có để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sắc tố phụ
khác không có khả năng trên.
b Đặc điểm Rubisco PEP carboxylase
Vị trí Lục lạp của tế bào bao bó mạch ở thực Lục lạp của tế bào mô giậu ở thực vật
vật C4, lục lạp của tế bào mô giậu ở C4
thực vật C3, CAM.
Cơ chất RiDP, O2, CO2 PEP, CO2
Phản ứng xúc - RiDP + CO2 => 2 APG. - PEP+CO2=>oxaloaxetat.
tác RiDP + O2 => APG+ AG
Ái lực với CO2 Thấp hơn Cao hơn

Câu 138:

ĐÁP ÁN:
a.

109
Câu 139:

ĐÁP ÁN:

Câu 140:

110
ĐÁP ÁN:

Câu 141:
1. Giải thích vì sao trên tiêu bản cắt ngang của rễ cây ngô bị ngập úng kéo dài có phần vỏ rễ bị phân huỷ
mạnh tạo thành các ống rỗng ?
2. Bơm proton có vai trò như thế nào trong các quá trình sau: hấp thụ khoáng, mở khí khổng, vận chuyển
các chất nhờ dòng mạch rây ?
ĐÁP ÁN:
1
- Trong điều kiện ngập úng kéo dài, cây ngô thiếu ôxi do đất thiếu các khoảng thông khí để cung cấp ôxi
cho hô hấp tế bào trong rễ.
- Sự thiếu ôxi kích thích việc tạo ra etylen làm cho một số tế bào vỏ rễ trải qua sự chết theo chương trình.
- Sự phân huỷ các tế bào này tạo ra các ống thông khí có chức năng như các “bình dưỡng khí” cung cấp
ôxi cho rễ bị ngập nước.

111
→ Do vậy cây ngô có đủ ôxi cung cấp cho các hoạt động sống cần thiết trong thời gian bị ngập úng nhất
định.
2.
Hấp thụ khoáng:
+ Bơm proton dùng năng lượng ATP để bơm H + ra ngoài tế bào tạo nên một gradien H + và hình thành
điện thế màng (phần bên ngoài tích điện dương hơn so với phần bên trong). Điện thế màng giúp rễ cây
hấp thụ ion dương khác như K+
+ Khi H+ di chuyển vào trong tế bào theo gradien qua một protein vận chuyển. Đồng thời, một một chất
tan khác như NO3- được vận chuyển ngược chiều gradien cùng với sự vận chuyển H + qua protein vận
chuyển đó (quá trình đồng vận chuyển)
- Đóng mở khí khổng: Trong tế bào khí khổng, điện thế màng được thiết lập do bơm H + sẽ kích thích vận
chuyển K+ từ ngoài đi vào tế bào làm tăng áp suất thẩm thấu. Sự tăng áp suất thẩm thấu kéo theo nước
vào tế bào làm khí khổng mở.
- Vận chuyển các chất nhờ dòng mạch rây: Bơm H + tạo ra gradien H+. Qua protein đồng vận chuyển, H+di
chuyển theo gradien vào tế bào ống rây cùng với sự vận chuyển ngược chiều gradien của saccarozo, từ đó
giúp tế bào ống rây thu nhận saccarozo từ cơ quan nguồn.

Câu 142:
1. Trong điều kiện nhiệt độ cao, trong lục lạp lượng ôxi hòa tan cao hơn lượng CO 2, cây nào dưới đây
quá trình quang hợp không giảm. Vì sao?
- Lúa nước.
- Ngô.
- Đậu tương.
- Rau cải.
- Sắn.
2. Cho ba bình thuỷ tinh có nút kín A, B, C. Mỗi bình B và C treo một cành cây diện tích lá như nhau,
bình A không có cành. Bình B đem chiếu sáng, bình C che tối trong một giờ. Sau đó lấy cành lá ra và cho
vào mỗi bình một lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo
trung hoà Ba(OH)2 dư bằng HCl. Các số liệu thu được là: 21ml; 18ml; 16ml HCl cho mỗi bình.
a. Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong mỗi bình?
b. Sắp xếp các bình A, B, C tương ứng với số liệu thu được và giải thích vì sao có kết quả như
vậy?
ĐÁP ÁN:
1. - Quá trình quang hợp của cây ngô không giảm.
- Giải thích: Vì ngô là thực vật C4 thích hợp sống trong môi trường ánh sáng cao, nhiệt độ
cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Trong điều kiện đó quang hợp vẫn xảy ra bình thường.
2.a. Nguyên tắc:
- Khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2:
CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3↓ + H2O
- Chuẩn độ Ba(OH)2 dư bằng HCl:
Ba(OH)2 + 2HCl = BaCl2 + 2H2O
(Màu hồng) (Mất màu hồng)
- Đo lượng HCL còn dư.
b.* Sắp xếp: B: 21ml; A: 18 ml; C: 16 ml
* Giải thích:
- Bình B: có quá trình quang hợp → CO 2 giảm → Tiêu tốn nhiều HCl nhất. - Bình C: có quá trình hô hấp
112
thải CO2 → CO2 tăng → tiêu tốn ít HCl nhất.
- Bình A: không quang hợp, không hô hấp → lượng HCl không đổi.

Câu 143:
a. Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước ở thực vật khi có một bọt khí hình thành trong mạch gỗ?
b. Một người trồng lạc thấy các lá già của cây lạc đang chuyển thành màu vàng sau một thời gian mưa
ẩm ướt. Giải thích lí do tại sao?
c. Cho biết tên 2 nguyên tố khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Chlorophyll, mà
khi thiếu một trong 2 nguyên tố đều xuất hiện tình trạng lá vàng. Nêu đặc điểm để nhận biết nguyên tố bị
thiếu (trong 2 nguyên tố trên) khi quan sát 1 cây bị vàng lá.
d. Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí điều tiết tốc độ thoát hơi nước của cây như thế nào? Tại
sao nói hiện tượng đó vừa có lợi vừa có hại cho cây?
ĐÁP ÁN:
a. Sự vận chuyển nước bị ngừng trệ.
- Vận chuyển nước ở thực vật nhờ 3 động lực: Lực hút do thoát hơi nước; áp suất rễ; lực liên kết giữa các
phân tử nước và giữa các phân tử nước và thành mạch.
- Khi có một bọt khí hình thành trong mạch gỗ làm đứt gãy sự liên tục của dòng nước.
- Các phân tử nước ở trên bọt khí có thể dâng cao lên nhưng các phân tử dưới bọt khí bị bẻ gãy liên kết.
Do đó dòng mạch gỗ bị ngưng trệ.
b. - Sau thời gian mưa ẩm nitrat trong đất bị rửa trôi, ức chế quá trình cố định nitơ trong đất.
- Đất thiếu đạm → cây thiếu nitơ dẫn đễn lá bị vàng.
c. - 2 nguyên tố là Mg, Fe.
- Thiếu Mg: Biểu hiện vàng ở các lá già, vì Mg di chuyển tự do trong cây được nên sẽ được huy động cho
các mô non đang sinh trưởng mạnh.
- Thiếu sắt biểu hiện vàng lá ở các lá non, vì Fe khó di chuyển trong cây, không có hiện tượng ưu tiên
huy động cho các mô còn non đang sinh trưởng mạnh.
- Vào những ngày nắng nóng, cây mất nước, hàm lượng axit abxixic tăng  khí khổng đóng lại.
- Có lợi: Hạn chế sự mất nước của cây, cây không bị héo chết.
- Có hại:
+ Khí khổng đóng sẽ hạn chế sự lấy CO2 của cây, làm giảm cường độ quang hợp.
+ Khí khổng đóng làm cho nồng độ O 2 cao hơn nồng độ CO2 trong mô lá  hiện tượng hô hấp sáng (ở
thực vật C3).

Câu 144:
1) Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác
nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?
2) Ở thực vật, thế nào là cơ quan chứa? cơ quan nguồn? Theo em lá, củ là cơ quan chứa hay cơ quan
nguồn?
ĐÁP ÁN:
1)
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết nối kế tiếp nhau tạo thành ống rỗng giúp dòng nước, ion khoáng và các
chất hữu cơ được tổng họp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực vận chuyến nước và muối khoáng trong
mạch gỗ gồm ba lực: lực đẩy (áp suất rẽ), lực hút do thoát hơi nước ở lá (lực chủ yếu), lực liên kết giữa
các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

113
- Mạch rây gồm các tể bào sống có vai trò vận chuyến các sản phấm đồng hoá ở lá cũng như một số ion
khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc nơi dự trữ. Động lực vận chuyển của dòng mạch rây theo
phương thức vận chuyển tích cực.
- Sự vận chuyến trong mạch rây là quá trình vận chuyến tích cực nên mạch rây phải là các tê bào sông.
- Sự vận chuyên trong mạch gỗ không phải là vận chuyên tích cực. Do mạch gỗ là các tế bào chết, có tác
dụng làm giảm sức cản của dòng nước được vận chuyến ngược chiều trọng lực trong cây. Đồng thời
thành của những tế bào chết dày giúp cho ống dẫn không bị phá huỷ bởi áp lực âm hình thành trong ống
dẫn bởi lực hút do thoát hơi nước ở lá.
2)
- Cơ quan nguồn là nơi sản xuất chất hữu cơ (đường) hoặc nơi tạo ra đường nhờ sự phân giải tinh bột.
- Cơ quan chứa là nơi dự trữ hoặc sử dụng chất hữu cơ được mang đền từ nơi khác.
- Lá cây tùy giai đoạn:
+ Lá đang lớn là cơ quan chứa.
+ Lá đã trưởng thành được chiếu sáng đầy đủ là cơ quan nguồn.
- Củ: tùy theo mùa:
+ Mùa hè là cơ quan chứa dự trữ.
+ Mùa xuân: là cơ quan nguồn mang đường đến các chồi đang sinh trưởng.

Câu 145:

ĐÁP ÁN:

Câu 146:

ĐÁP ÁN:

114
Câu 147:

ĐÁP ÁN:

Câu 148:

ĐÁP ÁN:

Câu 149:

115
ĐÁP ÁN:

Câu 150:

ĐÁP ÁN:

116
Câu 151:
a. Cân 0,5 gam lá bàng tươi xanh đã loại bỏ cuống và gân chính, nghiền nhỏ, chia đều và cho vào cốc A
và cốc B. Lấy 20 ml cồn đổ vào cốc A; lấy 20ml nước cất đổ vào cốc B. Sau 20 phút thì màu sắc ở 2 cốc
có gì khác nhau? Giải thích.
b. Người ta bố trí thí nghiệm như sau: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu xanh
da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào 2
miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Quan sát giấy chuyển từ màu xanh da trời sang
màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá. Sau 15 phút thu được kết quả ghi
trong bảng sau:
Tên cây Diện tích chuyển màu của giấy côban clorua (cm2)
Mặt trên Mặt dưới
Cây thược dược 9 11
Cây đoạn 4 9
Cây thường xuân 0 3,7
Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích thí nghiệm trên.
ĐÁP ÁN:
- Cốc A có màu có màu xanh đậm, cốc B có màu xanh nhạt ………………………
Vì:
a - Ở cốc A Diệp lục tan trong cồn nên lượng diệp lục được chiết ra nhiều hơn  xanh đậm …………
- Cốc B diệp lục không tan trong nước, nhưng do nghiền làm phá vỡ tế bào nên vẫn có 1 lượng nhỏ
diệp lục lẫn trong nước -> xanh nhạt..............
* Nhận xét: Diện tích chuyển thành màu hồng của giấy thấm côban clorua ở mặt dưới lá rộng hơn so
với mặt trên của cùng lá đó..............................................
* Kết luận: Mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên........................
* Giải thích:
- Khí khổng được sắp xếp nhiều hơn ở mặt dưới của lá do đó mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều
b
hơn mặt trên làm cho diện tích chuyển thành màu hồng của giấy tẩm côban clorua rộng hơn so với ở
mặt trên..........................................................
- Riêng ở cây thường xuân là cây sống ở nơi khô cằn nên để tiết kiệm nước, ở biểu bì trên của lá
không có khí khổng và có lớp cutin dày khiến nước không thoát qua mặt trên của
lá…………………………..........................................................

117
Câu 152:

ĐÁP ÁN:

Câu 153:
1. a. Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ theo
những con đường nào? Nêu ưu điểm, nhược điểm của mỗi con
đường.
b. Nêu vai trò của đai Caspari trong quá trình hấp thụ nước và
các ion khoáng ở rễ cây.
2. Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước trong đất đến sinh
trưởng ở cây trồng, người ta trồng các cây bạc hà trong nhà kính
theo hai cách: cách 1 trồng mỗi chậu 1 cây, cách 2 trồng mỗi chậu
16 cây. Sau đó các chậu được tưới các lượng nước khác nhau, các chỉ tiêu khác đều giống nhau. Khi xác
định tỉ lệ sinh khối giữa rễ và chồi sau một thời gian trồng, người ta thu được kết quả như hình 1. Nhận
xét sự thay đổi tỉ lệ sinh khối rễ/chồi tương ứng với cách trồng và theo lượng nước tưới ở thí nghiệm trên.
Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1 a. - Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
+ Con đường gian bào.
+ Con đường tế bào chất.
118
- Ưu điểm, nhược điểm của mỗi con đường?
+ Con đường gian bào: tốc độ vận chuyển nhanh nhưng không được kiểm soát.
+ Con đường tế bào chất: tốc độ vận chuyển chậm nhưng được kiểm soát.
b. Vai trò của đai Caspari trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
- Chặn con đường gian bào.
- Điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ.
(nếu chỉ nói kiểm soát nước và khoáng: 0.25đ)
2 Nhận xét, giải thích:
- Theo cách trồng: Tỉ lệ rễ/chồi ở cách 2 luôn cao hơn cách 1.
Vì: ở cách 2, số cây nhiều, giữa các cây có sự cạnh tranh nước nên các cây phát triển bộ rễ, còn chồi
phát triển kém hơn.
- Theo lượng nước tưới: Ở cả 2 cách lượng nước tưới thấp thì tỉ lệ rễ/chồi cao, tỉ lệ này giảm dần khi
tăng dần lượng nước tưới.
Vì: Khi lượng nước tưới ít, thiếu nước cây phát triển bộ rễ để hấp thụ nước, chồi kém phát triển. Khi
lượng nước tưới nhiều, cây sinh trưởng chồi nhanh và bộ rễ phát triển bình thường.

Câu 154:
1. Tại sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
2. Tại sao khi bón phân hóa học với nồng độ quá cao thì cây thường bị héo?
3. Nói: ‘‘Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mực nước sâu nhất” là đúng hay sai? Vì sao?
ĐÁP ÁN:
1.
Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì
* Thực vật C4 có các điểm ưu việt hơn thực vật C3
- điểm bù CO2 thấp hơn - điểm bão hòa ánh sáng cao hơn
- cường độ quang hợp cao hơn. - thoát hơi nước thấp hơn
- nhu cầu nước thấp hơn
* Thực vật C4 không có hô hấp sáng.
2.
- Bón nhiều phân hóa học làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn đến làm giảm thế nước của đất. Thế
nước của đất thấp hơn thế nước của tế bào lông hút nên cây khó hấp thụ nước qua rễ.
- Quá trình thoát hơi nước ở lá cây vẫn diễn trong khi quá trình hút nước của rễ cây giảm hoặc không hút
được nước, cây bị mất nước dẫn đến cây bị héo.
3.
- Màu của rong chính là màu của ánh sáng phản xạ hoặc xuyên qua. Như vậy rong màu đỏ không hấp thụ
ánh sáng đỏ để quang hợp được, mà phải hấp thụ ánh sáng xanh tím.
- Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nhất trong vùng quang phổ ánh sáng mặt trời nên xuyên được đến
mực nước sâu nhất.

Câu 155:
1. Chỉ ra các tác nhân của môi trường đất ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
Vì sao người ta có thể dùng bèo Nhật Bản (bèo tây) để xử lí môi trường nước?
2. Nêu vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ đối với cây. Vì sao vi khuẩn Rhizobium phải sống cộng sinh
với rễ cây họ Đậu thì chúng mới có thể cố định N2?

119
3. Hình bên biểu diễn quá trình thoát hơi nước của một cây C3 trong một ngày nắng ráo. Các
đường cong A, B chỉ các con đường thoát hơi nước qua lá. Hãy gọi tên các con đường đó. Giải
thích.

ĐÁP ÁN:
1.
- Các tác nhân của môi trường đất ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng là: độ ẩm, độ
pH, nồng độ O2, nồng độ chất khoáng ...
- Vì: Hệ rễ cây bèo tây có khả năng hấp thụ và tích lũy các ion kim loại nặng.
2.
- Vai trò sinh lí của nitơ:
+ Vai trò cấu trúc: nitơ là thành phần cấu tạo của đại phân tử như protein, diệp lục, axit nucleic,
enzim, ...
+ Vai trò điều tiết: nitơ là thành phần cấu tạo của enzim, côenzim và ATP. Vì vậy nitơ tham gia điều tiết
các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật....
- Vì quá trình cố định nitơ cần được cung cấp ATP, lực khử mạnh và điều kiện kị khí nhưng vi khuẩn
không tạo ra được mà phải lấy từ rễ cây họ Đậu.
3.
- Đường cong A mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí, đường cong B mô tả sự thoát hơi nước qua lớp cutin.
- Giải thích:
+ Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào hoạt động đóng mở khí khổng. Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ
cao, lỗ khí đóng hạn chế sự mất nước --> đường cong A mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí.
+ Sự thoát hơi nước qua cutin ít hơn và phụ thuộc vào nhiệt độ. Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, cường
độ thoát hơi nước mạnh nhất --> đường cong B mô tả sự thoát hơi nước qua lớp cutin.

Câu 156:
1. Ở cây khoai lang có một quá trình vừa hấp thụ O2 vừa giải phóng CO2 nhưng không tạo ra ATP. Đó là
quá trình nào, quá trình này xảy ra ở vị trí nào của tế bào lá, điều kiện xảy ra, hậu quả của quá trình đó?
2. Trong một buổi trải nghiệm làm xôi gấc, bạn Lan lấy hạt gấc trực tiếp trộn vào gạo nếp (đã được ngâm
qua nước), bạn Hùng trước khi trộn với gạo nếp thì bóp hạt gấc với một chút rượu êtilic. Các công đoạn
tiếp theo hai bạn làm như nhau. Theo em, bạn nào sẽ có được sản phẩm xôi với màu đẹp hơn, đồng đều
hơn? Vì sao?
3. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ
hô hấp? Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
ĐÁP ÁN:
1.
- Đó là quá trình: Hô hấp sáng ở thực vật C3.
- Quá trình này xảy ra ở vị trí: Xảy ra kế tiếp trong ba bào quan lục lạp, perôxixôm và ti thể.
- Điều kiện xảy ra: lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
120
- Hậu quả: gây lãng phí sản phẩm của quang hợp, giảm năng suất.
2.
- Bạn Hùng sẽ có được xôi với màu đẹp hơn, đồng đều hơn.
- Vì : Trong quả gấc có sắc tố carôtenôit màu đỏ - cam, mà sắc tố này tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn,
rượu etilic, ...).
3.
- Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường độ hô hấp,
vì:
+ Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ, giảm chất lượng…
+ Hô hấp làm tăng độ ẩm, nhiệt độ và giảm oxy của môi trường bảo quản, làm tăng cường độ hô hấp,
lên men làm phân giải nhanh chất hữu cơ.
- Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ giống.

Câu 157:
a. Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây thân gỗ?
Giải thích vì sao áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp.
b. Hãy liên hệ thực tế, nêu một số biện pháp làm tăng khả năng hút nước của rễ cây.
ĐÁP ÁN:
a.- Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây thân gỗ: lực đẩy (áp
suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và thành tế bào mạch
gỗ.
- Thường được quan sát ở cây bụi thấp vì:
+ Áp suất rễ không lớn
+ Cây bụi thấp có chiều cao thân ngắn, mọc thấp, gần mặt đất, không khí dễ bão hòa trong điều kiện ẩm
ướt, do đó áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá.
b. Để cây hút nước dễ dàng cần:
- Làm cỏ, sục bùn, xới đất kỹ để cây hô hấp hiếu khí→ tăng khả năng hút khoáng chủ động →tăng hút
nước
- Bón phân, tưới nước hợp lí để bộ rễ phát triển tốt.

Câu 158:
a. Đồ thị hình 4 thể hiện ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới tốc độ
thoát hơi nước từ biểu bì trên và biểu bì dưới của lá ở một loài cây trên
cạn. Các nhân tố môi trường khác được giữ ổn định.
- Mỗi đường cong (A), (B) trong hình 4 thể hiện sự thoát hơi nước ở
mặt trên hay mặt dưới của lá ? Giải thích.
- Nếu thí nghiệm tiến hành trên đối tượng lá cây ngô (họ Zea mays) và
lá cây hoa súng (họ Nymphaeaceae) thì kết quả sẽ như thế nào ? Giải
thích.
b. Một loài thực vật ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa 12
giờ/ngày. Một nhóm học sinh đã trồng loài thực vật đó trong chậu và
tiến hành thí nghiệm với các điều kiện chiếu sáng như sau :
+ Thí nghiệm 1 : chiếu sáng 10 giờ, trong tối 14 giờ.
+ Thí nghiệm 2 : chiếu sáng 12 giờ, trong tối 12 giờ (ngắt giữa thời gian tối bằng cách chiếu sáng trong
vài phút).
Dựa vào kiến thức về quang chu kì, hãy giải thích :
121
- Loài thực vật trên là cây ngày dài, cây ngày ngắn hay cây trung tính ?
- Kết quả ra hoa của loài thực vật đó trong từng thí nghiệm.
c. Tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính : nếu tăng cường độ chiếu sáng và tăng
nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm, còn cường độ quang hợp của cây B
không đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì ? Giải thích.
d. Phần phía ngoài của thân cây tre, nứa thường bền chắc hơn phía trong nhưng ở cây thân gỗ (cây bàng,
cây phượng,...) thì ngược lại. Căn cứ vào đặc điểm bó mạch của hai nhóm cây trên, em hãy giải thích đặc
điểm thân của chúng.
ĐÁP ÁN:
a.
* Đường cong A: Thoát hơi nước ở mặt dưới; đường cong B: thoát hơi nước ở mặt trên.
- Giải thích: Mặt trên có ít khí khổng hơn mặt dưới nên tốc độ thoát hơi nước thấp hơn.
* Đối với lá ngô (Zea may) : lá cây xếp thẳng đứng ; hai mặt có lượng khí khổng tương đương nhau, mức
ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng tới tốc độ thoát hơi nước tương đương nhau.
* Đối với lá súng : lá cây nổi trên mặt nước; biểu bì dưới tiếp xúc với mặt nước, không có khí khổng nên
tốc độ thoát hơi nước gần như bằng 0, thoát hơi nước toàn bộ qua biểu bì trên.
b.
- Loài thực vật trên là cây ngày ngắn vì ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12h, thời gian tối tối
thiểu là 12h.
- Kết quả ra hoa của loài thực vật đó trong từng thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Cây ra hoa vì thời gian tối lớn hơn 12h.
+ Thí nghiệm 2: Cây không ra hoa vì đã ngắt thời gian tối thành 2 đêm ngắn → thời gian tối nhỏ hơn 12h.
c.
- Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và cây C4.
- Giải thích:
+ Khi nhiệt độ và cường độ chiếu sáng tăng làm cho cây C 3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên
xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (trong thí nghiệm này là cây A).
+ Trong khi đó cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô
hấp sáng. Vì thế cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
d.
- Tre là cây một lá mầm, các bó mạch kín, xếp lộn xộn.
- Trong thân tre, càng ra phía ngoài bó mạch càng nhiều, càng nhỏ, lòng mạch gỗ càng hẹp và dày hơn
=> phần phía ngoài bền chắc hơn thân phần phía ngoài.
- Cây thân gỗ như cây bàng, cây phượng là cây hai lá mầm, các bó mạch hở, xếp thành vòng.
- Trong quá trình sinh trưởng, mạch gỗ được đẩy sâu vào trong lõi, ở phía ngoài là lớp libe và mô mềm
nên kém bền hơn.

Câu 159:

ĐÁP ÁN:
122
a.

b.

Câu 160:

ĐÁP ÁN:

123
Câu 161: Sự chuyển hóa năng lượng của thực vật ở một số giai đoạn được biểu diễn như sau:
Năng lượng (ATP) Năng lượng(C6H12O6) Năng lượng (ATP)
a. Xác định (1) và (2) là gì? Viết phương trình phản ứng cho mỗi giai đoạn?
b. Giai đoạn 1 diễn ra theo những con đường nào? Cho biết điều kiện dẫn đến mỗi con đường đó?
ĐÁP ÁN:
a.
(1) chính là pha tối trong quang hợp:
CO2 + NADPH + ATP → C 6 H12 O6
(2) chính là quá trình hô hấp:
C6 H12 O6 + 6O 2 → 6CO2 +6H2 O +Năng lượng (ATP + nhiệt)
b.
- Giai đoạn I diễn ra từ 3 con đư ờng khác nhau: chu trinh C 3 đối với thực vật C3 ; chu trình C4 đối
với thực vật C4, chu trình CAM đối với thực vật CAM.
- Điều kiện dẫn đến mỗi con đường:
+ Con đường cố định Cacbon ở nhóm thực vật C3: CO 2, O2 , ánh sáng, nhiệt độ bình thường. (ở
hầu hết các loại thực vật)
+ Con đường cố định cacbon ở nhóm thực vật C4: O2 giảm, O2 tăng, ánh sáng và nhiệt độ cao.
+ Con đường cố định cacbon ở thực vật CAM: xảy điều kiện khắc nghiệt, khô hạn kéo dài, ở sa mạc.

Câu 162:

ĐÁP ÁN:

Câu 163:

124
ĐÁP ÁN:

Câu 164:

ĐÁP ÁN:
1.

2.

125
Câu 165:

ĐÁP ÁN:

Câu 166:

ĐÁP ÁN:
1.
- Làm cỏ, sục bùn, xới đất kĩ để cây hô hấp tốt tạo điều kiện để cho quá trình hút nước chủ động.
2.
- Theo chu trình Canvin, để hình thành 1 phân tử glucozơ cần 18ATP.
- Ở thực vật C3pha cố định CO2chỉ diễn ra theo chu trình Canvin.
- Ở thực vật C4 và thực vật CAM, ngoài chu trình Canvin còn thêm chu trình C4 cần thêm 6 ATP để hoạt
hoá axit piruvic (AP) thành phosphoenolpiruvate (PEP).
3.
126
Câu 167:

ĐÁP ÁN:

Câu 168:

ĐÁP ÁN:

127
Câu 169:

ĐÁP ÁN:
1.

2.

3.
128
Câu 170:

ĐÁP ÁN:
1.

2.

Câu 171:

129
ĐÁP ÁN:
1.

2.

3.

Câu 172:
1.1. Ở thực vật nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu bằng những con
đường nào? Động lực của các con đường đó là gì?
1.2. Nước từ đất được hấp thu vào tế bào lông hút là do dịch của tế bào lông hút ưu trương so với dung
dịch đất. Em hãy giải thích ở trạng thái bình thường tại sao tế bào lông hút lại có dịch tế bào ưu trương so
với dịch đất?
1.3. Trình bày mối quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi khoáng trong cây?
1.4. Hãy sắp xếp các phát biểu dưới đây vào 2 cột tương ứng của bảng trả lời sao cho phù hợp với các đặc
điểm của nhóm thực vật C3 và C4. (kẻ bảng dưới đây vào bài làm và điền trả lời).

130
1. chất nhận CO2 đầu tiên trong quang hợp là RiDP.
Đặc điểm của Đặc điểm của
2. điểm bão hoà ánh sáng gần bằng ánh sáng mặt trời toàn
thực vật C3 thực vật C4
phần.
3. cường độ quang hợp không bị ảnh hưởng bởi nồng độ oxi.
4. điểm bão hoà ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn
phần.
5. điểm bù CO2 từ 30 - 70 ppm
6. lục lạp xuất hiện ở cả tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch.
7. perôxixôm có liên quan đến quang hợp.
8. có nhu cầu nước cao trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
ĐÁP ÁN:
1.1.
- Nước và các ion khoáng hòa tan:
Chủ yếu qua mạch gỗ, tuy nhiên cũng có thể vận chuyển từ trên xuống theo mạch rây hoặc chuyển ngang
từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
Động lực của dòng mạch gỗ: có sự kết hợp của 3 lực:
Lực đẩy của rễ (áp suất rễ)
Lực hút của lá (do thoát hơi nước)
Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch.
- chất hữu cơ: chủ yếu theo dòng mạch rây
Động lực của dòng mạch rây: Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (ở lá nơi saccarôzơ
được tạo thành)có áp suất thẩm thấu caovà cơ quan chứa (nơi saccarôzơ được sử dụng hoặc dự trữ ở dạng
khác) có áp suất thẩm thấu thấp.
1.2.
* Dịch của tế bào lông hút ưu trương so với dịch đất là do:
- Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào
lông hút.
- Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarozơ… là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật
chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao.
1.3.
Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô hấp tạo ra các sản
phẩm trung gian (các axit ceto) làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng do rễ hút lên
- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố
khoáng .
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tế bào tổng hợp các chất, trong đó có các
enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.
- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử
dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào .
1.4. (kẻ bảng dưới đây vào bài làm và điền trả lời).
Đặc điểm của thực vật C3 Đặc điểm của thực vật C4
1 2
4 3
5 6
7
8

131
Câu 173:
a. Bơm proton có vai trò như thế nào trong hai quá trình sau đây ở cây: mở khí khổng để thoát hơi nước,
vận chuyển các chất nhờ dòng mạch rây?
b. Bằng kiến thức sinh học, em hãy giải thích vì sao hiện tượng xâm nhập mặn lại làm giảm năng suất cây
trồng?
c. Nêu những ảnh hưởng của hô hấp trong quá trình bảo quản nông sản. Để bảo quản tốt nông sản, phải
điều chỉnh cường độ hô hấp như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a. - Quá trình mở khí khổng để thoát hơi nước: Do bơm proton kích thích vận chuyển K + từ ngoài đi vào
tế bào khí khổng -> tăng áp suất thẩm thấu tế bào khí khổng -> nước đi vào tế bào khí khổng -> khí
khổng mở -> hơi nước thoát ra môi trường qua lỗ khí.
- Quá trình vận chuyển các chất nhờ dòng mạch rây: Bơm proton sẽ bơm H + ra khỏi tế bào ống rây -> H+
được đồng vận chuyển cùng saccarôzơ vào tế bào ống rây -> tế bào ống rây thu nhận saccarôzơ từ cơ
quan nguồn để vận chuyển về cơ quan chứa do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
b. Hiện tượng xâm nhập mặn làm giảm năng suất cây trồng do:
+ Sự dư thừa NaCl hoặc các muối khác trong đất làm hạ thế nước của dung dịch đất, muối có thể gây ra
sự thiếu nước trong cây ngay cả khi trong đất có nhiều nước.
+ Na+ và các ion nhất định là độc hại đối với cây trồng khi nồng độ của chúng tương đối cao. Màng thấm
chọn lọc của tế bào rễ ngăn cản sự hấp thụ phần lớn các ion độc hại nhưng điều này chỉ làm trầm trọng
thêm vấn đề hấp thụ nước từ đất có nhiều chất tan.
c. – Hô hấp (HH) là quá tình phân giải chất hữu cơ -> tiêu hao nhiều chất hữu cơ trong sản phẩm.
- HH làm tăng nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và đối tượng bảo quản -> dễ làm hư hỏng sản phẩm.
- HH làm giảm lượng O2, tăng lượng CO2 trong nông sản -> khi CO2 tăng quá mức, O2 giảm quá mức sẽ
chuyển sang hô hấp yếm khí -> nông sản hư hỏng nhanh hơn.
- Muốn bảo quản tốt nông sản cần làm giảm đến mức tối thiểu cường độ HH bằng cách hạ nhiệt độ, tăng
nồng độ CO2 ở mức thích hợp hoặc sấy khô nông sản.

Câu 174:
a. Người ta có thể sử dụng enzim glicôlat ôxidaza trong cây để phân biệt hai nhóm thực vật C 3, C4. Hãy
thiết kế thí nghiệm để xác định hai nhóm thực vật trên bằng enzim này. Giải thích kết quả thí nghiệm.
b. Các cây của một loài thực vật chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12 giờ/ngày. Trong một thí
nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 12 giờ và để trong tối 12 giờ. Tuy nhiên, mỗi
đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phút. Hãy cho biết các cây được
trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a.
* Thí nghiệm:
- Có hai cây A và B, một cây C3 và một cây C4, lấy một ít lá tươi của hai cây đem nghiền riêng trong dung
dịch đệm thích hợp để tách chiết enzim ra khỏi lá, thu dịch chiết và cho vào 2 ống nghiệm với lượng bằng
nhau. Sau đó cho vào mỗi ống nghiệm chứa dịch chiết một lượng axit glycolic bằng nhau.

- Sau một thời gian xác định, qua phân tích:


+ Nếu hàm lượng axit glycolic không đổi thì dịch chiết không có mặt enzim glycôlat ôxidaza, vậy dịch
chiết đó lấy từ cây C4.
+ Nếu hàm lượng axit glycolic giảm thì dịch chiết đó có enzim glycôlat ôxidaza, dịch chiết này là của cây C3.
132
* Giải thích thí nghiệm:
- Enzim glycôlat ôxidaza chỉ có mặt trong thực vật C 3. Do đó nếu phát hiện enzim này có mặt ở thực vật
nào thì đó là cây C3.
Phản ứng: axit glycolic + O2 → glycôxilat + H2O2 (enzim xúc tác cho phản ứng xảy ra là glycôlat
ôxidaza).
b. Các cây này sẽ không ra hoa khi trồng trong điều kiện chiếu sáng như vậy vì chúng là các cây ngày
ngắn cần thời gian tối liên tục là lớn hơn hoặc bằng 12 giờ.
* Giải thích:
+ Cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài mà cụ thể là cây ngày ngắn cần một số giờ tối liên tục, tối thiểu
12 giờ mới ra hoa được.
+ Khi bị chiếu sáng trong đêm, giờ tối của cây không đủ 12 giờ liên tục nên cây không thể ra hoa.

Câu 175: Ở một số cây họ lúa, khi không khí xung quanh bão hòa
hơi nước thì lá cây có hiện tượng ứ giọt. Nước được thoát ra khỏi lá
qua thủy khổng và hình thành các giọt đọng ở mép lá. Hình 1 mô tả
thủy khổng ở lá của nhóm cây này.
a) Vì sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra khi không khí bão hòa hơi
nước?
b) Lá của các cây thân gỗ cao trên 10m có xảy ra hiện tượng ứ giọt
hay không? Vì sao?
c) Mạch dẫn trong hình 1 là mạch gỗ hay mạch rây? Dựa vào đâu có
thể biết được các giọt nước đọng ở mép lá là do ứ giọt hay chỉ là các giọt sương?
ĐÁP ÁN:
a)
- Do lực đẩy của áp suất rễ, nước lỏng được đẩy liên tục từ rễ lên lá. (0,25 điểm)
- Ở lá, tùy vào độ ẩm của môi trường mà nước có thể thoát ra ngoài dưới dạng hơi (qua khí khổng) hoặc
dạng lỏng (qua thủy khổng) (0,25 điểm)
- Nếu độ ẩm không khí chưa bão hòa, nước sẽ thoát ra khỏi lá dưới dạng hơi, vì thế không thấy hiện
tượng ứ giọt. (0,25 điểm)
- Chỉ khi không khí bão hòa hơi nước, nước không thể thoát ra dưới dạng hơi, nước lỏng do rễ đẩy lên
được thải ra ngoài qua thủy khổng, tạo ra các giọt nước ở mép lá. (0,25 điểm)
b)
- Không xảy ra hiện tượng trên. (0,5 điểm)
- Vì: Ở độ cao trên 10m, không khí ít khi bão hòa hơi nước, lực đẩy của áp suất rễ không đủ đưa nước lên
tận lá để gây ra hiện tượng ứ giọt. (0,5 điểm)
c)
- Mạch dẫn trong hình là mạch gỗ. (0,5 điểm)
- Có thể dựa vào thành phần chất tan trong giọt nước: Nước do ứ giọt có thành phần chất tan gần giống
với dịch mạch gỗ; các giọt sương thì chỉ có nước. Phân tích thành phần chất tan có thể phân biệt được các
giọt dịch này. (0,5 điểm)

Câu 176:
a) Khi nghiên cứu nguồn gốc của O2 thải ra trong quang hợp ở thực vật, các nhà khoa học đưa ra 2 giả
thuyết: Giả thuyết thứ nhất cho rằng O 2 có nguồn gốc từ CO2, giả thuyết thứ 2 cho rằng O 2 có nguồn gốc
từ H2O. Đến những năm 1930, các nhà khoa học phát hiện ra cơ chế quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh,

133
theo đó, vi khuẩn thực hiện tổng hợp chất hữu cơ theo phương trình tổng quát như sau: 2H2S +
CO2 → [CH2O] + H2O + 2S.
Kết quả nghiên cứu trên đã ủng hộ cho giả thuyết nào trong hai giả thuyết trên? Giải thích.
b) Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì
hiệu suất nảy mầm không cao. Nhưng nếu lấy những hạt tươi đó phơi khô, để một thời gian, đem hạt khô
ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. Hãy giải
thích hiện tượng trên.
ĐÁP ÁN:
a)
- Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết thứ hai. (0,5 điểm)
- Giải thích:
+ Mặc dù sử dụng CO2 làm nguyên liệu nhưng quá trình quang hợp của vi khuẩn lưu huỳnh không thải ra
ôxi chứng tỏ giả thuyết thứ nhất sai. (0,25 điểm)
+ Phương trình quang hợp của vi khuẩn lưu huỳnh cho thấy tế bào đã tách H 2S thành H và S, sau đó sử
dụng H để tạo chất hữu cơ, còn S được thải ra ngoài. Một cách tương tự ở thực vật, tế bào đã tách H 2O
thành H và O, sử dụng H để tổng hợp đường và thải O ra ngoài dưới dạng O 2. Như vậy, O2 thải ra trong
quang hợp có nguồn gốc từ H2O. (0,25 điểm)
b)
- Khi hạt còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) trong hạt cao gây ức chế quá trình nảy mầm. (0,5 điểm)
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm tăng lên. (0,5
điểm)

Câu 177:
1. Trình bày vai trò của nước đối với thực vật. Yếu tố nào làm ngưng trệ sự vận chuyển liên tục dòng nước
và khoáng trong mạch gỗ của cây?
2. Cho đồ thị thoát hơi nước và hấp thụ nước ở cây hướng dương như sau:

Từ đồ thị trên, hãy xác định trạng thái cân bằng nước và trạng thái sinh lí của cây.
3. Một bạn học sinh đã làm các thí nghiệm và ghi lại kết quả như sau:
- Thí nghiệm 1: Cho cát ẩm vào trong một lọ thủy tinh 5 lít miệng rộng sau đó gieo 20 hạt đậu xanh, đậy
nắp. Sau 1 tuần, cây con mọc lên, lọ thủy tinh bị mờ do có hơi nước bên trong. Sau 1 tuần tiếp theo, lọ
thủy tinh trong, hơi nước ít, trên mép mỗi lá có đọng các giọt nước.
- Thí nghiệm 2: Lấy 1 bình thủy tinh chứa nước, đậy nắp, trên nắp có đục 5 lỗ, cắm 5 cành hoa loa kèn
vào bình thủy tinh có chứa nước, dùng keo nến gắn chặt nắp và các lỗ cắm hoa, đánh dấu mực nước trong
bình. Sau 1 tuần mực nước trong bình giảm.
- Thí nghiệm 3: Cắt ngang thân cây chuối non trong vườn, khoét một lỗ ở bề mặt cắt dài 5cm rộng 5cm,
dùng bao nilon trắng buộc kín vết cắt ngang thân cây. Sau 1 giờ thấy nước đầy trong lỗ khoét.
Theo em, bạn học sinh làm thí nghiệm trên giúp chứng minh điều gì về quá trình hút nước – khoáng và
vận chuyển các chất trong cây? Hãy giải thích kết quả từng thí nghiệm trên.
134
ĐÁP ÁN:
1 1. * Vai trò của nước
- Nước tham gia cấu tạo nên cơ thể, ....(0.25)
- Nước tham gia các phản ứng, dung môi hòa tan...(0.25)

* Yếu tố làm ngưng trệ sự liên tục đó:


- Do áp suất rễ: nếu không có áp suất rễ (trong điều kiện rễ thiếu oxi) thì sẽ không tạo lực đẩy
dòng nước từ rễ lên lá
- Do thoát hơi nước quá yếu  không đủ lực để kéo cột nước liên tục đi từ rễ lên lá.
- Do sự xuất hiện bọt khí trong mạch gỗ làm dòng nước bên trên và bên dưới bị ngắt quãng với
dòng nước đang vận chuyển lên từ phía dưới
(Chú ý: HS nêu đúng cả 3 ý được 0,5 điểm, đúng 2 ý cho 0,25 điểm)
2 Trạng thái cân bằng nước của cây:
- Lượng nước hút vào < lượng nước thải ra cây bị thiếu nước tạm thời hoặc thiếu nước dài ngày (bị
hạn)
- Trạng thái sinh lí của cây:
+ Cây bị héo tạm thời, lỗ khí khổng tạm đóng có thể hồi phục trạng thái cân bằng nước trong thời
gian ngắn, sau đó cây lại tươi trở lại và hoạt động sinh lí bình thường
+ Cây bị thiếu nước dài ngày cây héo, có thể rụng lá, hoa, quả … sinh trưởng giảm, hoặc ngừng
+ Sự thoát nước mạnh kéo theo sự hút nước mạnh.
3 3 thí nghiệm trên chứng minh sự vận chuyển các chất trong cây ngược chiều trọng lực, nhờ có 3
lực: Lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch
gỗ ( lực mao quản) ở thân và lực đẩy (áp suất rễ).
- Thí nghiệm 1. Khi đậy kín nắp,cây non mọc lên  nước thoát qua lá tạo hơi nước làm lọ thủy
tinh bị mờ. Hơi nước nhiều  tạo độ ẩm bão hòa nước không thoát thành hơi  tạo giọt trên
mép lá =>Hiện tượng ứ giọt (chứng minh lực đẩy chủ động ở rễ).
- Thí nghiệm 2. Mực nước giảm, chứng tỏ thân hút nước lên nhờ lực mao quản và thoát ra ngoài
qua quá trình thoát hơi nước.
- Thí nghiệm 3. Khi cắt ngang thân cây chuối non loại bỏ lực hút do thoát hơi nước.Bao nilon
kín miệng để nước bên ngoài không vào đươc lỗ khoét  Nước được rễ hấp thu, kết hợp với lực
mao quản, chủ động đẩy nước lên làm đầy lỗ khoét.

Câu 178:
1. Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học.
2. a. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất.
Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
b. Người ta khuyên rằng:"Không nên sử dụng ngay rau xanh vừa tưới phân đạm xong". Vì sao?
3. Một số kinh nghiệm sau đây được người nông dân áp dụng trong sản nông nghiệp để tăng năng suất,
nêu cơ sở khoa học của các kinh nghiệm đó.
a. Cần bón phân với tỉ lệ đạm cao đối với các loại cây lấy lá như rau cải, rau muống...
b. Cần bón phân với tỉ lệ kali cao đối với các loại cây lấy củ như khoai lang, khoai tây...
c. Nên trồng luân canh các loại cây ngắn ngày khác nhau hoặc xen canh giữa các loài cây khác nhau trên
cùng 1 khu đất.
ĐÁP ÁN:
1

135
- Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học
+ N2 phân tử trong khí quyển chiếm khoảng 80% nhưng cây không hấp thu được.
+ Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng ở dạng NH 4+ và NO3- do vậy mà ở dạng khoáng này trong
đất ngày càng giảm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của thực vật.
+ Nhờ các nhóm vi khuần sống tự do (Cyanobacteria, Azotobacter – trong ruộng lúa....) và vi
khuẩn cộng sinh (Rhizobium - cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu, Anabaena azollae– cộng sinh ở
bèo hoa dâu …) tiết enzim nitrogenaza biến đổi nitơ phân tử sẵn có trong khí quyển ở điều kiện
thường (trong điều kiện kị khí và có ATP và các lực khử mạnh) thành NH3 từ đây sẽ hình thành
nên ® NH4+ , NO3- cây dể dàng hấp thụ theo sơ đồ:
NN ⃗ 2 H NH=NH ⃗ 2 H NH 2 -NH 2⃗ 2 H NH 3 ⃗ H 2O
NH4+.
Như vậy, nhờ có quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học mà lượng nitơ bị mất
hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng nito bình thường
của cây.
2 a. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ
trong đất. Theo em ý kiến đó đúng hay sai. Vì sao?
a. Nhận định đó là sai.
Giải thích: Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất nitơ trong đất vì:
+ Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat hóa, các gốc nitrat được giữ lại
trong đất.
+ Đất thoáng, giầu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản ứng nitrat hóa (phản ứng xảy ra trong điều
kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất).
b.
Vì:
+ Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO-3
+ Mới tưới đạm cây hấp thụ NO-3 chưa kịp chuyển hóa thành NH+4 -> người ăn vào NO-3 bị biến
đổi thành NO-2 -> gây ung thư
3.
a. Đây là cây lấy lá nên cần cung cấp nhiều nito cho cây, giúp ra nhiều cành, lá, lá phát triển xanh
tốt
b. Khoai lang, khoai tây cần bón đủ kali vì kali giúp vận chuyển đường về cơ quan sự trữ, tăng hàm
lượng tinh bột từ đó tăng năng suất
c. Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Nếu muốn trồng một loại cây nhiều mùa liên tục
thì sẽ làm cho một số chất dinh dưỡng nào đó trong đất bị cạn kiệt. trồng luân canh, xen canh sẽ tận
dụng dinh dưỡng cho các loài cây khác nhau

Câu 179:
1. Dưới điểm bão hòa ánh sáng, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng. Giải thích tại sao vào
buổi trưa nắng gắt, cường độ chiếu sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại giảm?
2. Tảo đỏ có thể phân bố ở độ sâu hàng trăm mét. Vậy tại sao tảo đỏ có thể quang hợp được ở độ sâu đó?
ĐÁP ÁN:
1. Giải thích tại sao buổi trưa nắng gắt, cường độ chiếu sáng càng mạnh nhưng cường độ quang
hợp lại giảm?
-Thoát hơi nước mạnh,TB lỗ khí mất nước, giảm sức trương làm lỗ khí đóng lại, Lỗ khí đóng lại
TĐK bị ngừng trệ, thiếu CO2 cung cấp cho quang hơp quang hợp giảm
- Khi quá trình thoát hơi nước mạnh hơn quá trình hút nước ở rễ, TB lỗ khí thiếu nước, kích thích
136
tổng hợp AAB, AAB kích thích sự vật chuyển các ion K+ ra khỏi TB hạt đậulỗ khí đóng lại.
- Buổi trưa, tỉ lệ tia sáng xanh lục nhiều, tia đó cây không hấp thụ được  cường độ quang hợp
giảm.
2 Tảo đỏ có thể phân bố tới độ sâu hàng trăm mét. Vậy tại sao tảo đỏ có thể quang hợp được ở
độ sâu đó?
Tảo đỏ có thể quang hợp được ở độ sâu hàng trăm mét do:
- Ở độ sâu hàng trăm mét quang phổ ánh sáng chủ yếu là các tia có bước sóng ngắn. Tế bào tảo có
từ 1 đến vài lục lạp.
- Các tilacôit xếp rời., trên màng tilacôit có các nhóm sắc tố quang hợp: phycôbilin, clorophyl a, caroten và
xantophyl. Màu của tảo do sắc tố phycôbilin tạo thành. Nhóm sắc tố phycôbilin có khả năng hấp thụ ánh sáng
lục và tím là những loại có khả năng xâm nhập sâu sau đó truyền năng lượng cho diệp lục a

Câu 180:
1. So sánh hô hấp hiếu khí, hô hấp sáng ở thực vật C3 về một số chỉ tiêu: Điều kiện xảy ra, vị trí diễn ra,
phương trình tóm tắt, vai trò.
2. a. Giải thích vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường
xuyên thiếu oxi?
b. Những cơ chế nào giúp thực vật tồn tại trong điều kiện sống thiếu oxi tạm thời?
ĐÁP ÁN:
1 So sánh hô hấp hiếu khí và hô hấp sáng:
Chỉ tiêu Hô hấp hiếu khí Hô hấp sáng
Điều kiện xảy ra - Khi có O2. - Nồng độ CO2 thấp, O2 cao, ánh
sáng cao.
Vị trí diễn ra - Tế bào chất, ti thể. - Lục
ạp, peroxixôm, ti thể.
Phương trình C6H12O6 + O2  CO2 + - RiDP + O2  APG + axit
H2O + ATP + Q glicôlic
- Axit glicôlic  Axit gliôxilic
 glixin  Serin + CO2
Vai trò - Cung cấp ATP cho tế - Không tạo ATP.
bào. - Tiêu tốn 50% sản phẩm quang
- Cung cấp nguyên liệu hợp.
cho các quá trình tổng hợp - Tạo ra một vài axit amin.
khác.
2 a. Giải thích vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường
thường xuyên thiếu oxi?
b. Những cơ chế nào giúp thực vật tồn tại trong điều kiện sống thiếu oxi tạm thời?
a. Một số thực vật:
- Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí.
- Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ.
- Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm..
b. - Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí.
- Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất:
Glucozoaxit piruvic+ATP+NADH.
- Lên men rượu tạo axit lactic hoặc etanol
137
+ Axit piruvicetanol+CO2+NL
+ Axit piruvicaxit lactic+NL.

Câu 181:

ĐÁP ÁN:

Câu 182:

ĐÁP ÁN:

138
Câu 183:

ĐÁP ÁN:

Câu 184:
139
ĐÁP ÁN:

Câu 185:

ĐÁP ÁN:

Câu 186:
a. Dưới tác động của ánh sáng, trên cùng một cây, lá ở những vị trí khác nhau có màu sắc và khả năng
quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
140
b. Giả thiết rằng tại cùng một khu vực địa lí và cùng một chế độ chiếu sáng, cây A (cây ngày ngắn) và cây
B (cây ngày dài) đều cùng ra hoa trong cùng một ngày. Có thể giải thích hiện tượng này như thế nào? Cho
ví dụ minh họa.
ĐÁP ÁN:
a.
- Trên cùng một cây, lá ở phía ngoài, bên trên nhận được nhiều ánh sáng, lá ở phía trong, bên dưới thì
nhận được ít ánh sáng có màu khác nhau:
+ Lá ở phía ngoài, bên trên nhiều ánh sáng có màu nhạt vì số lượng diệp lục ít và tỷ lệ diệp lục a nhiều
hơn diệp lục b.
+ Lá ở phía trong, bên dưới ít ánh sáng có màu đậm vì số lượng diệp lục ít và tỷ lệ diệp lục a thấp hơn
diệp lục b.
- Khả năng quang hợp của chúng khác nhau:
+ Khi chế độ ánh sáng mạnh thì lá ở ngoài có chế độ quang hợp lớn hơn lá ở trong vì lá ở ngoài có nhiều
diệp lục a có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ)
+ Khi chế độ ánh sáng yếu thì chế độ quang hợp của lá phía trong lớn hơn lá phía ngoài vì lá phía trong
có nhiều diệp lục b, có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tím).
b.
- Cây A (cây ngày ngắn) ra hoa khi độ dài đêm lớn hơn độ dài ngày.
- Cây B (cây ngày dài) ra hoa khi độ dài đêm nhỏ hơn độ dài ngày.
Do đó, nếu trong cùng một quang chu kì, độ dài đêm nằm trong khoảng giữa của độ dài ngày (của cây ngày
ngắn) và độ dài ngày (của cây ngày dài), thì cả 2 cây đều ra hoa.
Độ dài ngày (của cây ngày ngắn) nhỏ hơn độ dài đêm trong quang chu kì nhỏ hơn độ dài ngày (của cây
ngày dài).
Ví dụ: cây A (cây ngày ngắn) có độ dài ngày là 9 giờ, cây B (cây ngày dài) có độ dài ngày là 14 giờ, nếu trong
quang chu kì có độ dài đêm khoảng 13 giờ thì cả 2 cây đều ra hoa.
Chú ý: HS có thể dùng cụm từ “độ dài đêm tới hạn” thay cho “độ dài ngày”.

Câu 187: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu.
2. Nồng độ khí cacbônic thấp hơn nồng độ ôxi trong mô lá gây ra hiện tượng quang hô hấp ở thực vật C3.
3. Nguyên tố khoáng có vai trò quan trọng quyết định hoạt động cố định đạm ở cây Họ đậu là Bo.
4. Ở cây C4, cấu tạo lục lạp trong tế bào bao bó mạch hoàn toàn giống với lục lạp của tế bào mô giậu.
ĐÁP ÁN:
1. Sai. Vì: - Việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do nội bì của rễ
- Lớp nội bì có vòng đai không thấm nước điều chỉnh dòng chảy vào trung trụ
2. Đúng. Vì:- Khi hàm lượng cacbônic thấp thì enzim rubisco thể hiện vai trò là một oxidaza
- Khi đó, sự oxi hóa RiDP xảy ra tạo nguyên liệu hô hấp sáng là axit glycolic
3. Sai. Vì: - Mo có trong thành phần của enzim khử nitrat (nitrat-reductaza) enzim nitrogenaza (cố định
nitơ ở nốt sần rễ cây họ Đậu)
- Thiếu Mo  nốt sần không phát triển  sinh trưởng cây bị ức chế.
4. Sai. Vì: - Ở cây C4, lục lạp tế bào mô giậu có hệ thống hạt (grana) phát triển để thực hiện pha sáng.
- Lục lạp tế bào bao bó mạch có nhiều chất nền để thực hiện chu trình Canvin

Câu 188:

141
a. Có hai khóm lúa A và B (cùng 1 giống), khi chín người ta cắt hết bông của khóm A, sau hai tuần người
ta thấy ở khóm A, các lá dưới bông vẫn xanh. Còn ở khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới
bông đều vàng hết. Giải thích.
b. Cắt chồi đỉnh của 2 cây hướng dương, sau đó bôi axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của một trong hai
cây. Sau một thời gian quan sát thấy chỉ một trong hai cây mọc chồi nách. Giải thích hiện tượng trên và
nêu ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp.
ĐÁP ÁN:
a.
- Lá có màu vàng là do Chlorophil bị phân hủy và không được tổng hợp nên trong lá chỉ còn carôtenôit.
- Chlorophil được bảo vệ bởi hoocmôn cytokinin, hooc môn cytokinin này được tổng hợp ở rễ rồi đưa
lên ngọn và lá có vai trò trẻ hóa, ngăn chặn sự hóa già.
- Khi lúa chín cytôkinin được tổng hợp ít → đẩy nhanh quá trình phân giải chlorophyl nên cả bông và lá
đều vàng
- Khi cắt bông, cytôkinin tập trung vào lá mà không phải đưa lên bông → chậm phân giải chlorophyl →
lá lúa vẫn xanh.
b.
- Cây có xử lý axit indol axetic (AIA) không mọc chồi nách do AIA có vai trò duy trì ưu thế đỉnh và ức
chế sinh trưởng chồi nách.
- Ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn: khi ngắt ngọn mất ưu thế đỉnh, do auxin sinh ra chủ yếu ở đỉnh, cây
sẽ mọc nhiều chồi bên cho nhiều hoa quả hay cho nhiều ngọn.

Câu 189:
a) Màu nào của ánh sáng có hiệu quả ít nhất đối với quang hợp? Vì sao?
b) Trong pha sáng quang hợp ở thực vật, chất nào là chất cho electron đầu tiên và các electron này cuối
cùng có mặt trong chất nào?
c) Trong một thí nghiệm, lục lạp tách riêng được cho vào dung dịch với các thành phần thích hợp để có
thể thực hiện sự tổng hợp ATP. Hãy dự đoán điều gì xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào
dung dịch một hợp chất khiến cho màng thấm tự do các ion H+? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. Màu lục. (0,5 điểm). Vì ánh sáng lục phần lớn được truyền qua và phản xạ lại, không được hấp thụ
bởi các sắc tố quang hợp. (0,5 điểm)
b. - Chất cho e đầu tiên: H2O. (0,5 điểm)
- Chất nhận NADP+, nhận e ở đầu cuối của chuỗi chuyền e nên bị khử thành NADPH. (0,5 điểm)
c. - Trong thí nghiệm này, tốc độ tổng hợp ATP sẽ chậm lại và cuối cùng thì dừng hẳn. (0,5 điểm)
- Do hợp chất cho thêm sẽ không cho phép hình thành một gradien proton qua màng nên ATP sinteaza
không thể xúc tác để tổng hợp ATP. (0,5 điểm)

Câu 190: Trong lá cây, quá trình hô hấp xảy ra liên tục còn
quá trình quang hợp phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. Đồ
thị sau đây mô tả mức hấp thu CO 2 thực (µmolCO2 /m2lá/
giây) trong lá của cây X liên quan đến cường độ ánh sáng
(lux). Dựa vào đồ thị, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại giá trị cường độ ánh sáng bằng bao nhiêu thì quá
trình hô hấp và quá trình quang hợp cân bằng nhau? Giải
thích.

142
b) Hãy tính và lí giải cách tính số µmol CO2 mà quá trình hô hấp có thể giải phóng ra trong thời gian 1
giờ qua 1dm2 của lá cây X.
c) Hãy tính và lí giải cách tính số µmol O2 mà quá trình quang hợp có thể giải phóng ra trong thời gian 1
giờ qua 1dm2 của lá cây X tại cường độ ánh sáng 350 lux.
ĐÁP ÁN:
a. PT cơ bản quang hợp và hô hấp: 6CO2+6H2O+NLASC6H12O6+6O2 và C6H12O6+6O26CO2+6H2O+Q
Vậy quá trình quang hợp và quá trình hô hấp cân bằng nhau khi quá trình quang hợp chỉ sử dụng lượng
CO2 do quá trình hô hấp tạo ra. (0,5 điểm)
 Khi đó trên đồ thị mức hấp thu CO2 bằng 0 và cường độ ánh sáng là 50 lux. (0,5 điểm)
b. Khi cường độ ánh sáng bằng 0 thì lá cây chỉ có quá trình hô hấp. (0,25 điểm)
 Mức CO2 hấp thu tại thời điểm này trên đồ thị là - 3,3 µmol /m2/s  chính là lượng CO2 thải ra qua
quá trình hô hấp. (0,25 điểm)
 Số µmol CO2 mà quá trình hô hấp có thể giải phóng ra trong thời gian 1 giờ qua 1 dm2 lá là
1
3,3 µmol /m2/s = 3,3 µmol /102dm2/3600 h = 118,8 µmol /dm2/h. (0,5 điểm)
c. Tại cường độ ánh sáng 350 lux, số µmol CO2 lá cây dùng cho quá trình quang hợp là:
9 + 3,3 = 12,3 µmol /m2/s  Số µmol O2 lá cây thải ra là 12,3 µmol /m2/s. (0,5 điểm)
Vậy số µmol Oxi mà 1dm2 lá có thể thải ra trong 1 giờ là
1
12,3 µmol /m2/s = 12,3 µmol /102dm2/3600 h = 442,8 µmol /dm2/h. (0,5 điểm)

Câu 191:
a. Một potometer lý thú thường được sử dụng để đo tốc độ thoát hơi nước từ lá hay cành. Thiết bị này
được dùng để so sánh tốc độ mất nước từ 4 lá trên cùng 1 cây (cùng độ tuổi) có diện tích tương tự nhau
(A, B, C, D) lá cây này được xử lý bằng cách:
Lá A: phủ mặt trên lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc.
Lá B: phủ mặt dưới lá bằng 1 lớp vaselin dày, đặc.
Lá C: phủ vaselin dày, đặc cả 2 mặt lá.
Lá D: không phủ vaselin lên mặt nào cả.
Kết quả thu được như sau:
Thời gian/phút Thoát hơi nước Thoát hơi nước Thoát hơi nước Thoát hơi nước
lá A (ml) Lá B (ml) Lá C (ml) Lá D (ml)
1 10 2 0 13
2 29 5 1 36
3 51 8 1 60
4 68 10 2 79
5 84 12 2 95
6 95 14 2 108
Hãy tính tốc độ thoát hơi nước ở mỗi lá? Giải thích tại sao khác nhau.
b. Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học? Quá trình này có
gây hại cho cây trồng không? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
a Tốc độ thoát hơi nước:
Lá A: 95 : 6 = 15,8333
Lá B: 14 : 6 = 2,3333
143
Lá C: 2 : 6 = 0,3333
Lá D: 108 : 6 = 18 (ml)
Giải thích:
Lá A: Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá có nhiều KK nên thoát ra nhiều.
Lá B: Thoát hơi nước qua mặt trên của lá có ít KK nên thoát ra ít.
Lá C: Thoát hơi nước qua hầu như không xảy ra.
Lá D: Thoát hơi nước qua cả 2 mặt của lá nên thoát nhiều nhất.
b - Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp hoặc hô
hấp. Trong đó NADPH cũng được sử dụng để khử CO 2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ,
hình thành nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2.
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích tụ nhiều NH 3,
đây là chất gây độc cho tế bào.

Câu 192:
a. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, với các hợp chất ATP; NADPH; O 2 hay AlPG tạo ra trong quá
trình quang hợp, thì chất nào được đánh dấu phóng xạ đầu tiên ở các trường hợp sau đây:
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 18O.
- Các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 3H.
- Các phân tử CO2 tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 14C.
b. Giải thích vì sao thực vật C4 có điểm bão hòa nhiệt độ, điểm bão hòa ánh sáng và hiệu suất quang hợp
cao hơn so với thực vật C3?
ĐÁP ÁN:
a - Nếu phân tử nước được tham gia đánh dấu phóng xạ bằng 18O, thì phân tử O2 sẽ được đánh dấu
phóng xạ đầu tiên ngay sau quá trình quang phân ly nước.
- Nếu các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 3H thì NADPH sẽ được
đánh dấu phóng xạ.
- Nếu phân tử CO2 tham gia quang hợp được đánh dấu phóng xạ bằng 14C thì chất được đánh dấu
phóng xạ là AlPG.
b - Thực vật C4 có điểm bão hòa nhiệt độ cao hơn thực vật C 3 vì chu trình Canvin của cây C4 diễn ra ở
tế bào bao bó mạch nằm trong phần thịt lá nên ít chịu tác động bởi nhiệt độ. Do vậy khi nhiệt độ môi
trường tăng ít ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim trong chu trình, còn thực vật C 3 chu trình Canvin
diễn ra ở tế bào thịt lá (mô giậu, mô xốp) nên chịu tác động bởi ánh sáng và nhiệt độ nhiều hơn so
với thực vật C4.
- Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C 3 vì thực vật C4 có cơ chế dự trữ CO2 ở
dạng axit malic nên khi cường độ ánh sáng mạnh làm đóng khí khổng thì tế bào bao bó mạch vẫn có
CO2 cung cấp cho quang hợp. Thực vật C 3 do không có dự trữ CO2 nên khi ánh sáng mạnh làm đóng
khí khổng, xảy ra hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp.
- Thực vật C4 có hiệu suất quang hợp cao hơn thực vật C3 vì không có hô hấp sáng, ái lực của enzim
PEP-cacboxilaza với CO2 rất cao, điểm bù CO2 thấp, điểm bão hòa nhiệt độ cao, tiết kiệm nước.

Câu 193: Một nhà khoa học đã sử dụng hai chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) A và B để xử lý cho hạt
cây rau cải ở giai đoạn trước và sau khi nảy mầm. Ông đã bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô 50 hạt đồng đều
nhau về chất lượng. Mỗi chất ĐHST A và B đểu được sử dụng riêng rẽ ở nồng độ thích hợp.
- Lô I: không được xử lý (lô đối chứng).
- Lô II: được xử lý với chất A.
144
- Lô III: được xử lý với chất B.
Kết quả về tỉ lệ nảy mầm (sau 24h xử lý hạt) và đặc điểm thân mầm (4 ngày tuổi) được trình bày ở bảng
dưới đây.
Lô thí nghiệm Chất ĐHST Tỉ lệ hạt nảy mầm (%) Đặc điểm sinh trưởng của thân mầm
Lô I Không có 51,3 Mảnh, thẳng và kích thước trung bình
Lô II A 96,0 Mảnh, thẳng và dài
Lô III B 59,8 Mập, cong và ngắn
a. Mỗi chất điều hòa sinh trưởng A và B thuộc nhóm nào? Giải thích.
b. Bằng phương pháp tế bào học, nhà khoa học đã phát hiện hai chất ĐHST này đều có tác dụng đến
thành phần cấu trúc Y trong tế bào chất dẫn đến thay đổi cấu trúc thành của tế bào đang tăng trưởng ở cây
lô II và lô III như hình dưới. Y là gì? Nêu tác dụng của chất A hoặc B lên Y trong mỗi lô này.

ĐÁP ÁN:
a Do các hạt của lô II có tỉ lệ nảy mầm cao so với đối chứng, thân mầm dài và thẳng chứng tỏ các hạt
trong lô này chịu tác động của chất ĐHST vừa có tác dụng kích thích nảy mầm, vừa có tác dụng kéo
dài chồi -> A là chất thuộc nhóm GA.
- Các thân mầm ở lô III có kích thước ngắn, mập lại uốn cong là biểu hiện của cây mầm trong điều
kiện có etilen -> B là etilen.
b Ở 2 lô II và III, các bó vi vợi xenlulo đều sắp xếp theo 1 hướng nhất định chứ không ngẫu nhiên như
lô đối chứng. Sự sắp xếp định hướng của xenlulo trong thành tế bào được quy định bởi sự sắp xếp
của các vi ống nằm trong tế bào chất, chứng tỏ vi ống là thành phần cấu trúc chịu tác động của 2 chất
ĐHST này.
- Lô II: hình ảnh tế bào cho thấy các bó vi sợi xenlulo trong thành TB xếp thành từng bó nằm ngang
so với trục của thân -> trong quá trình giãn của tế bào, các vi ống trong tế bào chất cũng đã xếp theo
chiều nằm ngang. Từ đó, có thể kết luận rằng chất A đã tác động đến sự sắp xếp các vi ống theo trật
tự nằm ngang làm cho TB giãn theo chiều dọc của thân mầm (vuông góc với vi ống).
- Lô III: hình ảnh cho thấy các bó vi sợi xenlulo trong thành TB xếp thành từng bó song song so với
trục của thân -> trong quá trình giãn của tế bào, các vi ống trong tế bào chất cũng đã xếp theo chiều
song song so với trục của thân mầm. Từ đó, có thể kết luận rằng chất B đã tác động đến sự sắp xếp
các vi ống theo chiều dọc làm cho TB giãn theo chiều ngang của thân mầm (vuông góc với vi ống).

Câu 194:
a. Trong chuỗi vận chuyển e ở pha sáng của quang hợp:
Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp (aquinon – chlorophyl) đến
FeS ở PSI. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi vận chuyển e và với cây khi bị phun chất này như thế nào?

145
b. Bình thường cây quang hợp sử dụng CO2 có đồng vị C12, trong điều kiện thí nghiệm, sau một thời
gian cho cây quang hợp với CO2 chứa C12 thì người ta cho cây tiếp tục quang hợp với CO2 chứa C14.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết:
- Tín hiệu C14 trong APG và RiDP khác nhau như thế nào về mức độ và thời điểm xuất hiện? Giải thích.
- Nếu ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng thì APG và RiDP thay đổi như thế nào?
ĐÁP ÁN:
-Trong chuỗi truyền e không vòng:
+ e không được truyền từ FeS -> Fd -> NADP+ , NADP+ không nận được H+ để tạo thành NADPH ->
NADPH không được tổng hợp để đi vào pha tối của giúp chuyển hóa APG -> ALPG.
a + Tổng hợp được ít ATP
-Trong chuỗi truyền e vòng: Không vận chuyển được e , không xảy ra vận chuyển e vòng, không tổng hợp
được ATP.
-> ATP tổng hợp được ít, thiếu NADPH cho pha tối-> cây không tổng hợp được chất hữu cơ -> cây chết
- Tín hiệu C14 trong APG sẽ xuất hiện sớm hơn và có mức độ tín hiệu cao hơn so với trong RiDP.
Giải thích:
+ Khi dùng CO2 có chứa C14 nó sẽ kết hợp với RiDP để tạo thành hợp chất 6C không bền sau đó chuyển
b
thành APG => tín hiệu C14 trong APG sớm hơn.
+ Khi APG bị khử thành AlPG thì có 1/6 lượng AlPG dùng để tổng hợp chất hữu cơ, chỉ 5/6 lượng AlPG
(tương đương APG) được dùng tái tạo RiDP nên mức tín hiệu C14 trong APG là cao hơn trong RiDP.

Câu 195: Người ta tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu sự tăng trưởng dãn dài của tế bào được cảm ứng
bởi sacarôzơ bằng cách nuôi tế bào thực vật trong môi trường chứa sacarôzơ ở các giá trị nhiệt độ khác
nhau, kết quả cho thấy:
Môi trường nuôi cấy Môi trường nuôi cấy Môi trường nuôi cấy Môi trường nuôi cấy
không có sacarôzơ + không có sacarôzơ + có sacarôzơ + nhiệt có sacarôzơ + nhiệt
0 0 0
nhiệt độ -5 C nhiệt độ 25 C độ -5 C độ 250C
Tế bào không tăng Tế bào không tăng Tế bào không tăng Tế bào tăng trưởng
trưởng trưởng trưởng nhanh chóng
Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy dự đoán xem sacarôzơ đã kích thích sự tăng trưởng của tế bào thực vật
bằng cách nào? Làm thế nào có thể kiểm tra dự đoán đó?
ĐÁP ÁN:
- Sinh trưởng dãn dài của tế bào thực vật được thực hiện chủ yếu theo cơ chế hút nước, nghĩa là tế bào sẽ
hút nước vào, làm tăng thể tích của mình. Quá trình này đỏi hỏi phải có môi trường pH thấp ở thành tế
bào.
- Trong 4 thí nghiệm, chỉ có thí nghiệm 4 là có sự tăng trưởng, chứng tỏ sự tăng trưởng của tế bào đòi hỏi
cả saccarose và nhiệt độ bình thường.
- Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khẳng định sau: Tế bào thực vật đã hoạt hóa các bơm H+ trên
màng để hỗ trợ cho vận chuyển sacarose. Sự giảm pH ở thành tế bào làm tăng hoạt tính enzim cắt liên kết
ngang giữa các sợi xenlulo, thành tế bào giãn ra, tế bào trương nước và tăng kích thước. Trong điều kiện
nhiệt độ thấp, các enzim và bơm H+ không hoạt động, do đó không có sự sinh trưởng giãn dài.
- Kiểm tra giả thuyết: Gây bất hoạt các bơm H+ trên màng tế bào, sau đó cho vào dung dịch nuôi cấy chứa
sacarose, để ở nhiệt độ bình thường để kiểm tra xem có sự tăng trưởng hay không. Nếu không thì giả
thuyết đúng, nếu có thì giả thuyết sai.

Câu 196:

146
1. Vận động khép lá vào ban đêm của thực vật là tính ứng động của lá. Hình 1 dưới đây mô tả mô hình
tương tác của phitôcrôm, đồng hồ sinh học và IP 3 đến vận động khép lá. Thành phần A tượng trưng cho
đồng hồ sinh học. Hãy cho biết:
a) Prôtôn được tăng cường giải phóng vào ban ngày hay ban đêm? Giải thích.
b) Tại sao khi có ánh sáng các lá cây lại có thể thoát khỏi trạng thái khép lá?
c) Giải thích vai trò của kênh Ca2+ trên màng sinh chất.

Hình 1. Mô hình tương tác của phitôcrôm, đồng hồ sinh học và IP3 đến tính khép lá ở thực vật.
2. Giả sử có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên trong tế bào. Bằng
cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển theo kiểu khuếch tán qua kênh hay
khuếch tán qua lớp phôtpholipit kép? Mô tả thí nghiệm và giải thích.
ĐÁP ÁN:
1.
a) Ban ngày, khi có ánh sáng → tác động tới phytochrome và được điều chỉnh bởi đồng hồ sinh học →
DAG (diacylglycerol) và IP3 tăng. IP3 làm tăng mức giải thoát canxi tự do. Ca 2+ và và DAG tăng kích
thích giải phóng proton. 0.5
b) Khi có ánh sáng → tế bào hấp thu K+ kéo theo sự di chuyển của nước vào trong tế bào → tế bào trương
nước, thoát khỏi trạng thái khép lá. 0.25
c) Khi có ánh sáng → sự gia tăng Ca 2 + trong tế bào đã kích thích bơm canxi hoạt động → vận chuyển
Ca2+ ra ngoài để giải phóng canxi dư thừa → hoàn trả lại trạng thái nội cân bằng cho tế bào. 0.25
2) - Cơ sở: Khuếch tán qua lớp phốtpholipit kép phụ thuộc hoàn toàn vào sự chênh lệch nồng độ chất tan
hai bên màng, khuếch tán qua kênh protein không những phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ chất tan
mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh trong màng tế bào. Khi nồng độ chất tan bên ngoài tăng đến một
giới hạn nhất định phù hợp với số lượng kênh có trên màng thì tốc độ vận chuyển đạt tối đa, song khi
nồng độ chất tan cao hơn nữa thì tốc độ vận chuyển không thể tăng hơn được vì tất cả các kênh vận
chuyển đã được bão hòa. 0.5
- Dựa vào đặc điểm này ta có thể thiết kế thí nghiệm: Tăng dần nồng độ chất tan bên ngoài tế bào rồi đo
tốc độ vận chuyển tương ứng với từng mức nồng độ chất tan bên ngoài. Khi gia tăng nồng độ chất tan có
kèm theo sự gia tăng về tốc độ vận chuyển chất tan vào tế bào, nhưng đến một nồng độ nào đó mà sự gia
tăng chất tan bên ngoài có cao hơn cũng không làm gia tăng tốc độ vận chuyển thì chứng tỏ chất được vận
chuyển đã khuếch tán qua kênh protein. 0.5

Câu 197: Một nhà khoa học muốn tìm hiểu về sự khác biệt trong quang hợp của hai loài thực vật C3 và
C4. Người này đã trồng cây ngô và cây phong nữ trong một hộp nhựa trong suốt được dán kín với nồng
độ CO2 ban đầu ở điều kiện thường (300ppm) và các điều kiên ánh sáng, nước và khoáng được cung cấp
đầy đủ cho cả hai cây. Sau một thời gian một cây bị chết.
1. Hãy cho biết cây bị chết là cây nào? Giải thích.
2. Nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp của hai loài thực
vật nói trên, kết quả được thể hiện ở đồ thị sau:

147
Đồ thị A và B ứng với loài nào? Các khoảng cách “1” và “2” trên đồ thị phản ánh điều gì?
ĐÁP ÁN:
1 - Cây bị chết là cây phong nữ.
- Giải thích;
+ Cây ngô là C4, cây phong nữ là C3.
+ Hai cây trồng chung trong một thùng bị dán kín sẽ xảy ra sự cạnh tranh nhau về nguồn CO2.
Khi nồng độ CO2 giảm thấp, cây C4 có lợi thế hơn cây C3, do PEP-cacboxylaza có ái lực cao với
CO2 hơn rubisco.
+ Hơn nữa, khi CO2 giảm thấp, O2 tăng cao do quang hợp không giải phóng ra môi trường khi
hộp bị dán kín, ái lực của O2 với rubisco tăng lên làm C3 càng khó khăn trong việc cố định CO2
hơn.Cây phong nữ hô hấp tạo năng lượng duy trì sự sồng và sinh ra CO2 lại bị cây ngô hấp thụ.
Cứ như vậy cây ngô sẽ sử dụng CO2 cho đến khi cây phong nữ cạn kiệt và chết.
2 - A là ngô và B là phong nữ + giải thích: điểm bù và điểm bão hòa ánh sáng
- Khoảng cách 1: cường độ quang hợp tối đa không chỉ phu thuộc cường độ ánh sáng mà còn phụ
thuộc và các yếu tố khác. Khả năng nhân nồng độ CO2 của C4..
- Khoảng cách 2: Khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng yếu của C4 > C3

Câu 198:
a. Áp suất âm trong xylem (mạch gỗ) do những yếu tố nào tạo nên? Trong xylem ở thân cây, áp suất âm
thay đổi như thế nào theo hướng từ rễ lên ngọn? Giải thích.
b. Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học? Quá trình này có
gây hại cho cây trồng không? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
a - Các yếu tố tạo nên áp suất âm trong xylem:
+ Lực hút lên trên do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên
áp suất âm.
+ Lực kết dính của phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn ở thân do đặc tính phân cực của
các phân tử nước. Lực này duy trì dòng nước liên tục, hỗ trợ kéo nước lên.
+ Lực đẩy từ rễ do quá trình hấp thụ nước từ đất.
- Áp suất âm tăng dần (âm hơn) theo hướng từ dưới lên do lực hút từ phần ngọn cây tạo áp suất âm
và lực đẩy từ rễ làm giảm áp suất âm. Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống
dưới, lực đẩy từ rễ lớn nhất dưới gốc, giảm dần lên trên. Vì vậy ở rễ áp suất âm bé nhất, ở ngọn áp
suất âm lớn nhất. (Lưu ý: học sinh mô tả đúng lực hút mạnh nhất ở trên ngọn và giảm dần phía gốc là
cho điểm).
b - Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp hoặc hô
hấp. Trong đó NADPH cũng được sử dụng để khử CO 2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ,
hình thành nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2.
148
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích tụ nhiều NH 3,
đây là chất gây độc cho tế bào.

Câu 199: Đồ thị hình 5 thể hiện mối


tương quan giữa hàm lượng O2 giải
phóng và cường độ ánh sáng. Dựa vào đồ
thị, hãy cho biết:
a) Các điểm A, B, C là gì?
b) Khi cây sống trong điều kiện cường độ
ánh sáng thấp hơn điểm A thì cây sinh
trưởng như thế nào?
c) Bằng cách nào xác định được điểm A
và điểm C? Giải thích. Hình 5. Tương quan giữa hàm lượng O 2 giải phóng và
cường độ ánh sáng
ĐÁP ÁN:
a - A là điểm bù ánh sáng, B là điểm thể hiện cường độ quang hợp cao nhất của cây, C là điểm no ánh
sáng.
b - Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn điểm A, cây có cường độ hô hấp lớn hơn cường độ
quang hợp, không tích lũy được chất hữu cơ nên sinh trưởng kém, dần dần sẽ chết.
c - Cơ sở để xác định điểm A và C: Điểm bù ánh sáng (A) là điểm có cường độ quang hợp và cường độ
hô hấp bằng nhau (lượng CO2 hấp thụ được trong quang hợp bằng lượng CO 2 giải phóng trong hô
hấp). Điểm no ánh sáng (C) là điểm có cường độ quang hợp đạt cao nhất.
- Cách tiến hành: Đo đồng thời cường độ quang hợp (thông qua lượng CO 2) của cây và cường độ ánh
sáng tương ứng. Tại điểm bù ánh sáng, dòng CO 2 cung cấp đầu vào và đầu ra bằng nhau. Tại điểm no
ánh sáng, hiệu số lượng CO2 đầu vào và đầu ra đạt trị số dương cao nhất.

Câu 200:
a. Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương trong quá
trình nảy mầm?
b. Sau đây là sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa hình thành quả và cường độ hô hấp.

1. Đường cong hô hấp của quả


2. Đường cong tăng trưởng của quả
3. Đỉnh hô hấp bột phát
Hãy giải thích các đại lượng trong đồ thị và mối tương quan giữa các đại lượng đó.
ĐÁP ÁN:
a - Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử oxi cây lấy vào khi hô hấp.

149
+ Trong quá trình nảy mầm của cây họ lúa, chất dự trữ chủ yếu là đường thì hệ số hô hấp gần bằng 1.
+ Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số hô hấp phức tạp: ở giai đoạn đầu hệ số
hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống còn 0,3 – 0,4
do hạt sử dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần bằng 1 do đường
bắt đầu được tích lũy.
b - Khi quả càng lớn cường độ hô hấp càng giảm (để tăng tích lũy chất dinh dưỡng)
- Khi quả đạt kích thước tối đa và chuyển sang giai đoạn chín thì cường độ hô hấp tăng bột phát để
phân giải các chất dự trữ trong quả. Sau đó cường độ hô hấp giảm dần
- Kích thước quả tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp

Câu 201:
1. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào? Tại sao khi lúa nước bước vào
giai đoạn đứng cái (giai đoạn vươn lóng), người ta thường rút nước phơi ruộng?
2. Lá thứ 2 của một cây lúa mỳ non (Triticum aestivum) đang sinh trưởng được cung cấp dinh dưỡng
thông qua một chiếc nắp hình chữ nhật được cắt đối xứng ở chính giữa phiến lá và được nối với một ống
chứa dung dịch có các nguyên tố phóng xạ: niken ( 63Ni), mangan (54Mn) và kẽm (65Zn). Sau 1, 2, 7 và 28
ngày, hàm lượng các nguyên tố phóng xạ được đo ở các phần khác nhau của cây. Nồng độ đo được trong
nắp và trong lá thứ 2 thể hiện màu da cam trong hình dưới đây.

Hãy chỉ ra câu nào sau đây đúng với kết quả thể hiện trong hình trên.
A. Các cây hấp phụ tất cả các loại nguyên tố trong dung dịch dinh dưỡng trước lần đo thứ nhất.
B. Phần lớn Niken được vận chuyển tới các cơ quan đang sinh trưởng.
C. Mangan có độ di chuyển trong phloem cao hơn so với độ di chuyển của kẽm hoặc niken.
D. Lá 2 trở thành cơ quan cung cấp đường dư sau ngày thứ nhất.
ĐÁP ÁN:
1 *Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên:
- Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dung dịch đất cao).
- Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
*Bước vào giai đoạn đứng cái người ta rút nước phơi ruộng vì:
- Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các tế bào phía
dưới mô phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kì quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.
- Vì vậy rút nước phơi ruộng lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp đổ ở những
ruộng lúa sinh trưởng mạnh.
2 A. Đúng.
B. Đúng. Ni được tích lũy đầu tiên trong lá 3, sau đó ở lá 4. Sau vài ngày, Ni được di chuyển lên lá 5-
7.
150
C. Sai. Mn (được biết là có tính di động thấp) nằm ở lá thứ hai, trong khi Zn và Ni bị giảm ở lá 2 và
xuất hiện với số lượng đáng kể ở các bộ phận khác của cây.
D. Sai. Lá hai là lá trực tiếp được tiến hành thí nghiệm. Vào ngày 1, Ni đã được chuyển từ lá 2 sang 3
qua phloem.

Câu 202:
1. Trong dịch đệm chứa thylakoid mới tách rời được chiếu sáng thì tỷ lệ của phản ứng Hill (quang phân
ly) có thể đo được bằng cách sử dụng DCPIP. DCPIP bị khử ở hệ thống quang hóa 1 và thay đổi màu của
nó từ xanh lam sang không màu. Hãy cho biết cách bố trí thí nghiệm nào dưới đây sẽ làm giảm đáng kể tỷ
lệ của phản ứng này.
A. Tăng nhiệt độ dung dịch từ 200C lên 300C.
B. Loại bỏ các khí hòa tan từ dung dịch đệm trước khi bổ sung thylakoid.
C. Bổ sung thêm DCMU, một thuốc diệt cỏ phong bế hệ thống quang hóa II.
D. Bổ sung 2,4-D, một thuốc diệt cỏ hoạt động giống auxin tổng hợp.
2. Hai đồng vị cacbon có mặt trong khí quyển là 12C và 13C, nhưng 12C là có mặt phổ biến hơn khoảng 100
lần. Nhiều quá trình trao đổi chất phân biệt và sử dụng nhiều 12C mà ít sử dụng 13C dẫn tới một tỷ lệ của
13
C trong sinh khối nhỏ hơn trong khí quyển. Sự khác nhau tương đối giữa tỷ lệ lý thuyết và tỷ lệ quan sát
được chỉ ra bởi hệ số δ13C; hệ số càng nhận giá trị âm, thì mức độ phân biệt giữa hai đồng vị càng lớn.
Hình dưới cho thấy sự phân bố giá trị δ13C tìm thấy ở các loài cây C3 và C4.

Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.


A. Phân áp CO2 càng thấp, rubisco càng phân biệt mạnh mẽ và ít sử dụng 13C hơn.
B. Phản ứng cố định CO2 thành axit oxaloacetic phân biệt và ít sử dụng 13C hơn so với phản ứng của
rubisco.
C. Thịt gia súc nuôi từ đồng cỏ ở vùng núi Thụy Sỹ có lẽ có hàm lượng 13C thấp hơn so với thịt gia súc
nuôi từ đồng cỏ Trung Phi.
D. Có thể phân biệt được đường tinh luyện từ cây mía (C 4) và từ củ cải đường (C3) dựa vào khối lượng
(số khối) của chúng.
ĐÁP ÁN:
1 A. Sai. Nhiệt độ vẫn ở mức tối ưu về mặt sinh lý và tỷ lệ dự kiến sẽ tăng theo nhiệt độ.
B. Sai. Không cần O2 và CO2 cho chuỗi vận chuyển điện tử.
C. Đúng. Nếu chuỗi vận chuyển điện tử bị gián đoạn, DCPIP sẽ không bị giảm và không chuyển sang
không màu.
D. Sai. Auxin không ảnh hưởng đến chuỗi vận chuyển điện tử.
2 A. Sai. Trên thực tế, điều ngược lại là đúng. Mục đích của quá trình trao đổi chất ở C 4 là tăng phân áp
CO2 một phần cho rubisco tăng cường hoạt tính carboxylase so với hoạt tính oxigenase.
B. Sai. Phản ứng này là bước cố định CO 2 đầu tiên ở cây C4, phản ứng này ít phân biệt và sử dụng
151
nhiều 13C hơn so với cây C3.
C. Đúng. Cây C4 có mặt nhiều hơn trong các hệ sinh thái nhiệt đới so với hệ sinh thái ôn đới hoặc lạnh.
Do đó, tỉ lệ đồng vị 13C trong thịt động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt ở chuỗi thức ăn đồng cỏ Thuỵ Sỹ
có thể thấp hơn.
D. Đúng. Vì 13C nặng hơn 12C, trọng lượng trung bình của phân tử đường từ mía cao hơn một chút.

Câu 203: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
A. Thực vật C4 và CAM không có hô hấp sáng nhưng năng lượng dùng để đồng hóa CO 2 lớn hơn ở thực
vật C3.
B. Hô hấp sáng ở peroxixom đặc trưng bởi sự tạo thành H 2O2 và sự biến đổi glixin thành serin giải phóng
CO2.
C. Đây là phản ứng thể hiện một hình thức photphorin hóa oxi hóa ở cây:
Anđehit photphoglixeric + H3PO4 + ADP + NAD+
Axit photpho glixeric + ADP
D. Nồng độ oxi trong không khí giảm xuống thì cường độ hô hấp của cây giảm xuống.
ĐÁP ÁN:
A. Đúng. Năng lượng dùng để đồng hóa CO 2 ở thực vật C4 và CAM lớn hơn C3 vì nó phải sử dụng thêm
6ATP cho giai đoạn tái tạo PEP từ axit piruvic.
B. Sai. Hô hấp sáng ở perorixom đặc trưng bởi sự tạo thành H 2O2 và sự oxi hóa axit glicolic thành axit
glioxilic, axit glioxilic bị amin hóa tạo glixin.
C. Đúng. Photphorin hóa oxi hóa có hai hình thức là photphorin hóa oxi hóa mức độ nguyên liệu và
photphorin hóa oxi hóa mức độ coenzim. Đây là 1 phản ứng của photphorin hóa oxi hóa mức độ nguyên
liệu trong đường phân.
D. Đúng. Oxi là nhân tố cần thiết cho hô hấp hiếu khí của thực vật, là chất nhận điện tử cuối cùng trong
chuỗi chuyền điện tử; thiếu oxi thì hô hấp bị ngừng trệ, cây sẽ hô hấp yếm khí.

Câu 204:
1. Gỗ của các cây mọc ở vùng ôn đới có vòng tròn sinh trưởng hàng năm phản ánh các điều kiện sinh
trưởng khác nhau giữa các năm và giữa các cá thể. Thân của 3 cây lá kim cùng một loài được cắt ngang ở
cùng độ độ cao thân và cùng năm. Mẫu cắt thân thể hiện trong hình được vẽ cùng tỷ lệ.

Dựa vào các lát cắt của thân này, hãy cho biết:
a. Các cây I, II và III có sống trong cùng 1 khu vực hay không?
b. Đưa ra 1 giả thuyết để giải thích kiểu tăng trưởng không đối xứng của cây III?
2. Một cây có thể được mô tả gồm nhiều đơn vị gọi là "đốt thân" (minh họa bằng một hình vuông) được
tạo ra bởi mô phân sinh sinh dưỡng (vô tính). Mỗi đốt thân gồm một đoạn thân và một mô phân sinh mới
ban đầu chưa hoạt động nhưng có thể hoạt động và phát triển thành mô phân sinh sinh dưỡng của cây.
Các mô phân sinh sinh dưỡng có thể phát triển thành mô phân sinh hoa. Mô phân sinh sinh dưỡng và mô
phân sinh hoa tổng hợp auxin, vốn là chất được vận chuyển đều đặn theo chiều đi xuống tới các "đốt

152
thân" phía dưới. Hình dưới đây biểu diễn một cây ở các độ tuổi khác nhau đều kết thúc bằng sự ra hoa,
đồng thời minh họa nồng độ auxin tìm thấy trong mỗi "đốt thân".

Dựa vào nồng độ auxin quan sát được, hãy chỉ ra câu đúng, câu sai
A. Bất cứ lúc nào lượng auxin trong mỗi đốt thân vượt ngưỡng auxin tối thiểu, mô phân sinh đều hoạt
động. B. Khi chồi đỉnh chuyển sang ra hoa thì nó sẽ mất ưu thế đỉnh.
C. Nồng độ auxin cao là đủ để khởi động sự ra hoa.
D. Auxin tạo ra từ các đốt thân khác nhau trên đỉnh có thể ảnh hưởng tích lũy đến các đốt thân phía dưới.
ĐÁP ÁN:
1 a. - Cây I và II cho thấy cùng một kiểu của hai chu kỳ hẹp (điều kiện tăng trưởng xấu) 2-6 và 9-13 năm
trước khi chúng bị cắt. Vì vậy, có thể chúng đã phát triển trong cùng một điều kiện khí hậu hay có mặt
trong cùng một khu vực.
- Cây III cho thấy một mô hình khác thường xuyên hơn và không bị ảnh hưởng bởi hai giai đoạn xấu.
b. - Cây III có vòng sinh trưởng tương đối thường xuyên trong suốt cuộc đời ở một bên của phần thân.
Các mô hình bất đối xứng có thể được giải thích bởi các hiệu ứng rất cục bộ như một vật cản hoặc
bóng ở một bên của cây.
- Giả thuyết về kiểu sinh trưởng của cây III: Các vòng sinh trưởng đầu tiên là thường xuyên, cho biết
nguồn cung cấp ánh sáng cân bằng. Những vòng sinh trưởng sau ngày càng bất đối xứng; nguyên nhân
có thể là do cây sinh trưởng nhanh hơn ở một bên của cây để cạnh tranh ánh sáng mặt trời, trong khi ở
phía bên kia cây vẫn còn đủ ánh sáng mặt trời.
2 A. Sai. Điều ngược lại là đúng, nồng độ auxin dưới một ngưỡng nhất định thì mô phân sinh hoa hoạt
động và kích thích sự ra hoa.
B. Đúng. Khi cây ra hoa sẽ làm giảm sản xuất auxin, do đó bị mất ưu thế đỉnh.
C. Sai. Nếu điều này đúng, tất cả các mô phân sinh sẽ biến thành hoa.
D. Đúng. Auxin được tổng hợp từ các đốt thân khác nhau trên đỉnh sẽ vận chuyển đều đặn theo chiều
đi xuống tới các "đốt thân" phía dưới.

Câu 205:
a. Ngâm hạt lúa và hạt thầu dầu vào các môi trường khác nhau sau đó theo dõi sự tăng khối lượng và tỉ lệ
nảy mầm của hạt. Kết quả thu được như sau:
Cách xử lí Khối lượng tăng (%) Tỉ lệ nảy mầm (%)
Hạt lúa ngâm trong nước 98 100
Hạt lúa ngâm trong manitol 12 0
Hạt thầu dầu ngâm trong nước 11 0
Hạt thầy dầu nhúng nước nóng trước khi 110 80
153
ngâm trong nước
Biết rằng manitol là một loại đường mà thực vật không hấp thu.
Hãy giải thích tác động của nước, manitol và nước nóng trong thí nghiệm trên.

b.
Quan sát hình trên và cho biết tên cấu trúc A, B. Nêu vai trò của hai cấu trúc này đối với thực vật.
ĐÁP ÁN:
a - Nước: xâm nhập vào các tế bào của hạt, làm tăng khối lượng hạt, tạo điều kiện cho hạt nảy mầm
- Manitol: ngăn cản sự xâm nhập của nước vào tế bào (có thể do manitol tạo áp suất thẩm thấu nhất
định của môi trường bên ngoài tế bào), do đó khối lượng hạt tăng ít và không nảy mầm.
- Nước nóng có tác dụng làm mềm lớp vỏ của thầy dầu từ đó giúp dễ thấm với nước.
b A- ngoại rễ nấm, B- nội rễ nấm
- Vai trò:
+ tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng chất
+ nấm tiết ra các nhân tố sinh trưởng kích thích rễ sinh trưởng và phân nhánh
+ nấm tiết ra các chất kháng sinh bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây bệnh trong đất

Câu 206:
a. Một loài thực vật CAM được cung cấp 14CO2 vào lúc 7h tối. Cacbon phóng xạ được theo dõi suốt thời
gian đêm cho đến sáng hôm sau. Thí nghiệm kết thúc khi cacbon phóng xạ được phát hiện trong các phân
tử cacbohidrat ở chất nền lục lạp. Hãy cho biết trước đo, cacbon phóng xạ được phát hiện trong những
chất nào và ở vị trí nào trong tế bào (ghi rõ thời gian phát hiện là ban đêm hay ban ngày).
b. Ảnh hưởng của nồng độ CO 2 và cường độ ánh sáng đến quang hợp ở một loài cây được thể hiện trong
đồ thị dưới đây. Hãy cho biết yếu tố giới hạn quang hợp ở mỗi đoạn A, B, C trên đường cong là ánh sáng
hay CO2? Giải thích.

ĐÁP ÁN:
a - Ban đêm: cacbon phóng xạ được phát hiện:
Axit Oxaloaxetic (trong tế bào chất) => Axit malic (tế bào chất) => Axit malic (không bào)
- Ban ngày:
154
Axit maclic (không bào) => Axit malic (tế bào chất) => CO 2 (lục lạp) => Chu trình Canvin (lục lạp)
=> cacbohidrat (lục lạp)
b - Đoạn A: CO2 là yếu tố giới hạn quang hợp
Do khi thay đổi cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp không đổi
- Đoạn B: CO2 là yếu tố giới hạn quang hợp
Do ở cường độ ánh sáng cao, khi tăng nồng độ CO2, quang hợp tiếp tục tăng
- Đoạn C: ánh sáng là yếu tố giới hạn quang hợp
Do ở cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2, quang hợp vẫn không tăng thêm

Câu 207: Hình A mô tả một thí nghiệm được bố trí như sau: một bình thủy tinh hình cầu (có nắp đậy kín)
chứa các hạt đang nảy mầm được nối với một ống chia độ. Ống chia độ tiếp tục được nối với một ống
thủy tinh song song bằng một ống cao su. Ban đầu, mức thủy ngân ở ống chia độ và ống thủy tinh là bằng
nhau. Sau một thời gian đóng nắp bình thủy tinh, người ta thấy mức thủy ngân trong ống chia độ giảm
xuống, còn mức thủy ngân trong ống đối diện tăng lên.

a. Thí nghiệm trên được bố trí nhằm mục đích gì?


b. Giải thích kết quả thu được.
ĐÁP ÁN:
a. Thí nghiệm được bố trí nhằm xác định hệ số hô hấp của hạt.
b. - Kết quả thu được chứng tỏ sự hấp thu O 2 của hạt nhỏ hơn sự giải phóng CO 2. Lượng khí thải ra đã
đẩy thủy ngân ở ống chia độ xuống phía dưới.
- Nguyên liệu hô hấp của hạt có thể là axit béo, khiến hệ số hô hấp lớn hơn 1.

Câu 208: Cytokinin ảnh hưởng đến sự di


chuyển của các chất dinh dưỡng vào lá từ các
bộ phận khác của cây. Trong một thí nghiệm
với một giống dưa chuột, lá mầm trái của một
cây giống A và lá mầm phải của một cây
giống B được xử lí bằng 50 mM kinein. Axit
155
amin iso- butyric (AIBA) được đánh dấu phóng xạ 14C được tiêm vào lá mầm bên phải của mỗi cây con
này. Sau một vài giờ, dấu phóng xạ được ghi lại. Em hãy dự đoán kết quả thu được phù hợp với hình nào
dưới đây? Giải thích.
Hình A Hình B

Hình C Hình D

c. Hệ thống rễ bị tổn thương thì các cơ quan trên mặt đất chóng già. Hoocmon nào đóng vai trò chính
trong hiện tượng trên? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
b - Hình phù hợp: hình D
- Giải thích: do cytokinin có vai trò huy động chất dinh dưỡng từ các mô bao quanh. Do đó axit amin
có đánh dấu phóng xạ sẽ tập trung ở lá được xử lí cytokinin.
c Hoocmon chính là cytokinin
Vì hoocmon này được tổng hợp chủ yếu ở rễ, có vai trò làm chậm sự lão hóa của các cơ quan.

Câu 209:
1. Khi nói về quá trình trao đổi nước, khoáng ở thực vật, hãy giải thích ngắn gọn các câu sau:
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
b. Tại sao không tưới nước cho cây khi trời nắng gắt?
c. Tại sao bón phân vi lượng phun ở dạng dung dịch qua lá có hiệu quả nhất?
d. Tại sao cây trên cạn khi ngập úng lâu sẽ chết?
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành như thế nào? Giả sử cây khoai tây đang trong giai
đoạn phát triển sử dụng tinh bột ở thân củ để ra hoa. Áp suất dương thay đổi như thế nào trong mạch rây
từ thân củ đến mô hoa?
ĐÁP ÁN:
1. Giải thích:
a. Các cây này thường thấp, dễ bị hiện tượng bão hòa hơi nước đồng thời áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước
từ rễ lên lá.
b. Khi trời nắng gắt nhiệt độ trên bề mặt đất cao, khi tưới nước bốc thành hơi nóng làm héo khô lá. Các
giọt nước đọng lại trên lá tác dụng như một thấu kính hội tụ thu năng lượng ánh sáng mặt trời làm cháy
lá.
c. Dạng dung dịch hòa loãng với nồng độ thấp → lá sẽ hấp thụ trực tiếp, sử dụng nhanh, không bị phụ
thuộc đặc điểm, tính chất của đất → hiệu quả cao.
d. Đất nén chặt, thiếu oxi, hô hấp kị khí → tạo ra các sản phẩm gây độc và ảnh hưởng đến khả năng cung
cấp ATP cho cây. Lông hút đứt gãy, cây không lấy được nước.

156
2. Áp suất dương trong dịch mạch rây được hình thành trong quá trình vận chuyển đường từ nơi nguồn
đến nơi chứa.
- Đường được tạo ra ở nơi nguồn, vận chuyển chủ động vào trong mạch rây.
- Áp suất thẩm thấu trong mạch rây cao → hút nước từ mạch gỗ vào.
- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch tăng, tạo áp suất dương đẩy dòng dịch đến nơi chứa.
- Đối với cây khoai tây đang sinh trưởng ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở
mạch gỗ ( phía gần thân củ) → và giảm dần về phía mạch gỗ ở chồi hoa.

Câu 210:
1. Cho sơ đồ sau đây biểu thị mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C 3, C4 với cường độ ánh sáng và
nhiệt độ. Xác định đường cong A và B tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích.

2. Vì sao để tổng hợp một phân tử gluco, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn thực vật C4 và CAM? Khi loại
tinh bột ra khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
ĐÁP ÁN:
1.
- Đường cong A ứng với thực vật C4 . Đường cong B ứng với thực vật C3
- Khi ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, thực vật C3 đóng khí khổng → nồng độ CO2 trong mô lá giảm, O2
tăng → xảy ra hô hấp sáng → cường độ quang hợp giảm → đường cong đi xuống. Ở thực vật C4 không
xảy ra hiện tượng này.
2.
- Để tổng hơp 1 phân tử gluco, thực vật C3 cần 18ATP trong chu trình Canvin, thực vật C4 cần 24 ATP
( 19 ATP trong chu trình Canvin và 6 ATP trong chu trình C4)
- Khi loại tinh bột ra khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 vẫn tiếp tục diễn ra ở thực vật C3 cà C4 nhưng ở
thực vật CAM thì dừng lại vì thực vật C3 và C4 không sử dụng tinh bột để tái sinh chất nhận CO2 trong
khi đó, thực vật CAM dùng tinh bột để tái sinh chất nhận CO2 → quá trình cố định CO2 sẽ dừng lại ở thực
vật CAM.

Câu 211:
1. Một cây non trồng bằng cách đặt nằm ngang trong một hộp xốp chứa mùn ẩm. Sau một thời gian,
người ta quan sát thấy thân cây mọc hướng lên thẳng, trong khi đó rễ lại mọc hướng xuống đất. Giải thích
cơ chế gây ra tính động của thân và rễ trong thí nghiệm này?
2. Một loại độc tố của nấm có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bơm H+ trên màng tế bào thực vật, độc tố
này ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thân cây?
3. Một học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành chiếu sáng theo các trường hợp dưới
đây:
Thí nghiệm 1: Chiếu sáng 12 giờ, trong tối 12 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 2: Chiếu sáng 13 giờ, trong tối 11 giờ → cây ra hoa.
157
Thí nghiệm 3: Chiếu sáng 14 giờ, trong tối 10 giờ → cây không ra hoa.
Thí nghiệm 4: Chiếu sáng 15 giờ, trong tối 9 giờ → cây không ra hoa.
a. Thí nghiệm này nhằm xác định điều gì?
b. Dự đoán kết quả ra hoa của loài cây trên trong trường hợp chiếu sáng 10 giờ, trong tối 13 giờ ( chiếu bổ
sung xen kẽ ánh sáng đỏ vào giữa giai đoạn tối lần lượt đỏ → đỏ xa → đỏ). Giải thích.
4. Lấy các hạt thuộc cùng một giống ngô, tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy các hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Thí nghiệm 2: Lấy các hạt đã phơi khô, sau đó đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Hiệu suất nảy mầm ở hai thí nghiệm như thế nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1.
- Ở thân: Dưới tác động của ánh sáng, auxin ở phía trên ( phía có ánh sáng) chuyển về phía dưới (phía
không có ánh sáng), mắt dưới của phần thân do tập trung nhiều auxin sinh trưởng nhanh hơn → phần
ngọn mọc thẳng gây ra tính hướng sáng dương.
- Ở rễ: Mặt dưới của rễ hàm lượng auxin cao do lượng auxin từ mặt trên chuyển xuống gây ức chế sự sinh
trưởng ở mặt dưới so với mặt trên → đỉnh rễ quay xuống gây ra tính hướng đất dương.
2.
- Làm giảm độ pH trong thành tế bào → hoạt hóa enzim expansin phá vỡ liên kết hidro giữa các vi sợi
xenlulo → thành tế bào trở nên lỏng lẻo .
- Làm tăng điện thế màng, tăng cường hấp thụ ion vào tế bào → tăng hấp thu nước nhờ thẩm thẩu → tăng
kích thước tế bào ( sinh trưởng kéo dài) → kéo dài thân cây.
3.
- Nhận xét: Từ 4 thí nghiệm cho thấy cây chỉ ra hoa khi quang chu kì có thời gian chiếu sáng ngắn hơn 14
giờ, còn thời gian tối lớn hơn 14 giờ ( thời gian tối tới hạn) → cây này thuộc nhóm cây ngày ngắn ( cây
cần đêm dài).
- Cây này chỉ ra hoa khi thời gian tối liên tục phải hơn 10 giờ → trong quang chu kì này, thời gian tối
được chiếu ánh sáng xen kẽ (đỏ → đỏ xa → đỏ) → cây không ra hoa.
4.
- Ở thí nghiệm 2 hiệu suất nảy mầm của hạt cao hơn ở thí nghiệm 1.
- Khi hạt còn tươi, lượng AAB cao gây ức chế quá trình nảy mầm → hiệu suất nảy mầm thấp. Khi hạt
phơi khô một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất → hiệu suất nảy mầm cao hơn.

Câu 212:
a. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh
trưởng và phát triển của cây. Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5)
và đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
b. Có 3 cây với tiết diện phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng
như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu
được số liệu như sau:
Cây Số lượng nước thoát (ml) Số lượng dịch tiết (nhựa) (ml)
Hồng 6,2 0,02
Hướng dương 4,8 0,02
Cà chua 10,5 0,07
Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì?
ĐÁP ÁN:

158
a. Các hạt keo đất như hạt đất sét thường tích điện âm vì thế chúng mang các cation khoáng (K +, Na+,
Ca2+…) trên bề mặt hạt keo.
- Đất chua (pH từ 4-5) sẽ có nhiều ion H +, H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn
đến giải phóng nhiều cation khoáng. Một phần nhỏ cation khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị
rửa trôi vào tầng nước ngầm. Trải qua thời gian, đất chua sẽ là đất nghèo cation khoáng.
- Đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H + nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề mặt hạt keo
đất, vì vậy đất kiềm là đất giàu cation khoáng.
b. Qua bảng số liệu ta thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa động cơ phía trên và động cơ phía dưới:
nếu động cơ phía trên lớn thì động cơ phía dưới cũng lớn và ngược lại (VD minh họa lấy từ bảng).
- Cây hoa hồng và cây hướng dương có lượng dịch tiết như nhau (0,02 ml) nhưng lượng nước thoát ra khác
nhau (hồng 6,2 ml; hướng dương 4,8 ml) chứng tỏ các cây khác nhau chủ yếu là vai trò quyết định của động
cơ phía trên.

Câu 213: Đồng hóa nitơ đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và sự phát triển của tế bào thực
vật. Tế bào thực vật cần nitơ vô cơ ở dạng ammonium (NH 4 +) và nitrat (NO3-). Khi đi vào tế bào thực vật
qua phân tử vận chuyển nitrate gắn màng (NRT), NO 3- có thể biến đổi NO2- bởi enzyme khử nitrate
(nitrate reductase - NR) và sau đó thành NH 4+ và amino acids (AA). Hơn nữa NO 2- có thể được chuyển
thành nitric oxide (NO), sau đó là S-nitrosoglutathione (GSNO) bằng phản ứng với glutathione (GSH), và
cuối cùng ôxy hóa glutathione (GSSG) và NH 4+ nhờ sự xúc tác của S-nitrosoglutathione reductase 1
(GSNOR1).

a. Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là sản phẩm nhưng đóng vai trò gì trong hình trên?
b. Nồng độ NH4+ được kiểm soát bởi enzyme nào?
c. Vai trò của đồng hóa nitơ trong hoạt động sinh trưởng và phát triển của thực vật?
ĐÁP ÁN:
a - Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là một trong các sản phẩm nhưng đóng vai trò điều
hòa sự truyền tín hiệu cho sự hình thành NH4+ và đồng hóa NO3-.
b - Nồng độ NH4+ chủ yếu được kiểm soát bởi enzyme NR do enzyme NR xúc tác phản ứng chuyển
NO3 - thành NO2_ và NO2- mới trực tiếp chuyển hóa thành NH4+. Ngoài ra, sau khi NO3- chuyển
thành NO2_ , nồng độ NH4+ có thể được kiểm soát bởi enzyme GSNOR1.
c - Vai trò của đồng hóa nitơ trong hoạt động sinh trưởng và phát triển của thực vật: - Cung cấp nitơ
phần lớn cho thực vật nhằm tạo ra các acid amin cung câp cấp đạm cho thực vật.(0,5)
- Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử cần thiết cho hoạt động tế bào trong đó enzyme xúc tác là

159
một phần không thể thiếu đảm bảo cho hoạt động bình thường của tế bào. (0,5)

Câu 214: Một học sinh nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ ánh sáng tới sự trao đổi khí CO2
ở thực vật trong nhà kính. Trong quá trình thí nghiệm, hô hấptế bào không bị ảnh hưởng bởi cường độ ánh
sáng và hô hấp glucose là hoàn toànhiếu khí. Ở mỗi mức nhiệt độ lượng CO 2 hấp thụ đều được đo trong quá
trình chiếu sáng và lượng CO2 thải ra trong pha tối cũng được ghi lại. Cường độ ánh sáng được duy trì ổn
định trong pha sáng và không phải là yếu tố hạn chế đối với quang hợp.
Nhiệt độ (độ C) Lượng CO2 hấp thụ khi có ánh sáng Lượng CO2 thải ra trong tối
5 0.5 0.2
10 0.7 0.5
15 1.2 0.9
20 1.9 1.5
25 2.3 2.6
30 2.0 3.9
35 1.5 3.3
a. Ở nhiệt độ nào thì cây thải ra O2 khi cây được chiếu sáng?
b. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp và nhiệt độ tối ưu cho hô hấp giao động trong khoảng từ 5 0 – 3500 C.
Lúc này nhiệt độ tối ưu cho quang hợp và nhiệt độ tối ưu cho hô hấp sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN:
- Trong khoảng từ 200 đến 250, quang hợp tăng với hiệu suất cao hơn hô hấp nhưng 250 thì ngược lại.
- Suy ra đây là điểm bão hòa quang hợp và thải O2 bằng nhau, hai quá trình này bổ sung tương hổ với
nhau, và trong gần như 1 điều kiện sinh lý cũng như các tác nhân điều hòa.

Câu 215:
a. Có hai khóm lúa đang vào thời kỳ trổ bông, người ta ngắt hết bông 1 khóm, còn 1 khóm thì để nguyên
bông. Đến thời kì gặt, người ta nhận thấy ở khóm được ngắt hết bông lá còn xanh, trong khi khóm còn
bông thì tất cả lá đều vàng. Hãy giải thích hiện tượng trên.
b. Giải thích tại sao auxin nhân tạo 2,4 D tác dụng như chất diệt cỏ dại lại có hại cho nhiều loài sinh vật
và gây tác động xấu đến môi trường?
ĐÁP ÁN:
a -. Lá lúa bị vàng do điệp lục tố bị phân giải.
- Xitôkinin được tổng hợp ở rễ => vận chuyển lên bông và lá (bông là chủ yếu), có vai trò bảo vệ
diệp lục tố.
- Ở khóm lúa còn bông , lượng xitôkinin đến lá ít hơn => diệp lục tố ở lá bị phân giải=> vàng lá.
Ở khóm lúa ngắt bông , lượng xitôkinin được tập trung lên lá => diệp lục tố không bị phân giải =>
lá còn xanh.
b - Thực vật một lá mầm có enzim phân giải auxin nhân tạo còn cỏ dại hai lá mầm không có enzim
phân giải nên bị chết.
- Khi sử dụng nhiều chất 2- 4 D, chất này có thể tích tụ trong môi trường gây tác động lên các sinh
vật khác kể cả con người do không có enzim phân giải auxin nhân tạo.

Câu 216: Một nhà thực vật học tiến hành thì nghiệm với thực vật C3. Ông tiến hành tách chiết 1 loại
Enzyme chỉ có trong tế bào mô giậu của lá, đồng thời cho vào 3 ống nghiệm với lượng bằng nhau
Ống nghiệm 1 bổ sung acid glycolic
Ống nghiệm 2 bổ sung dịch chiết là C3 trong điều kiện ánh sáng 1800 lux và nhiệt độ 35 độ C
160
Ống nghiệm 3 bổ sung dịch chiết là C3 trong điều kiện ánh sáng 700 lux và nhiệt độ 25 độ C
Ống nghiệm 4 chứa dịch chiết là C4 trong điều kiện ánh sáng 1800 lux và nhiệt độ 35 độ C và bổ sung
acid glycolic
Trình bày kết quả thí nghiệm và giải thích ?
ĐÁP ÁN:
-Thực vật C3, trong peroxixome của tế bào mô giậu có enzyme glycolat oxidase chuyển hóa aicd glycolic
thành acid glycoxilic và O2 thoát ra, thực vật C4 không có enzyme này (0,5 đ)
-Ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 sẽ có O2 thoát ra và lượng acid glycolic giảm dần do có đủ enzyme và cơ
chất để thực hiện phản ứng (0,5 đ)
-Ống nghiệm 3 không có hiện tượng do trong điều kiện 800 lux và 25 độ C là điều kiện quang hợp lý
tưởng C3 nên không có acid glycolic ( hoặc có với hàm lượng rất thấp) (0,5 đ)
-Ống nghiệm 4 không có hiện tượng do cây C4 không có enzyme glycolat oxidase(0,5đ)

Câu 217:
Hiện tượng 1 : Ở 1 loài ngô, tìm thấy thể đột biến OGR làm cho vỏ hạt có màu vàng do indol và Trip
không chuyển thành AIA. Tuy nhiên, ở thể đột biến này vẫn tìm thấy các hạt bắp có hàm lượng AIA bình
thường, thậm chí cao hơn 1 ít so với hạt bắp kiểu hoang dại.
Hiện tượng 2 :Ở cây ngô đột biến ORG làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa acid amin Triptophan .
Biết rằng nếu cây thiếu hoocmon AIA cây không thể sinh trưởng bình thường và chết. Thí nghiệm với
các cây thuộc thể đột biến trên:
Thí nghiệm 1: Phun Trip ngoại sinh lên cây ở hiện tượng 2 thì cây vẫn chết
Thí nghiệm 2: Phun AIA ngoại sinh lên cây ở hiện tượng 2 cây sống bình thường
Thí nghiệm 3: Trong số các cây thuộc thể đột biến trên, tìm thấy 1 số cây sống bình thường mặc dù mang
đột biến OGR và không phun AIA ngoại sinh.
Giải thích hiện tượng này ? Lượng AIA của các cây ở thí nghiệm 1,2 và 3( ở hiện tượng 2) so với cây
bình thường như thế nào ?
ĐÁP ÁN:
Đột biến OGR có thể là đột biến gen mã hóa Enzyme chuyển trip và indol thành AIA. Do chúng ta thấy ở
hiện tượng 1, hạt đột biến OGR nhưng AIA vẫn có hàm lượng bình thường.
Ở hiện tượng 2, thí nghiệm 2 phun Trip ngoại sinh cây vẫn chết trong khi ở thí nghiệm 2 phun AIA cây
lại sinh trưởng bình thường. (0,5 đ)
-Ở thí nghiệm 3: Tìm được cây sống bình thường nhưng thuộc đột biến ORG và không phun AIA ngoại
sinh thì có thể kết luận rằng cây có hoocmon AIA. (0,25 đ) Do vậy loại hoocmon AIA này có nhiều con
đường tổng hợp nên, con đường phụ thuộc AIA hoặc con đường không phụ thuộc AIA ( chỉ 1 số ít )
(0,25 đ)
=> Cây trong thí nghiệm 1 và 2 phải phun AIA mới sinh trưởng được chứng tỏ con đường tổng hợp AIA
không phụ thuộc vào trip cũng không hoạt động (0,5 đ)
-Vậy lượng AIA ở cây thí nghiệm 1,2 là ít hơn cây bình thường, trong khi lượng AIA cây ở thí nghiệm 3
là tương đương với cây bình thường(0,5 đ)

Câu 218: Theo dõi sự nảy mầm của các hạt đậu tương trong một thời gian, người ta thấy sự biến biến đổi
lượng nitơ tổng số và lượng nito hòa tan (nito trong các chất có trọng lượng phân tử thấp như amino
acids) được đo ở lá mầm và các phần khác nhau của cây mầm. Kết quả ghi được như hình dưới đây.
Theo em Hình A và hình B, hình nào biểu thị sự biến động lượng nito tổng số, hình nào biểu thị sự biến
động lượng nitơ hòa tan? Giải thích.

161
ĐÁP ÁN:
Hình A: biểu diễn sự biến động lượng nito tổng số
Hình B biểu diễn sự biến động lượng nito hòa tan
Vì: - Hạt đậu tương là hạt cây hai lá mầm,hạt không có nội nhũ chỉ có lá mầm lượng protein dự trữ (nito
tổng số) cao tập trung chủ yếu ở lá mầm
- Nito tổng số trong lá mầm được phân giải để tạo các chất trung gian và năng lượng cho kiến tạo tế bào
mới ở cây nầm nên nito tổng số trong lá mầm giảm mạnh ngay khi hạt nảy mầm, nito tổng số được phân
giải ban đầu sẽ chuyển thành nito hòa tan sau đó khi cây mầm phát triển lá mầm tiêu biến nên nitơ hòa
tan giảm ->Hình A: nito tổng số, Hình B: ninto hòa tan.
Cây mầm lớn theo thời gian do sự phân chia của tế bào, nito hòa tan từ lá mầm được chuyển vào cây
mầm để sinh tổng hợp các chất trong đó có protein nên cả lượng nito tổng số và nito hòa tan đều tăng
lên trong cây mầm

Câu 219:
1) Hai biểu đồ dưới đây biểu diễn ảnh hưởng của thành phần quang phổ đến quang hợp:

Hãy phân tích mối liên quan giữa quang phổ hoạt động của lá cây và quang phổ hấp thụ của các sắc tố
thành phần trong lá?
2) Hãy kể ra và nêu tác dụng của 3 nhóm biện pháp nhằm làm tăng năng suất quang hợp cho cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp hiện đại?
ĐÁP ÁN:
1.
- Trong lá cây có nhiều nhóm sắc tố tham gia vào quá trình quang hợp mỗi nhóm lại có phổ hấp thụ ánh
sáng khác nhau
- Có sự trùng hợp tương đối 2 giữa hai đô thị cho thấy diệp lục là sắc tố chính của lá tham gia vào quang
hợp. Diệp lục hấp thụ mạnh nhất ở vùng ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím  quang hợp xảy ra hiệu quả
nhất tại vùng ánh sáng đỏ và xanh tím

162
- Tuy nhiên quang phổ hấp thụ của diệp lục và quang phổ hoạt động của lá không hoàn toàn trùng nhau,
giữa chúng có cực đại hấp thụ sai khác ít nhiều vì:
Trong lá cây diệp lục liên kết với các thành phần khác (các protein, các phân tử sắc tố quang hợp khác,
mỗi nhóm sắc tố lại hấp thụ những bước sóng ánh sáng khác nhau) tạo nên các hệ quang hóa có cực đạị
hấp thụ không giống với diệp lục
2.
- Trồng cây trong các điều kiện tối ưu: nhà kính, sử dụng ánh sáng nhân tạo, nồng đọ O2, CO2 thích hợp
 tăng cường độ và khả năng quang hợp
- Cung cấp nước, phân bón hợp lí  Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp
- Lựa chọn giống cây có cường độ quang hợp cao, tỉ lệ tích lũy chất dinh dưỡng vào cơ quan kinh tế cao;
giống đột biến, giống chuyển gen không có hô hấp sáng  tăng hệ số kinh tế, tăng khả năng quang hợp

Câu 220:
1) Thí nghiệm của Morris và Thomas (1968) đã sử dụng chất đồng vị phóng xạ 14C trong saccarozơ kết
hợp với xử lý hoocmôn ngoại sinh để nghiên cứu sự phân bố của các chất hữu cơ dưới tác dụng điều
chỉnh của các hoocmôn đó. Bảng dưới đây chỉ ra sự phân bố của 14C trong saccarozơ của cây nguyên vẹn
và các cây bị loại bỏ chồi ngọn được xử lí hoocmon ngoại sinh:
Cơ quan của Cây nguyên Cây loại chồi ngọn (A) + 10ppm (A) + 10ppm (A) +
cây vẹn (A) AIA Kinetin AIA + Kinetin
Chồi ngọn 53,1
Đốt 1 2,6 2,9 43,5 7,3 45,2
Đốt 2 1,8 8,9 6,7 6,8 10,3
Đốt 3 1,0 5,0 2,0 7,1 2,2
Chồi 1 0,0 2,6 0,0 3,1 0,1
Chồi 2 0,0 7,2 0,0 15,9 0,1
Chồi 3 0,2 4,2 0,9 11,9 0,1
Trụ trên lá 2,5 3,4 4,8 5,7 5,0
mầm
Lá mầm 0,2 0,3 0,7 0,5 0,6
Rễ 34,2 61,6 37,6 36,2 30,5
Lá 4,0 3,9 3,8 5,5 5,9

(đơn vị tính: %)
Hãy rút ra nhận xét và giải thích cho kết quả trên đây?
2) Hãy giải thích tại sao phần phía ngoài của thân cây tre, nứa thường bền chắc hơn phía trong, nhưng ở
cây thân gỗ thì ngược lại?
ĐÁP ÁN:
1.
- Ở cây nguyên vẹn: saccarozơ được phân bố chủ yếu ở chồi ngọn vì chồi ngọn là cơ quan tổng hợp
AIA, 14C thực tế không được phân bố ở các chồi bên là do hiện tượng ưu thế ngọn được điều chỉnh bởi
AIA
- Khi loại trừ chồi ngọn tức là làm giảm lượng AIA nội sinh thì chất hữu cơ chủ yếu tập trung cho hệ
thống rễ, phần còn lại phân bố cho các đốt và các chồi vì đã loại trừ ưu thế ngọn
- Khi bổ sung AIA qua vết cắt của chồi ngọn thì phân bố chất hữu cơ tương tự như khi có sự tồn tại của
chồi ngọn, trong đó đốt thứ nhất sẽ đóng vai trò như chồi ngọn  hiện tượng ưu thế ngọn trong sự vận
chuyển chất đồng hóa được khôi phục giống cây nguyên vẹn
163
- Nếu xử lý xitôkinin ngoại sinh (Kinetin) thì chất hữu cơ được phân bố nhiều cho các chồi bên do ưu
thế ngọn hoàn toàn bị loại trừ
Auxin và cytokinin kích thích mạnh sự vận chuyển và phân bố các chất về phía mình  chất hữu cơ
được tạo nên trong lá được vận chuyển theo hai hướng: lên ngọn và xuống rễ
2.
- Tre là cây một lá mầm với bó mạch kín, còn thân cây gỗ là cây hai lá mầm với bó mạch hở
- Trong thân tre càng ra phía ngoài thì số lượng bó mạch càng nhiều, kích thước nhỏ, lòng mạch gỗ càng
hẹp và dày hơn  thân cây ở phía ngoài chắc hơn
Ở thân cây gỗ: trong quá trình sinh trưởng thứ cấp, do hoạt động của tầng sinh mạch: các bó mạch gỗ sơ
cấp được đẩy sâu vào trong lõi gỗ lõi bao gồm các mạch gỗ sơ cấp thành rất dày, thấm nhiều lignhin
trong khi ở phía ngoài là mô mềm vỏ và gỗ thứ cấp ( thành mỏng và yếu hơn) phía ngoài kém bền hơn
phía trong thân gỗ.

Câu 221: Một nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quang hợp bên ngoài cơ thể sống dựa trên qui trình
sau đây:
- Tách lục lạp ra khỏi các tế bào lá cây, sau đó phá vỡ màng lục lạp giải phóng các chồng thilakoid vẫn
còn nguyên vẹn. Tiếp đến, cho thêm chất hexachloroplatinate có 6 ion clo và mang điện tích 2 - vào ống
nghiệm chứa các thilakoid nguyên vẹn.
- Sau một thời gian, hỗn hợp thilakoid + hexachloroplatinate được phân tích về cấu trúc và đo lượng oxi
tạo ra.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy các ion hexachloroplatinate đã liên kết với màng thilakoid tại nơi có quang
hệ I (hình dưới) và phức hợp hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính quang hợp.

a) Tại sao phức hợp hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính quang hợp?
b) Giải thích tại sao hexachloroplatinate lại có thể liên kết với màng thilakoid tại khu vực có quang hệ I
và phân tử này liên kết với màng bằng lực liên kết gì?
c) Trong thí nghiệm này, ngoài ôxi những chất gì có thể đã được tạo ra? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a) - Mặc dù không có ánh sáng trong hệ thống quang hợp nhân tạo như mô tả trong thí nghiệm, nhưng
do hexachloroplatinate là một tác nhân ôxi hoá mạnh nên nó kích hoạt điện tử của chlorophyl tại
trung tâm quang hệ I từ trạng thái nền sang trạng thái cao năng, giống như photon kích hoạt các
điện tử của diệp lục.
- Sau đó điện tử được truyền qua chuỗi truyền điện tử đến NADP + cùng với H+ để tạo ra NADPH.
Chuỗi truyền điện tử vẫn hoạt động được vì thilakoid vẫn còn nguyên vẹn không bị phá vỡ.
b) - Hexachloroplatinate có điện tích âm (2 -) và màng thilakoid có điện tích dương nên chất này liên
kết với màng nhờ lực hấp dẫn giữa các chất có điện tích trái dấu. Lực liên kết này là liên kết ion.
c) Một khi pha sáng của quang hợp xảy ra cho dù là trong lá cây (in vivo) hay trong điều kiện nhân
tạo thì sản phẩm của pha sáng vẫn là ATP cùng NADPH.

164
Câu 222: Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây mù tạt tỏi (Alliaria petiolata) lên sự cộng sinh giữa một số
loài cây gỗ (giai đoạn còn non) và nấm, các nhà khoa học ở Mỹ đã tiến hành thí nghiệm trồng cây thích
đường (Acer saccharum) non trong các loại đất khác nhau và thu được kết quả như ở bảng sau:
Đất lấy từ nơi Đất lấy từ nơi có Đất lấy từ nơi
Đất lấy từ nơi có
Loại đất không có cây mù cây mù tạt tỏi đã không có cây mù
cây mù tạt tỏi
tạt tỏi tiệt trùng tạt tỏi đã tiệt trùng
Sự tăng sinh
20% 230% 30% 40%
khối của cây
Sự hình thành
0% 20%
rễ nấm
Từ kết quả thí nghiệm trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Sự có mặt của cây mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của cây thích đường non? Giải
thích.
b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh hay ngoại cộng sinh? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. Mù tạt tỏi làm giảm khả năng sinh trưởng của loài cây thích đường non do làm giảm sự hình thành
phức hệ rễ nấm của loài cây này. Vì:
- Thích đường non chỉ có khả năng tăng sinh khối và hình thành rễ nấm khi được trồng trên đất không bị
xâm lấn. Mặt khác trên đất có mù tạt tỏi sinh trưởng và đất bị khử trùng thì sự hình thành rễ nấm của cây
thích đường non đều giảm
- Điều này cho thấy, cây mù tạt tỏi đã tiết ra đất các yếu tố làm ức chế sự hình thành phức hệ rễ nấm
b. Sự cộng sinh giữa cây nấm và cây thích đường là nội cộng sinh (nội rễ nấm) vì:
- Nếu là ngoại rế nấm thì sựi sinh trưởng của cây thích đường ở đất có cây mù tạt tỏi đã tiệt trùng cũng sẽ
giống như ở đất không có cây mù tạt tỏi, trong thực tế ở đất có mù tạt tỏi đã tiệt trùng thì cây thích đường
sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở đất không có cây mù tạt tỏi nghĩa là có một số nấm đã cộng sinh từ
trước khi trồng ở trong rễ cây.
- Nội rễ nấm vẫn có lông hút, trong khi ngoại rễ nấm thì không có cấu trúc này. Vì vậy ở đất có mù tạt tỏi
sinh xâm lấn cây vẫn có thể tăng trưởng (nhưng chậm) và không hình thành rế nấm, còn nếu là ngoại
cộng sinh thì cây sẽ không sinh trưởng khi không có rế nấm.

Câu 223: Một số thực vật thường dự trữ lipid trong hạt. Khi các hạt này nảy mầm, chúng cần phải chuyển
hóa lipid thành carbonhydrate thông qua chu trình glyoxylate. Chu trình glyoxylate thực chất là biến dạng
của chu trình acid citric, các bước chuyển hóa cũng như mối quan hệ của nó với chu trình acid citric được
thể hiện trong hình 3.
Isocitrate là một chất trung gian, nằm ở nhánh giữa chu trình glyoxylate và chu trình acid citric. Isocitrate
dehydrogenase là enzyme tham gia chuyển hóa isocitrate thành α – ketoglutarate và quá trình điều hòa
hoạt tính của enzyme này xác định sự phân bố isocitrate cho chu trình glyoxylate và chu trình acid citric.
Khi enzyme này bị mất hoạt tính, isocitrate đi vào các phản ứng sinh tổng hợp qua chu trình glyoxylate
còn khi enzyme này được hoạt hóa, isocitrate sẽ đi vào chu trình acid citric tạo ra ATP.

165
Tiến hành trên tế bào thực vật các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: bổ sung vào môi trường chứa tế bào 2 phân tử Acetyl CoA có đánh dấu 14C (trên cả 2
nguyên tử cacbon của Acetyl CoA) và ATP.
- Thí nghiệm 2: bổ sung vào môi trường chứa tế bào 2 phân tử Acetyl CoA có đánh dấu 14C (trên cả 2
nguyên tử cacbon của Acetyl CoA), ATP và enzyme phosphatease.
Hãy xác định số phân tử CO2 tạo ra có chứa 14C trong mỗi thí nghiệm và giải thích.
ĐÁP ÁN:
- Thí nghiệm 1 :
+ Không có phân tử CO2 nào được tạo ra có chứa 14C.
+ Giải thích : Vì trong môi trường có chứa ATP → xảy ra sự phosphoryl hóa enzyme isocitrate
dehydrogenase. Tuy nhiên, sự phosphoryl hóa lại ức chế hoạt động của enzyme isocitrate dehydrogenase.
Do đó, isocitrate sẽ đi vào chu trình glyoxylate. Chu trình glyoxylate không có các phản ứng decarboxyl
hóa nên không có phân tử CO2 nào được tạo ra.
- Thí nghiệm 2 :
+ Có 2 phân tử CO2 có chứa 14C trong 4 phân tử CO2 được tạo ra.
+ Giải thích: Vì trong môi trường có chứa ATP nên xảy ra quá trình phosphoryl hóa enzyme isocitrate
dehydrogenase. Tuy nhiên, do sự có mặt của enzyme phosphatease gây ra sự khử phosphoryl hóa enzyme
này. Sự khử phosphoryl hóa lại làm hoạt hóa enzyme isocitrate dehydrogenase. Do đó, isocitrate sẽ đi
vào chu trình acid citric. Hai phân tử Acetyl CoA được bổ sung sẽ được sử dụng trong hai vòng chu trình
acid citric. Tuy nhiên, ở vòng chu trình đầu tiên, 2 phân tử CO 2 được tạo ra có nguồn gốc từ AOA (không
có 14C) nên không chứa 14C. Phân tử Acetyl CoA thứ nhất được dùng để tái tạo AOA cho vòng chu trình
thứ hai. Đến vòng chu trình thứ hai, do AOA có nguồn gốc từ phân tử Acetyl CoA thứ nhất do đó sẽ tạo 2
phân tử CO2 có chứa 14C. Phân tử Acetyl CoA thứ hai được dùng để tái tạo AOA cho vòng chu trình thứ
ba. Tuy nhiên, do không còn phân tử Acetyl CoA do đó phản ứng dừng lại, không tạo thêm CO 2 → Có 2
trong 4 phân tử CO2 tạo ra có chứa 14C.

Câu 224:
1. Ngoài auxin và cytokinin liên quan tới sự phát sinh cành, gen MAX4 được cho là quy định sự hình
thành phân tử tín hiệu trigolactone và các dẫn xuất của nó có tác dụng ức chế sự phát sinh cành. Để nghiên
cứu ảnh hưởng của nó đến phát sinh cành, người ta ghép thể đột biến max4 với kiểu thực vật hoang dại như
minh họa trong hình 4.

166
Hình 4.
a. Có ý kiến cho rằng: " Tỉ số cao giữa cytokinin với auxin sẽ ức chế ra cành bên so với mẫu ghép
WT/WT ". Theo bạn, ý kiến trên là đúng hay sai? Tại sao?
b. Nếu ghép chồi WT với thân rễ max4 thì số lượng cành thu được sẽ như thế nào so với khi ghép chồi
max4 với thân rễ WT? Giải thích.
2. Nếu như hoa có vòi nhụy ngắn hơn thì ống phấn dễ dàng tìm đến túi phôi hơn. Hãy nêu hai nguyên
nhân giải thích tại sao những vòi nhụy dài vẫn được tiến hóa ở thực vật có hoa?
ĐÁP ÁN:
1. a. - Ý kiến trên là sai.
- Mẫu ghép WT/WT là mẫu bình thường. Khi tỉ số cao giữa cytokinin và auxin so với mẫu ghép WT/WT
tức hàm lượng hormone acytokinin tăng và hàm lượng auxin giảm sẽ làm tăng mức độ phân cành, giảm
ưu thế ngọn và sự hình thành rễ.
b. - Dựa vào đồ thị ta thấy : mức độ phân cành của mẫu ghép WT/WT và mẫu ghép max4/WT (scion-
rootstock) là như nhau chứng tỏ mức độ phân cành phụ thuộc vào chất được sinh ra ở rễ.
- Do đó mẫu ghép WT/max4 sẽ có số lượng cành nhiều hơn so với mẫu ghép max4/WT.
2. - Sự khác biệt lớn về chiều dài ống phấn có thể giúp ngăn ngừa sự thụ phấn của hạt phấn các loài khác.
- Vòi nhụp dài giúp loại trừ những hạt phấn có vật chất di truyền yếu kém hơn và không có khả năng mọc
dài ống phấn → thế hệ con có sức sống cao.

Câu 225: Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho
sinh trưởng và phát triển của cây.
a/ Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation. Nêu các đặc điểm
chính của cơ chế đó.
b/ Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và đất kiềm (pH từ 9-10)
loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
c/ Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp đất duy trì độ màu mỡ và
tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây.
ĐÁP ÁN:
a/ Cơ chế hút bám trao đổi cation:
- Các hạt keo đất như hạt đất sét tích điện âm vì thế chúng mang các cation khoáng (K +, Na+, Ca2+…)
trên bề mặt hạt keo.
- CO2 hình thành từ quá trình hô hấp ở các tế bào của rễ sẽ khuếch tán qua lông hút vào dung dịch đất và
kết hợp với các phân tử nước để hình thành axit yếu H 2CO3. Do không bền, axit này sẽ bị phân ly thành
H+ và HCO3- theo sơ đồ sau:

167
CO2 + H2O  H2CO3  H+ + HCO3-
- H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn đến giải phóng các cation khoáng tự do
làm cho lông hút có thể dễ dàng hấp thụ vào rễ.
b/
- Đất chua (pH từ 4-5) sẽ có nhiều ion H+, dẫn đến giải phóng nhiều cation khoáng. Một phần nhỏ cation
khoáng sẽ được rễ hấp thu, còn phần lớn sẽ bị rửa trôi vào tầng nước ngầm. Trải qua thời gian, đất chua
sẽ là đất nghèo cation khoáng.
- Ngược lại, với đất kiềm (pH từ 9-10) do có ít ion H + nên phần lớn cation khoáng vẫn được giữ trên bề
mặt hạt keo đất, vì vậy đất kiềm là đất giàu cation khoáng.
c/ Các biện pháp được sử dụng trong trồng trọt:
- Cần tạo điều kiện cho hô hấp hiếu khí của rễ cây để tạo ra CO2.
- Lựa chọn phân bón cho phù hợp với loại đất để tránh làm rửa trôi các cation khoáng.

Câu 226: Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp và
đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo
dõi pH của môi trường chứa tilacôit ở các điều kiện khác nhau
và thu được kết quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời
điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X được
thêm vào môi trường đang được chiếu sáng.
a/ Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu
thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế
nào so với trước khi chiếu sáng? Giải thích.
b/ X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
ĐÁP ÁN:
a/ pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng - Giải thích:
+ Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp
+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacôit sẽ hoạt động và bơm ion H+ từ môi trường bên ngoài vào trong
xoang tilacôit
+ Do đó nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacôit giảm nên pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với
trước khi chiếu sáng
b/ X là (3) - Chất ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
- Giải thích:
+ Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I sẽ ngăn cản quá trình vận
chuyển ion H+ vào trong xoang tilacôit
+ Vì vậy, nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H+ được vận chuyển vào xoang
tilacôit sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP synthetaza và tổng hợp lên ATP).
+ Kết quả pH ở môi trường chứa tilacôit giảm

Câu 227: Loài thực vật B ra hoa vào mùa hè và không ra hoa vào mùa đông. Khi làm phép thử nhằm
giúp cây ra hoa vào mùa đông, người ta đã xử lý cây từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài
nhờ chớp ánh sáng đỏ, chia 1 đêm dài thành 2 đêm ngắn nhưng cây vẫn không ra hoa.
a/ Hãy đưa ra 2 giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa ở loài thực vật B.
168
b/ Trình bày 2 thí nghiệm để kiểm chứng 2 giả thuyết đã đưa ra.
ĐÁP ÁN:
a/ Hai giả thuyết cho hiện tượng không ra hoa
- Giả thuyết 1: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây trung tính, sự ra hoa của cây không phụ thuộc
vào độ dài ngày, đêm. Có thể dự đoán cây ra hoa vào mùa hè là do phù hợp với điều kiện về nhiệt độ,
lượng mưa…
- Giả thuyết 2: Loài thực vật B nói trên thuộc nhóm cây ngày dài. Cây không ra hoa vào mùa đông dù
được kích thích bằng chớp sáng đỏ có thể do liều lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn. Để cây ngày dài
ra hoa được trong điều kiện ngày ngắn của mùa đông, cần phải ngắt quãng đêm bằng ánh sáng đỏ với liều
lượng đủ lớn và đúng thời gian nhạy cảm của cây.
b/ Hai thí nghiệm kiểm chứng
- Chuẩn bị các lô cây thí nghiệm và lô cây đối chứng của loài thực vật B hoàn toàn giống nhau: cùng
kích thước, cùng độ tuổi, trồng trong cùng điều kiện về dinh dưỡng…
- Thí nghiệm kiểm chứng cây trung tính: tiến hành vào mùa đông
+ Lô đối chứng: giữ nguyên với điều kiện bình thường của mùa đông
+ Lô thí nghiệm: trồng trong điều kiện có nhiệt độ và độ dài ngày… như của mùa hè.
Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì giả thuyết loài thực vật B thuộc
nhóm cây trung tính là đúng.
- Thí nghiệm kiểm chứng cây ngày dài: tiến hành vào mùa đông
+ Cả lô đối chứng và lô thí nghiệm đều trồng trong điều kiện bình thường của mùa đông.
+ Lô thí nghiệm: tăng cường chiếu ánh sáng đỏ vào ban đêm
Nếu lô cây thí nghiệm ra hoa, còn lô cây đối chứng không ra hoa thì giả thuyết loài thực vật B thuộc
nhóm cây dài ngày là đúng.

Câu 228:
1. a. Cho biết nơi sống và đặc điểm hình thái thân, rễ, lá của thực vật hạn sinh lá cứng?
b. Cho các nhóm thực vật: rong (rong mái chèo, rong đuôi chó, rong xương cá...), xương rồng, hoa đá,
thuốc bỏng, lô hội, phi lao, bạch đàn, trúc đào, ôliu.
Hãy xếp các đại diện trên vào 3 nhóm thực vật: thủy sinh, hạn sinh mọng nước và hạn sinh lá cứng?
2. Người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào 3 đĩa Petri chứa dung dịch khoáng chứa đầy đủ
các thành phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, trừ nguyên tố Nitơ.
Người ta bổ sung vi khuẩn Rhizobium vào đĩa I, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa II và vi khuẩn
Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa III. Sau vài ngày, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hãy dự đoán
sự sinh trưởng tiếp theo của các cây trong cả 3 đĩa thí nghiệm, biết rằng trong suốt quá trình thí nghiệm,
tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi trường như nhau. Giải thích?
ĐÁP ÁN:
1. a. - Nơi sống: Sống ở nơi khô hạn hoặc nơi có nước nhưng cây khó hấp thụ.
- Đặc điểm hình thái:
+ Thân cứng, màu sẫm, vỏ dày.
+ Rễ rất phát triển.
+ Lá nhỏ, dày, cứng, nhiều khí khổng. Lá có thể biến thành gai hoặc vảy.
b. - Thực vật thủy sinh: Các loài rong (rong mái chèo, rong đuôi chó, rong xương cá...).
- Thực vật hạn sinh mọng nước: Các loài xương rồng, hoa đá, thuốc bỏng, lô hội.
- Thực vật hạn sinh lá cứng: Các loài phi lao, bạch đàn, trúc đào, ôliu.
2. - Dự đoán: Các cây ở đĩa I sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa II và III đều chết.
- Giải thích:
169
+ Ở đĩa I, cây sinh trưởng bình thường do vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nitơ phân tử thành
nitơ liên kết để cung cấp cho thực vật.
+ Ở đĩa II, vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có khả năng cố định nitơ nên cây chết vì
thiếu nitơ.
+ Ở đĩa III, vi khuẩn Anabaena azollae có khả năng cố định nitơ khi cộng sinh với bèo hoa dâu nhưng
không cộng sinh với cây họ đậu nên không tổng hợp nitơ. Cây chết vì thiếu nitơ.

Câu 229: Để nghiên cứu chu trình Calvin, người ta bố trí một thí nghiệm đối với tảo đơn bào Chlorella
gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và CO2 được cung cấp đầy đủ.
- Giai đoạn 2: Vẫn tiếp tục cung cấp CO2 nhưng tắt nguồn sáng.
a. Ở giai đoạn 1, nồng độ axit photphoglyceric (APG) hay nồng độ ribulose 1,5 – diphotphate (RiDP) lớn
hơn? Giải thích?
b. Nồng độ của APG và RiDP thay đổi thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm? Giải
thích?
c. Nếu ở giai đoạn 2, vẫn tiếp tục chiếu sáng nhưng dừng cung cấp CO 2 thì nồng độ của APG và RiDP
thay đổi thế nào? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
a. * Nồng độ APG lớn hơn.
* Giải thích:
Trong điều kiện có ánh sáng và CO2, tảo sẽ thực hiện cả pha sáng và pha tối của quang hợp làm tăng
lượng APG và RiDP. Chỉ có 5/6 AlPG sinh ra từ APG sẽ được dùng để tái tạo RiDP. Do đó nồng độ APG
luôn lớn hơn nồng độ RiDP trong giai đoạn này.
b. * Nồng độ APG tăng lên, nồng độ RiDP giảm.
* Giải thích:
- Ở giai đoạn 2, CO2 tiếp tục được cacboxyl hóa tạo thành APG nhưng do không có ánh sáng nên pha
sáng không xảy ra, không có sự cung cấp ATP và NADPH  APG không được chuyển hóa thành AlPG
và các chất khác trong chu trình Calvin  nồng độ APG tăng lên.
- Ở giai đoạn 2, RiDP vẫn tiếp tục được sử dụng để cacboxyl hóa CO2 tạo thành APG. Mặt khác, do
không có ánh sáng nên pha sáng không xảy ra, không có sự cung cấp ATP và NADPH  APG không
được chuyển hóa thành RiDP  nồng độ RiDP giảm.
c. * Nồng độ APG giảm, nồng độ RiDP tăng.
* Giải thích:
- Khi CO2 bị tiêu thụ hết, phản ứng chuyển hóa RiDP thành APG bị dừng lại, gây tích lũy RiDP. Mặt
khác, trong điều kiện có ánh sáng, pha sáng vẫn xảy ra, cung cấp ATP và NADPH cho các phản ứng
chuyển hóa APG theo chu trình Calvin và tái tạo RiDP  nồng độ APG giảm, nồng độ RiDP tăng.

Câu 230:
1. Người ta đặt hai cây A và B trong một phòng trồng cây có cường độ ánh sáng ổn định, rồi tiến hành đo
cường độ quang hợp của hai cây ở nồng độ ôxi 21% và nồng độ ôxi 5%.
Kết quả thí nghiệm cho thấy cây A có cường độ quang hợp không thay đổi khi thay đổi nồng độ ôxi ; cây
B có cường độ quang hợp ở nồng độ ôxi 21% thấp hơn cường độ quang hợp ở nồng độ ôxi 5%.
Thí nghiệm trên được bố trí dựa trên nguyên tắc nào và nhằm mục đích gì? Giải thích?
2. Người ta lấy một ít lá tươi của hai cây A và B đem nghiền trong dung dịch đệm thích hợp để tách chiết
enzim ra khỏi lá. Sau đó cho một lượng nhất định axit glycolic vào mỗi dịch chiết.

170
Sau một thời gian, người ta xác định lại hàm lượng axit glycolic trong cả hai dịch chiết. Kết quả, dịch
chiết từ cây A có hàm lượng axit glycolic không đổi còn dịch chiết từ cây B có hàm lượng axit glycolic
giảm.
Dựa vào kết quả thí nghiệm, em hãy cho biết cây nào là cây C4, cây nào là cây C3? Giải thích?
ĐÁP ÁN:

171
1. * Nguyên tắc thí nghiệm:
Hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3. Hô hấp sáng lại phụ thuộc vào nồng độ oxi. Do vậy cường độ quang
hợp của cây C3 phụ thuộc vào nồng độ oxi trong không khí.
* Mục đích thí nghiệm: Nhằm phân biệt cây C3 và cây C4, cụ thể.
- Cây C3 có cường độ quang hợp phụ thuộc nồng độ oxi (nồng độ oxi giảm thì cường độ quang hợp tăng)
 cây B.
- Cây C4 có cường độ quang hợp không phụ thuộc nồng độ oxi (do không có hô hấp sáng)  cây A.
2. - Cây A là cây C4, cây B là cây C3.
- Giải thích:
Hàm lượng axit glycolic giảm trong dịch chiết B là do phản ứng:
Axit glycolic + Ôxi  gliôxilat + H2O2
(enzim xúc tác glycolat ôxidaza).
Enzim glycolat ôxidaza chỉ có trong thực vật C3. Do đó nếu phát hiện enzim nào có mặt ở thực vật nào thì
đó là cây C3.

Câu 231:
1.
a. Để xác định đặc điểm quang chu kì ở một loài thực vật chỉ ra hoa vào mùa hè mà không ra hoa vào
mùa đông, người ta chuẩn bị các lô cây thí nghiệm và lô cây đối chứng hoàn toàn giống nhau của loài
thực vật đó (cùng kiểu gen, trồng trong cùng điều kiện về dinh dưỡng...).
Thí nghiệm được tiến hành vào mùa đông, trong đó:
+ Lô đối chứng: giữ nguyên với điều kiện bình thường của mùa đông.
+ Lô thí nghiệm: trồng trong điều kiện có nhiệt độ, lượng mưa ...như của mùa hè.
Kết quả: Lô cây thí nghiệm ra hoa, lô cây đối chứng không ra hoa.
Loài thực vật trong thí nghiệm là cây ngày dài, ngày ngắn hay trung tính? Giải thích?
b. Người ta xử lí một cây ngày dài từ giai đoạn còn non bằng cách ngắt quãng đêm dài thành 2 đêm ngắn
nhờ chớp ánh sáng đỏ nhưng cây vẫn không ra hoa. Em hãy đề xuất giả thuyết cho hiện tượng không ra
hoa ở loài ở thực vật này?
2. Gradient acid gammam – aminobutyric (GABA – một hóa chất có chức năng như chất dẫn thần kinh ở
động vật) từ núm nhụy (thấp) tới bầu nhụy (cao) là tín hiệu giúp định hướng cho ống phấn tới gặp trứng ở
hoa Arabidopsis.
a. Một thể đột biến làm mức GABA cao hơn 113 lần so với thể hoang dại (pop 2) đã làm cho các ống
phấn ở thể đột biến không thể quay ngược lên cuống hạt đến lỗ noãn và trứng, vì vậy thể đột biến bất thụ.
Hãy giải thích tại sao?
b. Hiệu ứng kiểu hình nào sẽ xảy ra trong một đột biến không thể tổng hợp được một GABA nào trong
hoa của nó?
ĐÁP ÁN:
1. a. - Loài thực vật trong thí nghiệm là cây trung tính.
- Giải thích. Sự ra hoa của cây không phụ thuộc độ dài ngày, đêm (bình thường cây ra hoa vào mùa hè,
trong thí nghiệm cây ra hoa vào mùa đông) mà chỉ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, lượng mưa...
b.- Để cây ngày dài ra hoa được trong điều kiện ngày ngắn của mùa đông, cần phải ngắt quãng đêm bằng
ánh sáng đó với liều lượng đủ lớn và đúng thời gian nhạy cảm của cây.
- Cây trong thí nghiệm đã được kích thích bằng ánh sáng đỏ nhưng cây vẫn không ra hoa có thể do liều
lượng ánh sáng ngắt đêm chưa đủ lớn.
2. a. Mức GABA tăng cao ở thể đột biến pop 2 đã phá vỡ gradient GABA từ núm nhụy tới bầu nhụy 
mất tín hiệu định hướng ống phấn.
172
b. Việc không có khả năng tạo GABA cũng ngăn cản việc xác lập gradient GABA giúp định hướng sự
sinh trưởng của ống phấn. Như vậy những thể đột biến này cũng sẽ bất thụ.

Câu 232: Một thực nghiệm được tiến hành tại một khu rừng để đo nồng độ CO 2 ở các khu vực A và B ở
các thời điểm khác nhau trong ngày. So sánh nồng độ CO 2 ở hai điểm kể trên ở hai thời điểm ban ngày và
ban đêm. Giải thích.

ĐÁP ÁN:
- Ở tầng A có nhiều mô quang hợp hơn tầng B, tầng B hoạt động quang hợp yếu hơn so với hoạt động hô
hấp. Tầng B do hoạt động hô hấp của động vật, sự phân giải của vi sinh vật đất, ... Do vậy nồng độ CO 2 ở
tầng B luôn cao hơn so với tầng A.
- Ban ngày có hoạt động quang hợp nên cả tầng A và tầng B đều có sự suy giảm nồng độ CO2 so với ban
đêm.

Câu 233:
1. Để xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng B tới quá trình giâm cành của một loài thực vật,
người ta tiến hành thí nghiệm về sự ra rễ và thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Nồng độ chất kích thích sinh trưởng (ppm) Kết quả (%)
0 30
30 60
50 70
100 95
150 80
200 50
250 5
a. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết B thuộc nhóm chất nào? Giải thích.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn kết quả thí nghiệm.
c. Để tăng hiệu quả tác động của chất B trong thí nghiệm trên, người ta có thể phối hợp với chất điều hòa
sinh trưởng nào? Giải thích. Chất điều hòa sinh trưởng phối hợp thêm này có những vai trò chủ yếu gì?
2. Năm 1857, Klipart đã thành công trong việc biến lúa mì mùa đông thành lúa mì mùa xuân, chỉ cần cho
nảy mầm nhẹ và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ thấp cho đến khi đem gieo vào mùa xuân. Đây
là hiện tượng gì ở thực vật? Bản chất và ý nghĩa của hiện tượng này?
ĐÁP ÁN:
1. a. B thuộc nhóm auxin. Vì chất kích thích sinh trưởng thực vật gồm các nhóm: auxin, giberelin ,
xitôkinin. Tuy nhiên chỉ có auxin mới có vai trò chủ đạo kích thích sự ra rễ .

173
b. Vẽ được đồ thị tương tự hình dưới đây:

c. – Có thể phối hợp auxin với chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm xitôkinin kích thích sự phân
chia tế bào, còn auxin lại kích thích sự phát sinh rễ và sinh trưởng tế bào. Khi phối hợp 2 chất này,
sự hình thành rễ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
- Vai trò chính xác của xitôkinin: kích thích sự phân chia tế bào, kích thích sự sinh trưởng của chồi
bên, làm chậm sự già của lá, xúc tiến sự vận động của các chất dinh dưỡng vào mô dự trữ, kích
thích sự nảy mầm của hạt.
2. - Đây là hiện tượng xuân hóa.
-Bản chất: nhiều giả thuyết cho rằng: dưới tác động của nhiệt độ thấp, trong đỉnh sinh trưởng xuất
hiện một “tác nhân xuân hóa” nào đó. Chất đó được vận chuyển đến các bộ phận cần thiết và gây
nên sự hoạt hóa, phân hóa gen cần thiết cho sự phân hóa mầm hoa ở trong đỉnh sinh trưởng của
thân.
- Ý nghĩa: trong thực tiễn được ứng dụng:
+ Đã tạo ra hoa loa kèn trái vụ, ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán, xử lí củ giống 5-8 oC, từ 15 –
20 ngày, nếu nhiệt độ là 10 oC thời gian ra hoa là 30 ngày. Đây là kỹ thuật của các vùng trồng hoa ở
miền Bắc.
+ Hầu hết các loại cây trồng, xử lý nhiệt độ thấp hoặc bảo quản nhiệt độ thấp cho hạt giống, củ
giống đều có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng, xúc tiến sự ra hoa nhanh và làm tăng năng
suất, phẩm chất thu hoạch.

Câu 234:
1. Hình (A) cho thấy những thay đổi về độ ẩm tương đối của khí quyển vào các thời điểm khác nhau của
ban ngày. Hình (B) cho thấy những thay đổi về áp suất trong xylem của cây trong cùng thời điểm tương
ứng.

a) Giải thích mối quan hệ giữa độ ẩm tương đối của khí quyển và áp suất trong xylem.
b) Giải thích sự chênh lệch quan sát được giữa áp suất trong xylem ở đỉnh cây (ở lá) và phía dưới cùng
của cây (ở rễ).

174
2. Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con đường tế bào
(symplast). Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng
ĐÁP ÁN:
1. – Độ ẩm tương đối càng thấp → áp suất trong xylem càng âm (càng giảm).
a) – Khi độ ẩm tương đối của khí quyển thấp → thoát hơi nước nhiều từ lá (các tế bào thịt lá) → thế
nước trong lá (trong các tế bào thịt lá) trở nên thấp hơn → càng nhiều nước di chuyển từ xylem vào
các tế bào thịt lá → sự chênh lệch (gradient) thế nước giảm → tạo nên áp suất âm (áp suất giảm)
trong các các xylem.
1. – Áp suất âm tăng dần từ dưới lên do lực hút từ lá tạo áp suất âm và lực đẩy từ rễ triệt tiêu áp suất
b) âm.
– Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới trong khi lực đẩy từ rễ mạnh nhất
ở dưới, giảm dần lên trên → Ở rễ, áp suất âm bé nhất, ở lá áp suất âm lớn nhất.
2 – Phân biệt hai con đường vô bào và tế bào
Đặc điểm Con đường vô bào Con đường tế bào
Con đường đi Nước đi qua khoảng trống giữa Nước đi qua tế bào chất, qua
thành tế bào với màng sinh chất, không bào, sợi lien bào, qua tế
các khoảng gian bào đến lớp tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của
bào nội bì thì xuyên qua tế bào rễ
này để vào mạch gỗ của rễ
Tốc độ dòng Tốc độ di chuyển của nước Tốc độ di chuyển của nước
nước nhanh chậm do gặp lực cản của keo
chất nguyên sinh ưa nước và
các chất tan khác
Kiểm soát Các chất khoáng hòa tan không Các chất khoáng hòa tan được
chất hòa tan được kiểm soát chặt chẽ kiểm tra bằng tính thấm chọn
lọc của màng sinh chất
– Vai trò: Đai caspari được cấu tạo bằng suberin, là chất không thấm nước nên ngăn không cho
nước và các chất khoáng hòa tan đi qua phần gian bào. Do vậy, đai caspari cùng lớp tế bào nội bì
kiểm soát các chất hòa tan và lượng nước đi vào mạch dẫn, ngăn không cho nước đi ngược trở lại.

Câu 235: Bằng chứng đầu tiên thuyết phục nhất cho sơ đồ Z của quang hợp (sự vận chuyển electron
trong hai quang hệ I và II) đến từ việc xác định trạng thái oxi hóa của các cytochrome ở tảo Chlorella
dưới các chế độ chiếu sáng khác nhau. Sự chiếu sáng với ánh sáng ở 680 nm gây ra sự oxi hóa của các
cytochrome (biểu thị bởi các đường đi lên trong hình A). Chiếu sáng thêm với ánh sáng ở 562 nm gây
khử các cytochrome (biểu thị bằng các đường đi xuống ở hình A). Khi các ánh sáng bị tắt, cả hai hiệu ứng
được đảo ngược (Hình A). Khi có mặt thuốc diệt cỏ DCMU (một chất ngăn chặn sự vận chuyển electron),
không xảy ra sự khử ở ánh sáng 562 nm (Hình B).

175
a) Trong tảo Chlorella, bước sóng nào kích thích quang hệ I và bước sóng nào kích thích quang hệ II?
Giải thích.
b) Những kết quả này ủng hộ cho ý tưởng sơ đồ Z trong quang hợp (có hai quang hệ trong quang hợp và
chúng được liên kết bởi các cytochrome) như thế nào? Giải thích.
c) DCMU chặn sự vận chuyển electron ở phía nào của các cytochrome (phía gần PSI hơn hay phía gần
PSII hơn)? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a) – Vì sự kích thích bởi ánh sáng 680 nm sẽ tách các electron khỏi các cytochrome, gây ra quá trình
oxy hóa của chúng → ánh sáng 680nm phải kích thích PS I (vận chuyển các electron từ
cytochrome đến NADP+).
– Sự kích thích tiếp theo bởi ánh sáng 562nm làm cho các electron đi vào các cytochrome (nhận
electron) với tốc độ nhanh hơn trước, do đó làm cho chúng bị khử nhiều hơn. Do đó, ánh sáng
562nm phải kích thích PS II, giúp chuyển các electron từ nước đến các cytochrome.
– Do đó, trong các loài tảo này, cũng như trong hầu hết các loài thực vật, bước sóng dài hơn ưu tiên
kích thích PS I và bước sóng ngắn hơn kích thích PS II.
b) Các kết quả này ủng hộ sơ đồ Z của quang hợp:
– Các tác động khác nhau ở hai bước sóng gợi ra rằng có ít nhất hai thành phần với sự đáp ứng
khác nhau với các bước sóng ánh sáng.
– Hai bước sóng có tác động trái ngược nhau lên trạng thái cân bằng giữa sự oxi hóa và sự khử của
các cytochrome (ánh sáng 680 gây oxi hóa và ánh sáng 562 nm gây khử).
– Các tác động của hai bước sóng có thể bị phân tách bởi DCMU, chỉ ra rằng hai quang hệ liên hệ
với nhau qua các cytochrome.
c) – Những kết quả này chỉ ra rằng DCMU ngăn chặn sự vận chuyển điện tử qua các cytochrome ở
phía gần PS II.
– Khi PSI bị kích thích bởi ánh sáng 680nm với sự có mặt của DCMU, nó sẽ tách các điện tử ra
khỏi cytochrome, gây ra quá trình oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, với sự có mặt của DCMU, các
electron không thể được chuyển vào các cytochrome bằng cách kích thích PS II bằng ánh sáng
562nm (không bị khử ở ánh sáng 562 nm). Hai trường hợp này chỉ ra rằng DCMU chặn sự vận
chuyển điện tử rất gần đầu chuỗi cytochrome.

176
Câu 236: Trong hô hấp hiếu khí, chu trình Krebs gồm một chuỗi các bước nhỏ. Một trong những bước
này là chuyển đổi succine thành fumarate bằng enzyme succinate dehydrogenase.
a) Nêu vai trò của các enzyme dehydrogenase trong chu trình Krebs và giải thích ngắn gọn tầm quan
trọng của vai trò này trong việc sản xuất ATP.
b) Một nghiên cứu đã được tiến hành đối với các nồng độ khác nhau của các ion nhôm (Al 3+) lên hoạt
động của succinate dehydrogenase. Nồng độ enzyme và tất cả các điều kiện khác được giữ không đổi.
Biểu đồ dưới đây cho thấy kết quả của nghiên cứu này.

Dựa trên biểu đồ này, hãy mô tả ảnh hưởng của nồng độ Al3+ đến tốc độ tạo thành fumarate và đề xuất
lời giải thích cho điều này.
ĐÁP ÁN:
a) – Enzyme dehydrogenase cung cấp H+ để khử NAD+ và FAD+ thành NADH và FADH2.
– Những chất này đóng vai trò là những chất cho điện tử trong chuỗi chuyền điện tử tổng hợp ATP
tại ti thể, cung cấp năng lượng cho sự tổng hợp ATP trong phosphoryl hóa oxi hóa theo cơ chế hóa
thẩm.
b) – Tăng nồng độ ion nhôm từ 0 – 40 µmol làm tăng nhanh tốc độ tổng hợp fumarate; 40 – 80 µmol
có tác động ít hơn (tốc độ tổng hợp fumarate tăng chậm hơn); 80 – 120 µmol không làm tăng tốc độ
tổng hợp fumarate.
– Ion nhôm là cofactor của enzyme, điều chỉnh hình dạng của trung tâm hoạt động cho phù hợp với
cơ chất → tăng hoạt tính của enzyme. Tuy nhiên, do nồng độ enzyme và nồng độ cơ chất không đổi
nên tốc độ của phản ứng chỉ tăng đến một giới hạn nhất định.

Câu 237:
1. Năng suất kinh tế cây trồng là khối lượng sinh khối tích lũy trong các bộ phận của cây mà con người sử
dụng như: củ, quả, thân, bắp, hạt... Có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng chủ đạo nào để nâng cao
năng suất kinh tế của cây cà chua, cây lúa, cây mía? Giải thích.
2. Hình bên mô tả mô hình ưu thế ngọn ở cây nguyên vẹn và cây bị cắt bỏ ngọn. Tiếp theo, với mỗi
cây là mô tả mô hình nảy chồi và sinh trưởng do chúng có liên quan tới điều chỉnh bởi Auxin (IAA) và
đường (sugar). Ở mỗi chồi nách, độ rộng của đường liền chỉ mức độ cao và đường đứt quãng chỉ mức độ
thấp.

177
a) Từ mô hình này, hãy giải thích tại sao sự cắt bỏ ngọn lại gây ra sự nảy chồi và sinh trưởng của chồi
nách?
b) Trong một thí nghiệm khác, 2,3,5-triiodobenzoic acid (TIBA) ức chế quá trình vận chuyển auxin.
Nếu một hạt agar nhỏ chứa TIBA được đặt lệch tâm của một bao lá mầm nguyên vẹn thì bao lá mầm sẽ
uốn cong về phía nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1 – Cây cà chua cần tăng số lượng và khối lượng quả, do đó sử dụng nhóm chất kích thích sinh
trưởng auxin để tăng cường tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, kích thước quả.
– Cây lúa cần làm tăng số nhánh và khối lượng bông lúa, cần sử dụng nhóm cytokinin để kích
thích sự đẻ nhánh, làm chậm sự hóa già và tăng cường hoạt động của lá đòng để kéo dài thời gian
quang hợp.
– Cây mía cần tăng cường sinh trưởng thân, nên sử dụng nhóm gibberellin để kích thích sinh
trưởng chiều dài thân và lóng.
2. a) Mô hình này cho thấy ưu thế ngọn được duy trì ở cây nguyên vẹn chủ yếu bởi sự hạn chế việc
a) cung cấp đường cho chồi nách → Cắt bỏ ngọn sẽ gây ra tích lũy đường ở chồi nách → nảy chồi và
sinh trưởng chồi nách.
– Bao lá mầm sẽ uốn cong về phía có miếng agar.
– Giải thích:
+ Auxin được tạo ra ở chồi ngọn và vận chuyển phân cực hướng gốc.
+ Do TIBA ức chế quá trình vận chuyển của auxin nên auxin không di chuyển được xuống dưới →
auxin phía hạt agar ở dưới sẽ ít → các tế bào phía hạt agar sinh trưởng chậm hơn → bao lá mầm sẽ
uốn cong về phía có hạt agar.

Câu 238:
a. Nhận định “Dòng mạch rây là dòng vận chuyển từ trên lá xuống” là đúng hay sai ? Giải thích.
b. Trong một thí nghiệm người ta sử dụng lá của hai loài khác nhau với diện tích bề mặt và khối lượng lá
bằng nhau. Các lá đều được đặt trong một phòng kín có cùng cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng
như nhau. Trọng lượng của lá được ghi lại sau mỗi giờ. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở đồ thị sau:

178
Khối lượng

Lá 1

Lá 2

Thời gian/giờ

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của lá hãy giải thích kết quả thí nghiệm ?
ĐÁP ÁN:
a.
- Sai.
- Dòng mạch rây có thể vận chuyển từ trên lá xuống hoặc từ dưới lên phụ thuộc vào vị trí cơ quan sản
xuất hay cung cấp đường và cơ quan dự trữ hoặc tiêu thụ đường.
- Nhưng luôn chảy từ nguồn đường đến bồn chứa hoặc nơi tiêu thụ.
- Mỗi mạch libe luôn có một đầu nguồn và một đầu bồn chứa, hai đầu này có thể đổi chức năng cho nhau
theo mùa hoặc theo giai đoạn phát triển của cây một cách linh hoạt.
b.
- Sau 5h khối lượng lá 1 giảm nhanh hơn so với lá 2 điều này chứng tỏ cường độ thoát hơi nước của lá 2
nhanh hơn lá 1.
Giải thích:
- Lá 1 có tầng cutin dày hơn lá 2
- Lá 2 có số lượng khí khổng nhiều hơn lá 1
- Lá 1 có khí khổng tập trung nhiều ở mặt dưới làm hạn chế quá trình thoát hơi nước.

Câu 239:
a. Đánh dấu đồng vị phóng xạ 14C của CO2 và tiến hành thí nghiệm quang hợp ở một loài tảo sau đó chiết
xuất các tế bào tảo và kiểm tra sự tích lũy phóng xạ của các hợp chất. Dựa vào chu trình Calvin thu gọn ở
(a) hãy cho biết sự tích lũy phóng xạ ở đồ thị 1, 2, 3 tương ứng với các chất nào ? Giải thích tại sao có sự
khác nhau đó ?

1
2

Tinh
bột
Thời gian/phút

179
Hình a. Sơ đồ tóm tắt chu trình Canvin Hình b. Mức độ tích lũy 14C của các chất
b. Trên cùng một cây lá mọc ở ngoài sáng và lá mọc trong bóng râm có màu sắc khác nhau. Hãy giải
thích tại sao ?
ĐÁP ÁN:
a.
1- saccarose
2- tinh bột
3- PGA
Giải thích:
- Đồ thị 3 là 3 –PGA là đường đầu tiên được phát hiện có đánh dấu phóng xạ do sự kết hợp CO 2 với
RuBP tạo thành hợp chất có 6C, chất này không bền và bị phân hủy tạo thành 2 phân tử 3C. Tuy nhiên,
lượng 3 –PGA giảm nhanh do một phần dùng để tái sinh chất nhận, một phần dùng để tổng hợp tinh bột
và saccarose.
- Đồ thị 3 là saccarose: Chất này được trong hợp trong tế bào chất của các tế bào có chứa lục lạp, sau đó
được vận chuyển
đến các cơ quan khác thông qua mạch rây để tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
nên mức độ tích lũy 14C là lớn nhất.
- Đồ thị 2 là tinh bột: Chất này được tổng hợp và tích lũy ngay trong lục lạp. Đây là cacbohydrat dự trữ
nên mức độ tích lũy 14C thấp hơn so với saccarose.
b.
- Lá mọc ở nơi nhiều ánh sáng có màu nhạt vì số lượng diệp lục ít, tỉ lệ diệp lục a cao hơn.
- Lá mọc ở nơi ít ánh sáng có màu đậm hơn vì số lượng diệp lục nhiều, tỉ lệ diệp lục b cao hơn.
Giải thích do sự thích nghi trong quá trình quang hợp
- Khi cường độ ánh sáng mạnh, lá mọc ở nơi có ánh sáng nhiều có cường độ quang hợp cao hơn vì nhiều
diệp lục a có khả năng hấp thụ tia sáng có bước song dài (tia đỏ).
- Khi cường độ ánh sáng yếu thì cường độ quang hợp ở lá mọc phía trong bóng râm cao hơn vì diệp lục b
nhiều có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước song ngắn (tia xanh tím)

Câu 240:
a. Người ta nhận thấy rằng các loại cây xanh mọc ở nơi thoáng đãng thường có nhiều nhánh ở suốt dọc
thân cây. Nhưng cùng một loại cây ấy nếu mọc ở rừng rậm, thân có rất ít cành, các cành thấp nhất cũng
cao cách mặt đất khoảng 20 – 30m. Dựa trên cơ chế tác động của các hocmôn, hãy giải thích tại sao các
cành thấp hơn bị chết và gãy rụng ? Điều này có ý nghĩa gì đối với cây ?
b. Trong quá trình tiến hóa, một bộ phận thực vật có hoa biến đổi cấu trúc để thích nghi với sự thụ phấn
nhờ côn trùng. Tuy nhiên, sự hấp dẫn côn trùng đôi khi có tác dụng ngược như côn trùng có thể ăn noãn.
Hãy đưa ra 2 xu hướng tiến hóa chung để thực vật có thể ngăn chặn vấn đề này xảy ra ?
ĐÁP ÁN:
a.
- Do sự thay đổi tỷ lệ nồng độ etylen/auxin
- Lá đang phát triển sản sinh ra nhiều auxin nhưng trên các cành trong bóng râm, lá giảm cường độ quang
hợp nên kém phát triển dần dần sản xuất auxin giảm và ngừng hẳn.
- Auxin giảm, tỉ lệ etylen/auxin tăng, etylen khởi động sự già hóa của tế bào và kích thích hình thành tầng
rời làm cho các cành này già nhanh, khô và gãy rụng.
- Đối với các cành mọc ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng, tỷ lệ auxin/etylen chiếm ưu thế nên cành sẽ
nhiều suốt dọc thân cây.
b.
180
- Sự chọn lọc và phát triển các dạng lá noãn che kín noãn và sự hình thành bầu noãn nằm chìm trong đế
hoa
- Cấu trúc hoa thay đổi chỉ thu hút một loại côn trùng thích hợp tới thụ phấn

Câu 241:
a. Giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây? Nguyên tố kali cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại
cây trồng nào? Vì sao? (1,0 điểm)
b. Giải thích ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh. (0,5 điểm)
c. Nêu cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm tự do trong đất? (0,5 điểm)
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:
- K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch mạch rây,
từ đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây. Việc K + kéo nước vào mạch rây làm phát sinh
một áp suất dương trong mạch rây.
- Nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm ( 8-8,5) nghĩa là nồng độ H + nội bào
thấp. Tận dụng được chênh lệch H +, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với Sucrose vào
trong dịch mạch rây.
* Những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn….
Vì Kali giúp cho việc vận chuyển đường về cơ quan dự trữ, tăng hàm lượng tinh bột. Đối với những
cây trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao.
b. Trong quá trình trao đổi Nitơ có quá trình khử NO3- gồm:
NO3- → NO2- → NH3
Bước NO3- → NO2- cần lực khử NADPH, bước NO2- → NH3 cần lực khử FredH2.
Lực khử NADPH, FredH2 hình thành trong pha sáng quang hợp ở thực vật.
c. Cơ chế chủ yếu để thực vật chống chịu với độc tính của nhôm là:
Rễ cây bài tiết các axit hữu cơ (như axit malic, axit xitric,…).
Các axit này liên kết với các ion nhôm tự do làm giảm hàm lượng nhôm tự do trong đất.

Câu 242:
a. Vì sao có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp để phân biệt cây C3 với cây C4?
b. Tại sao trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt hơn so lá ở phía trong bóng râm có
màu đậm? Khả năng quang hợp của chúng có giống nhau không? Giải thích. (0,75 điểm)
c. Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm do hàm lượng ôxi cao,
nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại không có? (0,75)
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a. - Cây C3 chỉ có một loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá.
- Cây C4 có hai loại lục lạp, lục lạp ở tế bào mô giậu có tylakoid rất phát triển, ít hạt tinh bột; lục lạp
ở tế bào bao bó mạch có tylakoid kém phát triển nhưng nhiều hạt tinh bột.
b. Lá phía ngoài nhiều ánh sáng: số lượng diệp lục ít, Tỉ lệ diệp lục a/b cao.
Lá phía trong ít ánh sáng: số lượng diệp lục nhiều, Tỉ lệ diệp lục a/b thấp.
Khả năng quang hợp khác nhau:
Khi cường độ ánh sáng mạnh → lá ngoài có cường độ quang hợp mạnh hơn lá trong vì lá ngoài có

181
nhiều diệp lục a có khả năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ).
Khi cường độ ánh sáng yếu → lá trong có cường quang hợp mạnh hơn lá ngoài vì lá trong chứa
nhiều dl b có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn (xanh tím).
c. - Quang hợp ở thực vật C3 và CAM đều bị kìm hãm bởi hàm lượng O 2 cao vì ở cả 2 loại thực vật
này quang hợp đều xảy ra ở 1 loại lục lạp có trong tế bào mô giậu.
- Ở C3 xảy ra hô hấp sáng vì có enzim cố định CO 2 là rubisco, khi O2 cao nó có hoạt tính oxi hóa
xảy ra hô hấp sáng
- Ở CAM: enzim cố định CO2 đầu tiên là PEP cacboxilaza chỉ có hoạt tính cacbôxil hóa. Mặt khác
quá trình cố định CO2 và khử CO2 có sự phân định về thời gian  không có hô hấp sáng.

Câu 243:
a. Bằng cách nào auxin làm giãn thành tế bào thực vật? Tác động của auxin lên tế bào có thể thay thế
hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào được không? Giải thích.(0,75)
b. Nêu mối liên quan giữa Phitocrom với sự tránh bị che bóng của cây gỗ. (0,75)
c. Trong các hình thức thụ phấn diễn ra ở thực vật hình thức nào tiến hóa hơn? Tại sao?
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a - Auxin làm giãn thành tế bào thực vật bằng cách kích thích mở các bơm H + trên màng sinh chất
→H+ từ trong tế bào ra ngoài thành tế bào → làm giảm pH ở thành tế bào.
- Sự giảm pH đã hoạt hóa enzim phân hủy polisaccarit liên kết giữa các sợi xenlulozo làm cho chúng
lỏng lẻo → tạo điều kiện cho thành tế bào dãn ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không bào
- Tác động của auxin lên tế bào không thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H + trong
thành tế bào. Do auxin không chỉ tác động làm dãn thành tế bào mà còn hoạt hóa các gen tổng hợp
các protein và nguyên liệu mới đáp ứng cho sự sinh trưởng của tế bào.
b. Khi cây gỗ bị che bóng, thì tán lá rừng lọc bỏ đi nhiều ánh sáng đỏ hơn so với ánh sáng đỏ xa. Vì tán
lá đó hấp thụ ánh sáng đỏ, cho ánh sáng đỏ xa đi qua.
Khi có nhiều ánh sáng đỏ xa, dạng Pr nhiều hơn, cây gỗ chỉ tập trung để sinh trưởng cao hơn.
Ngược lại, ánh sáng mặt trời trực tiếp, làm tăng lượng Pfr. Kích thích sinh trưởng phân nhánh, ức
chế sinh trưởng thẳng đứng.
c. Thụ phấn chéo tiến hóa hơn so với tự thụ phấn vì:
- Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền từ 2 cơ thể khác nhau nên con sinh ra sẽ đa dạng hơn về đặc
điểm di truyền, tăng khả thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi.

Câu 244:
1. Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh methylen.
Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Em hãy dự đoán xem có thể
quan sát thấy hiện tượng gì? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí nghiệm đó.
2. Nguồn nitơ nào cây dễ hấp thụ nhất? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua hơn?
ĐÁP ÁN:
1.
- Hiện tượng: dung dịch CaCl2 chuyển sang màu xanh
- Thí nghiệm chứng minh rễ hấp thu khoáng bằng hút bám trao đổi và tính thấm chọn lọc của màng sinh
chất
(HS chỉ ghi chứng minh rễ hấp thu khoáng bằng hút bám trao đổi vẫn cho điểm)
- Giải thích:

182
+ Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh methylen, các phân tử xanh methylen hút bám trên bề mặt rễ và
chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào
 Nhờ tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, màng không cho xanh methylen đi qua vì xanh methylen
không cần thiết với tế bào
+ Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh
methylen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là
màu xanh của xanh methylen.
 Cơ chế hút bám trao đổi của rễ
2.
- Cây hấp thụ được nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-
- Trong 2 dạng này thì NH4+ dễ làm cho đất bị chua vì:
+ Ion này có thể trao đổi với H+ trên bề mặt keo đất giải phóng ion H+ trở thành dạng tự do.
+ Mặt khác, ion này còn bị thủy phân trong đất tạo H+ làm tăng độ chua của đất: NH4+ + H2O → NH3 +
H3O+

Câu 245:
1. a. Hai học sinh nhận thấy bong bóng hình thành trên những chiếc lá ngập nước của cây Elodea đang
phát triển trong một bể cá trong điều kiện cường độ ánh sáng cao. Ánh sáng không ảnh hưởng đến nhiệt
độ của nước. Các bong bóng nhìn thấy trên lá là kết quả của một loại khí được hình thành trong các tế bào
của lá. Mô tả những gì xảy ra trong các tế bào của lá để dẫn đến sự hình thành của các bong bóng này.
b. Các sinh viên đã điều tra tốc độ quang hợp trong lá của cây Elodea. Biểu đồ kết quả của họ được hiển
thị dưới đây.

Ở nhiệt độ 20°C, giải thích sự khác biệt quan sát được khi cây Elodea tiếp xúc với ánh sáng cường độ
thấp so với khi nó tiếp xúc với ánh sáng cao cường độ.
2. Tại sao ở những cây có hàm lượng chlorophyl b cao thì những cây đó có xu hướng tích lũy protein,
axit béo?
ĐÁP ÁN:
1 a. Chất diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng, quang phân ly nước tạo các ion H+ và O2 -> O2 sẽ
khuếch tán ra ngoài ->hình thành bong bóng.
b. - Ở cường độ ánh sáng yếu, lượng ATP và NADPH được tạo ra nhỏ hơn HOẶC có ít hơn năng
lượng để tạo ra H + khi càng ít phân tử diệp lục bị kích thích.
- Trong giai đoạn cố định carbon (pha tối), ít glucose được tạo ra ở cường độ ánh sáng thấp
2 - Chlorophyl b là thành phần của PSII
- Chlorophyl b nhiều →PSII hoạt động mạnh→cây thiếu ATP→quá trình hình thành cacbohydrat bị
ảnh hưởng. →Sản phẩm chủ yếu là protein, axit hữu cơ
183
Câu 246: Để nghiên cứu tác dụng của ánh sáng đỏ (chiếu trong 1 phút) và ánh sáng đỏ xa (chiếu trong 4
phút) lên sự nảy mầm của hạt rau diếp, các nhà khoa học đã chiếu sáng như ở bảng dưới. Sau khi chiếu
sáng lượt cuối cùng, các hạt được đặt trong tối 2 ngày với điều kiện tối ưu về nhiệt độ và độ ẩm. Tỉ lệ nảy
mầm của hạt được trình bày ở bảng dưới
Lô hạt Chế độ chiếu sáng Tỉ lệ nảy mầm (%)
I Tối 9,0
II Đỏ →Tối 99,2
III Đỏ →Đỏ xa →Tối 54,3
IV Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Tối 97,2
V Đỏ →Đỏ xa → Đỏ →Đỏ xa→Tối 49,9
a. Nhận xét về tỉ lệ nảy mầm của các lô thí nghiệm trên, từ đó rút ra nhận xét yếu tố quyết định tỉ lệ nảy
mầm của thí nghiệm trên.
b. Nếu thay 2 lượt chiếu ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng (1 phút/ lượt) ở lô thí nghiệm V thì kết quả sẽ
như thế nào?
c. Nếu đặt hạt sau khi chiếu sáng từ lô II-V vào ánh sáng trắng thay vì đặt trong tối thì tỉ lệ nảy mầm ở
bốn lô này như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a.- Tỉ lệ hạt nảy mầm khi chiếu sáng cao hơn tỷ lệ hạt nảy mầm khi không được chiếu sáng.
- Ánh sáng đỏ có tác dụng kích thích nảy mầm mạnh hơn ánh sáng đỏ xa.
- Khi chiếu ánh sáng xen kẽ lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định.
(HS trả lời đủ 3 ý được 1,0đ, 2 ý được 0,5đ, 1 ý được 0,25đ)
b.Tỷ lệ hạt nảy mầm không tăng vì lần chiếu cuối cùng đóng vai trò quyết định.
c. Tỷ lệ hạt nảy mầm tăng. Vì : trong ánh sáng trắng có ánh sáng đỏ -> kích thích hạt nảy mầm.

Câu 247: Bình thường cây quang hợp sử dụng CO2 có đồng vị 12C. Trong một thí nghiệm ở một loài thực
vật C3, sau một thời gian cho cây quang hợp sử dụng CO2 chứa 12C thì người ta cho cây tiếp tục quang hợp
sử dụng CO2 chứa 14C. Trong hai chất APG và RiDP:
a. Tín hiệu 14C trong chất nào xuất hiện sớm hơn? Giải thích.
b. Hàm lượng 14C trong chất nào cao hơn (tính trên tổng số phân tử)? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a.
- Tín hiệu 14C trong APG sẽ xuất hiện sớm hơn RiDP.
- Giải thích: Khi dùng CO2 có chứa 14C , nó sẽ kết hợp với RiDP để tạo thành hợp chất 6C không bền
sau đó chuyển thành APG→bị khử thành AlPG → tái sinh chất nhận RiDP => tín hiệu 14C trong APG
sớm hơn.
b.
- Hàm lượng 14C trong APG sẽ cao hơn RiDP.
- Giải thích: Khi APG bị khử thành AlPG thì có 1/6 lượng AlPG dùng để tổng hợp chất hữu cơ, còn
5/6 lượng AlPG (tương đương APG) được dùng tái tạo RiDP nên mức tín hiệu 14C trong APG là cao
hơn trong RiDP.

Câu 248: Trong hô hấp hiếu khí, chu trình crep xảy ra qua nhiều bước nhỏ. Một trong các bước đó là
chuyển axit succinic thành axit fumaric bởi một enzyme succinate dehydrogenase. Phản ứng xảy ra ở
Hình 1.

184
Hình 1 Hình 2

a. Hãy giải thích ngắn gọn vai trò phản ứng xảy ra ở Hình 1 trong việc tạo sản phẩm ATP.
b. Phân tử axit malonic Hình 2 ức chế phản ứng này. Giải thích tại sao axit maloic có thể ức chế enzyme
succinat dehyrogenase?
c. Các kim loại năng như chì và thủy ngân có thể liên kết vĩnh viễn với nhóm –SH của amino acid trong
enzyme. Nhóm –SH có thể là trung tâm hoạt động của enzyme hoặc không. Tại sao khi nhóm –SH liên
kết với kim loại nặng thì hoạt tính của enzyme bị ức chế? Kiểu ức chế hoạt tính của enzyme được gây ra
bởi kim loại nặng là gì?
ĐÁP ÁN:
Phản ứng xảy ra trong chu trình Crep, cung cấp H +, 2H+ của sucinate được chuyển đến FAD+ để tạo
FADH2, làm tăng chất mang điện tử tới chuỗi truyền e cung cấp năng lượng cho tổng hợp ATP theo
phương thức photphorin hóa oxi hóa.
- Axit malonic là chất ức chế cạnh tranh.
- Vì hình dạng (cấu trúc) của nó tương tự như hình dạng (cấu trúc) của phân tử axit succinic. Vì thế axit
malonic đã cạnh tranh trung tâm hoạt động với axit succinic
- Nhóm SH hình thành cầu nối disunfua, để hình thành cấu trúc bậc ba của phân tử protein. Khi kim loại
năng ngăn cản sự hình thành cầu nối disunfua  có thể thay đổi hình dạng của trung tâm hoạt động của
enzyme.
- Kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến hình dạng của enzyme bằng cách liên kết trực tiếp với trung tâm
hoạt động hoặc liên kết với phần khác của enzyme và kết quả là làm thay đổi hình dạng của trung tâm
hoạt động.
- Vì thế cơ chất không thể liên kết với trung tâm hoạt động  Kim loại nặng là chất ức chế không cạnh
tranh.

Câu 249:
1. Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát cácđiều
kiện trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây trồng thiếu khoáng chất.
a) Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và đề xuất ít nhất 2
biện phápđể khắc phục
b) Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH ≈ 8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên
tố khoáng nào?
2. Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh
trưởng và phát triển của cây. Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi
cation. Đặc điểm chính của cơ chế này là gì?
ĐÁP ÁN:
1.
a) Hiện tượng cây ngô bị vàng lá là dấu hiệu thiếu hụt một hoặc nhiều hơn các nguyên tố khoáng sau: Fe,
N, K, Mg, S, Mo

185
-Hai phương pháp khắc phục: cung cấp phân bón chứa các nguyên tố khoáng bị thiếu cho đất và phun
phân bón chứa các nguyên tố khoáng đó lên lá cây.
b)
– Khi đất trồng bị kiềm tính với pH ≈ 8,0, rễ cây vẫn hấp thu được các nguyên tố N, S, Mo nhưng không
hấp thu được các nguyên tố gây vàng lá khác là Fe, K và Mg.
2.
Về dinh dưỡng khoáng
- Đặc điểm của cơ chế hút bám trao đổi cation:
+ Các hạt keo đất như hạt đất sét tích điện âm vì thế chúng mang các cation khoáng (K +, Na+, Ca2+…) trên
bề mặt hạt keo.
+ CO2 hình thành từ quá trình hô hấp ở các tế bào của rễ sẽ khuyếch tán qua lông hút vào dung dịch đất và
kết hợp với các phân tử nước để hình thành axit yếu H 2CO3. Do không bền, axit này sẽ bị phân ly thành
H+ và HCO3- theo sơ đồ sau:
CO2 + H2O à H2CO3 à H+ + HCO3-
+ H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên bề mặt hạt keo đất, dẫn đến giải phóng các cation khoáng tự do
làm cho lông hút có thể dễ dàng hấp thụ vào rễ.

Câu 250:
1. Để xác định ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng B tới quá trình giâm cành của 1 loài thực vật,
người ta tiến hành thí nghiệm về sự ra rễ và thu được kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Nồng độ chất kích thích Nồng độ chất kích thích
Kết quả (‰) Kết quả (‰)
sinh trưởng (ppm) sinh trưởng (ppm)
0 30 150 80
30 60 200 50
50 70 250 5
100 95
a. Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết B thuộc nhóm chất nào? Giải thích
b. Để tăng hiệu quả tác động của chất B trong thí nghiệm trên, người ta có thể phối hợp với chất điều hòa
sinh trưởng nào? Giải thích. Chất điều hòa sinh trưởng phối hợp thêm này có những vai trò chủ yếu gì?
2. Giải thích tại sao auxin nhân tạo 2,4 D tác dụng như chất diệt cỏ dại lại có hại cho nhiều loài sinh vật
và gây tác động xấu đến môi trường?
ĐÁP ÁN:
1.
a. B thuộc nhóm auxin. Vì chất kích thích sinh trưởng thực vật gồm các nhóm: auxin, giberelin, xitôkinin.
Tuy nhiên chỉ có auxin mới có vai trò chủ đạo kích thích sự ra rễ.
b. Có thể phối hợp auxin với chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm xitôkinin kích thích sự phân chia tế
bào, còn auxin lại kích thích sự phát sinh rễ và sinh trưởng tế bào. Khi phối hợp 2 chất này, sự hình thành
rễ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
- Vai trò chính xác của xitôkinin; kích thích sự phân chia tế bào, kích thích sự sinh trưởng của chồi bên,
làm chậm sự già của lá, xúc tiến sự vận động của các chất dinh dưỡng vào mô dự trữ, kích thích sự nảy
mầm của hạt.
2.
- Thực vật một lá mầm có enzim phân giải auxin nhân tạo còn cỏ dại hai lá mầm không có enzim phân
giải nên bị chết.
- Khi sử dụng nhiều chất 2- 4 D, chất này có thể tích tụ trong môi trường gây tác động lên các sinh vật

186
khác kể cả con người do không có enzim phân giải auxin nhân tạo.

Câu 251: Đến thời kỳ cây lúa làm đòng, thay vì bón phân hóa học một số nông dân đã bón tro bếp cho
lúa. Em hãy cho biết:
a. Trong tro bếp chứa loại nguyên tố dinh dưỡng khoáng chủ yếu nào cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây lúa ở giai đoạn này.
b. Nêu vai trò sinh lý của nguyên tố dinh dưỡng khoáng này đối với cây trồng.
c. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng này cho hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với
những cây đó nên bón phân này vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất?
ĐÁP ÁN:
a. Nguyên tố Kali (K)
b. Vai trò sinh lý của K đối với cây:
- Điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất.
- Điều chỉnh sức trương của tế bào, điều chỉnh đóng mở khí khổng.
- Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.
- Điều chỉnh sự vận động ngủ của một số lá cây.
- Hoạt hóa nhiều enzym tham gia các quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biệt là các enzym quang hợp,
hô hấp, enzim tham gia sinh tổng hợp tinh bột, đường, xenlulose.
- Tăng khả năng chống chịu của cây.
c. Nguyên tố khoáng K có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều
gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn… Đối với những cây trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng
suất và chất lượng cao.
- Nên bón K vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế vì K làm tăng quá trình vận chuyển các
chất hữu cơ (gluxit), tích lũy về cơ quan dự trữ -> tăng năng suất kinh tế.

Câu 252:
1. Quan sát đồ thị, hãy cho biết mỗi đường cong biểu diễn hoạt động quang hợp ứng với loại thực vật
nào? Tại sao ?


ờng
độ
qua
ng
hợp

Cường độ chiếu
sáng
2. Trình bày con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật. Khi không có
quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được thực hiện theo cơ chế nào? Giải
thích.
ĐÁP ÁN:
1.
187
- Đường cong A : thực vật C4(0.25 điểm).
- Đường cong B : thực vật C3(0.25 điểm).
Giải thích:
- Điểm bão hòa ánh sáng thực vật C4 cao hơn thực vật C3(0.25 điểm).
Khi cường độ chiếu sáng cao  cường độ quang hợp thực vật C4 cao hơn cường độ quang hợp thực vật
C3 (hoặc thực vật C4 thích nghi với cường độ chiếu sáng cao tốt hơn thực vật C3) (0.25 điểm).
2.
- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu năng lượng như sau: từ P700 →
chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd)→ phức hệ cytochrome → plastocyanin → P700.
(0,25 điểm)
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực hiện theo cơ chế hóa thẩm:
Do sự xuất hiện gradien proton ở hai phía của màng thylacoid đã kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy
proton từ xoang trong thylacoid ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP- sintêtaza.
(0,5 điểm)
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon (Pq) bơm H+ từ ngoài màng
thylacoid vào xoang trong màng, tạo ra thế năng proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP. (0,25
điểm)

Câu 253: Một cây non trồng bằng cách đặt nằm ngang trong một hộp xốp chứa mùn ẩm. Sau một thời
gian người ta quan sát thấy thân cây mọc hướng lên thẳng, trong khi đó rễ lại mọc hướng xuống đất. Giải
thích cơ chế gây ra tính động của thân và rễ trong thí nghiệm này.
ĐÁP ÁN:
- Ngọn cây mọc lên thẳng là do hướng sáng dương còn rễ cây phải mọc theo hướng đất dương. (0,5
điểm).
- Ở thân: Dưới tác động của ánh sáng auxin ở phía trên (phía có ánh sáng) chuyển về phía dưới (phía
không có ánh sáng), mặt dưới của phần thân do tập trung nhiều auxin nên sinh trưởng nhanh hơn làm cho
phần ngọn mọc thẳng lên gây ra tính hướng sáng dương. (0,25 điểm).
- Ở rễ: Mặt dưới của rễ hàm lượng auxin lại quá cao do lượng auxin từ mặt trên chuyển xuống gây ức chế
sự sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên. Làm cho đỉnh rễ quay xuống hướng đất dương. (0,25 điểm).

Câu 254:
1.
a. Nêu 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật có thân mọng nước phân bố ở các hoang mạc, sa mạc.
b. Hãy giải thích hiện tượng: lá cây Thuốc bỏng (cây Sống đời) vào lúc sáng sớm có vị chua, nhưng vào
buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vị chua giảm nhiều).
2. Một số quá trình sống của thực vật sau đây:
(1). Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.
(2). Khử ion nitrat (NO3-) thành ion amoni (NH4+).
(3). Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.
(4). Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.
(5). Đóng và mở khí khổng.
(6). Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.
(7). Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.
(8). Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.
Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần năng lượng? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
188
1.
a. 4 đặc điểm thích nghi của các loài thực vật thân mọng nước:
- Thân mọng nước (dự trữ nước);
- Lá hóa gai (giảm thóat nước)
- Mở khí khổng vào ban đêm, đóng khí khổng vào ban ngày
- Hình thành cơ chế quang hợp theo sơ đồ CAM
b.
- Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khi khổng mở thực hiện quá trình cố định CO 2 lần
1 tạo axit malic nên sau 1 đêm axit malic tích tụ trong lá sáng sớm lá có vị chua.
- Ban ngày khí khổng đóng, một lượng lớn axit malic được biến đổi để thực hiện quá trình cố định CO 2
lần 2 theo chu trình Canvin tạo glucôzơ  buổi chiều lá có vị nhạt (ít vị chua)
2.
(1). Không cần năng lượng vì vận chuyển theo khuếch tán.
(2). Cần năng lượng, vì đó là lực khử NADH hoặc NADPH.
(3). Cần năng lượng, vì phải dùng bơm ion.
(4). Không cần năng lượng vì hấp thụ theo khuếch tán.
(5). Cần năng lượng, vì liên quan đến cơ chế bơm ion.
(6). Cần năng lượng, vì khi vào đến chuỗi truyền e, NADH chỉ còn giải phóng ra 2 ATP.
(7). Không cần năng lượng, vì vận chuyển theo cơ chế khuếch tán.
(8). Không cần năng lượng, vì là quá trình hấp thụ bị động.

Câu 255:
1. Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của những hạt cây như hạt hướng dương, hạt thầu dầu, người ta nhận
thấy: ở giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4,
sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1. Hãy giải thích?
2. Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, hãy giải thích.
a. Để bảo quản thóc giống nên phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0%
b. Nên cất giữ cam quýt trong túi hoặc bao thật kín
c. Để bảo quản rau, củ, quả, người ta thường tác động đến nhiệt độ hơn là độ ẩm.
d. Người ta thường bơm nitơ vào kho bảo quản nhằm giảm lượng CO2 từ đó hạn chế hô hấp.
ĐÁP ÁN:
1.
- Hướng dương hay thầu dầu là những hạt giàu chất béo.
+ Giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử dụng lượng nhỏ đường trong chúng làm
nguyên liệu hô hấp
+ Sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4 do O2 hấp thu vào để biến đổi chất béo thành đường
+ Sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1 do đường bắt đầu được tích lũy trong mô.
2.
Sai. Nếu phơi hoặc sấy đến độ ẩm gần bằng 0% , không duy trì được hô hấp tế bào do đó tế bào hạt thóc
sẽ chết không còn khả năng nảy mầm
Sai. Cam quýt hô hấp tạo ra CO 2 và tiêu thụ O2. Nếu túi hoặc bao quá kín sẽ làm nồng độ CO 2 quá cao,
O2 quá thấp, từ đó quá trình hô hấp yếm khí diễn ra làm giảm chất lượng sản phẩm
Đúng. Các đối tượng trên có độ ẩm cao và cần duy trì độ ẩm đó trong quá trình bảo quản
Sai. Bơm nito vào kho bảo quản nhằm hạ thấp nồng độ O2, hạn chế hô hấp

Câu 256:
189
1. a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không
quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
2. Thí nghiệm tách sắc tố bằng phương pháp sắc ký trên giấy được tiến hành như sau:
Dùng bút chì kẻ nhẹ theo chiều rộng cách đầu giấy sắc ký 2 cm, cách hai mép giấy 1 cm.
Lấy 1ml dung dịch sắc tố và dùng ống mao dẫn châm sắc tố theo vạch chì từ bên này sang bên kia. Sau
mỗi lần chấm phải để cho khô mới chấm tiếp, cứ như vậy cho đến khi chấm hết 1 ml dung dịch sắc tố.
Vệt sắc tố trên giấy sắc ký đã khô đưa vào bình chạy sắc ký đã có sẵn trong đó lớp dung môi dày 1 cm,
đậy kín bình, dùng vazơlin bôi kín các mép bình để tạo nên môi trường bão hoà dung môi trong bình sắc
ký.
Sau 20-30 phút, sắc tố sẽ được tách riêng từng loại .
Theo em:
Trên giấy sắc kí thu được những vạch loại sắc tố nào?
Dung môi được dùng để chạy sắc kí là gì? Vì sao phải là dung môi đó?
ĐÁP ÁN:
1.
a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin.
- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân không có sự chênh
lệch lớn.
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối:
- Bình thường các TB thể gối ở cuống lá và gốc lá chét khi trương nước sẽ có độ cương cứng giúp nâng
đỡ lá. Khi ta chạm vào cây, lập tức các TB này mất nước do sự vận chuyển K + đi ra khỏi không bào gây
giảm áp suất thẩm thấu  các TB này xẹp lại dẫn đến cuống lá bị xẹp xuống.
- Khi kích thích qua đi, các TB thể gối lại hút no nước làm cho lá mở ra bình thường.
2.
- Trên giấy sắc ký, các sắc tố sẽ được tách rời nhau ra tạo thành 4 vạch màu, chạy lên cao nhất là caroten
đến là xanthophyl, chlorophyll a rồi đến chlorophyll b sau cùng.
Dung môi
- Hốn hợp A : Pha ete dầu hoả với cồn tỉ lệ 14:1( thể tích ), đậy nắp kín lại,sẽ tách diệp lục a và b ra khỏi
hỗn hợp.
- Hỗn hợp B : Pha benzen với cồn tỉ lệ 3:1( thể tích ), đậy nắp kín lại,sẽ tách diệp lục caroten và
xanthophyl ra khỏi hỗn hợp.

Câu 257:
1. Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C 3, C4 với cường độ ánh sáng (hình a) và với
nhiệt độ (hình b). Mỗi đường cong: I, II, III, IV tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích.

190
2. Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm do hàm lượng ôxi cao,
nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại không có?
ĐÁP ÁN:
1.
- Mỗi đường cong: I, II, III, IV tương ứng với nhóm thực vật :
+ Đường cong II, IV ứng với thực vật C3.
+ Đường cong I, III ứng với thực vật C4.
- Giải thích:
+ Hình a: Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C3. (0,25 điểm).
+ Hình b: Ở nhiệt độ cao, thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3.2.
2.
- Quang hợp ở thực vật C3 và CAM đều bị kìm hãm bởi hàm lượng O 2 cao vì ở cả 2 loại thực vật này
quang hợp đều xảy ra ở 1 loại lục lạp có trong tế bào mô giậu.
- Thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng vì có enzim cố định CO 2 là rubisco, khi O2 cao nó có hoạt tính oxi hóa
 hô hấp sáng.
- Thực vật CAM:
+ Enzim cố định CO2 đầu tiên là PEP cacboxilaza chỉ có hoạt tính cacbôxil hóa.
+ Quá trình cố định CO2, khử CO2 có sự phân định về thời gian  không có hô hấp sáng.

Câu 258: Dựa vào kiến thức về quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật, hãy giải thích ngắn gọn:
a. Tại sao những nhà vườn trồng quất cảnh muốn ra hoa kết quả đồng loạt vào dịp tết nguyên đán người ta
thường đào gốc quất lên khỏi mặt đất rồi trồng lại?
b. Tại sao vào mùa đông, người ta phải thắp đèn ở các vườn trồng thanh long?
c. Tại sao không nên sử dụng auxin tổng hợp nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn cho
người?
ĐÁP ÁN:
- Những nhà vườn trồng quất cảnh muốn ra hoa kết quả đồng loạt vào dịp tết nguyên đán người ta thường
đào gốc quất lên khỏi mặt đất rồi trồng lại nhằm hạn chế sự phát triển của bộ rễ, gây tổn thương cho bộ
rễ, làm giảm lượng hoocmôn xitokinin → cây sẽ ngừng sinh trưởng chuyển sang phân hóa mầm hoa.
- Thanh long ra hoa vào mùa hè, mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, thanh long không ra hoa. Vào mùa
đông, phải thắp đèn ban đêm để cắt đêm dài thành hai đêm ngắn giúp thanh long có thể ra hoa trái vụ.
- Không nên sử dụng auxin tổng hợp nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn cho người vì
không có enzim tự phân giải nên auxin tích lũy gây độc cho người.

Câu 259: Biểu đồ dưới đây minh họa sự khác biệt trong đường cong đáp ứng ánh sáng của cây ưa sáng
và cây ưa bóng. Giải thích sự khác biệt trong a) tỷ lệ hô hấp tối, b) điểm bù ánh sáng, c) điểm bão hòa ánh
sáng, và d) tốc độ quang hợp tối đa.

191
Photosynthetic CO2 assimilation: đồng hóa CO2 quang hợp
ĐÁP ÁN:
+Lá ưa sáng có tỷ lệ khối lượng / diện tích cao hơn lá ưa bóng. (0,5 đ)
+Tỷ lệ hô hấp tối cao trong lá ưa sáng hơn lá bóng vì có nhiều bộ máy quang hợp trên một đơn vị diện
tích dưới ánh mặt trời hơn lá ưa bóng, và điều này đòi hỏi nhiều hô hấp để duy trì. (0,25 đ)
+Điểm bù ánh sáng cây ưa sáng cao hơn so với cây ưa bóng vì tỷ lệ hô hấp tối cao hơn, nghĩa là cần nhiều
ánh sáng hơn trước khi quang hợp vượt quá mức hô hấp. (0,25 đ)
+Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn ở cây ưa sáng so với cây ưa bóng bởi vì lá mặt trời có nhiều lớp
Rubisco trên mỗi khu vực lá, cho phép tỷ lệ quang hợp cao hơn. (0,25 đ)
+Tốc độ quang hợp tối đa cũng cao ở cây ưa sáng so với cây ưa bóng vì lượng chất sắc tố quang hợp và
enzyme trên diện tích lá cao hơn. (0,25 đ)

Câu 260:
a. Các nhà khoa học sử dụng hai loài cây A và B (một loài thực vật C 3 và một loài thực vật C4) với các
cây thí nghiệm giống nhau về độ tuổi và khối lượng tươi (tương quan với sinh khối khô) được trồng trong
điều kiện canh tác tối ưu. Sau cùng một thời gian sinh trưởng, các giá trị trung bình về lượng nước hấp
thụ và lượng sinh khối khô tăng thêm được thống kê sau 3 lần lặp lại thí nghiệm và thể hiện trong bảng
dưới đây.
Loài cây Loài A Loài B
Chỉ tiêu Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Lượng nước hấp thụ (L) 2,57 2,54 2,60 3,70 3,82 3,80
Lượng sinh khối khô tăng thêm
10,09 10,52 11,30 7,54 7,63 7,51
(g)
Mỗi loài A và loài B là thực vật C3 hay C4? Giải thích.
b. Vì sau hô hấp có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khoáng của rễ cây? Người ta vận dụng mối quan
hệ này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a - Cây loài A là thực vật C4 còn cây loài B là thực vật C3.
- Số liệu ở bảng cho thấy, tỷ lệ lượng nước hấp thụ/sinh khối khô tích lũy ở loài cây A xấp xỉ 250/1,
còn ở cây loài B xấp xỉ 500/1. Điều này cho thấy, loài A có nhu cầu nước thấp hơn nên A là thực
vật C4. Loài B có nhu cầu nước cao hơn nên loài B là thực vật C3.
192
- Mặt khác trong cùng một thời gian, hiệu suất tích lũy chất khô của các cây trong nhóm A cao hơn
nhóm B.
b * Hô hấp có vai trò quan trọng trong việc hấp thu khoáng của rễ cây vì:
- Hô hấp tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho hút khoáng chủ động.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian (chất mang) cho hút khoáng chủ động.
- Tạo ra CO2: CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-
+ H+ sinh ra được trao đổi với các cation khoáng hút bám trên bề mặt keo đất.
+ HCO3- sinh ra được trao đổi với các anion khoáng hút bám trên bề mặt keo đất.
- Tạo các axit hữu cơ cung cấp cho quá trình đồng hóa nitơ trong cây.
* Vận dụng:
- Trong thực tiễn, khi trồng cây người ta phải xới đất, làm cỏ, sục bùn với mục đích tạo điều kiện
tốt cho rễ hô hấp hiếu khí
- Hiện này, người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất như trồng cây trong dung dịch
(thủy canh), trồng cây trong không khí (khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khi của hệ
rễ.

Câu 261:
1. Khi cây sinh trưởng trong tối, có những cơ chế giúp cây thích nghi và tìm đến ánh sáng. Hãy cho biết:
a. Sự khác nhau về hình thái của cây sinh trưởng trong tối với cây ngoài sáng là gì?
b. Sự sinh trưởng úa vàng có lợi gì cho cây non trong điều kiện tối?
c. Nếu đem cây mầm này ra ngoài sáng, chỉ sau một thời gian ngắn cây mầm và lá chuyển sang màu xanh
lục gọi là hiện tượng khử úa vàng. Nêu cơ chế của hiện tượng khử úa vàng.
2. Có một loại hoocmon thực vật được tổng hợp ở lá non nhưng vận chuyển đi khắp cơ thể và có nhiều
trong củ, hạt đang nảy mầm.
a. Hãy cho biết tên hoocmon và vai trò sinh lý của nó?
b. Nêu ứng dụng chủ yếu của hoocmon trên trong nông nghiệp?
ĐÁP ÁN:
1a Cây non sinh trưởng trong tối có thân dài, hệ rễ phát triển kém, lá không mở rộng, chồi thiếu diệp
lục,
1b Đây là đặc điểm thích nghi hình thái để sinh trưởng khi cây non mới nảy mầm trong đất:
- Lá không mở rộng giúp giảm trở ngại và tổn thương khi xuyên qua đất.
- Do lá không mở rộng, thoát hơi nước ít nên rễ ít phát triển.
- Trong điều kiện không có ánh sáng, sự tổng hợp diệp lục làm tiêu phí năng lượng, nên sự tổng
hợp diệp lục không diễn ra. Năng lượng được tập trung vào việc kéo dài thân, vươn xa để tìm ánh
sáng
 Thích nghi này cho phép chồi vươn lên khỏi mặt đất trước khi tiêu thụ hết chất dinh dưỡng dự
trữ trong củ.
1c Hiện tượng khử úa vàng do sự có mặt của phytocrom trong tế bào chất
- Đó là một quang thụ thể có khả năng tiếp nhận ánh sáng khi ánh sáng tác động vào phytocrom,
mỗi phân tử phytocrom có thể làm hoạt hóa hàng trăm phân tử chất truyền tin thứ hai là cGMP
(GMP vòng) và ion Ca2+.
- Các chất truyền tin thứ hai này sẽ hoạt hóa các protein kinaza trong tế bào, gây ra sự hoạt hóa các
gen tương ứng trong nhân dẫn đến sự phiên mã và dịch mã các gen qui định các enzim cần cho quá
trình tổng hợp diệp lục và quá trình quang hợp.
2 - Tên hoocmon: Giberelin

193
- Vai trò sinh lý:
+ Kích thích phân bào và tăng kéo dài của tế bào
+ Kích thích sinh trưởng chiều cao của thân và lóng
+ Kích thích sự nảy mầm của củ, hạt và thân ngầm.
+ Thúc đẩy sự ra hoa và lớn lên của quả, tạo quả không hạt.
- Ứng dụng trong nông nghiệp:
+ Xử lý đối với cây lấy thân và lấy sợi để thu được hiệu quả kinh tế cao.
+ Phá trạng thái ngủ nghỉ của củ, hạt để có thể tăng vụ.
+ Kích thích ra hoa trái vụ và tạo quả không hạt.

Câu 262: Ánh sáng là nhân tố chính ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật. Để thích ứng với điều kiện
ánh sáng của môi trường sống, cây C3 có những thay đổi về cấu trúc mô và hệ sắc tố của lá.
a. Hãy cho biết các hình thức vận động chính của lá cây C3 và lục lạp của nó để thích ứng với sự thay đổi
về cường độ ánh sáng.
b. Phân biệt thành phần hệ sắc tố quang hợp chính và phụ của cây C3. Những hệ sắc tố này có khác biệt
gì giữa các cây C3 cùng loài ở vùng nhiệt đới và ở vùng ôn đới? Giải thích.
c. Trên cùng một cây C3, so với lá cây được chiếu sáng trực tiếp, những lá cây bị che sáng (trong bóng
râm) thay đổi như thế nào về cấu trúc mô và thành phần diệp lục?
ĐÁP ÁN:
a. Vận động chính của lá cây, lục lạp:
-Lá cây ở một số loài thực vật C3 có khả năng điều chỉnh để hấp thụ ít hay nhiều năng lượng ánh sáng
bằng cách vận động xoay nghiêng hoặc làm cho các tia sáng chiếu vuông góc vào bề mặt lá cây.
- Một số loài cây C3 khác có khả năng vận động hướng lá cây về phía ánh sáng hoặc xoay ngược lại để
thích ứng với hấp thụ năng lượng ánh sáng.
- Lục lạp cũng có thể thay đổi vị trí bằng cách xoay quanh mình hoặc vận động chìm sâu vào trong tế bào
khi ánh sáng quá mạnh hoặc tập trung ở bề mặt tế bào khi ánh sáng yếu
b. Hệ sắc tố của cây C3:
- Ở các thực vật C3:diệp lục a và diệp lục b là sắc tố quang hợp chính, carôtenôit là các sắc tố quang hợp
phụ.
- Những thực vật C3 cùng loài nhưng sinh trưởng ở vùng ôn đới thường có hàm lượng các sắc tố thuộc
nhóm carôtenôit tăng cao hơn so với các cây sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Năng lượng ánh sáng mặt trời
do các sắc tố thuộc nhóm carôtenôit hấp thụ được sử dụng một phần để sưởi ấm cho cây.
c. Hệ sắc tố và cấu trúc lá cây trong bóng râm
-Trên tán lá của cây C3,các lá cây trong bóng râm mỏng hơn so với lá cây được chiếu sáng đầy đủ. Do lá
cây trong bóng râm thường chỉ có 1 lớp tế bào mô dậu với kích thước của các tế bào ngắn hơn ,ngoài ra
phần mô xốp cũng mỏng hơn.
- Lá cây trong bóng râm có tỷ lệ diệp lục a/b nhỏ hơn của lá cây được chiếu sáng đầy đủ, vì tang hàm
lượng diệp lục b

Câu 263:
a)Trình bày hai thí nghiệm để chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa Pha sáng và Pha tối trong Quang
hợp.

194
b)Người ta làm một thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật C4 (kí hiệu A, B) vào
một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy đủ CO 2 và có thể điều chỉnh
nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng
sau:
Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)
Hàm lượng O2
Cây A Cây B
21% 25 40
0% 40 40
Em hãy cho biết cây A, B thuộc thực vật C3 hay thực vật C4? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a) - Thí nghiệm 1. Cho thêm CO2 vào nước, thấy bọt khí từ cây rong trong chậu nước thải ra nhiều hơn.
Như vậy có nghĩa là CO2 thúc đẩy Pha tối hoạt động mạnh hơn và đòi hỏi nhiều ATP và NADPH từ Pha
sáng làm Pha sáng phải hoạt động mạnh hơn, do đó oxi thải ra nhiều hơn.
- Thí nghiệm 2: Trong điều kiện ánh sáng và CO2 bình thường thì chất nhận CO2 là RiDP và sản phẩm
cố định CO2 đầu tiên là APG ở thế cân bằng động, nhưng khi tắt ánh sáng thì APG tăng mạnh và không
chuyển được thành RiDP do không có ATP và NADPH, do đó tăng đến cực đại, trong khi đó RiDP giảm
vì vẫn được CO2 cố định thành APG, nhưng lại không được phục hồi từ APG, nên giảm đến 0. Trong
trường hợp ánh sáng bình thường, nhưng giảm CO2 đến 0, diễn biến lại xảy ra ngược lại. Thí nghiệm này
đã chứng minh có mối liên quan chặt chẽ giữa Pha sáng và Pha tối trong Quang hợp.
b) Cây A thuộc thực vật C3, cây B thuộc thực vật C4.
Giải thích:
- Thí nghiệm liên quan đến nồng độ O2 và cường độ quang hợp nên có liên quan đến hiện tượng hô hấp
sáng.
- Cây C3 có hô hấp sáng nên khi nồng độ O2 tăng lên thì xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang
hợp. Cây C4 không có hô hấp sáng nên khi thay đổi nồng độ O2 thì không ảnh hưởng đến quang hợp.
- Cây A ở 2 lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau là do khi giảm nồng độ O2 xuống 0% đã
làm giảm hô hấp sáng xuống thấp nhất do đó cường độ quang hợp tăng lên (từ 25 lên đến 40 mg
CO2/dm2/giờ).

Câu 264: Đồ thị sau đây thể hiện ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới tốc độ thoát hơi nước từ biểu bì
trên và biểu bì dưới của lá ở một loài cây. Các nhân tố môi trường khác được giữ ổn định.

Hình 1. Đồ thị mối quan hệ tốc độ thoát hơi nước và cường độ ánh sáng
a. Đường cong nào trong hình thể hiện sự thoát hơi nước ở mặt trên lá; đường cong nào là ở mặt dưới lá?
Giải thích.
b. Nêu đặc điểm cách xếp lá của cây làm thí nghiệm.

195
c. Nếu thí nghiệm tiến hành trên đối tượng lá cây ngô (Zea mays) và lá cây hoa súng (họ Nymphaeaceae)
thì kết quả sẽ như thế nào? Vẽ đồ thị minh họa.
ĐÁP ÁN:
a. - (A): Thoát hơi nước ở mặt dưới;
- (B): Thoát hơi nước ở mặt trên.
Vì: - Mặt trên có ít khí khổng hơn mặt dưới nên cường độ ánh sáng ít ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi
nước hơn so với mặt dưới.
b. Cây trong thí nghiệm có lá cây xếp ngang.
c. - Đối với lá ngô (Zea may)
+ Lá cây xếp thẳng đứng; hai mặt có lượng khí khổng tương đương nhau, mức ảnh hưởng bởi cường độ
ánh sáng tới tốc độ thoát hơi nước tương đương nhau. Hai đường gần như trùng nhau.

- Đối với lá súng:


+ Lá cây nổi trên mặt nước; biểu bì dưới tiếp xúc với mặt nước, không có khí khổng nên tốc độ thoát hơi
nước gần như bằng 0, thoát hơi nước toàn bộ qua biểu bì trên.

Câu 265:
a. Theo dõi sự nảy mầm của hạt đậu tương trong một thời gian, người ta thấy sự biến động hàm lượng
nitơ tổng số và nitơ hòa tan trong lá mầm và các phần khác của cây mầm được thể hiện ở hai hình dưới
đây.

196
Hình 2: Biến động hàm lượng nitơ tổng số Hình 3: Biến động hàm lượng nitơ hòa tan

Hãy xác định và giải thích:


- Trong hình 2, đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ tổng số trong lá mầm và đường cong nào biểu
diễn hàm lượng nitơ tổng số trong phần còn lại của cây mầm?
- Trong hình 3, đường cong nào biểu diễn hàm lượng nitơ hòa tan trong lá mầm và đường cong nào biểu
diễn hàm lượng nitơ hòa tan trong phần còn lại của cây mầm?
b. “Gibêrelin được ứng dụng để kích thích cây ngày ngắn hoặc cây ngày dài ra hoa trái vụ đều cho hiệu
quả như nhau”. Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a.
- Đường A: Nitơ tổng số trong lá mầm
- Giải thích: Hạt đậu tương có hàm lượng protein dự trữ cao, tập chung chủ yếu ở 2 lá mầm. Khi hạt bắt
đầu nảy mầm, protein dự trữ sẽ được huy động để phân giải thành các chất trung gian, đồng thời tạo năng
lượng cho kiến tạo tế bào mới của cây mầm, nên hàm lượng nitơ tổng số giảm dần.
- Đường B: Nitơ tổng số trong phần còn lại của cây mầm.
Giải thích: Cây mầm lớn dần theo thời gian do sự phân chia và sinh trưởng tế bào, quá trình tổng hợp mới
các chất hữu cơ có chứa nitơ tăng lên, hàm lượng nitơ tổng số cũng tăng dần theo độ lớn của cây mầm.
- Đường C: Nitơ hòa tan trong phần còn lại của cây mầm.
Giải thích: Protein dự trữ được thủy phân và đưa từ lá mầm vào các phần còn lại của cây để làm nguyên
liệu cho tạo mới tế bào. Sau đó các chất này vẫn được tiếp tục tổng hợp mới do cây mầm lớn lên và có
khả năng tự dưỡng nên hàm lượng nitơ hòa tan cũng tăng lên.
- Đường D: Nitơ hòa tan trong lá mầm.
Giải thích: Hàm lượng nitơ hòa tan tăng vào giai đoạn đầu của sự nảy mầm do protein dự trữ được huy
động để thủy phân thành axit amin, sau đó hàm lượng nitơ hòa tan giảm theo mức độ suy giảm protein dự
trữ trong 2 lá mầm của hạt.
b. - Sai. Vì cây muốn ra hoa cần phải có Florigen - là hoocmon kích thích sự ra hoa với thành phần cấu
tạo gồm gibêrelin và antezin. Cây chỉ ra hoa khi có đầy đủ hai thành phần này.
- Với cây ngày ngắn, gibêrelin hình thành khi ngày ngắn lẫn ngày dài, còn antezin chỉ được tạo ra khi
ngày ngắn.
- Đối với cây ngày dài thì ngược lại, antezin hình thành lúc ngày ngắn lẫn ngày dài, còn gibêrelin chỉ tạo ra lúc
ngày dài.
- Do đó, chỉ nên bổ sung gibêrelin để kích thích cây ngày dài ra hoa trái vụ vào lúc ngày ngắn. Đối với cây
ngày ngắn không thiếu gibêrelin lúc trái vụ nên không cần bổ sung.

197
Câu 266: Người ta thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra vai trò của brassinosteroids (BR) trong đáp ứng
với ánh sáng xanh ở Arabidopsis. Người ta thu được các cây đột biến Arabidopsis bị khiếm khuyết trong
con đường truyền tín hiệu của BR (chủng 1) hoặc giảm tốc độ sinh tổng hợp BR (chủng 2) và cây kiểu dại
được xử lý với chất ức chế hoàn toàn BR (chủng 3). Tiến hành trồng các cây này trong điều kiện ánh sáng
trắng và trong điều kiện ánh sáng trắng chiếu qua tấm lọc ánh sáng xanh, sau 5 ngày người ta tiến hành đo
chiều dài cây và thu được kết quả dưới đây:
Chiều dài thân
Ánh sáng trắng Ánh sáng có mức ánh sáng xanh
thấp
Kiểu dại 1,25 mm 4,2 mm
Chủng 1 1,27 mm 2,6 mm
Chủng 2 1,28 mm 2,8 mm
Chủng 3 1,25 mm 1,8 mm
a. Nêu vai trò của brassinosteroids trong đáp ứng với ánh sáng xanh ở Arabidopsis.
b. So sánh phần trăm gia tăng độ dài thân trong 2 điều kiện thí nghiệm giữa chủng kiểu dại và chủng 1.
Nêu các giả thuyết giải thích tại sao việc ức chế con đường truyền tín hiệu của BR không hoàn toàn ức
chế được sự kéo dài của thân ở mức ánh sáng xanh thấp?
ĐÁP ÁN:
a. (1,25điểm)
- Thí nghiệm cho thấy khi loại bỏ ánh sáng xanh thì chiều dài thân các cây đều tăng lên nên BR tham gia
vào con đường truyền tín hiệu của thực vật trong đáp ứng kéo dài thân khi có mức ánh sáng xanh thấp.
(0,5 điểm)
- Vì các cây đều có chiều cao tương đương nhau trong điều kiện ánh sáng trắng nên BR được tiết ra khi
không có ánh sáng xanh. (0,25 điểm)
- Khi có ánh sáng xanh, BR bị ức chế tiết, cây không kéo dài thân. (0,25 điểm)
- Trong điều kiện ánh sáng xanh thấp, BR được tiết ra tham gia vào quá trình kéo dài thân. (0,25 điểm)
b. Giả thuyết: (0,75 điểm)
- Có thể có một con đường truyền tín hiệu khác trong cây khi không có ánh sáng xanh tham gia kéo dài
thân, mà không liên quan đến BR → Cây vẫn cao lên. (0,25 điểm)
- Có một chất khác cùng tham gia truyền tín hiệu với BR. Sự kéo dài của thân chỉ ngừng lại khi ức chế cả
hai con đường này. (0,25 điểm)
- Có thể con đường truyền tín hiệu sai hỏng nhưng không hoàn toàn làm dừng quá trình truyền tín hiệu
mà chỉ làm giảm. (0,25 điểm)

Câu 267:
1. Khi nghiên cứu ASTT của dịch tế bào của 1 số loài cây, người ta thu được số liệu sau:
- rong đuôi chó: 3,14 atm
- bèo hoa dâu: 3,49 atm
- cây đậu leo: 10,23 atm
- cây bí ngô: 9,63 atm
- cây phi lao: 19,68 atm
- cây sơn: 24,08 atm
a. Em có nhận xét gì về sự thay đổi của áp suất dịch tế bào ở các thực vật khác nhau? Vì sao có sự khác
nhau đó?
b. Hãy xếp các thực vật trên vào 3 nhóm cây ưa ẩm, trung sinh và hạn sinh theo tiêu chí về áp suất thẩm
thấu của dịch bào?
198
2. Sinh vật cố định nito là sinh vật hiếu khí, còn quá trình cố định nito lại cần điều kiện kị khí. sinh vật cố
định nito đã khắc phục mâu thuẫn này như thế nào? Nêu ví dụ dẫn chứng.
ĐÁP ÁN:
1.
a. - Áp suất thẩm thấu là một đại lượng biến đổi. Những nhóm cây sinh thái khác nhau thì có áp suất thẩm
thấu khác nhau. Cây mọc ở đất khô cằn thì có áp suất thẩm thấu của dịch bào lớn, cây thủy sinh thì có áp
suất thẩm thấu dịch bào nhỏ. (0,25 điểm) - - Giải thích: áp suất thẩm thấu được xác
định dựa vào công thức: P=RTCi.
trong đó:
C là nồng độ dịch bào.
i là hệ số điện li của chất tan
R là hằng số khí
T là nhiệt độ dung dịch
C và i khác nhau ở mỗi loài sinh vật nhưng R và T không phụ thuộc vào các loài sinh vật.
(0,25 điểm)
+ Ở những môi trường sinh thái khác nhau, thế nước trong đất khác nhau, cây muốn hút được nước thì
phải tạo ra một tiềm năng thẩm thấu lớn hơn tiềm năng thẩm thấu trong đất (P dịch bào > P dịch đất)
(0,25 điểm)
+ Vì ở môi trường nước P dịch bào nhỏ  P dịch bào thấp là đủ để hút nước.
+ Ở môi trường khô hạn P dịch bào lớn  P dịch đất phải lớn mới có thể hút được nước.
(0,25 điểm)
b. Dựa vào áp suất dịch bào ta có thể xếp các cây trên vào các nhóm theo chiều tăng dần của áp suất thẩm
thấu.
- Cây ưa ẩm hay ẩm sinh: rong đuôi chó, bèo hoa dâu.
- Cây trung tính: cây đậu leo, bí ngô.
- Cây hạn sinh: cây sơn, phi lao.
(0,25 điểm)
2. Các vi khuẩn cố định nitơ có 2 loại tế bào, một loại tế bào thực hiện chức năng hô hấp (hoặc quang
hợp) bình thường để tạo năng lượng, lực khử, còn 1 loại tế bào được bao bọc bằng cách tạo thành dày lên
hoặc màng gấp nếp nhiều lần để tránh oxi lọt vào là các tế bào thực hiện cố định nitơ. (0,5 điểm)
Ví dụ: ở vi khuẩn lam sống thành tập đoàn dạng sợi, các tế bào có cầu sinh chất nối với nhau, chủ yếu sợi
vi khuẩn lam các tế bào thực hiện quá trình quang tự dưỡng (quang hợp) tuy nhiên, trên sợi tảo có một số
tế bào có thành dày lên ngăn sự thẩm thấu của oxi, và không có màu xanh (do không có sắc tố quang hợp
nên những tế bào này không quang hợp tạo ra oxi) đó là các tế bào thực hiện chức năng cố định nitơ,
chúng lấy năng lượng và lực khử ở những tế bào bên cạnh thông qua cầu sinh chất. (0,25 điểm)

Câu 268: Để hiểu tác động của sự khô hạn lên cây thân thảo và những đáp ứng của chúng, các nhà khoa
học đã thiết kế nghiên cứu trên 3 loài Ranunculus trong điều kiện ngoài tự nhiên, bao gồm loài R.
bulbosus sống ở đồng cỏ khô, loài R. lanuginosus sống ở đồng cỏ ẩm và loài R. acris sống ở cả hai sinh
cảnh. Họ đo thế nước và độ dẫn nước ở lá của 3 loài trong phản ứng mất nước (Hình 1). Thí nghiệm
nhuộm xylem trên loài R. acris ở sinh cảnh khô đã được sử dụng để ước lượng độ dẫn nước do tắc mạch.
Ước tính độ dẫn nước giảm khoảng 50% xảy ra tại -2MPa hoặc ít hơn do tắc mạch. Nghiên cứu trước đó
về sự mất độ dẫn nước ở lá đã cho thấy giảm 50% độ dẫn nước trong khoảng -1 và -1,8 MPa trong cỏ và
tại -1,8MPa trong các loài thân gỗ.

199
Đường nét đứt (nhạt) Đường liền (đậm)

Hình 1: Độ dẫn nước của lá (Lhc) của các loài Ranunculus hoặc các quần thể đáp ứng với tình trạng
mất nước. Đường liền (đậm) và đường nét đứt (nhạt) biểu diễn cho sự mất độ dẫn nước tương ứng 50%
và 88% độ dẫn nước của lá.
a. Thí nghiệm trên đã chứng minh điều gì?
b. Sự dẫn nước ở lá cây diễn ra theo những con đường nào? Ở trạng thái stress nước thì loài nào chịu tổn
thương nhiều nhất?
c. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mất độ dẫn nước của lá ở thế nước trung bình là gì? Giải
thích.
ĐÁP ÁN:
a. Thí nghiệm trên đã chứng minh :
- Khi thiếu nước hay thế nước thấp thì độ dẫn nước ở lá của tất cả các cây đều giảm xuống rất thấp
chứng minh tất cả các loài đều dễ tổn thương với stress nước.
- Các loài thân thảo dễ bị tổn thương với stress nước hơn so với các loài thân gỗ và cỏ lâu năm.
- Trong các loài có ổ sinh thái hẹp, loài R. bulbosus chịu ảnh hưởng của khô hạn thì ít bị tổn thương
hơn so với loài R. langinosus sống ở những nơi ẩm ướt.
- Sự biểu hiện sai lệch giữa các cá thể cùng loài và giữa các loài về khả năng bị tổn thương do stress
nước dựa vào sự có sẵn nước trong môi trường sống tương ứng của chúng.
b. - Các con đường dẫn nước của lá cây:
+ Con đường qua xylem
+ Con đường không qua xylem
- Ở trạng thái stress nước, loài R. acris bị tổn thương nhiều nhất
- Vì: mặc dù thế nước trong đất thấp nhưng sự dẫn nước của lá ở cây R. acris vẫn cao chứng tỏ cây
thoát hơi nước mạnh trong điều kiện thiếu nước nên dễ bị tổn thương hơn.
c. - Tác động của khô hạn lên các thực vật này cho thấy mất độ dẫn nước của lá ở thế nước trung bình
dựa vào con đường hkông qua xylem hơn là sự hình thành trạng thái tắc mạch.
- Vì để độ dẫn nước giảm 50% với trạng thái tắc mạch cần thế nước -2MPa trong khi để độ dẫn
nước giảm 50% với con đường không qua xylem chỉ cần thế nước -1,8MPa ở các loài thân gỗ và -
1MPa với các loài thân thảo.

Câu 269:
1. Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?
2. S. Rogers và A.J.Peel ở đại học Hull (Anh quốc) đã sử dụng rệp cây sống bằng dịch phloem. Khi ấp
suất ống rây đẩy dịch phloem vào ngòi chích, các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích và ngòi chích
hoạt động như cái vòi ứa dịch hàng giờ. Các nhà nghiên cứu đã xác định nồng độ đường của dịch từ ngòi
chích ở các điểm khác nhau giữa nơi nguồn và nơi chứa.
a. Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào?
200
b. Tại sao khi các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích thì ngòi chích hoạt động như cái vòi ứa dịch
hàng giờ?
c. Nếu một loài rệp sống bằng xilem của cây, khi rệp dùng ngòi chích đâm vào dịch xilem hút dịch thì
tách rệp ra khỏi ngòi chích. Liệu dịch xilem có tiếp tục chảy ra từ vòi chích không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1. Dịch mạch rây gồm chủ yếu là sacarose, các axit amin, vitamin và một số chất hữu cơ khác, một số ion
khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm chi dịch mạch rây có ph từ 8,0-8,5.
- Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:
+ K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch mạch rây, từ
đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây.
+ Việc K+ kéo nước vào mạch rây làm phát sinh một áp suất dương trong mạch rây.
+ nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm ( 8-8,5) nghĩa là nồng độ H+ nội bào thấp.
Tận dụng được chênh lệch H+, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với Sucrose vào trong dịch
mạch rây.
2. a. Ngòi chích càng gần nguồn đường hơn thì có nồng độ đường cao hơn ( nồng độ đường nơi gần
nguồn cao hơn so với ở gần nơi chứa) do vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương( dòng áp suất) trong
ống rây.
b. Ngòi chích được xuyên sâu vào yếu tố ống rây, áp suất trong ống rây đẩy dịch phloem vào ngòi chích,
dòng áp suất trong ống rây là dòng áp suất dương=> Khi tách rệp thì ngòi chích hoạt động như cái vòi ứa
dịch hàng giờ
c. Dịch xylem không tiếp tục chảy từ vòi chích vì: xylem ngược lại so với phloem là nó chịu tác động của
dòng áp suất âm. Áp suất thấp, ngòi chích được cắt rời xuyên vào quản bào hoặc yếu tố mạch không thể
làm cho dịch xylem chảy ra mà nó có thể dẫn không khí vào trong mạch.

Câu 270:
a. Cho một chất ức chế quang hợp tan trong nước vào dung dịch đất có rễ cây, nhưng quang hợp của cây
này không bị giảm. Giải thích?
b. Giả sử tế bào rễ ở 2 cây của một loài có áp suất thẩm thấu như nhau, một cây đặt trong phòng kín gió
và ít ánh sáng, còn một cây đặt ngoài trời thoáng gió, nhiều ánh sáng. Sức hút nước của 2 cây này giống
hay khác nhau? Giải thích?
c. Tại sao khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N, Mg, Fe cây đều bị vàng lá, nhưng biểu hiện khác
nhau: Thiếu N,Mg cây bắt đầu vàng từ lá già, còn thiếu Fe cây lại biểu hiện vàng từ lá non?
ĐÁP ÁN:
a Cho một chất ức chế quang hợp tan trong nước vào dung dịch đất có rễ cây, nhưng quang hợp của
cây này không bị giảm chứng tỏ chất ức chế không thể đến các tế bào quang hợp. Điều này có thể
giải thích vì nội bì điều chỉnh sự đi qua của chất tan trong nước nhờ tính thấm có chọn lọc của lớp
tế bào nội bì.
b Cây đặt ngoài trời thoáng gió , nhiều ánh sáng  các phân tử nước di chuyển nhanh, lỗ khí mở
rộng  thoát hơi nước mạnh hơn  tế bào bị mất nước nhiều hơn, T giảm, S sẽ tăng nên hút nước
mạnh hơn cây đặt trong phòng kín.
c - Vì N và Mg là thành phần của clorophyl, còn Fe tham gia xúc tác phản ứng tổng hợp clorophyl.
Do vậy, thiếu các nguyên tố khoáng N, Mg, Fe thì clorophyl không được hình thành nên lá cây có
màu vàng.
- N và Mg là những nguyên tố linh động nên khi cây thiếu các nguyên tố này, cây có thể huy động
chúng từ các bộ phận già bằng cách phân hủy diệp lục ở các lá già để lấy N, Mg vận chuyển lên
cung cấp cho các lá non do vậy các lá già bị vàng. Còn Fe là nguyên tố cố định, khi cây thiếu Fe thì
201
diệp lục ở các lá non không được tạo ra, do vậy cây bị vàng lá non.

Câu 271:

ĐÁP ÁN:

Câu 272:

ĐÁP ÁN:

202
Câu 273:

ĐÁP ÁN:

Câu 274:

203
ĐÁP ÁN:

Câu 275:

ĐÁP ÁN:

204
Câu 276:
a. Khi giảm dần cường độ ánh sáng từ khoảng x (lux) → 0 (lux), người ta đo được sản lượng sơ cấp thực
(NPP) của hai loại cây C3, C4 và vẽ được đồ thị như sau:

ĐÁP ÁN:
1.

205
2.

Câu 277:

ĐÁP ÁN:
1.

2.

206
Câu 278:

ĐÁP ÁN:

Câu 279:

ĐÁP ÁN:

207
Câu 280:
1. Thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ khác nhau, sử dụng bộ thí nghiệm như hình vẽ dưới đây,
kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị (số bọt khí đếm được trong 1 phút ở điều kiện nhiệt độ khác
nhau).

a. Giải thích đồ thị trên.


b. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi số bọt khí giữa nhiệt độ 30oC và 40oC là gì?
2. Phân tích một số ý nghĩa của quá trình hô hấp sáng. Điều gì xảy ra nếu ở 1 cây thực vật C 3 bị đột biến
làm mất hoạt tính oxidaza của enzim Rubisco?
ĐÁP ÁN:
1 a. Khi nhiệt độ tăng thì số bọt khí tăng dần (5 – khoảng 33 oC), sau đó khi nhiệt độ tăng cao (lớn
hơn 33oC) thì số bọt khí giảm mạnh.
Giải thích:
- Ở giai đoạn đầu, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ quang hợp và hô hấp tăng  số bọt khí tăng.
- Khi nhiệt độ tăng quá cao  ức chế quang hợp và hô hấp  số bọt khí giảm.
b. Nguyên nhân chủ yếu là do cường độ hô hấp giảm mạnh.

2 - Hô hấp sáng ở thực vật C 3 xảy ra khi cường độ ánh sáng quá cao, khi đó khí khổng đóng lại
(1,0 hạn chế CO2 đi vào và O2 đi ra khi đó enzim Rubisco có hoạt tính oxidaza.
208
- Vai trò của quá trình hô hấp sáng:
+ Làm giảm nồng độ O2 trong không gian của khí khổng vì nếu nồng độ O 2 quá cao dẫn tới gây
độc và có thể làm chết tế bào.
+ Ở ti thể, hô hấp sáng tạo ra CO 2 cho quá trình cố định CO 2 để thủ tiêu toàn bộ
lượng NADPH và ATP dư thừa trong pha sáng của quang hợp, nhờ đó không cho chúng thực
điểm) hiện các phản ứng ôxi hóa sản sinh ra các gốc tự do làm hại đến thành phần cấu trúc của bào
quan và tế bào.
+ Hô hấp sáng còn giúp tạo ra một số axit amin cung cấp cho tế bào.
- Vì vậy nếu nếu ở 1 cây thực vật C3 bị đột biến làm mất hoạt tính oxidaza của enzim Rubisco
thì khi ánh sáng mạnh, quá trình hô hấp sáng không xảy ra gây hại cho các tế bào làm nhiệm vụ
quang hợp.

Câu 281:
a. Giải thích các hiện tượng sau:
- Cây trồng trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết.
- Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất Nitơ trong đất.
b. Chứng minh quá trình trao đổi khoáng và nitơ phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp. Người ta ứng
dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tế trồng trọt như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a *Cây trồng trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì:
- Do rễ cây thiếu ôxi → quá trình hô hấp bình thường bị ức chế, tích luỹ các chất độc hại đối với cây,
lông hút bị chết.
- Thiếu lông hút làm cây không hấp thu được nước → cân bằng nước trong cây bị phá vỡ → cây
chết.
* Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất nitơ trong đất vì:
+ Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat hóa, các gốc nitrat được giữ lại
trong đất.
+ Đất thoáng, giàu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản nitrat hóa (phản ứng xảy ra trong điều kiện
yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất).
b * Chứng minh:
- Hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho quá trình hấp thu khoáng và nitơ, quá trình sử dụng khoáng
và biến đổi nitơ trong cây.
- Các axit hữu cơ, sản phẩm trung gian của hô hấp được sử dụng để tổng hợp các axitamin.
- Hô hấp của rễ tạo ra CO2. Trong dung dịch đất:
H2O + CO2 → H2CO3 → HCO3- + H+
→ Các ion H+ hút bám trên bề mặt rễ trao đổi với các ion cùng dấu trên bề mặt keo đất → rễ hấp thụ
được các nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi.
* Ứng dụng:
- Xới đất, làm cỏ, sục bùn, trồng cây trong dung dịch … giúp cho rễ hô hấp hiếu khí tốt.

Câu 282:
a. Người ta tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu sự tăng trưởng dãn dài của tế bào được cảm ứng bởi
sacarôzơ bằng cách nuôi cấy tế bào thực vật trong môi trường chứa sacarôzơ ở các giá trị nhiệt độ khác
nhau, kết quả cho thấy:
Môi trường nuôi cấy Môi trường nuôi cấy Môi trường nuôi cấy Môi trường nuôi cấy có
không có sacarôzơ, nhiệt không có sacarôzơ, có sacarôzơ, nhiệt độ
209
độ -50C nhiệt độ 250C -50C sacarôzơ, nhiệt độ 250C
Tế bào không tăng Tế bào không tăng Tế bào tăng trưởng
Tế bào không tăng trưởng
trưởng trưởng nhanh
Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy dự đoán sacarôzơ đã kích thích sự tăng trưởng của tế bào thực vật bằng
cách nào? Giải thích.
b. Tiến hành thí nghiệm như sau:
- Chọn 20 đoạn cây cúc tần bánh tẻ (không quá già, không quá non), dài 15cm, đường kính 1-1,5 cm.
- Chia làm 2 nhóm, cắm sâu vào chậu đất pha cát: 10 đoạn cắm theo chiều thuận (nhóm A), 10 đoạn cắm theo
chiều ngược lại (nhóm B). Tưới nước duy trì độ ẩm cần thiết cho các chậu thí nghiệm.
- Sau 10 ngày lấy các đoạn cây ra quan sát sự mọc chồi và ra rễ của các cành giâm.
Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý ĐÁP ÁN
a * Sacarôzơ đã kích thích sự tăng trưởng của tế bào thực vật bằng cách:
- Sinh trưởng dãn dài của tế bào thực vật được thực hiện chủ yếu theo cơ chế hút nước, nghĩa là tế
bào sẽ hút nước vào, làm tăng thể tích của mình. Quá trình này đỏi hỏi phải có môi trường pH thấp
ở thành tế bào.
- Trong 4 thí nghiệm, chỉ có thí nghiệm 4 là có sự tăng trưởng, chứng tỏ sự tăng trưởng của tế bào
đòi hỏi cả saccarose và nhiệt độ bình thường: Tế bào thực vật đã hoạt hóa các bơm H + trên màng
để hỗ trợ cho vận chuyển sacarose. Sự giảm pH ở thành tế bào làm tăng hoạt tính enzim cắt liên kết
ngang giữa các sợi xenlulo, thành tế bào giãn ra, tế bào trương nước và tăng kích thước.
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp, các enzim và bơm H + không hoạt động, do đó không có sự sinh
trưởng dãn dài.
b - Nhóm A cành giâm ra chồi và rễ; nhóm B không ra chồi và rễ
- Giải thích: Sự phát sinh hình thái chồi và rễ mới trong giâm cành chịu tác động của nhiều yếu tố
trong đó quan trọng là tác động của hai loại hormon auxin và xitokynin.
+ Sự vận chuyển auxin trong cây hướng gốc, tạo ra một gradient nồng độ giảm dần từ ngọn đến
gốc của cây, nhóm A cành giâm thuận chiều, auxin trong cành vận chuyển hướng gốc kích sự ra rễ,
nhóm B cành giâm ngược chiều, nồng độ auxin quá thấp rất khó ra rễ.
+ Xytokynin là hormon được sản sinh ở đỉnh rễ được vận chuyển hướng ngọn kích thích sự hình
thành chồi. Do vậy khi giâm cành ngược chiều cành giâm → ảnh hưởng đến khả năng nảy chồi của
cành giâm.

Câu 283:
1. Hình 1 cho biết mối quan hệ giữa tốc độ thoát hơi nước và tốc độ hút nước của một loài cây.

Dựa vào biểu đồ hình 1, hãy:


210
a. Xác định 2 nhân tố môi trường ảnh hưởng lên tốc độ thoát hơi nước của cây.
b. Nêu mối liên quan giữa tốc độ thoát hơi nước và tốc độ hút nước của cây.
c. Giải thích tại sao tốc độ thoát hơi nước lại ảnh hưởng đến tốc độ hút nước của cây?
2. Sắp xếp các ý sau đây theo đúng thứ tự về cơ chế mở khí khổng.
a. Thể tích tế bào bảo vệ tăng lên.
b. H+ được vận chuyển ra khỏi các tế bào bảo vệ.
c. Nước thẩm thấu vào các tế bào bảo vệ.
d. K+ khuếch tán vào tế bào bảo vệ.
e. Tế bào bảo vệ trương lên và khí khổng mở.
f. Thể tích tế bào bảo vệ giảm.
g. Kênh K+ mở.
3. a. Nêu sự khác nhau giữa tế bào mô thịt lá và tế bào bao bó mạch ở cây C 4 bằng cách điền “Có” hoặc
“Không” vào bảng sau đây:
Đặc điểm so sánh Tế bào mô thịt lá Tế bào bao bó mạch
PEP carboxylase
Rubisco
RuBP
Các enzyme của chu trình Calvin
Nồng độ O2 cao
Các phản ứng phụ thuộc ánh sáng
b. Nêu 2 tính năng của chu trình C 4 trong cây C4 khắc phục các ảnh hưởng có hại của nhiệt độ cao lên
quang hợp.
ĐÁP ÁN:
Cường độ ánh sáng và nhiệt độ.
1a
(Nếu HS chỉ nói là “ánh sáng” thì không cho điểm)
- Tốc độ hút nước hầu như tương đương với tốc độ thoát hơi nước nhưng có một khoảng thời gian
1b tốc độ thoát hơi nước chậm hơn.
- Sự thay đổi tăng tốc độ thoát hơi nước xảy ra trước sự thay đổi tăng tốc độ hút nước.
Thoát hơi nước → thế nước trong cây giảm → thế nước ở rễ thấp hơn thế nước ở đất → nước sẽ
1c
đi vào rễ → tốc độ hút nước tăng.
Sơ đồ: b → g → d → f → c → a → e.
2
(HS phải trả lời đúng như sơ đồ trên mới cho điểm)
Đặc điểm so sánh Tế bào mô thịt lá Tế bào bao bó mạch
PEP carboxylase Có Không
Rubisco Không Có
3a RuBP Không Có
Các enzyme của chu trình Calvin Không Có
Nồng độ O2 cao Có Không
Các phản ứng phụ thuộc ánh sáng Có Không
-
- Thứ nhất, ái lực của PEP carboxylase đối với cơ chất (HCO3 ) đủ cao để enzyme đó bão hòa
3b HCO3- cân bằng CO2 trong không khí.
- Thứ hai, ức chế hô hấp sáng do nồng độ CO2 cao trong các bó mạch.

Câu 284:

211
1. Khi hạt của cây một lá mầm nảy mầm, chúng tạo ra bao lá mầm, giúp ngăn cản sự tổn thương của các
lá non khi chúng vươn lên từ đất. Để nghiên cứu vai trò của auxin và nguồn tạo ra auxin ở cây một lá
mầm lên quá trình sinh trưởng uốn cong của bao lá mầm trước ánh sáng đến từ một phía, người ta thực
hiện thí nghiệm cắt bao lá mầm theo 3 cách khác nhau hoặc không cắt bao lá mầm. Biết rằng việc cắt bao
lá mầm không làm cây chết. Các thí nghiệm cho kết quả như sau:
Mẫu Thí nghiệm Kết quả thí nghiệm
Bao lá mầm không sinh trưởng và không uốn
A Không cắt bao lá mầm.
cong.
Bao lá mầm vẫn sinh trưởng dài ra và uốn cong
B Loại bỏ đỉnh bao lá mầm.
về phía ánh sáng.
Bao lá mầm sinh trưởng dài ra, nhưng không
C Phủ đỉnh bao lá mầm với giấy màu đen.
uốn cong.
Cắt đỉnh bao lá mầm và đặt lên khối thạch
(agar), để ở phòng tối trong 6 giờ. Sau đó Bao lá mầm sinh trưởng dài ra và uốn cong về
D
lấy khối thạch đặt lên bao lá mầm đã bị cắt phía ánh sáng.
bỏ đỉnh.
Hãy giải thích kết quả các thí nghiệm trên.
2. Người ta chia 30 chậu cây X thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 10 cây, mỗi nhóm được xử lý một chế độ
ánh sáng. Sau một tháng, số cây ra hoa của mỗi nhóm được nêu ở bảng dưới đây:
Nhóm cây Chế độ chiếu sáng/tối Kết quả ra hoa
(I) 12h 12h Tất cả 10 cây đều ra hoa
(II) 14h 10h 9 cây ra hoa và 1 cây không ra hoa
(III) 16h 8h Cả 10 cây đều không ra hoa
Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết:
a. Cây X là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Giải thích.
b. Nếu nhóm cây (II) được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối còn nhóm (III) được
xử lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng các cây trong các nhóm này có ra hoa hay
không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
- Mẫu A: Auxin được tạo ra ở đỉnh bao lá mầm → khuếch tán xuống phía dưới bao lá mầm và tập
trung ở phía tối của lá mầm → các tế bào phía tối sinh trưởng nhanh hơn phía sáng → bao lá mầm
uốn cong về phía sáng.
- Mẫu B: Nguồn auxin đã bị loại bỏ → các tế bào ở đỉnh là tế bào mô phân dinh và đây là nguồn
cung cấp auxin đã bị loại bỏ → bao lá mầm vẫn sinh trưởng dài ra và uốn cong về phía ánh sáng.
1 - Mẫu C: Auxin được tạo ra bởi đỉnh lá mầm và giấy màu đen ngăn ánh sáng → các tế bào ở cả
hai phía bao lá mầm sinh trưởng với tốc độ tương đương, gây tăng độ dài nhưng không có đáp
ứng về hướng sáng.
- Mẫu D: Auxin được tạo ra ở đỉnh bao lá mầm → khuếch tán qua khối thạch → Auxin từ khối
thạch đi vào bao lá mầm đã bị cắt đỉnh → đáp ứng với ánh sáng bằng cách sinh trưởng nhanh hơn
phía sáng → bao lá mầm vươn về phía ánh sáng.
- Thời gian tối tới hạn của cây ngày ngắn là thời gian tối tối thiểu để cây ra hoa. Thời gian tối tới
2a hạn của cây ngày dài là thời gian tối tối đa để cây ra hoa.
- Cây A là cây ngày ngắn do độ dài thời gian tối tới hạn mà cây A cần có để ra hoa là 10 – 12 giờ.
2b - Nếu nhóm cây (II) được xử lí “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối thì sau 1 tháng
hầu hết các cây trong nhóm này sẽ không ra hoa vì ánh sáng đỏ kìm hãm sự ra hoa của cây ngày
212
ngắn.
- Nếu nhóm cây (III) được xử lí “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng hầu hết
các cây trong nhóm này sẽ không ra hoa vì “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng không có ý
nghĩa đối với sự ra hoa của cây.

Câu 285:

ĐÁP ÁN:

213
Câu 286:

ĐÁP ÁN:

214
Câu 287: Cà rốt là loại cây hai năm, chu trình sống thường kéo dài từ đầu mùa đông năm trước đến cuối
mùa xuân năm sau. Người ta thường thu hoạch củ cà rốt vào cuối mùa đông hay cuối mùa xuân? Giải
thích.
ĐÁP ÁN:
Thu hoạch củ cà rốt vào cuối mùa đông của năm thứ nhất.

Câu 288:
a. Khi tìm hiểu về Quang hợp, một nhóm học sinh muốn sử dụng PSI và PSII, hoặc sử dụng sơ đồ cố định
CO2 để tính số lượng ATP và NADPH cần thiết cho việc hình thành 1 phân tử Glucozơ. Hãy giúp nhóm
học sinh trên thực hiện điều này.
b. Cho hai cây A và B giống hệt nhau, cùng trồng trong các điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ khác
nhau một điều kiện, sau một thời gian, người ta thấy:
- Cây A sinh khối không thay đổi, trong khi đó cây B sinh khối tăng gấp đôi.
- Cây A và cây B sinh khối đều tăng, nhưng cây B sinh khối tăng gấp đôi cây A
Hãy giải thích các trường hợp 1 và 2 nêu trên?
ĐÁP ÁN:
a Trong pha sáng, mỗi lần thực hiện PSI và PSII đã sử dụng 2 H2O và tạo được 3 ATP với 2 NADPH
và để hình thành 1 phân tử Glucozơ, theo phương trình quang hợp, phải sử dụng 12 H2O. Như vậy,
khi 12 H2O tham gia vào pha sáng thì tạo được 18 ATP và 12 NADPH, đủ để hình thành một phân tử
Glucozơ. 0,5đ
Trong Chu trình cố định CO2 (Chu trình Canvin ), để khử 6 APG thành 6 ALPG cần 6 ATP và 6
NADPH và khi phục hồi chất nhận cần 3 ATP nữa thì hình thành được 1/2 phân tử Glucozơ. Như vậy
để hình thành 1 phân tử Glucôzơ cần 18 ATP và 12 NADPH. 0,5đ
b 1. Cây A trồng trong điều kiện điểm bù ánh sáng hoặc điểm bù CO2, cây B trồng trong điều kiện ánh

215
sáng hoặc CO2 trên điểm bù.0,5đ
2. Cây A và cây B đều phải là cây C3. Cây A trồng trong điều kiện oxy bình thường (21% ), cây B
trồng trong điều kiện nồng độ ôxy thấp ( 0 - 5% )

Câu 289:
1. Cây lúa mì trung bình có 300 khí khổng/mm 2 của mỗi mặt lá. Nếu trung bình kích thước của một lỗ khí
mở hết cỡ dài 30μm và rộng 3μm thì diện tích lỗ khí mở chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với diện tích bề mặt lá?
Lượng hơi nước thoát qua lỗ khí nhiều hay ít so với toàn bộ bề mặt lá? Vì sao?
2. Tại sao ở một số cây trồng có biểu hiện thiếu chất khoáng sau khi cây được xử lí bởi thuốc diệt nấm?
ĐÁP ÁN:
1. - Tổng diện tích lỗ khí mở ở 1 mặt lá = 300 × 30 × 3 = 27000μm 2/mm2  diện tích lỗ khí mở so với
diện tích bề mặt lá = 27000.10-6 = 2,7%.
- Phần còn lại của lá không có khí khổng nhưng chỉ cho nước bay hơi khoảng 10%, nghĩa là hơi nước
thoát qua lỗ khí nhiều hơn gấp khoảng 9 lần.
- Đó là do hiệu quả mép và do lượng nước bay hơi qua phần không có lỗ khí bị hạn chế bởi lớp cutin.
2. Vì: - Thuốc diệt nấm có thể giết chết nấm rễ.
- Nấm rễ là loại nấm cộng sinh với rễ cây giúp cây hấp thụ photphat và các chất khoáng khác.

Câu 290: Giải thích cơ sở khoa học của những hiện tượng sau:
1. Một cây ngày ngắn có giai đoạn sáng tới hạn là 14 giờ, sẽ không ra hoa ở quang chu kì 15 giờ chiếu
sáng /9 giờ tối.
2. Quả cà chua xanh sẽ nhanh chín hơn khi đặt cạnh quả cà chua chín.
3. Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị kích thích cơ học.
4. Nếu lấy hạt ngô hoặc hạt đậu tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt
100%. Nhưng nếu phơi khô, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu
suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%.
ĐÁP ÁN:
1. Cây ngày ngắn trên ra hoa khi
- Giai đoạn sáng ngắn hơn giai đoạn sáng tới hạn (<14 giờ)
- Giai đoạn tối dài hơn thời gian tối tới hạn ( 10 giờ) và không có sự gián đoạn.
- Ở quang chu kỳ 15 giờ chiếu sáng / 9 giờ tối, cây không ra hoa vì thời gian tối < 10 giờ.
2. Quả cà chua chín sản sinh ra nhiều khí êtilen mà êtilen có vai trò thúc quả chóng chín.
3. Khi chạm vào cây trinh nữ, sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào
những mô lân cận.
4. Khi hạt còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. Khi phơi khô hạt một
thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở
cây một năm).

Câu 291: Trong một thí nghiệm, người ta cho các tinh thể axit ascorbic là một chất khử mạnh vào một
ống nghiệm chứa dung dịch methyl đỏ là một chất oxi hóa mạnh (có màu đỏ khi ở trạng thái oxi hóa và
không màu khi ở trạng thái khử) đến mức bão hòa thì thấy dung dịch vẫn có màu đỏ. Tuy nhiên, nếu cho
thêm một lượng vừa phải clorophin vừa tách khỏi lá vào ống nghiệm và đặt ống nghiệm dưới ánh sáng thì
màu đỏ biến mất và xuất hiện màu xanh lục.
a) Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
b) Nêu ý nghĩa của thí nghiệm này.
216
ĐÁP ÁN:
a)
- AH là chất khử mạnh còn MR là chất oxi hóa mạnh nên bậc thang oxi hóa khử rất xa nhau.
à Khi trộn hai chất vào nhau điện tử không thể chuyển từ AH đến MR được nên MR vẫn ở trạng thái oxi
hóa và có màu đỏ.
- Khi cho clorophin vào và nó được kích thích bởi ánh sáng nên có chức năng truyền điện tử từ AH đến
MR làm cho MR bị khử mất màu để lộ màu xanh của clorophin.
b) Ý nghĩa của thí nghiệm:
- Giúp xác định khả năng hoạt động của các sắc tố quang hợp thông qua đó đánh giá khả năng quang hợp
của lá cây (xác định trên cơ sở đo thời gian chuyển màu từ đỏ sang lục).
- Minh họa sự cần thiết của chuỗi truyền điện tử trong quá trình chuyển hóa

Câu 292:
a) Các cây của 1 loài thực vật chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 12 giờ/ngày. Trong một thí
nghiệm, người ta chiếu sáng các cây này mỗi ngày liên tục 12 giờ và để trong tối 12 giờ. Tuy nhiên, mỗi
đêm lại được ngắt quãng bằng cách chiếu ánh sáng trắng kéo dài một vài phút. Hãy cho biết các cây được
trồng trong điều kiện thí nghiệm như vậy có ra hoa không? Giải thích.
b) Giả thiết tại cùng một khu vực địa lí và cùng một chế độ chiếu sáng, cả 2 cây A (cây ngắn ngày) và cây
B (cây dài ngày) cùng ra hoa trong một ngày. Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào? Cho ví dụ minh
họa?
ĐÁP ÁN:
a) Giải thích kết quả:
- Các cây này sẽ không ra hoa khi trồng trong điều kiện chiếu sáng như vậy vì chúng là các cây ngày ngắn
cần thời gian tối liên tục là lớn hơn hoặc bằng 12 giờ.
- Cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài, khi bị chiếu sáng trong đêm, số giờ tối của cây không đủ 12 giờ
liên tục nên cây không thể ra hoa.
b)
- Cây ngày ngắn ra hoa khi độ dài đêm lớn hơn độ dài đêm tới hạn. Cây ngày dài ra hoa khi độ dài đêm
nhỏ hơn độ dài đêm tới hạn
- Trong cùng 1 quang chu kỳ, độ dài đêm nằm ở khoảng giữa của độ dài đêm tới hạn của cây ngày ngắn
và độ dài đêm tới hạn của cây ngày dài thì cả 2 cây ra hoa.
- Ví dụ: cây ngày ngắn có độ dài đêm tới hạn là 9h, cây ngày dài có độ dài đêm tới hạn là 14h, nếu quang
chu kì có độ dài đêm khoảng 13h thì cả 2 cây cùng ra hoa.

Câu 293:
a. Sau khi bón phân, khả năng hút nước của rễ cây thay đổi như thế nào? Tại sao khi lúa nước bước vào
giai đoạn đứng cái (giai đoạn vươn lóng), người ta thường rút nước phơi ruộng?
b. Vì sao thực vật thủy sinh không bị thối rữa trong môi trường nước?
ĐÁP ÁN:
a. *Cây hút nước bằng cơ chế thẩm thấu nên:
- Khi mới bón phân cây khó hút nước (do nồng độ khoáng ở trong dung dịch đất cao).
- Về sau cây hút nước dễ hơn vì sự hút khoáng làm tăng nồng độ dịch bào.
*Bước vào giai đoạn đứng cái người ta rút nước phơi ruộng vì:
- Giai đoạn đứng cái là giai đoạn vươn lóng của lúa, là kết quả của sự giãn tế bào ở các tế bào phía dưới
mô phân sinh. Điều kiện ngoại cảnh cực kì quan trọng cho sự giãn tế bào là nước.

217
- Vì vậy rút nước phơi ruộng lúc này là hạn chế sự vươn lóng từ đó hạn chế nguy cơ lốp đổ ở những
ruộng lúa sinh trưởng mạnh.
b. Nhờ cơ chế thích nghi bằng cấu tạo của rễ:
- Trong lớp vỏ rễ cây thủy sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau
thành 1 hệ thống dẫn khí.
- Đặc biệt, biểu bì rễ cây là 1 lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng oxygen ít ỏi hòa tan trong nước
thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Trong các khoang rỗng giữa các tế bào, oxygen được phân tán đi
khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
- Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thủy sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ ở
loài sen, trong ngó sen có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá,
đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy, ngó sen tuy nằm sâu
trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.
- Lớp biểu bì của thân thực vật thủy sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin không phát triển hoặc hoàn
toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể
hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn” nên thực vật thủy sinh có thể sống lâu dài trong nước mà
không bị thối rữa.

Câu 294:
1. a. Giải thích thí nghiệm sau đây: Có 2 chậu cây đậu độ tuổi như nhau, 1 chậu trồng trong điều kiện
bình thường, 1 chậu trồng trong điều kiện 5% nồng độ oxi không khí trong 2 tuần. Sau khi thu hoạch
người ta thấy năng suất như nhau, giải thích vì sao?
b. Cyanide là một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp, chất này được đưa vào
cây thì sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và tế bào ống rây bị ảnh hưởng như thế nào?
Giải thích?
2. a. Bảng sau minh họa thích nghi của thực vật A và thực vật B phản ứng với các điều kiện khác nhau.
Thực vật A Thực vật B
Điểm bù CO2 (µL) 20 -100 0-5
Năng suất định lượng ảnh
Giảm mạnh Ổn định
hưởng bởi nhiệt độ
- Thực vật B là cây C3 hay C4? Giải thích.
- Trong điều kiện môi trường ít nước và nhiệt độ cao, khả năng cạnh tranh của loài thực vật A như thế
nào?
b. Trong dịch đệm chứa thylakoid mới tách rời được chiếu sáng thì tỷ lệ của phản ứng Hill (quang phân
ly) có thể đo được bằng cách sử dụng DCPIP. DCPIP bị khử ở hệ thống quang hóa 1 và thay đổi màu của
nó từ xanh lam sang không màu. Hãy cho biết cách bố trí thí nghiệm nào dưới đây sẽ làm giảm đáng kể tỷ
lệ của phản ứng này.
A. Tăng nhiệt độ dung dịch từ 200C lên 300C.
B. Loại bỏ các khí hòa tan từ dung dịch đệm trước khi bổ sung thylakoid.
C. Bổ sung thêm DCMU, một thuốc diệt cỏ phong bế hệ thống quang hóa II.
D. Bổ sung 2,4-D, một thuốc diệt cỏ hoạt động giống auxin tổng hợp.
ĐÁP ÁN:
1. a. - Cây đậu là cây C3 do đó có xảy ra hô hấp sáng khi cường độ ánh sáng mạnh, nồng độ oxi trong mô
lá tăng, nồng độ CO2 giảm.
- Trong 2 tuần, hô hấp sáng ở cây đậu bị ức chế, do đó năng suất gấp đôi.
b. - Có bị ảnh hưởng. Vì protein màng đồng vận chuyển (H+/saccharose) thực hiện vận chuyển saccharose
từ ngoài vào tế bào kèm và tế bào ống rây muốn hoạt động được cần có bơm proton đẩy H+ từ phía trong
218
màng ra ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H+ /saccharose), bơm proton
hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp.
- Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP, do đó làm giảm sự vận chuyển chủ
động đường từ ngoài vào tế bào ống rây và vào tế bào kèm.
2. a. - B là cây C4. Giải thích: Dựa trên bảng số liệu, cây B là có điểm bù CO2 thấp hơn và năng suất định
lượng ảnh hưởng bởi nhiệt độ ổn định.
- A là cây C3 không thích nghi với môi trường ít nước và nhiệt độ cao nên khả năng cạnh tranh thấp.
b. A. Sai. Nhiệt độ vẫn ở mức tối ưu về mặt sinh lý và tỷ lệ dự kiến sẽ tăng theo nhiệt độ.
B. Sai. Không cần O2 và CO2 cho chuỗi vận chuyển điện tử.
C. Đúng. Nếu chuỗi vận chuyển điện tử bị gián đoạn, DCPIP sẽ không bị giảm và không chuyển sang
không màu.
D. Sai. Auxin không ảnh hưởng đến chuỗi vận chuyển điện tử.

Câu 295: Nhà khoa học Arnold tách lục lạp của một loài thực vật C 3 và lấy một phần nhỏ gồm tilacôit và
chút dịch tương ứng stroma. Ông đã kết hợp các thành phần này với một số phân tử khác nhau có trong
lục lạp trong điều kiện có và không có 14CO2. Sau đó, ông theo dõi và đánh giá sự đồng hóa 14CO2 nhờ
vào dấu phóng xạ trong các phân tử sản phẩm hữu cơ. Bảng A dưới đây thể hiện các điều kiện thí nghiệm
còn bảng B thể hiện các kết quả thu được.
Bảng A
Thí nghiệm Điều kiện thí nghiệm
14
1 - Đặt stroma trong tối và có CO2.
2 - Đặt stroma trong tối và có 14CO2, có ATP.
3 - Đặt tilacôit nơi có ánh sáng, giàu ADP, Pi, các hợp chất khử và có 14CO2.
- Đặt tilacôit nơi có ánh sáng, không có CO2, giàu ADP, Pi và các hợp chất khử.
4
Sau đó đưa hỗn hợp vào trong tối có stroma và 14CO2.

Bảng B
14
Kết quả Lượng CO2 được cố định trong các phân tử chất hữu cơ (cup/phút).
a 0
b 4000
c 43000
d 96000
a. Hãy sắp xếp các kết quả trong bảng B tương ứng với các thí nghiệm trong bảng A và giải thích.
b. Trong trường hợp màng tilacôit bị tổn thương khiến H + di chuyển tự do qua màng. Điều này ảnh hưởng
thế nào tới sự tổng hợp ATP? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. Kết quả a, b, c, d lần lượt tương ứng với thí nghiệm 3, 1, 2, 4.
- Kết quả a tương ứng với TN3: Có tilacôit, ánh sáng, ADP, P i, các hợp chất khử, 14CO2 nhưng thiếu
stroma thì không có sự cố định 14CO2.
- Kết quả b tương ứng với TN1: Có stroma trong tối và 14CO2 nên có hiện tượng cố định 14CO2 tuy nhiên
thiếu ATP nên lượng 14CO2 được cố định được ít.
- Kết quả c tương ứng với TN2: Có stroma trong tối và 14CO2, ATP có hiện tượng cố định 14CO2 nhưng
không có tilacoit và ánh sáng để tái sinh ATP nên lượng 14CO2 cố định được hạn chế.

219
- Kết quả d tương ứng với TN4: có đủ các điều kiện thực hiện pha sáng và pha tối nên lượng 14CO2 được
cố định là rất lớn.
b. Trong trường hợp màng tilacôit bị tổn thương khiến H+ di chuyển tự do qua màng, kết quả là không tạo
nên sự chênh lệch nồng độ H+, H+ không di chuyển qua kênh ATP synthetaza do đó ATP không được
tổng hợp.

Câu 296:
a) Một người làm vườn gieo hạt một loài cây 2 lá mầm và thu được các cây con cùng kích thước và độ
tuổi. Sau đó, trồng các cây con này vào 5 cốc thí nghiệm chứa dung dịch dinh dưỡng khoáng cơ bản và
đánh dấu tương ứng 1, 2, 3, 4 và 5. Lần lượt bổ sung hoocmôn A vào cốc 1, hoocmôn B vào cốc 2,
hoocmôn C vào cốc 3, hoocmôn D vào cốc 4, cốc 5 không bổ sung hoocmôn (đối chứng). So với cốc 5,
kết quả thí nghiệm thu được sau 14 ngày như sau:
Cốc 1: Cây phân nhánh nhiều hơn, rễ ít phát triển hơn.
Cốc 2: Kích thước cây gần như không có sự khác biệt.
Cốc 3: Chiều cao của cây tăng nhanh hơn, ít phân nhánh hơn.
Cốc 4: Chiều cao cây tăng nhanh hơn, không phân nhánh, nhiều rễ.
Hãy cho biết A, B, C và D là hoocmôn gì?
a) Kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài đã hình thành nên nhiều đặc điểm thích nghi ở hạt giúp hạt
của các loài thực vật hạt kín duy trì sự ngủ. Tuy nhiên, các đặc điểm thích nghi của hạt về cơ bản có thể
chia thành ba nhóm dựa trên 3 nguyên lý chung duy trì sự ngủ của hạt ở hầu hết các loài thực vật hạt kín.
- Nêu 3 nguyên lý chung duy trì sự ngủ của hạt.
- Nêu và giải thích các đặc điểm cấu tạo và thành phần hoá học của hạt phù hợp với 3 nguyên lý chung
duy trì sự ngủ của nhiều loại hạt.
ĐÁP ÁN:
a chỉ cần nêu tên của hoocmôn là đủ)
Hoocmôn A: Cytokinin.
Hoocmôn B: Axit abcisic.
Hoocmôn C: Gibberelin.
Hoocmôn D: Auxin.
*3 nguyên lý chung duy trì sự ngủ của hạt
b - Cấu trúc vỏ hạt
- Hạn chế hấp thụ nước và oxi
- Các hoạt chất ức chế sự phát triển của phôi.
* Giải thích các đặc điểm cấu tạo và thành phần hoá học của hạt phù hợp với 3 nguyên lý chung duy
trì sự ngủ của nhiều loại hạt.
- Đặc điểm cấu tạo ngăn cản phôi của hạt tiếp xúc với nước và ôxi nhờ vỏ hạt dày, không thấm
nước.
- Hạt nảy mầm được trước hết cần phải nhận được đủ nước và ôxi, vì thế để hạt có thể ngủ được
trong một thời gian nhất định thì vỏ hạt phải dày, không thấm nước và ôxi trong một thời gian nhất
định.
- Cơ chế giúp bảo vệ phôi chống chịu được các tác động cơ học như vỏ hạt dày và chắc.
Hạt có vỏ cứng và dày chỉ có thể nảy mầm được khi có tác động của lửa, thời gian hoặc vi khuẩn
làm vỡ vỏ hạt khi hạt cần nảy mầm.
- Cơ chế hoá học ức chế sự phát triển (nảy mầm) của phôi.
Trong các hạt có nhiều loại hoá chất khác nhau giúp ức chế sự này mầm và duy trì sự ngủ của hạt.
Các điều kiện môi trường nhất định có thể phá huỷ hoặc ức chế các chất hoá học ức chế sự nảy
220
mầm giúp hạt nảy mầm.

Câu 297:
1. Ở một trang trại trồng đậu tương, những người làm vườn nhận thấy những cây trồng gần lối đi (lô A)
thì còi học hơn những cây trồng xa lối đi (lô B). Mẫu đất ở mỗi lô A và B được mang đi phân tích. Kết
quả cho thấy các chỉ tiêu của hai mẫu đất này hoàn toàn giống nhau trừ nồng độ muối NaCl của mẫu đất ở
lô A cao hơn lô B là 50mM.
a. Ở nhiệt độ 20oC, thế nước của mẫu đất ở lô A chênh lệch bao nhiêu MPa so với thế nước của mẫu đất ở
lô B? Biết rằng thế thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức Ψs = -CRTi. Trong đó C là nồng độ
chất tan (mol.L-1), R là hằng số khí (0,008 L.Mpa.mol -1.K-1), T là nhiệt độ tuyệt đối (K), i là hệ số Van –
Hop của dung dịch. Biết rằng muối NaCl phân ly hoàn toàn nên i = 2.
b. Tại sao cây ở lô A bị còi cọc?
c. Nêu biện pháp khắc phục tình trạng còi cọc của những cây đang trồng ở lô A. Giải thích.
2. Khi bón phân đạm cho cây lúa nước người ta thường sử dụng đạm amoni hay đạm nitrat? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
1)
a. Do các chỉ tiêu khác của lô đất A và B đều giống nhau có nghĩa là thế áp suất và thế thẩm thấu gây ra
bởi các chất tan khác (không phải NaCl) trong đất ở lô A và B là như nhau. Vì vậy, chỉ có sự tăng 50mM
NaCl là nguyên nhân làm giảm thế thẩm thấu dẫn đến làm giảm thế nước của lô A so với lô B.
- Thể thẩm thấu gây ra bởi 50mM NaCl tăng thêm của lô A là:
Ψs = -CRTi = - [0,05 x 0,008 x (273 + 20) x 2 ] = - 0,2344 MPa
Vậy thế nước của lô A nhỏ hơn – 0,2344 MPa so với ở lô B.
b. Do đất ở lô A bị nhiễm mặn nên thế nước ở trong đất của lô A thấp làm giảm sự chênh lệch thế nước từ
đất vào rễ, cây đậu tương hấp thụ được ít nước hơn nên các quá trình sinh tổng hợp, vận chuyển của cây
bị chậm lại và làm cho cây bị còi cọc.
c. Để cây có thể dễ dàng hấp thụ nước cho quá trình sinh trưởng và phát triển thì cần phải khử mặn cho
đất bằng tưới nhiều nước làm rửa trôi muối NaCl, từ đó làm tăng sự chênh lệch thế nước của đất so với rễ,
nước sẽ dễ dàng đi vào rễ cây.
2. Khi bón đạm cho lúa nước người ta thường bón đạm amoni (NH 4+) nhằm hạn chế nguyên liệu của quá
trình phản nitrat hóa:
+ Môi trường nước nghèo oxi nên rất thuận lợi cho hoạt động của nhóm vi khuẩn phản nitrat hóa
+ Nitrat là nguyên liệu của quá trình này:NO3- →N2

Câu 298:
a. Ở đa số thực vật, khí khổng mở ban ngày và đóng vào ban đêm để ngăn cản cây mất nước khi không
quang hợp, trong một số trường hợp khí khổng lại đóng vào ban ngày. Những nhân tố nào đã tác động
làm khí khổng đóng vào ban ngày? Nêu ý nghĩa của việc đóng khí khổng ban ngày.
b.Giải thích tại sao khô hạn làm giảm năng suất cây trồng?
ĐÁP ÁN:
a.
- Khi cây bị hạn: AAB được tổng hợp ở rễ theo mạch xylem lên lá kích thích bơm K + , bơm ion K+ chủ
động ra khỏi TB bảo vệ-> giảm Ptt và sức hút nước-> khí khổng đóng.
- Lỗ khí đóng chủ động do sự mất nước nhanh và nhiều trong tế bào khí khổng khi môi trường nắng nóng
quá mức vào những giờ ban trưa; do cây thiếu nước ( đất thiếu nước, vận chuyển không kịp, hoặc lá thoát
nước quá mạnh..)

221
- TV CAM đóng khí khổng vào ban ngày để tích kiệm nước trong điều kiện sống khô hạn do hoạt động
của bơm K+
- Ý nghĩa: Đóng khí khổng là phản ứng tư vệ tránh tổn thương khi thiếu nước
b.
- Trong điều kiện khô hạn cây phải chủ động đóng khí khổng để giữ nước, nhưng điều này lại ngăn cản
CO2 xâm nhập vào lá cung cấp cho quang hợp-> giảm năng suất.
- Khi cây thiếu nước, các tế bào thiếu nước-> giảm sức trương-> ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý,
sinh trưởng, cảm ứng -> giảm năng suất.

Câu 299:
a. Nấm gây bệnh Fusicoccum amygdali tiết ra một độc tố gọi là fusicoccin làm hoạt hóa các bơm proton
màng sinh chất của tế bào thực vật và dẫn đến sự mất nước không điều tiết được làm héo lá một cách
nghiêm trọng. Giải thích.
b. Nhà khoa học cho một chất ức chế quang hợp tan trong nước vào một rễ cây, nhưng quang hợp không
bị giảm. Giải thích.
c. Sự vận chuyển dòng khối trong mạch xylem (mạch gỗ) và trong ploem (mạch rây) có điểm khác nhau
cơ bản nào ?
ĐÁP ÁN:
a.
- Sự hoạt hóa bơm proton của TB lỗ khí sẽ làm cho H+ được bơm chủ động ra khỏi TB bảo vệ làm xuất
hiện điện thế màng đẩy K+ đi vào TB qua kênh đặc hiệu -> sức trương của TB bảo vệ tăng lên mở lỗ khí
và dẫn đến bay hơi nước quá nhiều từ lá- > héo lá.
b.
- Nội bì điều chỉnh sự đi qua của các chất tan trong nước nhờ quy định tất cả các phân tử đó đi qua màng
có tính thấm có chọn lọc.
c.
- Sự vận chuyển dòng khối trong xylem là do áp suất âm phát sinh do sự thoát hơi nước ở lá, không tiêu
tốn năng lượng, đi qua các TB chết, dịch vận chuyển chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan.
- Sự vận chuyển dòng khối trong ploem là do áp suất dương ( chệnh lệch về áp suất thẩm thấu), là quá
trình vận chuyển chủ động, tiêu tốn năng lượng, đi qua các TB sống ; dịch vận chuyển là đường, các
hoocmon, aa.

Câu 300:
a. Khử úa là gì? Cơ chế của sự khử úa? Thuốc điều trị rối loạn chức năng tình dục Viagra, ức chế enzyme
phân giải cGMP . Nếu tế bào lá cà chua có enzyme tương tự, việc áp dụng Viagra có dẫn đến đáp ứng
khử úa vàng bình thường của lá cà chua của thể đột biến aurea không?
b. Nhỏ một giọt cồn , một giọt benzen lên hai vị trí khác nhau trên mặt lá cây vào các giờ : 5 giờ, 7 giờ,
10 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 17 giờ. Nhận thấy : 5 giờ : không có dấu vết gì
7 giờ : có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen
10 giờ : có hai vệt trong ở cả hai chỗ nhỏ giọt cồn và benzen
12 giờ : chỉ có một vết trong ở chỗ nhỏ giọt benzen
15 giờ: như 10 giờ
17 giờ : như 5 giờ.
Hãy cho biết thí nghiệm này dựa trên nguyên tắc nào và nhằm mục đích gi ?
ĐÁP ÁN:
a.
222
Khử úa là hiện tượng khi chồi vươn ra ánh sáng mặt trời sẽ trải qua các biên đổi sâu sắc làm thân dài ra
khá chậm, lá mở rộng, rễ kéo dài và chồi tạo chlorophyll (khác hoàn toàn so với khi chồi còn nằm dưới
lớp đất)
- Cơ chế:
+ Sự khử úa có sự tham gia của 1 loại phytohormone (Cryptochrome) – quang thụ thể ánh sáng xanh.
+ Khi ánh sáng tác động vào phytochrome khởi động 2 con đường tín hiệu:
 Chuyển GTP thành cGMP → hoạt hóa enzyme kinase 1 → hoạt hóa yếu tố phiên mã 1 → mở gen a →
tổng hợp protein a tham gia đáp ứng khử úa
 Mở kênh Ca2+ → Nồng độ Ca2+ trong tế bào chất tăng → hoạt hóa enzyme kinase 2 → hoạt hóa yếu tố
phiên mã 2 → mở gen b → tổng hợp protein b tham gia đáp ứng khử úa.
 Kết quả: cây có kiểu hình giống cây điển hình.
- Sử dụng Viagra:
+ Thể đột biến aurea là cơ thể không có đáp ứng với sự khử úa.
+ Nếu lá cây cà chua có enzyme tương tự Viagra có tác dụng ức chế enzyme phân giải cGMP thì cây cà
chua vẫn không có đáp ứng đối với sự khử úa vì để sự khử úa xảy ra thì phytochrome ngoài việc khởi
động con đường cGMP nó còn phải khởi động con đường tín hiệu là Calci.
+ Tuy nhiên với sự khởi động con đường cGMP có thể có sự khử úa một phần.
b.Thí nghiệm này dựa trên nguyên tắc: Khả năng thấm của tế bào đối với chất hữu cơ phân cực và không
phân cực. Mục đích của thí nghiệm là xác định gián tiếp trạng thái đóng mở của khí khổng.

Câu 301:
a. - Tại sao một số cây trồng lại có biểu hiện thiếu chất khoáng sau khi cây được xử lý với thuốc diệt
nấm?
- Một nhà khoa học đưa một chất ức chế quang hợp tan trong nước vào rễ của một cây nhưng cường độ
quang hợp của cây không bị giảm. Hãy giải thích?
b. Ở Nhật Bản, đôi khi người trồng táo tạo một vết cắt hình xoắn ốc (không làm chết cây) xung quanh vỏ
cây táo dự định sẽ loại bỏ vào năm sau. Cách làm này lại khiến cho quả táo ngọt hơn. Tương tự như vậy
ở Việt Nam, những người trồng đào lấy hoa khi cây bắt đầu ra nụ hoa cũng thường cắt đi một khoanh vỏ
cây ở sát vị trí phân nhánh của cây đào để thu được cành đào có hoa đẹp hơn. Giải thích cơ sở khoa học
của các biện pháp trên?
ĐÁP ÁN:
a. Ở rễ cây thường có nẫm rễ cộng sinh, giúp cây hút các chất dinh dưỡng.
Thuốc diệt nấm có thể giết chết nấm rễ, loại nấm cộng sinh với rễ cây, giúp cây hấp thụ photphat và các
chất khoáng khác.
Các chất tan trong nước sau khi vào được trong rễ cây dù bằng bất cứ con đường nào, muốn đến được
mạch gỗ để vận chuyển lên thân, lá thì bắt buộc phải thấm được qua màng tế bào của nội bì.
Chất ức chế mà nhà khoa học trên sử dụng có lẽ đã không thấm được qua màng tế bào nội bì của rễ cây
và vì vậy, nó không đến được các tế bào quang hợp của cây.
b. Vết cắt theo vòng xoắn có tác dụng cản trở dòng vận chuyển dịch phloem xuống rễ cây. Do đó, có
nhiều dịch phloem được vận chuyển đến quả hơn và làm cho quả ngọt hơn.
Ở cây đào khi cắt khoanh vỏ cũng có tác dụng cản trở dòng vận chuyển dịch phloem xuống rễ cây. Do đó,
có nhiều dịch phloem được vận chuyển đến nu hoa hơn nên hoa to hơn.

Câu 302:

223
a. Một nhóm học sinh trồng một loài thực vật trong các chậu và tiến hành chiếu sáng trong các trường hợp
sau đây:
Thí nghiệm 1: chiếu sáng 14 giờ, trong tối 10 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 2: chiếu sáng 16 giờ, trong tối 8 giờ → cây ra hoa.
Thí nghiệm 3: chiếu sáng 13 giờ, trong tối 11 giờ → cây không ra hoa.
- Loài cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc nhóm cây ngày ngắn, cây ngày dài hay cây trung
tính? Giải thích?
- Dự đoán kết quả ra hoa của loài cây trên trong trường hợp sau và giải thích?
Chiếu sáng 12 giờ, trong tối 12 giờ ( ngắt thời gian tối bằng cách chiếu xen kẽ ánh sáng đỏ và đỏ xa vào
giữa giai đoạn tối lần lượt là đỏ - đỏ xa - đỏ)
b. Lấy các hạt thuộc cùng một giống ngô tiến hành 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy các hạt tươi đem ủ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Thí nghiệm 2: Lấy các hạt đã phơi khô, sau đó đem ngâm nước rồi ủ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tối ưu.
Hiệu suất nảy mầm ở thí nghiệm nào sẽ cao hơn? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. - Loài cây được tiến hành trong thí nghiệm trên thuộc cây ngày dài ( thực chất là cây đêm ngắn).
- Vì cây ra hoa khi độ dài đêm tới hạn tối đa là 10 giờ.
- Nếu chiếu bổ sung xen kẽ 2 loại ánh sáng (đỏ và đỏ xa) thì lần chiếu cuối cùng có ý nghĩa và tác dụng
quan trọng nhất.
- Cây ra hoa vì ánh sáng đỏ chiếu bổ sung vào lần cuối cùng nên thúc đẩy cây ngày dài ra hoa ( ánh sáng
đỏ kích thích ra hoa ở cây ngày dài trong điều kiện đêm dài).
b. - Ở thí nghiệm 2 hiệu suất nảy mầm của hạt cao hơn ở thí nghiệm 1.
- Khi hạt còn tươi, lượng AAB cao gây ức chế quá trình nảy mầm → hiệu suất nảy mầm thấp.
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất→ hiệu suất nảy mầm cao.

Câu 303: Giả sử cây ngô A và cây ngô B giống hệt nhau, sống trong các điều kiện hoàn toàn như nhau,
chỉ khác nhau về 1 trong các yếu tố:
- Trường hợp 1: Cây A đủ nước, cây B thiếu nước
- Trường hợp 2: Cây A đủ khoáng, cây B thiếu sắt
Hãy chọn một tiêu chí thỏa đáng nhất ở mỗi trường hợp phản ánh chính xác ảnh hưởng của mỗi nhân tố
lên cây ngô A, B.
ĐÁP ÁN:
- Tỉ lệ rễ/chồi: Cây A: tỉ lệ sinh khối giữa rễ và chồi ( rễ/chồi) thấp hơn cây B.
Vì ở cây B thiếu nước nên hệ rễ phải phát triển mạnh để hấp thụ nước
- Màu sắc lá: Cây A: lá xanh, Cây B: lá vàng
Vì sắt không trực tiếp tham gia thành phần của diệp lục nhưng ion sắt là một cofacto của một trong các
bước enzim tổng hợp diệp lục.

Câu 304:
a. Quan sát ghi nhận được hai hiện tượng sau:
- Ở một số loài đước (Rhizophoro mangle): cây con nảy mầm khi quả còn trên cây.
- Ở ngô (Zea mays): một số quả trong vườn trồng có những hạt nảy mầm ngay khi quả còn tươi trên cây.
Phân biệt hai hiện tượng trên? Cho biết ý nghĩa của mỗi hiện tượng?
b. Lấy bông tẩm auxin rồi sau đó áp sát vào một bên thân ở phần ngọn cây đã cắt đỉnh sinh trưởng (theo
hình vẽ sau):

Bông tẩm auxin 224


Sau 5 ngày, kết quả thu được theo mô hình nào sau đây là đúng? Giải thích?

A. B. C. D.
ĐÁP ÁN:
a.
- Giống nhau: Nồng độ thấp của acid abscisic không ức chế được sự nảy mầm của hạt.
- Khác nhau:
+ Cây con nảy mầm trên cây đước là hiện tượng thai sinh – hiện tượng hoàn toàn bình thường và luôn
xảy ra ở những loài này.
+ Hạt ngô nảy mầm trên cây: đây là sự bất thường trong việc sản sinh, phân giải hay tác động của
hormone thực vật acid abscisic làm phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt ngay cả khi chưa phải thời điểm
thích hợp. Hiện tượng chỉ xảy ra ở nhưng cây bị rối loạn, đột biến.
* Ý nghĩa:
- Thai sinh giúp cây con nảy mầm trong điều kiện thuận lợi, hạt sẽ bị chết, hoặc không thể nảy mầm
trong điều kiện yếm khí và nồng độ muối cao dưới bùn. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại
và thích nghi của loài trong điều kiện đặc biệt của vùng ngập mặn.
- Hạt ngô nảy mầm sớm là do rối loạn nên không có ý nghĩa với sự tồn tại của loài, chỉ có ý nghĩa trong
việc nghiên cứu cơ chế tác động hormone thực vật.
b. - Hình B mô tả đúng kết quả thu được
- Trong cây, Auxin được tổng hợp ở chồi ngọn, đỉnh chồi, di chuyển phân cực hướng gốc, gây kích
thích kéo dài và phân chia tế bào.
- Khi cắt ngọn sẽ không hình thành auxin, rồi bổ sung auxin về 1 phía có nồng độ auxin cao, kích thích
tế bào ở phía này sinh trưởng mạnh hơn, làm phần thân cây uốn cong về phía không được bổ sung
auxin (uốn cong về phía đối diện miếng bông).

Câu 305:
a. Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ chiếu sáng – 10 giờ trong tối. Theo
quang chu kì, giá trị 10 giờ trong tối nói trên được hiểu như thế nào? Cây đó sẽ ra hoa trong các trường
hợp (TH) quang chu kỳ nào sau đây?
- TH 1: 11 giờ chiếu sáng – 13 giờ trong tối.
- TH 2: 10 giờ chiếu sáng – 7 giờ trong tối – chiếu ánh sáng đỏ – 7 giờ trong tối.
- TH 3: 10 giờ chiếu sáng – 7 giờ trong tối – chiếu ánh sáng đỏ xa – 7 giờ trong tối.
b. Dựa vào kiến thức về thụ tinh kép ở thực vật, hãy xác định kiểu gen của phôi, nội nhũ, tế bào thịt quả
khi lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa?
ĐÁP ÁN:
a. - Vì đây là cây ngày dài nên 10 giờ đêm là thời gian tối tới tới hạn (số giờ tối nhiều nhất để cây đó ra
hoa). Cây sẽ ra hoa khi số giờ tối trong ngày ≤ 10 giờ
- Ở QCK1: cây sẽ ra không ra hoa vì thời gian tối > thời gian tối tới hạn
- Ở QCK2: cây sẽ ra hoa dù cho thời gian tối là 14 giờ, nhưng vì có tia sáng đỏ làm chuyển hóa P660
thành P730 nên kích thích sự ra hoa của cây ngày dài
225
- Ở QCK3: cây không ra hoa vì chiếu ánh sáng đỏ xa làm cho P730 chuyển hóa thành P660 -> ức chế ra
hoa của cây ngày dài
b.
- Cây AA sẽ cho hạt phấn có nhân sinh sản mang gen A. Khi hạt phấn này nảy mầm sẽ cho 2 tinh tử
mang gen A
- Cây aa sẽ cho túi phôi có noãn cầu mang gen a và nhân lưỡng bội mang gen aa
- Khi thụ tinh kép:
+ Tinh tử thứ nhất (A) kết hợp với noãn cầu (a) tạo ra hợp tử mang gen Aa phát triển thành phôi nên kiểu
gen của phôi là Aa
+ Tinh tử thứ hai (A) kết hợp với nhân lưỡng bội (aa) tạo thành tế bào tam bội có kiểu gen Aaa phát triển
thành nội nhũ. Nên nội nhũ có kiểu gen Aaa.
- Sau khi thụ tinh. Noãn phát triển thành hạt, bầu hình thành nên quả do vậy tế bào thịt quả có nguồn gôc
từ tế bào bầu nhụy của cây cái. Kiểu gen của tế bào thịt quả là aa.

Câu 306:
a. Cây hướng dương khi trưởng thành sẽ ra hoa bất kể điều kiện nhiệt độ và ánh sáng. Trong khi cây
thược dược chỉ ra hoa vào mùa thu khi ngày ngắn lại, cây phượng chỉ ra hoa vào ngày nắng chói chang.
Hãy cho biết
- Theo thuyết quang chu kì, những cây trên được gọi là gì? Kể tên một số loài thực vật thuộc mỗi nhóm?
- Nếu muốn những nhóm cây trên ra hoa trái mùa thì nên tác động như thế nào?
b. Thực hành:
Cho một số hạt đậu nảy mầm trong môi trường mùn cưa ẩm ướt ( trong một cái rây đặt nằm ngang). Rễ
mọc xuống, thò ra ngoài rây, nhưng sau một thời gian thì cong lại và chui vào trong rây. Em hãy giải
thích hiện tượng nói trên. Nếu đặt rây nằm nghiêng 45°, em hãy dự đoán rễ cây sẽ phản ứng như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a.
*Theo thuyết quang chu kì,
- Cây hướng dương là cây trung tính: lạc, ngô, đậu, cà chua...
- Cây thược dược là cây ngày ngắn: mía, cafe, hoa cúc...
- Cây phượng là cây ngày dài: thanh long, râu tây, cà rốt, củ cải đường
* Biện pháp ra hoa trái vụ.
- Cây trung tính: bón phân hợp lí, tác động Giberelin thúc ra hoa sớm
- Cây ngày ngắn: Che tối vào ban ngày
- Cây ngày dài: Chiếu sáng bổ sung, thắp đèn trong vườn trồng.
b. Thực hành: Giải thích hiện tượng:
 Rễ mọc thò xuống ra ngoài rây là do tác dụng của trọng lực. (Rễ có tính hướng trọng lực dương).
 Sau một thời gian rễ cong lại và chui vào trong rây là do tác dụng của độ ẩm và của ánh sáng (rễ có
tính hướng nước dương và hướng sáng âm).
- Đặt rây nằm nghiêng 45°:
 Hiện tượng: Đầu tiên rễ chui ra ngoài rây sau đó chui vào trong rây, rồi lại chui ra ngoài rây sau đó lại
chui vào trong rây. Tùy theo thời gian thí nghiệm mà rễ đang nằm trong rây hay chui ra ngoài rây.

 Giải thích: Do rễ có tính hướng địa dương nên đầu tiên rễ mọc chui ra ngoài rây, nhưng bề mặt dốc là
một tác nhân kích thích về độ ẩm, chỉ tác dụng từ một phía của rễ, mà rễ lại có tính hướng nước dương
nên lại chui vào trong rây. Do ảnh hưởng của độ ẩm không mạnh hơn tác dụng của trọng lực (độ nghiêng

226
của rây là 45°) nên rễ lại chui ra ngoài rây. Cứ như vậy rễ chui ra khỏi rây rồi lại chui vào trong rây tùy
thời gian thí nghiệm

Câu 307: Quan sát hình 1 dưới đây và cho biết:

a. Hình 1 mô tả quá trình hấp thụ nguyên tố khoáng nào ở cây xanh? Trình bày vai trò và các dạng của
nguyên tố khoáng đó được cây hấp thụ?
b. Tên của các nhóm sinh vật tham gia vào các vị trí (a), (b), (c), (d).
c. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (d) và biện pháp khắc phục?
d. Thực vật có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH 3 đầu độc và
ý nghĩa của quá trình này?
ĐÁP ÁN:
a - Hình trên mô tả quá trình hấp thụ nitơ ở cây xanh. Các dạng nitơ mà cây hấp thụ: NO3- và
NH4+.
- Vai trò của nitơ đối với cây xanh:
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ có trong thành phần của các hợp chất trong cây: prôtêin, axit nuclêic,
các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ năng lượng như ADP, ATP, các chất điều hòa sinh
trưởng...
+ Vai trò điều tiết các quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể thông qua sự điều tiết các đặc
tính hóa keo (làm biến đổi lượng nước trong tế bào chất) và thông qua điều tiết hoạt tính của
enzim.
b Tên của các nhóm sinh vật tham gia vào các vị trí:
(a) Vi khuẩn cố định nitơ tự do: Azotobacter, Clostridium.
(b) Vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh: Rhizobium, Anabaena azollae.
(c) Vi khuẩn nitrat hóa: Nitrosomonas, Nitrobacter.
(d) Vi khuẩn phản nitrat hóa.
(Đúng 1 -> 2 ý cho 0,25; đúng 3 -> 4 ý cho 0,5)
c - Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật phản nitrat hóa: Trong điều kiện kị khí, độ pH axit vi
khuẩn này hoạt động sẽ biến đổi NO3- thành N2 thay cho hô hấp hiếu khí, làm mất nitơ của đất
và làm bất lợi tới sự màu mỡ của đất.
- Biện pháp khắc phục: Vi sinh vật thực hiện quá trình phản nitrat trong điều kiện khị khí nên
làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, pH thích hợp vì nó sẽ ngăn cản hoạt động của vsv kị khí trên.

Câu 308:
1. Hãy nêu các thành phần của dịch mạch rây và giải thích ý nghĩa của kali trong dịch mạch rây?

227
2. S. Rogers và A.J.Peel ở đại học Hull (Anh quốc) đã sử dụng rệp cây sống bằng dịch phloem. Khi ấp
suất ống rây đẩy dịch phloem vào ngòi chích, các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích và ngòi chích
hoạt động như cái vòi ứa dịch hàng giờ. Các nhà nghiên cứu đã xác định nồng độ đường của dịch từ ngòi
chích ở các điểm khác nhau giữa nơi nguồn và nơi chứa.
a. Kết quả thí nghiệm sẽ như thế nào?
b. Tại sao khi các nhà nghiên cứu tách rệp khỏi ngòi chích thì ngòi chích hoạt động như cái vòi ứa dịch
hàng giờ?
c. Nếu một loài rệp sống bằng xilem của cây, khi rệp dùng ngòi chích đâm vào dịch xilem hút dịch thì
tách rệp ra khỏi ngòi chích. Liệu dịch xilem có tiếp tục chảy ra từ vòi chích không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1. Dịch mạch rây gồm chủ yếu là sacarose, các axit amin, vitamin và một số chất hữu cơ khác, một số ion
khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm chi dịch mạch rây có ph từ 8,0-8,5.
- Ý nghĩa của Kali trong dịch mạch rây:
+ K + trong dịch mạch rây cao, kéo nước vào mạch rây làm giảm nồng độ đường trong dịch mạch rây, từ
đó giúp nạp đường từ tế bào nguồn vào ống rây.
+ Việc K+ kéo nước vào mạch rây làm phát sinh một áp suất dương trong mạch rây.
+ nhiều Ion K+ làm cho pH dịch mạch rây có tính hơi kiềm ( 8-8,5) nghĩa là nồng độ H+ nội bào thấp.
Tận dụng được chênh lệch H+, H+ ngoại bào cao được đồng vận chuyển cùng với Sucrose vào trong dịch
mạch rây.
2. a. Ngòi chích càng gần nguồn đường hơn thì có nồng độ đường cao hơn ( nồng độ đường nơi gần
nguồn cao hơn so với ở gần nơi chứa) do vận chuyển dòng khối nhờ áp suất dương( dòng áp suất) trong
ống rây.
b. Ngòi chích được xuyên sâu vào yếu tố ống rây, áp suất trong ống rây đẩy dịch phloem vào ngòi chích,
dòng áp suất trong ống rây là dòng áp suất dương=> Khi tách rệp thì ngòi chích hoạt động như cái vòi ứa
dịch hàng giờ
c. Dịch xylem không tiếp tục chảy từ vòi chích vì: xylem ngược lại so với phloem là nó chịu tác động của
dòng áp suất âm. Áp suất thấp, ngòi chích được cắt rời xuyên vào quản bào hoặc yếu tố mạch không thể
làm cho dịch xylem chảy ra mà nó có thể dẫn không khí vào trong mạch.

Câu 309:
a. Xianua là một chất độc gây chết. Nó kết hợp với cytocrom a 3 thành một phức hợp ngăn cản sự vận
chuyển electron đến O2. Những tác động gì xảy ra khi tế bào bị nhiễm Xianua ?
b. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Cơ chế nào giúp thực vật tồn tại
trong điều kiện thiếu oxi tạm thời ? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong
môi trường thường xuyên thiếu oxi?
ĐÁP ÁN:
a Khi tế bào bị nhiễm xianua
- Không có vận chuyển điện tử, không có građien H + → không có sự tạo thành ATP qua chuỗi
chuyền electron.
- Từ NADH và FADH2 không bị khử bằng hệ thống vận chuyển electron → không có NAD+ và
FAD+ cho sự ôxi hoá pyruvic → Chu trình Crep bị ngừng trệ.
- Tế bào thay đổi từ hô hấp hiếu khí sang lên men, năng lượng chỉ đạt mức độ thấp.
- Các sản phẩm của lên men được tích tụ, còn glucozơ bị cạn kiệt. Nếu kéo dài tế bào sẽ chết.
b - Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp:
+ Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước.

228
+ Cây trong điều kiện thiếu oxi.
- Cơ chế giúp thực vật thích ứng khi thiếu O2 tạm thời là phân giải kị khí (đường phân và lên men).
- Một số thực vật (sú, vẹt, mắm,…) có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi
:
+ Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, hạn chế độc do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí.
+ Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ; có hệ thống rễ thở
mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí.

Câu 310: Khi nghiên cứu về cân bằng nước và vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng
a. Người ta căn cứ vào áp suất thẩm thấu (P) để xác định cây chịu hạn và cây kém chịu hạn. Hãy nêu
nguyên tắc xác định P.
b. Thử nêu một vài phương pháp xác định khả năng thoát hơi nước của cây.
c. Thử nêu một vài phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá.
d. Khi xác định cường độ thoát hơi nước (mg H 2O/dm2 lá/giờ) theo các giờ trong ngày (7, 10, 12, 15, 17)
qua bề mặt lá và qua khí khổng của một cây, người ta thu được nhiều số liệu. Có thể phân biệt các số liệu
của hai con đường thoát hơi nước được không?
ĐÁP ÁN:
a. Áp suất thẩm thấu được xác định bằng công thức: P =R.T.C.i . Như vậy, để tính P ta phải xác định C.
Đó là nồng độ dịch tế bào. Nguyên tắc xác định P chính là nguyên tắc xác định nồng độ dich tế bào.
Nguyên tắc đó là: Không thể xác định trực tiếp nồng độ dịch tế bào mà phải xác định gián tiếp bằng cách
so sánh nó với một dung dich đã biết nồng độ. Thường người ta dùng phương pháp co nguyên sinh và
phương pháp tỉ trọng dung dịch.
b. Có thể xác định khả năng thoát hơi nước của cây bằng phương pháp cân nhanh hoặc bằng phương pháp
sử dụng giấy tẩm clorua côban. Giấy tẩm clorua côban khi ướt có màu hồng, khi khô không màu. Như
vậy, khi giấy khô áp vào lá cây, theo thời gian, giấy sẽ chuyển màu hồng. Căn cứ vào thời gian chuyển từ
màu trắng sang màu hồng của giấy, có thể xác định khả năng thoát hơi nước của cây.
c. Có thể nêu hai phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá:
- Dùng một loại keo nhớt trong suốt phủ lên hai mặt lá một lớp mỏng. Khi lớp keo khô, bóc lớp màng keo
ra khỏi lá, soi dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy hình của các khí khổng in rõ trên lớp màng keo và có thể xác
định được mật độ khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá, thậm chí có thể tính được số lượng khí
khổng/mm2.
- Dùng phương pháp áp giấy clorua côban vào mặt trên và mặt dưới lá, rồi tính thời gian làm hồng giấy,
ta có thể xác định gián tiếp mật độ khí khổng. Bởi vì thoát hơi nước chủ yếu bằng con đường khí khổng.
d. Có thể được, vì con đường thoát hơi nước qua khí khổng có cường độ lớn và thường giảm vào ban
trưa. Như vậy, nếu căn cứ vào số liệu thu được để vẽ các đồ thì có trục tung là cường độ thoát hơi nước,
trục hoành là thời gian thì đồ thị có hai đỉnh sẽ là đồ thị chỉ sự thoát hơi nước qua khí khổng, còn đồ thị
thấp hơn, có một đỉnh là đồ thị của con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá.

Câu 311: Một cây thuộc loài thực vật ẩm sinh mọc trong đất có nồng độ muối cao, mặc dù đã được tưới
nước nhưng cây vẫn bị héo.
a. Cho biết 3 giá trị đo được về thế nước của cây trên là: -5atm, -1atm, -8atm. Hãy sắp xếp các giá trị trên
tương ứng với thế nước ở lá, rễ và đất?
b. Để cây không bị héo có thể sử dụng phương pháp nào trong các phương pháp sau là hiệu quả nhất?
Giải thích tại sao?
- Tăng độ ẩm không khí
229
- Tưới nước tiếp tục cho cây
- Phủ 1 lớp sáp trên bề mặt lá
- Đưa cây vào bóng râm
ĐÁP ÁN:
a. Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp, cây đang bị héo nên thế nước ở rễ, thân và lá
lần lượt là: -8; -5; -1.
b. Sử dụng phương pháp tiếp tục tưới nước cho cây để tăng thế nước cho đất, rửa mặn.

Câu 312:
a. Nếu ngâm 1 tế bào thực vật trong nước cất có thế chất tan là –0,7MPa và thế nước là 0MPa, thế áp suất
của tế bào là bao nhiêu? Nếu cho tế bào này vào cốc không đậy nắp, một dung dịch có thế nước là -
0,4MPa, thế áp suất của tế bào ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cho thể nguyên sinh thực vật vào nước cất? Giải thích?
c. Thành tế bào có cấu trúc phù hợp với chức năng như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a.
- Thế nước ψ (psi) – đơn vị đo MPa (mega pascan), 1 MPa ~ 10 atm.
- Nước nguyên chất có ψ = 0 MPa. Cả áp suất và nồng độ chất tan đều có thể tác động lên thế nước: ψ =
ψs + ψp
(ψs: thế chất tan của dung dịch – luôn âm; ψp: thế áp suất là áp suất vật lí lên dung dịch – có thể + hoặc -.
- Ta có: ψs = -0,7 MPa; ψ= 0 MPa  ψp= +0,7.
- Cho tế bào vào dd có ψ = -0,4 MPa  -0,4 = -0,7 + ψp =>ψp=0,3.
b. Thể nguyên sinh (tế bào trần) sẽ vỡ tung vì tế bào chất có nhiều chất tan, nên nước sẽ xâm nhập liên
tục vào thể nguyên sinh.
c. Thành tế bào được cấu trúc bởi các thành phần như sau:
* Bó vi sợi xenlulôzơ và xen giữa là các tấm canxi. Vì vậy thành tế bào có cấu trúc bền chắc phù hợp với
việc bảo vệ tế bào khỏi các tác động cơ học, tránh ánh sáng trực tiếp, các tác nhân gây bệnh,…
* Giữa các bó sợi xenlulôzơ là các cầu nối hiđrô đảm bảo tính linh động của thành tế bào. Vì vậy tế bào
có thể sinh trưởng, phân chia dưới tác dụng của hoocmon sinh trưởng.
* Thành tế bào có thể thấm thêm một số chất:
+ Lynhin → mô dẫn: bền chắc → thực hiện chức năng dẫn truyền
+ Begin → nhu mô: chức năng chuyển hóa vật chất và năng lượng
+ Suberin → hóa bần: tạo chất nguyên sinh ở dạng gel làm tế bào xốp nhẹ thích nghi với môi trường
* Thành tế bào chỉ có nước nên tế bào rất mềm → những cây lấy sợi đay gai và ta có thể ngâm chúng ở
trong nước → sợi xenlulôzơ → nguyên liệu cho ngành dệt.

Câu 313:
a. Nếu không có Aquaporin thì sẽ ảnh hưởng ntn lên khả năng của tế bào thực vật trong việc điều chỉnh
các điều kiện thẩm thấu mới.
b. Giả định rằng 1 thể đột biến thiếu Aquaporin hoạt động có khối lượng rễ lớn gấp 3 lần khối lượng rễ
cây loại hoang dại. Hãy giải thích?
ĐÁP ÁN:
a.
- Các pr vận chuyển là aquaporin làm cho sự khuếch tán được tăng cường nhiều. Đây là các kênh chọn
lọc rất phổ biến ở thực vật làm tăng tốc độ khuếch tán nước xuôi theo gradient thế nước.

230
- Tốc độ vận chuyển nước thông qua các pr này được điều chỉnh nhờ sự phosphorin hóa các pr aquaporin,
mà các pr này có thể bị kích hoạt do tăng ion Ca 2+ tế bào chất hoặc làm giảm pH tế bào chất. Aquaporin
cũng có thể tăng cường sự hấp thu CO2 ở tế bào thực vật.
Tế bào vẫn sẽ điều chỉnh các biến đổi trong môi trường thẩm thấu, nhưng các phản ứng này sẽ chậm hơn.
Mặc dù aquaporin không ảnh hưởng lên gradient thế nước qua màng, chúng cho phép tiến hành các điều
chỉnh thẩm thấu nhanh chóng hơn.
b. Khối lượng rễ lớn hơn giúp bù lại tính thấm nước thấp hơn của màng sinh chất.

Câu 314: Tại sao khi thân của một cây thân gỗ bị tổn thương (bởi các tác nhân khác nhau như tác nhân
cơ học, vi khuẩn hoặc nấm), sau một thời gian vết thương lành nhưng phần tổn thương của cây trở nên xù
xì và cứng hơn các phần khác của cây?
ĐÁP ÁN:
- Khi tế bào thực vật bị tấn công, các lớp bảo vệ không đặc hiệu như cutin hoặc sáp nến bị phá vỡ, các hệ
thống bảo vệ khác của cơ thể thực vật được kích hoạt (phytoalexin, PR prôtêin và polysaccharide). (0,25
điểm).
- Phytoalexin tấn công trực tiếp các tác nhân gây bệnh; PR prôtêin tấn công tác nhân gây bệnh và truyền
tín hiệu cho các tế bào bên cạnh về sự hiện diện của mầm bệnh (0,25 điểm).
- Polysaccharide được tổng hợp làm cho cấu trúc tế bào được vững chắc hơn, ngăn cản sự lưu thông qua
cầu sinh chất với các tế bào xung quanh, ngăn cản sự lây nhiễm của tác nhân gây bệnh. (0,25 điểm).
- Các phân tử polysaccchride mới được tổng hợp là nền vững chắc cho các phân tử lignin bám vào, làm
tăng cường sự vững chắc của tế bào và làm thay đổi hình dạng và màu sắc của các tế bào gây ra hiện
tượng xù xì và cứng ở phần bị thương.

Câu 315:
a. Nhà làm vườn nhận thấy khi hoa Zinnia được cắt lúc rạng đông, 1 giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của
thân cây. Xong khi hoa được cắt buổi trưa không thấy giọt nước như vậy, hãy đưa ra cách giải thích?
b. Nếu bạn mua các cành hoa ngoài chợ, tại sao người bán hoa lại khuyên bạn nên cắt đầu cành hoa ngâm
dưới nước và chuyển hoa đến bình hoa trong khi đầu cắt vẫn đẫm nước.
ĐÁP ÁN:
a. Lúc rạng đông, giọt nước ứa ra do xylem chịu áp suất dương do áp suất rễ gây ra. Vào buổi trưa xylem
chịu thế áp suất âm do thoát hơi nước và áp suất rễ không thể theo kịp tốc độ thoát hơi nước tăng lên.
b. Sau khi hoa bị cắt dời, sự thoát hơi nước từ các lá và từ cánh hoa sẽ liên tục kéo nước lên xylen. Nếu
hoa cắt dời được chuyển trực tiếp vào lọ hoa, các bóng khí trong mạch xylen ngăn chặn sự vận chuyển
nước từ lọ đến hoa. Cắt đoạn cuống cành hoa ngầm dưới nước, 1 vài cm từ chỗ cắt lần đầu, sẽ loại bỏ
bóng khí khiến dòng nước đi từ lọ lên cánh hoa được liên tục.

Câu 316:
a. Trình bày sự khác nhau giữa các cơ chế hút khoáng của rễ cây. Những nguyên nhân nào làm cho dịch
của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất?
b. Tại sao khi mới trồng cây non người ta cần phải che bớt để tránh ánh nắng gắt?
c. Vì sao thiếu Nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa sinh trưởng kém?
ĐÁP ÁN:
a Khác nhau:
- Cơ chế thụ động - Cơ chế chủ động
- Ion khoáng từ đất vào rễ theo - Ngược građien nồng độ, tiêu
građien nồng độ, không hoặc ít tiêu tốn ATP
231
tốn ATP.
- Nguyên nhân:
+ Do quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên → làm giảm hàm lượng nước trong tế bào
lông hút.
+ Nồng độ các chất tan cao ( axit hữu cơ, đường sacarozo... là sản phẩm của các quá trình chuyển
hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào).
Cây non mới trồng có đặc điểm:
- Hệ rễ chưa phát triển, số lượng tế bào lông hút ít -> khả năng hút nước kém
b
- Lá non nên thoát hơi nước mạnh -> cây mất nhiếu nước
=> khi ánh nắng gắt cần che bớt để giảm thoát hơi nước tránh cây bị héo và chết cây.
Vì trong cây lúa nito có vai trò:
- Tham gia cấu tạo các đại phân tử hữu cơ cấu trúc TB: Pr, axitnucleic...
- Nito tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất thông qua hoạt động xúc tác cung cấp năng lượng,
c
điều tiết trạng thái ngậm nước thông qua các phân tử Protein trong tế bào chất.
=> Nito là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu -> Quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí,
năng suất và chất lượng của lúa, thiếu Nito cây không thể sống được.

Câu 317:
a. Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng với nhóm sinh vật nào, vì sao? Các nhóm sinh vật này có nhất
thiết cần có sắc tố chlorophyl không, vì sao?
b. Tinh bột có vai trò gì trong quang hợp ở thực vật CAM?
c. Dựa vào công thức tính năng suất kinh tế của thực vật, hãy nêu và giải thích 2 biện pháp làm tăng năng
suất kinh tế cây trồng.
ĐÁP ÁN:
a - Phycobilin là nhóm sắc tố quan trọng với tảo và các nhóm thực vật bậc thấp sống ở nước
Do nhóm sắc tố này có khả năng hấp thụ tốt với các ánh sáng tán xạ dưới nước
- Các nhóm sinh vật này đều cần có sắc tố Chlorophyl
vì Chlorophyl mới có khả năng chuyển năng lượng ánh sáng cho các phản ứng quang hóa từ đó biến
đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Phycobilin đóng vai trò hấp thụ năng lượng ánh
sáng và chuyển đến clorophyl.
b Tinh bột vừa là sản phẩm trong quang hợp ở thực vật CAM, vừa là nguồn tái tạo PEP cho pha tối

c HS nêu hai trong các biện pháp


- Chọn giống cây có cường độ và hiệu suất quang hợp cao
- Tăng diện tích lá bằng các chế độ chăm sóc hợp lí
- Chọn giống và sử dụng các biện pháp kĩ thuật để nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh
tế
=> Giải thích: năng suất kinh tế tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp, diện tích đồng hóa, hệ số hiệu
quả quang hợp, hệ số kinh tế.

Câu 318:
1. Vì sao các nhóm thực vật không thực hiện các phản ứng tối vào ban đêm cho dù quá trình này không
sử dụng năng lượng ánh sáng?
2. Sự đồng hoá cacbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi
trường sống như thế nào? Giải thích tại sao trong quá trình quang hợp nếu quá thiếu hay quá thừa CO 2 đều
làm giảm năng suất cây trồng?
232
ĐÁP ÁN:
1.
Quá trình quang hợp gồm nhiều phản ứng lí hóa phức tạp được chia thành hai chuỗi phản ứng sáng và
tối (pha sáng và pha tối), hoạt động hai pha sáng và tối phụ thuộc chặt chẽ vào nhau.
- Chuỗi phản ứng sáng thực hiện tại hệ grana, tạo ra các sản phẩm ATP và NADPH cung cấp cho quá
trình đồng hóa CO2 trong pha tối.
- Chuỗi phản ứng tối xảy ra tại chất nền stroma, vừa sử dụng nguyên liệu của pha sáng vừa cung cấp
nguyên liệu NADP+ ; ADP và Pi cho pha sáng.
- Chuỗi phản ứng sáng chỉ xảy ra khi có ánh sáng (ban ngày), nếu phản ứng tối xảy ra ban đêm, các
nguyên liệu và sản phẩm không được sử dụng tuần hoàn, hiệu quả sẽ rất thấp.
2.
- Thực vật CAM là nhóm mọng nước, sống trong điều kiện khô hạn ( ví dụ hoang mạc…). Để tiết kiệm
nước (bằng cách giảm sự mất nước do thoát hơi nước) nhưng vẫn đảm bảo đủ lượng CO2 cho quang hợp,
ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố định CO2 như sau:
+ Giai đoạn cố định CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở.
+ Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng, sử
dụng nguồn CO2 trong hợp chất cố định CO2 đầu tiên.
Do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên ở thực vật CAM có thể đảm bảo đủ lượng
CO2 ngay cả khi ban ngày khí khổng luôn đóng.
Quá thiếu hay thừa CO2 đều làm giảm năng suất cây trồng vì:
* Trường hợp quá thiếu CO2 (thường do lỗ khí đóng, hô hấp yếu):
- RiDP tăng, APG giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của chu trình Canvin.
- Enzym Rubisco tăng hoạt tính oxygenaza  xuất hiện hiện tượng hô hấp sáng.
 đều dẫn đến làm giảm hiệu suất quang hợp  giảm năng suất cây trồng.
* Trường hợp quá thừa CO2 :
- Gây ức chế hô hấp  ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, vận chuyển, sinh tổng hợp các chất cần năng
lượng  ảnh hưởng đến quang hợp  giảm năng suất cây trồng.
- Làm quá trình phân giải mạnh hơn quá trình tổng hợp diệp lục đồng thời có thể làm enzym Rubisco
bị biến tính  giảm hiệu suất quang hợp  giảm năng suất cây trồng.

Câu 319: Khi tế bào nhu mô sinh dưỡng trong thí nghiệm nuôi cấy mô tạo mô sẹo chưa phân chia và
chưa phân hóa. Muốn cho mô phát triển bình thường tạo rễ, tạo chồi cần 1 tỉ lệ đặc biệt của 2 loại
Phytohoocmon nào? Trình bày vai trò chủ yếu của chúng.
ĐÁP ÁN:
- Hai loại Phytocrom là Auxin và Xitok
- Vai trò của Auxin:
+ Auxin có tác động kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm giãn tế bào, tác động đến vận động theo
ánh sáng và vận động theo trọng lực
+làm cho chồi ngọn và rễ chính sinh trưởng mạnh (ưu thế đỉnh hay ức chế chồi bên )
+ kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, kìm hãm sự rụng (hoa, quả, lá)
+thúc đẩy sự chuyển động chất nguyên sinh.
- Vai trò của Xitokinin:
+ tác động đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới
+ ngăn chặn sự hoá già (có liên quan tới sự ngăn chặn sự phân huỷ prôtein, axít nuclêic và diệp lục.)

233
Câu 320: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí,
quan sát dưới kính hiển vi ta thấy:
1. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này.
2. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích vì sao?
3. Nêu thí nghiệm chứng minh O2 thải ra trong quang hợp là O2 của nước.
ĐÁP ÁN:
1.
- Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phân thành bảy màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia.
- Như vậy, một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu của
sợi tảo, quang hợp sẽ xảy ra mạnh nhất, thải nhiều oxi nhất và vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở hai đầu
này.
2.
- Vi khuẩn tập trung với số lượng khác nhau ở hai đầu của sợi tảo, ở đầu sợi tảo đỏ hấp thụ ánh sáng đỏ vi
khuẩn sẽ tập trung nhiều hơn vì:
+ Cường độ quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photon, không phụ thuộc vào năng lượng photon.
+ Trên cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng photon của ánh sáng đỏ nhiều gấp đôi ánh sáng tím (vì
năng lượng photon của ánh sáng tím gần gấp đôi năng lượng photon của ánh sáng đỏ).
3. Nêu 2 thí nghiệm về quang hợp:
- Thí nghiệm 1: Sử dụng H2O có oxi phóng xạ, thấy oxi thải ra trong quang hợp có oxi phóng xạ.
- Thí nghiệm 2: Sử dụng CO2 có oxi phóng xạ, thấy oxi thải ra trong quang hợp không chứa oxi phóng xạ.

Câu 321:
1. Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau
một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một
đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng có kiểu uốn theo kiểu làn
sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Giải thích.
2. Các nhà khoa học tiến hành một số thí nghiệm trên 6 cây ngô 45 ngày tuổi với 10 lá trên mỗi cây. Tiến
hành thực nghiệm cắt bỏ 2 lá của của 3 cây ngô và 3 cây còn lại làm đối chứng không cắt bỏ lá, sau đó
tiến hành đo tốc độ thải oxi trong quá trình quang hợp của các lá trên cả 6 cây ngô. Người ta nhận thấy
rằng tốc độ thải oxi của lá cây ngô trên những cây bị cắt bớt lá tăng đáng kể so với những cây ngô làm đối
chứng. Hãy chỉ ra 4 giả thiết để có thể giải thích cho hiện tượng trên.
ĐÁP ÁN:
1.
- Ngọn cây mọc thẳng là do hướng đất âm, hướng sáng dương.
- Rễ cây phải mọc theo hướng đất dương theo chiều thẳng đứng nhưng nhu cầu về nước và chất dinh
dưỡng nên rễ phải vòng lên qua các lỗ thủng vào nơi chứa đất ẩm, cứ thể tạo nên hình làn sóng của rễ.
Thí nghiệm này thể hiện tính hướng kép: hướng đất và hướng nước.
- Ngọn hướng sáng dương còn đầu rễ hướng đất dương.
- Dưới tác động của ánh sáng auxin ở phần ngọn và phần rễ chuyển về phía không có ánh sáng làm cho
sự sinh trưởng, mặt dưới của phần chồi nhanh hơn làm cho phần ngọn mọc thẳng lên theo tính hướng
sáng dương.
- Trong khi đó mặt dưới của rễ hàm lượng auxin lại quá cao do lượng auxin từ phần ngọn chuyển xuống
gây ức chế sự sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên. Làm cho đỉnh rễ quay xuống hướng đất dương.
2.
Giải thiết 1: Ở cây thí nghiệm (bị cắt lá) toàn bộ Nitơ, khoáng chất và nước từ rễ đã tập trung cho các lá
234
còn tồn tại khiến chúng nhận được nhiều chất hơn và tăng tốc độ quá trình chuyển hóa trong đó có quang
hợp.
Giả thiết 2: Số lượng lá ít đi, chúng không còn che khuất nhau trước ánh sáng mặt trời, lượng ánh sáng
nhận được nhiều hơn nên cường độ quang hợp cao hơn.
Giả thiết 3: Lá lá cơ quan nguồn, các cơ quan khác như rễ và thân không bị cắt bỏ, nhu cầu vẫn không
thay đổi. Theo nguyên lý phản hồi ngược, cường độ quang hợp sẽ phải gia tăng để đẩy mạnh tốc độ sản
xuất sinh chất phục vụ nhu cầu các cơ quan khác.
Giả thiết 4: Khi cắt lá, nhu cầu của cơ thể nhằm: Chữa lành vết thương, mọc lá mới đòi hỏi cần nhiều
nguyên liệu và ATP do vậy các lá được tăng cường quá trình quang tổng hợp.

Câu 322:
a) Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng. Nêu cơ chế đóng
mở khí khổng vào ban ngày của cây xanh và ý nghĩa của sự đóng mở này trong hoạt động sống của cây?
b) Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thu nước bằng cách nào?
c) Cho 1 ví dụ minh họa ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh.
ĐÁP ÁN:
a) - Về cơ chế:
+ Khí khổng mở do quang mở chủ động: Ban ngày (khi có ánh sáng); ánh sáng tác động vào lục lạp,
hình thành các chất hữu cơ tích lũy trong không bào  tạo áp suất thẩm thấu, hấp thụ nước, làm mở khí
khổng
+ Khí khổng đóng do thủy chủ động: Một phần hay toàn bộ tùy thuộc vào mức độ thiếu nước.
* Sự thiếu nước có thể do: Đất thiếu nước, vận chuyển nước trong mạch gỗ không kịp hoặc thoát hơi
nước quá mạnh.
* Sự thiếu nước còn do axit absisic hình thành ở rễ và ở lá kéo K + ra khỏi tế bào khí khổng , gây mất
nước làm khí khổng khép lại.
+ Khí khổng khép còn do ánh sáng quá mạnh vào ban trưa, gió, độ ẩm...
+ Riêng ở thực vật CAM, ban ngày lỗ khí đóng
- Về ý nghĩa: Đóng khí khổng là phản ứng tư vệ tránh tổn thương khi thiếu nước, mở khi khổng tạo sức
hút kéo nhựa nguyên (dòng nước và chất khoáng đi lên)
b) Các cây ven biển hấp thụ nước bằng tập trung các ion khoáng và các chất tan khác tạo áp suất thẩm
thấu cao ở dịch tế bào lông hút
+ Ngoài ra các cây này có thể hấp thu thêm nước ngọt vào ban đêm qua hệ rễ khí sinh
c) Trong quá trình trao đổi N có quá trình khử NO-3 với 2 bước

(1)

( 2)
NO-3 NO-2 NH3
+ Bước (1) cần lực khử là NADH, bước 2 cần lực khử là Fred H2 , mà Fred H2 thì hình thành trong pha
sáng của quang hợp.
+ Phản ứng của bước (2):
NO-2 + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e  NH+4 + 2H2O

Câu 323:
a) Trong điều kiện đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại có tác dụng gì tới sự ra hoa của cây ngày
ngắn và cây ngày dài?
b) Mối tương quan giữa auxin/xitôkinin trong quá trình phát sinh hình thái của mô sẹo (Callus) trong kĩ
thuật nuôi cấy mô ở thực vật như thế nào?

235
c) Trong sinh sản hữu tính của thực vật có hoa, hạt phấn có gọi là giao tử đực không? Tại sao? Có ý kiến
cho rằng cứ có thụ phấn thì nhất thiết sẽ có thụ tinh? Điều đó đúng không? Giải thích và lấy ví dụ minh
hoạ.
ĐÁP ÁN:
a.- Ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của sắc tố enzim phytôcrôm 660 và
phytôcrôm 730. Hai loại phytôcrôm này chuyển hóa cho nhau kích thích sự ra hoa.
- P660 (ánh sáng đỏ) chiếu bổ sung vào đêm dài sẽ thúc đẩy sự ra hoa của cây ngày dài.
- P730 (ánh sáng hồng ngoại) chiếu bổ sung vào đêm dài sẽ thúc đẩy sự ra hoa của cây ngày ngắn.
- Nếu chiếu bổ sung xen kẽ 2 loại ánh sáng này thì tác dụng của lần chiếu cuối cùng là có ý nghĩa và tác
dụng quang trọng nhất.
b. - Auxin kích thích sự phân hóa rễ, xitôkinin kích thích sự phân hóa chồi.
- Điều khiển phát sinh hình thái của mô Callus: Nếu nồng độ auxin > nồng độ xitôkinin trong môi trường
nuôi thì kích thích sự hình thành rễ của mô Callus. Nếu nồng độ xitôkinin > nồng độ auxin trong môi
trường nuôi thì kích thích sự hình thành chồi.
b.
- Hạt phấn không gọi là giao tử đực vì hạt phấn sau khi giữ lai ở đầu nhuỵ,hạt phấn nảy mầm,nhân sinh
sản nguyên phân cho 2 giao tử đực (tinh tử),2 giao tử đực này mới trực tiếp tham gia thụ tinh còn hạt phấn
chưa trực tiếp thụ tinh.
- Cứ có thụ phấn thì nhất thiết có thụ tinh điều đó không đúng vì có thể có thụ phấn nhưng sẽ không có
đến thụ tinh .
- Vd: hạt phấn do 1 lí do nào không nảy mầm,hoặc sự không tương hợp giữa chiều dài ống phấn và chiều
dài vòi nhuỵ (lai xa…).

Câu 324:
a. Nấm gây bệnh tiết ra độc tố làm ức chế hoạt động của bơm proton trên màng của TV. Việc này có ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động sinh lý của TV?
b. Các câu sau sai hay đúng? Giải thích?
- Na+ là nguyên tố thiết yếu đối với thực vật C4 và CAM
- Để giảm độ kiềm của đất người ta thường bón vôi.
- Khi thiếu nguyên tố Bo thì lá bị vàng.
- Vi khuẩn nitrat hóa có nhiều trong đất làm cho đất nghèo N.
- Một số loài thực vật có khả năng chống chịu độc tính của Al
ĐÁP ÁN:
A Nấm gây bệnh tiết ra độc tố làm ức chế hoạt động của bơm proton trên màng của TV. Việc
này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sinh lý của TV?
- Cơ chế mở khí khổng dưới tác động của ánh sáng xanh.
- Cơ chế vận chuyển sucrose vào phloem.
- Cơ chế đồng chuyển vận chuyển NO3 vào TB.
- Sự kéo dài TB ở vùng kéo dài dưới tác động của AIA
B Các câu sau sai hay đúng? Giải thích?
- Na+ là nguyên tố thiết yếu đối với thực vật C4 và CAM
Đ vì Na có vai trò quan trọng trong việc tái sinh PEP đối với thực vật C4 và CAM.
- Để giảm độ kiềm của đất người ta thường bón vôi.
S để giảm độ kiềm bón sunfate (vôi thạch cao)
- Khi thiếu nguyên tố Bo thì lá bị vàng.

236
Đ vì Bo là cofactor trong tổng hợp Chlorophyll
- Vi khuẩn nitrat hóa là VK kị khí và làm cho đất nghèo N.
S VK nitrat hóa là VK hiểu khí, chuyển NH4+ thành NO3-, không làm thất thoát N của đất.
- Một số loài thực vật có khả năng chống chịu độc tính của Al
Đ vì chúng tiết ra các acid hữu cơ và các acid này lien kết với Al tự do trong đất.

Câu 325:
a. Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên, lục lạp được ngâm trong dung
dịch acid có pH=4 cho đến khi xoang thylakoid đạt pH=4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm
có pH=8. Đưa lục lạp vào trong tối. Lúc này lục lạp có tạo ATP không? Nếu có thì phân tử ATP được
hình thành bên trong hay bên ngoài màng tilacoit? Giải thích?
b. RubisCo là gì? Trong điều kiện đầy đủ CO 2 hoặc thiếu (nghèo) CO2 thì hoạt động của RubisCo như thế
nào?
ĐÁP ÁN:
a.
- Lục lạp có tạo ATP và tổng hợp ở ngoài màng thylakoid.
- Do xoang thylakoid có pH = 4; chất nền pH = 8 (nồng độ H+ ở xoang thylakoid cao hơn chất nền) → H+
khuếch tán từ xoang ra chất nền qua ATP synthase → Tổng hợp ATP ở chất nền stroma.
b.
- RubisCo hay còn gọi là enzyme Ribulose 1.5 bisphosphate cacboxylase/oxygenase, xúc tác cho phản
ứng chuyển hóa Ribulose 1.5 bisphosphate (RuDP) thành sản phẩm quan trọng.
- RubisCo có 2 đặc tính cacboxylase và oxygenase, tùy vào từng trường hợp mà đặc tính nào sẽ được biểu
hiện:
+ Trong môi trường đầy đủ CO2, RubisCo xúc tác cho phản ứng cố định CO2 trong chu trình Calvin:
RuDP + CO2 → 2 3-phosphoglycerate (C3)
3PG hay APG sẽ tiếp tục bị biến đổi để tạo nên phân tử đường nhờ sự có mặt của ATP và NADPH.
+ Trong môi trường nghèo CO2 (do khí khổng đóng lại khi ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao) thì RubisCo xúc
tác cho phản ứng:
RuDP + O2 → C3(3PG) + C2 (2 phosphoglycolate)
2phosphoglycolate được chuyển thành glycolate và sau đó được vận chuyển tới được biến đổi tiếp ở
perosixome và ty thể để tạo thành 1 số acid amin
Quá trình này được gọi là hô hấp sáng, làm tiêu hao 50% sản phẩm của quang hợp. Và nó chỉ xảy ra ở
thực vật C3.

Câu 326:
a. Vì sao nói nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp?
b. Sự hô hấp của hạt khi bảo quản dẫn tới các hậu quả nào? Tại sao trong bảo quản nhiều loại hạt người
nông dân phải phơi khô hạt trước khi cho vào kho bảo quản? Độ ẩm của hạt như thế nào thì khi bảo quản
trong kho sẽ đảm bảo chất lượng hạt?
ĐÁP ÁN:
a. Vì:
- Nước tham gia vào các phản ứng thủy phân và các phản ứng oxy hóa trong chu trình crep. Ở chu trình
crep nước là nguyên liệu tham gia vào quá trình phân giải Axetyl CoA thành sản phẩm cuối cùng là CO2.
- Trong chuỗi truyền điện tử, nước được tạo ra theo phương trình:
2H+ + 2e- + O2 → H2O
Do vậy nước vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp.
237
b. Trong khi bảo quản hạt đã diễn ra 2 dạng quá trình hô hấp là hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. Sự hô
hấp của hạt khi bảo quản sẽ dẫn tới các hậu quả sau:
+ Làm hao hụt lượng chất khô.
+ Làm tăng độ ẩm của khối hạt.
+ Làm thay đổi thành phần của không khí trong khoảng trống bao quanh khối hạt.
+ Tạo ra nhiệt trong khối hạt. Sự tăng độ ẩm và tăng nhiệt độ lại làm tăng quá trình hô hấp của khối hạt.
- Trong bảo quản hạt, cường độ hô hấp có ý nghĩa lớn. Cường độ hô hấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố
trong đó độ ẩm của khối hạt là nhân tố chủ yếu. Hạt càng ẩm hô hấp càng mạnh. Vì vậy người nông dân
phải phơi khô hạt trước khi cho vào kho bảo quản.
- Độ ẩm của hạt khô phải đảm bảo thấp hơn độ ẩm tới hạn thì khi bảo quản trong kho mới đảm bảo chất
lượng hạt.

Câu 327:
a. Các sắc tố phụ có những chức năng gì trong cơ thể thực vật? Em có đồng ý với ý kiến sau không “Diệp
lục có mặt ở tất cả các loài thực vật có khả năng quang hợp”? Giải thích.
b. Nêu những điểm khác nhau giữa Rubisco và PEP cacboxilaza về các tiêu chí: vị trí, cơ chất, phản ứng
xúc tác, ái lực với CO2.
ĐÁP ÁN:
a - Chức năng của các sắc tố phụ:
+ Hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục ở trung tâm phản ứng
+ Quang bảo vệ: các sắc tố phụ hấp thụ và tiêu tán năng lượng ánh sáng thừa, từ đó diệp lục tránh bị
tổn thương
- Đồng ý với ý kiến trên.
- Do diệp lục (đặc biệt là diệp lục a) có mặt ở trung tâm của hệ quang hóa, là sắc tố bắt buộc phải có
để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sắc tố phụ khác không có khả
năng trên.
b Đặc điểm Rubisco PEP cacboxilaza
Vị trí Lục lạp của tế bào bao bó mạch ở thực Lục lạp của tế bào mô giậu ở thực vật
vật C4, lục lạp của tế bào mô giậu ở C4
thực vật C3, CAM
Cơ chất RiDP, O2, CO2 PEP, CO2
Phản ứng xúc - RiDP + CO2 => 2 APG - PEP + CO2 => oxaloaxetat
tác - RiDP + O2 => APG + AG
Ái lực với Thấp hơn Cao hơn
CO2

Câu 328:
a. Trong phản ứng sử dụng O2 và giải phóng CO2 trong hô hấp sáng:
- Viết phương trình phản ứng (ghi rõ tên nguyên liệu và sản phẩm)
- Các phản ứng đó diễn ra ở bào quan nào và do sự xúc tác của enzim nào?
b. Tại sao người ta thường sử dụng biện pháp bảo quản khô đối với hạt giống? Tại sao hàm lượng CO 2
cao trong môi trường làm cho quá trình hô hấp bị ức chế?
ĐÁP ÁN:
a - RiDP + O2 => APG + AG (1)
- Glixin => serin + CO2 (2)

238
- Phản ứng (1) diễn ra ở lục lạp, enzim Rubisco xúc tác
- Phản ứng (2) diễn ra ở ti thể, enzim Glixin decacboxylaza xúc tác
b - Vì các loại hạt khô vẫn duy trì được cường độ hô hấp tối thiểu để giữ cho hạt còn khả năng nảy
mầm
- Các phản ứng decacboxi hóa giải phóng CO 2 trong hô hấp là các phản ứng thuận nghịch. Do đó
hàm lượng CO2 cao trong môi trường làm cho quá trình hô hấp bị ức chế

Câu 329:
a. Một mối lo ngại hiện nay đối với các cây trồng chuyển gen là khả năng các gen được đưa vào cây trồng
có thể chuyển sang các loài cỏ dại có họ hàng gần. Em hãy nêu bốn biện pháp để ngăn ngừa hiện tượng
thất thoát gen chuyển trên.
b. Bằng cách nào auxin làm giãn thành tế bào thực vật? Một bạn học sinh cho rằng tác động của auxin lên
tế bào có thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H + trong thành tế bào, em có đồng ý với ý kiến
này không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a - Chuyển gen bất thụ đực vào cây
- Chuyển gen gây vô phối sinh vào cây làm phôi phát triển không qua thụ tinh
- Chuyển gen vào ADN lục lạp, gen trong lục lạp sẽ không được chuyển vào hạt phấn
- Làm cho hoa phát triển bình thường nhưng không nở, do đó, sự tự thụ phấn sẽ xảy ra nhưng hạt
phấn không thoát ra khỏi hoa
b - Auxin làm giãn thành tế bào thực vật bằng cách kích thích mở các bơm H + trên màng sinh chất,
bơm H+ từ trong tế bào ra ngoài thành tế bào, từ đó làm giảm pH ở thành tế bào.
Sự giảm pH đã hoạt hóa enzim phân hủy polisaccarit liên kết giữa các sợi xenlulozo làm cho chúng
lỏng lẻo, tạo điều kiện cho thành tế bào dãn ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không bào
- Không đồng ý với ý do auxin không chỉ tác động làm dãn thành tế bào, nó còn hoạt hóa các gen
trong tế bào tổng hợp các protein và nguyên liệu mới đáp ứng cho sự sinh trưởng của tế bào.

Câu 330:
a) Tại sao khi thân của một cây thân gỗ bị tổn thương( bởi các tác nhân khác nhau như tác nhân cơ học, vi
khuẩn hoặc nấm), sau một thời gian vết thương lành nhưng phần tổn thương của cây trở nên xù xì và
cứng hơn các phần khác của cây?
b) Dựa trên nguyên tắc nào người ta tạo quả không hạt?
ĐÁP ÁN:
a)
- Khi tế bào thực vật bị tấn công các lớp bảo vệ không đặc hiệu như cutin hoặc sáp nến bị phá vỡ, các hệ
thống bảo vệ khác của cơ thể thực vật được kích hoạt (phytoalexin, PR prôtêin và polysaccharide).
- Phytoalexin tấn công trực tiếp các tác nhân gây bệnh; PR prôtêin tấn công tác nhân gây bệnh và truyền
tín hiệu cho các tế bào bên cạnh về sự hiện diện của mầm bệnh .
- Polysaccharide được tổng hợp làm cho cấu trúc tế bào được vững chắc hơn, ngăn cản sự lưu thông qua
cầu sinh chất với các tế bào xung quanh, ngăn cản sự lây nhiễm của tác nhân gây bệnh.
- Các phân tử polysaccchride mới được tổng hợp là nền vững chắc cho các phân tử lignin bám vào, làm
tăng cường sự vững chắc của tế bào và làm thay đổi hình dạng và màu sắc của các tế bào gây ra hiện
tượng xù xì và cứng ở phần bị thương.
b)
- Nguyên tắc: Sự tạo quả sau khi thụ tinh,sau khi thụ tinh phôi sẽ phát triển thành hạt và trong quá trình
hình thành hạt đó phôi sản xuất ra auxin nội sinh, auxin này được đưa vào bầu kích thích các tế bào bầu
239
phân chia lớn lên thành quả.
- Biết được điều đó để tạo quả không hạt người ta không cho hoa thụ phấn và như vậy phôi sẽ không hình
thành hạt, nhưng auxin nội sinh cũng không được hình thành và người ta đã thay thế bằng auxin ngoại
sinh bằng cách phun hoặc tiêm auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả .Quả này sẽ là quả không hạt.

Câu 331:
1. Với các loại cây trồng sau nên chú ý bổ sung loại phân bón chủ yếu nào để đạt năng suất cao: mía, cà
chua, cải ngọt, táo, vải, khoai lang, rau muống, củ cải đường, khoai tây? Giải thích.
2. Trong trồng trọt, có nên dùng thuốc tiêu diệt tận gốc các loại nấm ở thực vật không? Vì sao?
ĐÁP ÁN:
1. Loại phân bón chủ yếu cần chú ý với các loại cây trồng:
- Cải ngọt, rau muống là các loại cây thu hoạch lá, cần bón phân đạm bổ sung nguyên tố N cho cây, giúp
ra nhiều cành, lá, lá phát triển to và xanh tốt. (0,25)
- Mía, khoai lang, khoai tây cần bón đủ phân Kali. Vì K giúp cho việc vận chuyển đường về cơ quan dự
trữ, tăng hàm lượng tinh bột. (0,25)
- Cà chua, táo vải: thu hoạch quả nên cần bón phân lân (cung cấp P ) trong thời kì ra quả để quả ra sớm và
nhiều, đến thời kì bón thúc nên bổ sung Kali để tăng dự trữ đường trong quả, tăng màu sắc và chất lượng
quả. (0,25)
2. Không nên dùng thuốc diệt tận gốc các loại nấm kí sinh vì: (0,5)
- Chỉ nên loại trừ các loại nấm kí sinh gây hại, làm ảnh hưởng năng suất cây trồng.
Ví dụ nấm gây bệnh lúa von tiết Gibberelin gây ngã đổ ở lúa.
- Bên cạnh đó còn các loại nấm cộng sinh có lợi cho cây trồng.
Ví dụ nấm sợi cộng sinh với rễ cây giúp cây hút nước và muối khoáng tốt hơn.
- Việc dùng thuốc hóa học liều lượng cao để diệt tận gốc có thể gây nguy hại cho đất trồng và sức khỏe
người sử dụng, nên dùng các chế phẩm sinh học hay thiên địch.

Câu 332:
1. Thí nghiệm nghiên cứu về hoocmôn thực vật: Trồng các lô của một loài thực vật trong điều kiện giống
nhau hoàn toàn, chỉ khác ở việc mỗi lô được phun một trong ba loại hoocmôn thực vật tổng hợp Auxin,
Giberelin và Etylen với nồng độ khác nhau. Sau 10 ngày, đo và tính chiều cao trung bình (cm) của mỗi lô
và thu được bảng số liệu sau:
Nồng độ 0 1.10-7 2.10-7 4.10-7 8.10-7 1.10-3 2.10-3 3.10-3
Hoocmôn A 11 9,6 8,1 7,5 7,1 5,5 5,1 4,7
Hoocmôn B 11,2 11,7 12,3 15,6 14,8 17,9 18,7 19,6
Hoocmôn C 10,8 11,4 11,9 12,8 13,9 8,4 7,3 6,4
a. Cho biết A, B và C là loại hoocmon nào? Giải thích.
b. Ảnh hưởng của mỗi loại hoomon đến chiều cao thân có ý nghĩa gì đến sự phát triển của thực vật?
2. Quan sát ghi nhận được hai hiện tượng sau:
- Ở một số loài đước (Rhizophoro mangle): cây con nảy mầm khi quả còn trên cây.
- Ở ngô (Zea mays): một số quả trong vườn trồng có những hạt nảy mầm ngay khi quả còn tươi trên cây.
Hai hiện tượng trên khác nhau hay giống nhau? Cho biết ý nghĩa của chúng.
ĐÁP ÁN:
1. Thí nghiệm về hormone thực vật:
a. Các loại hormone:

240
A: Ethylen: Nồng độ càng tăng cây càng có biểu hiện lùn, đây là tác động 3 bước làm giảm chiều cao
thân của cây.
B: Gibberelin: kích thích kéo dài chiều cao thân, không ức chế ở nồng độ cao.
C: Auxin: Nồng độ thấp (1.10 -7 M đến 8.10-7 ) kích thích kéo dài thân nhưng ức chế ở nồng độ cao (1.10 -
3
đến 3.10-3).
(Đúng 2 ý được 0,25; đúng 3 ý được 0,5)
b. Ý nghĩa của tác động của ba hormone đến chiều cao thực vật:
- Ethylen: Tác động làm thân lùn và mập ra, giúp cây mọc ngang tránh vật cản.
- Gibberelin: Giúp cây vươn dài nhận ánh sáng, tăng không gian dự trữ carbohydrate ở thực vật dự trữ ở
thân.
- Auxin: Sự tác động phụ thuộc nồng độ có ý nghĩa trong vận động hướng sáng, hướng đất và hướng
trọng lực.
(Đúng 2 ý được 0,25; đúng 3 ý được 0,5)
2. Hai hiện tượng:
* Chúng có những điểm giống nhau và khác nhau:
- Giống nhau: Nồng độ thấp của acid abscisic không ức chế được sự nảy mầm của hạt. (0,25)
- Khác nhau: (0,5)
+ Cây con nảy mầm trên cây đước là hiện tượng thai sinh – hiện tượng hoàn toàn bình thường và luôn
xảy ra ở những loài này.
+ Hạt ngô nảy mầm trên cây: đây là sự bất thường trong việc sản sinh, phân giải hay tác động của
hormone thực vật acid abscisic làm phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt ngay cả khi chưa phải thời điểm
thích hợp. Hiện tượng chỉ xảy ra ở nhưng cây bị rối loạn, đột biến.
* Ý nghĩa: (0,25)
- Thai sinh giúp cây con nảy mầm trong điều kiện thuận lợi, hạt sẽ bị chết, hoặc không thể nảy mầm trong
điều kiện yếm khí và nồng độ muối cao dưới bùn. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và thích
nghi của loài trong điều kiện đặc biệt của vùng ngập mặn.
- Hạt ngô nảy mầm sớm là do rối loạn nên không có ý nghĩa với sự tồn tại của loài, chỉ có ý nghĩa trong
việc nghiên cứu cơ chế tác động của hormone thực vật.

Câu 333:
1. Chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, sau đó
quan sát dưới kính hiển vi thì nhận thấy: vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo với số lượng khác nhau. Hãy
giải thích:
a) Vì sao vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo ?
b) Vì sao số lượng vi khuẩn ở hai đầu sợi tảo khác nhau ?
2. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp của tế bào mô giậu? Đặc điểm
này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó mạch như thế nào?
ĐÁP ÁN:
1. (1 điểm)
a) – Khi chiếu sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phân thành bảy màu : đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm,
tím. Các tia sáng này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia. (0,25 điểm)
- Ở hai đầu sợi tảo : một đầu hấp thu ánh sáng đỏ, đầu kia hấp thu ánh sáng tím sẽ quang hợp mạnh nhất,
thải oxi nhiều nhất và vi khuẩn tập trung ở đây. (0,25 điểm)
b) – Đầu sợi tảo hấp thu ánh sáng đỏ có vi khuẩn tập trung nhiều hơn ở đầu hấp thu ánh sáng tím. (0,25
điểm)

241
- Vì ánh sáng đỏ có số lượng photon nhiều hơn (gấp đôi) ánh sáng tím nên hiệu quả quang hợp cao hơn.
(0,25 điểm)
2. (1 điểm)
- Lục lạp của tế bào bao bó mạch khác với lục lạp tế bào mô giậu:
+ Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn. (0,25 điểm)
+ Chỉ có PSI, không có PSII. (0,25 điểm)
- Đặc điểm này phù hợp với tế bào bao bó mạch:
+ Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn phù hợp với chức năng thực hiện pha tối (chu trình
Calvin) của tế bào bao bó mạch. (0,25 điểm)
+ Không có PSII → không có O 2 trong tế bào → tránh được hiện tượng O 2 cạnh tranh với CO2 để liên kết
với enzim Rubisco (tránh được hô hấp sáng) (0,25 điểm)

Câu 334:
1. Tế bào thực vật ở mô phân sinh tăng trưởng kéo dài do tác động của những cơ chế nào? Dựa vào những
cơ chế đó, hãy nêu các biện pháp cần thiết để tế bào thực vật có thể tăng trưởng bình thường.
2. Trình bày những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả. Vì sao muốn quả chín nhanh người ta
phải ủ kín?
ĐÁP ÁN:
1. (1 điểm)
- Tế bào thực vật ở mô phân sinh tăng trưởng kéo dài do tác động của 3 cơ chế :
+ Cơ chế thẩm thấu: các không bào nhỏ của tế bào mô phân sinh (do hoạt động trao đổi chất) hấp thụ
nước làm không bào lớn lên thành không bào trung tâm dồn nhân và tế bào chất về sát màng xenlulôzơ.
(0,25 điểm)
+ Auxin (và giberelin) kích thích sự lớn lên của tế bào nhờ sự hoạt hoá hoạt động vận chuyển
+
H của bơm proton, tạo ATP làm nguồn năng lượng cho hoạt động tế bào và thúc đẩy sự tăng trưởng.
(0,25 điểm)
+ Sinh trưởng axit làm mềm, giãn thành xenlulôzơ: Do hoạt động của bơm proton nằm trên màng
sinh chất vận chuyển H+ về phía thành xenlulozơ tạo môi trường axit, làm đứt gãy cầu ngang giữa các sợi
xenlulozơ làm trượt giãn thành tế bào. (0,25 điểm)
b) Để tế bào tăng trưởng cần cung cấp đủ nước, hoocmon,.. (0,25 điểm)
2. (1 điểm)
- Những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả:
+ Biến đổi màu sắc: giảm sắc tố clorophyl, tăng sắc tố carôten, xantôphyl,.. làm quả có màu vàng, đỏ,
cam,.. (0,25 điểm)
+ Biến đổi độ mềm: pectat canxi có ở tế bào quả xanh bị phân hủy làm cho các tế bào rời nhau, xenlulozo
ở thành tế bào bị thủy phân làm tế bào của vỏ và ruột quả mềm ra. (0,25 điểm)
+ Biến đổi mùi vị: tổng hợp các chất có bản chất este, anđêhit, xêtôn làm quả có mùi thơm. Các hợp chất
tanin, axit hữu cơ, ancaloit bị phân hủy, đồng thời tổng hợp các đường saccarôzơ, fructôzơ tăng lên làm
quả ngọt. (0,25 điểm)
- Muốn quả chín nhanh người ta phải ủ kín, vì: (0,25 điểm)
+ Ủ kín để etylen nội sinh không khuếch tán ra môi trường.
+ Ủ để giữ nhiệt => tăng tốc độ các phản ứng chuyển hóa trong quả.

Câu 335:
1. Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh mặt dưới của lá có nhiều lỗ khí hơn mặt trên. Để có kết quả rõ rệt
nhất, nên chọn cây chịu hạn hay cây trung sinh ? Vì sao ?
242
2. Chứng minh thân và rễ cây có phản ứng khác nhau với trọng lực. Vì sao có sự khác nhau đó? Nêu ý
nghĩa của hướng trọng lực đối với cây.
ĐÁP ÁN:
1. (1 điểm)
- Bố trí thí nghiệm :
+ Tưới đẫm vào gốc cây, chọn một lá bánh tẻ. Dùng hai miếng giấy tẩm coban clorua đã sấy khô (có màu
xanh da trời) kẹp vào hai mặt lá (đối xứng nhau). Đặt hai miếng kính mỏng lên hai mặt giấy rồi kẹp chặt
lại. Sau 15 phút, lấy miếng giấy ra quan sát diện tích giấy bị đổi màu (từ xanh sang hồng).
(0,25 điểm)
+ Kết quả là miếng giấy đặt ở mặt dưới lá có diện tích màu hồng lớn hơn so với miếng giấy ở mặt trên,
chứng tỏ nước thoát ra ở mặt dưới nhiều hơn => khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên.
(0,25 điểm)
- Để có kết quả rõ rệt nhất nên chọn cây chịu hạn. (0,25 điểm)
- Vì lá của chúng không có lỗ khí ở mặt trên và thường có tầng cutin dày để chống nóng và giảm thoát hơi
nước. (0,25 điểm)
2. (1 điểm)
- Chứng minh thân và rễ cây có phản ứng khác nhau với trọng lực :
Cho hạt đậu đã nẩy mầm vào một ống trụ bằng nhựa có lót bông ẩm và treo nằm ngang. Sau một thời gian
rễ và thân mọc dài ra khỏi ống nhưng rễ quay xuống đất (hướng đất dương) con thân hướng lên trên
(hướng đất âm) (0,25 điểm)
- Giải thích :
+ do sự phân bố auxin không đều ở mặt trên và mặt dưới của cây và phản ứng khác nhau của thân và rễ
với nồng độ auxin. (0,25 điểm)
+ Khi cây nằm ngang, auxin tập trung ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên. Rễ cây sinh trưởng mạnh khi nồng
độ auxin thấp → mặt trên của rễ sinh trưởng mạnh hơn mặt dưới => kết quả rễ uốn cong xuống đất.
Ngược lại, thân sinh trưởng mạnh khi nồng độ auxin cao → mặt dưới thân của sinh trưởng mạnh hơn mặt
trên = > kết quả là cây uốn cong lên trên. (0,25 điểm)
- Ý nghĩa : rễ hướng đất dương giúp rễ đâm sâu xuống đất để lấy nước và muối khoáng, đồng thời giữ
chặt cây vào đất. (0,25 điểm)

Câu 336:
1. Khi chu trình Krebs dừng lại thì cây bị ngộ độc bởi NH3 đúng hay sai? Giải thích.
2. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Krebs không có sự tiêu dùng oxi nhưng vẫn
được xếp vào pha hiếu khí?
ĐÁP ÁN:
1. (1 điểm)
- Đúng. (0,25 điểm)
- Chu trình Krebs tạo ra các hợp chất trung gian, đặc biệt là các axit hữu cơ, tham gia vào quá trình đồng
hóa NH3 trong cây tạo ra các axit amin. (0,25 điểm)
- Các axit amin được hình thành còn liên kết với NH3 tạo ra các amit, giải độc NH3 cho cây. (0,25 điểm)
- Nếu chu trình Krebs dừng lại  không có các axit hữu cơ để kết hợp với NH3 thành axit amin, amit 
cây tích luỹ nhiều NH3  ngộ độc. (0,25 điểm)
2. (1 điểm)
- Chu trình Krebs phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản phẩm chủ yếu là chất khử NADH, FADH 2.
Các chất này vận chuyển điện tử, tạo lực hóa thẩm ở chuỗi truyền e- ở màng trong ti thể. (0,5 điểm)

243
- Oxi là chất nhận e- cuối cùng trong chuỗi truyền e-, nếu không có oxi chuỗi truyền e - sẽ ngừng hoạt động
làm ứ đọng NADH, FADH2 dẫn đến cạn kiệt NAD+, FAD+ và các phản ứng của chu trình Kebs ngừng trệ.
(0,5 điểm)

Câu 337:
a) Những cây lá màu đỏ thì có quang hợp không? Vì sao?
b) Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào trong quang hợp? Nêu các điểm chính trong quá trình này? Ánh
sáng/Diệp lục
2H2O Ánh sáng /Diệp lục 4H+ + 4e- + O2

ĐÁP ÁN:
- Những cây lá màu đỏ vẫn quang hợp được nhưng yếu hơn
- Lí do: Lá những cây này vẫn có chứa diệp lục nhưng bị che bởi màu đỏ của sắc tố dịch bào là
antôxianin và carôtenôit
- Sơ đồ mô tả quá trình quang phân li nước trong pha sáng
(Hoặc thí sinh nêu: mô tả pha sáng cũng coi là đúng do sự lệch nhau về thông tin giữa Sinh học 11
nâng cao và cơ bản)
- Các điểm chính trong quá trình này:
+ Năng lượng kích thích chất diệp lục thành dạng kích động và được sử dụng để quang phân li nước
+ Hình thành ATP và chất khử NADPH
+ Giải phóng O2 từ nước.
(Hoặc thí sinh chỉ nêu tên các sản phẩm tạo thành là ATP, chất khử NADPH, O 2 thì cũng coi là đúng
và đạt điểm 0,75 do lệch nhau về thông tin giữa hai chương trình nâng cao và cơ bản)

Câu 338:
a) Có một số cây nhốt côn trùng từ 5h chiều đến khoảng 6 – 7h sáng hôm sau mới thả. Hãy giải thích
vì sao cây này lại phải làm như vậy và thử đoán xem chúng đã nhốt và thả côn trùng như thế nào?
b) Dựa trên cơ chế nào mà phản ứng tự vệ ở cây trinh nữ được coi là ứng động sức trương nhanh?
c) Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá.
ĐÁP ÁN:
* Cơ chế dẫn đến phản ứng tự vệ ở cây trinh nữ được coi là ứng động sức trương nhanh :
- Do cấu tạo : Ở gốc cuống lá và đôi khi ở gốc của cuống lá chét có cơ quan chuyên hoá gọi là thể
gối. Một thể gối bao gồm các tế bào mô mềm có vách mỏng bao quanh mô mạch dẫn tạo thành một
gốc của cuống lá hoặc cuống lá chét.
- Do hoạt động :
+ Ở trạng thái bình thường : Khi tế bào của thể gối trương hoàn toàn (chứa nhiều nước) thì cuống lá
hoặc cuống lá chét đứng thẳng, lá và lá chét xoè ra hoàn toàn.
a + Ở trạng thái bị kích thích : Khi bị chấn động tế bào của mô dưới sinh ra một chất có bản chất
oxyaxit làm tính thấm tăng lên đột ngột. Kali và Malat được vận chuyển ra khỏi không bào làm
giảm thế thẩm thấu, đồng thời nước được dẫn truyền từ tế bào mô mềm ở mặt dưới của thể gối
(giữa lá và cành, giữa cành và thân) vào mô mạch dẫn hoặc mô lân cận làm độ trương của tế bào thể
gối ở bề mặt dưới nhỏ hơn so với độ trương của tế bào thể gối ở bề mặt trên, do đó cuống lá xếp
gập lại làm cho lá khép lại với nhau. Dẫn đến phản ứng ở tại lá bị kích thích bắt đầu < 0,1 giây và
hoàn thành trong khoảng 1 giây, với tốc độ nhanh như vậy nên phản ứng này được coi là ứng động
sức trương nhanh.

244
- Chiết rút sắc tố:
+ Lấy 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối nghiền với axêton 80%.
+ Thêm axêton, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết ta được 1 hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.
- Tách các sắc tố thành phần:
b
+ Lấy một lượng benzene gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào hỗn hợp sắc tố, lắc đều rồi đề yên.
+ Vài phút sau quan sát dung dịch phân thành hai lớp:
++ Lớp trên có màu xanh lục là do clorophyl tan trong axêton.
++ Lớp dưới có màu vàng là do carotenoit tan trong benzene

Câu 339:
a) Quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở thực vật chủ yếu nhờ có lông hút, nhưng nhiều loài thực
vật không có lông hút thì chúng hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cách nào?
b) Tại sao khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N, Mg, Fe cây đều bị vàng lá, nhưng biểu hiện
khác nhau: Thiếu N, Mg cây bắt đầu vàng từ lá già, còn thiếu Fe cây lại biểu hiện vàng từ lá non?
ĐÁP ÁN:
a.
- Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
- Một số cây trên cạn, hệ rễ không có lông hút (thông, sồi) nhưng rễ được nấm cộng sinh với rễ bao bọc.
Nhờ nấm rễ các loại cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng và có tính chọn lọc, mặt khác
sợi nấm tạo nên bề mặt hấp thu lớn.
- Ở tế bào còn non, vách tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng.
b. Vì N và Mg là thành phần của clorophyl, còn Fe tham gia xúc tác phản ứng tổng hợp clorophyl. Do
vậy, thiếu các nguyên tố khoáng N, Mg, Fe thì clorophyl không được hình thành nên lá cây có màu vàng.
N và Mg là những nguyên tố linh động nên khi cây thiếu các nguyên tố này, cây có thể huy động chúng
từ các bộ phận già bằng cách phân hủy diệp lục ở các lá già để lấy N, Mg vận chuyển lên cung cấp cho
các lá non do vậy các lá già bị vàng. Còn Fe là nguyên tố cố định, khi cây thiếu Fe thì diệp lục ở các lá
non không được tạo ra, do vậy cây bị vàng lá non.

Câu 340:
a) Hãy nêu vai trò của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa đối với sự nảy mầm của hạt? Hãy thiết kế thí
nghiệm chiếu sáng hạt rau diếp với ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa để thử nghiệm các tác động của chúng
lên sự nảy mầm của hạt.
b) Người ta quan sát ở hạt cây đước đỏ (Rhizophora mangle) nảy mầm khi vẫn còn trên cây, hiện tượng
này cũng bắt gặp ở một dòng ngô có hạt nảy mầm khi vẫn còn trên quả. Hai hiện tượng này do sự thiếu
hụt một loại hoocmôn nào? Hãy trình bày chức năng của loại hoocmôn trên.
ĐÁP ÁN:
a.
- Ánh sáng đỏ kích thích sự nảy mầm của hạt còn ánh sáng đỏ xa ức chế sự nảy mầm của hạt. Ánh sáng ở
lần chiếu cuối cùng là nhân tố quyết định.
- Bố trí thí nghiệm:
Ngâm hạt trong nước chia đều hạt thành các lô: lô 1, 2, 3, 4, 5
Lô 1: Hạt để trong tối (đối chứng)
Lô 2: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - để trong tối
Lô 3: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa – để trong tối
Lô 4: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa – đỏ - để trong tối

245
Lô 5: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa – đỏ - đỏ xa – để trong tối
Kết quả: Lô 2 và lô 4 hạt nảy mầm, lô 1, 3, 5 hạt không nảy mầm
- Kết luận: Ánh sáng đỏ kích thích sự nảy mầm của hạt còn ánh sáng đỏ xa ức chế sự nảy mầm của hạt.
Ánh sáng ở lần chiếu cuối cùng là nhân tố quyết định.
- Giải thích:
+ Quang thụ thể chịu tránh nhiệm gây ra tác động trái ngược của ánh sáng đỏ và đỏ xa là phitocrom (P r và
Pfr), Pr hấp thụ cực đại ánh sáng đỏ còn Pfr hấp thụ ánh sáng đỏ xa hai dạng này chuyển hóa thuận nghịch
dưới tác dụng của ánh sáng.
+ Sự hấp thụ ánh sáng đỏ làm Pr chuyển thành Pfr kích thích sự nảy mầm của hạt và ánh sáng đỏ xa làm
đảo ngược quá trình này.
+ Thực vật tổng hợp phytocrom dưới dạng Pr nếu hạt được giữ trong tối, sắc tố hầu như hoàn toàn duy trì
ở dạng Pr.
b.
- Hai trường hợp trên là do thiếu hoocmôn axit abxixic (AAB)
Giải thích: AAB duy trì trạng thái ngủ của hạt, khi thiếu AAB hạt gỡ bỏ trạng thái ngủ và nảy mầm ngay
trên cây.
- Trình bày ít nhất 3 tác động của AAB
Ví dụ: Đóng mở khí khổng
Điều hòa ngủ nghỉ, nảy mầm ở thực vật
Hình thành tầng rụng
Chống stress

Câu 341:
a. Sức hút nước (S) của tế bào thực vật là gì? Sức hút nước có mối tương quan với áp suất thẩm thấu của
dịch bào và phản lực T (Turo) của vách tế bào như thế nào? Khi đưa một tế bào thực vật có áp suất thẩm
thấu là 1,7 atm và phản lực T của vách tế bào là 0,6 atm vào dung dịch saccarozơ có áp suất thẩm thẩu 1,1
atm thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
b. Các tác nhân kích thích mở và đóng lỗ khí? Nồng độ CO2 trong khí quyển ảnh hưởng như thế nào đến
mật độ lỗ khí của lá?
ĐÁP ÁN:
a * Sức hút nước là hiệu số giữa áp suất thẩm thấu của dịch bào và phản lực T của vách tế bào ( S= P-
T)
* S = P khi T = 0, nghĩa là khi tế bào ở trạng thái co nguyên sinh.
S = 0 khi P=T, chính là lúc tế bào no nước tối đa.
S > 0 khi P> T ,lúc tế bào chưa no nước.
* Sức hút nước của tế bào lúc đầu: S = 1,7- 0,6=1,1 atm. Lúc này sức hút nước cân bằng với Ptt của
dung dịch đường, nên tế bào không thay đổi.
b * Các tác nhân:
- Ánh sáng: Kích thích tế bào bảo vệ tích lũy K+ Tế bào trương nước
- Sự thiếu CO2: Quang hợp làm cho nồng độ CO2 trong các khoang khí giảm mạnh dẫn tới lỗ khí mở,
nếu đủ nước cung cấp cho lá.
- Đồng hồ sinh học: Đồng hồ nội sinh trong tế bào bảo vệ làm cho lỗ khí mở đóng theo nhịp ngày
đêm.
- Các stress của môi trường (Khô hạn) làm cho khí khổng đóng vào ban ngày khi cây thiếu nước.
Axit abxixic tăng tiết lỗ khí đóng.
* Mật độ lỗ khí của lá do hai yếu tố quyết định: Di truyền và môi trường. Mật độ lỗ khí là một đặc
246
điểm phát triển dễ biến đổi của nhiều thực vật:
+ Độ phơi sáng cao và nồng độ CO2 thấp trong quá trình phát triển dẫn tới mật độ lỗ khí tăng trong
nhiều loài (Vì cường độ ánh sáng cao lỗ khí không mở rộng mà nồng độ CO2 lại thấp cần phải có
nhiều lỗ khí để lấy được đủ CO2 cho quang hợp)
+ Nồng độ CO2 khí quyển tăng thì mật độ lỗ khí của nhiều loài giảm.
⃰ Quá trình đồng hóa Nitơ ở TV gồm 2 giai đoạn:
−¿¿ −¿¿ +¿¿
+ Khử nitrat: NO 3 → NO 2 → NH 4 (cần NADPH và FredH2).
+¿¿
+ Đồng hóa amoni: NH 4 + cetoaxit (R-COOH) → axit amin.
−¿¿ −¿¿
Trời âm u, thiếu ánh sáng, cây không quang hợp không sinh NADPH để biến đổi NO 3 → NO 2 .
−¿¿ +¿¿
Không sinh FredH2 để biến đổi NO 2 → NH 4 . Dẫn đến dư thừa NO−¿. 3
¿

Trời lạnh, nhiệt độ thấp → hô hấp giảm ảnh hưởng đến chu trình Krebs → thiếu R – COOH, thiếu
nguyên liệu đồng hóa amoni → dư thừa NH +¿.¿
4
+¿¿ −¿¿
Dư thừa NH 4 và NO 3 có thể gâu ngộ độc cho người khi sử dụng.

Câu 342:
a. Khí khổng đóng xảy ra trong điều kiện nào?
b. Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ cyanide),
sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh hưởng
không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. Khí khổng đóng xảy ra trong điều kiện
- Khi nồng độ CO2 cao: Hô hấp mạnh hơn quang hợp
- Vào buổi trưa cường độ thoát hơi nước cao (lượng nước mất đi nhiều hơn lượng nước được hấp thụ) 
giảm sức trương tế bào bảo vệ
- Khi cây bị hạn, hàm lượng axit absxixic (AAB) trong lá tăng kích thích kênh K + mở cho ion này ra
khỏi tế bào bảo vệ  mất nước và xẹp lại
- Khi tế bào bão hòa nước (sau mưa), các tế bào biểu bì xung quanh khí khổng tăng thể thích, ép lên các tế
bào làm khe khí khổng khép lại 1 cách bị động.
- Ban đêm thiếu ánh sáng làm cho K+ và nước thoát ra ngoài tế bào nên khí khổng đóng (trừ thực vật
CAM).
b. - Sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) có bị ảnh
hưởng.
vì protein màng đồng vận chuyển (H +/saccharose) thực hiện vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào
kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được, cần có bơm proton đẩy H + từ phía trong màng ra phía
ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H +/saccharose), bơm proton hoạt
động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp.
- Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP do đó làm giảm sự vận chuyển chủ
động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và tế bào kèm.

Câu 343:
a. Tại sao nhiều loài thực vật nhiệt đới về mùa thu - đông, lá thường chuyển từ màu xanh lục sang màu
vàng và có hiện tượng rụng hàng loạt? Hiện tượng này có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây?
b. Trong chu trình sống, thực vật có thể nhận nitơ từ những nguồn nào? Giải thích tại sao trong công cuộc
phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nước ta, loài cây gỗ keo tai tượng đang được trồng phổ biến?

247
ĐÁP ÁN:
a. Tại sao nhiều loài thực vật nhiệt đới về mùa thu - đông, lá thường chuyển từ màu xanh lục sang
màu vàng và có hiện tượng rụng hàng loạt? Hiện tượng này có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây?
- Mùa thu - đông, khí hậu khô, lượng nước trong đất giảm, nhiệt độ giảm nên hoạt động hô hấp của rễ
giảm, cây bị thiếu nước, cây tăng cường tổng hợp ABA.
- ABA tích lũy nhiều thúc đẩy sự già hóa của tế bào: ức chế tổng hợp các chất, diệp lục bị phân giải, còn
lại các sắc tố carôten và xantôphin nên lá có màu vàng. ABA tích lũy nhiều thúc đẩy hình thành tầng rời,
gây hiện tượng rụng lá.
- Ý nghĩa:
+ hàm lượng ABA tăng có vài trò điều tiết sự đóng mở khí khổng, hạn chế quá trình thoát hơi nước.
+ rụng lá làm giảm sự mất nước qua thoát hơi nước ở lá…
b. Trong chu trình sống, thực vật có thể nhận nitơ từ những nguồn nào? Giải thích tại sao trong
công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nước ta, loài cây gỗ keo tai tượng đang được trồng phổ
biến?
- Nguồn cũng cấp nitơ cho cây:
+ Nguồn nitơ ở dạng NO3- được hình thành bằng con đường điện hóa trong các cơn mưa giông.
+ Nguồn nitơ ở dạng ở dạng NH4+ được hình thành do quá trình cố định nitơ khí quyển của các vi sinh vật
có khả năng cố định nitơ và do sự phân giải xác và các chất thải sinh vật do nhóm vi khuẩn amôn hóa
thực hiện.
+ Nguồn nitơ do con người cung cấp dưới dạng phân bón.
- Đặc điểm của loài keo tai tượng: Loài keo tai tượng có tốc độ sinh trưởng nhanh, độ che phủ cao,
nhanh cho gỗ làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, rễ keo có vi khuẩn sống cộng sinh nên có tác
dụng cải tạo đất.
(Học sinh có thể trình bày mỗi ý bằng sơ đồ biến đổi hóa học nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

Câu 344:
a. Dựa vào kiến thức về thụ tinh kép ở thực vật, hãy xác định kiểu gen của phôi, nội nhũ, tế bào thịt quả
khi lấy hạt phấn của cây có kiểu gen AA thụ phấn cho cây có kiểu gen aa?
b. Biểu đồ hình bên phản ánh các quang chu kì:
A, B, C và D. Một cây ngày dài sẽ ra hoa hay
không ra hoa nếu được đặt vào mỗi quang chu
Thời gian tối
kì trên? Giải thích?
Chú thích * R: ánh sáng đỏ.
* FR: ánh sáng đỏ xa. Thời gian sáng

A B C D
ĐÁP ÁN:
a.
- Cây AA sẽ cho hạt phấn có nhân sinh sản mang gen A. Khi hạt phấn này nảy mầm sẽ cho 2 tinh tử
mang gen A
- Cây aa sẽ cho túi phôi có noãn cầu mang gen a và nhân lưỡng bội mang gen aa
- Khi thụ tinh kép:
+ Tinh tử thứ nhất (A) kết hợp với noãn cầu (a) tạo ra hợp tử mang gen Aa phát triển thành phôi nên
kiểu gen của phôi là Aa
+ Tinh tử thứ hai (A) kết hợp với nhân lưỡng bội (aa) tạo thành tế bào tam bội có kiểu gen Aaa phát
triển thành nội nhũ. Nên nội nhũ có kiểu gen Aaa.
- Sau khi thụ tinh. Noãn phát triển thành hạt, bầu hình thành nên quả do vậy tế bào thịt quả có nguồn
248
gôc từ tế bào bầu nhụy của cây cái. Kiểu gen của tế bào thịt quả là aa.
b.
- A: Cây ngày dài ra hoa vì thời gian trong bóng tối nhỏ hơn thời gian tới hạn
- B: Cây ngày dài ra hoa vì thời gian bóng tối lớn hơn thời gian tới hạn nhưng ngắt quãng bởi ánh sáng đỏbiến
Pđ thành Pđx kích thích ra hoa.
- C: Cây ngày dài không ra hoa vì thời gian bóng tối lớn hơn thời gian tới hạn nhưng bị ngắt quãng bởi ánh
sáng đỏ xa Pđx thành Pđ là dạng không hoạt động nên không kích thích ra hoa ở cây ngày dài
- D: Cây ngày dài không ra hoa vi thời gian bóng tối lớn hơn thời gian tới hạn nhưng bị ngắt quãng bởi ánh
sáng đỏ xa ở lần chiếu sáng cuối cùng nên biến Pđx thành Pđ là dạng không hoạt động nên không kích thích
ra hoa ở cây ngày dài.

Câu 345:

ĐÁP ÁN:

Câu 346:

ĐÁP ÁN:
3.

4.

249
Câu 347:

ĐÁP ÁN:

Câu 348:

ĐÁP ÁN:
2.

250
3.

Câu 349: Cây cacao (Theobroma cacao) là một loài thực vật
thường xanh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của Mexico. Trong 30

Tỉ lệ % số lá chết/ cây
lá cây có một loài sinh vật đơn bào là Phytophthora và một loài 25
nấm cùng sinh sống. Các nhà khoa học ở trường đại học Arizona 20
(Mỹ) đã thực hiện một thí nghiệm để nghiên cứu về sự tác động 15
của loài nấm trên và Phytophthora đến sự sinh trưởng của thực 10
vật. Kết quả thu được được hiển thị ở hình bên:
5
a) Trong thí nghiệm này, nấm và Phytophthora đã tác động đến
0
cây cacao như thế nào? Giải thích. E-P- E+P- E+P+ E-P+
b) Dự đoán mối quan hệ giữa nấm và Phytophthora trên cây Thí nghiệm
cacao. Giải thích.
c) Nếu khu vực đất trồng cây cacao được xử lý với thuốc diệt nấm thì kết quả thí nghiệm có thay đổi
không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a.
- Khi không có Phytophthora, mặc dù có hay không xuất hiện nấm thì cây đều không bị chết lá. Nhưng
khi có Phytophthora xuất hiện thì cây có biểu hiện chết lá, điều này chứng tỏ Phytophthora là tác nhân
gây hại cho cây làm lá chết
- Nấm là yếu tố làm giảm ảnh hưởng xấu của Phytophthora, thể hiện ở tỉ lệ lá chết giảm 15% khi cùng có
P và nấm (E+P+: 23% lá chết, E-P+: 8% lá chết)
b.
- Phytophthora là tác nhân làm lá chết nên chúng có thể là vật kí sinh sống trên cây lấy dinh dưỡng và
gây độc cho cây
- Nấm có thể đã cộng sinh với tế bào trong lá cây, làm ức chế khả năng gây hại của Phytophthora
c. Không. Vì cả nấm và Phytophthora đều sống trên lá cây, do đó khi đất được xử lí với thuốc diệt nấm
thì cả hai loài đều không bị ảnh hưởng → kết quả không thay đổi

Câu 350: Harry Borthwick, Sterling Hendricks và các đồng nghiệp tại bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực
hiện một loạt các thí nghiệm mang tính bước ngoặt để chứng minh sự tồn tại của thụ thể ánh sáng đỏ - có
tính chất quyết định sự nảy mầm của hạt. Borthwick là con trai của một nhà nghiên cứu bệnh học thực
vật, đã nối nghiệp bố mình và đi theo con đường nghiên cứu sinh lý thực vật. Sau khi quang chu kỳ được
251
phát hiện, tầm quan trọng của các phản ứng không phụ thuộc quang hợp với ánh sáng trở thành một chủ
đề nóng của nghiên cứu. Trong hơn một thế kỷ, người ta đã biết rằng hạt giống rau diếp cần ánh sáng để
nảy mầm. Bằng cách đặt hạt giống rau diếp trong một môi trường mà có thể thay đổi một số điều kiện,
nhóm Borthwick đã thử nghiệm tín hiệu của ánh sáng trên sự nảy mầm của hạt.
a) Ảnh hưởng của quang phổ đến sự nảy mầm của hạt được nghiên cứu bằng cách ngâm hạt trên giấy lọc
ẩm trong tối 16 giờ (tạo điều kiện ẩm) sau đó hạt được chiếu ánh sáng với các bước sóng khác nhau trong
1 phút. Cuối cùng các hạt được đem trở lại trong tối và kiểm tra sự nảy mầm sau 2 ngày. Kết quả thu
được trình bày ở bảng 7.1
Bước sóng 560 570 580 590 600 620 640 660 680 690 700
Năng lượng cần
cho 50% số hạt nảy 35 25 15 10 8 6 4 3 4 45 80
mầm
- Giải thích sự khác biệt về hiệu quả năng lượng: con số cao và thấp trong bảng có ý nghĩa gì?
- Vẽ biểu đồ thể hiện kết quả thu được. Nhận xét. Bảng 7.2 Chiếu sáng Tỷ lệ nảy mầm
b) Ngoài ảnh hưởng bởi quang phổ, người ta đã (%)
chứng minh được ảnh hưởng của các loại ánh sáng Không 8.5
khác nhau đến phản ứng của thực vật. Sau khi thu R 98
được kết quả ở bảng 7.1, nhóm Borthwick’s tiếp tục FR 54
làm thí nghiệm với 5 nhóm hạt mới (mỗi nhóm 200 R→ FR → R 100
R → FR→ R → FR 43
hạt) với công thức chiếu sáng khác nhau (được chiếu
R → FR→ R → FR → 99
ánh sáng bước sóng 660nm (đỏ, R) trong 1 phút và R
chiếu ánh sáng 700nm (đỏ xa, FR) trong 4 phút). Hạt
sau đó được trả về trong tối và kiểm tra sự nảy mầm trong 2 ngày. Kết quả thu được trình bày ở bảng 7.2
- Có thể kết luận gì về sự phản ứng của hạt đối với tín hiệu ánh sáng? Giải thích kết quả thu được
- Tại sao một số hạt không được chiếu sáng vẫn nảy mầm?
ĐÁP ÁN:
a.
- Con số cao hơn thể hiện tại bước sóng đó cần nhiều năng lượng hơn để gây đáp ứng (hạt nảy mầm) so
với con số thấp hơn.
- Thí sinh vẽ đúng đồ thị, chú thích đầy đủ được 0,25 điểm (có thể vẽ biểu đồ dạng khác):
90 - Nhận xét (0,25 điểm x 3 = 0,75
80 điểm)
70 + Hiệu quả năng lượng càng thấp
Hiệu quả năng lượng

60 thì tỉ lệ nảy mầm càng cao. Các


50
bước sóng khác nhau có hiệu quả
40
năng lượng khác nhau nên cũng ảnh
30
hưởng đến tỉ lệ nảy mầm không
20
giống nhau.
10
+ Hiệu quả năng lượng thấp nhất ở
0
560 580 600 620 640 660 680 700 720 vùng ánh sáng đỏ: 600-680nm, đây
Bước sóng cũng là bước sóng có hiệu quả nảy
mầm cao nhất
+ Ngoài vùng ánh sáng đỏ, hiệu quả
năng lượng tăng dần lên (tỷ lệ nảy mầm giảm). Hiệu quả năng lượng cao nhất ở vùng ánh sáng đỏ xa
(690-720nm), hạt gần như không nảy tại trong bước sóng này.
b.

252
- Tín hiệu ánh sáng cuối cùng mang tính chất quyết định đối với sự đáp ứng của hạt, cụ thể ánh sáng đỏ
kích thích hạt nảy mầm còn ánh sáng đỏ xa ức chế sự nảy mầm. Các thí nghiệm với ánh sáng được chiếu
cuối cùng là ánh sáng đỏ đều có tỉ lệ nảy mầm cao (> 98%)
- Giải thích: sự nảy mầm của hạt là do đáp ứng của thụ thể phitôcrôm với ánh sáng đỏ. Quang thụ thể
phitôcrôm trong hạt tồn tại ở 2 dạng là P đ và Pđx (có thể chuyển đổi tương hỗ cho nhau), nhưng chỉ có
dạng Pđx mới có hoạt tính. Phitocrom trong hạt hầu hết là dạng P đ, vì vậy ánh sáng đỏ ở lần chiếu cuối có
tác dụng chuyển Pđ thành Pđx → đáp ứng nảy mầm
- Một số hạt không được chiếu sáng vẫn nảy mầm vì có một lượng nhỏ Pđx trong điều kiện tối

Câu 351: Đất là một hệ thống vô cùng năng động nhờ các hoạt động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, thực
vật,…) xung quanh chúng hằng ngày. Các quá trình xảy ra trên bề mặt và trong đất dù từ là con người hay
sinh vật đều có thể làm thay đổi đặc tính lí hoá của đất.
a) Sau một thời gian tương đối khô trong nhiều năm, những thay đổi nào có thể xảy ra khi đất chịu ảnh
hưởng nặng từ công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp (xả nước nhiều và cường độ mạnh), điều này ảnh
hưởng đến dinh dưỡng cây trồng như thế nào?
b) Những thay đổi nào có thể xảy ra trong đất khi một khu rừng rụng lá hằng năm bị đốn hạ và thay thế
bằng các loại cây trồng một năm?
c) Tại sao quá trình trao đổi cation nâng cao độ phì của đất? Đối với các nguyên tố khoáng ở dạng anion
thì cây có dùng trao đổi anion để hấp thụ không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a.
- Đối với đất khô hạn kéo dài, tưới nước nhiều với cường độ mạnh sẽ đưa các ion hoà tan của lớp đất mặt
(tầng đất A) xuống dưới tầng đất mặt (tầng B, đặc biệt là các anion) làm lượng khoáng ở tầng đất mặt
giảm.
- Do rễ chủ yếu phát triển ở tầng đất mặt (tầng B có nhiều đá chưa bị phong hoá) nên lượng khoáng hấp
thu giảm làm cây phát triển kém hơn.
b. Những thay đổi có thể xảy ra bao gồm:
- Thay đổi thành phần của các loài sinh vật sống trong đất, ví dụ như nhiều sinh vật sống gắn với rễ
cây sẽ biến mất do cây trồng mới không phù hợp.
- Các cấu trúc đất và kết cấu đất cũng sẽ thay đổi, bởi vì rễ sẽ không có mặt để giữ đất lại với nhau và
tạo ra các khoảng trống chứa khí.
- Thành phần hóa học của đất sẽ thay đổi, vì cây mất chất dinh dưỡng từ đất và các chất dinh dưỡng
thất thoát khỏi đất khi các loại cây trồng được thu hoạch (không được bổ sung lại).
c.
- Trao đổi cation giải phóng các ion liên kết với keo đất vào dung dịch đất, nơi chúng có thể dễ dàng được
rễ cây hấp thụ, do đó nâng cao độ phì của đất.
- Không. Vì trên lý thuyết các anion bám vào keo đất dương và có thể trao đổi anion nhưng trong điều
kiện pH bình thường không xảy ra quá trình này. Các anion âm chủ yếu ở dạng hoà tan sẵn trong đất và rễ
có thể hấp thụ

253
SINH LÝ GIẢI PHẪU THỰC VẬT

Câu 352: Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản của
nó dưới kính hiển vi. Quy trình này gồm các bước như sau: cắt vi phẫu, tẩy javen, rửa nước, nhuộm xanh
metylen hoặc lục mêtyl, rửa nước, nhuộm đỏ cácmin, rửa nước, làm tiêu bản, lên kính và quan sát.
1. Cấu trúc nào sẽ bắt màu của xanh mêtylen (hoặc lục mêtyl)? Tại sao chỉ có cấu trúc đó mà không có
cấu trúc khác bắt màu chất này?
2. Trong lúc thí nghiệm, người ta để lẫn lộn 5 tiêu bản hiển vi lát cắt của thân và rễ nhiều loài cây.
Tiêu bản nào sau đây là tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp của cây 2 lá mầm?
Tiêu bản 1 Biểu bì Vỏ Các bó đối xứng Lõi
Tiêu bản 2 Biểu bì Vỏ Trụ bì 4 bó gỗ xen kẽ với 4 ống rây
Tiêu bản 3 Chu bì Ống rây thứ cấp Tầng phát sinh Gỗ thứ cấp
Tiêu bản 4 Biểu bì Vỏ Trụ bì 20 bó gỗ xen kẽ với ống rây
Tiêu bản 5 Biểu bì Mô cứng Bó mạch nằm rải rác Tủy rỗng
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
9 1. - Cấu trúc đó là mạch gỗ (xylem).
- Vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất tính thấm chọn lọc.
2 - Tiêu bản số 2 là tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp của cây 2 lá mầm.
- Tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp của cây 2 lá mầm có: biểu bì  vỏ  trụ bì  4 bó gỗ xen kẽ
với 4 ống rây.

Câu 353: Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản
của thân dưới kính hiển vi. Quy trình này có thể bao gồm các bước như sau:
1. Cắt vi phẫu. 6. Nhuộm đỏ cácmin.
2. Tẩy bằng javen. 7. Rửa nước.
3. Rửa nước. 8. Làm tiêu bản.
4. Nhuộm xanh metylen. 9. Lên kính và quan sát.
5. Rửa nước.
a. Dùng Javen để tẩy bớt lớp nội sinh chất tạo điều kiện cho tế bào bắt màu được phẩm nhuộm, nhưng tại
sao phải rửa nước kĩ ở bước 3?
b. Cấu trúc nào (mạch gỗ và mạch rây) trong tiêu bản vi phẫu đã nhuộm của thân có thể bắt màu xanh
metylen, hoặc đỏ cácmin? Giải thích?
c. Hình ảnh tiêu bản sau đây (hình 11) là lát cắt ngang thân đã nhuộm của cây một lá mầm hay hai lá
mầm? Nêu một đặc điểm nhận biết. Cấu trúc được đánh số 1, 2 là gì?

254
ĐÁP ÁN:
- Phải rửa sạch javen vì lượng dư javen sẽ tẩy màu thuốc nhuộm và làm cho thuốc nhuộm không xâm
nhập vào mô.
Mạch gỗ bắt màu xanh metylen vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất tính thấm chọn lọc, mạch rây bắt
màu đỏ cácmin vì nó là các tế bào sống.
Cây 1 lá mầm: Các bó dẫn sắp xếp lộn xộn trong khối tế bào mô mềm/hoặc Không phân biệt phần vỏ
với phần trụ.
1 - Mạch rây; 2 - mạch gỗ.

Câu 354:
1) Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản dưới
kính hiển vi. Quan sát tiêu bản giải phẫu vùng trụ của rễ cây một lá mầm và chỉ ra các cấu trúc của hình 2.

2) Cấu trúc nào sẽ bắt màu của xanh mêtylen (hoặc lục mêtyl) khi nhuộm? Tại sao chỉ có cấu trúc đó
mà không có cấu trúc khác bắt màu chất này?
ĐÁP ÁN:
A: Nhu mô vỏ, B: Nội bì, C: Vỏ trụ, D: Libe, G: Gỗ, E: Nhu mô tủy
1
(Mỗi ý đúng được 0,125 đ)
2 Cấu trúc đó là mạch gỗ (xylem) vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất tính thấm chọn lọc

Câu 355: Một mẫu cấu tạo thực vật được phân lập và tiến hành quy trình nhuộm
một màu. Hình 7.1 thể hiện một phần của cấu trúc mẫu thực vật sau khi đã nhuộm.
Một số thành phần mô học bao gồm “phloem” và “xylem” đã được chú thích.
a) Cấu trúc của mẫu thực vật này là rễ, thân hay lá? Giải thích.
b) Cấu trúc mẫu của thực vật này có thể sinh trưởng thứ cấp được không? Giải
thích.
ĐÁP ÁN:
a) Thân hoặc lá bởi vì bó mạch gỗ (xylem) ly tâm so với trục thân và mạch rây
(libe) nằm trên mạch gỗ.
b) Thấy có vùng phân sinh giữa phloem và xylem nên đây là cây hai lá mầm → có
khả năng sinh trưởng thứ cấp.

Câu 9 (1,0 điểm): Thực hành giải phẫu thực vật

255
Hình dưới đây là lắt cắt ngang qua lá của một loài thực vật. Hãy cho biết:
a. Loại thực vật này có thể tìm thấy ở môi trường nào ? Thuộc nhóm thực vật nào ?
b. Khí khổng có ở mặt nào của lá ? Tại sao?

ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a - Tìm thấy ở môi trường nước, nhóm thực vật thủy sinh
b - Khí khổng chỉ có ở biểu bì trên. Vì mặt dưới của lá nằm sát mặt nước, O2 khó khuếch tán qua lớp

Câu 356: Hình dưới mô tả cấu tạo giải phẫu của lá cây. Hãy cho biết tên gọi các thành phần tương ứng
với các số được đánh từ 1-10

ĐÁP ÁN:

Học sinh trả lời được 1 thành phần được 0,1 điểm

Câu 357: Cây trường sinh (Peperomiatrichocarpa) có khả năng thích nghi trong điều kiện khô hạn nhờ
phát triển các mô dự trữ nước. Hình 4.1 biểu thị cấu trúc hai mẫu giải phẫu lá (1, 2). Một mẫu của cá thể
trồng ở điều kiện đủ nước, mẫu còn lại của cá thể ở điều kiện thiếu nước. Hình 4.2 biểu thị mối liên hệ

256
giữa lượng nước tương đối trong hai mô A, B với mức bão hòa nước trong cơ thể. Biết rằng, một trong
hai mô X,Y ở hình 4.1và A, B ở hình 4.2 là mô giậu, mô còn lại là mô dự trữ nước.

Hình 4.1 Hình 4.2

a) Hãy cho biết mẫu nào (1 hay 2) ở hình 4.1 là của cá thể sống ở điều kiện thiếu nước, mẫu nào là của cá
thể sống ở điều kiện đủ nước? Tại sao?
b) Dựa trên đặc điểm giải phẫu lá ở hình 4.1và các đồ thị ở hình 4.2, hãy cho biết mô nào (X,Yở hình
4.1; A, B ở hình 4.2) là mô giậu, mô nào là mô dự trữ nước? Giải thích.
c) Hãy cho biết độ đàn hồi của vách tế bào và lượng nước tối đa chứa trong tế bào của mô giậu hay mô
dự trữ nước là lớn hơn?
d) Giả sử một cây trường sinh đang sống trong điều kiện đủ nước. Một học sinh đã chuyển cây này đến
môi trường khô hạn làm mất 50% tổng lượng nước cơ thể của cây. Hãy cho biết lượng nước được huy
động từ tế bào ở mô dự trữ chiếm tỉ lệ là bao nhiêu so với ban đầu?
ĐÁP ÁN:
Mẫu 1 là của cá thể sống trong điều kiện đủ nước vì khi quan sát thấy độ dày của cấu trúc lá mẫu 1
a
dày hơn mẫu 2  chứng tỏ mẫu 1 các tế bào đang trương nước, ở mẫu 2 các tế bào đang thiếu nước.
Hình 4.1 : X là mô dự trữ nước; Y là mô dậu.
Hình 4.2 : B là mô dự trữ nước; A là mô dậu.
Giải thích:
- Mô dự trữ nước là loại mô có lượng nước tương đối trong mô thoát ra để cung cấp nước nước cho
các tế bào lân cận khi mức bảo hoà nước trong có thể giảm. Phân tích hình 4.2 cho thấy khi mức bảo
b
hoà nước trong cơ thể còn 50% thì lượng nước tương đối trong mô B giảm khoảng 75% trong khi đó
trong mô A chỉ giảm khoảng 25%. Chứng tỏ mô B mất nhiều nước  mô B là mô dự trữ nước, mô
A là mô dậu.
- Khi so sánh tế bào X,Y của mẫu 1 và 2 thấy thế bào X bên mẫu 2 xxẹp lại so với mẫu 1  X là
mô dự trữ nước, Y là mô dậu.
c Độ đàn hồi của vách tế bào dự trữ là lớn hơn; lượng nước tối đa trong mô dậu cao hơn.
Khi chuyển cây này đến môi trường khô hạn làm mất 50% tổng lượng nước cơ thể của cây. Lượng
d
nước được huy động từ tế bào ở mô dự trữ chiếm tỉ lệ là 75% so với ban đầu.

257
Câu 358: Đồ thị bên chỉ ra sự biến đổi hàm
lượng nước tương đối trong các mô khác
nhau gồm mô quang hợp và mô dự trữ nước
ở lá của loài Peperomia trichocarpa.
Bên cạnh đó, hình A và B là lát cắt lá của
loài này trong trạng thái no nước (A) và
trạng thái mất nước (B). Một học sinh đưa
ra 4 phát biểu sau đây, với mỗi phát biểu
hãy chỉ ra phát biểu nào sai, phát biểu nào
đúng và giải thích.

a) Tổng hàm lượng nước giữ lại trong mô quang hợp luôn lớn hơn hàm lượng nước trong mô dự trữ nước
ở bất kỳ trạng thái no nước nào.
b) Tốc độ mất nước của mô dự trữ nước luôn nhỏ hơn tốc độ mất nước của mô quang hợp ở bất kì trạng
thái no nước nào.
c) Phần lớn sự biến đổi chiều dày của lá khi mất nước do mô dự trữ nước chi phối.
d) 75% lượng nước trong mô dự trữ nước bị mất đi khi trạng thái no nước đạt 75%.
ĐÁP ÁN:
NỘI DUNG ĐIỂM
a)
- Đúng, đồ thị hàm lượng nước trong mô quang hợp luôn cao hơn so với hàm lượng nước 0,25
trong mô dự trữ ở bất kì độ mất nước nào.
b)
- Sai, tùy từng giai đoạn mà tốc độ mất nước của mỗi loại tế bào khác nhau. Ở trạng thái no 0,25
nước, tốc độ mất nước của tế bào mô dự trữ nước nhanh hơn nhiều so với tế bào mô quang
hợp.
c)
- Đúng, cần hiểu rằng các tế bào có chấm là các tế bào quang hợp, giữa lát cắt A và lát cắt B 0,25
thì độ giảm chiều dày mô quang hợp không đáng kể so với độ giảm chiều dày mô dự trữ
nước (phía trên).
d)
- Sai, ở trạng thái no nước 75% hàm lượng nước tương đối trong mô dự trữ nước còn lại 0,25
khoảng 50% so với trạng thái no nước hoàn toàn.

Câu 359:
a. Các lá già có hoạt động chức năng kém, không hiệu quả sẽ bị thực vật loại bỏ. Cơ chế nào dẫn đến sự
loại bỏ lá già?
b. Cho 2 sơ đồ cấu tạo lá cây của 2 loài A và B:

258
- Hãy chú thích cho sơ đồ.
- Xác định đây là lá của cây 1 lá mầm hay 2 lá mầm? Giải thích?
ĐÁP ÁN:
a. - Khi lá già, không còn hiệu quả tổng hợp, ở phần gốc lá hình thành tầng rời với các tế bào rất mỏng và
không có tế bào sợi xung quanh bó mạch.
- Tế bào tiết enzyme thủy phân polysaccharide trong thành tế bào, tổng hợp surberin ngăn cách giữa hai
lớp tế bào, sự liên kết giữa cuống là và gốc cuống lá trở nên lỏng lẻo.
- Dưới tác động của trọng lực, tầng rời bị tách đôi và lá rụng xuống.
b. - Chú thích cho sơ đồ:
1. Biểu bì trên 7. Bó dẫn nhỏ
2. Biểu bì dưới 8. Gỗ
3. Lỗ khí 9. Li be
4. Tế bào vận động 10. Mô cứng
5. Thịt lá 11. Khoang khuyết
6. Tế bào thâu góp
- Đây là sơ đồ lát cắt ngang của lá cây 1 lá mầm vì :
+ Thịt lá có cấu tạo đồng nhất, không phân hóa thành mô dậu và mô xốp.
+ Khí khổng có cả ở mặt trên và mặt dưới lá.
+ Các bó dẫn xếp thành 1 hàng trong phiến lá tương ứng với các gân lá song song hay hình cung.
+ Mô cứng rất phát triển.

Câu 360: Hình sau mô tả vi phẫu lát cắt ngang của thực vật Hạt kín.

Hãy chỉ ra mỗi ý sau đây là đúng, hay sai. Giải thích.
A. Đây là cấu trúc của rễ cây 2 lá mầm.
B. Các tế bào số 5 có thành dày ngấm lignin.
C. Tế bào số 2 sẽ phân hóa thành rễ bên.
D. Dựa vào tuổi sinh lý, mô tế bào số 5 có trước mô tế bào 1.
259
ĐÁP ÁN:
A. Đúng. Đây là cấu trúc điển hình cho rễ cây hai lá mầm
B. Đúng, số 5 là protoxylem. Sự dày lên của thành tế bào này được hình thành bởi lignin.
C. Sai, rễ bên có nguồn gốc từ chu bì, còn số 2 chỉ phloem.
D. Đúng, protoxylem (số 5) được hình thành đầu tiên xylem, trong khi metaxylem (1) hình thành sau.

Câu 361:
Giải phẫu và nhuộm tiêu bản lá của một cây X người ta thấy hình ảnh sau:

a. Hãy chú thích cho các kí hiệu từ 1 đến 4 trong hình trên?
b. Nêu điểm khác biệt về cấu tạo và chức năng giữa thành phần số 2 và số 4 ?
c. Hãy dự đoán điều kiện sống quen thuộc của cây X ?
ĐÁP ÁN:
a. Chú thích:
- 1: Lớp cutin
- 2 : tế bào biểu bì
- 3: tế bào hạ bì
- 4: tế bào mô giậu
(Đúng 3/4 ý cho điểm tối đa)
b.Phân biệt:
Biểu bì Mô giậu
Cấu tạo Gồm 1 lớp tế bào Các tế bào xếp xít nhau
thành 2-3 lớp
Tế bào chất trong Trong tế bào có chứa nhiều
suốt cho ánh sáng lục lạp
xuyên qua
Chức năng chủ Bảo vệ lá Quang hợp
yếu
c. Cây X là cây ưa sáng  môi trường quen thuộc là nơi trống trải, ánh sáng mạnh

Câu 362: Quan sát hình ảnh giải phẫu một số mẫu thân thực vật dưới đây:

260
Mẫu A Mẫu B

Mẫu C Mẫu D

Mẫu E
Đánh dấu vào ô đúng
Mẫu thực Thực vật Thực vật Thực vật Thực vật Thân thảo Thân gỗ
vật 1 lá mầm hai lá mầm trên cạn thủy sinh
Mẫu A
Mẫu B
Mẫu C
Mẫu D
Mẫu E
ĐÁP ÁN:
Đánh dấu vào ô đúng
Mẫu thực Thực vật Thực vật Thực vật Thực vật Thân thảo Thân gỗ
vật 1 lá mầm hai lá mầm trên cạn thủy sinh
261
Mẫu A   
Mẫu B   
Mẫu C   
Mẫu D   
Mẫu E   

Câu 363:
a. Hình bên mô tả cấu tạo sơ cấp của thân cây
hai lá mầm. Hãy điền vào các ghi chú từ 1 đến 9
bằng cách điền vào bảng sau:
1
2
3
4
5
6
7
8
9

b. Quan sát hình ảnh giải phẫu lát cắt ngang của thân cây Hai lá mầm dưới đây. Hãy chú thích các cấu
trúc từ (1) đến (7) cho thích hợp.

ĐÁP ÁN:
Câu

262
a 1 Biểu bì
2 Mô dày
3 Mô mềm vỏ
4 Vỏ trong (nội bì)
5 Vỏ trụ
6 Libe sơ cấp
7 Tầng trước phát sinh
8 Gỗ sơ cấp
9 Mô mềm ruột
b

1-Biểu bì
2-Nhu mô vỏ
3-Vòng cương mô/ Mô cứng
4-Libe
5-Tượng tầng
6-Gỗ
7-Nhu mô tủy

Câu 364: Hình ảnh sau đây là lát cắt ngang của lá cây ngô (Zea mays)

263
a. J, K, L chỉ vào các tế bào nào?
b. Lá cây ngô có những đặc điểm cấu tạo giải phẫu như thế nào cho phép chúng quang hợp hiệu quả cao
hơn cây lúa mì (Triticum aestivum)? Giải thích.
c. Sản phẩm dự trữ của hạt ngô có thành phần chủ yếu là tinh bột, một phần nhỏ là chất béo. Tinh bột và
chất béo trong hạt được dự trữ ở phần nào trong cấu trúc của hạt ngô?
ĐÁP ÁN:
a. J: biểu bì/K: tế bào thịt lá/L: Tế bào bao bó mạch.
b. - Cây ngô là cây thực hiện quang hợp theo chu trình C4, lúa mì là cây C3; lá cây ngô có kiểu cấu trúc
đồng tâm: tế bào bao bó mạch có hệ thống grana kém phát triển, có nhiều hạt tinh bột, là nơi thực hiện
chu trình Calvin, các tế bào thịt lá xếp theo vòng đồng tâm, bao sát quanh các tế bào bao bó mạch.
- Giải thích:
+ Kiểu cấu trúc này không tạo ra các khoang trống trong lá, giữ cho các tế bào bao bó mạch tách biệt với
không khí có oxi trong lá. Điều này kìm hãm hô hấp sáng bởi vì oxi không tiếp xúc được với enzyme
Rubisco để enzyme này thực hiện chức năng oxygenase.
+ Kiểu cấu trúc này cũng ngăn cản sự thất thoát CO2 từ trong tế bào bao bó mạch ra ngoài các khoang
trống, đồng thời cũng là nơi dự trữ CO2 khi lỗ khí đóng hoặc mở hé, do đó chu trình Calvin thực hiện
hiệu quả hơn.
+ Khi nhiệt độ tăng cao, lỗ khí đóng hoặc mở hé cây vẫn có CO2 để thực hiện chu trình Calvin.
+ Tế bào bao bó mạch, nơi diễn ra chu trình Calvin tạo ra đường, sản phẩm của quá trình đồng hóa được
vận chuyển nhanh vào hệ mạch dẫn nằm sát tế bào bao bó mạch (dỡ tải nhanh), do đó kích thích quang
hợp diễn ra mạnh hơn
c. - Phần nội nhũ trong hạt.

Câu 365: Hai giống ngô chuyển gen P và Q,


một giống chịu ngập úng và một giống không
chịu ngập úng được trồng riêng rẽ trong các
chậu thí nghiệm với điều kiện như nhau, mỗi
chậu 30 cây. Khi nuôi cây được 10 ngày tuổi,
người ta tiến hành thí nghiệm gồm 2 lô: lô thí
nghiệm (TN) được gây ngập bằng cách tích
nước trong chậu trồng cây, mực nước ngang
bằng với mặt đất; lô đối chứng (ĐC) không
gây ngập. Sau 5 ngày thí nghiệm, người ta
(A) (B)
thu thập mẫu rễ cây trong mỗi chậu để nghiên
Hình 9
cứu cấu tạo giải phẫu thu được kết quả như
264
hình 9.
a) Cho biết vai trò chính của tế bào, mô ở các vị trí (1), (2), (3) và (4) trong hình. Tại sao tế bào ở vị trí
(3) ít bị thay đổi trong điều kiện ngập.
b) Các mẫu trong hình (A), (B) tương ứng với mẫu thí nghiệm hay đối chứng? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a)
(1) Bảo vệ mô bên trong, hấp thụ nước và ion khoáng.
(2) Dự trữ nước, không khí.
(3) Kiểm soát dòng nước vào và ra khỏi hệ thống dẫn
(4) Vận chuyển nước và các chất khoáng hòa tan từ rễ lên các mô, cơ quan trong cây.
- Cấu trúc (3) là tế bào nội bì vách tế bào dày hóa gỗ vững chắc => Không bị phá hũy trong điều kiện
ngập nước.
b)
- Hình A tương ứng với lô ĐC, hình B tương ứng lô TN.
- Cấu trúc giải phẫu hình B có khoang trống chứa khí => cây sống trong điều kiện TN; Cấu trúc giải phẫu
ở hình A cây sinh trưởng trong điều kiện bình thường (ĐC)

Câu 366: Hình 9 là một phần lát cắt ngang qua cơ


quan sinh dưỡng của thực vật. Các chữ số từ 1 đến 5
thể hiện một số cấu trúc trong cơ quan sinh dưỡng đó.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Vi phẫu trong Hình 9 là vi phẫu thân hay vi phẫu
rễ? Giải thích.
b) Loài thực vật này thuộc nhóm thực vật Một lá mầm
hay Hai lá mầm? Giải thích.
c) Hãy cho biết các chữ số từ 1 đến 5 thể hiện những
cấu trúc nào?
d) Nhận xét sự sắp xếp của các tế bào trong cấu trúc
Hình 9
1.
ĐÁP ÁN:
9a Vi phẫu rễ. Vì: Bó gỗ cấp 1/sơ cấp phân hóa hướng tâm.
9b Loài thực vật này thuộc nhóm thực vật Một lá mầm. Vì: Số lượng bó gỗ ở một phần vi phẫu lớn.
9c 1- mô mềm vỏ trong, 2 - hậu mộc, 3 - libe, 4 - nội bì, 5 - tế bào hút.
9d Các tế bào ở cấu trúc 1 xếp thành dãy tế bào xuyên tâm và vòng đồng tâm.

Câu 367:
a. Các cấu trúc được đánh số 1,2 trong hình là cấu trúc gì?
b. Hãy cho biết các hình được kí hiệu A,B,C,D mẫu nào là lát cắt của thân, mẫu nào là lát cắt của rễ, mẫu
nào là của thực vật một lá mầm, mẫu nào của thực vật 2 lá mầm?

265
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
9a Cấu trúc 1 là mạch rây, cấu trúc 2 là mạch gỗ
9b - Lát cắt A và D là lát cắt của rễ
A: rễ cây 1 lá mầm do có vòng đai caspari hình chữ U
B: Rễ cây 2 lá mầm do có trụ dẫn sao với xylem ở trung tâm và phloem xen vào giữa các nhánh
sao
- Lát cắt B và C là lát cắt của thân
+ B: thân cây 2 lá mầm do có số lượng bó mạch ít, bó mạch xếp vòng
+ C là thân cây 1 lá mầm do có số lượng bó dẫn rất lớn, bó dẫn phân tán, bó dẫn nằm ngay sát
dưới biểu bì.

Câu 368:

Hình 11A Hình 11B


a. Hãy cho biết hình 11A, 11B tương ứng là cấu trúc giải phẫu nào của cây? Cây đó thuộc lớp thực vật
nào?
b. Sắp xếp tên các cấu trúctừ 1 đến 12 trên hình trên cho thích hợp.
ĐÁP ÁN:
Nội dung
a. Hình A, B tương ứng là cấu trúc giải phẫu thân và rễ cây Một lá mầm.
b. 1- biểu bì.
266
2. bó mạch.
3. phloem.
4.xylem.
5. mô mềm.
6- biểu bì.
7. vỏ rễ.
8 – nội bì.
9 – vỏ trụ.
10- phloem.
11- xylem.
12 – mô mềm ruột / ruột.

Câu 369: Trong một thí nghiệm người ta cho các tinh thể axit ascorbic là một chất khử mạnh vào một
ống nghiệm chứa dung dịch methyl đỏ là chất oxi hóa mạnh (có màu đỏ ở trạng thái oxi hóa và không
màu ở trạng thái khử) đến mức bão hòa thì thấy dung dịch vẫn có màu đỏ. Tuy nhiên khi bổ sung một
lượng vừa phải clorophyl vừa tách khỏi lá vào ống nghiệm và đặt ống nghiệm dưới ánh sáng thì màu đỏ
biến mất, thay vào đó xuất hiện màu xanh lục
a) Giải thích kết quả thí nghiệm
b) Nêu ý nghĩa của hiện tượng này
ĐÁP ÁN:
a) Giải thích thí nghiệm:
- Axit ascorbic là chất khử mạnh còn methyl đỏ là chất oxi hóa mạnh do đó bậc thang oxi hóa khử rất xa
nhau. Khi trộn hai chất vào nhau thì e không thể chuyển dịch từ A.ascorbic tới methyl đỏ => methyl đỏ
vẫn ở trạng thái oxi hóa và vẫn có màu đỏ => dung dịch có màu đỏ . (0,25)
- Clorophyl có chức năng chuyển e. Khi được kích thích bởi ánh sáng, clorophyl đã chuyển e từ axit
ascorbic đến methyl đỏ. Methyl đỏ ở trạng thái khử không màu => dung dịch có màu xanh là màu của
clorophyl. (0,25đ)
b) Ý nghĩa của thí nghiệm:
- Giúp xác định khả năng hoạt động của các sắc tố quang hợp thông qua đó giúp đánh giá khả năng quang
hợp của cây (xác định bằng cách đo thời gian chuyển màu từ đỏ sang lục). (0,25đ)
- Minh họa sự cần thiết của chuỗi truyền e trong quá trình chuyển hóa. (0,25đ)

Câu 370: Bằng phương pháp nhuộm các vi phẫu thực vật người ta có thể nhận diện các cấu trúc cơ bản
của nó dưới kính hiển vi. Quy trình này có thể viết vắn tắt như sau: cắt vi phẫu, tẩy javen, rửa nước,
nhuộm xanh metylen hoặc lục mêtyl, rửa nước, nhuộm đỏ cácmin, rửa nước, làm tiêu bản, lên kính và
quan sát.
a. Tại sao phải tẩy bằng javen trước khi nhuộm nhưng sau đó phải rửa kĩ chất này bằng nước?
b. Cấu trúc nào sẽ bắt màu của xanh mêtylen (hoặc lục mêtyl)? Tại sao chỉ có cấu trúc đó mà không có
cấu trúc khác bắt màu chất này?
c. Trong lúc thí nghiệm, người ta để lẫn lộn 5 tiêu bản hiển vi lát cắt của thân và rễ nhiều loài cây. Tiêu
bản nào sau đây là tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp của cây 2 lá mầm:
Tiêu bản 1 Biểu bì Vỏ Các bó đối xứng Lõi
Tiêu bản 2 Biểu bì Vỏ Trụ bì 4 bó gỗ (xylem) xen kẽ với 4
ống rây (phloem)

267
Tiêu bản 3 Chu bì Ống rây thứ Tầng phát sinh Gỗ thứ cấp
cấp
Tiêu bản 4 Biểu bì Vỏ Trụ bì 20 bó gỗ (xylem) xen kẽ với
ống rây (phloem)
Tiêu bản 5 Biểu bì Mô cứng Bó mạch nằm rải Tủy rỗng
rác
ĐÁP ÁN:
9. a - Dùng Javen để tẩy bớt lớp nội sinh chất tạo điều kiện cho tế bào bắt màu được phẩm nhuộm. Đồng
thời Javen còn tẩy màu của vi phẫu tạo điều kiện cho việc quan sát tốt hơn.
Phải rửa sạch javen vì lượng dư javen sẽ tẩy màu thuốc nhuộm và làm cho thuốc nhuộm không xâm nhập
vào mô.
9.b Cấu trúc đó là mạch gỗ (xylem) vì nó bao gồm các tế bào chết đã mất tính thấm chọn lọc.
9.c Tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp của cây 2 lá mầm có: biểu bì  vỏ  trụ bì  4 bó gỗ xen kẽ với 4
ống rây. Vậy tiêu bản số 2 là tiêu bản cắt ngang qua rễ sơ cấp của cây 2 lá mầm.

Câu 371: Hình bên thể hiện một loại tế bào thực vật đã
biệt hóa. Hãy cho biết:
a. Đó là loại tế bào nào?
b. Nêu những đặc điểm cấu trúc điển hình và vai trò của
loại tế bào này đối với thực vật.

ĐÁP ÁN:

a. Đó là tế bào mô cứng ở thực vật. 0,25


b. Là những tế bào có thành thứ cấp dày và thường được tăng cường thêm lignhin. Tế bào 0,75
mô cứng trưởng thành không kéo dài được và những tế bào này sinh ra ở những vùng của
cây đã ngừng sự sinh trưởng về chiều dài. Các tế bào này chuyên hóa với chức năng chống
đỡ trong cây.

Câu 372: Quan sát hình ảnh tiêu bản sau đây là lát cắt ngang đã nhuộm của lá ở một loài thực vật và cho
biết nhận định nào sau đây là đúng? Giải thích.

268
1. Cấu trúc A gồm các tế bào chết khi trưởng thành.
2. Tại tế bào B xảy ra quá trình cố định CO2 tạo thành oxaloacetate.
3. Tại cấu trúc C xảy ra quá trình cố định CO2 thành glyceraldehyde 3-phosphate.
4. Loài thực vật này thích nghi tốt với điều kiện nhiệt độ nóng lên toàn cầu.
ĐÁP ÁN:
1. Đúng, vì A là các tế bào thuộc mạch gỗ.
2. Đúng, vì B là các tế bào mô giậu của thực vật C4, nên đây là nơi diễn ra quá trình cố định CO2 tạo
thành oxaloacetate.
3. Đúng, vì C là các tế bào bao bó mạch của thực vật C4, nên đây là nơi diễn ra quá trình cố định CO2 tạo
thành oxaloacetate.
4. Đúng, vì đây là thực vật C4, chúng thích nghi với điều kiện cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao.

Câu 373: Nghiên cứu lát cắt ngang của rễ trong hình dưới đây.

a) Xác định tên các loại tế bào, cấu trúc trong hình trên (từ A→ H).
b) Kể tên 3 con đường hấp thu nước và ion khoáng.
ĐÁP ÁN:
a) A: lông hút của rễ;
B: Tế bào biểu bì;
C: Tế bào mô mềm vỏ;
D: Không bào trung tâm;
E: Đai caspari;
F: Tế bào nội bì;
269
G: Trụ bì;
H: Mạch gỗ.
(Nêu đúng 4 chữ cái được 0,25 điểm, nêu đúng 8 chữ cái được 0,5 điểm)
b) - Con đường chỉ đi qua tế bào chất.
- Con đường chỉ đi qua gian bào.
- Con đường chỉ qua màng tế bào.
(Nêu đúng 2 con đường được 0,25 điểm, nêu đúng 3 con đường được 0,5 điểm)

Câu 374: Cho hình vẽ:

a. Hình vẽ trên mô tả cấu trúc lá của nhóm thực vật nào? Giải thích?
b. Ghi chú thích cho các chữ cái và chữ số ở hình vẽ trên.
ĐÁP ÁN:
a. Đây là cấu trúc lá của thực vật C4 vì:
- Có lớp tế bào bao bó mạch phát ừiển, các tế bào nhu mô bao quanh các tế bào bao bó mạch
- Có quá trình cố định CO2 diễn ra theo 2 giai đoạn ở hai loại tế bào khác nhau.
b. Ghi chú thích:
A là tế bào nhu mô lá (mô dậu); В là tế bào bao bó mạch
(1) CO2; (2) ОАА; (3) A.malic; (4) A.pyruvic; (5) PEP
(6) Glucozơ (chất hữu cơ); Enzyml là PEP cacboxylaza; Enzym2 là Rubisco (RiDP cacboxylaza)

Câu 375: Giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của một số loài cây, mẫu tiêu bản nào (A, B hay C) của hình
dưới đây có thể là của cây thủy sinh? Giải thích tại sao em lựa chọn tiêu bản đó.

ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
9 - Mẫu tiêu bản B, C có thể là thực vật thủy sinh.
- Vì tiêu bản đó có những khoảng gian bào lớn. Khi thiếu oxi, mô thực vật kích thích sản sinh
etylen, gây chết tế bào theo chương trình  tạo ra ống thông khí từ lá xuống rễ.

270
(Mẫu C cũng có thể của cây ngập nước không thường xuyên)

Câu 376: Hình bên mô tả một cơ quan sinh dưỡng của cây.

a. Đó là cơ quan nào?
b. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của cơ quan này hãy cho biết loài cây này sống ở môi trường nào?
c. Giải thích những đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống của nó.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a - Cơ quan đó là lá.
b - Loài cây này sống ở môi trường khô hạn (hoang mạc, sa mạc).
c - Kích thước lá nhỏ làm giảm diện tích bề mặt do đó ít nước bốc hơi vào không gian hơn
- Lớp biểu bì ngoài có cutin để giảm sự thoát hơi nước.
- Khí khổng ẩn sâu có lông che phủ và trên bề mặt lá cũng có lông để giữ lớp không khí gần bề
mặt có thể trở nên bão hòa với nước, làm giảm sự khuếch tán.
- Lá cuộn lại để lớp biểu bì trong có nhiều khí khổng không tiếp xúc với khí quyển cũng giữ không
khí trở nên bão hòa ngăn nước thoát ra.

Câu 377: Hình dưới đây thể hiện sơ đồ mặt cắt ngang lá một cây hạt kín. Vòng tròn thể hiện bó mạch và
phần màu đen thể hiện mô cứng. Hình còn thể hiện vị trí của lông và lỗ khí. Vị trí tương đối của các bó
mạch là đều đặn dọc theo lá.

a. Đây là lát cắt ngang của lá cây 1 lá mầm hay 2 lá mầm? Giải thích.
b. Cây này sống ở vùng đất ngập nước hay vùng khô hạn? Vì sao?
ĐÁP ÁN:
a.
- Đây là lá của cây 1 lá mầm.(0,25 đ)

271
- Giải thích: trên lát cắt ngang của lá cây 1 lá mầm có các bó dẫn xếp thành hang tương ứng với hệ gân
song song. Các bó dẫn chính thường xếp song song với nhau, còn các bó dẫn nhỏ xếp thành mạng nằm
giữa các bó dẫn chính. Xung quanh các bó dẫn thường có 1 vòng tế bào thu góp. Phía 2 đầu bó dẫn
thường có các tế bào mô cơ, những tế bào này có thể phát triển mạnh kéo dài đến thân.(0,25 đ)
b.
- Cây này sống ở vùng khô hạn. (0,25 đ)
- Vì sác lỗ khí nằm trong khoang của bề mặt lá và được bảo vệ bởi các túm lông. Đây là đặc điểm điển
hình của cây chịu hạn để làm giảm thoát hơi nước.(0,25 đ)

Câu 378: Khi tiến hành giải phẫu lá của hai loài thực vật, người ta thu được hình ảnh dưới đây.

a) Cho biết cấu trúc được đánh dấu bằng số 1 có tên là gì?
b) Trong hai hình A (phía trên) và B (phía dưới), hình nào thể hiện cấu trúc lá cây C3, hình nào thể hiện
cấu trúc lá cây C4? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
- Cấu trúc 1 là tế bào bao bó mạch.
- Hình A thể hiện lá cây C3, hình B thể hiện lá cây C4. Vì:
+ Thực vật C4 có lục lạp ở tế bào bao bó mạch với số lượng lớn, thể hiện màu đậm trên hình
+ Thực vật C3 không có đặc điểm này.

Câu 379: Hình ảnh bên là một phần lát cắt thân của loài Ricinus
communis.
Dựa trên các thông tin có trong lát cắt hãy cho biết:
a) Loài thực vật này thuộc nhóm thực vật 1 lá mầm hay 2 lá mầm?
Giải thích.
b) Các tế bào ở phần Y thuộc nhóm mô nào? Vai trò của chúng là gì
trong quá trình phát triển cơ thể thực vật?
c) Chỉ ra những điểm khác biệt căn bản về cấu trúc thành tế bào của tế bào X và tế bào Z.
ĐÁP ÁN:
a)
- Đây là lát cắt của thực vật 2 lá mầm.
- Do các bó mạch sắp xếp hướng tâm, có tầng sinh mạch phân chia gỗ và libe.
b)
- Các tế bào Y thuộc mô phân sinh, nằm trong tầng sinh trụ (tầng sinh mạch)
- Chức năng: phân chia tạo ra các tế bào mới biệt hóa thành gỗ thứ cấp và libe thứ cấp, từ đó giúp thực vật

272
sinh trưởng thứ cấp.
c)
- Nhóm tế bào X là các tế bào mạch gỗ, chúng là các tế bào chết đảm nhận chức năng vận chuyển nước
vào muối khoáng. Đặc điểm thành tế bào nổi trội của chúng là: thành có vách thứ cấp dày, giữa các bó sợi
cellulose được lấp đầy bằng cơ chất lignin.
- Nhóm tế bào Z thuộc nhóm nhu mô ruột. Đặc điểm nổi trội của thành tế bào nhóm tế bào Z là thành
mỏng, vách thứ cấp mỏng hoặc không có; xen kẽ giữa các bó sợi được thấm pectin hoặc suberin, hầu như
không có lignin.

Câu 380: Các tế bào A, B, C, D, E trong hình bên là các tế bào ở thân cây, thực hiện các chức năng khác
nhau trong thân cây và đều được biệt hóa từ mô phân sinh.

a. Em hãy nêu tên và chức năng của các tế bào đó.


b. Trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào, nếu sử dụng các tế bào trên để phản phân hóa thành các tế bào
mô sẹo chưa phân hóa (callus). Theo em, loại tế bào nào có khả năng phản phân hóa? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a. A- Tế bào mạch ống, C- Tế bào quản bào. Cấu tạo mạch gỗ, vận chuyển nước và ion khoáng được hấp
thụ ở rễ lên lá.
B- Tê bào ống rây. Cấu tạo mạch rây, vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp ở lá đến các cơ quan
dự trữ.
E- Tế bào mô mềm (TB nhu mô). Thực hiện các quá trình chuyển hóa, tổng hợp các chất, tăng kích
thước để sinh trưởng cho thân cây.
D- Tế bào mô cứng. Tạo độ cứng cho thân cây, nâng đỡ cơ thể.
b. Chỉ có tế bào E có khả năng phản phân hóa thành tế bào mô sẹo chưa phân hóa. Vì:
- Đây là các tế bào sống.
- Chứa đầy đủ nhân và các bào quan.
- Có thành tế bào mỏng.

Câu 381:

273
ĐÁP ÁN:

Câu 382:
a. Có những loại mô phân sinh nào? Vai trò của chúng với sinh trưởng của thực vật.
b. Bảng bên dưới tóm tắt một số đặc điểm chính của ngành rêu và bốn ngành thực vật có hạt. Đặc
điểm có xuất hiện được kí hiểu bởi dấu (+) và không xuất hiện được kí hiệu bằng dấu (–).
Tinh trùng Có hoa và Yếu tố mạch Có mạch gỗ
Đặc điểm Thụ tinh kép
có đuôi tạo quả (mạch ống) thứ cấp
Ngành Rêu (Bryophyta) + – – – –
Ngành Thông (Pinophyta) – – – – +
Ngành Bạch quả (Ginkgophyta) + – – – +
Ngành Hạt Kín (Magnoliophyta) – + + + +
Ngành Tuế (Cycadophyta) + – – – –
- Hãy xác định thứ tự xuất hiện của bốn ngành thực vật có hạt nêu trên. Giải thích.
- Hãy cho biết đặc điểm phát sinh nào trong quá trình tiến hóa đã góp phần làm cho ngành thực vật Hạt
Kín có mức độ giàu loài bậc nhất trong giới thực vật?
ĐÁP ÁN:
a - Các loại mô phân sinh: Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng, mô phân sinh bên.
- Vai trò: Mô phân sinh lóng và mô phân sinh đỉnh đảm bảo sinh trưởng theo chiều dọc (sinh trưởng
sơ cấp)
Mô phân sinh bên (tầng sinh mạch) có ở cây 2 lá mầm đảm bảo sinh trưởng thứ cấp (theo chiều
ngang)
b - Trong bốn ngành thực vật có hạt nêu trên, ngành Tuế giống ngành rêu về tất cả đặc điểm đang xét
nên ngành tuế có mối quan hệ gần gũi nhất với ngành rêu. Vì ngành Rêu là ngành thực vật xuất hiện
đầu tiên trong giới thực vật nên ngành Tuế có thể xuất hiện sau khi ngành Rêu đã xuất hiện, tức là
ngành thực vật có hạt đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất.
- Ngành Bạch quả có nhiều đặc điểm giống với ngành Tuế (cũng là ngành thứ hai trong bốn ngành
thực vật có hạt có nhiều đặc điểm giống với ngành Rêu) chứng tỏ ngành Bạch Quả có mối quan hệ
họ hàng gần gũi nhất với ngành Bạch Quả hay Bạch Quả là ngành thực vật có hạt xuất hiện thứ hai
trên Trái Đất.
- Lập luận tương tự cho 2 ngành thực vật còn lại (Rêu  Tuế  Bạch Quả  Thông  Hạt Kín).
- Sự phát sinh cấu trúc hoa làm thúc đẩy sự giàu loài của thực vật hạt kín do góp phần làm tăng khả
năng và phương thức sinh sản của thực vật.

Câu 383:
a) Người ta cho rằng, có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp và hệ sắc tố ở thực vật để phân biệt
cây C3 với cây C4.
- Nhận định trên là đúng hay sai? Giải thích.
274
- Trình bày thí nghiệm để kiểm chứng nhận định trên.
b) Hình bên là một lát cắt của mô thực vật.

- Hãy chú thích các số từ 1-9 ở trên hình.


- Hãy cho biết đây là mô của thân hay của rễ? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a) Nhận định trên là đúng vì:
+ Cây C3 chỉ có một loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá. (0,125 điểm)
+ Tỷ lệ diệp lục a/b ở cây C3 luôn nhỏ hơn 3 trong khi ở cây C4 luôn lớn hơn 3. (0,125 điểm)
- Thí nghiệm kiểm chứng:
+ Dựa vào đặc điểm giải phẫu: (0,125 điểm)
+ Dựa vào tỷ lệ diệp lục a/b: (0,125 điểm)
b) 1- Lông; 2- Sáp; 3- Biểu bì; 4- tb mô dày; 5- nội bì; 6-mô cứng; 7-phloem; 8-xylem; 9-tủy( mô mềm) (0,25đ)
- Mô của thân. (0,25đ)

Câu 384:

275
ĐÁP ÁN:

Câu 385: Hai tiêu bản dưới đây mô tả mặt cắt ngang cấu tạo sơ cấp của rễ cây mao lương hoa vàng và
thân cây hướng dương, cả hai cây này đều là thực vật hai lá mầm.

276
Hãy cho biết sự sắp xếp của xylem và phloem trong cấu tạo sơ cấp của thân và rễ ở thực vật hai lá mầm
khác nhau như thế nào? Từ đó xác định tiêu bản nào là của thân và tiêu bản nào của rễ?
ĐÁP ÁN:
– Trong thân, mô dẫn sơ cấp được xếp với nhau thành các bó, có xylem và phloem xếp chồng chất nhau.
– Trong rễ, xylem và phloem không xếp thành kiểu bó mà xếp xen kẽ giữa xylem và phloem hoặc xylem
có thể dính với nhau ở trung tâm của trụ giữa thành một thể thống nhất.
– Ở thực vật có hạt, xylem trong thân được phân hóa theo kiểu li tâm, còn trong rễ thì phân hóa theo kiểu
hướng tâm.
→ Hình a là tiêu bản của thân và hình b là tiêu bản của rễ.
(Nếu HS giải thích theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm)

Câu 386:
3.1. Các hình dưới đây biểu diễn: lát cắt ngang thân cây ở vị trí cách mặt đất 1,3 m (Hình 2.1); một phần
cấu tạo giải phẫu thân (Hình 2.2) và diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm (Hình 2.3) trong thời
gian sinh trưởng của một cá thể thuộc loài thông nhựa (Pinus latteri).

Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3


a. Hãy xác định tuổi của cây ở hình 2.1 dựa trên số lượng vòng gỗ hàng năm. Giải thích.
b. Quan sát hình 2.2, hãy phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái dẫn đến sự khác biệt về độ
dày, độ đậm nhạt của mỗi vòng gỗ, kích thước và độ dày của thành tế bào. Biết rằng, hàm lượng khoáng
trong đất ổn định theo thời gian.
c. Vòng gỗ thứ X ở hình 2.1 tương đương với năm nào trong thời gian nghiên cứu? Vì sao vòng gỗ X
mỏng hơn những vòng khác?
3.2. Nếu như một vòng đầy đủ của vỏ thứ cấp gồm tất cả các mô phía ngoài tầng sinh mạch (mạch
rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp, tầng sinh bần, bần), được bóc ra quanh một thân cây gỗ (quá trình này được
gọi là bóc vỏ), cây có tiếp tục sinh trưởng và phát triển bình thường không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
277
3.1a - 9 tuổi
- Vì cây có 18 vòng gỗ, 1 năm có 2 vòng gỗ: 1 vòng gỗ sẫm màu và 1 vòng gỗ sáng màu.
- Mùa thuận lợi: nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, ánh sáng mạnh,… Tầng sinh mạch hoạt động
mạnh, hình thành nhiều tế bào gỗ.
Tế bào sinh trưởng nhanh, kích thước lớn, thành mỏng, hóa gỗ ít  Vòng gỗ lớn, sáng màu.
- Mùa không thuận lợi: nhiệt độ, lượng mưa thấp, cường độ ánh sáng yếu,… Tầng sinh mạch
3.1b hoạt động yếu, hình thành ít tế bào gỗ.
Tế bào sinh trưởng chậm, kích thước nhỏ, thành dày, hóa gỗ mạnh, làm tăng sức chống chịu
với môi trường bất lợi.  vòng gỗ nhỏ, sẫm màu.

- Thời điểm X tương đương năm 2009 trong thời gian nghiên cứu
- Năm 2009 có nhiệt độ, lượng mưa thấp nhất, do đó đã ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của
3.1c tầng sinh mạch và sinh trưởng tế bào, đặc biệt trong mùa không thuận lợi nên kích thước vòng
gỗ sẫm màu rất nhỏ.
- Cây sẽ chết.
3.2 - Vì vỏ thứ cấp giới hạn gồm tất cả các mô phía ngoài tầng sinh mạch. Do vậy, khi bóc hết phần
vỏ thứ cấp sẽ bóc mất phần mạch rây thứ cấp làm nhiệm vụ vận chuyển các sản phẩm quang hợp
từ lá đến rễ làm cây chết.

Câu 387:

Hình 11A Hình 11B


1. Hãy cho biết hình 11A, 11B tương ứng là cấu trúc giải phẫu nào của cây? Cây đó thuộc lớp thực vật
nào?
2. Sắp xếp tên các cấu trúc từ 1 đến 12 trên hình trên cho thích hợp.
ĐÁP ÁN:
1 Hình A, B tương ứng là cấu trúc giải phẫu thân và rễ cây Một lá mầm.
2 1- biểu bì
2. bó mạch
3. phloem
4. xylem
5. mô mềm
6- biểu bì
7. vỏ rễ
8 – nội bì
9 – vỏ trụ
278
10- phloem
11- xylem
12 – mô mềm ruột / ruột

Câu 388:
1. Đặt tên và chú thích cho hình vẽ số 2.

ĐÁP ÁN:
1 - Tên hình : Cấu tạo sơ cấp thân cây 2 lá mầm cắt ngang
- Chú thích: A: Vỏ sơ cấp; B: Trụ giữa
1. Biểu bì 2. Mô dày 3. Mô mềm vỏ 4. Nội bì
5. Vỏ trụ 6. Libe sơ cấp 7. Tầng trước phát sinh
8. Gỗ sơ cấp 9. Mô mềm ruột

Câu 389: Quan sát hai hình A, B ở bên và cho biết hình nào thể hiện cấu trúc lá một cây ưa sáng, hình
nào thể hiện cấu trúc lá một cây ưa bóng? Nêu 3 đặc điểm được thể hiện trong hình chứng minh cho nhận
định trên.

ĐÁP ÁN:
- Hình A: cấu trúc lá cây ưa bóng
- Hình B: cấu trúc lá cây ưa sáng.
- 3 đặc điểm chứng mình:
+ lá cây ưa sáng có tầng cutin dầy hơn lá cây ưa bóng
+ lá cây ưa sáng có lớp mô dậu dày hơn lá cây ưa bóng
+ lá cây ưa sáng có phiến lá dày hơn lá cây ưa bóng

Câu 390: Cho các dụng cụ hóa chất và phương pháp tiến hành thí nghiệm sau:
- Đối tượng: Hai cành lá có diện tích lá gần như nhau
- Dụng cụ: Ba bình thuỷ tinh miệng rộng có thể tích như nhau, khoảng 2-3 lít, cốc, phễu, pipét, dụng cụ
chuẩn độ, giấy đen.
- Hoá chất: Ba(OH)2: 0,02N, HCl:0,02N, thuốc thử phenolftalein.
Phương pháp tiến hành : Chuẩn bị ba bình: Bình A không có cây, bình B có cây, bình C có cây nhưng bịt
279
kín bằng giấy đen. Cả ba bình đều được chiếu sáng. Sau 30 phút, nhẹ nhàng và nhanh chóng lấy lá cây ra
khỏi bình, vẫn đậy chặt nút, cho vào mỗi bình (qua lỗ nhỏ trên nút) 20ml Ba(OH) 2, đậy nút, lắc đều đến
khi xuất hiện nhiều kết tủa ở đáy bình. Chuẩn độ Ba(OH) 2 thừa bằng HCl. Tính lượng HCl dùng để chuẩn
độ từ khi bắt đầu chuẩn độ đến khi dung dịch mất màu hồng.
a. Tiến hành thí nghiệm trên để chứng minh điều gì?
b. Các hóa chất trong thí nghiệm dùng để làm gì?
c. Rút ra kết luận gì từ thí nghiệm trên?
ĐÁP ÁN:
a. Chứng minh bằng phương pháp hoá học: quá trình quang hợp hấp thụ CO2, quá trình hô hấp thải CO2.
b. Dựa vào khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2 theo phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 + H2O
Sau đó chuẩn độ Ba(OH)2 thừa bằng HCl theo phản ứng:
Ba(OH)2 + HCl = BaCl2 + H2O
→ Căn cứ lượng HCl dùng để chuẩn độ suy ra lượng CO2 có trong bình thí nghiệm.
c. Kết luận:
- Theo mức độ tiêu tốn HCl dùng để chuẩn độ, thứ tự : Bình B > Bình A > Bình C.
- Bình B-bình quang hợp-tốn nhiều nhất HCl, bình C-bình hô hấp-tốn ít nhất HCl, bình A-đối chứng- số
HCl tiêu tốn nằm giữa hai bình B và C.

Câu 391: Khi tíến hành giài phẫu một cơ quan sinh dưỡng của cây trang và cây sen, người ta thu được
hình ảnh dưới đây:

Cho biết tên bộ phận sinh dưỡng của cây gì ở mỗi hình A và B?
Nêu tên cùa cẩu trúc số 1 và cấu trúc số 2? Ý nghĩa cùa hai cắn trúc này trong đời sống của thực vật kể
trên.
ĐÁP ÁN:
Hinh A: Thân cây sen
Hinh B: Lá cây trang
Cấu trúc 1 Hinh A: Khoang trống chứa khí trong thân cây sen giúp cung câp oxi
Cấu trúc (2) Hình B: Lá cây trang có tế bào đá hình sao có tác dụng nâng đỡ

Câu 392: Thân cây hoa huệ được đặt trong nước nhuộm màu mực đỏ để theo dõi sự vận chuyển của nước
thông qua thí nghiệm. Hai lát cắt ngang của thân cây được đưa ra dưới đây.

280
a. Hãy gọi tên các cấu trúc được đánh dấu A,B, C, D, E
b. Theo em cấu trúc nào sẽ có màu đỏ? Giải thích.
ĐÁP ÁN:

ýa A: Mạch gỗ thứ cấp


(0,5) B: Tầng sinh mạch (cambium)
C: Khoang khí
D: mạch gỗ sơ cấp
E: mạch rây
ýb Cấu trúc có màu đỏ là E
(0,5) Vì đó là cấu trúc dẫn nước nhuộm mực đỏ lên thân , lá, hoa

Câu 393: Hình bên là cấu tạo giải phẩu của lá cây 2 lá mầm. Hãy quan sát hình vẽ trả lời các câu hỏi sau:

- Chú thích các thành phần ở vị trí số 1, 2, 3, 4 và 5 trên hình vẽ.


- Loại cây này sống trong điều kiện như thế nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
- Số 1: mô giậu; Số 2: biểu bì trên; Số 3: Lông che chở; Số 4: Phòng ẩn khí,
Số 5: Khí khổng.
- Đây là loại cây thích nghi với đời sống khô hạn.
- Vì biểu bì dưới có những chỗ lõm sâu vào, trong đó mang các lỗ khí và lông che chở gọi là phòng ẩn lỗ
khí. Nhờ đó mà cây này giảm bớt sự thoát hơi nước.
281
Câu 394: Hình bên thể hiện một loại tế bào thực vật đã biệt hóa.
Hãy cho biết:
a/ Đó là loại tế bào nào?
b/ Nêu những đặc điểm cấu trúc điển hình và vai trò của loại tế bào
này đối với thực vật.

ĐÁP ÁN:
a/ Đó là tế bào mô cứng ở thực vật.
b/ Là những tế bào có thành thứ cấp dày và thường được tăng cường thêm lignhin. Tế bào mô cứng
trưởng thành không kéo dài được và những tế bào này sinh ra ở những vùng của cây đã ngừng sự sinh
trưởng về chiều dài. Các tế bào này chuyên hóa với chức năng chống đỡ trong cây.

Câu 395: Thí nghiệm: lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh
methylen. Một lúc sau, lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Em hãy dự đoán
xem có thể quan sát thấy hiện tượng gì? Thí nghiệm chứng minh điều gì? Giải thích kết quả thí nghiệm
đó.
ĐÁP ÁN:
Hiện tượng: dung dịch CaCl2 chuyển sang màu xanh.
- Thí nghiệm chứng minh rễ hấp thu khoáng bằng hút bám trao đổi và tính thấm chọn lọc của màng sinh
chất.
- Giải thích:
+ Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh methylen, các phân tử xanh methylen hút bám trên bề mặt rễ và
chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào. →Nhờ tính thấm chọn lọc của màng sinh chất, màng
không cho xanh methylen đi qua vì xanh methylen không cần thiết với tế bào.
+ Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh
methylen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là
màu xanh của xanh methylen. → Cơ chế hút bám trao đổi của rễ.

Câu 396: Quan sát lát cắt giải phẫu của lá ở một loài thực vật. Dựa vào hình quan sát được hãy cho biết
đây là lá của cây C3 hay C4? Cấu trúc lá thích nghi như thế nào đối với quá trình quang hợp?

ĐÁP ÁN:
282
Lá cây C4 do có tế bào bao bó mạch phát triển
Giải phẫu Kranz giúp cây tránh được hô hấp sáng

Câu 397: Quan sát hình dưới đây về giải phẫu lá của một loài cây, hãy cho biết:

a. Lá của loài cây trên thuộc nhóm thực vật nào?


b. Trình bày một số đặc điểm đặc trưng về giải phẫu lá của nhóm thực vật đó.
ĐÁP ÁN:
a. Đây thuộc lá của nhóm cây hạn sinh, ưa sáng (0,25 điểm)
b. Đặc điểm:
- Lá dày, nhỏ.
- Tầng cuticun phát triển.
- Tỉ lệ diệp lục a/b thấp.
- Mô giậu phát triển.

Câu 398:
a. Đáp ứng úa vàng của thực vật biểu hiện như thế nào? Trong các trường hợp tác động lên tế bào thụ cảm
ánh sáng dưới đây, đáp ứng khử úa vàng có diễn ra không?
(1) bất hoạt kênh Ca2+ trên màng tế bào (2) bất hoạt phytocrom trên màng tế bào
(3) bất hoạt cGMP trong tế bào (4) bất hoạt gen tổng hợp protein khử úa
(5) bổ sung cGMP vào tế bào (6) tăng nồng độ Ca2+ trong dịch bào
b. - Cho các lá rau dền (có màu đỏ) vào nồi nước nóng (không màu). Màu của lá rau dền biến đổi như thế
nào? Giải thích.
- Chiếu duy nhất ánh sáng đỏ vào lá cây (lá màu xanh) thì lá cây sẽ có màu gì? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a - Biểu hiện của đáp ứng úa vàng: thân kéo dài, nhợt nhạt yếu ớt, lá không phát triển, rễ ngắn và thô
- Đáp ứng khử úa vàng trong từng trường hợp:
(1). xảy ra đáp ứng khử úa không hoàn toàn
(2). không xảy ra đáp ứng
(3). xảy ra đáp ứng khử úa không hoàn toàn
(4). không xảy ra đáp ứng
(5). xảy ra đáp ứng không hoàn toàn
(6). xảy ra đáp ứng không hoàn toàn
b - Lá rau dền sẽ chuyển sang màu xanh.
283
Do nước nóng làm tan các phân tử sắc tố đỏ của lá rau dền (các sắc tố antoxian) nên các sắc tố này
không còn lấn át màu của diệp lục.
- Lá cây có màu đen
Do diệp lục hấp thu hết ánh sáng đỏ, không còn ánh sáng phản chiếu từ lá đến mắt ta nên ta thấy lá
có màu đen.

Câu 399: Cho 6 cấu trúc thực vật được đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Hãy xác định các đặc điểm sau của mỗi
cấu trúc đó.
1. Cấu trúc đó là rễ, thân, hay lá? Căn cứ?
2. Cấu trúc đó là cây 1 lá mầm hay cây 2 lá mầm? Căn cứ?
3. Môi trường sống ? (Trên cạn, thủy sinh, chịu hạn, ưa ẩm…)
4. Cấu trúc nào có tầng cambium?
5. Nguyên nhân tạo ra các khoang khuyết của cấu trúc 2, 6 có gì khác nhau?

ĐÁP ÁN:
1. - Cấu trúc 1, 2, 3, 4, 6 là rễ vì quan sát thấy tỉ lệ vỏ > trụ.
- Cấu trúc 5 là thân vì quan sát thấy tỉ lệ vỏ < trụ.
2. - Cấu trúc 1, 3, 4 là rễ thực vật 1 lá mầm vì số lượng mạch gỗ >9, mạch gỗ xếp lộn xộn.
- Cấu trúc 2 và 6 là rễ thực vật 2 lá mầm vì quan sát thấy các bó gỗ và libe xen kẽ nhau, tạo hình sao.
- Cấu trúc 5 là thân thực vật 2 lá mầm vì có trụ dẫn kiểu cây đoạn.
3. - Cấu trúc 1,3 là của thực vật thủy sinh : cây bèo tây.
- Cấu trúc 2, 6 là của cây trung sinh, sống trong điều kiện ngập úng vì thấy xuất hiện khoang khuyết
không bình thường.
- Cấu trúc 4 là của cây ưa ẩm vì có tế bào nhu mô vỏ đều nhau, tròn cạnh, kích thước khá đều nhau,
mạch gỗ không phát triển.
- Cấu trúc 5 là của cây chịu hạn vì xuất hiện nhiều khoang khuyết chứa nước ở phần nhu mô vỏ (màu trắng),
mạch gỗ nhiều, đường kính lòng mạch nhỏ.
4. - Cấu trúc 5 có tầng cambium vì đây là cấu tạo thứ cấp.
5. - Nguyên nhân không khác nhau vì đây là các khoang khuyết được tạo ra do sự xuất hiện của etilen
trong điều kiện ngập úng gây sự chết tế bào theo chu trình. Kết quả tạo ra các “Ống thông khí” giúp cây
trên cạn thích nghi được với điều kiện ngập úng, thiếu O2.

Câu 400: cho 2 sơ đồ cấu tạo lá cây của 2 loài A và B

284
a. Hãy chú thích cho sơ đồ
b. Xác định đây là lá của cây 1 lá mầm hay 2 lá mầm? Dựa trên căn cứ nào?
c. Đây là lá của cây trung sinh, chịu hạn hay thủy sinh? Vì sao?
d. Hãy nêu ý nghĩa thích nghi của cấu trúc 4 và 11.
e. Lá cây nào là của cây C3 hoặc cây C4? Căn cứ xác định?
ĐÁP ÁN:
a. Chú thích cho sơ đồ
1. Biểu bì trên 7. Bó dẫn nhỏ
2. Biểu bì dưới 8. Gỗ
3. Lỗ khí 9. Li be
4.Tế bào vận động 10. Mô cứng
5.Thịt lá 11. Khoang khuyết
6. Tế bào thâu góp
b. Đây là sơ đồ lát cắt ngang của lá cây 1 lá mầm vì :
- Thịt lá có cấu tạo đồng nhất, không phân hóa thành mô dậu và mô xốp.
- Khí khổng có cả ở mặt trên và mặt dưới lá.
- Các bó dẫn xếp thành 1 hàng trong phiến lá tương ứng với các gân lá song song hay hình cung.
- Mô cứng rất phát triển.
c. Cây a là cây trung sinh vì không thấy dấu hiệu của cây ưa ẩm và chịu hạn. cây b là cây chịu hạn vì 2 lí do :
+ Các tế bào thịt lá của cây B có vách xếp nếp ăn sâu vào khối chất nguyên sinh, thành tế bào dày hơn có
tác dụng làm giảm thoát hơi nước.
+ Trong mô mềm đồng hóa có nhiều khoang khuyết lớn chứa nước tăng khả năng dự trữ nước trong điều
kiện hạn hán.
d. Cấu trúc 4 là các tế bào vận động . Ý nghĩa thích nghi của tế bào này là dự trữ nước dùng khi khô hạn,
cuộn hoặc mở phiến lá khi khô nóng, hạn chế mất nước.
- Cấu trúc 11 là các khoang khuyết xuất hiện ở một số cây chịu hạn, có vai trò dự trữ nước.
e. Cây a là cây C4 vì có cấu trúc đặc trưng của giải phẫu Kzanr: vòng tế bào bao bó mạch rất phát triển.
Cây b không thấy dấu hiệu này nên nó là thực vật C3.

------------------------------- HẾT -------------------------------

285

You might also like