You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA NGÀY 03/10/2016


Môn: Sinh học – Thời gian: 180 phút

I.PHẦN TỰ LUẬN (10 ĐIỂM)


Câu 1. (1 điểm)
Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP C), một loại gây bệnh như
bệnh bò điên (PrPSC). Chúng không có khả năng sao chép nhưng lây lan được.
a. Prion PrPSC có nhân lên giống virut không? Tại sao?
b. Prion có tính chất gì?
c. Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm
trùng khác được không? Giải thích?
Câu 2. (1 điểm)
Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây
bệnh Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm
tròn với dịch chứa 2 mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch
nuôi cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 7.1 dưới đây. Được biết 5
chất kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác như số liệu được trình bày trên
hình 7.2.

a. Sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại kháng sinh (A E) theo
hướng giảm dần?
b. Ở liều lượng 2mg, kháng sinh nào (A E) vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu
lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao?
Câu 3. (1,0 điểm)
Các hình số 1 và hình số 2 dưới đây là hình ảnh lát cắt giải phẫu của rễ thứ cấp và thân
thứ cấp của 1 cây 2 lá mầm. Hãy ghi chú tên vào các vị trí tương ứng đánh số thứ tự từ 1 đến 13

P a g e 1 | 37
và giải thích tại sao em đặt tên được cho lát cắt tại vị trí số 1 và số 8.

Hình số 1

Hình số 2
Câu 4. (1,0 điểm)
Để hấp thu khoáng từ dung dịch đất, cây có thể sử dụng phương pháp hút bám trao đổi
hoặc cân bằng Donnan là các cơ chế hấp thu thụ động.
1.1. Trình bày các đặc điểm chính của cơ chế hút bám trao đổi giữa rễ cây và đất.
1.2. Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, giữa đất chu và đất kiềm loại nào chứa nhiều
cation khoáng hơn? Giải thích.
1.3. Từ các lý thuyết kể trên, hãy chỉ ra các biện pháp giúp đất duy trì độ màu mỡ và tăng cường
khả năng hút các cation khoáng của cây.
1.4. Tại sao cơ chế hút bám trao đổi thường lấy vào các ion như K +, Na+, Ca2+ mà không lấy vào

P a g e 2 | 37
Al3+?
Câu 5. (1,0 điểm)
Các nhà khoa học tiến hành một số thí nghiệm trên 6 cây ngô 45 ngày tuổi với 10 lá trên
mỗi cây. Tiến hành thực nghiệm cắt bỏ 2 lá của của 3 cây ngô và 3 cây còn lại làm đối chứng
không cắt bỏ lá, sau đó tiến hành đo tốc độ thải oxi trong quá trình quang hợp của các lá trên cả
6 cây ngô. Người ta nhận thấy rằng tốc độ thải oxi của lá cây ngô trên những cây bị cắt bớt lá
tăng đáng kể so với những cây ngô làm đối chứng. Hãy chỉ ra 4 giả thiết để có thể giải thích cho
hiện tượng trên.
Câu 6. (1,0 điểm)
a. Ở cơ thể động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit nucleic
của ba tổ chức đó?
b. Phân biệt chuỗi chuyền electron trong hô hấp ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 7. (1,0 điểm)
a. Phân biệt quang hợp thải ôxi và quang hợp không thải ôxi? Trong hai nhóm trên, nhóm
quang hợp nào tiến hóa hơn? Giải thích.
b. Các tế bào động vật có lizoxom nhưng ở tế bào thực vật không có bào quan này. Loại
bào quan nào ở tế bào thực vật có thể thay thế chức năng của lizoxom? Giải thích.
Câu 8. (1,0 điểm)
a. Trình bày quá trình tiêu hóa prôtêin ở Người? Trong giai đoạn tiêu hóa prôtêin ở tá
tràng thì enzim nào quan trọng nhất? Giải thích.
b. Trong hoạt động tiêu hóa ở Người, khi kích thích dây thần kinh giao cảm thì khả năng
hấp thụ chất dinh dưỡng giảm nhưng khi kích thích dây thần kinh đối giao cảm thì lại làm tăng
khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột. Hãy giải thích nhận định trên.
Câu 9. (1,0 điểm)
a. Khi huyết áp của cơ thể Người giảm, những cơ chế sinh lý chủ yếu nào làm tăng huyết
áp trở lại?
b. Khi kích thích lên một sợi thần kinh làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền dọc
theo sợi thần kinh. Nếu dựa vào biên độ của điện thế hoạt động lan truyền, chúng ta có thể biết
được cường độ kích thích tác động lên sợi thần kinh đó mạnh hay yếu không? Giải thích.
Câu 10. (1,0 điểm)
a. Vì sao trong suốt thời kì phụ nữ mang thai, nang trứng không chín, trứng không rụng và
không có kinh nguyệt? Trình bày cơ sở khoa học của phương pháp chẩn đoán có thai qua nước
tiểu?
b. Trình bày những điểm khác biệt cơ bản giữa quá trình thụ tinh ở động vật có vú với quá
trình thụ tinh ở thực vật có hoa?
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 ĐIỂM)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là không đúng về thành tế bào vi khuẩn?
A. Quy định hình dạng tế bào B. Là đích tác động của một số loại kháng sinh
C. Liên quan đến một số triệu chứng bệnh D. Bảo vệ vi khuẩn khỏi thực bào
E. Giúp phân loại vi khuẩn

P a g e 3 | 37
Câu 2. Sản xuất bánh mỳ, bia và rượu vang đều liên quan đến quá trình lên men rượu, nấm men
chuyển hóa glucozo thành ethanol. Những nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về quá
trình này?
1. Nấm men thực hiện quá trình lên men này bởi tế bào của chúng thiếu ti thể
2. Tạo thành mỗi một phân tử ethanol sẽ đồng thời giải phóng một phân tử CO2
3. Từ 1 phân tử glucozo qua quá trình lên men giải phóng ra 2 phân tử ATP
4. Hơn 80% năng lượng hóa học trong phân tử glucozo được giải phóng ra dưới dạng nhiệt
5. Đường phân là một phần không thể thiếu trong lên men
A. 1,2 và 3 B. 1,2 và 4 C. 2,3 và 5
D. 2,4 và 5 E. 3,4 và 5
Câu 3. Trong một thí nghiệm, các vi khuẩn E.coli tăng trưởng ở 370C được chuyển đến môi
trường mới 200C và cho sinh trưởng qua các thế hệ. Thay đổi nào về màng sinh chất sẽ giúp các
vi khuẩn E.coli thích nghi được với môi trường mới?
A. Tăng hàm lượng axit béo không no B. Tăng số lượng protein xuyên màng
C. Tăng hàm lượng photpholipit D. Tăng chiều dài của đuôi kị nước
Câu 4. Một nhà khoa học tiến hành đánh giá một loại kháng sinh mới, có tên gọi là novamicin,
có thể ức chế sinh trưởng của nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc. Điều kiện thí nghiệm nào dưới
đây tỏ ra phù hợp hơn cả để khẳng định hiệu quả kháng sinh của novamicin?
A. Nhóm 1 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kháng + novamicin
Nhóm 2 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kháng không novamicin

B. Nhóm 1 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kháng + novamicin


Nhóm 2 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kiểu dại + novamicin

C. Nhóm 1 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kháng Không novamicin


Nhóm 2 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kiểu dại + novamicin

D. Nhóm 1 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kiểu dại + novamicin


Nhóm 2 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kiểu dại không novamicin

E. Nhóm 1 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kháng + novamicin


Nhóm 2 10 đĩa agar chứa vi khuẩn kiểu dại không novamicin

Câu 5. Khẳng định nào sau đây là KHÔNG đúng


“Đối với mỗi loại kháng nguyên bạn có thể bắt gặp………..”
A. Một tập hợp tế bào lympho B có sẵn trong cơ thể đặc hiệu với kháng nguyên đó
B. Một tập hợp tế bào lympho T trợ giúp trong cơ thể có thụ thể đặc hiệu với kháng nguyên
C. Một tập hợp đại thực bào có sẵn trong cơ thể nhưng chỉ tấn công một loại kháng nguyên
D. Một tập hợp kháng thể-kháng nguyên đặc hiệu nhưng không được sản sinh với số lượng lớn
E. Một tập hợp tế bào nhớ đặc hiệu-kháng nguyên có thể được sản sinh khi có sự hiện diện của
kháng nguyên đó

P a g e 4 | 37
Câu 6. Trong thực tế, phần lớn vi sinh vật gây bệnh không lây nhiễm qua tiêu hóa, bởi vì
A. chúng bị phá hủy bởi các enzim và axit có trong dạ dày.
B. chúng kích ứng đáp ứng “nôn, ọe” của cơ thể.
C. chúng bị các vi khuẩn cộng sinh trong đường ruột tiêu diệt.
D. các tế bào bạch cầu loại bỏ chúng khỏi hệ tiêu hóa.
E. chúng bị phá hủy bởi các chất kháng sinh có trong ruột.
Câu 7. Trong 5 cơ chế hoạt động chủ yếu của các chất kháng sinh hiện nay, những cơ chế nào là
phổ biến nhất (những nhóm nào gồm nhiều loại kháng sinh nhất)?
Phổ biến nhất Phổ biến thứ hai
A Ức chế tổng hợp thành tế bào Thay đổi cấu trúc màng tế bào
B Ức chế tổng hợp axit nucleic Ức chế tổng hợp thành tế bào
C Ức chế tổng hợp axit nucleic Ức chế trao đổi chất
D Ức chế tổng hợp thành tế bào Ức chế dịch mã
E Ức chế dịch mã Ức chế trao đổi chất
Câu 8. Các virut ARN cần tự mã hóa một số enzim nhất định bởi vì:
A. tế bào chủ nhanh chóng phá hủy virut
B. những enzim này dịch mã mARN virut thành các protein
C. những enzim này thâm nhập được qua các màng tế bào chủ
D. những enzim này không thể tổng hợp được trong tế bào chủ
E. tế bào chủ thiếu các enzim có thể tái bản hệ gen virut
Câu 9. Một người bị chó dại cắn phải tiêm vacxin phòng dại, sau đó khỏi bệnh và được miễn
dịch suốt đời. Miễn dịch thu được của người đó là
A. miễn dịch thu được tự nhiên chủ động B. miễn dịch thu được tự nhiên bị động
C. miễn dịch thu được nhân tạo chủ động. D.cả A và C.
Câu 10. Kiểu dinh dưỡng nào chỉ gặp ở vi khuẩn?
A. Quang tự dưỡng B. Hóa dị dưỡng C. Hóa tự dưỡng
D. Quang dị dưỡng E. Loại nào cũng có ở sinh vật nhân sơ và nhân thực
Câu 11. Một loài vi khuẩn đã đươc xác định có thời gian thế hệ là 30 phút. Nếu một nhà vi sinh
vật bắt đầu bằng việc cấy vào 1000 tế bào/mL (đang ở pha lũy thừa) và muốn nuôi chúng thành
một ống giống chứa 1.000.000 tế bào/mL thì cần phải ủ trong thời gian là bao lâu?
A. 24 giờ B. 5 giờ C. 3,5 giờ
D. 100 giờ E. 10 giờ
Câu 12. Có 6 chủng vi khuẩn E.coli (kí hiệu 1-6) mang đột biến ở các gen khác nhau nhưng đều
liên quan đến một con đường chuyển hóa trong tế bào. Khi nuôi cấy các chủng vi khuẩn này trên
các môi trường có bổ sung chọn lọc các chất chuyển hóa trung gian A, B, C, D, E và F thu được
kết quả như sau:

P a g e 5 | 37
Trong đó: 0 là chết, + là sống và sinh trưởng bình thường.
Biết rằng tất cả các chất chuyển hóa trên đều thấm vào tế bào dễ dàng như nhau, mỗi chủng chỉ
mang một đột biến gen duy nhất. Tất cả các đột biến chỉ ảnh hưởng đến các bước chuyển hóa
sau khi F đã hình thành. Sơ đồ nào dưới đây phù hợp nhất để phản ánh quá trình sinh tổng hợp
các chất nêu trên?

A. B.

C. D.

E.
Câu 13. Cho 5 phát biểu dưới đây về các cấu trúc có mặt trong cơ thể thực vật:
(1) Ở thực vật hạt trần, cấu trúc mạch gỗ chỉ chứa quản bào mà không chứa yếu tố ống dẫn.
(2) Tế bào ống rây chuyên hóa với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng, trong cấu trúc
tế bào không có nhân và ty thể.
(3) Các tế bào mô phân sinh thường có thành mỏng, thành tế bào cấu tạo chủ yếu bởi vách sơ
cấp, có nhiều không bào kích thước nhỏ.
(4) Tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thu nước và muối khoáng nên thành tế bào
mỏng, không thấm cutin, trong tế bào có không bào lớn, có nhiều lạp thể và không chứa ti thể.
(5) Hệ thống gân lá chính là bó mạch chứa cả mạch gỗ và mạch rây.

P a g e 6 | 37
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu chính xác là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5
Câu 14. Nhằm mục đích nâng cao hiệu suất của quá trình cố định CO 2 trong phản ứng tối quang
hợp, hướng nghiên cứu nào dưới đâylà phù hợp nhất?
A. Cải biến enzim rubisco nhằm tăng ái lực của nó đối với CO2.
B. Ức chế các gen mã hóa cho các enzim hô hấp nhằm giảm cường độ hô hấp để tránh lãng phí
các sản phẩm quang hợp.
C. Dùng kỹ thuật di truyền để chuyển các cây thuộc nhóm thực vật C4 thành các cây có con
đường cố định cacbon của thực vật C3.
D. Dùng kỹ thuật di truyền tạo ra các giống cây trồng có hoạt động quang hô hấp được tăng
cường.
E. Dùng một số đường như glucozo làm nguồn cung cấp C cho cây.
Câu 15. Ở những cây có hoạt động tổng hợp AAB mạnh, người ta nhận thấy nhiệt độ cơ thể
tăng cao hơn so với các cây bình thường, nguyên nhân là do:
A. Nồng độ AAB tăng làm tăng tốc độ quá trình chuyển hóa nên nhiệt độ trong lá cây sẽ giảm
xuống.
B. Khi nhiệt độ cao, sự sản xuất AAB nhằm mục đích thúc đẩy quá trình quang hợp xảy ra do
đáp ứng lại hiện tượng stress.
C. Nồng độ cao của AAB trong nhựa cây làm tăng hoạt động hô hấp và làm cho cây mất nước,
hàm lượng chất tan tăng lên dẫn tới nhiệt độ giảm.
D. Tăng nồng độ AAB dẫn tới tăng nồng độ ethylen, sự bay hơi của ethylen làm giảm nhiệt độ
của cây cực kỳ hiệu quả.
E. Nồng độ cao AAB sẽ đóng khí khổng, làm giảm sự thoát hơi nước và dẫn tới sự duy trì nhiệt
độ cao hơn so với các cây khác.
Câu 16. Sự khác nhau trong vận chuyển các chất ở mạch gỗ và mạch rây thể hiện ở đặc điểm
nào dưới đây?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây thì không
B. Quá trình thoát hơi nước có trong mạch rây, còn trong mạch gỗ thì không
C. Mạch rây chứa nước và chất khoáng, mạch gỗ chứa chất hữu cơ
D. Mạch gỗ vận chuyển theo hướng từ dưới lên trên, mạch rây thường ngược lại
E. Mạch gỗ chuyển đường từ nguồn đến nơi chứa, mạch rây thì không
Câu 17. Hệ thống quang hợp ở thực vật được phân chia thành hệ thống quang hoá I (PSI) hấp
thụ năng lượng chủ yếu từ vùng ánh sáng đỏ xa và hệ thống quang hoá II (PSII) hấp thụ năng
lượng chủ yếu từ vùng ánh sáng đỏ. Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Để tạo thành ATP nhờ quá trình quang phosphoryl hóa không bắt buộc phải có cả 2 quang hệ
thống.
B. Ở thực vật C4, lục lạp ở tế bào bao bó mạch chứa tỉ lệ lớn PSII
C. PSI chỉ chứa clorophin a.
D. PSII chỉ chứa clorophin b.
E. PSI nằm trên màng tilacoit, còn PSII nằm trong chất nền của lục lạp.
Câu 18. Trên cùng một cơ thể thực vật, có một số lá nằm ở rìa ngoài tiếp xúc nhiều với ánh
sáng, một số lá khác nằm trong tán lá tiếp xúc ít với ánh sáng. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi

P a g e 7 | 37
so sánh giữa các lá cây trong bóng râm với các lá cây ở ngoài sáng cùng độ tuổi và trên cùng
một cây?
A. Lá cây trong bóng râm có tỷ lệ clorophin b/a cao hơn.
B. Lá cây trong bóng râm có tỷ lệ clorophin b/a thấp hơn.
C. Tỷ lệ clorophin b/a là như nhau ở cả hai loại lá cây.
D. Lá cây trong bóng râm có lớp mô giậu dày hơn.
E. Lá cây ngoài sáng có cường độ hô hấp thấp hơn.
Câu 19. Tất cả các quá trình vận chuyển dưới đây đều là vận chuyển chủ động, ngoại trừ:
A. Sự vận chuyển của khoáng chất từ con đường apoplast sang con đường symplast.
B. Sự vận chuyển của đường từ tế bào mô quang hợp vào tế bào ống rây.
C. Sự vận chuyển của đường từ tế bào ống rây này sang tế bào ống rây khác.
D. Sự vận chuyển của K+ dọc theo màng của tế bào lỗ khí trong quá trình mở lỗ khí.
E. Sự vận chuyển của khoáng chất vào trong tế bào từ vỏ rễ.
Câu 20. Ở rễ cây, trong số các mô tả nào dưới đây về đai casparian:
(1) Nó ngăn cản tính liên tục của con đường vận chuyển symplast.
(2) Nó được thấm bởi một cơ chất có tính kị nước có bản chất là polysaccharide.
(3) Nó cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển chủ động các khoáng chất vào trong mạch
dẫn từ lớp vỏ.
(4) Nó đảm bảo tất cả nước và khoáng chất hòa tan phải qua màng tế bào để được kiểm soát
trước khi đi vào bó mạch.
(5) Nó tạo ra một tỷ lệ lớn về diện tích bề mặt để thúc đẩy quá trình thấm của khoáng vào trong
bó mạch.
Số khẳng định KHÔNG chính xác là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 E. 5
Câu 21. Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh tăng 50C, hô hấp sáng sẽ:
A. tăng ở lúa, giảm ở ngô B. tăng ở ngô, giảm ở lúa
C. tăng ở lúa, ít ảnh hưởng đến ngô D. tăng ở ngô, ít ảnh hưởng đến lúa
E. tăng ở cả hai loài
Câu 22. Các phytohormone gây ra hoạt tính của chúng bằng cách:
A. Thay đổi tính thấm của màng và tác động vào quá trình biểu hiện các gen.
B. Thay đổi kết cấu của thành tế bào thực vật để điều tiết lượng chất vào trong thành.
C. Thay đổi cấu trúc của màng nhân từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động phiên mã.
D. Thay đổi cấu trúc của hệ thống lưới nội chất hạt trong tế bào từ đó ảnh hưởng đến hoạt động
của thành tế bào.
E. Điều hòa hoạt động của các enzyme tham gia các phản ứng chuyển hóa trong tế bào chất và
trong nhân.
Câu 23. Đồ thị dưới đây cho thấy mối tương quan của nồng độ auxin và tốc độ sinh trưởng ở
một số mô. Nếu đường in đậm cho thấy mối tương quan giữa nồng độ auxin và tốc độ sinh
trưởng của mô trong thân thực vật. Nếu được xử lý cùng nồng độ như vậy, tốc độ sinh trưởng
của mô chồi đỉnh sẽ tuân theo đồ thị nào?

P a g e 8 | 37
A. Chỉ I B. Hoặc I hoặc II tùy loại cây C. Hoặc II hoặc III tùy loại cây.
D. Chỉ II E. Không có đồ thị nào kể trên.
Câu 24. Một nhóm cây khoai tây được trồng dưới điều kiện thí nghiệm, một lô được bổ sung
mùn và đất còn một lô khác làm đối chứng thì không có mùn. Lá cây trong lô đối chứng bị vàng
(hơi xanh) so với lá cây thí nghiệm. Cách giải thích nào dưới đây là hợp lý hơn cả?
A. Những cây thí nghiệm đã sử dụng thức ăn từ chất mùn để tổng hợp nên diệp lục tạo nên màu
xanh lá.
B. Chất mùn trong đất được ngậm nước nhẹ, do đó nước có thể nhanh chóng tới rễ.
C. Chất mùn chứa các khoáng chất như Mg, Fe có vai trò trong quá trình tổng hợp diệp lục.
D. Nhiệt giải phóng bởi quá trình phân giải chất mùn gây ra sự nhanh chóng tổng hợp diệp lục.
E. Cây thí nghiệm hấp thu diệp lục từ mùn nên lá cây có màu xanh.
Câu 25. Một nhà thực vật phát hiện một cây thiếu khả năng hình thành hạt tinh bột trong tế bào
rễ, tuy nhiên rễ cây vẫn có thể cong xuống hướng đất bình thường. Điều này đã bác bỏ giả thiết:
A. Sự chìm xuống của các hạt tĩnh thạch gây tính hướng trọng lực.
B. Tích lũy tinh bột gây ra tính hướng địa.
C. Hạt tinh bột chặn các phản ứng sinh trưởng axit trong rễ cây.
D. Tinh bột được chuyển thành auxin, gây ra sự bẻ cong của rễ hướng địa.
E. Tinh bột và tính hướng địa là cần thiết cho quá trình sinh trưởng.
Câu 26. Quá trình tiêu hóa ở Người chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào máu.
B. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào mọi tế bào.
C. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ
vào máu.
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ
vào máu.
Câu 27. Khi cá thở vào, sự kiện nào dưới đây là đúng?
A. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng.
B. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng.
C. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng.

P a g e 9 | 37
D. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào
khoang miệng.
Câu 28. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
a. Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như sau: giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra
vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày.
b. Chất nhận CO2 đầu tiên của quá trình quang hợp ở thực vật C3 là RiDP.
c. Trong đường phân, glucozo bị ôxi hóa và NADH bị khử?
d. NADH và FADH2 trong quá trình hô hấp tế bào được tổng hợp từ đường phân và chu trình
Creps.
e. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ
hô hấp.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 29. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ diễn ra như thế nào?
A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra
enzim tiêu hóa xenlulôzơ.
C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
D. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
Câu 30. Giả thiết một phân tử CO2 được giải phóng vào máu tĩnh mạch ở chân của thai nhi và
được người mẹ thải ra ngoài theo đường hô hấp. Khả năng lớn nhất phân tử CO 2 này sẽ không đi
qua….
A. Tâm thất trái của người mẹ. B. Tâm nhĩ phải của người mẹ.
C. Tâm thất trái của thai nhi. D. Tâm nhĩ phải của thai nhi.
Câu 31. Một phân tử CO2 được giải phóng vào máu ở ngón chân sau bên trái của chuột và được
thải ra ngoài qua mũi. Phân tử CO2 này sẽ không đi qua....
A. Phế nang. B. Động mạch phổi. C. Tâm nhĩ phải. D. Tĩnh mạch phổi.
Câu 32. Khi nói về axit nucleic, phát biểu nào sau đây đúng?
A. ARN chủ yếu nằm trong nhân của tế bào nhân thực.
B. Axit nucleic có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân là nucleotit.
C. Axit nucleic ở sinh vật nhân thực chỉ có dạng mạch kép mà không có dạng mạch đơn.
D. Có 5 loại đơn phân cấu tạo nên ADN và ARN.
Câu 33. Một gen có 240 chu kì xoắn, tổng số nuclêôtit loại T với nuclêôtit loại khác chiếm 40%
tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A chiếm 20%; X chiếm 25% tổng số nuclêôtit của
mạch. Số nuclêôtit trên mạch 2 của gen là
A. 480G; 840T; 600X; 480A. B. 480A; 840X; 600G; 480T.
C. 480A; 840G; 600X; 480T. D. 480X; 840G; 600A; 480T.
Câu 34. Giải Nôbel Sinh lý và Y học năm 2009 được trao tặng cho Blackburn, Greider và
Szostak cho phát hiện của họ về việc các nhiễm sắc thể được bảo vệ bởi các đầu mút và enzim
telomeraza liên quan trực tiếp đến sự già hóa và phát sinh ung thư ở động vật. Phát biểu nào
dưới đây về đầu mút nhiễm sắc thể và telomeraza là đúng?
A. Các tế bào gốc phôi có các đầu mút dài và hoạt tính telomeraza cao.
B. Ở các tế bào ung thư, các đầu mút dài hơn nhưng telomeraza bị bất hoạt.
C. Telomeraza là một ADN exonucleaza.

P a g e 10 | 37
D. Các đầu mút dài hơn và hoạt tính telomeraza cao hơn ở các tế bào xôma.
Câu 35. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu KHÔNG đúng?
a. Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính
thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
b. Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực,
đảo cực và tái phân cực.
c. Trong điện thế hoạt động, xảy ra giai đoạn tái phân cực là do Na + đi ra ồ ạt làm mặt ngoài tế
bào tích điện âm, còn mặt trong màng tích điện dương.
d. Để duy trì điện thế nghỉ, hoạt động của bơm Na-K là vận chuyển K + từ ngoài trả vào trong
màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
e. Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực là do Na + đi vào làm trung hòa điện
tích âm trong màng tế bào.
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 36. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ADN trong nhân và ADN ở tế bào chất?
A. ADN trong nhân có số lượng nucleotit ít hơn so với ADN ngoài nhân.
B. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép, dạng vòng còn ADN trong ngoài nhân có cấu trúc kép,
dạng thẳng.
C. ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân.
D. ADN ngoài nhân liên kết với histon còn ADN trong nhân thì không.
Câu 37. Từ 5 phân tử ADN được đánh dấu 15N ở cả 2 mạch đơn, qua quá trình nhân đôi liên tiếp
trong môi trường chỉ có 14N, đã tổng hợp được 160 phân tử ADN mạch kép. Kết luận nào sau
đây đúng?
A. Có 16 phân tử ADN chứa cả 14N và 15N.
B. Có tất cả 5 phân tử ADN con có chứa 15N.
C. Có tất cả 310 mạch đơn chỉ chứa 14N.
D. Có tất cả 150 phân tử ADN chứa 14N.
Câu 38. Trong trường hợp thiếu thức ăn kéo dài, cá mập có khả năng sống sót cao hơn so với cá
heo có cùng kích thước bởi vì
A. Cá mập tiêu thụ lượng năng lượng/ kg thể trọng nhiều hơn so với cá heo.
B. Cá mập huy động năng lượng dự trữ dễ dàng hơn so với cá heo.
C. Cá mập duy trì tốc độ chuyển hóa cơ bản cao hơn.
D. Cá mập sử dụng ít năng lượng hơn cho điều hòa thân nhiệt.
Câu 39. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
a. Trong hệ tuần hoàn kín, máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
b. Trong hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao
mạch, tĩnh mạch và về tim).
c. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.
d. Hệ tuần hoàn kín chỉ có ở động vật có xương sống.
e. Cơ tim hoạt động theo quy luật "tất cả hoặc không có gì" có nghĩa là khi kích thích ở cường
độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối
đa.
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 40. Nồng độ canxi trong máu tăng lên khi hoocmon nào sau đây được tiết ra?

P a g e 11 | 37
A. PTH. B. Canxitonin. C. Cortizol. D. Tiroxin.
Câu 41. Đặc điểm nào sau đây chung cho cả ti thể và lục lạp?
A. Cả hai cùng có trong nhân của mọi tế bào nhân thực.
B. Cả hai đều chứa Ribôxôm 80S.
C. Cả hai đều chứa ATP-synthetaza.
D. Cả hai đều có hệ gen biểu hiện theo quy luật di truyền Menđen.
Câu 42. Bệnh nhân A có tuyến giáp và tuyến yên đều kém phát triển, bệnh nhân B có tuyến giáp
bất thường và tuyến yên hoạt động bình thường. Nếu tiêm hoocmon kích thích tuyến giáp (TSH)
vào cả hai người này thì sẽ có hiệu quả ở bệnh nhân nào?
A. Chỉ có hiệu quả ở bệnh nhân B. B. Chỉ có hiệu quả ở bệnh nhân A.
C. Không có hiệu quả ở cả hai người. D. Có hiệu quả ở cả hai người.
Câu 43. Chất nào sau đây đóng vai trò là cofactơ của enzim?
A. Glucozo. B. Vitamin. C. Cacbohidrat. D. Axit béo.
Câu 44. Tác nhân kích thích trực tiếp các thụ quan hóa học trung ương gây thay đổi nhịp hô hấp
là...
A. Áp suất CO2 trong máu động mạch. B. CO2 trong máu.
C. H+ trong máu. D. H+ trong dịch não tủy.
Câu 45. Chất nào sau đây KHÔNG xuất hiện ở trong cầu thận của động vật có vú?
A. Axit amin. B. Glucôzơ. C. Prôtêin huyết tương. D. Urê.
Câu 46. Thể tích máu do tâm thất trái bơm ra trong một phút....
A. Không ít cũng không nhiều hơn máu do tâm thất phải bơm ra mà phụ thuộc vào nhịp co của
các tâm thất.
B. Lớn hơn thể tích máu do tâm thất phải bơm ra.
C. Nhỏ hơn thể tích máu do tâm thất phải bơm ra.
D. Bằng thể tích máu do tâm thất phải bơm ra.
Câu 47. Pyruvate là sản phẩm cuối của quá trình đường phân. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 1 phân tử glucôzơ.
B. Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 2 phân tử pyruvate.
C. Pyruvate là một chất ôxi hóa mạnh hơn CO2.
D. Trong 2 phân tử pyruvate có ít năng lượng hơn trong 1 phân tử glucôzơ.
Câu 48. Cho các thành phần và quá trình sau:
a. Màng tế bào.
b. Màng nhân.
c. Các intron.
d. ADN pôlimeraza.
e. Các riboxom.
g. Tổng hợp ATP.
h. Sự quang hợp.
i. Ti thể.
Số lượng các thành phần và quá trình có thể có trong cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Câu 49. Một người bị mất máu nhanh và nhiều do tai nạn ô tô và các thông số sinh lí bị thay đổi.
Điều nào sau đây KHÔNG xảy ra?

P a g e 12 | 37
A. Giảm tỉ lệ hồng cầu trong máu. B. Thể tích máu giảm.
C. Giảm nồng độ Natri trong nước tiểu. D. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim tăng rất
nhanh.
Câu 50. Khi một người bị một chấn thương nghiêm trọng như bị gãy chân thì hoocmôn nào huy
động các axit amin, đường và axit béo để sử dụng trong phản ứng với một stress kéo dài như vậy?
A. Aldosterone. B. Acetylcholine. C. Cortisol. D. Adrenalin.

…………………….HẾT……………

P a g e 13 | 37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA NGÀY 03/10/2016


Môn: Sinh học – Thời gian: 180 phút
I.PHẦN TỰ LUẬN (10 ĐIỂM)
Câu 1. (1 điểm)
Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP C), một loại gây bệnh như
bệnh bò điên (PrPSC). Chúng không có khả năng sao chép nhưng lây lan được.
d. Prion PrPSC có nhân lên giống virut không? Tại sao?
e. Prion có tính chất gì?
f. Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm
trùng khác được không? Giải thích?
Hướng dẫn chấm:

Ý Nội dung Điểm


SC
A -Prion PrP nhân lên khác virut. (0,5 điểm)
-Vì chúng không chứa axit nucleic nên không mã hóa được
prion mới mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Do đó,
không cần thiết phải đi vào tế bào như virut. Prion gây bệnh tiến
sát prion không gây bệnh, cảm ứng theo một cơ chế còn chưa
biết rõ, biến prion không gây bệnh thành prion gây bệnh, tức
chuyển protein từ cấu trúc anpha sang cấu trúc beta. Prion gây
bệnh mới được tạo thành nối với nhau thành chuỗi (chèn ép gây
hoại tử tế bào não).
B Các tính chất của prion là: (0,25 điểm)
-Hoạt động chậm nên thời gian ủ bệnh lâu (trên 10 năm)
-Khó bị phân hủy bởi nhiệt và enzim proteaza
-Trình tự axit amin của hai loại prion hoàn toàn giống nhau chỉ
có cấu trúc là khác nhau
c Không. Khi bị nhiễm prion, cơ thể không có khả năng tạo kháng (0,25 điểm)
thể. Vì thế bệnh không thể chẩn đoán được bằng các phản ứng
miễn dịch.

Câu 2. (1 điểm)
Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây
bệnh Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm
tròn với dịch chứa 2 mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch
nuôi cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 7.1 dưới đây. Được biết 5
chất kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác như số liệu được trình bày trên

14 | P a g e
hình 7.2.

c. Sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại kháng sinh (A E) theo
hướng giảm dần?
d. Ở liều lượng 2mg, kháng sinh nào (A E) vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu
lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao?
Hướng dẫn chấm:
Ý Nội dung Điểm
A Trật tự đúng: E > B > D = C > A 0,5 điểm
B Chỉ sử dụng B là an toàn nhất 0,5 điểm

Câu 3. (1,0 điểm)


Các hình số 1 và hình số 2 dưới đây là hình ảnh lát cắt giải phẫu của rễ thứ cấp và thân thứ cấp
của 1 cây 2 lá mầm. Hãy ghi chú tên vào các vị trí tương ứng đánh số thứ tự từ 1 đến 13 và giải
thích tại sao em đặt tên được cho lát cắt tại vị trí số 1 và 8.

Hình số 1

15 | P a g e
Hình số 2
Hướng dẫn chấm:
Ghi chú:
1. Thân thứ cấp 2. Tầng sinh trụ 3. Tầng sinh vỏ 4. Gỗ thứ cấp
5. Libe sơ cấp 6. Gỗ sơ cấp 7. Libe thứ cấp
8. Rễ thứ cấp 9. Tầng sinh trụ 10. Gỗ sơ cấp 11. Gỗ thứ cấp
12. Libe sơ cấp 13. Libe thứ cấp
Trả lời đúng 1 và 8 0.25 điểm
Trả lời được ít nhất 5 ghi chú khác 0.25 điểm
Trả lời được hơn 5 ghi chú khác 0.25 điểm
Giải thích được ghi chú 1 và 8 là do vòng gỗ hàng năm ở thân và cấu trúc hình sao ở rễ
0.25 điểm

Câu 4. (1,0 điểm)


Để hấp thu khoáng từ dung dịch đất, cây có thể sử dụng phương pháp hút bám trao đổi
hoặc cân bằng Donnan là các cơ chế hấp thu thụ động.
1.1. Trình bày các đặc điểm chính của cơ chế hút bám trao đổi giữa rễ cây và đất.
1.2. Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, giữa đất chu và đất kiềm loại nào chứa nhiều
cation khoáng hơn? Giải thích.
1.3. Từ các lý thuyết kể trên, hãy chỉ ra các biện pháp giúp đất duy trì độ màu mỡ và tăng cường
khả năng hút các cation khoáng của cây.
1.4. Tại sao cơ chế hút bám trao đổi thường lấy vào các ion như K +, Na+, Ca2+ mà không lấy vào
Al3+?
Hướng dẫn chấm:
1.1. Cơ chế hút bám trao đổi cation:
Trong cấu trúc của đất có keo đất, có thể là keo âm hoặc keo dương, trên bề mặt của keo có hấp
phụ các ion như K+, Na+, Ca2+….

16 | P a g e
Quá trình hô hấp tế bào của lông hút tạo CO2, chất này hòa tan vào nước và điện li.
CO2 + H2O H2CO3 H+ + HCO3-
H+ và HCO3- được đẩy ra ngoài, trao đổi với các ion khác có cùng điện tích hoặc 2H + có thể trao
đổi được 1 Ca2+.
HDC: Trình bày được cơ chế này được 0.25 điểm
1.2. Đất chua (pH từ 4-5) sẽ có nhiều ion H+, H+ có tính linh động cao sẽ tách các cation ra khỏi keo
đất, 1 phần được hấp thu bởi rễ, phần lớn còn lại bị rửa trôi nên đất chua có ít ion khoáng hơn.
Ngược lại với đất kiềm.
HDC: Trình bày được nội dung này cho đủ 0.25 điểm
1.3. Các biện pháp được sử dụng trong trồng trọt:
Cần tạo điều kiện cho hô hấp hiếu khí của rễ cây để tạo ra CO 2 và lựa chọn phân bón cho phù hợp
với loại đất để tránh làm rửa trôi các cation khoáng.
HDC: Trình bày được nội dung này cho đủ 0.25 điểm
1.4. Cây không hấp thu Al3+ vì vừa tốn kém các ion ở bên trong mà ion này lại gây độc cho cây.
HDC: Trình bày được nội dung này cho đủ 0.25 điểm

Câu 5. (1,0 điểm)


Các nhà khoa học tiến hành một số thí nghiệm trên 6 cây ngô 45 ngày tuổi với 10 lá trên
mỗi cây. Tiến hành thực nghiệm cắt bỏ 2 lá của của 3 cây ngô và 3 cây còn lại làm đối chứng
không cắt bỏ lá, sau đó tiến hành đo tốc độ thải oxi trong quá trình quang hợp của các lá trên cả
6 cây ngô. Người ta nhận thấy rằng tốc độ thải oxi của lá cây ngô trên những cây bị cắt bớt lá
tăng đáng kể so với những cây ngô làm đối chứng. Hãy chỉ ra 4 giả thiết để có thể giải thích cho
hiện tượng trên.
Hướng dẫn chấm

Giải thiết 1: Ở cây thí nghiệm (bị cắt lá) toàn bộ Nitơ, khoáng chất và nước từ rễ đã tập trung cho
các lá còn tồn tại khiến chúng nhận được nhiều chất hơn và tăng tốc độ quá trình chuyển hóa trong đó
có quang hợp.
Giả thiết 2: Số lượng lá ít đi, chúng không còn che khuất nhau trước ánh sáng mặt trời, lượng ánh
sáng nhận được nhiều hơn nên cường độ quang hợp cao hơn.
Giả thiết 3: Lá lá cơ quan nguồn, các cơ quan khác như rễ và thân không bị cắt bỏ, nhu cầu vẫn
không thay đổi. Theo nguyên lý phản hồi ngược, cường độ quang hợp sẽ phải gia tăng để đẩy mạnh
tốc độ sản xuất sinh chất phục vụ nhu cầu các cơ quan khác.
Giả thiết 4: Khi cắt lá, nhu cầu của cơ thể nhằm: Chữa lành vết thương, mọc lá mới đòi hỏi cần
nhiều nguyên liệu và ATP do vậy các lá được tăng cường quá trình quang tổng hợp.

Câu 6. (1,0 điểm)


a. Ở cơ thể động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit nucleic của ba
tổ chức đó?
b. Phân biệt chuỗi chuyền electron trong hô hấp ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Hướng dẫn chấm

17 | P a g e
Ý Nội dung Điểm
a - Ba tổ chức đó là: ribôxôm, ty thể và nhân. 0,5
- Phân biệt axit nucleic của ba tổ chức: ribôxôm, ty thể và nhân.....

b Phân biệt chuỗi chuyền electron trong hô hấp ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân 0,5
thực:
- Về vị trí …
- Về chất mang (chất truyền điện tử)…
- Về chất nhận electron cuối cùng…

Câu 7. (1,0 điểm)


a. Phân biệt quang hợp thải ôxi và quang hợp không thải ôxi? Trong hai nhóm trên, nhóm quang
hợp nào tiến hóa hơn? Giải thích.
b. Các tế bào động vật có lizoxom nhưng ở tế bào thực vật không có bào quan này. Loại bào
quan nào ở tế bào thực vật có thể thay thế chức năng của lizoxom? Giải thích.
Hướng dẫn chấm

Ý Nội dung Điểm


a - Phân biệt quang hợp thải ôxi và quang hợp không thải ôxi:… 0,75
- Hai dạng trên, dạng quang hợp thải ôxi tiến hóa hơn vì …
b - Tế bào thực vật không có lizôxôm, nhưng có không bào trung tâm…. 0,25
- Vì….

Câu 8. (1,0 điểm)


a. Trình bày quá trình tiêu hóa prôtêin ở Người? Trong giai đoạn tiêu hóa prôtêin ở tá tràng thì
enzim nào quan trọng nhất? Giải thích.
b. Trong hoạt động tiêu hóa ở Người, khi kích thích dây thần kinh giao cảm thì khả năng hấp thụ
chất dinh dưỡng giảm nhưng khi kích thích dây thần kinh đối giao cảm thì lại làm tăng khả năng
hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột. Hãy giải thích nhận định trên.
Hướng dẫn chấm

Ý Nội dung Điểm


a - Quá trình tiêu hóa protein: 0,75
+ Ở dạ dày…
+ Ở tá tràng….
- Trong các loại enzim tiêu hóa prôtêin ở tá tràng, Tripxin được xem là enzim
quan trọng nhất vì….
b Dây thần kinh giao cảm gây co mạch, giảm lưu lượng máu tới ruột; còn dây 0,25
thần kinh đối giao cảm gây dãn mạch, tăng lưu lượng máu tới ruột....

18 | P a g e
Câu 9. (1,0 điểm)
a. Khi huyết áp của cơ thể Người giảm, những cơ chế sinh lý chủ yếu nào làm tăng huyết áp trở
lại?
b. Khi kích thích lên một sợi thần kinh làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền dọc theo sợi
thần kinh. Nếu dựa vào biên độ của điện thế hoạt động lan truyền, chúng ta có thể biết được
cường độ kích thích tác động lên sợi thần kinh đó mạnh hay yếu không? Giải thích.
Hướng dẫn chấm

Ý Nội dung Điểm


a - Cơ chế thần kinh thông qua phản xạ tăng áp:… 0,75
- Cơ chế thể dịch thông qua Adrenalin và Noradrenalin….
- Điều hòa thông qua hệ thống Renin – Angiotensin – Aldosteron (RAAS)….

b Biên độ điện thế hoạt động lan truyền không thay đổi khi kích thích mạnh hay 0,25
yếu, vì….

Câu 10. (1,0 điểm)


a. Vì sao trong suốt thời kì phụ nữ mang thai, nang trứng không chin, trứng không rụng và
không có kinh nguyệt? Trình bày cơ sở khoa học của phương pháp chẩn đoán có thai qua nước
tiểu?
b. Trình bày những điểm khác biệt cơ bản giữa quá trình thụ tinh ở động vật có vú với quá trình
thụ tinh ở thực vật có hoa?
Hướng dẫn chấm

Ý Nội dung Điểm


a -Ở thời kì mang thai: 3 tháng đầu nhau thai tiết HCG duy trì thể vàng (thể vàng 0,75
tiết progesteron và estrogen); sau 3 tháng nhau thai thay thế thể vàng tiết
progesteron và estrogen.
=> Nồng độ 2 hoocmon này luôn cao, ức chế ngược tuyến yên và vùng dưới
đồi làm giảm tiết FSH và LH…..
- Cơ sở khoa học của phương pháp chẩn đoán có thai qua nước tiểu:
Trong thời kì mang thai (2 tháng đầu, nhau thai tiết HCG để duy trì sự tồn tại
của thể vàng  HCG có mặt trong nước tiểu trong hai tháng đầu.
Do đó có thể kiểm tra sự có mặt của HCG trong nước tiểu ở 2 tháng đầu 
Biết được có thai hay không.

b Thụ tinh ở thực vật c hoa 0,25


Thụ tinh ở động vật có vú
-Tinh tử không có khả năng tự di -Tinh trùng tự bơi đến trứng mà
chuyển đến trứng mà cần có sự hỗ không cần sự hỗ trợ của một cơ quan

19 | P a g e
trợ của ống phấn. khác.
-Chỉ có 1 tinh tử thụ tinh cho trứng. -Có rất nhiều tinh trùng cùng tham
-Trứng hoàn thành giảm phân trước gia quá trình thụ tinh cho một trứng.
thụ tinh. -Trứng sau khi thụ tinh mới hoàn
-Có thụ tinh kép. thành giảm phân.
-Không có thụ tinh kép.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 ĐIỂM)


Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 26 A
2 C 27 D
3 A 28 A
4 B 29 B
5 C 30 A
6 A 31 D
VI SINH VẬT 7 D 32 B
8 E 33 B
9 D 34 A
10 D 35 B
11 B 36 C
12 D 37 C
13 B TẾ BÀO VÀ 38 D
14 A SINH LÝ 39 C
15 E 40 A
ĐỘNG VẬT
16 D 41 C
SINH LÝ 17 A 42 B
THỰC VẬT 18 A 43 B
19 C 44 D
20 B 45 C
21 B 46 D
22 A 47 D
23 A 48 B
24 C 49 D
25 A 50 C

20 | P a g e
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA NGÀY 04/10/2016


Môn: Sinh học – Thời gian: 180 phút

I.PHẦN TỰ LUẬN (10 ĐIỂM)


Câu 1. (1 điểm)
Điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực có thể thực hiện ở 3 mức độ: trước phiên mã,
phiên mã, sau phiên mã.
a) Loại gen nào thường được điều hoà ở mức độ trước phiên mã? Cho ví dụ và giải thích.
b) Các gen qui định protein điều hoà (biểu hiện gen của các gen khác) ở động vật có vú,
thường được điều hoà biểu hiện ở mức độ nào trong 3 mức độ nêu trên là thích hợp nhất? Giải
thích.
Câu 2. (1,5 điểm)
a) Nêu hậu quả của các dạng đột biến sau:
- Đột biến ở vùng ranh giới nhận biết intron – êxôn.
- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit trong vùng êxôn của gen.
b) Ở sinh vật lưỡng bội, sự tương tác giữa các alen của một gen đối với sự hình thành tính
trạng được biểu hiện như thế nào ? Cho ví dụ.
Câu 3. (1,0 điểm)
Theo thống kê, phần lớn các bệnh ung thư đều do đột biến gen hoặc do virut. Tuy nhiên,
người ta cũng phát hiện thấy có nhiều bệnh ung thư liên quan đến đột biến nhiễm sắc thế. Hãy
giải thích cơ chế phát sinh bệnh ung thư do đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 4. (1,5 điểm)
Cho 1 dòng lông xám giao phối với 4 dòng lông trắng khác nhau thu được F1 100% xám. Cho
F1 giao phối với nhau thu được kết quả sau:
Dòng F2
Xám Đen Nâu Vàng Trắng
1 44 0 16 0 20
2 31 0 0 0 9
3 48 15 0 0 21
4 136 43 46 16 82
Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng trên và xác định KG của ruồi lông xám và 4
dòng ruồi lông trắng đem lai ở thế hệ P.
Câu 5. (1,5 điểm)
Vì sao trong quá trình tiến hóa, ta khó có thể dự đoán chính xác tốc độ thay đổi tần số
alen của một gen nào đó trong quần thể?

21 | P a g e
Câu 6. (1 điểm)
Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài nào? Trình
bày cơ chế của con đường hình thành loài đó.
Câu 7. (1,25 điểm)
a)Tại sao sự xáo trộn mức cao và mức thấp thường làm giảm tính đa dạng các loài của
quần xã? Tại sao sự xáo trộn mức trung bình thúc đẩy sự đa dạng loài?
b) Hầu hết những đồng cỏ trải nghiệm cháy thường xuyên, thường mỗi vài năm. Làm thế
nào sẽ tính đa dạng loài của một đồng cỏ có khả năng bị ảnh hưởng nếu không có cháy xảy ra
trong 100 năm? giải thích?
Câu 8. (1,25 điểm)
a) Nếu chuỗi thức ăn dưới đây theo mô hình từ dưới lên, những gì sẽ xảy ra nếu con
người loại bỏ diều hâu từ môi trường?
Cỏ châu chấucócrắndiều hâu
b) Một quần thể của loài bướm Fritillary đốm tăng trưởng theo hình chữ S. Nếu sức chứa
môi trường (K) là 500 con và r = 0,1 cá thể/(cá thể x tháng), tốc độ tăng trưởng quần thể tối đa
cho quần thể này là bao nhiêu?
c) Hãy xem xét hai khu rừng: một rừng già yên tĩnh và một khu rừng khác mới được chặt.
Khu rừng nào mà các loài có khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân, và tại sao?
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 ĐIỂM)
Câu 1. Phức kép Thymine xuất hiện do hai nucleotit Thymine liền kề hình thành liên kết cộng
hóa trị. Tác nhân nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng trên?
A.Tác nhân hóa học B.Giải phóng β từ phân rã phóng xạ
C.Tia gamma D.Tia X E. Tia UV
Câu 2. Đoạn oligonucleotit nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất khi được liên kết với sợi
bổ sung thích hợp?
A.5’-AAAAAAAA-3’ B. 5’-ATGCATGC-3’ C. 5’-CGCGCGCG-3’
D. 5’-TTTTGGGG-3’ E. 5’-TATATATA-3’
Câu 3. Con đường nào sau đây làm tăng sự biểu hiện của gen trong nhân tế bào?
A.Axetyl hóa đuôi histon B.Methyl hóa ADN
C.Chuyển gen vào vùng dị nhiễm sắc D.Dephotphoryl hóa ADN
E.Ghép nối luân phiên
Câu 4. Nhận định nào sau đây là KHÔNG đúng về nguyên nhân Drosophila melanogaster được
sử dụng làm sinh vật mô hình trong thí nghiệm di truyền của Thomas Morgan vào năm 1907?
A.Thời gian thế hệ ngắn B.Bộ nhiễm sắc thể chỉ gồm 4 cặp nên dễ quan sát
C.Sinh sản nhanh D.Rất dễ để tiến hành thao tác trên gen
E.Dễ nuôi trong phòng thí nghiệm
Câu 5. Một đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ có nhóm máu AB + và người bố có nhóm máu B-
KHÔNG thể mang nhóm máu:
A.A+ B.AB- C.O+ D.A- E.AB+
Câu 6. Những nhận định nào sau đây là đúng với các bệnh di truyền ở người?

22 | P a g e
1. Ở các nước nhiệt đới ẩm, tần số alen quy định hồng cầu hình liềm cao vì những alen này có
ưu thế trong việc chống lại bệnh sốt rét.
2. Bệnh mù màu hiếm gặp ở nữ vì alen gây bệnh là alen lặn và nằm trên NST giới tính.
3. Hội chứng Đao là do mang 3 nhiễm sắc thể 21.
4. Đột biến dị bội, như hội chứng Đao là do xảy ra sai sót trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở
pha S trong kì trung gian của chu kì tế bào.
5. Trứng không mang nhiễm sắc thể giới tính thụ tinh với tinh trùng Y là một nguyên nhân của
hiện tượng xảy thai tự nhiên.
A.1,2,3 và 4 B.1,2,4 và 5 C.1,2 3 và 5
D.1,3,4 và 5 E.2,3,4 và 5
Câu 7. Nếu sử dụng enzim giới hạn nhận biết vị trí đặc hiệu gồm 4 nucleotit trên phân tử ADN
để cắt phân tử ADN mạch kép có kích thước 5000 bp của bacteriophage thì sẽ thu được bao
nhiêu đoạn giới hạn?
A.Khoảng 2 B.Khoảng 4 C.Khoảng 20
D.Khoảng 50 E.Khoảng 1250
Câu 8. Enzim giới hạn cắt ADN tạo ra các đầu dính hoặc đầu bằng. Các đầu dính có vai trò:
A.chọn lọc plasmid thiếu gen kháng kháng sinh
B.dễ dàng phân lập được plasmid tái tổ hợp
C.nối các đoạn ADN có nguồn gốc khác nhau
D.nhân bản các ARN trong tế bào vi khuẩn
E.tất cả các đáp án trên
Câu 9. Một bệnh di truyền hiếm gặp với triệu chứng bệnh là suy giảm miễn dịch, chậm lớn,
chậm thành thục sinh dục và có đầu nhỏ. Giả sử ADN được tách từ một bệnh nhân được tìm
thấy tồn tại hai dạng là các mạch ADN dài đầy đủ và các đoạn rất ngắn hầu như luôn có tổng
khối lượng tương đương. Bệnh này nhiều khả năng liên quan đến sai hỏng về biểu hiện chức
năng của loại enzim nào dưới đây?
A.ADN ligaza B.Topoisomeraza C.ADN polymeraza
D.Helicaza E.Primaza
Câu 10. Nếu không kể đến sự biến đổi protein sau dịch mã, thì phân tử protein mới được tổng
hợp ở sinh vật nhân thật
A.có trình tự axit amin đầu N được mã hóa tương ứng bởi trình tự ribonucleotit ở vùng đầu 5’
của mARN
B.có trình tự axit amin đầu C được mã hóa tương ứng bởi trình tự ribonucleotit ở vùng đầu 5’
của mARN
C.có axit amin đầu tiên luôn là fMet
D.có axit amin cuối cùng luôn được mã hóa bởi bộ ba CCA
Câu 11. Ở ngô, gen E và T cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Khi cho lai bố mẹ
có kiểu gen đồng hợp EETT và eett thu được F1. Tiếp tục lai phân tích F1 thu được F2. Ở thế hệ
F2 có tổng số 36391 cá thể mang kiểu hình đồng hợp trội và đồng hợp lặn và có 9141 cá thể chỉ
mang một tính trạng trội. Tần số tái tổ hợp của hai cặp gen trên là
A.0,25% B.5% C.30% D.25% E.20%
Câu 12. Ở người, trung bình trong 300 ca sinh thì có 1 ca là sinh đôi cùng trứng. Giả sử alen
quy định tóc đen trội hoàn toàn so với alen quy định tóc màu đỏ. Một người đàn ông tóc đen có

23 | P a g e
bố tóc đỏ kết hôn với một người phụ nữ tóc đen. Xác suất cặp vợ chồng này sinh đôi con trai có
tóc đỏ là bao nhiêu?
A.1/300 B.1/600 C.1/1200 D.1/2400 E.1/4800
Câu 13. Khi cho giao phấn giữa hai cây đậu có hoa màu trắng thu được tất cả F1 có hoa màu
tím. Giải thích nào về cặp P trên là chính xác?
A.Cả hai đều mang gen tổng hợp sắc tố màu tím
B.Hai cây đậu trên có kiểu gen khác nhau, một cây mang gen quy định sắc tố màu tím và cây
còn lại mang gen tổng hợp enzim kích hoạt sắc tố
C.Cả hai đều thiếu một trong các gen tổng hợp enzim tổng hợp sắc tố màu tím
D.Cả hai có cùng kiểu gen và đều ở trạng thái dị hợp về gen tổng hợp sắc tố màu tím
Câu 14. Nguyên phân là một quá trình liên tục và các giai đoạn bị bắt giữ ở các thời điểm khác
nhau. Tiến hành thí nghiệm đếm và thống kê số lượng các tế bào chóp rễ hành ở các giai đoạn
khác nhau trong nguyên phân thu được bảng sau:

Kỳ Tỉ lệ phần trăm trong tổng số các tế bào đang phân chia (%)
Kì đầu 85
Kì giữa 7,7
Kì sau 2,9
Kì cuối 4,4
Từ kết quả bảng trên, có thể kết luận:
A.Kì đầu diễn ra lâu hơn các kì khác B.Quá trình phân chia mới chỉ bắt đầu
C.Kì cuối là giai đoạn ngắn nhất trong nguyên phân D.Số lượng mẫu đếm quá nhỏ
E.Khu vực tế bào đang khảo sát rất gần vùng chóp rễ
Câu 15. Dưới đây là trình tự một mạch ADN mã hóa cho một chuỗi polipeptit gồm 10 axit
amin. Mã bộ ba đầu tiên bên trái là trình tự mã mở đầu mã hóa axit amin methionine
T A C G G T C AAT C T G G T T C T G G T T C T T C T G A G C AA
Khi chuỗi polipeptit này bị thủy phân thu được số lượng các axit amin như sau:
Axit amin Số lượng
W 1
X 2
Y 3
Z 4
Trình tự của các axit amin trong chuỗi polipeptit trên là:
A. x y z x z y z z w y
B. y z x y z z y z w x
C. z x y z y z y y w z
D. y x z y z y z z x w
E. y x z y z y z z w x
Câu 16. Xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có (n+1) alen, biết tần số một alen là ½ và các
alen còn lại đều có tần số là 1/2n. Giả sử quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng Hardy-
Weinberg thì tổng tần số kiểu gen dị hợp tử là bao nhiêu?
A.n-1/2n B.2n-1/3n C.3n-1/4n D.4n-1/5n E.5n-1/6n

24 | P a g e
Câu 17. Khi lai hai cây hoa thuần chủng màu hồng với cây hoa màu trắng với nhau người ta thu
được F1 toàn cây có hoa màu xanh. Cho các cây F 1 tự thụ phấn thì kết quả phân li kiểu hình nào
dưới đây là đúng?
A.9 xanh : 3 hồng : 4 trắng B.9 hồng : 3 xanh : 4 trắng
C.9 xanh : 6 hồng : 1 trắng D.12 xanh : 3 hồng : 1 trắng
E.12 hồng : 3 xanh : 1 trắng
Câu 18. Một trong những mục đích của công nghệ gen là biến đổi các protein để cải thiện chức
năng của chúng. Phát biểu nào dưới đây là KHÔNG hợp lý về mặt logic với mục đích trên?
A.Làm gia tăng tính kị nước của protein khiến nó hoạt động hiệu quả hơn trong tế bào.
B.Tăng cường khả năng liên kết với một chất nhất định của enzim.
C.Làm biến đổi trung tâm hoạt động của enzim.
D.Tăng cường tính bền vững của protein với nhiệt độ cao.
E.Thay đổi trình tự axit amin để cải thiện giá trị dinh dưỡng.
Câu 19. Ở chuột, gen Igf2 mã hóa cho yếu tố tăng trưởng II (GFII). Chuột đồng hợp tử về alen
kiểu dại của gen này có kích thước bình thường, trong khi chuột mang hai alen đột biến có kiểu
hình "lùn". Khi lai giữa hai cá thể chuột dị hợp tử về gen này, người ta thu được tỉ lệ kiểu hình là
1 chuột bình thường : 1 chuột lùn thay cho tỉ lệ 3 : 1 như mong đợi. Khi tiến hành lai giữa một
số chuột đực lùn ở F1 với chuột cái lùn đồng hợp tử, tất cả các chuột con sinh ra đều có kiểu
hình bình thường.
Nhận định nào dưới đây là phù hợp hơn cả?
A.Đây là ví dụ điển hình về kiểu tính trạng phụ thuộc vào mẹ.
B.Alen đột biến là trội ở con đực và lặn ở con cái.
C.Đã xảy ra hiện tượng in vết gen trong quá trình phát sinh trứng.
D.Đã xảy ra hiện tượng in vết gen trong quá trình phát sinh tinh trùng.
E.Đã xảy ra hiện tượng in vết gen trong cả hai quá trình phát sinh trứng và tinh trùng.
Câu 20. Nghiên cứu phả hệ về một bệnh di truyền liên kết với NST Y qua ba thế hệ. Không
may, dữ liệu thu thập bị sai ở một cá thể. Hãy cho biết cá thể mà dữ liệu thu thập được là sai?

A.1 B.2 C.3 D.4 E. 5


Câu 21. Người ta đã phát hiện 1 loạt các đột biến xảy ra tại locut A quy định màu sắc lông ở ngựa. Các
kiểu hình và tần số alen trong quần thể ngựa được thống kê trong bảng sau:
Alen Kiểu hình Tần số
A+ Hồng (kiểu hình dại) 0,4
A Hồng đen (đen ở bờm và đuôi) 0,2
at Nâu 0,1

25 | P a g e
a Đen 0,3
+ t
Các alen trội lặn hoàn toàn với trật tự A > A > a > a.
Quần thể ngựa đã đạt trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg, tỉ lệ kiểu hình của quần thể là:
A.0,09 hồng; 0,64 hồng đen; 0,07 nâu; 0,2 đen
B.0,48 hồng; 0,2 hồng đen; 0,23 nâu; 0,09 đen
C.0,48 hồng; 0,23 hồng đen; 0,2 nâu; 0,09 đen
D.0,64 hồng; 0,2 hồng đen; 0,09 nâu; 0,07 đen
E.0,64 hồng; 0,2 hồng đen; 0,07 nâu; 0,09 đen
Câu 22. Hai mẫu cá thể con đực của loài gặm nhấm Akodon moliae thuộc cùng một quần thể
được phân tích di truyền tế bào học: một cá thể có 43 nhiễm sắc thể (NST), còn cá thể còn lại có
42 NST. Trong khi đó, số NST cơ bản (tính theo số vai nhiễm sắc thể có mặt trong tế bào soma)
đối với cả hai cá thể này là 44. Hiện tượng này có thể xảy ra do:
A.Hiện tượng mất nhiễm sắc thể B.Đảo đoạn nhiễm sắc thể
C.Chuyển đoạn Robertson D.Sự có mặt của các nhiễm sắc thể B
E.Đa bội thể
Câu 23. Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người biểu hiện trong một gia đình theo sơ đồ phả hệ
như sau:

Bệnh di truyền này nhiều khả năng tuân theo quy luật di truyền nào hơn cả?
A.Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
B.Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường
C.Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X
D.Di truyền trội liên kết nhiễm sắc thể giới tính X
E.Không suy luận được

*Sử dụng thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi 24 và 25.
Ở thực vật, 3 alen (a, b và c) cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng. Khi lai
phân tích cá thể dị hợp đều 3 cặp gen thu được số lượng và tỉ lệ giao tử như sau:
ABC 414 Abc 70
aBc 28 abC 1
abc 386 aBC 80
AbC 20 ABc 1

26 | P a g e
Câu 24. Trình tự các gen trên nhiễm sắc thể?
A.abc B.acb C.bac D.không xác định được chính xác
Câu 25. Khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể (theo đơn vị bản đồ)?
Khoảng cách giữa a và c (cM) Khoảng cách giữa b và c (cM)
A 2,1 2,4
B 3,4 5,0
C 5,0 15,2
D 15,2 3,4
E 15,2 5,0
Câu 26. Nhận định nào sau đây là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen?
I. Chúng đều là các nhân tố tiến hoá.
II. Chúng đều là quá trình xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
III. Chúng luôn dẫn đến sự thích nghi.
IV. Chúng đều làm phong phú vốn gen của quần thể.
A.II và III. B.I và III. C.I và II. D.I và IV. E.II và IV.
Câu 27. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng về thuyết tiến hóa của Đacuyn?
A.Vi khuẩn không còn tiến hóa nữa
B.Cá heo tiến hóa cao hơn so với các loài cá xương
C.Một cơ thể sống tiến hóa suốt cuộc đời của nó
D.Những loài sinh sản vô tính không tiến hóa
E.Các loài động vật ăn thịt không phải là áp lực duy nhất mà phần lớn các quần thể phải đối
mặt.
Câu 28. Một loài côn trùng được tìm thấy có tính kháng với một loại thuốc trừ sâu phổ biến.
Giải thích nào dưới đây là hợp lý hơn cả?
A.Chọn lọc ổn định tạo ra khả năng kháng thuốc trừ sâu ở quần thể côn trùng
B.Vốn gen ban đầu đã có sẵn các gen tạo cho côn trùng có tính kháng
C.Thuốc trừ sâu thúc đẩy sự phát triển tính kháng ở những cá thể nhất định và đặc điểm này
được di truyền
D.Thuốc trừ sâu tạo ra đột biến mới mã hóa tính kháng và đột biến này được di truyền
Câu 29. Nghiên cứu biến dị di truyền ở một loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cho thấy
hầu như tất cả các locut gen nghiên cứu đều đơn hình (hầu hết các gen chỉ có một loại alen).
Nguyên nhân nào dưới đây là có nhiều khả năng nhất gây nên mức độ đa hình di truyền rất thấp
như vậy ở loài này?
A.Do chọn lọc nhân tạo D.Do chọn lọc phân hóa
B.Do hiện tượng thắt cổ chai quần thể E.Do chọn lọc định hướng
C.Do xảy ra giao phối cận huyết
Câu 30. Khi uống thuốc kháng sinh không đủ liều lại gây nhờn thuốc vì kháng sinh liều nhẹ sẽ
A.gây đột biến gen, trong đó có một số đột biến là có lợi cho vi khuẩn.
B.kích thích vi khuẩn tạo kháng thể chống lại kháng sinh.
C.tạo áp lực chọn lọc dòng vi khuẩn kháng kháng sinh.
D.kích thích vi khuẩn nhận gen kháng kháng sinh thông qua con đường tải nạp.
Câu 31. Đối với một tính trạng tốt được chọn lọc tự nhiên ưu tiên giữ lại, tần số alen quy định
tính trạng đó sẽ thay đổi nhanh nhất khi
27 | P a g e
A.tần số alen ban đầu thấp B.tần số alen ban đầu trung bình
C.tần số alen ban đầu cao D.tần số alen cố định ở 0 hoặc là 1
E.tần số alen sẽ không thay đổi mà được duy trì ổn định
Câu 32. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B.Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C.Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của
các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
D.Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao
phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 33. Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,2A: 0,8a, chỉ sau một thế hệ
tần số tương đối alen bị biến đổi thành 0,8A: 0,2a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện
tượng trên?
A.Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.
B.Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
C.Môi trường thay đổi theo hướng chống lại cá thể đồng hợp tử lặn.
D.Kích thước quần thể giảm mạnh do yếu tố thiên tai.
Câu 34. Yếu tố nào sau đây KHÔNG góp phần vào hình thành loài khác khu vực địa lý?
A.Các đột biến khác nhau bắt đầu phân hóa vốn gen của các quần thể cách li.
B.Quần thể cách li có kích thước nhỏ và phiêu bạt di truyền đang xảy ra.
C.Quần thể thích nghi chịu áp lực chọn lọc khác với quần thể mẹ.
D.Dòng gen giữa hai quần thể này là rất mạnh.
Câu 35. Nhìn chung, tần số của một alen có hại thường rất khác nhau ở các quần thể lân cận. Ví
dụ như tần số alen gây bệnh hóa xơ nang là 0,02 ở quần thể A và 0,006 ở quần thể B lân cận. Sự
khác biệt như vậy về tần số alen giữa hai quần thể lân cận có thể gây ra bởi:
A.hiệu ứng kẻ sáng lập xảy ra ở một thế hệ trước
B.hiệu quả của sửa chữa ADN sai hỏng ở các quần thể khác nhau là khác nhau
C.ưu thế chọn lọc alen xảy ra ở quần thể này nhưng hoàn toàn không xảy ra ở quần thể khác
D.sự di cư xảy ra lặp đi lặp lại giữa các quần thể
E.sự giao phối xảy ra không ngẫu nhiên
*Sử dụng thông tin sau để trả lời câu 36 và 37
Bạn đang tiến hành nghiên cứu một quần thể chuột. Giả sử quần thể đang đạt trạng thái cân bằng
Hardy-Weingberg, màu lông của chuột được quy định bởi 1 gen có 2 alen trong đó kiểu gen BB
quy định lông đen, kiểu gen bb quy định lông trắng và kiểu gen Bb quy định lông nâu. Quần thể
bạn đang nghiên cứu có 100 cá thể trong đó có 16 cá thể lông trắng.
Câu 36. Giả sử một quần thể Cú di cư đến vùng đất này và sử dụng những con chuột màu trắng
làm thức ăn. Đây là ví dụ về hình thức chọn lọc nào?
A.Chọn lọc định hướng B.Chọn lọc phân hóa C.Chọn lọc giới tính
D.Chọn lọc sinh thái (Ecological selection) E.Chọn lọc ổn định
Câu 37. Giả sử những con cú này đã ăn 62,5% những con chuột có lông màu trắng trước khi
chúng sinh sản, tần số alen B sau một thế hệ là
A.0,4 B.0,6 C.0,625 D.0,667 E.0,9
Câu 38.

28 | P a g e
Đồ thị nào trên đây minh họa sự phát triển qua vài mùa của quần thể thỏ rừng đã được đưa vào
một môi trường sống thích hợp, nơi mà linh miêu cũng sinh sống ở miền Bắc Canada?
A.A B.B C.D D.E
Câu 39.

Đồ thị nào trên đây có khả năng mô tả một quần thể hươu được đưa tới một hòn đảo với số
lượng động vật ăn cỏ thích hợp và không có động vật ăn thịt, ký sinh trùng, hoặc bệnh?
A.A B.B C.D D.E
Câu 40.

Cho biết câu nào chính xác nhất để giải thích đường cong sống sót B?
A.Nó có thể là của một loài ít chăm sóc con sau khi sinh, nhưng chăm sóc cho con cái trong độ
tuổi trung niên như được chỉ ra bởi sự gia tăng khả năng sống sót.
B.Đường cong này có khả năng là của một loài sản sinh rất nhiều con cái, chỉ có một vài trong
số đó được hy vọng sống sót.
C.Có sự di cư hàng loạt của các cá thể non và trung niên trong nhóm này.
D.Sống sót chỉ có thể giảm; do đó, đường cong này không thể xảy ra trong tự nhiên.
29 | P a g e
Câu 41. Khẳng định nào sau đây về sự tiến hóa của lịch sử đời sống là chính xác?
A.Môi trường ổn định với nguồn sống hạn chế có lợi cho quần thể chọn lọc kiểu r.
B.Quần thể chọn lọc kiểu K thường được tìm thấy trong các môi trường mà nhân tố không phụ
thuộc mật độ là nhân tố quan trọng trong điều hòa mật độ quần thể.
C.Hầu hết các quần thể đều có cả hai đặc điểm chọn lọc kiểu r và chọn lọc kiểu K được thay đổi
theo điều kiện môi trường khác nhau.
D.Các quần thể chọn lọc kiểu K hiếm khi tiếp cận sức chứa môi trường.
Câu 42. Phát biểu nào sau đây làm cho các quần thể thay đổi từ đường cong tăng trưởng hình J
sang đường cong tăng trưởng hình S nhanh nhất?
A.Tỷ lệ sinh tăng B.Loại bỏ các động vật ăn thịt
C.Giảm tỷ lệ tử vong D.Cạnh tranh nguồn sống
Câu 43. Làm thế nào để có thể xét nghiệm sinh thái học để xác định một loài đang chiếm giữ ổ
sinh thái thực hay ổ sinh thái lý thuyết?
A.Nghiên cứu giới hạn nhiệt độ và độ ẩm của loài.
B.Quan sát nếu có những thay đổi kích thước thích hợp sau khi đưa vào một loài không bản địa
tương tự.
C.Đo sự thay đổi trong thành công sinh sản khi các loài đang chịu áp lực môi trường.
D.Loại bỏ một loài đối thủ cạnh tranh để xem loài đó có mở rộng phạm vi của nó hay không.
Câu 44. Trong một hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống bị giảm đến 8 loài sau khi
một loài ở hồ bị loại bỏ. Loài bị loại bỏ là có thể là :
A.mầm bệnh. B.loài chủ chốt. C.động vật ăn thực vật. D.loài cộng sinh.
Câu 45. Điều nào sau đây là giả thuyết hợp lý nhất để giải thích tại sao các loài ngoại lai lại phát
triển mạnh trong quần xã nơi mà nó được đưa tới?
A.Các loài ngoại lai cạnh tranh tốt hơn so với các loài bản địa trong việc cạnh tranh các nguồn
sống hạn chế của môi trường.
B.Các loài ngoại lai không bị khống chế bởi những kẻ săn mồi và dịch bệnh mà các loài bản địa
luôn phải đối mặt.
C.Các loài ngoại lai có thời gian thế hệ ngắn hơn các loài bản địa.
D.Các loài ngoại lai có khả năng sinh sản cao hơn so với các loài bản địa.
Câu 46. Hãy tưởng tượng năm quần xã rừng, mỗi quần xã với 100 cá thể phân bố thuộc bốn loài
cây khác nhau (W, X, Y, Z). Quần xã rừng nào là đa dạng nhất?
A.25W, 25X, 25Y, 25Z. B.40W, 30X, 20y, 10Z.
C.50W, 25X, 15Y, 10Z. D.70W, 10X, 10Y, 10Z.
Câu 47. Hầu hết các tháp sinh khối có xu hướng giảm sinh khối nhanh chóng theo bậc dinh
dưỡng tăng dần. Tuy nhiên, trong các hệ thống thủy sinh, mô hình này có thể được đảo ngược –
sinh vật tiêu thụ có sinh khối lớn hơn sinh vật sản xuất. Giải thích nào sau đây là hợp lý với mô
hình này?
A.Sinh khối trong các hệ thống thủy sinh không thể đo lường một cách chính xác.
B.Giáp xác sinh sản nhanh chóng, nhưng có tỉ lệ sống sót không cao.
C.Thực vật phù du bị tiêu thụ nhanh chóng, nhưng có khả năng phục hồi cao.
D.Nước là một phương tiện dễ dàng hơn để sống và sinh vật thủy sinh cần ít thức ăn.
Câu 48. Tại sao quần xã nhiệt đới có xu hướng đa dạng loài lớn hơn quần xã ôn đới hay ở vùng
cực?

30 | P a g e
A.Quần xã nhiệt đới ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người.
B.Có ít ký sinh trùng gây ảnh hưởng xấu đến quần xã nhiệt đới.
C.Quần xã nhiệt đới nói chung là lớn tuổi hơn các quần xã ôn đới và vùng cực.
D.Loài ưu thế cạnh tranh hơn đã tiến hóa trong quần xã ôn đới và vùng cực.
Câu 49.

Trên sơ đồ chu trình nitơ, số nào đại diện cho nitrite (NO₂)?
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 50. Trong các hệ sinh thái sau đây hệ sinh thái nào có sản lượng sơ cấp tinh/ha lớn hơn và
tại sao?
A.Đại dương mở vì tổng sinh khối của sinh vật tự dưỡng quang hợp lớn.
B.Đồng cỏ vì tổng sinh khối sinh vật sản xuất nhỏ do việc tiêu thụ của động vật ăn cỏ và phân
hủy nhanh.
C.Rừng mưa nhiệt đới vì tổng sinh khối của sinh vật sản xuất lớn và sự đa dạng loài.
D.Tundra vì giai đoạn tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng trong suốt mùa hè.

…………………….HẾT………………..

31 | P a g e
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA NGÀY 04/10/2016


Môn: Sinh học – Thời gian: 180 phút
I.PHẦN TỰ LUẬN (10 ĐIỂM)
Câu 1. (1 điểm)
Điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân thực có thể thực hiện ở 3 mức độ: trước
phiên mã, phiên mã, sau phiên mã.
a) Loại gen nào thường được điều hoà ở mức độ trước phiên mã? Cho ví dụ và giải
thích.
b) Các gen qui định protein điều hoà (biểu hiện gen của các gen khác) ở động vật có
vú, thường được điều hoà biểu hiện ở mức độ nào trong 3 mức độ nêu trên là thích hợp
nhất? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a)
- Loại gen cần được điều hoà ở mức độ trước phiên mã thường là các gen mà sản phẩm của
chúng rất cần cho tế bào với một số lượng lớn và thường xuyên được biểu hiện. Những
gen này thường được lặp lại với một số lượng bản sao rất lớn trong hệ gen. (0,25đ)
- Ví dụ: gen qui định tổng hợp rARN riboxom, hay qui định protein histon. rARN rất cần
và cần với một lượng rất lớn để tổng hợp protein. Histon là thành phần quan trọng để
tổng hợp nên nhiễm sắc thể. (0,25đ)
b)
- Mỗi gen cần được biểu hiện đúng thời điểm, đúng vị trí, đúng mức độ nếu không sẽ gây
ra những hậu quả nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là những gen được biểu hiện trong quá
trình phát triển phôi thai. Nếu biểu hiện gen không đúng lúc đúng chỗ có thể gây ra các
quái thai, thậm chí gây chết. (0,25đ)
- Các gen qui định protein điều hoà cần được điều hoà hoạt động một cách chính xác và
tinh tế vì thế điều hoà sau phiên mã thường được tiến hoá “lựa chọn”. Lý do là vì điều
hoà sau phiên mã có thể được điều khiển bằng mức độ bền vững của mARN nên tế bào
có thể có nhiều cách khác nhau điều khiển thời gian tồn tại của mARN. Điều hoà biểu
hiện gen ở mức độ phiên mã và trước phiên mã chỉ làm cho các gen được biểu hiện hay
không biểu hiện hoặc biểu hiện nhiều hay ít một cách ổn định mà ít khi thay đổi. (0,25đ)
Câu 2. (1,5 điểm)
a) Nêu hậu quả của các dạng đột biến sau:
- Đột biến ở vùng ranh giới nhận biết intron – êxôn.
- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit trong vùng êxôn của gen.
b) Ở sinh vật lưỡng bội, sự tương tác giữa các alen của một gen đối với sự hình thành tính
trạng được biểu hiện như thế nào ? Cho ví dụ.
Hướng dẫn chấm
a) (1,0 điểm)
32 | P a g e
Hậu quả của các dạng đột biến:
- Đột biến ở vùng ranh giới nhận biết intron – êxôn ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện mARN
bình thường, tạo ra các phân tử mARN bất thường. (0,25 điểm)
- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit trong vùng êxôn của gen dẫn đến đột biến dịch khung làm thay
đổi thành phần các bộ ba mã hóa tính từ điểm xảy ra đột biến, đưa đến hàng loạt axit amin bị
thay thế, vì vậy phần lớn trường hợp prôtêin mất chức năng.
(0,25 điểm)
b) (1,0 điểm)
Sự tương tác giữa các alen trong cặp gen tương ứng đối với sự hình thành tính trạng ở
sinh vật lưỡng bội được biểu hiện ở các trường hợp sau:
- Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn (A > a) nên thể dị hợp (Aa) biểu hiện tính trội hoàn
toàn. Ví dụ: Trong thí nghiệm của Menđen, F1 Aa toàn hoa đỏ. (0,25 điểm)
- Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn nên thể dị hợp (Aa) biểu hiện tính trội không
hoàn toàn hay tính trạng trung gian. Ví dụ: P: Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa), F1: Hoa màu hồng
(Aa). (0,25 điểm)
A B
- Hai alen tác động đồng trội. Ví dụ: I I – nhóm máu AB. (0,25 điểm)
- Tác động gây chết khi ở thể đồng hợp. Ví dụ: P: Chuột lông vàng (Aa) x Chuột lông
vàng (Aa) cho F1 có tỉ lệ: 2 con lông vàng : 1 con lông đen. Kết quả này cho thấy AA gây chết.
(0,25 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm)
Theo thống kê, phần lớn các bệnh ung thư đều do đột biến gen hoặc do virut. Tuy nhiên,
người ta cũng phát hiện thấy có nhiều bệnh ung thư liên quan đến đột biến nhiễm sắc thế.
Hãy giải thích cơ chế phát sinh bệnh ung thư do đột biến nhiễm sắc thể.
Hướng dẫn chấm:
- ĐB mất đoạn NST làm đứt gãy các gen ung thư hoặc gen ức chế ung thư hoặc gen tiền
ung thư dẫn đến đột biến các gen này, gây rối loạn kiểm soát phân bào.
- ĐB chuyển đoạn NST dẫn đến sự chuyển các gen tạo nên các tổ hợp với gen khác làm
tăng hoạt tính của gen ung thư, gen tiền ung thư hoặc giảm hoạt tính của gen ức chế ung
thư.
- ĐB cấu trúc NST giúp các gen gây ung thư, gen tiền ung thư hoặc gen ức chế ung thư đến
gần hơn với các hệ thống điều hòa biểu hiện của gen
Câu 4: (1,5đ)
Cho 1 dòng lông xám giao phối với 4 dòng lông trắng khác nhau thu được F1 100% xám.
Cho F1 giao phối với nhau thu được kết quả sau:
Dòng F2
Xám Đen Nâu Vàng Trắng
1 44 0 16 0 20
2 30 0 0 0 9
3 48 15 0 0 21
4 136 43 46 16 82
Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng trên và xác định KG của ruồi lông xám và
4 dòng ruồi lông trắng đêm lai ở thế hệ P.
Hướng dẫn chấm:
33 | P a g e
- Thấy ở thế hệ F2 dòng 4 phân li KH theo tỉ lệ 27 xám : 9 đen : 9 nâu : 3 vàng : 16 trắng  số
kiểu tổ hợp giao tử tạo F2 = 64 = 8x8 (vì F1 lai với nhau)  F1 dị hợp tử 3 cặp gen (AaBbDd)
 tính trạng màu lông do 3 cặp gen PLDDL tương tác với nhau quy định.
- Ta có sơ đồ lai từ FF2 ở dòng 4: F1xF1 AaBbDd (xám) x AaBbDd (xám)
- SĐL: F1 AaBbDd x AaBbDd
Tỉ lệ F1: 3/4D- = 27/64A-B-D -> 27 xám
3/4B-
1/4dd = 9/64A-Bdd -> 9 đen
3/4A-
3/4D- = 9/64A-bbD- -> 9 nâu
1/4bb
1/4dd = 3/64A-bbdd -> 3 vàng

3/4D- = 9/64aaB-D -> 9 trắng


3/4B-
1/4dd = 3/64aaBdd -> 3 trắng
1/4aa
3/4D- = 3/64aabbD- -> 3 trắng
1/4bb
1/4dd = 1/64aabbdd -> 1 trắng
- Qui ước gen: A-không át B-đen D-nâu
aa-át B,D bb-trắng dd-vàng
 F1 (4) có KG: AaBbDd  P(4)t/c AABBDD (xám) x aabbdd (trắng).
- Thấy dòng 1 có sự phân li KH ở F2 là: 9 xám : 3 nâu : 4 trắng  số tổ hợp=16=4x4 mỗi
bên F1 cho 4 loại giao tử -> F1 DHT 2 cặp gen
+ Thấy F2 XH KH trắng  F2 phải có KG aa  F1 dị hợp cặp Aa. F2 XH KH nâu có KG A-
bbD-
 F1 DH cặp Bb. Mà F1 xám  KG của F1 (1) là AaBbDD  P(1)tc AABBDD (xám) x
aabbDD (trắng)
- Thấy ở dòng (2) có sự phân ly KH 3 xám : 1 trắng  số tổ hợp = 4 = 2x2 (do F1 lai với F1)
 F1 dị hợp tử 1 cặp gen
+Thấy F2 dòng 1 XH KH trắng  F2 phải có KG aa  F1 dị hợp cặp Aa  KG của F1
(2) là AaBBDD  KG của Ptc AaBBDD (xám) x aaBBDD (trắng).
- Thấy ở dòng (3) có sự phân ly tính trạng ở F2 là 9 xám : 3 đen : 4 trắng  số tổ hợp
=16=4x4  F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
+ Thấy F2 có KH trắng  F2 phải có KG aa  F1 dị hợp cặp Aa
+ Thấy F2 có KH đen có KG tổng quát A-B-dd  F2 phải XHKG dd  F1 DHT cặp Dd
 Kg của F1 là AaBBDd -> Ptc AABBDD (xám) x aaBBdd (trắng)

Câu 5. (1,5 điểm)


Vì sao trong quá trình tiến hóa, ta khó có thể dự đoán chính xác tốc độ thay đổi tần
số alen của một gen nào đó trong quần thể?
Hướng dẫn chấm:

34 | P a g e
-Một gen có thể ảnh hưởng đến nhiều tính trạng hoặc nhiều gen có thể cùng quy định một tính
trạng  khó có thể xác định chính xác ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể. (0,25
điểm)
-Một gen có thể kết hợp với hàng nghìn gen khác trong một cơ thể  một gen có lợi và một gen
có hại có thể cùng xuất hiện trong một cá thể hoặc một gen có thể có lợi trong giai đoạn này
nhưng lại có hại trong giai đoạn khác, hoặc tăng sự giảm tần số của một alen nào đó không chỉ
phụ thuộc vào hiệu quả của nó mà còn phụ thuộc vào hiệu quả của các alen khác. (0,25 điểm)
-Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng gen riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ cơ thể (gồm
nhiều gen) và quyết định khả năng sinh sản, sống, chết của cá thể đó. (0,25 điểm)
-Song song với chọn lọc tự nhiên luôn tồn tại các yếu tố ngẫu nhiên  có thể loại bỏ các cá thể
mang alen có lợi và giữ lại các alen bất lợi  làm thay đổi tần số alen theo chiều hướng ngược
lại. (0,25 điểm)
-Đột biến là yếu tố ngẫu nhiên và vô hướng  làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. (0,25
điểm)
-Môi trường sống liên tục thay đổi và có thể thay đổi theo các hướng khác nhau ở các giai đoạn
phát triển khác nhau của quần thể sinh vật  khó có thể dự đoán được chính xác tốc độ mà tại
đó mỗi tần số của mỗi alen tăng hay giảm đi trong quần thể. (0,25 điểm)
Câu 6. (1 điểm)
Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài nào? Trình
bày cơ chế của con đường hình thành loài đó
Hướng dẫn chấm:
Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài khác khu hay
bằng con đường địa lí, vì khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị chia cắt làm cho
điều kiện sống thay đổi do đó hướng chọn lọc cũng thay đổi. (0,25 điểm)
- Cơ chế hình thành loài khác khu có thể hình dung như sau:
+ Khi khu phân bố của loài bị chia cắt do các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu
được chia thành nhiều quần thể cách li nhau. (0,25 điểm)
+ Do tác động của các tác nhân tố tiến hoá, các quần thể nhỏ được cách li ngày càng
khác xa nhau về tần số các alen và thành phần các kiểu gen. (0,25 điểm)
+ Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần dưới tác động của chọn lọc vận động và
đến một thời điểm nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản với các
dạng gốc hay lân cận dẫn đến khả năng hình thành loài mới. (0,25 điểm)
Câu 7. (1,25 điểm)
a)Tại sao sự xáo trộn mức cao và mức thấp thường làm giảm tính đa dạng các loài
của quần xã? Tại sao sự xáo trộn mức trung bình thúc đẩy sự đa dạng loài?
b) Hầu hết những đồng cỏ trải nghiệm cháy thường xuyên, thường mỗi vài năm.
Làm thế nào sẽ tính đa dạng loài của một đồng cỏ có khả năng bị ảnh hưởng nếu không có
cháy xảy ra trong 100 năm? giải thích?
Hướng dẫn chấm:
a)Tại sao sự xáo trộn mức cao và mức thấp thường làm giảm tính đa dạng các loài của
quần xã ? Tại sao sự xáo trộn mức trung bình thúc đẩy sự đa dạng loài?
- Sự xáo trộn mức độ cao tạo tác động mạnh gây loại bỏ nhiều loài khỏi quần xã.(0,25 điểm)
- Sự xáo trộn mức độ thấp cho phép loài cạnh tranh chiếm ưu thế để loại trừ các loài khác khỏi
35 | P a g e
quần xã.(0,25 điểm)
- Sự xáo trộn mức độ vừa phải có thể tạo điều kiện cho sự chung sống của một số lượng lớn các
loài trong quần xã bằng cách ngăn chặn các loài cạnh tranh chiếm ưu thế trở nên dồi dào, đủ để
loại bỏ các loài khác từ quần xã.(0,25 điểm)
b) Hầu hết những đồng cỏ trải nghiệm cháy thường xuyên, thường mỗi vài năm. Làm thế
nào sẽ tính đa dạng loài của một đồng cỏ có khả năng bị ảnh hưởng nếu không có cháy xảy
ra trong 100 năm? giải thích?
- Giảm đa dạng loài (0,25 điểm)
- Đại diện cho một sự thay đổi đến một mức độ thấp của sự xáo trộn, sẽ gây ra sự đa dạng để
giảm tăng loài đủ thời gian cạnh tranh chiếm ưu thế để loại trừ các loài ít cạnh tranh. (0,25
điểm)
Câu 8. (1,25 điểm)
a) Nếu chuỗi thức ăn dưới đây theo mô hình từ dưới lên, những gì sẽ xảy ra nếu con
người loại bỏ diều hâu từ môi trường?
Cỏ châu chấucócrắndiều hâu
b) Một quần thể của loài bướm Fritillary đốm tăng trưởng theo hình chữ S. Nếu sức
chứa môi trường (K) là 500 con và r = 0,1 cá thể/(cá thể x tháng), tốc độ tăng trưởng quần
thể tối đa cho quần thể này là bao nhiêu?
c) Hãy xem xét hai khu rừng: một rừng già yên tĩnh và một khu rừng khác mới
được chặt. Khu rừng nào mà các loài có khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân, và tại
sao?
Hướng dẫn chấm:
a) Nếu chuỗi thức ăn dưới đây theo mô hình từ dưới lên, những gì sẽ xảy ra nếu con người
loại bỏ diều hâu từ môi trường?
Cỏ  châu chấu  cóc  rắn  diều hâu
Sự phong phú của các loài rắn, cóc, châu chấu, và cỏ sẽ không thay đổi.(0,25 điểm)
b) Một quần thể của loài bướm Fritillary đốm tăng trưởng theo hình chữ S. Nếu sức chứa
môi trường (K) là 500 con và r = 0,1 cá thể/(cá thể x tháng), tốc độ tăng trưởng quần thể
tối đa cho quần thể này là bao nhiêu?
- K = 500 r = 0.1 maximum population growth at K/2
-Therefore, the maximum population size = K/2 = 500/2 = 250 (0,25 điểm)
+dN/dt = rN[1-N/K] - this is the logistic growth equation
+dN/dt = (0.1)(250) [1 - (250)/500)] dN/dt = 12.5 individuals/month (0,25 điểm)

c) Hãy xem xét hai khu rừng: một là một rừng già yên tĩnh, một khu rừng khác mới được
chặt. Khu rừng nào mà các loài có khả năng tăng trưởng theo cấp số nhân, và tại sao?
- Khu rừng mới bị chặt. (0,25 điểm)
- Bởi vì khu rừng này bị có thêm nhiều nguồn sống để quần thể có khả năng tăng trưởng (0,25
điểm)
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 ĐIỂM)
Câu Đáp án Câu Đáp án
36 | P a g e
1 E 26 C
2 C 27 E
3 A 28 B
4 D 29 B
5 C 30 C
6 C 31 A
7 C TIẾN HÓA 32 D
8 C 33 D
9 A 34 D
10 A 35 A
11 E 36 A
12 C 37 D
DI TRUYỀN 13 C 38 C
14 A 39 A
15 E 40 D
16 C 41 C
17 A 42 D
18 A SINH THÁI 43 D
19 C 44 B
20 E 45 B
21 E 46 A
22 C 47 C
23 D 48 C
24 B 49 C
25 E 50 B

37 | P a g e

You might also like