You are on page 1of 38

1 Giải thích thế nào là cấu trúc khảm động và cho biết yếu tố nào có thể ảnh hưởng

đến tính động của


màng?
- Giải thích được thế nào là khảm, thế nào là động….
- Tính động của màng được quyết định bởi thành phần hoá học của màng, cụ thể là nếu chứa nhiều axit
béo không no thì tính động sẽ cao hơn so với chứa nhiều axit béo no, hay chứa nhiều cholesteron thì màng
cũng ổn định hơn. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến tính động….
2. Có những loại lipit nào tham gia vào cấu trúc màng sinh chất? Trình bày cấu trúc và mối quan hệ của các
loại lipit đó trong việc ổn định cấu trúc của màng.
Phospholipit và cholesterol
- Cấu trúc của phospholipit: Có cấu trúc gồm hai phân tử axit béo liên kết với một phân tử glixêrôn, vị trí
thứ ba của phân tử glixêrôn được liên kết với nhóm photphat tích điện âm. Phospholipit có tính lưỡng cực:
đầu ancol phức ưa nước, đầu axit béo kị nước.
- Cấu trúc của cholesterol: Chứa các nguyên tử kết vòng, đặc trưng là bộ khung cacbon gồm 4 vòng dính
nhau.
- Mối quan hệ:
+ Trong khung lipit, các phân tử cholesterol sắp xếp xen kẽ vào giữa các phân tử phospholipit tạo nên tính
ổn định của khung.
+ Tỉ lệ Phospholipit/cholesterol cao thì màng mềm dẻo, thấp thì màng bền chắc.
3. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào?
- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính
lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ. Nếu là vận chuyển có chọn lọc thì cần protein kênh đặc hiệu.

- Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: tế bào cần vận chuyển, có ATP, protein mang (bơm)
đặc hiệu.
4. Mô tả các kiểu protein vận chuyển các chất qua màng. Muốn biết một loại chất nào đó qua màng
bằng con đường photpholipit hay protein ta cần chú ý đến những đặc điểm nào?
- Mô tả các kiểu protein vận chuyển các chất qua màng :
+ Kênh prôtêin và prôtêin mang vận chuyển các chất phân cực hoặc tích điện qua màng cùng chiều
gradient nồng độ, hay vận chuyển thụ động.
+ Prôtêin bơm: vận chuyển chủ động một chất với sự tham gia của năng lượng ATP.
+ Prôtêin tham gia hoạt động đồng chuyển: năng lượng do sự di chuyển của một chất xuôi dốc nồng độ kéo
theo một chất ngược chiều nồng độ. Hoặc protein có vai trò là thụ thể tiếp nhận phân tử chất gắn, trong trường
hợp nhập bào nhờ chất gắn.
- Xác định loại chất đó về kích thước phân tử, sự tích điện, phân cực, độ hòa tan trong các phân tử chất béo,
sự cần thiết để vận chuyển chất đó,…
5. Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại prôtêin
nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích?
+
Tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra axit HCl bằng cách có một số bơm H (bơm proton) và một số khác bơm

Cl vào trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với nhau tạo ra HCl trong dịch vị dạ dày.
Nếu vì lý do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị loét.
Do vậy, chúng ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh chất để giảm bớt axit của dạ dày.
6. Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động loại protein
nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích. (QG 2011)
Trả lời
Tế bào niêm mạc dạ dày tạo ra axit HCl bằng cách có một số bơm H+ và một số bơm khác bơm Cl- vào
trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với nhau tạo ra HCl trong dịch vị dạ dày.
Nếu vì lí do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị loét.
Do vậy, chúng ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh chất để giảm bớt acid của dạ dày.
7. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C,D và E) dưới đây
a. Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên.
b. Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất. (QG 2008)
Trả lời
a. Chú thích hình:
- Hình 1: photpholipit.
- Hình 2: cacbonhidrat (hoặc glico-protein).
- Hình 3: protein xuyên màng.
- Hình 4: các chất tan hoặc các phân tử tín hiệu.
b. Chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở mỗi hình:
- Hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein – gluco (glico-protein): làm chức năng ghép nối và nhận
diện các tế bào.
- Hình C: protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền vào
bên trong tế bào (thí sinh cũng có thể nói: protein trung gian giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ nhất và thứ 2,
hoặc ngoại bào và nội bào).
- Hình D: protein làm chức năng vận chuyển (hoặc kênh) xuyên màng.
- Hình E: enzim hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (các protein tham gia các con đường
truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định).
8. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện
theo phương thức vận chuyển nào? Điều kiện để xảy ra phương thức vận chuyển đó? .(đề thi đề nghị
THPT chuyên Nguyễn Tất Thành – Komtum, Olympic 30/4/2013)
Phương thức: Bị động (thụ động)
Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ H+.
9. Tại sao ăn nhiều thực phẩm giàu colesteron sẽ có hại cho sức khỏe?
Tuy colesteron rất cần cho cơ thể vì chúng là thành phần xây dựng nên MTB, chúng là nguyên liệu để
chuyển hóa thành các hoocmon sinh dục quan trong như: testosteron, ostrogen,…nhưng khi quá thừa
colesteron sẽ tích tụ trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa mạch rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến đột quỵ
tim.
10. a. Nêu điểm giống nhau giữa dầu và mỡ.
b. Giải thích vì sao trong ĐK bình thường mỡ để lâu bị đông lại còn đầu thì không có hiện tượng này?
a. Giống nhau:
- Đều được cấu tạo từ 3 nguyên tố: C, H, O
- Gồm có glixerol liên kết với axit béo.
- Là lipit đơn giản, không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ.
- Là nguồn năng lượng dự trữ cho TB và cho cơ thể.
b.
- Do dầu được cấu tạo bởi các axit béo không no, LK đôi giữa các nguyên tử cacbon là LK yếu, dễ bị phân
giải do nhiệt nên nhiệt độ nóng chảy của dầu thấp hơn mỡ.
- Mỡ được cấu tạo bởi các axit béo no nên nhiệt độ nóng chảy của mơ cao hơn  mỡ để lâu ở nhiệt độ bình
thường sẽ bị đông tụ.
11. Lipit được chia làm mấy nhóm chính? Cho biết sản phẩm thủy phân của mỗi nhóm. Sắp xếp các
chất sau vào mỗi nhóm cho phù hợp: steroit, mỡ, glicolipit, photpholipit, sap, dầu, terpen, carotenoit,
lipoprotein.
Lipit được chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm Lipit đơn giản Lipit phức tạp Lipit dẫn xuất
Các chất Mỡ, dầu, sáp Glicolipit, photpholipit, Steroit, terpen,
lipoprotein. carotenoit
Sản phẩm Glixerol và axit béo Ancol, axit béo dài, Dẫn xuất từ sự thủy
phân hủy chất không phải là lipit phân của 2 loại lipit
(cacbohidrat, photpho đơn giản và lipit phức
hay protein) tạp.
12. Để xác định sự có mặt của các chất hữu cơ (cacbohidrat, lipit, protein) có trong hạt đậu phộng cần
tiến hành như thế nào?
Loại bỏ vỏ và giã nhuyễn hạt đậu, chia thành 2 phần:
- 1 phần cho cồn vào, lọc lấy dịch, cho vào ống nghiệm. Nhỏ nước vào ống nghiệm sẽ thấy dạng huyền
phù => chứng tỏ có lipit.
- Phần còn lại, cho nước vào và lọc lấy dịch.
+ Phần bả: nhỏ vài giọt iot => cho màu xanh đen => chứng tỏ có tinh bột.
+ Phần dịch lọc: nhỏ vài giọt CuSO4 (có NaOH tạo môi trường kiềm) => dịch có màu tím (phản ứng
biure) => chứng tỏ có protein.
13. a. Loại lipit nào có vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào? Nêu cấu tạo và tính chất của
phân tử đó. Loại lipit này khác như thế nào giữa TV thích nghi với môi trường lạnh và TV thích nghi
với môi trường nóng?
a. Đó là photpholipit.
- Cấu tạo: gồm 1 phân tử glixerol LK với 2 phân tử axit béo tại 2 nhóm hidroxin bằng LK este, vị trí hidroxin
thứ 3 LK với 1 ancol phức thông qua nhóm photphat.
- Tính chất: có tính lưỡng cực
+ Đầu ancol: ưa nước (nhóm photphat)
+ Đuôi axit béo: kị nước
- TV thích nghi với môi trường lạnh có nhiều axit béo không no trong cấu trúc lớp photpholipit của màng tế
bào nhằm giúp tăng tính lỏng của màng trong ĐK nhiệt độ thấp.
- TV thích nghi với môi trường nóng có nhiều axit béo no hơn trong cấu trúc lớp photpholipit của màng tế
bào, chúng cho phép các axit béo xếp chặt hơn nhằm giảm tính lỏng của màng tế bào và nhờ đó chúng được
nguyên vẹn ở nhiệt độ cao.
14. Tại sao xenlulôzơ được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật?
HD:Xenlulôzơ là chất đa phân được tạo thành từ nhiều đơn phân cùng loại là glucôzơ. Các đơn phân này liên
kết theo kiểu 1 - 4 glicozit tạo nên sự đan xen theo kiểu sấp-ngửa, không có sự hình thành liên kết hidro giữa
các đơn phân nên phân tử xenlulôzơ có dạng sợi dài không phân nhánh. Các liên kết hidro hình thành giữa các
phân tử nằm song song tạo thành bó dài dạng vi sợi. Các vi sợi không hòa tan và sắp xếp thành các lớp đan
xen tạo nên cấu trúc bền chắc (nhờ có các liên kết hidro và cầu nối péc tát canxi).
15. Vai trò của lipit trong việc duy trì tính lỏng của màng tế bào? Vì sao nói cholesteron có tính đệm
nhiệt?
HD: - Vai trò của lipit trong duy trì tính lỏng của màng:
+ Tỉ lệ photpholipit / protein càng cao thì tính lỏng càng cao. Tỉ lệ axit béo không no càng cao thì tính lỏng
càng cao.
+ Hàm lượng cholesteron trong màng tế bào động vật càng cao thì tính lỏng càng giảm.
- Cholesteron có tính đệm nhiệt vì:
+ Cholesteron cản trở việc bó chặt của photpholiphit khi ở nhiệt độ thấp nên tính lỏng của màng được duy trì.
+ Khi ở nhiệt độ cao cholesteron lại hạn chế sự dịch chuyển của phôtpholipit duy trì ổn định cấu trúc màng.
16. Một loại pôlysaccarit X được cấu tạo bởi các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết 1β - 4 glicozit
thành mạch thẳng không phân nhánh.
a. Tên của loại pôlysaccarit X này?
b. Chất Y là thành phần chính cấu tạo nên lớp vỏ ngoài của côn trùng và giáp xác. Hãy cho biết đơn
phân cấu tạo nên chất hóa học này?
c. So sánh X và Y? Vì sao Y có tính chất rất dai và cực bền? Ứng dụng của chất Y trong đời sống?
HD:
a. Loại pôlysaccarit X này là Xenlulozơ
b. Chất hóa học Y là thành phần chính cấu tạo nên vỏ ngoài của côn tùng và giáp xác, nên Y là Kitin.
Đơn phân cấu tạo nên Kitin là Glucozơ liên kết với N- axetylglucozamin
c. So sánh X và Y:
- Giống nhau: Xenlulozơ và kitin đều là chất trùng hợp từ các đơn phân glucozơ nối với nhau bằng liên kết 1β
- 4 glicôzit.
- Khác nhau: Kitin có 1 nhóm – OH được thay thế bằng 1 nhóm phức – HC-CO-CH3.
Sự khác biệt đó làm cho giữa các chuỗi có nhiều liên kết hidro hơn làm cho kitin rất dai và cực bền.
Ứng dụng: làm chỉ tự tiêu trong phẫu thuật y học, kitin chuyển thành kitodan ứng dụng trong nông nghiệp làm tăng
năng suất cây trồng, nẩy mầm ra rễ..., trong công nghiệp làm tăng độ bền của gỗ, phim ảnh...
17. Có những loại lipit nào tham gia vào cấu trúc màng sinh chất? Trình bày cấu trúc và mối quan hệ của các
loại lipit đó trong việc ổn định cấu trúc của màng.
- Photpholipit và colesteron
- Cấu trúc của photpholipit: Có cấu trúc gồm hai phân tử axit béo liên kết với một phân tử glixerol, vị trí thứ
ba của phân tử glixerol được liên kết với nhóm photphat tích điện âm. Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu
ancol phức ưa nước, đầu axit béo kị nước.
- Cấu trúc của colesteron: Chứa các nguyên tử kết vòng, đặc trưng là bộ khung cacbon gồm 4 vòng dính nhau.
- Mối quan hệ:
+ Trong khung lipit, các phân tử colesteron sắp xếp xen kẽ vào giữa các phân tử photpholipit tạo nên tính ổn
định của khung.
+ Tỉ lệ photpholipit/colesteron cao thì màng mềm dẻo, thấp thì màng bền chắc. x Chúng tạo nên cái khung ổn
định của màng, đồng thời chúng tham gia tạo nên tính mềm dẻo của màng, giúp màng có thể thay đổi tính
thấm khi nhiệt độ môi trường thay đổi để đáp ứng với các hoạt động thích nghi của tế bào.
18. Có nhận định cho rằng: “Cấu trúc của photpholipit cung cấp một ví dụ kinh điển về sự phù hợp
giữa hình dạng và chức năng ở mức độ phân tử”. Bằng những hiểu biết về loại phân tử này em hãy
chứng minh nhận định trên.
- Photpholipit (PL) là thành phần chính cấu trúc nên màng tế bào, lớp kép PL hình thành nên biên giới giữa tế
bào và môi trường. Thực hiện được vai trò đó là do phân tử PL có những đặc điểm về cấu trúc và tính chất
như sau:
- Cấu tạo: Phân tử PL gồm 2 axit béo liên kết với glixerol, nhóm hydroxyl thứ ba của glyxerol gắn với nhóm
phôtphats tích điện âm. Các phân tử nhỏ ( thường là tích điện hoặc phân cực) có thể liên kết với nhóm
photphat tạo nên nhiều loại lipit khác nhau.
- Tính chất: Do đặc điểm cấu trúc như vậy nên phân tử PL có tính phân cực, đuôi hidrocacbon kị nước và bị
tách ra khỏi nước còn nhóm photphat và các phân tử gắn vào nó tạo nên đầu ưa nước → khi cho PL vào nước,
chúng tập hợp thành lớp kép để che chắn cho phần kị nước khỏi tiếp xúc với nước.
=> Trên màng tế bào các phân tử PL cũng sắp xếp thành lớp kép như vậy, đầu ưa nước ở phía ngoài tiếp xúc
với nước, đuôi kị nước ở phía trong tránh nước.
19. Phân biệt ba thuật ngữ peptit, polipeptit và prôtêin?
Các α - axit amin nối tiếp nhau thành chuỗi tạo mạch thẳng, mà nếu số axit amin nhỏ hơn 50 gọi là peptit
và lớn hơn 50 gọi là polypeptit. Thường một mạch polipeptit có khoảng 40 đến 500 axit amin, tuy có cái ngắn
hoặc dài hơn. Các polipeptit gấp cuộn lại tạo nên hình dáng đặc trưng gọi là prôtêin. Các prôtêin lớn thường
có nhiều hơn một mạch polipeptit và chúng gắn với nhau nhờ các liên kết hidrô hoặc các liên kết cộng hóa trị
là cầu disulfit S – S.
20. Các motif và domain là gì trong cấu trúc của prôtêin?
Nhờ các tiến bộ kĩ thuật như phân tích tán xạ tia X các tinh thể prôtêin, các mô hình cấu trúc không gian
ba chiều chính xác của hàng loạt phân tử prôtêin dẫn đến các phát hiện motif trong cấu trúc bậc hai và các
domain ( vùng) trong cấu trúc bậc 3.
- Các motif là một số vùng cấu trúc riêng biệt thường có một chức năng sinh học nhất định. Các motif tạo
những tổ hợp khác nhau của cấu trúc bậc hai để hình thành cấu trúc bậc ba của prôtêin ( chữ motif trong kiến
trúc có nghĩa họa tiết, mảng được lặp lại). Chúng ghi đậm dấu ấn của một chức năng chuyên biệt.
Ví dụ, motif xoắn – vòng – xoắn (helix – loop – helix) liên quan đến gắn Ca2+ hiện diện trong một số gốc ưa
nước. Kiểu motif này, đã được tìm thấy trong hơn 100 prôtêin – gắn Ca2+. Ngoài ra, còn có nhiều kiểu motif
điển hình khác.
- Các domain là các vùng tách biệt trong cấu trúc bậc ba của các prôtêin, một tiểu phần cấu trúc được tạo ra ở
bất kì phần nào của mạch polipeptit, mà đoạn mạch đó có thể gấp cuộn độc lập thành cấu trúc chắc, ổn định.
Một domian thường chứa 40 – 350 axit amin, và nó là đơn vị modum tạo nên các prôtêin lớn. Các domain
khác nhau của một prôtêin thường gắn kết với những chức năng khác nhau. Các prôtêin lớn thường gồm nhiều
đơn vị - domain, mà mỗi một gấp cuộn ít nhiều độc lập với nhau. Giống như các motif tạo ra đa dạng cấu trúc
bậc hai, sự tổ hợp các domain ( vùng ) tương tự các modum, có thể tạo ra các phân tử prôtêin lớn nhiều
domain.
21. Mạch polipeptit mới được tạo ra phải chịu nhiều tác động nào để thành prôtêin có hoạt tính sinh
học?
Mạch polipeptit mới được tạo ra phải chịu nhiều tác động để thành prôtêin có hoạt tính sinh học như:
- Sự gấp cuộn: khi prôtêin vừa được tổng hợp xong, nó gấp cuộn thành cấu trúc không gian ba chiều xác định
chức năng sinh học. Một số prôtêin bắt đầu gấp cuộn nhau khi còn đang dược tổng hợp. Về nguyên tắc,
polipeptit có thể hình thành nhiều cấu hình không gian khác nhau, nhưng tất cả các prôtêin có một cấu hình tự
nhiên là trạng thái cấu trúc ổn định nhất với mức năng lượng tự do thấp. Thực tế cho thấy, ngoài vai trò chủ
yếu của cấu trúc bậc một còn có các nhóm prôtêin chaperon giúp các polipeptit gấp cuộn đúng dạng hình
không gian có đủ hoạt tính sinh học.
- Biến đổi các gốc axit amin tùy trường hợp.
- Các biến đổi sau dịch mã như cắt xén bởi prôtêiaza, thêm nhóm đường, photphat,..
- Sẽ bị phân hủy nếu tổng hợp hoặc gấp cuộn sai.
22. Độ âm điện là gì và nó tác động như thế nào đến mối tương tác giữa các phân tử nước?
Độ âm điện là độ hút electron của một nguyên tử trong một liên kết hóa trị.
Vì oxygen có độ âm điện lớn hơn hydrogen nên nguyên tử oxygen trong H2O hút các electron về phía mình,
tạo nên sự tích điện âm một phần trên nguyên tử oxygen và tích điện dương một phần trên các nguyên tử
hydrogen.Các đầu tích điện trái dấu của phân tử nước hấp dẫn nhau, tạo liên kết hydrogen.
23. Tế bào xôma của người chứa khoảng 6,4 tỷ cặp nuclêôtit nằm trên 46 phân tử ADN khác nhau, có
tổng chiều dài khoảng 2,2 m (mỗi nucleotit có kích thước 3,4Å). Hãy giải thích bằng cách nào các phân
tử ADN trong hệ gen người có thể được bao gói trong nhân tế bào có đường kính phổ biến chỉ khoảng 2
- 5 m, mà vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng sinh học của chúng?
- Lượng ADN khổng lồ của mỗi tế bào nhân chuẩn có thể xếp gọn vào nhân tế bào có kích thước rất nhỏ là
do sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau trong nhiễm sắc thể (NST).
- Các mức xoắn khác nhau của ADN trong NST biểu hiện như sau:
1) Đầu tiên, các phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép. Đường kính vòng xoắn là 2nm. Đây chính là dạng cấu
trúc cơ bản của phân tử ADN.
2) Ở cấp độ xoắn tiếp theo, phân tử ADN liên kết với các protein có tính kiềm gọi là histon hình thành nên sợi
cơ bản. Chuỗi xoắn kép quấn xung quanh các cấu trúc octamer gồm 8 phân tử histon 13/4 vòng tạo thành cấu
trúc nucleôxôm. Sợi cơ bản này có thiết diện 10 nm.
3) Ở cấp độ thứ tiếp theo, các nuclêôxôm xếp chồng lên nhau tạo thành sợi nhiễm sắc có thiết diện 30 nm.
4) Các sợi nhiễm sắc tiếp tục xếp thành các “vùng xếp cuộn” có thiết diện khoảng 300 nm trên khung prôtêin
phi histon.
5) Cấu trúc sợi xếp cuộn tiếp tục đóng xoắn thành nhiễm sắc thể có thiết diện 700 nm, đây là dạng NST co
xoắn ở nguyên phân. Ở kỳ giữa nguyên phân, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em có thiết diện khoảng 1400 nm.
- Để vẫn đảm bảo được việc thực hiện các chức năng sinh học, trong quá trình sao chép (tự tái bản) ADN và
phiên mã (tổng hợp mARN), phân tử ADN chỉ giãn xoắn cục bộ, tiến hành sao chép và tái bản, rồi đóng xoắn
lại ngay, vì vậy ADN vừa giữ được cấu trúc vừa đảm bảo thực hiện được các chức năng của nó.
24. ADN có những đặc điểm gì để thoả mãn là vật chất mang TTDT?
* ADN thỏa mãn các yêu cầu đối với vật chất di truyền.
- Chứa và truyền đạt thông tin di truyền.
- Tự sao chép chính xác.
- Có khả năng biến dị di truyền.
- Có tiềm năng tự sửa sai.
25. Khi phân tích thành phần % nucleotit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta
thu được bảng số liệu sau:
Loài A G T X U
I 21 29 21 29 0
II 29 21 29 21 0
III 21 21 29 29 0
IV 21 29 0 29 21
V 21 29 0 21 29
Hãy cho biết:Loại vật chất di truyền của mỗi loài? Giải thích?
– Loài I và loài II có ADN cấu trúc 2 mạch vì trong phân tử có 4 loại nucleotit A, T, G, X; A=T và G=X.
- Loài III có ADN cấu trúc 1 mạch vì trong phân tử có 4 loại nucleotit A, T, G, X; A khác T và G khác X.
- Loài IV có cấu trúc 2 mạch ARN vì trong phân tử có 4 loại nucleotit A, U, G, X; A = U và G = X.
- Loài V có ARN cấu trúc 1 mạch vì trong phân tử có 4 loại nucleotit A, U, G, X; A khác U và G khác X.
26. Khi nghiên cứu về kích thước hệ gen (hàm lượng ADN tính theo số lượng cặp nuclêotit-bp của một
TB đơn bội) ở một loạt các loại sinh vật khác nhau trên bậc thang tiến hoá người ta thu được số liệu
sau:
Nhóm sinh vật Kích thước hệ gen (bp)
Mycoplasma. 1,0 x 106
E.Coli (Vi khuẩn). 4,2 x 106
C.elegans (Giun tròn) 8,0 x 107
D.melanogaster (Côn trùng) 1,4 x 108
X. laevis (Lưỡng cư) 3,1 x 109
G.domesticus (chim) 1,2 x 109
H.sapiens (Động vật có vú) 3,3 x 109
Hãy so sánh kích thước hệ gen ở các loài trên, từ đó có thể rút ra nhận xét gì?
Nhận xét:
+ SV đơn bào có kích thước hệ gen nhỏ hơn sinh vật đa bào.
+ ĐVKXS có kích thước hệ gen nhỏ hơn ĐVCXS.
+ Xét về mức độ phức tạp về tổ chức và cấu trúc cơ thể thì kích thước hệ gen chưa đủ phản ánh vị trí của loài
trong thang tiến hoá (chim tiến hoá hơn lưỡng cư nhưng kích thước hệ gen nhỏ hơn).
+ Kích thước hệ gen ở các loài khác nhau thì không giống nhau.
27. Nhiễm sắc thể và ADN của người và tinh tinh có gì giống và khác nhau?Những dẫn liệu này góp
phần củng cố kết luận gì về mối quan hệ nguồn gốc giữa người với vượn người?
+ NST người có 2n = 46, Tinh tinh có 2n = 48; NST số 2 của người là kết quả dính nhau của 2 NST tinh tinh.
+ ADN của người và tinh tinh giống nhau ở 92% số cặp nu.
+ Những dẫn liệu trên góp phần củng cố kết luận người có quan hệ thân thuộc với vượn người, đặc biệt rất
gần gũi với tinh tinh.
28. Hãy giải thích tại sao ADN ở các SV nhân thực thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại
ARN. Nhiệt độ mà ở đó phân tử ADN mạch kép bị tách thành 2 sợi đơn gọi là nhiệt độ "nóng chảy".
Hãy cho biết các đoạn ADN có cấu trúc như thế nào thì có nhiệt "nóng chảy" cao và ngược lại?
- ADN ở các SV nhân thực thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN
+ ADN được cấu tạo từ 2 mạch đơn còn ARN được cấu tạo từ một mạch đơn. Cấu trúc xoắn ADN
phức tạp hơn.
+ ADN thường liên kết với protein nên được bảo vệ tốt hơn.
+ ADN được bảo quản trong nhân, ở đó không có enzim phân huỷ chúng, trong khi đó ARN thường
tồn tại ngoài nhân, nên có nhiều enzim phân huỷ axit nuclêic.
- Những đoạn ADN có nhiệt độ: nóng chảy" cao là những đoạn có chứa nhiều loại G-X vì số lượng liên kết
hyđrô nhiều hơn, ngược lại, các đoạn ADN có nhiều cặp A-T, ít G-X thì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn do có
ít liên kết hyđrô hơn.
29. Loại ARN nào đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Giải
thích.
- mARN đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hoá prôtêin.
- rARN chiếm tỉ lệ nhiều nhất vì trong tế bào nhân thực vì gen mã hoá rARN thường được lặp lại rất nhiều
lần. Số lượng ribôxôm trong tế bào rất lớn và các ribôxôm được dùng để tổng hợp tất cả các loại prôtêin của
tế bào.
30. Nêu những đặc tính lí hóa giúp ADN có ưu thế tiến hoá hơn ARN trong vai trò lưu giữ thông tin di
truyền?
-ARN có thành phần đường là ribose khác với thành phần đường của AND là deoxyribose. Đường
deoxyribose không có gốc – OH ở vị trí C2’  gốc phản ứng mạnh và có tính ưa nước  ARN kém bền hơn
ADN trong môi trường nước.
- Thành phần bazơ của ARN U được thay thế bằng T trong AND. Về cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ
sung thêm gốc metyl  gốc kị nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép giúp AND bền hơn ARN
- ADN có cấu trúc dạng sợi kép, ARN thường có cấu trúc mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ
dạng hơn  thông tin di truyền ít có xu hướng tự biến đổi hơn.
- Bazơ nitơ U chỉ cần một biến đổi hóa học duy nhất (amin hóa hoặc metyl hóa) để chuyển hóa tương ứng
thành X và T; trong khi đó T cần 1 biến đổi hóa học (loại metyl hoá) để chuyển thành U, nhưng cần đồng thời
biến đổi hóa học (vừa loại metyl hóa và loại amin hóa) để chuyển hóa thành X  ADN có xu hướng lưu giữ
thông tin bền vững hơn.
31. Phân biệt cấu trúc và chức năng của các loại ARN.
Loại ARN Cấu trúc Chức năng
ARNm - Là 1 mạch polinucleotit, có dạng mạch thẳng, - Truyền đạt thông tin di truyền
gồm từ hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân, được theo sơ đồ: ADNARN 
sao chép đúng từ 1 đoạn mạch đơn của ADN theo Protein, mang thông tin quy
nguyên tắc bổ sung, trong đó U thay thế cho T. định cấu trúc chuỗi polipeptit.

ARNt - Là 1 mạch polinucleotit, gồm từ 80-100 đơn - Vận chuyển các axit amin tới
phân quấn trở lại 1 đầu, trong mạch có đoạn các riboxom để tổng hợp protein
cặp bazơ nito liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A- (dịch mã). Mỗi loại ARNt chỉ
U, G-X). vận chuyển 1 axit amin.
- Một phân tử ARNt có 3 đầu:
+ 1 đầu mang mang axit amin đặc hiệu
(đầu 3’OH).
+ 1 đầu mút tự do (đầu 5’P).
+ 1 đầu mang bộ ba đối mã đặc hiệu
(anticodon): để nhận ra và bổ sung với codon
tương ứng trên ARNm.
ARNr - Là 1 mạch polinucleotit cuộn gập lại ở những - Là thành phần chủ yếu của
đoạn tương đồng, gồm từ hàng trăm đến hàng riboxom (ARNr kết hợp với
nghìn đơn phân, trong đó có 70% số nuc có liên protein tạo nên riboxom, đó là
kết bổ sung (A-U, G-X). nơi thực hiện quá trình dịch
mã).
32. Cho biết vai trò của nước rửa bát và nước chiết quả dứa trong thí nghiệm tách chiết ADN (SGK
Sinh 10)?
- Vai trò của nước rửa bát:
+ Tạo môi trường kiềm cho các enzyme thủy phân hoạt động để hòa tan lipit.
+ Hòa tan lipit.
+ Phá hủy màng tế bào và màng nhân, giải phóng ADN.
- Vai trò của nước chiết quả dứa: Chứa enzim phân hủy protein  phân hủy phần protein trong tế bào nên kết
tủa trong cồn chỉ có thể là ADN.
33. Vì sao có thể cho rằng ARN có khả năng xuất hiện trước ADN và protein trong quá trình phát sinh
sự sống trên Trái đất?
Có thể cho rằng ARN có khả năng xuất hiện trước ADN và protein vì:
- Trong dung dịch, phân tử ARN bền vững hơn phân tử ADN. ADN chỉ bền vững khi được bảo quản
trong tế bào.
- Hiện nay có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng ARN có thể tự nhân đôi mà không cần
đến enzyme và do đó có thể xem như ARN đã được tiến hóa trước ADN.
- ARN có thể được tổng hợp từng đoạn ngắn trong ống nghiệm.
- ARN có thể được dùng làm khuôn để tổng hợp các đoạn peptit ngắn bằng con đường vô bào.
- Một số sinh vật có các phân tử mARN xúc tác (được gọi là ribozim) loại bỏ các intron khỏi ARN
trong quá trình tạo thành các mARN. Như vậy, ARN đóng vai trò như một chất xúc tác mà không cần tới các
chất xúc tác là protein.
34. Quan sát hình sau, hãy mô tả sự phân bố của các phân tử photpholipit, colestêron, prôtêin và
cacbonhiđrat trong màng sinh chất.

- Lớp kép phôtpholipit tạo nên cái khung bền chắc bao quanh tế bào
- Các phân tử prôtêin phân bố rải rác theo kiểu “ khảm” vào lớp kép lipit. Chúng có 2 loại:
+ Prôtêin xuyên màng nằm xuyên qua lớp kép lipit thò 2 đầu ra ngoài và vào trong. Đầu ngoài thường
liên kết với cacbohidrat tạo nên glycoprotein. Đầu trong có thể liên kết với prôtêin của tế bào chất.
+ Prôtêin bám màng là những protein bám ở rìa ngoài hoặc rìa trong của màng. Prôtêin bám rìa màng
có thể liên kết với cacbohidrat tạo nên glycoprotein nằm phía ngoài màng. Prôtêin bám rìa trong thường liên
kết với các prôtêin của tế bào chất (khung xương tế bào) tạo nên hệ thống neo màng và điều chỉnh hình dạng
tế bào.
Prôtêin màng có nhiều loại có chức năng quan trọng như: Prôtêin tạo kênh vận chuyển chất, prôtêin bơm ion
để vận chuyển các ion qua màng, prôtêin enzyme, prôtêin thụ thể để tiếp nhận các tín hiệu của môi trường..
- Các phân tử cacbohidrat chỉ có ở phía ngoài của màng và thường liên kết với các phân tử phôtpholipit
(glicôlipit) hoặc với phân tử prôtêin (glycoprôtêin) tạo nên lớp áo mỏng có vai trò liên kết với các màng của tế
bào bên cạnh (tạo nên chất nền ngoại bào trong cấu tạo của nó).
- Colestêrôn xếp xen kẽ vào các phân tử phôtpholipit có vai trò giữ cho cấu trúc màng ổn định.
35. Lập bảng liệt kê về vị trí, cấu trúc và chức năng của hệ thống màng đơn cấu tạo nên các bào quan.
Hướng dẫn giải:
Vị trí Cấu trúc Chức năng
Mạng lưới Tế bào chất - Màng đơn, có đính ribôxôm Tổng hợp prôtêin
nội chất hạt
Mạng lưới nội Tế bào chất - Màng đơn, không có đính ribôxôm, Chuyển hoá đường, lipit, tiêu
chất trơn chứa nhiều enzym độc
Màng lizôxôm Tế bào chất -Màng đơn tạo nên các túi chứa enzym Tiêu hoá nội bào và tự tiêu
thuỷ phân
Bộ máy gôngi Tế bào chất -Màng đơn tạo thành các túi xếp cạnh Đóng gói và chế tiết các sản
nhau thành một nhóm phẩm pr, glicôprôtêin
Không bào Tế bào chất -Màng đơn tạo nên các túi chứa các sản Tạo sức trương cho tế bào thực
phẩm trao đổi chất vật, duy trì cân bằng áp suất
thẩm thấu
36. Trong tế bào có một bào quan được ví như “hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên đồng ruộng”. Hãy
cho biết tên gọi, cấu tạo, chức năng của loại bào quan này trong tế bào nhân chuẩn?
Hướng dẫn giải:
- Đó là mạng lưới nội chất (gồm mạng lưới nội chất hạt và màng lưới nội chất trơn).
- Cấu tạo:
+ Là hệ thống màng xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy gôngi,
pêrôxixôm ( thể hoà tan) thành một thể thống nhất.
+ Gồm túi dẹp, các ống dẫn thường xếp song song và thông với nhau.
+ Trên màng lưới nội chất hạt có đính nhiều ribôxôm trên mặt ngoài, màng lưới nội chất trơn có chứa enzyme.
- Chức năng:
+ Tổng hợp protein.
+ Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ các chất độc hại của cơ thể.
+ Là hệ thống chung chuyển nhanh chóng các chất vào và ra tế bào.
+ Đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào.
37. Tính đô ̣ng của màng đươ ̣c quyế t đinh ̣ bởi những yế u tố nào? Nêu vai trò của colesteron đố i với tính
đô ̣ng của màng.
Tính đô ̣ng của màng là khả năng chuyể n đô ̣ng của các phân tử protein và photpholipit quanh vi ̣trí của nó trên
màng tế bào. Tiń h đô ̣ng (lỏng) của màng đươc̣ quyế t đinh ̣ bởi:
- Sự chuyể n đô ̣ng kiể u flip-flop của các phân tử photpholipit trong màng.
- Sự chuyể n đô ̣ng của mô ̣t số protein trong màng.
- Tỉ lê ̣ giữa các loa ̣i photpholipit chứa axit béo no/không no.
- Tỉ lê ̣ photpholipit/colesteron.
 Vai trò của colesteron đố i với tính đô ̣ng của màng:
- Ở nhiê ̣t đô ̣ thường và nhiê ̣t đô ̣ cao, các phân tử colesteron sắ p xế p xen kẽ trong lớp kép photpholipit giúp cản
trở sự vâ ̣n đô ̣ng của photpholipit nên làm tăng tiń h ổ n đinh,
̣ rắ n chắ c cho màng (giảm tiń h đô ̣ng của màng).
- Nhưng khi ở nhiê ̣t đô ̣ thấ p, colesteron la ̣i ngăn cản sự bó chă ̣t đề u đă ̣n của photpholipit làm cản trở sự rắ n la ̣i
của màng. Do vâ ̣y, khi nhiê ̣t đô ̣ thấ p thì colesteron có tác du ̣ng làm tăng tính đô ̣ng của màng.
38. Phân biêṭ lizôxôm cấ p 1 và lizôxôm cấ p 2.
Lizôxôm cấ p 1 Lizôxôm cấ p 2
Mới đươ ̣c cấ u ta ̣o từ bô ̣ máy Gôngi, chưa tham gia Đang tham gia hoa ̣t đô ̣ng phân giải các chấ t.
hoa ̣t đô ̣ng phân giải các chấ t.
Đươ ̣c hiǹ h thành từ phức hê ̣ Gôngi (màng của Đươ ̣c hiǹ h thành do lizôxôm cấ p 1 liên kế t với các
lizôxôm cấ p 1 là màng Gôngi, enzim trong lizôxôm bóng thực bào, bóng ẩ m bào hoă ̣c bóng tự tiêu.
là từ lưới nô ̣i chấ t ha ̣t)
Phân bố ở gầ n nhân hoă ̣c gầ n phức hê ̣ Gôngi. Có thể gă ̣p ở các vi tri
̣ ́ khác nhau của tế bào.
Chứa enzim thủy phân ở da ̣ng chưa hoa ̣t đô ̣ng. Có enzim thủy phân ở da ̣ng hoa ̣t đô ̣ng.
39. Nhân con là gi?̀ Ta ̣i sao trong quá trin ̀ h phân bào, người ta chỉ quan sát đươ ̣c nhân con ở ki ̀ trung
gian, đầ u ki ̀ đầ u và ki ̀ cuố i?
Nhân con là cấ u trúc bắ t màu đâ ̣m nằ m trong nhân tế bào, chỉ quan sát đươ ̣c ở kì trung gian, đầ u kì đầ u và kì
cuố i.
- Là nơi tổ ng hơ ̣p và dự trữ rARN.
- Mô ̣t nhân tế bào có thể có 1 hoă ̣c nhiề u nhân con.
- Trong phân bào, chỉ quan sát đươ ̣c nhân con ở kì trung gian, đầ u kì đầ u và kì cuố i vi:̀
+ Khi đó NST đang ở tra ̣ng thái dañ xoắ n, tố c đô ̣ phiên mã cao nên lươ ̣ng rARN dự trữ cao.
+ Cuố i kì đầ u, kì giữa, kì sau, nhân con biế n mấ t do: NST ở tra ̣ng thái đóng xoắ n, quá trình phiên mã không
xảy ra nên lươ ̣ng rARN dự trữ thấ p. Mă ̣t khác, do màng nhân biế n mấ t nên cũng có sự phân tán các thành
phầ n của nhân con trong tế bào chấ t. Vì vâ ̣y, khó quan sát thấ y nhân con hơn.
40. Prôtêin có những bậc cấu trúc nào? Nêu các loại liên kết và tương tác hóa học có vai trò chính trong
sự hình thành và duy trì mỗi bậc cấu trúc đó.
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc: bậc 1 là trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit, bậc 2 là dạng xoắn alpha và mặt
phẳng bêta, bậc 3 là cấu hình dạng không gian của chuỗi polipeptit, bậc 4 là sự kết hợp của nhiều chuỗi
polipeptit để tạo thành phân tử prôtêin biểu hiện chức năng.
-Cấu trúc bậc 1 được tạo bởi liên kết peptit là liên kết cộng hóa trị.
-Cấu trúc bậc 2 được hình thành chủ yếu nhờ liên kết hidro giữa các nguyên tử H với N hoặc O là thành phần
của các liên kết peptit (khung polipeptit).
-Cấu trúc bậc 3 được hình thành chủ yếu nhờ tương tác kị nước giữa các nhóm R không phân cực và nhờ liên
kết hidro giữa các nhóm R phân cực hoặc tích điện (các aa có tính kiềm và axit) của các aa.
-Cấu trúc bậc 4 phổ biến được hình thành chủ yếu do các tương tác Van de Van giữa các tiểu phần (chuỗi)
polipeptit với nhau. Cầu disunphit (-S-S-) được hình thành giữa các axit amin Xistein là thành phần của các
protein có vai trò hình thành ổn định ở các cấu trúc bậc 3 hoặc 4 của các protein nhất định.
41. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật . Có thể rút ra kết luận gì về các điểm giống nhau và khác
nhau?
 Giống nhau:
- Đều là tế bào nhân thực.
- Màng sinh chất đều được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng
- Thành phần đều được cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ như: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic,
nước…
- Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể.
 Khác nhau:
Tế bào động vật Tế bào thực vật
Dị dưỡng Tự dưỡng
Hình dạng không nhất định Hình dạng ổn định
Thường có khả năng chuyển động Rất ít khi chuyển động
Không có lục lạp Có lục lạp
Không có không bào hoặc có không bào nhỏ không Có không bào lớn có chức năng quan trọng
có chức năng quan trọng.
Chất dự trữ là glycogen Dự trữ bằng hạt tinh bột
Không có thành xenlulôzơ Có thành xenlulôzơ
Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng eo thắt ở Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vánh
giữa tế bào. ngăn
 Kế t luận:
- Sự giống nhau là do mọi tế bào đều phải đảm nhận những chức phận cơ bản giống nhau, tế bào là đơn vị
cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể sống.
- Sự giống nhau chứng tỏ động vật và thực vật có nguồn gốc chung.
- Sự khác nhau do hoạt động sống của chúng khác nhau, đồng thời phản ánh rõ kết quả hai hướng tiến hóa
của sinh vật: hướng tự dưỡng và hướng dị dưỡng.
42. Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ mô người bệnh
ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố trí thí nghiệm dùng 2
loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Đưa nhân bị bất hoạt của tế bào hồng cầu gà vào tế bào chất của tế bào ung thư Hela.
→ Kết quả : Tế bào mới được tổ hợp này vẫn tiếp tục sinh trưởng và phân chia.
- Giải thích: tế bào Hela ở mô người bệnh ung thư phân chia không ngừng do sự biến đổi trong vật chất di
truyền . Nhưng trao đổi chất của tế bào cũng đóng vai trò rất quan trọng nó góp phần gây nên quá trình phân
bào mất kiểm soát. Do đó bệnh ung thư còn được xem là một bệnh về chuyển hóa chứ không chỉ là bệnh di
truyền đơn thuần. Các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela như HDACs với số lượng rất lớn
gây ảnh hưởng mạnh đến quá trình tăng trưởng và chết của tế bào. Ngoài ra những thay đổi trong ty thể của tế
bào ung thư sẽ tiếp tục thúc đẩy các tế bào tăng trưởng và phân chia ngay cả khi nhân tế bào ung thư được
thay thế bằng nhân hồng cầu gà vốn bị bất hoạt.
- Khi một nhân tế bào hồng cầu của gà được hợp nhất với tế bào ung thư ở người, một dị tế bào được hình
thành với hai nhân có nguồn gốc khác nhau trong một tế bào chất thông thường. Phân tích tế bào soma lai
này ta thấy rằng nhân tế bào hồng cầu được nhanh chóng kích hoạt lại bởi các nhân tố hoạt hóa gen trong tế
bào chất của tế bào Hela nên có khả năng tổng hợp AND và ARN. Bằng các phương pháp miễn dịch ta có thể
phát hiện việc hình thành các kháng nguyên cụ thể của gà trong tế bào lai soma .
Thí nghiệm này đã cho thấy mối liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất.
43. Giải thích sự hợp lý trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực? Vì sao tế
bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có
thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
 Tế bào nhân thực có hê ̣ thố ng nội màng và các bào quan có màng bao bọc có liên quan chặt chẽ đế n
sự gia tăng kích thước tế bào.
- Tế bào nhân thực chứa nhiề u bào quan thực hiê ̣n các chức năng khác nhau nên kích thước lớn đảm
bảo cho tế bào có khả năng chứa được các bào quan.
- Sự xoang hoá đảm bảo tổ ng diê ̣n tích màng lớn  đáp ứng được nhu cấ u trao đổ i chấ t của tế bào
nhân thực mặc dù kích thước, tỉ lê ̣ S/V nhỏ.
- Kích thước tế bào lớn thì nhu cầ u trao đổ i chấ t tăng, cầ n nhiề u loại enzim khác nhau  Sự xoang
hoá tạo ra các điề u kiê ̣n môi trường khác nhau phù hợp cho hoạt động của từng enzim.
 Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc
độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần
nhiều thời gian hơn.
- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì
tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học.
 Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì
những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.
44. Nêu cấu trúc, chức năng của mạng lưới nội chất, tại sao tế bào gan người có mạng lưới nội chất phát
triển? Khi nào tế bào gan của người có hệ thống lưới nội chất trơn tăng bất thường?
Lưới nô ̣i chấ t là hệ thống màng đơn gồ m các ống, xoang dẹt thông với nhau . Có 2 dạng
Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
Cấu Kích thước các xoang lớn, mặt ngoài Kích thước các xoang bé hơn, mặt ngoài không đính
trúc đính các ribôxôm nhờ protein ri bo forin các ribôxôm nên trơn nhẳn
Vận chuyển nội bào: tập trung vận chuyển các chất từ ngoài môi trường vào tế bào chất và từ bào
quan này sang bào quan khác
Chức
Tồng hợp protein cung cấp cho bào quan, Tổng hợp lipit , tổng hợp phân giải glicogen, khử độc
năng
cấu trúc màng sinh chất, hoặc đóng gói tập trung và chuyển hóa các độc tố . Tập trung ion
tiết ra ngoài canxi quan trọng trong hoạt động sinh lý tế bào
 Giải thích:
- Gan là nơi tổ ng hợp hầ u hế t các loại protein của máu nên có mạng lưới nội chấ t hạt phát triể n.
- Gan còn là nơi khử các độc tố được tạo ra từ trao đổ i chấ t hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể nên có
mạng lưới nội chấ t trơn phát triể n.
- Khi tế bào gan bi ̣ đầ u độc thì lưới nội chấ t trơn phát triể n mạnh tạo ra nhiề u enzim giải độc..
45. Nêu bằng chứng chứng minh ti thể bắt nguồn từ sinh vật nhân sơ bằng con đường nội cộng sinh.
Bằng chứng nào liên quan đến enzym ATP synthetaza? Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng ty thể
xuất hiện trước lạp thể?
- Kích thước của ti thể và tế bào prokaryote (vi khuẩn) đều khoảng 1-10µm.
- Màng
 Ti thể có hệ thống màng hóa học riêng biệt, cấu tạo màng kép của ty thể dường như là một di tích của
sự hấp thụ các prokaryote bởi các tế bào chủ nhân thực. Các màng bên trong ty thể có thành phần hóa
học giống như của vi khuẩn nhưng khác với màng ngoài của các bào quan như lưới nội chất bộ máy
golgi của sinh vật nhân thực. Màng ngoài lại có thành phần tương tự như màng plasma của cáctế bào
nhân thực .
 Enzim ATP-sinthetaza ( ATPaza) của vi khuẩn nằ m trên màng sinh chấ t. Tương tự ATPaza cũng xuất
hiện ở màng trong ty thể, do vậy màng trong ty thể bắ t nguồ n từ màng vi khuẩn bằ ng con đường nội
cộng sinh..
- Ti thể tạo ribosome của riêng mình 30S và 50S, giống kích thước với ribosome của sinh vật nhân sơ.
- Ti thể có những đặc điểm rất giống với vi khuẩn hiếu khí tím. Cả hai đều sử dụng oxy trong sản xuất ATP,
thông qua chu trình Krebs và photphoryl hóa oxi hóa.
- Sinh sản: việc tạo ra các ti thể không chịu sự điều khiển từ thông tin di truyền của nhân mà thực hiện phân
cắt như vi khuẩn.
AND:
+ Mỗi ty thể có hệ gen DNA dạng vòng riêng của mình, giống
như bộ gen của vi khuẩn, nhưng nhỏ hơn nhiều. DNA này được
truyền từ ty thể mẹ cho con cái của mình và tách biệt với hệ gen
trong nhân của tế bào.

+ Các chức năng di truyền của DNA ti thể (mtDNA) đã được tiết lộ hoàn toàn lần đầu tiên khi nghiên cứu
trình tự hoàn chỉnh của bộ gen ti thể ~16-kb ở một số loài động vật có vú. Kết quả cho thấy mtDNA (13 động
vật có vú) mã hóa một số lượng nhỏ tiểu đơn vị protein của chuỗi vận chuyển điện tử của ty lạp thể và ATP
synthase tương tự như các RNA ribosome (rRNA) và RNA vận chuyển (tRNA) có trong dịch ti thể.
+ AND của ti thể có sự tương đồng với một hệ gen vi khuẩn. Trình tự rRNA ti thể và các gen mã hóa chúng,
bắt nguồn từ bên trong các nhóm vi khuẩn (Eubacteria) mà không phải từ bên trong của Archaea
(archaebacteria) hoặc Eucarya (eukaryote).
Thực tế là vi khuẩn rất giống với ti thể, vi khuẩn phát sinh trước tế bào nhân thực trong lịch sử tiến hóa
của sinh giới. Từ các bằng chứng Lynn Margulis đã chứng minh được rằng vi khuẩn đã được đưa vào tế bào
nhân thực qua màng sinh chất và sau đó trở nên cộng sinh trong tế bào nhân thực.

Cả ti thể (Mitochondria) và lục lạp(chloroplasts) đều có khả năng phát sinh từ sinh vật nhân sơ bằng
con đường nội cộng sinh. Đầu tiên sinh vật nhân sơ kị khí được đưa vào tế bào sinh vật nhân thực và hình
thành mối quan hệ cộng sinh nội bào, dần phát triển thành ti thể. Tế bào nhân chuẩn chứa ti thể, sau đó lại đưa
sinh vật nhân sơ quang hợp vào tế bào và phát triển thành lục lạp.

Ty thể xuất hiện trước lạp thể vì:


Ở giai đoạn đầu của sự phát sinh và phát triển của sinh giới thì với điều kiện như: pH của đất, nước, khí hậu,
không khí, ..vv…Thì quang hợp không phải là một cách thức phổ biến tạo năng lượng cho hầu hết các sinh
vật cho đến khoảng 600 triệu năm trước đây (Trường hợp ngoại lệ là vi khuẩn lam). Nên sinh vật sẽ dựa vào
các cơ chế sản xuất năng lượng hiệu quả như: đường phân, lên men và cuối cùng là quá trình phosphoryl oxy
hóa đã được phát triển như là phương thức hiệu quả nhất để sản xuất ATP, quá trình mà các ti thể sử dụng để
sản xuất năng lượng. Các sinh vật này cuối cùng phát triển thành ti thể, khi tìm thấy lợi ích trong cộng sinh
nội bào.
Ngay thời điểm đó, tiếp theo là các sinh vật có khả năng quang hợp bị hạn chế sự phát triển trong điều kiện
như vậy. Đó không là lợi thế tiến hóa cho các sinh vật này. Vì thế, chúng cũng tìm được lợi ích trong trong
cộng sinh nội bào.
46. a. Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh vật?
b. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào?
c. Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến tụy
nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu. Hãy
cho biết trong tế bào β tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào để có
thể ra khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng?
a/
Protein ADN
Thành phần C, H, O, N, S C, H, O, N, P
hóa học
Đơn phân 20 loại axit amin 4 loại nucleoti
Số bậc cấu trúc 4 bâ ̣c 2 bâ ̣c
- Mỗi phân tử gồm 1 hoặc nhiều - Mỗi phân tử gồm hai chuỗi
chuỗi polipeptit liên kết với nhau, tạo polinucleotit song song ngược chiều, liên
nên hình dạng không gian ba chiều kết với nhau bằng các liên kết H tạo nên
Cấu trúc không
đặc trưng (hình cầu hoặc hình sợi) cấu trúc xoắn đều đặn.
gian
- Cấu trúc không gian dễ bị thay đổi - Cấu trúc không gian tương đối ổn định,
dưới tác động của các nhân tố môi phân tử có độ bền tương đối.
trường.
b/ Prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do prôtêin có tính đa dạng cao
về cấu trúc.
- Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prôtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác nhau
và có cấu trúc nhiều bậc.
- Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa.
- Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prôtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau trong tế
bào.
c/ Con đường tổng hợp và phân phối Insulin:
- Insulin được tổng hợp nhờ các ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói trong các túi đưa sang bộ
máy gôngi để hoàn thiện cấu trúc.
- Sau khi hoàn thiện cấu trúc, Insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng tế bào. Khi có tín
hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô, Insulin khuếch tán
vào máu để thực hiện chức năng.
47. Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào quan đó
là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động
hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
Bào quan đó là lizoxom.
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không được phân giải, không phân huỷ được
các bào quan, tế bào già, tổn thương, không tái chế đuợc các sản phẩm cho tế bào, không tiêu hóa được các
phân tử lạ, tế bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây nên bệnh lí. Ví dụ: bệnh
Tay – Sách: không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái hóa thần kinh, não…
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào: vì enzim trong lizoxom ra tế bào chất gặp môi trường trung
tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
48. Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là mô động vật hay mô
thực vật? Giải thích?
Nhỏ dung dịch KI lên mẫu mô đã bị nghiền nát, nếu cho kết quả màu xanh tím thì đó là mô thực vật, nếu kết
quả cho màu đỏ tím thì đó là mô động vật.
 Giải thích:
- Mô thực vật chứa tinh bột. Tinh bột có 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilozo có mạch không
phân nhánh. Khi KI tan trong dịch mô có chứa tinh bột thì các phân tử iod sẽ kết hợp với amilozo ở bên trong
xoắn tạo màu xanh tím
- Mô động vật có chứa glicogen. Glicogen có mạch phân nhánh phức tạp (như amilopectin). Iod liên kết với
mạch phân nhánh nhiều của glicogen cho màu tím đỏ.
49. a. Tiến hành thí nghiệm sau trên 2 tế bào riêng biệt. Tế bào thứ nhất bị chọc thủng màng sinh chất,
tế bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân. Nuôi cấy 2 tế bào này trong môi trường dinh dưỡng thích hợp,
sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở 2 tế bào này? Giải thích.
b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lisosome
nhất? Tại sao?
c. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+ và sự sinh tổng hợp ATP
ở ty thể. Có 2 ty thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào ống nghiệm A có pH = 8. Sau đó chuyển
ty thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ty thể thứ hai chuyển vào ống nghiệm C có pH = 9. Sự tổng
hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao?
a/ - Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường thích hợp, nhận thấy tế bào thứ nhất vẫn sống còn tế bào
thứ hai bị chọc thủng màng nhân bị chết.
- Giải thích: Do tính không hàn gắn của màng nhân.
+ Màng nhân tích điện dương nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó không có khả năng thấm Ca2+
nên màng không được hàn gắn lại => nhân chết => tế bào chết.
+ Màng sinh chất tích điện âm nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó có khả năng thấm Ca 2+ nên
màng được hàn gắn lại => tế bào sống.
b/ - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất
- Giải thích: do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lý, tế
bào già nên chúng phải có nhiều lizoxom nhất.
c/ - Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ống nghiệm B
- Giải thích:
+ Khi đặt ty thể vào ống nghiệm A có pH = 8 thì môi trường ở xoang gian màng và chất nền ty thể có pH = 8
+ Trường hợp 1: chuyển ty thể vào ống nghiệm B: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang gian màng và chất
nền ty thể, làm H+ được vận chuyển vào trong chất nền ty thể, tạo động lực thúc đẩy ATP-synthase hoạt động
tổng hợp ATP.
+ Trường hợp 2: chuyển ty thể vào ống nghiệm C: có sự chênh lệch nồng độ giữa xoang gian màng và chất
nền ty thể, làm H+ được vận chuyển từ chất nền ra xoang gian màng. Mặt khác mũ hình nấm của ATP-
synthase lại quay vào trong chất nền ty thể nên dòng H+ di chuyển từ chất nền ra xoang gian màng không thể
thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP.
50. So sánh màng trong và màng ngoài của ty thể
- Giống nhau
- Đều cấu tạo từ lớp phospholipid kép, với nhiều protein xuyên màng, các protein có vai trò là enzyme.
- Có chức năng chọn lọc các chất ra, vào ty thể.
- Khác nhau
Đặc điểm Màng ngoài Màng trong
Về nguồn gốc Màng sinh chất của tế bào nhân thực. Màng sinh chất của vi khuẩn hiếu khí bắt
(theo “Thuyết Nội buộc.
cộng sinh”)
Đặc điểm Trơn, nhẵn → diện tích bề mặt nhỏ Gấp nếp tạo thành các mào → diện tích bề
mặt lớn
Tính thấm Thấm tự do với ion và các phân tử nhỏ Không thấm đối với các ion và các phân tử
nhỏ
Thành phần - Protein khoảng 60%. - Protein khoảng 80%.
- Lipid khoảng 40%. - Lipid khoảng 20%.
- Hệ enzyme ít đa dạng hơn màng trong. - Đa dạng hơn màng ngoài.
- Không có chuỗi dẫn truyền điện tử và
phức hệ ATP – synthase. - Có chuỗi dẫn truyền điện tử và phức hệ
ATP - synthase.
Chức năng chủ Chọn lọc các chất ra, vào ty thể, tính thấm - Chọn lọc các chất ra, vào ty thể, tính
yếu chọn lọc thấp. thấm chọn lọc cao hơn.
- Nơi diễn ra quá trình truyền điện tử ở hô
hấp hiếu khí của tế bào.
51. So sánh mtADN với ADN trong nhân.
Giống nhau:
- Đều có cấu tạo từ các nguyên tố (C, H, O...) và các đơn phân (A, T, G, X)
- Đều mang thông tin di truyền qui định cấu trúc của protein từ đó qui định các tính trạng theo sơ đồ:
Gene → ARN → protein → tính trạng.
- Cơ chế nhân đôi ADN tương đối giống.
- Đều có khả năng phiên mã và dịch mã.
- Đều có thể bị đột biến dẫn đến thay đổi các tính trạng các thế hệ sau.
Khác nhau:
Đặc điểm so sánh mtADN ADN trong nhân
Vị trí mtADN chiếm từ 1-5% ADN của tế bào, ADN của tế bào nằm chủ yếu trong
nằm trong chất nền ty thể. nhân.

Số lượng - 1 hoặc vài phân tử mADN - Bộ NST đặc trưng cho loài.
- Có thể có nhiều bản sao của 1 mtADN. - Các NST tồn tại thành từng cặp tương
đồng.
Cấu trúc ADN - Xoắn kép, dạng vòng, không liên kết với - Xoắn kép, thẳng, có liên kết với
protein loại histon. protein loại histon.
- Có cấu trúc siêu cuốn
- Không có cấu trúc siêu cuốn
Cấu trúc gene mtADN của động vật không xương sống Có Intron và Exon.
gồm các gene không có intron, chỉ có
exon.
Hoạt động của gene Phần lớn gene hoạt động, 1 số không hoạt Phần lớn gene không hoạt động, một số
động . hoạt động.
Nhân đôi ADN Nhân đôi liên tục. Chỉ nhân đôi ở pha S.
Phân chia mtADN phân chia một cách ngẫu nhiên NST phân chia đồng đều cho tế bào
cho tế bào con. con.

Yếu tố ảnh hưởng Bị ức chế bởi chloramphenicol nhưng Bị ức chế bởi cycloheximid nhưng
dịch mã không bị ức chế bởi cycloheximid. không bị ức chế bởi chloramphenicol.
Chức năng Chỉ chứa thông tin mã hóa 1 số loại Chứa thông tin mã hóa nên hầu hết các
protein trong ty thể. protein khác của tế bào và của ty thể.
Vai trò Yếu tố trong di truyền theo dòng mẹ. Di truyền của bố và của mẹ có vai trò
ngang nhau.

52. Hình dưới đây mô tả cấu trúc ti thể. Hãy trả lời các câu hỏi a, b, c..

6……………
5.………………… ..
…………………… 8……………………………..
…………………… 7.……
……… 9……………………………..
10…………………………….
.
a. Hãy chú thích cho hình.
b. Trên cấu trúc số 9 có chứa các thành phần nào? Đánh dấu (√) vào các ô phù hợp trong Phiếu trả lời.
c. Trong cấu trúc số 7 có chứa các thành phần nào? Đánh dấu (√) vào các ô phù hợp trong Phiếu trả lời.
Thành phần Câu b Câu c
Có Không có Có Không có
ADN kép, vòng, không liên kết với histon
ADN kép, thẳng, liên kết với histon
Plasmid
Các loại ARN
Ribosome 70S
Ribosome 80S
Ca2+
Phức hệ ATP synthetase
Kênh vận chuyển các chất
Các protein của chuỗi dẫn truyền điện tử
Hệ sắc tố quang hợp
Phospholipid
Glycoprotein
Peptidoglycan
Acid pyruvic
Tinh bột
ATP
Nucleotide
Các enzyme xúc tác chu trình Krebs
Các enzyme xúc tác chu trình Calvin
Câu 3.
a.
Số chú thích Tên chú thích
1 Màng thylakoid
2 Xoang thylakoid
3 Chất nền lục lạp (stroma)
4 Hạt grana
5 Màng ngoài
6 Màng trong

b và c.
Thành phần Câu b Câu c
Có Không có Có Không có
ADN kép, vòng, không liên kết với histon √ √
ADN kép, thẳng, liên kết với histon √ √
Plasmid √ √
Các loại ARN √ √
Ribosome 70S √ √
Ribosome 80S √ √
Ca 2+
√ √
Phức hệ ATP synthetase √ √
Kênh vận chuyển các chất √ √
Các protein của chuỗi dẫn truyền điện tử √ √
Hệ sắc tố quang hợp √ √
Phospholipid √ √
Glycoprotein √ √
Peptidoglycan √ √
Acid pyruvic √ √
Tinh bột √ √
ATP √ √
Nucleotide √ √
Các enzyme xúc tác chu trình Krebs √ √
Các enzyme xúc tác chu trình Calvin √ √
53. Hình dưới đây mô tả cấu trúc của phức hệ ATP synthetase (còn gọi là hạt protein F 0F1 hay hạt
Fernandez – Morgan). Cấu trúc này có ở cả ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực.

2
4

Danh sách trong bảng dưới đây thể hiện vị trí/thành phần/chức năng của mỗi cấu trúc. Hãy điền đúng
3
mã cấu trúc (1 đến 4) vào bảng (trong Phiếu trả lời) sao cho phù hợp với mô tả.Nếu không có cấu trúc phù
hợp thì điền dấu x.
Mã trả lời
Vị trí/thành phần/chức năng
Ti thể Lục lạp
Màng ngoài
Màng trong
Màng thylakoid
Xoang gian màng (khoảng giữa màng trong và màng ngoài)
Chất nền
Xoang thylakoid
Chứa enzyme tham gia chu trình Calvin
Chứa enzyme tham gia chu trình Calvin
Enzyme tổng hợp ATP
Kênh vận chuyển H+

Vị trí/thành phần/chức năng Mã trả lời


Ti thể Lục lạp
Màng ngoài x x
Màng trong 2 x
Màng thylakoid x 2
Xoang gian màng (khoảng giữa màng trong và màng ngoài) 1 x
Chất nền 3 1
Xoang thylakoid x 3
Chứa enzyme tham gia chu trình Calvin x 1
Chứa enzyme tham gia chu trình Calvin 3 x
Enzyme tổng hợp ATP 4 4
Kênh vận chuyển H+ 4 4

54. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+ và sự sinh tổng hợp
ATP ở ti thể. Ti thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào môi trường có pH 8 (ống nghiệm A), rồi
tức thì được chuyển sang môi trường có pH 7 (ống nghiệm B) và sự tổng hợp ATP ở ống nghiệm B được
ghi nhận.
Màng ngoài
Xoang gian màng
Màng trong
Chất nền
Ti thể

1. Hãy cho biết: mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Ở ống B, ATP được tổng hợp trong chất nền ti thể.
b. Ở ống B, ATP được tổng hợp mà không nhất thiết cần chuỗi chuyền điện tử.
c. Nếu ti thể ở ống A được chuyển sang môi trường có pH 9, sự tổng hợp ATP sẽ xuất hiện ở
xoang gian màng.
d. Nếu tiếp tục giữ ti thể trong ống A và glucose được bổ sung thì ATP được tổng hợp.
2. Nếu tiến hành thí nghiệm tương tự đối với lục lạp, sự tổng hợp ATP có xảy ra không? Giải thích.
1. a. Đúng. Vì ở ống nghiệm B, nồng độ H+ ở xoang gian màng cao hơn trong chất nền, H+ sẽ vào trong chất
nền theo chiều gradient nồng độ qua kênh ATP-synthetase (nằm trên màng trong ti thể) → xúc tác phản ứng
phosphoryl hóa ADP tạo ATP.
b. Đúng. Vì thí nghiệm đã tạo ra sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 bên của màng trong (xoang gian màng cao
hơn chất nền) là điều kiện cần thiết để tổng hợp ATP. Vì vậy, sự tổng hợp ATP lúc này không cần đến hoạt
động của chuỗi dẫn chuyền điện tử.
c. Sai. Vì vị trí liên kết với H+ của ATP- synthetase nằm hướng về phía xoang gian màng và núm xúc tác của
phức hệ ATP-synthetase nằm hướng về phía chất nền ti thể=> H+ chỉ có thể xuôi chiều gradient nồng độ từ
xoang gian màng vào chất nền ti thể và ATP-synthetase chỉ xúc tác tổng hợp ATP ở trong chất nền.
- Vì vậy, nếu cho vào môi trường có pH = 9 thì H+ không thể xuôi chiều nồng độ từ chất nền vào xoang gian
màng → không thể tổng hợp ATP ở xoang gian màng.
d. Sai. Vì bổ sung glucose nhưng không có các enzyme xúc tác quá trình đường phân thì không thể tạo thành
acid pyruvic – nguồn nguyên liệu tham gia chu trình Krebs ở ti thể → không có sự tạo thành NADH, FADH2
cung cấp cho chuỗi chuyền electron → không có sự tạo thành ATP.
2.Trên màng thylakoid, vị trí liên kết với H+ của ATP- synthetase nằm hướng về xoang thylakoid, núm xúc
tác nằm hướng về phía chất nền => H+ chỉ có thể xuôi chiều gradient nồng độ từ xoang thylakoid vào chất
nền lục lạp → ATP-synthetase chỉ xúc tác tổng hợp ATP ở trong chất nền.
- Khi tiến hành thí nghiệm tương tự với lục lạp thì sẽ thu được kết quả:
pH ở xoang ngoài = pH chất nền = 7
pH xoang thylakoid = 8.
=>H không thể xuôi chiều nồng độ từ chất nền vào xoang thylakoid → không thể tổng hợp ATP.
+

55. Hãy trình bày giả thuyết Nội cộng sinh giải thích nguồn gốc ty thể. Nêu những bằng chứng chứng
minh, ưu điểm, hạn chế của giả thuyết này.
Thuyết Nội cộng sinh là một học thuyết tiến hóa giải thích nguồn gốc của sinh vật nhân chuẩn từ tế
bào nhân sơ. Theo học thuyết này: khoảng 1,5 tỉ năm trước, một vài tế bào nhân thực có cấu trúc cực kỳ đơn
giản đã thực bào những tế bào nhân sơ hiếu khí. Nhưng tế bào nhân sơ hiếu khí không bị tiêu diệt mà sống
cộng sinh với tế bào nhân thực đơn giản, trải thời gian dài nó đã trở thành một thành phần thiết yếu, có quan
hệ chặt chẽ, bắt buộc với tế bào nhân sơ.
Khi vi khuẩn cộng sinh phát triển thành bào quan, hầu hết các gene của nó được chuyển cho bộ gene
của tế bào chủ (cơ chế chưa biết đầy đủ). Các tế bào chủ tổng hợp các protein cần thiết và chuyển giao cho
bào quan.
Những bằng chứng chứng minh ty thể có nguồn gốc từ vi khuẩn:
- Ty thể và vi khuẩn đều được nhân lên bằng hình thức trực phân (phân đôi).
- Cấu trúc và thành phần hóa học của màng ngoài ty thể tương tự như màng sinh chất của tế bào nhân
thực. protein porin có ở màng ngoài tương tự ở vi khuẩn.
- Màng trong ty thể có chuỗi dẫn truyền điện tử, phức hệ ATP synthase…và có sự gấp nếp tương tự
mezosome của vi khuẩn. Màng trong ty thể và màng vi khuẩn được cấu tạo từ lipid cardiolipin.
- Ty thể có bộ máy di truyền riêng và tương tự với vi khuẩn: có nhiều bản sao ADN kích thước nhỏ,
dạng vòng, không kết hợp với protein histon và không có màng bao bọc lấy vật chất di truyền.
- Ribosome của ty thể có thành phần ARN, protein và hệ số lắng (70S) tương tự như ribosome của vi
khuẩn.
- Cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã của ty thể tương tự như của vi khuẩn:
+ Acid amin khởi đầu là N-formylmethionine.
+ Nhiều gene phiên mã cùng lúc và cùng chịu ảnh hưởng bởi 1 tín hiệu khởi động, 1 cơ chế điều
hòa.
+ Khi phiên mã, mARN không qua quá trình tinh chế nên chỉ có thể tạo ra 1 loại mARN có trình
tự nucleotide xác định trình tự acid amin nhất định trong chuỗi polypeptide.
- Quá trình nhân đôi, phiên mã và dịch mã của ty thể cũng rất nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh ức
chế vi khuẩn như cloramphenicol, streptomixin...trong khi các quá trình tương ứng trong nhân không nhạy
cảm với các kháng sinh này.
- Trên thực tế, có nhiều trường hợp cộng sinh của vi khuẩn với tế bào nhân thực như: vi khuẩn lam với
bèo hoa dâu, xạ khuẩn và nấm,...
- Gần đây, giả thuyết này đã được chứng minh bằng kết quả phân tích trình tự ADN của ty thể và ADN
vi khuẩn Rickettsia prowazekii. Rickettsia prowazekii là kí sinh trùng nội bào, cũng giống như ty thể,
Rickettsia chỉ có thể sinh sản trong tế bào nhân chuẩn, kết quả so sánh trình tự DNA của Rickettsia và ty thể
cũng cho thấy chúng có cùng một tổ tiên chung, từ tổ tiên chung này hệ thống gene của ty thể đã tiến hóa cho
đến ngày nay.
- Ưu điểm
+ Giải thích được cụ thể, rõ ràng, khả năng chính xác cao về nguồn gốc của ty thể.
+ Một phần, gián tiếp giải thích, tế bào nhân sơ và nhân thực có cùng tổ tiên trong quá trình tiến hóa.
+ Có ý nghĩa sinh học, giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả các chất kháng sinh, thuốc,...
- Hạn chế
+ Chưa giải thích rõ được tại sao vi khuẩn sau khi bị tế bào nhân thực thực bào lại không bị tiêu hóa
mất mà có thể thể biến đổi tạo thành ty thể như ngày nay.
+ Chưa giải thích rõ được trước khi tế bào nhân thực tạo nên ty thể lấy năng lượng từ nguồn nào để
thực hiện quá trình thực bào. Vì năng lượng tạo ra từ đường phân, hô hấp kị khí, hay lên men đều không đủ
để cung cấp cho hoạt động của tế bào đặc biệt là quá trình thực bào cần nhiều năng lượng.
+ Chưa giải thích rõ cơ chế chuyển gene từ ty thể vào bộ gene nhân và tại sao chỉ chuyển một phần của
bộ gene.
56. Các phức hệ protein cấu tạo nên chuỗi dẫn chuyền điện tử có nguồn gốc từ đâu? Trình bày ngắn
gọn quá trình tổng hợp, vận chuyển các loại protein đó đến màng trong ty thể.
Nguồn gốc protein trong ty thể:
- Một số polypeptide của chuỗi dẫn truyền điện tử (7 chuỗi polypeptide của phức hợp I, 1 polypeptide của
phức hợp III, cytochrome oxydase I, II và II của phức hợp IV, 2 chuỗi polypeptide của phức hợp V (ATP
synthase))được mã hóa bởi hệ gene của ty thể.
– Hầu hết cac chuỗi polypeptide còn lại (80 chuỗi polypeptid) của các phức hệ protein được mã hóa bởi gene
trong nhân và được dịch mã bởi các ribosome tự do trong tế bào chất sau đó được chuyển vào trong ty thể.
Quá trình tổng hợp và vận chuyển protein:
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene ty thể  mARN  polypeptide  màng trong ty
thể.
- Các chuỗi polypeptide được mã hóa bởi gen ty thể: gene  mARN (nhân)  mARN (tế bào chất)
polypeptide (tế bào chất) đánh dấu polypeptide bằng trình tự lặp lại gồm 20 – 35 acid amin tích điện
dương, được duy trì ở trạng thái mở nhờ chaperone Hsp 70.  polypeptide được đánh dấu liên kết với thụ
thể trên bề mặt ty thể được duỗi thẳng polypeptide được vận chuyển vào xoang gian màng nhờ phức hệ
protein Tom trên màng ngoài phức hệ protein Tim trên màng trong  cài phần kỵ nước của polypeptid vào
màng trong, phần ưa nước quay ra xoang gian màng và chất nền ty thể.
57. Trong ty thể, sự vận chuyển ion H+ qua màng có liên quan đến những quá trình nào? Nêu vai trò
của quá trình đó đối với tế bào.
Sự vận chuyển ion H+ qua màng ty thể có liên quan đến các quá trình sau:
+ Dẫn chuyền electron qua các phức hệ của chuỗi dẫn chuyền điện tử  tạo sự chênh lệch gradient điện
hóa 2 bên màng trong.
+ Sự vận chuyển ion H+ qua ATP-synthase từ xoang gian màng vào chất nền ty thể  tổng hợp ATP từ
ADP và Pi.
+ Khi nồng độ ATP cao hoặc khi phức hợp F1 tách khỏi phức hệ ATPsynthase: H+ từ chất nền qua ATP-
synthase vào xoang gian màng  thủy phân ATP thành ADP và Pi.
+ H + khuếch tán từ xoang gian màng qua kênh Thermogenin (UCP1) vào chất nền mà  làm giải phóng
năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm, mà không sản sinh ATP.
+ H+ đối vận chuyển với Ca2+ qua bơm đối chuyển H+/Ca2+  điều hòa nồng độ Ca2+ trong tế bào.
58. Gen trong nhân hay gen trong ti thể dễ bị đột biến hơn? Giải thích.
Gen trong ti thể dễ bị đột biến hơn vì:
Gen trong ti thể Gen trong nhân
- Không có màng nhân bảo vệ - Có màng nhân bảo vệ.
- Gen không kết hợp với protein  không được - Có liên kết với các protein  được đệm đỡ, bảo vệ.
bảo vệ. - Có intron và exon, nếu đột biến trên intron có thể không
- Gen không phân mảnh chỉ có exon  đột biến biểu hiện kiểu hình
sẽ biểu hiện ra ngoài kiểu hình. - Nhân đôi 1 lần trong 1 chu kì tế bào => sai sót trong
- Nhân đôi nhiều lần trong 1 chu kì tế bào => nhân đôi có cơ chế sửa chữa => hạn chế sai sót, đột biến
nhân đôi nhiều lần có nhiều sai sót. - Mỗi tế bào có 1 gen với 2 alen => xác suất đột biến của
- Mỗi tế bào có nhiều ti thể=> có nhiều bản sao 1 gen thấp hơn.
của 1 gen => xác suất 1 gen bị đột biến cao hơn
59. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc kháng sinh
và thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
- Các chất độc và thuốc sẽ được chuyển đến lưới nội chất trơn để tiến hành quá trình giải độc bằng cách
gắn thêm các gốc hydroxyl làm tăng khả năng tan của thuốc và chất độc và được đẩy ra ngoài.
- Các thuốc an thần cũng bị đào thải theo cơ chế trên, khi uống nhiều thuốc an thần làm tăng cường sự
phát triển của hệ thống lưới nội chất trơn và các enzyme khử độc của nó.
- Các thuốc có ích khác khi đưa vào sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng bởi số lượng lớn enzyme khử
độc của hệ thống lưới nội chất và mất tác dụng.
60. Trong tế bào tuyến tụy, insulin được tổng hợp ở những bào quan nào? Trình bày tóm tắt sự hình
thành và vận chuyển phân tử đó đến gan?
- Insulin được tổng hợp nhờ các riboxom trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói trong trong các túi
đưa sang bộ máy gongi để hoàn thiện cấu trúc.
- Sau khi hoàn thiện cấu trúc, insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng tế bào. Khi có
tín hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng insulin ra dịch mô. Từ dịch mô, insulin khuếch
tán vào máu để thực hiện chức năng.
61. Ở tế bào nhân thực thường thì các chất ở bên ngoài thấm vào nhân phải qua tế bào chất, tuy nhiên ở
một số tế bào có thể có sự xâm nhập thẳng của các chất từ môi trường từ ngoài tế bào vào nhân không
thông qua tế bào chất. Hãy giải thích điều này?
- Màng nhân cũng có cấu trúc màng lipoprotein như màng sinh chất, gồm 2 lớp màng: màng ngoài và
màng trong; giữa 2 lớp màng là xoang quanh nhân.
- Màng ngoài có thể nối với mạng lưới nội chất hình thành 1 hệ thống khe thông với nhau; hệ thống khe
này có thể mở ra khoảng gian bào, như vậy qua hệ thống khe của tế bào chất có sự liên hệ trực tiếp giữa
xoang quanh nhân và môi trường ngoài (TB đại thực bào, ống thận, 1 số TBTV)
62. Khi sản xuất các túi tải để phát triển màng sinh chất, bộ máy Gôngi tạo ra các túi có màng bất đối
xứng. Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng sinh chất.
Đặc tính bất đối xứng có liên quan đến chức năng nào của màng sinh chất?
- Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng sinh chất:
+ Tính bất đối xứng của màng sinh chất: Do trong các phức hợp phân tử glicoprotein cấu trúc nên màng
sinh chất, các chuỗi cacbohidrat chỉ phân bố ở mặt ngoài của màng.
+ Khi tổng hợp các phức hợp phân tử glicoprotein để phát triển màng sinh chất, phức hệ gôngi đã sản
sinh ra các bóng tải có cấu trúc bất đối xứng nhưng ngược với tính bất đối xứng của màng sinh chất, các chuỗi
cacbohidrat hướng vào mặt trong của túi
+ Khi túi tải được vận chuyển tới dung hợp với màng sinh chất, mặt trong túi trở thành mặt ngoài của
màng.
- Đặc tính này có liên quan đến chức năng của màng sinh chất:
+ Thụ thể thu nhận thông tin và trao đổi chất từ môi trường của tế bào.
+ Dấu chuẩn các tế bào nhận biết nhau.
63. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gongi lại có màng đơn. Nếu ti thể
mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng
của chúng?
- Ti thể còn một lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp năng lượng ở chuỗi chuyền điện tử: Mất
màng trong thì không tổng hợp được ATP còn nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp ATP giảm.
- Nếu bộ máy gongi có màng kép có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết để bao gói sản
phẩm.
64. Hãy giải thích vì sao khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở nam giới
và bệnh viêm đường hô hấp?
- Sự chuyển động của tinh trùng phụ thuộc vào hệ thống vi ống cáu tạo nên đuôi của tinh trùng. Nếu hệ
thống vi ống bị hỏng thì tinh trùng không chuyển động đến ống dẫn trứng được, do đó vô sinh. Hệ thống vi
ống chính là khung xương của tế bào.
- Khi hỏng hệ thống khung xương thì các tế bào của biểu mô ở hệ thống ống dẫn khí không chuyển động
được nên không ngăn được sự xâm nhập của vi khuẩn  gây viêm đường hô hấp, viêm phổi.
65. Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào quan đó
là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không hoạt động
hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
- Bào quan đó là lizoxom.
- Nguồn gốc của bào quan này: từ bộ máy Gôngi.
- Nếu bào quan đó không hoạt động thì cơ chất trong lizoxom không được phân giải, không phân được
các bào quan, tế bào già, tổn thương, không tái chế đuợc các sản phẩm cho tế bào, không tiêu hóa được các
phân tử lạ,tế bào lạ dẫn tới ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tế bào, cơ thể gây nên bệnh lí. Ví dụ: bệnh
Tay – Sách: không có enzim tiêu hóa lipit gây thoái hóa thần kinh, não.
- Nếu bào quan đó bị vỡ:
+ Nếu vỡ ít thì ít ảnh hưởng hoạt động tế bào:vì enzim trong lizoxom ra tế bào chất gặp môi trường
trung tính sẽ bị bất hoạt.
+ Nếu vỡ nhiều thì gây làm tan tế bào, mô gây nguy hiểm cho cơ thể.
66. Ti thể và lu ̣c la ̣p đề u có ADN và bô ̣ máy phiên mã, dich ̣ mã riêng nhưng chúng la ̣i không có khả
năng tồ n ta ̣i, hoa ̣t đô ̣ng sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoa ̣i bào. Hãy giải thích.
- Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, 1 số gen trong ADN ti thể và lục lạp được sát nhập với hệ gen
nhân. Những gen này quy định 1 số sản phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động chức năng và sinh sản của ti thể và
lục lạp.
- Vì thế, khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp được các sản phẩm bị thiếu sót đó,
dẫn đến chúng không thực hiện được chức năng 1 cách đầy đủ, cũng như không thể tự nhân lên.
67. Các enzim thủy phân có mặt trong bào quan lyzoxom đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế các
vật chất có trong tế bào. Hãy chỉ ra các giai đoạn của quá trình hình thành những enzim thủy phân có
mặt trong bào quan lyzoxom.
- Vận chuyển đến bộ máy Golgi, đi qua các túi dẹt, qua mỗi túi protein được chế biến, hoàn thiện thành
enzim.
- Tại mặt trans của bộ máy Golgi,enzim hoàn chỉnh được đóng gói thành túi, giải phóng và tạo ra
lyzoxom.
68.a. Hãy giải thích vì sao khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở nam giới
và bệnh viêm đường hô hấp?
b. Hãy cho biết sự biến đổi cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm sống hiếu
khí, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người thích nghi với chức năng?
a. Khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở nam giới và bệnh viêm đường hô hấp:
- Sự chuyển động của tinh trùng phụ thuộc vào hệ thống vi ống cáu tạo nên đuôi của tinh trùng. Nếu hệ thống
vi ống bị hỏng thì tinh trùng không chuyển động đến ống dẫn trứng được, do đó vô sinh. Hệ thống vi ống
chính là khung xương của tế bào.
- Khi hỏng hệ thống khung xương thì các tế bào của biểu mô ở hệ thống ống dẫn khí không chuyển động
được nên không ngăn được sự xâm nhập của vi khuẩn  gây viêm đường hô hấp, viêm phổi.
b. Sự biến đổi cấu trúc của màng ở người phù hợp với chức năng:
- Tế bào vi khuẩn lam: Màng sinh chất gấp nếp vào trong tế bào chất và tách thành các túi dẹt tilacoit (gần
giống với hạt grana của lục lạp) chứa sắc tố giúp tế bào quang hợp.
- VK cố định đạm sống hiếu khí: Màng gấp nếp tạo thành dị bào nang, có thành dày ngăn cản sự xâm nhập
của oxi, chứa hệ enzim nitrogenaza tạo điều kiện yếm khí để cố định đạm. Trong khi đó, tế bào bình thường
tiến hành quang hợp tổng hợp chất hữu cơ.
- Tế bào biểu mô ruột ở người: Màng sinh chất lồi ra hình thành vi nhung mao làm tăng diện tích tiếp xúc với chất
dinh dưỡng  tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
- TB biểu mô ống thận ở người: Màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô có chứa nhiều ty thể
giúp tế bào tăng cường trao đổi chất.
69.a. Bào quan nào trong tế bào làm nhiệm vụ khử độc thuốc khi sau khi uống vào cơ thể. Mô tả cấu
trúc bào quan đó.
b. Phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh trong y dược học đang sử dụng hiện nay tác động lên tế bào
của cơ thể qua màng sinh chất mà không cần phải hấp thụ vào bên trong tế bào. Theo bạn thuốc tác
lên thành phần cấu trúc nào của màng sinh chất sẽ đạt hiệu quả cao, tại sao?
a. Bào quan đó là lưới nội chất
Cấu trúc: ER là một hệ thống màng, được tạo ra từ màng lipôprôtêit, hình thành hệ thống phức tạp các kênh,
các túi và bể chứa. Các kênh, túi và bể chứa thông với nhau hình thành nên mạng lưới ba chiều phức tạp,
phân bố khắp tế bào chất của tế bào sinh vật nhân chuẩn và liên thông với màng tế bào chất và màng nhân.
Có 2 dạng ER:
- Mạng lưới nội sinh chất có hạt (Rough ER): gồm những túi dẹp xếp song song thành nhóm. Mặt ngoài
màng có đính các ribôxôm. Một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia nối với lưới nội chất trơn.
- Mạng lưới nội sinh chất trơn (Smooth ER) gồm các kênh hẹp nối với, không có ribôxôm. SER thông với
màng nhân, màng ti thể, màng sinh chất. SER có nhiều enzim tổng hợp lipit, enzim phân hủy chất độc.
b. Tác động lên Pr màng vì
=> Vì protein màng thực hiện phần lớn các hoạt động của màng cũng như của tế bào nên từ lâu nó đã được
coi là đích điều trị bệnh lý tưởng trong y dược học. Bằng việc thay đổi hoạt tính của một protein màng, một
tác nhân dược học có thể ảnh hưởng tới sinh lý bên trong của tế bào mà không cần phải được hấp thụ vào
bên trong. Thực chất, tầm quan trọng của các protein màng với vai trò là các đích tác dụng có thể được minh
chứng bởi cơ chế tác dụng của phần lớn các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay.
70. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại bào
quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:
- Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hydroxyl (-OH) vào
các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
- Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc đến ôxi tạo ra
H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.
71. Điểm giống và khác nhau tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau ?
Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực, có đủ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân đã có màng
nhân .
Trong tế bào chất có cùng các bào quan như: ty thể, lưới nội chất, bộ gongi, ...
Khác nhau:
Tế bào động vật Tế bào thực vật
- Chỉ có màng sinh chất không có thành - Bên ngoài màng sinh chất có thành
xenlulôzơ. xenlulôzơ
- Không có lục lạp , hóa dị dưỡng - Có lục lạp , quang tự dưỡng
- Chất dự trữ là glycôgen - Chất dự trữ là tinh bột
- Có trung tử - Không có trung tử
- Ít có không bào - Hệ không bào phát triển và giữ vai trò
quan trọng.
- Phân bào có sao và phân chia tế bào - Phân bào không có sao và phân chia tế
chất bằng eo thắt trung tâm bào chất bằng xuất hiện vách ngăn
ngang ở trung tâm.
Ý nghĩa: Cùng thực hiện chức năng chung của cơ thể: đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống;
Động vật và thực vật có nguồn gốc chung.
Thực vật có lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, sống tự dưỡng; Còn động vật có khả năng
di chuyển, vận động tìm mồi, sống dị dưỡng, sinh giới đã tiến hóa theo hai hướng thực vật tự dưỡng và động
vật dị dưỡng.
72. Điểm khác nhau tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Đại diện Vi khuẩn, vi khuẩn lam Nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động
vật
Kích thước Bé ( 1 – 10 micromet) Lớn ( 10 – 100 micromet)
Cấu tạo Đơn giản Phức tạp
Vật chất di ADN mạch kép , trần, xoắn vòng, kín, ADN mạch kép dạng sợi thẳng, kết
truyền nằm phân tán trong tế bào chất. hợp với protein histon tạo nên cấu
trúc NST có trong nhân tế bào.
Nhân Chưa có nhân chính thức, chưa có Có nhân chính thức, có màng nhân
màng nhân để ngăn cách giữa nhân và để ngăn cách giữa nhân và tế bào
tế bào chất, gọi là thể nhân nằm trong chất.Trong nhân chứa chất nhiễm sắc
khối tế bào chất. và dịch nhân.
Các bào quan Chỉ có bào quan đơn giản: ribôxôm, Chứa đầy đủ các bào quan có màng
mêzôxôm, hạt sắc tố, hạt dự trữ. bao bọc: ty thể, lục lạp, lưới nội chất,
bộ gôngi,..
Phân bào Sự phân đôi ( trực phân ) Phân bào có thoi phân bào( gián
phân)
Cấu tạo của Cấu tạo đơn giản từ protein flagein Cấu tạo từ vi ống phức tạp kiểu 9 +
lông, roi 2.
73. Đặc điểm giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp?
Điểm giống:
• Loại bào quan chỉ có ở tế bào nhân thực
• Có màng kép bao bọc và bên trong là chất nền
• Có nhiều loại enzim
• Có chứa phân tử ADN dạng vòng
• Hình dạng, số lượng, vị trí sắp xếp thay đổi tùy theo loại tế bào
• Có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp prôtêin đặc trưng.
• Tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
Điểm khác:
Ty thể Lục lạp
Hình dạng - Dạng hình cầu hoặc thể sợi Thường là hình bầu dục
ngắn.
Màng - Màng ngoài trơn nhẵn - 2 màng đều trơn nhẵn.
- Màng trong gấp nếp tạo
thành mào bề mặt có nhiều
enzim hô hấp .
Loại tế bào - Có tất cả các tế bào - Chỉ có trong tế bào quang
hợp của thực vật.
Tổng hợp và sử dụng ATP - ATP được tổng hợp nhờ - ATP được tổng hợp ở pha
phân giải hợp chất hữu cơ sáng.
- Dùng cho mọi hoạt động của -Dùng cho pha tối.
tế bào.
74. Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số
vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
- Các tế bào nhận biết các tế bào khác bằng các chuỗi hidratcacbon trên màng sinh chất. Chuỗi
hidratcacbon thường ngắn, nhô ra phía ngoài màng. Hầu hết chuỗi hidratcacbon liên kết cộng hóa trị với
prôtêin màng tạo thành glicôprôtêin. Một số liên kết cộng hóa trị với lipit màng tạo thành các phân tử
glicolipit.
- Tính đa dạng và vị trí của các phân tử hidratcacbon trên bề mặt màng tế bào giúp cho chúng có chức
năng như những dấu chuẩn để phân biệt tế bào này với tế bào khác.
- Các hidratcacbon là khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cá thể, giữa các cá thể cùng loài và
giữa các loài.
- Một số vai trò: phân loại các tế bào vào các mô và các cơ quan ở phôi động vật; cơ sở để loại bỏ các tế bào lạ nhờ
hệ thống miễn dịch; tinh trùng nhận ra tế bào trứng trong quá trình thụ tinh...
75. a. Trong cơ thể người, các tế bào gan chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc. Bào quan nào chịu
trách nhiệm giải độc các chất độc và các thuốc khi đi vào tế bào gan? Chỉ ra ba chức năng chủ đạo của
bào quan này?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc kháng sinh và
thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
- Bào quan chịu trách nhiệm cho sự giải độc các chất độc và thuốc khi vào tế bào gan là lưới nội chất trơn
(SER)
- Ba chức năng quan trọng nhất của lưới nội chất trơn bao gồm: Tổng hợp lipid cho tế bào bao gồm dầu thực
vật; phospholipid và các dạng steroid là các hormon quan trọng; chuyển hóa carbohydrate và khử độc cho tế
bào
- Các chất độc và thuốc sẽ được chuyển đến lưới nội chất trơn để tiến hành quá trình giải độc bằng cách gắn
thêm các gốc hydroxyl làm tăng khả năng tan của thuốc và chất độc và được đẩy ra ngoài.
- Các thuốc an thần cũng bị đào thải theo cơ chế trên, khi uống nhiều thuốc an thần làm tăng cường sự phát
triển của hệ thống lưới nội chất trơn và các enzyme khử độc của nó.
- Các thuốc có ích khác khi đưa vào sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng bởi số lượng lớn enzyme khử độc
của hệ thống lưới nội chất và mất tác dụng.
76. Tế bào nhân sơ có những ưu thế gì so với tế bào nhân thực? Nêu ý nghĩa hiện tượng phân xoang
trong tế bào nhân thực.
*Ưu thế của tế bào nhân sơ:
- Kích thước nhỏ  S/V lớn Cường độ trao đổi chất cao, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.
- Không có màng nhân  Quá trình phiên mã, dịch mã diễn ra nhanh chóng.
- Vật chất di truyền là ADN dạng vòng  tránh hiện tượng NST ngắn lại sau mỗi lần nhân đôi, thời gian nhân
đôi ngắn, tiết kiệm năng lượng, vật chất di truyền khi nhân đôi, …
- Sinh sản theo hình thức trực phân (phân bào không tơ)  sinh sản nhanh
* Ý nghĩa hiện tượng phân xoang:
- Thực hiện được các phản ứng trái chiều trong 1 tế bào
- Tăng diện tích bề mặt trao đổi chất (đính được nhiều enzim) nhờ các cấu trúc màng bên trong.
- Tăng kích thước tế bào giúp tránh được hiện tượng thực bào và chứa được nhiều bào quan.
77.a. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các tế bào E. coli.
Điều gì xảy ra nếu bạn trung hòa pH axit trong lizôxôm thông qua ức chế bơm proton H+ bởi một chất
ức chế đặc hiệu? Giải thích.
b. Epinephrin có khả năng kích thích phân giải glicogen bằng cách hoạt hóa enzim glicogen
photphorylaza tạo glucozo nhưng khi epinephrin được bổ sung vào ống nghiệm chứa loại enzim này thì
thấy phản ứng phân giải không xảy ra. Em hãy nêu lí do khiến thí nghiệm trên không thực hiện được.
Biết hoạt tính của enzim trên và epinephrin vẫn bình thường.
a. Lizoxom của đại thực bào không thể thực bào tế bào vi khuẩn E. coli hoặc có thể thực bào nhưng không
tiêu hóa được.
Giải thích: Do các enzim trong lizoxom hoạt động trong môi trường pH axit nên khi trung hòa pH axit và ức
chế hoạt động bơm thì pH của lizoxom vẫn duy trì ở pH trung tính, các enzim đều bị bất hoạt.
b. - Epinephrin không trực tiếp tương tác với enzim xúc tác phản ứng phân giải glicogen.
- Thiếu thụ thể tiếp nhận epinephrin trên màng sinh chất nên con đường truyền tín hiệu xúc tác phản ứng
không diễn ra.
78. a. Em hãy liệt kê điểm giống nhau và khác nhau về các thành phần cấu trúc cơ bản giữa tế bào động
vật và tế bào thực vật?
b. Hãy chỉ ra những điểm khác nhau khi ngâm tế bào thực vật và tế bào động vật vào trong dung dịch
ưu trương và dung dịch nhược trương.
a. Giống nhau: cấu trúc tế bào gồm 3 phần màng sinh chất, tế bào chất và nhân; trong tế bào chất có các bào
quan như ti thể, lưới nội chất, bộ máy gôngi,...
Khác nhau: Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản là thành xenlulozơ chỉ có ở tb TV, ở tb TV không bào lớn, ở TBĐV
có trung thể, ở TBTV có lục lạp
b. - Cho vào dung dịch ưu trương → tế bào mất nước → ở tế bào thực vật thì màng tế bào tách khỏi vách TB,
còn ở TBĐV thì màng nhăn nheo.
- Cho vào dung dịch nhược trương → tế bào hút nước → Ở TBTV do có vách nên không bị vỡ, còn ở TBĐV
khi bị trương nước tế bào sẽ vỡ.
79. Trình bày chức năng của loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan chỉ có ở tế bào
động vật.
- Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là lục lạp, chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất
hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.
- Loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật là trung thể, chức năng của trung thể là bào hình thành nên thoi vô
sắc trong quá trình phân chia tế bào động vật.
80.a. Cho các chất sau đây: protein, glyxerol, H2O, glucôzơ, etanon, Na+, Cl-, chất gây mê. Cho biết chất
nào có thể vận chuyển trực tiếp qua lớp kép photpholipit, chất nào phải vận chuyển qua kênh protein?
Hãy giải thích tại sao?
b. Lipoxom là gì? Nêu cơ sở khoa học của việc tạo ra các hạt lipoxom để chuyên chở thuốc qua màng
sinh chất?
a. - Chất vận chuyển trực tiếp qua lớp kép photpholipit là: glyxerol, etanon, chất gây mê  do các chất này
không phân cực hay phân cực yếu nên dễ dàng hoà tan qua lớp kép photpholipit.
- Chất vận chuyển qua kênh là: protein, H2O, glucôzơ, Na+, Cl-  do đây là các phân tử có kích thước lớn,
tích điện hoặc phân cực  không thể vận chuyển qua lớp kép photpholipit mà phải vận chuyển qua kênh
protêin vận chuyển chủ động hoặc thụ động.
b. - Các hạt lipoxom là các viên có kích thước 50nm được bao quanh bởi 1 lớp lipit kép chứa các chất có hoạt
tính (enzym, chất chống đông) và được sử dụng trong điều trị như là phương tiện chuyên chở thuốc qua màng
sinh chất, vì chúng dễ dàng đi qua màng sinh chất và giải phóng các chất thuốc vào tế bào.
- Lợi dụng khả năng dễ dàng “hoà tan” của lipit qua màng, người ta tạo các hạt lipoxom với lớp kép
photpholipit bào bọc  dễ dàng vận chuyển qua lớp kép photpholipit cuả màng sinh chất và mang theo các
chất thuốc.
81.a. Có nhận định cho rằng: “Cấu trúc của photpholipit cung cấp một ví dụ kinh điển về sự phù hợp
giữa hình dạng và chức năng ở mức độ phân tử”. Bằng những hiểu biết về loại phân tử này em hãy
chứng minh nhận định trên.
b. Các liên kết khác nhau rất quan trọng góp phần vào việc hình thành cấu trúc của một protein. Hình
dưới đây cho thấy một số tương tác đó. Hãy chỉ ra các liên kết phù hợp chính xác với tên gọi của chúng.

A. Liên kết Hydrogen


B. Tương tác kị nước
C. Liên kết Peptide
D. Liên kết Disulphide
E. Liên kết Ion

a.
*Thế giới sống gồm nhiều cấp độ. Các cấp tổ chức từ thấp đến cao bao gồm : phân tử, bào quan, tế bào …hệ
sinh thái, sinh quyển.
- Các cấp độ tổ chức dưới làm nền tảng hình thành nên cấp độ cao hơn. Các cấp độ trên vừa có những đặc
điểm của cấp dưới, vừa có những đặc tính nổi trội mà cấp dưới không có.
* Vì đó là đặc tính sai khác cơ bản giữa vật chất vô cơ với thế giới sống.
- Hệ thống vô cơ là những hệ vô trật tự, năng lượng vô ích có xu hướng tăng, năng lượng có ích có xu hướng
giảm, lượng thông tin giảm và có xu hướng dẫn đến tan dã.
- Hệ sống là những hệ có tổ chức, năng lượng vô ích giảm, năng lượng có ích có xu hướng gia tăng, lượng
thông tin tăng do đó hệ tồn tại và phát triển.
b.
- Chúng đều có các thành phần hóa học cơ bản của tế bào : axit nucleic, protein, lipit, cacbonhidrat.
- Đều có các thành phần cơ bản của tế bào : màng sinh chất với cấu tạo của màng cơ sở, chất nguyên sinh.
- Đều có AND mang thông tin di truyền và các cơ chế di truyền tương đối giống nhau
- Ti thể và lục lạp của tế bào nhân thực có nhiều đặc điểm giống tế bào nhân sơ.
82. Các hình vẽ dưới đây mô tả 4 đại diện của các đại phân tử sinh học trong tế bào:

a. Nhiều khả năng ở mỗi hình vẽ sẽ là các đại diện nào?


b. Nêu một vai trò của đại diện ở hình A với tế bào và một vai trò đối với cơ thể người?
a. Xác định tên các đại phân tử ở từng hình vẽ
- A là: Xenlulose
- B là protein
- C là lipit đơn giản (Triglyxerit)
- D là axit nucleic
b. – Vai trò của xenlulose
+ Đối với tế bào: tham gia vào cấu tạo thành tế bào thực vật giúp giữ hình dạng tế bào, tham gia vào duy trì áp
suất thẩm thấu của tế bào.
+ Đối với cơ thể người: Xenlulose không cung cấp năng lượng cho người nhưng khi qua thành ống tiêu hóa
tạo ra ma sát do mài mòn vào thành ống tiêu hóa giúp tăng quá trình tiết dịch của các tế bào thành ống tiêu
hóa.
83. a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hóa để tăng tốc độ phản ứng bằng những cách nào?
b. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim?
a. - Tạo khuôn cho các cơ chất liên kết trên trung tâm hoạt động có thể tiếp xúc với nhau theo hướng hợp lý để
phản ứng giữa chúng có thể xảy ra.
- Kéo căng và bẻ cong các liên kết hoá học trong phân tử cơ chất làm chúng dễ bị phá vỡ ngay ở nhiệt độ và
áp suất bình thường.
- Do cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động đã tạo ra vi môi trường có độ pH thấp hơn so với trong tế
bào chất nên enzim dễ dàng truyền H+ cho cơ chất.
- Các vị trí hoạt động trong trung tâm hoạt động của enzim trực tiếp tham gia vào trong phản ứng hoá học
bằng cách hình thành các liên kết cộng hoá trị tạm thời với cơ chất. Cuối phản ứng các vị trí hoạt động này lại
được khôi phục như thời điểm trước phản ứng.
b. - Chất ức chế cạnh tranh là chất có cấu hình phân tử giống với cơ chất của enzim, vì thế chúng cạnh tranh
với cơ chất trong việc chiếm vùng trung tâm hoạt động.
- Chất ức chế không cạnh tranh liên kết với một vùng nhất định
(không phải là trung tâm hoạt động), làm biến đổi cấu hình của phân tử nên enzim không liên kết được với cơ
chất tại vùng trung tâm hoạt động.
84. a. Tại sao NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của
nguyên phân thoi phân bào bị phá huỷ? Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa
gì?
b. 3 tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và đã tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên
phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào A,
B, C.
a.- NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau: để việc phân chia được dễ dàng, không bị rối do kích
thước của NST.
- Nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá huỷ: các NST không di chuyển về các TB con và tạo
ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi.
- Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa:
+ Các NST tương đồng trong giảm phân tiếp hợp với nhau nên có thể xảy ra trao đổi chéo, làm tăng biến dị tổ
hợp.
+ Do NST tương đồng bắt đôi từng cặp (tạo cặp NST kép tương đồng, các cặp NST kép tương đồng tập trung
thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo) nên sự phân li của các NST làm giảm số lượng NST đi một nửa
b. Gọi x1, x2, x3 lần lượt là số lần nguyên phân của mỗi tế bào A, B, C (x1, x2, x3 nguyên, dương)
Theo đề bài : x2 = 2x1
Suy ra: x3 = 10 – (x1 + x2) = 10 – 3x1
Tổng số TB con là S : S = 2x1 + 2x2 + 2x3 = 2x1 + 2x2 + 210-3x1
x1 1 2 3
x2 = 2x1 2 4 6
x3 = 10 – 3x1 7 4 1
S 134 36 74
Theo bảng: x1 = 2 là phù hợp.
Vậy: Tế bào A nguyên phân 2 lần
Tế bào B nguyên phân 4 lần
Tế bào C nguyên phân 4 lần
85. a. Hãy cho biết nguồn gốc của không bào và đặc điểm cấu trúc của bào quan này ?
b. Trình bày chức năng của không bào đối với thực vật ?
a. Nguồn gốc không bào:
Là bào quan điển hình của tế bào thực vật trưởng thành được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy
Gôngi.
Đặc điểm cấu trúc:
+ Khi tế bào còn non có nhiều không bào nhỏ; khi tế bào trưởng thành các không bào nhỏ có thể sáp nhập với
nhau tạo thành không bào lớn.
+ Có màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng.
b. Chức năng: Khác nhau, tuỳ từng loài và tuỳ loại tế bào:
+ Điều hoà áp suất thẩm thấu.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng.
+ Một số tế bào cánh hoa chứa sắc tố có tác dụng thu hút côn trùng.
+ Một số chứa chất phế thải, thậm chí chất độc ngăn cản động vật ăn thực vật.
86. Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và colesterol
khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colesterol so với màng tế
bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này?
- Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no, colesteron làm tăng tính ổn
định của màng tế bào.
- Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao.
- Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạo tính linh động của
màng
87. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, một học sinh đã tiến hành thí
nghiệm sau: Có 3 ống nghiệm xếp theo thứ tự 1, 2, 3 đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm
vào:
Ống 1: thêm nước cất.
Ống 2: thêm nước bọt.
Ống 3: thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào. Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.
Do học sinh quên không đánh dấu các ống.
a. Em hãy trình bày cách nhận biết mỗi ống?
b. Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?
a. Cách nhận biết mỗi ống:
- Dùng dung dịch Iôt loãng và giấy quì để phát hiện.
- Nhỏ dung dịch Iôt vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột
và nước bọt).
- Hai ống còn lại 1 và 3 có xuất hiện màu xanh tím.
- Thử bằng giấy quì tím với 2 ống còn lại, ống nào làm giấy quì tím chuyển màu đỏ là ống 3 (chứa axit HCl),
ống không là quì tím chuyển màu là ống 1 (chứa tinh bột và nước lã).
b. Giải thích
- Ở ống 2 tinh bột bị biến đổi nhờ enzim almilaza trong nước bọt nên không có phản ứng màu với dung dịch
Iôt.
- Ống 1 không có enzim, tinh bột không bị biến đổi nên có phản ứng màu với dung dịch Iôt.
- Ống 3 có nước bọt nhưng trong môi trường axit (HCl), không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước
bọt nên tinh bột không bị biến đổi.
- Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt
độ thích hợp
88. a. Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh vật?
b. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào?
c. Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến tụy
nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu. Hãy
cho biết trong tế bào β tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào để có
thể ra khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng?
a/
Protein ADN
Thành phần C, H, O, N, S C, H, O, N, P
hóa học
Đơn phân 20 loại axit amin 4 loại nucleoti
Số bậc cấu trúc 4 bâ ̣c 2 bâ ̣c
- Mỗi phân tử gồm 1 hoặc nhiều - Mỗi phân tử gồm hai chuỗi
chuỗi polipeptit liên kết với nhau, tạo polinucleotit song song ngược chiều, liên
nên hình dạng không gian ba chiều kết với nhau bằng các liên kết H tạo nên
Cấu trúc không
đặc trưng (hình cầu hoặc hình sợi) cấu trúc xoắn đều đặn.
gian
- Cấu trúc không gian dễ bị thay đổi - Cấu trúc không gian tương đối ổn định,
dưới tác động của các nhân tố môi phân tử có độ bền tương đối.
trường.
b/ Prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do prôtêin có tính đa dạng cao
về cấu trúc.
- Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prôtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác nhau
và có cấu trúc nhiều bậc.
- Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa.
- Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prôtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau trong tế
bào.
c/ Con đường tổng hợp và phân phối Insulin:
- Insulin được tổng hợp nhờ các ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói trong các túi đưa sang bộ
máy gôngi để hoàn thiện cấu trúc.
- Sau khi hoàn thiện cấu trúc, Insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng tế bào. Khi có tín
hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô, Insulin khuếch tán
vào máu để thực hiện chức năng.
89. Phân biệt quang hợp ở thực vật và quang hợp ở vi khuẩn S màu tía?
Phân biệt
Đặc điểm Quang hợp ở thực vật Quang hợp ở VK S màu tía
Sắc tố quang hợp chlorofyl a,b; sắc tố phụ (carotenoit) khuẩn diệp lục
Nguyên liệu CO2, H2O CO2 ; H2S ....
Chất cho e , H
- +
H2O H2S, S
Sản phẩm C6H12O6 ; O2 C6H12O6 ;H2O, S, H2SO4 (Không có O2)
(Có O2)
Điều kiện Hiếu khí Yếm khí
Phương trình tổng 6CO2 + 6 H2O + 674 Kcal + ánh sáng + 2H2S +CO2 +ánh sáng → (CH2O)n + 2S +H2O
quát diệp lục → C6H12O6 + 6 O2 2S+5H2O+ 3CO2 + ánh sáng → 3(CH2O)n +
2H2SO4
90. Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh?
QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do:
- Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác
- Nguồn H+; e-: H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S
- Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả hơn
- Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các tylacôid.
91. Phân biệt quang hợp có thải O2 và quang hợp không thải O2. Trong hai dạng quang hợp trên dạng
nào tiến hóa hơn? Vì sao?
- Phân biệt quang hợp có thải O2 và quang hợp không thải O2
Chỉ tiêu Quang hợp thải ôxi QH không thải ôxi
Chất cho electron H2O Hợp chất có dạng H2A ( A không
phải là ôxi)
Sự thải ôxi Có Không
Hiệu quả năng lượng Hiệu quả cao Hiệu quả thấp
Nguồn cung cấp hiđrô Dồi dào Hạn chế
Đại diện Tảo, vi khuẩn lam, thực vật VK lưu huỳnh màu tía, màu lục
- Hai đại diện trên, dạng quang hợp thải ôxi tiến hóa hơn:
- Vì:
+ Sử dụng chất cho electron là nước phổ biến.
+ Thải ôxi thúc đẩy sự tiến hóa của các loài sinh vật dị dưỡng.
+ Hệ sắc tố thực hiện bẫy năng lượng hiệu quả hơn.
92. So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và cây xanh? Từ điểm giống nhau và khác nhau hãy rút ra
những kết luận về quan hệ tiến hoá của hai dạng sinh vật này?
* So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và cây xanh:
+ Giống nhau:
- Đều có sắc tố quang hợp là clorophin
- Đều có hai hệ quang hoá
- Đều thải ôxi
+ Khác nhau:
Quang hợp ở vi khuẩn lam Quang hợp ở cây xanh
- Bộ phận quang hợp - Màng sinh chất gấp nếp tạo thành tilacoit - Lục lạp
- Sắc tố - Clorophye, phicolilim
- Khuẩn diệp lục (trong dị bào nang) - Clorophye, carotenoid
- Hấp thụ ánh sáng - Ánh sáng đỏ, ánh sáng lam
- Quan hệ - Có 1 quan hệ I trong dị bào nang và có 2 - Ánh sáng đỏ, xanh tím
quan hệ trong tế bào thường - Có 2 quan hệ
- Thải ôxi - Trong dị bào nang không thải ôxi trong tế
bào thường có thải ôxi - Có thải ôxi
- Sản phẩm quang hợp - Glicogen
- Glucozơ
* Từ điểm giống nhau:
- Cho thấy quan hệ nguồn gốc, vi khuẩn lam là tiền than của các sinh vật quang hợp ngày nay.
- Đều góp phần hình thành ôxi trong khí quyển
*Từ điểm khác nhau:
Quang hợp ở vi khuẩn lamđa dạng và thích nghi với nhiều sinh cảnh hơn, vi khuẩn lam xuất hiện trước cây
xanh.
93. Trình bày vai trò của quá trình quang phân li nước trong quang hợp. Từ nơi được tạo ra, oxi phải
đi qua những lớp màng nào để ra khỏi tế bào?
- Vai trò:
+ Bù e cho diệp lục
+ cung cấp H+ cho quá trình khử NAD+  NADPH+
+ giải phóng oxi phân tử.
- Ôxi từ nơi được tạo ra  màng tilacoit  màng trong lục lạp  màng ngoài lục lạp  màng tế bào  ra
ngoài.
94.a. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại
sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp?
b. Giải thích số lượng phân tử ATP, NADPH cần dùng trong một chu trình Calvin và cho quá trình
tổng hợp một phân tử glucôzơ.
a. Pha sáng:
12H2O + 12 NADP+ + 12ADP + 18Pi => 12NADPH + 18ATP + 6H2O + 6O2
Pha tối:
6CO2 + 12NADPH + 18ATP +12H2O => C6H12O6 + 12NADP+ + 18ADP + 18Pi
Pha sáng xảy ra ở grana, pha tối xảy ra ở Stroma vì: sản phẩm của pha này là nguyên liệu của pha kia và thuộc
hai nhóm phản ứng với pha sáng không cần enzim (cần chuỗi truyền e-) còn pha tối cần hệ enzim.
b. Trong một chu trình Calvin: pha khử 3CO2 cần 6ATP và 6NADPH, pha tái tạo chất nhận cần 3 ATP.
Nhưng mỗi chu trình Calvin chỉ tổng hợp được 1/2 phân tử gluco, vì vậy phải 2 chu trình Calvin mới tổng hợp
được một glucozơ.
Vì vậy số phân tử ATP cần là: (6+3) x2 =18
Số phân tử NADPH cần là: 6 x2 =12.
95. a, Nêu các bằng chứng lý thuyết chứng tỏ ôxy sinh ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ
nước.
b, Chứng minh hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp.
A - Phản ứng quang phân ly nước:
2H2O → 4H+ + 4 e + O2
- Ở vi khuẩn quang hợp, quá trình quang hợp không sử dụng nguyên liệu là H2O thì không tạo ra
O2
H2S + CO2 → CH2O + S + H2O
B - Khi không có hô hấp sáng, theo chu trình Canvin
CO2 + RuBP (C5) → 2C3 (→ Tổng hợp chất hữu cơ)
- Khi có hô hấp sáng
O2 + RuBP(C5) → 1C3 (→Tổng hợp chất HC) + 1C2 (→HH sáng )
→ Hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp.
96. Tại sao trong quang hợp pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng ? Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu
trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó.
- Pha tối của quang hợp phụ thuộc vào pha sáng bởi vì trong pha tối xảy ra sự tổng hợp glucôzơ cần có năng lượng
ATP và chất khử mạnh NADPH do pha sáng cung cấp.
- Pha sáng xảy ra trong màng tilacoid của lục lạp. Trong màng tilacoid có chứa hệ sắc tố (đặc biệt là diệp lục),
dãy chuyền điện tử và phức hệ ATP-syntêtaza do đó đã chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng
tích trong ATP và NADPH.
- Pha tối xảy ra trong chất nền lục lạp có chứa các enzim và cơ chất của chu trình Canvin, do đó glucôzơ được
tổng hợp từ CO2 với năng lượng từ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp.
97. Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên lục lạp được ngâm trong
một dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung
dịch kiềm có pH = 8. Lúc này, trong điều kiện tối, lục lạp tạo ATP.
Hãy mô tả kết quả thí nghiệm trên bằng việc vẽ phóng to phần màng tilacôit trong cốc thí nghiệm chứa
dung dịch pH = 8 với sự hoạt động của enzym ATP syntêtaza. Đánh dấu các vùng có nồng độ H+ cao và
nồng độ H+ thấp, chỉ ra chiều prôtôn đi qua màng và biểu diễn phản ứng mà ở đó ATP được tổng hợp.
Phân tử ATP được hình thành bên trong màng tilacôit hay bên ngoài màng tilacôit? Giải thích tại sao
trong tối lục lạp có thể tổng hợp được ATP.
Vẽ đúng hình và chú thích.
- ATP tạo ra bên ngoài tilacôit. Lục lạp có thể tạo ATP trong tối bởi vì thí nghiệm trên đã chứng minh sự
chênh lệch độ pH giữa hai màng tilacôit có thể tạo ra ATP; vì vậy, ở đây không cần phản ứng sáng tạo nên sự
chênh lệch nồng độ H+ vốn cần cho sự tổng hợp ATP.

pH 4
Màng tilacôit

pH 8 ATP syntêtaza
98. Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào có thể chứng minh
điều đó?
- Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp.
- Chứng minh:
Phương trình phản ứng quang hợp đầy đủ:
6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu có trong glucozơ và
nước. Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO2.
Mà CO2 chỉ tham gia vào pha tối nước sinh ra từ pha tối quang hợp.
99. Giải thích tại sao truyền tín hiệu có thể quyết định việc các tế bào nấm men chỉ dung hợp với các tế
bào thuộc kiểu giao phối (giới tính) khác nhau.
Đáp: Hai tế bào thuộc hai kiểu giao phối khác nhau (a và α) mỗi loại tiết ra một phân tử tín hiệu nhất định,
chúng có thể liên kết với thụ thể có trên bề mặt tế bào của kiểu giao phối kia.Vì vậy, một yếu tố giao phối a
không liên kết vào một tế bào a khác . Chỉ tế bào α mới có thể nhận biết phân tử tín hiệu và đáp ứng bằng cách
sinh trưởng theo một chiều nhất đinh
100. Giải thích tại sao nói: Các tế bào thần kinh là ví dụ về truyền tin cục bộ (khoảng cách gần) và
truyền tin xa.
Đáp: Việc tiết ra các phân tử dẫn truyền thần kinh tại synape là một ví dụ về truyền tin cục bộ. Tín hiệu điện
di chuyển dọc tế bào thần kinh và được truyền tới tế bào thần kinh tiếp theo là ví dụ về truyền tin qua khoảng
cách xa (tuy vậy cần lưu ý tín hiệu cục bộ tại synape giữa hai tế bào không thể thiếu để tín hiệu truyền qua
khoảng cách xa từ tế bào này sang tế bào khác).
101. Yếu tố sinh trưởng thần kinh (NGF) là một phân tử tín hiệu tan trong nước.Thụ thể của NGF được
mong sẽ có mặt bên trong tế bào hay ở màng sinh chất? Tại sao
Đáp: Không giống như các hormone steroid, phân tử tan trong nước NGF không vượt qua được màng lipid để
tương tác với thụ thể nội bào. Do vậy, ta có thể dự đóan thụ thể của nó nằm màng sinh chất và thực tế đúng
như vậy
102. Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào tạo ra các protein kinase-tyrosine-thụ thể bị mất khả năng tạo
thành các phức kép ( gồm hai chuỗi polipeptid)
Đáp: Tế bào mang các thụ thể sai hỏng không thể đáp ứng đúng với phân tử tín hiệu khi chúng xuất hiện.
Điều này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với tế bào, vì sự điều hòa tế bào bởi các thụ thể không
thể diễn ra đúng.
103. Sự truyền tín hiệu từ các thụ thể insulin gây ra những đáp ứng ngắn hạn hay dài hạn?
Đáp: Sự truyền tín hiệu từ các thụ thể insulin gây ra cả hai hậu quả ngắn hạn và dài hạn.
- Trong trường hợp ngắn hạn, insulin kích thích khả năng của các tế bào hấp thu glucôzơ. Đó là hậu quả của
con đường truyền tín hiệu khởi sự bằng việc gắn insulin vào thụ thể của nó.
-Trong trường hợp dài hạn, insulin kích thích tổng hợp các protein mới, như một loại protein tham gia vận
chuyển colesteron và các lipit khác vào huyết tương
104. Hoocmôn ađrênalin (epinephrine) gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen
thành glucôzơ nhưng nếu tiêm trực tiếp ađrênalin vào tế bào gan thì không gây ra phản ứng phân giải
glicôgen nói trên. Giải thích hiện tượng trên?
- Ađrênalin liên kết với thụ thể đặc hiệu trên màng TB đích tạo phức hệ ađrênalin - thụ thể → hoạt hóa prôtêin
G → prôtêin G hoạt hóa ađênylat- cyclaza → phân giải ATP thành AMP vòng (cAMP) → cAMP hoạt hóa các
enzim kinaza → hoạt hóa glicôgen phôtphorylaza phân giải glicôgen thành glucôzơ.
- Khi tiêm ađrênalin trực tiếp vào trong tế bào gan, do trong TB gan không có thụ thể đặc hiệu của ađrênalin
nên không xảy ra quá trình truyền tín hiệu vì vậy không xảy ra sự phân giải glicôgen thành glucôzơ.
105. Tóm tắt các giai đoạn truyền tin giữa các tế bào? Bằng cách nào thông tin được truyền từ bên
ngoài vào bên trong tế bào?
Tiếp nhận: tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu đi đến từ bên ngoài tế bào. Một tín hiệu hóa học được phát
hiện khi phân tử tín hiệu liên kết với protein thụ thể trên bề mặt tế bào.
- Truyền tin: sau khi liên kết, phân tử tín hiệu làm thay đổi protein thụ thể theo một số cách, từ đó khởi đầu
quá trình truyền tin.
- Đáp ứng: tín hiệu sau khi đã được truyền tin, cuối cùng sẽ kích thích một đáp ứng đặc hiệu của tế bào.
* Thông tin được truyền theo cách: các mối tương tác protein – protein theo một trật tự nhất định lần lượt làm
thay đổi cấu hình của chúng và làm chúng biểu hiện chức năng khi tín hiệu được truyền qua.
106. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh chóng bị mắc tiêu chảy cấp và nếu
không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong do mất muối và nước? Biết rằng, độc tố tiêu chảy
thực chất là một enzim làm biến đổi hóa học G-prôtêin liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.
- Khi bị nhiễm khuẩn tả, vi khuẩn sẽ khu trú ở lớp lót của ruột non và sản sinh ra một độc tố. Độc tố này là một
enzim làm biến đổi hóa học G-prôtêin liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.
- Do G-prôtêin bị biến đổi không còn khả năng thủy phân GTP thành GDP, nên nó bị luôn tồn tại ở trạng thái
hoạt động và liên tục kích thích Adenylat cyclaza sản sinh ra cAMP (chất thông tin thứ 2).
- Nồng độ cAMP cao trong ống tiêu hóa làm tế bào ruột tiết một lượng lớn muối và nước đi vào ống tiêu hóa
theo nguyên tắc thẩm thấu người mắc bệnh tiêu chảy cấp mất nhiều muối và nước.
107. Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến
sự phân giải glycogen thành glucose, một nguồn năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt
động của enzyme cAMP phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở
nên tỉnh táo hoặc mất ngủ?
- Epinephrine ở bên ngoài tế bào sẽ liên kết với thụ thể kết cặp G-protein để hoạt hóa protein Gs của
màng, protein Gs này sẽ hoạt hóa adenylyl cylase nhằm xúc tác cho phản ứng tổng hợp các phân tử cAMP và
dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
- Sau khi phân tử cAMP phát tín hiệu để tế bào chất tiến hành phân giải glycogen thì chúng sẽ được
enzym cAMP phosphodiesterase biến đổi thành AMP.
- Caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP phosphodiesterase đã ngăn cản quá trình chuyển hóa
cAMP thành AMP.
- cAMP không được phân giải khiến quá trình phân giải glycogen thành glucose tiếp tục diễn ra cung
cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Các tế bào đặc biệt là tế bào thần kinh duy trì cường độ hoạt động cao
sẽ làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ
108.a. Thế nào là chất truyền tin thứ nhất và chất truyền tin thứ hai? Cho ví dụ.
b. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ, dẫn truyền
thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho biết đó là chất nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền
tin theo cách này?
c.Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin đó ?
a.
- Chất truyền tin thứ nhất (còn gọi là chất gắn, phân tử tín hiệu): Các phân tử truyền tin ngoại bào liên kết với
thụ thể màng sinh chất hoặc thụ thể bên trong tế bào.
- Ví dụ: Hormone, chất dẫn truyền thần kinh.
- Chất truyền tin thứ hai: Các ion hoặc các phân tử hữu cơ nhỏ, tan trong nước, tham gia vào con đường
truyền tin trong tế bào.
- Ví dụ: Ca+ , cAMP
b. . Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+
* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa G- protein. G-prtein được hoạt hóa liên
kết với photpholipaza
- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác.
+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh
- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa protein tiếp theo từ đó gây các đáp ứng của
tế bào.
c. Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm chất ức chế hoạt tính enzim
photpholipaza C ở mô cơ 1 - Sau đó thấy kết quả
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương không thay đổi
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca bào tương tăng.
109. Nêu cơ chế truyền đạt thông tin qua màng tế bào . Các loại phân tử tín hiệu như ơstrogen,
testosteron, insulin phù hợp với loại thụ thể nào trên màng ? Vì sao?
Màng thu nhận thông tin nhờ các thụ quan protein hay glicoprotein đặc trưng trong màng .
Các thụ quan có thể thay đổi hình thù không gian và liên kết đặc trưng với các chất mang tín hiệu thông tin
được gọi là chất gắn hay ligand. Khi chất mang thông tin gắn vào thụ quan đặc hiệu tạo nên phức hệ thụ quan
–ligand. thì thụ quan này sẽ phát động các hiệu ứng sinh lý như : Mở kênh vận chuyển ion - kích hoạt enzym
trên màng tế bào - hoạt hóa enzym trong dây chuyền trao đổi chất - truyền tín hiệu vào trong tế bào để hoạt
hóa gen trong nhân .
 Nếu các ligand là những chất hòa tan trong nước không thể trực tiếp vận chuyên qua lớp photpholipit
thì sự thu nhận thông tin phải nhờ các thụ quan trên màng Các thụ quan này gồm :
+ Thụ quan liên kết với proteinG: Mỗi loại thụ quan chỉ liên kết với chất gắn đặc trưng của mình theo
hai cơ chế :
Cơ chế trực tiếp : Ligand liên kết với thụ quan màng tạo phức hợp ligand – thụ quan , phức hợp
này hoạt hóa protein G => phát động chuỗi phản ứng chức năng của tế bào
Gián tiếp qua chất thông tin thứ hai: phức hợp ligand – thụ quan hoạt hóa protein G , Protein G
hoạt hóa enzym ađêninxiclaza hoặc enzym kinaza làm sản sinh ra AMP vòng ( ađênozin mono photphat),
AMP vòng kích hoạt các phản ứng chức năng của tế bào
+ Thụ quan tirôzinkinaza: có chức năng như enzym xúc tác chuyển nhóm photphat ( cóhoạt tính
kinaza) . Thụ quan tirôzinkinaza có thể gắn với nhiều loại chất khác nhau , phát động nhiều kiểu phản ứng
khác nhau đặc biệt là phản ứng điều hòa sinh trưởng và sinh sản của tế bào
+ Thụ quan kênh ion : Là thụ quan đồng thời là kênh ion có “cổng ”. Khi thụ quan liên kết với chất
gắn => thay đổi cấu hình cổng => cổng mở => vận chuyển ion qua màng . Có vai trò quan trọng trong dẫn
truyền xung thần kinh qua xinap
 Nếu ligand là chất hòa tan trong lipit chúng sẽ đi qua màng rồi liên kết với các thụ quan nội bào => đi
vào nhân , hoạt hóa các gen
 Ơstrogen,testosteron là các hoocmon steroit, tan trong lipit nên có thể đi qua lớp kép photpholipit 
thích hợp với thụ thể là protein trong tế bào.
Insulin là protein kích thước lớn nên không qua màng  thích hợp với thụ thể là protein trên màng sinh
chấ t.
110: Trình bày về các hoocmôn điều hòa sinh trưởng ở người
a. Hoocmôn sinh trưởng GH: GH được sinh ra từ thùy trước tuyến yên và có tác dụng tăng cường quá
trình tổng hợp prôtêin của tế bào, mô, cơ quan do đó tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể, nhưng hiệu
quả phụ thuộc vào từng loại môn và giai đoạn phát triẻn của chúng.
GH làm cho xương trẻ em dài ra, nhưng đối với xương của người lớn nó không có tác dụng. Đối với người
lớn, tăng tiết GH sinh ra bệnh to đầu xương chi.
b. Hoocmon tirôxin được sinh ra từ tuyến giáp, có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó
tăng cường sinh trưởng.
- Ở trẻ em, thiếu tirôxin làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường do đó gây bệnh
đần độn.
- Đối với người lớn, tirôxin không có tác dụng như vậy vì xương và hệ TK đã phát triển đầy đủ. Sản sinh
tirôxin bị rối loạn thường dẫn đến các bệnh nhược giáp (chuyển hóa cơ bản thấp, nhịp tim chậm, huyết áp cao
kèm theo phù viêm) hoặc cường giáp (chuyển hóa cơ bản tăng cao dẫn đến nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, gầy
sút cân, bướu tuyến giáp).
111: a. Insulin có tác dụng thúc đẩy vận chuyển glucôzơ vào hầu hết các loại tế bào cơ thể. Nếu tiêm
thêm insulin vào cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến não?
b. Khi người mắc bệnh đái tháo đường bị nhiễm khuẩn, tại sao nồng độ glucôzơ trong máu và một
số hoocmôn có xu hướng tăng lên?
c. Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình thường?
a. Insulin làm tăng vận chuyển glucôzơ vào hầu hết tế bào cơ thể, ngoại trừ tế bào não. Tế bào não không
phụ thuộc vào insulin trong tiếp nhận glucôzơ.
Khi tiêm insulin vào cơ thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu và giảm lượng đường cung cấp cho tế
bào não.
b. Nhiễm khuẩn gây ra đáp ứng stress, gây tăng tiết cortizol và ađrênalin vào máu. Hai hoocmon này làm
tăng nồng độ glucôzơ máu.
c. Khi bị bệnh đái tháo đường glucôzơ vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất cung cấp năng lượng chủ yếu là
glucôzơ không đáp ứng đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipit. Tăng phân giải lipit tạo ra
nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.
112: Khi cơ thể bị stress ngắn hạn và stress dài hạn thì tuyến trên thận tiết ra những hoocmôn nào? Tác
dụng của từng loại hoocmôn đó là gì?
* Khi cơ thể bị stress ngắn hạn: tủy trên thận tiết epinephrin (adrenalin) và norepinephrin (noradrenalin).
Tác dụng của epinephrin và norepinephrin:
- Phân giải glicôgen thành glucôzơ tăng đường huyết.
- Tăng huyết áp, tăng nhịp thở, tăng mức chuyển hóa.
- Thay đổi dòng máu, làm tăng cảnh giác và giảm hoạt động tiêu hóa, bài tiết và hệ sinh sản.
* Khi cơ thể bị stress dài hạn: vỏ trên thận tiết corticoit đường và corticoit khoáng.
Tác dụng của corticoit khoáng (mineralcorticoit): tái hấp thu các ion natri và nước ở ống thận, làm tăng
khối lượng máu và huyết áp.
Tác dụng của corticoit đường (glucocorticoit): phân cắt các prôtêin và các axit béo chuyển thành glucôzơ gây
tăng đường huyết. Có thể ức chế hệ miễn dịch.
113: Một người bị bệnh bướu cổ, xét nghiệm hoocmôn sẽ cho kết quả như thế nào trong 2 trường hợp:
người đó bị bệnh Bazơđô và người đó bị bệnh bướu cổ do thiếu iôt?
- Người bị bệnh Bazơđô: TSH không tăng, TH tăng cao.
- Người bị bệnh bướu cổ do thiếu iôt: TSH tăng cao, TH giảm.
114: Ở người, những hoocmôn nào có vai trò trực tiếp tham gia điều tiết nồng độ glucôzơ trong máu?
Hoocmôn trực tiếp điều tiết nồng độ glucôzơ máu
- Insulin do tuyến tụy tiết ra, tác dụng biến glucôzơ thành glicôgen.
- Glucagôn do tuyến tụy tiết ra, tác dụng biến glicôgen thành glucôzơ.
- Ađrênalin do tủy tuyến trên thận tiết ra, biến glicôgen thành glucôzơ.
- Cooctizôn do vỏ tuyến trên thận tiết ra, biến prôtêin và lipit thành glucôzơ.
115: a. Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất trong cơ thể bởi vì nó điều hòa hoạt động của rất nhiều
tuyến nội tiết khác và tạo ra mối liên quan quan trọng với hệ thần kinh. Hãy chứng minh nhận định
trên.
b. Khi cơ thể người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hoặc tức giận thì loại hoocmôn nào được
tiết ra nhanh nhất? Hoocmôn đó ảnh hưởng đến thành phần máu và huyết áp như thế nào?
a. Chứng minh nhận định:
- Thùy trước tuyến yên tiết ra một số loại hoocmôn điều hòa nhiều tuyến nội tiết khác:
+ Hoocmôn tăng trưởng GH.
+ Hoocmôn kích thích tuyến giáp TSH.
+ Hoocmôn kích thích vỏ tuyến trên thận ACTH.
+ Hoocmôn kích thích tuyến sinh dục: FSH, LH.
+ Hoocmôn kích thích tuyến sữa prolactin.
- Thùy sau tuyến yên (thùy thần kinh) liên kết với nơron phía sau vùng dưới đồi. Thùy sau chứa các
hoocmôn do vùng dưới đồi tiết ra: ADH (hoocmôn chống đa niệu), ôxytôxin (gây co cơ tử cung).
b. Loại hoocmôn đó là adrenalin và noradrenalin. Do ảnh hưởng của hai loại hoocmôn này nên nồng độ
glucôzơ trong máu tăng và huyết áp tăng (do tăng nhịp tim).
116: Một bệnh nhân bị tiểu đường typ I, trong một lần tiêm quá liều insulin, người này cảm thấy
choáng váng, bác sỹ chỉ định tiêm 1 liều glucagôn. Giải thích hiện tượng trên. Người bị tiểu đường
trong trường hợp nào không cần tiêm insulin?
- Tiêm quá nhiều insulin → tăng chuyển hoá glucôzơ  glicogen, làm nồng độ glucôzơ trong máu giảm
gây choáng váng
- Tiêm glucagôn để chuyển hoá glicogen  glucôzơ  nâng đường huyết trở về bình thường
- Người bị tiểu đường không cần tiêm insulin:
+ Tiểu đường sinh lý do 1 lúc ăn quá nhiều đồ ngọt, lượng insulin lại có hạn không chuyển hoá được
hết glucôzơ  cơ thể sẽ chuyển hoá trở lại sau 1 thời gian
+Người bị tiểu đường týp II do hỏng thụ thể tiếp nhận insulin
117: Tại sao khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định (trừ những người bị
bệnh tiểu đường)? Vai trò của gan trong sự chuyển hoá gluxit? Khi hàm lượng đường trong máu thay
đổi sẽ gây nên những hậu quả như thế nào ở người?
Vì: Khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng cao, gan nhận được nhiều glucozơ từ tĩnh mạch của
gan, gan sẽ biến đổi glucozơ thành glycogen dự trữ trong gan và cơ nhờ hoocmon insulin => lượng đường trong
máu luôn giữ ổn định.
- Khi ăn ít đường, lượng glucozơ trong máu giảm, gan sẽ chuyển hoá glycogen dự trữ thành glucozơ nhờ
hoocmon glucagon. Khi nguồn glycogen dự trữ hết, gan chuyển hoá aa, axit lactic, glyxerin (sinh ra do phân
huỷ mỡ) thành gluozơ. Do đó, lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định
- Nếu lượng glycogen dự trữ trong gan đạt đến mức độ tối đa thì gan sẽ chuyển hoá glucozơ thành lipit dự
trữ ở các mô mỡ, đảm bảo lượng đường luôn ổn định
Vai trò của gan trong sự chuyển hoá gluxit:
+ Dự trữ glicôgen.
+ Gan tạo đường mới từ các axitamin và axit béo.
+ Gan biến đổi , chuyển hoá đường đơn khác sang glucô.
+ Gan chuyển hoá glucôzơ thành gluxit.
- Khi hàm lượng đường trong máu thay đổi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ con
người:
+ Nếu hằng số này giảm sẽ làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm thân nhiệt...
+ Nếu hằng số này tăng từ 0,15%- 0,18% sẽ gây bệnh tiểu đường rất nguy hiểm.
118: Vẽ sơ đồ và giải thích cơ chế duy trì cân bằng nội môi glucôzơ bằng insulin và glucagôn.
- Vẽ sơ đồ chữ
Các tế bào cơ
thể lấy nhiều
glucose Các tế bào β của tụy giải
phóng insulin vào máu
Gan thu
glucose và dự
Mức glucose trữ dưới dạng Kích thích:
máu giảm glycogen Mức glucose máu tăng
Cân bằng nội môi
Mức glucose máu ~
90mg/100ml
Mức glucose Kích thích:
máu tăng Mức glucose máu giảm

Các tế bào α của tụy giải


Gan phân cắt phóng glucagon và máu.
glycogen và giải
phóng glucose vào
máu.
* Giải thích
- Ở người, nồng độ glucôzơ trong máu cân bằng khoảng 90mg/ 100ml. Sự cân bằng glucôzơ nội môi được
điều hòa bởi hai hoocmôn đối kháng là insulin và glucagôn.
- Khi mức glucôzơ máu tăng cao kích thích lên tuyến tụy, các tế bào β của tụy giải phóng insulin vào
máu. Insulin chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen tích lũy trong gan, đồng thời kích thích các tế bào cơ thể lấy
nhiều glucôzơ làm cho nồng độ glucôzơ máu giảm về mức cân bằng.
- Khi mức glucôzơ máu giảm kích thích lên tuyến tụy, các tế bào α của tụy giải phóng glucagôn vào máu.
Glucagôn chuyển hóa glicôgen trong gan thành glucôzơ, giải phóng vào máu làm cho nồng độ glucôzơ máu tăng về
mức cân bằng.
119: Phản ứng của cơ thể khi bị stress.
- Các phản ứng stress của cơ thể bao gồm hàng loạt các phản ứng chuẩn bị cho cơ thể chống lại các yếu tố
có hại hay những thay đổi của môi trường.
- Các kích thích gây stress được truyền về vùng dưới đồi gây ra các phản ứng báo động ngắn hạn và các
phản ứng đề kháng dài hạn.
a. Các phản ứng báo động ngắn hạn
- Vùng dưới đồi tăng cường hoạt động của HTK giao cảm, xung thần kinh từ hệ thống TK giao cảm
truyền đến vùng tủy tuyến trên thận làm tăng giải phóng các hoocmôn adrênalin (epinephrine) (80%) và
noradrenalin (20%) : tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng cường cung cấp máu cho não và cơ xương, giãn các
phế quản nhỏ của phổi và tăng tiết mồ hôi; thúc đẩy quá trình phân giải glucôzơ ở gan và TB cơ xương, cung
cấp luợng glucôzơ lớn cho hô hấp TB.
b. Các phản ứng đề kháng
- Các yếu tố giải phóng từ vùng dưới đồi đi xuồng kích thùy trước tuyến yên sản sinh ACTH, ACTH
theo đường máu đến vùng vỏ tuyến trên thận kích thích sản sinh corticoit khoáng và corticoit đường. làm tăng
cung cấp glucôzơ cho hô hấp TB và tăng chuyển hóa cơ bản.
120: Cơ chế tác động của adrênalin (epinephrine) khi cơ thể bị stress.
- Các kích thích gây stress được truyền về vùng dưới đồi.
- Vùng dưới đồi tăng cường hoạt động của HTK giao cảm, xung thần kinh từ hệ thống TK giao cảm
truyền đến vùng tủy tuyến trên thận làm tăng giải phóng các hoocmôn adrênalin (epinephrine). Khi
epinephrine đi đến các tế bào gan , nó gắn với một thụ thể kết cặp với prôtêin G trong màng TB kích hoạt
enzim adenylyl cyclase xúc tác chuyển hóa ATP thành AMP vòng (chất truyền tin thứ 2). AMP vòng hoạt hóa
prôtêin kinase A dẫn tới hoạt hóa một enzim cần cho phân cắt glycôgen và bất hoạt một enzim tổng hợp
glycogen. Kết quả cuối cùng là gan giải phóng glucôzơ vào trong dòng máu, cung cấp nhiện liệu cần thiết cho
cơ thể.
121: Những người “không dung nạp lactôzơ” do thiếu lactaza - một enzim thủy phân đường lactôzơ
trong sữa nên thường bị tiêu chảy sau khi uống sữa tươi. Họ đã khắc phục tình trạng trên bằng cách sử
dụng sản phẩm sữa chua, nhưng việc ăn sữa chua chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng một cách tạm thời. Hãy
giải thích tại sao?
- Trong sữa chua chứa các vi khuẩn có khả năng phân giải đường lactôzơ trong sữa thành các đường đơn
để ruột có thể hấp thu → có thể làm giảm nhẹ triệu chứng của người bệnh.
- Nhưng để điều trị bằng sữa chua hiệu quả thì vi khuẩn trong sữa chua phải thích nghi được với các điều
kiện trong ruột non của người.
- Các điều kiện trong ruột non thường rất khác với các điều kiện nuôi cấy vi khuẩn trong sữa chua.
→ Vi khuẩn bị chết hoặc không sinh trưởng đến số lượng đủ lớn để hỗ trợ cơ thể người tiêu hóa sữa.
122: a. Giải thích 4 nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp. Các biện pháp phòng ngừa bệnh cao huyết
áp là gì?
b. Tần số cao huyết áp ở những người bị bệnh đái tháo đường cao hơn nhóm người bình thường 1,5
– 3 lần. Giải thích.
* 4 Nguyên nhân:
- Do chế độ ăn uống không phù hợp:
+ Ăn mặn, ăn nhiều prôtêin → tăng áp suất thẩm thấu của máu → tăng tái hấp thu nước → tăng thể tích
máu → tăng huyết áp.
+ Ăn nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều côlestêrôn → xơ vữa động mạch → độ đàn hồi của thành mạch
giảm, lòng mạch hẹp lại → tăng huyết áp.
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao → mức độ xơ hóa của động mạch tăng → huyết áp tăng.
- Do stress, lo âu hồi hộp kéo dài: Kích thích hệ thần kinh giao cảm → tăng nhịp tim, nhịp thở, gây co
mạch → tăng huyết áp.
- Do nguyên nhân di truyền.
* Phòng ngừa bệnh cao huyết áp:
- Chế độ ăn uống phù hợp: Không ăn mặn, ăn quá nhiều chất béo.
- Không để stress, lo âu, hồi hộp kéo dài → luyện tập yoga, tăng hoạt động giao lưu, vui chơi, giải trí.
- Tăng cường luyện tập nâng cao thể lực,...
b. Glucôzơ trong máu tăng lên trên mức bình thường → áp suất thẩm thấu của máu tăng → tăng hấp thu
nước → giảm nồng độ glucôzơ trong máu→ V máu tăng → làm tăng áp lực lên thành mạch => Có nguy cơ
cao huyết áp cao hơn người bình thường.
123: Giả sử có hai bệnh nhân A và B đều bị bệnh bướu cổ. Kết quả xét nghiệm máu ở người A cho thấy,
nồng độ hoocmôn TSH cao hơn mức bình thường còn nồng độ hoocmôn TH thấp hơn mức bình
thường. Kết quả xét nghiệm máu ở người B cho thấy, nồng độ hoocmôn TSH ở mức bình thường còn
nồng độ hoocmôn TH cao hơn mức bình thường. Giải thích cơ chế gây nên bệnh bướu cổ ở người A và
cơ chế gây nên bệnh bướu cổ ở người B.
- Người A bị bệnh bướu cổ do thiếu iôt: do cơ thể thiếu iôt → tirôxin (TH) giảm → tuyến yên tăng tiết
hoocmôn TSH để thúc đẩy tuyến giáp hoạt động → tăng số lượng và kích thước nang tuyến, tăng tiết dịch
nang→ tuyến giáp phình to. Như vậy, ở người A, nồng độ TSH tăng, còn nồng độ TH thấp hơn mức bình
thường.
- Người B bị bệnh bướu cổ Bazơđô. : Do trong cơ thể đã xuất hiện một chất có cấu trúc gần giống
hoocmôn TSH → thúc đẩy tuyến giáp hoạt động mạnh → Tuyến giáp phình to, tiết quá nhiều tirôxin (TH) →
gây tăng chuyển hóa cơ bản, tim đập nhanh, huyết áp tăng, chân tay run, thân nhiệt tăng, ra nhiều mồ hôi, hồi
hộp lo lắng, khó thở. Như vậy, ở người B, nồng độ TSH ở mức bình thường, nồng độ TH tăng hơn mức bình
thường.
124: Khi có hàm lượng colesterôn cao trong máu thì người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn và dùng
thuốc làm hạ colesterôn máu. Hãy nêu những cơ chế có thể làm hạ colesterôn máu.
+ Colesterôn được gan biến đổi thành axit mật và muối mật được bài tiết vào tá tràng, 90% được tái hấp
thu ở đoạn cuối hồi tràng để gan sử dụng lại.
+ Dùng thuốc kết hợp với axit mật ngăn ngừa sự tái hấp thu của axit mật, gan sẽ sử dụng colesterôn từ gan để tạo
axit mật mới, nồng độ colesterôn sẽ giảm.
+ Merinôlin ức chế enzym tổng hợp colesterôn ở gan (3 hyđrôxy - 3 metylglutaryl - CoA reductaza) làm
giảm tổng hợp colesterôn.
125: Chất ađrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng
khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a. Tại sao có hiện tượng trên?
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng
(cAMP) có vai trò gì?
c. Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.
a. Adrênalin tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng, phức hệ adrênalin – thụ
thể hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzim adelylcyclaza, enzim này phân giải ATP thành AMP vòng
(cAMP), cAMP hoạt hóa các enzim kinaza, các enzim này chuyển nhóm photphat và hoạt hóa enzim glicôgen
photphorylaza là enzim xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào
không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng.
b. CAMP có vai trò là chất truyền tin thứ 2 có chức năng hoạt hóa enzim photphorylaza phân giải glicôgen
thành glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân
tử glucôzơ.
c. Adrênalin → thụ thể màng → prôtêin G → enzim adelylcyclaza → cAMP → các enzim kinaza →
glicôgen photphorylaza → (glicôgen thành glucôzơ).

You might also like