You are on page 1of 313

TỔNG HỢP SINH 10

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2018 - 2019
HÙNG VƯƠNG Môn: Sinh học lớp 10
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Hướng dẫn chấm có 08 trang)

Câu Nội dung Điểm


1 a. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside)
trong amilopectin người ta tiến hành như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một
chất methyl hóa (methyl iodine) thế nhóm H trong OH
bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH3. Sau đó, tất cả các
liên kết glycoside trong mẫu được thủy phân trong dung
dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định
được số điểm phân nhánh trong amilopectin. Giải thích
cơ sở của quy trình này?

CH2OH
H O H
OCH3 H
OH OH
H OCH3
2,3-di-O-methylglucose 0,5đ
Hướng dẫn chấm:
- Amilopectin có cấu trúc phân nhánh, tại điểm phân
nhánh có mặt liên kết α-1,6-glycoside. Có nghĩa là
amilopectin có cả cấu trúc mạch thẳng với liên kết α- 0,5đ
1,4-glycoside và cấu trúc mạch nhánh với liên kết α-1,6-
glycoside.
- Khả năng methyl hóa chỉ thực hiện được ở vị trí nhóm OH
tự do => khi thủy phân liên kết glycoside bởi dung dịch
acid tạo được 2 sản phẩm 2,3-di-O-methylglucose
(glucose tham gia vào liên kết tại vị trí C số 1, 4 và 6) và
2,3,6-tri-O- methylglucose (glucose tham gia vào liên 0,5đ
kết tại vị trí C số 1, 4).
=> từ hàm lượng 2,3-di-O-methylglucose xác định được
mức độ phân nhánh trong amilopectin. 0,5đ
b. Tại sao phần lớn thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới
dạng muối?
Hướng dẫn chấm:
Môi trường tác động đến độ bền của các liên kết ion:
- Ở tinh thể muối khô, liên kết hình thành trong phân tử
muối là liên kết ion => thuốc bền vững, không bị phân
hủy.
- Khi hòa vào nước, các liên kết ion yếu đi nhiều vì mỗi ion
bị chia sẻ một phần bởi các mối tương tác của nó với
phân tử nước => thuốc tan ra, cơ thể dễ hấp thụ.
2 Nấm men là một sinh vật lý tưởng để nghiên cứu các
quá trình của tế bào như phát triển và di truyền. Nó có thể
sinh trưởng cả trên nguồn carbon, có thể lên men kể cả
không phải nguồn carbon lên men. Với tính chất này,
người ta có thể tách và phân tích các đột biến nấm men
khác nhau gắn với chức năng nhất định của các bào quan
trong tế bào.
a. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên
oleat (một acid béo dạng chuỗi dài), đột biến có khiếm
khuyết ở bào quan nào?
Hướng dẫn chấm:
- Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa 0,5đ
là oleat không cung cấp năng lượng cho hoạt động của
tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở 0,25đ
ty thể và peroxisome.
- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β- 0,25đ
oxy hóa tại peroxisome, cắt oleat là thành acetyl-CoA.
- Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu
trình Krebs cung cấp năng lượng cho tế bào.
b. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên
glycerol, đột biến có khiếm khuyết ở bào quan nào? 0,5đ
Hướng dẫn chấm: 0,5đ
- Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon
ngắn.
- Glycerol được phân cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng
lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi truyền
electron.
3 1. Trong quang hợp (ở thực vật C3):
a. Vị trí cấu tạo trong lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp
nhất ?
b. Quan sát đồ thị và cho biết : Hai chất 1 và 2 có tên là
gì ? Giải thích ?

Chiếu sáng Che tối


Nồng độ các chất

1 1

2 Thời gian

Hướng dẫn chấm: 0,25đ


a. Nơi có độ pH thấp nhất: trong xoang tilacoit. 0,25đ
b. - 1: APG; 2: Ri1,5DP.
- Giải thích:
+ Pha sáng không tạo ra APG, pha tối tạo ra APG và khi 0,25đ
che tối sản phẩm của pha sáng không đủ cho pha tối
hoạt động nên APG không chuyển thành AlPG=> APG
tăng. Trong suốt pha sáng chu trình Calvin đó đảm bảo 0,25đ
cho hàm lượng Ri 1,5 DP không đổi.
+ Trong điều kiện che tối Ri 1,5 DP bị phân huỷ. Mặt khác
RiDP nhận CO2 thành APG nhưng không được tái tổng
hợp => hàm lượng bị giảm.
2. “Mặc dù quá trình electron vòng có thể là một đồ thừa của
tiến hóa để lại” nhưng nó cũng đóng một vai trò có lợi cho thực 0,25đ
vật bậc cao. Bằng kiến thức của mình, em hãy chứng minh điểm
kém tiến hóa và ưu điểm của nó. 0,125đ
Hướng dẫn chấm:
- Dòng electron vòng luôn đi cùng quá trình photphoryl0,125đ
hóa vòng. Nó chỉ tạo ATP mà không tạo ra NADPH và O2.
- Ở thực vật bậc cao có sự tồn tại của cả hai quá trình 0,25đ
photphoryl hóa vòng và không vòng (quá trình này tạo
NADPH, ATP và O2 do quá trình quang phân li nước).
+ Khi cây bị thiếu nước, trong cây chỉ xảy ra quá trình
photphoryl hóa vòng để tạo ATP cho quá trình quang
hợp.
+ Quá trình electron vòng có chức năng bảo vệ tế bào khỏi 0,25đ
bị tổn thương do ánh sáng mạnh. Bằng thực nghiệm,
người ta thấy rằng các cây bị đột biến không thể thực
hiện được dòng electron vòng có khả năng sinh trưởng
tốt trong ánh sáng yếu, nhưng không sinh trưởng tốt
nơi có ánh sáng mạnh.
+ Ở thực vật C4, tại tế bào bao bó mạch, khi axit malic (C4) bị
tách CO2 để tạo thành axit pyruvic (C3) và axit pyruvic được
chuyển về lại tế bào thịt lá để tái tạo PEP (C4) cần sử dụng ATP.
ATP này được tạo ra từ dòng electron vòng xảy ra trong tế bào
bao bó mạch và do không tạo ra oxi nên ở thực vật C 4 không xảy
ra hô hấp sáng như ở thực vật C3.
4 Citrate được hình thành bởi sự ngưng tụ của acetyl-CoA
với oxaloacetate, xúc tác bởi citrate synthase:
Oxaloacetate + acetyl-CoA + H2O Citrate + CoA + H+
a. Khi lượng oxaloacetate bão hòa, hoạt động của
citrate synthase từ mô tim heo cho thấy sự phụ thuộc
theo nồng độ acetyl-CoA, như thể hiện trong biểu đồ
(hình a). Khi succinyl-CoA được thêm vào, đường cong
dịch chuyển sang phải và sự phụ thuộc rõ rệt hơn.

Hình a
Trên cơ sở những quan sát này, đề xuất cách succinyl-CoA
điều chỉnh hoạt động của citrate synthase. Citrate
synthase kiểm soát tỷ lệ hô hấp tế bào trong mô tim
heo như thế nào?
Hướng dẫn chấm: 0,5đ

- Ta thấy, khi thêm succinyl- CoA hoạt tính của citrate


synthase giảm. Như vậy succinyl- CoA như một chất ức 0,5đ
chế cạnh tranh, làm giảm tổng hợp citrate khi sản phẩm
dư thừa.
- Citrate synthase là enzyme dị lập thể, chúng được điều
hòa bởi acetyl-CoA và succinyl-CoA. Hoạt tính của chúng
dựa vào nhu cầu trao đổi chất của tế bào.
b. Carboxyl hóa pyruvate bởi pyruvat carboxylase xảy
ra với tỷ lệ rất thấp, trừ khi được acetyl-CoA kích hoạt
theo hướng tích cực, enzyme allosteric này được hoạt
hóa. Nếu bạn chỉ ăn một bữa ăn nhiều chất béo 0,25đ
(triacylglycerols) và ít carbohydrate (glucose), làm thế
nào ngăn chặn quá trình oxy hóa glucose tạo CO2 và 0,25đ
H2O, nhưng tăng quá trình oxy hóa của acetyl-CoA có
nguồn gốc từ acid béo. 0,5đ
Hướng dẫn chấm:
- Đây là con đường tiêu hóa acid béo nhưng không tăng
cường phân giải theo con đường hiếu khí, đây là cơ chế
dự trữ năng lượng.
- Sản phẩm acetyl- CoA có nguồn gốc từ acid béo được tạo
ra liên tục. Nhưng ngăn chặn quá trình oxy hóa glucose.
- Acetyl-CoA được tạo ra từ acid béo sẽ đưa ngược trở lại
tạo oxaloacetate nhờ enzyme pyruvate carboxyla, sau
đó tạo thành phosphoenol pyruvate nhờ PEP carboxyla.
Vừa giúp duy trì lượng thấp acetyl-CoA vừa ngăn chặn
quá trình oxy hóa.
5 5.1. Truyền tin tế bào
a. Cấu trúc minh họa dưới đây là một thụ thể thuộc họ
adrenergic và các protein hoặc phân tử tham gia vào quá
trình truyền tín hiệu của nó:

Điền vào chỗ trống


1. G-protein (cấu trúc dị phức 3) là…….
2. Phân tử có cấu trúc và chức năng giống rhodopsin
là………
3. Enzyme sử dụng cơ chất ATP là……… 0,5đ
Hướng dẫn chấm:
1. B 2. A 3. E
(Đúng 2/3 đáp án: 0,25đ)
b. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của hai loại
thuốc A và B đến quá trình truyền tin qua xinap thần kinh -
cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng
thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh
(chất trung gian hóa học), sử dụng thuốc B thì gây ức chế 0,25đ
hoạt động của enzim axetincolinesteraza. Hãy cho biết các
thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ
xương? 0,25đ
Hướng dẫn chấm:
- Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh,
làm cho thụ thể ở màng sau xinap bị kích thích liên tục và
cơ tăng cường co giãn, gây mất nhiều năng lượng.
- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim
axetincolinesteraza, dẫn đến axetincolin không bị phân
hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn liên tục gây
mất nhiều năng lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có
thể dẫn đến tử vong.
5.2. Phương án thực hành
Khi nghiên cứu bệnh tiêu chảy, các nhà nghiên cứu phát
hiện trongđường ruột người bệnh có 2 chủng phẩy
khuẩn Vibrio 1 và Vibrio
họ đã thực hiện thí nghiệm xác định cơ chế gây bệnh của hai
chủng vi khuẩn này. Tế bào biểu mô ruột của người được
nuôi cấy giống nhau và chia thành 3 lô: lô đối chứng
(không bị lây nhiễm) và 2 lô lây nhiễm với hai chủng vi
khuẩn. Mỗi lô được chia thành 3 nhóm mà môi trường nuôi
cấy không có hoặc có bổ sung một trong hai chất: MDC
(chất ức chế nhập bào phụ thuộc vào protein bao) hoặc
filipin (chất ức chế nhập bào không phụ thuộc vào protein
bao). Nồng độ E nội bào được xác định sau 60 phút thí
nghiệm (tính bằng picomole/mg protein tổng số). Kết quả
thu được như ở bảng dưới đây.
Lô thí nghiệm Môi trường bổ sung chất
ức chế nhập bào 0,25đ
Khôn MDC Filipin
g có
Tế bào lây nhiễm với 17 12 14 0,25đ
Vibrio 1
Tế bào lây nhiễm với 400 390 15
Vibrio 2 0,25đ
Tế bào đối chứng 14 13 15
Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI? 0,25đ
A. Vibrio 2 là chủng gây bệnh.
B. Độc tố của Vibrio gây bệnh xâm nhập vào tế bào
theo cơ chế phụ thuộc protein bao.
C. Độc tố của Vibrio gây bệnh có hoạt tính adenylyl
cyclase.
D. Vibrio 1 có tác dụng hoạt hóa thụ thể kết cặp G
protein.
Hướng dẫn chấm:
A. Đúng vì ta thấy lượng cAMP tăng ngang so với đối
chứng (390), lượng cAMP biểu thị cho việc tăng biểu
hiện khi có tác nhân kích thích, mà ở đây là độc tố
vibrio.
B. Sai chưa chắc chắn vì ở vibrio 1, chủng này không gây
tác động đích (nồng độ cAMP) ở cả hai trường hợp
protein bao và không phụ thuộc protein bao.
C. Sai độc tố không có khả năng như một chất xúc tác và ở
đây, độc tốt chỉ tác động lên thụ thể màng, kích hoạt G-
PROTEIN, và sau đó là enzyme adenylyl cyclase để tạo
ra cAMP.
D. Sai vì không có biểu hiện bệnh.
6 a. Nocodazole ức chế trùng hợp microtubule, một quá
trình cần thiết cho sự hình thành thoi phân bào. Bằng
cách điều trị các tế bào động vật có vú với nocodazole
trong một thời gian và sau đó rửa nocodazole ra khỏi
môi trường, bạn có thể đồng bộ hóa số lượng tế bào. Khi
có mặt nocodazole trong chu kỳ tế bào, các tế bào dừng
lại tại pha nào? Cơ chế nào chịu trách nhiệm dừng tiến
trình chu kỳ tế bào khi có tác động của nocodazole.
Hướng dẫn chấm: 0,5đ
Dựa vào giả thuyết ta thấy
- Nocodazole là thuốc làm ức chế quá trình trùng hợp vi 0,5đ
ống. Gây cản trở sự phân bào bình thường. Tế bào sẽ
dừng lại tại pha M.
- Pha M có điểm kiểm soát APC/C (phức hệ xúc tiến kỳ sau)
sẽ chịu trách nhiệm làm dừng chu kỳ tế bào nếu có xảy
ra sai sót.
b. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một
giai đoạn của chu kì, một nhà khoa học lợi dụng khả năng
ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng độ cao.
Ribonucleotide reductase có chức năng chuyển
ribonucleotide thành deoxyribonucleotide, nguồn nguyên
liệu cho sự tổng hợp ADN. Thymine nồng độ thấp không có
hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian pha G1, S,
G2, M lần lượt là 10.5h, 7h, 4h, 0.5h, quy trình tạo ra quần
thể tế bào như trên là: 0,25
1. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi đ
trường nuôi tế bào.
2. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine.
3. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn 0,25
thymine. đ
Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn
nào của chu kì tế bào? Giải thích. 0,25đ
Hướng dẫn chấm:
- Thymine nồng độ cao gây ức chế ribonucleotide
reductase, do đó, sự bổ sung thymine nồng độ cao gây
tạm dừng các tế bào đang ở pha S, không cho tiếp tục
chu kì tế bào. 0,25đ
- Ban đầu, một lượng lớn Thymine được bổ sung vào môi
trường nuôi, gây tạm dừng pha S, các tế bào ở các pha
khác vẫn trải qua chu kì tế bào bình thường.
- Sau 18h, do tổng thời gian G2, M và G1 là 15h nên tất cả
các tế bào lúc này đang ở các giai đoạn của pha S. Sự
loại bỏ Thymine giúp tất cả tế bào lại tiếp tục trải qua
chu kì bình thường.
- Sau 10h tiếp theo, do thời gian pha S là 7h nên tất cả tế
bào lúc này đều đã ra hoàn thành pha S và đang trải
qua các pha khác của chu kì tế bào. Sự bổ sung lượng
lớn Thymine khiến cho các tế bào này không thể bước
vào pha S sau này. Như vậy, toàn bộ tế bào lúc này đã
bị đồng hóa tại cuối pha G2.
7 Barbara là một sinh viên 19 tuổi đại học sống trong
ký túc xá. Vào tháng Giêng, cô có triệu chứng đau họng,
nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho
ngày càng tăng và đau nhức trong nhiều ngày, Barbara
nghi ngờ rằng cô bị bệnh cúm. Cô đi đến trung tâm y tế
tại trường đại học của mình. Bác sỹ nói với Barbara rằng
triệu chứng của cô có thể là do một loạt các bệnh như
cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao. Ông tiến
hành chụp X – quang và thấy một chất nhầy có trong
phổi trái. Kết quả cho thấy dấu hiệu của bệnh viêm
phổi, một tình trạng mà trong đó phổi có chất nhầy. Sau
khi chẩn đoán Barbara bị viêm phổi, bác sỹ cho cô điều
trị với amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm β- lactam
giống penicillin. Hơn một tuần sau đó, mặc dù tuân theo
đầy đủ chỉ dẫn, Barbara vẫn cảm thấy yếu và không
hoàn toàn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu, Barbara biết rằng
có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm
phổi. Amoxicillin tác động lên thành peptidoglycan của
tế bào vi khuẩn.
a. Theo bạn việc Barbara sử dụng amoxicillin trong 0,5đ
điều trị nhưng không hiệu quả thì bác sỹ sẽ có kết luận
gì về chủng gây bệnh ?
b. Theo bạn, hướng tiếp cận chữa trị mà bác sỹ sẽ
thực hiện để điều trị cho Barbara khi biết nguyên nhân 0,25đ
là do một chủng vi khuẩn gây bệnh ?
Hướng dẫn chấm: 0,25đ
a.
- Nhóm kháng sinh β- lactam là các chất ức chế sự tổng
hợp thành peptidoglican của vi khuẩn do đó ức chế sự 0,25đ
sinh trưởng của vi khuẩn, vi khuẩn dễ bị các yếu tố bên
ngoài tấn công hơn.
- Có nhiều giả thuyết đặt ra về chủng gây bệnh này: 0,25đ
+ Chủng gây bệnh là các virus, do virus có vỏ ngoài là
capsit nên không chịu tác động của amoxicillin nên tiếp
tục gây bệnh. 0,25đ
+ Chủng gây bệnh là nấm, do thành tế bào của nấm không
phải peptidoglican do đó không chịu tác động của 0,25đ
amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn nhóm mycoplasma
không có thành tế bào nên không chịu tác động của
amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn thông thường, tuy nhiên
chúng có khả năng kháng kháng sinh loại β- lactam: có
plasmid qua định enzim phân cắt kháng sinh loại β-
lactam, thay đổi cấu hình vị trí liên kết của kháng sinh
họ β- lactam, có các kênh trên màng tế bào bơm kháng
sinh β- lactam ra ngoài.
b. Khi biết bệnh là do một chủng vi khuẩn gây nên, ta có
thể trị bằng các cách:
- Sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhiều tác
dụng như phân cắt thành tế bào, ức chế sự tổng hợp
thành tế bào, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Sử dụng các phago để tiêu diệt vi khuẩn. Phago là các
loại virus chỉ lây nhiễm tế bào vi khuẩn nên có thể sử
dụng để tiêu diệt tế bào vi khuẩn mà không sợ chúng
lây nhiễm cho người.
8 a. Một thí nghiệm mô tả quá trình tạo CH 4 ở đáy đầm
lầy được tiến hành như sau: Cho vào bình kín một chất
hữu cơ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn electron, bổ
sung các chất nhận electron, nitrat (NO3-), sunphat
(SO42-), CO2 và một ít đất lấy ở đáy đầm lầy. Trong hai
ngày đầu, người ta không phát hiện được CH 4 trong
bình, nhưng ngày thứ ba và thứ tư thấy CH 4 xuất hiện
trong bình với hàm lượng tăng dần. Hãy giải thích hiện
tượng trên. 0,25đ
Hướng dẫn chấm:
- Trong bình có chất hữu cơ làm nguồn cacbon và nguồn
cho e- thì O2 (trong bình) là chất nhận e - hiệu quả nhất
những vi khuẩn hiếu khí sẽ sử dụng O 2 là chất nhận e-, 0,5đ
sản sinh ra H2O và CO2. Oxi đồng thời ức chế các quá
trình khác.
- Khi O2 hết, trong điều kiện môi trường kị khí các vi khuẩn 0,25đ
nitrat và sunphat lúc này sẽ phát triển, lấy NO 2- và SO42-
làm chất nhận điện tử cuối cùng
NO2- + e- + H+ N2 + H2O
SO42- + e- + H+ S + H2O hoặc H2S + H2O
- Sau khi nitrat và sunphat hết, CO 2 mới được dùng làm
chất nhận e- cuối cùng, do tính kém hiệu quả của nó.
Nhóm vi sinh vật sinh metan sử dụng CO2 để nhận e- như
phương trình trên, sản sinh ra CH 4. Lúc này chỉ còn lại vi
khuẩn sinh metan nên nó cứ thế phát triển sinh sôi tạo
ra ngày càng nhiều CH4. 0,5đ
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta
có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên tục và không
liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả
năng sinh enzim A, một chủng khác có khả năng sinh
kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi 0,5đ
chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh
B cao nhất và giải thích lí do chọn?
Hướng dẫn chấm:
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên
bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi một lượng dịch nuôi
tương đương, tạo được môi trường ổn định, do vậy vi
sinh vật sinh trưởng ổn định ở pha lũy thừa. Enzim là
sản phẩm bậc I được hình thành ở pha tiềm phát và pha
lũy thừa, vì vậy chọn phương pháp nuôi cấy liên tục là
thích hợp nhất, thu được lượng enzim A cao nhất.
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục (từng mẻ), sự
sinh trưởng của vi sinh vật diễn ra theo đường cong
gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong.
Chất kháng sinh là sản phẩm bậc II được hình thành ở
pha cân bằng, pha này cho lượng kháng sinh nhiều nhất
(nuôi cấy liên tục không có pha cân bằng), vì vậy chọn
phương pháp nuôi cấy không liên tục là thích hợp nhất,
thu được lượng kháng sinh B cao nhất.
9 Vòng đời của HIV là một quá trình phức tạp gồm nhiều
giai đoạn bao gồm tương tác giữa protein HIV-1 và các
đại phân tử của tế bào chủ. Giai đoạn đầu tiên của chu
kì gồm sự xâm nhiễm vào tế bào chủ và sự gắn bộ gen
của nó vào hệ gen tế bào chủ. Giai đoạn cuối của vòng
đời gồm điều hòa biểu hiện sản phẩm gen của virus,
tiếp theo là sự sản sinh các hạt virus. Hệ protein HIV có
20 phân tử khác nhau, chỉ một trong số chúng là mục
tiêu của hệ miễn dịch. Các đại phân tử miễn dịch được
minh họa trong hình dưới đây.

a. Hãy giải thích tại sao gen tổng hợp protein A đang
trải qua quá trình tiến hóa nhanh (nhanh hơn nhiều so
với quá trình tiến hóa của gen C) dẫn đến các biến thể
là cho các kháng thể hình thành trước không gắn vào
được.
b. Do thiếu (hoặc số lượng giảm nhiều) của tế bào T
hỗ trợ, đáp ứng miễn dịch thể dịch bị tê liệt và không 0,25
thể loại bỏ sự lây nhiễm HIV. Tế bào T có vai trò gì trong đ
đáp ứng miễn dịch của cơ thể người? Số lượng tế bào T
như thế nào có trong một bệnh nhân bị nhiễm HIV?
Hướng dẫn chấm: 0,25
a. đ
- Sinh vật luôn biến đổi sao cho có lợi với chúng đó được
coi là sự thích nghi của HIV trong việc trốn tránh hệ
miễn dịch của vật chủ. 0,5đ
- Đột biến luôn phát sinh nhưng chính những tế bào của hệ
miễn dịch vật chủ khi phát hiện những virus có thụ thể
giống như trước đây sẽ tiêu diệt còn lại những virus có
thụ thể biến đổi khác thì sẽ tiếp tục sinh sôi. 0,25
- Chọn lọc tự nhiên giúp chúng giữ lại những đột biến có đ
lợi hay quá trình thay đổi nào có lợi cho chúng. Ở đây,
sự thay đổi các thụ thể do gen protein A tổng hợp có lẽ 0,25
được biến đổi để thích nghi tốt hơn. Cứ như vậy sự biến đ
đổi liên tục của thụ thể sẽ là một lợi thế với virus nên
gen quy định protein A biến đổi nhanh hơn gen C. 0,25
b. đ
- Tế bào T đặc biệt là T độc và T hỗ trợ có chức năng quan
trọng trong đáp ứng miễn dịch. 0,25đ
+Tế bào T hỗ trợ là tế bào trung gian kích thích tế bào T
thực hiện miễn dịch tế bào và kích thích tế bào B thực
hiện miễn dịch dịch thể khi gặp kháng nguyên.
+ Tế bào T độc thực hiện tiêu diệt tế bào nhiễm độc bằng
việc tiết profin và granzyme tiêu hủy tế nhiễm bệnh.
- Số lượng tế bào T thay đổi không nhiều trong thời gian
đầu nhưng bắt đầu từ giai đoạn triệu chứng trở về sau
thì số lượng giảm mạnh. Do sự phá vỡ các cấu trúc tế
bào miễn dịch của virus HIV.
10 a. Hãy phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh
nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm. Nếu có 2 chủng cúm
H2N1 và H7N3 cùng lúc nhiễm vào cùng một tế bào thì có
thể tạo thành các chủng cúm nào? Nếu là chủng H 2N1 đã
có ở người và H7N3 là chỉ gây bệnh ở gia cầm, em hãy dự
đoán chủng mới nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cộng đồng.
Hướng dẫn chấm: 0,25đ
- Phân biệt các khái niệm nhiễm trùng, bệnh nhiễm trùng 0,25đ
và bệnh truyền nhiễm:
+ Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm nhập vào mô 0,25đ
của cơ thể.
+ Bệnh nhiễm trùng là bệnh chỉ xảy ra khi vi sinh vật sinh
sản đủ mức gây ảnh hưởng có hại đến cơ thể. 0,25đ
+ Bệnh truyền nhiễm cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng lây 0,25đ
từ người này sang người khác. 0,25đ
- Các chủng được tạo thành có thể là: H2N1, H7N3, H2N3 và
H7N1.
+ H2N1 là chủng đã có ở người nên có thể gây ra bệnh dịch
ở người.
+ H7N3 là chủng cúm gia cầm, không gây bệnh cho người.
+ H2N3 và H7N1 là các chủng mới, nếu nhiễm vào người thì
các kháng nguyên của chúng là hoàn toàn mới với 0,25đ
người, nên có thể gây dịch lớn ra toàn vùng, đôi khi là
đại dịch rất nghiêm trọng.
b. Giả sử một người nuôi rắn bị rắn độc cắn và được 0,25đ
điều trị bằng huyết thanh kháng lọc rắn. Tại sao việc
điều trị cho lần cắn thứ 2 có thể khác đi?
Hướng dẫn chấm:
- Nếu người nuôi rắn đã miễn dịch với các protein trong
huyết thanh kháng lọc rắn, lần tiêm khác có thể làm
khởi phát một quá trình đáp ứng miễn dịch nặng nề
không tốt cho người được tiêm.
- Trong khi đó, việc điều trị có thể khác đi vì lúc này hệ
miễn dịch của người nuôi rắn cũng có thể sản sinh được
các kháng thể có thể trung hòa được nọc độc của rắn.

SỞ GD&ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NGUYÊN NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Môn thi: Sinh học - Lớp 10
(Đề thi gồm 04 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học tế bào


a. Hình 1 mô phỏng ba chất A, B, C là các pôlisaccarit.
Hãy cho biết tên của các chất A, B, C? So sánh cấu trúc và vai trò của ba chất đó trong tế bào?
b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho chính cơ thể
người?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Erythrôpôêtin (EPO) là loại hoocmôn kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một loại
prôtêin tiết, được glycô hóa. Cấu trúc nào làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO? Vai trò
của các cấu trúc đó?
b. Ở tế bào nhân thực, ti thể có màng kép, bộ máy gôngi có màng đơn. Nếu ti thể mất đi một lớp
màng còn bộ máy gôngi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của
chúng?
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp và đưa vào môi
trường tương tự như chất nền lục lạp. Theo dõi pH của môi
trường chứa tilacôit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết
quả thể hiện ở hình 2. Trong đó (i) là thời điểm bắt đầu chiếu
sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi trường
đang được chiếu sáng

Hình 2
a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi
chiếu sáng? Giải thích?
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa oxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubiscô
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
a. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim. Axit xucxinic là
cơ chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức chế của enzim này.
Làm thế nào để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không
cạnh tranh?
b. Vì sao êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hô hấp? Điều gì xảy ra nếu không có chuỗi truyền điện tử nhưng có cơ
chế làm giảm pH của xoang gian màng?
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Có một số loại phân tử tín hiệu là hoocmôn ơstrôgen, testôsterôn, insulin, hãy xác định loại thụ
thể phù hợp với từng loại phân tử tín hiệu? Giải thích?
b. Một nhà khoa học tiến hành nuôi cấy nấm men bằng cách trộn các tế bào nấm men vào dung
dịch glucôzơ có nồng độ 10g/l. Sau đó dung dịch này được phân thành 2 bình A và B. Trong
bình A, nhà khoa học cho dòng khí gồm nitơ và ôxi đi vào. Trong bình B, cho vào một dòng
khí chỉ có nitơ. Các thiết bị phân tích cho phép thực hiện một tổng kết định lượng được tóm tắt
trong bảng sau:
Lô I II
Thể tích ôxi sử dụng 0,75 lít 0,0 lít
Thể tích CO2 sinh ra 0,74 lít 0,23 lít
Lượng rượu (etanol) sinh ra 0,0 gam 0,46 gam
Lượng glucôzơ đã dùng 1,0 gam 1,0 gam
Lượng nấm men sinh ra (khối lượng khô) 0,56 gam 0,02 gam
Ngoài ra, nhà khoa học còn tiến hành quan sát các tế bào lấy từ bình A và bình B dưới kính hiển
vi điện tử, thu được kết quả như sau:
+ Tế bào nấm men ở bình A có nhiều ti thể và kích thước ti thể lớn.
+ Tế bào nấm men ở bình B có ít ti thể và kích thước ti thể nhỏ.
Hãy cho biết:
- Kết quả định lượng lô I, lô II thuộc bình nào?
- Phân tích kết quả thí nghiệm từng lô và giải thích sự khác nhau đó?
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a. Năm 1970, Potu Rao và Robert Johnson đã làm thí nghiệm như sau:
- Cho lai tế bào ở pha G1 với tế bào ở pha S, nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN.
- Cho lai tế bào ở pha G2 với tế bào ở pha S, nhân G2 không thể bắt đầu tổng hợp ADN ngay cả
khi có tế bào chất của tế bào pha S.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
b. Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở các pha khác nhau trong
chu kỳ tế bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN của
nhân và của ti thể. Hãy cho biết hàm lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể trong các
tế bào thay đổi như thế nào ở các pha khác nhau cùa chu kì tế bào? Giải thích.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.
Dưa cải muối chua là món ăn quen
thuộc của chúng ta. Vi sinh vật
thường thấy trong dịch lên men
gồm vi khuẩn lactic, nấm men và
nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện
số lượng tế bào sống (log
CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật
khác nhau và giá trị pH trong quá
trình lên men lactic dưa cải. Ôxi
hòa tan trong dịch lên men giảm
theo thời gian và được sử dụng Hình 3
hết sau ngày thứ 22.
a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH giảm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba?
b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau ngày
thứ 26?
c. Vì sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên
men?
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Trong nuôi cấy vi sinh vật không liên tục, độ dài của pha lag phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b. Khi cấy chuyển vi khuẩn Aerobacter
aerogenes từ môi trường nước thịt sang
môi trường chỉ chứa hỗn hợp hai loại
muối amôn và nitrat, không có nguồn
cung cấp nitơ nào khác. Sự sinh trưởng
của chúng được mô tả theo hình 4.

Hình 4

- Hãy cho biết tên gọi của hiện tượng sinh trưởng này. Trong các giai đoạn (1) và (2) vi khuẩn
Aerobacter aerogenes sử dụng loại muối nào?
- Giải thích tại sao sự sinh trưởng của vi khuẩn Aerobacter aerogenes lại có dạng như vậy?
Câu 9 (2,0 điểm). Virut
Năm 2002, giáo sư Wimmer đã tiến hành thí nghiệm tổng hợp nhân tạo genome virut bại liệt
ARN (+) rồi cho lây nhiễm vào chuột. Kết quả virut nhân lên làm cho chuột bị tiêm nhiễm
bệnh bại liệt.
Gần đây, một nhà khoa học trẻ cũng tiến hành tách genome của virut cúm A H5N1 gồm 8 phân tử
ARN (-) rồi cho lây nhiễm vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm với hi
vọng thu được kết quả gây bệnh cho gia cầm để nghiên cứu.
Nghiên cứu 2 thí nghiệm trên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao thí nghiệm của giáo sư Wimmer lại thành công?
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có thành công hay không? Vì sao?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Tại sao việc sản xuất và sử dụng vacxin phòng chống một loại virut gây bệnh ở động vật có vật
chất di truyền là ARN thường khó khăn và hiệu quả không cao?
b. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp tiêm kháng
sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng theo đường uống?

………………HẾT………………
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh:…………………


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
a.
* Tên của ba chất: A- Tinh bột; B- Glycôgen; C- Xenlulôzơ 0, 25
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Cùng có cấu tạo đa phân, đơn phân là các phân tử glucôzơ. 0, 25
- Khác nhau:
Hợp chất Cấu trúc Vai trò của các
hợp chất
Tinh bột Các α glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Là chất dự trữ
glucôzit tạo thành mạch Amylôzơ không phân trong tế bào 0,25
nhánh và các mạch Amylôpectin phân nhánh. thực vật.
Glycôgen Các α glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Là chất dự trữ
glucôzit tạo thành mạch phân nhánh nhiều. trong tế bào
0,25
động vật.
Xenlulôz Các β glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4Cấu trúc thành tế
ơ glucôzit không phân nhánh tạo thành sợi, tấm rất bào thực vật.
0,25
bền chắc.
b. Côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho cơ thể là do:
- Côlestêrôn là thành phần xây dựng nên màng tế bào
- Côlestêrôn là nguyên liệu để chuyển hóa thành các hoocmôn sinh dục quan trọng như 0,25
testostêrôn, ơstrôgen…nên chúng rất cần cho cơ thể
- Côlestêrôn khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa động 0,25
mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quỵ
0,25
Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
a.
- EPO là một loại prôtêin tiết, được glycô hóa → EPO là một loại glicôprôtêin 0,2
- Các cấu trúc làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO gồm: lưới nội chất trơn, lưới 0,2
nội chất hạt, bộ máy Gôngi.
- Cacbonhiđrat tổng hợp từ lưới nội chất trơn. 0,2
- mARN được tổng hợp trong nhân qua màng nhân đến lưới nội chất hạt. Các prôtêin sau
khi được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt sẽ được tập trung vào lòng túi để vận 0,2
chuyển đến bộ máy Gôngi.
- Tại bộ máy Gôngi chúng tiếp tục được gắn thêm cacbonhidrat (glycô hóa) tạo 0,2
glicôprôtêin sau đó đến màng sinh chất và giải phóng ra ngoài bằng xuất bào.
b.
+ Ti thể:
- Nếu ti thể chỉ còn 1 lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp ATP. Nếu mất
màng trong thì không tổng hợp được ATP, nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp 0,25
ATP sẽ giảm.
- Do ti thể có hai lớp màng, giữa là xoang gian màng. Nhờ đặc điểm này giúp ti thể thực
hiện chức năng tổng hợp ATP, dòng H+ đi từ xoang gian màng qua ATP sylthetaza 0,25
vào chất nền ti thể, tổng hợp ATP.
+ Bộ máy gôngi:
- Nếu bộ máy gôngi có màng kép sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết. Các 0,25
túi tiết không được hình thành hoặc hình thành chậm làm các quá trình trao đổi chất
khác trong tế bào bị ảnh hưởng.
- Do bộ máy gôngi có chức năng thu gom, chế biến và phân phối nhiều sản phẩm trong tế
bào. Trong quá trình này thường xuyên có sự thu nhận, chuyển giao và bài xuất các túi 0,25
tiết.
Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng. 0,25
- Giải thích:
+ Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp (hoạt hóa chuỗi truyền e).
+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacôit sẽ hoạt động và bơm ion H + từ môi trường bên ngoài vào trong xoang tilacôit.
0,25
+ Nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacôit giảm nên pH tăng lên so với trước khi chiếu sáng.
b. 0,25
- (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
- Giải thích:
0,25
+ Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển ion H + vào trong xoang
tilacôit
+ Vì vậy, nồng độ H + trong môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H + được vận chuyển vào xoang tilacôit sẽ lại được đi ra ngoài
môi trường qua kênh ATP synthetaza và tổng hợp lên ATP)
+ Kết quả pH ở môi trường chứa tilacôit giảm. 0,25

0,25

0,25

0,25
Câu 4. (2 điểm). Dị hóa
a.
+) Phân biệt:
- Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất.
Khi có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và 0,25
dẫn đến kìm hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim - chất ức chế rất bền vững,
như vậy không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
- Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của 0,25
enzim mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt
động làm nó không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
+) Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên hay 0,25
không.
Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malônic là một chất ức chế cạnh tranh. 0,25
b.
+ Êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi 0,25
truyền điện tử trong hô hấp.
- Khi truyền qua chuỗi truyền điện tử năng lượng được giải phóng từ từ từng phần nhỏ 0,25
qua nhiều chặng.
- Nếu truyền trực tiếp sẽ xảy ra hiện tượng "bùng nổ nhiệt " đốt cháy tế bào. 0,25
+ Quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra vì khi pH xoang gian màng giảm thì nộng độ H + 0,25
cao và như vậy phức hệ ATP - synthetaza tiếp tục hoạt động theo cơ chế hóa thẩm.
Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a.
- Có hai loại thụ thể :
+) Thụ thể trong màng sinh chất là các phân tử prôtêin xuyên màng. 0,25
+) Thụ thể bên trong tế bào là các protein thụ thể trong tế bào chất hoặc trên màng nhân 0,25
tế bào đích.
- Hoocmôn ơstrôgen, testosterôn là các hoocmôn sterôit, tan trong lipit, có thể đi qua lớp
phôtpholipit kép vì vậy phù hợp với thụ thể là prôtêin trong tế bào. 0,25
- Insulin là prôtêin có kích thước lớn, không qua được màng → phù hợp với thụ thể là
prôtêin trong màng sinh chất. 0,25
b.
* Lô I thuộc bình A, lô II thuộc bình B 0,5
* Giải thích
- Lô I: Sử dụng 1,0 gam đường và 0,75 lít O 2 tạo ra 0,74 lít CO2 và 0,56 gam sinh khối
khô của nấm men, trong điều kiện hiếu khí (Có O2) nấm men đã thực hiện hô hấp hiếu 0,25
khí, ức chế lên men, không có etanol sinh ra, sinh trưởng nhanh tạo sinh khối lớn.
- Lô II: Sử dụng 1,0 gam đường trong điều kiện không có O 2 thì tạo ra 0,23 lít CO2, 0,46
gam etanol và 0,02 gam sinh khối khô của nấm men vì trong điều kiện kị khí, nấm 0,25
men thực hiện quá trình lên men thu được etanol và ít năng lượng nên sinh trưởng
chậm, sinh khối tăng ít.
Câu 6 (2 điểm). Phân bào
a.
- Nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN chứng tỏ tế bào chất của tế bào pha S chứa các 0,25
yếu tố khởi động quá trình nhân đôi của ADN trong nhân G1.
- Nhân G2 không tổng hợp được ADN do ADN đã nhân đôi, tế bào có cơ chế kiểm soát 0,25
ngăn cản việc bắt đầu một pha S mới trước khi diễn ra nguyên phân.
- Cơ chế kiểm soát này không cho tế bào ở pha G 2 quay lại pha S và chặn ADN nhân đôi 0,25
khi chưa qua nguyên phân.
b. - ADN trong nhân tế bào
+ Ở pha G1: hàm lượng ADN không thay đổi do các gen trong tế bào xảy ra quá trình 0,25
phiên mã và dịch mã để tổng hợp các chất cần cho tăng trưởng kích thước và chuẩn bị
tổng hợp ADN.
+ Pha S: diễn ra quá trình tổng hợp ADN hàm lượng tăng dần trong pha S và đạt đến 0,125
lượng gấp đôi so với pha G1 khi kết thúc pha S.
+ Pha G2 hàm lượng ADN gấp đôi bình thường. 0,125
+ Pha M: Nhân tế bào phân chia, sự phân ly nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào và kết thúc phân chia nhân sẽ tạo ra 2 nhân tế bào có 0,25
lượng ADN tương đương và giảm một nửa so với pha G , trở về bằng pha G . Sự phân chia tế bào chất sẽ tạo nên 2 tế
2 1

bào con, trong mỗi tế bào, lượng ADN sẽ không đổi so với tế bào ban đầu ở pha G .1

- ADN trong ti thể:


+ Hàm lượng ADN tăng dần từ pha G đến khi bắt đầu pha M, vì trong tế bào đang tăng trưởng để chuẩn bị cho phân chia,
1

ADN ty thể nhân đôi độc lập với ADN nhân. Khi tế bào tăng trưởng về kích thước và lượng các chất, ADN ti thể cũng nhân đôi liên
0,25
tục tăng dần, vì thế hàm lượng ADN ti thể cũng tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M.
+ Ở pha M khi tế bào chất phân chia, ADN ti thể sẽ được phân chia tương đối đồng đều về hai tế bào con. Ở mỗi tế bào con hàm lượng
ADN trở về tương đương tế bào ban đầu.

0,25
Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.
a.
- pH giảm do lượng axit được vi sinh vật tạo ra nhiều và giải phóng vào môi trường,
trong đó chủ yếu là axit lactic do vi khuẩn lactic sinh ra, ngoài ra còn có các axit hữu 0,25
cơ khác như axit pyruvic, các axit trung gian trong chu trình crep…
- Tương ứng với đồ thị: vi khuẩn lactic tăng nhanh số lượng từ ngày 1 đến ngày 3 (đạt số 0,25
lượng cao nhất vào khoảng ngày 5, 6).
b.
- Môi trường có độ pH từ 3,5 – 4,0 thuận lợi cho sự phát triển của nấm men → Nấm men
sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10, và đạt số lượng lớn nhất vào khoảng ngày 22 – 26. 0,25
- Ôxi hòa tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau ngày thứ 0,25
22.
- Nấm men chuyển từ hô hấp hiếu khí sang hô hấp kị khí nên quá trình sinh trưởng giảm. 0,25
Độ pH thấp duy trì lâu (dưới 3,5) ức chế sự sinh trưởng của nấm men → Số lượng
nấm men giảm mạnh sau ngày 26.
c.
Nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên men: 0,25
- Nấm sợi có khả năng chịu đựng cao với môi trường có độ pH thấp (pH dưới 3,5). 0,25
- Càng về cuối quá trình lên men, sự hoạt động mạnh của vi khuẩn lactic và nấm men làm 0,25
môi trường lên men càng trở nên ưu trương. Nấm sợi có khả năng chịu áp suất thấm
thấu cao.
Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Trong nuôi cấy VSV không liên tục, độ dài của pha lag phụ thuộc:
- Tuổi của giống: tế bào làm giống trẻ thì pha lag thường ngắn, tế bào làm giống càng già 0,5
thì pha lag càng dài.
- Thành phần môi trường:
+ Pha lag sẽ kéo dài hơn khi cấy vi khuẩn vào môi trường có thành phần hoàn toàn mới. 0,25
+ Pha lag sẽ được rút ngắn (thậm chí không có) nếu cấy vào môi trường mới nhưng có 0,25
cùng thành phần và điều kiện nuôi cấy với hệ thống nuôi cấy trước đó
b.
* Đây là hiện tượng sinh trưởng kép.
- Giai đoạn 1: vi khuẩn sử dụng muối amôn (NH4+ ). 0,25
- Giai đoạn 2: vi khuẩn sử dụng muối nitrat ( NO3-). 0,25
* Giải thích:
- Khi cấy chuyển vi khuẩn từ môi trường nước thịt sang môi trường chứa hỗn hợp cả hai
loại muối thì amôn được đồng hoá trước do vi khuẩn đã có sẵn hệ enzim để chuyển 0,25
hóa NH4+ (trước đó có trong nước thịt). Giai đoạn này ức chế việc tổng hợp cảm ứng
hình thành enzim nitrat reductaza.
- Sau khi hết muối amôn trong môi trường thì vi khuẩn sẽ tổng hợp enzim nitrat 0,25
reductaza  muối nitrat mới được sử dụng.
Câu 9 (2 điểm). Virut
a. Thí nghiệm của giáo sư Wimmer thành công vì virut ông tạo ra giống với virut bại liệt 0,25
trong tự nhiên.
- Do trình tự nuclêôtit của ARN (+) của virut bại liệt giống với trình tự mARN (nên gọi 0,25
là sợi +) nên khi xâm nhập vào tế bào chúng hoạt động giống như mARN.
- Chúng tiến hành dịch mã tạo ARN pôlymeraza rồi dùng enzim sao chép, phiên mã nhân 0,25
lên trong tế bào chất tạo các thành phần của virut mới.
- ARN (+) → ARN (-) → ARN (+) 0,25
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ không thành công, virut tổng hợp nhân tạo của nhà
khoa học trẻ không lây nhiễm được. 0,25
- ARN (-) được tổng hợp nhân tạo khác với mARN (bổ sung với trình tự mARN nên gọi 0,25
là sợi -).
- Virut chứa ARN (-) luôn mang theo enzim ARN pôlymeraza phụ thuộc ARN để tổng 0,25
hợp mARN từ genôm ARN (-).
- Khi cho lây nhiễm ARN (-) của virut vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của 0,25
gia cầm thì chúng không hoạt động được do thiếu enzim ARN pôlymeraza phụ thuộc
ARN mà virut mang theo.
Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a.
Việc sản xuất và sử dụng vacxin phòng chống một loại virut gây bệnh ở động vật có vật 0,25
chất di truyền là ARN thường khó khăn và hiệu quả không cao.
- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn so với ADN → Virut có vật chất di 0,25
truyền là ARN dễ phát sinh các đột biến hơn so với virut có vật chất di truyền là
ADN.
- Enzim sao chép từ ARN thành ARN hoặc ARN thành ADN do hệ gen của virut qui
định và thường đem theo trong quá trình xâm nhập tế bào chủ, các enzim này không 0,25
có chức năng đọc sửa → Nếu đột biến phát sinh không được sửa chữa → Tạo thành
thể đột biến. 0,25
- Qui trình nghiên cứu sản xuất vacxin cần thời gian nhất định và chỉ có tác dụng cao khi
tính kháng nguyên của virut không biến đổi.
b. 0,25
- Dùng đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi axit dạ dày, bị phân hủy bởi
enzim và mất chức năng.
- Dùng đường uống, kháng sinh có thể có kích thước phân tử lớn nên hiệu quả đi vào tế 0,25
bào biểu mô ruột từ đó vào máu không cao.
- Bệnh tả kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra hoặc không tồn 0,25
tại trong đường tiêu hóa đủ thời gian.
- Tế bào niêm mạc ruột bị tổn thương, khả năng hấp thụ thuốc kháng sinh giảm
- Tiêm trực tiếp vào máu, nó sẽ đi đến hầu hết mọi ngõ ngách của cơ thể nơi có mạch 0,25
máu nhỏ nhất, trong đó có cả khu vực sống của vi khuẩn.
(HS nêu được 4/5 ý đạt điểm tối đa của câu)

Người ra đề: Nguyễn Mạnh Quỳnh

ĐT liên hệ : 0983997816

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ KỲ THI DUYÊN HÀI ĐỒNG BẰNG


NỘI BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM MÔN THI: SINH HỌC 10


Thời gian: 180 phút
Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học TB
a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit,
ADN và prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể tên đơn phân và liên
kết hóa học đặc trưng của các đại phân tử đó.
b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?
 Thang điểm:
ST Nội dung Điểm
T
a Những đại phân tử có cấu trúc đa phân: tinh bột, xenlulôzơ, ADN và
prôtêin.
- Tinh bột: α-glucôzơ, liên kết α-1,4 glicozit (amilozo) và liên kết α-1,6 0,25
glicozit (amilopectin)
- Xenlulozo: β-glucozo, liên kết β-1,4 glicozit. 0,25
- ADN: nuclêôtit, liên kết photphodieste. 0,25
- Prôtêin: axit amin, liên kết peptit. 0,25
b - Đô ̣ng vâ ̣t hoạt đô ̣ng nhiều do đó cần nhiều năng lượng. Trong khí đó 0,50
năng lượng chứa trong tinh bô ̣t sẽ không đủ cung cấp cho hoạt đô ̣ng
của đô ̣ng vâ ̣t.
Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh bô ̣t =>
quá trình ôxy hóa lipit sẽ cho nhiều năng lượng hơn tinh bô ̣t (gấp đôi).
- Lipit là những phân tử không phân cực, kị nước => khi vâ ̣n chuyển 0,25
không phải vâ ̣n chuyển kéo theo nước.
- Ngoài ra, mỡ có thể dự trữ được trong thời gian dài, mỡ có chức năng 0,25
làm đê ̣m cơ học, chống lạnh, chống thấm, …

Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc TB


a. Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chủ yếu là photphotlipit và prôtêin.
Trình bày các chức năng của prôtêin trong màng sinh chất?
b. Ở động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit nucleic của ba
tổ chức đó?
 Thang điểm
STT Nội dung Điểm
a Prôtêin trong màng có nhiều chức năng: 1,0
- Chức năng vận chuyển các chất qua màng.
- Chức năng enzim.
- Chức năng thu nhận và truyền đạt thông tin.
- Chức năng nhận biết tế bào.
- Chức năng nối kết.
- Chức năng neo màng.
b - Ba tổ chức đó là: ribôxôm, ty thể và nhân. 0,25
- Phân biệt axit nucleic của ba tổ chức: ribôxôm, ty thể và nhân: 0,75
Tiêu chí Ribôxôm Ty thể Nhân
Loại axit rARN ADN ADN
Số mạch 1 mạch 2 mạch 2 mạch
Đặc điểm Xoắn Trần, dạng Liên kết với
vòng. histon, mạch
thẳng.

Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Đồng hóa)


Tảo đơn bào Chlorella được dung để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp chất
hữu cơ X và Y thuộc chu trình Calvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường nuôi và
đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một lượng
CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO 2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị
tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét
đứt ở hình A).
- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một
lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt trên
hình B) không bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.
Hình A Hình B

a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích?


b. Nồng độ chất Y chứa phóng xạ và không chứa phóng xạ thay đổi như thế nào sau khi tắt
nguồn sáng trong thí nghiệm 1?
 Thang điểm:
ST Nội dung Điểm
T
a - Chất X là Axit phosphoglyceric (APG), Chất Y là RIDP 0,50
- Giải thích:
+ Ở thí nghiệm 1: KHi 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi sẽ xảy ra 0,50
phản ứng cacboxyl hóa RiDP và tạo thành APG (APG chứa 14C). Khi
không có ánh sáng nên pha sáng không xảy ra, không có sự cung cấp
ATP và NADPH dẫn đến APG không bị chuyển hóa thành các chất
khác trong chu trình Calvin  chất này tích lũy làm tăng tín hiệu
phóng xạ, tương ứng với chất X trên hình A  X là APG.
+ Ở thí nghiệm 2: Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết, phản ứng chuyển hóa RiDP 0,50
thành APG bị dừng lại, gây tích lũy RiDP (chứa 14C). Mặt khác, trong
điều kiện có ánh sáng, pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho các
phản ứng chuyển hóa APG (chứa 14C) theo chu trình Calvin và tái tạo
RiDP  RiDP có đánh dấu phóng xạ tăng lên, tương ứng với chất Y
trên hình B  Y là RiDP.
b Nồng độ của chất Y (RiDP) không đánh dấu phóng xạ giảm đi sau khi tắt 0,50
ánh sáng. Còn chất Y không đánh dấu phóng xạ không được sinh ra
nên không có sự thay đổi.

Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Dị hóa)


a. Trình bày cấu trúc phân tử ATP? Năng lượng ATP được tế bào sử dụng trong những
hoạt động sống chủ yếu nào?
b. Trong tế bào thực vật, ATP được tạo ra những vị trí nào? Nêu điểm khác nhau cơ bản
trong cơ chế tổng hợp ATP ở các vị trí đó.
 Thang điểm
STT Nội dung Điểm
A - Cấu trúc ATP: 0,50
+ 1 Phân tử ATP gồm 1 bazo nito Adenin; 1 đường Ribozo, 3 gốc
photphat.
+ 1 phân tử ATP có 2 liên kết cao năng,.... 0,50
- Năng lượng ATP được sử dụng: Sinh công cơ học, tổng hợp các chất
hữu cơ, vận chuyển các chất, dẫn truyền xung thần kinh,...
b – Trong tế bào thực vật ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, lục lạp. 0,25
- Khác nhau:
+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm photphat 0,25
linh động từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl hóa tới ADP
tạo ATP.
+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử 0,25
trong hô hấp được sử dụng để gắn nhóm photphat vô cơ vào ADP.
+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được hấp 0,25
thụ và chuyển hóa thành năng lượng tích lũy trong liên kết ADP và
nhóm photphat vô cơ tạo thành ATP.
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin TB và Phương án thực hành
a. Adrenalin là một loại hoocmoon gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glicogen thành glucozo; còn Testosteron là hoocmon sinh dục ảnh hưởng đến sự hình
thành các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông
tin của hai hoocmon trên có gì khác nhau?
b. Lấy 1 ml dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2; lấy 1ml hồ tinh bột cho
vào ống nghiệm số 3 và 4. Sau đó nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm số 1
và 3; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4. Đun sôi 5 ml tinh bột với
1 ml HCl trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng NaOH (thử bằng giấy quỳ). Sau
đó lấy lần lượt 1 ml dịch cho vào ống nghiệm số 5 và số 6; rồi nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử
Lugol vào ống số 5; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống số 6. Quan sát sự thay đổi
màu của 6 ống nghiệm và giải thích.
 Thang điểm
STT Nội dung Điểm
a Khác nhau:
Tiêu chí Đối với Adrenalin Đối
với Testosteron 0,50
Thụ thể Thụ thể đặc trưng ở trên Thụ thể đặc trưng ở tế bào
màng tế bào. chất.
Cơ chế Phức hợp adrenalin – thụ Phức hợp testosteron – thụ
0,50
thể hoạt hóa protei thể đi vào nhân tế bào
màng  hoạt hóa và hoạt hóa các gen quy
enzim Adeninxiclaza, định tổng hợp các enzim
xúc tác hình thành và protein gây phát triển
AMP vòng  AMP các tính trạng sinh dục
vòng kích hoạt các thứ cấp ở nam giới.
enzim phân giải
glicogen thành
glucozo.
b Nhận xét:
- Ống 1 màu xanh tím nhạt, ống 3 màu xanh tím đậm. Vì cả hai ống 0,25
nghiệm đều có chứa tinh bột nên bắt màu với thuốc thử Lugol tạo màu
xanh, nhưng lượng tinh bột trong ống 3 nhiều hơn.
- Ống 2 và ống 4 không có sự thay đổi màu do Benedict không phải 0,25
thuốc thử nhận biết tinh bột.
- Ống 5: có màu của thuốc thử Lugol do tinh bột bị thủy phân thành 0,25
glucozo nên không bắt màu với Lugol.
- Ống 6: có kết tủa màu đỏ gạch do tinh bột bị thủy phân thành glucozo 0,25
=> chúng khử Cu2+ trong thuốc thử Benedict thành Cu2O kết tủa đỏ
gạch.

Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào (Lý thuyết)


a. Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào bao gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế hoạt động
chung của các thành phần đó?
b. Nêu ý nghĩa điểm chốt G1 và điểm chốt G2 trong chu kì tế bào?
 Thang điểm
STT Nội dung Điểm
A - Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào gồm cyclin và kinaza phụ thuộc cyclin
(Cdk).
+ Cyclin: là protein đặc biệt, có vai trò kiểm soát hoạt tính photphoryl 0,50
hóa của Cdk đối với các protein đích.
+ Cdk: là các protein kinaza phụ thuộc cyclin, có vai trò phát động các 0,50
quá trình đáp ứng bằng cách gây photphoryl hóa nhiều protein đặc
trưng (kích hoạt hoặc ức chế bằng cách gắn nhóm photphat.
- Cơ chế chung: 0,50
Khi cyclin liên kết với Cdk hình thành một phức hệ (MPF) thì Cdk ở
trạng thái hoạt tính, kích thích hàng loạt các protein => kích thích tế
bào vượt qua điểm kiểm saots và khi cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk
không có hoạt tính.
Như vậy bằng cơ chế tổng hợp và phân giải protein cyclin cùng cơ chế
tạo phức hệ và giải thể phức hệ cyclin – Cdk tế bào điều chỉnh chu kì
sống của mình.
b - Điểm chốt G1: kiểm tra hoàn tất sự tăng trưởng, phát động quá trình 0,25
nhân đôi ADN.
- Điểm chốt G2: kiểm tra hoàn tất quá trình nhân đôi ADN, phát động 0,25
đóng xoắn NST, hình thành vi ống.

Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, CHVC của VSV


Trong ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí
Pseudomonas, tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn lưu
huỳnh màu tía.
a. Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật đó trong ao hồ.
b. Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn
lưu huỳnh màu tía.
 Thang điểm:
ST Nội dung Điểm
T
a Sự phân bố của các vi sinh vật:
- Lớp mặt là tảo lục, vi khuẩn lam 0,25
- Lớp kế tiếp là vi khuẩn hiếu khí như Pseudomonas 0,25
- Lớp trung gian là vi khuẩn lưu huỳnh màu tía 0,25
- Lớp đáy là vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan 0,25
b Phương thức sống đều là quang tự dưỡng:
- Tảo lục, vi khuẩn lam: vi sinh vật hiếu khí, quang hợp thải oxi 0,50
- Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía: vi sinh vật kỵ khí, quang hợp không thải 0,50
oxi, sử dụng cơ chất H2S hoặc S làm nguồn cho e.

Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV.


a. Người ta nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường thường xuyên được bổ sung dinh
dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. Một chủng thể thực khuẩn (virus) được bổ
sung vào môi trường đã gây ra sự biến động số lượng của cả vi khuẩn và virut như hình
dưới đây:

Hãy mô tả và giải thích kết quả quan sát được ở thí nghiệm trên?
b. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, chủng I có khả năng sinh enzim A; chủng II có khả năng
sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương án nuôi cấy (liên tục hoặc không liên tục) cho mỗi
chủng xạ khuẩn để thu được lượng sản phẩm cao nhất. Giải thích.
 Thang điểm:
ST Nội dung Điểm
T
a - Trước khi bổ sung virut, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh, tăng 0,25
nhanh số lượng.
- Sau khi bổ sung virut, số lượng quần thể vi khuẩn giảm mạnh chứng tỏ 0,50
virut này là virut đặc hiệu đối với chủng vi khuẩn thí nghiệm, virut
xâm nhập nhân lên và làm tan hàng loạt tế bào vi khuẩn.
- Ở giai đoạn sau quần thể vi khuẩn lại phục hồi số lượng, chứng tỏ vi 0,25
rirut này là virut ôn hòa, nó tích hợp hệ gen vào tế bào chủ và không
tiêu diệt hoàn toàn tế bào chủ, các vi khuẩn mang provirut tăng sinh
trong môi trường duy trì số lượng cân bằng với nguồn dinh dưỡng bổ
sung thường xuyên.
- Quần thể virut khi mới xâm nhập môi trường chúng nhân lên làm tan tế 0,25
bào chủ, giải phóng virut mới ra môi trường nên số lượng virut môi
trường tăng nhanh.
- Ở giai đoạn sau virut chuyển pha ôn hòa, tích hợp gen vào tế bào chủ 0,25
nên số lượng giảm mạnh. Ở pha ôn hòa vẫn có một số virut được sinh
ra, duy trì một số lượng virut ngoại môi trường ổn định ở mức thấp.
b - Chủng I sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục. Vì xạ khuẩn sinh enzim 0,25
vào pha lag và pha log để thích nghi, sinh trưởng => vì vậy càng kéo
dài pha log thì lượng enzim thu được càng nhiều.
- Chủng II sử dụng phương pháp nuôi cấy không liên tục. Vì xạ khuẩn 0,25
sinh kháng sinh vào phân cân bằng và pha suy vong để chống lại các
yếu tố gây hại đối với xạ khuẩn => vì vậy phải nuôi cây không liên tục
để xuất hiện pha cân bằng và pha suy vong.
Câu 9 (2,0 điểm). Virut
a. Hệ gen của các retrovirut (như HIV) và virut ADN mạch kép phiên mã ngược (như
HBV) đều có enzim phiên mã ngược. Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong
quá trình tổng hợp ADN của chúng.
b. HIV có 3 gen chính có chức năng khác nhau (gen gag, gen pol, gen env). Đột biến làm
hỏng gen nào trong ba gen trên thì sẽ làm HIV không xâm nhập được vào tế bào chủ?
Giải thích.
 Thang điểm:
STT Nội dung Điểm

a  Giống nhau: 0,50


- Diễn ra trong tế bào chất.
- Sử dụng enzim phiên mã ngược ADN polymeraza phụ thuộc ARN của
virut.
- Sử dụng các nucleootit, ATP, các enzim khác của tế bào chủ.
- Sử dụng ARN của virut để tổng hợp ADN mạch kép.
 Khác nhau
Virut retro phiên mã ngược Virut ADN kép phiên mã ngược (HBV)
(HIV) 0,50
B1: Sử dụng enzim phiên mã B1: Sử dụng enzim phiên mã của tế bào
ngược của virut để tổng để tổng hợp tiền genom virut là ARN
hợp ADN kép trong tế (+) trong nhân tế bào 0,50
bào chất
B2: ADN kép tích hợp vào B2: Ra tế bào chất, dùng enzim phiên mã
NST trong nhân rồi từ đó ngược của virut để phiên mã ARN (+)
phiên mã tạo ARN nhờ thành ADN (-) rồi sau đó tạo ADN
Enzim của tế bào chủ kép.
b Chức năng của 3 gen: gen gag mã hóa cho protein capsit; gen pol mã hóa 0,50
cho enzim phiên mã ngược và intergrase; gen env mã hóa cho protein
gai bề mặt (gp120). Vì vậy khi gen env bị đột biến thì HIV không thể
nhận ra và gắn lên bề mặt tế bào chủ được.
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
a. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ thể có
hàng vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh ra kháng thể
tương ứng. Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.
b. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm
virut? Giải thích?
 Thang điểm:
ST Nội dung Điểm
T
a - Nói như vậy không có gì mâu thuẫn vì dựa vào trình axit amin ở vùng 0,50
cố định người ta chia thành 5 lớp kháng thể khác nhau.
- ở mỗi lớp vùng biến đổi lại rất khác nhau tạo ra nhiều kháng thể khác 0,50
nhau đặc hiệu với kháng nguyên ở mỗi lớp. Vì thế lượng kháng thể
trong cơ thể là rất lớn.
b Điểm bất lợi của tế bào thực vật khi bị nhiễm virus đó là:
- Tế bào thực vật có cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với 0,50
nhau, có chức năng truyền thông tin và truyền các vật chất như các
phân tử nhỏ giữa các tế bào. 0,50
- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virut xâm nhập được vào tế bào,
chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua
cầu sinh chất, thậm chí một số loại virus còn có khả năng kích hoạt tế
bào tiết ra các protein mở rộng cầu sinh chất để chúng đi qua. Chính vì
vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.
Hết -
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm)

Người ra đề

Vương Văn Huệ


(0975955915)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
QUÝ ĐÔN CHUYÊN
TỈNH BÌNH ĐỊNH KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ
HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT LẦN THỨ XII, NĂM 2019
(HDC gồm 10 câu, 13 trang)
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu Nội dung đáp án Điểm


1 1. Ure và -mercaptoetanol là hai hợp chất gây biến tính protein. -
mercaptoetanol oxi hóa liên kết disunphit, trong khi ure phá vỡ tất cả
các liên kết yếu (không phải liên kết cộng hóa trị) bên trong phân tử
protein. Để tìm hiểu cấu trúc bậc bốn của một phân tử protein, người ta
tiến hành thí nghiệm xử lý phân tử protein này bằng hai hợp chất trên
rồi tiến hành phân tích sản phẩm thu được. Kết quả thí nghiệm thu
được như sau:
Thí nghiệm 1: Khi không xử lý hóa chất chỉ thu được một protein
duy nhất có khối lượng 160 kilodanton (kDa).
Thí nghiệm 2: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M thu được hai
protein có khối lượng tương ứng là 100 kDa và 60 kDa.
Thí nghiệm 3: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M bổ sung -
mercaptoetanol thu được hai protein có khối lượng tương ứng là 50 kDa
và 15 kDa. Dựa vào kết quả thí nghiệm trên hãy cho biết:
a) Phân tử protein này có khối lượng bao nhiêu?
b) Phân tử protein này được cấu tạo từ bao nhiêu chuỗi polypeptit
và bao nhiêu loại chuỗi polypeptit? Khối lượng mỗi loại chuỗi polypeptit
là bao nhiêu?
c) Các tiểu phần protein 100 kDa và 60 kDa có cấu tạo như thế
nào?
2. Endorphin là một chất giảm đau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào
não khác tiết ra. Khi chất này liên kết vào thụ thể của nó trên bề mặt
các tế bào não, endorphin làm giảm đau và tạo ra cảm giác khoan
khoái. Morphin là thuốc có hiệu quả giảm đau tương tự và cũng liên kết
vào thụ thể của endorphin. Tại sao cả hai chất endorphin và morphin
đều có thể liên kết vào thụ thể của endorphin?

1. a) Phân tử protein này có khối lượng: 160kDa. 0,25


b) Phân tử protein này được cấu tạo từ 6 chuỗi polypeptit. 0,25
Có 2 loại chuỗi polypeptit: 0,25
+ Chuỗi có khối lượng 50 kDa.
+ Chuỗi có khối lượng 15 kDa. 0,25
c. Tiểu phần protein 100 kDa được cấu tạo từ 2 chuỗi polypeptit giống
nhau có khối lượng 50 kDa thông qua liên kết disunphit. 0,25
Tiểu phần protein 60 kDa được cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptit giống
nhau có khối lượng 15 kDa thông qua liên kết disunphit. 0,25
2. Hai chất endorphin và morphin đều có thể liên kết vào thụ thể của
endorphin vì: hai phân tử này có hình dạng không gian giống nhau. 0,5
2 Hãy tưởng tượng rằng em đang nghiên cứu một protein màng
được nêu trong sơ đồ dưới đây. Em chuẩn bị các túi nhân tạo chỉ chứa
protein này trên màng túi. Các túi sau đó đã được xử lý cắt bởi
enzyme protease nằm gần màng hoặc đã được thấm trước khi xử lý
với protease. Các peptide thu được sau đó đã được phân tách bằng
SDS-PAGE.
a) Hãy xác định mặt ngoài, mặt trong của màng túi? Giải thích.
b) Ở đường chạy số 3 trong bản gel điện di SDS-PAGE phân đoạn nào
(lớn hay nhỏ) có tính ưa nước, phân đoạn nào có tính kị nước? Giải
thích.
a) – Các phân đoạn ở đường chạy số 2 trong bản gel điện di là khi túi
được xử lý bởi enzyme protease nằm ở gần màng. Mà ta thấy có 3
phân đoạn nhỏ, 2 phân đoạn lớn  3 phân đoạn nhỏ này chỉ có thể là 0,5
a, c, e. 0,25
 Mặt chứa các domain a, c, e là mặt ngoài của màng túi. 0,25
Mặt chứa các domain b, d là mặt trong của màng túi.
b) Ở đường chạy số 3 trong bản gel điện di SDS-PAGE 0,25
– 4 phân đoạn lớn có tính kị nước.
Giải thích: vì các phân đoạn này nằm sâu trong lớp phospholipit kép 0,25
của màng túi. 0,25
– 5 phân đoạn nhỏ có tính ưa nước.
Giải thích: vì các phân đoạn này nằm thò vào trong khoang của túi (b, 0,25
d) và thò ra mặt ngoài của màng túi (a, c, e).
3 Các nhà khoa học tách riêng tilacoit của lục lạp và đưa vào môi
trường tương tự như chất nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi
trường chứa tilacoit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả
thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii)
là thời điểm một chất X được thêm vào môi trường đang được chiếu
sáng.
a) Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10
phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH
của môi trường chứa tilacoit thay đổi như
thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải
thích.
b) X có thể là chất ức chế quá trình nào
dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình photphorin hóa oxi hóa.
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco.
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang
hóa I và II.
(4) Quá trình phân hủy NADPH.
1. a) – pH của môi trường chứa tilacoit tăng lên so với trước khi chiếu 0,25
sáng.
- Giải thích: 0,25
+ Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp.
+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacoit sẽ hoạt động và bơm ion H + từ 0,25
môi trường bên ngoài vào bên trong xoang tilacoit.
+ Do đó nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacoit giảm nên pH của môi 0,25
trường chứa tilacoit tăng lên so với trước khi chiếu sáng. 0,25
b) - (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II.
- Giải thích:
+ Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II sẽ ngăn cản 0,25
quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang tilacoit
+ Vì vậy, nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacoit tăng (do các ion H+
được vận chuyển vào xoang tilacoit sẽ lại được đi ra ngoài môi 0,25
trường qua kênh ATP synthetase và tổng hợp nên ATP). 0,25
+ Kết quả pH của môi trường chứa tilacoit giảm.
4 Năm 1992, người ta đã khám phá ra cách thức thi thể tạo ra ATP. Điện
tử được chuyển từ succinate, malate và ascorbate (vitamin C) đến oxy.
Các phức hệ I  IV lần lượt dùng năng lượng để bơm proton qua màng
trong ti thể (hình 1). Độ bão hòa oxy của một dịch huyền phù từ
ti thể, được xử lý với các cơ
chất và các chất độc gồm
kali cyanua
KCN), rotenone hoặc
antimycin A (AA) tại các thời
điểm được đánh dấu và theo
trình tự thời gian (hình 2). Hình 1
(a) (b) (c) (d) (e) (g)
Hình 2
a) Hãy cho biết các chất kali cyanua, rotenone và antimycin A
đã ức chế những phức hệ nào?
b) Khi bị ngộ độc cyanua có thể sử dụng malate để điều trị
được hay không? Vì sao?
c) Các chất độc tạo ra các lỗ trên màng ti thể đã tác động như
thế nào đến sự tiêu thụ oxy? Giải thích.
a) - KCN: ức chế phức hệ I, II và cytocrom c. 0,25
- Rotenone: ức chế phức hệ I. 0,25
- Antimycin A: ức chế phức hệ I và II. 0,25
b) Khi bị ngộ độc cyanua không thể sử dụng malate để điều trị. 0,25
Vì: hợp chất cyanua ức chế phức hệ I nên quá trình vận chuyển điện tử
không diễn ra, do đó quá trình tổng hợp ATP cũng bị ức chế. 0,25
c) Các chất độc tạo ra các lỗ trên màng ti thể sẽ làm tăng sự tiêu thụ 0,25
oxy.
Vì các chất độc tạo ra các lỗ trên màng ti thể sẽ làm giảm sự chênh lệch 0,25
thế năng H+ dẫn đến làm giảm sự tổng hợp ATP.
Do đó, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của tế bào 0,25
thì phải tăng cường quá trình vận chuyển điện tử dẫn đến làm tăng
sự tiêu thụ oxy.
5 5.1. Truyền tin tế bào:
Jessica đang phân tích một con đường truyền tin (vẽ ở hình
dưới đây) dẫn đến phát sinh ung thư với hy vọng tìm ra chất ức chế
ngăn cản con đường này và ứng dụng nó trong điều trị ung thư.

a) Các thành phần của con đường truyền tin gồm A, B và C


thường được hoạt hóa qua các phản ứng phosphoryl hóa và phản
phosphoryl hóa. Bằng các cơ chế nào mà các protein A, B và C có thể
được phosphoryl hóa hoặc phản phosphoryl hóa?
b) Thí nghiệm nào dưới đây có thể chứng minh rằng đường
truyền tin này theo chiều từ B→C, nhưng không theo chiều từ C→B?
Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng cường biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra
nhiều phân tử C hoạt hóa hơn.
(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát
được đáp ứng tế bào.
c) Nếu con đường truyền tin này hoạt động mạnh trong các tế
bào ung thư, thì ở tế bào bình thường con đường này có thể tham gia
vào các quá trình nào?
5.2. Phương án thực hành:
Cho 2 bình thủy tinh, mỗi bình chứ 100ml môi trường nuôi cấy
giống như nhau. Người ta lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ
cùng một khuẩn lạc, cấy vào hai bình thủy tinh nói trên. Trong quá
trình nuôi cấy, một bình được cho lên máy lắc (bình A), lắc liên tục,
còn bình kia thì để tĩnh (bình B). Sau một thời gian nuôi cấy, ở một
bình, ngoài chủng vi khuẩn gốc (chủng được cấy vào bình lúc ban
đầu), người ta còn phân lập được thêm 2 chủng vi khuẩn có đặc điểm
hình thái và một số đặc tính khác, khác hẳn với chủng gốc. Trong
bình còn lại, sau một thời gian, người ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi
khuẩn gốc mà không phát hiện một chủng nào khác.
a) Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2 chủng vi khuẩn mới?
Giải thích tạo sao lại đi đến kết luận như vậy?
b) Thí nghiệm này chứng minh điều gì?
5.1. Truyền tin tế bào:
a) - Các thụ thể có thể chứa miền hoạt tính enzym xúc tác các phản ứng
phosphoryl hóa và phản phosphoryl hóa.
- Các enzym tham gia vào quá trình phosphoryl hóa hoặc phản
phosphoryl hóa có thể có mặt trong tế bào chất.
- Các protein A, B và C cũng có thể chứa các miền enzym xúc tác cho
các phản ứng phosphoryl hóa hoặc phản phosphoryl hóa.
(Nêu đúng 2 cơ chế trở lên được 0,25 điểm) 0,25
b) Các thí nghiệm 3, 5, 6 là các thí nghiệm có thể chứng sự truyền tính
hiệu từ B→C, chứ không phải từ C→B. Giải thích:
+ (3) cho thấy sự hoạt hóa B sẽ điều hòa trực tiếp lên C.
+ (5) cho thấy sự hoạt hóa C phụ thuộc vào mức độ xuất hiện của B.
+ (6) cho thấy sự hoạt hóa C là tín hiệu nằm sau B trên con đường
truyền tín hiệu.
(Nếu nêu và giải thích đúng 2 thí nghiệm trở lên được 0,5 điểm, nếu
nêu và giải thích đúng 1 thí nghiệm được 0,25 điểm) 0,5
c) - Ức chế tế bào gốc biệt hóa.
- Hoạt hóa các yếu tố phiên mã của một gen gây khối u.
- Ức chế biểu hiện của một số gen sửa chữa AND.
(Nêu đúng 2 quá trình trở lên được 0,25 điểm) 0,25
5.2. Phương án thực hành:
a) – Hai bình A và B khi xuất phát thí nghiệm là như nhau và chỉ khác
nhau là 1 bình được lắc và 1 bình không được lắc trong khi làm thí
nghiệm. Như vậy, bình nào được lắc sẽ có môi trường trong bình
đồng nhất hơn so với bình không được lắc. 0,25
- Trong bình không được lắc, môi trường nuôi cấy vi khuẩn sẽ không
đồng nhất: phía trên bề mặt sẽ giàu oxi hơn (hiếu khí), giữa ít oxi
hơn, dưới đáy gần như không có oxi (kị khí). Sự khác biệt về môi
trường sống là yếu tố để chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra các chủng vi
khuẩn thích hợp với từng vùng của môi trường nuôi cấy. 0,25
- Như vậy bình B để tĩnh (không được lắc) là bình có thêm chủng vi khẩn
mới.
b) Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều kiện môi trường thay đổi giúp 0,5
phân hóa hình thành nên các đặc điểm thích nghi.
6 Hoạt tính của các enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase
xác định trạng thái phosphoryl hoá của tyrosine 15 trong hợp phần
Cdk1 của M-Cdk. Khi tyrosine 15 bị phosphoryl hoá, M-Cdk sẽ bị bất
hoạt; khi tyrosine 15 không bị phosphoryl hóa, M-Cdk ở trạng thái
hoạt động (Hình A). Hoạt tính của các enzyme Wee1 kinase và Cdc25
phosphatase cũng bị điều khiển bởi quá trình phosphoryl hoá.
Sự điều hoà các hoạt tính này có thể được nghiên cứu ở các
dịch chiết noãn ếch. Trong các dịch chiết này, Wee1 kinase ở trạng
thái hoạt động và Cdc25 phosphatase ở trạng thái bất hoạt. Do vậy,
M-Cdk bị bất hoạt vì hợp phần Cdk1 bị phosphoryl hoá ở tyrosine 15.
M-Cdk trong các dịch chiết này có thể được hoạt hoá nhanh chóng
bằng axit okadaic, là một chất ức chế của enzyme serine/threonine
phosphatases. Sử dụng các kháng thể đặc hiệu cho Cdk1, Wee1
kinase, và Cdc25 phosphatase, có thể xác định được trạng thái
phosphoryl hoá của chúng bằng những thay đổi về sự di chuyển của
chúng trên gel điện di (Hình B). Dạng phosphoryl hoá của các protein
này thường di chuyển chậm hơn dạng không bị phosphoryl hoá của
protein đó.

a) Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết các enzyme Wee1
kinase và Cdc25 phosphatase ở trạng thái hoạt động khi nào? Giải
thích.
b) Điều gì sẽ xảy ra nếu M-Cdk ở trạng thái hoạt động có thể
phosphoryl hoá Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase?
a) – Theo hình A, M-Cdk hoạt động khi Wee1 kinase bất hoạt và Cdc25
phosphatase hoạt động. 0,5
- Khi cho axit okadaic vào thì M-Cdk hoạt động  trong môi trường axit
okadaic Wee1 kinase bất hoạt và Cdc25 phosphatase hoạt động. 0,25
- Theo hình B, trong môi trường axit okadaic thì Wee1 kinase và Cdc25
phosphatase đều bị phosphoryl hóa. 0,5
 Wee1 kinase bị bất hoạt khi bị phosphoryl hóa (Wee1 kinase hoạt
động khi không bị phosphoryl hóa) và Cdc25 phosphatase hoạt động
khi bị phosphoryl hóa. 0,25
b) Nếu M-Cdk ở trạng thái hoạt động có thể phosphoryl hoá Wee1
kinase và Cdc25 phosphatase thì một lượng nhỏ M-Cdk ở trạng thái
hoạt động có thể dẫn đến quá trình hoạt hoá nó nhanh chóng và 0,5
hoàn toàn.
7 Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương,
người ta lấy 4 đĩa petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch
khoáng. Các đĩa petri được đánh dấu A, B, C và D. Cả 4 đĩa đều chứa
dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành
phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu
tương. Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng. Người ta cho vi
khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B và vi
khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người
đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào trong các đĩa. Vài ngày
sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy mầm,
người ta thấy chỉ có các cây ở đĩa A và C sinh trưởng bình thường,
các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt quá trình thí nghiệm, tất cả
các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi trường như
nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
- Đĩa A, vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với cây họ đậu và tiến hành quá
trình cố định đạm phục vụ cho hoạt động sống của cây. 0,25
- Ở đĩa A, thiếu một nguyên tố khoáng mà khi bổ sung vi khuẩn
Rhizobium cây sinh trưởng bình thường chứng tỏ nguyên tố thiếu là 0,25
N.
- Ở đĩa B, vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có khả 0,25
năng cố định nito.
- Sự thiếu hụt nguyên tố N trong một thời gian dài dẫn đến cây trồng ở 0,25
đĩa B chết.
- Đĩa C, dù không có vi sinh vật nhưng được bổ sung đầy đủ các thành 0,25
phần dinh dưỡng khoáng nên cây sống bình thường.
- Đĩa D, vi khuẩn Anabaena azollae có khả năng cố định nito khi cộng 0,25
sinh với bèo hoa dâu.
- Tuy nhiên, loại vi khuẩn Anabaena azollae không có khả năng cộng
sinh với cây họ đậu nên quá trình cố định đạm không xảy ra và cây 0,5
chết vì thiếu nito trong một khoảng thời gian.
8 Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống
vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh,
người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn với dịch chứa 2mg chất
kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch
nuôi cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình
1 dưới đây. Được biết 5 chất kháng sinh này gây độc với người ở các
liều lượng khác nhau như số liệu trình bày trên hình 2.
a) Hãy sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus
của 5 loại thuốc kháng sinh (A  E) theo thứ tự giảm dần? Giải thích.
b) Ở liều dùng 2mg, kháng sinh nào (A  E) vừa an toàn cho người
sử dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao? Giải
thích.
a) Theo hình 1:
+ Thuốc kháng sinh E có vùng vi khuẩn không mọc rộng nhất  có hiệu
lực cao nhất. 0,25
+ Thuốc kháng sinh D và C có vùng vi khuẩn không mọc gần bằng nhau,
nhưng nhỏ hơn thuốc kháng sinh E  D và C có hiệu lực bằng nhau,
nhưng thấp hơn E. 0,25
+ Thuốc kháng sinh B có vùng vi khuẩn không mọc nhỏ hơn E nhưng lớn
hơn D và C.
+ Thuốc kháng sinh A không có vùng vi khuẩn không mọc  không có
hiệu lực đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus. 0,25

 Hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại thuốc kháng
sinh (A  E) theo thứ tự giảm dần là: E > B > D = C > A. 0,25

b) Ở liều dùng 2mg, chỉ có kháng sinh B là vừa an toàn cho người sử
dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao. 0,25

Vì:
+ Kháng sinh A và D sử dụng liều cao mới gây độc đối với người, nhưng
không có hiệu lực hoặc có hiệu lực thấp đối với Staphylococcus aureus. 0,25

+ Kháng sinh C sử dụng liều thấp (< 2mg) đã gây độc đối với người và
có hiệu lực thấp. 0,25

+ Kháng sinh E có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus rất cao,
nhưng sử dụng liều thấp (< 1mg) đã gây độc đối với người. 0,25
9 Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut
cúm A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được
virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của virut cúm A/H5N1 ra khỏi
cỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của virut cúm
A/H3N2.
a) Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo
ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virut cúm
A có hệ gen ARN (-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ
gen của nó.
b) Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không?
Giải thích.
c) Nếu gen mã hóa gai glicoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở
chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay
đổi khả năng lây nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.
a) - Virut cúm sử dụng ARN-polymerase của nó và nguyên liệu của tế
bào chủ để (phiên mã) tổng hợp mARN (ARN+) trên khuôn ARN của 0,5
nó (ARN-).
- Các mARN (ARN+) mới được tổng hợp được dùng làm khuôn để tổng 0,5
hợp các ARN hệ gen mới (ARN-) của virut, đồng thời được dùng làm
khuôn để tổng hợp (dịch mã) protein vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp ráp 0,25
thành virut mới.
b) Virut lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm.
Vì: hệ gen của virut lai thế hệ 0 là từ virut cúm A/H3H2 nên sẽ tạo ra 0,25
thế hệ 1 là A/N3N2 không lây truyền bệnh ở gia cầm (trừ trường hợp
đột biến xảy ra ngay trong lần tái sinh virut thế hệ 0). 0,25
c) Nếu gen mã hóa cho gai H bị đột biến thì phần lớn virut lai không lây
nhiễm (hoặc giảm) ở người. 0,25
Vì: virut không có khả năng đính kết lên tế bào chủ (qua thụ thể) nên
không xâm nhập được vào tế bào vật chủ.
10 1. Năm 2002, Bruno Lemaitre và các cộng sự ở Pháp đã đưa ra
một chiến lược mới để đánh giá chức năng của một peptide kháng
khuẩn đơn lẻ. Họ bắt đầu với một dòng ruồi quả đột biến có các mầm
bệnh được nhận diện nhưng tín hiệu có thể kích hoạt các đáp ứng
miễn dịch tự nhiên đã bị chặn. Kết quả là các ruồi quả đột biến
không tạo ra bất kì peptide kháng khuẩn nào. Các nhà nghiên cứu
sau đó bằng công nghệ di truyền đã tạo ra một số ruồi quả đột biến
biểu hiện số lượng lớn một peptide kháng khuẩn đơn lẻ, là
drosomycin hoặc defensin. Các nhà khoa học đã gây nhiễm các ruồi
quả khác nhau bằng nấm Neurospora crassa và theo dõi sự sống sót
qua thời gian 5 ngày. Họ lặp lại quy trình để gây nhiễm trùng bằng vi
khuẩn Micrococcus luteus. Và họ thu được kết quả như sơ đồ bên
dưới.
Từ kết quả trên có thể rút ra được kết luận gì?
2. Trong bệnh nhược cơ, các kháng thể gắn và chặn các thụ thể
acetylcholin ở các xinap thần kinh – cơ, làm ngăn cản co cơ. Bệnh này
được phân loại đúng nhất là một bệnh thiếu hụt miễn dịch, bệnh tự
miễn hay phản ứng dị ứng? Giải thích.
3. Thiếu hụt đại thực bào ảnh hưởng ra sao tới các hoạt động
bảo vệ bẩm sinh và thu được của một người?

1. Từ kết quả trên có thể rút ra kết luận:


- Mỗi peptide trong hai peptide kháng khuẩn tạo ra một đáp ứng miễn 0,5
dịch bảo vệ.
- Hơn nữa, các peptide khác nhau đã bảo vệ chống lại các mầm bệnh
khác nhau. Drosomycin có hiệu quả chống lại N. crassa và defensin
có hiệu quả chống lại M. luteus. 0,5
2. Bệnh nhược cơ được coi là một bệnh tự miễn. 0,25
Vì hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể chống lại các phân tử tự thân
(các thụ thể acetylcholin). 0,25
3. Một người bị thiếu hụt đại thực bào sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng.
Các nguyên nhân có thể là các đáp ứng bẩm sinh thiếu hụt, do giảm
thực bào và viêm nhiễm, và do các đáp ứng miễn dịch thu được thiếu
hụt, do thiếu các đại thực bào để trình diện các kháng nguyên với 0,5
các tế bào T hỗ trợ.
------------------HẾT------------------
Người ra đề: Đặng Văn Tẫn – 0386.823.595

SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG
LÊ QUÝ ĐÔN BẮC BỘ
NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỀ NGHỊ Môn: SINH HỌC 10
(Đề thi gồm 7 trang)
Câu 1. (2,0 0điểm)
a. Nêu một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN
ưu việt hơn ARN trong vai trò là “vật chất mang thông tin di truyền”.
- ARN có thành phần đường là ribose khác với thành phần đường của
ADN là deoxyribose. Đường deoxyribose không có gốc –OH ở vị trí C2’. 0,25

Đây là gốc hóa học phản ứng mạnh và có tính ưa nước → ARN kém bền
hơn ADN trong môi trường nước.
- Thành phần bazơ của ARN là uracil (U) được thay thế bằng tymin (T)
trong ADN.Về cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl
(-CH3). Đây là gốc kị nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép, giúp phân tử 0,25

ADN bền hơn ARN.


- ADN thường có cấu trúc dạng sợi kép, trong khi ARN thường có cấu
trúc mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn  thông
0,25
tin di truyền ít có xu hướng tự biến đổi hơn.
- Bazơ nitơ uracil (U) chỉ cần 1 biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin
hóa hoặc metyl hóa) để chuyển hóa tương ứng thành xitôzin (C) và timin
(T); trong khi đó, timin (T) cần 1 biến đổi hóa học (loại mêtyl hóa) để
0,25
chuyển thành uracil (U), nhưng cần 2 biến đổi hóa học (vừa loại mêtyl hóa
và loại amin hóa; khó xảy ra hơn) để chuyển hóa thành xitôzin (C)  vì
vậy, ADN có khuynh hướng lưu giữ thông tin bền vững hơn.
b.
Các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không gian
đặc thù của protein:
- Các liên kết hóa học: Liên kết hydro giữa các gốc amino (-NH) và
carboxyl (-COO) của các axit amin ở các vị trí khác nhau trên cùng chuỗi
polypeptit, liên kết disulfit giữa các Cystein trong cùng chuỗi polypeptit,
các tương tác ưa nước và kị nước, miền giàu axit amin kị nước có xu hướng
bị nước “đẩy” vào trong tạo nên phần “lõi” của phân tử, miền giàu axit
amin ưa nước có xu hướng được nước “kéo” ra ngoài, liên kết Vander 0,25
Waals, liên kết tĩnh điện giữa các gốc amino acid.
- Thành phần và trình tự axit amin tham gia vào chuỗi polipeptit: Các axit
amin tham gia hình thành liên kết hidro (trừ Proline), các axit amin tham 0,25
gia hình thành liên kết disulfit (Cystein), các nhóm axit amin phân cực hay
không phân cực, tích điện hay không tích điện.
- Sự phân bố các miền của chuỗi polipeptit xuyên màng, phần xuyên
màng thường là miền giàu axit amin không phân cực/kị nước. 0,25
- Hoạt động của một nhóm protein đặc biệt gọi là chaperon. 0,25

Câu 2. (2,00 điểm)


a. - Bào quan 1 là ty thể, bào quan 2 là lục lạp 0,25
- A: pha sáng, B là pha tối, C là đường phân, D là chu trình Krebs 0,25
- Chất: 1 là CO2; 2 là O2, 3 là Glucôzơ
b. C là giai đoạn đường phân, kết thúc giai đoạn đường phân, 1 phân tử đường 0,25
Glucôzơ bị biến thành 2 axit piruvic giải phóng 2ATP và 2 NADH. 0,25
c. Trong giai đoạn đường phân, enzym xúc tác quan trọng nhất là enzym
fructozokinaza. Enzym này được điều hòa theo cơ chế ức chế ngược, tức là 0,25
khi Axetyl CoA dư thừa thì enzym này sẽ giảm hoặc ngừng hoạt động.
- Khi nhu cầu ATP của tế bào giảm, lượng ATP được tích lũy nhiều. Mặt khác
khi lượng ATP tích lũy nhiều thì chuỗi truyền e trên màng ti thể diễn ra
chậm làm cho chu trình Krebs diễn ra chậm lại. Điều này sẽ làm dư thừa
axit citric. Axit citric và ATP được sinh ra nhiều sẽ trở thành nhân tố ức chế 0,25
enzym fructozokinaza làm quá trình đường phân chậm lại từ đó là hô hấp tế
bào giảm.
d. Sự sống lại sử dụng enzym để xúc tác cho các phản ứng sinh hóa mà không
chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng diễn ra nhanh hơn vì: 0,125
- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ của
phản ứng thì đồng thời cũng làm biến tính prôtêin và làm chết tế bào. 0,125
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không phân biệt
phản ứng nào cần thiết hoặc không cần thiết làm tăng nhiệt độ. 0,125
- Enzym được lựa chọn vì enzym xúc tác cho các phản ứng bằng cách giảm
năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng 0,125
hơn.
- Enzym có tính đặc hiệu đối với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng
nào cần thiết thì enzym sẽ xúc tác cho phản ứng đó.

Câu 3. (2,00 điểm)


Con
đường vận chuyển điện tử
- Vận chuyển e- vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu 0,25
năng lượng như sau: Từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd) → phức
hệ cytochrome→ plastocyanin → P700. 0,25
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được
thực hiện theo cơ chế hóa thẩm.
- Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía của màng thylakoid đã kích 0,25
hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylakoid ra xoang
ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ 0,25
plastoquinon (Pq) bơm H+ từ ngoài màng thylakoid vào xoang trong màng,
tạo ra thế năng proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP.

Câu 4. (2.00 điểm)


a.
- Lúc đầu, một số ATP có thể được tạo ra, bởi vì sự chuyền electron có thể tiếp
tục cho đến tận phức hệ III và một gradient H+ nhỏ có thể được tăng lên. 0,50
- Ngay sau đó, không nhiều electron có thể được chuyển cho phức hệ III vì nó
không thể bị tái oxy hóa do chuyển electron của nó cho phức hệ IV. 0,50
b.
- Phosphoryl hóa oxy hóa sẽ dừng lại hoàn toàn, quá trình này không tạo ra
ATP. 0,50
- Không có oxy để “kéo” electron xuôi theo chuỗi chuyền electron, H+ không
được bơm vào khoảng gian màng của ty thể và hóa thẩm không xảy ra. 0,50

Câu 5. (2.00 điểm)


a. Hoocmôn ađrêlanin:
- Không trực tiếp qua màng, nên được tế bào đích thu nhận nhờ các thụ thể đặc 0,25
trưng trên màng → phức hệ Ađrêlanin – thụ quan.
- Phức hệ Ađrêlanin – thụ quan hoạt hóa pr Gs màng → hoạt hóa ezim 0,25
adenicylaza → xúc tác chuyển hóa ATP thành AMP vòng → AMP vòng kích
hoạt các enzim phân giải glycôgen thành glucôzơ.
* Hoocmôn testostereon:
- Là loại hoocmôn steroid được vận chuyển qua màng vào trong tế bào chất → 0,25
liên kết với các thụ quan nội bào → phức hệ testostereon – thụ quan.
- Phức hệ này đi vào nhân tế bào và hoạt hóa các gen qui định tổng hợp các
enzim và prôtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam. 0,25
b. Các chất từ 1 → 5 trong bảng tương ứng với:
1. Prôtêin thử nghiệm Biuret cho kết quả dương tính. 0,20
2. Đường khử thử nghiệm Benedict cho kết quả dương tính. 0,20
3. Tinh bột thử nghiệm Lugol cho kết quả dương tính. 0,20
4. Amino acid thử nghiệm Ninhydrin cho kết quả dương tính. 0,20
5. Chất béo thử nghiệm Sudan IV cho kết quả dương tính. 0,20

Câu 6. (2.00 điểm)


a. Trong chu kì tế bào, hàm lượng ADN ổn định ở mức 2C vào pha G1,
sau đó, tăng lên 4C ở pha S, ổn định ở mức 4C ở pha G2. Trong pha M, hàm 0,50
lượng ADN trong tế bào ổn định ở mức 4C trong giai đoạn kì đầu đến kì sau.
Sang kì cuối, hàm lượng ADN lại giảm về 2C.
Vì thế, thứ tự các hình tương ứng với pha G1, S, G2, M là: hình 2, hình 4, 0,50
hình 3, hình 1.
b. Nếu bị xử lí consisin làm mất khả năng hình thành thoi phân bào, khi 0,50
đó, NST không phân li trong nguyên phân, các pha khác bình thường.
Do đó, đồ thị hình 1 bị thay đổi, đường cong chuyển sang dạng nằm 0,50
ngang ở mức 4C. Khi đó không có hình 1 mà chỉ còn lại 3 hình với thứ tự là
hình 2, hình 4, hình 3.

Câu 7. (2.00 điểm)


a. Phân biệt môi trường:
- Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ phù hợp với vi khuẩn tự dưỡng 0,25
cacbon và nguyên dưỡng.
- Môi trường B là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng
cacbon và nguyên dưỡng. 0,25
- Môi trường C là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng 0,25
cacbon và nguyên dưỡng.
- Môi trường D là môi trường bán tổng hợp vì cao nấm men không rõ 0,25
thành phần.
b. Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó môi trường A, B vi khuẩn 0,50
không phát triển được.
c. Trong nấm men có chứa axit nicotinic vì trong môi trường D chỉ thêm nấm 0,50
men và vi khuẩn khuyết dưỡng này phát triển được.

Câu 8. (2.00 điểm)


a. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào các yếu tố:
Giống, tuổi giống và thành phần môi trường. 0,25
(Nếu giống già thì phải kéo dài pha tiềm phát để vi khuẩn thích nghi thông qua 0,50
tổng hợp ARN, enzym... hoặc nếu cấy vi khuẩn vào môi trường có nguồn
cacbon mới, thì vi khuẩn sẽ được cảm ứng tạo enzym mới để sử dụng cho
nguồn C mới còn enzym cũ không được tạo thành)
b. pH cao có khả năng làm biến tính prôtein và phá vỡ ARN, nhưng ở vi khuẩn
ưa kiềm có sự vận chuyển H+ vào tế bào để duy trì độ trung tính cho chất 0,50
nguyên sinh.
c.
- VK mủ xanh là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc. 0,25
- Con đường phân giải glucôzơ là con đường Entner-Doudo-roff (ED). Chất
nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử. 0,25
- Trong ống nghiệm chứa môi trường B chúng phát triển ở phần dưới ống
nghiệm được vì vi khuẩn này đã chuyển sang hô hấp nitrat, chúng sử dụng 0,25
(NO3-) làm chất nhận electron cuối cùng nhờ enzym nitrat reductaza dị hóa.

Câu 9. (2,00 điểm)


a.
- Đột biến có thể dẫn đến hình thành một chủng virut mới mà hệ miễn dịch
không tấn công hiệu quả, ngay cả khi con vật đó đã bị phơi nhiễm với chủng 0,50

gốc.
- Một virut cũng có thể chuyển từ một loài vật chủ này sang vật chủ mới.Ngoài 0,50

ra, một virut hiếm có thể phát tán rộng nếu như quần thể vật chủ không còn cách
li như trước.
b. Người không phải loài vật chủ của virut TMV nên virut này không thể truyền
nhiễm ở người. 1,00

Câu 10: (2,00 điểm)

Giống nhau:
- Hệ gen đều là ARN. 0,25

- Quá trình phiên mã trùng với quá trình sao chép. 0,25
0,25
- Nơi phiên mã, nơi sao chép: trong nhân tế bào.
- Enzim phiên mã, sao chép: đều có sự tham gia của enzim do virut mang theo
0,25
(Virut cúm: ARN polimeraza phụ thuộc ARN của virut, Virut HIV: enzym
phiên mã ngược (RT)

Virut cúm Virut HIV


Hệ gen ARN (-) ARN (+) hai sợi và phiên mã
0,25
ngược
Enzim phiên ARN polimeraza phụ thuộc ARN polimeraza phụ thuộc ADN
mã, sao chép ARN của virut của tế bào 0,50
Dạng genom Antigenom là ARN sợi ADN dạng sợi kép
trung gian dương 0,25

------------- Hết -------------

* Thí sinh không được sử dụng tài liệu


* Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Người làm đề và đáp án
NGUYỄN THỊ THU BA
Số điện thoại 0.777.543.369
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII, NĂM 2019
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
BẰNG BẮC BỘ Thời gian làm bài: 180 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM (Đề này có 10 câu; gồm 02 trang)

Số
đi
Câu Thành phần kiến thức

m
1. Thành Hãy giải thích tại sao ADN lại được chọn để thực hiện chức năng lưu 2,0
phần giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền ở hầu hết sinh vật chứ
hóa
học tế không phải là ARN?
bào Hướng dẫn chấm:

Vì ADN có các đặc điểm sau:


- ADN được cấu tạo từ 2 mạch, còn ARN được cấu tạo từ một mạch (0.25)
- ADN thường có dạng chuỗi kép phức tạp, ổn định còn ARN có cấu trúc
xoắn đơn giản hơn nhiều(0.25)
- ADN có một số lượng lớn liên kết hiđrô nên dù chuyển động nhiệt có phá
vỡ các liên kết nằm 2 đầu của phân tử, hai mạch đơn vẫn được gắn với
nhau bởi các liên kết ở vùng giữa(0.25)
- Chỉ trong trường hợp những điều kiện rất khắc nghiệt (nhiệt độ cao hơn
hẳn nhiệt độ sinh lý) mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết hiđrô
khiến phân tử không còn giữ được cấu hình ban đầu, phân tử bị biến tính.
Còn ARN có ít liên kết hiđrô (nhiều nhất rARN chỉ có 70%) nên kém
bền hơn ADN. (0.25)
- ADN mang điện tích âm thường gắn kết với các prôtein mang điện tích
dương (H1, H2A, H3B, H4) nên được bảo vệ tốt hơn ARN không được bảo
vệ(0.5)
- ADN được bảo quản trong nhân, ở đó thường không có enzim phân hủy
chúng, trong khi đó ARN thường tồn tại ở ngoài nhân - nơi có nhiều
enzym phân hủy axit nuclêic. (0.5)
2. Cấu Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện
trúc được chức năng: dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào?
tế bào
Giải thích?
Hướng dẫn chấm
* Dung hợp màng:
- Phospholipit: có tính phân cực, tạo thành lớp kép (các đuôi kị nước luôn
quay vào nhau, đầu ưa nước quay ra ngoài). Tính kị nước của lớp kép
phospholipit làm màng luôn có xu hướng khép thành túi kín. (0.25)
+ Khi một phần màng tách ra (nhập bào) thì phần còn lại tự động khép thành
màng kín, còn phần tách ra hình thành túi tiết kín. (0.25)
+ Khi một túi tiết đến tiếp xúc với màng sinh chất (xuất bào) thì 2 màng dễ
dàng hòa nhập thành một. (0.25) 2,0
- Protein thụ thể: tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài (liên kết với ligand
– chất gắn) hoặc từ môi trường trong (protein tương thích trên màng túi
tiết), khởi động quá trình biến dạng màng. (0.25)
* Truyền tin vào trong tế bào: protein xuyên màng(0.25)
- Gắn với các vi sợi, khung xương tế bào ở mặt trong, gắn với các phân tử
của khối chất nền ngoại bào ở mặt ngoài màng. (0.25)
- Protein xuyên màng (ví dụ integrin) có thể thay đổi hình dạng khi gắn với
một phân tử chất nền ngoại bào cụ thể hoặc một phân tử tín hiệu từ môi
trường (ligand). Hình dạng mới có thể làm cho phần bên trong của
protein gắn kết với protein thứ hai, loại protein tế bào chất có thể truyền
thông tin vào bên trong tế bào. (0.5)
3. a. Nêu các bằng chứng lý thuyết chứng tỏ ôxy sinh ra trong quá trình 2,0
Chuy quang hợp có nguồn gốc từ nước.
ển b. Chứng minh hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang hợp
hóa
vật Hưỡng dẫn chấm:
chất a. - Phản ứng quang phân ly nước: 2H2O → 4H+ + 4 e + O2 (0.5)
và - Ở vi khuẩn quang hợp, quá trình quang hợp không sử dụng nguyên liệu là
năng H2O thì không tạo ra O2: H2S + CO2 → CH2O + S + H2O(0.5)
lượng b. - Khi không có hô hấp sáng, theo chu trình Canvin
trong CO2 + RuBP (C5) → 2C3 (→ Tổng hợp chất hữu cơ) (0.5)
tế bào - Khi có hô hấp sáng: O 2 + RuBP(C5) → 1C3 (→Tổng hợp chất HC) + 1C 2
(Đồng (→HH sáng ) → Hô hấp sáng làm giảm khoảng 50% năng suất quang
hóa) hợp. (0.5)

4. Tại sao quá trình hô hấp ở sinh vật nhân sơ giải phóng ra 38 ATP nhưng
Chuy ở sinh vật nhân thực tạo ra 36-38ATP?
ển Hướng dẫn chấm:
hóa * Quá trình hô hấp ở sinh vật nhân sơ giải phóng ra 38 ATP nhưng ở sinh
vật vật nhân thực tạo ra 36- 38ATP vì ở sinh vật nhân thực:
chất
và + Trong quá trình hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra trong quá
năng trình đường phân, oxy hóa pyruvate, chu trình Crebs không nhất thiết
lượng phải đi hết tất cả con đường hô hấp hiếu khí, nó có thể rẽ nhánh sang một
trong quá trình chuyển hóa khác, do vậy không thể tính được số ATP tuyệt đối
tế bào tạo ra từ một phân tử glucose hô hấp…….. (0.5)
(Dị + Quá trình phosphoryl hóa ADP để tạo thành ATP không liên kết trực tiếp
hóa) với các phản ứng sinh hóa có trong quá trình phân giải đường, do vậy có 2,0
một hệ số sai lệch nhất định giữa năng lượng giải phóng và số lượng
ATP tạo ra, đồng thời số proton tạo ra bởi thủy phân NADH và FADH2
cũng không là một số nguyên……………………. (0.5)
+ NADH được tạo ra trong tế bào chất ở đường phân không được vận
chuyển vào trong ty thể để cùng với NADH tạo ra bởi chu trình Crebs
tham gia vào ETC mà nó phải thông qua quá trình chuyển electron đổi
qua màng ty thể. Sự chuyển đổi này có thể khiến 1NADH tế bào chất
thành 1NADH ty thể hoặc 1FADH2 ty thể, nên không thể biết chính xác
số phân tử lực khử đi vào ty thể………. (0.5)
+ Sự vận chuyển electron trên chuỗi ETC không cung cấp toàn bộ lực PMF
cho quá trình phosphoryl hóa tại ATP synthase mà có thể nó cung cấp
cho các quá trình khác. (0.5)
5. a. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các 2,0
Truyề đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho
n tin
tế bào biết đó là chất nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin
+ theo cách này?
Phươ
ng án b. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất
thực truyền tin đó?
hành
Hướng dẫn chấm:
a. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+ (0.25)
* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa G-
protein. G-prtein được hoạt hóa liên kết với photpholipaza C(0.25)
- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác. (0.25)
+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh(0.25)
- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa protein
tiếp theo từ đó gây các đáp ứng của tế bào(0.25)
b.Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm
chất ức chế hoạt tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1(0.25)
- Sau đó thấy kết quả
+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương
không thay đổi (0.25)
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương tăng. (0.25)
6. Phân Những năm 1970, các nhà khoa học ở Trường Đại học Colorado đã làm 2,0
bào thí nghiệm:
(Khô
ng thi - Thí nghiệm 1: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở
bài pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào pha S.
tập
nguyê - Thí nghiệm 2: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở
n pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào pha M.
phân,
giảm Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả ?
phân, Hướng dẫn chấm:
hiệu
suất - Trong 2 thí nghiệm, khi cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2
thụ đều ở pha S, dung hợp tế bào ở pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M.
tinh)
Điều đó chứng tỏ, việc chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân
bào không phụ thuộc vào trạng thái của NST mà phụ thuộc vào các chất
xúc tác có trong tế bào chất. (0.5)
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai
đoạn của quá trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ
thuộc Cyclin (Cdk). (0.5)
- Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào.
Những tế bào nào không qua được điểm chốt sẽ bị dừng lại. Muốn đi qua
mỗi điểm chốt, trong tế bào chất của tế bào cần sự có xúc tác của Cdk
tương ứng. Nhưng Cdk thường là bất hoạt khi ko được liên kết với
Cyclin nên trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng.
(0.5)
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S
nên tế bào ở G1 vào pha S. (0.25)
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên
tế bào ở G1 vào pha M. (0.25)
7. Cấu Xạ khuẩn có những đặc điểm gì ? Tại sao người ta dễ nhầm xạ khuẩn và
trúc, nấm mốc. Phân biệt chúng trên môi trường nuôi cấy như thế nào
chuyể Hướng dẫn chấm:
n hóa
- Xạ khuẩn là VK G+, sống hiếu khí, hoại sinh, phần lớn không gây bệnh.
vật
chất - Cấu tạo dạng sợi (khuẩn ty), đơn bào(0.25)
của - Khuẩn lạc của chúng có hình phóng xạ từ tâm, có nhiều màu sắc: vàng,
VSV nâu, xám, trắng,đỏ... (0.25)
- Sinh sản bằng bào tử được hình thành trên đỉnh sợi khí sinh bằng cách đứt
đoạn, đặc biệt bào tử còn có gai hoặc có lông. (0.25) 2,0
- Xạ khuẩn là Nhóm VK sinh được nhiều loại kháng sinh nhất( 80% kháng
sinh hiện nay) (0.25)
* Dễ nhầm xạ khuẩn với nẫm mốc là do cơ thể xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi
(khuẩn ty) giống như sợi nấm. (0.5)
* Phân biệt xạ khuẩn trên môi trường nuôi cấy dựa trên hình dạng của khuẩn
lạc và màu sắc khuẩn lạc: khuẩn lạc của chúng có hình phóng xạ từ tâm, có
nhiều màu sắc: vàng, nâu, xám, trắng,đỏ... (Nấm mốc: khuẩn lạc không có
hình phóng xạ) (0.5)
8. Sinh Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị 2,0
trưởn hình vào bình B (bình A, B đều chứa dung dịch Glucôzơ).
g, a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên.
sinh b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh
sản nhận xét như sau:
của - Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại
VSV - Các loại rau quả đều có thể muối dưa
- Muối dưa càng để lâu càng ngon
- Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối
(lượng muối từ 4-6% khối lượng khô của rau)
Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích?
Hướng dẫn chấm:
- Bình A có quá trình lên men lactic đồng hình là quá trình lên men đơn
giản, chỉ tạo thành axit lactic, không có CO2. (0.5)
- Bình B có quá trình lên men lactic dị hình là quá trình lên men phức tạp,
ngoài tạo ra axit lactic còn có rượu etylic, axit axetic, CO2. (0.5)
Giải thích
- Sai: VK lactic không phá hoại tế bào và chất nguyên sinh của rau quả mà
có tác dụng chuyển glucôzơ ở dung dịch muối rau quả thành axit lactic
(0.25)
- Sai: Các loại rau quả dùng để lên men lactic phải có một lượng đường tối
thiểu để sau khi muối có thể hình thành một lượng axit lactic 1-2% (độ
pH=4-4.5%) (0.25)
- Sai: Khi để lâu dưa quá chua vi khuẩn lactic cũng bị ức chế. Nấm men,
nấm sợi phát triển làm giảm chua -> vi khuẩn thối phát triển làm hỏng
dưa. (0.25)
- Sai: Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường
trong rau quả ra dung dịch cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế
sự phát triển của vi khuẩn lên men thối. (0.25)
9. Virut Vật chất di truyền của virut là axit nucleic hay protein? Franken và
Conrat đã làm thế nào để xác định được vật chất di truyền của virut?
Hướng dẫn chấm:
Vật chất di truyền của virut là axit nucleic.
(0.55)
- Thí nghiệm của Franken và Conrat:
+ Chọn 2 chủng virut A và B đều có khả
năng gây bệnh khảm thuốc lá, nhưng khác
2,0
nhau ở các vết tổn thương trên lá. (0.5)
+ Tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai
chủng virut A và B. (0.25)

+ Lấy axit nucleic của chủng A trộn với protein của chủng B →virut lai.
(0.25)
+ Cho nhiễm chủng virut lai vào cây → cây bị bệnh. (0.25)
+ Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. (0.25)
10. Bệnh Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể? 2,0
truyề Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng như thế nào đến kỹ
n thuật ghép mô, cơ quan. Người ta làm gì để giảm thiểu những ảnh
nhiễm
, miễn hưởng đó trong quá trình cấy ghép?
dịch Hướng dẫn chấm:
- Kháng nguyên, kháng thể:
+ Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả
lời miễn dịch. Các hợp chất này có thể là protein, độc tố thực vật, động
vật, các enzim, một số polisaccarit…(0.25)
+ Kháng thể là những protein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô.
Chúng tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong
màng tế bào chất của tế bào limphô. (0.25)
- Cơ chế tác động của kháng thể:
+ Trung hoà độc tố do lắng kết. (0.25)
+ Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác. (0.25)
+ Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình
thường. (0.25)
+ Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào. (0.25)
- Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép
mô, cơ quan: (0.25)
Việc cấy ghép mô, cơ quan khó thực vì các cơ quan ghép (tim, thận,
gan, da…) chứa nhiều kháng nguyên hơn cả huyết tương và trên hồng
cầu nên chúng thường bị hệ thống miễn dịch của cơ thể đào thải.
- Biện pháp khắc phục là chọn mô, cơ quan ghép phù hợp để hạn chế phản
ứng kháng nguyên – kháng thể: (0.25)
+ Các mô trong cùng cơ thể.
+ Sử dụng mô ghép giữa những người cùng huyết thống, nhất là những
người sinh đôi cùng trứng.
+ Đối chiếu kháng nguyên của cơ thể người cho và người nhận.
+ Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Tổng 20,0

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII
ĐỀ GIỚI THIỆU Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào


a. Hãy so sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của
các protein giống tubulin và giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
b. Cho 4 ví dụ về khả năng kết hợp với các chất khác của cellulose tại các loại mô
khác nhau trong cơ thể thực vật.
Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
a. Những bộ phận nào tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật trong
quá trình phân bào? Nêu chức năng của các bộ phận đó.
b. Trồng một cây đậu tương và một cây ngô trong hai chuông thủy tinh kín ở điều
kiện ánh sáng cao. Tiến hành đánh dấu phóng xạ nguyên tử Cacbon trong phân tử CO 2
đưa vào. Theo dõi dấu phóng xạ, thấy nó xuất hiện ở những bào quan nào trong tế bào
lá của mỗi cây? Nêu chức năng của các bào quan trong quá trình đó.
Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Chất nào cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Canvin? Tại sao nước không cho H +
và e- trực tiếp vào chu trình Canvin mà phải qua chất đó. Mô tả con đường chuyền e- từ
nước vào chu trình Canvin.
b. Có thể sử dụng enzim pyruvat dikinase để phân biệt thực vật C 3 và C4 không? Giải
thích. Thiết kế thí nghiệm (nếu được).
Câu 4. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
4.1. ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào, bởi quá trình thuỷ phân
ATP (hình 4.1) giải phóng nhiều năng lượng cung cấp cho các quá trình chuyển hoá
khác. Tuy nhiên, một học sinh cho rằng, lý thuyết trên là sai. Bạn cho rằng, sự phá vỡ
một liên kết hoá học sẽ tiêu tốn năng lượng, chứ không phải giải phóng năng lượng. Vì
vậy, năng lượng cung cấp cho các phản ứng chắc chắn không đến từ sự thuỷ phân ATP.

Hình 4.1: Phản ứng thuỷ phân ATP (ΔG = - 7.3 kcal/mole)
a) Theo em, nhận định của bạn học sinh đúng hay sai? Giải thích.
b) Dưới đây là phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân:
Glucose + Pi  Glucose 6 - phosphate + H2O (ΔG = 3.3 kcal/mole)
Với ΔG dương, phản ứng trên rất khó xảy ra tự phát, dẫn đến đường phân xảy ra với
tốc độ rất thấp. Tế bào thay đổi ΔG bằng cách nào?
4.2. Một số chất có thể ức chế chuỗi truyền
điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế bào.
Dưới đây là tác động của một số chất độc:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2,
bám vào trung tâm của cytochrome c oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP
synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.
Hãy cho biết, ở đồ thị bên, X, Y có thể là những chất nào? Giải thích.
Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào
John Horowitz và các cộng sự đã nghiên cứu hormone kích thích chuyển hóa
melanocyte (MSH), gây những thay đổi về màu da của ếch. Các tế bào da được gọi là
các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan được gọi là
melanosome. Da sáng màu khi các melanosome chụm xung quanh nhân tế bào sắc tố.
Khi ếch gặp môi trường tối màu, tăng sản sinh MSH làm các thể melanosome phân tán
trên toàn bào tương, làm da tối và giúp ếch không rõ với vật săn mồi. Để xác định vị trí
của các thụ thể kiểm soát chùm melanosome, các nhà nghiên cứu đã tiêm MSH vào
trong các tế bào sắc tố hoặc vào trong dịch kẽ xung quanh. Kết quả thu được như hình
sau:
a) Thụ thể của MSH nằm ở đâu?
b) Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào có tiếp tục đáp
ứng với MSH không? Giải thích.
5.2. Phương án thực hành.
Điện di 2 chiều được sử dụng để phân tách protein hoặc các chuỗi polypeptide dựa
vào kích thước và điểm đẳng điện (pI) của chúng. Cụ thể, lần điện di thứ nhất phân tách
các chất thông qua điểm đẳng điện, và lần thứ hai là qua kích thước với chiều chạy vuông
góc với lần thứ nhất. Biết rằng, điểm đẳng điện của một chuỗi polypeptide là pH mà tại đó
tổng điện tích của chuỗi bằng 0. Điểm đẳng điện được quyết định bởi pKa của các nhóm
chức có trong chuỗi. Dưới đây là trình tự của 2 chuỗi peptide ngắn (chiều từ đầu N đến
đầu C). Bảng 5.2 liệt kê khối lượng phân tử và pKa của một số amino acid.

Peptide A: Gly – Arg – Phe


Peptide B: Arg – Gly – Ser

Bảng 5.2: Tính chất của một số amino


acid
a) Chỉ ra các giá trị pKa nào ảnh hưởng đến pI của mỗi chuỗi peptide. Từ đó, dự đoán
khả năng phân tách 2 chuỗi peptide trên qua lần điện di thứ nhất.

b) Hình bên thể hiện một bản điện di 2 chiều. Hãy


dự đoán vị trí của các chuỗi peptide sau hai lần
điện di (nằm ở vùng nào trong 4 vùng A, B, C,
D)?

Câu 6. (2,0 điểm) Phân bào


6.1. Cdc28 là một protein thuộc nhóm G1-Cdk. Ngoài ra, Cdc28
còn có chức năng phosphoryl hoá Rad9 ở tế bào nấm men. Dạng
dephosphoryl hoá của Rad9 có khả năng kết hợp cùng các protein
sửa sai khác để sửa các hư hỏng trong ADN, đồng thời
dephosphoryl hoá các G2-Cdk. Hình 6.1 thể hiện kết quả nuôi, hai
nhóm tế bào nấm men trong điều kiện chiếu tia UV, trong đó có một nhóm mang đột
biến cdc28* gây tăng biểu hiện của Cdc28.
Hãy dự đoán tác động của đột biến cdc28* đối với sự sinh sản và hình dạng của tế
bào nấm men, từ đó chỉ ra đâu là nhóm tế bào trong hình 6.1 mang đột biến trên?
Hình 6.1
6.2. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân tử kiểu actin có
chức năng trong quá trình phân chia tế bào chất.
b) Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự ngắn đi các vi ống
thể động ở đầu cực của thoi.
c) Trong chu kì tế bào, hoạt tính MPF đạt cực đại trong kì giữa.
d) Tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật có phức hệ Gongi, lưới
nội chất và vi ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo.
Câu 7. (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa của vi sinh vật
Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát khi nuôi
cấy chúng trên các môi trường A, B, C. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l
Môi trường A: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0; MgSO4 - 0, 2.
Môi trường B: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0; MgSO4 - 0, 2
+ xitrat trisodic - 2,0.
Môi trường C: (NH4)2PO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; KH2PO4 - 1,0; NaCl - 5,0; MgSO4 - 0, 2
+ biotin - 10-8 , Histidin - 10-5 , Methionin - 2.10-5 , Thiamin - 10-6 , Pyridoxin - 10-6 ,
Axit nicotinic - 10-6, Trytophan - 2.10-5, nguyên tố vi lượng, Glucose - 5,0.
Sau khi cấy các chủng I và II, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian, nhiệt độ thích hợp,
người ta được các kết quả ghi trong bảng sau:
Môi trường A B C
VSV chủng 1 - + +
VSV chủng 2 - - +
Ghi chú: có mọc ( +), không mọc (-)
a. Môi trường A là loại môi trường gì? Phù hợp với nhóm vi sinh vật nào?
b. Đối với chủng I hãy xác định kiểu dinh dưỡng, nguồn nitơ của nó ?
c. Trong môi trường C, chủng I là chủng nguyên dưỡng hay khuyết dưỡng. Giải thích?
d. Người ta cấy vào 5ml môi trường B với 10 6 Staphycoccus và 102 loại biến chủng
được gọi là chủng II trong thí nghiệm trên.
d1. Hỏi số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml tại thời điểm 0 giờ.
d2. Tại sao trong thí nghiệm ban đầu chủng II không mọc được trong môi trường
B, nhưng trong thí nghiệm ở câu (d) này nó lại mọc được. Dự đoán vị trí mọc của nó so
với chủng Staphycoccus trong môi trường B của thí nghiệm này?
Câu 8. (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
Để đo nồng độ vi khuẩn có trong dịch X, các nhà nghiên cứu có thể dùng 2 phương
pháp:
(1) Pha loãng nhiều bước rồi đo nồng độ dịch cuối cùng Theo đó, lấy 1ml dịch vi khuẩn
ban đầu cho vào 8ml nước ở ống 1, rồi tiếp tục cho đến ống 3. Sau đó, lấy 1 ml từ ống 3
quét lên đĩa petri rồi ủ trong 5h, sau đó quan sát sự hình thành khuẩn lạc.
1ml 2ml 2ml 1ml, 5h

8ml 8ml 1ml


(2) Đo độ hấp thụ ánh sáng bằng máy quang phổ
Chiếu ánh sáng có bước sóng 600nm và đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch (A 600). Đo
được A600 của dịch X là 3,75 x 10-7 (A600 = 1 tương đương với 8x108 tế bào/ml)

600nm
A600

Cho 2 phage lây nhiễm vào 1ml dung dịch X. Biết phage này không làm tan tế bào khi
xuất bào, tế bào mẹ nhiễm phage chỉ truyền phage cho 1 tế bào con. Thời gian thế hệ
của vi khuẩn là 20 phút. Thời gian từ khi phage xâm nhập đến khi chuẩn bị lắp ráp là 10
phút, thời gian phage lắp ráp xuất bào và xâm nhập vào tế bào khác là 5 phút. Trong
một tế bào, một phage gây sinh tổng hợp nên 32 phage mới. Để xác định thời điểm mà
số lượng phage bằng số lượng vi khuẩn, An đã lập phương trình sau, với N là số lượng
vi khuẩn ban đầu, t là thời gian cần thiết để số lượng phage và vi khuẩn đạt bằng nhau.
N x 2t/20 = 2 x 32t/15
a. Tính nồng độ vi khuẩn trong dịch X theo phương pháp (1)
b. Tính nồng độ vi khuẩn trong dịch X theo phương pháp (2)
c. Vì sao lại có sự khác nhau giữa kết quả của 2 phương pháp?
d. Tính t theo phương trình của An.
e. Kết quả t theo phương trình của An có đúng không? Nếu không, khả năng là do đâu?
Thật sự có tồn tại thời điểm mà số phage bằng số vi khuẩn không?
Câu 9. ( 2,0 điểm) Virut
a. Khi nói về các virut cúm A, hãy giải thích:
a1. Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát trong
những năm gần đây?
a2. Để điều trị bệnh cúm người ta sử dụng thuốc Tamiflu (ức chế enzim
neuraminidaza). Hãy cho biết cơ chế tác động của thuốc này.
a3. Vì sao sau khi virut cảm lạnh gây bệnh thì bệnh khỏi nhưng virut gây bệnh
bại liệt xâm nhập thì không khỏi bệnh.
b. Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng virut baculo vẫn tồn tại ngoài tế bào trong
thời gian dài và dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu. Hãy giải thích cơ chế tác động của
virut này
Câu 10. (2,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng
nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a. Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b. Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có
thể tử vong trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Giải thích.
----------HẾT----------
Người ra đề: Lý Hải Đường
Số điện thoại: 0905341119

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC KỲ THI OLYMPIC CÁC TRƯỜNG THPT
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu Nội dung Điểm


a. - Trong quá trình phân bào của các tế bào nhân thực:
+ Tubulin tham gia vào hình thành thoi phân bào và di chuyển 0,25
nhiễm sắc thể.
+ Sợi actin có chức năng trong quá trình phân chia tế bào chất. 0,25
- Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn thì ngược lại:
+ Các phân tử kiểu tubulin có tác động tách các tế bào con. 0,25
+ Các phân tử kiểu actin có chức năng di chuyển các nhiễm sắc thể 0,25
con về các cực đối lập của tế bào vi khuẩn.
Câu 1
b. 4 ví dụ về khả năng kết hợp với các chất khác của cellulose tại các
loại mô khác nhau trong cơ thể thực vật.
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm lignhin tạo mô cứng như mạch dẫn. 0,25
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm pectin tạo mô mềm như nhu mô mềm, 0,25
thịt quả.
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm suberin tạo khối mô đàn hồi, không 0,25
thấm nước như mô bần.
- Giữa các sợi cellulose chỉ thấm nước tạo mô sợi. 0,25
Câu 2 a. - Những bộ phận tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực 0,25
vật trong quá trình phân bào là: phức hệ Gongi, lưới nội chất và vi
ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo.
- Chức năng của các bộ phận đó là:
+ Phức hệ Gongi: Bao gói, chế biến, phân phối sản phẩm… 0,25
+ Lưới nội chất: lưới nội chất hạt tổng hợp protein…; lưới nội chất 0,25
trơn tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, khử độc…
+ Vi ống cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo: phân chia 0,25
NST trong quá trình phân bào…
b. - Đậu tương là cây C3, khi trồng ở điều kiện ánh sáng cao thì xảy ra 0,25
hiện tượng hô hấp sáng, nên dấu phóng xạ xuất hiện ở lục lạp,
peroxixom và ti thể.
- Chức năng: 0,25
+ Lục lạp: hình thành nguyên liệu.
+ Peroxixom: oxi hóa nguyên liệu.
+ Ti thể: giải phóng CO2.
- Ngô là cây C4, khi trồng ở điều kiện ánh sáng cao thì không xảy ra hiện 0,25
tượng hô hấp sáng, nên dấu phóng xạ xuất hiện ở lục lạp.
- Chức năng: quang hợp. 0,25
a. - Chất cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Calvin là NADPH. 0,25
- Nước không cho H+ và e- trực tiếp vào chu trình Calvin mà phải qua 0,25
NADPH vì NADPH có mức năng lượng cao hơn nước và electron
của nó sẵn sàng hơn cho các phản ứng của chu trình Calvin so với
phản ứng của nước.
- Con đường chuyền e- từ nước vào chu trình Calvin:
+ Phân li nước tạo e-, e- qua chuỗi chuyền đến NADP+ tạo NADPH. 0,25
+ NADPH phân li tạo e- để khử CO2 thành đường trong Calvin. 0,25
b. - Có thể sử dụng enzim pyruvat dikinase để phân biệt thực vật C3 và 0,25
C4.
Câu 3
- Vì thực vật C4 sử dụng axit pyruvic để tái tạo PEP nên cần có loại 0,25
enzim này trong cây, còn thực vật C3 thì không.
- Thiết kế thí nghiệm:
+ Lấy một ít lá tươi của hai cây đem nghiền trong dung dịch đệm thích 0,25
hợp để tách chiết enzim ra khỏi lá. Sau đó cho một lượng nhất định
axit pyruvic vào mỗi dịch chiết.
+ Sau một thời gian xác định, nếu hàm lượng axit này không đổi thì dịch 0,25
chiết không có mặt enzim pyruvat dikinase, vậy dịch chiết đó lấy từ
cây C3. Nếu hàm lượng axit pyruvic giảm thì dịch chiết đó có enzim,
vậy dịch chiết đó lấy từ cây C4.
Câu 4 4.1.a. - Nhận định của bạn học sinh trên là sai. 0,25
- Bạn học sinh đúng ở chỗ, sự phá huỷ một liên kết hoá học cần phải tiêu 0,25
tốn năng lượng. Ở trường hợp này, muốn phá huỷ liên kết phosphate
ở ATP cần tiêu thụ một lượng năng lượng nhất định.
- Tuy nhiên, sự thuỷ phân ATP không chỉ phá huỷ liên kết phosphate mà 0,25
còn hình thành lại liên kết P-OH (hình 4.1). Liên kết phosphate là liên
kết cao năng, nên cần ít năng lượng để phá vỡ, bù lại, liên kết P-OH
là liên kết bền, nên khi hình thành sẽ giải phóng nhiều năng lượng.
Do đó, toàn bộ quá trình thuỷ phân ATP sẽ giải phóng chứ không tiêu
thụ năng lượng
4.1.b. - Tế bào làm giảm ΔG của phản ứng bằng cách kết hợp phản ứng 0,25
này với sự thuỷ phân ATP.
- Cụ thể, enzyme Hexokinase tiến hành cả hai phản ứng cùng một lúc,
khiến cho toàn bộ quá trình mang ΔG âm: ΔG = -7.3 + 3.3 = -4.3
(kcal/mole). Lúc này, phản ứng mang tính chất tự phát.
(HS không cần tính ΔG)
(Lưu ý, nếu chỉ nhắc đến enzyme mà không đề cập đến sự kết cặp thuỷ
phân ATP thì không cho điểm, vì bản thân enzyme chỉ làm giảm năng
lượng hoạt hoá, không làm thay đổi ΔG)
4.2. - Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O 2 bị dừng 0,25
lại, chứng tỏ X có thể là Cyanide hoặc Oligomycin:
+ Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến 0,125
chuỗi truyền điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase.
+ Oligomycin ức chế ATP synthase, qua đó khiến chuỗi truyền điện 0,125
tử bị dừng lại.
- Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O 2 tiếp tục diễn ra bình thường, 0,25
chứng tỏ proton được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên,
sự tổng hợp ATP vẫn không phục hồi, chứng tỏ gradient proton giảm
dần theo thời gian. Vì thế, Y là 2,4 – DNP.
- Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O 2 vẫn không 0,25
hồi phục vì cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là
Oligomycin.
5.1.a. Thụ thể của MSH nằm ở màng sinh chất của tế bào. 0,25
5.1.b. - Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào 0,25
vẫn tiếp tục đáp ứng với MSH.
- Vì các hoocmon có thụ thể trên màng sinh chất có thể gây ra đáp ứng 0,25
dẫn đến một thay đổi trong chức năng bào tương hoặc thay đổi trong
dịch mã gen trong nhân.
5.2.a. - Các pKa ảnh hưởng đến pI của mỗi chuỗi: 0,25
Peptide A: 9.60, 1.83, 12.84
Peptide B: 9.04, 2.21, 12.84
Câu 5 - Dựa vào bảng 5.1, điểm đẳng điện của cả 2 chuỗi peptide đều nằm 0,5
trong khoảng từ 9 – 12. Cụ thể, tại pH này, đầu C của chuỗi tích điện
âm, đầu N không tích điện và nhánh R tích điện dương, vì vậy, tổng
điện tích bằng 0. Do đó, không thể phân tách hoàn toàn hai chuỗi
peptide này trong lần điện di thứ nhất.
5.2.b. - Khối lượng phân tử của hai chuỗi peptide lần lượt là: 0,25
+ Peptide A: 57 + 156 + 147 – 18 x 2 = 324 (Dal)
+ Peptide B: 156 + 57 + 87 – 18 x 2 = 264 (Dal)
- Vậy, sau lần điện di thứ 2, peptide A nằm ở vùng D, peptide B nằm ở 0,25
vùng B
Câu 6 6.1. - Cdc28 là protein thuộc nhóm G1-Cdk, nên có chức năng thúc đẩy 0,5
tế bào kết thúc G1 và đi vào pha S. Đồng thời, Cdc28 ức chế Rad9,
qua đó giảm dephosphoryl hoá G2-Cdk và sửa sai ADN, do đó,
Cdc28 có chức năng thúc đẩy tế bào bước vào pha M thậm chí khi
ADN bị hư hỏng.
- Vì vậy, đối với đột biến cdc28*, sự tăng biểu hiện Cdc28 khiến tế bào 0,25
trải qua G1 trong thời gian ngắn, thời gian tăng trưởng ít nên kích
thước tế bào nhỏ. Đồng thời, việc tế bào dễ dàng đi vào pha M khiến
sự sinh sản của nấm men tăng cao.
- Do đó, nhóm A là nhóm tế bào mang đột biến cdc28*. 0,25
6.2. a. SAI. Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân 0,25
tử kiểu actin có chức năng di chuyển các nhiễm sắc thể con về các
cực đối lập của tế bào vi khuẩn.
b. SAI. Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự 0,25
ngắn đi các vi ống thể động ở đầu thể động chứ không phải ở đầu cực
của thoi. 0,25
c.ĐÚNG. 0,25
d.ĐÚNG.
a. Môi trường tối thiểu, chỉ phù hợp với VSV nguyên dưỡng, tự dưỡng. 0,25
b. - Chủng 1 mọc trong môi trường B chứng tỏ nó lấy C từ xitrat
trisodic, mọc được trong môi trường C chứng tỏ nó lấy C từ glucose.
- Và lấy năng lượng từ các phản ứng hóa học.
- Vậy nó có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng . 0,25
- Nguồn Nitơ: từ N vô cơ và N hữu cơ trong các axit amin. 0,25
c. Đó là chủng khuyết dưỡng về các axit amin (Histidin -10 -5 , Methionin 0,25
-2.10-5 , Trytophan) và các vitamin ( biotin , Thiamin , Pyridoxin,
Câu 7 Axit nicotinic ).
d1. - Staphycoccus: (106 . 1): 5 = 2. 105 vi khuẩn/ml 0,125
- Chủng II: (102 . 1): 5 = 20 vi khuẩn/ml 0,125
d2. - Chủng II không phát triển được trong môi trường B khi nuôi riêng, 0,25
chứng tỏ nó thiếu các chất cần thiết.
- Trong thí nghiệm câu (d), khi nuôi chung với Staphycoccus thì nhóm 0,25
vi khuẩn này tổng hợp được chất cần thiết, tiết ra môi trường, nên
chủng II lấy các chất đó từ môi trường vào nên nó phát triển được.
- Vị trí của chủng II là tạo vành khuẩn lạc mờ xung quanh chủng I. 0,25
a. - Hệ số pha loãng là: (1 x 2 x 2)/(9 x 10 x 3) = 2/135 0,25
- Nồng độ dịch X = số khuẩn lạc : (hệ số pha loãng) = 4 : 2/135 = 270 0,25
(vk/l)
b. Nồng độ dịch X: 8 x 108 x 3,75 x 10-7 = 300 (vk/l) 0,25
c. Khác nhau là do việc đo độ hấp thụ của dịch không phân biệt được 0,25
đâu là vi khuẩn sống, đâu là xác vi khuẩn đã chết.
d. Thay N = 270, thay đổi một chút thì được: 300 x 2 t/20 = 2x 32t/15 0,25
→ T = 25p
e. - Sau 25 phút, cả vi khuẩn lẫn phage mới chỉ nhân lên 1 lần, theo đó, 0,25
Câu 8 có 540 vi khuẩn và 64 phage, vậy phương trình trên sai.
- Lí do là vì sự tăng số lượng của một thể sinh học là không đều theo 0,25
thời gian, theo đó, trong 20 phút thì chỉ có thời điểm cuối cùng vi
khuẩn mới nhân đôi, phage nhân số lượng chỉ trong 5 phút cuối của
15 phút trong một chu trình. Kết quả 25 phút trên ám chỉ rằng tại mọi
thời điểm trong 25 phút, sự tăng số lượng luôn diễn ra.
- Sau 30 phút, số lượng phage tăng lên 2048, còn sau 40 phút thì số 0,25
lượng vi khuẩn mới đạt 1080 con, lúc này, phage đã đạt 2048. Như
vậy, không thời điểm nào số lượng hai thể sinh học này bằng nhau vì
phage tăng số lượng nhanh hơn vi khuẩn.
Câu 9 a.1
- Do virus cúm gà rất dễ biến đổi, hình thành những chủng virus mới 0,25
nên các dạng vacxin cũ ít hoặc không còn tác dụng phòng bệnh.
- Nguyên nhân virus cúm dễ biến đổi:
+ Hệ gen gồm 8 phân tử ARN (-) khác nhau, nên khi có hai chủng virus 0,25
cùng xâm nhiễm vào một tế bào thì trong quá trình nhân lên chúng có
thể hoán vị các gen mã hóa các gai cấu tạo vỏ ngoài cho nhau làm
hình thành chủng virus tái tổ hợp.
+ Khi sao chép, virus sử dụng ARN – polymerase không có cơ chế tự 0,25
sửa chữa như ADN – polymerase nên dễ đột biến.
+ Để tổng hợp genom mới, virus cúm xâm nhập vào nhân tế bào chủ, 0,25
cắt một đoạn mARN (đầu có mũ) của tế bào chủ làm đoạn mồi. Vì
vậy, quá trình sao chép tạo nên dạng genom ARN tái tổ hợp.
a.2. Thuốc Tamiflu ức chế enzim neuraminidaza của virut cúm, khiến 0,25
cho virus không thể phá hủy màng tế bào để giải phóng ra khỏi tế bào
chủ ban đầu. Nên virut không nhân lên được, không gây bệnh nữa.
a.3.
- Vì virut cảm lạnh xâm nhập vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, và tế 0,125
bào chủ có khả năng tự sữa chữa đồng thời tế bào còn phân chia nên
cơ thể khỏi bệnh.
- Virut gây bại liệt xâm nhập vào tế bào thần kinh đã biệt hóa, tế bào này 0,125
không còn khả năng phân chia, không tự sữa chữa → bệnh không
khỏi.
b. - Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng 0,25
vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các
thể bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể bọc có nhiều virion nên được
bảo vệ trong môi trường tự nhiên ngoài tế bào.
- Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ phân 0,25
rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành
ruột sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác.
a. - Trong đáp ứng dịch thể:
+ Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương bào và tế 0,25
bào nhớ. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgG.
+ Kháng thể IgG lưu hành trong máu và gắn với kháng nguyên làm 0,5
bất hoạt kháng nguyên qua phản ứng trung hòa, opsonin hóa, hoạt
hóa bổ thể. Tế bào nhớ tạo ra trí nhớ miễn dịch.
- Trong đáp ứng dị ứng:
+ Dị ứng nguyên (kháng nguyên) gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra 0,25
Câu 10 tương bào. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgE.
+ Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các dưỡng bào (tế bào phì). 0,5
Nếu gặp lại dị ứng nguyên đó, kháng thể IgE trên dưỡng bào nhận
diện và gắn với dị ứng nguyên, từ đó kích hoạt dưỡng bào giải phóng
ra histamin và các chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
b. Penicillin gây ra phản ứng toàn thân nguy cấp ở những người dị ứng 0,5
quá mức đối với chất này. Phản ứng thể hiện qua sự mất hạt trên diện
rộng, giải phóng lượng lớn histamin và các chất gây dị ứng khác gây
giãn tức thời các mạch máu ngoại vi làm tụt huyết áp, gây ra tử vong.

Người ra đề: Lý Hải Đường


Số điện thoại: 0905341119

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN


THÁI BÌNH DUYÊN HẢI BẮC BỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề thi đề nghị môn : SINH HỌC - Lớp 10
Họ và tên người ra đề thi Thời gian làm bài : 180 phút
Nguyễn Thị Minh Hạnh
Câu 1. Thành phần hóa học cuả tế bào ( 2 điểm )
1) Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm
carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía
ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2) Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện
tượng sau
a) Khi bảo quản rau quả tươi , người ta chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong ngăn
đá.
b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng ( nhện nước, gọng vó...) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị
chìm
HDC:
1) (1 điểm )
- Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được gắn vào
màng lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới
nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy Golgi
nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi hoàn thiện
chúng lại được chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm ở
trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi
sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.
2) 4 ý mỗi ý 0,25 điểm
a) Nếu để rau quả tươi trong ngăn đá thì rau quả sẽ nhanh bị hỏng.
* Nguyên nhân : Khi ở trong ngăn đá thì ở nhiệt độ 0oC nên nước trong tế bào sẽ đóng băng
. Sự đóng băng của nước làm tăng thể tích của tế bào dẫn tới vỡ tế bào.Khi tế bào bị vỡ
thì tế bào sẽ chết và rau quả sẽ hỏng.
b) Gió thổi sẽ làm mát cơ thể
* Nguyên nhân : Gió thổi làm tăng tốc độ quá trình thoát hơi nước từ bề mặt da. Nước khi
bay hơi sẽ lấy đi năng lượng nên làm giảm nhiệt trên bề mặt cơ thể. Gió thổi càng mạnh
thì sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn -> làm giảm nhiệt nhanh hơn -> tạo
cảm giác mát hơn khi không có gió.
c) Bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường hình thành các giọt nước là vì :
* Hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc -> bị mất
nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc -> hình thành liên kết Hiđrô giữa các phân tử nước trên
bề mặt cốc -> tạo thành các giọt nước.
d) Một số côn trùng nhện nước , gọng vó... có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị
chìm là vì :
* Sự liên kết giữa các phân tử nước bằng liên kết hiđrô tạo sức căng bề mặt cho khối nước.
Lực này tuy yếu nhưng cũng có khả năng đỡ cho một số côn trùng nhỏ giúp chúng có
thể di chuyển trên mặt nước mà không bị chìm.
Câu 2 : Cấu trúc tế bào ( 2 điểm )
1) Tính động của màng được quyết định bởi yếu tố nào? Nêu vai trò của colesteron đối với
tính động của màng.
2) Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau
rõ nhất ở điềm nào ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này ?
3) Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào của người có
lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển và giải thích chức năng
của các loại tế bào này.
HDC
1) ( 0,75 điểm )
* Tính động của màng là khả năng chuyển động của các phân tử protein và photpholipit
quanh vị trí của nó ở trên màng tế bào. Tính động của màng được quyết định bởi :
- Sự chuyển động kiểu flip – flop của các phân tử photpholipit trong màng.
- Sự chuyển động của một số protein trong màng.
- Tỷ lệ giữa các loại phootpholipti chứa axit béo no/ không no
- Tỷ lệ phootpholipit / colesteron
* Vai trò của colesteron đối với tính động của màng :
- Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, các phân tử colesteron sắp xếp xen kẽ trong lớp kép
photpholipit giúp cản trở sự vận động của photpholipit làm tăng tính ổn định , rắn chắc
cho màng( giảm tính động của màng)
- Khi ở nhiệt độ thấp, colesteron lại ngăn cản sự bó chặt đều đặn của photpholipit làm
cản trở sự rắn lại của màng. Do vậy , khi ở nhiệt độ thấp colesetron có tác dụng làm tăng
tính động của màng.
2) ( 0,5 điểm )
Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ
khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm.
- Ý nghĩa :
+ Đó là một đặc điểm thích nghi với môi trường sống ,thực vật chịu hạn sống ở vùng
đất khô ,tế bào lông hút phải tạo được ASTT cao bằng cách dự trữ muối khoáng
trong không bào mới hút được nước.
+ Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo ,cây chịu hạn
hút khoáng bằng hình thức trao đổi ionn mạnh hơn cây ưa ẩm.
3) ( 0,75 điểm )

* Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết ra ngoài tế bào
hoặc prôtêin của màng tế bào cũng như prôtêin của các lizôxôm.
*Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit,
chuyển hoá đường và giải độc.
*Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và tiết ra
các kháng thể.
*Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì gan có chức năng giải độc
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - đồng hóa ( 2 điểm )
1) Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau : Đầu tiên lục lạp được
ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt pH = 4, sau đó lục
lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8, lúc này trong điều kiện tối lục lạp
tổng hợp ATP.
a) Giải thích tại sao trong tối lục lạp tổng hợp được ATP?
b) Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào dung dịch một
hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các ion hydrogen?
2) Phân biệt chiều khuyếch tán và số lượng ion H+ ở ty thể và lục lạp qua ATP syntaza.
HDC
1) ( 1,25 điểm )
a) Lục lạp có thể tổng hợp ATP trong tối bởi vì thí nghiệm trên đã chứng minh sự chênh
lệch độ pH giữa hai màng tilacoit có thể tổng hợp ATP vì vậy ở đây không cần phản
ứng sáng tạo sự chênh lệch nồng độ H+ vốn cần cho sự tổng hợp ATP.
b) Tốc độ tổng hợp ATP phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai phía màng
của màng tilacoit ( bên ngoài thấp, bên trong cao). Khi bổ sung thêm vào dung dịch một
hợp chất khiến cho màng tilacoit tăng tính thấm tự do với các ion H+( H+ đi từ trong ra
ngoài ) sẽ làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ giữa hai phía của màng nên tốc độ tổng
hợp ATP sẽ chậm lại và cuối cùng thì dừng lại.
- Hợp chất cho thêm vào đã không cho phép hình thành 1 gradien proton qua màng nên
ATP – syntaza không thể xúc tác để tạo ATP.
2) ( 0,75 điểm )
- Ở ty thể : H+ khuếch tán qua ATP syntaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty thể, cứ 2
ion H+ qua màng tổng hợp 1 ATP.
- Ở lục lạp : H+ khuếch tán từ xoang tilacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion H+ qua màng tổng
hợp 1 ATP.
Câu 4 : Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào - dị hóa ( 2 điểm )
1) Tại sao nói axitpyruvic và axetyl coenzym A được xem là sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này.
2) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì
ở các tế bào cơ của người, vốn là loại tế bào rất cần nhiều ATP?
3) Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng
đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều
ATP hơn?
4) Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu trình
này?
HDC
1) ( 0,5 điểm )
* Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3C có mặt ở
tế bào chất .
- Axetyl coenzym A có hai cacbon sản sinh từ axit pyruvic loại đi 1 phân tử CO2.Sản
phẩm này có mặt ở trong ty thể.
- Từ axit pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá ( kết hợp với NH3 ) tạo
axitamin .Axit pyruvic chuyển hoá thành đường glucozơ ( do enzym của quá trình
đường phân tham gia)
- Axetyl coenzym A có thể tái tổng hợp axit béo ,Axetyl coenzym A tham gia vào chu
trình Kreps tạo các sản phẩm trung gian ,hình thành các chất hữu cơ khác nhau
- Các sản phẩm trung gian tiếp tục loại thải H+ và điện tử trong dãy hô hấp để tạo ATP
trong ty thể.
2) ( 0,5 điểm )
*Vì không tiêu tốn oxi. Khi cơ thể vận động mạnh các tế bào cơ co cùng một lúc thì hệ
tuần hoàn chưa cung cấp đủ lượng oxi cho hô hấp hiếu khí, khi đó giải pháp tối ưu là hô
hấp kị khí, kịp đáp ứng ATP mà không cần oxi (0. 5điểm)
3) ( 0,5 điểm )
* Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu là từ các axit béo. (1điểm)
Axit béo có tỉ lệ oxi/ cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ. Vì vậy, ,khi hô hấp
hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi hoạt động mạnh
lượng oxi mang tới tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn  mặc
dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mõ trong
trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ.
4) ( 0,5 điểm )
*Các giai đoạn của chu trình Crep:
Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền của ti thể.
Tại đây 2 phân tử axit piruvic bị oxi hóa thành axêtil côenzim A giải phóng 2 CO2và 2
NADH. Axêtil côenzim A đi vào chu trình Crep với 5 giai đoạn:
-Từ axêtil côenzimA kết hợp với ôxalôaxêtic để tạo axit xitric có 6C
- Từ axit xitric có 6C qua 3 phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo ra 1 NADH cùng
với1axitxêtôglutaric(5C)
- Từ axit xêtôglutaric (5C) loại 1 CO2và tạo ra 1 NADH cùng với axit 4C
- Từ axit 4C qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH2
- Cuối cùng qua 2 phản ứng để tạo được 1 NADH và giải phóng ôxalôaxêtic (4C)
Cứ 1 phân tử axêtil côenzimA đi vào chu trình Crep cho được 3 phân tử NADH + 1ATP +
1 phân tử FADH2 + 2 phân tử CO2
* Ý nghĩa của chu trình Crep
Thông qua chu trình Crep phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một phần tích lũy
trong ATP, một phần tạo nhiệt cho tế bào. Tạo ra nhiều NADH và FADH2 đóng vai trò
dự trữ năng lượng cho tế bào. Tạo nguồn cacbon cho các quá trình tổng hợp. Có rất
nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các quá trình chuyển hóa.
Câu 5 : Truyền tin tế bào ( 2 điểm )
1) Chất adrenalin gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicogen thành
glucozơ, nhưng khi tiêm adrenalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a) Tại sao có hiện tượng trên ?
b) Trong con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glicogen, chất
AMP vòng ( cAMP) có vai trò gì?
c) Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glicogen .
2) Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di
chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế
bào đã được biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển
đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng?

HDC
1) ( 1 điểm )
a) - Adrenalin tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng, phức
hệ ( adrenalin/thụ thể ) hoạt hóa protein G , protein G hoạt hóa enzym enzym adenylat
cyclaza, enzym này phân giải ATP -> AMP vòng ( cAMP).
- cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hóa
enzym glicogen photphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicogen thành glucozơ.
Tiêm Adrenalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng.
b) cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym photphorylaza
phân giải glycogen thành glucozơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin : 1 phân tử
Adrenalin -> 104 phân tử cAMP -> 108 phân tử glucozơ.
c) Ađrenalin -> thụ thể màng -> Protein G -> enzym ađênylat cyclaza -> cAMP -> các
kinaza -> glicogen phosphorylaza -> ( glicogen -> glucozơ )
2) ( 1 điểm )
- Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào có được là do một số gen nhất định
trong hệ gen của tế bào đó được hoạt hoá trong khi các gen còn lại bị đóng.
- Việc hoạt hoá những gen này một phần phụ thuộc vào tín hiệu đến từ bên ngoài (các
tín hiệu tiết ra từ các tế bào lân cận).
- Khi đến nơi mới, các tế bào phôi nhận được các tín hiệu hoạt hoá gen tiết ra từ các tế
bào nơi nó định cư sẽ hoạt hoá những gen thích hợp đặc trưng cho loại tế bào của mô
đó.
- Các tín hiệu từ bên ngoài có thể hoạt hoá các gen theo cách: Tín hiệu liên kết với thụ
thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế bào chất sau đó đi vào nhân
hoạt hoá các gen nhất định như những yếu tố phiên mã.
- Hoặc tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ thể trong tế bào
chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với promoter như một yếu tố phiên mã
làm hoạt hoá gen.
Câu 6: Phân bào ( 2 điểm )
1) Giải thích vì sao sự phân bào của vi khuẩn không cần hình thành thoi tơ vô sắc còn sự
phân bào của tế bào nhân thực cần thoi vô sắc ?
2) Trong quá trình phân bào nguyên phân, hãy cho biết ý nghĩa của hiện tượng sau :
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối .
3) Các nhiễm sắc tử dính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau trong giảm
phân II và trong nguyên phân như thế nào ?Tại sao cohensin ở tâm động không bị phân
hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra vào cuối kỳ giữa của giảm phân I ?
HDC
1) ( 0,5 điểm )
* Tế bào vi khuẩn không cần có sự hình thành thoi vô sắc là vì :
- Tế bào vi khuẩn có mezoxôm ( là cấu trúc được hình thành do màng sinh chất gấp khúc
tạo nên ). Phân tử ADN dạng vòng của vi khuẩn bám lên mezoxom và khi tế bào phân
chia thì mezoxom này giãn ra và kéo ADN về hai cực của tế bào.
- Tế bào vi khuẩn có bộ NST là một phân tử ADN trần, kép , vòng. Chính vì vậy, khi phân
bào thì phân tử ADN này nhân đôi và tách ra và hướng về hai cực của tế bào để hình
thành hai tế bào con.
* Tế bào nhân thực cần có sự hình thành thoi vô sắc là vì :
- Tế bào nhân thực có bộ NST gồm nhiều NST và cấu trúc phức tạp.Chính vì vậy cần phải
có thoi vô sắc để kéo NST tiến về hai cực của tế bào.Giúp cho quá trình phân chia NST
cho các tế bào con một cách đồng đều.
- Tế bào nhân thực có kích thước lớn và có nhiều bào quan nên cần phải có thoi vô sắc để
phân chia NST được đồng đều.
2) ( 0,75 điểm )
a) NST đóng xoắn cực đại vào kì giữa và tháo xoắn tối đa vào kì cuối có ý nghĩa :
- Vào kỳ sau, NST trượt về hai cực tế bào. Vì vậy sự đóng xoắn cực đại của NST vào kỳ
giữa sẽ giúp cho quá trình phân li của NST về hai cực của tế bào được thuận lợi .
- Vào kỳ cuối, NST tháo xoắn cực đại là để thực hiện chức năng .Khi tháo xoắn ,các
enzym mới tiếp xúc được với phân tử ADN để thực hiện chức năng sinh học phiên mã
và tái bản.
b) Màng nhân biến mất vào kỳ đầu và xuất hiện trở lại vào kỳ cuối có ý nghĩa :
- Sự biến mất của màng nhân là để giải phóng NST vào tế bào chất để NST tiếp xúc trực
tiếp với thoi tơ vô sắc và thực hiện phân chia NST cho các tế bào con .
- Sự xuất hiện màng nhân vào kỳ cuối là để bảo quản NST trước các tác nhân của môi
trường và để điều hòa hoạt động của các gen trên NST .
3) ( 0,75 điểm )
- Các nhiễm sắc tử được gắn với nhau dọc theo chiều dài của chúng bằng các phức protein
được gọi là cohensin.
- Trong nguyên phân, sự gắn kết này kéo dài tới tận cuối kỳ giữa, khi enzym phân hủy
cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cựa đối lập của tế bào.
- Trong giảm phân ,sự gắn kết các nhiễm sắc tử được giải phóng qua hai bước :
+ Trong kỳ sau I,cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các NST tương đồng tách nhau
ra .
+ Trong kỳ sau II , cohensin được loại bỏ ở tâm động cho phép các NST tử tách rời nhau
ra
+ Cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào cuối
kỳ giữa I vì có protein shugoshin bảo vệ cohensin khỏi bị phân hủy ở tâm động.
Câu 7 : Cấu trúc và chuyển hóa vật chất của VSV ( 2 điểm )
1) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai
bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền
phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm
men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC
trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục
(120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô
hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích.
2) Nitrogenaza là hệ enzim cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số nhóm vi sinh vật
cố định N2. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực hiện cố
định N2 ở các loại vi khuẩn sau: Nostoc (1 loại vi khuẩn lam), Azotobacter (vi khuẩn
hiếu khí sống tự do), Rhizobium (một loại vi khuẩn cộng sinh với cây bộ đậu)
HDC
1) ( 1 điểm )
* Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở bình B: Trong
bình A để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía
dưới sẽ có ít ôxi nên chủ yếu tiến hành lên men etylic, theo phương trình giản lược
sau: Glucôzơ →2etanol + 2CO2 + 2ATP. Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào
sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp, tạo ra nhiều etanol.
* Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình thí nghiệm
A: Do để trên máy lắc thì ôxi được hoà tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu
hô hấp hiếu khí theo phương trình giản lược như sau: Glucôzơ + 6O2 → 6H2O +
6CO2 + 38ATP. Nấm men có nhiều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện
nhiều tế bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều CO2.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên men, chất nhận
điện tử là chất hữu cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên men là
chất hữu cơ (trong trường hợp này là etanol), tạo ra ít ATP.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô hấp hiếu khí, do
lắc có nhiều ôxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền điện tử,
tạo ra nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
2) ( 1 điểm )
* Nostoc:
+ Có các dị bào nang (heterocyte), màng rất dày  ngăn không cho O2 xâm nhập vào 
thực hiện cố định đạm.
+ Dị bào nang không xảy ra PSII của pha sáng quang hợp  không giải phóng O2
+ Nostoc có các không bào khí  chìm hoặc nổi để tránh nơi có nhiều O2 hoặc tìm nơi có
ánh sáng.
* Azotobacter:
+ Tế bào có màng dày  ngăn không cho O2 vào ồ ạt.
+ Màng sinh chất hình thành nếp gấp  tạo túi  nitrogenaza hoạt động trong đó
+ Túi có enzim hydrogenaza  xúc tác phản ứng H+ + O2  H2O  không ảnh hưởng đến
hoạt động của enzim cố định đạm.
* Rhizobium:
+ Vi khuẩn vào trong tế bào rễ cây  hình thành thể giả khuẩn: Bacterioid, thể giả khuẩn
tiết hem; tế bào rễ cây tiết pr Noduline.
+ Noduline + Hem  leghemoglobin  hấp thụ O2 và giải phóng từ từ cho thể giả khuẩn
hoạt động cố định đạm và hô hấp.
Câu 8 : Sinh trưởng – sinh sản của VSV ( 2 điểm )
1) a) Nhân tố sinh trưởng là gì ? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết
dưỡng ?
b) Tại sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực
phẩm ?Lấy vi dụ minh họa ?
2) Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong các pha
khác nhau khi nuôi trong môi trường nuôi cấy không liên tục. Giải thích tại sao người ta
lại phải nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường này.
HDC
1) ( 1,25 điểm )
a) Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng
vi sinh vật không tự tổng hợp được . Vì vậy, để sinh trưởng thì các vi sinh vật này cần
được cung cấp những chất hữu cơ đó.
- Vi sinh vật nguyên dưỡng : là những vi sinh vật sinh trưởng được trong môi trường tối
thiểu không cần nhân tố sinh trưởng .
- Vi sinh vật khuyết dưỡng : ngoài môi trường tối cần bổ sung nhân tố sinh trưởng cần
thiết mới phát được.
b) Vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm :
* Nguyên tắc :
+ VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng .
+ Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng
-> Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm,
nếu hàm lượng chất đó càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh -> người ta dựa vào số
lượng VSV so với số lượng VSV sinh trưởng trong môi trường chuẩn ( đối chứng) với
hàm lượng chất kiểm định được xác định -> từ đó có thể xác định được hàm lượng chất
đó trong thực phẩm.
* Ví dụ : Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng vi sinh vật
khuyết dưỡng với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm sau đó xác
định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy -> đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng
độ riboflavin trong thực phẩm -> có thể sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng để xem
xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm ( hoặc các chất có hại trong thực phẩm
).
2) ( 0,75 điểm )
* Nguyên nhân :
- Pha tiềm phát : VSV nuôi cấy phải trải qua một giai đoạn cảm ứng thích nghi với môi
trường , VSV phải tổng hợp ra những loại enzym để phân giải các chất dinh dưỡng
trong môi trường nên số lượng cá thể của quần thể hầu như không tăng.
- Pha lũy thừa : các tế bào VSV đã đồng bộ hóa về hình thái ; sinh lý ; môi trường sống
thuận lợi. VSV phân chia nhanh số lượng tăng theo cấp số mũ , tốc độ phân chia không
thay đổi.
- Pha cân bằng : môi trường thiếu chất dinh dưỡng và bị ô nhiễm do các sản phẩm sinh ra
từ chuyển hóa . Số lượng cá thể sinh ra đủ bù cho số lượng các thể chết đi.
- Pha suy vong : nguồn dinh dưỡng trong môi trường đã cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng nên vi
sinh vật bị chết hoặc hết nội bào tử dẫn đến suy vong quần thể
* Giải thích :
Nuôi cấy VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục để xác định thời gian phát triển
của mỗi giai đoạn từ đó người ta có thể xác định thời điểm thu nhận sinh khối vi sinh
vật là hiệu quả nhất trong nuôi cấy liên tục.

Câu 9 : Vi rut ( 2 điểm )


1) Hãy nêu cơ chế hình thành lớp vỏ ngoài của một số virut ở người và
vai trò của lớp vỏ này đối với virut. Các loại virut có thể gây bệnh cho
người bằng những cách nào?
2) Giải thích tại sao virut cúm lại có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng
vacxin cúm của năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm
sau có được không? Giải thích.
HDC
1) ( 1 điểm )
* Nguồn gốc của lớp màng (vỏ ngoài) của virut tuỳ thuộc vào loài virut, có thể từ
màng ngoài của tế bào hoặc màng nhân hoặc mạng lưới nội chất. Màng bọc của
virut đã bị biến đổi so với màng của tế bào chủ do một số protein của tế bào chủ sẽ
bị thay thế bởi một số protein
của chính virut, các protein này được tổng hợp trong tế bào chủ nhờ hệ gen của
virut.
* Lớp màng có chức năng bảo vệ virut khỏi bị tấn công bởi các enzim và các chất
hoá học khác khi nó tấn công vào tế bào cơ thể người (VD: nhờ có lớp màng mà
virut bại liệt khi ở trong đường ruột của người chúng không bị enzim của hệ tiêu
hoá phá huỷ.)
* Lớp màng giúp cho virut nhận biết tế bào chủ thông qua các thụ thể đặc hiệu nhờ
đó mà chúng lại tấn công sang các tế bào khác.
* Gây đột biến, phá huỷ tế bào làm tổn thương các mô và gây sốt cao...
2) ( 1 điểm )
* Vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân bản nhờ
ARN polimeraza phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn để tổng hợp nên ADN- còn
gọi là sao chép ngược).
* Enzim sao chép ngược này không có khả năng tự sửa chữa nên vật chất di truyền
của virut rất dễ bị đột biến.
* Cần phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra. Nếu
chủng virut vẫn trùng hợp với chủng của năm trước thì không cần đổi vacxin.
* Nếu xuất hiện các chủng đột biến mới thì phải dùng vacxin mới. VD: Năm trước
là virut H5N1 năm sau là H1N1 thì đương nhiên năm sau phải dùng vacxin để chống
virut H1N1.
Câu 10 : Bệnh truyền nhiễm – miễn dịch ( 2 điểm )
Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ trợ trong
đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người.
HDC
* (0,5 điểm )
Tế bào T độc tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bằng cách tiêu diệt
các tế và tác nhân lạ lây nhiễn như vi khuẩn, vi rut cũng như cũng có thể tiêu diệt một
số tế bào ung thư ở người .
* ( 0,75 điểm )
Tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào trình diện kháng nguyên sẽ
- Tiết ra một số chất như cytokin, interferon ...kích hoạt T độc và hệ thống miễn
dịch
- Tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển thành tương bào sản xuất kháng thể và tế
bào nhớ B; kích hoạt tế bào T chuyển thành tế bào T độc mang thụ thể tế bào T và tế
bào nhớ T .
* ( 0,75 điểm )
Tế bào lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể bằng cách sản xuất các kháng thể
đặc hiệu kháng nguyên. Tế bào lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào nhờ có thụ
thể tế bào T đặc hiệu kháng nguyên liên kết trên màng tế bào .

============================================================
=====================

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH


VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG KHỐI 10 - Năm 2019
BẮC BỘ Thời gian làm bài: 180 phút
TRƯỜNG P.T VÙNG CAO VIỆT BẮC (Đáp án này có 12 trang, gồm 10
ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT câu)
-------------------
Câu 1 (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. Tính chất song song và ngược chiều trong cấu trúc hai mạch đơn của chuỗi xoắn
kép ADN được thể hiện như thế nào? Tính chất đó chi phối đến hoạt động di
truyền như thế nào?
2. Phân tử Ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin, có 4 cầu đisulfua.
Ở pH = 7, t 0 =37 0 C, dùng β-mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và ure để
phá vỡ các liên kết khác. Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu
thẩm tích dung dịch này để loại β-mecaptoetanol và ure, hoạt độ enzim tăng dần
đến phục hồi hoàn toàn. Nếu oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có
ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục hồi 1%. Hãy giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câ Ý Nội dung Điểm
u
1 1 - Tính chất song song: Các nucleotit trên hai mạch của 0,25
phân tử ADN liên kết theo nguyên tắc bổ sung, A liên
kết với T bằng hai liên kết hidro; G liên kết X bằng ba
liên kết hidro, hai mạch ADN xoắn song song và cách
đều nhau. 0,25
- Tính chất ngược chiều: Một mạch có chiều 3‘-5‘, một
mạch có chiều 5‘-3‘.
- Trong hoạt động di truyền:
+ Trong nhân đôi ADN: Mạch mới được tổng hợp từ 0,5
mạch khuôn có chiều 3‘-5‘ tổng hợp mạch mới liên tục
theo chiều 5‘-3‘; mạch mới được tổng hợp từ mạch
khuôn theo chiều 5‘-3‘ được tổng hợp gián đoạn theo
chiều 5‘-3‘.
+ Trong phiên mã: Mạch gốc có chiều 3‘-5‘ thực hiện
phiên mã tổng hợp mARN có chiều 5‘-3‘
+ Trong dịch mã: Bộ ba đối mã trên tARN có chiều 3‘-5‘
khớp với bộ ba mã sao trên mARN có chiều 5‘-3‘ dịch
thành axit amin trong chuỗi polipeptit.

2 2. Phân tử ribonucleaza
- Phân tử ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit
amin, có 4 cầu đisulfua, dùng β-mecaptoetanol dư để
khử 4 cầu đisulfua và ure để phá vỡ các liên kết khác 0,5
do vậy phân tử ribonucleaza mất cấu trúc không gian
(biến tính) nên enzim mất hoạt tính.
- Kết quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu
thẩm tích dung dịch này để loại β-mecaptoetanol và
ure, hoạt độ enzim tăng dần đến phục hồi hoàn toàn và 0,25
do loại bỏ tác nhân biến tính vì vậy phân tử
ribonucleaza, không khôi phục được cấu trúc, do vậy
enzim không có chức năng xúc tác.
- Oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có ure 0,25
rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục hồi
1%, vì trong điều kiện phục hồi cầu -S-S theo nhiều
cách khác nhau, trong đó chỉ có một cách giống với
cách ban đầu

Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào


1. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát của tế bào, chúng tiến hành phân
chia liên tục tạo các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người ta thường dùng
vinblastine hay vincristine (chiết xuất từ cây dừa cạn) để
gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên, các thuốc trên đều có tác dụng
phụ như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, rụng
tóc, nôn mửa liên tục. Hãy nêu nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ đó.
2. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng
khoảng thời gian người tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế
bào hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng
chất X đi vào tế bào teo thời gian cũng gia tăng. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích
cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào.
Hướng dẫn chấm bào 0,25
- Điều này thể hiện ở chỗ pH của môi trường bên ngoài cũng
tăng lên cùng với sự gia tăng lương chất X được vận
chuyển vào trong tế bào. 0,25
- Sự gia tăng của pH đồng nghĩa với sự sụt giảm về nồng độ
ion H +. 0,25
- Như vậy các tế bào trong cây cần phải bơm H + ra bên
ngoài tế bào để làm gia tăng nồng độ H + bên ngoài tế bào.
Sau đó H + khuếch tán qua kênh trên màng cùng với chất
X vào trong tế bào (cơ chế đồng vận chuyển)
Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Đồng hóa
1. Thế nào là điều hòa dị lập thể? Giải thích cách thức điều hòa dị lập thể của
enzyme.
2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật.
Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này
được thực hiện theo cơ chế nào?
Hướng dẫn chấm
Câ Ý Nội dung Điểm
u
3 1 - Khái niệm điều hòa dị lập thể là thuật ngữ mô tả trường 0,5
hợp chức năng của một protein sẽ bị thay đổi, khi có
một chất liên kết vào vị trí nhất định của một protein
làm ảnh hưởng đến khả năng liên kết của protein đó ở
một vị trí khác với phân tử khác.
- Enzyme được điều hòa kiểu dị lập thể thường được cấu 0,25
tạo từ nhiều tiểu đơn vị, mỗi tiểu đơn vị có trung tâm
hoạt động riêng. Toàn bộ phức hệ enzyme luôn dao
động giữa hai trạng thái hoạt động và không hoạt động.
- Khi chất ức chế liên kết vào vị trí dị lập thể của một tiểu
đơn vị, khiến trung tâm hoạt động của tiểu đơn vị này
cũng như trung tâm hoạt động của tất cả các tiểu đơn vị 0,25
trong phức hệ enzyme bị khóa ở dạng bất hoạt. Ngược
lại, khi có chất hoạt hóa liên kết vào vị trí dị lập thể sẽ
làm cho các tiểu đơn vị được cố định ở trạng thái hoạt
động sẵn sàng liên kết với cơ chất.
2
- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của
điện tử giàu năng lượng như sau: từ P700 → chất nhận 0,5
sơ cấp → ferredoxin (Fd)→ phức hệ cytochrome →
plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử
vòng vẫn được thực hiện theo cơ chế hóa thẩm: Do sự 0,25
xuất hiện gradient proton ở hai phía của màng thylacoid
đã kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang
trong thylacoid ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP
được tổng hợp nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức 0,25
hệ plastoquinon (Pq) bơm H + từ ngoài màng
Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Dị hóa
Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường
sục khí oxi, rồi sau đó được chuyển nhanh
sang điều kiện thiếu oxi. Nồng độ của 3 chất:
glucose-6-phosphate, axit lactic và fructose-
1,6–diphosphate được đo ngay sau khi loại bỏ
oxi khỏi môi trường nuôi cấy và được biểu diễn
ở đồ thị hình bên. Hãy ghép các đường cong 1, 2,
3 trên đồ thị phù hợp với sự thay đổi nồng độ 3
chất trên. Giải thích.
Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điểm


u
4 Tế bào cơ được nuôi cấy trong môi trường sục khí oxy, rồi 0,5
sau đó được chuyển nhanh sang điều kiện thiếu oxy thì tế
bào sẽ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men. Quá trình
này không có chu trình crep và chuỗi chuyền electron
nên lượng ATP bị giảm mạnh, ATP chỉ được hình thành
qua đường phân nhờ photphorin hóa mức cơ chất.
- Đường cong số 1: tăng nhanh trong 0,5 phút đầu sau đó 0,5
không đổi chứng tỏ đây là sự thay đổi nồng độ của axit
lactic vì khi tế bào cơ chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên
men thì axit piruvic tạo ra do đường phân sẽ được chuyển
thành axit lactic làm cho lượng axit lactic tăng dần lên.
Axit lactic xuất hiện ngay từ phút số 0 chứng tỏ ngay từ
đầu tế bào cơ đã thực hiện quá trình lên men. 0,5
- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo -
1,6 –diphotphat vì trong 0,5 phút đầu đổi nồng độ
fructozo - 1,6 –diphotphat tăng lên do glucozo-6-
photphat chuyển thành nhưng từ phút thứ 0,5 khi lượng
glucozo-6-photphat giảm mạnh sẽ không glucozo-6-
photphat thành fructozo - 1,6 – diphotphat. 0,5
- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của
glucozo-6-photphat vì lượng ATP giảm mạnh dẫn tới quá
trình photphorin hóa glucozo thành glucozo-6-photphat
bị giảm nhanh so với khi tế bào còn hô hấp hiếu khí,
thêm vào đó glucozo-6-photphat vẫn chuyển thành
fructozo - 1,6 –diphotphat

Câu 5: (2 điểm) ( Truyền tin + Phương án thực hành)


Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác dụng kích
thích phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat bằng cách hoạt hóa enzim
glycogen photphorylaza có trong bào tương của tế bào.
1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào của quá trình truyền
tin bắt đầu từ epinephrine?
2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và glycogen photphorylaza
đựng trong ống nghiệm thì glucozơ-1-photphat có được tạo thành không? Vì sao?
Hướng dẫn chấm
Câu Ý Nội dung Điểm
5 1 1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn 0,5
thứ 3 của quá trình truyền tin bắt đầu từ epinephrine.
+ GĐ1: Epinephrine gắn với thụ thể trên màng tế bào.
+ GĐ2: Thông tin được truyền vào trong tế bào.
+ GĐ3: Giai đoạn đáp ứng. Enzim glycogen photphorylaza 0,5
hoạt động để phân giải glycogen thành glucozơ-1-
photphat.
2. - Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen 0,5
và glycogen photphorylaza đựng trong ống nghiệm thì
glucozơ-1-photphat không dược tạo ra.
- Giải thích: Enzim glycogen photphorylaza chỉ được hoạt
hóa sau khi epinephrine gắn với thụ thể trên màng tế bào 0,5
và gây ra quá trình truyền tin vào trong tế bào.
Trong ống nghiệm không có tế bào nên epinephrine không
hoạt hóa được enzim glycogen photphorylaza .
Câu 6: (2 Điểm) Phân bào
1. Cho các kiểu chu kỳ tế bào A, B, C và D khác nhau (như hình vẽ). Hãy cho biết
mỗi kiểu chu kỳ tương ứng với một trong bốn loại tế bào nào dưới đây? Giải thích.
Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát triển đến giai đoạn 64 tế bào.
Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi giấm Drosophila.
Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.

b.Muốn xác
định độ dài
thời gian
pha S trong
chu kỳ tế
bào, người ta sử dụng một chất được đánh dấu bằng tritium chất đó là chất nào?
Trình bày nguyên lý của phương pháp này?

Hướng dẫn chấm


Câu Ý Nội dung Điểm
6 1 Nhận biết 0,5
- Chu kỳ D - Loại 1: Tế bào biểu bì ở người.
- Chu kỳ A - Loại 2: Tế bào phôi loài nhím biển phát
triển đến giai đoạn 64 tế bào.
- Chu kỳ C - Loại 3: Tế bào tuyến nước bọt của ruồi
giấm Drosophila.
- Chu kỳ B - Loại 4: Hợp bào của mốc nhầy.
Giải thích
A- Không có G1 và G2, chỉ có pha S, M và phân chia
TBC - điều này phù hợp với sự phân cắt của hợp tử 0,25
khi đang di chuyển trong ống dẫn trứng (tăng số
lượng TB nhưng hầu như không tăng về kích thước
khối phôi để phôi di chuyển trong ống dẫn trứng
được dễ dàng)  ứng với TB phôi loài nhím biển
phát triển đến giai đoạn 64 tế bào 0,25
B- Không có phân chia TBC chỉ có nhân đôi và phân
chia nhân tạo ra tế bào có nhiều nhân ứng với kiểu
phân chia của mốc nhầy khi tạo hợp bào. 0,25

C- Không có pha M và phân chia TBC trong khi pha S


vẫn diễn ra bình thường do đó ADN được nhân đôi 0,25
nhiều lần tạo ra NST khổng lồ  ứng với TB tuyến
nước bọt ruồi giấm.
D- Nguyên phân với các giai đoạn diễn ra bình thường
G1- S - G2 - M - Phân chia TBC  ứng với kiểu
phân chia của TB điển hình  TB biểu bì ở người.
2 Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ
tế bào, người ta sử dụng một chất được đánh dấu
bằng tritium chất đó là :
- Chất chứa tritium là timin 0,25
- Nguyên lý của phương pháp đó
+ Cơ sở: Ở pha G của gian kỳ, tế bào sinh trưởng
mạnh ADN được phiên mã A,U,G,X được sử dụng
nhiều nhưng không dùng đến T. Pha S là giai đoạn 0,25
ADN tự nhân đôi cần A,T,G,X (không có U)
+ Phương pháp đo: ở tế bào trong môi trường có đầy
đủ chất dinh dưỡng trong đó Timin được đánh dấu
phóng xạ. Xác định khoảng thời gian tế bào hấp thụ
Timin do đó xác định được độ dài Pha S

Câu 7 ( 2 điểm) ( Cấu trúc chuyển hóa vật chất và năng lượng cuả VSV)
Sau đây là kết quả nuôi cấy hai chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường nuôi
cấy khác nhau:
A B C
Chủng I - + -
Chủng II - - +
Chủng I + Chủng + + +
II
A: môi trường tối thiểu (+): có mọc khuẩn lạc
B: A + biotin (-): không mọc khuẩn lạc
C: A + lizin
a. Nhận xét về nhu cầu dinh dưỡng của chủng I và chủng II với biotin và lizin.
Tên gọi kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng với mỗi chất?
b. Vì sao khi nuôi cấy chung, chủng I và chủng II đều mọc khuẩn lạc trên môi
trường tối thiểu?

Hướng dẫn chấm


Câu Ý Nội dung Điểm
7 1 - Chủng I: không thể sống được nếu thiếu 0,5
biotin  biotin là nhân tố sinh trưởng cho
chủng I  chủng I : đơn khuyết dưỡng
biotin 0,5
-Chủng II: không thể sống được nếu thiếu
lizin  lizin là nhân tố sinh trưởng cho
chủng II  Chủng II: đơn khuyết dưỡng
axit amin lizin
-Khi nuôi cấy chung trong môi trường tối thiếu 0,25
cả 2 chủng đều phát triển bình thường vì:
-Biotin là sản phẩm chuyển hóa của trao đổi 0,25
chất của chủng II, chúng lại được sử dụng
làm nhân tố sinh trưởng cho chủng I phát
triển 0,25
-Lizin là sản phẩm chuyển hóa trao đổi chất
của chủng I, chúng được sử dụng làm nhân 0,25
tố sinh trưởng cho chủng II phát triển
 Đồng sinh trưởng

Câu 8 (2,0 điểm) Sinh trưởng và sinh sản ở VSV


1. Khi E.Coli được nuôi trên môi trường chứa hỗn hợp
glucozơ và lactozơ, sự tăng trưởng của vi khuẩn
được ghi lại theo đồ thị bên. Căn cứ vào đồ thị, hãy
cho biết:
- Nồng độ glucôzơ trong môi trường nuôi cấy cao nhất
và thấp nhất ở thời điểm nào? Giải thích.
- Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì vi
khuẩn tiết ra enzym Galactosidaza. Giải thích.
2. Cho vi khuẩn phản nitrat hóa vào bình nuôi cấy đựng dung dịch KNO 3 , glucôzơ và
các nhân tố cần thiết cho sự sinh trưởng, sau đó đậy kín bình lại. Sau một thời
gian hãy nhận xét về sự biến đổi của hàm lượng ôxi, N2 và CO2. Giải thích.
Hướng dẫn chấm
Câ Ý Nội dung Điể
u m
8 1 - Nồng độ glucose cao nhất ở thời điểm bắt đầu nuôi cấy 0,25
(0phút) : khi đó vi khuẩn chưa sử dụng glucose.
- Nồng độ glucose thấp nhất ở khoảng thời gian 100 phút : 0,25
khi đó vi khuẩn sử dụng hết glucose
- Theo đồ thị thì ở khoảng sau phút thứ 100, nguồn dinh 0,5
dưỡng glucozo đã cạn kiệt vi khuẩn sử dụng lactozo, lúc
này enzym Glactosidaza được tiết ra.
2 - Nhận xét: Hàm lượng O2 giảm, hàm lượng N2 và CO2 tăng. 0,25
- Ban đầu vi khuẩn hô hấp hiếu khí nên sử dụng hết ôxi có
trong bình. 0,25
- Vi khuẩn chuyển sang hô hấp khị khí, sử dụng NO3- làm
chất nhận điện tử và giải phóng N2. 0,25
- Hô hấp hiếu khí và kị khí đều thải CO2.
0,25

Câu 9. ( 2 điểm ) ( Virut)


1. Mặc dù HIV và HBV (Vi rút viêm gan B) có vật chất di truyền là khác nhau,
nhưng sau khi xâm nhập vào tế bào người, chúng đều tổng hợp ADN để có thể cài
xen vào hệ gen của người. Hãy nêu những điểm giống nhau trong quá trình tổng
hợp ADN của chúng.
2. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và sống kí sinh trong một số loại tế bào
chủ nhất định, trong một số mô nhất định?
3. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật
mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước?
Hướng dẫn chấm

Câ Ý Nội dung Điểm


u

9 1 - Diễn ra trong tế bào chất.


0,5
- Sử dụng ARN của virut và enzim phiên mã ngược ADN 0,25
polymeraza phụ thuộc ARN của virut(reverse
trancriptase ) để tổng hợp ADN mạch kép. 0,25
- Sử dụng các nuclêôtit, ATP, các enzim khác của tế bào
chủ.
2 - Tính đặc hiệu: mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và kí 0,25
sinh trong một số loại tế bào chủ nhất định (thụ thể của
virut phải thích hợp với thụ thể của tế bào chủ).
- Tính hướng mô: một số virut chỉ có thể nhân lên trong tế 0,25
bào của một số mô nhất định.
3 Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm 0,5
vào tế bào thực vật bởi vì thành tế bào thực vật dày và
không có thụ thể.

Câu 10 (2,0 điểm ) (Bệnh truyền nhiễm + Miễn dịch)


1. Trình bày vai trò của các loại tế bào T độc, tế bào lympho B và T, tế bào T hỗ trợ
trong đáp ứng miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào ở người?
2. Trẻ em mới sinh thường được tiêm chủng ngay. Tuy nhiên, sau một thời gian phải
đi tiêm nhắc lại. Vì sao?
Hướng dẫn chấm

Ý Nội dung Điểm
u
1 - Tế bào T độc tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung 0.5
gian tế bào bằng cách tiêu diệt các tế bào và tác nhân lạ
lây nhiễm như vi khuẩn, virus…cũng như có thể tiêu
diệt một số tế bào ung thư của người.
- Tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào 0.25
trình diện kháng nguyên sẽ:
+Tiết 1 số chất như cytokin, interleukin, interferon…kích
hoạt T độc và hệ thống miễn dịch 0.25
+ Tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển (biệt hóa) thành
tương bào sản xuất kháng thể và tế bào nhớ B, kích hoạt
tế bào T chuyển (biệt hóa) thành tế bào T độc mang thụ
10 thể tế bào T và tế bào nhớ T( ngoài ra còn có tế bào ức
chế T)
2 -Tế bào lympho B tham gia đáp ứng miễn dịch dịch thể
bằng cách sản xuất các kháng thể đặc hiệu kháng 0.5
nguyên.Tế bào Lympho T tham gia đáp ứng miễn dịch tế
bào nhờ có thụ thể tế bào T đặc hiệu kháng nguyên liên
kết trên màng tế bào. 0.5

Sau sinh một thời gian, lượng kháng thể mẹ truyền cho đã
giảm và hệ miễn dịch của con đã hoàn thiện hơn, cần
tiêm chủng nhắc lại để tự cơ thể trẻ tổng hợp nên kháng
thể và tế bào nhớ.

Người ra đề: Ma Thị Thu Lệ - SĐT: 0989.953.351


Người phản biện đề: Bùi Thị Thu Thủy - SĐT: 0984.883.775

Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương


ĐÁP ÁN ĐỀ GIỚI THIỆU MÔN SINH HỌC 10
Chọn học sinh giỏi Duyên Hải Bắc Bộ)
a) Câu 1(2 điểm) Phân biệt 3 cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có thể phục hồi
và cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào động học enzim.
b) Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không
gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền, người ta
tạo được 2 phân tử protein đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược
chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính
giống nhau không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
a) Ba cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có thể phục hồi và cách nhận biết: `
- Ức chế cạnh tranh: Chất ức chế liên kết vào trung tâm hoạt động (TTHĐ) của enzyme (cạnh
tranh với cơ chất).(0,25)
Nhận biết : KM tăng (ái lực giảm) và Vmax không đổi. (0,25)
- Ức chế không cạnh tranh: Chất ức chế liên kết với phức hợp enzim-cơ chất (không phải enzim
tự do) ở vị trí khác TTHĐ, ảnh hưởng đến TTHĐ dẫn đến giảm hoạt tính xúc tác của enzim.
(0,25)
Nhận biết : KM không thay đổi và Vmax giảm.(0,25)
- Ức chế kiểu hỗn hợp: Chất ức chế đồng thời liên kết được vào cả TTHĐ và vào vị trí khác
(enzim tự do và phức hợp enzim-cơ chất).(0,25)
Nhận biết: đồng thời KM tăng (hoặc ái lực giảm) và Vmax giảm.(0,25)
b)Không. Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; hai chuỗi polipeptit dù có
trình tự giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có các gốc R hướng về các phía khác nhau và vì vậy
sẽ có cấu trúc bậc 2, 3 và 4 hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt tính của protein nhiều khả năng
bị thay đổi hoặc mất.
Câu 2(2 điểm)
Protein kinase 2 phụ thuộc cyclin (Cdk2, cyclin-dependent protein kinase 2) tham gia
kiểm soát chu kỳ tế bào ở động vật có vú. Cdk2 có thể tạo phức hợp với cyclin A và có
thể được phosphoryl hóa bởi một protein kinase khác. Để xác định vai trò của cyclin A
và sự phosphoryl hóa đối với chức năng của Cdk2, người ta tinh sạch dạng không
phosphoryl hoá (Cdk2) và phosphoryl hoá (P-Cdk2). Sau đó, trộn mỗi dạng với cyclin
A theo các cách khác nhau và với 32P-ATP rồi tiến hành thử nghiệm sự phosphoryl hóa
trên cơ chất histone H1. Kết quả được trình bày ở hình bên. Lượng phosphate phóng xạ
gắn với histone H1 đo được ở làn điện di 1 và 3 lần lượt bằng 3% và 2% so với làn 5.
Kết quả xác định hằng số phân ly (Kd) của hai dạng Cdk2 và P-Cdk2 với ATP, ADP,
cyclin A và histone H1 được thể hiện ở bảng dưới đây.
Kd (μM)
Thành phần
ATP ADP Cyclin A Cơ chất histone H1
Cdk2 0,25 1,4 0,05 Không phát hiện
P-Cdk2 0,12 6,7 0,05 100
Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 1,0
P-Cdk2 + Cyclin A ~ ~ ~ 0,7
(~ : không có dữ liệu)
a) Từ kết quả thí nghiệm, Cdk2 cần những điều kiện gì để phosphoryl hoá hiệu quả
histone H1? Những điều kiện này có tác động như thế nào đối với hoạt động
phosphoryl hóa của Cdk2? Giải thích.
b) Nồng độ ATP và ADP trong tế bào bình thường trong khoảng từ 0,1 đến 1,0 mM. Giả
thiết sự liên kết của cyclin A với Cdk2 hoặc P-Cdk2 không làm thay đổi ái lực của mỗi
dạng này đối với ATP và ADP. Sự thay đổi ái lực của hai dạng (Cdk2 và P-Cdk2) đối
với ATP và ADP trong thí nghiệm trên ảnh hưởng thế nào đến hoạt động phosphoryl
hóa histone H1 của Cdk2? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a) Cyclin A (sự liên kết với cyclin A) và sự phosphoryl hoá Cdk2 là những điều kiện cần thiết cho
Cdk2 phosphoryl hoá hiệu quả histone H1. (0,25)
Theo hình đã cho, khi thiếu cyclin A (làn 1) hay sự phosphoryl hoá Cdk2 (làn 3) lượng
histone H1 được phosphoryl hoá đều rất thấp. Một mình Cdk2 (làn 2) hay cyclin A (làn 4) không
gây ra sự phosphoryl hóa histone H1. (0,25 điểm)
Sự phosphoryl hoá Cdk2 có tác dụng tăng cường hoạt tính protein kinase của nó để phosphoryl
hoá histone H1, cyclin A tăng cường sự liên kết của Cdk2 với histone H1. (0,25 điểm)
Theo hình đã cho, P-Cdk2 tăng cường hoạt tính phosphoryl hóa histone H1 (làn 5) so với Cdk2
(làn 3). (0,25)
Theo bảng, cyclin A liên kết chặt với cả hai dạng của Cdk2 (K d = 0,05). Khi thiếu cyclin A, P-
Cdk2 liên kết yếu với histone H1 (Kd = 100). Khi có cyclin A, nó tăng ái lực của P-Cdk2 với
histone H1 lên rất nhiều (Kd = 0,7, tăng hơn 100 lần). (0,25 điểm)
b) Sự thay đổi ái lực của hai dạng (Cdk2 và P-Cdk2) với ATP và ADP không ảnh hưởng đến
chức năng của Cdk2. (0,25 điểm)
Vì nồng độ ATP và ADP trong tế bào cao hơn rất nhiều so với hằng số phân ly đo được nên vị
trí gắn với ATP gần như bão hoà bất kể trạng thái phosphoryl hoá của Cdk2. ADP có ái lực với
Cdk2 và P-Cdk2 thấp hơn rõ rệt (từ 5 đến 50 lần) so với ATP nên không ảnh hưởng đến sự liên
kết của Cdk2 và P-Cdk2 với ATP.(0,5)
Câu 3( 2 điểm)
Tảo đơn bào Chlorella được dùng để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp
chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường
nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một lượng
CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO 2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị
tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét
đứt ở Hình C8.1).
- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một
lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt trên
Hình C8.2), không bổ sung thêm bất kỳ nguồn CO2 nào.

Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2


Tín hiệu phóng xạ (dpm)

Tín hiệu phóng xạ (dpm)

CO2, sáng 14CO ,


2 tối 14CO ,
2 sáng Sáng

Y
X
Y X
0 0

Thời gian Thời gian

(dpm: số lần nhấp nháy của tín hiệu phóng xạ/phút)


Hình C8.1 Hình C8.2
a) Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích.
b) Nồng độ chất Y thay đổi như thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm
1?
c) Tại sao tín hiệu phóng xạ của chất X luôn lớn hơn Y trong điều kiện có cả ánh sáng và
14
CO2 ở thí nghiệm 2?
Hướng dẫn chấm:
a) Chất X là axit phosphoglyceric (APG hoặc 3- phosphoglycerate)(0,25)
Chất Y là ribulose 1,5-bisphosphate (RuPB hoặc ribulose 1,5-diphosphate) (0,25 điểm)
- Giải thích:
+ Ở thí nghiệm 1: Khi 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi sẽ xảy ra phản ứng cacboxy hóa
ribulose 1,5-bisphosphate (RuBP) và tạo thành axit phosphoglyceric (APG chứa 14C). Mặt
khác, do không có ánh sáng nên pha sáng không xảy ra, không có sự cung cấp ATP và
NADPH dẫn đến APG không bị chuyển hóa thành các chất khác trong chu trình Canvin dẫn
đến chất này sẽ bị tích lũy làm tăng tín hiệu phóng xạ, tương ứng với chất X trong trên hình 1.
Vậy, X là axit phosphoglyceric. (0,5 điểm)
14
+ Ở thí nghiệm 2: Khi CO2 bị tiêu thụ hết, phản ứng chuyển hóa RuBP thành APG bị dừng lại,
gây tích lũy RuBP (chứa 14C). Mặt khác, trong điều kiện có ánh sáng, pha sáng cung cấp ATP
và NADPH cho các phản ứng chuyển hóa APG (chứa 14C) theo chu trình Canvin và tái tạo
RuBP. Từ hai điều này cho thấy RuBP đánh dấu phóng xạ tăng lên, tương ứng với chất Y trên
hình 2. Vậy, Y là ribulose 1,5-bisphosphate. (0,5 điểm)
b) Nồng độ của chất Y (RuBP) không đánh dấu phóng xạ giảm khi sau tắt ánh sáng. Còn chất Y
không đánh dấu phóng xạ không được sinh ra nên không có sự thay đổi.
(0,25 điểm)
14
c) Trong điều kiện có ánh sáng và CO2, tảo sẽ thực hiện cả pha sáng và pha tối của quang hợp
làm tăng lượng APG và RuBP có đánh dấu phóng xạ. Chỉ có 5/6 AlPG sinh ra từ APG sẽ được
dùng để tái tạo RuBP. Do đó, tín hiệu của APG luôn lớn hơn RuBP trong điều kiện này. (0,25)
câu 4(2 điểm)
Khả năng hấp thu saccarôzơ của một chủng vi khuẩn sống ở biển được xác định bằng
việc nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường có saccarôzơ (là nguồn cacbon duy
nhất) được đánh dấu phóng xạ l4C trong thời gian ngắn. Sau đó, các tế bào được thu, rửa
và đo sự có mặt cùa saccarozo đã được đánh dấu phóng xạ 14C. Sự hấp thu saccarôzơ
theo thời gian được đo ở các môi trường có bổ sung Na+, K+; Lí+; Na+ và chất X (chất ức
chế tạo građien H+). Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thu saccarôzơ của các tế bào vi
khuẩn này được thể hiện ở bảng dưới đây.

a) Vẽ đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ giữa khả năng hấp thu saccarozơ theo của tế bào vi
khuẩn ở các môi trường trên.
b) Hãy cho biết sự hấp thu saccarôzơ ở vi khuẩn trên đựơc thực hiện the0 cơ chế nào?
Giải thích?
c) Giải thích tác động của K , Li+ lên sự hấp thu saccarôzơ
hướng dẫn chấm
a) 0,5)
Vẽ và chú thích đầy đủ các trục tung, hoành và tọa độ.

Thời gian (phút)

b)- Sự hấp thụ saccarôzơ được thực hiện theo cơ chế đồng vận chuyển (Na/
saccarôzơ).(0,25)
- Sự hấp thụ saccarôzơ là tích cực tiêu tốn năng lượng (ATP).(0,25)
- Sự hấp thụ đạt hiệu quả cao khi có mặt Na+ và bị ức chế khi có mặt của X một
chất ức chế tạo gradient prorton, ức chế tạo ATP.(0,25)
c) Sự có mặt của Li+ và K+ sự hấp thu saccarôzơ không tăng cao như sự có mặt cùa
Na .(0,25)
- Giải thích là các ion này được vận chuyển chậm qua hệ thống đồng vận chuyển
Na*/saccarôzơ dẫn đến saccarôzơ được hấp thu chậm.(0,5)
Câu 5(2.0)
Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn, thì con đường chuyên hoá mà enzim
đó tham gia thường tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 3.1 là tên enzim và phản
ứng mà enzim xúc tác được sử dụng làm chỉ thị cho sự xuất hiện của các con đườmg
chuyển hóa mà nó tham gia. Bảng 3.2 thể hiện sự có mặt hay vắng mặt của một số
enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1,2, 3 và 4.
Bảng 3.1 Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng
Bảng 3.2 Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài vi khuẩn

Hãy cho biết:


a) Loài vi khuẩn nào KHÔNG thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.
b) Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo hóa glucozơ.
Hướng dẫn chấm
a) – các VK không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí gồm: loài 1, loài 2, loài 3 (0,25)
- giải thích
do loài 1 và loài 2 thiếu xitocrom oxidaza là enzim chính trong thành phần của quá
trình hô hấp hiếu khí ( chuỗi truyền điện tử)(0,5)
do loài 3 thiếu enzim xitrat sinthetaza của chu trình Crep (0,25)
b. – loài 1: tạo rượu ethanol, CO2, ATP 0,25)
- Loài 2 tạo axit lactic, ATP. (0,25)
- Loài 3 tạo axit lactic, ATP.(0,25)
- Loài 4 khi có mặt oxi tạo CO2 và H2O, còn khi không có mặt oxi tạo thành ethanol CO2
vả ATP (0,25)
Câu 6(2.0)
Hướng dẫn chấm
a) -Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein (0,25)
- protein được tổng hợp ở riboxom mạng lưới nội chất hạt và đưa vào xoang của mạng
lưới. protein được đóng gói trong túi tiết và đưa từ mạng lưới nội chất hạt sang bộ máy
golgi (0,25)
- tại bộ máy golgi protein được gắn thêm hợp chất saccarit tạo glycoprotein.
Glycoprotein được đóng gói trong túi tiết và đưa tới màng sinh chất. (0,25)
b)
- xenlunozo (0,25)
- kitin (0,25)
- trong kitin gluco liên kết với N- axetylglucozamin (0,25)
c) dấu hiệu giúp protein gắn vào thụ thể của màng lưới nội chất hạt là đoạn peptit tín hiệu
ở đầu của phân tử protein. (0,5)
Câu 7(2.0 điểm)
hướng dẫn chấm
a)(0,5)
-vì vi khuẩn kị khí bắt buộc thiếu enzim catalaza, superoxit dismutaza nên không phân
giải được H2O2 là chất độc với chúng. (0,25)
- dựa vào hàm lượng của enzim catalaza, superoxit dismutaza. (0,25)
b)
Ngoại độc tố Nội độc tố
-chủ yếu do khuản gram dương - chủ yếu do vi khuẩn gram âm 0,25
-các protein hòa tan - tổ hợp các loại lipit, saccarit,
polipeptit hòa tan 0,25
-độc tính mạnh - độc tính yếu 0,25
-không bền với nhiệt - bền với nhiệt 0,25
c) hình thức sinh sản chủ yếu của nấm men là nảy chồi 0,5
Câu 8(2.0)
a) vai trò của các loại vi ống
-vi ống thể động dóng vai trò dẫn đường cho NST, phối hợp với thể động đế di chuyển
NST về hai cực của tế bào ở kì sau của phân bào. (0,5)
- vi ống không thể động đóng vai trò đẩy tế bào kéo dài về hai phía, tạo điều kiện cho
phân tách tế bào mẹ thành hai tế bào con. ( 0,5)
b) sự cố dầu mút
- sự cố đầu mút là hiện tượng xảy ra trong quá trình tái bản AND mạch kép không vòng.
Sau tái bản, đoạn mối ở đàu tận c ùng của AND bị loại bỏ nhưng không được bổ sung
bằng đoạn AND thay thế . theo các thế hệ nhân đôi thì đàu mút các phân tử AND ngắn
dần. (0,5)
- khắc phục ở tế bào sinh dục: tái bản bổ sung đoạn AND bị mất nhờ hoạt tính của enzim
telomeraza. (0,5)
Câu 9( 2.0 điểm)
a. vai trò của T độc, T hỗ trợ, tế bào lympho B
- tế bào Tđộc tham gia miễm dịch qua trung gian tế bào bằng cách tiêu diệt tế bào và
tác nhân lây nhiễm như vi rút, vi khuẩn….cũng như tiêu diệt tế bào ung thư ở người.
(0.25)
- tế bào T hỗ trợ sau khi nhận ra kháng nguyên từ tế bào trình diện kháng nguyên sẽ:
+ tiết một số chất như cytokin, interleukin, interpheron… kích hoạt tế bào T độc và hệ
thống miễn dịch.(0,25)
+ tiếp xúc và kích hoạt tế bào B chuyển thành tương bào và sản sinh kháng thể và tế bào B
nhớ. kích hoạt tế bào T chuyển thành tế bào T độc và tế bào Tnhớ. .(0,25)
- tế bào B tham gia đáp ứng miễn dịch thể dịch bằng cách sản xuất kháng thể đặc hiệu
kháng nguyên. Tế bào T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào nhowqf có thụ thể đặc hiệu
kháng nguyên liên kết trên màng tế bà.(0,25)
b) thành phần cấu tạo và cơ chế hoạt động của interferon
- interferon lbanr chất là glicoprotein gồm 2 thành phần là protein và hydratcacbon
(0,25)
- cơ chế hoạt động: interferon chỉ có tác dụng chống vi rút ở bên trong tế bào. Khi vi
rút xâm nhập vào trong tế bào gen mã hóa cho IFN hoạt động và IFN được tổng hợp và
được đưa ra ngoài tế bào.(0,25)
- IFN sau khi dduocj đưa ra ngoài tế bào, IFN liên kết với thụ thể của các tế bào lân
cận truyền tín hiệu vào nhân cảm ứng tổng hợp enzim ngăn cản tổng hợp protein của
vỉut(0,5)
Câu 10(2.0 điểm)
a) chất truyền tin thứ 2 là Ca++ với các giai đoạn sau
+ phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể G- protein làm G-protein hoạt hóa.G-protein hoạt
hóa lien kết với enzim photpholipazaC. (0,25)
+ photpholipazaC hoạt hóa cắt PIP2 thành DAG và IP3. (0,25)
+ IP3 liên kết với thụ thể kênh Ca++ trên màng của mạng lưới nội chất trơn làm kênh Ca+
+ mở. ion Ca++ khuyeechs tán từ mạng lưới nội chất trơn vào bào tương của tế bào
chất. sự tăng nồng độ ion Ca++ trong bào tương hoạt hóa các protein phụ thuộc Ca dẫn
đến các đáp ứng khác nhau trong các tế bào ở các mô khác nhau.(0,5)
b) thiết kế thí nghiệm
- tách hai mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí.(0,25)
- Bổ sung vào 2 mẫu thí nghiệm phân tử tín hiệu gây dáp ứng co cơ.0,25)
- Bổ sung vào một mẫu chất ức chế enzim phopholipaza C. (0,25)
- Kết quả: mô không có chất ức chế enzim co cơ còn mô có chất ức chế enzim không
co. (0,25)

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10


VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG NĂM 2019
BẮC BỘ (Đáp án này có 08 trang, gồm 10 câu)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ
HẢI PHÒNG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1 (2,0 điểm) Thành phần hóa học tế bào.


a. Hình bên mô tả sự đa dạng của các nguyên tố trong
tế bào sống, theo đó, các nguyên tố C,H,O chiếm tới
95% trong tế bào, các nguyên tử này tồn tại theo tỉ lệ
C:H:O = 1:2:1 tương ứng với công thức cấu tạo của
cacbohidrat (CH2O). Điều này có thể kết luận hợp chất
tồn tại trong tế bào sống hầu hết là đường hay không?
Vì sao?
b. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng
trong tế bào động vật là glycôgen mà không phải là
đường glucozơ?

Hướng dẫn chấm


a. Không thể kết luận như vậy vì: 0,2
- Phần lớn các nguyên tử H và O (70%) trong tế bào sống là thành 5
phần cấu tạo của nước. 0,2
- Phần còn lại là hỗn hợp các chất như đường, axit amin, axit nucleic, 5
lipit...toàn bộ các phân tử và đại phân tử tạo nên tế bào sống, nên tỉ
lệ các nguyên tử tương đương với CTHH của cacbohydrat chỉ là trùng 0,2
hợp ngẫu nhiên. 5
b. Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể 0,2
động vật. Đv thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều → cần nhiều 5
năng lượng cho hoạt động sống.
- Glycôgen có cấu trúc đa phân, đơn phân là glucozơ. Các đơn phân
liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit → Dễ dàng bị thuỷ phân thành 0,2
glucôzơ khi cần thiết → phù hợp dự trữ năng lượng. 5
- Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua
màng tế bào.
- Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong nước nên không 0,2
làm thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào. 5
- Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. 0,2
Mặt khác chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán 5
qua màng tế bào nên rất dễ bị hao hụt.
0,2
5
Câu 2 (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào.
a. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt
A
ở cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở mỗi cấu
trúc đó?
b. Hình bên mô tả cấu trúc của một bào quan tế bào
thực vật. Hãy chú thích hình. Mỗi bào quan (A,B) ở
hình bên tồn tại ở vị trí nào của thực vật? Giải thích.

B
(Ảnh: Christiane Lichtlé)
Hướng dẫn chấm
Bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở cấu trúc:
- Màng trong ty thể: chức năng bơm H+ tự trong chất nền ra xoang gian 0,2
màng tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP. 5
- Màng tilacoit: chức năng bơm H+ từ ngoài stroma vào xoang tilacoit
tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP. 0,2
- Màng lizoxom: bơm H+ từ ngoài vào trong để bất hoạt các enzim trong 5
đó.
- Màng sinh chất: bơm H+ ra phía ngoài màng tạo gradien H+, tổng hợp 0,2
ATP hoặc dòng H+ đi vào trong để đồng vận chuyển hoặc làm chuyển 5
động lông roi. 0,2
5
b. Chú thích hình.
* Đó là lục lạp của TB mô giậu (A) và lục lạp của TB bao bó mạch (B). 0.5
* Sự khác nhau giữa hai loại lục lạp này:
+ Lục lạp mô giậu nhỏ về kích thước nhưng lại có hạt (grana) rất phát 0,2
triển vì chủ yếu thực hiện pha sáng. 5
+ Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn hơn nhưng hạt (grana) lại kém
phát triển, thậm chí tiêu biến vì chủ yếu thực hiện pha tối, đồng thời 0,2
tại đây dự trữ nhiều tinh bột. 5

Câu 3 (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa).
a. Trong quá trình quang hợp, chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển
electron vòng và không vòng? Giải thích.
b. Một chất X có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvil làm chu trình
ngừng lại. Nếu xử lý các tế bào đang quang hợp bằng chất X thì lượng oxi tạo ra từ các tế
bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.

Hướng dẫn chấm


a. Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không 0.25
vòng là feredoxin
-Giải thích: Clorophyl P700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin 0,25
+ Ở con đường chuyền e- không vòng: Fd chuyển electron cho NADP+ 0,25
+ Ở con đường chuyền e- vòng: Fd chuyển e- cho một số chất chuyền e- khác 0,25
(xitocrom, plastoxianin) rồi quay trở lại P700.
b. Chu trình Canvil sử dụng ATP, NADPH tạo ra ADP, Pi và NADP+ cung cấp 0,5
trở lại cho pha sáng.
- Nếu chu trình trên ngừng lại→lượng ADP, Pi và NADP+ không được tạo ra → 0,5
Pha sáng thiếu nguyên liệu→ngừng pha sáng→lượng O2 giảm dần đến không.

Câu 4 (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa).
a. Trong quá trình đường phân nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P khi mới được tạo ra thì có
ảnh hưởng gì tới quá trình này? Giải thích.
b. Axit béo là nguồn năng lượng chính cho một vài loại mô, đặc biệt là cơ tim của người
trưởng thành. Oxi hóa axit béo trong ty thể là nguồn tổng hợp ATP lớn, nhưng quá trình
này cũng được thực hiện tương tự ở một bào quan khác. Đó là bào quan nào trong tế bào?
Sự khác biệt cơ bản của quá trình oxi hóa trong bào quan này với oxi hóa trong ti thể là gì?

Hướng dẫn chấm


a. Nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P → không tạo thành glixêralđêhit-3-P → 0,25
chỉ có 1 phân tử glixêralđêhit-3-P được ôxi hóa → chỉ tạo được 2 phân
tử ATP. 0,25
- Trong giai đoạn đầu của đường phân đã tiêu tốn 2ATP → kết thúc
đường phân không thu được phân tử ATP nào, chỉ tạo được 1 phân tử
NADH.
b. Bào quan đó là Perroxixom 0,25
- Khác nhau
Oxi hóa axit béo tại Ty thể Oxi hóa axit béo tại Perroxixom
- Ưu tiên oxy hóa axit béo có - Ưu tiên oxy hóa axit béo có chuỗi C 0,25
chuỗi C ngắn, trung bình và rất dài ≥ C20 mà ty thể không thể oxi
dài. hóa.
- Acetyl CoA chuyển tới chu - Do không có các enzim thực hiện
trình Krebs Krebs nên acetyl CoA được chuyển ra 0,25
ngoài bào tương để tổng hợp
cholesterol và các chất chuyển hóa
khác. 0,25
- Cả NADH và FADH2 đều được - FADH2 được chuyển tới oxi bằng các
chuyển tới chuỗi vận chuyển oxidase, tái tạo FAD và sinh ra H2O2. 0,25
điện tử ở màng trong ty thể, Nhờ catalaza phân giải H2O2 khử độc
tạo động lực proton để tổng cho tế bào. 0,25
hợp ATP. - NADH được chuyển ra và được oxi
hóa lại tại bào tương.
- Có chuỗi vận chuyển điện tử - Không có chuỗi vận chuyển điện tử
→ thực hiện tổng hợp ATP. nên không tổng hợp ATP, năng lượng
giải phóng dưới dạng nhiệt.

Câu 5 (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành.


a. Ánh sáng làm phytochrome biến đổi hình dạng dẫn đến tăng nồng độ các chất truyền tin
thứ hai là cGMP và Ca2+, các chất này hoạt hóa các protein kinase gây nên hoạt hóa các
yếu tố phiên mã tổng hợp các protein đáp ứng sự xanh hóa ở thực vật. Người ta đã tìm
thấy một dạng đột biến trên cây cà chua (đột biến aurea), làm cho cây cà chua có mức
phytochrome ít hơn bình thường nên xanh hóa ít hơn (lá vàng hơn) cà chua hoang dại. Nếu
sử dụng một loại thuốc có thể ức chế enzim phân giải cGMP cho thể đột biến aurea, thì có
dẫn đến sự xanh hóa hoàn toàn bình thường của lá cây cà chua này không? Giải thích.
b. Quan sát 3 thí nghiệm được bố trí như hình vẽ dưới đây:
- Các thí nghiệm dưới đây minh họa cho quá trình gì? Hãy viết phương trình phản ứng.
- Sau một thời gian sẽ thấy hiện tượng gì xảy ra ở thí nghiê ̣m 1, thí nghiê ̣m 2, thí nghiê ̣m
3? Hãy giải thích.
- Dùng các nguyên liệu, dụng cụ thí nghiệm như trên, em hãy làm thí nghiệm khác để
chứng minh những hiện tượng đã xảy ra ở các thí nghiệm trên là do quá trình sống gây
nên.

Hướng dẫn chấm


a. Dưới tác động của ánh sáng → quang thụ thể phytochrom biến đổi hình dạng 0,25
→ 2 con đường truyền tin:
+ tăng nồng độ các chất truyền tin thứ hai cGMP;
+ mở kênh Ca2+ trên màng sinh chất → Ca2+ ồ ạt vận chuyển vào trong bào
tương.
- Cả hai con đường đều hoạt hóa các kinase protein → hoạt hóa các yếu tố phiên
mã khác nhau → tế bào tổng hợp đủ các loại protein đáp ứng sự xanh hóa. 0,25
- Nếu sử dụng một loại thuốc có thể ức chế enzim phân giải cGMP cho thể đột
biến aurea thì không thể dẫn đến đáp ứng sự xanh hóa hoàn toàn bình bình
thường ở thể đột biến aurea. 0,25
- Vì khi sử dụng thuốc ức chế enzim phân giải cGMP chỉ có tác dụng tăng
cGMP nên chỉ hoạt hóa một loại yếu tố phiên mã gây ra phản ứng xanh hóa một
phần, sự xanh hóa hoàn toàn cần phải hoạt hóa nhánh canxi của con đường
truyền tín hiệu.
b. Các thí nghiệm trên đều minh họa cho quá trình lên men rượu từ dung dịch
glucôzơ bởi nấm men 0,25
+ Phương trình phản ứng:
C6H12O6 Nấm men rượu 2C2H5OH + 2CO2 + Q
*Hiện tượng:
+ TN 1: Bóng cao su phồng dần lên do khí CO2 tạo ra từ phản ứng bay vào ống. 0,25
+ TN 2: Do phản ứng tỏa nhiệt nên nhiệt độ ở nhiệt kế tăng lên. 0,25
+ TN 3: Cốc nước vôi trong hóa đục do khí CO2 tạo ra từ phản ứng sục vào. 0,25
* Thí nghiệm: Đun sôi dung dịch trên để làm chết men rượu sẽ không còn xảy 0,25
ra 3 hiện tượng trên  chứng minh được các hiện tượng trên là do quá trình
sống gây nên.

Câu 6 (2,0 điểm) Phân bào.


Trong quá trình giảm phân, protein Rec8 là một loại protein đặc thù của phức hệ kết dính
các yếu tố của NST kép được tổng hợp ở kì trung gian và protein này chỉ bị phân rã ở
giảm phân II. Các nhà khoa học đã tạo ra tế bào nấm men mang nhiễm sắc thể nhân tạo
chứa gen Rec8 và cho biểu hiện đồng thời với tất cả các gen khác trong nguyên phân, từ
đó tìm ra protein Shugoshin chính là protein ngăn cản sự phân rã Rec8 ở giảm phân I. Hãy
dự đoán:
a. Bằng cách nào người ta biết là protein Shugoshin mà không phải là các protein khác
ngăn cản sự phân rã của Rec8?
b. Khuẩn lạc nấm men có tế bào tái tổ hợp biểu hiện đồng thời Rec8 và Shugoshin sẽ như
thế nào?

Hướng dẫn chấm


a. Với các tế bào có Shugoshin được biểu hiện (có protein Shugoshin) thì sự 0,5
phân li NST trong nguyên phân diễn ra không bình thường.
- Các tế bào có các gen khác được biểu hiện và không có protein Shugoshin thì 0,5
quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
b. Vì có cả Shugoshin và protein Rec8 cùng được biểu hiện trong nguyên phân 0,5
nên có NST được phân li, NST khác không phân li do sự ngăn cản của protein
Shugoshin. Kết quả tạo ra nhiều loại tế bào con lệch bội khác nhau.
- Trong các tế bào có bộ NST bất thường có thể có kiểu gen gây chết, dẫn đến 0,5
khuẩn lạc nấm men chậm phát triển.

Câu 7 (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV.
a. Để có thể cố định nitơ trong các nốt sần của cây đậu, vi khuẩn Rhizobium cần phải có
điều kiện kị khí và phải cần một lượng lớn ATP. Tuy nhiên, cả tế bào rễ cây và vi khuẩn
Rhizobium đều là loại hiếu khí. Hãy cho biết chọn lọc tự nhiên đã giải quyết mâu thuẫn
này như thế nào thông qua các đặc điểm thích nghi ở cả cây đậu lẫn vi khuẩn Rhizobium
để sự hỗ sinh giữa 2 loài có được như ngày nay? Giải thích.
b. Vi sinh vật sống ở nồng độ muối cao (trên 2M NaCl) chịu tác động của môi trường có
hoạt độ nước thấp và phải có các cơ chế để tránh mất nước bởi thẩm thấu. Phân tích nồng
độ ion nội bào của các vi khuẩn ưa mặn Halobacteriales sống trong hồ muối cho thấy các
vi sinh vật này duy trì nồng độ muối (KCl) cực kỳ cao bên trong tế bào của chúng. Tế bào
vi sinh vật phải có đặc điểm thích nghi như thế nào trong điều kiện này?

Hướng dẫn chấm


a. Tầng bao bọc bên ngoài nốt sần của rễ cây được lignin hoá khiến hạn chế 0.25
sự khuếch tán của ôxi vào bên trong nốt sần.
- Lượng ôxi trong nốt sần được hạn chế sao cho đủ đối với tế bào rễ cây và vi 0.25
khuẩn hô hấp nhưng không ức chế enzym nitrogenase.
- Vi khuẩn Rhizobium khi vào trong tế bào được bao bọc trong túi màng để 0.25
hạn chế tiếp xúc với ôxi tạo điều kiện cho enzym nitrogenase cố định nitơ.
- Tế bào rễ cây có một loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm giảm 0.25
lượng ôxi tự do trong nốt sần, tạo điều kiện kị khí nhưng lại vận chuyển oxi
và điều tiết lượng ôxi cho các tế bào vi khuẩn để hô hấp tổng hợp ATP cho
quá trình cố định nitơ.
b. Hầu hết các protein nội bào của Vi khuẩn ưa mặn chứa một lượng rất dư
thừa các amino axit mang điện tích âm trên bề mặt ngoài của chúng. Điều này 0,5
sẽ giúp protein giữ được cấu hình cần thiết cho sự ổn định về mặt cấu trúc và
chức năng xúc tác trong điều kiện nồng độ muối cao. 0.25
- Các vi khuẩn ưa mặn sử dụng một lượng lớn ATP cho bơm Na+/K+ hoạt
động nhằm duy trì nồng độ muối KCl cao trong tế bào và đồng thời để vận 0.25
chuyển tích cực Na+ ra khỏi tế bào.
- Hầu hết các enzyme của vi khuẩn ưa mặn có hoạt tính cao trong môi trường
này.

Câu 8 (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của VSV.


a. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, lấy dịch huyền phù của trực khuẩn cỏ khô
(Bacillus subtilis) ở cuối pha log (cho vào ống nghiệm 1) và dịch huyền phù được lấy cuối
pha cân bằng động (cho vào ống nghiệm 2). Ở hai ống nghiệm đều được xử lý bằng
lyzozim, đặt trong tủ ấm ở 370C trong 3 giờ. Sau đó làm tiêu bản sống. Em hãy dự đoán
kết quả sau khi làm tiêu bản?
b. Về mùa thu, một số ao hồ nước chuyển sang màu xanh lục hoặc xanh lam, làm chết
nhiều sinh vật trong hồ, có thể gây ngứa nếu ta lội hoặc tắm ở đây. Hiện tượng này được
gọi là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng trên?

Hướng dẫn chấm


a. Bacillus subtilis là vi khuẩn Gram dương 0.5
- Ống nghiệm 1. Lấy dịch huyền phù ở cuối pha log (sinh trưởng mạnh), chất 0.25
dinh dưỡng dồi dào, lúc này vi khuẩn chưa hình thành nội bào tử do vậy khi xử
lý lyzozim sẽ thu được tế bào trần.
- Ống nghiệm 2: Lấy dịch huyền phù ở cuối pha cân bằng động, chất dinh dưỡng 0.25
cạn kiệt, chất độc hại tích lũy, vi khuẩn hình thành nội bào tử do vậy khi xử lý
lyzozim vẫn còn nguyên dạng trực khuẩn.
b. Đây là hiện tượng nước nở hoa. 0.25
- Nguyên nhân: do các vi khuẩn lam hoặc tảo sống ở các ao hồ gặp điều kiện phú 0.25
dưỡng nên sinh trưởng, sinh sản nhanh làm số lượng cá thể tăng đột biến.
- Hậu quả: Các vi sinh vật làm cản trở việc hô hấp của các sinh vật khác trong ao 0.5
hồ, mặt khác chúng tiết chất độc khi chúng chết đi. Từ đó làm chết hàng loạt các
sinh vật như cá, gây tích lũy chất độc cho các loài sống đáy, nhất là động vật hai
mảnh vỏ. Độc tố có thể gây ngứa hoặc có khi gây chết người.

Câu 9 (2,0 điểm) Virut.


a. Phân biệt các thuật ngữ: Virion và Viroit. Hình bên
mô tả cấu trúc của virut viêm gan B. Hãy điền tên các
thành phần cấu trúc của virut vào những số tương ứng.
Quá trình sao chép của virut này diễn ra như thế nào?
b. Một số loại virut gây bệnh ở người nhưng người ta
không thể tạo ra vacxin phòng chống. Cho biết đó là loại
viruts có vật chất di truyền là AND hay ARN? Vì sao?

Hướng dẫn chấm


a. * Virion: tổ hợp hạt virut, axit nucleic được bao bọc bởi protein và đôi 0,25
khi có ít hợp chất khác nữa, hạt virut hoàn chỉnh đang ở giai đoạn không
nhân lên (thường được hiểu là virut ngoại bào). 0,25
* Viroit: Là đoạn axit nucleic trần (ARN+) không được bao bọc bởi vỏ
protein, có kích thước nhỏ hơn virut gấp nhiều lần, mạch đơn. Gây nhiều
bệnh ở thực vật.
- Viroit không mã hoá cho bất kì protein nào, song nó có khả năng nhân
lên trong tế bào thực vật, nên chắc chắn nó phải sử dụng enzim của tế bào.
Viroit gây bệnh còi cọc ở cây dừa và các cây có múi...
* Virut viêm gan B (HBV) chứa hệ gen ADN kép 0,25
nhân đôi theo 2 giai đoạn: ADN → ARN xảy ra
trong nhân, sử dụng ADN polymeraza của tế bào, 0,25
sau đó ARN → ADN xảy ra trong tế bào chất, sử
dụng enzim phiên mã ngược do virut mang theo. 0,25
b. Vi rút có vật chất di truyền là ARN. 0,25
+ Do cấu trúc ARN kém bền vững hơn ADN nên virút có vật chất di 0,25
truyền và ARN dễ phát sinh các đột biến hơn vi rút có vật chất di truyền là
ADN. 0,25
+ Vì vậy, vi rút có vật chất di truyền là ARN dễ thay đổi đặc tính kháng
nguyên hơn..., nên người ta không thể tạo ra vacxin phòng chống chúng.

Câu 10 (2,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.


a. Trong các bệnh nhược cơ, các kháng thể gắn và ngăn chặn ở các xinap thần kinh – cơ,
ngăn cản co cơ. Bệnh này được phân loại đúng nhất là bệnh thiếu hụt miễn dịch, bệnh tự
miễn hay phản ứng dị ứng? Giải thích?
b. Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng thể? Phản ứng kháng
nguyên – kháng thể ảnh hưởng như thế nào đến kỹ thuật ghép mô, cơ quan. Người ta làm
gì để giảm thiểu những ảnh hưởng đó trong quá trình cấy ghép?
Hướng dẫn chấm
a. Là bệnh tự miễn vì hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể chống lại các phân tử tự 0,5
thân (các thụ thể acetylcolin)
b. Kháng nguyên, kháng thể:
+ Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong cơ thể sự trả lời 0,25
miễn dịch. Các hợp chất này có thể là prôtêin, độc tố thực vật, động vật, các
enzim, một số polisaccarit… 0,25
+ Kháng thể là những prôtein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô. Chúng
tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong màng tế bào chất
của tế bào limphô.
- Cơ chế tác động của kháng thể: 0,5
+ Trung hoà độc tố do lắng kết.
+ Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác.
+ Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình thường.
+ Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào.
- Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép mô, cơ
quan: 0,25
Việc cấy ghép mô, cơ quan khó thực vì các cơ quan ghép (tim, thận, gan, da…)
chứa nhiều kháng nguyên hơn cả huyết tương và trên hồng cầu nên chúng thường
bị hệ thống miễn dịch của cơ thể đào thải.
- Biện pháp khắc phục là chọn mô, cơ quan ghép phù hợp để hạn chế phản ứng
kháng nguyên – kháng thể: 0,25
+ Các mô trong cùng cơ thể.
+ Sử dụng mô ghép giữa những người cùng huyết thống, nhất là những người
sinh đôi cùng trứng.
+ Đối chiếu kháng nguyên của cơ thể người cho và người nhận.
+ Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

---------- Hết ----------

Người ra đề: KIM THỊ HƯỜNG


SĐT: 0983.520.597
SỞ GD VÀ ĐT YÊN BÁI KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHUYÊN
NGUYỄN TẤT THÀNH KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC
ĐỀ ĐỀ XUẤT BỘ
(Đề thi gồm 03 trang) LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10


Thời gian: 180 phút
Câu 1. Thành phần hoá học của tế bào (2,0 điểm).
1. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử ARN kích thước nhỏ có vai trò gì đối với hoạt động
của tế bào?
2. Cho hỗn hợp các chất sau: α glucozo, β glucozo, axit amin, fructozo, ribozo, glyxerol,
axit béo, bazo nito, deoxiribozo. Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử,
cấu trúc nào trong các phân tử, cấu trúc sau: tinh bột, xenlulozo, photpholipit, triglixerit,
ADN, lactozo, ARN, saccarozo, chuỗi polipeptit? Giải thích? Vì sao không tổng hợp
được các phân tử, cấu trúc còn lại? (Biết có đầy đủ các enzim hình thành các liên kết hóa
trị giữa các cấu trúc)
Câu 2. Cấu trúc tế bào (2,0 điểm).
1. a. Ở cơ thể người, tế bào nào chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể?
b. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào trong
cơ thể người phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết cơ chế
khử độc của bào quan đó?
2. Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có
lizôzim. Có hiện tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
Câu 3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hoá) (2,0 điểm).
a. Phân biệt hệ thống quang hóa I và hệ thống quang hóa II trong pha sáng của quang hợp
về trung tâm phản ứng, thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử, con đường vận chuyển
điện tử và sản phẩm.
b. Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối của cây mía:
2 3 3 chu trình Canvin 5

CO2 CO2

1 4 4
ATP
I II
- Cho biết tên của chu trình trên. Vị trí xảy ra quá trình I và quá trình II trong tế bào.
- Viết tên các chất từ số 1 đến số 5 trên sơ đồ. Chỉ rõ mỗi chất chứa bao nhiêu nguyên tử
cacbon.
- Nếu đưa cây mía trồng ở nơi có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ và ánh sáng vừa phải thì chúng
có tổng hợp chất hữu cơ theo con đường trên không? Tại sao?
Câu 4. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hoá) (2,0 điểm).
1. Cho hình sau đây:

Biết hình 1 thể hiện enzim hoạt động bình thường. Nêu điểm khác nhau cơ bản về sự tác
động của chất X và chất Y đến hoạt động của enzim trong hình 2 và hình 3. Bằng cách nào
có thể xác định một chất Z tác động đến enzim giống như chất X hay chất Y?
2. a. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ
NADH, FADH2 tới ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron?


b. Trong tế bào nhân thực, sự biến đổi thuận nghịch NAD+ 

NADH diễn ra ở những
quá trình sinh học nào? Giải thích.
Câu 5. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2,0 điểm).
a. - Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò của hệ
thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử quan
trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol (DAG). Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào
chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca2+?
- Epinephrin kích thích phân giải glycogen bằng cách hoạt hóa enzim glycogen
phosphorylaza trong bào tương. Nếu epinephrin được trộn với glycogen phosphorylaza và
glycogen trong ống nghiệm thì glucozo -1- phosphat có được tạo ra không? Tại sao?
b. Có một mẫu thực phẩm chứa saccarôzơ và lòng trắng trứng được đựng trong ống
nghiệm. Dựa vào một số phép thử sau hãy cho biết mẫu thực phẩm trên tương ứng với
mẫu thí nghiệm nào? Giải thích.
Thuốc thử Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4
Dung dịch iôt Nâu Nâu Xanh đen Xanh đen
Dung dịch Đỏ gạch Xanh da trời Xanh da trời Đỏ gạch
Benedict
Phản ứng Biuret Tím Tím Xanh da trời Tím
Câu 6. Phân bào (2,0 điểm).
1. Trong chu kì tế bào động vật có những điểm kiểm soát nào? Trình bày vai trò của các
điểm kiểm soát đó?
2. a. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân bình thường theo lí
thuyết sẽ thu được mấy loại giao tử? Viết kiểu gen của các loại giao tử đó?
b. Nêu 3 sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân dẫn đến sự đa dạng di
truyền mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân? Giải thích?
Câu 7. Cấu trúc, chuyển hoá vật chất của vi sinh vật (2,0 điểm).
1. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào trực khuẩn cỏ khô, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn
E.coli, mycoplasma vào dung dịch nhược trương có lizozim?
2. Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 3 loại vi khuẩn A, B, C người ta đưa chúng vào các ống
nghiệm không đậy nắp với môi trường nuôi cấy phù hợp, vô trùng. Sau 48 giờ người ta
quan sát thấy ở các ống như sau:

* Xác định kiểu hô hấp của mỗi loại vi khuẩn A, B, C.


* Hãy giải thích vì sao vi khuẩn C không phát triển ở phần trên ống nghiệm, trong khi vi
khuẩn A và B lại phát triển ở đó?
Câu 8. Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật (2,0 điểm).
1. Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loại vi khuẩn người ta nuôi
cấy chúng trong môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau:
- Ống nghiệm1: Các chất vô cơ + đường glucozơ
- Ống nghiệm 2: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò
- Ống nghiệm 3: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò + KNO3
Sau khi nuôi ở nhiệt độ thích hợp, kết quả thu được như sau:
- Ở ống nghiệm 1: Vi khuẩn không phát triển.
- Ở ống nghiệm 2: Vi khuẩn phát triển ở mặt thoáng ống nghiệm
- Ở ống nghiệm 3: Vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm
a. Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2,3 là loại môi trường gì?
b. Nước chiết thịt bò có vai trò đối với vi khuẩn trên?
c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là gì? Con đường phân giải Glucozo và chất nhận e cuối
cùng là gì?
d. Lấy 1 giọt dịch nuôi cấy lên lam kính, sau đó nhỏ H2O2 sẽ có hiện tượng gì? Vì sao?
2. a. Nội bào tử là gì? Đây có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn hay không? Vì sao?
b. Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm 5-10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha
loãng?
Câu 9. Virut (2,0 điểm).
1. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình tan ở virut. Tại sao virut HIV chỉ kí sinh trong
tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người?
2. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ
thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm HIV?
Câu 10. Bệnh truyền nhiễm, miễm dịch (2,0 điểm).
a. Trình bày sự khác biệt giữa bổ thể và interferon (IFN).
b. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế
bào T độc (Tc) và tế bào giết (K). Tại sao cơ thể đã có tế bào Tc rồi mà vẫn cần tế bào K?
SỞ GD&ĐT YÊN BÁI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT CHỌN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HỌC SINH GIỎI DHBB NĂM 2018-2019
NGUYỄN TẤT THÀNH
Môn: Sinh học 10
Câu Nội dung Điể
m
1 1.
(2đ) - ARN nhân kích thước nhỏ tham gia cấu trúc nên phực hệ cắt nối intron và 0,25
exon.
- Trong phức hệ cắt nối, các ARN này thể hiện hoạt tính lyzozim cắt các 0,25
vùng biên của intron và nối các exon tạo ARN hoàn chỉnh.
- ARN kích thước nhỏ kết hợp với các loại protein tạo thành miARN tham 0,25
gia điều hòa hoạt động của gen.
- ARN kích thước nhỏ kế hợp với các protein tao thành các ciARN tham 0,25
gia điều hòa hoạt động của gen và biến đổi cấu trúc chất nhiễm sắc.
2. - Các phân tử, cấu trúc có thể tổng hợp được:
+ tinh bột: vì có các đơn phân là α glucôzơ
+ xenlulôzơ: vì có các đơn phân là β glucôzơ
+ triglixerit: vì có hai thành phần là glixerol và axit béo 1
+ saccarôzơ: vì có đơn phân là α glucôzơ
+ chuỗi polipeptit: vì có các đơn phân là axit amin
- Các phân tử, cấu trúc không tổng hợp được: photpholipit, ADN, ARN
Vì: thiếu nhóm photphat.
2 1. a. – Ti thể là bào quan sản sinh năng lượng, do đó tế bào có nhiều ti thể
(2đ) là tế bào hoạt động mạnh nhất. Tế bào cơ (cơ tim), tế bào gan, vùng nào 0,5
cần nhiều năng lượng thì tập trung nhiều ti thể nhất.
- Tế bào hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn oxi trong ti thể vì năng
lượng cần cho vận chuyển lấy từ đường phân (2ATP).
b. - Loại tế bào: gan
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất 0,5
trơn và peroxixôm.
- Cơ chế khử độc:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung
nhóm hyđrôxin (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ 0,5
tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hiđrô từ
chất độc đến ôxi tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác
chuyển thành H2O.
2. Trong dung dịch đẳng trương: do dung dịch có thế nước tương đương
dịch bào nên lượng nước đi ra, đi vào tế bào bằng nhau
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi đặc điểm do lizozim 0,5
không tác động tới cấu trúc của hai loại tế bào này.
- Tế bào vi khuẩn bị lizozim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban
đầu, trở thành dạng hình cầu trong dung dịch.

3 a. * Phân biệt hệ thống quang hóa I và hệ thống quang hóa II


(2đ) Điểm phân biệt Quang hoá I Quang hoá II 0,25/
Trung tâm phản ứng Diệp lục P700 Diệp lục P680 ý
feredoxin, xitocrom plastoquinon,
Thành phần chuỗi vận
B6, xitocrom f plastoxyanin, xitocrom
chuyển điện tử
f
Con đường vận chuyển Theo con đường vòng Theo con đường không
điện tử hoặc không vòng vòng
Không vòng: ATP, O2
Sản phẩm NADPH,
Vòng: ATP
b.
Tên chu trình: cố định CO2 ở thực vật C4 (Hatch – Slack).
I. Xảy ra trong lục lạp tế bào mô giậu; II. xảy ra trong lục lạp tế bào mô 0,25
giậu
1. Photpho enol pyruvic (PEP) chứa 3C; 2. Axit oxalo axetic (AOA) có 0,5
4C
3. Axit malic (AM) có 4C; 4: Axit piruvic có 3C; 5: Gluco có 6C 0,25
Vẫn tổng hợp theo con đường trên vì đây là đặc điểm thích nghi sinh lý
của loài mang tính di truyền.
4 1. - Điểm khác nhau cơ bản về sự tác động của chất X và chất Y đến hoạt
(2đ) động của enzim:
+ Chất X là chất ức chế cạnh tranh, nó liên kết với trung tâm hoạt động của 0,25
enzim ngăn cản enzim kết hợp với cơ chất.
+ Chất Y: Là chất ức chế không cạnh tranh, liên kết với enzim ở vị trí khác 0,25
trung tâm hoạt động, gây biến đổi cấu trúc không gian trung tâm hoạt động
của enzim  Cơ chất không thể liên kết với enzim.
- Cách xác định:
Tăng nồng độ cơ chất và xem xét sự biến đổi tốc độ phản ứng. 0,5
+ Nếu tốc độ phản ứng tăng thì chất Z hoạt động như chất X (chất ức chế
cạnh tranh)
+ Nếu tốc độ phản ứng không tăng thì chất Z hoạt động như chất Y (chất ức
chế không cạnh tranh).
2. a. - Kìm hãm tốc độ thoát năng lượng của electron từ NADH và FADH2 0,5
đến oxi.
- Năng lượng trong electron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ một qua
nhiều chặng tích lũy dưới dạng ATP của chuỗi để tránh sự “bùng nổ nhiệt”
đốt cháy tế bào.
b. - Trong đường phân, NAD+ nhận H+ và e- từ nguyên liệu hô hấp và bị 0,5
khử thành NADH.
- Trong ty thể, NAD+ nhận H+ và e- từ nguyên liệu hô hấp và bị khử thành
NADH.
- Chuỗi chuyền e-, NADH nhường e- cho phức hệ chuyền e- và bị oxi hóa
thành NAD+.
- Trong lên men, NADH nhường e- cho các chất hữu cơ và bị ô xi hóa
thành NAD+.
5 a. - Hai vị trí trong tế bào chất duy trì nồng độ Ca2+ cao bao gồm: lưới nội 0,5
(2đ) chất trơn và ty thể.
- Glucozo -1- phosphat không được tạo ra vì sự hoạt hóa enzim cần tế bào
nguyên vẹn với một thụ thể nguyên vẹn trên màng tế bào và một con đường 0,5
truyền tin nguyên vẹn trong tế bào. Sự tương tác với phân tử tín hiệu trong
ống nghiệm không đủ trực tiếp hoạt hóa enzim. Enzim adenilyl cyclaza
chuyển hóa ATP thành cAMP, cAMP làm thay đổi một hay nhiều quá trình
phosphoryl hóa (hay hoạt hóa chuỗi enim). Nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu
được khuếch đại lên nhiều lần.
b. Xác định mẫu thực phẩm: mẫu số 2. 0,5
Giải thích:
- Trong mẫu thực phẩm không có tinh bột → thử bằng iôt vẫn cho màu nâu.
- Saccarôzơ không thể khử được dung dịch benedict → dùng dung dịch 0,5
Benedict để thử vẫn cho màu xanh da trời.
Lòng trắng trứng giàu protein → phản ứng Biuret cho màu tím.
6 1. Trong chu kì tế bào động vật có 3 điểm kiểm soát: G1/ S, G2/ M và trong 0,25
(2đ) M 0,25
- Điểm G1/S: Chuẩn bị và đi vào pha S khi môi trường thuận lợi 0,25
- Điểm G2/M: Bước vào nguyên phân, sau khi ADN đã được nhân đôi ở
pha G2 và môi trường thuận lợi 0,25
- Điểm M: Chuyển tiếp từ kỳ giữa sang kì sau của nguyên phân với điều
kiện các NST đều gắn vào thoi vô sắc ở đúng vị trí trong nguyên phân. 0,5
2. a. - Tế bào đó khi giảm phân bình thường sẽ thu được 2 loại giao tử:
+ TH1: 2 loại giao tử đó là AB và ab.
+ TH2: 2 loại giao tử đó là Ab và aB. 0,25
b. - Sự trao đổi chéo các cromatit ở kì đầu của giảm phân 1 tạo các NST có
sự tổ hợp mới của các alen.
- Kì sau của giảm phân I có sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc 0,25
từ mẹ và bố trong cặp tương đồng ngẫu nhiên về hai cực tế bào tạo sự tổ
hợp khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ.
- Kì sau của giảm phân II có sự phân li của các NST chị em trong cặp
tương đồng ngẫu nhiên về các tế bào con.
7 1. - Thả tế bào vào dung dịch nhược trương thì tế bào sẽ hút nước.
(2đ) - Lizozim phá hủy thành tế bào vì nó cắt đứt liên kết 1 – 4 glucozid.
- Trực khuẩn cỏ khô là vi khuẩn G+ nên dưới tác động của lizozim nó 0,25
thành tế bào trần  vỡ. Hút nước
- Vi khuẩn E.Coli là vi khuẩn G- nên dưới tác động của lizozim nó thành 0,25
thể hình cầu, vẫn còn khoang chu chất bảo vệ nên nó hút nước đến một
mức độ nhất định mà không vỡ. 0,25
- Mycoplasma là vi khuẩn không vỡ thành nên không chịu tác động của
lizozim, nên nó hút nước đến một lúc 0,25
- Vi khuẩn sinh mêtan là vi khuẩn cổ hút nước có thành là pseudomurein,
nên không chịu tác động của lizozim không vỡ.
2. * Kiểu hô hấp: 0,5
- Vi khuẩn A: Hiếu khí bắt buộc.
- Vi khuẩn B: Hiếu khí không bắt buộc.
- Vi khuẩn C: Kị khí bắt buộc.
* Giải thích: 0,5
- Chất độc của quá trình oxi hóa là H2O2, SOD,... được tạo ra trong quá
trình hô hấp hiếu khí
- Vi khuẩn C không có các enzim phân giải H2O2 như catalaza, peroxidaza
nên chúng không sống ở phần trên ống nghiệm - nơi có nhiều O2.
- Vi khuẩn A và B thì ngược lại.
8 1. a. - ÔN1: MT tổng hợp có đường 0,25
(2đ) - ÔN2: MT bán tổng hợp
- ÔN3: MT bán tổng hợp 0,25
b. Nước chiết thịt bò cung cấp các nhân tố sinh trưởng
c. - Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là hiếu- kỵ khí 0,25
- Phía trên có O2: hô hấp hiếu khí: Con đường phân giải Glu: Đường phân,
chu trình Crep, chuỗi truyền e ;chất nhận e- cuối cùng là O2
- Phía dưới không có O2: hô hấp kỵ khí: Con đường phân giải Glu: Đường 0,25
phân, chu trình Crep, chuỗi truyền e ; chất nhận e- cuối cùng là NO3-
d. Nhỏ H2O2 lên giọt dịch nuôi cấy sẽ có bọt khí vì vi khuẩn này có enzym 0,25
catalaza phân giải H2O2 theo phương trình : H2O2 ------------> H2O + O2
2. a. - Nội bào tử là loại bào tử được hình thành trong tế bào vi khuẩn. 0,5
- Đây không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn vì mỗi tế bào vi khuẩn
chỉ tạo 1 nội bào tử và đây là hình thức bảo vệ tế bào vượt qua những điều
kiện bất lợi của môi trường: chất dinh dưỡng cạn kiệt, nhiệt độ cao, chất 0,25
độc hại,…
b. Sau khi rửa rau sống nên ngâm 5-10 phút trong nước muối pha loãng gây
sự co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong
thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng oxi hóa rất mạnh làm oxi hóa
các thành phần trong tế bào có khả năng diệt khuẩn.
9 a. - Chu trình tiềm tan: Khi virut đã xâm nhập vào tế bào vật chủ và gắn 0,5
(2đ) gen của virut vào nhiễm sắc thể tế bào chủ, chưa hoạt động và ở trạng thái
nghỉ, VCDT của virus nhân lên cũng với sự nhân lên của tế bào chủ.
Chu trình sinh tan: Virut xâm nhập vào tế bào, nhân lên, làm tan tế bào vật
chủ và chui ra ngoài. 0,5
- Virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu vì:
+ Mỗi loài virut chỉ xâm nhập được vào 1 loại tế bào nhất định do trên bề
mặt tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu với mỗi loài virut.
+ Chỉ có tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người có thụ thể CD4 phù hợp
với HIV. 1
b. - Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng gặp được thụ thể phù hợp.
Trong quá trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, tức là
không có ADN. Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân
lên được. Đây có thể là một giải pháp chống HIV trong tương lai.
10 a. - Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau,
(2đ) nhưng cơ chế tác động giống nhau.
- Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc 0,25
thủng tế bào đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào
gây vỡ tế bào. 0,25
- Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với
MHC-I. Mỗi tế bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu của 0,25
kháng nguyên. 0,25
- Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau bao
quanh nó, các kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác nhau. Phức
hợp kháng nguyên-kháng thể kích thích tế bào K tiết perforin.
- Cần cả 2 loại tế bào trên trong đáp ứng miễn dịch tế bào để bổ sung cho
nhau.
b.
Tiêu chí IFN Bổ thể
Bản chất Glycoprotein Protein
hóa học
Cơ chế - Khi vi rút xâm nhập tế bào chủ - Ở trạng thái bất hoạt trong
tác động sẽ kích thích gen của tế bào chủ tế bào hay tiền enzim.
sản xuất ra IFN - Hoạt hóa bằng phản ứng
- Interferon chúng có thể gây tác dây chuyển từ đó làm thủng
dụng ngay trong tế bào đó hoặc màng tế bào và giết tế bào.
thấm sang các tế bào lân cận có
khả năng ức chế hoạt động của
các gen, cản trở sự nhân lên của
các virut.
Vai trò Ngăn ngừa sự lan truyền của Tiêu diệt tế bào nhiễm vi
một số virus gây bệnh sang các khuẩn, virus…, làm tan tế
tế bào không bị nhiễm. bào hồng cầu, tan vi khuẩn,
kết dính miễn dịch, gây phản
vệ.

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG Thời gian làm bài 180 phút
TỈNH BĂC GIANG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1.(2 điểm). Thành phần hóa học tế bào


a. Trình bày cấu tạo hóa học của protein? Tại sao nói protein vừa đa dạng vừa đặc thù?
b. Sau khi tổng hợp ở riboxom, protein được sử dụng vào những mục đích gì?
Câu 2. (2 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Thành tế bào có hai chức năng chính là quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
Hãy trình bày 2 thí nghiệm chứng minh 2 chức năng đó .
b. Thành tế bào còn có vai trò quan trọng trong sự tăng kích thước tế bào thực vật cùng
với sự hỗ trợ của một thành phần cấu trúc khác. Đó là cấu trúc nào? Mô tả cấu tạo và
chức năng của cấu trúc đó.
Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Quan sát hình vẽ sau
a. Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H+ ở các
bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào thực
vật?
c. Hãy chỉ ra ít nhất 2 nguồn năng lượng có thể cung
cấp cho quá trình tổng hợp ATP trong hình.
Câu 4. (2 điểm). Dị hóa
a. Giữ ti thể ở 370C trong đệm đẳng trương và xử lý trong các trường hợp sau:
- Tăng 30 0C. - Giảm 30oC.
- Cho Cyanit vào. - Cho pyruvat vào.
Hãy cho biết các hiện tượng xảy ra đối với mỗi trường hợp. Giải thích tại sao?
b. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti
thể để thực hiện hô hấp hiếu khí ?
Câu 5. (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình
truyền tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng
thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử
dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza và sử dụng thuốc C
thì gây đóng kênh canxi ở xinap. Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến
hoạt động của cơ xương?
b. Để chứng minh sự cần thiết của CO 2 đối với quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm
như sau:
- Giữ cây trồng trong chậu ở chỗ tối 2 ngày.
- Tiếp theo lồng 1 lá của cây vào 1 bình tam giác A chứa nước ở đáy và đậy kín; lồng 1 lá
tương tự vào bình tam giác B chứa dung dịch KOH và đậy kín.
- Sau đó để cây ngoài sáng trong 5 giờ.
- Cuối cùng tiến hành thử tinh bột ở 2 lá (bằng thuốc thử iot).
Hãy cho biết:
- Vì sao phải để cây trong tối trước 2 ngày ?
- Kết quả thử tinh bột ở mỗi lá cuối thí nghiệm cho kết quả như thế nào ? Giải thích.
- Nhận xét vai trò của khí CO2 đối với quang hợp?
Câu 6. (2 điểm). Phân bào
Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb, khi quan sát hai
tế bào này bạn M đưa ra nhận xét:
(1) Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I và tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.
(2) Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB và ab;
các tế bào con của tế bào 2 sẽ có kiểu gen aB.
(3) Ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế bào cùng di chuyển về một
cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.
(4) Nếu 2 cromatit chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình thường, các nhiễm sắc thể
kép khác phân li bình thường thì sẽ tạo ra 2 tế bào con aaB và B.
Nhận xét nào của bạn M đúng, nhận xét nào sai? Vì sao?
Câu 7( 2 điểm). Virut
1. Nhiều loại virut gây bệnh nguy hiểm như HIV, SARS, H5N1, Ebola, MERS, Zika xuất
hiện trong thời gian gần đây có phải là virut mới không? Giải thích.
2.Năm 2002, giáo sư Ekhard Wimmer (Anh) đã tiến hành tổng hợp nhân tạo được genom
RNA (+) của virus bại liệt rồi đưa vào tế bào để cho chúng nhân lên. Khi tiêm các virus bại
liệt nhân tạo này vào chuột thì chuột cũng bị bệnh bại liệt. Gần đây, một nhà khoa học trẻ
đã tách được genom của virus cúm A/H5N1 gồm 8 phân tử RNA (-), rồi đưa genom tinh
khiết này vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm với hi vọng sẽ thu được
kết quả giống như của giáo sư E. Wimmer. Hãy phân tích 2 thí nghiệm này và trả lời các
câu hỏi sau:
a. Tại sao thí nghiệm của E. Wimmer lại thành công?
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có tạo ra được virus cúm A/H5N1 không? Giải thích
Câu 8( 2 điểm).Vi khuẩn
a. Những đặc tính đặc trưng nào của vi khuẩn được lợi dụng trong nghiên cứu sinh học
phân tử, công nghệ sinh học và di truyền học hiện đại?
b. Có hai hộp lồng (đĩa petri) bị mất nhãn, chứa môi trường dinh dưỡng có thạch. Một hộp
đã được cấy vi khuẩn tụ cầu (Staphyloccous sp), hộp còn lại cấy vi khuẩn Mycoplasma.
Người ta tẩm pênixilin vào hai mảnh giấy hình tròn rồi đặt lên mặt mỗi địa thạch một
mảnh, sau đó đặt các hộp lồng vào tủ ấm cho vi khuẩn mọc. Sau 24 giờ lấy ra quan sát
thấy ở một hộp xung quanh mảnh giấy có vòng vô khuẩn. Hãy cho biết hộp đó chứa vi
khuẩn gì? Giải thích.
Câu 9( 2 điểm). Chuyển hóa vật chất và sinh trưởng VSV
1. Người ta cho VK Clostrium tetani vào 4 ống nghiệm, trong mỗi ống nghiệm có các
thành phần sau:
Ống 1: Các chất vô cơ.
Ống 2: Các chất vô cơ + glucozo
Ống 3: Các chất vô cơ + glucozo + riboflavin (Vitamine B12)
Ống 4: Các chất vô cơ + glucozo + riboflavin + acid lipoic
Ống 5: Các chất vô cơ + glucozo + riboflavin + acid lipoic + NaClO
Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, sau một thời gian thấy ống 4 trở nên đục, còn ống 1, 2,
3, 5 vẫn trong suốt.
a. Môi trường trong các ống nghiệm trên là loại môi trường gì?
b. VK Glostrium tetani thuộc loại VK gì ?
c. Vai trò của riboflavin, acid lipoic và NaClO đối với VK Clostrium tetani ?
2.Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là glucozơ cho đến khi ở pha log,
đem cấy chúng sang các môi trường sau:
Môi trường 1: có cơ chất glucozơ
Môi trường 3: có cơ chất glucozơ và mantozơ
Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đuờng cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli
gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích?
Câu 10( 2 điểm). Miễn dịch
Etanol nồng độ cao( 70-80%) và chất kháng sinh ( nhóm penixilin) thường được dùng để
diệt khuẩn trong y tế.
a. Nêu tính chất khác biệt của 2 loại chất trên.
b.Vì sao vi khuẩn rất khó biến đổi để đề kháng được với etanol nhưng lại có thể biến đổi
để đề kháng với penixilin.
.......... Hết..........

Người ra đề: Nguyễn Thị Hải Yến- Đỗ Thị Hương

ĐT: 0978580152
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm


1 a.
- Cấu tạo hoá học ….. 0,25
* Protein đa dạng: cấu tạo từ 20 loại aa -> tạo vô số loại pr
* Protein đặc thù:
- Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa trong chuỗi polipetit… 0,25
- số lượng chuỗi pp và cách cuộn xoắn của chuỗ pp trong không gian… 0,25
b. protein được sử dụng vào những mục đích
- Pr tổng hợp từ Ri tự do: …..
+ Dùng trong tế bào chất 0,25
+ Cung cấp 1 số bào quan: nhân, lục lạp, ti thể 0,25
- Pr từ riboxom liên kết: ….. 0,25
+ Tiết ra khỏi tế bào 0,25
+ Cấu trúc màng sinh học và cung cấp cho 1 số bào quan: không bào,
lizoxom..
2 a. Thí nghiệm 1: Bóc tách thành tế bào của các loại vi khuẩn hoặc các
loại tế bào thực vật có hình dạng khác nhau rồi cho vào trong dung 0,5
dịch đẳng trương. Kết quả các tế bào trần đều có dạng hình cầu, chứng
tỏ thành tế bào qui định hình dạng tế bào.
………………………………………….
Thí nghiệm 2: Bóc tách thành tế bào của các loại vi khuẩn hoặc các 0,5
loại tế bào thực vật có hình dạng khác nhau rồi cho vào trong dung
dịch nhược trương một thời gian dài. Kết quả các tế bào trần đều bị vỡ,
chứng tỏ thành tế bào có chức năng bảo vệ tế
bào……………………………… 0,25
b. 0,25
- Đó là không bào.
- Cấu tạo: Là bao quan có màng đơn bao bọc, bên trong chứa thành phần
các chất khác nhau tùy từng loại tế bào như: sắc tố, các chất hòa tan,
chất dự trữ.... 0,25
- Chức năng: rất đa dạng:
+ Tế bào lông hút: Không bào chứa chất tan tạo Ptt giúp rễ hút nước
+ Tế bào cánh hoa: Chứa sắc tố → hấp dẫn côn trùng 0,25
+ Tế bào đỉnh sinh trưởng : tích nhiều nước -> tế bào dài ra nên sinh
trưởng nhanh
+Tế bào của một số loại cây mà động vật không dám ăn: Chứa chất độc,
chất phế thải nhằm bào vệ thực vật
3 a. Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể 0,25
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
0,25
b.

- Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty 0,25
thể, cứ 2 ion H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
0,25
+
- Ở lục lạp: H khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3 ion
H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
c. 0,5
- Nguồn 1: Quang năng có trong ánh sáng mặt trời -- chuỗi vận chuyển
điện tử quang hợp -- Sự chênh lệch gradient H+ (PMF) giữa 2 phía của
màng thylacoid -- ATP synthase -- ATP. Quá trình tượng tự có thể xảy 0,5
ra ở các vi sinh vật quang hợp.
- Nguồn 2: Từ chất hữu cơ của sinh vật khác -- NADH -- chuỗi truyền
electron hô hấp (trên màng tế bào hoặc màng trong ti thể) -- PMF -- ATP
synthase: ATP: Quá trình này xảy ra trong quá trình hô hấp tế bào.
4 * Tăng 30oC:
+ Hiện tượng: Màng bị phá huỷ, biến tính prôtêin enzim. 0,25
+ Nguyên nhân: Nhiệt độ cao làm biến đổi cấu trúc các thành phần cấu
tạo nên màng như: prôtêin…
* Giảm 30oC: 0,25
+ Hiện tượng: Màng rắn chắc lại.
+ Nguyên nhân: Nhiệt độ thấp làm ảnh hưởng đến tính linh động của các
thành phần cấu tạo nên màng như: photpholipit….
* Cho Cyanit vào:
+ Hiện tượng: Ức chế sự vận chuyển electron đến O2. 0,25
+ Nguyên nhân: Cyanit kết hợp với xitocrom a3 thành một phức hợp
ngăn chặn sự vận chuyển electron từ chất mang này tới O2.
* Cho pyruvat vào:
+ Hiện tượng: Được hấp thụ và bị oxi hoá. 0,25
+ Nguyên nhân: Pyruvat là nguyên liệu hô hấp thứ cấp của quá trình hô
hấp tế bào xảy ra trong ti thể.
b.
- Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường
nội bào: 0,5
+ Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
+ Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
- Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 300C.
- Kết quả: ống 1 không thấy CO 2 bay ra (không sủi bọt) , ống 2 có CO 2 0,5
bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu khí.
5 a.
- Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở 0,25
màng sau xinap bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất
nhiều năng lượng.
- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến 0,5
axetincolin không bị phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn
liên tục gây mất nhiều năng lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có thể
dẫn đến tử vong. 0,25
- Thuốc C đóng kênh Ca2+ làm Ca2+ không vào được tế bào, axetincolin
không giải phóng ra ở chùy xinap, dẫn đến cơ không co được.
b.
- Để làm tiêu hết lượng tinh bột có trong mỗi lá. 0,25
- Lá trong bình A chuyển màu xanh đen do lá cây đã sử dụng, khí
cacbonic có trong bình để thực hiện quá trình quang hợp. Do đó, khi 0,25
thử tinh bột bằng iot đã xảy ra phản ứng màu đặc trưng của thuốc thử.
- Lá trong bình B không chuyển màu, do khí CO2 trong bình kết hợp với
dung dịch KOH để tạo thành muối nên lá trong bình này không tiến
hành quang hợp được. Như vậy ta kết luận, khí CO 2 đóng vai trò quan 0,25
trọng trong quá trình quang hợp để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ.
- Nhận xét: CO2 là nguyên liệu của quang hợp, nhìn chung nồng độ CO 2 0,2
tăng thì cường độ quang hợp tăng. 5

6 (1) Sai, vì tế bào 2 NST kép không đồng dạng tập trung thành một hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc  tế bào 2 đang ở kì giữa giảm phân 0,5
II.
(2) Đúng, vì kết thúc giảm phân I tế bào 1 tạo 2 TB con có cặp NST
AABB và aabb  kết thúc giảm phân II I tế bào 1 tạo 4 TB con, trong
đó 2 tế bào có cặp NST AB và 2 TB có kí hiệu NST ab. Tế bào 2 đang 0,5
ở kì giữa của giảm phân II, kí hiệu NST aaBB  kết thúc giảm phân II
tạo 2 TB con có kí hiệu NST aB.
(3) Sai vì ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế 0,5
bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con
có kiểu gen là AaB và b hoặc Aab và B.
(4) Đúng vì nếu 2 cromatid chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình 0,5
thường sẽ tạo 2 TB con có kí hiệu NST là aa và không có NST chứa a,
cặp NST kép BB phân li bình thường cho 2 TB con có kí hiệu NST B.

Câu Nội dung Điểm


Câu 7 1.
( 2đ) - Không phải virut mới mà là vr mới nổi 0,25
- Các VR mới nổi này tạo ra từ:
+ Đột biến từ các chủng cũ 0,25
+ Lan truyền từ động vật sang người 0,25
+ Do thay đổi môi trường sinh thái 0,25
2.
a.
- Do trình tự nucleotide của genom RNA (+) của virus bại liệt giống với 0,25
trình tự của mRNA, nên nó hoạt động như mRNA.
- Chúng tiến hành dịch mã để tạo enzyme RNA polymerase, rồi sau đó 0,25
là phiên mã, sao chép và nhân lên trong tế bào chất, tạo virus mới.
b. Không. Vì RNA (-) khác với mRNA nên khi đưa genome RNA (-) 0,5
tinh khiết của virus cúm vào nhân tế bào thì chúng không hoạt động
được. Virus muốn nhân lên cần phải có enzyme replicase (tức RNA
polymerase phụ thuộc RNA) mang theo.

Câu 8 a.
( 2đ) - Bộ gen đơn giản, thường gồm một nhiễm sắc thể và ở trạng thái đơn 0,25
bội;
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn 0,25
trong thời gian ngắn, có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một
cách dễ dàng. 0,25
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị; 0,25
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp, tiếp hợp ...

b. 0,25
- Hộp chứa vòng vô khuẩn là hộp có vi khuẩn tụ cầu 0,25
- Hộp không có vòng vô khuẩn là hộp chứa Mycoplasma
Giải thích: 0,25
- Penixilin ức chế tổng hợp thành tế bào chứa peptidoglycan nên tụ cầu
bị bị penixilin ức chế sinh trưởng do đó tạo nên vòng vô khuẩn xung 0,25
quanh mảnh giấy chứa penixilin.
- Mycoplasma không có thành TB là peptidoglycan nên không mẫn cảm
với penixilin
-> vi khuẩn mọc sát khoanh giấy-> không có vòng vô khuẩn.
Câu 9 1.
( 2đ) a.
- Ống 1: MT tổng hợp tối thiểu 0,125
- Ống 2,3,4,5: MT tổng hợp 0,25
b. Vi khuẩn khuyết dưỡng 0,25
c. 0,25
- Riboflavin, acid lipoic: là nhân tố sinh trưởng 0,125
- NaClO là chất diệt khuẩn
b.
- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 1 gồm 3 0,5
pha: pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. Pha tiềm
phát không có vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là glucozơ nên
khi chuyển sang môi trường mới, vi khuẩn không phải trải qua giai
đoạn thích ứng với cơ chất. 0,5
- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường 3 gồm 4
pha: 1pha lag, 2 pha log (pha lũy thừa), 1pha cân bằng, 1pha suy
vong.
+ Vi khuẩn sẽ sử dụng cơ chất glucozơ trước, không có pha lag và
sinh trưởng theo pha log.
+ Khi hết glucozơ thì vi khuẩn chuyển sang môi trường mới là
mantozơ nên phải có sự thích ứng với cơ chất mới và sinh trưởng
theo các pha: pha lag (pha tiềm phát), pha log (pha lũy thừa), pha cân
bằng, pha suy vong.

Câu 10 a. Sự khác nhau giữa etanol và kháng sinh 1đ


Tính chất Etanol Kháng sinh penixilin
( 2đ)
Cấu tạo hóa Là chất hóa học đơn giản Là chất hóa học phức tạp
học ( có vòng β- lactam)
Cơ chế tác Thay đổi khả năng cho Cắt liên kết giữa các aa của chuỗi
dụng các chất đi qua lipit peptit ngắn của phân tử murein.
của màng sinh chất, Thường dùng để tiêm, bôi, uống.
thường dùng để sát
khuẩn trên da, bề mặt
dụng cụ.
Tính chọn Không Tác dụng chủ yếu lên VK G+ có
lọc thành dày
Nồng độ tác Cao Thấp
dụng
Nguồn gốc Lên men từ đường nhờ Chủ yếu do nấm mốc Penicilium
nấm men hoặc tổng hoặc bán tổng hợp.
hợp hóa học
b. Vi khuẩn rất khó biến đổi để đề kháng được với etanol nhưng lại có
thể biến đổi để đề kháng với penixilin: 0,5
- Etanol tác động vào lipit màng, trong khi VK rất khó biến đổi lipit của
màng sinh chất.
- VK có plasmit chứa gen tổng hợp enzym penixilaza cắt đứt liên kết 0,5
hóa học vòng β-lactam của penixilin -> VK đề kháng được penixilin.

SỞ GD&ĐT BẮC NINH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


TRƯỜNG THPT VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
CHUYÊN BẮC NINH NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn: Sinh học 10
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian
giao đề. Đề thi có 5 trang)
Câu 1: Thành phần hoá học tế bào (2,0 điểm)
a. Em hãy phân biệt các chất A, B ở hình dưới về đặc điểm cấu tạo, tính chất.

b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ
thường gắn vào thuốc nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào.
Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào
thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng và vào trong tế bào. Giải
thích?
Câu 2: Cấu trúc tế bào (2,0 điểm)
Hình 3 thể hiện mô hình màng tế bào.
a) Hãy nêu chức năng của các thành phần A,B,C được đánh dấu trên hình 3.
b) Trong 1 thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong dung dịch glucozơ với
các nồng độ khác nhau.
Tốc độ hấp thụ glucozơ qua màng tế bào được xác định cho từng nồng độ. Kết
quả được trình bày ở đồ thị hình 4. Hãy sử dụng đồ thị hình 4 để giải thích sự vận
chuyển glucozơ vào tế bào theo cơ chế khuyếch tán tăng cường.

Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) (2,0 điểm)
a. Phân biệt chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti thể?
Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
b. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm
như sau: Trồng các cây A, B, C (cùng 1 giống, cùng độ tuổi) trong các chậu có điều
kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc như nhau. Đưa các chậu cây này vào trong phòng thí
nghiệm, chiếu sáng với các bước sóng khác nhau, cụ thể là:
Cây A: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 400 đến 500nm.
Cây B: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 500 đến 600nm.
Cây C: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 600 đến 700nm.
Thời gian chiếu sáng là như nhau ở tất cả các chậu cây.
- Cây nào hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất? Giải thích.
- Căn cứ vào bước sóng ánh sáng cung cấp cho các cây như trên, có thể so sánh
khả năng sinh trưởng của các cây A, B, C được không? Giải thích.
- Bằng cách nào để so sánh khả năng sinh trưởng của các cây A, B và C trong các
điều kiện chiếu sáng như trên?
Câu 4: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) (2,0 điểm)
a. Tại sao không thể đưa ra 1 số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong hô hấp hiếu
khí.
b. Hãy cho biết tên các chất được kí hiệu bằng các chữ từ A đến J ở hình dưới đây.

Câu 5: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2,0 điểm)


a. Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành
glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
- Tại sao có hiện tượng trên?
- Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen,
chất AMP vòng (cAMP) có vai trò gì?
- Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải
glicôgen.
b. Trình bày thí nghiệm chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa pha sáng và pha tối.
Câu 6: Phân bào (2,0 điểm)
a. Vì sao các nhiễm sắc tử chị em có thể đính kết và tách nhau ra trong các quá trình phân bào có tơ
diễn ra bình thường?

b. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không
tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo) với nhau ở kì đầu giảm phân I thì
sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào?
c. Hãy so sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của các
protein giống tulubin và giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
Câu 7: Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2,0 điểm)
Nấm men kiểu dại có khả năng phân giải glucose thành etanol và khí cacbonic trong điều
kiện thiếu oxi
a. Khi xử lý đột biến, người ta thu được chủng nấm men mang đột biến suy giảm hô hấp
do thiếu xitocrom oxidaza - một thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử. Việc sử dụng
chủng nấm men này có ưu thế gì so với chủng kiểu dại trong công nghệ lên men rượu ?
Giải thích
b. Ở nấm men mất khả năng lên men, đường phân có thể diễn ra trong điều kiện thiếu oxi
không ? Tại sao ?
c. Sau đây là hai phản ứng thuộc quá trình đường phân:
Glyxeraldehit-3-photphat + NAD+ + Pi  1,3-Bisphotphoglixerat + NADH
1,3 Bisphotphoglixerat + ADP  3-Photphoglixerat + ATP
Photphat vô cơ (Pi) có vai trò thiết yếu trong quá trình lên men.Khi nguồn cung cấp Pi cạn
kiệt, sự lên men bị dừng lại kể cả khi môi trường có glucose. Asenat (AsO 43-) tương
đồng với photphat (PO43-) về cấu trúc hóa học và có thể làm cơ chất thay thế photphat.
Este asenat không bền nên dễ thủy phân ngay khi vừa hình thành. Giải thích tại sao
asenat gây độc đối với tế bào?
Câu 8: Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2,0 điểm)

a. Người ta cho 80 ml nước chiết thịt (thịt bò hay thịt lợn nạc) vô trùng vào hai bình tam
giác cỡ 100 ml (kí hiệu là bình A và B), sau đó cho vào mỗi bình 0,50 gam đất vườn
được lấy ở cùng vị trí và thời điểm. Cả hai bình đều được bịt kín bằng nút cao su, đun
sôi (100oC) trong 5 phút và đưa vào phòng nuôi cấy có nhiệt độ từ 30-35 oC. Sau 1 ngày
người ta lấy bình thí nghiệm B ra và đun sôi (100 oC) trong 5 phút, sau đó lại đưa vào
phòng nuôi cấy. Sau 3 ngày cả hai bình thí nghiệm được mở ra thì thấy bình thí nghiệm
A có mùi thối, còn bình thí nghiệm B gần như không có mùi thối. Giải thích.
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy
liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh
enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi
cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải
thích lí do chọn?
Câu 9: Virut (2,0 điểm)
Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm A/H3N2 chỉ lây
truyền bệnhở người. Giả sử, người ta tạođược virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN)
của virut cúm A/H5N1 ra khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của
virut A/H3N2.
a. Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi
xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN(-) và phiên mã tổng
hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó.
b. Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích
c. Nếu như gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc
A/H5N1 thì phần lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người
như thếnào? Giải thích.
Câu 10: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2,0 điểm)
Phân tử MHC-I và phân tử MHC- II (phức hợp hòa hợp mô chính) đóng vai trò chủ
chốt trong việc trình diện kháng nguyên. Hãy nêu sự khác biệt giữa hai phân tử này về
nguồn gốc, chức năng, cơ chế và các hệ quả hoạt động trong đáp ứng miễn dịch.
-------------------------------Hết-----------------------------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Người ra đề
Bùi Thị Minh Thủy
SĐT: 0983293786
SỞ GD&ĐT BẮC NINH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
CHUYÊN BẮC NINH NĂM HỌC 2018 - 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Sinh học 10
ĐỀ ĐỀ XUẤT (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian
giao đề.)
Câu 1: Thành phần hoá học tế bào (2,0 điểm)
a. Em hãy phân biệt các chất A, B ở hình dưới về đặc điểm cấu tạo, tính chất.

b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ
thường gắn vào thuốc nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào.
Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào
thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng và vào trong tế bào. Giải
thích?
Hướng dẫn chấm
a. A là Maltose, B là Sucrose (0,25 điểm)
Phân biệt A và B
Đặc điểm A B Điểm
Cấu tạo - Được cấu tạo từ 2 - Được cấu tạo từ 1 phân tử 0,5
phân tử Glucose Glucose và 1 phân tử
liên kết với nhau Fructose liên kết với nhau
bằng liên kết 1,4 bằng liên kết 1,2
glycosidic. glycosidic.
Tính chất - Có tính khử - Không có tính khử 0,25

b. - Màng tế bào là màng phôtpholipit: đầu ưa nước hướng ra ngoài, đầu kị nước quay vào
trong và hướng vào nhau  chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưa nước khó đi
trực tiếp qua màng. (0,5 điểm)
- Thuốc bị gắn thêm nhóm –CH3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất
kị nước  dễ dàng qua lớp phôtpholipit kép vào trong tế bào. (0,25 điểm)
- Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế
bào  hoạt động bên ngoài tế bào. (0,25 điểm)
Câu 2: Cấu trúc tế bào (2,0 điểm)
Hình 3 thể hiện mô hình màng tế bào.
a) Hãy nêu chức năng của các thành phần A,B,C được đánh dấu trên hình 3.
b) Trong 1 thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong dung dịch glucozơ với
các nồng độ khác nhau.
Tốc độ hấp thụ glucozơ qua màng tế bào được xác định cho từng nồng độ. Kết
quả được trình bày ở đồ thị hình 4. Hãy sử dụng đồ thị hình 4 để giải thích sự vận
chuyển glucozơ vào tế bào theo cơ chế khuyếch tán tăng cường.

Hướng dẫn chấm:


a) Chú thích: A: ôligôxacarit; B: phôtpholipit; C: protein (0,25 điểm)
– A (ôligôxacarit) là vị trí nhận biết cho các chất hóa học đặc hiệu, tham gia nhận
biết tế bào. A cũng ổn định màng tế bào bằng cách tạo liên kết hiđrô với nước. (0,25
điểm)
- B (phôtpholipit) tạo thành lớp cho phép các chất tan trong lipit đi qua màng tế bào
và ngăn cản các chất tan trong nước. Đuôi axit béo còn đóng vai trò đảm bảo tính lỏng
của màng. (0,25 điểm)
- C (một số protein ) có thể là enzim với trung tâm hoạt động hướng về phía các
chất trong dung dịch xung quanh, có thể là glycoprotein làm dấu hiệu trong nhận biết tế
bào, có thể là protein gắn kết với bộ khung tế bào và chất nền ngoại bào giúp duy trì
hình dạng tế bào và điều hòa sự thay đổi các chất ngoại bào hoặc nội bào.
(0,25 điểm)
b) Kết quả biểu diễn ở đồ thị cho thấy khi nồng độ glucozơ thấp, tốc độ hấp thu
glucozơ phụ thuộc vào nồng độ glucozơ. Tốc độ hấp thụ tăng khi nồng độ glucozơ đạt
đến 1 giá trị nhất định rồi giữ ổn định. Sự ổn định này là do toàn bộ protein mang đều
tham gia vận chuyển glucozơ. (0,5 điểm)
Nếu theo cơ chế thụ động, tốc độ không giữ ổn định như trên. Tốc độ chỉ tăng lên
theo gradien nồng độ glucozơ ở 2 phía của màng. Nếu theo cơ chế chủ động, nồng độ
glucozơ không ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển trừ khi nồng độ glucozơ rất thấp.
(0,5 điểm)
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) (2,0 điểm)
a. Phân biệt chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ti thể?
Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
b. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, người ta tiến hành thí nghiệm
như sau: Trồng các cây A, B, C (cùng 1 giống, cùng độ tuổi) trong các chậu có điều
kiện dinh dưỡng, chế độ chăm sóc như nhau. Đưa các chậu cây này vào trong phòng thí
nghiệm, chiếu sáng với các bước sóng khác nhau, cụ thể là:
Cây A: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 400 đến 500nm.
Cây B: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 500 đến 600nm.
Cây C: Chiếu ánh sáng có bước sóng từ 600 đến 700nm.
Thời gian chiếu sáng là như nhau ở tất cả các chậu cây.
- Cây nào hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất? Giải thích.
- Căn cứ vào bước sóng ánh sáng cung cấp cho các cây như trên, có thể so sánh
khả năng sinh trưởng của các cây A, B, C được không? Giải thích.
- Bằng cách nào để so sánh khả năng sinh trưởng của các cây A, B và C trong các
điều kiện chiếu sáng như trên?
Hướng dẫn chấm
a. Sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên
màng ti thể. -Sự khác biệt
Trên màng tilacoit Trên màng ti thể Điểm
- Các điện tử e đến từ diệp lục - Các điện tử sinh ra từ các quá 0,25
trình dị hoá (quá trình phân huỷ
chất hữu cơ)
- Năng lượng có nguồn gốc từ - Năng lượng được giải phóng từ 0,25
ánh sáng việc đứt gẫy các liên kết hoá
học trong các phân tử hữu cơ
- Chất nhận điện tử cuối cùng - Chất nhận điện tử cuối cùng là 0,25
làNADP+ oxi
- Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng: để chuyển tải H+ qua màng, khi
dòng H+ chuyển ngược lại ATP được hình thành. (0,25 điểm)
b. - Cây hấp thụ được nhiều ánh sáng nhất là cây A. Vì trong khoảng bước sóng 400 –
500nm có các điểm cực đại hấp thu của cả diệp lục A, B và một số carrotenoit. Đây
cũng là miền ánh sáng có bước sóng ngắn, mức năng lượng cao. (0,25 điểm)
- Có thể so sánh khả năng sinh trưởng của cây A và cây C với cây B nhưng chưa
đủ điều kiện để so sánh 2 cây A và C với nhau .(0,25 điểm)
Vì ánh sáng có bước sóng 400 – 500 nm (thí nghiệm với cây A) có miền xanh
tím; ánh sáng 600 – 700nm (thí nghiệm với cây C) có miền đỏ. Diệp lục hoạt động tốt ở
cả 2 miền này. Trong khi đó, ánh sáng có bước sóng 500 – 600nm(thí nghiệm với cây
B)có miền ánh sáng lục và vàng, diệp lục hoàn toàn không hấp thu ánh sáng ở các miền
này. Kết quả là,cây A và C sẽ sinh trưởng tốt hơn cây B. (0,25 điểm)
- Cách đánh giá để so sánh khả năng sinh trưởng của các cây A, B và C: Theo dõi cả
3 cây trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó làm thí nghiệm đo chiều cao cây, cân
khối lượng tươi, khối lượng khô của toàn cây, so sánh các chỉ tiêu này để đưa ra kết
luận. (0,25 điểm)
Câu 4: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) (2,0 điểm)
a. Tại sao không thể đưa ra 1 số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong hô hấp hiếu
khí.
b. Hãy cho biết tên các chất được kí hiệu bằng các chữ từ A đến J ở hình dưới đây.
Hướng dẫn chấm
a. . Không thể đưa ra 1 số chính xác về số lượng ATP tạo thành trong hô hấp hiếu khí.
- Trong hô hấp hiếu khí, các sản phẩm trung gian tạo ra trong đường phân, oxi hóa
pyruvat, chu trình crebs không nhất thiết phải đi hết con đường hô hấp hiếu khí, nó có
thể rẽ nhánh sang một con đường chuyển hóa khác, do vậy không thể tính được số ATP
tuyệt đối tạo ra từ 1 phân tử glucozo hô hấp. (0.25 điểm)
- Quá trình photphoril hóa ADP → ATP không liên kết trực tiếp với các phản ứng sinh hóa
trong quá trình phân giải đường, do vậy có 1 hệ số sai lệch nhất định giữa năng lượng
giải phóng và năng lượng ATP tạo ra, đồng thời số proton tạo ra do thủy phân NADH,
FADH2 không phải là số nguyên. (0.25 điểm)
- NADH tạo ra trong đường phân ở tế bào chất không được vận chuyển vào ty thể để cùng
với NADH tạo ra trong chu trình crebs tham gia vào chuỗi chuyền e qua màng ty thể.
Sự biến đổi này có thể biến 1 NADH tế bào chất → 1 NADH/ 1FADH2 ty thể, do đó
không thể biết chính xác số phân tử lực khử đi vào ty thể. (0.25 điểm)
- Sự vận chuyển e trên chuỗi chuyền e không cung cấp toàn bộ lực cho quá trình
photphoril hóa tại ATP syntetaza mà có thể cung cấp cho quá trình khác. (0.25 điểm)
b.
Kí hiệu A B C D E F G
Chất H2O NAD+ NADH CO2 CO2 NAD+ NADH
Kí hiệu H I J K l M N
Chất ADP ATP FAD FADH2 H2O NAD+ NADH
(HS làm được từ 10 kí hiệu trở lên cho tối đa 1,0 điểm)

Câu 5: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2,0 điểm)


a. Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành
glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
- Tại sao có hiện tượng trên?
- Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen,
chất AMP vòng (cAMP) có vai trò gì?
- Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải
glicôgen.
b. Trình bày thí nghiệm chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa pha sáng và pha tối.
Hướng dẫn chấm
a. - Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể
màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzym
adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa
các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzym glicôgen
phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực
tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng. (0,5 điểm)
- cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym photphorilaza
phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin: 1 phân tử
adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ. (0,25 điểm)
- Adrênalin → thụ thể màng → Prôtêin G → enzym adênylat cyclaza → cAMP → các
kinaza → glicôgen phosphorylaza → (glicôgen → glucôzơ). (0,25 điểm)
b. Ví dụ
Thí nghiệm 1: Làm với cây thủy sinh
- Khi đưa CO2 ở dạng thích hợp vào chậu nước đang trồng cây rong thủy sinh, CO 2 được
hấp thụ vào cây rong sẽ thúc đẩy pha tối hoạt động mạnh hơn, sẽ cần nhiều ATP và
NADPH.
- ATP và NADPH là sản phẩm của pha sáng, do vậy làm tăng cường hoạt động pha sáng
làm CO2 thải ra nhiều hơn.
- Ta có thể xác định bằng việc đếm số bọt khí tạo ra trong cùng thời gian trước và sau khi
bổ sung CO2 vào chậu nước.
Thí nghiệm 2: Làm với cây thuộc nhóm C3
- Duy trì điều kiện ánh sáng và nồng độ CO 2 bình thường thì chất nhận là RiDP và sản
phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG ở thế cân bằng động.
- Tắt ánh sáng thì APG tăng mạnh và không được chuyển thành RiDP vì không có ATP và
NADPH, trong khi đó RiDP giảm dần vì vẫn được gắn với CO 2 để hình thành APG
nhưng lại không được phục hồi.
- Giữ ánh sáng bình thường nhưng giảm nồng độ CO2 đến 0 thì diễn biến ngược lại
(Thí sinh chỉ cần nêu được một ví dụ là đạt điểm tối đa)
Câu 6: Phân bào (2,0 điểm)
a. Vì sao các nhiễm sắc tử chị em có thể đính kết và tách nhau ra trong các quá trình phân bào có tơ
diễn ra bình thường?

b. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không
tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo) với nhau ở kì đầu giảm phân I thì
sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào?

c. Hãy so sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của các
protein giống tulubin và giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
Hướng dẫn chấm
a. - Ở kì đầu của nguyên phân và giảm phân I, mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em gắn
với nhau ở tâm động và gắn dọc theo các cánh nhờ prôtêin cohensin. (0,25 điểm)
- Ở kì sau giảm phân I, hai nhiễm sắc tử chị em vẫn đính nhau ở tâm động do prôtêin
shugoshin bảo vệ cohensin tránh khỏi sự phân giải của enzim giúp cho hai nhiễm sắc tử chị
em cùng di chuyển về một cực. (0,25 điểm)
- Ở kì sau của nguyên phân và giảm phân II, cohensin bị enzim phân giải hoàn toàn
làm cho hai nhiễm sắc tử chị em tách nhau ra hoàn toàn và di chuyển về hai cực tế bào.
(0,25 điểm)
- Sau khi tách nhau ra, hai nhiễm sắc tử chị em di chuyển ngược nhau về hai cực của
tế bào do các vi ống thể động ngắn dần lại, trong đó vùng tâm động di chuyển trước vì nó
được gắn vào vi ống thể động. (0,25 điểm)
b. Nếu tiếp hợp không xuất hiện và các thể vắt chéo không hình thành giữa hai nhiễm sắc thể
trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì chúng sẽ sắp xếp sai (không thành 2 hàng) trên mặt
phẳng phân bào, dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên (thường không đúng) về các tế bào con
trong giảm phân I. Kết quả của hiện tượng này là các giao tử hình thành thường mang số
lượng nhiễm sắc thể bất thường. (0,5 điểm)
c. Trong quá trình phân bào của tế bào nhân thực, tubulin tham gia vào hình thành thoi phân
bào và di chuyển nhiễm sắc thể, trong khi sợi actin có chức năng trong quá trình phân chia
tế bào chất. (0,25 điểm)
Trong phân đôi ở vi khuẩn thì ngược lại, các phân tử kiểu tubulin được cho là có tác động
tách các tế bào con, còn các phân tử kiểu sợi actin lại được cho là có chức năng di chuyển
các nhiễm sắc thể con về các cực đối lập của tế bào vi khuẩn. (0,25 điểm)
Câu 7: Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2,0 điểm)
Nấm men kiểu dại có khả năng phân giải glucose thành etanol và khí cacbonic trong điều
kiện thiếu oxi
a. Khi xử lý đột biến, người ta thu được chủng nấm men mang đột biến suy giảm hô hấp
do thiếu xitocrom oxidaza - một thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử. Việc sử dụng
chủng nấm men này có ưu thế gì so với chủng kiểu dại trong công nghệ lên men rượu ?
Giải thích
b. Ở nấm men mất khả năng lên men, đường phân có thể diễn ra trong điều kiện thiếu oxi
không ? Tại sao ?
c. Sau đây là hai phản ứng thuộc quá trình đường phân:
Glyxeraldehit-3-photphat + NAD+ + Pi  1,3-Bisphotphoglixerat + NADH
1,3 Bisphotphoglixerat + ADP  3-Photphoglixerat + ATP
Photphat vô cơ (Pi) có vai trò thiết yếu trong quá trình lên men.Khi nguồn cung cấp Pi cạn
kiệt, sự lên men bị dừng lại kể cả khi môi trường có glucose. Asenat (AsO 43-) tương
đồng với photphat (PO43-) về cấu trúc hóa học và có thể làm cơ chất thay thế photphat.
Este asenat không bền nên dễ thủy phân ngay khi vừa hình thành. Giải thích tại sao
asenat gây độc đối với tế bào?
Hướng dẫn chấm
a. Việc sử dụng chủng nấm men đột biến có ưu thế trong việc đơn giản hóa điều kiện lên
men vì không cần phải duy trì điều kiện kị khí như đối với nấm men kiểu dại. (0,25
điểm)
- Nấm men là vi sinh vật kị khí không bắt buộc. Trong điều kiện thiếu O2, nấm men sẽ lên
men rượu. Trong điều kiện có O2, nấm men sẽ tiến hành hô hấp hiếu khí. Do đó, phải
duy trì điều kiện kị khí để tiến hành lên men. (0,25 điểm)
Trong công nghệ lên men rượu, việc duy trì điều kiện kị khí đòi hỏi chi phí thực hiện.
(0,25 điểm)
- Xitocrom oxidaza là một thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử. Nếu thiếu enzim này
chuỗi vận chuyển điện tử bị ngừng trệ. Chu trình Crep cũng bị ngừng do thiếu NAD + từ
chuỗi vận chuyển điện tử. Do đó, nấm men sẽ chuyển sang lên men rượu ngay cả khi có
O2. (0,25 điểm)
b. Quá trình đường phân sẽ không diễn ra ở nấm men mất khả năng lên men trong điều
kiện thiếu O2. Vì quá trình đường phân tạo nên một lượng lớn axit pyruvic và NADH
làm giảm tỉ lệ [NADH]/[NAD+]. Trong điều kiện thiếu O2, chuỗi vận chuyểnđiện tử bị
ức chế nên không tạo ra NAD+. Nếu không có quá trình lên men, lượng NAD+ không
được tái tạo dẫn đến quá trìnhđường phân không thể diễn ra. (0,25 điểm)
c. Khi có asenat, 1-asenat-3-photphoglixerat (este asenat) được hình thành thay cho
bisphotphoglixerat. Khi đó, este asenat bị thủy phân thành 3-photphoglixerat. (0,25
điểm)
(1-asenat-3-photphoglixerat + H2O  3-photphoglixerat + AsO43 ) (0,25 điểm)
Phân tử 3-photphoglixerat vẫn được tạo thành như trong quá trình đường phân nhưng
không kèm theo sự tổng hợp ATP dẫn đến sự giảm năng lượng tạo thành trong các phản
ứng tương tự. Vì vậy, asenat độc đối với tế bào.
(0,25 điểm)
Câu 8: Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2,0 điểm)

a. Người ta cho 80 ml nước chiết thịt (thịt bò hay thịt lợn nạc) vô trùng vào hai bình tam
giác cỡ 100 ml (kí hiệu là bình A và B), sau đó cho vào mỗi bình 0,50 gam đất vườn
được lấy ở cùng vị trí và thời điểm. Cả hai bình đều được bịt kín bằng nút cao su, đun
sôi (100oC) trong 5 phút và đưa vào phòng nuôi cấy có nhiệt độ từ 30-35 oC. Sau 1 ngày
người ta lấy bình thí nghiệm B ra và đun sôi (100 oC) trong 5 phút, sau đó lại đưa vào
phòng nuôi cấy. Sau 3 ngày cả hai bình thí nghiệm được mở ra thì thấy bình thí nghiệm
A có mùi thối, còn bình thí nghiệm B gần như không có mùi thối. Giải thích.
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy
liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh
enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi
cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải
thích lí do chọn?

Hướng dẫn chấm


a. - Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và
lấy đi một lượng dịch nuôi tương đương, tạo được môi trường ổn định, do vậy VSV
sinh trưởng ổn định ở pha lũy thừa. Enzim là sản phẩm bậc I được hình thành ở pha
tiềm phát và pha lũy thừa, vì vậy chọn phương pháp nuôi cấy liên tục là thích hợp nhất,
thu được lượng enzim A cao nhất.
(0,5 điểm)
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục (từng mẻ), sự sinh trưởng của VSV diễn ra
theo đường cong gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong. Chất kháng
sinh là sản phẩm bậc II được hình thành ở pha cân bằng, pha này cho lượng kháng sinh
nhiều nhất (nuôi cấy liên tục không có pha cân bằng), vì vậy chọn phương pháp nuôi
cấy không liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng kháng sinh B cao nhất.
(0,5 điểm)
b. Trong 0,5 g đất chứa nhiều mầm vi sinh vật, ở nhiệt độ sôi 100oC các tế bào dinh dưỡng
đều chết, chỉ còn lại nội bào tử (endospore) của vi khuẩn. (0,25 điểm)
- Trong bình thí nghiệm A, các nội bào tử vi khuẩn sẽ nảy mầm và phân giải protein của
nước thịt trong điều kiện kị khí. Nước thịt là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu
hợp chất cacbon, nên những vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH3, H2S để sử
dụng cacbohydrat làm nguồn năng lượng trong lên men. (0,25 điểm)
- Vì vậy, khi mở nắp ống nghiệm các loại khí NH 3, H2S bay lên gây thối rất khó chịu, còn
gọi là quá trình amôn hoá kị khí là lên men thối. (0,25 điểm)
- Trong bình thí nghiệm B, các nội bào tử này mầm hình thành tế bào dinh dưỡng chúng bị
tiêu diệt sau 1 ngày bị đun sôi lần thứ hai, do đó protein không bị phân giải, kết quả
không có mùi. (0,25 điểm)
Câu 9: Virut (2,0 điểm)
Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm A/H3N2 chỉ lây
truyền bệnhở người. Giả sử, người ta tạođược virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN)
của virut cúm A/H5N1 ra khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của
virut A/H3N2.
a. Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi
xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN(-) và phiên mã tổng
hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó.
b. Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích
c. Nếu như gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc
A/H5N1 thì phần lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người
như thếnào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm:
a. Virut cúm sử dụng ARN polymerase của nó và nguyên liệu của tế bào chủ để (phiên
mã) tổng hợp mARN (ARN +) trên khuôn ARN của nó (ARN) (0,5
điểm)
Các mARN (ARN +) mới được tổng hợpđược dùng làm khuôn để tổng hợp các ARN hệ
gen mới (ARN -) của virut, đồng thời được dùng làm khuôn để tổng hợp (dịch mã) protein
vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp ráp thành virut mới. (0,5 điểm)
b. Virut lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm. (0,25 điểm)
Vì, hệ gen của virut lai thế hệ 0 là từ virut cúm A/H3N2 nên sẽ tạo ra thế hệ 1 là A/H3N2
không lây truyền bệnh ở gia cầm (trừ trường hợp đột biến xảy ra ngay trong lần tái sinh
virut thế hệ 0). (0,25 điểm)
c. Nếu gen mã hóa cho gai H bịđột biến thì phần lớn virut lai không lây nhiễm (hoặc giảm)
ở người. (0,25 điểm)
Vì virut không có khả năng đính kết không có khả năng đính kết lên tế bào chủ (qua thụ
thể) nên không xâm nhập được vào tế bào vật chủ. (0,25 điểm)
(Thí sinh không nhất thiết phải gọi đủ các “thuật ngữ” trong dấu ngoặc đơn; chỉ cần mô
tả đúng thì được điểm như đáp án)
Câu 10: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2,0 điểm)
Phân tử MHC-I và phân tử MHC- II (phức hợp hòa hợp mô chính) đóng vai trò chủ
chốt trong việc trình diện kháng nguyên. Hãy nêu sự khác biệt giữa hai phân tử này về
nguồn gốc, chức năng, cơ chế và các hệ quả hoạt động trong đáp ứng miễn dịch.

Hướng dẫn chấm


Đặc điểm Phân tử MHC-I Phân tử MCH-II
so sánh
Nguồn gốc Có ở tất cả các tế bào có Có ở các tế bào B, đại thực bào,
nhân của cơ thể tế bào tua
Chức năng Gắn với kháng nguyên nội Gắn với kháng nguyên ngoại
sinh, tạo phức hệ trình sinh, tạo phức hệ trình cho tế
cho tế bào T8 (T độc) bào T4 (T hỗ trợ), thông qua
thông qua thụ thể CD8 thụ thể CD4
Cơ chế Phức hệ kích thích tế bào Kích thích tế bào T4 tiết ra
TC tiết ra protein độc intơlơkin dùng để kích thích
(perforin) để diệt tế bào tế bào B hoạt hoá tăng sinh,
nhiễm virut hoặc tế bào biệt hoá thành tế bào plasma
ung thư sản xuất kháng thể
Hệ quả Tham gia vào đáp ứng Tham gia vào đáp ứng miễn dịch
trong miễn dịch tế bào thể dịch
hoạt
động
miễn
dịch

(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)

SỞ GD&ĐT SƠN LA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2018 – 2019
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
(Đề thi gồm 04 trang)
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/4/2019

Câu 1 (2 điểm): Thành phần hóa học tế bào


1. Hình 1 phản ánh cấu tạo hóa học của một
steroit phổ biến trên màng sinh chất của tế bào
động vật có vú.
a. Hãy nêu tên, cách sắp xếp các phân tử, tác
dụng của steroit đó trong màng sinh chất.
b. Ngoài vai trò cấu trúc màng, loại steroit
này còn có vai trò gì trong tế bào?
Hình 1: Steroit
2. Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc
không gian đó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền,
người ta tạo được hai phân tử protein đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau
nhưng ngược chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không
gian và hoạt tính giống nhau không ? Tại sao?
Câu 2: ( 2 điểm) ( Cấu trúc TB)
a.Lông và roi uốn cong như thế nào?
b.Nếu người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển
động được thường bị nhiễm khuẩn phổi và có các cơ quan nội tạng như tim không ở
đúng phía của cơ thể. Dị tật này có cơ sở di truyền, cho biết di tật do nguyên nhân gì?
c. Cấu trúc thành tế bào có vai trò sinh trưởng tế bào.Em hãy giải thích và chứng minh
điều đó?
Câu 3 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Phương trình nào sau đây phản ánh đúng bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật?
Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối của quang hợp? Nếu sử dụng CO 2
có 18O làm nguyên liệu cho quang hợp thì 18O sẽ xuất hiện trong sản phẩm nào của
quang hợp?
Phương trình 1: 6CO2 + 6H2O + quang năng → C6H12O6 + 6O2.
Phương trình 2: 6CO2 + 12H2O + quang năng → C6H12O6 + 6H2O + 6O2.
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối hoàn toàn
có thể lấy từ quá trình hô hấp?

Câu 4 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quan sát hình vẽ sau
a. Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H + ở các
bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào thực
vật?
c. Tại sao nếu không có oxi thì sự tổng hợp ATP trong ti thể của tế bào bị đình trệ? Trong
phương trình tổng quát của quá trình hô hấp, O 2 cuối cùng có mặt trong CO2 hay H2O?
Giải thích.

Câu 5 (2 điểm): Truyền tin tế bào + Phương án thực hành


1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong
truyền tin tế bào.

Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá
trình truyền tin của tế bào.
2. Làm thế nào để phân biệt 2 mẫu mô chứa tinh bột và glycogen đã nghiền nát? Giải thích
phương pháp nhận biết đó?
Câu 6 (2 điểm): Phân bào
1. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
2. Trong chu kì tế bào có sự tham gia của nhân tố điều chỉnh, là phức hệ prôtêin gọi là
cyclin- Cdk (cyclin dependant kinase).
a. Mối quan hệ giữa Cyclin và Cdk được thể hiện như thế nào?
b. Ở tế bào động vật có vú sử dụng nhiều loại cyclin tham gia điều chỉnh hoạt tính
Cdk (như cyclin A, B, D, E). Hãy phân biệt thời điểm hình thành, thời gian tồn tại và
vai trò của prôtêin cyclin A và cyclin B trong quá trình phân bào.
Câu 7 (2 điểm): Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
Có 2 ống nghiệm A và B, đều chứa cùng một loại môi trường nuôi cấy lỏng có nguồn
cacbon là glucôzơ. Người ta đưa vào mỗi ống nghiệm nói trên một số lượng vi khuẩn
E. coli bằng nhau, sau đó nâng pH trong ống A lên mức pH = 8,0 và hạ pH trong ống B
xuống mức pH = 4,0.
a. Sau cùng một thời gian, giá trị pH trong mỗi ống nghiệm thay đổi như thế nào?
Giải thích.
b. Số lượng E. coli trong mỗi ống nghiệm sau một thời gian thay đổi như thế nào?
Giải thích.
c. Trình bày các thí nghiệm để chứng minh sự thay đổi lượng glucôzơ trong môi
trường nuôi cấy ở ống nghiệm B.
Câu 8 (2 điểm): Sinh trưởng, sinh sản của VSV
1. Có 2 môi trường nuôi cấy A và B, mỗi môi trường có các loại vi khuẩn khác nhau sinh
trưởng bình thường. Thêm vào mỗi môi trường một ít lizozim, sau một thời gian thấy ở
B số lượng vi khuẩn tăng lên, ở A số lượng vi khuẩn không tăng. Có kết luận gì về 2
loại vi khuẩn ở A và B?
2. Hãy giải thích tại sao:
a. Trong tự nhiên, nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất có tính axit hay kiềm vẫn
sinh trưởng được trong môi trường đó?
b. Nhiều vi sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh trong
khi chúng chỉ thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng?
Câu 9 (2 điểm): Virut
1. Virut tồn tại trên Trái Đất hàng tỉ năm nhưng chúng bắt nguồn từ đâu, cho đến nay vẫn
chưa có lời giải đáp. Hiện nay có những giả thuyết nào về nguồn gốc của virut?
2. Virut nào có thể dùng làm thuốc trừ sâu? Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng tại sao
trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài?
Câu 10 (2 điểm): Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Nêu sự khác nhau giữa đáp ứng miễn dịch nguyên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát.
2. Hệ thống miễn dịch ở người có thể đáp ứng bằng hình thức miễn dịch chủ yếu nào với
sự xuất hiện của các tế bào ung thư? Giải thích.

Người ra đề: Ngô Thị Thu Trang


Số điện thoại: 0979933297
SỞ GD&ĐT SƠN LA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2018 – 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10

Câu Nội dung Điểm


Câu 1 1.
a. Hợp chất hữu cơ hình 1 là cholesterol.
- Trong màng sinh chất, nhóm hydroxyl trên phân tử cholesterol 0,25
tương tác với đầu phosphate của màng còn gốc steroit và chuỗi
hydrocarbon gắn sâu vào màng.
- Các phân tử cholesterol đan xen vào những phân tử 0,25
phospholipide để có thể kết hợp chặt chẽ với màng sinh học.
- Cách sắp xếp các phân tử như vậy đã giúp cho màng ngăn chặn 0,25
các mạch acyl của phospholipide quá gần nhau để duy trì độ
linh động cao của màng mà vẫn đảm bảo độ bền chắc cơ học
cần thiết.
b. Ngoài vai trò cấu trúc trong màng, cholesterol còn có vai trò:
0,25
- Là tiền chất chính để tổng hợp nhiều phân tử có hoạt tính sinh
học quan trọng như: vitamin D, nhiều loại hormone steroid
(cortisol, aldosterone và các hormone sinh dục), axít mật ….
0,25
- Cholesterol tương tác với protein Hedgehog – một phân tử
truyền tín hiệu then chốt trong quá trình phát triển thai nhi.
0,25
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan
trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao
gồm việc chống ung thư.
2. Không. Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; 0,5
hai chuỗi polipeptit dù có trình tự giống nhau nhưng ngược
chiều sẽ có các gốc R hướng về các phía khác nhau và vì vậy sẽ
có cấu trúc bậc 2, 3 và 4 hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt
tính của protein không giống nhau.
Câu a.- Các cánh tay dylein được ATP cung cấp năng lượng dịch 0,5
2 chuyển bộ đôi vi ống cho nhau vì chúng gắn chặt trong lòng
bào quan và ảnh hưởng lẫn nhau nên các bộ đôi uốn cong thay
vì trượt qua nhau .
b.- Những người như vậy bị khuyết tật vận động dựa trên vi ống 0,5
của lông roi và lông nhung. Như vậy tinh trùng không thể vận
động vì lông roi hoạt động kém các đường khí bị tổn thương và
các sự kiện truyền tín hiệu trong quá trình phát triển phôi
không diễn ra chính xác do lông nhung kém hoạt động chức
0,5
năng.
c. - Khi có auxin, cầu nối hidro bị phá vỡ dưới tác động của H 2O
làm các tấm xelulozo trượt lên nhau=> dẫn đến sinh trưởng
0,5
tiếp ở chỗ trống=> tế bào dài ra
- Nước thành lập cầu nối hidro mới làm giãn ra=> phồng lên tế
bào tăng kích thước.
Câu a.
3 - Phương trình 2. 0.25
- Phương trình pha sáng:
12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc → 12NADPH + 18ATP + 6O2 0.25
- Phương trình pha tối:
6CO2 + 12NADPH + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 12NADP + 18ADP + 0.25
18Pvc.
18
- Tìm thấy O trong sản phẩm tạo ra là: C6H12O6 và H2O. Vì CO2 0,25
tham gia vào quang hợp trong pha tối.
b. Qua trình quang hợp cần pha sáng , trong khi ATP cần cho pha
tối có thể hoàn toàn lấy từ pha sáng vì:
- Nguyên liệu cần cho pha tối là ATP, NADPH đều được cung cấp 0,5
đầy đủ từ pha tối.
- Qua trình tổng hợp glucozo ở pha tối yêu cầu cần nhiều ATP mà 0,25
quá trình hô hấp tuy tạo nhiều ATP nhưng hầu hết được cung
cấp cho các hoạt động khác của cơ thể.
- Đồng thời nếu sử dụng ATP từ pha sáng sẽ hạn chế quãng đường 0,25
vận chuyển ATP từ ti thể tới lục lạp và tiết kiệm thời gian, cung
cấp ATP ngay khi cần.
Câu 4 a.
-Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục
lạp. 0,25
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất
nền ty thể 0,25
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục
lạp.
b.
0.25
- Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng
gian màng ra chất nền ty thể, cứ 2 ion H + qua màng 0.25
tổng hợp được 1 ATP.
- Ở lục lạp: H+ khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp, cứ
3 ion H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
c.
- Oxi đóng vai trò là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi 0.25
truyền electron ở màng trong ti thể.
- Nếu không có oxi chuỗi truyền electron không hoạt động và 0.25
không tạo ra điện thế màng do không có sự vận chuyển ion H +
qua màng. Vì vậy không kích hoạt phức hệ ATP-syntetaza tổng
hợp ATP từ ADP và Pi. 0.25
- Không có oxi, axit piruvic sẽ lên men biến đổi thành các sản 0.25
phẩm khác.
- O2 là chất nhận electron cuối cùng, liên kết với H+ tạo nên H2O.
Câu 5 1. Hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào là cAMP
(AMP vòng)
- Cơ chế hình thành cAMP: Khi một tín hiệu ngoại bào liên kết với
protein thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất, protein thụ thể 0.5
sẽ hoạt hóa enzyme adenylyl cyclase. Enzym này xúc tác phản
ứng tổng hợp nhiều phân tử cAMP từ ATP. cAMP tiếp tục hoạt
hóa con đường truyền tín hiệu vào trong tế bào chất.
- Chuyển hóa cAMP: cAMP tạo ra chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị 0.25
phân giải bởi enzyme phosphodiesterase thành AMP mất hoạt
tính. Do đó nếu không có tín hiệu mới từ môi trường thì tác
động của cAMP ngừng sau một thời gian ngắn.
- Vai trò của cAMP: là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại
0.25
thông tin (nhận được từ chất truyền tin thứ nhất – tín hiệu
ngoại bào) lên gấp 20 lần. Sau đó truyền thông tin vào tế bào
chất bằng cách hoạt hóa một protein kinase A. Protein này sẽ
hoạt hóa các enzyme khác trong tế bào chất bằng cách
phosphoryl hóa, tùy từng loại tế bào gây ra các đáp ứng tương 0.5
ứng.
2. Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào 2 dung dịch trên:
- Mẫu có màu xanh tím là chứa hồ tinh bột.
- Mẫu có màu tím đỏ là glycogen.
Giải thích: 0.25
- Tinh bột chứa 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilo
có mạch không phân nhánh, khoảng 24 -30 đơn vị gluco có 1
phân nhánh, phân nhánh thưa hơn, khi nhỏ KI lên mẫu mô 0.25
chứa tinh bột các phân tử iot kết hợp với amilozo xoắn tạo màu
xanh tím.
- Glycogen có mạch phân nhánh phức tạp, sự phân nhánh dày hơn
cứ 8 -12 đơn phân có 1 phân nhánh, khi nhỏ KI lên mô
glycogen, các phân tử iot iot kết hợp với mạch phân nhánh
nhiều cho màu tím đỏ.
Câu 6 1.
- Các cơ chế:
+ Axetyl hóa: Gốc axetyl được gắn vào lysine ở phần đuôi histon,
điện tích dương của lysine bị trung hòa, làm cho đuôi histon 0.25
không còn liên kết chặt vào các nucleoxom ở gần nữa, chất
nhiễm sắc có cấu trúc nới lỏng (tháo xoắn).
+ Khử axetyl: Loại bỏ gốc axetyl thì ngược lại → co xoắn. 0.25
+ Metyl hóa: Bổ sung gốc metyl vào đuôi histon → co xoắn. 0.25
+ Phosphoryl hóa: Bổ sung gốc photphat vào một axit amin bị 0.25
metyl hóa → tháo xoắn.
2.
a. Mối quan hệ giữa Cdk và cyclin.
+ Khi Cyclin liên kết với Cdk thành phức hệ thì Cdk ở trạng thái 0,25
hoạt tính, điều hòa mức độ phosphoril hóa.
+ Khi Cyclin tách khỏi Cdk thì Cdk không có hoạt tính.

b. Phân biệt Cyclin A và Cyclin B


Điểm Prôtêin cyclin A Prôtêin cyclin B
phân
biệt
Thời điểm Cuối pha G1 Cuối pha G2 0,25
hình
thành 0,25
Thời gian Cuối pha G1 đến cuối Tích lũy trong nhân từ cuối
tồn tại pha S thì biến pha G2 đến tiền kì phân 0,25
mất bào (kì đầu)
Vai trò Cùng với enzym Hoạt hóa enzym kinase tham
kinase xúc tiến sự gia tạo vi ống tubulin để
nhân đôi ADN hình thành thoi phân bào
Câu 7 a.
- pH ở ống A giảm nhẹ. 0,25
Giải thích: Do bơm H+ trên màng sinh chất của E.coli bơm H+ từ
trong TB ra bên ngoài.
- pH trong ống nghiệm B tăng lên. 0,25
Giải thích: Do H+ và glucôzơ từ bên ngoài đi vào theo cơ chế đồng
vận chuyển.
b.
- Số lượng VK E. coli trong ống A không tăng. 0,25
Giải thích: Do pH bên ngoài cao nên không có quá trình đồng vận
chuyển glucôzơ vào bên trong  E. coli thiếu glucôzơ nên
không sinh trưởng được.
- Số lượng VK E.coli trong ống B tăng lên 0,25
Giải thích: Do có quá trình đồng vận chuyển gluco vào bên trong
 E. coli tăng lên
c. 0,5
- Thí nghiệm 1: Lấy dung dịch nuôi cấy ở ống nghiệm B, lọc qua
màng lọc VK sau đó định lượng để xác định hàm lượng glucôzơ
trong đó, đối chiếu với hàm lượng glucôzơ trước khi nuôi cấy 
Tính được lượng glucôzơ đã được VK sử dụng. 0,5
- Thí nghiệm 2: Sử dụng glucôzơ có gắn đồng vị phóng xạ 14C cho
vào ống nghiệm B, sau một thời gian, đo hoạt độ phóng xạ ở
trong TB sẽ thấy có glucôzơ trong TB E. coli.
Câu 8 1. Kết luận: vi khuẩn ở môi trường A là vi khuẩn gam dương, còn 0,25
vi khuẩn của môi trường B là vi khuẩn gam âm vì:
- Lizozim sẽ cắt đứt liên kết 1-4β glicozit phá hủy thành murein 0,25
của cả 2 loại vi khuẩn.
- Vi khuẩn gram âm có thêm lớp màng ngoài bằng polisaccarit 0,25
nên sau khi murein bị phá vỡ vẫn có thể bảo vệ tế bào, sau một
thời gian có thể tái tạo thành, phát triển và gia tăng số lượng.
- Vi khuẩn gram dương không có thêm lớp màng ngoài nên sau 0,25
khi murein bị phá vỡ vẫn không thể bảo vệ tế bào tạo thành tế
bào trần, sau một thời gian vẫn không thể tái tạo thành nên số
lượng vẫn giữ nguyên.
0,25
2. a. Vì chúng có thể điều chỉnh độ pH nội bào nhờ việc tích lũy
hay không tích lũy H+.
b. Vì:
0,25
- Mặc dù pH của môi trường biến đổi nhưng pH nội bào hầu như
không thay đổi vì ion H+ rất khó thấm qua màng phôtpholipit
của màng sinh chất.
- VSV ưa pH trung tính vận chuyển K+ thay cho H+, VSV ưa kiềm 0,25
vận chuyển Na+ thay cho H+, khiến cho pH nội bào gần như 0,25
trung tính.
- Một số VSV tiết ra các chất làm thay đổi pH của môi trường.
Câu 9 1. Giả thuyết về nguồn gốc của virut:
– Virut có thể bắt nguồn từ genome tách ra của tế bào, lâu dần 0,25
cùng tồn tại và tiến hóa song song với tế bào.
– Virut có thể có nguồn gốc từ các phân tử di truyền ngoài nhiễm 0,25
sắc thể (transposon, plasmid) tiến hóa dần thành virus ngày
nay. 0,25
+ Các plasmid tồn tại độc lập với hệ gen của tế bào, có thể tái bản
độc lập đối với hệ gen này, và đôi khi được truyền từ tế bào
sang tế bào khác.
+ Các transposon là các đoạn DNA có thể vận động từ vị trí này
sang vị trí khác trong hệ gen của một tế bào.
0,25
– Virut có thể bắt nguồn từ 1 loại tế bào rất nhỏ, có cấu tạo đơn
giản, kí sinh nội bào, giống như ricketsia, lâu dần trở thành
virut.
2.
a. - Virut có thể dùng làm thuốc trừ sâu là: virut baculo, trong đó 0,25
virut nhân đa diện NPV (nucleopolyhedrovirus) là các virut có
thể kí sinh và giết chết côn trùng.
- Người ta nhiễm các virut này vào sâu nuôi nhân tạo để cho 0,25
chúng nhân lên, sau đó nghiền, lọc bỏ bã, thu dịch chứa virut
để làm thuốc trừ sâu.
b.
0,25
- Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này
chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut
hình thành các thể bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể bọc có
nhiều virion nên được bảo vệ trong môi trường tự nhiên ngoài
0,25
tế bào.
- Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ
phân rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế
bào thành ruột sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác.
Câu Đáp ứng miễn dịch nguyên
Đáp ứng của miễn dịch thứ phát
10 phát
Phản ứng miễn dịch trong lần Phản ứng miễn dịch khi bắt gặp
đầu tiên tiếp xúc với kháng lại loại kháng nguyên đã 0,25
nguyên từng tiếp xúc lần đầu.
Sản sinh ra các tế bào đáp Nhờ tế bào nhớ đã có sẵn trí
ứng như tương bào, T độc, nhớ kháng nguyên trong lần 0,25
tế bào nhớ nhưng đáp ứng trước nên đáp ứng với cường
với cường độ thấp và độ lớn và kéo dài, thời gian
nhanh, thời gian chậm. nhanh. (Đáp ứng đạt đỉnh
(Đáp ứng đạt đỉnh khoảng khoảng 2-5 ngày sau khi tiếp
10 ngày sau khi tiếp xúc xúc với KN)
với KN)
Nồng độ kháng thể ít hơn. Nồng độ kháng thể nhiều hơn. 0,25
Nhờ có nguyên phát mới tạo Nhờ có thứ phát mới giúp cơ
ra T nhớ cho thứ phát. thể đáp ứng miễn dịch nhanh 0,25
hơn và mạnh hơn, cơ sở cho
tiêm vacxin.
2.
- Gây nên cơ chế đáp ứng chủ yễu là miễn dịch tế bào 0.25
- Các tế bào ung thư là những tế bào có hệ gen bị biến đổi nên 0.25
chúng có những protein lạ không có ở những tế bào bình
thường của cơ thể. 0.25
- Các phân tử MHC I của tế bào ung thư trình diện các protein lạ
này lên bề mặt tế bào.
- Các tế bào limpho T gây độc hoạt hóa nhận ra và gắn với các tế 0.25
bào ung thư, limpho T gây độc hoạt hóa tiết ra perforin và
grazyme để tiêu diệt tế bào ung thư.

SỞ GD&ĐT VĨNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG


PHÚC THPT CHUYÊN
TRƯỜNG THPT KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG
CHUYÊN VĨNH BẮC BỘ
PHÚC LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐỀ ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10

(Đề thi gồm 2 trang) Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Thành phần hóa học của tế bào (2 điểm)


a. Tại sao nước có thể được vận chuyển ngược chiều trọng lực trong cây thân gỗ?
b. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, những người nông dân tưới nước
lên cây trồng để bảo vệ cây.
c. Tại sao tưới nước cho cây theo phương pháp nhỏ giọt lại đem lại hiệu quả cao và
bền vững hơn tưới nước bằng phương pháp bơm phun qua vòi nước ?
d. Giải thích câu “ không phải vì nóng mà vì ẩm”?
Câu 2. Cấu trúc tế bào (2 điểm)
a. Nêu cấu trúc và chức năng của vi ống trong tế bào?
b. Nếu ở một người có tổ chức vi ống vận động kém thì có thể dẫn đến những hậu
quả gì ở mức cơ thể ?
Câu 3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hóa)
a. Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật nào, khi nào? Tại sao nói hô
hấp sáng vừa có hại vừa có lợi cho thực vật ?
b. Thực vật nào không có hô hấp sáng ? Giải thích tại sao thực vật đó lại không
xảy ra hô hấp sáng ?
Câu 4. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hóa)
a. Enzim nào đóng vai trò quan trong trong cơ chế điều hòa hô hấp của tế bào? Nêu
cơ chế điều hòa thông qua enzim đó ?
b. Để bảo quản các loại hạt, rau, quả cần làm gì? Giải thích?
c. Chất DNP có thể được dùng để làm giảm béo ở người được không? Giải thích.
Biết DNP là một chất làm tách rời bộ máy hóa thẩm do làm cho tầng kép lipit của
màng trong ti thể để H+ lọt qua.
Câu 5. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Tại sao một hoocmon lại gây đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác nhau của cơ
thể?
c. Cơ chế phổ biến để tế bào có thể truyền tin và ngắt quá trình truyền tin trong tế
bào là gì?
b. Thiết kế thí nghiệm chứng minh ánh sáng đỏ và xanh tím hiệu quả với quang
hợp còn ánh sáng khác thì không?
Câu 6 . Phân bào
a. Nêu cơ chế phân tử giúp điều chỉnh chu kì tế bào ở điểm kiểm soát G2?
b. Nêu cơ chế kiểm soát giúp ở mô tổn thương các tế bào phân chia phục hồi lại mô
tổn thương sau đó dừng lại không phân chia tiếp ? Ở tế bào ung thư chu kì tế bào có
điểm gì khác ?

Câu 7. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật.


a. Giải thích tại sao các vi khuẩn gây bệnh có khả năng tạo màng nhầy lại rất khó
chữa ?
b. Nêu kiểu dinh dưỡng, kiểu hô hấp của các vi sinh vật sau : vi khuẩn E.Coli ; vi
khuẩn khử sunfat, vi khuẩn sinh metan ; vi khuẩn nitrat hóa ; vi khuẩn phản nitrat ;
nấm men rượu.
Câu 8. Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Người ta làm thế nào để kiểm tra một loại thực phẩm nào đó có một loại axit
amin nào đó không ?
b. Hãy cho biết môi trường để làm sữa chua hoặc dưa chua thuộc loại gì ? Giải
thích.
c. Nêu nguyên nhân rau, dưa bị khú ? Tại sao dưa chua để lâu lại có váng và nhạt
dần ?
Câu 9. Vi rút
a. Hiện nay có một số thuốc chống lại virut cúm ví dụ: taminflu. Hãy cho biết vì
sao tạo được thuốc chống virut cúm? Tại sao cúm gà lại khó chữa và dễ lan thành dịch
bệnh?
b. Tại sao nói người nhiễm một số virut lại có nguy cơ ung thư cao ?
c. Tại sao dùng virut để chuyển gen lành thay thế gen bệnh ở người lại khó thực
hiện ?
Câu 10. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.
a. Mỗi khi nhiễm một bệnh truyền nhiễm mới cơ thể lại sinh ra một kháng thể mới.
Nêu cơ chế để cơ thể có thể tạo ra sự đa dạng của các kháng thể khi số lượng gen có
hạn ?
b. Tiêm vacxin mở rộng có cần thiết không? Tại sao hiện nay có trào lưu tẩy chay
tiêm vacxin ?

--------------Hết -----------------
SỞ GD&ĐT VĨNH KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG
PHÚC THPT CHUYÊN
TRƯỜNG THPT KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG
CHUYÊN VĨNH BẮC BỘ
PHÚC LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2018 – 2019

(Hướng dẫn chấm HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10


gồm
7 trang)
C Nội dung Điể
âu m
1 a. Tại sao nước có thể được vận chuyển ngược chiều
trọng lực trong cây thân gỗ?
Vì: 3 động lực
+ Lực hút nước của rễ do áp suất rễ 0,2
+ Lực thoát hơi nước ở 5
lá……………………………………………………. điểm
+ Lực liên kết các phân tử nước với nhau và liên kết với
thành mạch gỗ bằng liên kết hidro. 0,2
…………………………………………………………. 5
b. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, những
người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây?
- Vì:
+ Khi tưới nước lên cây trồng cây sẽ hút đủ nước.
+ Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết
hidro.
+ Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC các phân tử nước sẽ bị 0,2
khóa bởi các liên kết hidro giữa chúng tạo mạng tinh thể 5
nước đá, bao phủ bề mặt lá. …………...
+ Khi đó lớp băng sẽ giúp cách li lá với môi trường bảo
vệ nước trong lá không bị đóng băng, giúp bảo vệ cấu trúc 0,2
bên trong cây và giúp các quá trình trao đổi chất trong 5
cây diễn ra bình thường……………………………
c. Tại sao tưới nước cho cây theo phương pháp nhỏ giọt
lại đem lại hiệu quả cao và bền vững hơn tưới nước bằng
phương pháp bơm phun qua vòi nước ?
- Tưới bằng bơm nước và tưới phun sẽ gây hậu quả:
+ Lãng phí nguồn tài nguyên nước có hạn. 0,2
+ Gây sụt lún những vùng lấy nhiều nước ngầm. 5
……………………….
+ Nước tưới cây chỉ hút được một phần, còn lại nước
bốc hơi mạnh để lại muối làm đất trở nên mặn do áp suất
thẩm thấu cao điều đó khiến cây khó hút nước. 0,2
- Vì vậy tưới nhỏ giọt sẽ khắc phục được các hậu quả 5
trên……………….
d. Giải thích câu “ không phải vì nóng mà vì ẩm”?
- Vì: Bình thường khi trời nóng, nước dạng lỏng sẽ hấp
thụ nhiệt và hóa hơi thoát khỏi bề mặt cơ thể nên cơ thể 0,2
sẽ mát hơn do giải phóng được một lượng nhiệt. 5
………………………………………………………………
Nhưng khi độ ẩm không khí cao dẫn đến ít có sự chênh
lệch độ ẩm giữa bề mặt cơ thể và không khí. Khi đó ngăn
cản sự bay hơi của nước khỏi bề mặt cơ thể vì thế cơ thể 0,2
không giải phóng bớt nhiệt được nên bị nóng do độ ẩm 5
không khí cao……………………………………………………………….
2 a. Nêu cấu trúc và chức năng của vi ống trong tế bào?
- Cấu trúc: vi ống là ống rỗng đường kính 25nm, cấu
tạo từ protein tubulin gồm 13 cột các phân tử tubulin.
Tiểu đơn vị của tubulin là dimer gồm α – tubulin và β- 0,2
tubulin……………………………………………………… 5
- Chức năng :
+ Duy trì hình dạng tế bào – chịu lực nén.
+ Vận động tế bào : lông rung, roi.
+ Chuyển động của các bào quan.
+ Chuyển động của NST trong phân bào. 0,2
……………………………….. 5
b. Nếu ở một người có tổ chức vi ống vận động kém thì
có thể dẫn đến những hậu quả gì ở mức cơ thể ?
- Vô sinh: trứng không di chuyển được trong ống dẫn
trứng; tinh trùng không bơi được.
- Mắc bệnh đường hô hấp do lông rung không bảo vệ
được đường dân khí.
- Các cơ quan nội tạng như tim không nằm đúng phía 0,5
cơ thể do phát triển phôi không chính
xác………………………………………………………
3 a. Hô hấp sáng là gì ? Hô hấp sáng xảy ra ở đâu, khi
nào ? Tại sao nói hô hấp sáng vừa có hại vừa có lợi cho
thực vật ?
- Hô hấp sáng là quá trình hô hấp diễn ra ngoài sáng
dùng nguyên liệu là RiDP có tiêu hao O2 và giải phóng
CO2. 0,2
- Vị trí : xảy ra ở thực vật C3 khi ánh sáng mạnh, nhiệt 5
độ cao.
Xảy ra ở 3 bào quan là lục lạp, peroxixom và ti
thể……………………….
- Cơ chế : Do enzim Rubisco có cả hoạt tính
cacboxylaza và oxygenaza tùy chênh lệch nồng độ CO 2 và
O2.
Khi ánh sáng mạnh, nhiêt độ cao – pha sáng diễn ra
mạnh giải phóng O2, trong khi đó khí khổng đóng để bảo 0,5
vệ nên không lấy được CO 2. Vì thế Rubisco có hoạt tính
oxygenaza .
+ Ở lục lạp : RiDP → APG + axit glicolic
+ Ở peroxixom : axit glicolic + O2 → axit glioxilic.
+ Ở ty thể : axit glioxilic → glixin → CO 2+
Serin…………………………. 0,2
- Hô hấp sáng : 5
+ Có hại vì : làm giảm năng suất quang hợp.
+ Có lợi : hô hấp sáng bảo vệ thực vật do trung hòa sản
phẩm của pha sáng tạo ra trong điều kiện nồng độ CO2
thấp.
Người ta thấy thực vật C3 nào mất khả năng hô hấp
sáng thì mẫn cảm với tổn thương do ánh sáng mạnh gây
ra……………………………………….
b. Thực vật nào không có hô hấp sáng ? Giải thích tại
sao thực vật đó lại không xảy ra hô hấp sáng ?
- Thực vật C4 và thực vật CAM không xảy ra hô hấp
sáng.
Vì : 0,5
+ C4 :
ở tế bào mô giậu : CO2 cố định theo chu trình C4 :
PEP + CO2 → AOA→AM.
Enzim cố định CO2 chỉ có hoạt tính cacboxylaza.
Ở tế bào bao bó mạch : AM→ CO2 + AP→ CO2 + PEP.
CO2 + RiDP→ APG→ ALPG → glucozo + RiDP.
Ở tế bào bao bó mạch pha sáng chỉ có PSI. Như vậy
không xảy ra hô hấp 0,5
sáng…………………………………………………………………………..
+ CAM:
Ban đêm khí khổng mở: lấy CO2.
PEP + CO2 → AOA→AM.
Ban ngày khí khổng đóng, pha sáng diễn ra tạo ATP,
NADPH.
AM→ CO2 + AP→ CO2 + PEP.
CO2 + RiDP→ APG→ ALPG → glucozo + RiDP
Do CO2 được lấy sẵn nên có nồng độ cao hơn O 2 nên
không xảy ra hô hấp sáng.
…………………………………………………………………………
4 a. Enzim nào đóng vai trò quan trong trong cơ chế điều
hòa hô hấp của tế bào? Nêu cơ chế điều hòa thông qua
enzim đó ?
- Enzim quan trong trong điều hòa hô hấp tế bào là
enzim dị lập thể: photphofructokinaza
+ Khi nồng độ cAMP cao sẽ kích thích enzim hoạt động. 0,5
+ Khi nồng độ ATP, citrat cao sẽ ức chế enzim hoạt
động. …………………
b. Để bảo quản các loại hạt, rau, quả cần làm gì? Giải
thích?
- Bảo quản là làm giảm hao hụt sản phẩm và giúp duy
trì chất lượng sản phẩm vì thế: 0,5
+ Các loại hạt: bảo quản bằng phơi khô để hạn chế bớt
nước giúp giảm cường độ hô hấp tế bào.
+ Các loại rau, quả: bảo quản lạnh để giảm cường độ
hô hấp……………….
c. Chất DNP có thể được dùng để làm giảm béo ở người 0,5
được không? Giải thích. Biết DNP là một chất làm tách rời
bộ máy hóa thẩm do làm cho tầng kép lipit của màng
trong ti thể để H+ lọt qua.
- DNP có tác dụng giảm béo vì: nó làm lọt H+ qua màng
trong ti thể khi đó sẽ không tạo chênh lệch nồng độ H + vì
thế không tổng hợp được ATP. 0,5
- Khi thiếu ATP, nồng độ cAMP tăng cao vẫn kích thích
hô hấp. Điều đó dẫn tới tăng tiêu giảm nhiên liệu hô hấp.
Vì thế làm giảm béo. …………….
- Tuy nhiên khi sử dụng DNP cơ thể sẽ thiếu năng lượng
ATP cho sinh tổng hợp, vận chuyển chủ động, co cơ, dẫn
truyền xung thần kinh … thì thế nguy hiểm tới tính mạng.
Vì thế không được sử dụng DNP làm chất giảm béo ở
người. ……………………………………………………………………….
5. a. Tại sao một hoocmon lại gây đáp ứng khác nhau ở
các tế bào khác nhau của cơ thể?
- Các phân tử protein khung – hay còn gọi là protein
kết cấu giữ các phân tử thành phần của các con đường
truyền tin với nhau thành các phức hệ đặc thù ở các tế 0,5
bào khác nhau. ………………………………………………..
- Vì thế cùng một phân tử tín hiệu là hoocmon thì ở hai
tế bào nhận tin khác nhau – có các protin khung khác 0,5
nhau sẽ tập hợp và truyền tín hiệu theo cách khác
nhau………………………………………………………………
c. Cơ chế phổ biến để tế bào có thể truyền tin và ngắt
quá trình truyền tin trong tế bào là gì?
- Cơ chế truyền tin phổ biến là: Photphoryl hóa hoặc 0,5
dùng chất truyền tin thứ hai là phân tử nhỏ hoặc ion.
- Cơ chế tắt truyền tin là: Khử photphoryl hóa
protein……………………..
b. Thiết kế thí nghiệm chứng minh ánh sáng đỏ và
xanh tím hiệu quả với quang hợp còn ánh sáng khác thì
không? 0,5
- Chiếu ánh sáng qua lăng kính , bên đối diện để ống
nghiệm có sợi tảo tương ứng các bước sóng khác nhau của
ánh sáng.
- Sau đó dùng vi khuẩn hiếu khí đưa vào sợi tạo kết
quả là vi khuẩn tập trung chủ yếu ở vùng ánh sáng đỏ và
ánh sáng xanh tím. …………………..
6 a. Nêu cơ chế phân tử giúp điều chỉnh chu kì tế bào ở
điểm kiểm soát G2?
- Có 2 thành phần là Cyclin và kinaza phụ thuộc cyclin
(Cdk):
+ Cyclin được tổng hợp từ cuối pha S qua G2 và được 0,5
tích lũy dần đạt nồng độ cao nhất trong pha M.
+ Cdk được quay vòng sử dụng lại trong chu kì tế
bào……………………..
+ Khi Cyclin tích lũy kết hợp với Cdk tạo ra một lượng
phân tử MPF đủ để tế bào đi qua điểm kiểm soát G2 để
bước vào M. 0,5
+ MPF kích hoạt pha M thông qua photphoryl hóa các
protein khác nhau. Hoạt tính của MPF cực đại ở kì giữa.
+ Kì sau Cyclin của MPF bị phân hủy kết thúc M. Tế bào
bước vào G1 ở kì trung gian.
………………………………………………………………….
b. Nêu cơ chế kiểm soát giúp ở mô tổn thương các tế 0,5
bào phân chia phục hồi lại mô tổn thương sau đó dừng lại
không phân chia tiếp?Ở tế bào ung thư chu kì tế bào có
điểm gì khác ?
- Có hai cơ chế chính ở các mô tổn thương giúp tế bào
phân bào đó là:
+ Sự ức chế phụ thuộc mật độ. 0,5
+ Sự phụ thuộc neo
bám……………………………………………………..
- Ở tế bào ung thư:
+ Mất cơ chế ức chế phụ thuộc mật độ và cơ chế neo
bám.
+ Phân chia cả khi thiếu yếu tố tăng trưởng.
+ Tế bào ung thư dừng phân bào ở các điểm ngẫu
nhiên trong chu kì chứ không phải ở các điểm kiểm soát
bình thường.
+ Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng tế bào ung thư có thể
phân chia vô hạn. ….
7 a. Giải thích tại sao các vi khuẩn gây bệnh có khả năng
tạo màng nhầy lại rất khó chữa ?
- Vì :
+ Màng nhầy giúp chống lại thực bào.
+Vi sinh vật có khả năng liên kết với nhau thành tập
hợp lớn (màng sinh học) để chống lại sự tấn công của các
tế bào bạch cầu.
+ Màng sinh học được hình thành là hàng rào vững
chắc cho sự ngăn cản chất kháng sinh tiếp xúc với tế bào,
tỷ lệ S/V của màng sinh học nhỏ hơn nhiều so với S/V của 0,5
từng tế bào riêng lẻ. ………………………………..
+ Màng sinh học tồn tại trong thời gian dài, tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật
khác nhau, và tạo điều kiện cho sự di truyền ngang của 0,3
các gen gây bệnh hoặc gen kháng kháng sinh………….
b. Nêu kiểu dinh dưỡng, kiểu hô hấp của các vi sinh vật
sau : vi khuẩn E.Coli ; vi khuẩn khử sunfat, vi khuẩn sinh
metan ; vi khuẩn nitrat hóa ; vi khuẩn phản nitrat ; nấm
men rượu. 1,2
điểm (
Vi sinh vật Kiểu dinh Kiểu hô hấp mỗi ý
dưỡng 0,2
Vi khuẩn Hóa dị dưỡng Hiếu khí không bắt
điểm)
E.Coli buộc
Vi khuẩn khử Hóa tự dưỡng Kị khí bắt buộc
sunfat
Vi khuẩn Hóa dị dưỡng Kị khí bắt buộc
sinh metan
Vi khuẩn Hóa tự dưỡng Hiếu khí bắt buộc
nitrat hóa
Vi khuẩn Hóa tự dưỡng Kị khí không bắt
phản nitrat buộc.
Nấm men Hóa dị dưỡng Hiếu khí không bắt
rươu buộc
8 a. Người ta làm thế nào để kiểm tra một loại thực
phẩm nào đó có một loại axit amin nào đó không? Nguyên
tắc xác định hàm lượng axit amin đó trong thực phẩm?
- Sử dụng Vi sinh vật khuyết dưỡng với axit amin đó: sử
dụng môi trường phù hợp với VSV khuyết dưỡng đó nhưng
không bổ xung nhân tố sinh trưởng làm ống đối chứng
không thấy VSV sinh trưởng.
Ống thí nghiệm có bổ xung dịch của thực phẩm thấy 0,5
VSV sinh trưởng.
Như vậy thực phẩm có loại axit amin đó.
………………………………….
- Nguyên tắc: Sử dụng bảng đo lnN của VSV đó ở các
nồng độ khác nhau của nhân tố sinh trưởng (axit amin đó) 0,5
sau một khoảng thời gian nuôi cấy.
Nuôi VSV khuyết dưỡng bằng dịch của thực phẩm với
khoảng thời gian tương ứng rồi xác định lnN. So sánh với
bảng chuẩn sẽ suy ra nồng độ của axit amin đó trong thực 0,2
phẩm……………………………………………. 5
b. Hãy cho biết môi trường để làm sữa chua từ sữa tươi
hoặc dưa chua thuộc loại gì ? Giải thích.
- Môi trường bán tổng hợp. Vì: làm sữa chua phải cho
thêm đường với tỉ lệ xác định. Làm dưa chua phải thêm
muối theo tỉ lệ xác định. ……………….
c. Nêu nguyên nhân rau, dưa bị khú ? Tại sao dưa chua
để lâu lại có váng và nhạt dần ?
- Nguyên nhân rau, dưa bị khú :
+ Rưa chưa đủ già, ít đường.
+ Rau quả rửa không kĩ, làm dập nát có nhiều tạp
khuẩn. 0,5
+ Cho muối không đúng 2,5%-3% ( nếu quá 5-6% sẽ ức
chế cả vi khuẩn Lactic, nếu dưới 2,5% thì tạp khuẩn phát
triển lấn át)
+ Không đậy, nén kĩ, không tạo được điều kiện kị khí
cho vi khuẩn lactic phát triển.
+pH không phù hợp (vi khuẩn lactic phát triển tốt ở pH 0,2
3-3,5; vi sinh vật gây thối pH 5-5,5) 5
…………………………………………………………..
- Dưa chua để lâu lại có váng và nhạt dần vì:
Vi khuẩn Lactic hoạt động tốt khi pH(3-3,5) khi dưa
chua quá sẽ ức chế vi khuẩn lactic và kích thích nấm môc,
nấm men dại phát triển.
Do pH axit quá (1,2-3) nấm mốc phát triển ; pH (2,5-3)
nấm men dại hoạt động làm phân giải axit lactic thành
CO2 và H2O. Vì thế dưa có váng và bị nhạt dần.
…………………………………………………………………….
9 a. Hiện nay có một số thuốc chống lại virut cúm ví dụ:
taminflu. Hãy cho biết vì sao tạo được thuốc chống virut
cúm? Tại sao cúm gà lại khó tạo vacxin phòng và dễ lan
thành dịch bệnh?
- Vì virut cúm có vật chất di truyền là ARN mạch âm,
nên muốn nhân lên trong tế bào chủ cần emzim mang 0,5
theo là ARN polimeraza phụ thuộc ARN.
Nên có thể dùng các thuốc ức chế enzim của virut.
Hoặc thuốc ức chế enzim neuraminidaza của virut cúm
- ví dụ Taminflu dẫn đến virut không xâm nhập được vào
tế bào chủ.
- Cúm gà khó tạo Vacxin phòng vì:
+ VCDT của virut cúm là ARN 1 mạch kém bền so với
AND nên rất dễ biến đổi, hơn nữa enzim sao chép không
có hoạt tính sửa sai nên tần số đột biến cao.
+ Mặt các các chủng virut cúm khác nhau cùng nhiễm
vật chủ có thể tái tổ hợp tạo ra chủng mới. 0,5
Mà thời gian tạo và sản xuất một loại vacxin cần 6
tháng vì thế không thể phòng được các chủng mới do đột
biến, tái tổ hợp.
+ Virut cúm truyền qua đường hô hấp, qua không khí.
+ Công tác phòng dịch và kiểm dịch chưa tốt 0,5
Vì thế dịch cúm dẽ lây lan và bùng phát.
……………………………………
b. Tại sao nói người nhiễm một số virut lại có nguy cơ
ung thư cao ?
Vì virut xâm nhiễm sau đó cài xen vào NST của tế bào
có thể gây ra đột biến gen của tế bào chủ hoặc gây thay 0,5
đổi điều hòa hoạt động của gen của tế bào chủ hoặc gen
virut tạo ra các sản phẩm gây thay đổi chu kì tế bào của
vật chủ. Từ đó có thể gây ung thư.
………………………………………….
c. Tại sao dùng virut để chuyển gen lành thay thế gen
bệnh ở người lại khó thực hiện ?
Vì khó kiểm soát, virut có thể cài xen gen lành vào
không đúng vị trí gen bệnh từ đó có thể gây đột biến hoặc
sai hỏng biểu hiện ở gen khác hoặc virut có thể đột biến
thành chủng có hại cho con người. Vì thế nó là kĩ thuật
của tương lai cần phải hoàn thiện hơn
nữa…………………………………..
10 a. Mỗi khi nhiễm một bệnh truyền nhiễm mới cơ thể lại
sinh ra một kháng thể mới. Nêu cơ chế để cơ thể có thể
tạo ra sự đa dạng của các kháng thể khi số lượng gen có
hạn ?
- Kháng thể cấu tạo gồm: 4 chuỗi trong đó có 2 chuỗi
nặng và 2 chuỗi nhẹ liên kết với nhau bằng cầu đisunfit.
Mỗi chuỗi lại có cấu tạo gồm vùng cố định vùng biến 0,5
đổi và vùng liên hợp.
……………………………………………………………………………
- Gen mã hóa kháng thể là gen phân đoạn. Mỗi vùng
của chuỗi nặng hoặc chuỗi nhẹ lại có nhiều đoạn mã hóa
(exon ). Khi tổ hợp một đoạn quy định vùng biến đổi với 0,5
một đoạn quy định vùng cố định với một đoạn vùng liên
hợp thì tạo ra một chuỗi. Vì thế có nhiều cách tạo ra mỗi
chuỗi. Và khi tổ hợp sẽ tạo ra rất nhiều kháng
thể………………………………………….. 0,2
Ví dụ: có 40 đoạn quy định vùng biến đổi của chuỗi 5
nhẹ, có 5 đoạn quy định vùng cố định, có 1 đoạn quy định
vùng liên hợp. Từ đó sẽ tạo ra 40x5x1 =200 loại gen mã
hóa cho ít nhất 200 loại chuỗi nhẹ.
Vì thế số kháng thể tạo ra lớn hơn số gen mã hóa rất
nhiều……………….
b. Tiêm vacxin có cần thiết không? Tại sao hiện nay có
trào lưu tẩy chay tiêm vacxin ? 0,5
- Tác dụng của Vacxin:
+ Tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động.
+ Tạo trí nhớ miễn dịch.
- Tiêm vaxin mở rộng giúp dịch bệnh không có cơ hội
bùng phát thành dịch. Vì thế tiêm vacxin là rất cần thiết.
……………………………………
- Người ta tẩy chay vacxin vì:
+ Nhiều vacxin có tác dụng phụ là gây phản ứng dị ứng 0,5
mạnh dẫn tới sốc phản vệ có thể nguy hiểm đến tính
mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
+ Nhiều vacxin chất lượng chưa tốt, do nhà sản xuất
hoặc do công nghệ sản xuất. Vacxin vô bào an toàn hơn
vacxin tế bào.
+ Do mạng xã hội tuyên truyền ảnh hưởng không tốt
của vacxin như gây tự kỉ, sốc phản vệ….
Từ đó gây ra các trào lưu tẩy chay tiêm vacxin.
………………………….

Người ra đề

Trần Thanh Hương - SĐT: 0988188394


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
*** NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn thi: Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I. Thành phần hóa học của tế bào ( 2,0 điểm)


1. Tinh bột và Glicogen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào
động vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính chất giữa
chúng? Cách phân biệt chúng?
2. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng.
a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết
 -1,4-glicozit, không phân nhánh.

b. Tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực
vật.
c. Amilaza là protein cầu. Myosin là protein sợi.
d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí
C3’.
Câu II. Cấu trúc tế bào ( 2,0 điểm)
1. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị
nhiễm virus? Giải thích. Một khi tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập được
vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh?
2. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó
là hai loại bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Câu III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) ( 2,0 điểm)
1. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực
vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này
được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích.
2. Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục
lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của
lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacôit ở
các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện
ờ hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu
sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi
trường đang được chiếu sáng.
a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính
từ khi bắt đẩu thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với
trước khi chiếu sáng? Giải thích.
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Câu IV. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) ( 2,0 điểm)
1. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi
chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
2. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào
chết, vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
Câu V. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành ( 2,0 điểm)
Hình bên thể hiện một con
đường truyền tín hiệu liên quan
đến sự phát sinh các tế bào ung
thư. Các yếu tố hoạt hóa và các
phân tử có vai trò quan trọng
trong con đường tín hiệu này đã
được nghiên cứu nhằm tìm ra các
chất ức chế để khóa con đường tín
hiệu và sử dụng các chất đó trong
liệu pháp hóa học để điều trị ung
thư.
Từ hình bên hãy cho biết:
1. Các cơ chế có thể liên quan đến
phôtphorin hóa hoặc khử phôtphorin hóa của các prôtêin A, B và C. Giải thích.
2. Thí nghiệm nào dưới đây (từ l đến 6) có thể chứng minh sự truyền tín hiệu là từ
B→C mà không phải C→B? Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng mức độ biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân tử C hoạt
hóa hơn.
(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp ứng tế bào.
Câu VI. Phân bào ( 2,0 điểm)
1. Trong quá trình phân bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở bộ phận nào của tế
bào? Điểm khác nhau trong quá trình phân bào của tế bào động vật và tế bào thực vật.
2. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm:
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha
G1 bước ngay vào pha S.
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1
bước ngay vào pha M.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?
Câu VII. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nêu những điểm khác biệt giữa vi khuẩn lam với vi khuẩn E.coli.
2. Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi Rotor Ngoạ i bà o

trường kiềm (pH = 10) và duy trì được môi trường nội
Nộ i bà o
bào trung tính (pH = 7). Trụ c bên
trong
- Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch
về nồng độ ion H+ giữa hai bên màng tế bào cho ATP
Nú m xú c tá c
synthase tổng hợp ATP? Giải thích.
- Về lý thuyết, có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor, trục bên trong và núm xúc tác
trong ATP synthase (Hình bên) như thế nào để tổng hợp được ATP? Giải thích.
Câu VIII. Sinh trưởng, sinh sản của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nuôi hai chủng vi khuẩn khác nhau trong cùng một môi trường tối thiểu thấy
chúng sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi nuôi tách riêng từng chủng trong
điều kiện môi trường tối thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Giải thích
hiện tượng trên.
2. Nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn
lam, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lactic đồng hình?
Câu IX. Virut ( 2,0 điểm)
1. Mô tả quá trình tổng hợp gai glicôprôtêin vỏ ngoài của virut HIV.
2. Nêu sự khác biệt về quá trình xâm nhập và cởi vỏ giữa virut của vi khuẩn
(phagơ) với virut động vật. Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến quá trình xâm nhập và nhân lên của 2 loại virut trên ?
Câu X. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch ( 2,0 điểm)
1. Intefêron là gì ? Nêu các tính chất cơ bản của intefêron. Vì sao intefêron được
coi là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống lại virut và tế bào
ung thư ?
2. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động
của tế bào T độc (Tc) và tế bào giết (K).
----------------- HẾT -----------
Học sinh không được sử dụng tài liệu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
*** NĂM HỌC 2018 - 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT Môn thi: Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I. Thành phần hóa học của tế bào ( 2,0 điểm)


1. Tinh bột và Glicogen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào động
vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính chất giữa chúng?
Cách phân biệt chúng?
Nội dung Điểm
* Giống nhau 0.25

- Đều là các đại phân tử, đa phân, đơn phân là glucozơ, các
đơn phân liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit.
- Không có tính khử, không tan, khó khuếch tán 0.25

* Khác nhau
-Tinh bột là hỗn hợp chuỗi mạch thẳng amilozơ và
amilopectin phân nhánh (24-30 đơn phân thì có một
nhánh) 0.25
0.25
- Glicogen mạch phân nhánh dày hơn (8-12 đơn phân thì
phân nhánh)
* Nhận biết: Dùng dung dịch iot
- Tinh bột : Tạo dung dịch xanh tím
- Glicogen : Tạo dung dịch đỏ nâu
2. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng.
a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết  -1,4-
glicozit, không phân nhánh.
b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực
vật.
c. Amilaza là protein cầu. Myosin là protein sợi.
d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí
C3’.
Nội dung Điểm
a. Sai. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau 0.25

bằng liên kết  -1,4-glicozit, không phân nhánh.


0.25
b. Sai. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của 0.25
màng tế bào.
c. Đúng. 0.25
d. Sai. Trong chuỗi đơn ADN, trong một nucleotit, đường đêôxiribôzơ gắn với
axit photphoric ở vị trí C5’; giữa các nucleotit với nhau, đường đêôxiribôzơ của
nucleotit này gắn với axit photphoric của nucleotit khác ở vị trí C3’.
Câu II. Cấu trúc tế bào ( 2,0 điểm)
1. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị
nhiễm virus? Giải thích. Một khi tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập
được vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh?
Nội dung Điểm
- Cầu sinh chất là prôtêin dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng 0.25
truyền thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập được vào tế bào, chúng
có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh 0.25
chất, thậm chí một số loại virus còn có khả năng kích hoạt tế bào tiết ra
các protein mở rộng cầu sinh chất để chúng đi qua. Chính vì vậy, virus
nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.
- Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác 0.25
nhân gây bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá
mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự
phát tán của tác nhân đó. 0.25
- Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại tác
nhân gây bệnh chống lại nhiều tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo
dài nhiều ngày.
2. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là
hai loại bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Nội dung Điểm
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất 0.5
trơn và peroxixôm.
Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:
- Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung 0.25
nhóm hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng
dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
- Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ 0.25
chất độc đến ôxi tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc
tác chuyển thành H2O.
Câu III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) ( 2,0 điểm)
1. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật.
Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này
được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích.
Nội dung Điểm
- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu năng 0.5
lượng như sau: từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd)→ phức hệ
cytochrome → plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực
hiện theo cơ chế hóa thẩm: Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía 0.25
của màng thylacoid đã kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ
xoang trong thylacoid ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp
nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon 0.25
(Pq) bơm H+ từ ngoài màng thylacoid vào xoang trong màng, tạo ra thế
năng proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP.
2.
Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp và
đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục
lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacôit ở các
điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ờ
hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu
sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào môi
trường đang được chiếu sáng.
a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ
khi bắt đẩu thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước
khi chiếu sáng? Giải thích.
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Nội dung Điểm
a.
- pH của môi trường chứa tilacoit tăng lên so với trước khi bị chiếu sáng 0.25
- Giải thích: 0.25
Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp  Chuỗi truyền
điện tử ở màng tilacoit sẽ hoạt động, bơm ion H + từ môi trường bên ngoài
vào xoang tilacoit  nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacoit giảm nên pH
của môi trường tăng lên so với trước khi chiếu sáng.
b.
- Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II 0.25
- Giải thích: 0.25
Ức chế quá trình truyền điện từ giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I
sẽ ngăn cản quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang tilacôit 
nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H được vận
chuyển vào xoang tilacôit sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh
ATP synthetaza và tổng hợp nên ATP)  Kết quả pH ở môi trường chứa
tilacôit giảm.
Câu IV. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) ( 2,0 điểm)
1. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền
electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
Nội dung Điểm
- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh 0.25
chất, còn ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong
của ti thể. 0.25
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa
dạng hơn so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với
nhiều loại môi trường. 0.25
- Về chất nhận electron cuối cùng:
+ Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất khác nhau, có 0.25
thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon.
+ Ở sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi.

2. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết, vì
sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
Nội dung Điểm
- Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi 0.25
vận chuyển điện tử hô hấp
nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử và khi hàm lượng vượt quá mức 0.25
cho phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp năng lượng cho hoạt 0.25
động của mình sẽ chết
- Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu 0.25
thụ được NADH và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD+, chất này cạn
kiệt sẽ ức chế chu trình Crebs
- Quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vì NADH mà nó tạo ra được dùng
để chuyển hóa pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2.
Câu V. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành ( 2,0 điểm)
Hình bên thể hiện một con
đường truyền tín hiệu liên quan
đến sự phát sinh các tế bào ung
thư. Các yếu tố hoạt hóa và các
phân tử có vai trò quan trọng
trong con đường tín hiệu này đã
được nghiên cứu nhằm tìm ra các
chất ức chế để khóa con đường tín
hiệu và sử dụng các chất đó trong
liệu pháp hóa học để điều trị ung
thư.
Từ hình bên hãy cho biết:
1. Các cơ chế có thể liên quan đến
phôtphorin hóa hoặc khử phôtphorin hóa của các prôtêin A, B và C. Giải thích.
2. Thí nghiệm nào dưới đây (từ l đến 6) có thể chứng minh sự truyền tín hiệu là từ B→C
mà không phải C→B? Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng mức độ biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân tử C hoạt
hóa hơn.
(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp ứng tế bào.
Nội dung Điểm
1.
- Thụ thể có thể chứa các vùng domain hoạt tính enzim xúc tác cho các 0.25
phản ứng phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa.
- Các enzim tham gia vào phản ứng phosphoryl hóa hoặc khử 0.25
phosphoryl hóa có thể tồn tại trong tế bào.
- Các protein A, B và C có thể chứa các vùng hoạt tính enzim xúc tác 0.5
các phản ứng phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa.
2.
- Các thí nghiệm số 3, 5, 6 là các thí nghiệm có thể chứng minh sự truyền 0.25
tín hiệu từ B→C chứ không phải C→B.
Giải thích: ,
- (3) cho thấy sự hoạt hóa B sẽ điều hòa trực tiếp lên C. 0.25
- (5) cho thấy sự hoạt hóa C phụ thuộc vào mức độ xuất hiện của B. 0.25
- (6) cho thấy sự hoạt hóa C là tín hiệu nằm sau B trên con đường truyền 0.25
tín hiệu.
Câu VI. Phân bào ( 2,0 điểm)
1. Trong quá trình phân bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở bộ phận nào của tế bào?
Điểm khác nhau trong quá trình phân bào của tế bào động vật và tế bào thực vật.
Nội dung Điểm
- Ở sinh vật nhân sơ: ADN đính vào màng sinh chất và tiến hành nhân đôi 0.25
ở tế bào chất.
- Ở sinh vật nhân thực: ADN nhân đôi ở trong nhân tế bào tại các NST, 0.25
trong các bào quan trong tế bào chất.
0.25
+ Tế bào động vật phân bào có sao, có sự tham gia của trung thể trong
hình thành thoi phân bào, tế bào chất phân chia nhờ sự co thắt của
0.25
màng sinh chất.
+ Tế bào thực vật phân bào không có sao, không có sự tham gia của trung
thể, tế bào chất phân chia nhờ sự hình thành vách ngăn.

2. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm:
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha
G1 bước ngay vào pha S.
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1
bước ngay vào pha M.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?
- Cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2 đều ở pha S, dung hợp
tế bào ở pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M. Điều đó chứng tỏ, việc 0,25
chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân bào không phụ thuộc
vào trạng thái của NST mà phụ thuộc vào các chất xúc tác có trong tế
bào chất. 0,25
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai
đoạn của quá trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ 0,25
thuộc Cyclin (Cdk). Cdk thường là bất hoạt khi ko được liên kết với
Cyclin nên trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng. 0,25
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên
tế bào ở G1 vào pha S.
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp
Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên
tế bào ở G1 vào pha M.
Câu VII. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nêu những điểm khác biệt giữa vi khuẩn lam với vi khuẩn E.coli.
Nội dung Điểm
Vi khuẩn E. coli Vi khuẩn lam
- Đơn bào. - Đơn bào, tập đoàn đơn bào và đa bào 0.25
- Không có sắc tố quang
dạng sợi. 0.25
hợp. - Có sắc tố quang hợp. 0.25
- Không có không bào khí. - Có không bào khí. 0.25
- Dinh dưỡng: Dị dưỡng kí - Hầu hết sống tự dưỡng
sinh. bằng quang tổng hợp.

2. Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi trường kiềm Rotor Ngoạ i bà o

(pH = 10) và duy trì được môi trường nội bào trung tính (pH
= 7). Trụ c bên Nộ i bà o
trong
- Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch về
nồng độ ion H+ giữa hai bên màng tế bào cho ATP synthase
Nú m xú c tá c
tổng hợp ATP? Giải thích.
- Về lý thuyết, có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor, trục bên trong và núm xúc tác
trong ATP synthase (Hình bên) như thế nào để tổng hợp được ATP? Giải thích.

Nội dung Điểm


- ATP synthase chỉ tổng hợp ATP khi ion H+ đi từ ngoài vào trong. 0.25
0.25
- Sự chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai màng tế bào dẫn đến ion H + đi từ
trong ra ngoài. Do đó, ATP không được tổng hợp. 0.25
+
- Khi ion H đi từ ngoài vào, rotor làm trục quay ngược chiều kim đồng hồ
(nhìn từ phía tế bào chất) làm núm xúc tác tổng hợp ATP. Do đó, về lý
0.25
thuyết, có thể thiết kế rotor làm trục vẫn quay ngược chiều kim đồng hồ
khi ion H+ đi từ trong ra ngoài để núm xúc tác tổng hợp ATP.
- Khi ion H+ đi từ trong ra ngoài, trục quay theo chiều kim đồng hồ, ATP
bị phân giải. Do đó, thiết kế cơ chế hoạt động của núm xúc tác khi trục
quay theo chiều kim đồng hồ vẫn tổng hợp được ATP.

Câu VIII. Sinh trưởng, sinh sản của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nuôi hai chủng vi khuẩn khác nhau trong cùng một môi trường tối thiểu thấy
chúng sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi nuôi tách riêng từng chủng trong
điều kiện môi trường tối thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Giải thích
hiện tượng trên.
Nội dung Điểm
* Giải thích : Cả hai chủng này đều là vi khuẩn khuyết dưỡng. 0.25
- TH1 : Chủng 1 sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng 2 và 0.25
ngược lại. 0.25
- TH2 : Chủng 1 tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng
2 tổng hợp thành phần còn lại của nhân tố sinh trưởng. 0.25
Cả 2 thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh trưởng cần
thiết cho cả hai chủng.
2. Nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi
khuẩn sinh metan, vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lactic đồng hình?
Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện tử Sản phẩm khử Điểm
vi khuẩn lam Hô hấp hiếu khí O2 H2O 0.25
vi khuẩn sinh metan Hô hấp kị khí CO32- CH4 0.25
vi khuẩn sunfat Hô hấp kị khí SO42- H2S 0.25
vi khuẩn lactic đồng hình Lên men Axit piruvic Axit lactic 0.25
Câu IX. Virut ( 2,0 điểm)
1. Mô tả quá trình tổng hợp gai glicôprôtêin vỏ ngoài của virut HIV.
Nội dung Điểm
- Prôtêin gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp trong tế bào chủ tại ribôxôm 0.25
của lưới nội chất hạt. Sau đó nó được đóng gói trong túi tiết rồi chuyển 0.25
đến thể Golgi.
- Trong khoang thể Golgi, nó được gắn thêm gốc đường để tạo thành 0.25
glicôprôtêin.
- Glicôprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới màng sinh chất
rồi cài xen vào màng tế bào chủ. 0.25
- Khi virut HIV phóng thích ra khỏi TB chủ, màng tế bào chủ đã gắn sẵn
glicoprotein gai của virut sẽ bị cuốn theo và hình thành vỏ ngoài của
virut.

2. Nêu sự khác biệt về quá trình xâm nhập và cởi vỏ giữa virut của vi khuẩn (phagơ) với
virut động vật. Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến quá trình xâm nhập và nhân lên của 2 loại virut trên ?
Nội dung Điểm
- Sau khi hấp phụ, phagơ tiêm ADN của nó vào tế bào, còn vỏ capxit để lại 0.25
bên ngoài tế bào. Phagơ cởi vỏ không cần enzim của lizôzôm.

- Sau khi hấp phụ, virut động vật xâm nhập vào tế bào theo cơ chế nhập
0.25
bào (chỉ virut trần và virut có vỏ ngoài) hoặc cơ chế dung hợp (chỉ virut
có vỏ ngoài, tạo bọng nội bào, gọi là phagoxôm). Phagoxôm gắn với
lizôxôm của tế bào tạo thành phagolizôxôm. Bơm prôtôn trong lizôxôm
hoạt động tạo môi trường axit kích thích các enzim tiêu hóa phân giải
vỏ capxit để giải phóng axit nucleic.
- Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động, môi trường không bị
0.25
axit hóa, các enzim không được hoạt hóa để phân giải capxit thì axit
0.25
nucleic của virut động vật không được giải phóng khỏi vỏ capxit dẫn
đến virut động vật không nhân lên được.
- Quá trình cởi vỏ capxit và nhân nhân lên ở phagơ không sử dụng bơm
prôtôn trong lizôxôm của tế bào.

Câu X. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch ( 2,0 điểm)


1. Intefêron là gì ? Nêu các tính chất cơ bản của intefêron. Vì sao intefêron được
coi là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống lại virut và tế bào
ung thư ?
Nội dung Điểm
- Inteferon là loại protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra 0.25
chống lại virut, chống lại tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn
dịch.
- Các tính chất cơ bản: 0.25
+ Có bản chất là protein, khối lượng phân tử lớn. Bền vững trước
nhiều loại enzim (trừ proteaza), chịu được pH axit, nhiệt độ cao. 0.25
+ Có tác dụng không đặc hiệu với virut. Có tính đặc hiệu loài.
- Inteferon được coi là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể 0.25
chống virut và tế bào ung thư vì nó làm tăng sức đề kháng của cơ thể
bằng cách kích thích tăng số lượng một loạt tế bào miễn dịch: Đại thực
bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào limphô.

2. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế
bào T độc (Tc) và tế bào giết (K).
Nội dung Điểm
- Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau, 0.25
nhưng cơ chế tác động giống nhau:
+ Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp
với MHC-I. Mỗi tế bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu 0.25
của kháng nguyên.
+ Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau 0.25
bao quanh nó, các kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác
nhau. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể kích thích tế bào K tiết 0.25
perforin.
+ Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc
thủng tế bào đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước
tràn vào gây vỡ tế bào.
---------------- HẾT ---------------------
Người ra đề : Nguyễn Phương Thanh
Đt: 034.783.7368.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ ĐỀ XUẤT


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI DHĐBBB
Năm học: 2018-2019
Môn thi: Sinh học 10
Thời gian: 180 phút
Câu I: Thành phần hóa học tế bào (2.0 điểm):
1. Một bạn học sinh muốn nghiên cứu sự thay đổi thành phần một số chất trong quá trình
hạt thóc nảy mầm. Bạn đó nghiền 50 hạt thóc thành bột, hòa trong 100ml nước lạnh,
đem đun lên để tạo thành hồ, để nguội thu được dung dịch A. Bạn đó cũng đem 100
hạt thóc khác cho nảy mầm (tỉ lệ 100%). Khi các hạt này nảy mầm được 3 ngày thì
đem 50 hạt nghiền trong 100ml nước thu được dung dịch B.
Cho A vào 2 ống nghiệm tương ứng là 1 và 2, B vào 2 ống nghiệm 3 và 4, mỗi ống
nghiệm 5 ml dịch. Thử 1 và 3 với Lugol, 2 và 4 với Fehling. Hãy dự đoán hiện tượng
xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
2.
a. Trong phản ứng polyme hóa các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như hình
dưới đây. Ở dạng kéo dài loại I, gốc hoạt hóa (đánh dấu X) được giải phóng từ chuỗi
đang kéo dài. Ở dạng II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân tham gia kéo
dài chuỗi. ADN và ARN được tổng hợp theo dạng nào? Giải thích.
b. Hãy giải thích tại sao chuỗi polynucleotide luôn có chiều từ 5’->3’?

Câu II: Cấu trúc tế bào (2.0 điểm):


1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa
X).
b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy trong
ống nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình
thường hay không? Em hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi
actin và myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn
của tế bào cơ.
Câu III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) (2.0 điểm):
1. Phân biệt vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat.
2. Con đường tổng hợp các axit amin thơm qua sản phẩm trung gian là chorismate được
trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Tốc độ xúc tác của enzym chorismate mutase (CM) được đo khi có tryptophan (+Trp)
hoặc tyrosine (+Tyr), cũng như khi thiếu (--) cả hai được thể hiện trên đồ thị:
Dựa vào kết quả và sơ đồ hình trên, hãy chỉ ra phát biểu nào là đúng hay sai? Giải thích
tại sao?
A. Tryptophan làm tăng hoạt tính chorismate mutase (CM).
B. Tryptophan, chứ không phải tyrosine ức chế tổng hợp chorismate.
C. Nồng độ tyrosine cao dường như làm tăng quá trình tổng hợp tryptophan.
D. Các nhánh prephenate và anthranilate cạnh tranh chorismate.
Câu IV: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) (2.0 điểm):
1.
a. Tại sao hô hấp tế bào lại gồm hàng loạt các phản ứng trung gian chứ không phải là một
phản ứng duy nhất?
b. Cơ chế tổng hợp ATP trong đường phân và trong chuỗi vận chuyển điện tử khác nhau
như thế nào?
2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí ở sinh vật nhân thực.
Câu V: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2.0 điểm):
1. Sự nhận thức về mùi ở động vật có vú bao gồm sự tương tác giữa các phân tử mùi
không khí từ môi trường với thụ thể protein trên các nơ-ron khứu giác trong khoang mũi.
Dựa vào cơ ché truyền tin của tế bào, hãy giải thích làm thế nào với một số lượng các thụ
thể mùi có giới hạn có thể dẫn đến nhận thức về hàng ngàn mùi khác nhau.
2. Hình sau mô tả thí nghiệm của nhà thực vật học Beijerinck trên bệnh khảm ở lá cây
thuốc lá:

a. Từ thí nghiệm này có thể có những kết luận gì về tác nhân gây bệnh?
b. Nếu kết quả thí nghiệm trên cho thấy mức độ nhiễm bệnh của nhóm cây sau yếu hơn
nhóm cây trước và cuối cùng dịch nhựa cây không còn khả năng nhiễm bệnh sau
nhiều lần cấy truyền, em hãy đưa ra giả thiết.
c. Hãy đề xuất thí nghiệm đơn giản để chứng minh tác nhân gây bệnh không thể là loại vi
khuẩn nhỏ hơn các vi khuẩn thông thường (không tính đến trường hợp vi khuẩn bị tiêu
giảm thành tế bào).
Câu VI: Phân bào (2.0 điểm):
1. Sự diễn tiến của chu trình tế bào được điều hòa bởi các enzym kinase phụ thuộc Cyclin
(CDKs), các enzym này chỉ được hoạt hóa khi liên kết với Cyclin tương ứng và được
phosphoryl hóa tại ThrC (threonine lõi). Sự phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa
(dephosphoryl) các axit amin khác lại điều chỉnh thêm hoạt tính của enzym. Con
đường dưới đây thể hiện các protein tham gia vào giai đoạn tế bào đi vào pha M của
chu trình tế bào.

Hãy chỉ đột biến nào dưới đây thúc đẩy tế bào đi vào pha M bằng cách hoạt hóa phức hệ
CyclinB/CDK1. Giải thích.
a. Đột biến làm giảm hoạt tính khử phospho (dephosphoryl hóa) của Cdc25.
b. Đột biến làm giảm hoạt tính phosphoryl hóa của Wee1.
2. Một vài chất tan cần được vận chuyển (chủ động hoặc thụ động) từ vị trí được tổng
hợp tới nơi mà chúng hoạt động. Hãy chỉ ra những chất tan nào dưới đây được vận
chuyển từ tế bào chất tới nhân? Giải thích lí do tại sao?
a. Các tARN.
b. Các protein Histone
c. Các Nucleotide
d. Các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase).
Câu VII: Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2.0 điểm):
1. Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát khi nuôi
cấy chúng trên các môi trường A, B và C. Thành phần các môi trường được tính bằng
g/l như sau:
- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; KH2PO4 – 0,1; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0.
- Môi trường B: Môi trường A + citrate trisodic – 2,0
- Môi trường C: Môi trường A + các chất sau: Biotin – 10 -8; Histidin – 10-5; Methionin –
2.10-5; Thiamin – 10-6; Pyridoxin – 10-6; Nicotinic acid – 10-6; Tryptophan – 2.10-5;
Pantothenat canxi – 10-5; glucoza.
Sau khi cấy, nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ và thời gian phù hợp, người ta thu được kết quả
ghi trong bảng sau:
Môi
trường A B C
Chủng
Vi khuẩn I - + +
Vi khuẩn II - - +
Ghi chú: (-) không mọc; (+) có mọc
a) Môi trường A là môi trường gì?
b) Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện người ta để chúng ở
nơi giàu khí CO2. Giải thích vì sao và dựa vào nguồn carbon hãy cho biết đó là kiểu
dinh dưỡng gì?
c) Các chất hữu cơ thêm vào môi trường C thuộc về hai nhóm chất hóa học, đó là những
nhóm chất nào? Hãy xếp các chất đó vào hai nhóm chất hóa học được đề cập ở trên.
2.Một bạn học sinh nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn a, b, c trên môi trường thạch thì thấy các
khuẩn lạc xuất hiện như hình dưới. thí nghiệm của bạn học sinh đó nhằm mục đích gì,
em hãy gọi tên 3 chủng vi sinh vật đó và giải thích lí do tại sao em gọi tên như vậy?

Câu VIII: Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2.0 điểm):
1. Khi nuôi cấy vi khuẩn Lăctíc trên môi trường phù hợp với nguồn Cacbon duy nhất là
Glucose trong 3 tuần mà không hề bổ sung chất dinh dưỡng hay loại bỏ chất thải.
a. Đó là loại môi trường nuôi cấy gì?

b. Một học sinh muốn chế men vi sinh từ bào tử của vi khuẩn Lactic. Bạn học sinh đó sẽ
tách vi khuẩn ở giai đoạn nào? Tại sao?

c. Nếu trong môi trường nuôi cấy đó có đồng thời hai nguồn Cacbon là glucose và
lactose. Hãy vẽ đường cong tăng trưởng của quần thể trong điều kiện đó.

2. Một học sinh phân lập được một chủng vi khuẩn từ nước dưa chua. Bạn đó muốn
chứng minh rằng vi khuẩn bạn phân lập được là vi khuẩn Lắctíc. Để làm điều đó, bạn
học sinh đã nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường NMR (môi trường nuôi cấy vi khuẩn
Lactic có bổ sung CaCO3). CaCO3 làm cho môi trường chuyển sang màu hơi vàng
(3). Hãy giải thích cơ sở khoa học của thích nghiệm này và sự xuất hiện của vùng màu
xanh nhạt (2) trên đĩa thạch.
Câu IX: Virut (2.0 điểm):
1. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh,
có người không mắc bệnh. giả sử rằng những người không mắc bệnh là có các gen
kháng vi rút. hãy cho biết gen kháng vi rút ở những người không mắc bệnh quy định
tổng hợp những loại prôtêin nào?
2. Cả HIV và virut Dengue gây bệnh sốt xuất huyết đều chứa genom là ARN (+). Hãy
phân biệt sự phiên mã và sao chép của 2 loại virut này để rút ra kết luận chung.
Câu X: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2.0 điểm):
1. So sánh kháng nguyên nội sinh, ngoại sinh.
2. Em hiểu Cytokine và chết theo chương trình (apotosis) là gì?
Người ra đề: Nguyễn Thị Năm, SĐT: 0904002257; Trường THPT Chuyên Hưng Yên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI DHĐBBB
Năm học: 2018-2019
Môn thi: Sinh học 10
Thời gian: 180 phút
Câu I: Thành phần hóa học tế bào (2.0 điểm):
1. Một bạn học sinh muốn nghiên cứu sự thay đổi thành phần một số chất trong quá trình
hạt thóc nảy mầm. Bạn đó nghiền 50 hạt thóc thành bột, hòa trong 100ml nước lạnh,
đem đun lên để tạo thành hồ, để nguội thu được dung dịch A. Bạn đó cũng đem 100
hạt thóc khác cho nảy mầm (tỉ lệ 100%). Khi các hạt này nảy mầm được 3 ngày thì
đem 50 hạt nghiền trong 100ml nước thu được dung dịch B.
Cho A vào 2 ống nghiệm tương ứng là 1 và 2, B vào 2 ống nghiệm 3 và 4, mỗi ống
nghiệm 5 ml dịch. Thử 1 và 3 với Lugol, 2 và 4 với Fehling. Hãy dự đoán hiện tượng
xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
2.
a. Trong phản ứng polyme hóa các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như hình
dưới đây. Ở dạng kéo dài loại I, gốc hoạt hóa (đánh dấu X) được giải phóng từ chuỗi
đang kéo dài. Ở dạng II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân tham gia kéo
dài chuỗi. ADN và ARN được tổng hợp theo dạng nào? Giải thích.
b. Hãy giải thích tại sao chuỗi polynucleotide luôn có chiều từ 5’->3’?

Hướng dẫn chấm:


Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
I-1 - Hiện tượng: 0,25
+ Ống nghiệm 1 và 3: Dung dịch chuyển sang màu xanh lam
đậm nhưng ở 3 nhạt hơn 1.
+ Ống nghiệm 2 và 4: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch nhưng ở 4
lượng kết tủa nhiều hơn.
- Giải thích:
+ Trong A và B đều có tinh bột và đường khử (như glucose). 0,25
Tinh bột phản ứng màu đặc trưng vơi I2 trong Lugol tạo màu
xanh lam đậm. Đường khử khử Cu2+ thành Cu2O tạo kết
tủa đỏ gạch. 0,25
+ Khi hạt thóc nảy mầm được 3 ngày thì tinh bột dần bị
chuyển thành đường khử và lượng đường khử chưa được
sử dụng nhiều cho hô hấp. Vì vậy lượng tinh bột ở B ít
hơn A nhưng lượng đường khử ở A nhiều hơn B. 0,25
+ Do đó, 1 có nhiều tinh bột hơn 3 nên phản ứng với Lugol
cho màu xanh lam đậm hơn, ở 4 có nhiều đường khử hơn
2 nên lượng kết tủa đỏ gạch nhiều hơn.
I-2a - ADN và ARN được tổng hợp theo dạng II. 0,25
- Vì trong nhân đôi ADN hoặc tổng hợp ARN, Từ vị trí 3’OH của 0,25
đường của đơn phân cuối, các nucleotide hoặc
ribonucleotide ở dạng triphosphat (dNTP hoặc NTP) sẽ loại
2 gốc phosphat (gốc hoạt hóa X) để liên kết với 3’OH đó
tạo thành liên kết phosphodieste.
I-2b Chuỗi polynucleotide luôn có chiều từ 5’->3’ vì:
- Liên kết Phosphodieste chỉ được hình thành bằng cách liên 0,25
kết gốc P tại C5’ của nu phía sau với 3’OH của nu kế trước.
- Quá trình hình thành chuỗi polynucleotide xảy ra theo cách 0,25
II ở trên nên nu tự do hoạt hóa của môi trường không thể
liên kết với chuỗi polynucleotide tại 5’P mà bắt buộc phải
tại C3’OH của chuỗi.
Câu II: Cấu trúc tế bào (2.0 điểm):
1. X là một loại protein ngoại tiết.
a. Em hãy chỉ ra các bào quan tham gia tổng hợp và vận chuyển X (tính từ gen mã hóa
X).
b. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy trong
ống nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình
thường hay không? Em hãy giải thích.
2. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các sợi
actin và myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn
của tế bào cơ.
Hướng dẫn chấm:
Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
II-1a - X là protein ngoại tiết nên sẽ được đưa ra khỏi tế bào qua 0,25
cơ chế xuất bào.
- Cơ chế tổng hợp và vận chuyển X tính từ gen: 0,25

II-1b Hiện tượng này cũng có thể bình thường hoặc không:
- Bình thường: Cơ thể chưa có nhu cầu với chất X, chưa có 0,25
tín hiệu để bài xuất X nên X sẽ không được xuất bào: Ví
dụ: X là chất trung gian hóa học trong truyền xung thần
kinh qua xinap, khi chưa có tín hiệu kích thích thì không
thể có tín hiệu xuất bào. 0,25
- Bất thường:
+ Bộ khung xương tế bào bị hỏng làm cho các túi bóng chứa
X không thể di chuyển tới màng sinh chất để xuất bào.
+ Thụ thể trên màng sinh chất bị hỏng, không thể nhận diện
được tín hiệu tương ứng trên các túi, bóng chứa X nên
không cho xuất bào.
II-2 0,25
- Bào quan đó là lưới nội chất trơn.
- Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng tế bào cơ (màng sau 0,25
xinap) kích hoạt bơm Ca2+ trên màng LNCT  bơm Ca2+ từ
xoang LNCT ra bào tương.
0,25
- Ca2+ hoạt hóa trôpolin, kéo trôpomiozin ra khỏi vị trí liên
kết giữa actin và miozin, miozin trượt trên actin làm cơ
co.
0,25
- Khi điện thế hoạt động ở màng tế bào cơ tắt – kênh Ca2+
trên màng LNCT mở  Ca2+ từ bào tương đi vào xoang
LNCT.

Câu III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) (2.0 điểm):
1. Phân biệt vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat.
2. Con đường tổng hợp các axit amin thơm qua sản phẩm trung gian là chorismate được
trình bày theo sơ đồ dưới đây:
Tốc độ xúc tác của enzym chorismate mutase (CM) được đo khi có tryptophan (+Trp)
hoặc tyrosine (+Tyr), cũng như khi thiếu (--) cả hai được thể hiện trên đồ thị:

Dựa vào kết quả và sơ đồ hình trên, hãy chỉ ra phát biểu nào là đúng hay sai? Giải thích
tại sao?
A. Tryptophan làm tăng hoạt tính chorismate mutase (CM).
B. Tryptophan, chứ không phải tyrosine ức chế tổng hợp chorismate.
C. Nồng độ tyrosine cao dường như làm tăng quá trình tổng hợp tryptophan.
D. Các nhánh prephenate và anthranilate cạnh tranh chorismate.
Hướng dẫn chấm:
Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
III-1 Phân biệt vi khuẩn Nitrat hóa và phản Nitrat:
Tiêu chí so Vi khuẩn Nitrat hóa Vi khuẩn phản Nitrat
sánh
Bản chất Là quá trình oxi hóa Là quá trình khử 0.25
NO2- thành NO3-, nitrat thành Nito
giải phóng năng phân tử gắn với
lượng. chuỗi vận chuyển
NO2- + 1/2 O2 → NO3- điện tử của hô hấp
+ năng lượng tế bào trong đó
nitrat là chất nhận
điện tử cuối cùng. 0.25
Điều kiện Hiếu khí Kị khí
Kiểu dinh Hóa tự dưỡng: Năng Hóa dị dưỡng: Đây là 0.25
dưỡng lượng được giải quá trình sử dụng
phóng từ quá Nitrat làm chất
trình oxi hóa nhận điện tử cuối
Nitrit được sử cùng của hô hấp tế
dụng để cố định bào. 0.25
CO2 vào các hợp
chất hữu cơ
Vai trò Bổ sung thêm nguồn Khử Nitrat thành Nitơ
Nitrat là dạng phân tử làm mất
Nitơ dễ sử dụng lượng Nitrat dễ sử
cho đất. dụng nên làm
nghèo dinh dưỡng
cho đất.
III-2 - A (Tryptophan làm tăng hoạt tính chorismate mutase). 0.25
A đúng: So sánh đường đồ thị (+Trp) và (--), ta thấy, ở cùng
nồng độ chorismate thì việc thêm tryptophane làm tăng
tốc độ xúc tác của CM.
- B (Tryptophan, chứ không phải tyrosine ức chế tổng hợp 0.25
chorismate).
B sai vì: Quan sát sơ đồ phản ứng, ta thấy chorismate là sản
phẩm của chuỗi phản ứng tổng hợp từ nguyên liệu là
erythrose-4-P (E4P). Tuy nhiên, cả tryptophan và tyrosine
là sản phẩm của hai nhánh phản ứng chuyển hóa
chorismate khác nhau. Theo cơ chế liên hệ ngược ân tính
của hầu hết các enzyme thì tăng nồng độ cả hai chất đều
làm tăng nồng độ chorismate vì vậy đều ức chế tổng hợp
chorismate chứ không chỉ có duy nhất tryptophan.
- C (Nồng độ tyrosine cao dường như làm tăng quá trình tổng 0.25
hợp tryptophan). Quan sát sơ đồ chuyển hóa và đường đồ
thị (+Tyr) ta thấy, khi nồng độ tyrosine tăng lên, CM sẽ trở
nên chậm hơn nên chorismate sẽ được sử dụng bởi AS để 0.25
sản xuất tryptophane.
- D (Các nhánh prephenate và anthranilate cạnh tranh
chorismate).
Cả hai nhánh con đường đều có chorismate là nguyên liệu để
tổng hợp Trp/Tyr. Do đó, nếu cho rằng nồng độ chorismate
không đổi thì đương nhiên hai nhánh này sẽ phải cạnh
tranh nhau nguyên liệu.
Câu IV: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) (2.0 điểm):
1.
a. Tại sao hô hấp tế bào lại gồm hàng loạt các phản ứng trung gian chứ không phải là
một phản ứng duy nhất?
b. Cơ chế tổng hợp ATP trong đường phân và trong chuỗi vận chuyển điện tử khác nhau
như thế nào?
2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí ở sinh vật nhân thực.
Hướng dẫn chấm:
Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
IV- Hô hấp tế bào gồm hàng loạt các phản ứng trung gian chứ
1 không phải là một phản ứng duy nhất vì:
a - Năng lượng trong hô hấp được giải phóng từ từ để kịp thời 0.25
tích lũy trong các phân tửu cao năng. Nếu giải phóng ồ ạt
một lúc vừa đốt cháy tế bào, vừa hao phí năng lượng một
cách vô ích. 0.25
- Nhiều các phản ứng trung gian sẽ giúp giảm năng lượng
hoạt hóa của phản ứng, vì vậy lượng năng lượng hoạt hóa
cần ít và phản ứng hô hấp có thể xảy ra ở nhiệt độ
thường.
IV- Cơ chế tổng hợp ATP trong đường phân và trong chuỗi vận
1 chuyển điện tử:
b - Trong đường phân, ATP đượng tổng hợp nhờ quá trình 0.25
phosphoryl hóa trực tiếp cơ chất.
- Trong chuỗi vận chuyển điện tử, ATP được tổng hợp nhờ 0.25
con đường hóa thẩm, thực chất là sử dụng năng lượng
giải phóng từ điện tử giàu năng lượng để tạo Gradient
H+là động lực cho quá trình tổng hợp ATP nhờ ATP
Synthase.
IV-2 2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và kị khí ở sinh vật nhân thực.
Ở nhân thực, có hai quá trình hô hấp là hô hấp hiếu khí và
lên men.
* Khác nhau:
Tiêu chí Hô hấp hiểu khí Hô hấp kị khí (lên
men) 0.25
Cơ chế Gồm đường phân, chu Gồm đường phân
chính trình Creps và chuỗi và sử dụng
vận chuyển điện tử. NADH để khử
axit pyruvic 0.25
hoặc
axetalđehit.
Chất nhận Oxi phân tử. Axit pyruvic hoặc 0.25
điện tử Axetaldehit.
cuối
cùng. 0.25
Sản phẩm H2O và CO2 Axit lactic hoặc
cuối rượu etylic và
cùng CO2.
Hiệu suất Cao do năng lượng trong Thấp do năng
năng hợp chất hữu cơ được lượng còn tích
lượng giải phóng hoàn toàn. lũy trong các
sản phẩm hữu
cơ.
Câu V: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2.0 điểm):
1. Sự nhận thức về mùi ở động vật có vú bao gồm sự tương tác giữa các phân tử mùi
không khí từ môi trường với thụ thể protein trên các nơ-ron khứu giác trong khoang mũi.
Dựa vào cơ ché truyền tin của tế bào, hãy giải thích làm thế nào với một số lượng các
thụ thể mùi có giới hạn có thể dẫn đến nhận thức về hàng ngàn mùi khác nhau.
2. Hình sau mô tả thí nghiệm của nhà thực vật học Beijerinck trên bệnh khảm ở lá cây
thuốc lá:
a. Từ thí nghiệm này có thể có những kết luận gì về tác nhân gây bệnh?
b. Nếu kết quả thí nghiệm trên cho thấy mức độ nhiễm bệnh của nhóm cây sau yếu hơn
nhóm cây trước và cuối cùng dịch nhựa cây không còn khả năng nhiễm bệnh sau
nhiều lần cấy truyền, em hãy đưa ra giả thiết.
c. Hãy đề xuất thí nghiệm đơn giản để chứng minh tác nhân gây bệnh không thể là loại vi
khuẩn nhỏ hơn các vi khuẩn thông thường (không tính đến trường hợp vi khuẩn bị tiêu
giảm thành tế bào).
Hướng dẫn chấm:
Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
V-1 - Thụ thể mùi có thể nhận diện nhiều phân tử mùi khác 0,5
nhau, đồng thời mỗi phân tử mùi có thể liên kết với các
thụ thể khác nhau. Điều này làm mở rộng khả năng tương
tác của phân tử tín hiệu và thụ thể.
- Có nhiều dạng tế bào khác nhau, mỗi tế bào có thể tiếp 0,25
phân tử tín hiệu khác nhau và cho kết quả khác nhau.Các
tế bào khác nhau cùng nhận một tín hiệu và cho kết quả 0,25
nhận thức tổ hợp
- Các con đường truyền tin nội bào có thể phối hợp với nhau
kiểu phân ly hoặc động qui để đưa ra một kết quả nhận
diện mùi chính xác nhất.
V-2a Từ thí nghiệm này, ta thấy:
- Tác nhân gây bệnh là đối tượng có kích thước nhỏ hơn cả vi 0,25
khuẩn vì có thể đi qua màng lọc vi khuẩn.
- Qua các lần lây nhiễm thì bệnh không biến mất tức là tác 0,25
nhân gây bệnh không bị mất đi mà có khả năng nhân nên,
do đó tác nhân gây bệnh phải là dạng sống.
V-2b Ta có thể đưa ra giả thiết tác nhân gây bệnh chỉ là một chất 0,25
độc nào đó, nó không có khả năng nhân lên. Vì vậy, sau
mỗi lần lây nhiễm chúng giảm độc tính do nồng độ giảm.
V-2c Nuôi cấy chúng trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo với 0,25
đầy đủ chất dinh dưỡng, nếu là vi khuẩn thì sẽ hình thành
khuẩn lạc, nếu là virus thì không do chúng có đời sống kí
sinh nội bào bắt buộc.
Câu VI: Phân bào (2.0 điểm):
1. Sự diễn tiến của chu trình tế bào được điều hòa bởi các enzym kinase phụ thuộc
Cyclin (CDKs), các enzym này chỉ được hoạt hóa khi liên kết với Cyclin tương ứng và
được phosphoryl hóa tại ThrC (threonine lõi). Sự phosphoryl hóa hoặc khử
phosphoryl hóa (dephosphoryl) các axit amin khác lại điều chỉnh thêm hoạt tính của
enzym. Con đường dưới đây thể hiện các protein tham gia vào giai đoạn tế bào đi vào
pha M của chu trình tế bào.

Hãy chỉ đột biến nào dưới đây thúc đẩy tế bào đi vào pha M bằng cách hoạt hóa phức hệ
CyclinB/CDK1. Giải thích.
a. Đột biến làm giảm hoạt tính khử phospho (dephosphoryl hóa) của Cdc25.
b. Đột biến làm giảm hoạt tính phosphoryl hóa của Wee1.
2. Một vài chất tan cần được vận chuyển (chủ động hoặc thụ động) từ vị trí được tổng
hợp tới nơi mà chúng hoạt động. Hãy chỉ ra những chất tan nào dưới đây được vận
chuyển từ tế bào chất tới nhân? Giải thích lí do tại sao?
a. Các tARN.
b. Các protein Histone
c. Các Nucleotide
d. Các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase).
Hướng dẫn chấm:
Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
VI- Sai vì: Quan sát sơ đồ ta thấy, Cdc25 có tác dụng hoạt hóa 0,5
1 quá trình khử phospho. Do đó, khi giảm hoạt tính khử
a phospho của cdc25 sẽ ức chế phức hệ CyclinB/CDK1 đi
vào pha M của chu kì tế bào.
VI- Đúng vì Wee1 ức chế CDK1 bằng phản ứng phosphoryl hóa 0,5
1 nên đột biến giảm hoạt tính này của Wee1 sẽ giảm ức chế
b phức hệ CyclinB/CDK1 đi vào pha M.

VI- Sai vì tARN được tổng hợp trong nhân nhưng hoạt động tại 0,25
2 tế bào chất tại ribosome nên được vận chuyển từ nhân ra
a tế bào chất.
VI- Đúng vì Histone là protein cấu trúc lên NST nên được tổng 0,25
2 hợp ở tế bào chất, sau đó vận chuyển vào trong nhân
b tham gia cấu trúc NST.
VI- Đúng vì các nucleotide được đưa vào tế bào bằng nhập nào 0,25
2c hoặc được tổng hợp trong tế bào chất. Nhưng các
nucleotid là nguyên liệu cho quá trình nhân đôi ADN và
phiên mã. Hai quá trình này xảy ra trong nhân nên chúng
được vận chuyển vào trong nhân.
VI- Sai vì ATP-synthase là protein màng sinh chất được tổng 0,25
2 hợp trên lưới nội chất hạt ở tế bào chất và được vận
d chuyển tới màng sinh chất chứ không phải nhân tế bào.
Câu VII: Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV (2.0 điểm):
1. Phân tích kiểu dinh dưỡng của các chủng vi khuẩn I và II dựa vào sự quan sát khi
nuôi cấy chúng trên các môi trường A, B và C. Thành phần các môi trường được tính
bằng g/l như sau:
- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; KH2PO4 – 0,1; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0.
- Môi trường B: Môi trường A + citrate trisodic – 2,0
- Môi trường C: Môi trường A + các chất sau: Biotin – 10 -8; Histidin – 10-5; Methionin –
2.10-5; Thiamin – 10-6; Pyridoxin – 10-6; Nicotinic acid – 10-6; Tryptophan – 2.10-5;
Pantothenat canxi – 10-5; glucoza.
Sau khi cấy, nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ và thời gian phù hợp, người ta thu được kết quả
ghi trong bảng sau:

Môi
trường A B C
Chủng
Vi khuẩn I - + +
Vi khuẩn II - - +
Ghi chú: (-) không mọc; (+) có mọc
a) Môi trường A là môi trường gì?
b) Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện người ta để chúng ở
nơi giàu khí CO2. Giải thích vì sao và dựa vào nguồn carbon hãy cho biết đó là kiểu
dinh dưỡng gì?
c) Các chất hữu cơ thêm vào môi trường C thuộc về hai nhóm chất hóa học, đó là những
nhóm chất nào? Hãy xếp các chất đó vào hai nhóm chất hóa học được đề cập ở trên.
2.Một bạn học sinh nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn a, b, c trên môi trường thạch thì thấy các
khuẩn lạc xuất hiện như hình dưới. thí nghiệm của bạn học sinh đó nhằm mục đích gì,
em hãy gọi tên 3 chủng vi sinh vật đó và giải thích lí do tại sao em gọi tên như vậy?

Hướng dẫn chấm:


Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
VII-1a A là môi trường tổng hợp. 0,25
VII-1b A không chứa các hợp chất Cácbon, vi khuẩn phát triển 0,5
trên A tại nơi giàu CO2 chứng tỏ vi khuẩn đó là vi khuẩn
tự dưỡng.
VII-1c Đó là các nhân tố tăng trưởng và nguồn Cacbon. 0,25

VII-2 - Mục đích: chứng minh ảnh hưởng của nồng độ oxi môi 0,25
trường lên các chủng vi sinh vật khác nhau.
- Tên các chủng VSV:
a- Hiếu khí do các khuẩn lạc chỉ mọc ở trên bề mặt môi 0,25
trường, nơi có nhiều O2.
0,25
b- Kị khí do các khuẩn lạc chỉ mọc ở đáy ống nghiệm, nơi
không có O2
0,25
c- Hiếu khí tùy tiện là nhóm có thể hô hấp trong điuu kiện
có O2 hoặc không. Do đó, trên ống nghiệm, ta thấy
khuẩn lạc mọc đều từ trên xuống dưới đáy.
Câu VIII: Sinh trưởng, sinh sản của VSV (2.0 điểm):
1. Khi nuôi cấy vi khuẩn Lăctíc trên môi trường phù hợp với nguồn Cacbon duy nhất là
Glucose trong 3 tuần mà không hề bổ sung chất dinh dưỡng hay loại bỏ chất thải.
d. Đó là loại môi trường nuôi cấy gì?

e. Một học sinh muốn chế men vi sinh từ bào tử của vi khuẩn Lactic. Bạn học sinh đó sẽ
tách vi khuẩn ở giai đoạn nào? Tại sao?

f. Nếu trong môi trường nuôi cấy đó có đồng thời hai nguồn Cacbon là glucose và
lactose. Hãy vẽ đường cong tăng trưởng của quần thể trong điều kiện đó.

2. Một học sinh phân lập được một chủng vi khuẩn từ nước dưa chua. Bạn đó muốn
chứng minh rằng vi khuẩn bạn phân lập được là vi khuẩn Lắctíc. Để làm điều đó, bạn
học sinh đã nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường NMR (môi trường nuôi cấy vi khuẩn
Lactic có bổ sung CaCO3). CaCO3 làm cho môi trường chuyển sang màu hơi vàng
(3). Hãy giải thích cơ sở khoa học của thích nghiệm này và sự xuất hiện của vùng màu
xanh nhạt (2) trên đĩa thạch.

Hướng dẫn chấm:


Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
VIII- Đó là môi trường nuôi cấy không liên tục do không có sự bổ 0,5
1 sung chất dinh dưỡng và lấy chất thải.
a
VIII- Ở cuối giai đoạn cân bằng, các chất dinh dưỡng bắt đầu cạn 0,5
1 kiện, lượng chất thải tăng, vi khuẩn hình thành nội bào
b tử để thích ứng với bất lợi của môi trường. Do đó, ở cuối
giai đoạn cân bằng có lượng nội bào tử nhiều nhất.
VIII- - Khi đó sẽ có hiện tượng tăng trưởng kép do sau khi dùng 0,25
1c hết đường đơn, vi khuẩn sẽ cảm ứng phân giải nguồn
đường đôi là lăctôse.
- HS vẽ được đồ thị,
VIII- Nếu vi khuẩn đó là vi khuẩn Lactic thì axit lactic tiết ra sẽ 0,25
2 hòa tan CaCO3 từ môi trường làm cho màu trên đĩa
chuyển từ 3 sang 2.
Câu IX: Virut (2.0 điểm):
1. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh,
có người không mắc bệnh. giả sử rằng những người không mắc bệnh là có các gen
kháng vi rút. hãy cho biết gen kháng vi rút ở những người không mắc bệnh quy định
tổng hợp những loại prôtêin nào?
2. Cả HIV và virut Dengue gây bệnh sốt xuất huyết đều chứa genom là ARN (+). Hãy
phân biệt sự phiên mã và sao chép của 2 loại virut này để rút ra kết luận chung.
Hướng dẫn chấm:
Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
IX-1 Gen kháng virut có thể thuộc một trong các gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số kháng thể. 0,25
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế 0,5
bào (không tương thích với các gai glicoprôtêin của virut). 0,25

- Gen quy định tổng hợp enzyme phân giải axitnucleic hoặc
protein quan trọng của virus.

IX-2 - Ở HIV, nhờ enzim phiên mã ngược, sợi genom ARN (+) được 0,5
chuyển thành ADN kép, gắn vào NST của tế bào. Ở dạng
provirut mạch (-) dùng làm khuôn để tổng hợp sợi ARN
(+). Sợi này có chức năng là mARN (phiên mã) vừa có
chức năng là ARN (+) (sao chép)
- Ở virut Dengue, genom ARN (+) phiên mã thành sợi ARN 0,25
(-). Sợi này dùng làm khuôn để tạo ARN (+). Sợi ARN (+)
vừa có chức năng mARN vừa có chức năng là genom ARN
(+) 0,25
- Kết luận: Sự phiên mã và sao chép ở các virut ARN (+) chỉ
là một

Câu X: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2.0 điểm):


1. So sánh kháng nguyên nội sinh, ngoại sinh.
2. Em hiểu Cytokine và chết theo chương trình (apotosis) là gì?
Hướng dẫn chấm:
Câu Hướng dẫn chấm Thang
điể
m
X-1 Tiêu chí Kháng nguyên nội Kháng nguyên ngoại sinh
sinh
Nguồn Được sản xuất bên Xâm nhập vào cơ thể từ 0,25
gốc trong tế bào, là bên ngoài, như do hít,
kháng kết quả của quá ăn, tiêm.
nguyê trình chuyển
n hoá tế bào
không bình
thường, hoặc do 0,5
nhiễm khuẩn nội
bào hay nhiễm
virus.
Phương Các mảnh kháng Bằng quá trình nhập nội
thức nguyên được bào hoặc thực bào, các
trình trình diện trên kháng nguyên này
diện bề mặt tế bào được đưa vào tế bào
kháng trong phức trình diện kháng 0,25
nguyê hợp phân tử phù nguyên (APC) và được
n hợp mô loại I. xử lý thành các mảnh
nhỏ. Sau đó các APC
trình diện các mảnh
này cho tế bào T giúp 0,25
đỡ (CD4+) bằng cách
dùng phân tử phù hợp
mô loại II trên bề mặt
của chúng.
+
Tế bào Tế bào T CD8 độc Tế bào T giúp đỡ (CD4+)
nhận
diện
kháng
nguyê
n
Cơ chế tế bào T này bắt Một số tế bào T đặc hiệu
loại đầu tiết các cho phức hợp 0,25
bỏ loại độc tố khác peptide:MHC. Chúng
kháng nhau gây ly trở nên hoạt hoá và
nguyê giải hoặc chết bắt đầu tiết cytokine.
n theo chương Cytokine là các chất có
trình (apoptosis) khả năng hoạt
tế bào bị nhiễm. hoá lympho bào T độc
các tế bào T tự đáp tế bào (CTL), tế bào
ứng được loại ra B tạo kháng thể, đại
khỏi quá trình thực bào và các tế bào
miễn dịch qua cơ khác.
chế dung nạp
trung ương
Các tế Tế bào T độc và tế Đại thực bào, tế bào T trợ
bào bào xuất hiện giúp, T độc, tế bào B
tham kháng nguyên. và các tế bào khác.
gia
X-2 - Cytokine là các chất có khả năng hoạt hoá lympho bào T
độc tế bào (CTL), tế bào B tạo kháng thể, đại thực bào và
các tế bào khác.
- Chết theo chương trình là hiện tượng tế bào được lập trình
để chết vào những thời điểm nhất định.

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 10
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ Thời gian làm bài 180 phút
TỈNH HÒA BÌNH
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1: (2,0 điểm)


a) Hoạt tính của prôtêin do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không
gianđó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền, người ta
tạo được haiphân tử prôtêin đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược
chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính
giống nhau không ? Tại sao?
b) Bảng sau đây cho biết vị trí cắt đặc hiệu các liên kết peptit bởi các tác nhân xúc tác:Tác
nhân xúc tác
Tác nhân Chất vô cơ CNBr Enzim tripxin Enzim
xúc tác chimotripxin
Vị trí phân Cắt liên kết Cắt liên kết Cắt liên kết
cắt peptit ở đầu peptit ở đầu C peptit ở đầu C
C của của lizin, của các axit
metionin acginin amin có vòng
thơm
Có một chuỗi pôlipeptit mang 8 axit amin, trong đó đầu N và đầu C của chuỗi
pôlipeptit này đều
là Ala (axit amin alanin). Người ta tiến hành thủy phân chuỗi pôlipeptit này bằng các tác
nhân nói
trên rồi phân tích thành phần axit amin trong các đoạn peptit thu được. Kết quả như sau:
Tác nhân xúc Thành phần axit amin trong hai đoạn
tác peptit được tạo ra
Chất vô cơ Đoạn 1: Val, Ala, Lys, Thr. Đoạn 2: Ala,
CNBr Met, Leu, Tyr.
Enzim tripxin Đoạn 1: Val, Ala. Đoạn 2: Ala, Lys, Met,
Leu, Thr, Tyr.
Enzim Đoạn 1: Ala, Tyr. Đoạn 2: Val, Ala, Lys,
chimôtripxin Met, Leu, Thr.
Hãy xác định trình tự sắp xếp axit amin của chuỗi pôlipeptit có 8 axit amin nói trên.

Câu 2: (2,0 điểm)


a) Hình dưới đây minh họa cho cấu trúc của kênh vận
chuyển ion K+ trên màng sinh chất của một tế bào
động vật. Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin nào
phù hợp ở các vị trí:
(i) bề mặt phía trong nơi K+ đi qua;
(ii) phần tiếp xúc với lõi kỵ nước của lớp phôtpholipit;
(iii) phần tiếp xúc với tế bào chất;
(iv) phần tiếp xúc với chất nền ngoại bào. Hãy giải
thích?
b) Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glycoprotein
màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng
của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp (aquinon –
chlorophyl) đến FeS ở PSI trong pha sáng của quang hợp. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi
vận chuyển e và với cây khi bị phun chất này như thế nào?
b) Trong quang hợp (ở thực vật C3):
- Vị trí nào trong cấu tạo của lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
- Quan sát đồ thị và cho biết: Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?

Câu 4 (2,0 điểm)


a) Một số vi khuẩn sống được trong
điều kiện môi trường kiềm và vẫn duy
trì pH nội bào trung tính.
- Tại sao các vi khuẩn này không thể
tận dụng sự chênh lệch nồng độ H+ giữa
hai bên màng tế bào để tổng hợp ATP?
- Trong nghiên cứu hoạt động của
phức hệ ATP synthase nhân tạo, về lí Phức hệ ATP synthase
thuyết ta có thể thay đổi cơ chế hoạt nhân tạo
động của rotor hoặc núm xúc tác của
ATP synthase theo nguyên lí nào để
tổng hợp được ATP trong trường hợp
của vi khuẩn nói trên? Giải thích.

b) Ở hình dưới đây, các chữ cái trong các ô vuông đại diện cho một mô hoặc một cơ
quan trong cơ thể. Hãy ghi các chữ cái tương ứng với các mô hoặc cơ quan: não, gan, cơ tim,
cơ xương, mô mỡ.

Câu 5 (2,0 điểm)


a) Hai prôtêin màng, bao gồm Prôtêin
một prôtêin bám màng ngoại được đánh dấu Kết quả I Kết quả II Kết quả III
bào và một prôtêin xuyên
màng có vùng liên kết với X
actin nội bào, được đánh dấu
Y
bằng huỳnh quang (màu xám)
ở mỗi thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 2: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào có bổ sung cytochalasin,
một chất phá hủy actin, ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 3: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 2oC.
Ở các thí nghiệm trên, một vùng nhỏ trên màng tế bào (hình vuông) được tẩy huỳnh
quang trong một thời gian ngắn (xuất hiện màu trắng), sau đó theo dõi sự phục hồi huỳnh
quang (xuất hiện màu xám trở lại). Kết quả được thể hiện ở bảng bên. Xác định prôtêin X, Y
và kết quả tương ứng với các thí nghiệm. Giải thích.
b) John Horowitz và các cộng sự tại đại học California đã nghiên cứu hoocmon kích
thích chuyển hóa melanocyte (MSH), một hoocmon peptide, gây những thay đổi về màu da
của ếch. Các tế bào da là các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan
được gọi là melanosome. Da sáng màu khi các melanosome chụm quanh nhân tế bào sắc tố.
Khi ếch gặp môi trường tối màu, sản sinh MSH tăng làm các thể melanosome phân tán trong
bào tương, làm da tối màu, giúp ếch không rõ với vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ
thể kiểm soát chùm melanosome, các nhà nghiên cứu đã tiêm MSH vào trong các tế bào sắc
tố hoặc vào trong dịch kẽ xung quanh. Dựa vào kiến thức về truyền tin tế bào, em hãy dự
đoán kết quả thu được. Giải thích.

Câu 6: (2,0 điểm)


a) BAX là chất đối vận của BCL -2, trong khi BCL – 2 là protein ức
chế hoạt động của con đường “chết theo chương trình của tế bào”.
Hãy nêu vai trò của protein p53 khi có sự sai hỏng ADN làm tăng
sự biểu hiện của p53.
b) Với vai trò yếu tố phiên mã, p53 làm tăng sự tổng hợp p21. p21
đóng vai trò thay thế p53, chúng như một “hệ thống phanh” trong
điều khiển và duy trì tính ổn định của vật chất di truyền trong tế
bào. Dựa vào đâu mà p21 được xem như “hệ thống phanh”?
c) Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở
các pha khác nhau trong chu kỳ tế bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà
khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN của nhân và ADN của ti thể. Hãy cho biết
hàm lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể trong các tế bào thay đổi như thế nào
ở các pha khác nhau của chu kỳ tế bào? Giải thích.
Câu 7: (2,0 điểm)
Người ta đã phân lập được sáu mẫu vi khuẩn kị khí từ môi trường đất (A-F) để nghiên
cứu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi cấy trong bốn loại môi
trường dung dịch khác nhau: (1) Peptone (polypeptides ngắn), (2) Ammonium, (3) Nitrat, và
(4) Nitrit. Chỉ có môi trường (3) nitrat có bổ sung carbohydrate làm nguồn carbon. Sau 7
ngày nuôi cấy, kết quả quan sát được trình bày ở bảng dưới đây:

Ghi chú: (+) vi khuẩn sinh trưởng; (-) vi khuẩn không sinh trưởng.
(pH ) pH của môi trường tăng lên.
(NO3-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrate.
(NO2-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrite.
(Khí ) Sản xuất khí trong môi trường.
a) Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn? Giải thích?
b) Tại sao quá trình sinh trưởng của các chủng A, B, D, F trên môi trường nước thịt có
pepton lại làm tăng pH của môi trường?
c) Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí gì? Hãy cho biết kiểu hô
hấp của hai chủng vi khuẩn nà
Câu 8: (2,0 điểm)
a) Nguyên nhân gì làm cho một chủng vi sinh vât cần phải có pha tiềm phát (lag) khi
bắt đầu nuôi cấy chúng trong môi trường mới? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến pha lag?
Nghiên cứu thời gian của pha lag có ý nghĩa gì?
b) Bốn chủng vi khuẩn mới được
phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm
năng ứng dụng làm men vi sinh
(probiotic) thông qua hoạt tính làm giảm
khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio
harveyi, là một loài vi khuẩn thường gây
bệnh ở tôm.
Trong thí nghiệm thứ nhất, 4
chủng vi khuẩn mới phân lập được kiểm
tra khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn
khác bằng cách cấy giao thoa trên đĩa
thạch. Nếu ức chế thì không có vi khuẩn
kiểm định mọc ở điểm giao thoa gọi là Hình 5. U = Tôm nuôi ở môi trường sạch;
vùng ức chế. U + V = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio harveyi;
Trong thí nghiệm thứ hai, tỷ lệ tôm U + V + P1 - 4 = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio
chết khi bị nhiễm Vibrio harveryi đồng harveyi và 1 trong 4 chủng có tiềm năng probiotic
thời với từng chủng vi khuẩn nêu trên sau được nghiên cứu tương ứng từ P1 đến P4.
5 ngày lây nhiễm được ghi lại ở hình 5.

Câu 9: (2,0 điểm) Virut


a) Nêu sự khác biệt về quá trình “cởi vỏ” capsit của phagơ và virut kí sinh ở động vật. Nếu
bơm prôtôn của tế bào chủ không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nhân
lên của virut?
b) Hãy phân biệt quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ của virut chứa
hệ gen ARN(+) với virut chứa hệ gen ADN về: nơi phiên mã, enzim dùng cho phiên mã,
nơi sao chép, enzim dùng cho sao chép. Quá trình phiên mã có trùng với quá trình sao
chép không ?

Câu 10: (2,0 điểm)


Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng
nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a) Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b) Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có thể tử
vong trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Giải thích.
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN SINH HỌC KHỐI 10
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ Thời gian làm bài 180 phút
TỈNH HÒA BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Hoạt tính của prôtêin do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không
gianđó do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kỹ thuật di truyền, người ta
tạo được haiphân tử prôtêin đơn phân có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược
chiều (từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có cấu trúc không gian và hoạt tính
giống nhau không ? Tại sao?
b) Bảng sau đây cho biết vị trí cắt đặc hiệu các liên kết peptit bởi các tác nhân xúc tác:Tác
nhân xúc tác
Tác nhân Chất vô cơ CNBr Enzim tripxin Enzim
xúc tác chimotripxin
Vị trí phân Cắt liên kết Cắt liên kết Cắt liên kết
cắt peptit ở đầu peptit ở đầu C peptit ở đầu C
C của của lizin, của các axit
metionin acginin amin có vòng
thơm
Có một chuỗi pôlipeptit mang 8 axit amin, trong đó đầu N và đầu C của chuỗi
pôlipeptit này đều
là Ala (axit amin alanin). Người ta tiến hành thủy phân chuỗi pôlipeptit này bằng các tác
nhân nói
trên rồi phân tích thành phần axit amin trong các đoạn peptit thu được. Kết quả như sau:
Tác nhân xúc Thành phần axit amin trong hai đoạn
tác peptit được tạo ra
Chất vô cơ Đoạn 1: Val, Ala, Lys, Thr. Đoạn 2: Ala,
CNBr Met, Leu, Tyr.
Enzim tripxin Đoạn 1: Val, Ala. Đoạn 2: Ala, Lys, Met,
Leu, Thr, Tyr.
Enzim Đoạn 1: Ala, Tyr. Đoạn 2: Val, Ala, Lys,
chimôtripxin Met, Leu, Thr.
Hãy xác định trình tự sắp xếp axit amin của chuỗi pôlipeptit có 8 axit amin nói trên.

Hướng dẫn chấm Điểm


a) Không. 0,5
Vì: Liên kết peptit có tính phân cực từ đầu N đến đầu C; hai chuỗi polipeptit dù có trình tự
giống nhau nhưng ngược chiều sẽ có các gốc R hướng về các phía khác nhau và vì vậy sẽ 0,5
có cấu trúc bậc 2, 3 và 4 hoàn toàn khác nhau, dẫn đến hoạt tính của protein không giống
nhau.
b) Dựa vào kết quả giải trình tự đầu N, đầu C và các sản phẩm phân giải pôlipeptit, các vị trí
cắt đặc hiệu của CNBr, tripxin, kimôtripxin, có thể sắp xếp trình tự các sản phẩm phân giải
gối chồng lên nhau như sau: 0,5
Đầu N : Ala
Chimôtripxin (1) : Ala-Tyr
CNBr (2) : Ala-Tyr-Leu-Met
Tripxin (2) : Ala-Tyr-Leu-Met-Thr-Lys
Chimôtripxin (2) Leu-Met-Thr-Lys-Val-Ala
CNBr (1): Thr-Lys-Val-Ala
Tripxin (1): Val-Ala
Đầu C: Ala
Vậy trình tự aa của pôlipeptit từ đầu N đến C là: Ala-Tyr-Leu-Met-Thr-Lys-Val-Ala. 0,5
(Thí sinh giải thích theo cách khác nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa)

Câu 2: (2,0 điểm)


a) Hình dưới đây minh họa cho cấu trúc của kênh vận
chuyển ion K+ trên màng sinh chất của một tế bào
động vật. Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin nào
phù hợp ở các vị trí:
(i) bề mặt phía trong nơi K+ đi qua;
(ii) phần tiếp xúc với lõi kỵ nước của lớp phôtpholipit;
(iii) phần tiếp xúc với tế bào chất;
(iv) phần tiếp xúc với chất nền ngoại bào. Hãy giải
thích?
b) Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glycoprotein
màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng
của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.

Hướng dẫn chấm Điể


m
a) - (i): Bề mặt lòng kênh K+ thường chứa các axit amin ưa 0,2
nước, đặc biệt là các axit amin tích điện âm như axit aspartic 5
và axit glutamic vì những axit amin này có ái lực với ion K+
thông qua các liên kết ion.
- (ii): Cũng giống như phần lõi của lớp phospholipid kép, 0,2
phần protein nằm trong màng tế bào thường chứa các axit 5
amin có tính kỵ nước. Những axit amin này tương tác với các
đuôi kỵ nước của phospholipid.
- (iii và iv): Hai vùng này đều là vùng tiếp xúc trực tiếp với
môi trường nước, do vậy ở các vùng này thường chứa các 0,5
axit amin ưa nước.
b) Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô
nhờ các glycoprotein của màng. Chất độc A tác động gây
hỏng tổ chức mô đã gián tiếp gây hỏng các glycoprotein 0,5
của màng:
- Phần protein được tổng hợp trên lưới nội chất hạt được đưa
vào bộ máy Golgi. Trong bộ máy Golgi protein được lắp ráp
thêm cacbohidrat tạo nen glycoprotein. Glycoprotein được 0,5
đưa vào bóng nôi bào và chuyển vào màng tạo nên
glycoprotein của màng
- Chất độc A gây hỏng chức năng bộ máy Golgi nên quá trình
lắp ráp glycoprotein bị hỏng nên màng bị thiếu
glycoprotein hoặc glycoprotein sai lệch nên các tế bào
không còn nhận biết nhau

Câu 3: (2,0 điểm)


a) Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp (aquinon –
chlorophyl) đến FeS ở PSI trong pha sáng của quang hợp. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi
vận chuyển e và với cây khi bị phun chất này như thế nào?
b) Trong quang hợp (ở thực vật C3):
- Vị trí nào trong cấu tạo của lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
- Quan sát đồ thị và cho biết: Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?

Hướng dẫn chấm Điể


m
a) -Trong chuỗi truyền electron vòng: Ngăn vận chuyển 0,2
electron, không xảy ra vận chuyển electron vòng, không 5
tổng hợp được ATP.
-Trong chuỗi truyền electron không vòng: electron được 0,2
truyền từ FeS  Fd  NADP+, NADP+ không nhận được 5
H+để tạo thành NADPH nên NADPH không được tổng hợp
để đi vào pha tối của giúp chuyển hóa APG  ALPG.
→ Tổng hợp được ít ATP. 0,2
→ Đối với cây: ATP tổng hợp được ít, thiếu NADPH cho pha 5
tối cây không tổng hợp được chất hữu cơ  cây chết. 0,2
5

b) - Nơi có độ pH thấp nhất: Trong xoang tilacoit. 0,2


- Hai chất đó là: 1- APG ; 2. Ri 1,5 DP. 5
Giải thích: 0,2
- Pha sáng không tạo ra APG, pha tối tạo ra APG và khi che 5
tối sản phẩm của pha sáng không đủ cho pha tối hoạt động
nên APG không chuyển thành AlPG => APG tăng. Trong
suốt pha sáng đảm bảo cho hàm lượng Ri 1,5 DP không 0,2
đổi. 5
- Trong điều kiện che tối Ri 1,5 DP bị phân huỷ. Mặt khác
RiDP nhận CO2 thành APG nhưng không được tái tổng hợp
=> hàm lượng bị giảm.

Câu 4 (2,0 điểm)


a) Một số vi khuẩn sống được trong
điều kiện môi trường kiềm và vẫn duy
trì pH nội bào trung tính.
- Tại sao các vi khuẩn này không thể
tận dụng sự chênh lệch nồng độ H+ giữa
hai bên màng tế bào để tổng hợp ATP?
- Trong nghiên cứu hoạt động của
phức hệ ATP synthase nhân tạo, về lí
thuyết ta có thể thay đổi cơ chế hoạt
Phức hệ ATP synthase
động của rotor hoặc núm xúc tác của
nhân tạo
ATP synthase theo nguyên lí nào để
tổng hợp được ATP trong trường hợp
của vi khuẩn nói trên? Giải thích.

b) Ở hình dưới đây, các chữ cái trong các ô vuông đại diện cho một mô hoặc một cơ
quan trong cơ thể. Hãy ghi các chữ cái tương ứng với các mô hoặc cơ quan: não, gan, cơ tim,
cơ xương, mô mỡ.
Hướng dẫn chấm Điểm
- ATP synthase chỉ tổng hợp ATP khi ion H+ đi từ ngoài vào trong. Trường hợp này, sự 0,25
chênh lệch nồng độ ion H+ giữa hai màng tế bào dẫn đến ion H + đi từ trong ra ngoài. Do đó,
ATP không được tổng hợp. 0,25
- Khi ion H+ đi từ ngoài vào làm cho rotor và trục bên trong quay ngược chiều kim đồng hồ
(nhìn từ phía tế bào chất) → hoạt hóa các vị trí xúc tác của núm xúc tác → tổng hợp ATP từ
ADP và Pi; Nếu trục bên trong quay theo chiều kim đồng hồ sẽ tác động lên núm xúc tác và
ATP bị phân giải. Do đó về lý thuyết với phức hệ ATP synthase nhân tạo: 0,25
+ Có thể thiết kế rotor sao cho trục bên trong vẫn quay ngược chiều kim đồng hồ khi ion H+
đi từ trong ra ngoài để núm xúc tác tổng hợp ATP. 0,25
+ Có thể thiết kế cơ chế hoạt động của núm xúc tác (các vị trí xúc tác) sao cho khi trục quay
theo chiều kim đồng hồ thì tổng hợp được ATP từ ADP và Pi.
b) c- Gan. Hầu hết các hợp chất hữu cơ đều qua đây để tái tạo phân phối đến toàn bộ 1,0
cơ thể.
a –cơ xương.vì có sự xuất hiện của lactate, lactate phần lớn có ở cơ xương, nếu lượng
lactate nhiều sẽ tạo pH acid nên không thể là tế bào cơ tim.
d – mô mỡ. Đây là nơi dự trữ axit béo và glycerol cung cấp cho gan
b – não. Não hầu hết không dùng chất béo để cung cấp năng lượng
e – cơ tim

Câu 5 (2,0 điểm)


a) Hai prôtêin màng, bao Prôtêin
gồm một prôtêin bám được đánh dấu Kết quả I Kết quả II Kết quả III
màng ngoại bào và một
prôtêin xuyên màng có X
vùng liên kết với actin nội
bào, được đánh dấu bằng Y
huỳnh quang (màu xám) ở
mỗi thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 2: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào có bổ sung cytochalasin,
một chất phá hủy actin, ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 3: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 2oC.
Ở các thí nghiệm trên, một vùng nhỏ trên màng tế bào (hình vuông) được tẩy huỳnh
quang trong một thời gian ngắn (xuất hiện màu trắng), sau đó theo dõi sự phục hồi huỳnh
quang (xuất hiện màu xám trở lại). Kết quả được thể hiện ở bảng bên. Xác định prôtêin X, Y
và kết quả tương ứng với các thí nghiệm. Giải thích.
b) John Horowitz và các cộng sự tại đại học California đã nghiên cứu hoocmon kích
thích chuyển hóa melanocyte (MSH), một hoocmon peptide, gây những thay đổi về màu da
của ếch. Các tế bào da là các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các bào quan
được gọi là melanosome. Da sáng màu khi các melanosome chụm quanh nhân tế bào sắc tố.
Khi ếch gặp môi trường tối màu, sản sinh MSH tăng làm các thể melanosome phân tán trong
bào tương, làm da tối màu, giúp ếch không rõ với vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ
thể kiểm soát chùm melanosome, các nhà nghiên cứu đã tiêm MSH vào trong các tế bào sắc
tố hoặc vào trong dịch kẽ xung quanh. Dựa vào kiến thức về truyền tin tế bào, em hãy dự
đoán kết quả thu được. Giải thích.

Hướng dẫn chấm Điểm


a)- Ở điều kiện bình thường, prôtêin bám màng ngoại bào có khả năng di chuyển, còn 0,25
prôtêin có vùng liên kết actin nội bào không có khả năng di chuyển. Do đó, sau khi tẩy
huỳnh quang một thời gian, vùng bị tẩy sẽ xuất hiện huỳnh quang trở lại chỉ khi prôtêin
bám màng ngoại bào được đánh dấu.
- Khi sử dụng cytochalasin, actin nội bào bị phá hủy, giúp prôtêin xuyên màng có khả năng 0,25
di chuyển. Do đó, sau khi tẩy huỳnh quang, vùng bị tẩy sẽ xuất hiện huỳnh quang trở lại
đối với cả hai loại prôtêin.
- Khi thực hiện thí nghiệm ở nhiệt độ 2oC thì các chuyển động màng hầu như dừng lại hoặc 0,25
rất chậm do sự cô đặc mật độ các phân tử màng. Như thế, đối với bất cứ prôtêin nào,
vùng bị tẩy sẽ không xuất hiện huỳnh quang trở lại.
- Như vậy suy ra:
Protein X: Prôtêin xuyên màng có vùng liên kết actin nội bào; 0,25
Protein Y: Prôtêin bám màng ngoại bào
Thí nghiệm 1: kết quả III.
Thí nghiệm 2: kết quả I.
Thí nghiệm 3: kết quả II.
b) - Nếu tiêm MSH vào tế bào sắc tố: không làm phân tán melanosome, da không đổi màu 0,25
- Nếu tiêm MSH vào dịch kẽ xung quanh: melonosome phân tán, da tối màu hơn 0,25
- Giải thích: thụ thể tiếp nhận MSH nằm trên bề mặt màng tế bào sắc tố 0,5

Câu 6: (2,0 điểm)


a) BAX là chất đối vận của BCL -2, trong khi BCL – 2 là protein ức
chế hoạt động của con đường “chết theo chương trình của tế bào”.
Hãy nêu vai trò của protein p53 khi có sự sai hỏng ADN làm tăng
sự biểu hiện của p53.
b) Với vai trò yếu tố phiên mã, p53 làm tăng sự tổng hợp p21. p21
đóng vai trò thay thế p53, chúng như một “hệ thống phanh” trong
điều khiển và duy trì tính ổn định của vật chất di truyền trong tế
bào. Dựa vào đâu mà p21 được xem như “hệ thống phanh”?
c) Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở
các pha khác nhau trong chu kỳ tế bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà
khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN của nhân và ADN của ti
thể. Hãy cho biết hàm lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể trong các tế bào
thay đổi như thế nào ở các pha khác nhau của chu kỳ tế bào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm Điểm
a) – Khi xảy ra sai hỏng ADN,... p53 đóng vai trò như yếu tố phiên mã tăng cường tổng hợp 0,25
p21 – protein ức chế hoạt động CDK, chu kì tế bào bị chặn lại để tiến hành sửa chữa ADN
bị hư hỏng
- Khi có yếu tố kích hoạt apotosis, p53 hoạt hóa BAX – protein đối vận của BCL-2 làm giải 0,25
phóng cytocrome c và các protein khác từ xoang gian màng ty thể vào tế bào chất,
cytochrome c tạo một phức với Apaf-1 và caspase 9. Phức này sau đó hoạt hóa một loạt
protease khác gây phân giải các protein của tế bào. Cuối cùng tế bào chết
b) - p21 có nhiệm vụ ức chế hoạt động của CDK, mặt khác CDK là chốt chặn quan trong nhất 0,5
trong chu ki tế bào đảm bảo mọi sự chuẩn bị đều được đáp ứng → p21 đóng vai trì như hệ
thống phanh trong điều khiển và duy trì tính ổn định của vật chất di truyền trong tế bào

c)ADN trong ty thể:


Hàm lượng ADN tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M, vì trong tế bào đang tăng trưởng 0, 5
để chuẩn bị cho phân chia, ADN ty thể nhân đôi độc lập với ADN nhân. Khi tế bào tăng
trưởng về kích thước và lượng các chất, ADN ty thể cũng nhân đôi liên tục tăng dần, vì thế
hàm lượng ADN ty thể cũng tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M. 0, 5
+ Ở pha M khi tế bào chất phân chia, ADN ty thể sẽ được phân chia tương đối đồng đều về
hai tế bào con. Ở mỗi tế bào con hàm lượng ADN trở về tương đương tế bào ban đầu

Câu 7: (2,0 điểm)


Người ta đã phân lập được sáu mẫu vi khuẩn kị khí từ môi trường đất (A-F) để nghiên
cứu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi cấy trong bốn loại môi
trường dung dịch khác nhau: (1) Peptone (polypeptides ngắn), (2) Ammonium, (3) Nitrat, và
(4) Nitrit. Chỉ có môi trường (3) nitrat có bổ sung carbohydrate làm nguồn carbon. Sau 7
ngày nuôi cấy, kết quả quan sát được trình bày ở bảng dưới đây:

Ghi chú: (+) vi khuẩn sinh trưởng; (-) vi khuẩn không sinh trưởng.
(pH ) pH của môi trường tăng lên.
(NO3-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrate.
(NO2-) Kết quả dương tính khi kiểm tra sự có mặt của nitrite.
(Khí ) Sản xuất khí trong môi trường.
a) Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn? Giải thích?
b) Tại sao quá trình sinh trưởng của các chủng A, B, D, F trên môi trường nước thịt có
pepton lại làm tăng pH của môi trường?
c) Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí gì? Hãy cho biết kiểu hô
hấp của hai chủng vi khuẩn này
Hướng dẫn chấm Điểm
a) - Kiểu dinh dưỡng của chủng A, B, D, F là hóa dị dưỡng vì chúng sử dụng hợp chất hữu
0, 5
cơ cho quá trình sinh trưởng
- Kiểu dinh dưỡng của chủng C và E là hóa tự dưỡng vì: 0, 5
Chủng C biến đổi NH4+ thành NO2- và sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình này để tổng
hợp hợp chất hữu cơ cho sinh trưởng
Chủng E biến đổi NO2- thành NO3- và sử dụng năng lượng sinh ra từ quá trình này để tổng
hợp hợp chất hữu cơ cho sinh trưởng
b) Quá trình sinh trưởng của các chủng A,B,D,F trên môi trường pepton làm tăng pH của
môi trường vì nước thịt có bổ sung pepton là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu
hợp chất cacbon, nên những vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH 3 (NH4+) (hay còn 0,5
gọi là quá trình amôn hóa) để sử dụng cacbohydrat làm nguồn năng lượng và chính NH 4+
đã làm tăng pH của môi trường nuôi cấy.
c) Khí sinh ra trong môi trường khi nuôi cấy chủng A và F là khí N 2 vì chủng A và F là hai
chủng vi khuẩn sử dụng NO3- làm chất nhận e cuối cùng của hô hấp kị khí. 0, 5
Hai chủng vi khuẩn A và F là chủng hô hấp kị khí

Câu 8: (2,0 điểm)


a) Nguyên nhân gì làm cho một chủng vi sinh vât cần phải có pha tiềm phát (lag) khi
bắt đầu nuôi cấy chúng trong môi trường mới? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến pha lag?
Nghiên cứu thời gian của pha lag có ý nghĩa gì?
b) Bốn chủng vi khuẩn mới được
phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm
năng ứng dụng làm men vi sinh
(probiotic) thông qua hoạt tính làm giảm
khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio
harveyi, là một loài vi khuẩn thường gây
bệnh ở tôm.
Trong thí nghiệm thứ nhất, 4
chủng vi khuẩn mới phân lập được kiểm
tra khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn
khác bằng cách cấy giao thoa trên đĩa
thạch. Nếu ức chế thì không có vi khuẩn
kiểm định mọc ở điểm giao thoa gọi là
vùng ức chế.
Hình 5. U = Tôm nuôi ở môi trường sạch;
Trong thí nghiệm thứ hai, tỷ lệ tôm
U + V = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio harveyi;
chết khi bị nhiễm Vibrio harveryi đồng
U + V + P1 - 4 = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio
thời với từng chủng vi khuẩn nêu trên sau
harveyi và 1 trong 4 chủng có tiềm năng probiotic
5 ngày lây nhiễm được ghi lại ở hình 5.
được nghiên cứu tương ứng từ P1 đến P4.

Hướng dẫn chấm Điể


m
a) - Pha lag: pha thích ứng của sinh vật với môi trường. Pha 0,25
này cần có sự tổng hợp các protein enzim cần thiết để xúc
tiến quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào và
phân giải các chất có ở môi trường 0, 5
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pha lag, trong đó người ta
thường đề cập đến 3 yếu tố chính sau:
+ Tuổi của giống cấy: giống khỏe mạnh được lấy ở pha log
thì pha lag sẽ ngắn.
+ Lượng giống: cấy giống nhiều pha lag ngắn và ngược lại. 0,25
+ Thành phần của môi trường: môi trường có thành phần
phong phú thì pha lag ngắn.
- Thời gian của pha lag là một thông số quan trọng để xem
xét tính chất của vi khuẩn và môi trường nuôi cấy có thích
hợp không. Thông số này được xác định bằng hiệu giữa
thời điểm tt (tại đây dịch huyền phù có số lượng tế bào
xác định Xt) và ti (tại đây khối lượng tế bào có thể đạt đến
mật độ mà sau đó nếu đem nuôi cấy thì chúng bắt đầu
pha log nga).
b) - Chủng P3 0,25
- Vì theo đồ thị B, tôm chết ít nhất do chủng P 3 ức chế Vibrio 0,25
harveyi mạnh nhất 0,25
- Không nên dùng chủng P1 sản suất men vi sinh. 0,25
- Vì theo sơ đồ B, nuôi tôm chỉ có P 1 và Vibrio harveyi vẫn
làm tôm chết rất nhiều => chủng P1 ức chế Vibrio harveyi
kém nhất.

Câu 9: (2,0 điểm) Virut


a) Nêu sự khác biệt về quá trình “cởi vỏ” capsit của phagơ và virut kí sinh ở động vật. Nếu
bơm prôtôn của tế bào chủ không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nhân
lên của virut?
b) Hãy phân biệt quá trình phiên mã và quá trình sao chép trong tế bào chủ của virut chứa
hệ gen ARN(+) với virut chứa hệ gen ADN về: nơi phiên mã, enzim dùng cho phiên mã,
nơi sao chép, enzim dùng cho sao chép. Quá trình phiên mã có trùng với quá trình sao
chép không ?

Hướng dẫn chấm Điểm


Phagơ Virut ký sinh ở động vật 0,25
Sau khi hấp phụ, phagơ tiêm ADN Sau khi hấp phụ, virut động vật xâm nhập vào
của nó vào tế bào, còn vỏ capsit để tế bào mang theo cả Axit Nu và vỏ capsit
lại bên ngoài tế bào (cởi vỏ bên (cởi vỏ bên trong tế bào chủ).
ngoài tế bào chủ)
Phagơ cởi vỏ không cần enzim của lizôxôm của TB chủ hoạt động phân giải vỏ 0,25
lizôxôm của TB chủ capsit để giải phóng axit nuclêic. 0,5
- Nếu bơm prôtôn không hoạt động, môi trường lizôxôm không bị axit hóa, các enzyme
không được hoạt hóa để phân giải capsit thì axit nucleic của virut động vật không được
giải phóng khỏi vỏ capsit dẫn đến virut động vật không nhân lên được.
b)
Virut ARN (+) Virut ADN
Nơi phiên Trong tế bào chất Trong nhân tế bào 0,25
mã 0,25
Enzim ARN polimeraza phụ ARN polimeraza phụ
dùng cho thuộc ARN của virut thuộc ADN của tế bào 0,25
phiên mã 0,25
Nơi sao Trong tế bào chất Trong nhân tế bào
chép
Enzim ARN polimeraza phụ ADN polimeraza phụ
dùng cho sao thuộc ARN của tế bào thuộc ADN của virut
chép
Câu 10: (2,0 điểm)
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng
nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a) Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b) Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có thể tử
vong trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Giải thích.
Hướng dẫn chấm Điể
m
a) - Trong đáp ứng dịch thể:
+ Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương 0,2
bào và tế bào nhớ. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgG. 5
+ Kháng thể IgG lưu hành trong máu và gắn với kháng
nguyên làm bất hoạt kháng nguyên qua phản ứng trung 0,5
hòa, opsonin hóa, hoạt hóa bổ thể. Tế bào nhớ tạo ra trí
nhớ miễn dịch.
- Trong đáp ứng dị ứng:
+ Dị ứng nguyên (kháng nguyên) gây ra hoạt hóa tế bào 0,2
B tạo ra tương bào. Tương bào sản xuất ra kháng thể IgE 5
+ Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các dưỡng bào (tế
bào phì). Nếu gặp lại dị ứng nguyên đó, kháng thể IgE trên 0,5
dưỡng bào nhận diện và gắn với dị ứng nguyên, từ đó kích
hoạt dưỡng bào giải phóng ra histamin và các chất khác
gây ra các triệu chứng dị ứng
b) Penicillin gây ra phản ứng toàn thân nguy cấp ở những
người dị ứng quá mức đối với chất này. Phản ứng thể hiện 0,5
qua sự mất hạt trên diện rộng, giải phóng lượng lớn
histamin và các chất gây dị ứng khác gây giãn tức thời các
mạch máu ngoại vi làm tụt huyết áp, gây ra tử vong

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊNVÙNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
BỘ Ngày thi: 20/04/2019
Trường THPT chuyên Lam Sơn Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 04 trang)
ĐỀ ĐỀ XUẤT

Câu 1: Thành phần hoá học tế bào (2,0 điểm)


a. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị
thay đổi hay không? Giải thích và cho ví dụ minh họa?
b. Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng
bởi một loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại
prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hoocmôn
vào tế bào. Trước khi cho hoocmôn vào, cô ấy đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một
loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ
đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở
khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm
hoocmôn, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo
màng sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và
mô tả cơ chế?
Câu 2: Cấu trúc tế bào (2,0 điểm)
a. Tại sao tế bào nhân thực cần phải có màng nhân trong khi các tế bào vi khuẩn vẫn hoạt
động tốt mà không cần có cấu trúc này?
b. Mặc dù hai mặt của màng sinh học đều chứa các loại đại phân tử như lipit và prôtêin,
nhưng hai mặt này thường không giống nhau hoàn toàn. Điều gì quyết định đến sự bất
đối xứng giữa hai mặt của lớp màng sinh học này?
c. Cho 2 tế bào trong đó một tế bào bị chọc thủng màng nhân, một tế bào còn lại là bị
chọc thủng màng sinh chất vào trong môi trường nuôi cấy phù hợp. Có hiện tượng gì
xảy ra? Giải thích.
Câu 3: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hoá) (2,0 điểm)
a. Tại sao khi được chiếu sáng, lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh quang ít
hơn so với dung dịch chlorophyll tách rời?
b.Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nếu các phân tử nước tham gia quang hợp được
đánh dấu phóng xạ bằng 18O, các hợp chất nào dưới đây sẽ được đánh dấu phóng xạ
bởi 18O đầu tiên: ATP; NADPH+H+; O2 hay G3P? Chất nào sẽ được đánh dấu phóng
xạ đầu tiên nếu ta thêm vào H2O trong đó H thường được thay thế bằng 3H, nếu ta
14
thêm CO2 trong đó C thường được thay thế bằng C? Trình bày cơ chế của quang
phosphoryl không vòng?
Câu 4: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hoá) (2,0 điểm)
a. Tại sao chu trình axit xitric không sử dụng O 2 làm nguyên liệu nhưng nó sẽ dừng hoạt
động gần như ngay lập tức khi môi trường không có O2?
b. Thông qua quá trình phosphorin hóa ôxi hóa, một phân tử NADH có thể tạo ra ba phân
tử ATP trong khi một phân tử FADH2 chỉ có thể tạo ra hai phân tử ATP. Tại sao có sự
khác biệt về lượng ATP được tạo thành từ 2 phân tử này?
Câu 5: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2,0 điểm)
Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ,
nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a. Tại sao có hiện tượng trên?
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất
AMP vòng (cAMP) có vai trò gì?
c. Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.
Câu 6: Phân bào (2,0 điểm)
a. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên
phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và
giảm phân bình thường.
b. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng
không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo) với nhau ở kì đầu giảm
phân I thì sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào?
Câu 7: Cấu trúc, chuyển hoá vật chất của vi sinh vật (2,0 điểm)
Một số loài vi khuẩn có thể sử dụng êtanol (CH3-CH2-OH) hoặc axêtat (CH3-COO-) làm
nguồn cacbon duy nhất trong quá trình sinh trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu hai loại
chất này của tế bào vi khuẩn được trình bày trong bảng dưới đây:

Tốc độ hấp thụ của vi khuẩn


Nồng độ
(µmol/phút)
cơ chất (mM)
Chất A Chất B
0,1 2 18
0,3 6 46
1,0 20 100
3,0 60 150
10,0 200 182
a. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ hấp thụ ban đầu và nồng độ của hai chất
trên.
b. Dựa vào đồ thị đã vẽ, hãy cho biết:
- Hai chất A và B vận chuyển qua màng tế bào vi khuẩn theo cách nào? Giải thích.
- Hai chất A và B, chất nào là êtanol và chất nào là axêtat? Giải thích.
Câu 8: Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật (2,0 điểm)
Có hai ống nghiệm bị mất nhãn, trong đó có một ống nghiệm chứa nấm men
Saccharomyces cerevisiae (S. cerevisiae) và ống nghiệm còn lại chứa vi khuẩn
Escherichia coli (E. coli). Hãy đưa ra 04 phương pháp giúp nhận biết ống nghiệm nào
chứa nấm men S. cerevisiae và ống nghiệm nào chứa vi khuẩn E. coli.

Câu 9: Virut (2,0 điểm)


a. Vi rút cúm A có hệ gen là ARN (-) sau khi xâm nhập vào tế bào người sẽ sinh tổng
hợp (nhân lên) như thế nào?
b. Cơ chế một vi rút động vật và một vi rút vi khuẩn gắn vào và xâm nhập vào 1 tế bào
vật chủ là khác nhau Sự khác biệt nào trong cấu trúc của 2 loại tế bào giữ vai trò quan
trọng trong các quá trình này?
c. Tại sao bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm?
Câu 10: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2,0 điểm)
a. Vì sao HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T-CD 4 ở người? Cho biết nguồn
gốc của lớp vỏ ngoài và vỏ trong của HIV?
b. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ
thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm
HIV?
-------------------------------Hết-----------------------------
Ghi chú:
* Thí sinh không sử dụng tài liệu
* Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Người ra đề: Lê Thị Thủy – SĐT: 0918680432

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊNVÙNG HƯỚNG DẪN CHẤM


DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
BỘ MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Trường THPT chuyên Lam Sơn Ngày thi: 20/04/2019
Hướng dẫn này có 10 câu; gồm 08 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUẤT

Câu Nội dung Điểm


Câu 1 a. - Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó 0,25
2,0 có thể bị thay đổi và cũng có thể không bị thay đổi.
điể - Giải thích: Cấu trúc hình thù không gian ba chiều (cấu trúc bậc 3) quyết định
m hoạt tính chức năng của prôtêin. Vì vậy:
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian -> chức 0,25
năng prôtêin không bị thay đổi.
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian -> chức năng 0,25
prôtêin bị thay đổi.
- Ví dụ: Nếu thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi trung tâm hoạt động của enzim 0,25
thì chức năng của enzim bị ảnh hưởng. Nếu sự thay đổi này nằm ngoài vùng
trung tâm hoạt động thì chức năng của enzim không bị ảnh hưởng.
b. *Giải thích:
- Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại
prôtêin ngoại tiết.
- Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và các cấu 0,25
trúc hình ống chính là cấu trúc của mạng lưới nội chất hạt,và trong các cụm cấu
trúc hình túi dẹt phẳng chính là cấu trúc của phức hệ gôngi. 0,25
- Sau khi hoocmôn được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất
và xuất hiện bên ngoài môi trường chứng tỏ sự bài xuất loại prôtêin này ra
ngoài tế bào theo con đường xuất bào và con đường này chịu sự chi phối của
hoocmôn được thêm vào.
*Cơ chế:
- Prôtêin được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất hạt.
- Sau đó tới phức hệ Gôngi. Ở đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, bao gói và 0,25
phân phối vào các túi (bóng).
- Khi chưa có tín hiệu của môi trường, prôtêin này được dự trữ trong các túi, bóng 0,25
trong tế bào.
- Khi có tín hiệu (các hoocmôn), các túi chứa prôtêin tập hợp dọc theo màng sinh
chất, hợp với màng và bài xuất prôtêin theo con đường xuất bào.
Câu 2 a) - Quá trình biểu hiện gen ở tế bào nhân thực phức tạp hơn ở tế bào vi khuẩn. Ở 0,5
2,0 sinh vật nhân thực hầu hết các phân thử mARN phải được cắt intron, nối exon
điể trước khi chúng được dịch mã. Do vậy, màng nhân sẽ phân tách hoàn toàn hai
m quá trình phiên mã và dịch mã cả về không gian và thời gian. Phân tử tiền
mARN sẽ được giữ ở trong nhân cho đến khi nó được cắt nối hoàn chỉnh để tạo
thành phân tử mARN trưởng thành. Sau đó, phân tử mARN mới được phép rời
khỏi nhân để tới vị trí của ribôxôm ngoài tế bào chất và được dịch mã.
- Gen của tế bào vi khuẩn không có vùng intron, do vậy các phân tử mARN được 0,5
dịch mã ngay khi nó đang được phiên mã mà không cần phải có quá trình cải
biến => việc không có màng nhân giúp quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra
đồng thời ở tế bào vi khuẩn.
b) Vì màng sinh học tạo nên một khoang kín, một mặt của lớp màng kép này
hướng vào phía trong khoang, trong khi mặt kia hướng ra phía bên ngoài 0,5
khoang. Do vậy, mỗi mặt tương tác với một loại môi trường khác nhau và thực
hiện các chức năng khác nhau. Chính các chức năng khác nhau này quyết định
trực tiếp đến thành phần phân tử đặc trưng của mỗi mặt.
c. Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường thích hợp, nhận thấy tế bào thứ
nhất vẫn sống còn tế bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân bị chết. - Giải thích: 0,5
Do tính không hàn gắn của màng nhân.
+ Màng nhân tích điện dương nên khi một phần màng nhân bị hủy hoại, nó không
có khả năng thấm Ca2+ nên màng không được hàn gắn lại => nhân chết =>tế
bào chết.
+ Màng sinh chất tích điện âm nên khi một phần màng bị hủy hoại, nó có khả
năng thấm Ca2+ nên màng được hàn gắn lại => tế bào sống
Câu 3 a. - Ở lục lạp, khi các photon tác động, các electron ở lớp ngoài cùng bị bật ra và 0,5
2,0 được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ khiến cho chúng không rơi lại
điể trạng thái nền.
m - Ở dung dịch chlorophyll tách rời, khi các photon tác động, các electron ở lớp 0,5
ngoài cùng bị bật ra và không được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ,
khiến cho chúng rơi lại trạng thái nền → tỏa nhiệt và phát sáng
b. Nếu phân tử nước được tham gia đánh dấu phóng xạ bằng 18O, thì phân tử O2 sẽ
được đánh dấu phóng xạ đầu tiên ngay sau quá trình quang phân ly nước.
- Nếu H2O trong đó H thường được thay thế bằng 3H tham gia quang hợp thì chưa 0,25
rõ chất nào sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên bởi 3H, tuy nhiên nếu lựa chọn
từ các chất đã cho ở mục trên, nhiều khả năng nhất là NADPH+H+ sẽ được
đánh dấu phóng xạ.
- Nếu ta thêm CO2 trong đó C thường được thay thế bằng 14C thì chất đầu tiên 0,25
được đánh dấu phóng xạ là 3PG, còn nếu là các chất trong 4 chất kể trên thì
G3P là chất đầu tiên.
- Cơ chế của Quang photphorin không vòng
+ PSII nhận photon, phân tử diệp lục 680 chuyển thành trạng thái kích động, nó 0,25
truyền e qua chuỗi truyền điện tử: Plastoquinone, phức hệ cytochrome b6/f,
Plastocyanine, PSI. Ở PSI, nhận thêm photon và electron lại được đẩy đến
Feredoxine và NADP reductase, ở đây e, H+ sẽ được kết hợp với NADP+ tạo
thành NADPH+H+.
+ Trên con đường đi của điện tử, trong giai đoạn e đi qua Plastoquinone, nó kích 0,25
hoạt bơm proton đẩy H+ từ stroma vào xoang thylacoid làm tăng gradient H+ so
với stroma, hệ quả là kích hoạt ATPsynthetase để tổng hợp ATP. Diệp lục
trung tâm P680 của PSII bị mất e sẽ được bù từ e của phản ứng quang phân ly
nước.
Câu 4 a. - Chu trình axit xitric sử dụng NAD và FAD+ để tạo ra NADH và FADH2. Quá
+
2,0 trình photphorin hóa oxy hóa sẽ chuyển hóa NADH và FADH2 ngược lại thành 0,5
điể NAD+ và FAD+. Việc tái sử dụng và tuần hoàn những nhân tố này giữa chu
m trình axit xitric và photphorin hóa oxi hóa là rất quan trọng vì chúng chỉ tồn tại
với một lượng rất nhỏ.
- Oxi là chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi vận chuyển điện tử xảy ra trên 0,5
màng trong ty thể => khi không có oxi, chuỗi truyền điện tử không hoạt động
và quá trình tổng hợp ATP bị dừng lại. Do vậy, NADH và FADH2 không được
chuyển hóa lại thành NAD+ và FAD+. Kết quả là chu trình axit xitric nhanh
chóng sử dụng hết NAD+, FAD+ và chuyển chúng thành dạng NADH, FADH2.
Khi hết NAD+ và FAD+ thì chu trình axit xitric sẽ bị dừng lại.
b) Lý do có sự khác biệt về lượng ATP được tạo thành từ một phân tử FADH2 và
NADH là vì: các electron mang bởi FADH2 có năng lượng (43.4 kcal/mol) ít 1,0
hơn năng lượng mang bởi các electron của NADH (52.6kcal/mol). Do vậy,
FADH2 sẽ chuyển điện tử vào chuỗi hô hấp ở vị trí có năng lượng thấp hơn so
với NADH và quá trình vận chuyển electron FADH2 tới ôxy sẽ vận chuyển
được ít proton H+ hơn => sự thay đổi pH là thấp hơn => ATP được tạo ra ít
hơn.
Câu 5 a. Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với
2,0 thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt 1,0
điể hóa enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng
m (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm
phosphat và hoạt hoá enzym glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân
giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không
gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng. 0,5
b. cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym
photphorilaza phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại
thông tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ. 0,5
c. Adrênalin → thụ thể màng → Prôtêin G → enzym adênylat cyclaza → cAMP
→ các kinaza → glicôgen phosphorylaza → (glicôgen → glucôzơ).
Câu 6 a. - Hai trường hợp trên giống nhau là mỗi NST đều gồm hai nhiễm sắc tử chị em 0,5
2,0 và đều xếp thành một hàng trên mặt phẳng phân bào. Tuy vậy, nhiễm sắc thể
điể đang phân chia nguyên phân có 2 nhiễm sắc tử giống hệt nhau; trong khi đó,
m nhiễm sắc thể đang phân chia giảm phân II thường chứa 2 nhiễm sắc tử khác
biệt nhau về mặt di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.
- Tại vị trí tâm động của nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên thì protein thể động 0,5
(kinetochor) liên kết cả ở hai phía của tâm động, do vậy thoi phân bào liên kết
với tâm động ở cả hai phía của nhiễm sắc thể thông qua kinetochor.
b. Nếu tiếp hợp không xuất hiện và các thể vắt chéo không hình thành giữa hai 1,0
nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì chúng sẽ sắp xếp sai
(không thành 2 hàng) trên mặt phẳng phân bào, dẫn đến sự phân li ngẫu nhiên
(thường không đúng) về các tế bào con trong giảm phân I. Kết quả của hiện
tượng này là các giao tử hình thành thường mang số lượng nhiễm sắc thể bất
thường.
Câu 7 a. Vẽ và chú thích đầy đủ đồ thị biểu diễn tốc độ hấp thụ ban đầu các chất theo
2,0 nồng độ.
điể
m 0,5

0,5
b. Sự hấp thụ chất B qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển các chất vào trong tế bào
lúc đầu tăng cùng với việc tăng nồng độ các chất. Nhưng đến một giai đoạn nhất
định thì tốc độ phản ứng gần như không tăng ngay kể cả khi nồng độ chất tan tiếp
tục tăng lên. Chất B được vận chuyển qua kênh prôtêin và việc tốc độ vận
0,5
chuyển của chất B không tăng ở giai đoạn sau là hiện tượng bão hòa kênh

Sự hấp thụ chất A qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển chất tan phụ thuộc tuyến
tính vào nồng độ chất tan. Điều này chỉ ra rằng chất A được khuếch tán trực
tiếp qua lớp lipit kép của màng tế bào và mà không cần phải qua kênh prôtein
xuyên màng. 0,25

Từ đồ thị cho thấy:

- Chất A là ethanol vì ethanol là chất phân tử nhỏ, không tích điện nên có
0,25
thể khuyếch tán trực tiếp qua lớp lipid kép của màng tế bào dễ dàng hơn rất
nhiều so với axêtat.
- Chất B là axêtat vì là chất tích điện nên sẽ khó khuyếch tán trực tiếp qua
lớp lipid kép của màng tế bào vì lớp phospholipid kép có chứa các đuôi
hydrocarbon kị nước (không phân cực).
Câu 8 - Phương pháp 1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào dưới kính hiển vi, S.cerevisiae 0,25
2,0 là sinh vật nhân thực có hình bầu dục, kích thước lớn có thể quan sát dưới
điể kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần. Trong khi đó E. coli là vi khuẩn sinh vật
m nhân sơ, hình que, kích thước của E. coli nhỏ hơn nhiều so với S.cerevisiae nên
phải phóng to ít nhất 1000 lần mới nhìn thấy rõ hình thái tế bào.
0,25
- Phương pháp 2. Dùng phương pháp lên men dịch ép hoa quả để phân biệt hai
loài: sử dụng dịch chiết hoa quả vô trùng chia đều ra hai bình như nhau rồi cấy
vi sinh vật vào. Sau đó bịt kính bình và giữ ở nhiệt độ, thời gian thích hợp. Nếu
bình nào sinh ra nhiều CO2, tạo ra nhiều bọt khí có mùi rượu thì bình đó
chứa nấm men, bình còn lại là chứa E. coli (do E. coli không có khả năng lên
men rượu)
0,25
- Phương pháp 3. Bổ sung vào hai ống nghiệm chất kháng sinh có khả năng ức
chế sự phát triển của E.coli. Ở ống nghiệm chứa E.coli thì E. coli sẽ không sinh
trưởng và không phát triển được. 0,25
- Phương pháp 4. Có thể kiểm tra bằng hình thức quan sát khuẩn lạc trên môi
trường nuôi cấy vi khuẩn (MPA) và môi trường nuôi cấy nấm men (Hansen). E.
coli mọc kém hoặc không mọc trên môi trường nấm men, còn nấm men mọc
tốt ở cả hai môi trường.
Câu 9 a. - Virut cúm sử dụng ARN polymerase của nó và nguyên liệu của tế bào chủ để 0,25
2,0 (phiên mã) tổng hợp mARN (ARN+) trên khuôn ARN của nó (ARN -)
điể - Các mARN (ARN +) mới được tổng hợp được dùng làm khuôn để tổng hợp các 0,25
m ARN hệ gen mới (ARN -) của virut, đồng thời được dùng làm khuôn để tổng
hợp (dịch mã) protein vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp ráp thành virut mới.
b. Sự khác biệt trong cấu trúc của 2 loại tế bào giữ vai trò quan trọng trong các
quá trình này:
- Vi khuẩn có thành tế bào còn động vật không có thành tế bào. 0,25
- Vi rút kí sinh vi khuẩn xâm nhập khi có mặt nguyên liệu nhân của vật chủ trong 0,25
khi vi rút động vật tìm được 1 cách vận hành ở đó nguyên liệu nhân được bao
bọc bởi 1 màng.
c. Bệnh do virut gây ra thường nguy hiểm vì:
- Vi rút kí sinh bên trong tế bào nên hệ thống miễn dịch của tế bào không thể phát 0,25
huy tác động. Muốn tiêu diệt vi rút phải phá hủy cả tế bào chủ.
- Khi xâm phập được vào tế bào chủ, vi rút điều khiển toàn bộ hệ thống sinh tổng 0,25
hợp của tế bào chủ chuyển sang tổng hợp các thành phần của vi rút làm rối loạn
hoạt động của tế bào, có thể dẫn đến phá hủy tế bào.
- Vi rút có phương thức sinh sản đặc biệt nên nhân lên rất nhanh chóng và lây lan 0,25
nhanh.
- Vi rút rất dễ phát sinh biến dị (đặc biệt là các virut có ARN và các Retrovirus) 0,25
làm xuất hiện các chủng vi rút mới. Do đó việc sản xuất vacxin luôn theo sau
sự xuất hiện các chủng vi rút mới.
Câu a. + Tương tác giữa virus với tế bào vật chủ là tương tác đặc hiệu giữa gai vỏ vi 0,25
10 rút với thụ quan màng tế bào.
2,0 + Chỉ có limpho T-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích HIV. 0,25
điể + Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ 0,25
m máy sinh tổng hợp protein của tế bào chủ.
+ Vỏ ngoài: có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và các gai 0,25
protein do vi rút qui định tổng hợp.
b. Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng tìm được thụ thể phù hợp. Trong quá
trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, tức là không có ADN. 1,0
Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được. Đây có thể
là một giải pháp chống HIV trong tương lai.

---------Hết------
SỞ GD&ĐT LÀO CAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII- NĂM 2019
MÔN THI: SINH HỌC
ĐỀ ĐỀ XUẤT KHỐI: 10
(Đề thi gồm 10 câu in trong 04 trang) (Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào


a. Mô tả các liên kết tham gia vào cấu trúc bậc ba của protein, trong đó liên kết
nào là quan trọng nhất? Tại sao?
b. Dựa vào cấu trúc hóa học của ADN và ARN ở trong tế bào sinh vật nhân sơ
và tế bào sinh vật nhân thực, hãy cho biết loại phân tử nào có ưu thế hơn trong vai trò
là vật chất mang thông tin di truyền?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi
phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng
của tế bào đã được biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di
chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng?
b. Màng sinh chất của tế bào có thể biến đổi để thích nghi với chức năng của tế
bào. Em hãy lấy 4 ví dụ khác nhau để chứng minh nhận định đó.
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
a. Phân biệt ba cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có thể phục hồi và
cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào động học enzim.
b. Người ta đo hàm lượng của 2 chất trong lục lạp hình thành trong pha tối cây
C3 và được kết quả sau:
- Khi chiếu sáng nồng độ 2 chất ít thay đổi.
- Khi tắt ánh sáng: Nồng độ 1 chất tăng, 1 chất giảm.
- Nồng độ CO2 bằng 0,1% thì hàm lượng 2 chất gần như không thay đổi.
- Khi giảm nồng độ CO2 xuống 0,03% thì nồng độ 1 chất tăng, 1 chất giảm.
Đó là 2 chất gì? Giải thích tại sao?
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
a. Khi có đủ ATP thỏa mãn nhu cầu thì hô hấp tế bào chậm lại, khi nhu cầu
ATP tăng cao thì hô hấp được tăng tốc. Giải thích cơ chế mà tế bào điều chỉnh hoạt
động hô hấp ở mức phù hợp?
b. Liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose của tế bào, em hãy giải thích tại
sao sự có mặt của cyanide với nồng độ cao làm chết tế bào, còn ở nồng độ thấp nó dẫn
đến chuyển hóa glucose thành lactate?
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào
a. Tại sao nói AMP vòng là chất truyền tin thứ hai? Chất này hoạt động theo cơ
chế như thế nào?
b. Giải thích tại sao hoocmôn ostrogen sau khi được tiết vào máu lại có tác dụng
lên cơ quan đích chậm hơn nhiều so với hoocmôn insulin?
5.2. Phương án thực hành
Có 2 mẫu mô gan và tim đã bị nghiền thu được dịch chiết để vào 2 ống nghiệm
nhưng quên đánh dấu. Dựa vào kiến thức về tế bào và enzim, em hãy trình bày cách
nhận biết đâu là ống chứa gan, đâu là ống chứa tim?
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a. Hình bên mô tả một giai đoạn phân bào của một
tế bào nhân thực lưỡng bội. Hãy chỉ ra từng phát biểu
dưới đây là đúng hay sai, giải thích.
1. Hình trên biểu diễn một tế bào đang nguyên phân.
2. Hình trên biểu diễn một pha của giảm phân II .
3. Tế bào sẽ không thể đạt đến pha này nếu protein động cơ (môtơ) vi ống bị ức chế.
4. Sự phiên mã của các gen mã protein histon đạt đỉnh cao nhất trong giai đoạn này của
chu trình tế bào.
b. Các nhà khoa học đã tiến hành gây đột biến ở ruồi giấm nhằm tìm ra các thể
đột biến bất thụ với giả thiết có liên quan đến các gen mã hóa cho các phần tử
prôtêin đóng vai trò quan trọng trong giảm phân. Họ đã tìm thấy 1 đột biến gen
NHK-1 gây bất thụ ở ruồi cái. Đây là gen mã hóa enzim histôn kinaza-1 (NHK-1) có
vai trò phôtphoryl hóa axit amin đặc thù thuộc vùng đuôi histôn H2A. Họ giả thiết
rằng enzim này không thực hiện đúng chức năng dẫn đến sự bất thường trong quá
trình phân ly của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Làm thế nào để kiểm chứng giả thiết trên? Giải thích.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
a. Những đặc tính đặc trưng nào của vi khuẩn được lợi dụng trong nghiên cứu
sinh học phân tử, công nghệ sinh học và di truyền học hiện đại?
b. Có hai hộp lồng (đĩa petri) bị mất nhãn, chứa môi trường dinh dưỡng có
thạch. Một hộp đã được cấy vi khuẩn tụ cầu (Staphyloccous.sp), hộp còn lại cấy vi
khuẩn Mycoplasma. Người ta tẩm pênixilin vào hai mảnh giấy hình tròn rồi đặt lên
mặt mỗi địa thạch một mảnh, sau đó đặt các hộp lồng vào tủ ấm cho vi khuẩn mọc.
Sau 24 giờ lấy ra quan sát thấy ở một hộp xung quanh mảnh giấy có vòng vô khuẩn.
Hãy cho biết hộp đó chứa vi khuẩn gì? Giải thích.
c. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh chóng bị mắc tiêu
chảy cấp và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong do mất muối và
nước? Biết rằng, độc tố tiêu chảy thực chất là một enzim làm biến đổi hóa học G-
protein liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
a. Nấm men kiểu dại chỉ có khả năng phân giải glucose thành etanol và khí
cacbonic trong điều kiện thiếu oxi. Khi xử lý đột biến, người ta thu được chủng nấm
men mang đột biến suy giảm hô hấp do thiếu xitocrom oxidaza - một thành phần của
chuỗi vận chuyển điện tử. Việc sử dụng chủng nấm men đột biến này có ưu thế gì so
với chủng kiểu dại trong công nghệ lên men rượu? Giải thích.
b. Sử dụng môi trường nuôi cấy liên tục có những nhược điểm gì? Muốn thu
nhận chất kháng sinh penicillin từ chủng nấm Penicillium thì nuôi cấy chủng nấm này
trong môi trường nuôi cấy liên tục hay không liên tục, vì sao?
Câu 9 (2,0 điểm). Virus
a. Virut HIV và virut HBV có vật chất di truyền khác nhau, nhưng sau khi xâm nhập vào tế bào người
chúng đều tổng hợp ADN để có thể cài xen vào hệ gen của người. Em hãy cho biết những điểm giống nhau trong
quá trình tổng hợp ADN của chúng.
b. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và kí sinh trong một số loại tế bào chủ nhất định, trong một
số mô nhất định?
c. Tại sao virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ côn
trùng hoặc qua các vết xước của thực vật?

Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch


a. Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm
A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được virut lai bằng cách
tách hệ gen (ARN) của virut cúm A/H5N1 ra khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó
hệ gen (ARN) của virut A/H3N2.
1. Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ
0) sau khi xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN(-) và
phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó.
2. Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích
3. Nếu như gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng
gốc A/H5N1 thì phần lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm
ở người như thế nào? Giải thích.
b. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác
động của tế bào T độc (Tc) và tế bào giết (K). Tại sao cơ thể đã có tế bào Tc rồi mà vẫn
cần tế bào K?
------------------------------Hết-----------------------------
Ghi chú:
* Thí sinh không sử dụng tài liệu
* Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Người ra đề: Chử Thị Bích Việt

Số điện thoại: 0347497788


SỞ GD&ĐT LÀO CAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XII - NĂM 2019
MÔN THI: SINH HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM KHỐI: 10
(Hướng dẫn chấm gồm 10 câu in trong 10 trang)

Câu Nội dung Điểm


1 a. * Các loại liên kết tham gia trong cấu trúc bậc ba của protein :

- Liên kết peptit: liên kết cộng hóa trị rất bền vững giữa các axit amin
trong chuỗi polypeptit.
- Liên kết hidro: tạo ra giữa thành phần của khung C-N trong chuỗi xoắn
0,25
alpha và gấp nếp beta.
- Tương tác kị nước: các vùng ưa nước của các axit amin, protein quay
ra ngoài tiếp xúc với nước, các vùng kị nước quay vào trong và
hướng vào nhau.
- Liên kết ion: giữa các vùng tích điện của các nhóm R trong các axit
amin. 0,25
- Liên kết cầu disulfide: hình thành giữa 2 nhóm –SH của 2 axit amin có 0,25

chứa S.
Tương tác kị nước là quan trọng nhất vì:
-Tương tác kị nước góp phần tạo nên cấu trúc hình cầu, là cấu hình
0,25
không gian đặc trưng của protein để biểu hiện chức năng sinh học
bình thường.
-Góp phần đưa các axit amin vốn rất xa nhau được lại gần nhau tạo vùng
trung tâm hoạt động → chức năng sinh học.
b.
* Đặc điểm quan trọng của vật chất mang thông tin di truyền là phải có
0,25
cấu trúc bền vững và ổn định.
* ADN có cấu trúc bền vững và ổn định hơn so với ARN:
- ADN có cấu trúc dạng sợi kép (2 mạch), trong đó hai khung đường –
phosphate chạy đối song song và nằm phía ngoài đẩy các bazơ nitơ
có tính kị nước tương đối vào phía trong rời xa các phân tử nước
trong dung dich bào quanh. Mặt khác, bên trong các bazơ nitơ xếp
0,25
thành nhiều lớp chồng lên nhau. Đặc điểm này làm cho phân tử ADN
có tính bền vững hơn so với ARN.
- ADN có cấu trúc dạng sợi kép (2 mạch), trong khi ARN có cấu trúc
mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn ®
thông tin di truyền ít có xu hướng tự biến đổi hơn.
- ARN có thành phần đường là ribose khác với thành phần đường của
0,25
ADN là deoxyribose. Đường deoxyribose không có gốc –OH ở vị trí
C2’. Đây là gốc hóa học phản ứng mạnh và có tính ưa nước → ARN
kém bền hơn ADN trong môi trường nước.
- Thành phần bazơ của ARN là uracil (U) được thay thế bằng tymin (T)
trong ADN.Về cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc
metyl (-CH3). Đây là gốc kị nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép
(nêu dưới đây), giúp phân tử ADN bền hơn ARN (thường ở dạng
mạch đơn).
- Bazơ nitơ uracil (U) chỉ cần 1 biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin 0,25

hóa hoặc metyl hóa) để chuyển hóa tương ứng thành xitôzin (C) và
timin (T); trong khi đó, timin (T) cần 1 biến đổi hóa học (loại mêtyl
hóa) để chuyển thành uracil (U), nhưng cần 2 biến đổi hóa học (vừa
loại mêtyl hóa và loại amin hóa; khó xảy ra hơn) để chuyển hóa thành
xitôzin (C) ® vì vậy, ADN có khuynh hướng lưu giữ thông tin bền
vững hơn.
*Vì vậy ADN ưu thế hơn so với ARN trong vai trò là vật chất mang
thông tin di truyền.
a.
2 - Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào có được là do một số
gen nhất định trong hệ gen của tế bào đó được hoạt hoá trong khi các
0,25
gen còn lại bị đóng.
- Việc hoạt hoá những gen này một phần phụ thuộc vào tín hiệu đến từ
bên ngoài (các tín hiệu tiết ra từ các tế bào lân cận).
- Khi đến nơi mới, các tế bào phôi nhận được các tín hiệu hoạt hoá gen 0,25

tiết ra từ các tế bào nơi nó định cư sẽ hoạt hoá những gen thích hợp
đặc trưng cho loại tế bào của mô đó.
- Các tín hiệu từ bên ngoài có thể hoạt hoá các gen theo cách: Tín hiệu 0,25
liên kết với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế
bào chất sau đó đi vào nhân hoạt hoá các gen nhất định như những
0,25
yếu tố phiên mã.
- Hoặc tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ
thể trong tế bào chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với
promoter như một yếu tố phiên mã làm hoạt hoá gen.
b. Ví dụ:
- Vi khuẩn lam: Màng sinh chất gấp nếp tạo thành các túi tilacoit chứa
0,25
sắc tố, nơi thực hiện quang hợp
- Vi khuẩn cố định đạm: Màng sinh chất gấp nếp tạo thành các túi chứa 0,25
enzim nitrogenaza giúp thực hiện quá trình cố định đạm.
- Tế bào biểu mô ống thận: Màng sinh chất lõm xuống tạo thành các ô 0,25

chứa ty thể cung cấp năng lượng.


- Tế bào biểu mô ruột non: Màng sinh chất lồi ra kéo theo chất nguyên
0,25
sinh và hệ thống vi sợi hình thành nên lông ruột làm tăng diện tích
tiếp xúc với chất dinh dưỡng.
3 a. Ba cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzim có thể phục hồi và
cách nhận biết:
- Ức chế cạnh tranh: Chất ức chế liên kết vào trung tâm hoạt động của
enzyme (cạnh tranh với cơ chất). Nhận biết: K M tăng (ái lực giảm) và 0,25
Vmax không đổi.
- Ức chế không cạnh tranh: Chất ức chế liên kết với phức hợp enzim-cơ
chất (không phải enzim tự do) ở vị trí khác trung tâm hoạt động, ảnh
0,25
hưởng đến trung tâm hoạt động dẫn đến giảm hoạt tính xúc tác của
enzim. Nhận biết: KM không thay đổi và Vmax giảm.
- Ức chế kiểu hỗn hợp: Chất ức chế đồng thời liên kết được vào cả trung 0,25

tâm hoạt động và vào vị trí khác (enzim tự do và phức hợp enzim-cơ
chất). Nhận biết: đồng thời KM tăng (hoặc ái lực giảm) và Vmax giảm.
b.
0,25
- Chất đó là APG và RiBP.
- Giải thích:
+ Khi được chiếu sáng → pha sáng diễn ra tạo ATP và NADPH tạo lực
khử cung cấp cho pha tối nên quá trình cố định CO 2 theo chu trình
Calvin diễn ra bình thường, RiBP tiếp nhận CO 2 và cố định nó tạo 0,25

APG, APG bị biến đổi, bị khử và cuối cùng tái tạo lại RiBP → nồng
độ 2 chất ít thay đổi.
+ Khi tắt ánh sáng → pha sáng không diễn ra → không tạo ATP và
NADPH nên pha tối chỉ diễn ra quá trình cố định CO 2 tạo APG → 0,25

nồng độ APG tăng nhưng không có lực khử được cung cấp từ pha
sáng nên không xảy ra quá trình tái tạo chất nhận CO 2 đầu tiên →
0,25
nồng độ RiBP giảm.
+ Khi nồng độ CO2 bằng 0.01% phù hợp với quá trình quang hợp nên
quang hợp diễn ra bình thường → nồng độ 2 chất gần như không đổi. 0,25

+ Khi nồng độ CO2 xuống 0.03% → nồng độ CO 2 thấp nên quá trình cố
định CO2 không xảy ra → nồng độ APG giảm, mặt khác vẫn diễn ra
quá trình tái tạo RiBP từ APG do vẫn được cung cấp ATP và
NADPH từ pha sáng → RiBP tăng.
a. Cơ chế điều hòa hô hấp của tế bào:
4 - Tế bào điều hòa hô hấp chủ yếu bằng cơ chế liên hệ ngược thông qua
điều hòa hoạt tính enzim dị lập thể photphofructokinaza (enzim xúc
0,25
tác cho phản ứng chuyển hóa Fructozo-6P thành Fructozo-1,6BP)
- Khi nhu cầu năng lượng của cơ thể thỏa mãn, nồng độ ATP sản phẩm
hô hấp có xu hướng tăng cao sẽ ức chế liên hệ ngược enzim đường 0,25

phân photphofructokinaza, làm quá trình hô hấp chậm lại.


- Khi nhu cầu năng lượng tăng cao, nồng độ AMP trong tế bào tăng,
0,25
AMP vòng sản sinh liên kết với photphofructokinaza, hoạt hóa enzim
này, hô hấp tăng cường. 0,25

- Khi nhu cầu năng lương dư thừa, xitrat trong ti thể cũng khuyếch tán ra
gây ức chế photphofructokinaza, làm giảm hô hấp.
b.
Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi
0,25
vận chuyển điện tử hô hấp, do vậy nó ức chế quá trình vận chuyển
điện tử.
- Khi hàm lượng vượt quá mức cho phép khiến nhiều tế bào không đủ 0,25

cung cấp năng lượng cho hoạt động của mình sẽ chết.
- Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không
0,25
tiêu thụ được NADH và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD +, chất
này cạn kiệt sẽ ức chế chu trình Crebs 0,25
- Quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vì NADH mà nó tạo ra được
dùng để chuyển hóa pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2.
5 5.1.
a. AMP vòng là chất truyền tin thứ hai vì nó là chất khuếch đại thông tin
0,25
của chất truyền tin thứ nhất (hoocmon).
Cơ chế hoạt động:
+ Chất truyền tin thứ nhất (hooc môn) kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên
màng sinh chất của tế bào đích gây kích thích hoạt hoá enzim
adenilatxiclaza.
+ Sau đó enzim này làm cho phân tử ATP chuyển thành thành AMP
vòng 0,25
+ Tiếp đó AMP vòng làm thay đổi một hay nhiều quá trình photphorin
hoá (hay hoạt hoá chuỗi enzim), nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu được
khuếch đại lên nhiều lần.
b.
+ Vì kiểu tác dụng của insulin theo cơ chế chất truyền tin thứ hai:
- Insulin có bản chất là prôtêin, có thụ thể nằm trên màng tế bào.
- Insulin được tiết ra trong máu với nồng độ thấp nhưng khi nó kết hợp
0,25
với các thụ thể trên màng tế bào (cơ, gan) làm hoạt hoá kênh
adenylxyclaza xúc tác biến đổi ATP thành AMP vòng. AMP vòng
hoạt động như một proteinkinaza kích hoạt được prôtêin enzim trong
tế bào. Nhờ hiện tượng này mà tín hiệu thứ nhất (insulin) được
khuếch đại nhiều lần mà không cần xâm nhập vào tế bào.
+ Kiểu tác động của ostrogen theo kiểu hoạt hoá gen:
0,25
- Ostrogen có bản chất là steroit, thụ thể nằm trong tế bào chất (bào
tương, nhân).
- Ostrogen vận chuyển qua tế bào chất kết hợp với thụ thể và điều chỉnh
một phản ứng trong tế bào (điều chỉnh theo kiểu mô hình operon). Do
hoocmôn phải xâm nhập vào trong tế bào điều hóa hoạt động của gen
do đó phản ứng mà hoocmôn điều chỉnh diễn ra chậm hơn.
5.2.
- Trong mỗi ống nghiệm lấy một lượng mẫu tương đương rồi cho vào 2
ống nghiệm khác nhau. Nhỏ 1 lượng nước oxi già tương đương vào 2
0,5
ống nghiệm.
- Kết quả: ống nghiệm nào sủi bọt nhiều hơn là ống chứa gan, ống chứa 0,25

tim sủi bọt ít hơn.


- Vì gan làm nhiệm vụ khử độc, trong tế bào peroxixôm phát triển hơn
0,25
nên chứa nhiều catalaza hơn. Catalaza là enzim chuyển hóa H2O2
thành nước và giải phóng oxi tạo nên hiện tượng sủi bọt (H2O2→ H2O
+ O2)).
6 a.
1. Sai. Vì hình này mô tả sự phân ly của NST đơn từ NST kép nhưng
không còn thấy sự tồn tại của các cặp NST tương đồng (thường hình
0,25
dạng giống nhau) vì vậy đây là sự phân ly NST đơn từ bộ n NST kép. 0,25
2. Đúng. Giải thích tương tự A.
3. Đúng. Vì hình mô tả NST đang phân ly, nếu protein động cơ bị ức 0,25

chế thì NST không thể di chuyển được.


4. Sai. Vì protein histon phải được tổng hợp đầy đủ ngay khi NST nhân
đôi, vì vậy các gen mã protein histon phải được phiên mã và cả dịch 0,25
mã mạnh trong pha S của chu kỳ tế bào, còn ở giai đoạn này thì hầu
như không hoạt động.
- Để kiểm tra giả thiết, họ quan sát và so sánh sự vận động của nhiễm
sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh trứng của ruồi đột biến và ruồi
0,25
bình thường (kiểu dại).
- Dùng thuốc nhuộm huỳnh quang đỏ đánh dấu nơi định vị của ADN,
thuốc huỳnh quang xanh lục đánh dấu nơi định vị của prôtêin bao bọc
nhiễm sắc thể ở cuối kỳ đầu I và giúp nhiễm sắc thể đóng xoắn chặt 0,25

(prôtêin codensin).
- Cuối kỳ I, trong tế bào sinh trứng của ruồi bình thường, ADN và codensin
0,25
cùng tập chung ở một vùng nhỏ trong nhân có màu vàng (hỗn hợp của
màu đỏ và màu xanh lục tạo ra).
- Ở ruồi đột biến, codensin khuếch tán khắp nhân, ADN tập chung ở
vùng biên quanh nhân(hai màu ở hai vị trí khác nhau) chứng tỏ
codensin không bao bọc các nhiễm sắc thể vì thế nên các nhiễm sắc
0,25
thể không đóng xoắn được . Kết quả này là do NHK-1 không
phôtphoryl hóa axit amin đặc thù thuộc vùng đầu amin của histôn
H2A, dẫn đến nhiễm sắc thể không đóng xoắn được để thực hiện
giảm phân.
7 a. Những đặc tính đặc trưng của vi khuẩn được lợi dụng trong nghiên
cứu sinh học phân tử, công nghệ sinh học và di truyền học hiện đại:
- Bộ gen đơn giản, thường gồm một nhiễm sắc thể và ở trạng thái đơn
bội nên dễ tạo ra nhiều dòng biến dị, là vật liệu sinh học nghiên cứu các 0,5
quá trình biến nạp, tải nạp, tiếp hợp ...
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn
0,25
trong thời gian ngắn, có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một
cách dễ dàng.
b.
- Hộp chứa vòng vô khuẩn là hộp có vi khuẩn tụ cầu vì loại này có thành
0,25
tế bào chứa peptidoglucan.
- Penixilin ức chế tổng hợp thành tế bào chứa peptidoglycan nên không
bị penixilin ức chế vẫn sinh trưởng mạnh do đó không tạo nên vòng 0,25

vô khuẩn xung quanh mảnh giấy chứa penixilin.


c.
- Khi bị nhiễm khuẩn tả, vi khuẩn sẽ khu trú ở lớp lót của ruột non và
sản sinh ra một độc tố. Độc tố này là một enzim làm biến đổi hóa
0,25
học G-protein liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.
- Do G-protein bị biến đổi không còn khả năng thủy phân GTP thành
GDP, nên nó bị luôn tồn tại ở trạng thái hoạt động và liên tục kích 0,25

thích Adenylat cyclaza sản sinh ra cAMP (chất truyền tin thứ 2).
- Nồng độ cAMP cao trong ống tiêu hóa làm tế bào ruột tiết một lượng
0,25
lớn muối và nước đi vào ống tiêu hóa theo nguyên tắc thẩm thấu →
người mắc bệnh tiêu chảy cấp mất nhiều muối và nước.
a.
8 - Nấm men (kiểu dại) là vi sinh vật kị khí không bắt buộc. Trong điều
kiện thiếu O2, nấm men sẽ lên men rượu. Trong điều kiện có O2, nấm
0,25
men sẽ tiến hành hô hấp hiếu khí.
Do đó, phải duy trì điều kiện kị khí để tiến hành lên men. Trong công 0,25

nghệ lên men rượu, việc duy trì điều kiện kị khí đòi hỏi chi phí thực
hiện.
- Chủng nấm men đột biến thiếu enzim xitocrom oxidaza (là một thành
0,25
phần của chuỗi vận chuyển điện tử) dẫn tới chuỗi vận chuyển điện tử
bị ngừng trệ. Chu trình Crep cũng bị ngừng vì thiếu NAD + từ chuỗi
vận chuyển điện tử. Do đó chủng nấm men đột biến này lên men rượu
0,25
ngay cả khi có O2.
Việc sử dụng chủng nấm men đột biến có ưu thế trong việc đơn giản hóa
điều kiện lên men vì không cần phải duy trì điều kiện kị khí như đối
với nấm men kiểu dại.
b.
- Nhược điểm của nuôi cấy liên tục:
0,25
+ Sản xuất các chất trao đổi thứ cấp không luôn luôn được ổn định
+ Dễ bị tạp nhiễm dẫn đến quá trình không đồng bộ hóa 0,25
+ sau thời gian dài có thể dẫn đến mất một số tính trạng của giống nguyên
thủy
0,25
- Thu nhận các chất kháng sinh penicilium thì nuôi cấy chủng vi khuẩn
trong môi trường nuôi cấy không liên tục.
Vì chất kháng sinh là sản phẩm trao đổi thứ cấp của vi khuẩn thường
0,25
được tạo ra trong pha cân bằng trong môi trường nuôi cấy không liên
tục. Trong môi trường nuôi cấy liên tục gần như không có pha này.
a.
0,25
9 - Diễn ra trong tế bào chất.
0,25
- Sử dụng enzim phiên mã ngược ADN polymeraza phụ thuộc ARN của
virut. 0,25
- Sử dụng các nucleootit, ATP, các enzim khác của tế bào chủ. 0,25
- Sử dụng ARN của virut để tổng hợp ADN mạch kép.
b.
- Tính đặc hiệu: mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và kí sinh trong một
số loại tế bào chủ nhất định (thụ thể của virut phải thích hợp với thụ
thể của tế bào chủ). Ví dụ virut H5N1 chỉ có thể lây nhiễm cho một 0,25
số loài gia cầm, lợn, người..., một số phage T chỉ có thể lây nhiễm ở
E.coli.
- Tính hướng mô: một số virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của một số mô nhất định. Ví
dụ virut cảm lạnh chỉ nhiễm vào tế bào niêm mạc đường hô hấp trên; virut dại nhiễm vào 0,25

tế bào thần kinh, cơ vân, tuyến nước bọt; virut viêm gan B thường chỉ nhiễm vào tế bào
gan.
c.
- Virut kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực
0,25
vật bởi vì thành tế bào thực vật dày và không có thụ thể.
- Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị
bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước của cây.
0,25
10 a.
1. Virut cúm sử dụng ARN polymerase của nó và nguyên liệu của tế bào
chủ để phiên mã tổng hợp mARN (ARN +) trên khuôn ARN của nó
0,25
(ARN -).
Các mARN (ARN +) mới được tổng hợp được dùng làm khuôn để tổng
hợp các ARN hệ gen mới (ARN -) của virut, đồng thời được dùng 0,25

làm khuôn để dịch mã tổng hợp protein vỏ capsit và vỏ ngoài để lắp


ráp thành virut mới.
2. Virut lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm
0,25
Vì, hệ gen của virut lai thế hệ 0 là từ virut cúm A/H3N2 nên sẽ tạo ra thế
hệ 1 là A/H3N2 không lây truyền bệnh ở gia cầm (trừ trường hợp đột
biến xảy ra ngay trong lần tái sinh virut thế hệ 0)
3. Nếu gen mã hóa cho gai H bị đột biến thì phần lớn virut lai không lây 0,25

nhiễm (hoặc giảm khả năng lây nhiễm) ở người. Vì virut không có
khả năng đính kết lên tế bào chủ qua thụ thể nên không xâm nhập
được vào tế bào vật chủ.
(Thí sinh không nhất thiết phải gọi đủ các “thuật ngữ” trong dấu ngoặc
đơn; chỉ cần mô tả đúng thì được điểm như đáp án)
b.
- Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau,
nhưng cơ chế tác động giống nhau: khi được kích thích chúng đều tiết
ra protein độc là perforin để chọc thủng tế bào đích (tế bào nhiễm 0,25
virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào gây vỡ tế bào.
- Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với
0,25
MHC-I. Mỗi tế bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu
của kháng nguyên.
- Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau 0,25
bao quanh nó, các kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác
nhau. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể kích thích tế bào K tiết 0,25

perforin.
- Cần cả 2 loại tế bào trên trong đáp ứng miễn dịch tế bào để bổ sung
cho nhau.

-------------- Hết ----------------


TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
LÊ HỒNG PHONG ĐỒNG BẰNG VÀ DUYÊN HẢI BẮC BỘ
ĐỀ ĐỀ XUẤT NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
1. Ghép các ý ở cột “enzim” và cột “phản ứng” sao cho phù hợp
Enzim Phản ứng
1. Protein kinase a. cAMP + H2O => AMP
2. Phosphatase b. Protein bất hoạt + ATP => Protein hoạt hóa + ADP
3. Adenylyl cyclase c. GTP => GDP + Pi
4. Phosphodiesterase d. PIP2 => IP3 + DAG
5. Phospholipase C e. Kinase hoạt hóa => Kinase bất hoạt + Pi
6. GTPase f. ATP => cAMP + P-Pi
g. Kinase hoạt hóa + ADP => Kinase bất hoạt + ATP
h. cAMP + H2O => ATP
i. Protein bất hoạt + ATP => Protein hoạt hóa + Pi + ADP
j. GTP => G-protein
2. Các enzim (trong ý 1) có bản chất hóa học là đại phân tử hữu cơ nào? Hãy nêu cấu tạo
chung của các đơn phân tử cấu tạo nên phân tử hữu cơ đó.
Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
1. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc một loại bào quan trong tế bào nhân thực.
- Hãy xác định tên của bào quan và cấu trúc
A được kí hiệu trong hình 1.
- Hãy chỉ ra các đặc điểm của cấu trúc A
giúp bào quan thực hiện được chức năng
một cách hiệu quả.
2. Trong quá trình phân bào của tế bào động
vật, cần có sự tham gia của hai thành
phần thuộc hệ thống khung xương tế bào.
Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó ở hai tiêu chí: cấu trúc và
hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào.
Câu 3 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hóa)
1. Vẽ sơ đồ đơn giản của chu trình Calvin để mô tả mối quan hệ giữa các hợp chất sau
đây: CO2, APG, G3P, RuBP. Trên sơ đồ, hãy chỉ rõ giai đoạn nào đã sử dụng enzim
RUBISCO.
2. Hãy chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản về diễn biến các pha quá trình quang hợp
trong lục lạp của tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch ở thực vật C 4. Từ đó hãy nêu ý
nghĩa của sự khác nhau này.
3. Dựa vào ý 2, hãy sử dụng dấu “” (có) và “” (không có) để hoàn thành bảng so sánh
các loại enzim trong lục lạp của tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch ở thực vật C4.
Enzim Lục lạp trong tế bào mô Lục lạp trong tế bào bao bó
giậu mạch
PEP cacboxilase
RUBISCO
NADP reductase
Enzim của chu trình
Calvin
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hóa)
1. Trong các ý dưới đây, ý nào đúng, ý nào sai? Nếu sai, hãy giải thích.
a. Rotor trong phức hệ ATP synthase quay theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía tế bào
chất) sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP và ngược lại.
b. Ti thể trong các tế bào cơ tim có nhiều nếp gấp hơn so với ti thể trong các tế bào da.
c. Chu kỳ axit citric vẫn có thể tiếp tục khi loại bỏ O2.
d. Trong chuỗi vận chuyển điện tử của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, cytochrome có
thế oxy hóa khử cao hơn trung tâm Fe-S.
2. Dựa vào những hiểu biết của em về quá trình phosphoryl hóa oxi hóa ở ti thể, hãy trả
lời những câu hỏi sau:
- Những thành phần nào ở màng trong của ti thể tham gia vào việc vận chuyển proton qua
màng?
- Nguyên nhân nào đã giúp các thành phần đó thực hiện được hoạt động vận chuyển
proton qua màng?
- Sự vận chuyển proton qua màng trong ti thể được thực hiện bởi các thành phần đó thu
được kết quả gì?
Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
1. Trong một loạt các thí nghiệm, các gen mã hóa các dạng đột biến
của một tyrosine kianse (RTK) được đưa vào các tế bào. Các tế
bào cũng thể hiện dạng thụ thể bình thường của chính nó từ gen
bình thường, mặc dù gen đột biến được xây dựng sao cho RTK
đột biến được thể hiện ở mức cao hơn đáng kể nồng độ hơn RTK bình thường. Chức
năng của RTK bình thường bị ảnh hưởng như thế nào khi có gen đột biến mã hóa một
RTK (A) thiếu miền ngoại bào của nó hoặc (B) thiếu miền nội bào trong các tế bào
được biểu hiện (Hình 2)?
2. Hoàn thành các chú thích có kí hiệu “?” trong hình dưới đây.

Hình 3. Sơ đồ quá trình truyền tin của phân tử epinephrin (adrenalin)


3. Người ta tiến hành các thí nghiệm như sau để làm sáng tỏ cơ chế hoạt động của
epinephrin:
a. Bổ sung epinephrine vào dịch nghiền của gan thấy có sự gia tăng hoạt động của
glycogen phosphorylase. Tuy nhiên, khi dịch nghiền được ly tâm ở tốc độ cao lần thứ
nhất và epinephrine đã được thêm vào phần nổi phía trên thì không thấy
phosphorylase hoạt động.
b. Khi phần hạt được ly tâm trong (a) được xử lý bằng epinephrine, chất X được tạo ra.
Chất X được phân lập và tinh chế. Người ta thấy chất X gây ra sự hoạt hóa glycogen
phosphorylase khi được thêm vào phần nổi phía trên của dịch nghiền được ly tâm.
c. Khi xử lý nhiệt chất X thì chất X vẫn có khả năng hoạt hóa phosphorylase. Chất X gần
giống với hợp chất thu được khi ATP nguyên chất được xử lý bằng bari hydroxit.
Trong các thí nghiệm trên, chất X tên là gì? Giải thích.

Câu 6 (2 điểm). Phân bào


1. Cdk là gì? Cdk có đặc điểm và vai trò gì trong quá trình phân bào?
2. Vẽ đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ cyclin và hoạt tính MPF trong tế bào qua các giai
đoạn của chu kỳ tế bào và phân tích sự thay đổi đó.
Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
1. Mô tả quá trình hình thành nội bào tử ở vi khuẩn. Vì sao nội bào tử có khả năng chống
chịu với nhiệt độ cao của môi trường?
2. Thiobacillus ferrooxidans là vi khuẩn sống trên các mỏ quặng có chứa pirit (FeS 2) với
pH = 2, được sử dụng bởi ngành công nghiệp khai thác để thu hồi đồng và uranium.
Biết rằng T. ferrooxidans sử dụng chất cho electron là FeS2 và thu được các sản phẩm
phụ trong quá trình dinh dưỡng là Fe(OH)3 và axit sunphuric.
a. Xác định kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của vi khuẩn T. ferrooxidans. Giải thích.
b. Theo em, vi khuẩn T. ferrooxidans đã thực hiện quá trình tổng hợp ATP bằng những
cách nào?
Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.
a. Penicillin chỉ ức chế tổng hợp của thành tế bào vi khuẩn trong pha lag.
b. Các bào tử đảm trong các mũ nấm của nấm đảm có bộ NST là 2n.
c. Ở nấm men nảy chồi (Saccharomyces cerevisiae), thoi phân bào được hình thành ở
cuối pha G1.
d. Trong quá trình nguyên phân ở tảo silic, thoi phân bào được hình thành ở trong tế bào
chất và có sự biến mất của màng nhân trong chu kỳ tế bào.
2. Các chất kháng khuẩn được chia làm 3 nhóm: chất ức chế sinh trưởng, chất diệt khuẩn
và chất gây phân giải tế bào vi khuẩn. Người ta bổ sung 1 trong 3 chất trên vào các
môi trường nuôi cấy vi khuẩn (vị trí mũi tên là thời điểm bắt đầu bổ sung chất kháng
khuẩn).
Hình 4. Ảnh hưởng của các chất kháng khuẩn khác nhau.
Hãy xác định, loại chất kháng khuẩn được bổ sung trong mỗi trường hợp.
3. Trong tế bào, con đường oxi hóa trực tiếp nhờ các enzyme vận chuyển các electron từ
cơ chất đến oxi sinh ra H2O2. Hợp chất này rất độc và cần phải phân giải ngay. Hãy
viết phương trình và enzyme xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2.
Câu 9 (2 điểm). Virus
1. Hãy sử dụng dấu “” (xảy ra) và “” (không xảy ra) để hoàn thành bảng vị trí tái bản
bộ gen ở các virus gây bệnh trên tế bào nhân thực sau đây:
Virus Vị trí tái bản trong tế bào Vị trí tái bản trong nhân tế
chất bào
Herpes simple I
Pox virus
Parovirus B19
Rotavirus
Virus cúm
HIV
2. Bằng cách nào một số virus có thể nhân lên mà không cần ADN hay thậm chí không
có sự tổng hợp ADN?
Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Năm 2002, Bruno Lemaitre và các cộng sự ở Pháp đã đưa ra một chiến lược mới để
đánh giá chức năng của một peptit kháng khuẩn đơn lẻ. Họ bắt đầu với một dòng ruồi
quả đột biến có các mầm bệnh được nhận diện nhưng tín hiệu có thể kích hoạt các đáp
ứng miễn dịch tự nhiên bị chặn. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ di
truyền đã tạo ra một số ruồi quả đột biến biểu hiện số lượng lớn một peptit kháng
khuẩn đơn lẻ, là drosomysin hoặc defensin. Các nhà khoa học đã gây nhiễm các ruồi
quả khác nhau bằng nấm Neurospora crassa và theo dõi sự sống qua thời gian năm
ngày. Họ lặp lại quy trình để gây nhiễm trùng bằng vi khuẩn Micrococus luteus. Kết
quả được thể hiện ở hình dưới đây.

Hình 5. Số lượng ruồi quả sống sót sau khi nhiễm khuẩn.
Dựa vào thí nghiệm, hãy cho biết trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng, phát
biểu nào sai. Nếu sai hãy giải thích.
a. Các peptit khác nhau cùng nhau bảo vệ chống lại các mầm bệnh khác nhau.
b. Drosomycin có hiệu quả chống lại M.luteus và defensin có hiệu quả chống lại N.
Crassa.
c. Các ruồi quả đột biến biểu hiện số lượng lớn defensin có khả năng chống lại M.luteus
giống với kiểu dại.
d. Các đáp ứng miễn dịch là khác nhau đối với các loại mầm bệnh khác nhau.
2. Phân biệt đáp ứng viêm và đáp ứng dị ứng ở các tiêu chí: sự giải phóng histamine, sản
sinh kháng thể IgE, tính đặc hiệu và sự trình diện kháng nguyên.
................................Hết............................
GV: Trần Thị Ánh Diêp
SĐT: 0987299022
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
1. 1-i; 2-e; 3-f; 4-a; 5-d; 6-c.
Mỗi cặp ý đúng 0,25đ.
2. - Phân tử Protein (0,25đ)

- Cấu tạo chung: (0,25đ)


Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
1. - Bào quan này là ti thể. (0,25đ)
- Cấu trúc A là mào ti thể. (0,25đ)
- Đặc điểm giúp ti thể thực hiện chức năng hiệu quả:
+ Đây là phần gấp nếp của màng trong ti thể, cung cấp diện tích bề mặt lớn giúp ti thể
thực hiện được chức năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. (0,25đ)
+ Chứa thành phần của chuỗi chuyền electron => giúp H+ di chuyển từ chất nền ra xoang
gian màng, rồi sau đó qua ATP synthase để tổng hợp nên ATP. (0,25đ)
Hai yếu tố đó là vi ống và vi sợi.
Tiêu chí Vi ống Vi sợi

Cấu trúc - Tiểu đơn vị: α và β tubulin - Tiểu đơn vị actin


(0,5đ) - Cấu tạo từ 13 tiểu đơn vị - Hai sợi polymer xoắn lấy
tubulin nhau
Hoạt động Các vi ống thể động và giúp Vi sợi actin tương tác với các
(0,5đ) các NST chuyển động về các phân tử myosin làm cho
cực trong quá trình phân vòng actin co lại => rãnh
chia tế bào. phân cắt sâu hơn => phân
Các vi ống không thể động chia tế bào chất.
trượt lên nhau giúp tế bào
dãn dài về 2 cực.
Câu 3 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (đồng hóa)
1.
Sơ đồ: 0,25đ
2.
Tiêu chí Lục lạp trong tế bào mô giậu Lục lạp trong tế bào bao bó
mạch
Pha sáng Chuỗi chuyền e thẳng hàng Chuỗi chuyền e vòng
(0,25đ) và vòng
Pha tối Chu trình C4 Chu trình Calvin
(0,25đ)
Ý nghĩa: Trong tế bào bao bó mạch, tạo nồng độ oxy thấp, nồng độ CO 2 cao => O2 không
cạnh tranh với CO2 để liên kết với enzim RUBISCO => không xảy ra hô hấp sáng.
(0,25đ)
3. Mỗi cặp ý đúng 0,25đ
Enzim Lục lạp trong tế bào mô Lục lạp trong tế bào bao bó
giậu mạch
PEP cacboxilase  
RUSICO  
NADP reductase  
Enzim của chu trình  
Calvin
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (dị hóa)
1. Mỗi ý 0,25đ
a. Sai, vì Rotor trong phức hệ ATP synthase quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía
tế bào chất) sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP và ngược lại.
b. Đúng, vì hoạt động nhiều hơn.
c. Sai, vì chu trình acid citric tạo ra FADH 2 và NADH từ FAD và NAD-sản phẩm của
quá trình phosphoryl hóa (cần oxy) => thiếu oxy, FAD và NAD không được quay
vòng => chu trình ngừng.
d. Đúng
2. - Phức hệ I, III, IV trong chuỗi chuyền electron và ATP synthase. (0,25đ)
- Các phức hệ sử dụng năng lượng giải phóng từ quá trình chuyền e để vận chuyển H+
qua màng (0,25đ).
H+ vận động qua ATP synthase là dựa sự chênh lệch gradient H+ giữa hai bên màng
(0,25đ)
- Kết quả: thu được nồng độ H+ cao trong xoang gian màng => tạo điều kiện cho việc vận
chuyển qua ATP synthase để tổng hợp ATP. (0,25đ)
Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
1. A. Thiếu miền liên kết với ligand và ko ảnh hưởng gì tới chức năng của RTK bình
thường (0,25đ)
B. RTK thiếu miền nội bào hay chính là thiếu miền tyrosine hoạt động => khi tồn tại
cùng RTK bình thường sẽ làm cho RTK bình thường ko hoạt động được. (0,25đ)

2.
1. Adenylyl cyclase; 2. cAMP; 3. Protein kinase A bất hoạt; 4. Protein kinase A hoạt hóa;
5. Protein kinase bất hoạt; 6. Protein kinase hoạt hóa; 7. Glycogen syntease hoạt hóa;
8. Glycogen synthase bất hoạt; 9. Glycogen phosphorylase bất hoạt; 10. Glycogen
phosphorylase hoạt hóa.
8-10 ý đúng: 0,75đ
5-7 ý đúng: 0,5đ
3,4 ý đúng: 0,25đ
3. Vì ở thí nghiệm (b) thấy X gây hoạt hóa glycogen phosphorylase => X là chất thuộc
con đường truyền tin (0,25đ); ở thí nghiệm (c) xác định được X không phải là protein
(0,25đ)
Câu 6 (2 điểm). Phân bào
1. - Cdk là 1 loại kinase phụ thuộc cyclin (0,25đ)
- Đặc điểm:
+ Ở dạng bất hoạt, nồng độ không đổi trong tế bào. (0,25đ)
+ Là các enzim gây bất hoạt hoặc kích hoạt các pr khác bằng cách photphoryl hóa chúng
(khi liên kết với các cyclin tương ứng). (0,25đ)

2. 0,25đ
Giải thích: Trong pha G1, cyclin bị phân giải, nên hoạt tính MPF = 0. Cyclin bắt đầu tổng
hợp ở cuối pha S, và tiếp tục đi qua G2 do được bảo vệ khỏi phân hủy. (0,25đ)
Các phân tử cyclin tích lũy kết hợp với các phân tử Cdk, tạo nên lượng lớn phân tử MPF
đủ để tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2. (0,25đ)
Hoạt tính của MPF cao nhất ở kỳ giữa. (0,25đ)
Trong kỳ sau, cyclin của MPF bị phân rã, nên hoạt tính MPF giảm. (0,25đ)
Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
1. Gặp điều kiện bất lợi.
Bước 1: ADN NST nhân đôi
Bước 2: Tế bào phân chia thành 2: tế bào mẹ và tiền bào tử.
Bước 3: Màng của tế bào mẹ bao lấy tiền bào tử. Peptidoglican hình thành giữa 2 lớp
màng.
Bước 4: Hình thành các lớp vỏ (cortex, bao ngoài, màng ngoài cùng) bao quanh tiền bào
tử tạo bào tử.
Bước 5: Phân giải ADN NST của tế bào mẹ.
Bước 6: Nội bào tử giải phóng khỏi tế bào mẹ.
Chỉ nêu được các bước 1,4,5,6: 0,25đ
Đầy đủ: 0,5đ
Vì: có chứa hợp chất canxi dipicolinat chống chịu được với nhiệt độ cao và axit L-N-
succinyl glutamic giúp bào tử trở nên bền nhiệt. (0,25đ)
2. a. - Kiểu dinh dưỡng: hóa tự dưỡng. (0,25đ)
Nguồn cung cấp năng lượng:từ các phản ứng oxi hóa Fe2+ và S2- tạo thành Fe3+ và SO42-
Nguồn cung cấp cacbon: CO2. (0,25đ)
- Hình thức hô hấp: hiếu khí. (0,25đ)
b. Tổng hợp ATP bằng cách:
- Cơ chế hóa thẩm. (0,25đ)
- Phosphoryl hóa mức cơ chất qua APS. (0,25đ)
Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
1. a. Sai, vì penicillin ức chế ở tất cả các giai đoạn.
b. Sai, bào tử có bộ NST là n.
c. Sai, vì thoi phân bào được hình thành ở cuối pha S.
d. Sai, vì thoi phân bào được hình thành trong màng nhân và màng nhân không biến mất
trong chu kỳ tế bào.
Mỗi ý đúng 0,25đ
2. (a) Chất gây ức chế sinh trưởng của vi khuẩn.
(b) Chất diệt khuẩn.
(c) Các chất gây phân giải tế bào vi khuẩn.
Đúng 2 ý trở lên 0,5đ
Đúng 1 ý: 0,25đ
3. H2O2 = (catalase )=> H2O + ½ O2. (0,25đ)
H2O2 + 2H+ + 2 e =(peroxidase) => 2H2O (0,25đ)
Câu 9 (2 điểm). Virus
1.
Virus Vị trí tái bản trong tế bào Vị trí tái bản trong nhân tế
chất bào
Herpes simple I  
Pox virus  
Parovirus B19  
Rotavirus  
Virus cúm  
HIV  
Mỗi cặp ý đúng 0,25đ
2. Vì:
- Vật chất di truyền của những virus này là ARN được sao chép trong tế bào bị lây nhiễm
bởi các enzyme do chính hệ gen của virus mã hóa. (0,25đ)
- Hệ gen của virus hay bản sao bổ sung của nó có vai trò là mARN để tổng hợp nên các
protein của virus. (0,25đ)
Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Mỗi ý đúng 0,25đ
a. Sai, vì: các dạng đột biến + drosomycin và đột biến + defensin có khả năng sống sót
khác nhau => các peptit khác nhau đã bảo vệ chống lại các mầm bệnh khác nhau.
b. sai, vì: dựa vào đồ thị đầu tiên, xác định được drosomycin chống lại N.crassa và đồ thị
2, defensin chống lại M.luteus.
c. Đúng.
d. Đúng.
2. Mỗi ý đúng 0,25đ
Tiêu chí Đáp ứng viêm Đáp ứng dị ứng
Sự giải phóng histamine Có Có
Sản sinh kháng thể IgE Không Có
Tính đặc hiệu Không Có
Sự trình diện kháng Không Có
nguyên
................................Hết............................
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC
QUẢNG TRỊ DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2019
QUÝ ĐÔN Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian
phát đề)

(ĐỀ THI ĐỀ XUẤT)

Câu 1(2,0 điểm): Thành phần hóa học của tế bào


1.1. Khi nói về đặc điểm hóa học chung của tất cả các nhóm lipid khác nhau hình thành
nên màng sinh chất lựa chọn nào sau đây là chính xác nhất? Vì sao?
(1) Đều có các đầu phân cực.
(2) Đều có thành phần đường.
(3) Đều có khung glycerol.
(4) Đều có nhóm phosphate.
(5) Đều có vùng kị nước.
1.2. Những đặc tính nổi trội nào của nước góp phần làm cho Trái Đất thích hợp cho sự
sống?
Câu 2(2,0 điểm): Cấu trúc tế bào
2.1. Kể tên các bào quan thuộc hệ thống nội màng. Tại sao chúng được xếp vào hệ thống
này?
2.2. Kể tên các bào quan có màng nhưng lại không thuộc hệ thống màng? Cấu trúc màng
của những bào quan này có gì khác biệt?
Câu 3(2,0 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
3.1. Tại sao trong lục lạp ATP được tạo ra trong stroma mà không phải trong xoang
tilacoid?
3.2. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây:
a. Trong pha sáng quang hợp oxi được tạo ra ở vị trí nào?
b. Trong quá trình photphoryl hóa không vòng, chất nào là chất nhận electron cuối cùng?
Sau khi nhận electron sẽ tạo thành chất gì? Vị trí hình thành chất đó?
c. Vì sao nói P680+ là chất có hoạt tính oxi hóa mạnh nhất từng biết?
d. Saccarose được tổng hợp ở vị trí nào bên trong tế bào quang hợp?
Câu 4(2,0 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
4.1. Dưới đây là mô hình điều hòa hoạt động của enzime phosphofructo kinase 1.

Hãy cho biết:


a. Enzime trên được điều hòa hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích.
b. Insulin có điều hòa hoạt tính của enzime đó không và điều hòa bằng cách nào? Giải
thích?
4.2. Mô mỡ nâu có rất nhiều ty thể, màng trong của mô mỡ nâu chứa thermogenin, một
loại protein làm cho màng trong của ty thể có thể thẩm thấu proton. Hãy cho biết quá
trình tổng hợp ATP trong mô này có xảy ra không. Tại sao trẻ em, động vật có kích
thước nhỏ và các loài ngủ đông có số lượng mô mỡ nâu rất lớn?
Câu 5(2,0 điểm): Truyền tin tế bào và phương án thực hành
5.1. Để xác định thứ tự của các phân tử protein kí hiệu từ a đến e tham gia vào con đường
truyền tin được kích hoạt bởi hoocmôn sinh trưởng, người ta xử lý tế bào với bốn loại
chất ức chế khác nhau kí hiệu từ I đến IV tác động đến con đường truyền tin này. Sử
dụng phép phân tích Western Blot dưới đây cho biết sự di chuyển trên trường điện di
của 5 phân tử protein đó khi không bị xử lý và khi bị xử lý với các chất ức chế riêng
rẽ như sau:
a. Điền vào các ô chữ nhật trên hình tương ứng để phản ánh thứ tự tham gia của các
protein (a - e) tham gia vào con đường truyền tin.
b. Điền vào các ô hình ô voan trên hình tương ứng để phản ánh bước phản ứng mà ở đó
mỗi chất ức chế (I - IV) gây hiệu quả ức chế của nó.

5.2. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:


- Lấy 3 ống nghiệm, đánh số từ 1-3:
Ống 1: cho 2ml glucose 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5 phút thì thu
được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)
Ống 2: cho 2 ml maltose 1% + 1ml Fehling A + 1ml Fehling B + đun trong 5 phút thì thu
được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)
Ống 3: cho 2 ml saccharide 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5 phút thì
không thu được hiện tượng như 2 ống trên.
Cho biết:
a. Thí nghiệm trên chứng minh được điều gì?
b. Giải thích kết quả thu được.
Câu 6(2,0 điểm): Phân bào
1. Nêu những nguyên nhân khiến cho các nhiễm sắc thể kép xếp thành từng cặp tương
đồng tại phiến giữa trong kì giữa của giảm phân I?
2. Dưới đây là sơ đồ khái quát về cách CDK điều hòa tiến trình của chu trình tế bào.
a. Có nhận xét gì về hoạt tính của các loại CDK?
b. Dựa vào hình ảnh, hãy cho biết vai trò của APC/C?
Câu 7(2,0 điểm): Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
7.1. Xét 3 loài vi khuẩn A, B, C có hình thái như được vẽ dưới đây.

a. Các vi khuẩn trong tự nhiên thường thích bám vào các bề mặt và tồn tại ở dạng “phiến
màng sinh học” (biofilm). Trong giai đoạn bám bề mặt, trước khi bám dính được vào
bề mặt, vi khuẩn sẽ gặp phải một vùng có áp lực đẩy ngược khi chúng tiếp cận gần bề
mặt. Vi khuẩn nào có ưu thế hơn trong khả năng kháng lại vùng đẩy ngược này? Vì
sao?
b. Sau khi vượt qua được vùng đẩy ngược và tiếp cận được bề mặt, lực bám dính bề mặt
của 3 vi khuẩn là khác nhau. Sắp xếp các vi khuẩn lần lượt theo thứ tự giảm dần về lực
bám dính bề mặt. Vì sao có sự sắp xếp đó?
7.2. Người ta tiến hành thu hỗn hợp môi trường nuôi cấy ở pha suy vong của 2 nhóm vi
khuẩn Gram dương và Gram âm rồi tiến hành đun nóng. Sau đó cấy dịch đã đun sôi
lên đĩa petri. Hãy dự đoán kết quả thu được trên đĩa cấy sau 1 ngày? Vì sao có thể dự
đoán được điều đó?
Câu 8(2,0 điểm): Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
8.1. Tiến hành nuôi cấy Escherichia coli trong môi trường với nguồn cung cấp cacbon
duy nhất là glucose, sau đó tiếp tục nuôi cấy trên môi trường có nguồn cacbon duy
nhất là lactose. Hãy cho biết:
a. Dự đoán về đồ thị của quá trình nuôi cấy kể trên? Vì sao?
b Khi chuyển sang nuôi cấy trên môi trường có nguồn cacbon duy nhất là lactose. Vi
khuẩn cần tổng hợp những loại enzyme nào?
8.2. Vi khuẩn giữ kỉ lục hiện tại về nhiệt độ là Pyrodictium, là một vi khuẩn sống ở các
suối nước nóng, bình thường sinh trưởng trong nước ở 1130C và có thể tồn tại tới 1 giờ
trong nồi hấp áp lực ở 121 0C. Những đặc điểm cấu tạo nào của cơ thể có thể giúp
chúng sống được ở nhiệt độ cao như vậy?
Câu 9(2,0 điểm): Virut
9.1. Cho biết các thành phần của vỏ ngoài ở virut có nguồn gốc từ đâu?
9.2. Ở giai đoạn lắp ráp của virut có cấu trúc khối, vỏ và lõi được kết hợp với nhau bằng
cách nào? Nhờ dấu hiệu nào vật chất di truyền của virut có thể kết hợp đúng với phần
vỏ của chúng?
Câu 10(2,0 điểm): Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
10.1. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những tuyến phòng thủ nào? Vai trò của các
tuyến phòng thủ này?
10.2. Hai cấu trúc khác biệt cơ bản nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người để khi dùng
thuốc kháng sinh đă ̣c hiê ̣u chỉ tiêu diê ̣t các vi khuẩn gây bê ̣nh lại không làm tổn hại
đến các tế bào ở người?
-HẾT-
Người ra đề thi đề xuất: Nguyễn Thị Thanh Huyền – SĐT: 0983293171
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC
QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
QUÝ ĐÔN LẦN THỨ XII, NĂM HỌC 2019
Môn: Sinh học – Lớp 10
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian
phát đề)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT


Câ Nội dung Điể
u m
1.1. Khi nói về đặc điểm hóa học chung của tất cả các nhóm lipid khác nhau
hình thành nên màng sinh chất lựa chọn nào sau đây là chính xác nhất? vì
sao?
(1) Đều có các đầu phân cực
(2) Đều có thành phần đường
(3) Đều có khung glycerol
(4) Đều có nhóm phosphat
(5) Đều có vùng kị nước
- Chọn (5) Vì bản chất chung của lipid là kị nước.
1 - Các lựa chọn khác không thỏa mãn vì:
(2 + Cấu trúc nên màng sinh chất chỉ có phân tử photpholipid là phân cực (1) có 0,2
đ đầu photphat (4) và khung glicerol (3) và (5) 5
) +Một số ít phân tử glicoprotein mới có thành phần đường (2), và (5).
+ Còn phân tử colesterol chiếm 20% cấu trúc màng chỉ có tính chất (5) .
0,2
5

0,2
5

0,2
5

1.2. Những đặc tính nổi trội nào của nước góp phần làm cho Trái Đất thích
hợp cho sự sống?
- Tính kết dính
- Điều tiết nhiệt độ 0,2
- Sự cách nhiệt các khối nước do lớp băng nổi 5
- Dung môi của sự sống 0,2
5

0,2
5

0,2
5
2.1. Kể tên các bào quan thuộc hệ thống nội màng. Tại sao chúng được xếp
vào hệ thống này?
- Gồm các bào quan: màng nhân, màng lưới nội chất hạt, bộ máy gongi, các
Câ lizoxom, các loại không bào khác nhau và màng tế bào. 0,2
u - Chúng được xếp chung vào hệ thống màng vì các lý do sau: 5
+ Các bào quan của hệ thống nội màng phải có nguồn gốc từ lưới nội chất.
2 + Các bào quan của hệ thống nội màng tạo thành một thể thống nhất trong
các vấn đề: tổng hợp và vận chuyển protein của chúng đến màng tế bào và
( các bào quan hoặc ra khỏi tế bào; chuyển hóa và vận động của các lipid; 0,2
2 khử độc; … 5
+ Giữa các bào quan của hệ thống màng có thể chuyển tiếp với nhau dưới
đ dạng các túi nhỏ. 0,2
i 5

m
)
0,2
5

2.2. Kể tên các bào quan có màng nhưng lại không thuộc hệ thống màng?
Cấu trúc màng của những bào quan này có gì khác biệt?
- Gồm các bào quan: ty thể, lục lạp và peroxixom.
- Protein của ty thể và lục lạp không có nguồn gốc từ hệ thống màng mà do: 0,2
+ Riboxom tự do 80S tổng hợp và nhập khẩu vào ty thể và lục lạp, 5
+ Bên trong ty thể và lục lạp còn có riboxom 70S tổng hợp nên protein riêng. 0,2
- Peroxixom cũng là bào quan không thuộc hệ thống nội mạng vì cũng nhập 5
khẩu protein từ bào tương, chúng to lên nhờ kết hợp các protein dịch bào,
lipid được tạo ra ở các lưới nội chất trơn và lipid do chúng tự tổng hợp, các 0,2
peroxixom tăng số lượng cũng bằng cách tự phân chia. 5

0,2
5
3.1. Tại sao trong lục lạp ATP được tạo ra trong stroma mà không phải trong
xoang tilacoid?

- Do bơn ATP synthetaza có chiều hướng từ xoang tilacoid ra chất nền
u
stroma. 0,2
- Đồng thời quá trình quang phân ly nước diễn ra trong xoang tilacoid, do đó 5
3 + +
nồng độ H trong xoang tilacoid cao, H bên trong chất nền stroma thấp. 0,2
- Chuỗi vận chuyển điện tử kết thúc ở NADP+H + , chất này giành H+ để trở 5
(
thành NADPH.H+ nên đã làm giảm nồng độ H+ trong chất nền stroma.
2
- Do tạo ra thế động lực proton giữa bên trong và bên ngoài màng tylacoid,
H+ di chuyển từ xoang tylacoid ra ngoài qua phức hệ ATP synthetaza và
đ
tổng hợp ATP bên trong chất nền stroma. 0,2
i
5

m
)
0,2
5
3.2. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau đây:
a. Trong pha sáng quang hợp oxi được tạo ra ở vị trí nào?
b. Trong quá trình photphoryl hóa không vòng, chất nào là chất nhận
electron cuối cùng? Sau khi nhận electron sẽ tạo thành chất gì?
c. Vì sao nói P680+ là chất có hoạt tính oxi hóa mạnh nhất từng biết?
d. Saccarose được tổng hợp ở vị trí nào bên trong tế bào quang hợp?
a. Oxi được tạo ra trong xoang tilacoit.
b. chất nhận electron cuối cùng là NADP+H + , sau khi nhận electron và H + sẽ 0,2
tạo thành lực khử NADPH.H+ trong chất nền stroma. 5
c. Vì P680+ có khả năng giành được electron từ phân tử nước
d. Tế bào chất. 0,2
5
0,2
5

0,2
5
Câ 4. 1. Dưới đây là mô hình điều hòa hoạt động của enzime phosphofructo
kinase 1.

Hãy cho biết:


a. Enzime trên được điều hòa hoạt động theo cơ chế nào? Giải thích.
u b. Insulin có điều hòa hoạt tính của enzime đó không và điều hòa bằng cách
nào? Giải thích?
4 a. Enzime phosphofructokinase -1 là enzime trọng yếu điều khiển quá trình
đường phân. Enzim này được điều hòa hoạt động theo cơ chế điều hòa dị
( lập thể.
2 + Enzime này được hoạt hóa dị lập thể bởi AMP và fructose 2,6 bisphosphase.
Nồng độ hai chất này tăng khi nguồn năng lượng dự trữ của tế bào giảm đi.
đ + Ức chế bởi ATP và citrate, hai chất này có nồng độ tăng khi tế bào đang
i tích cực oxi hóa glucose thành CO2 (nói cách khác: khi nguồn năng lượng
0,2
ể dự trữ đang cao).
5
mb. Insulin là hoocmon do lách tiết ra khi nồng độ glucose máu cao. Thúc đẩy
) hoạt tính kinase của phosphofructose kinase 2 do đó nó gián tiếp hoạt hóa
0,2
enzime phosphofructokinase -1 và kích thích đường phân
5

0,2
5

0,2
5

4.2. Mô mỡ nâu có rất nhiều ty thể, màng trong của mô mỡ nâu chứa
thermogenin, một loại protein làm cho màng trong của ty thể có thể thẩm
thấu proton. Hãy cho biết quá trình tổng hợp ATP trong mô này có xảy ra
không. Tại sao trẻ em, động vật có kích thước nhỏ và các loài ngủ đông có
số lượng mô mỡ nâu rất lớn?
- Vì thermogenin làm cho màng trong của ti thể có thể thẩm thấu proton nên
nó huỷ thế động lực proton của ty thể. 0,2
- Kết quả là năng lượng do oxy hóa NADH giải phóng quá chuỗi vận chuyển 5
electron dùng để tạo nên thế động lực proton không được dùng để tổng
hợp ATP qua ATP synthase.
- Thay vào đó khi proton đi về lại chất nền theo chiều gradien nồng độ qua 0,2
thermogenin, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt. 5
- Vì các ty thể của mô mỡ nâu không tạo ATP mà thế động lực proton chỉ
dùng để sinh nhiệt  duy trì nhiệt độ của cơ thể. Mô mỡ nâu tăng đáng kể
khi cơ thể chịu lạnh.
0,2
5

0,2
5

5.1. Để xác định thứ tự của các phân tử protein kí hiệu từ a đến e tham gia
vào con đường truyền tin được kích hoạt bởi hoocmôn sinh trưởng, người
ta xử lý tế bào với bốn loại chất ức chế khác nhau kí hiệu từ I đến IV tác

động đến con đường truyền tin này. Sử dụng phép phân tích Western Blot
u
dưới đây cho biết sự di chuyển trên trường điện di của 5 phân tử protein
đó khi không bị xử lý và khi bị xử lý với các chất ức chế riêng rẽ như sau:
5
a. Điền vào các ô chữ nhật trên hình tương ứng để phản ánh thứ tự tham gia

( của các protein (a - e) tham gia vào con đường truyền tin.

2 b. Điền vào các ô hình ô voan trên hình tương ứng để phản ánh bước phản
ứng mà ở đó mỗi chất ức chế (I - IV) gây hiệu quả ức chế của nó.

đ
i

m
)
- Điền đúng mỗi chữ cái được 0,25 điểm (4-5 chữ được trọn 1 điểm)
- Điền đúng mỗi số (I-IV) được 0,25 điểm

5.2. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:


- Lấy 3 ống nghiệm, đánh số từ 1-3:
Ống 1: cho 2ml glucose 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong 5
phút thì thu được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)
Ống 2: cho 2 ml maltose 1% + 1ml Fehling A + 1ml Fehling B + đun trong 5
phút thì thu được kết tủa đỏ gạch tươi (Cu2O)
Ống 3: cho 2 ml saccharide 1% + 1 ml Fehling A + 1 ml Fehling B + đun trong
5 phút thì không thu được hiện tượng như 2 ống trên.
Cho biết:
a. Thí nghiệm trên chứng minh được điều gì?
b. Giải thích kết quả thu được.
a. - Thí nghiệm trên chứng minh rằng glucose và mantose có tính khử, còn
saccharide thì không.
b. - Giải thích:
- Do glucose và mantose có tính khử nên khi đun với dung dịch thuốc thử
fehling thì kết thủa đỏ của Cu2O hình thành ( do đã khử Cu(OH)2 có trong
Fehling thành Cu2O).
- Do thuốc thử Fehling là hỗn hợp 2 dung dịch: dung dịch CuSO 4 và dung dịch 0,2
muối seignet tạo muối phức hòa tan, dung dịch có màu xanh đậm. Muối 5
phức trên không bền, trong môi trường kiềm, các monosaccarit và 1 số
disaccarit khử Cu2+ dưới dạng alcolat đồng thành Cu +, chức andehit bị oxi
hóa thành axit hoặc muối tương ứng.
0,2
5

0,5
6.1. Nêu những nguyên nhân khiến cho các nhiễm sắc thể kép xếp thành
từng cặp tương đồng tại phiến giữa trong kì giữa của giảm phân I?
- do sự phối hợp của 3 yếu tố:
+ Sự bắt chéo tạo các chiasma (điểm bắt chéo) khiến 2 nhiễm sắc thể kép
trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng không tách nhau. 0,2
+ Do các cohesin gắn các cromatit với nhau dọc theo chiều dài của chúng. 5
+ Do các sợi tơ phân bào chỉ đính vào một phía của mỗi tâm động của các
nhiễm sắc thể kép trong cặp nst kép tương đồng mà không đính vào được 0,2
ở phía đối diện  lực kéo đồng đều khiến cho ta nhìn thấy nhiễm sắc thể 5
xếp thành cặp tương đồng tại phiến giữa.

0,2
5

0,2
5
6.2. Dưới đây là sơ đồ khái quát về cách CDK điều hòa tiến trình của chu trình
tế bào.
a. Có nhận xét gì về hoạt tính của các loại CDK?
b. Dựa vào hình ảnh, hãy cho biết vai trò của APC/C?

(Nguồn hình 19.11 sách sinh học phân tử của tế bào tập 4 trang 348)
a. 0,1
- Tế bào chứa nhiều loại CDK khác nhau, thúc đẩy các sự kiện khác nhau 2
trong chu trình tế bào. Quan trọng hơn, CDK chỉ hoạt động trong các giai 5
đoạn của chu trình tế bào mà chúng thúc đẩy. Cụ thể:
+ CDK pha G1/S: hoạt động tại thời điểm chuyển tiếp giữa G 1-S xúc tác sự
chuyển tiếp từ pha G1 sang pha S hay thúc đẩy tế bào đi vào chu trình tế
bào.
+ CDK pha S: hoạt động trong pha S và thúc đẩy pha S (thúc đẩy ADN đi vào 0,1
giai đoạn tiền sao chép và ngăn ngừa những yếu tố sao chép mới xuất hiện 2
(do vậy ADN chỉ sao chép 1 lần trong 1 chu kì tế bào) 5
+ CDK nguyên phân: hoạt động trong nguyên phân và thúc đẩy nguyên phân
thông qua khởi động sự hội tụ nhiễm sắc thể, sự co rút lớp màng nhân dẫn 0,1
đến quá trình tách nhân cùng nhiễm sắc thể ở kì giữa. 2
b. 5
+ APC/C (phức hợp xúc tiến kì sau) có vai trò xúc tác sự chuyển tiếp từ kì giữa
sang kì sau của nguyên phân, APC/C chỉ được kích hoạt khi tất cả các tâm
động được kết dính với sợi tơ phân bào.
+ APC/C duy trì trạng thái ổn định của nhiễm sắc chất trong pha G 1 và G0 do 0,1
vậy trên sơ đồ ta thấy rõ nó duy trì hoạt tính đến cuối G 1. 2
5

0,2
5

0,2
5
7.1. Xét 3 loài vi khuẩn A, B, C có hình thái như được vẽ dưới đây.

a. Các vi khuẩn trong tự nhiên thường thích bám vào các bề mặt và tồn tại ở
dạng “phiến màng sinh học” (biofilm). Trong giai đoạn bám bề mặt, trước
khi bám dính được vào bề mặt, vi khuẩn sẽ gặp phải một vùng có áp lực
đẩy ngược khi chúng tiếp cận gần bề mặt. Vi khuẩn nào có ưu thế hơn
trong khả năng kháng lại vùng đẩy ngược này? Vì sao?
b. Sau khi vượt qua được vùng đẩy ngược và tiếp cận được bề mặt, lực bám
dính bề mặt của 3 vi khuẩn là khác nhau. Sắp xếp các vi khuẩn lần lượt
theo thứ tự giảm dần về lực bám dính bề mặt. Vì sao có sự sắp xếp đó?
a. Vi khuẩn có khả năng kháng lại sự đẩy ngược là vi khuẩn B
- Vì vi khuẩn B có roi, giúp vi khuẩn có khả năng di chuyển ngược với lực đẩy
ở vùng tiếp cận bề mặt.
b. C>B>A.
- Lực bám dính của vi khuẩn C là mạnh nhất do vi khuẩn có vỏ bao ngoài có
chức năng bám dính trên bề mặt, vi khuẩn B có roi nên dễ dàng bám dính 0,2

hơn so với vi khuẩn A có cấu trúc cầu có diện tích mặt tiếp xúc nhỏ nhất. 5
0,2
5

0,2
5

0,2
5

7.2. Người ta tiến hành thu hỗn hợp môi trường nuôi cấy ở pha suy vong của
2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm rồi tiến hành đun nóng. Sau đó
cấy dịch đã đun sôi lên đĩa petri. Hãy dự đoán kết quả thu được trên đĩa
cấy sau 1 ngày? Vì sao có thể dự đoán được điều đó?
- Kết quả:
+ Trên đĩa cấy dịch từ vi khuẩn Gram âm không có khuẩn lạc xuất hiện.
+ Trên đĩa cấy dịch từ vi khuẩn Gram dương có thể có khuẩn lạc xuất hiện.
- Giải thích:
+Tại pha suy vong, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất thải tích lũy quá nhiều, số 0,2
tế bào chết sẽ vượt tế bào sống. tuy nhiên, nhóm vi khuẩn Gram dương có 5
khả năng hình thành nội bào tử để vượt qua điều kiện khó khăn này còn 0,2
Gram âm thì không có khả năng tạo nội bào tử. 5
+ Khi đun nóng, nội bào tử có khả năng chịu được nhiệt độ cao và vẫn tồn tại
được. Do đó vi khuẩn Gram dương có thể phát triển tạo khuẩn lạc.
0,2
5

0,2
5
8.1. Tiến hành nuôi cấy Escherichia coli trong môi trường với nguồn cung cấp
cacbon duy nhất là glucose, sau đó tiếp tục nuôi cấy trên môi trường có
nguồn cacbon duy nhất là lactose. Hãy cho biết:
a. Dự đoán về đồ thị của quá trình nuôi cấy kể trên? Vì sao?
b Khi chuyển sang nuôi cấy trên môi trường có nguồn cacbon duy nhất là
lactose. Vi khuẩn cần tổng hợp những loại enzyme nào?
a.
- Dự đoán, đồ thị khi vẽ sẽ có dạng đường cong sinh trưởng kép.
- Vì ở đây có sự chuyển môi trường (chuyển nguồn cacbon), do vậy sẽ có đến
2 pha tiềm phát để vi sinh vật thích nghi với 2 loại môi trường khác nhau
nên tạo ra đường cong sinh trưởng kép. (hs có thể vẽ hình minh họa) 0,2
b. Vi khuẩn cần tổng hợp 2 loại protein quan trọng là: 5
+ protein màng để vận chuyển lactose vào tế bào.
+ enzyme lactaza để phân giải lactose. 0,2
5

0,2
5
0,2
5
8.2. Vi khuẩn giữ kỉ lục hiện tại về nhiệt độ là Pyrodictium, là một vi khuẩn
sống ở các suối nước nóng, bình thường sinh trưởng trong nước ở 113 0C và
có thể tồn tại tới 1 giờ trong nồi hấp áp lực ở 121 0C. Những đặc điểm cấu
tạo nào của cơ thể có thể giúp chúng sống được ở nhiệt độ cao như vậy?
Các vi sinh vật ưa siêu nhiệt có các đặc điểm đặc thù sau:
-Các lipid axit nucleic và protein bền nhiệt của chúng cho phép chúng tồn tại
và phát triển.
-Màng tế bào chất của chúng không chứa các axit béo thông thường vì sẽ bị
hòa tan ở các nhiệt độ môi trường cao như vậy. Ngược lại, màng là những
lớp đơn (thay cho các lớp kép) được cấu tạo từ các chuỗi hidrocacbon chứa
40 nguyên tử cacbon được nối với glycerol photphat. Đặc điểm này một
phần chịu trách nhiệm đối với tính bền của chúng ở các nhiệt độ cao. 0,2
-Axit nucleic của các sinh vật ưa siêu nhiệt dường như được làm bền bởi sự có 5
mặt của các enzyme gấp nếp ADN thành các vòng siêu xoắn bền nhiệt có
tính độc nhất nhờ nồng độ cao của các ion Kali, và nhờ các protein bền
nhiệt liên kết với hoặc làm bền ADN. 0,2
-Các enzyme của các sinh vật ưa nhiệt cũng là những enzim bền nhiệt, chúng 5
chứa nhiều amino axit kị nước hơn so với các protein gặp ở các sinh vật ưa
ấm và tạo thành các liên kết bổ sung giữa các amino axit đứng cạnh nhau.
(Nguồn: trang 270 giáo trình vi sinh vật học – lý thuyết và bài tập giải sẵn
cuốn 1)
0,2
5

0,2
5
9.1. Cho biết các thành phần của vỏ ngoài ở virut có nguồn gốc từ đâu?
- Vỏ ngoài của virut có nguồn gốc từ màng sinh chất bị cuốn theo khi virut
nảy chồi để thoát ra ngoài tế bào. 0,2
- Ở virut hecpet, vỏ ngoài có nguồn gốc từ màng nhân (được xem là ngoại lệ). 5
- Trên bề mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein do virut mã hóa.
- Glipoprotein sau khi được tổng hợp thì vận chuyển tới màng sinh chất và cài
sẵn vào màng sinh chất ở giai đoạn lắp ráp. 0,2
5
0,2
5

0,2
5
9.2. Ở giai đoạn lắp ráp của virut có cấu trúc khối, vỏ và lõi được kết hợp với
nhau bằng cách nào? Nhờ dấu hiệu nào vật chất di truyền của virut có thể
kết hợp đúng với phần vỏ của chúng?
- Trước hết virut có sự kết hợp các capsome tạo cấu trúc hình cầu là
nucleocapsid và có cổng cho genom đi vào sau đó hàn lại và cải biến từ cấu
trúc cầu sang cấu trúc khối. Cổng vào sau này sẽ là đỉnh của khối đa diện. 0,5
+ Việc đóng gói genom vào capsid cần phải có một protein chuyên biệt gọi là
protein nhận tín hiệu nằm trên sợi sẽ được đóng gói. Điều này lý giải tại
sao trong tế bào luôn có cả sợi (+) và sợi (-) nhưng virut chứa genom (-) thì
chỉ có sợi (-) mới được đóng gói.
(Nguồn: tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông vi sinh vật trang 0,5
132).

10.1. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những tuyến phòng thủ nào? Vai
trò của các tuyến phòng thủ này?
Hàng rào vật lý: da và niêm mạc ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật . Ho
và hắt hơi đẩy vi sinh vật ra khỏi đường hô hấp… 0,1
- hàng rào hóa học: pH thấp trong đường tiêu hóa, sinh dục… ngăn cản sự 2
sinh trưởng, lizozim ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, interferon cảm 5
ứng sự tạo protein ức chế quá trình dịch mã của virut…
- Hàng rào vi sinh vật: cơ thể là nơi cư trú một lượng khổng lồ các vi sinh vật,
nhiều gấp 10 lần các tế bào của cơ thể. Chúng định cư ở khắp mọi nơi như 0,1
mắt, mũi, miệng, tai, đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục… hình thành môt 2
khu hệ vi sinh vật bình thường, duy trì mối quan hệ thân thiện với cơ thể. 5
Các vi sinh vật này chiếm trước các vị trí, cạnh tranh thức ăn và tiết ra các
chất tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
- Bổ thể (complement): là nhóm protein trong huyết thanh khi được hoạt hóa
có khả năng phá hủy các tế bào vi sinh vật, các tế bào nhiễm virut hoặc tế
bào ung thư và tăng cường hiện tượng thực bào. 0,2
- Thực bào: các đại thực bào và bạch cầu trung tính trong máu nuốt và tiêu 5
hóa vi sinh vật.

0,2
5

0,2
5
10.2. Hai cấu trúc khác biệt cơ bản nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người
để khi dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh
lại không làm tổn hại đến các tế bào ở người?
- Tế bào vi khuẩn có thành peptidoglycan còn tế bào người thì không có
thành tế bào do đó nhóm thuốc kháng sinh đặc hiệu chỉ tác động lên thành
peptidoglican để ngăn chặn sự hình thành thành tế bào của vi khuẩn được 0,5
sử dụng. ví dụ: penixillin
- Tế bào vi khuẩn có quá trình dịch mã được thực hiện bởi riboxom 70S (gồm
2 tiểu phần 30S và 50S) khác biệt so với riboxom của người là loại 80S. do
vậy có thể sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh có khả năng tác động vào 0,5
các tiểu phần 30S (ví dụ: tetraciclines) hoặc tiểu phần 50S (ví dụ:
streptogramins)

- HẾT-

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG ĐỀ THI HSG KHU VỰC ĐBBB MỞ RỘNG
VĂN TỤY – NINH BÌNH
MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
Năm học 2018 – 2019
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao
đề)
Đề thi gồm 10 câu, trong 04 trang
Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào
a) Dựa trên đặc điểm về cấu trúc phân tử của xenlulozơ và tinh bột, hãy cho biết vì
sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mỳ khô, miến khô?
b) Nếu phải chiên, rán đồ ăn thì nên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật? Giải thích. Nói
“bơ thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con người” có đúng không? Tại
sao?

Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào


a) Nhờ đặc tính nào mà bộ máy Gôngi có thể nảy chồi thành các túi tiết, cũng như các
túi tiết có thể liên kết với màng sinh chất của tế bào để vận chuyển các chất ra khỏi tế bào?
Giải thích.
b) Nếu có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên trong tế
bào thì bằng cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển theo kiểu
khuếch tán qua kênh hay khuếch tán qua lớp phốtpholipit kép? Mô tả thí nghiệm và giải
thích.

Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
Chi tiết của chuỗi phản ứng tối quang hợp được phát hiện bởi Melvin Calvin và cộng
sự nhờ việc sử dụng thực nghiệm với bình “lollipop” được mô tả như hình dưới đây:
Trong thực nghiệm này, các tế bào tảo được nuôi cấu trong một bình thủy tinh có
chiếu sáng. Nguồn carbon vô cơ được bơm vào dưới dạng HCO 3- được đánh dấu phóng xạ
14
C. Cứ sau mỗi 5 giây, van tự động sẽ mở để một ít mẫu tảo được rơi xuống ống nghiệm
chứa methanol nóng. Thành phần chứa trong tảo rơi xuống sau đó đem phân tích những tính
chất có đánh dấu phóng xạ. Thành phần sản phẩm thể hiện qua bảng dưới đây:
Thời gian
Cơ chất được đánh dấu phóng xạ
(giây)
0 HCO3-
5 3 – Phosphoglycerate
10 G3P + triosephosphate
15 G3P + triosephosphate + glucose
20 G3P + triosephosphate + glucose + RiDP
a) Chỉ ra hai lý do tại sao cần cung cấp nguồn carbon có tính phóng xạ trong thực
nghiệm kể trên?
b) Giải thích tại sao thông tin có trong bảng trên cung cấp bằng chứng cho thấy G3P
được chuyển hóa thành triosephosphate.
c) Vai trò của methanol nóng được sử dụng trong thực nghiệm này là gì? Lý giải cơ
chế của hiện tượng.
d) Trong thực nghiệm tiếp theo, các mẫu tảo được thu nhận trong các khoảng thời
gian 1 phút, thu 5 lần trong 5 phút. Lượng G3P và RiDP được đo. Thời điểm đầu của thực
nghiệm, nguồn cung cấp HCO 3- rất cao. Sau 2 phút, đột ngột làm giảm nguồn cung cấp
HCO3-. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong 2 phút đầu, nồng độ RiDP và G3P không đổi,
trong đó G3P ở mức cao hơn. Khi làm giảm HCO 3- , nồng độ G3P suy giảm nhanh chóng về
một mức cân bằng. Còn RiDP tăng lên nhanh chóng đến một hàm lượng tối đa (3 phút 30
giây) rồi giảm nhẹ. Ở phút thứ 5, nồng độ RiDP cao hơn G3P. Giải thích sự biến đổi nồng độ
RiDP và G3P

Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch
chứa ty thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu đồ sau:
Sự thay Thêm O2
đổi nồng 60
độ H+
(10-9 mol) 40
20
0
0 60 120 180 240 300

Thời gian (s)

b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay đổi pH
và sự thay đổi hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào?
c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của
dung dịch và các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?

Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành


5.1. Truyền tin tế bào: Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên
quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose, một nguồn
năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP
phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo
hoặc mất ngủ.
5.2. Phương án thực hành: Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Lấy 3 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 3, cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch tinh bột
1%. Đặt ống 1 vào tủ ấm 40 độ; ống 2 vào đặt vào trong nước đá; ống 3 nhỏ vào 1 ml dung dịch
HCl 5%. Sau 5 phút cho vào mỗi ống 5ml dung dịch amylase nước bọt pha loãng và để trong
nhiệt độ phòng trong thời gian 5 phút.
Tiếp tục lấy 2 ống đánh số 4,5: mỗi ống đều cho1ml amylase nước bọt pha loãng. Ống 4
cho thêm 1ml NaCl 1%; ống 5 cho thêm 1ml CuSO4 1%; lắc đều 2 ống trong 10 phút. Sau đó
bổ sung 1ml dung dịch tinh bột 0,5% vào mỗi ống; lắc đều rồi để yên 5 phút.
Nhỏ 1 giọt dung dịch lugol (iot 0,3%) vào mỗi ống nghiệm.
Những ống nào cho màu xanh tím? Giải thích.

Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào


a) Một đột biến trong gen làm thay đổi sản phẩm mà gen đó mã hóa, từ đó ảnh hưởng đến sự
phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến đó có khả năng xảy
ra ở gen mã hóa loại protein nào?
b) Đem tế bào đang ở pha M của chu kì tế bào nuôi chung với tế bào ở pha G 2 và tạo điều
kiện cho chúng dung hợp với nhau tạo thành tế bào lai có hai nhân. Nhân ở pha G 2 sẽ bắt đầu
nguyên phân hay dừng nguyên phân? Giải thích tại sao?
c) Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế bào để
tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G1, G2 với các tế bào ở pha S thì các nhân G1, G2
có những biến đổi gì? Giải thích?

Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
a) Màng sinh chất của vi khuẩn thực hiện được 3 chức năng gì mà màng sinh chất tế
bào nhân thực không thực hiện được? Nêu đặc điểm cấu trúc của màng phù hợp với chức
năng này.
b) Tại sao vi sinh vâ ̣t lên men cần tiêu tốn nhiều nguyên liê ̣u cho quá trình sinh
trưởng?
c) Mô ̣t bà mẹ có con bị viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae đã tự ý mua
thuốc kháng sinh penicillin cho con uống nhưng bê ̣nh không khỏi. Bà mẹ cho rằng đứa con
đã bị nhờn thuốc. Nhâ ̣n định của bà là đúng hay sai? Giải thích.

Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV


a) Đặc điểm cấu trúc nào của nấm men khiến chúng có phương thức sống kị khí tùy
nghi? Hiệu ứng Pasteur ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động sống của nấm men?
b) Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến D) được phân
tích để tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi
trường nước thịt khác nhau: (1) Peptone (các polypeptit ngắn), (2) Amôniăc, (3) Nitrat và (4)
Nitrit. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát sự thay đổi
trong môi trường và kết quả thu được như sau:

Các chủng vi khuẩn


STT Môi trường dinh dưỡng
A B C D
1 Nước thịt có peptone +, pH+ +, pH+ - -
2 Nước thịt có amôniắc - - +, NO2- -
3 Nước thịt có nitrat +, Gas + - -
4 Nước thịt có nitrit - - - +, NO3-

+ = Vi khuẩn mọc - = Vi khuẩn KHÔNG mọc


pH+ = pH môi trường tăng NO2- = Có nitrit
-
NO3 = Có nitrat Gas = Có chất khí
Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích.

Câu 9 (2,0 điểm). Vi rút


a) Khi vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể động vật, số lượng tế bào vi khuẩn tăng lên theo
hàm số mũ. Còn khi bị lây nhiễm bởi một virut động vật có chu kỳ sinh sản gây tan, cơ thể
động vật không có dấu hiệu lây nhiễm một thời gian. Sau đó, số lượng virrut tăng lên một
cách đột ngột và cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang. Hãy giải thích tại sao có sự khác
nhau đó.
b) Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây bệnh
như bệnh bò điên (PrPsc). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng lây lan được. Prion
PrPsc có nhân lên giống virut không? Tại sao? Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán
bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm trùng khác được không? Giải thích.

Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch


a) Virus dengue có 4 types gây bệnh sốt xuất huyết khác nhau với các thụ thể bề mặt
là khác biệt. Vì sao những người bệnh sốt xuất huyết dạng nặng – do bị nhiễm virut dengue
thường là người dân địa phương trong vùng có dịch, còn những người từ vùng khác đến
thường ít hơn?
b) Bệnh agammaglobulinemia liên kết với nhiễm sắc thể X (X-linked
agammaglobulinemia = AGG) xảy ra hầu hết ở con trai. Bệnh nhân AGG có một enzym non-
functional bruton tyrosine kinase (BTK), là một protein cần cho sự phát triển và trưởng thành
của các tế bào B. Nồng độ một số immunoglobulins (globulin miễn dịch) của bé trai 5 tuổi có
AGG được so sánh với trạng thái bình thường chuẩn.
Giá trị của bệnh nhân (mg -1 Hãy chỉ
ra mỗi -1 Giá trị chuẩn (mg mL ) khẳng
mL )
định nào IgG 0.80 6 - 15 dưới đây
là đúng IgA 0 0.50 - 1.25 hoặc sai:
Những
IgM 0.10 0.75 - 1.50
cậu bé AGG
IgE 0 0.005 A. Có
amiđan và lách lớn hơn so với những đứa trẻ bình thường.
B. Dễ bị nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa
C. Không thấy rõ bằng chứng trong điều kiện này trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.
D. Sẽ không bị dị ứng với phấn hoa.

--------HẾT-------

Họ và tên thí sinh:................................................................ Số báo


danh ................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:......................................... Giám thị
2:.......................................
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HDC ĐỀ THI HSG KHU VỰC ĐBBB MỞ RỘNG
LƯƠNG VĂN TỤY – NINH
BÌNH
MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
Năm học 2018 – 2019
ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm 08 trang)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học của tế bào


a) Dựa trên đặc điểm về cấu trúc phân tử của xenlulozơ và tinh bột, hãy cho biết
vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mỳ khô, miến
khô?
b) Nếu phải chiên, rán đồ ăn thì nên dùng dầu thực vật hay mỡ động vật? Giải thích. Nói “bơ
thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con người” có đúng không? Tại sao?
Ý Đáp án Điểm
- Xenlulozơ tạo thành từ các gốc β- glucozơ. Trong xenlulozơ các đơn phân chỉ
có liên kết β1,4- glucozit, đan xen kiểu sấp-ngửa, không có sự hình thành liên kết
hidro giữa các đơn phân nên xenlulozo có dạng sợi dài không phân nhánh, không
xoắn. Các liên kết hidro hình thành giữa các phân tử nằm song song tạo bó dài
dạng vi sợi. Các vi sợi không hòa tan và sắp xếp thành các lớp đan xen tạo cấu 0.25
trúc bền chắc (nhờ liên kết hidro và cầu nối pectat canxi).
a - Tinh bột tạo thành từ các gốc α- glucozơ. Trong tinh bột có liên kết α-1,4-
glucozit và α-1,6- glucozit. Các gốc glucozơ tạo thành mạch xoắn và phân nhánh 0.25
(phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo, còn phân tử
amilopectin có thêm liên kết α – 1,6 – glicozit tạo nhánh)
- Sợi bông bền chắc vì tạo thành từ xenlulozơ là chất rắn hình sợi không tan trong
nước ngay cả nước sôi; còn mì khô, bún khô, miến khô thành phần chính là tinh
bột sẽ trương nở và chuyển thành dung dịch keo nhớt trong nước nóng 0.25
- Mỡ động vật là triglycerides, chứa các axit béo bão hòa, trong phân tử chỉ chứa
liên kết đơn, cho phép các axit béo “xếp” chặt hơn và bền, có thể chịu được nhiệt 0.25
độ cao.
- Dầu thực vật cũng là triglycerides nhưng dễ bị oxy hóa do trong phân tử chứa
các chất béo chưa bão hòa, các liên kết không no bị bẻ gẫy ở nhiệt độ cao và kết
hợp với oxy tạo thành aldehyde. 0.25
Các aldehyde này khi vào cơ thể sẽ phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của các tế bào, làm
giảm khả năng sửa chữa tổn thương của DNA, khiến cho các tế bào này dễ dàng
b bị đột biến, tạo thành các tế bào ác tính, dẫn đến ung thư. 0.25
 Khi chiên, rán chịu nhiệt độ cao không nên sử dụng dầu thực vật (trừ dầu dừa,
…)
-  Bơ thực vật là dầu thực vật được làm cứng, chất béo không no trong dầu thực
vật đã được chuyển thành chất béo no một cách nhân tạo bằng cách thêm
hydrogen  có thể biến các acid không no có lợi thành hợp chất có hại. Ngoài ra 0.25
trong quá trình làm cứng còn tạo các chất béo đồng phân xa lạ với cơ thể con
người  Nói “bơ thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con
người” là không đúng.
0.25
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a) Nhờ đặc tính nào mà bộ máy Gôngi có thể nảy chồi thành các túi tiết, cũng
như các túi tiết có thể liên kết với màng sinh chất của tế bào để vận chuyển các chất ra
khỏi tế bào? Giải thích.
b) Nếu có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên
trong tế bào thì bằng cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển
theo kiểu khuếch tán qua kênh hay khuếch tán qua lớp phốtpholipit kép? Mô tả thí
nghiệm và giải thích.
Ý Đáp án Điểm
Nhờ tính linh động của màng tế bào, hình thành do:
- Các phân tử phôtpholipit có thể tự quay, dịch chuyển ngang, dịch
chuyển trên dưới (dịch chuyển flip – flop),
- Các phân tử phôtpholipit có đuôi hiđrôcacbon kị nước ở trạng thái 0.25
chưa no (có nối đôi - CH2 – CH = CH - CH2 -) màng sẽ có tính
linh động. 0.25
- Các phân tử prôtêin có thể thay đổi vị trí và hình thù không gian
a
làm cho màng có tính linh hoạt và mềm dẻo cao (động). 0.25
- Khi nhiệt độ môi trường thấp, các phân tử colesteron ngăn cản các
phân tử photpholipit bó chặt lại với nhau làm cho màng linh động 0.25
hơn
- Liên kết yếu (tương tác kị nước, tương tác vandevan…) giữa các
phân tử lipit, giữa các phân tử prôtêin hay giữa các phân tử lipit với
prôtêin làm cho màng linh động hơn.
- Khuếch tán qua kênh protein không những phụ thuộc vào sự chênh
lệch nồng độ chất tan mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh trong 0.25
màng tế bào. Khi nồng độ chất tan bên ngoài tăng đến một giới hạn
nhất định phù hợp với số lượng kênh có trên màng thì tốc độ vận 0.25
chuyển đạt tối đa. Khi nồng độ chất tan cao hơn nữa thì tốc độ vận
chuyển không thể tăng hơn được vì tất cả các kênh vận chuyển đã
được bão hòa.
b
- Dựa vào đặc điểm này ta có thể thiết kế thí nghiệm: Tăng dần nồng 0.25
độ chất tan bên ngoài tế bào rồi đo tốc độ vận chuyển tương ứng
với từng mức nồng độ chất tan bên ngoài. Khi gia tăng nồng độ
chất tan có kèm theo sự gia tăng về tốc độ vận chuyển chất tan vào 0.25
tế bào những đến một nồng độ nào đó mà sự gia tăng chất tan bên
ngoài có cao hơn cũng không làm gia tăng tốc độ vận chuyển thì
chứng tỏ chất được vận chuyển đã khuếch tán qua kênh protein.
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
Chi tiết của chuỗi phản ứng tối quang hợp được phát hiện bởi Melvin Calvin và
cộng sự nhờ việc sử dụng thực nghiệm với bình “lollipop” được mô tả như hình dưới
đây:
Trong thực nghiệm này, các tế bào tảo được nuôi cấu trong một bình thủy tinh
có chiếu sáng. Nguồn carbon vô cơ được bơm vào dưới dạng HCO 3- được đánh dấu
phóng xạ 14C. Cứ sau mỗi 5 giây, van tự động sẽ mở để một ít mẫu tảo được rơi xuống
ống nghiệm chứa methanol nóng. Thành phần chứa trong tảo rơi xuống sau đó đem
phân tích những tính chất có đánh dấu phóng xạ. Thành phần sản phẩm thể hiện qua
bảng dưới đây:
Thời gian
Cơ chất được đánh dấu phóng xạ
(giây)
0 HCO3-
5 3 – Phosphoglycerate
10 G3P + triosephosphate
15 G3P + triosephosphate + glucose
G3P + triosephosphate + glucose +
20
RiDP
a) Chỉ ra hai lý do tại sao cần cung cấp nguồn carbon có tính phóng xạ trong
thực nghiệm kể trên?
b) Giải thích tại sao thông tin có trong bảng trên cung cấp bằng chứng cho thấy
G3P được chuyển hóa thành triosephosphate.
c) Vai trò của methanol nóng được sử dụng trong thực nghiệm này là gì? Lý
giải cơ chế của hiện tượng.
d) Trong thực nghiệm tiếp theo, các mẫu tảo được thu nhận trong các khoảng
thời gian 1 phút, thu 5 lần trong 5 phút. Lượng G3P và RiDP được đo. Thời điểm đầu
của thực nghiệm, nguồn cung cấp HCO3- rất cao. Sau 2 phút, đột ngột làm giảm nguồn
cung cấp HCO3-. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trong 2 phút đầu, nồng độ RiDP và
G3P không đổi, trong đó G3P ở mức cao hơn. Khi làm giảm HCO 3- , nồng độ G3P suy
giảm nhanh chóng về một mức cân bằng. Còn RiDP tăng lên nhanh chóng đến một
hàm lượng tối đa (3 phút 30 giây) rồi giảm nhẹ. Ở phút thứ 5, nồng độ RiDP cao hơn
G3P. Giải thích sự biến đổi nồng độ RiDP và G3P
Ý Đáp án Điểm
- Để xác định được những chất liên kết với các nguyên tố carbon. 0.25
a - Để xác định được trình tự biến đổi chất của nó kể từ khi nó đi vào hệ 0.25
thống cho đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình.
- Thông tin trong bảng 1 cho thấy G3P được chuyển hóa thành
triosephosphate vì: theo trình tự thời gian, carbon phóng xạ được 0.25
b tìm thấy đầu tiên trong G3P ngay sau 5 giây, và ở thời gian kế tiếp
(10 giây) bên cạnh G3P – mới được tạo ra/ vẫn còn dư thừa thì có
thêm triosephosphate.
- Methanol nóng được sử dụng để ngay lập tức giết chết các tế bào 0.25
c tảo, ngừng các phản ứng tối quang hợp.
- Cơ chế: giết bằng nhiệt độ hoặc sự ức chế enzyme bởi methanol. 0.25
-
- Chất nhận CO2 quang hợp RiDP kết hợp HCO 3 để hình thành G3P
trong phản ứng tối quang hợp.
- Bản thân G3P sẽ trở thành nguyên liệu để tái tạo lại RiDP trong chu 0.25
trình Calvin.
- Khi nồng độ HCO3- suy giảm, không còn nhiều HCO3- để kết hợp 0.25
d
với RiDP và do vậy nồng độ G3P sẽ đi xuống và nó duy trì ở mức
cân bằng thấp do lượng cung HCO3- thấp.
- Do không còn HCO3- để kết hợp, đồng thời vẫn được tái tạo từ G3P 0.25
nên RiDP sẽ gia tăng đến một đỉnh, sau đó hạ xuống để phù hợp
với nguồn cung HCO3- mới.
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ty tể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung
dịch chứa ty thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ty thể trong biểu
đồ sau:

Sự thay Thêm O2
đổi nồng 60
độ H+
(10-9 mol) 40
20
0
0 60 120 180 240 300

Thời gian (s)

b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay
đổi pH và sự thay đổi hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào?
c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi
pH của dung dịch và các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không?
Tại sao?
Ý Đáp án Điểm
- Khi không có O2, thì không có chuỗi chuyền e diễn ra, nên không có
sự vận chuyển H+, không làm thay đổi các yếu tố của dung dịch và 0.25
ty thể.
- Khi có O2, NADH bị oxi hóa và chuyền e- trên màng trong ty thể đến 0.25
O2, giúp vận chuyển H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng,
a
điều này làm môi trường bên ngoài ty thể tăng nồng độ proton H + (pH 0.25
giảm), vì proton có thể thấm tự do qua lớp màng ngoài ty thể.
Khi O2 đã bị khử hết, lượng proton được di chuyển trở vào chất nền 0.25
qua kênh ATP synthase, nên nồng độ H + bên ngoài giảm về mức
ban đầu (pH tăng trở lại).
- Nếu dung dịch thiếu ADP thì ty thể không tổng hợp ATP được,
không có sự vận chuyển xuôi dốc proton qua ATP synthase, vì vậy 0.25
sự chênh lệch gradient proton giữa trong và ngoài ty thể tăng lên
b rất cao, khi đó việc bơm thêm proton qua màng trong cần quá 0.25
nhiều năng lượng nên dừng lại, đồng thời ngăn sự oxi hóa NADH
trên màng ty thể, nên lượng NADH ban đầu giảm nhưng sau đó
nồng độ sẽ không giảm nữa.
- Bổ sung chất tẩy rửa một lượng nhỏ có thể làm màng bị rò rỉ, sự vận 0.25
chuyển e- và sự oxi hoá NADH bởi O2 vẫn diễn ra, nhưng không
c tổng hợp được ATP, vì màng bị rò rỉ không tạo được sự chênh lệch 0.25
proton giữa hai bên màng. Như vậy, cũng không có sự thay đổi pH
của dung dịch nhiều, vì H+ di chuyển qua màng rò rỉ dễ dàng.
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào và phương án thực hành
5.1. Truyền tin tế bào: Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu
liên quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose, một
nguồn năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme
cAMP phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở
nên tỉnh táo hoặc mất ngủ.
5.2. Phương án thực hành: Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
Lấy 3 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 3, cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch tinh bột 1%. Đặt
ống 1 vào tủ ấm 40 độ; ống 2 vào đặt vào trong nước đá; ống 3 nhỏ vào 1 ml dung dịch HCl 5%. Sau 5
phút cho vào mỗi ống 5ml dung dịch amylase nước bọt pha loãng và để trong nhiệt độ phòng trong thời
gian 5 phút.
Tiếp tục lấy 2 ống đánh số 4,5: mỗi ống đều cho1ml amylase nước bọt pha loãng. Ống 4 cho thêm
1ml NaCl 1%; ống 5 cho thêm 1ml CuSO4 1%; lắc đều 2 ống trong 10 phút. Sau đó bổ sung 1ml dung
dịch tinh bột 0,5% vào mỗi ống; lắc đều rồi để yên 5 phút.
Nhỏ 1 giọt dung dịch lugol (iot 0,3%) vào mỗi ống nghiệm.
Những ống nào cho màu xanh tím? Giải thích.
Ý Đáp án Điểm
5.1 - Epinephrine ở bên ngoài tế bào sẽ liên kết với thụ thể kết cặp G-
protein để hoạt hóa protein Gs của màng, protein Gs này sẽ hoạt
hóa adenylyl cylase nhằm xúc tác cho phản ứng tổng hợp các phân 0.25
tử cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose cung cấp
năng lượng cho tế bào hoạt động.
- Sau khi phân tử cAMP phát tín hiệu để tế bào chất tiến hành phân 0.25
giải glycogen thì chúng sẽ được enzym cAMP phosphodiesterase
biến đổi thành AMP.
- Cafein ức chế hoạt động của enzyme cAMP phosphodiesterase đã
ngăn cản quá trình chuyển hóa cAMP thành AMP.
- cAMP không được phân giải khiến quá trình phân giải glycogen 0.25
thành glucose tiếp tục diễn ra cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt
động. Các tế bào đặc biệt là tế bào thần kinh duy trì cường độ hoạt
động cao sẽ làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ
Những ống cho màu xanh tím: 2,3,5
Hiện tượng xảy ra
0
- Ống 1: ở 40 C là nhiệt độ tối ưu cho enzim hoạt động  hoạt tính 0.25
amilaza gần như tối đa, tinh bột bị phân giải thành mantozo và
glucozo không có màu xanh tím khi cho lugol.
- Ống 2: nhiệt độ thấp  hoạt tính amilaza giảm mạnh nhưng không 0.25
mất hẳn, do đó một lượng nhỏ tinh bột bị phân giải bởi enzim, khi
cho dung dịch iot vào sẽ bắt màu xanh tím nhưng nhạt.
5.2 - Ống 3: điều kiện pH thấp (chứa HCl) amilaza mất hoạt tính, do đó 0.25
tinh bột không bị phân giải bởi enzim  khi cho dung dịch iot vào
sẽ có màu xanh tím.
- Ống 4: có NaCl là muối của kim loại kiềm  hoạt hóa hoạt tính 0.25
amilaza tăng cường phân giải tinh bột không có phản ứng màu
đặc trưng với lugol  không có màu xanh tím.
- Ống 5: bổ sung CuSO4 là muối của kim loại nặng  kìm hãm hoạt 0.25
tính amilaza  không phân giải tinh bột  có màu xanh tím với
thuốc thử lugol.
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a) Một đột biến trong gen làm thay đổi sản phẩm mà gen đó mã hóa, từ đó ảnh hưởng đến sự phân ly
không bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến đó có khả năng xảy ra ở gen mã hóa loại
protein nào?
b) Đem tế bào đang ở pha M của chu kì tế bào nuôi chung với tế bào ở pha G 2 và tạo điều kiện
cho chúng dung hợp với nhau tạo thành tế bào lai có hai nhân. Nhân ở pha G 2 sẽ bắt đầu nguyên phân
hay dừng nguyên phân? Giải thích tại sao?
c) Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế
bào để tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với các tế bào ở pha S thì
các nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích?
Ý Đáp án Điểm
a - Gen mã hóa protein cohesin: dính kết giữa 2 nhiễm sắc tử và phân rã
ở kỳ giữa giảm phân.
- Gen mã hóa các protein thể động- kinetochore: gắn kết tâm động 0.25
vào thoi phân bào.
- Gen mã hóa các protein môtơ giúp NST di chuyển dọc thoi phân bào
về 2 cực. 0.25
- Gen mã hóa các protein là thành phần của thoi phân bào (vi ống).
- Gen mã hóa protein shugoshin bảo vệ cohesin ở vùng tâm động
tránh sự phân giải sớm của pr kết dính nhiễm sắc tử ở kì sau giảm 0.25
phân I.
- Gen mã hóa các protein phi histon khác giúp co ngắn sợi nhiễm sắc
trong phân bào.
- Nhân ở pha G2 sẽ bắt đầu nguyên phân. 0.25
- Vì nhân tố phát động phân chia MPF (Mitosis Promoting Factor) tồn tại trong tế
bào chất của tất cả các tế bào đang ở trạng thái phân chia.
0.25
b - Nhân tố MPF có vai trò phát động tế bào đi vào phân bào.
- Nhân ở pha M có nhiều MPF đã tác động lên nhân ở pha G2 làm
nhân này vượt qua điểm chốt G2 và bước vào nguyên phân. 0.25

- Lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì nhân G 1 tiến hành nhân đôi ADN
→ do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân 0.25
đôi ADN trong nhân G1
c - Lai tế bào ở pha G2 với các tế bào ở pha S thì nhân G2 vẫn tiếp tục
các quá trình tiếp theo sau pha G2 mà không nhân đôi ADN lần nữa 0.25
→ nhân G2 đã nhân đôi ADN tế bào hình thành cơ chế ngăn cản sự
tiếp tục nhân đôi cho tới khi tế bào hoàn thành chu kì phân bào.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
a) Màng sinh chất của vi khuẩn thực hiện được 3 chức năng gì mà màng sinh
chất tế bào nhân thực không thực hiện được? Nêu đặc điểm cấu trúc của màng phù
hợp với chức năng này.
b) Tại sao vi sinh vâ ̣t lên men cần tiêu tốn nhiều nguyên liê ̣u cho quá trình sinh
trưởng?
c) Mô ̣t bà mẹ có con bị viêm phổi do nhiễm Mycoplasma pneumoniae đã tự ý
mua thuốc kháng sinh penicillin cho con uống nhưng bê ̣nh không khỏi. Bà mẹ cho
rằng đứa con đã bị nhờn thuốc. Nhâ ̣n định của bà là đúng hay sai? Giải thích.
Ý Đáp án Điểm
- Quang photphorin hóa ở vi khuẩn tự dưỡng: màng sinh chất tạo
thành nếp gấp như màng tilacoit, trên màng có hệ vận chuyển e, 0.25
ATP synthaza và sắc tố quang hợp.
a
- Photphorin hóa oxy hóa: nhờ có hệ vận chuyển e, ATP synthaza 0.25
- Màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom định vị DNA tự nhân đôi giúp 0.25
phân chia tế bào.
- Vi sinh vâ ̣t lên men thường là vi sinh vâ ̣t có kích thước nhỏ, tỷ lê ̣
S/V lớn nên có cường đô ̣ trao đổi chất mạnh.
- Vi sinh vâ ̣t lên men có tốc đô ̣ sinh sản nhanh, tạo ra mô ̣t lượng lớn 0.25
sinh khối trong khoảng thời gian ngắn.
b - Quá trình lên men nguyên liê ̣u không được phân giải hoàn toàn tạo
ra các sản phẩm trung gian còn tích trữ năng lượng. 0.25
 Hiê ̣u quả năng lượng thấp (2 ATP, ít hơn 19 lần so với hô hấp hiếu
khí) nên vi sinh vâ ̣t cần tiêu tốn nhiều nguyên liê ̣u để cung cấp cho
nhu cầu năng lượng của chúng.
c - Penicillin là kháng sinh ức chế sự tổng hợp thành peptidoglycan của 0.25
vi khuẩn, ngăn cản sự nhân lên của các cá thể vi khuẩn ban đầu.
- Mycoplasma pneumonia là vi khuẩn cực nhỏ, gây bê ̣nh viêm phổi ở
người, chúng không có thành tế bào peptidoglycan như những 0.25
chủng vi khuẩn khác  không chịu tác đô ̣ng của kháng sinh này.
 Do đó, đứa con không khỏi bê ̣nh không phải là do nhờn thuốc.
Trường hợp này, người mẹ cần đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa 0.25
chọn biê ̣n pháp cũng như loại kháng sinh có cơ chế tác đô ̣ng khác.
Nhâ ̣n định của bà mẹ không đúng.
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV
a) Đặc điểm cấu trúc nào của nấm men khiến chúng có phương thức sống kị khí
tùy nghi? Hiệu ứng Pasteur ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động sống của nấm
men?
b) Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến D) được
phân tích để tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi
trong 4 môi trường nước thịt khác nhau: (1) Peptone (các polypeptit ngắn), (2)
Amôniăc, (3) Nitrat và (4) Nitrit. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích
hóa sinh để quan sát sự thay đổi trong môi trường và kết quả thu được như sau:
Các chủng vi khuẩn
STT Môi trường dinh dưỡng
A B C E
1 Nước thịt có peptone +, pH+ +, pH+ - -
-
2 Nước thịt có amôniắc - - +, NO2 -
3 Nước thịt có nitrat +, Gas + - -
4 Nước thịt có nitrit - - - +, NO3-
+ = Vi khuẩn mọc - = Vi khuẩn KHÔNG mọc
pH+ = pH môi trường tăng NO2- = Có nitrit
NO3- = Có nitrat Gas = Có chất khí
Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích.
Ý Đáp án Điểm
- Nấm men có đầy đủ các enzyme tham gia vào quá trình lên men
rượu từ đường nên chúng có khả năng tiến hành lên men trong điều 0.25
kiện kị khí.
- Nấm men có ty thể, khi môi trường có oxy, enzyme 0.25
alcoldehydrogenase bị ức chế khiến pyruvate và NADH đi vào hô
hấp hiếu khí, tế bào tạo ra nhiều năng lượng và sinh khối, tốc độ
tăng trưởng quần thể vi sinh vật tăng. 0.25
a
 nấm men có phương thức sống kị khí tùy nghi.
- Hiệu ứng Pasteur xảy ra khi quá trình lên men của nấm men bị kìm
hãm bởi oxy phân tử. 0.25
- Trong môi trường kị khí, quá trình lên men diễn ra mạnh mẽ, tốc độ
tăng trưởng quần thể rất chậm, sản phẩm tạo ra là ethanol. Trong
môi trường có oxy, nấm men hô hấp hiếu khí, tốc độ sinh trưởng,
tăng sinh khối mạnh nhưng không tạo ra rượu.
b - Chủng A mọc trên môi trường nước thịt có pepton làm tăng pH môi
trường và mọc trên môi trường nước thịt có nitrat sinh ra khí, vậy 0.25

khí sinh ra là N2, pH tăng do giảm NO 3 và các vi khuẩn này là

các vi khuẩn phản nitrat, biến đổi NO 3 thành N2, dinh dưỡng theo
kiểu hóa dị dưỡng và hô hấp kị khí. 0.25
- Chủng B sử dụng nguồn cacbon là các pepton và làm tăng pH môi
trường, vậy các vi khuẩn này là các vi khuẩn amoon hóa sản sinh
ra NH3 từ các pepton chúng có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng.
- Chủng C chỉ mọc trên môi trường nước thịt có amoniac sinh NO 2 ,

0.25

vậy vi khuẩn này là vi khuẩn nitrit hóa, biển đổi NH3 thành NO 2
để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng. 0.25

- Chủng D chỉ mọc trên môi trường nước thịt có nitrit sinh NO ,
3

vậy vi khuẩn này là vi khuẩn nitrat hóa, biển đổi NO 2 thành NO

3 để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng.
Câu 9 (2,0 điểm). Vi rút
a) Khi vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể động vật, số lượng tế bào vi khuẩn tăng
lên theo hàm số mũ. Còn khi bị lây nhiễm bởi một virut động vật có chu kỳ sinh sản
gây tan, cơ thể động vật không có dấu hiệu lây nhiễm một thời gian. Sau đó, số lượng
virrut tăng lên một cách đột ngột và cuối cùng tăng lên theo kiểu bậc thang. Hãy giải
thích tại sao có sự khác nhau đó.
b) Có 2 loại prion, một loại bình thường không gây bệnh (PrP c), một loại gây
bệnh như bệnh bò điên (PrPsc). Chúng không có khả năng tự sao chép nhưng lây lan
được. Prion PrPsc có nhân lên giống virut không? Tại sao? Có thể dùng phản ứng
miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm trùng khác được
không? Giải thích.
Ý Đáp án Điểm
- Khi lây nhiễm vào cơ thể động vật và tăng lên theo hàm mũ vì VK
sinh sản bằng cách phân đôi ở bên ngoài TB vật chủ nên số lượng 0.25
vi khuẩn tăng liên tục theo thời gian.
- VR thì khác, khi mới lây nhiễm vào cơ thể vật chủ, cơ thể động vật
không có dấu hiệu lây nhiễm vì lúc đó VR đang hoạt động tổng 0.25
hợp và nhân lên bên trong TB chủ.
- Sau khi nhân lên trong TB chủ, VR phá vớ TB giải phóng ồ ạt ra 0.25
a
ngoài vì vậy ta thấy số lượng VR tăng lên đột ngột.
- Cứ như vậy, VR lại xâm nhập vào các TB khác hoạt động tổng hợp
các thành phần bên trong TB nên ta lại thấy SL VR không tăng, 0.25
sau một thời gian VR được nhân lên trong TB lại giải phóng ra
ngoài nên SL VR lại tăng  đồ thị kiểu bậc thang (đường ngang
của bậc thang là thể hiện virut ở bên trong TB, đường thẳng đứng
thể hiện khi virut giải phóng ra khỏi TB)
b - Prion PrPsc nhân lên khác virut. Vì chúng không chứa axit nucleic
nên không mã hóa được prion mới mà chỉ chuyển từ dạng này sang 0.25
dạng khác. Do đó, không cần thiết phải đi vào tế bào như virut.
Prion gây bệnh tiến sát prion không gây bệnh, cảm ứng theo 1 cơ chế
còn chưa biết rõ, biến prion không gây bệnh thành prion gây bệnh, 0.25
tức là chuyển protein từ cấu trúc alpha sang cấu trúc beta.
Prion gây bệnh mới được tạo thành nối với nhau thành chuỗi (chèn ép 0.25
gây hoại tử tế bào não).
- Không dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra
như các bệnh nhiễm trùng khác được: Khi bị nhiễm prion, cơ thể 0.25
không có khả năng tạo kháng thể. Vì thế, bệnh không thể chẩn
đoán được bằng phản ứng miễn dịch.
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a) Virus dengue có 4 types gây bệnh sốt xuất huyết khác nhau với các thụ thể bề
mặt là khác biệt. Vì sao những người bệnh sốt xuất huyết dạng nặng – do bị nhiễm
virut dengue thường là người dân địa phương trong vùng có dịch, còn những người từ
vùng khác đến thường ít hơn?
b) Bệnh agammaglobulinemia liên kết với nhiễm sắc thể X (X-linked
agammaglobulinemia = AGG) xảy ra hầu hết ở con trai. Bệnh nhân AGG có một
enzym non-functional bruton tyrosine kinase (BTK), là một protein cần cho sự phát
triển và trưởng thành của các tế bào B. Nồng độ một số immunoglobulins (globulin
miễn dịch) của bé trai 5 tuổi có AGG được so sánh với trạng thái bình thường chuẩn.
Giá trị của bệnh nhân (mg Hãy chỉ
Giá trị chuẩn (mg mL-1)
ra mỗi mL )-1
khẳng
định nào IgG 0.80 6-15 dưới đây
là đúng IgA 0 0.50-1.25 hoặc sai:
IgM 0.10 0.75-1.50 Những
cậu bé IgE 0 0.005 AGG
A. Có
amiđan và lách lớn hơn so với những đứa trẻ bình thường.
B. Dễ bị nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa
C. Không thấy rõ bằng chứng trong điều kiện này trong 6 tháng đầu tiên sau
sinh.
D. Sẽ không bị dị ứng với phấn hoa.
Ý Đáp án Điểm
- Virus dengue có 4 types gây bệnh sốt xuất huyết khác nhau với các
thụ thể bề mặt là khác biệt. Do vậy có hiện tượng nhiễm một types 0.25
bệnh sốt xuất huyết, sau khi khỏi vẫn có khả năng nhiễm tiếp loại
thứ hai.
Như vậy khi nhiễm một types sốt xuất huyết, người bệnh sẽ có kháng 0.25
thể miễn dịch với loại này. Nhiễm 4 loại bệnh thì có kháng thể đề
kháng với cả 4 và không có trường hợp nhiễm lại.
- Trường hợp người bệnh ở địa phương nếu nhiễm lại sốt xuất huyết,
a thường là nhiễm types bệnh khác với types đã mắc phải. Trong các 0.25
trường hợp này, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với cả
hai types. Huyết thanh kháng của hai nhóm này sẽ gây ra phản ứng
sốc Dengue và tăng mạnh các triệu chứng bệnh, tăng tính thấm
mạch gây xuất huyết nhiều hơn. 0.25
Điều này dễ xảy ra đối với các trường hợp cư dân sống trong vùng
dịch, cư dân mới tới do chưa có các tiếp xúc với chủng virus này
nên khó bệnh thể nặng (trừ trường hợp đã nhiễm từ trước đó types
virus khác).
b A. Đúng. Vì amiđan và lách là cơ quan miễn dịch ngoại vi. Khi cơ thể
thiếu tế bào B sẽ tăng tiết cytokine làm nguyên bào lympho tăng 0.25
phân sinh tạo tế bào B-vẫn mất chức năng  phình to của amiđan
và lách. 0.25
B. Đúng. Vì không có IgA, kháng thể có trong dịch tiết ngoại như
dịch nhày, nước mắt, sữa mẹ, nước bọt. 0.25
C. Đúng, do vẫn còn IgG trong máu, được truyền từ mẹ. 0.25
D. Đúng, do không có IgE, kháng thể làm kích hoạt bạch cầu kiềm,
dưỡng bào tham gia tiết chất gây đáp ứng quá mẫn.

--------HẾT-------

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB


TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2018 - 2019
NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
(Đề thi có 5 trang)
Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. Cho các thuật ngữ sau đây:
(1). Amilôzơ (2). Oligôpeptit (3). Phôtpholipit (4). Triglixerit
(5). Côlesterôn (6). Oligôsaccarit (7). Amilôpectin (8). Kitin

Hãy sử dụng các thuật ngữ trên đây để gọi tên các đại phân tử có trong các hình
dưới đây.

(a) (b)

(c) (d)
(e) (f)

(g) (h)
2.
a. Tại sao phần lớn các thuốc chữa bệnh được sản xuất ở dạng muối?
b. Tại sao colesteron rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm cho cơ thể?
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
Mạng lưới nội chất trơn (mạng không hạt – SER) chủ yếu liên quan tới các chức
năng chính sau:
(1) Tổng hợp lipit
(2) Loại bỏ độc tính của dược phẩm
(3) Tích trữ Ca2+
(4) Tổng hợp đường glucôzơ
Hãy điền dấu (x) vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây để chỉ sự có mặt phổ
biến của SER ở mỗi cơ quan hay tế bào, đồng thời chỉ ra chức năng chính của SER tại
đó bằng chọn các chức năng tương ứng như trên.
Th SER có mặt SER không Chức năng tương ứng của SER
Cơ quan hay
ứ rất phổ phổ biến trong trường hợp có mặt phổ
tế bào
tự biến biến
Tuyến
1 thượng
thận
Tuyến bã
2
nhờn
Tế bào lông
3
ruột
4 Cơ tim
5 Gan
6 Tụy
Câu 3. (2 điểm) Đồng hóa
a. Methylene blue (MB) có màu xanh và bị mất màu khi ở dạng bị khử (MBH 2).
Khi cho lục lạp tách rời (vẫn thực hiện được các chức năng như trong cơ thể) vào môi
trường có chứa MB và chiếu sáng thì màu xanh biến mất.
- Hãy giải thích kết quả trên.
- Trong quang hợp tự nhiên, hợp chất nào sẽ thay thế MB nói trên?
b. Một trong những cơ chế điều hòa việc cố định CO 2 trong chu trình Canvin là
hoạt động của các enzim phụ thuộc pH. Các enzym này tăng hoạt tính ở pH cao. Hãy
giải thích vai trò thúc đẩy cố định CO2 của chúng dưới ánh sáng.
Câu 4. (2 điểm) Dị hóa
a. Có nhiều cơ chế hoạt động của các chất ức chế enzym có thể phục hồi, trong đó
có chất ức chế cạnh tranh và ức chế không cạnh tranh. Phân biệt hai cơ chế này và nêu
cách nhận biết mỗi cơ chế dựa vào hoạt động của enzym thông qua hai yếu tố Km
(hằng số Michalis Menten) và Vmax (vận tốc cực đại).
b. Trạng thái ngủ đông là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật để giảm
mức trao đổi chất. Trong tế bào của động vật ngủ đông có một loại prôtêin không kết
cặp với cơ chế hóa thẩm.
- Prôtêin này nằm ở vị trí nào?
- Giải thích vai trò của loại prôtêin này.
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào – phương án thực hành
Insulin được biết đến như một loại hoocmôn có chức năng làm giảm nồng độ
glucôzơ trong máu và dự trữ trong các loại mô đặc biệt tại gan, cơ và mô mỡ. Các
bệnh nhân đái tháo đường cũng được bác sĩ tiêm insulin vào máu để chữa trị.
a. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu cơ chế tác động của Insulin vào các tế bào
đích để hoạt động chức năng.
b. Insulin sẽ gắn lên loại thụ thể nào? Trình bày thí nghiệm chứng minh và giải thích.
Câu 6. (2 điểm) Phân bào
a. Giải thích tại sao những sai hỏng liên quan đến con đường tế bào chết theo
chương trình có thể dẫn đến trẻ sinh ra có màng chân hay màng tay?
b. Giải thích vì sao sự phân chia của dòng tế bào ung thư Hela bị mất kiểm soát?
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất VSV
Có 6 chủng vi khuẩn được phân lập từ đất (kí hiệu từ A đến F) được phân tích để
tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi
trường nước thịt khác nhau: (1) Peptone (các polypeptit ngắn), (2) Amôniăc, (3) Nitrat
và (4) Nitrit. Chỉ môi trường chứa nitrat có chứa cacbohidrat là nguồn cung cấp
cacbon. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh để quan sát sự
thay đổi trong môi trường và kết quả thu được như sau:
Môi trường Chủng vi khuẩn
dinh
A B C D E F
dưỡng
Peptone +, pH+, pH - +, pH - +, pH
Amôniăc - - +, NO2- - - -
Nitrat +, khí + - + - +, khí
Nitrit - - - - +, NO3- -
Các kí hiệu: (+): có vi khuẩn mọc; (-): không có vi khuẩn mọc; (pH): pH môi
trường tăng; (NO2-): Có nitrit; (NO3-): Có nitrat
Các phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Khi nuôi các chủng A, B, D, F trong môi trường có peptone thì vi khuẩn sẽ sử
dụng peptone, tạo ra nhiều proton.
b. Chủng A, F khi sống trong môi trường (3) chúng sẽ tiến hành hô hấp để chuyển
nitrat thành nitơ phân tử. Quá trình này không cần sử dụng nguồn cacbohidrat.
c. Kiểu dinh dưỡng của chủng E khi sống trong môi trường (4) là hóa tự dưỡng.
Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của VSV
a. Phân biệt một số đặc điểm của các loại bào tử ở vi khuẩn bằng cách hoàn thành
bảng sau:
Nội bào Ngoại bào Bào tử
Đặc điểm
tử tử đốt
Vỏ
Hợp chất
canxiđipicolinat
Khả năng chịu nhiệt
Khả năng chịu khô
Loại bào tử sinh sản
b. Lấy và phân tích ví dụ về khả năng sử dụng các yếu tố vật lý – hóa học (nhiệt
độ, độ ẩm, độ pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu) để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh
vật trong việc bảo quản thực phẩm?
Câu 9. (2 điểm) Virut
a. Virut cúm có hai loại gai, gai H và gai N. Gai N có vai trò gì đối với virut cúm?
b. Đột biến mất gai H hoặc gai N gây hậu quả gì cho virut?
c. Oseltamivir (Tamiflu) là một loại thuốc chống virut cúm có tác dụng ức chế
enzim neuraminidase. Giải thích cơ chế ngăn ngừa sự lây nhiễm virut cúm hoặc rút
ngắn thời gian bị bệnh cúm ở bệnh nhân đã bị nhiễm?
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh virut trong khi có thể chống lại hầu hết các bệnh do
vi khuẩn gây ra?
b. Chỉ có khoảng 5% tế bào lympho T được biệt hóa từ tế bào gốc tủy xương tồn
tại ra khỏi tuyến ức, số còn lại chết theo chương trình. 5% tế bào T này có ưu điểm gì?
Điều gì đảm bảo sự đa dạng của tế bào T?
******hết******
Người ra đề:Võ Ngọc Bình Điện thoại liên hệ: 0914340154
SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM KỲ THI OLYMPIC KHU VỰC DH - ĐBBB
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2018 – 2019
NGUYỄN BỈNH KHIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10
(HDC gồm 6 trang)
Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. (1 điểm)
(a): Kitin; (b): Triglixerit; (c): Amilôzơ; (d): Phôtpholipit
(e): Amilôpectin; (f): Oligôpeptit; (g): Côlesterôn; (h): Oligôsaccarit
(Mỗi hình đúng: 0,125 điểm x 8 = 1,0 điểm)
2. (1 điểm)
a.
- Các hợp chất dạng muối đươc hình thành nhờ các liên kết ion. (0,25 điểm)
- Liên kết này làm cho muối rất bền vững khi khô nhưng dễ dàng bị tách ra và tan
trong nước. (0,25 điểm)
b. Colesteron rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm do:
- Colesteron là thành phần xây dựng nên màng tế bào, chúng là nguyên liệu dể
chuyển hóa thành các hoocmon sinh dục quan trọng như testosterone, ostrogen…nên
chúng rất cần cho cơ thể. (0,25 điểm)
- Colesteron khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa
động mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến các bệnh tim mạch như đột quỵ. (0,25 điểm)
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
Th SER có mặt SER không Chức năng tương ứng của SER
Cơ quan hay
ứ rất phổ phổ biến trong trường hợp có mặt phổ
tế bào
tự biến biến
1 Tuyến x Tổng hợp lipit, tổng hợp đường
thượng glucôzơ
thận
2 Tuyến bã x Tổng hợp lipit
nhờn
3 Tế bào lông x
ruột
4 Cơ tim x Tích trữ Ca2+
5 Gan x Loại bỏ độc tính của dược phẩm
6 Tụy x
Cột 3 và 4: Đúng mỗi ô cho 0,25 điểm x 6 = 1,5 điểm
Cột 5: Đúng một ô không cho điểm, đúng 2 ô cho 0,25 điểm, đúng 3 – 4 ô cho
0,5 điểm
(Ở các hàng 1,2,4,5: Nếu thí sinh đánh dấu (x) vào các ô tương ứng bị sai thì có
ghi đúng chức năng cũng không cho điểm)
Hàng 3,4,6: Đúng một ô không cho điểm, đúng 2 ô cho 0,25 điểm, đúng 3 ô cho
0,5 điểm.
Câu 3. (2 điểm) Đồng hóa
a. (1,0 điểm)
- Giải thích:
+ Khi chiếu sáng, lục lạp tiến hành quang hợp.
+ Trong quang hợp diễn ra quá trình quang phân li nước đã tạo ra H+ và electron.
+ MB kết hợp với H+ và electron tạo thành MBH2 mất màu.
(Mỗi ý 0,25 điểm x 3 = 0,75 điểm)
- Hợp chất NADP+ sẽ thay thế MB. (0,25 điểm)
b. (1,0 điểm)
- Ngoài ánh sáng, chuỗi vận chuyển điện tử xảy ra nên prôtôn được chuyển từ chất
nền vào xoang tylacôit  giảm lượng H+ trong chất nền  tăng pH. (0,5 điểm)
- Sự gia tăng pH dẫn tới sự gia tăng hoạt tính của các enzym này  thúc đẩy cố
định CO2 trong chất nền lục lạp. (0,5 điểm)
Câu 4. (2 điểm) Dị hóa
a. (1 điểm)
- Ức chế cạnh tranh: chất ức chế liên kết với trung tâm hoạt động của enzym (0,25
điểm)
Nhận biết: Km tăng và Vmax không đổi (0,25 điểm)
- Ức chế không cạnh tranh: chất ức chế liên kết với phức hợp enzym – cơ chất ở vị
trí khác trung tâm hoạt động (0,25 điểm)
Nhận biết: Km không đổi, Vmax giảm (0,25 điểm)
b. (1 điểm)
- Protein này định vị (nằm) trên màng trong ty thể (của tế bào mỡ nâu) (0,25 điểm)
- Vai trò:
+ Khi động vật rơi vào trạng thái ngủ đông, tuy nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình
thường nhưng vẫn phải duy trì sao cho cao hơn nhiệt độ môi trường (0,25 điểm)
+ Protein này phá hủy động lực proton nên ức chế sự tạo ATP (0,25 điểm). Khi
các prôtêin này kích hoạt, sự oxi hóa chất béo dự trữ sẽ diễn ra, giải phóng nhiệt mà
không tạo ra ATP (0,25 điểm).
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào – phương án thực hành
a. (0,75 điểm)
- Insulin trong máu khi gặp thụ thể phù hợp sẽ diễn ra gắn kết tạo thành phức
Insulin – thụ thể. Phức hợp Insulin – thụ thể sẽ hoạt hóa enzim tyrosin kinaza trong tế
bào (0,25 điểm).
- Enzim tyrosin kinase hoạt hóa một số enzim khác nhằm thúc đẩy photphorin hóa như:
+ Tạo chất ức chế phosphorylaza – enzim biến đổi glycogen thành glucôzơ.
+ Hoạt hóa glucokinaza  tăng cường photphorin hóa giữ glucôzơ trong tế bào.
+ Tăng hoạt tính enzim tổng hợp glycogen
(Trả lời được 1 ý: không cho điểm; trả lời được 2 ý cho 0,25 điểm; trả lời đủ 3 ý
cho 0,5 điểm)
b. (1,25 điểm)
- Hoocmon Insulin gắn lên thụ thể màng (0,25 điểm)
- Nuôi một nhóm các tế bào gan trong 2 ống nghiệm chứa môi trường nhân tạo đủ
để các tế bào hoạt động bình thường, 2 ống nghiệm có nồng độ glucôzơ bằng nhau
(0,25 điểm)
+ Ống 1 cho hoocmon Insulin vào dung dịch.
+ Ống 2 tiêm hoocmon Insulin vào trong các tế bào gan.
Sau một thời gian, đo nồng độ glucôzơ mỗi ống nghiệm sẽ thấy nồng độ glucôzơ
ống 1 giảm xuống, hàm lượng glucôzơ trong ống 2 không thay đổi. (0,25 điểm)
Giải thích:
- Ở ống 1: Insulin kích hoạt con đường truyền tin, tế bào hấp thụ glucôzơ và
chuyển thành glycogen dự trữ trong tế bào gan  hàm lượng glucôzơ giảm (0,25 điểm).
- Ở ống 2: Tiêm Insulin vào tế bào, insulin chỉ liên kết với thụ thể trên màng không
kết hợp với thụ thể nội bào nên insulin không kích hoạt con đường truyền tin  tế bào
không hấp thụ glucôzơ để chuyển thành glycogen  hàm lượng glucôzơ không thay
đổi. (0,25 điểm)
Câu 6. (2 điểm) Phân bào
a. (1,0 điểm)
- Ở người, (chuột, các loài thú khác và ở các loài gia cầm trên cạn), vùng phôi phát
triển thành chân và tay ban đầu có cấu trúc rắn, giống hình đĩa. (0,25 điểm)
- Hiện tượng chết theo chương trình của tế bào loại bỏ đi các tế bào ở vùng giao
nhau giữa các ngón, tạo nên các ngón riêng biệt. (0,25 điểm)
- Do đó, nếu xảy ra những sai hỏng liên quan đến sự chết theo chương trình của tế
bào, có thể dẫn đến trẻ sinh ra có màng tay hay chân. (0,5 điểm)
2. (1,0 điểm)
- Ở tế bào Hela có 1 dạng hoạt động của enzim telomeraza trong quá trình phân
chia tế bào, điều đó ngăn chặn việc bị ngắn lại của đầu telomere - mà đó là nguyên
nhân gây ra quá trình lão hóa và cuối cùng là chết tế bào. (0,5 điểm)
- Bằng cách này, tế bào ung thư tránh được giới hạn số lần tế bào phân chia mà hầu
hết tế bào trải qua trước khi lão hóa. (0,5 điểm)
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất VSV
a. Sai (0,25 điểm).
Giải thích: Khi sống trong môi trường có peptone thì các vi khuẩn trên phân hủy
peptone tạo ra NH3 làm tăng pH. (0,25 điểm).
b. Sai (0,25 điểm).
Giải thích: Chủng A, F sống trong môi trường (3) do có nguồn cacbohidrat nên
chúng sẽ tiến hành hô hấp kị khí (0,25 điểm), dùng NO3- làm chất nhận e- cuối cùng
tạo ra năng lượng ATP và N2. (0,25 điểm).
c. Đúng (0,25 điểm).
Giải thích: Chủng E khi sống trong môi trường (4) thuộc vi khuẩn nitrat hóa,
chúng oxi hóa nitrit thành nitrat để thu năng lượng (0,25 điểm), dùng năng lượng này
để hóa tự dưỡng. (0,25 điểm).

Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của VSV


a. (1,0 điểm)
Nội bào
Đặc điểm Ngoại bào tử Bào tử đốt
tử
Vỏ Có Không Không
Hợp chất Có Không Không
canxiđipicolinat
Cao Tương đối Tương đối cao
Khả năng chịu nhiệt
cao
Cao Tương đối Trung bình
Khả năng chịu khô
cao
Loại bào tử sinh sản Không Có Có
(Ở mỗi hàng ngang, đúng được 2 ô trở lên cho 0,2 điểm x 5 = 1,0 điểm)
b. (1,0 điểm)
- Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, thực phẩm trong kho lạnh, sử dụng
nhiệt độ cao để thanh trùng, đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
- Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứa nhiều nước
là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Độ pH: Trong sữa chua, dưa chua có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của vi
khuẩn gây hại.
- Ánh sáng: Phơi nắng thực phẩm để các tia sáng (tia UV) tiêu diệt một phần vi
khuẩn gây hại.
- Áp suất thẩm thấu: Dùng muối ướp cá, thịt gây co nguyên sinh ức chế sinh
trưởng của vi sinh vật, thịt cá được bảo quan lâu hơn.
(Lấy và phân tích đúng mỗi ví dụ cho 0,2 điểm x 5 = 1,0 điểm)
Câu 9. (2 điểm) Virut
a. (0,5 điểm)
- Gai N thực chất là enzim Neuraminidase, một enzym có vai trò hỗ trợ giải phóng
virut khỏi tế bào vật chủ (0,25 điểm).
- Neuraminidase cắt liên kết giữa gốc axit sialic tận cùng khỏi phân tử cacbohidrat
của tế bào, từ đó phóng thích các hạt virut khỏi tế bào bị nhiễm. (0,25 điểm)
b. (1,0 điểm)
- Gai H là thụ thể để xâm nhập nên đột biến mất gai H dẫn đến mất thụ thể  virut
không xâm nhập được vào tế bào chủ. (0,5 điểm)
- Gai N phân giải axit sialic giúp virut ra khỏi tế bào nên đột biến mất gai N dẫn
đến virut không thể ra khỏi tế bào. (0,5 điểm)
c. (0,5 điểm)
- Oseltamivir là chất ức chế cạnh tranh với cơ chất của enzym Neuraminidase ở
virut cúm (0,25 điểm). Do đó Oseltamivir ngăn ngừa các hạt virut giải phóng ra khỏi
tế bào bị nhiễm. (0,25 điểm)
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a.
- Ở trẻ em, tuyến ức chưa phát triển nên không sản sinh đủ lượng lympho T 
Miễn dịch tế bào không đủ mạnh. Trong khi đó, miễn dịch thể dịch đã phát huy được
chức năng. (0,5 điểm)
- Miễn dịch thể dịch giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân vi khuẩn nhờ kháng thể,
do đó trẻ em có thể chống lại hầu hết các bệnh vi khuẩn. (0,25 điểm)
- Đối với bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng hơn miễn dịch thể
dịch nhưng do miễn dịch tế bào không đủ mạnh nên trẻ dễ mắc bệnh virut gây ra.
(0,25 điểm)
b.
- Ưu điểm:
+ Không phản ứng với kháng nguyên của bản thân cơ thể (0,25 điểm)
+ Nhận diện được kháng nguyên MHC của bản thân cơ thể (0,25 điểm)
- Sự sắp xếp lại các gen của dòng tế bào gốc tạo ra nhiều dòng tế bào T (sự đa dạng
của tế bào T) (0,5 điểm)
Người ra đề:Võ Ngọc Bình Điện thoại liên hệ: 0914340154
Email: vongocbinhqn@gmail.com
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI
HOÀNG LÊ KHA - TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10
ĐỀ GIỚI THIỆU Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào


a. (1.0 điểm) Trong các chất sau đây: Pepsin, ADN và đường glucôzơ. Nếu
tăng dần nhiệt độ lên thì mức độ biến đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải
thích ?
b. (1.0 điểm) Cho axit amin glycin có có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy
giải thích tại sao axit amin này có tính “bảo thủ” cao nhất trong tiến hóa.
Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
O

H2N CH C OH

a.(1 điểm) Những yếu tố cơ bản làm tính lỏng của màng thay đổi? Tính lỏng của
màng mang lại lợi ích gì cho tế bào?
b.(1 điểm) Đặc điểm nào trong cấu trúc xoắn kép trong phân tử AND giúp giữ
thông tin di truyền?
Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Cho một chất độc A có tác dụng ức chế một loại enzyme trong chu trình
Calvin làm chu trình ngừng lại. Nếu xử lý tế bào đang quang hợp bằng chất A thì
lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối
có thể lấy từ hô hấp
Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quá trình oxi hóa rượu thành axit acetic khác với quá trình lên men và khác với
quá trình hô hấp hiếu khí ở điểm nào?
Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. (1 điểm) Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các
đáp ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho biết đó là chất
nào?
Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách này?
b. (1 điểm) Hãy thiết kế thí nghiệm: để kiểm chứng về chất truyền tin thứ hai
dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng ?
Câu 6. (2 điểm) Phân bào (Lý thuyết + bài tập)
a. (1 điểm) Cơ chế sự phân bào không tơ ở vi khuẩn giúp phân chia nhiễm sắc
thể về 2 tế bào con ?
b. (1 điểm)
Cho 103 tế bào của một chủng vi khuẩn vào bình nuôi cấy không liên tục. Kết
quả sau 24 giờ trong quần thể vi sinh vật không còn tế bào nào sống sót. Tỉ lệ thời
gian tương ứng của pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong lần
lượt là (0,5: 3,5: 3: 5).
* Tính số tế bào có trong bình sau 10 giờ nuôi cấy? Biết rằng loài sinh vật trên
có g = 20 phút.
* Giả sử khi nhân đôi ADN ở vùng nhân ở mỗi đơn vị sao chép cần 30 đoạn
mồi. Để hoàn thành quá trình nuôi cấy trên cần bao nhiêu cần bao nhiêu đoạn mồi.
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa của vi sinh vật
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu thập từ các điểm khác nhau quanh trường
học và mỗi hỗn hợp được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các
nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa) chỉ trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi
cấy ban đầu rất trong (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I).
Mẫu nuôi cấy sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi sau đó
lại chuyển vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh được theo dõi và
ghi nhận ở cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:
Mẫu Ở cuối mỗi giai đoạn Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a
I II III - d), nhiều khả năng chúng có trong
1 Trong Trong Trong
các mẫu đã cho.
2 Trong Hơi đục Hơi đục a - vi sinh vật quang tự dưỡng.
3 Hơi đục Đục hơn Rất đục b - vi sinh vật hóa tự dưỡng.

4 Hơi đục Hơi đục Hơi đục c - VSV chứa các hạt tích lũy trong tế
bào( thể vùi)
d - VSV chứa các màng tylacoit trong tế
bào của chúng.
Hãy xác định trong từng mẫu (1-4) tồn
tại nhóm VSV nào (a - d) trong các
nhóm VSV đã cho trên? Giải thích.
Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
a. (1.0 điểm) Sử dụng môi trường nuôi cấy lỏng tế bào nấm men. Làm cách nào
biết nấm men có sinh
b. (1,0 điểm) Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng trừ
nguồn nito . Thực hiện 1 thí nghiệm trong các môi trường sau :
+ Trường hợp 1 : môi trường tối thiểu thêm KNO3
+ Trường hợp 2: môi trườngtối thiểu thêm NH4NO3
Kết quả vi khuẩn sinh trưởng như thế nào trong 2 loại môi trường này ? Giải
thích ?( Biết lượng KNO3 và NH4NO3 thêm vào môi trường là bằng nhau )
Câu 9. ( 2 điểm) Virut
a. (1 điểm) Hãy phân loại virut dựa vào thành phần axit nucleic; protein của
virut?
b. (1 điểm) Đặc điểm về sự nhân lên của virut ARN đơn trong tế bào chủ ?
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Một học sinh nghiên cứu sự thay đổi số lượng virut, lượng IF và lượng kháng
thể tạo ra khi 1 cơ thể bệnh nhân nhiễm 1 loại VR xác định nhưng quên chú thích.
Bằng kiến thức sinh học em hãy chú thích cho chính xác và giải thích
Có thể dùng IF được sinh ra do nhiễm loại VR A nhằm ức chế sự nhân lên của
VR B được không ? Giải thích ?
----------HẾT----------
Người ra đề: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha – Tây Ninh
Điện thoại: 0964725999
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI
HOÀNG LÊ KHA - TỈNH TÂY NINH VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2019
MÔN: SINH HỌC – LỚP 10
HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào


a. (1.0 điểm) Trong các chất sau đây: Pepsin, ADN và đường glucôzơ. Nếu tăng dần
nhiệt độ lên thì mức độ biến đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích ?
b. (1.0 điểm)
. Cho axit amin glycin có có công thức cấu tạo như hình vẽ. Hãy giải thích tại
sao axit amin này có tính “bảo thủ” cao nhất trong tiến hóa.
O

H2N CH C OH

Đáp:
a.
- Chất biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là Pepsin: vì pepsin là enzim có bản chất là prôtêin,
khi đun nóng các liên kết hiđrô bị bẻ gẫy. Mặt khác pepsin gồm nhiều axit amin cấu
tạo nên, nên tính đồng nhất không cao.
- ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính do phã vỡ các liên kết H 2 trên hai mạch đơn của
ADN. Tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống các liên kết H 2 lại được hình
thành. ADN sẽ phục hồi được cấu trúc ban đầu.
- Glucôzơ là một phân tử đường đơn, có nhiều liên kết cộng hoá trị bền vững, không bị
đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lí tế bào, bền vững với tác dụng đun nóng của
dung dịch
b. Về axit amin Glycin
- Từ công thức cấu tạo của glycin nhận thấy gốc R là H. Gốc R qui định tính đặc trưng
của từng axit amin xác định.
- Gốc R của glycin chỉ là một nguyên tử H, nên xét về mặt hóa học rất khó tham gia phản
ứng để thay đổi tính chất của gốc R (axit amin glycin). Do đó theo lý thuyết tiến hóa
nó phải sinh ra trước và bảo thủ, sau đó mới sinh ra các axit amin tiếp theo.

Câu 2. (2 điểm) Cấu trúc tế bào


a. (1 điểm) Những yếu tố cơ bản làm tính lỏng của màng thay đổi? Tính lỏng của màng
mang lại lợi ích gì cho tế bào?
b. (1 điểm) Đặc điểm nào trong cấu trúc xoắn kép trong phân tử AND giúp giữ thông tin
di truyền?
Đáp:
a.
+Tính lỏng của màng phụ thuộc vào
- Nhiệt độ: tăng thì tính lỏng tăng theo
- Đuôi kị nước của photpho lipit càng ngắn tính lỏng tăng
- Cholesterol tăng thì tính lỏng giảm
+ Ý nghĩa sinh học nhờ vào tinh lỏng của màng:
- Nhờ tính lỏng màng bào tương có tính mềm dẻo,đàn hồi và bền vững,có thể
biến dạng, gấp nếp trong các chuyển động.
- Có thể tự tổng hợp và thực hiện nhiều quá trình hợp màng như nhập bào, xuất
bào
- Nhiều enzim diển ra trên bề mặt màng với hoạt tính cao nhưng với trật tự nhất
định.
b.
Phân tử ADN thường có cấu trúc ổn định:
- Trong chuỗi xoắn kép, các đường pentose và các nhóm phosphate xoay ra ngoài, hình
thành liên kết hydro với nước đảm bảo tính ổn định cho phân tử.
- Chuỗi xoắn kép cho phép các base purine và pyrimidine có cấu trúc phẳng xếp chồng
khít lên nhau bên trong phân tử ADN, hạn chế sự tiếp xúc của chúng với nước. Nếu
hai mạch đơn tách rời nhau, các base kị nước sẽ phải tiếp xúc với nước, điều này sẽ
đặt chúng vào một tình thế bất lợi, không ổn định.
- Hai mạch đơn bắt cặp với nhau nhờ các liên kết bổ sung giữa một bên là purine (A và G
cùng kích thước lớn) và bên kia là pyrimidine (T và C cùng kích thước bé hơn). Điều
này đảm bảo cho hai mạch đơn luôn đi song song.
- Mỗi phân tử ADN có một số lượng liên kết hydro rất lớn nên dù chuyển động nhiệt có
làm phá vỡ các liên kết nằm hai đầu phân tử thì hai mạch đơn vẫn được gắn với nhau
bởi các liên kết ở vùng giữa. Chỉ trong những điều kiện rất khắc nghiệt, ví dụ nhiệt độ
cao hơn nhiệt độ sinh lý nhiều lần, thì mới có sự phá vỡ đồng thời quá nhiều liên kết
hydro khiến phân tử bị biến tính, không còn giữ được cấu hình ban đầu.
Câu 3. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. Cho một chất độc A có tác dụng ức chế một loại enzyme trong chu trình Calvin làm
chu trình ngừng lại. Nếu xử lý tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxi tạo ra
từ các tế bào này thay đổi như thế nào
b. Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng, trong khi ATP cần cho pha tối có thể lấy
từ hô hấp
Đáp
a. Chu trình Calvin sử dụng ATP, NADPH tạo ra ADP, Pi, NADP + cung cấp trở lại cho
pha sáng.
Nếu chu trình Calvin ngừng lại, lượng ADP, Pi, NADP + không được tái tạo, pha sáng
thiếu nguyên liệu, lượng oxi giảm dần
b. Do pha tối ngoài ATP còn cần NADPH lấy từ pha sáng. Lấy ATP từ pha sáng sẽ thuận
lợi hơn lấy từ hô hấp vì không phải vận chuyển từ nơi khác đến.Pha sáng thông qua 2
quá trình photphorin hóa hoàn toàn có thể cung cấp năng lượng cho pha tối
Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Quá trình oxi hóa rượu thành axit acetic khác với quá trình lên men và khác với quá trình
hô hấp hiếu khí ở điểm nào?
Đáp
Khác với lên men:
+ Nguyên liệu là etylic không phải glucose (0,25đ)
+ Diễn ra trong điều kiện hiếu khí, không phải yếm khí (0,25đ)
+ Chất nhận e- cuối cùng là oxi, không phải chất hữu cơ (0,25đ)
+ Hiệu quả năng lượng cao hơn (0,25đ)
Khác với hô hấp hiếu khí
+ Nguyên liệu là etylic không phải glucose (0,25đ)
+ Chất hữu cơ được phân giải không hoàn toàn(0,25đ), sản phẩm tạo ra là chất hữu
cơ(0,25đ)
+ Hiệu quả năng lượng thấp hơn

Câu 5. (2 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành


a. (1 điểm)
Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ,
dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho biết đó là chất nào?
Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách này?
b. (1 điểm)
Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin thứ hai dùng
phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng ?
ĐÁP:

a. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+


* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa G-
protein. G-portein được hoạt hóa liên kết với photpholipaza C
- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác.

+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh

- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa protein tiếp theo từ đó
gây các đáp ứng của tế bào
b.Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mô cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
- Bổ sung vào 2 mô cơ phân tử tín hiệu đáp ứng co cơ và bổ sung thêm chất ức chế hoạt
tính enzim photpholipaza C ở mô cơ 1
- Sau đó thấy kết quả

+ Mô cơ 1: không có đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca2+ bào tương không thay đổi
+ Mô cơ 2: đáp ứng co cơ và nồng độ ion Ca bào tương tăng
Câu 6. (2 điểm) Phân bào (Lý thuyết + bài tập)
a. (1 điểm) Cơ chế sự phân bào không tơ ở vi khuẩn giúp phân chia nhiễm sắc thể về 2 tế
bào con ?
b. (1 điểm)
Cho 103 tế bào của một chủng vi khuẩn vào bình nuôi cấy không liên tục. Kết quả sau 24
giờ trong quần thể vi sinh vật không còn tế bào nào sống sót. Tỉ lệ thời gian tương ứng
của pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong lần lượt là (0,5: 3,5: 3:
5).
* Tính số tế bào có trong bình sau 10 giờ nuôi cấy? Biết rằng loài sinh vật trên có g = 20
phút.
* Giả sử khi nhân đôi ADN ở vùng nhân ở mỗi đơn vị sao chép cần 30 đoạn mồi. Để
hoàn thành quá trình nuôi cấy trên cần bao nhiêu cần bao nhiêu đoạn mồi.
ĐÁP:
a. (1 điểm)
- Bước vào tái bản phân tử ADN đính vào mezôxom, sau khi nhân đôi 2 thể nhiễm sắc
con dính vào 2 điểm cách biệt nhau trên màng sinh chất của tế bào.
- Tế bào càng lớn dần thì 2 nhiễm sắc con càng tách xa nhau ra nhưng vẫn còn dính vào
màng. Lúc đó màng bào chất và vách tế bào vi khuẩn sinh trưởng vào phía trong một
vách ngăn đôi chia tế bào thành hai.
b. (1 điểm)
- Tổng số phần = 0,5 + 3,5 + 3 + 5 = 12
- Giá trị một phần = 24/12 = 2 (giờ)
- Thời gian các pha
+ Pha tiềm phát = 1 (giờ)
+ Pha lũy thừa = 7 (giờ)
+ Pha cân bằng = 6 (giờ)
+ Pha suy vong = 10 (giờ)
- Sau 10 giờ nuôi cấy thì quần thể vi sinh vật đang vào pha cân bằng
- Số lần phân chia n = 7x60/20 = 7 (lần)
- Số tế bào của quần thể vi sinh vật
M = 103 x 27 = 128000 (tế bào)
- Số đoạn mồi = 127 x 30 = 3810 (đoạn mồi)
Câu 7. (2 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa của vi sinh vật
Có bốn hỗn hợp vi sinh vật được thu thập từ các điểm khác nhau quanh trường học và
mỗi hỗn hợp được tiến hành nuôi cấy trên môi trường cung cấp đầy đủ các nguyên tố
thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa) chỉ trừ nguồn cacbon. Môi trường nuôi cấy ban
đầu rất trong (không bị đục) và được nuôi lắc trong tối 24 giờ (giai đoạn I). Mẫu nuôi
cấy sau đó được chuyển ra nuôi ngoài sáng 24 giờ (giai đoạn II), rồi sau đó lại chuyển
vào tối 24 giờ (giai đoạn III). Độ đục của 4 mẫu vi sinh được theo dõi và ghi nhận ở
cuối mỗi giai đoạn với kết quả như sau:
Mẫu Ở cuối mỗi giai đoạn Trong những nhóm vi sinh vật sau đây (a -

I II III d), nhiều khả năng chúng có trong các


1 Trong Trong Trong mẫu đã cho.
2 Trong Hơi đục Hơi đục a - vi sinh vật quang tự dưỡng.

3 Hơi đục Đục hơn Rất đục b - vi sinh vật hóa tự dưỡng.
c - VSV chứa các hạt tích lũy trong tế bào(
4 Hơi đục Hơi đục Hơi đục thể vùi)
d - VSV chứa các màng tylacoit trong tế
bào của chúng.
Hãy xác định trong từng mẫu (1-4) tồn tại
nhóm VSV nào (a - d) trong các nhóm
VSV đã cho trên? Giải thích.
ĐÁP:
Nội dung
- Mẫu 1: Không có nhóm vi sinh vật nào trong 4 nhóm trên. Vì trong cả 3 giai đoạn nuôi
cấy, mẫu 1 vẫn trong suốt không có thay đổi gì.
- Mẫu 2: nhóm a và d. Vì:
+ Ở giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 2 vẫn trong suốt chứng tỏ trong mẫu không có
nhóm c.
+ Nhưng khi chuyển sang giai đoạn II (ngoài ánh sáng) mẫu 2 trở nên hơi đục; chứng tỏ
trong mẫu chứa nhóm vi sinh vật có khả năng quang hợp  mẫu 2 chứa nhóm a và d.
+ Ở giai đoạn III (trong tối), độ đục không thay đổi. Do đó ở mẫu 2 chỉ chứa nhóm a và
d.
- Mẫu 3: Chứa cả 4 nhóm a, b, c, d. Vì:
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 3 từ trạng thái trong suốt chuyển sang hơi đục 
mẫu 3 có nhóm c.
+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 3 trở nên đục hơn chứng tỏ mẫu 3 có nhóm a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 3 rất đục, độ đục tăng dần  mẫu 3 có nhóm b.
 Mẫu 3 có cả 4 nhóm vi sinh vật trên.
- Mẫu 4: có nhóm b và c. Vì:
+ Giai đoạn I (nuôi lắc trong tối), mẫu 4 từ trạng thái trong suốt chuyển sang hơi đục 
mẫu 4 có nhóm c.
+ Giai đoạn II (ngoài ánh sáng), mẫu 4 độ đục không thay đổi  mẫu 4 không có nhóm
a và d.
+ Giai đoạn III (trong tối), mẫu 4 vẫn bị hơi đục như giai đoạn I, II chứng tỏ mẫu 4
có nhóm b.
 Mẫu 4 có nhóm b và c.
Câu 8. (2 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
a. (1.0 điểm) Sử dụng môi trường nuôi cấy lỏng tế bào nấm men. Làm cách nào biết nấm
men có sinh
b. (1,0 điểm) Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng trừ nguồn nito
. Thực hiện 1 thí nghiệm trong các môi trường sau :
+ Trường hợp 1 : môi trường tối thiểu thêm KNO3
+ Trường hợp 2: môi trườngtối thiểu thêm NH4NO3
Kết quả vi khuẩn sinh trưởng như thế nào trong 2 loại môi trường này ? Giải thích ?
( Biết lượng KNO3 và NH4NO3 thêm vào môi trường là bằng nhau )
ĐÁP:
a. Để đánh giá nấm men có sinh trưởng hay không ta sẽ căn cứ vào 1 trong các biểu hiện
sau :
- Sinh khối tế bào tăng => tăng độ đục
- Sinh nhiệt do hô hấp
- Phần dưới của môi trường không có oxi nên có thể tạo 1 ít rượu ( có mùi), có khí CO2
thoát ra
b. Ở thí nghiệm 1: môi trường + KNO3 =>VK sinh trưởng hạn chế, sinh khối nhỏ hơn ở
môi trường 2 do KNO3 sẽ phân ly thành NO3 và K+ => NO3 được hấp thụ bởi VK
còn K+ sẽ gây kiềm hóa môi trường
Chỉ có duy nhất 1 nguồn nito
-Ở thí nghiệm 2: môi trường + NH4NO3 =>VK sinh trưởng mạnh hơn, sinh khối lớn hơn
do
Không có ion làm thay đổi pH môi trường
Có 2 nguồn N là NO3- và NH4 ( sinh trưởng kép với NH4 được sử dụng trước và NO3
sử dụng sau )
Câu 9. ( 2 điểm) Virut
a. (1 điểm) Hãy phân loại virut dựa vào thành phần axit nucleic; protein của virut?
b. (1 điểm) Đặc điểm về sự nhân lên của virut ARN đơn trong tế bào chủ ?
ĐÁP :
a. Phân loại virut dựa vào thành phần axit nucleic; protein của virut:
Dựa vào
* Thành phần axit nucleic, người ta chia virut làm 7 nhóm :
-Nhóm 1:Virut ADN kép
-Nhóm 2:Virut ADN đơn
-Nhóm 3:Virut ARN kép
-Nhóm 4:Virut ARN đơn (+)
-Nhóm 5:Virut ADN đơn (-)
-Nhóm 6:Virut ARN đơn (+) phiên mã ngược
-Nhóm 7:Virut ADN kép phiên mã ngược
* Thành phần protein của virut:
+ Virut protein không cấu trúc(NS), còn gọi là protein sớm, được tổng hợp với số lượng
ít. Loại này gồm:
- Protein rất sớm: đây là protein điều hòa(điều hòa sự biểu hiện của gen hay ngăn cản
tổng hợp ADN vật chủ )
- Protein sớm: là loại enzim tham gia quá trình sao chép, phiên mã
+ Virut protein cấu trúc(SP), còn gọi là protein muộn được tổng hợp với số lượng nhiều.
Tham gia vào cấu tạo võ capsit và gai glycoprotein bề mặt.
b. Đặc điểm về sự nhân lên của virut ARN đơn trong tế bào chủ :
* Virut ARN đơn được chia làm 2 loại dựa vào mARN. Nếu trình tự nucleotit của ARN
hệ gen trùng với mARN thì quy ước là sợi (+), còn tương bù với mARN thì quy ước
là sợi (-).
* ARN đơn (+): vào tế bào chủ sẽ tổng hợp protein sớm (enzim ARNpolymeraza) tham
gia quá trình phiên mã tạo mARNtổng hợp nhiều protein cấu tạo nên võ capsit. Đồng
thời sao chép từ mARN nhiều ARN(+) lõi. Từ võ và lõi hình thành nhiều virut trong tế
bào chủ
* ARN đơn (-): vào tế bào chủ cùng với enzim ARNpolymeraza của mình tham gia quá
trình phiên mã tạo mARNtổng hợp nhiều protein cấu tạo nên võ capsit. Đồng thời sao
chép từ mARN nhiều ARN(-) lõi. Từ võ và lõi hình thành nhiều virut trong tế bào chủ
Câu 10. (2 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Một học sinh nghiên cứu sự thay đổi số lượng virut, lượng IF và lượng kháng thể tạo ra
khi 1 cơ thể bệnh nhân nhiễm 1 loại VR xác định nhưng quên chú thích. Bằng kiến
thức sinh học em hãy chú thích cho chính xác và giải thích

Có thể dùng IF được sinh ra do nhiễm loại VR A nhằm ức chế sự nhân lên của VR B
được không ? Giải thích ?
ĐÁP :
Đường 1: kháng thể
Đường 2: IF
Đường 3: VR
Giải thích:
IF được coi là chất có vai trò đầu tiên trong chống lại VR do đó khi có VR xâm nhập,
lượng IF tăng lên
Lượng IF tăng lên đồng nghĩa với lượng VR giảm xuống
Lượng kháng thể tăng sau 1 thời gian sau khi IF phát huy tác dụng và Kháng thể mang
tính miễn dịch lâu dài
Được vì IF không có tính đặc hiệu
----------HẾT----------
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN THI: SINH HỌC – KHỐI 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HOÀ, HÀ NAM Ngày thi 21/04/2019
Thời gian làm bài 180 phút
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 10 câu; gồm 04 trang)
Câu 1. (2.00 điểm): Thành phần hóa học tế bào
(A) (B)

(C)

1) Hãy gọi tên các loại hợp chất A, B, C ở hình bên, mỗi loại có nhiều ở đâu trong tự nhiên?
2) Trong 3 chất trên loại nào có tính khử, vì sao?

Câu 2 (2.00 điểm): Cấu trúc tế bào


1. Bạn hình dung 1 protein hoạt động chức năng ở lưới nội chất hạt (ER) nhưng cần được
thực hiện sửa đổi ở bộ máy golgi trước khi nó có thể thực hiện được chức năng. Hãy mô tả con
đường mà protein đó đi qua tế bào, bắt đầu từ phân tử mARN quy định protein đó.
2. Oxy hóa chất béo khi cơ thể cạn kiện nguồn năng lượng glucose là một giải pháp tuyệt
vời ở một số loài kể cả con người. Việc oxy hóa chất béo ngoài ty thể còn do 1 bào quan nữa
phụ trách. Hãy cho biết bào quan đó là gì ? Quá trình oxy hóa diễn ra như thế nào ?
Câu 3 (2.00 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1) Quan sát hình vẽ sau
- Em hãy cho biết hình vẽ này mô tả quá trình gì?
- Quá trình này xảy ra ở các bào quan nào trong tế
bào thực vật?
- Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).
2) “Mặc dù quá trình vận chuyển electron vòng có thể là một đồ thừa tiến hóa để lại”
nhưng nó cũng đóng một vai trò có lợi cho thực vật bậc cao. Bạn hãy chứng minh điểm kém
tiến hóa và ưu điểm của nó.
Câu 4 (2.00 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Khi một enzim có mặt ở một loài vi khuẩn, thì con đường chuyển hoá mà enzim đó tham
gia thường tồn tại trong loài vi khuẩn này. Bảng 4.1 là tên enzim và phản ứng mà enzim xúc tác
được sử dụng làm chỉ thị cho sự xuất hiện của các con đường chuyển hóa mà nó tham gia. Bảng
4.2 thể hiện sự có mặt hay vắng mặt của một số enzim ở bốn loài vi khuẩn khác nhau 1,2, 3 và
4.
Bảng 4.1 Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng
Tên enzim Phản ứng xúc tác
Lactat đêhiđrôgenaza Axit piruvic + NADH → axit lactic 4-
(LDH) NAD+
Alcohol đêhiđrôgenaza Axêtanđêhit 4- NADH → Êtanol +
(ADH) NAD+
Vận chuyển electron từ xitôcrôm C
Xitôcrôm C oxidaza
tới xitôcrôm a
Vận chuyển H+ qua màng tạo ATP
ATP sintetaza
từ ADP và Pi
Phức hợp Pyruvate Xúc tác gắn CoASH với Axit
dehydrogenase pyruvic để tạo acetyl-CoA
Bảng 4.2 Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài vi khuẩn

Tên enzim
Loài vi
Xitôcrôm c ATP Phức hợp Pyruvate
khuẩn LDH ADH oxidaza sintetaza dehydrogenase
Loài 1 - + - + -
Loài 2 + - - + -
Loài 3 + - + + -
Loài 4 - + + + +
Hãy cho biết:
a) Loài vi khuẩn nào KHÔNG thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.
b) Các sản phẩm chính mỗi loài vi khuẩn tạo ra sau quá trình chuyển hóa glucozo.
c) Các loài trên sẽ phát triển như nào nếu như bổ sung oxi phân tử vào môi trường.
Câu 5 (2.00 điểm): Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
1) Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng thiếu enzim
phospholypase C. Enzim này tham gia vào một con đường truyền tin quan trọng trong tế
bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein đồng thời kích hoạt một con đường
với chất truyền tin thứ hai.
a. Tại sao thiếu enzim phospholypase C có thể dẫn đến vô sinh?
b. Để khắc phục vấn đề này, người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm và
kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng điện nhỏ. Hãy giải thích cơ chế của việc làm đó?
2) Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti
thể để thực hiện hô hấp hiếu khí ?
Câu 6 (2.00 điểm): Phân bào
1) Cho ba kiểu chu kì tế bào được mình họa theo sơ đồ sau:

Cho biết kiểu phân bào nào là của tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của nhím,
hợp bào của một loài nấm nhày? Giảithích?

2) Vai trò của tubulin và actin trong phân bào ở tế bào tế bào động
vật có gì khác với với vai trò của prôtêin giống tubulin và prôtêin
giống actin trong phân đôi ở vikhuẩn.

Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
2−
a. Nhóm biến đổi SO4 thành H2S

b. Nhóm biến đổi NO3 thành N2
c. Nhóm biến đổi CO2 thành CH4
d. Nhóm biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi protein thành axit amin, NH 3
Hãy nêu tên theo con đường chuyển hóa vật chất và kiểu dinh dưỡng tương ứng của mỗi nhóm
vi sinh vật nêu trên?
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
Các nhà khoa học đã phân lập bốn chủng vi khuẩn khác nhau (P1-P4) từ ruột tôm để nghiên
cứu tiềm năng ứng dụng làm men vi sinh (probiotic) thông qua hoạt tính làm giảm khả
năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi (là một loài vi khuẩn thường gây bệnh khi
nuôi tôm).
Trong thí nghiệm thứ nhất, bốn chủng vi khuẩn mới phân lập được kiểm tra khả năng ức chế
bốn chủng vi khuẩn khác bằng cách cấy giao thoa lên đĩa thạch. Nếu ức chế thì không có
vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm giao thoa gọi là vùng ức chế (Hình A).

Trong thí nghiệm thứ hai, tiến hành nuôi tôm ở môi trường sạch (đối chứng) và các môi
trường bị nhiễm Vibrio harveyi đồng thời với từng chủng vi khuẩn trên, tỷ lệ tôm chết khi trên
sau 5 ngày gây nhiễm được ghi lại (Hình B).

Hãy trả lời các câu hỏi sau:


a. Chủng vi khuẩn nào có tiềm năng probiotic? Giải thích?
b. Hãy giải thích cơ chế làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi trên tôm
của các chủng vi khuẩn được đánh giá là có tiềm năng probiotic ở trên?
Câu 9 (2,0 điểm).Virus
Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phage T4 và virus HIV về cấu tạo và đặc điểm lây nhiễm?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1/Có năm chất kháng sinh (A-E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây bệnh
Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoang giấy thấm
tròn với dịch chứa 2mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường
thạch nuôi cấy Staphylococcus aureus. Kết quả thu được như hình 1. Được biết các chất
kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác nhau như số liệu được trình bày
trong hình 2.

a. Hãy xác định hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của các loại chất kháng sinh
trên theo chiều giảm dần?
b.Ở liều dùng 2mg, kháng sinh nào vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureuscao
vừa an toàn cho người?
2/ Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng nguyên,
hình thành tương bào và tạo ra kháng thể. Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này?
==== Hết ====
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: .........................................................Số báo danh: ......................
Họ và tên giám thị số 1: ................................................ Chữ ký: .............................
Họ và tên giám thị số 2: .................................................Chữ ký: .............................
Họ tên người ra đề: Nguyễn Thị Cúc Điện thoại: 0984846967
Phạm Thanh Xuân Điện thoại: 0989605636
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII
KHU VỰC DUYÊN HẢI, ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ MÔN THI: SINH HỌC – KHỐI 10
Ngày thi 21/04/2019
(Hướng dẫn chấm này gồm có 08 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1 (2,0 điểm)


Điể
Ý Nội dung
m
1 Loại đường: A: Saccarozo B: Lactozo C: 0,5
Mantozo
Trong tự nhiên: 0,5
A: Đường mía B: Đường sữa
C: Ít tồn tại trong tự nhiên, thường là sản phẩm
thủy phân polysaccarit
2 Tính khử (Do nhóm OH-glycozit quyết định) 0,5
A: Không. (Do cả 2 nhóm OH glycozit đã liên kết với
nhau) 0,5
B: Có. (Vẫn còn 1 nhóm OH glycozit)
C: Có (Vẫn còn 1 nhóm OH glycozit)
Chỉ nêu được có- không có tính khử cho 0,5đ
Câu 2 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
- Bào quan đó là peroxisome 0,25
- Trái với sự oxy hóa acid béo trong ty thể có khả 0,25
năng sản xuất ATP, oxy hóa chất béo ở
peroxisome không kết hợp với việc hình thành
ATP.
- Con đường phân giải acid béo thành acetyl CoA 0,25
trong peroxisome cũng tương tự như ty thể.
Tuy vậy, peroxisome không có chuỗi vận
chuyển electron và FADH2 sinh ra khi acid bị
1. oxy hóa và được chuyển ngay lập tức đến O 2,
nhờ các enzim oxidase sẽ sinh ra hydrogen
peroxide (H2O2). -
Bên cạnh các enzim oxidase, trong peroxisome 0,25
chứa rất nhiều catalase để nhanh chóng phân
hủy H2O2 (một chất chuyển hóa rất độc). NADH
sinh ra bởi oxy hóa chất béo được chuyển ra và
oxy hóa tại bào tương. Các phân tử acetyl – CoA
sau đó sẽ di chuyển vào ti thể hoặc ra bào
tương để sản xuất cholesteron.
2 - mARN được tổng hợp trong nhân tế bào, rồi sau 0,25
đó đi qua lỗ màng nhân để thực hiện dịch mã ở
riboxom trên lưới nội chất hạt
- quá trình tổng hợp protein ở xoang lưới nội chất 0,25
hạt và được biến đổi ở đó
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội 0,25
chất, chuyển sang bộ máy Golgi nhờ túi tiết
Ý Nội dung Điểm
( túi vận chuyển ).
- Tại đây, protein tiếp tục được được biến đổi sau 0,25
khi hoàn thiện, chúng lại nhờ 1 túi vận chuyển
khác mang nó trở lại ER, nơi nó thực hiện chức
năng.
Câu 3 (2,0 điểm)
Điể
Ý Nội dung
m
- Quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm: khi 0,2
dòng ion H+ khuếch tán qua kênh ATP synthase 5
sẽ làm quay các tuabin rất nhỏ của kênh từ đó
tạo ra động lực để Pi liên kết với ADP tạo thành 0,2
ATP. 5
1 - Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra
ở ty thể và lục lạp. 0,2
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty 5
thể; (C) chất nền ty thể 0,2
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) 5
chất nền lục lạp.
2 - Ở thực vật bậc cao có sự tồn tại của cả hai quá 0,2
trình photphoryl hóa vòng và không vòng 5
+ Dòng electron không vòng tạo NADPH, ATP và O 2
do có quá trình quang phân li nước
+ Dòng electron vòng luôn đi cùng quá trình
photphoryl hóa vòng. Nó chỉ tạo ATP mà không 0,2
tạo ra NADPH và O2. 5
- Khi cây bị thiếu nước, trong cây chỉ xảy ra quá
trình photphoryl hóa vòng để tạo ATP cho quá
trình quang hợp.
+ Quá trình electron vòng có chức năng bảo vệ tế
bào khỏi bị tổn thương do ánh sáng mạnh. Bằng 0,2
thực nghiệm, người ta thấy rằng các cây bị đột 5
biến không thể thực hiện được dòng electron
vòng có khả năng sinh trưởng tốt trong ánh sáng
yếu, nhưng không sinh trưởng tốt nơi có ánh sáng
mạnh  chức năng quang bảo vệ.
+ Ở thực vật C4, tại tế bào bao bó mạch, khi axit
malic (C4) bị tách CO2 để tạo thành axit pyruvic 0,2
(C3) và axit pyruvic được chuyển về lại tế bào thịt 5
lá để tái tạo PEP (C4) cần sử dụng ATP. ATP này
Điể
Ý Nội dung
m
được tạo ra từ dòng electron vòng xảy ra trong tế
bào bao bó mạch và do không tạo ra oxi nên ở
thực vật C4 không xảy ra hô hấp sáng như ở thực
vật C3.
Câu 4 (2,0 điểm)
Điể
Ý Nội dung
m
a) 0,2
- Các vi khuẩn không thể thực hiện được hô hấp 5
hiếu khí gồm: loài 1, loài 2, loài 3 (ghi đủ 3 loài 0,2
được 0,25 điểm) 5
- Giải thích: Loài 1 và loài 2 thiếu xitocrom c 0,2
oxidaza là enzim chính trong thành phần của quá 5
trình hô hấp hiếu khí (enzym trong chuỗi truyền
điện tử); loài 3 thiếu Phức hợp Pyruvate
dehydrogenase của giai đoạn trung gian hình thành
Acetyl- coA (trước chu trình Crep) (0,25 điểm)
b)
- Loài 1 tạo rượu etanol, CO2 và ATP. (0,25 điểm)
- Loài 2 tạo axit lactic, ATP. (0,25 điểm)
- Loài 3 tạo axit lactic, ATP. (0,25 điểm)
- Loài 4 khi có mặt oxi tạo CO 2, H2O và ATP; khi
không có mặt oxi tạo rượu etanol, CO2 và ATP. (0,25
1.
điểm)
c)
- Khi bổ sung vào môi trường oxi phân tử thì loài 2
và loài 3 sẽ bị chết nhanh nhất, khả năng chúng
là vi khuẩn lactic
- Trong điểu kiện có oxi, vi khuẩn lactic bị ức chế
sinh trưởng vì nó là vi khuẩn kị khí bắt buộc, tế
bào thiếu enzim catalaza, SOD giúp chúng tồn tại
trong điều kiện có oxi.
- Loài 1 là nấm men rượu – kị khí không bắt buộc
Khi có oxi nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí.
Glucôzơ bị phân hủy hoàn toàn; Năng lượng tạo
ra nhiều (38 ATP); khi đó chất nhận e là khí oxi
- Loài 4 có khả năng sống được trong cả khi có
oxi hoặc không nên STPT Bình thường.
Câu 5 (2,0 điểm)
Điể
Ý Nội dung
m
a. - Con đường truyền tin với phospholipase C: 0,2
+ Thụ thể hoạt hóa G-protein. 5
+ G-protein hoạt hóa phospholipase C. 0,2
+ Phospholipase C tiến hành phân giải PIP 2 trên 5
màng tế bào thành DAG và IP3. 0,2
+ IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào 5
giải phóng Ca2+ vào bào tương như một chất
truyền tin thứ hai.
- Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra
tương tự như vậy, chỉ khác là phospholipase C
1. được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
- Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến
một quá trình quan trọng là hoạt hóa trứng (kích
hoạt các mARN hoạt động để trứng phát triển,
phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng
thì Ca2+ không được giải phóng trứng không được
hoạt hóa trứng không phát triển dẫn đến vô sinh.
b. Việc kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dòng
điện nhỏ là tạo ra các lỗ màng tạm thời trên hệ
thống mạng lưới nội chất hạt (ER) giúp giải phóng
Ca2+ vào bào tương.
- Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm 0,2
phù hợp với môi trường nội bào: 5
+ Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
+ Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể 0,2
2
- Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt 5
độ 300C cho thấy ống 1 không thấy CO 2 bay ra
(không sủi bọt), ống 2 có CO2 bay ra (sủi bọt) thể 0,5
hiện hô hấp hiếu khí.
Câu 6 (2,0 điểm)
Điể
Ý Nội dung
m
1. - Kiểu phân bào của hợp bào nấm nhày:I 1,0
=> Tế bào có phân chia nhân nhưng không phân
chia tế bào chất tạo nên hợp bào
- Kiểu phân bào của tế bào biểu bì của
người:III
Điể
Ý Nội dung
m
Vì: Tế bào phân bào một cách bình thường, có đủ
các pha trong phân bào
- Kiểu phân bào của tế bào phôi sớm của
nhím:II
Vì: tế bào phôi sớm có đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết cho quá trình phân bào, bỏ qua pha G1,
G2
Chỉ nêu tên 3 loài đúng mà ko giải thích cho 0,5 đ
- Trong phân bào ở sinh vật nhân thực: tubulin 0,5
tham gia hình thành thoi phân bào di chuyển
nhiễm sắc thể; actin có chức năng liên kết với
prôtêin myosin trong quá trình phân chia tế
bàochất. 0.5
2
- Trong sự phân đôi của vi khuẩn: prôtêin giống
actin của tế bào nhân thực tham gia vào quá
trình di chuyển của NST trong phân bào;
prôtêin giống tubulin giúp tách riêng hai tế bào
vi khuẩn con.

Câu 7 (2,0 điểm)


ý Nội dung Điểm
7 Nhóm Tên VK Kiểu dinh Mỗi ý
(2 VK dưỡng đún
điể 1 Vi khuẩn khử sunfat Hóa tự dưỡng g
m) 2 VI khuẩn phản Hóa tự dưỡng đượ
nitrat hóa c
3 VK và VSV cổ sinh Hóa tự dưỡng
0,2
metan
4 VK lên men và VK Hóa dị 5đ
amon hóa dưỡngVK
Câu 8 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a. Các chủng P2, P3, P4 có tiềm năng probiotic 0.5
Vì: P3 + P4 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Vibrio 0.25
harveyi 0.25
P2 không tiêu diệt nhưng có khả năng ức chế vi
khuẩn Vibrio harveyi
b.
- Chủng số 2 (P2) có khả năng làm giảm khả 0.25
Ý Nội dung Điểm
năng gây bệnh của Vibrio harveyi bằng
cách tổng hợp các chất ức chế cạnh tranh,
mà không tiêu diệtchúng. 0.25
- Chủng số 3 (P3) có khả năng tiêu diệt cả vi
khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm  0.5
có thể tổng hợp được hợp chất kháng vi sinh
vật không chọn lọc
- Chủng số 4 (P4) có thể tổng hợp được hợp chất
kháng vi sinh vật có tính chọn lọc, chỉ tiêu diệt vi
khuẩn Vibrio harveyi mà không diệt các vi
khuẩn Gram âm khác
b. Các chủng P2, P3, P4 có tiềm năng probiotic 8
Vì: P3 + P4 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Vibrio (2
harveyi điể
P2 không tiêu diệt nhưng có khả năng ức chế vi m)
khuẩn Vibrio harveyi
b.
- Chủng số 2 (P2) có khả năng làm giảm khả
năng gây bệnh của Vibrio harveyi bằng
cách tổng hợp các chất ức chế cạnh tranh,
mà không tiêu diệtchúng.
- Chủng số 3 (P3) có khả năng tiêu diệt cả vi
khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm 
có thể tổng hợp được hợp chất kháng vi sinh
vật không chọn lọc
- Chủng số 4 (P4) có thể tổng hợp được hợp chất
kháng vi sinh vật có tính chọn lọc, chỉ tiêu diệt vi
khuẩn Vibrio harveyi mà không diệt các vi
khuẩn Gram âm khác
c. Các chủng P2, P3, P4 có tiềm năng probiotic 8
Vì: P3 + P4 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Vibrio (2
harveyi điể
P2 không tiêu diệt nhưng có khả năng ức chế vi m)
khuẩn Vibrio harveyi
Câu 9 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
Phagơ T4 HIV Mỗi ý
Cấu tạo gồm vỏ protein Cấu tạo gồm vỏ protein đún
bao bọc vật chất di bao bọc vật chất di g
truyền là ADN truyền là ARN đượ
Cấu trúc phức tạp gồm Cấu trúc đơn giản hơn
Ý Nội dung Điểm
3 phần: đầu (dạng 20 (không chia làm 3 c
mặt), đĩa nền và đuôi phần đầu, đĩa nền và 0.2
(gồm bao đuôi và các đuôi), chỉ gồm protein 5đ
sợi đuôi) vỏ bao bọc vật chất di
truyền
Nhận ra tế bào chủ lây Nhận ra tế bào chủ lây
nhiễm bằng sử dụng nhiễm bằng sử dụng
sợi đuôi liên kết với các glycoprotein đặc
các thụ thể trên hiệu thuộc lớp vỏ
màng tế bào chủ (tế protein của virut để
bào E. coli) liên kết với các thụ thể
trên màng tế bào chủ
(trợ bào T mang thụ
thể CD4+)
Khi lây nhiễm tế bào Khi lây nhiễm tế bào
chủ, bao đuôi co rút, chủ, vỏ protein của
bơm vật chất di virut dung hợp với
truyền (ADN) của màng tế bào chủ và
virut vào tế bào chủ chuyển vật chất di
(vỏ protein của virut truyền (ARN) của virut
nằm lại bên ngoài tế vào tế bào chủ (vỏ
bào chủ) protein của virut dung
hợp với màng tế bào
chủ)
Câu 10 (2,0 điểm)
Điể
Ý Nội dung
m
1 1.a. hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus 0.5
aureuscủa các loại chất kháng sinh trên theo
chiều giảm dần
E>B>C=D>A 0.5
b. Ở liều dùng 2mg, kháng sinh B vừa có hiệu lực
diệt vi khuẩn Staphylococcus aureuscao vừa an
toàn cho người
2.
 Trong đápứng dịch thể:
- Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra 0.2
tương bào và tế bào nhớ. Tương bào sản xuất 5
ra kháng thể IgG.
- Kháng thể IgG lưu hành trong máu và gắn với
Điể
Ý Nội dung
m
kháng nguyên làm bất hoạt kháng nguyên 0.2
qua phản ứng trung hòa, opsonin hóa, hoạt 5
hóa bổ thể. Tế bào nhớ tạo ra trí nhớ miễn
dịch.
 Trong đápứng dị ứng: 0,2
- Dị ứng nguyên (kháng nguyên) gây ra hoạt 5
hóa tế bào B tạo ra tương bào. Tương bào sản
xuất ra kháng thể IgE
- Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các dưỡng 0,2
bào (tế bào phì). Nếu gặp lại dị ứng nguyên 5
đó, kháng thể IgE trên dưỡng bào nhận diện
và gắn với dị ứng nguyên, từ đó kích hoạt
dưỡng bào giải phóng ra histamin và các chất
khác gây ra các triệu chứng dị ứng

==== Hết ====

Ghi chú:
Điểm toàn bài là điểm tổng cộng của điểm thành phần thuộc mỗi câu, không làm tròn số
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC 2019
BỘ MÔN THI: SINH HỌC. LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG Thời gian làm bài: 180 phút
--------------------- (Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1. (2,0 điểm): THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO.


1. Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mở. Tại sao các thức ăn nướng là một trong
những nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch?
2. Nhóm R của amino axit tham gia vào hình thành nên các liên kết nào, trong các bậc
cấu trúc của phân tử prôtêin?
Câu 2. (2,0 điểm): CẤU TRÚC TẾ BÀO.
1. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chúc năng khử độc, đó là
hai loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau?
2. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm
cacbohidrat của glicoprôtêin xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào
mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
Câu 3. (2,0 điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
TRONG TB (ĐỒNG HÓA)
Ở thực vật bậc cao:
1. Nếu một chất độc làm ức chế enzim Rubisco của chu trình Calvin thì điều gì sẽ xảy
ra đối với pha sáng? Giải thích?
2. Trong pha sáng của quang hợp, chất cho điện tử đầu tiên là chất gì và cuối pha sáng
các điện tử sẽ tập trung trong chất nào? Giải thích?
Câu 4. (2,0 điểm): CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
TRONG TB (DỊ HÓA)
1. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim?
Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng với các dụng cụ để xác định hoạt tính của enzim thì
làm thế nào có thể phân biệt được hai loại chất ức chế nêu trên?
2. Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà không chọn
cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
Câu 5. (2,0 điểm): TRUYỀN TIN TẾ BÀO VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HÀNH
1. Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh trùng thiếu
enzyme phospholipase C. Enzyme này tham gia vào một con đường truyền tin quan trọng
trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G – protein đồng thời kích hoạt một con
đường với chất truyền tin thứ hai. Bạn hãy đề xuất một nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh
khi thiếu enzyme phospholipase C? (Gợi ý: Phospholipace C phân giải PIP2).
2. Cho 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Cho vào 1g bột gạo nghiền nhỏ, cho thêm nước cất, khuấy đều, đun sôi, để
nguội.
- Ống 2: 5g gan động vật đã nghiền nhỏ, lọc qua vải, đun sôi, để nguội sau đó thêm 1ml
cồn 960.
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch iot. So sánh màu ở 2 ống nghiệm? Cho biết
sự giống nhau và khác nhau giữa tinh bột và glicôgen?
Câu 6. (2,0 điểm): PHÂN BÀO.
1. Hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế hoạt động
chung của các thành phần đó.
2. Nêu chức năng của các prôtêin: Cyclin, kinaza, Shugoshin, Condensin, Kinetochoes
trong quá trình phân bào.
Câu 7. (2,0 điểm): CẤU TRÚC, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CỦA VI SINH VẬT.
1. Cho vi khuẩn A là vi khuẩn Gram (+), vi khuẩn B là vi khuẩn Gram (-). Cả hai loại vi
khuẩn này đều có roi.
a) Khi làm thí nghiệm, nhà nghiên cứu bị nhầm hai ống nuôi cấy hai loại vi khuẩn này
với nhau. Qua một phân tích, nhà nghiên cứu xác định được trong một ống nuôi cấy có sự có
mặt kháng nguyên O đặc trưng cho một loại bệnh. Ống nuôi cấy này có khả năng chứa vi
khuẩn nào? Giải thích.
b) Khi phân tích thành phần hóa học thành tế bào của một trong hai loại vi khuẩn trên,
người ta phát hiện sự có mặt của axit techoic với hàm lượng đáng kể. Vi khuẩn này có khả
năng là gì? Khi quan sát tế bào một loại vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy thể
gốc của roi ở tế bào của vi khuẩn này chỉ có một lớp peptidoglycan dày. Vi khuẩn này là gì?
2. Vi khuẩn X thường được tìm thấy trong dưa cà muối ở Việt Nam. Qua phân tích
trong phòng thí nghiệm, X là vi khuẩn Gram (+), có thể sinh trưởng tốt trong môi trường kị
khí (không có các chất nhận điên tử vô cơ), sinh trưởng được nhưng không tối ưu trong môi
trường hiếu khí. X có khả năng sinh axit lactic.
a) Vi khuẩn X thu năng lượng theo hình thức gì? Tại sao?
b) Vi khuẩn X có khả năng thuộc nhóm vi khuẩn phổ biến gì? Hãy nêu điểm đặc trưng
của nhóm vi khuẩn này.
Câu 8. (2,0 điểm): SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT.
Người ta tiến hành nuôi vi khuẩn Escherichia coli theo phương pháp nuôi cấy không
liên tục trong điều kiện môi trường nuôi cấy có chứa oxi, glucozơ và arabinozơ. Hãy vẽ
đường cong sinh trưởng của Escherichia coli trong điều kiện nuôi cấy trên và giải thích tại
sao Escherichia coli lại sinh trưởng theo đường cong như vậy?
Câu 9. (2,0 điểm): VI RUT.
Người bị nhiễm virut herpes (hecpet) thỉnh thoảng ở miệng (môi) lại mọc lên những
mụn rộp nhỏ sau đó 1 tuần đến 10 ngày các mụn trên biến mất. Một thời gian sau (có khi vài
tháng hoặc thậm chí vài năm) triệu chứng bệnh lý trên lại xuất hiện. Được biết virut hecpet
có vật chất di truyền là ADN sợi kép. Hãy giải thích tại sao bệnh lí này lại dễ bị tái phát.
Câu 10. (2,0 điểm): BỆNH TRUYỀN NHIỄM, MIỄN DỊCH.
1. Tại sao 1 số tác nhân gây bệnh trốn tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch
2. Bệnh sởi là 1 bệnh miễn dịch suốt đời. Tại sao vẫn có nhiều người mắc bệnh sởi?
Tạo ra dịch?

- Hết -
Người ra đề: Phạm Thị Thúy Hồng - 0985.211.871.

HƯỚNG DẪN CHẤM


MÔN: SINH HỌC 10
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
Câu 1: 1. Những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ
(2 điểm) + Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, gồm có glixerol liên kết với axit
béo 0,25
+ Là các lipit đơn giản không tan trong nước, tan trong các dung môi
hữu cơ. Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể.
- Giải thích: 0,25
+ Các thức ăn nướng chứa nhiều các chất béo không no với các liên kết
đôi trans.
+ Ở các mạch máu bị tổn thương hoặc viêm, các chất béo không no với
các liên kết đôi trans dễ bị lắng đọng thành mảng tạo những chỗ lồi
cản trở dòng máu, giảm tính đàn hồi của thành mạch.
2.
- Nhóm R của amino axit tham gia vào hình thành nên các liên kết trong 0,25
các bậc cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của phân tử prôtêin.
- Các loại liên kết:
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
+ Liên kết kị nước: Được hình thành giữa các nhóm R kị nước (không 0,25
phân cực) thường quay vào trong lõi prôtêin để tránh tiếp xúc với
nước. 0,25
+ Liên kết Vande Van: Khi các nhóm R không phân cực của các axit 0,25
amin nằm sát nhau thì liên kết Vande Van liên kết chúng lại với nhau.
0,25
+ Liên kết hiđrô: Được hình thành giữa các nhóm R phân cực.
0,25
+ Liên kết ion: Hình thành giữa các nhóm R tích điện âm và dương
+ Liên kết disunphit (-S-S) được hình thành giữa các axit amin Xistein
1.
Câu 2: - Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội 0,25
(2 điểm) chất trơn và peroxixom
- Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ
sung nhóm hiđrôxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho 0,5
chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Perôxixom khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidro
từ chất độc đến oxi tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza
xúc tác chuyển thành H2O.
2.
- Trong quá trình tổng hợp prôtêin xuyên màng, một phần chuỗi
polipeptit được gắn vào mạng lưới nội chất nhờ prôtêin tín hiệu, phần 0,25
còn lại của chuỗi sẽ chui vào trong lưới nội chất.
- Sau khi được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nhờ túi tiết, prôtêin
chuyển sang bộ máy Gôngi và được biến đổi gắn thêm cacbohiđrat. 0,5
- Sau khi hoàn thiện prôtêin được chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm
cacbohiđrat của glicôprôtêin nằm ở trong túi tiết nên khi túi tiết dung
hợp với màng tế bào thì nhóm cacbohiđrat trong túi sẽ lộn ra phía 0,5
ngoài màng tế bào.
Câu 3: 1. Phản ứng sáng cũng sẽ bị ức chế. Vì:
(2 điểm) - Nếu chất độc làm ức chế enzyme Rubisco của chu trình Calvin thì sản 0,5
phẩm của chu trình không được tạo ra, do vậy sẽ không cung cấp
ADP và NADP+ cho pha sáng. Kết quả pha sáng bị ức chế.
2.
- Trong pha sáng, chất cho điện tử đầu tiên là nước. Chất nhận điện tử là 0,5
NADP+.
Giải thích:
- Khi năng lượng ánh sáng (photon) đập vào các phân tử diệp lục làm
cho các điện tử của phân tử diệp lục sẽ hấp thụ năng lượng của các
photon và nhảy lên mức năng lượng cao hơn (trạng thái kích thích). 0,5
Ngay sau đó electron ở trạng thái kích thích lại chuyển về trạng thái
cơ bản và truyền phần năng lượng hấp thụ được sang một electron ở
phân tử sắc tố bên cạnh. Năng lượng cứ tiếp tục được truyền qua các
phân tử sắc tố cho tới khi nó được truyền đến phân tử chlorophyll a
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
đặc biệt nằm ở phức hệ trung tâm phản ứng. Ở đây, điện tử của
chlorophyll a đặc biệt sẽ được kích thích và bị chất nhận điện tử đầu
tiên bắt giữ  chlorophyll a mất điện tử và trở thành dạng kích động
điện tử và nó lấy điện tử từ quá trình quang phân li nước.
- Điện tử với năng lượng cao từ chất nhận điện tử đầu tiên sẽ đi vào
chuỗi vận chuyển điện tử diễn trên màng thylacotit và sẽ đi đến chất 0,5
nhận điện tử cuối cùng là NADP + đồng thời khử NADP+ thành
NADPH theo phương trình: NADP+ + H+ + 2e- => NADPH.
Câu 4: 1.
(2 điểm)
Tiêu chí Chất ức chế cạnh Chất ức chế không
tranh cạnh tranh
Đối tượng Là chất có cấu hình Các chất có cấu hình 0,25
phân tử giống với phân tử khác với
cơ chất của enzim cơ chất của en
zim, như các nhóm
(gốc) mang điện,
ion.
Kiểu tác động Liên kết vào trung Không liên kết vào 0,25
tâm hoạt động của vùng trung tâm
enzim, lm mất vị hoạt động của
trí liên kết với cơ enzim, làm biến
chất đổi cấu hình trung
tâm hoạt động của
enzim. 0,25
Chịu ảnh hưởng bởi Có chịu ảnh hưởng Không chịu ảnh
nồng độ cơ chất hưởng
- Có thể phân biệt được hai loại chất ức chế bằng cách: 0,25
Cho một lượng enzim nhất định cùng với cơ chất và chất ức chế vào một
ống nghiệm, sau đó tăng dần lượng cơ chất thêm vào ống nghiệm,
nếu tốc độ phản ứng gia tăng thì chất ức chế đó là chất ức chế cạnh 0,25
tranh.
2.
- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ để
0,25
các phản ứng này xảy ra được thì đồng thời cũng làm biến tính protein và
làm chết tế bào.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không 0,25
phân biệt phản ứng nào là cần thiết hay không cấn thiết.
- Enzim được lựa chọn vì enzim xúc tác cho phản ứng bằng cách làm 0,25
giảm năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra
dễ dàng hơn.
- Enzim có tính đặc hiệu với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng
nào cần thiết thì enzim sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy ra
Câu 5: 1.
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
(2 điểm) a. Con đường truyền tin với phospholipase C.
- G – protein hoạt hóa phospholipase C. Phospholipace C tiến hành 0,25
phân giải PIP2 trên màng tế bào thành DAG và IP3
- IP3 liên kết làm mở kênh Ca2+ trên màng nội bào giải phóng Ca 2+ vào 0,25
bào tương như một chất truyền tin thứ hai.
- Quá trình dung hợp tinh trùng và trứng xảy ra tương tự như vậy, chỉ
khác là phospholipase C được đưa vào trực tiếp từ tinh trùng.
0,25
- Sự giải phóng Ca2+ vào bào tương có liên quan đến một quá trình quan
trọng là hoạt hóa trứng (kích hoạt các mARN hoạt động để trứng phát
triển, phân chia) khi thiếu phospholipase C ở tinh trùng thì Ca 2+ 0,25
không được giải phóng, trứng không được hoạt hóa, trứng không phát
triển dẫn đến vô sinh).
2.
* Kết quả: Ống 1: Màu xanh. Ống 2: Mầu nâu đỏ 0,5
* Giải thích:
- Ống 1: Tinh bột phản ứng với iot cho màu xanh.
- Ống 2: Dịch lọc gan lợn chứa nhiều glicôgen nên cho màu nâu đỏ khi
phản ứng với iot.
* So sánh tinh bột và glicôgen
- Giống nhau:
+ Đều là các đại phân tử, đa phân, đơn phân là glucôzơ, các đơn phân 0,25
liên kết với nhau bởi liên kết glucôzit
+ Đều không có tính khử.
+ Đều không tan, khó khuếch tán
- Khác nhau:
+ Tinh bột là hỗn hợp chuỗi mạch thẳng amilozơ và amilopectin phân
nhánh (24 – 30 đơn phân thì có một nhánh)
0,25
+ Glicôgen mạch phân nhánh dày hơn (8 – 12 đơn phân thì phân nhánh).
Câu 6: 1.
(2 điểm) * Hệ thống kiểm soát CKTB: Cyclin và kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk).
- Cyclin: Là prôtêin đặc biệt (nồng độ biến đổi theo CKTB nên gọi là
cyclin), có vai trò kiểm soát hoạt tính photphoryl hóa của Cdk đối với 0,25
các prôtêin đích.
- Cdk: Là các prôtêin kinaza phụ thuộc cyclin (vì bám vào cyclin mới
hoạt động được), có vai trò phát động các quá trình tiến thân bằng
cách gây photphoryl hóa nhiều prôtêin đặc trưng (kích hoạt hoặc ức
chế bằng cách gắn nhóm phôtphat). 0,25
* Cơ chế chung:
- Khi Cyclin liên kết với Cdk thành 1 phức hệ (MPF) thì Cdk ở trạng
thái hoạt tính kích hoạt hàng loạt các prôtêin. Nhờ đó, kích thích tế
bào vượt qua điểm kiểm soát và khi cyclin tách khỏi Cdk không có 0,5
hoạt tính. Như vậy bằng cơ chế tổng hợp và phân giải prôtêin cyclin
cùng cơ chế tạo phức hệ và phân giải phức hệ cyclin – Cdk tế bào
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
điều chỉnh chu kì sống của mình.
2. 0,25
- Cyclin kết hợp với kinaza tạo nên phức hệ Cdk, kiểm soát mức độ
được hoạt hóa của kinaza thông qua nồng độ của Cyclin trong tế bào. 0,25
- Shugoshin bảo vệ prôtêin cohensin khỏi sự phân giải sớm của prôtêin
kết dính nhiễm sắc tử. 0,25
- Condensin giúp chất nhiễm sắc đóng xoắn, co ngắn và thể hiện hình
thái đặc trưng.
- Kinetochores là vị trí bám của sợi tơ vô sắc với nhiễm sắc thể (hoặc
cohensin giúp giữ các nhiễm sắc tử chị em với nhau). 0,25
Câu 7: 1.
(2 điểm) - Vi khuẩn B. Chỉ có vi khuẩn Gram (-) mới có các kháng nguyên O
trong thành phần (lipopolysaccharide) màng ngoài thành tế bào. 0,5
- Vi khuẩn A. Chỉ có vi khuẩn Gram (+) mới có axit techoic trong thành
phần thành tế bào.
- Vi khuẩn A. Thể gốc của roi tế bào vi khuẩn có cấu trúc tương đương
cấu trúc thành tế bào. Vì vậy, nếu thể gốc chỉ có một lớp peptidoglycan
dày chứng tỏ vi khuẩn đó là vi khuẩn Gram (+).
2. 0,5
- Vi khuẩn X thu năng lượng theo hình thức lên men, vì nó sinh trưởng
tốt hơn trong môi trường kị khí không chứa các chất nhận điện tử vô
cơ. Nếu có khả năng hô hấp thì vi khuẩn này sẽ phải sinh trưởng tốt 0,5
hơn nhiều trong điểu kiện hiếu khí. Vì vậy, vi khuẩn này thuộc dạng kị
khí chịu khí.
- Vi khuẩn X có khả năng thuộc nhóm vi khuẩn lactic, do các đặc
điểm: (i) Gram dương, (ii) kị khí chịu khí, (iii) sinh axit lactic. Điểm
đặc trưng của nhóm vi khuẩn này là khả năng ức chế 0,5
nhiều vi khuẩn khác khi sinh trưởng trong cùng môi trường.
Câu 8: 0,5
Số lượng vi khuẩn
Pha tiềm phát Pha

Pha tiềm phát Pha

(2 điểm) Pha cân bằng

Pha suy vong


lũy thừa
lũy thừa

Thời gian

- Trong môi trường nuôi cấy có chứa hai loại cơ chất cacbon là glucozo
và arabinozo. Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzyme phân giải loại
hợp chất dễ đồng hóa hơn là glucozo. Sau đó, khi glucozo cạn, vi 0,5
khuẩn lại được arabinozo cảm ứng để tổng hợp enzyme phân giải
arabinozo  đồ thị có hai pha tiềm phát và hai pha lũy thừa.
- Tại các pha tiềm phát số lượng tế bào vi khuẩn không tăng do vi khuẩn
chưa thích ứng tốt được với môi trường nên chưa có sự sinh trưởng
0,25
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
(phân chia).
- Nhưng khi vi khuẩn đã thích ứng tốt được thì nó bắt đầu sinh sản, vì vi
khuẩn sinh sản bằng hình thức phân đôi, thời gian thế hệ ngắn  số 0,25
lượng tế bào vi khuẩn sẽ tăng lên nhanh chóng (pha lũy thừa) và đạt
cực đại khi số lượng tế bào vi khuẩn sinh ra cân bằng với sức chứa
(nguồn dinh dưỡng) có trong môi trường (pha cân bằng).
- Tuy nhiên, do nuôi cấy trong môi trường không liên tục  chất dinh
dưỡng ngày càng cạn, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất sinh 0,5
ra ngày càng nhiều  ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, vi khuẩn
chết ngày càng nhiều  số lượng tế bào giảm.
Câu 9: - Chu trình sống của hepec gồm 2 chu trình: chu trình tiềm tan và sinh 0,5
(2 điểm) tan tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Sau khi xâm nhiễm vào tế bào
người, virut hecpet sẽ sinh sản theo chu trình sinh tan, tấn công làm vỡ
tế bào và giải phóng hạt virut, gây ra mụn rộp, vỡ và chảy dịch.
- Dưới tác động của hệ miễn dịch và việc điều trị, khả năng sinh sản của
virut chậm lại và dừng, chuyển sang chu trình tiềm ẩn (âm ỉ), virut lây 0,5
nhiễm tế bào thần kinh (neuron) và ôn hòa trong tế bào vật chủ và hoàn
toàn không gây nên các triệu chứng bệnh (các mụn rộp nhỏ ở miệng).
- Khi môi trường thay đổi (stress, nhiệt độ, hormone…) tạo điều kiện
giúp hecpet chuyển tử giai đoạn tiềm ẩn sang giai đoạn sinh tan  gây 0,5
bệnh tái phát.
- Việc bệnh lí do hecpet gây ra dễ bị tái phát là do các yếu tố môi trường 0,5
có thể xuất hiện lặp lại.
Câu 10: 1.
(2 điểm) - Do sự thay đổi KN của tác nhân gây bệnh; VD: H5N. Tấn công trực 0,25
tiếp vào hệ miễn dịch; VD: HIV
- Tích hợp hệ gen với tế bào; VD: Hecpec, HIV,… 0,25
- Tạo màng nhầy; VD: Diplococcus pneumoniae 0,25
+ Không có màng nhầy, không độc do dễ bị ĐTB tấn công
+ Có màng nhầy gây độc do thoát được sự tấn công của hệ miễn dịch
- Một số phagơ tránh được sự tấn công của enzim phân giải AND của tế 0,25
bào chủ yếu do metyl hóa các vị trí cắt của enzym  enzym không
thể nhận diện được.
2.
- Bệnh tạo thành dịch do không có miễn dịch cộng đồng CK/n số lượng
lớn trong cộng đồng, cần tiêm chủng mở rộng. 0,25
- Nếu có khoảng 70% trẻ em được miễn dịch -> gần như không có khả
năng gây bệnh. 0,25
- Bệnh sởi thường xuyên xảy ra ở trẻ em nhưng 1 số người lớn bị bệnh 0,25
vì:
+ Chưa từng bị sởi
+ Chưa tiêm chủng
- 1 số trẻ em vẫn bị sởi vì:
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
+ Không có miễn dịch (chưa đi tiêm phòng) 0,25
+ Khi tiêm vacxin, đưa trẻ vẫn đang còn kháng thể của mẹ (qua sữa với
nhau thai), kháng thể mẹ trung hòa vacxin, vacxin không
313

You might also like