You are on page 1of 7

3.

Thực hiện thí nghiệm với ba cây thân thảo cùng loài, cùng kích thước, số lượng lá:
Hai cây hoàn toàn bình thường và một cây là thể đột biến có cấu trúc khí khổng bị biến
đổi (luôn ở trạng thái khép hờ).
Đặt ba cây dưới điều kiện ngoài trời từ 6 giờ sáng đến 18 giờ cùng ngày, một trong hai
cây bình thường được úp chuông thủy tinh nhưng vẫn đảm bảo thông khí. Dùng thiết bị
đo lượng nước thoát ra khỏi cây và tính toán thu được các thông số sau:
Vân tốc Biên độ Nồng độ chất Nồng độ chất hữu
Thông
trung bình vận tốc* khoáng trong nước cơ trong nước
số
(ml/m /h)
2
(ml/m /h)
2
thoát ra (mM) thoát ra (mM)
Cây I 17,6 9,2 0 0
Cây II 3,3 0,3 0 0
Cây III 1,7 0,6 0,03 0,27
(*) Chênh lệch giữa vận tốc cao nhất và thấp nhất.
Hãy xác định điều kiện thí nghiệm của các cây I, II và III (Là cây bình thường hay cây
đột biến? Cây có úp chuông thủy tinh hay không?). Giải thích.
3. Điều kiện thí nghiệm của mỗi cây và giải thích:
- Cây I: Cây bình thường không úp chuông thủy tinh.
Cây chủ yếu thoát hơi nước qua khí khổng nên lượng nước thoát ra lớn và vận tốc
trung bình lớn, nhưng có hiện tượng giảm trưa (do khí khổng đóng vào buổi trưa khiến
thoát hơi nước giảm mạnh) nên chênh lệch vận tốc lớn. (0,25)
- Cây II: Cây đột biến.
Cây có khí khổng luôn khép hờ nên không thể thoát hơi nước qua khí khổng mà chỉ có
thể qua tầng cutin với lượng nước và tốc độ chậm hơn nhiều, không có hiện tượng giảm
trưa nên chênh lệch vận tốc nhỏ. (0,25)
- Cây III: Cây bình thường có úp chuông thủy tinh.
Cây bị úp chuông thủy tinh nên không khí trong chuông nhanh chóng bị bão hòa hơi
nước, lúc này thoát hơi nước qua khí khổng và tầng cutin đều ngừng trệ, nhưng rễ vẫn hút
nước nên nước thoát ra khỏi lá qua thủy khổng (ứ giọt). Dòng nước này có cả chất
khoáng và chất hữu cơ do bị đẩy ra từ mạch dẫn. (0,25)

Vi khuẩn Bradyrhizobium japonicum lây nhiễm vào rễ đậu tương ( Glycine max) và tạo

nốt sần. Quá trình cố định ni tơ được xúc tác bởi enzyme nitrogenase xảy ra trong nốt

sần và hoạt tính nitrogenase có thể dễ dàng đo được bởi phản ứng khử acetylene thay
vì khử nitơ. Các nhà khoa học đã tạo một chủng đột biến không có khả năng tổng hợp

enzyme malic phụ thuộc NAD (thể đột biến dme), là enzyme xúc tác tạo pyruvate và

NADH. Sau đó họ gây nhiễm chủng vi khuẩn đột biến và chủng dại (wildtype) vào rễ

cây mầm đậu tương. Cây non được trồng trong môi trường không có nitơ. Sau 14 và

28 ngày bị lây nhiễm, số lượng và khối lượng của các nốt sần ở các cây con và khả

năng khử acetylene được ghi lại.

Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời .

A. Hoạt tính cố định nitơ trong các nốt sần của cùng một thí nghiệm sau 28 ngày lây

nhiễm cao hơn so với sau 14 ngày lây nhiễm.

B. Sau khi lây nhiễm bởi B. japonium, cả số lượng và kích thước của các nốt sần

tăng lên theo thời gian từ 14 đến 28 ngày.

C. Việc giảm hoạt tính cố định nitơ của các nốt sần bị lây nhiễm bởi chủng đột biến

ở thời điểm sau 28 ngày so với thời điểm sau 14 ngày là do sự giảm hoạt tính của

enzyme nitrogenase và giảm sự tạo nốt sần.

D. Quá trình cố định nitơ diễn ra ở nốt sần bị lây nhiễm B. japonicum bị điều hoà

giảm (down-regulated) bởi enzyme malic phụ thuộc NAD .

Answer keys

A. True B. True C. False D. False

Explanation
A. True. As shown in the figure, in both wildtype and mutant treaments, acetylene

reduction activity in nodules at 28 days after inoculation is higher than that at 14 days

after inoculation, indicating higher nitrogen fixation actitity.

B. True. In both treaments, number and size of nodules are higher at 28 days compared

to those at 14 days after inoculation

C. False. Number of nodules at 28 days after inoculation is higher than at 14 days after

inoculation

D. False. The mutation of NAD+ -dependent malic enzyme in the bacteria results in a

reduction of acetylene reduction, indicating that the enzyme (in wildtype) up-regulates

the nitrogen fixation

Câu 10. Theo nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô:

- Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1 cm 2 biểu bì trên là 9300.

- Tổng diện tích lá trung bình (cả 2 mặt lá) ở 1 cây là 6100 cm 2.

- Kích thước trung bình của khí khổng là 25,6 x 3,3 micromet.

a. Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng
ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy?

b. Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua
khí khổng là rất lớn (chiếm 80 – 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)?

c. Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Yếu tố nào làm
ngưng trệ sự liên tục đó?

Câu 16. Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. Hãy cho biết :

a. Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng ?

b. Khi nào T cực đại ?

c. Khi nào T giảm đến O ?

d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường.Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng ?

Câu 22.
a. Nêu các biện pháp kĩ thuật xử lí đất để giúp cây tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ
đất. Một số loài cây trước khi gieo hạt, người ta cho hạt cây nhiễm loại bào tử nấm cộng sinh với rễ cây.
Việc làm này đem lại lợi ích gì cho cây trồng? Giải thích.

b. Khi bón các dạng phân đạm khác nhau như NH 4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 có làm thay đổi đặc điểm của
đất trồng không? Giải thích.

Câu 24. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước trong đất đến sinh trưởng cây trồng, người ta trồng các cây
bạc hà đang phát triển tốt trong nhà kính vào 2 chậu nhựa: chậu số (I) trồng 1 cây, chậu số (II) trồng 16
cây. Cả 2 chậu được tưới cùng lượng nước như nhau. Khi xác định tỉ lệ sinh khối giữa rễ và chồi (rễ/chồi)
sau một thời gian trồng, người ta thu được kết quả sau:
Tỉ lệ sinh khối rễ /chồi

(1)

(2)

Lượng nước tưới (ml/ngày)

Đường cong nào là kết quả của chậu số (I), đường cong nào là kết quả của chậu số (II)? Giải thích.

Câu 2. Nước và các chất trong cây được vận chuyển bằng những cơ chế nào? Phân biệt các cơ
chế đó. Cho ví dụ minh họa.
ĐÁP ÁN:
- Khuếch tán, vận chuyển chủ động và vận chuyển dòng khối hoạt động phối hợp với nhau để
vận chuyển các tài nguyên trong cây.
- Khuếch tán: chất tan vận chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm
thấu thấp, nước vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.
Ví dụ: chất hữu cơ vận chuyển từ cơ quan nguồn đến cơ quan chứa là nơi sử dụng.
- Vận chuyển chủ động: chất tan vận chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp
suất thẩm thấu cao.
Ví dụ: chất hữu cơ vận chuyển từ cơ quan nguồn đến cơ quan chứa là nơi dự trữ.
- Vận chuyển dòng khối:
+ Nhờ áp suất âm trong xylem: ở lá nước luôn thoát ra ngoài tạo ra thế nước thấp, kéo cột
nước và khoáng từ rễ lên.
+ Nhờ áp suất dương trong phloem: chất hữu cơ vào phloem, tạo áp suất thẩm thấu cao,
hút nước vào, tạo ra áp lực đẩy cột chất đi xuống.
Câu 5. Khi thiếu Mg và Fe, lá có triệu chứng như thế nào? Giải thích nguyên nhân gây ra những
điểm giống và khác nhau giữa các triệu chứng đó. Từ đó rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến các
triệu chứng thiếu khoáng của cây.
ĐÁP ÁN:
- Triệu chứng:
+ Thiếu Mg: vàng lá già trước.
+ Thiếu Fe: vàng lá non trước.
- Nguyên nhân:
+ Thiếu Mg – thành phần của Chl gây ra bệnh vàng lá. Thiếu Fe có thể gây ra bệnh vàng lá dù
Chl không chứa Fe, vì ion Fe là một cofactor của một trong các bước enzim tổng hợp Chl.
+ Cây thiếu Mg đầu tiên biểu thị các dấu hiệu của bệnh úa vàng trong lá già. Vì nếu một chất
dinh dưỡng di chuyển một cách tự do, thì triệu chứng thiếu khoáng xuất hiện đầu tiên ở các cơ
quan già do các mô non đang sinh trưởng có “lực lôi kéo” lớn hơn các chất dinh dưỡng đang
khan hiếm.
+ Fe không di động tự do trong cây và sự thiếu Fe làm úa vàng lá non trước. Vì sự thiếu hụt
một chất khoáng ít di chuyển có tác động lên các phần non của cây. Các mô già có thể có lượng
chất khoáng hợp lý giúp chúng tồn tại được trong các thời kì khan hiếm khoáng.
- Triệu chứng thiếu khoáng phụ thuộc vào:
+ Chức năng của chất dinh dưỡng.
+ Khả năng di chuyển của nó trong cây:
+ Ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian của năm và tuổi của cây.
Câu 6. Tại sao trong cây, nitơ phải biến đổi từ dạng NO3- thành dạng NH4+. Trình bày các giai
đoạn biến đổi nitơ trong cây và ý nghĩa của chúng.
ĐÁP ÁN:
* Nitơ phải biến đổi từ dạng NO3- thành dạng NH4+ vì tế bào chỉ sử dụng NH4+ để tổng hợp axit
amin, từ đó tạo protein.
* Các giai đoạn:
- Quá trình khử NO3-: cần enzim khử reductase, do Mo, Fe là các cofactor hoạt hóa. Có ý
nghĩa làm giảm lượng NO3- trong mô (NO3- cao hơn 500mg/kg gây ung thư).
NO3- → NO2- → NH4+
NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e → NO2- + NAD(P)+ + H2O
NO2- + 6Fed khử + 8H+ + 6e → NH4+ + 2H2O.
Ý nghĩa: Chuyển NO3- thành NH4+ để chuẩn bị tổng hợp axit amin
- Quá trình đồng hóa NH3 trong cây
+ Amin hóa trực tiếp (4 phản ứng khử amin hóa tạo axit amin).
Ý nghĩa: Tạo ra một số loại axit amin.
+ Chuyển vị amin.
Ý nghĩa: Tạo ra đủ 20 loại axit amin.
+ Hình thành amit.
Ý nghĩa:
+ Cách tốt nhất để thực vật không bị ngộ độc NH3.
+ Là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp axit amin trong cơ thể thực vật khi cần thiết.

Câu 1 (2,0điểm): TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG


a) Sự vận chuyển dòng khối tạo điều kiện cho sự vận chuyển quay đầu của H 2O trong xylem như
thế nào?

b) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví dụ
cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) bị
ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.

c) Với các loại cây trồng sau nên chú ý bổ sung loại phân bón chủ yếu nào để đạt năng suất cao:
mía, cà chua, cải ngọt, táo, vải, khoai lang, rau muống, củ cải đường, khoai tây? Giải thích.
Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

- Các chất đồng hóa được tạo ra ở vị trí nguồn tăng P hút H2O từ xylem và vị trí 0,25
khác tạo ra P dương

- Áp suất này  động lực vận chuyển đường và sản phẩm từ vị trí nguồn đến vị trí
đích 0,25
a
- Sản phẩm được vận chuyển đến vị trí sử dụng hay vị trí tích trữ  tăng P của vị trí
đích và giảm P của dòng vận chuyển  mạch rây bị mất nước xylem
0,25
Như vậy có sự quay vòng trong vận chuyển nước trong xylem nhờ vận chuyển
dòng khối

- Vì protein màng đồng vận chuyển (H +/saccharose) thực hiện vận chuyển saccharose
từ ngoài vào tế bào kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được, cần có bơm proton
đẩy H+ từ phía trong màng ra phía ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng 0.25
đồng vận chuyển (H+/saccharose), bơm proton hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp
cung cấp.
b
- Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP do đó làm giảm sự
vận chuyển chủ động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và tế bào kèm.

0.25

- Cải ngọt, rau muống là các loại cây thu hoạch lá, cần bón phân đạm bổ sung nguyên 0,25
tố N cho cây, giúp ra nhiều cành, lá, lá phát triển to và xanh tốt.

- Mía, khoai lang, khoai tây cần bón đủ phân Kali. Vì K giúp cho việc vận chuyển đường
c về cơ quan dự trữ, tăng hàm lượng tinh bột. 0,25

- Cà chua, táo vải: thu hoạch quả nên cần bón phân lân (cung cấp P) trong thời kì ra
quả để quả ra sớm và nhiều, đến thời kì bón thúc nên bổ sung Kali để tăng dự trữ
0,25
đường trong quả, tăng màu sắc và chất lượng quả.

You might also like