You are on page 1of 3

CÂU1

a) Rễ thực vật trên cạn có những đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp
thụ nước và ion khoáng?
b) Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ
rễ lên lá?
- Hệ thống lông hút hình thành liên tục với số lượng khổng lồ, tạo nên bề mặt hấp phụ rất lớn, 0,5
giúp cho tế bào rễ tăng nhanh diện tích tiếp xúc với đât.
- Dung dịch tế bào thường cao hơn dung dịch đất, tạo điều kiện cho các phân tử nước luôn 0,25
a
luôn di chuyển từ dịch đất vào tế bào.
- Các tế bào từ lông hút vào trung trụ ở giữa rễ cây thường bố trí theo chiều tăng dần về nồng độ 0,25
dung dịch, nhờ đó mà nước, các ion khoáng liên tục được vận chuyển vào mạch gỗ.
- Mạch gỗ cấu tạo gồm các tế bào đã chết nên không có màng, không có các bào quan, các 0,5
đầu cuối và thành bên đục thủng lỗ giúp chúng liên kết tạo nên một ống rỗng nối dài từ rễ lên tận
các tế bào nhu mô lá. Đặc điểm này giúp cho sự vận chuyển chất dịch trong ống không bị lực cản
do ma sát nên sẽ chuyển nhanh và thuận lợi
b
- Các ống xếp xít nhau cùng loại (quản bào - quản bào hoặc mạch ống - mạch ống) hay khác loại
(quản bào - mạch ống), trong đó lỗ bên giữa các ống thông với nhau. Đặc điểm sắp xếp này tạo 0,5
thuận lợi cho dòng nước và ion khoáng di chuyển liên tục từ dịch đất lên tế bào nhu mô lá, kể cả
trường hợp không may có một ống dẫn nào đó bị hỏng hoặc bị tắc.
1. So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Nêu mối quan hệ giữa hai dòng này trong cơ thể thực
vật.
2. Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không?
1. Giống nhau
- Đều là những dòng vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, thành phần nước và một số 0,25
chất tan.
* Khác nhau
Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
- Con đường: vận chuyển các chất từ đất đến - Con đường: vận chuyển các chất từ tế bào
mạch gỗ của rễ, vào mạch gỗ của thân, đến lá quang hợp trong phiến lá đến cuống lá rồi 0,25
và các phần khác. đến các cơ quan cần sử dụng sản phẩm 0,25
quang hợp rễ, hạt, củ, quả....
- Cấu tạo: từ các tế bào còn sống, nối tiếp 0,25
- Cấu tạo: từ các tế bào đã chết, hóa gỗ có các nhau bằng bản rây và có các tế bào kèm 0,25
lỗ bên áp sát tạo thành dòng liên tục. nuôi dưỡng.
- Vận chuyển: ngược chiều trọng lực. - Vận chuyển: xuôi chiều trọng lực. 0,125
- Thành phần: nước, chất khoáng, một ít chất -Thành phần: nước,saccarozơ, axit amin,
hữu cơ (hoocmôn, vitamin) độ pH trung bình. hoocmôn, vitamin, nhiều ion K+. độ pH cao.
- Động lực: vận chuyển nhờ lực đẩy của rễ, lực - Động lực: vận chuyển là lực thẩm thấu
hút của lá, lực liên kết giữa các phân tử nước nhờ chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ
với nhau và với thành mạch. quan nguồn và cơ quan chứa. 0,125
* Mối quan hệ
- Dòng mạch gỗ vận chuyển muối và chất khoáng cho quá trình quang hợp ở lá tạo sản phẩm
dịch mạch rây. Dòng mạch rây cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào rễ hô hấp hút khoáng,
tạo cơ chế đóng mở khí khổng, sinh ra các lực vận chuyển dòng mạch gỗ. 0,25
- Hai dòng này có thể trao đổi nước qua các lỗ bên của tế bào mạch gỗ. 0,25
2.
- Mạch rây vận chuyển tích cực nên mạch rây phải là các tế bào sống.
- Mạch gỗ có tác dụng giảm sức cản của dòng nước, thành dày giúp cho ống dẫn không bị
phá huỷ bởi áp lực âm nên mạch gỗ phải là các tế bào chết.
Những lực nào tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây? Trong những lực đó lực
nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao
- Ba lực tham giatrực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là:
Lực đẩy của rễ ( biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt); lực trung gian ở thân ( lực liên kết giữa các phân
tử nước và lực bám của phân tử nước lên thành mạch gỗ) ; lực hút từ lá ( do sự thoát hơi nước tạo ra)
-Lực hút từ lá là chính vì::
- Lực đẩy của rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây bụi; lực trung gian chỉ
giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực.
Vậy: lực hút từ lá là chính ( cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường) .
Quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở thực vật chủ yếu nhờ có lông hút, nhưng nhiều loài thực
vật không có lông hút thì chúng hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cách nào?
- Thực vật thủy sinh không có lông hút thì cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
- Một số cây trên cạn, hệ rễ không có lông hút (thông, sồi) nhưng rễ được nấm cộng sinh với rễ bao bọc.
Nhờ nấm rễ các loại cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng và có tính chọn lọc, mặt khác sợi
nấm tạo nên bề mặt hấp thu lớn.
- Ở tế bào còn non, vách tế bào chưa bị suberin hóa cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng.
Nước thoát từ lá ra không khí theo hai con đường.
a. Đó là hai con đường nào?
b. Nêu những đặc điểm của hai con đường đó?
c. Trình bày cơ chế điều chỉnh quá trình thoái hơi nước?
a. Hai con đường thoát hơi nước: Con đường qua bề mặt lá (qua cutin) và con đường qua khí khổng.
b. Đặc điểm mỗi con đường:
- Qua bề mặt lá: vận tốc yếu, lượng nước nhỏ, nhiều nhất chỉ được 30% và không có sự điều chỉnh lượng
nước thoát ra (mang nặng tính chất vật lí).
- Qua khí khổng: vận tốc lớn, lượng nước nhiều, ít nhất cũng đạt 70% và lượng nước thoát ra được điều
chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
c. Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước: Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng nên cơ chế điều chỉnh
thoát hơi nước chính là cơ chế đóng mở khí khổng. Có 3 cơ chế đóng mở khí khổng:
- Cơ chế ánh sáng
- Cơ chế AAB:
- Cơ chế bơm ion.
a. Rất nhiều loài cây rụng lá vào mùa đông. Tại sao nói rụng lá là sự thích nghi của những cây này
trong mùa đông?
b. Giả sử cây ngô A và cây ngô B giống hệt nhau, sống trong các điều kiện hoàn toàn như nhau, chỉ
khác nhau về 1 trong các yếu tố:
- Cây A đủ nước, cây B thiếu nước
- Cây A đủ khoáng, cây B thiếu sắt
a. Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp
+ Chất nguyên sinh trở nên đặc -> nước khó vận chuyển -> cây khó hút nước
+ Hô hấp giảm -> ATP được tổng hợp ít -> giảm quá trình hút nước
+ Không khí ngoài môi trường trở nên khô hanh -> tăng quá trình thoát hơi nước
=> trong điều kiện quá trình hút nước được ít và thoát hơi nước nhiều thì cây rụng lá để giảm bớt quá trình
thoát hơi nước
b.
- Tỉ lệ rễ/chồi: Cây A: tỉ lệ sinh khối giữa rễ và chồi ( rễ/chồi) thấp hơn cây B.
Vì ở cây B thiếu nước nên hệ rễ phải phát triển mạnh để hấp thụ nước
- Màu sắc lá: Cây A: lá xanh, Cây B: lá vàng
Vì sắt không trực tiếp tham gia thành phần của diệp lục nhưng ion sắt là một cofacto của một trong các
bước enzim tổng hợp diệp lục.
CÂU 9
a. Các nguyên tố khoáng được cây hấp thụ theo những phương cách nào? Tại sao quá trình hấp
thụ nước và muối khoáng có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của rễ?
b. Năm 1959, Garô đã thiết kế một dụng cụ đo lượng nước thoát qua hai mặt của lá. Sử dụng
dụng cụ đó, ông đã đo được lượng hơi nước thoát qua hai mặt lá như bảng bên:
- Những số liệu nào trong bảng bên cho phép khẳng định số lượng khí khổng có vai trò quang
trọng trong sự thoát hơi nước qua lá?
- Số liệu về khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá cây đoạn (Tilia sp.) nói lên
điều gì? Giải thích.
Tên cây Mặt lá Số lượng khí khổng/mm2 Thoát hơi (mg/24 giờ)
Mặt trên 22 500
Cây thược dược
(Dahlia variabilis) Mặt dưới 30 600
Mặt trên 0 200
Cây đoạn (Tilia
sp.) Mặt dưới 60 490
Mặt trên 0 0
Cây thường xuân
(Hedera helix) Mặt dưới 80 180

a. Những phương cách hấp thụ khoáng của cây:


- Trong dất, muối tồn tại ở 2 dạng: không hòa tan và hòa tan
(dạng ion). Dạng muối không hòa tan chuyển hóa thành dạng ion
chịu ảnh hưởng của môi trường như độ thoáng, nhiệt độ, độ pH…
- Rễ cây sẽ hấp thụ muối khoáng ở dạng ion.
- Các ion khoáng có thể được hấp thụ theo cơ chế thụ động: các
ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp. Mộ số ion khoáng cần thiết được hấp thụ chủ động – ngược
chiều graĐien nồng độ (như hấp thụ K+).
* Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng có liên
quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của rễ vì sản phẩm
của quá trình hô hấp là ATP và một số hợp chất trung
4 gian đều rất cần cho quá trình hấp thụ nước và hấp thu
(2,0 điểm) chất khoáng.
b. Số liệu về số lượng khí khổng/mm 2 ở mặt trên và
mặt dưới lá với cường độ thoát hơi nước mg/24 giờ của
mỗi mặt lá: mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên
và luôn có cường độ thoát hơi nước cao hơn mặt trên ở
cả 3 loài cây.
Mặt trên của cây đoạn (Tilia sp.) không có khí khổng
nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng tỏ rằng quá trình
thoát hơi nước có thể xảy ra không qua con đường khí
khổng. Bởi vì, hơi nước có thể khuếch tán qya lớp biểu bì
của lá khi nó chưa bị lớp cutin dày che phủ gọi là thoát
hươi nước qua cutin.

You might also like