You are on page 1of 5

23/10/2022

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1


SINH - K11
----------
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. Cấu tạo của rễ phù hợp với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục → số lượng lông hút tăng làm tăng diện tích tiếp
xúc với đất → cây hấp thụ nhiều nước và muối khoáng
- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn
II. Con đường vận chuyển từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
a. Cơ chế vận chuyển các chất qua màng

Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng

- Vận chuyển thu động (thẩm thấu): nước di - Vận chuyển thụ động: di chuyển từ nơi có
chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion nồng độ ion cao sang nơi có nồng độ ion thấp
khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trường
(nhiều ion khoáng, ít nước) - Vận chuyển chủ động (có sử dụng năng
lượng): di chuyển ngược chiều gradien nồng độ
b. Vận chuyển nước và muối khoáng vào mạch gỗ của rễ

Con đường gian bào Con đường tế bào chất

Nước và ion khoáng đi len lỏi giữa các tế bào → Nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất
nội bì → bị đai Caspari chặn lại, chuyển sang của các tế bào →nội bì → mạch gỗ của rễ
con đường tế bào chất

Nhanh nhưng không kiểm soát, chọn lọc được Chậm nhưng có kiểm soát, có chọn lọc được các
các chất chất
? Vì sao phải đi 2 con đường
- Con đường gian bào có tốc độ nhanh hơn, đảm bảo cung cấp đủ chất cần thiết cho cây. Con đường tế
bào chất tuy chậm nhưng giúp kiểm soát, chọn lọc các chất đi vào trong mạch gỗ.
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. Đặc điểm 2 con đường vận chuyển trong thân

Mạch gỗ Mạch rây

Cấu tạo Các tế bào chết: Quản bào, mạch Các tế bào sống: ống rây và tế bào kèm
ống

Vai trò Vận chuyển nước và các ion khoáng Vận chuyển các chất hữu cơ và các ion
từ đất vào mạch gỗ của rễ → lá và khoáng di động từ lá → các cơ quan
các phần khác cần sử dụng/ dự trữ

Chiều vận chuyển Đi lên (ngược chiều trọng lực) Đi xuống (xuôi theo chiều trọng lực)

Thành phần dịch Chủ yếu là nước, ion khoáng. Ngoài Chủ yếu là đường saccarozơ và các
ra còn có các chất hữu cơ được tổng chất khác: axit amin, vitamin, hoocmôn
hợp từ rễ thực vật, 1 số hợp chất hữu cơ khác, ion

1
23/10/2022

khoáng sử dụng lại

Động lực - Lực đẩy (áp suất rễ) - Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (chủ cơ quàn nguồn và cơ quan chứa
yếu)
- Lực liên kết giữa các phân tử nước
với nhau và với thành mạch gỗ

II. Cấu tạo của mạch gỗ và mạch rây phù hợp với chức năng vận chuyển các chất

Cấu tạo mạch gỗ - Tế bào chết: tế bào rỗng → giảm thiểu sự cản trở bên trong mạch gỗ
- Vách tẩm lignin: không thấm nước, tạo độ bền chắc, chịu được áp suất nước
- Các tế bào xếp chồng lên nhau: tạo ống dài từ rễ lên lá → vận chuyển dọc
- Lỗ bên: tạo đường vận chuyển từ mạch ống đến quản bào (vận chuyển
ngang)

Cấu tạo mạch rây - Ống rây: bị tiêu giảm bào quan → hạn chế sự cản trở trong quá trinh các chất
lưu thông
- Bản rây: lọc và kiểm soát các chất
- Tế bào kèm: nhiều ti thể, nhân to → tạo ATP, cung cấp năng lượng cho ống
rây
- Tế bào xếp chồng lên nhau: tạo đường vận chuyển lên, xuống

BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC


I. Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước
a. Khí khổng
- 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí
- Thành bên trong tế bào dày hơn thành bên ngoài
- Số lượng khí khổng ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên (vì ở mặt trên tiếp xúc với ánh mặt trời →
dễ mất nhiều hơi nước hơn)
- Cơ chế:
+ Khi no nước: thành mỏng tế bào căng ra làm thành dày cong theo → khí khổng mở
+ Khi mất nước: thành mỏng hết căng, thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng (không
đóng hoàn toàn)
b. Lớp cutin (phủ toàn bộ bề mặt lá, trừ khí khổng)
- Lá non (lớp cutin mỏng): thoát hơi nước qua cả 2 con đường
- Lá già (lớp cutin dày): chỉ thoát hơi nước qua khí khổng
II. Vai trò của thoát hơi nước đối với thực vật
- Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
- Điều hòa nhiệt độ cho cây
- Trao đỏi C O 2 và O2 với môi trường
III. Cân bằng nước
- Lượng nước hút vào = thoát ra: cây phát triển bình thường

2
23/10/2022

- Lượng nước hút vào > thoát ra: cây phát triển bình thường
- Lượng nước hút vào < thoát ra: mất cân bằng nước, lá héo, cây bị hư hại và chết
BÀI 4: VAI TRÒ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I. Khái niệm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
a. Khái niệm
- Những nguyên tố mà cây không thể thiếu (thiếu nó → không hoàn thành chu trình sống)
- Không thể thay thế bởi các nguyên tố khác
- Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể
b. Phân loại:
- Nguyên tố đa lượng (đại lượng): chiềm > 100mg/1kg chất khô của cây
- Nguyên tố vi lượng: chiếm ≤ 100mg/1kg chất khô của cây
c. Nguồn cung cấp
- Đất: chỉ hấp thụ muối khoáng ở dạng hòa tan (dạng ion)
- Phân bón: phân NPK, phân đạm, phân lân, phân vi sinh
- Nitơ hữu cơ trong xác động vật, thực vật và VSV (không sử dụng nitơ trong không khí)
II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Nguyên tố đa Nguyên tố vi
lượng lượng

Xây dựng thành phần cấu trúc tế bào x

Tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi x x
chất, sinh lý của cây

Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất x
lợi của môi trường
? Ví dụ (nguyên tố đa lượng)

Xây dựng thành phần cấu trúc - Lưu huỳnh: thành phần của protein
tế bào - Nitơ: thành phần protein, acid nucleic, diệp lục
- Canxi: thành phần của màng tế bào, thành tế bào
- Magie: thành phần cấu tạo của diệp lục
- Phospho: thành phần acid nucleic

Tham gia vào quá trình điều - Phospho: thành phần cấu tạo ATP, coenzyme
chỉnh các hoạt động trao đổi - Kali: hoạt hóa enzyme, liên quan đến đóng mở khí khổng, cân
chất, sinh lý của cây bằng nước
- Canxi, Magie, Nitơ,...: hoạt hóa enzyme
- Nitơ: tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất, trang thái
ngậm nước của tế bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế
bào

Tăng tính chống chịu cho cây - Phospho: thành phần của nhân và ATP → tăng tính chịu hạn,

3
23/10/2022

trồng đối với các điều kiện bất chịu rét, giúp rễ phát triển tốt
lợi của môi trường - Canxi: thành phần của thành tế bào → giúp tế bào thực vật vững
chắc hơn

BÀI TẬP ÔN TẬP


Câu 1: Phân biệt các loại tế bào ở thức vật liên quan đến các quá trình hấp thụ - vận chuyển -
thoát hơi nước theo bảng sau:

Loại tế Chức năng Loại tế bào này có cấu tạo như thế nào để thực hiện
bào chức năng đó?

Lông hút Hút nước và các ion khoáng Kéo dài, thành tế bào mỏng → tăng diện tích tiếp xúc
từ môi trường với đất → cây hấp thụ nhiều nước và muối khoáng

Mạch gỗ Vận chuyển nước và các - Tế bào chết: tế bào rỗng → giảm thiểu sự cản trở bên
ion khoáng từ đất vào mạch trong mạch gỗ
gỗ của rễ → lá và các phần - Vách tẩm lignin: không thấm nước, tạo độ bền chắc,
khác chịu được áp suất nước
- Các tế bào xếp chồng lên nhau: tạo ống dài từ rễ lên lá
→ vận chuyển dọc
- Lỗ bên: tạo đường vận chuyển từ mạch ống đến quản
bào (vận chuyển ngang)

Mạch rây Vận chuyển các chất hữu cơ - Ống rây: bị tiêu giảm bào quan → hạn chế sự cản trở
và các ion khoáng di động trong quá trinh các chất lưu thông
từ lá → các cơ quan cần sử - Bản rây: lọc và kiểm soát các chất
dụng/ dự trữ - Tế bào kèm: nhiều ti thể, nhân to → tạo ATP, cung
cấp năng lượng cho ống rây
- Tế bào xếp chồng lên nhau: tạo đường vận chuyển lên,
xuống

Khí Thoát hơi nước - 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí
khổng - Thành bên trong tế bào dày hơn thành bên ngoài
+ Khi no nước: thành mỏng tế bào căng ra làm
thành dày cong theo → khí khổng mở
+ Khi mất nước: thành mỏng hết căng, thành dày
duỗi thẳng → khí khổng đóng (không đóng
hoàn toàn)

Câu 2: Vẽ sơ đồ đơn giản về sự di chuyển của các phân tử nước từ đất qua các mô của cây ra
không khí bên ngoài

Câu 3: Vẽ sơ đồ đơn giản các con đường di chuyển của nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ
của rễ

4
23/10/2022

Câu 4: Lập bảng so sánh dòng mạch rây và dòng mạch gỗ với ít nhất 3 tiêu chí (bảng ở trên)

Câu 5: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thực vật cần Phosphorus (P) để tổng hợp ATP - đồng tiền năng lượng cho tế bào, đường và
acid nucleic. Vì vậy P cần thiết với số lượng lớn trong thời gian giai đoạn đầu của quá trình phân
chia tế bào, nên các triệu chứng tổng thể ban đầu khi thiếu P là chậm lớn, yếu và còi cọc. Các triệu
chứng thiếu P thường dễ nhận thấy hơn ở những cây non nhiều hơn ở cây trưởng thành. Cây thiếu P
thường có lá vàng và thân chuyển sang màu xanh đậm và trở nên còi cọc. Những lá già bị ảnh hưởng
trước tiên và có thể bị đổi sang màu tía do sự tích tụ đường ở những cây thiếu P vốn có lợi cho sự
tổng hợp anthocyanin - một sắc tố có màu tím; trong một số trường hợp, đầu lá sẽ nâu và chết lá. Cây
thiếu P biểu hiện yếu ớt và thời gian trưởng thành cũng kéo dài. Sự mở rộng của lá và diện tích bề
mặt của lá cũng có thể bị ức chế, làm cho lá bị quăn và nhỏ. Lúa mì và các loại ngủ cốc nhỏ thiếu P
có xu hướng bị căng thẳng và dễ mắc bệnh thối rễ.
Plant Nutrient Functions and Definiciency and Toxicity Symptoms, Ann McCauley và cộng sự,
Nutrient Management Module, số 9, 4449-9 May 2009
a. P có những vai trò gì đối với thực vật

b. Một người nông dân ra vườn và nhìn thấy một số dấu hiệu bất thường với 1 loài cây trong
vườn của mình. Theo em, các dấu hiệu bất thường đó có thể là gì nếu người này cho rằng các
cây trong vườn của anh ta bị thiếu phosphorus?

c. Dựa vào bài đọc, hãy đưa ra ít nhất 2 lí do để giải thích cho biểu hiện chậm lớn, yếu và còi
cọc của cây khi thiếu P

You might also like