You are on page 1of 9

SINH 11

I. LÝ THUYẾT

A. HẤP THU NƯỚC Ở RỄ


- Rễ là cơ quan hấp thụ nước
Cơ quan hút nước của cây chủ yếu là rễ, một số cây thuỷ sinh có thể hút nước qua thân, lá.
- Lông hút.
- Rễ có khả năng hướng nước, hướng hoá . . .
1. Hấp thụ nước và muối khoáng từ đất vào tế bào lông hút
Chỉ tiêu Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng
so sánh
Cơ chế Cây hút được nước ở dạng tự do và dạng liên kết Các ion khoáng di chuyển vào tế bào rễ
hấp thụ không chặt. một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: Chủ
động và thụ động.
Cây hút nước theo cơ chế thẩm thấu do sự chênh Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ
lệch áp suất thẩm thấu (từ nơi có Áp suất thẩm thấu đất hoặc môi trường dinh dưỡng (nơi có
thấp đến nơi có Áp suất thẩm thấu cao). nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi
Nói cách khác cây hấp thu nước thụ động (Cơ chế có nồng động ion thấp hơn).
thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng mà
trương (Thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút cây có nhu cầu cao di chuyển từ đất hoặc
(và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào môi trường dinh dưỡng vào rễ ngược chiều
ưu trương (Thế nước thấp hơn). građien nồng độ. Có sự tiêu tồn năng
lượng.

Điều Khi có sự chênh lệch thế nước giữa đất (hoặc môi Khi có sự chênh lệch nồng độ ion khoáng
kiện xảytrường dinh dưỡng) và tế bào lông hút: giữa đất và tế bào lông hút (theo cơ chế thụ
ra sự hấp
Do quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía động) hoặc có sự tiêu tốn năng lượng ATP
thụ trên làm giảm lượng nước trong tế bào lông hút (theo cơ chế thụ động).
Nồng độ các chất tan trong rễ cao.
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
Nước và các ion khoáng di chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
- Con đường thành tế bào – gian bào: Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó
sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến đai Caspari thì chuyển sang con đường tế bào.
- Con đường chất nguyên sinh – không bào: Xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
3. Ảnh hưởng của môi trường đối với qúa trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây
Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu), độ axit (pH) và lượng ôxi của môi trường (độ thoáng khí) các nhân tố
này ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của lông hút do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước
và các ion khoáng ở rễ cây.

B. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY


- Sau khi nước và các ion khoáng di chuyển vào mạch gỗ của rễ thì chúng được vận chuyển trong
cây Nước → Rễ → Thân → Lá → Dạng hơi
- Trong cây có 2 dòng mạch:
 Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ
rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan toả đến lá và những phần khác nhau của
cây.
 Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ từ các tế bào quang phổ
phiến lá chảy vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ.

1
T/c so sánh Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây
Cấu tạo Là cơ quan vận chuyển ngược chiều trọng lực. Mạch Là cơ quan vận chuyển thuận chiều trọng
gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống. lực. Mạch rây gồm các tế bào sống là
Các tế bào cùng loại nối kế tiếp nhau tạo nên những ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối
ống dài từ rễ lên đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống
lá. rễ.
Thành phần Chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các Các sản phẩm đồng hoá ở lá, chủ yếu là:
của dịch chất hữu cơ (Các axit amin, vitamin, hooc môn) được saccarôzơ, axit amin…cũng như một số
mạch tổng hợp ở rễ. ion khoáng được sử dụng lại như kali.
Động lực - Là phối hợp của 3 lực: - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
đẩy dòng + Lực đẩy (áp suất rễ) cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ).
mạch + Lực hút do thoát hơi nước
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và
với vách tế bào mạch gỗ.
C. THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
1. Vai trò của thoát hơi nước
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và
các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất, tạo môi trường liên kết các bộ phận
của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.
- Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuyếch tán vào lálàm nguyên liệu cho quá
trình quang hợp.
- Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho quá trình sinh
lý xảy ra bình thường.
2. Thoát hơi nước qua lá
- Lá là cơ quan thoát hơi nước.
- Số lượng tế bào khí khổng trên lá có liên quan đến sự thoát hơi nước của lá cây
- Ngoài tế bào khí khổng, sự thoát hơi nước của lá cây còn được thực hiện qua lớp cutin.
3. Hai con đường thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin.
a. Thoát hơi nước qua khí khổng:
- Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng (tế bào
hạt đậu). Khí tế bào hạt đậu no nước → lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước → lỗ khí đóng lại.
b. Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá:
- Hơi nước có thể khuyếch tán qua bề mặt lá (lớp biểu bì của lá) gọi là thoát hơi nước qua cutin. Lớp
cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.
4. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
- Nước ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng (Độ mở của khí khổng tăng khi
cường độ chiếu sáng tăng và ngược lại)
- Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
5. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
- Cân bằng nước: Khi A = B (Lượng nước do rễ hút vào – A, lượng nước thoát ra qua lá – B).
D. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG THIẾT YẾU Ở TRONG CÂY
1. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là:
- Nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành chu trình sống.
 Không thể thiếu hoặc thay thế bằng nguyên tố khác.
 Phải được trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
 Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
 Nguyên tố vi lượng (chiếm ≤ 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu,
Mo, Ni.
Thiếu nguyên tố nitơ là một trong các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa
sinh trưởng kém, thiếu tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (trồng trong chậu nước) cây lúa sinh
trưởng rất kém
2. Nguồn cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây
- Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây.
2
- Trong đất, các nguyên tố khoáng tồn tại chủ yếu 2 dạng:
 Không tan
 Hoà tan: Cây chỉ hấp thu các muối khoáng ở dạng hoà tan.
- Phân bón cho cây trồng.
 Bón phân không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:
 Gây độc cho cây
 Ô nhiễm nông sản
 Ô nhiễm môi trường nước, đất.
 Tuỳ thuộc vào loại phân bón, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.
3. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ
- Cây hấp thụ nitơ chủ yếu ở dạng: NO3-, NH4+
- Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và quyết định
năng suất và chất lượng thu hoạch.
a. Con đường biến đổi nito trong tự nhiên
- Quá trình khử nitrat.
Quá trình chuyển hoá NO3- thành NH3 trong mô thực vật theo sơ đồ sau: NO3- (Nitrat) → NO2- (Nitrit) →
NH4+ (amôni)
- Quá trình amon hóa:
Các acid amin nằm trong mùn, xác bã động, thực vật sẽ bị VSV phân giải tạo thành NH4+
b. Quá trình đồng hoá NH3 trong mô thực vật.
- Amin hoá trực tiếp (tổng hợp acid amin)
Axit xêtô + NH3 → axit amin
- Chuyển vị amin:
Acid amin + axit xêtô→ acid amin mới + axit xêtô mới
- Hình thành amit:
Acid amin đicacbôxilic + NH3 → amit
Giúp giải độc NH3 tốt nhất.
E. QUANG HỢP
1. Khái niệm
Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá (Diệp lục) hấp thụ để tạo ra
cacbonhiđrat và ôxy từ khí CO2 và H2O.

2. Vai trò của quang hợp.


Quang hợp có 3 vai trò chính sau:
- Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ cho mọi sinh vật trên hành tinh này và là nguyên
liệu cho công nghiệp và dược liệu chữa bệnh.
- Quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong trong sản phẩm của quang hợp. Đây là nguồn
năng lượng duy trì sự sống của sinh giới.
- Quang hợp điều hoà không khí: Giải phóng O2 hấp thụ CO2.
3. Lá là cơ quan quang hợp
- Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
- Phiến lá mỏng thuận lợi khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp khí CO2 khuyếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Lục lạp là bào quan quang hợp.
- Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
- Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong
quang hợp.
- Chất nền (strôma) của lục lạp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp.
4. Quang hợp ở thực vật C3
a. Pha sáng.
- Xảy ra tại tilacôit, tại đây diễn ra quá trình quang phân li nước theo sơ đồ:
2H2O → 4H+ + 4e + O2
- Sản phẩm của pha sáng gồm: ATP, NADPH và O2.
b. Pha tối. (Pha cố định CO2 )
3
- ATP và NADPH hình thành từ pha sáng được sử dụng để khử CO2 tạo ra chất hữu cơ đầu tiên là
đường glucôzơ.
- Các nhóm thực vật có chung một điểm là: Giống nhau ở pha sáng, khác nhau ở pha tối.
- Nhóm thực vật C3 gồm rất nhiều loài, phân bố hầu khắp mọi nơi trên trái đất.
- Điều kiện sống: Khí hậu ôn hoà; cường độ CO2 và O2 bình thường.
- Chu trình C3 có 3 pha: Pha cố định CO2, pha khử, pha tái sinh chất nhận CO2, sản phẩm quang
hợp đầu tiên là một chất hữu cơ có 3C trong phản ứng. (Axit photphoglixêric: APG)
5. Quang hợp ở nhóm thực vật C4 (Chu trình Hatch - Slack)
- Chất nhận trong chu trình C4 là PEP, sản phẩm đầu tiên là axit ôxalôaxêtic và axit malic.
- Quá trình cố định CO2: 2 giai đoạn, giai đoạn 1: Lấy CO2 xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá. Nơi có
nhiều enzim PEP, giai đoạn 2: Cố định CO2 trong chu trình Canvin để hình thành các hợp chất hữu
cơ trong các tế bào bao bó mạch.
- Nhóm thực vật C4: Thực vật vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: ngô, mía, rau dền, cao lương,
kê…
6. Quang hợp ở nhóm thực vật CAM
- Thực vật CAM: Thực vật sống ở vùng sa mạc
- Điều kiện khô hạn kéo dài
- Quá trình cố định CO2 vào ban đêm khi khí khổng mở, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình
Canvin được thực hiện vào ban ngày, lúc khí khổng đóng.
(Sản phẩm quang hợp đầu tiên là AOA)
Chỉ số so sánh C3 C4
Chất nhận CO2 đầu Ribulôzơ 1,5 - điP PEP (Phôtphoenolpiruvat)
tiên
Sản phẩm đầu tiên APG (Hợp chất 3 cac bon) Axit ôxalôaxêtic và axit malic/ aspactic (Hợp chất 4 cac
của pha tối bon)
Là chu trình Canvin xảy ra chỉ Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là chu trình C4 xảy ra
Tiến trình trong các tế bào nhu mô thịt lá trong các tế bào nhu mô thịt lá và giai đoạn 2 là chu
trình Canvin xảy ra
trong tế bào bao bó mạch.
7. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài
- Ánh sáng
 Cường độ ánh sáng.
 Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp được gọi
là điểm bù ánh sáng.
 Nếu tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng hầu
như tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt điểm no ánh sáng (Điểm no ánh là
trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng
tiếp tục tăng).
 Quang phổ ánh sáng.
- Nồng độ CO2
 Ban đầu ở những giá trị CO2 thấp, cường độ quang hợp tăng tỷ lệ thuận với nồng độ CO2, sau
đó tăng chậm đến một trị số bão hoà. Vượt quá trị số đó cường độ quang hợp giảm.
 Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 kéo theo sự gia tăng cường độ
quang hợp.
- Nước
Khi thiếu nước đến 40-60%, quanh hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ. Khi thiếu nước, cây chịu hạn có
thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
- Nhiệt độ
 Ảnh hưởng đến enzim trong pha tối của quang hợp.
 Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau. Thực vật
vùng cực, núi cao và ôn đới ngừng quang hợp ở 5°C, thực vật á nhiệt đới 0-20C, thực vật nhiệt
đới : 4-8°C.
 Nhiệt độ cực đại ở cây ưa lạnh, quang hợp bị hư hại ở nhiêt độ 12°C. Cây ưa nhiệt ở vùng nhiệt
đới vẫn quang hợp ở 500C. Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 580C.
4
- Muối khoáng
 Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp.
 Một số dinh dưỡng khoáng rất cần cho thực vật, vai trò cấu trúc (N, P, S, Mg), vai trò điều tiết
sự đóng mở của khí khổng (K) liên quan đến quang phân ly nước (Mn, Cl)
8. Quang hợp và năng suất cây trồng
- Quang hợp quyết định năng suất cây trồng
- 90 -95% sản phẩm quang hợp của cây lấy từ CO2 và nước thông qua hoạt động quang hợp. Quang
hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng.
- Năng suất cây trồng được chia thành năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
- Năng suất sinh học: Là tổng lượng chất khô tích luỹ được trong một ngày trên 1 ha gieo trồng trong
suốt thời gian sinh trưởng.
- Năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (hạt, củ,
quả, lá,..) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
F. HÔ HẤP
1. Khái niệm
- Là quá trình ôxi hoá sinh học nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucôzơ đến khí CO2, H2O và tích luỹ
năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP.
Phương trình hô hấp tổng quát.
C6H12O6 + 6CO2 → 6CO2 + 6H2O + Q [870kJ/mol (nhiệt + ATP)]
2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
- Phần năng lượng hô hấp được thải ra ở dạng nhiệt là cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các
hoạt động sống của cơ thể thực vật.
- Năng lượng hô hấp tích luỹ trong phân tử ATP được sr dụng cho nhiều hoạt động sống của cây như
vận chuyển các chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ (prôtêin, axit nuclêic,…) sửa
chữa những hư hại của tế bào.
3. Các con đường hô hấp ở thực vật
a. Phân giải kị khí (đường phân và lên men)
- Đường phân xảy ra trong tế bào chất, là quá trình phân giải đường : Glucôzơ → 2axit piruvic
- Lên men: Không có ôxi, axit piruvic chuyển hoá theo con đường hô hấp kị khí (lên men) tạo ra
rượu êtylic hoặc axit lactic
b. Hô hấp hiếu khí.
- Đường phân: Xảy ra trong tế bào chất, là quá trình phân giải đường Glucôzơ → 2 axit piruvic.
- Chu trình Crep: Xảy ra ở chất nền của ty thể. Khi có ôxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ty thể.
Axit piruvic chuyển hoá theo chu trình Crep và bị ôxi hoá hoàn toàn, giải phóng ra 3 phân tử CO2.
- Chuỗi truyền điện tử: Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi
truyền điện tử. Hiđrô được chuyền qua chuỗi chuyền điện tử đến ôxi để tạo nước và tích luỹ 36
ATP.
4. Hô hấp sáng
- Cường độ ánh sáng cao. Khi tỷ lệ O2/CO2 xấp xỉ 10 lần. Thực vật C3
Có ôxi mới có hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu tích luỹ nhiều năng lượng hơn so với phân giải kị khí.
CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí cũng như lên men êtylic. Nồng độ CO2 cao (hơn 40%) sẽ
ức chế hô hấp.
G. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm
Tiêu hoá là biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ
được.

2. Tiêu hoá ở động vật đơn bào


- Tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá
3. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hóa
STT Bộ phận Tiêu hoá cơ học Tiêu hoá hoá học
1 Miệng Tiêu hoá cơ học là chủ yếu: Nhai, Tiết nước bọt, hoạt động của enzim amilaza biến đổi một
đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. phần tinh bột thành đường mantôzơ

5
2 Thực Nuốt, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày Không có enzim, nhưng amilaza vẫn tiếp tục hoạt động.
quản
Tiêu hoá cơ học là chủ yếu: Co Tiết enzim pepsin biến đổi prôtêin ở mức độ nhất định
3 Dạ dày bóp, nhào trộn thức ăn với dịch vị,
đẩy thức ăn xuống ruột
Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các Quá trình tiêu hoá hoá học là chủ yếu, có đủ laọi enzim
phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn do tuyến tiêu hoá tiết ra đổ vào ruột non (tuyến tuỵ, tuyến
4 Ruột non thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột) → biến đổi tất cả các loại thức ăn (gluxit. Lipit,
ruột… prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được
(đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin)

5 Ruột già Tái hấp thụ nước, cô đặc chất bã tạo thành phân.

4. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật


- Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau nên ống tiêu hoá cũng biến đổi thích nghi với thức ăn.
- Động vật có vú ăn thịt có răng nanh, răng cạnh hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn
được tiêu hoá cơ học và hoá học.
- Động vật có vú ăn thực vật các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển, dạ dày 1 ngăn hoặc 4
ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học và nhờ vi sinh
vật cộng sinh.
Bộ phận Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật
Răng cửa hình chêm để lấy thịt ra khỏi xương. Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các
Răng nanh nhọn và dài dùng để cắm vào con mồi và răng này tỳ lên tấm sừng ở hàm trên để giữ
Răng giữ mồi cho chặt. chặt cỏ.
Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn dùng để cắn thịt Răng cạnh hàm và răng hàm phát triển,
thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. dùng để nghiền nát cỏ khi động vật nhai.
Răng hàm nhỏ nên ít được sử dụng.

Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn. Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn (1 túi)
Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như Dạ dày trâu bò có 4 túi. Ba túi đầu tiên là
trong dạ dày người (Dạ dày co bóp để làm nhuyễn dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách. Túi thứ tư là dạ
thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim múi khế. Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm
pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit). thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất
nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các
Dạ dày
chất dinh dưỡng khác.
Dạ tổ ong và dạ lá sách giúp hấp thụ lại
nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu
hoá prôtêin có trong dạ cỏ và vi sinh vật từ
dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là
nguồn cung cấp prôtêin quan
trọng cho động vật.
Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của động Ruột non có thẻ dài vài chục mét và dài hơn
vật ăn thực vật. rất nhiều so với ruột non của động vật ăn
Ruột non Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hóa học và hấp thịt.
thụ trong ruột non giống như ở người. Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học
và hấp thụ trong ruột non giống như
ở người.

6
Không phát triển và không có chức năng tiêu hoá Manh tràng rất phát triển và có nhièu vi
thức ăn sinh vật sống cộng sinh tiếp tục tiếp tục tiêu
Manh tràng hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có
trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng
đơn giản được hấp thụ qua
thành manh tràng.

H. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT


1. Khái niệm
- Hô hấp là tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào cung cấp cho quá trình
ôxi hoá các chất trong tế bào, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải CO2 ra khỏi
cơ thể.
- Hô hấp ngoài là tất cả các quá trình trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trường sống.
- Hô hấp trong là quá trinh trao đổi khí giữa tế bào máu và dịch kẽ tế bào, ôxi hoá các chất trong tế
bào → Tạo ra năng lượng và thải CO2.
- Bề mặt trao đổi khí:
 Tỷ lệ S/V lớn
 Bề mặt mỏng, ẩm ướt
 Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu không khí.
Đặc điểm bề mặt TĐK Tác dụng
Tỷ lệ S/V lớn Tăng diện tích bề mặt trao đổi khí

Bề mặt mỏng, ẩm ướt Giúp O2 và CO2 dễ dàng khuyếch tán qua.

Bề mặt có nhiều mao mạch Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí

Có sự lưu không khí Tạo sự chệnh lệch nồng độ O2 và CO2

2. Các hình thức hô hấp


a. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
- Các đặc điểm của da giúp giun đất thực hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh:
 Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (Tỷ lệ S/V) khá lớn là nhờ cơ thể có kích
thước nhỏ.
 Da của giun luôn luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuyếch tán qua.
 Dưới lớp da có nhiều mao mạch.
 Có sắc tố hô hấp.
- Khí O2 khuyếch tán qua da vào cơ thể và CO2 khuyếch tán từ trong cơ thể ra ngoài là do có chênh
lệch về áp suất O2 và CO2 bên trong và bên ngoài cơ thể. Quá rình chuyển hoá bên trong cơ thể
luôn tiêu thụ O2 và liên tục sinh ra CO2.
b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Ở côn trùng sự trao đổi khí được thực hiện qua hệ thống ống khí
- Các ống khí phân nhánh thành các ống khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể. Hệ
thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ các lỗ thở. Sự thông khí giữa các ống khí thực
hiện được nhờ sự cơ giãn của phần bụng.
c. Hô hấp bằng mang
Các đặc điểm trao đổi khí (mang) của cá giúp cá trao đổi khí hiệu quả nhất.
- Tỷ lệ S/V lớn
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí
- Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy liên tục và nhịp nhàng qua mang.
- Máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy.
d. Hô hấp bằng phổi
7
- Đường dẫn khí:
 Khoang mũi
 Hầu
 Khí quản
 Phế quản
- Cơ quan trao đổi khí: Phổi Riêng ở chim có thêm: Túi khí
- Hoạt động thông khí: Bò sát, chim, thú nhờ cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang bụng hay lồng
ngực.
I. TUẦN HOÀN MÁU
1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
a. Cấu tạo chung.
- Động vật đơn bào và đa bào bậc thấp: Chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt
cơ thể.
- Động vật đa bào bậc cao: Trao đổi chất qua các bộ phận:
 Dịch tuần hoàn: Máu và hỗn hợp máu- Dịch mô.
 Tim: Là cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
 Hệ thống mạch máu: Gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch
b. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho
các hoạt động sống của cơ thể.
- Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
c. Hệ tuần hoàn hở
- Ở đa số thân mềm, chân khớp
- Máu được tim bơm vào trong mạch và sau đó tràn vào khoang máu. Ở đây máu đựơc trộn lẫn với
dịch mô để tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô (Gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất
trực tiếp với các tế bào của cơ thể, sau đó trở về tim và lại được tim bơm đi.
- Máu chứa sắc tố hô hấp (ví dụ: Hêmôxiamin)
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
- Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.
d. Hệ tuần hoàn kín.
Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín.
- Máu từ tim lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch và tĩnh mạch và sau đó
về tim. Máu trao đổi chất với thành mao mạch.
- Máu có chứa sắc tố hô hấp (Ví dụ: Hêmôglôbin)
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.
- Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
- Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có 2 vòng tuần hoàn; vòng tuần hoàn
lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
 Vòng tuần hoàn lớn : Máu giàu O2 đựơc tim tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch
nhỏ hơn và đến mao mạch các cơ quan, bộ phận để thực hiểntao đổi chất và khí. Sau đó máu
giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
 Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu
giàu O2 quay trở lại tim.
e. Hoạt động của tim
- Tính tự động của tim.
- Chu kỳ hoạt động của tim.
 Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kỳ.
 Một chu kỳ tim (0,8s) gồm 3 pha:
 Tâm nhĩ co: 0,1s
 Tâm thất co: 0,3s
 Giãn chung: 0,4s
f. Hệ mạch gồm:
- Hệ thống động mạch
- Hệ thống mao mạch
8
- Hệ thống tĩnh mạch
- Thành động mạch gồm 3 lớp, có nhiều sợi đàn hồi → Cùng với sự co bóp của tim giúp máu chảy
liên tục trong hệ mạch. Thành mao mạch mỏng, gồm 1 lớp tế bào → Giúp sự trao đổi chất giữa các
tế bào với máu. Thành tĩnh mạch mỏng hơn thành động mạch cũng gồm 3 lớp, ít sợi đàn hồi hơn
động mạch.
g. Huyết áp
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
- Nguyên nhân gây ra huyết áp là do tâm thất co → đẩy máu vào hệ mạch.
- Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ứng với lúc tâm thất co
- Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ứng với lúc tâm thất giãn
- Huyết áp giảm dần từ động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch là do ma sát của máu với thành
mạch, sự tương tác giữa các phân tử máu với nhau
h. Vận tốc máu.
- Tốc độ máu ở động mạch chủ là 500mm/s. mao mạch là 0,5mm/s, tĩnh mạch chủ là 200mm/s.
i. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu
- Vai trò của thận.
 Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào: lượng nước, nồng độ các chất hoà tan trong máu,
đặc biệt là nồng độ Na+.
 Thận có vai trò quan trọng là điều hoà nồng độ Na+ và điều hoà nước trong máu, qua đó điều
hoà áp suất thẩm thấu.
- Vai trò của gan.
 Gan có vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ của nhiều chất trong huyết tương → duy trì
cân bằng áp suất thẩm thấu của máu (đặc biệt là điều hoà nồng độ glucô trong máu)
- Tuyến tuỵ tiết ra 2 loại hoocmon insulin và glucagôn có tác dụng trái ngược nhau → kích thích gan
chuyển hoá glucô → glicôgen và ngược lại → ổn định glucô trong máu.
j. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
Trong máu các hệ đệm chủ yếu là:
- Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3
- Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/NaHPO4
- Hệ đệm prôtêinat (prôtêin)
Hệ đệm prôtêinat là mạnh nhất
- Phổi tham gia điều hoà pH máu bằng cách thải CO2
- Thận tham gia điều hoà pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thu Na+.

You might also like