You are on page 1of 5

Trường THPT Hồng Quang

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC GIỮA KÌ I


I) Phần trắc nhiệm.
1) Ở thực vật trên cạn, nước được hấp thụ chủ yếu ở cơ quan nào?
Lông hút của rễ
2) Sự hấp thụ nước, ion, khoáng từ đất và tế bào lông hút của rễ theo cơ chế nào?
Với con đường gian bào, dòng nước được đi như thế nào?
- Sự hấp thụ nước, ion, khoáng từ đất và tế bào lông hút của rễ theo cơ chế thụ động ( cơ
chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương ( ít ion khoáng, nhiều
nước) sang môi trường ưu trương ( nhiều ion khoáng, ít nước)
- Cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào tế bào long hút gồm: thụ động và chủ động
- Với con đương gian bào, nước và các ion khoáng di chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ.
3) Thế nước của cơ quan nào trong cây thấp nhất? Nguyên nhân chính làm cho
phần lớn các cây lương thực không thích nghi với đất có độ mặn cao là gì?
- Thế nước của cơ quan nào trong cây thấp nhất: Lá cây
- Nguyên nhân chính làm cho phần lớn các cây lương thực không thích nghi với đất có
độ mặn cao là thế nước của đất thấp.
4) Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường
nào? Mạch rây cấu tạo như thế nào?
- Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường: mạch
gỗ
- Mạch rây cấu tạo từ ống rây và tế bào kèm
5) Động lực chủ yếu cho quá trình vận chuyển nước trong thân cây?
Thoát hơi nước qua lá bằng con đường nào? Khi tế bào khí khổng mất nước thì
cấu tạo của tế bào đó như thế nào?
- Động lực chủ yếu cho quá trình vận chuyển nước trong thân cây: Lực hút do sự thoát
hơi nước của lá
- Thoát hơi nước qua lá bằng con đường khí khổng và cutin (trên biểu bì lá). Khí khổng
đóng vai trò chủ yếu.
- Khi tế bào khí khổng mất nước thì thành mỏng hết căng làm cho thành dày duỗi
thẳng , khí khổng đóng lại
- Đặc điểm của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước là: bề mặt lá có nhiều khí
khổng
6) Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì? Nêu vai trò của nguyên tố Mg,
Mn, Cl, Zn, Fe, Canxi, N… và các nhóm nguyên tố vi lượng?
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu nó cây không
hoàn thành được chu trình sống, không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác,
trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất.
- Vai trò của nguyên tố Mg: Thành phần diệp lục, hoạt hóa enzim
- Mn: Hoạt hóa nhiều enzim
- Cl: quang li phân nước, cân bằng ion
- Zn: Liên quan đến quang phân li nước và hoạt hóa nhiều enzim
- Fe: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa
enzim
- Ca: Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa
enzim
- N: Thành phần của protein, axit nucleic
=> Vai trò chung: hoạt hóa enzim, quang phân li nước ở thực vật
7) Loại vi khuẩn nào thực hiện quá trình chuyển đạm nitrat thành N 2? Vi khuẩn
thuộc chi Rhizobium sống cộng sinh với cây họ đậu có khả năng cố định nitơ vì
trong cơ thể các vi khuẩn này có enzim nào?
- Loại vi khuẩn thực hiện quá trình chuyển đạm nitrat thành N2: vi khuẩn phản nitrat hóa
- Nitrogenaza trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hoá nitrat thành nito phân tử (NO2
-> N2) do các vi sinh vật kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất
nito
8) Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp? Sản phẩm pha sáng, pha tối? Diệp lục a có
vai trò gì? Ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ phân tử nào? Quang hợp ở nhóm
thực vật C3, C4, CAM (nêu đại diện cây cho từng nhóm).
- Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp: Lá
-
Đặc điểm so sánh Pha sáng Pha tối
Nơi thực hiện Trên màng tilacoit Chất nền stroma
Nguyên liệu Nước, ADP, NADP CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm ATP, NADPH, O2 ADP, NADP+, C6 H12 O6 và
các chất hữu cơ trung gian
khác
- Diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng hấp thụ được
thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH (quang năng thành
hóa năng)
- Ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ phân tử H20
- Thực vật C3 : các loài rêu cho đến các loài cây gỗ cao lớn mọc trong rừng, phân bố hầu
khắp mọi nơi trên Trái Đất
- Thực vật C4 : một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau
dền, ngô, cao lương, kê,...
- Thực vật CAM: những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn ví dụ cây
xương rồng và các loài cây trồng như cây dứa, thanh long
9) Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ? Điểm bão hòa ánh sáng là gì? Năng
suất sinh học là gì? Để tăng năng suất sinh học và năng suất kinh tế người ta có
biện pháp nào?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp: ánh sáng, nồng độ CO 2, nước, nhiệt độ, các
nguyên tố khoáng.
- Điểm bão hoà ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực
đại
- Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong
suốt thời gian sinh trưởng.
- Tăng diện tích lá nhờ các biện pháp nông sinh như bón phân, tưới nước hợp lí, thực
hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng, tăng cường độ quang hợp,
tuyển chọn và tạo giống mới có cường độ và hiệu suất quang hợp cao kết hợp áp dụng
kĩ thuật chăm sóc hợp lí

10) Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính? Sản phẩm của hô hấp? Vai trò
của hô hấp.
- Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính: Ti thể
- Sản phẩm của hô hấp: ATP, H20, CO2
- Vai trò của hô hấp:
+ Thải ra nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thích hợp cho các hoạt động sống của cơ thể
+ Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống
+ Tạo ra sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác
11) Tiêu hóa là gì? Tiêu hóa nội bào xảy ra ở đâu? Động vật có túi tiêu hóa, tiêu
hóa như thế nào? Động vật nào không có ống tiêu hóa? Bản chất của tiêu hóa nội
bào là tiêu hóa thức ăn ở đâu?
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn
giản mà cơ thể có thể hấp thụ được
- Tiêu hóa nội bào là quá trình biến đổi thức ăn xảy ra trong tế bào
- Đối với động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào
- Động vật nào không có ống tiêu hóa: thủy tức
- Bản chất của tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào
II) Câu tự luận:
1) Các điều kiện để một nguyên tố dinh dưỡng khoáng được gọi là thiết yếu? Nêu
nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng chủ yếu ở thực vật?
2) Giải thích tại sao phải tiến hành sục bùn cho lúa?
- Nito là nguyên tố dinh dưỡng khoảng thiết yếu
-Trong đất ruộng lúa xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3 -> N2)
do các vi sinh vật kị khi thực hiện trong điều kiện yếm khí, quá trình này làm nghèo nitơ
của đất
-Cần làm có sục bùn cho đất tơi xốp thoáng khi ức chế hoạt động của vk kị khi để ngăn
chặn việc mất nito
3) Nêu tên hai con đường vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của
rễ? Nêu quá trình di chuyển của nước ion khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ của
rễ? So sánh bản chất con đường vận chuyển nước và ion khoáng ở các phần mô
cấu tạo rễ?
- Theo 2 cn đường: cn đường gian bào và cn đường tế bào chất
- Quá trình vận chuyển nước, ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ: TB lông hút (biểu
bì) -> vỏ -> nội bì -> trung trụ
- So sánh bản chất con đường vận chuyển nước và ion khoáng ở các phần mô cấu tạo rễ:
Giống:Về phương thức vận chuyển ở các phần cấu tạo của rễ: Biểu bì( đều đi vào tb
lông hút - gian bào), nội bì trung trụ( đều đi theo con đường gian bào)
Khác: phần vỏ. Tại đây đi theo con đường gian bào hoặc con đường TBC

Con đường gian bào Con đường tế bào chất

Đường đi Nước và các ion khoảng đi Nước và các ion khoảng đi qua
theo không gian giữa các bó hệ thống không báo từ TB này
sợi xenllulozo trong thành TB sang TB khác qua các sợi liên
và đi đến nội bì,gặp đai bào nối các không báo, qua
Caspari chặn lại nên phải TB nội bì rồi vào mạch gỗ của
chuyển sang con đường tế báo rễ
chất đề vào mạch gỗ của rễc

Đặc điểm Nhanh, ko đc chọn lọc Chậm, đc chọn lọc

4) “Một số loại cây trồng chỉ thích nghi và cho năng suất cao, chất lượng tốt ở một
số vùng mềm nhất định”. Em hãy dựa vào quang phổ ánh sáng ảnh hưởng đến
quang hợp để giải thích hiện tượng trên.
- Vì thành phần ánh sáng thay đổi theo độ cao trồng cây ở các vùng địa lí khác nhau có
thể tạo ra sản phẩm và tỉ lệ sản phẩm (đường, axit amin, protein, ...) là khác nhau nên sẽ
ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
5) Nêu các ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 (Tại sao thực vật C4 có năng
suất cao hơn thực vật C3)
- Cường độ quang hợp và điểm bão hòa ánh sáng cao hơn
- Điểm bù CO2 thấp hơn
- Nhu cầu nước và thoát hơi nước ít hơn
6) Khái niệm tiêu hóa ở động vật? So sánh hình thức tiêu hóa của các nhóm động
vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa.
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất
đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- So sánh hình thức tiêu hóa của các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, động vật
có túi tiêu hóa và động vật có ống tiêu hóa:
+ Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào
+ Động vật có túi tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào
+ Động vật có ống tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào
7) Thanh long là cây ra hoa trong điều kiện ngày dài hơn đêm, vì thế thích hợp nơi
có ánh sáng mạnh? Em hãy đề xuất biện pháp để kích thích thanh long ra hoa trái
vụ.
- Thích hợp với nơi có ánh sáng mạnh
- Để kích thích thanh long ra hoa trái vụ chúng ta nên sử dụng ánh sáng nhân tạo (các
loại đèn thắp vào giao đoạn sáng sớm hoặc chiều tối) để kéo dài ngày, tạo đêm ngắn
thanh long sẽ ra hoa (vào giai đoạn ngày ngắn đêm dài)
8) Ở động vật đơn bào, việc liên kết lizôxôm với không bào tiêu hóa có vai trò gì
trong tiêu hóa thức ăn? Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa thức ăn ở các nhóm
động vật từ đơn bào, đa bào bậc thấp, bậc cao.
- Ở động vật đơn bào, việc liên kết lizôxôm với không bào tiêu hóa nhằm cung cấp
enzim để thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản
để tiêu hóa thức ăn.
- Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa thức ăn ở các nhóm động vật từ đơn bào, đa bào
bậc thấp, bậc cao: Từ tiêu hóa nội bào đến th nội bào kết hợp ngoại bào rồi đến tiêu hóa
ngoại bào.

You might also like