You are on page 1of 7

ĐỀ VẬN DỤNG SỐ 6

Câu 1: Ở miền Bắc nước ta, về mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến mức rét hại thì mạ
xuân thường bị chết rét. Hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp kỹ thuật
chống rét.
Hướng dẫn
- Nhiệt độ quá thấp làm tổn thương bộ rễ, dẫn tới rễ không thể hút được nước và ion
khoáng làm mất cân bằng nước dẫn đến cây mạ bị héo và chết
Khi nhiệt độ thấp thì sức hút nước giảm vì
- Nhiệt độ thấp làm cho độ nhớt của chất nguyên sinh và nước đều tăng, đồng thời tính
thấm của chất nguyên sinh giảm dẫn đến cản trở sự xâm nhập và vận động của nước vào
rễ
- Hô hấp rễ giảm nên thiếu năng lượng cho hút nước tích cực
- Sự thoát hơi nước của cây giảm làm giảm động lực quan trọng cho dòng mạch gỗ
- giảm khả năng sinh trưởng của rễ, nhiệt độ quá thấp hệ thống lông hút chết và chậm
phục hồi
Các biện pháp ký thuật chống rét cho cây mạ
- Che chắn bằng nilon để ngăn chặn gió. Vì gió làm mất nhiệt nhanh và gió làm tăng tốc
độ thoát hơi nước
- Bón tro bếp để giữ ấm và cung cấp nguyên tố kali. Khi có kali sẽ thúc đẩy quá trình
chuyển hóa để sinh nhiệt
- Không gieo mạ vào giai đoạn thời tiết có đợt rét đậm, rét hại
Câu 2: Theo nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô
- Số lượng khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7864, biểu bì trên là 9300.
Tổng diện tích lá trung bình ( cả 2 mặt lá ) ở một cây là 6100cm2
- Kích thước trung bình của khí khổng là 25,6 x 3,3 micromet
a. Tại sao ở đa số các loài cây số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số
lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì lại không như vậy?
b. Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá là rất nhỏ( dưới 1%) nhưng lượng
nước bốc hơi qua khí khổng là rất lớn( chiếm 80 – 90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ
mặt thoáng của lá)?
c. Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Yếu tố
nào làm ngưng trệ sự liên tục đó?
Hướng dẫn
a. Ở đa số các loài cây số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng
khí khổng ở biểu bì trên mà cây ngô không như vậy vì lá ngô mọc đứng, còn các lá khác
mọc ngang
- Khi lá mọc nằm ngang với thân cây thì mặt trên của lá được ánh sáng buổi trưa chiếu
trực tiếp. Do ánh sáng lúc ban trưa có cường độ cực mạnh và chiếu trực tiếp lên biểu bì
lá dày và gần như không có khí khổng( Vì nếu có khí khổng thì ánh sáng mạnh làm mất
nước nhanh dẫn tới khí khổng đóng và làm ngăn cản thoát hơi nước). Do vậy những loài
cây này thường chỉ có mặt dưới mới có khí khổng
- Khi lá mọc đứng thì không chịu tác dụng trực tiếp của ánh sáng mạnh lúc ban trưa và
cả hai mặt lá đều chịu tác động tương đương nhau của ánh sáng. Do vậy cả 2 mặt lá đều
có khí khổng
b. Tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ nhưng lượng nước bôc hơi qua khí
khổng lại rất lớn vì
- Sự thoát hơi nước diễn ra theo cơ chế hiệu quả mép( các phân tử nước ở mép của
thành mạch bốc hơi nhanh hơn các phân tử nước ở vị trí giữa). Vì vậy mặc dù tổng diện
tích của khí khổng bé nhưng số lượng khí khổng rất lớn nên tổng chu vi của khí khổng
thì cực lớn làm lượng nước thoát ra lớn
- Các phân tử nước khi đi qua khí khổng hoàn toàn tự do, trong khi các phân tử nước
khi đi qua bề mặt lá thì bị lớp cutin của biểu bì ngăn cản. Điều này đã hạn chế sự thoát
nước qua cutin của bề mặt lá
c. Sự vận chuyển liên tục của nước trong mạch gỗ phụ thuộc vào
- Lực liên kết giữa các phân tử nước trong mạch gỗ. Lực này được hình thành do liên
kết hidrro giữa các phân tử nước phân cực
- Lực hút của thoát hơi nước ở lá đã kéo dòng nước liên tục từ rễ lên lá
- Lực đẩy của áp suất rễ cũng góp phần đẩy nước từ rễ lên lá
* Các yếu tố làm ảnh hưởng tới sự liên tục của cột nước trong mạch gỗ
- Do áp suất rễ. Nếu không có áp suất rễ thì sẽ không tạo được dòng nước từ rễ lên lá
- Do thoát hơi nước ở lá là nhân tố chín kéo cột nước liên tục đi lên
- Do sự xuất hiện bọt khí làm ngắt qãng dòng nước: Một bọt khí trong mạch sẽ làm đứt
gãy sự liên tục của dòng nước, một số phân tử nước bị tách xa khỏi cầu hidro. Nước ở
phần trên của bọt khí có thể dâng cao lên nhưng sẽ không có các phân tử nước thay thế
vào, các phân tử nước ở dưới bọt khí bị gãy do lực kết bám bị ngừng trệ. Dòng nước
trong mạch gỗ không thể vận chuyển xa hơn nữa. Nước từ đất không lên lá được
Câu 3: Ở cây dứa có những loại lục lạp nào? Phân tích sự phù hợp về cấu trúc và chức
năng giữa hai loại lục lạp đó để thấy rõ những điểm vượt trội trong quang hợp của thực
vật C4?
Hướng dẫn
- Dứa là loại thực vật C4 có 2 loại lục lạp là lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao
bó mạch
- Sự phù hợp về vị trí, cấu trúc, chức năng giữa hai loại lục lạp là
Đặc điểm Lục lạp tb mô giậu Lục lạp tb bao bó mạch
Vị trí phù hợp Lớp tb mô giậu nằm phía đưới Nằm bao quanh bó mạch thuận lợi
chức năng biểu bì lá, gần khí khổng, cho việc vận chuyển sản phẩm
thuận lợi cho việc cố định quang hợp. Lục lạp của tb bao bó
CO2_ sơ cấp và thải O2. Lục mạch là nơi diễn ra chu trình
lạp mô giậu thực hiện pha canvin với hệ enzim của pha tối
sáng để tổng hợp NADPH và nên nằm sâu phía dưới thịt lá sẽ
ATP nên nằm ở phía dưới lớp giảm tác động bất lợi của nhiệt độ
biểu bì sẽ nhận được nhiều cao, ánh sáng mạnh.( vì vậy thực
ánh sáng cho pha sáng hoạt vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng
động và nhiệt độ rất cao)
Cấu trúc phù - Hạt grana rất phát triển, có - Hạt grana kém phát triển, chỉ có
hợp với chức cả hệ quang hóa PS I và PS II. PS I. Thực hiện chuỗi phản ứng
năng Thực hiện chuỗi phản ứng sáng tạo nhiều nguyên liệu ATP
sáng tạo nhiều nguyên liệu bù lại lượng ATP hao hụt do quá
cho pha tối cung cấp cho lục trình cố định CO2 sơ cấp. Không
lạp của tb bao bó mạch có PS II nên nồng độ O2 ở lục lạp
bao bó mạch thấp không xảy ra hô
hấp sáng.
- Có hệ enzim cố định CO2 sơ - Không có hệ enzim chu trình C4
cấp. Không diễn ra chu trình có hệ enzim thực hiện chu trình
canvin không có enzyme canvin toonge hợp chất hữu cơ
rubicos

Câu 4: Hãy trình bày mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây
Hướng dẫn
- Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động. Hô
hấp tạo ra các sản phẩm trung gian là các axit xeto để làm nguyên liệu đồng hóa các
nguyên tố khoáng do rễ hút lên
- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa
các nguyên tố khoáng
- Qúa trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tb tổng hợp các chất, trong
đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp
- Qúa trình hút khoáng sẽ sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các chất. Qúa trình
tổng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình
hô hấp, do đó làm tăng tốc độ quá trình hô hấp tb
Câu 5: Trong hoạt động tiêu hóa của hệ tiêu hóa người hãy cho biết vai trò của các loại
enzim tham gia tiêu hóa protein?
Hướng dẫn
Hoạt động tiêu hóa protein trong ruột người do 7 loại enzim xúc tác đó là
- Enzim pepsin: Do chính tế bào của dạ dày tiết ra, có chức năng phân cắt các chuỗi
polipeptit thành các đoạn peptit ngắn. Ở dạ dày, protein có trong thức ăn được Hcl làm
biến tính và dẵn xoắn trở về cấu trúc bậc 1, bậc 2. Dưới tác dụng của enzim pepsin đã
thủy phân liên kết peptit và cắt chuỗi polipeptit thành các đoạn peptit.
- Enzim tripxin: Do tụy tiết ra có chức năng cắt liên kết peptit ở các aa kiềm như amin
Arg, lyzin. Mặt khác tripxin có chức năng hoạt hóa enzim chimotripxin và
procacboxypeptidaza. Vì vậy trong hoạt động tiêu jhoas protein, tripxin là loại enzim
quan trọng nhất.
- Enzim chimotripxin: Do tụy tiết ra, có chức năng thủy phân liên kết peptit ở các aa có
vòng thơm như phenylalanin, tiroxyn
- Enzim cacboxypeptidaza: Do tuyến tụy tiết ra có chức năng thủy phân các liên kết
peptit từ đầu C( đầu phía cos nhóm COOH của chuỗi polipeptit)
- Enzim aminopeptitdaza: do tuyến ruột tiết ra có chức năng thủy phân các liên kết
peptit từ đầu N( đầu phía có nhóm NH2 của chuỗi polipeptit)
- Enzim tripeptidaza: do tuyến ruột tiết ra có chức năng thủy phân liên kết peptit của các
đoạn peptit chỉ có 3 axit amin
- Enzim dippeptitdaza do tuyến ruột tiết ra, có chức năng thủy phân liên kết peptit của
các đoạn peptit chỉ có 2 axit amin
Câu 6: Giải thích các hiện tượng
a. Ở một số người già vẫn có hiện tượng hình thành thêm các nơron mới
b. Hầu hết tập tính của động vật bậc thấp là tập tính bẩm sinh
Hướng dẫn
a. Hiện tượng hình thành thêm một số noron mới ở người già là do sự phân chia và biệt
hóa của một sô tế bào gốc tồn tại ở vùng dự trữ tb gốc của phôi chứ không phải do sự
phân chia của các noron thần kinh. Sự hình thành thêm một số noron mới làm tăng khả
năng phát triển tư duy ở những người đặc biệt này
b. Hầu hết tập tính của động vật bậc thấp là tập tính bẩm sinh vì
- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới hoặc chuỗi hạch. Ở các hệ thần kinh dạng
này có số lượng tb thần kinh ít, cấu tạo của hệ thần kinh đơn giản nên khả năng học tập
và rút kinh nghiệm kém
- Động vật bậc thấp thường có tuổi thọ thấp nên ít có thời gian học tập và rút kinh
nghiệm. Vì vậy rất ít có tập tính học được
- Tuy nhiên động vật bậc thấp cũng có một số tập tính nhưng các tập tính này đều mang
tính bẩm sinh, do di truyền đã được hình thành trong quá trình tiến hóa của loài.
Câu 7: Trình bày vai trò của các hoocmon tham gia điều hòa lượng đường trong máu?
Hướng dẫn
Có 4 loại hoocmon tham gia điều hòa lượng đường trong máu
- Hoocmon insulin: Có tác dụng trong việc vận chuyển glucozo vào trong tế bào. Insulin
làm giảm glucozo trong máu bằng các cách sau
+ Tại Gan: tăng chuyển glucozo thành glicogen
+ Tại mô mỡ: Tăng chuyển glucozo thành mỡ và thành một số loại aa
+ Tại cơ: Tăng cường chuyển glucozo thành glucozo – 6- photphat để chất này đi vào
đường phân hoặc chất này tổng hợp thành glicogen dự trữ
- Hoocmon adrenalin và glucagon có tác dụng tăng đường huyết bằng cách chuyển hóa
glicogen thành glucozo
- Hoocmon ACTH và coctizol ( ACTH gây tác động tiết coctizol nên có vai trò gián tiếp
trong việc điều hòa đường huyết). Coctizol có tác dụng làm tăng đường huyết bằng cách
huy động phân giải protein, axit lactic, axit amin cùng nhiều chất khác và chuyển hóa
thành glucozo do đó nếu gan đã cạn glixcogen thì coctizol có vai trò trong việc làm tăng
lượng đường huyết bằng cách tăng cường chuyển hóa
Câu 8: Khí khổng đóng trong điều kiện nào? Hãy cho biết vai trò và tác hại của việc
đóng khí khổng?
a. Khí khổng đóng trong các trường hợp sau
- Khi nồng độ CO2 cao: Hô hấp mạnh hơn quang hợp làm hoạt hóa enzim chuyển hóa
đường thành tinh bột. Khi đường bị chuyển thành tinh bột thì lượng đường trong tế bào
chất giảm dẫn tới làm giảm áp suất thẩm thấu của tế bào hạt đậu làm cho tế bào mất
nước làm khí khổng đóng
- Vào buổi trưa khi cường độ thoát hơi nước cao( lượng nước mất đi nhiều hơn lượng
được hấp thụ) dẫn tới giảm sức trương tế bào nên khí khổng đóng
- Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB trong lá tăng kích thích kênh K + mở cho ion này ra
khỏi tế bào bảo vệ gây mất nước và xẹp lại nên khí khổng đóng
- Khi tế bào bão hòa nước( sau mưa) các tế bào biểu bì xung quanh khí khổng tăng thể
tích, ép lên các tế bào làm khe khí khổng khép lại 1 cách bị động
- Ban đêm thiếu ánh sáng làm cho K+ và nước thoát ra ngoài tế bào nên khí khổng đóng(
trừ thực vật CAM)
b. Vai trò và tác hại của đóng khí khổng
- vai trò: Ngăn chặn sự thoát hơi nước, giảm sự mất nước của cây có tác dụng chống
héo cho cây
- Tác hại: Khí khổng đóng làm cho nước không thoát ra được nên không tạo được động
lực phía trên để kéo nước và ion khoáng từ đất lên lá. Mặt khác khi khí khổng đóng thì
CO2 không khuếch tán được vào lá không có CO 2 cho quang hợp. Đồng thời khí khổng
đóng hạn chế thoát hơi nước nên lá sẽ bị đốt nóng bởi ánh sáng
Câu 9:
a. giải thích vì sao thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng và điểm bão hòa nhiệt độ cao
hơn thực vật C3?
b. Trình bày thí nghiệm để chứng minh pha tối của quang hợp tạo ra nước?
Hướng dẫn
a. Thực vật C4 có hai loại lục lạp nên dẫn tới điểm bão hòa ánh sáng và bão hòa nhiệt độ
cao hơn thực vật C3. Trong quá trình quang hợp luôn có hai pha là pha sáng và pha tối.
Pha tối là hệ thống các phản ứng enzim nên phụ thuộc chặt vào tác động của nhiệt độ
môi trường. Khi môi trường có nhiệt độ cao thì các enzim trong chu trình canvin sẽ bị
bất hoạt, dẫn tới làm ngừng quá trình quang hợp. Khi có ánh sáng mạnh thì tia sáng làm
đốt nóng lá dẫn tới làm tăng nhiệt độ nên ánh sáng mạnh cũng làm ức chế quang hợp
- Ở thực vật C4 lục lạp của tế bào bao bó mạch là nơi diễn ra chu trình canvin. Tế bào
bao bó mạch nằm sâu phía dưới của thịt lá nên khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì chỉ
làm nóng tế bào bề mặt lá( tế bào biểu bì và tế bào mô dậu) chứ ít tác động đến tế bào
bao quanh bó mạch. Do đó nhiệt độ môi trường tăng cao, không ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ enzim trong chu trình canvin của lục lạp ở tế bào bao quanh bó mạch. Ở
thực vật C3 chu trình canvin diễn ra ở lục lạp của tế bào mô dậu nên khi tăng nhiệt độ
môi trường sẽ trực tiếp tác động đến hệ enzim nên sẽ làm giảm cường độ quang hợp. Vì
vậy điểm bão hòa nhiệt độ của thực vật C3 là khoảng 25 độ c còn thực vật C4 là khoảng
35 đến 40 độ c
- Do đó pha tối quang hợp diễn ra ở lục lạp của tế bào bao bó mạch nên ánh sáng mạnh
không tác động đến lớp tế bào này. Vì vậy thực vật C4 cường độ ánh sáng mạnh thì
cường độ quang hợp càng mạnh. Còn thực vật C3 chỉ cần ánh sáng bằng 1/3 ánh sáng
toàn phần là đã bắt đầu ức chế quang hợp. Nguyên nhân là vì ánh sáng tác động trực
tiếp lên tb mô dậu
- Mặt khác thực vật C3 có hô hấp sáng nên khi ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao đã xảy ra hô
hấp sáng, làm giảm năng suất quang hợp nên dẫn tới điểm bão hòa thấp
b. Thí nghiệm để chứng minh pha tối của quang hợp tạo ra nước
Trong pha tối quang hợp có tạo ra nước ở giai đoạn khử APG thành ALPG. Sử dụng
nguyên tử H đánh dấu phóng xạ ( H2) để làm thí nghiệm
Sử dụng chất khử NADPH có H được đánh dấu phóng xạ thì quá trình quang hợp sẽ tạo
ra nước có nguyên tử H đánh dấu phóng xạ. Phân tử nước đó đã được hình thành bằng
cách lấy H của NADPH. Trong quang hợp chỉ có pha tối mới sử dụng NADPH nên pha
tối tạo ra nước
Câu 10. Những đặc điểm cấu tạo nào của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển
nước và các ion khoáng?
Hướng dẫn
- Mạch gỗ được cấu tạo gồm quản bào, mạch ống là những tế bào có hình trụ đứng và
đã chết, không có màng, không có bào quan bên trong( chỉ có thành tế bào). Hai phía
đáy của hình trụ nối thông với các tế bào hình trụ khác, mặt bên đục thủng lỗ. Nhờ có
cấu tạo như vậy nên mạch gỗ là một hệ thống ống liên tục nối từ rễ lên lá. Mạch gỗ là
các ống rỗng nên giảm lực cản của dòng vận chuyển. Mặt khác đường kính của mạch gỗ
rất nhỏ nên tjạo ra lực mao dẫn kéo nước từ rễ lên lá
- Thành tế bào được linhin hóa có tác dụng rắn chắc chịu được áp lực của dòng nước
bên trong và chống đỡ các lực cơ học của môi trường
- Các lỗ bên xếp sít nhau, lỗ bên của ống này thông với lỗ bên của ống bên cạnh tạo
dòng di chuyển ngang để vận chuyển nước và các ion khoáng cho các cành bên.

You might also like