You are on page 1of 2

KIÊMR TRA

SINH HỌC THỰC VẬT (2)

Câu 1.

Câu 2. a Rễ tiết ra các chất hoá học thu hút vi khuẩn Rhizobium japonicum di chuyển về phía rễ. (
Khi tiếp cận với các lông hút của rễ, vi khuẩn sẽ giải phóng ra các chất kích thích sự sinh trưởng uốn
cong của phần đầu lông hút, để hình thành vùng xâm nhiễm của vi khuẩn.

b Sự hình thành nốt sần:


- Khi xâm nhập vào lông hút của rễ, vi khuẩn R. japonicum sẽ kích thích hình thành các túi từ bộ máy
Golgi để tiếp tục xâm nhiễm vào phần vỏ rễ. (0,2 điểm)
- Các tế bào vỏ rễ được kích thích phân chia để hình thành các mầm nốt sần. Do sự xâm nhiễm, những túi
chứa vi khuẩn được giải phóng vào các mầm nốt sần. Tiếp theo vi khuẩn sẽ phân chia và tăng trưởng
trong các túi để hình thành các thể khuẩn và thúc đẩy hình thành các nốt sần. (0,2 điểm)
- Nốt sần phát triển hệ thống mạch riêng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho nốt sần đồng thời chuyển các
hợp chất chứa nitơ vào hệ dẫn của rễ rồi từ đó vận chuyển lên toàn cây. (0,2 điểm)
Câu 3. *Những điểm cấu tạo đặc biệt:
- Có hệ enzim Nitrogenaza – enzim tham gia quá trình khử N2 thành NH3
- Có những cấu trúc nhằm tạo môi trường kị khí cho hệ enzim Nitrogenaza hoạt động:
+ hình thành tế bào dị hình màng dày ( ở vi khuẩn lam)
+ màng gấp nếp lại tạo một khoang kị khí ( ở một số vi khuẩn cố định đạm tự do)
+ hình thành Leg – cấu trúc có ái lực cao với oxi phân tử (ở vi khuẩn nốt sần)
*Ý nghĩa của nhóm VSV cố định đạm:
- Cung cấp nguồn đạm dễ tiêu trong đất cho thực vật
- Tham gia, thúc đẩy nhanh chu trình tuần hoàn vật chất.
Câu 4. Để có thể cố định nitơ trong các nốt sần của cây đậu, vi khuẩn Rhizobium cần phải có điều kiện
kỵ khí và phải cần một lượng lớn ATP. Tuy nhiên, cả tế bào rễ cây và vi khuẩn Rhizobium đều là loại
hiếu khí. Hãy cho biết chọn lọc tự nhiên đã giải quyết mâu thuẫn này như thế nào thông qua các đặc
điểm thích nghi ở cả cây đậu lẫn vi khuẩn Rhizobium để sự hỗ sinh giữa 2 loài có được như ngày nay?
Giải thích. Biết rằng tế bào của cây đậu có một loại protein được gọi là leghemoglobin có khả năng vận
chuyển ôxi giống như hemoglobin ở động vật
Câu 5.a)
- Ánh sáng thông qua quang hợp ở thực vật tham gia hình thành các sản phẩm ATP, NADPH. Chuỗi
truyền điện tử trong quang hợp cung cấp feređôxin dạng khử.
- Nhiệt độ thông qua hô hấp ở thực vật tham gia hình thành các sản phẩm ATP, NADH, FADH 2, các
axit hữu cơ.
−¿¿ −¿¿
- NADH, NADPH tạo ra từ quang hợp và hô hấp cần cho quá trình khử NO 3 thành NO 2 .
−¿¿ −¿¿
Feređôxin dạng khử cần NO 3 cho quá trình khử NO 2 thành
NH +¿¿
4 . Axit xit hữu cơ và NADH cần cho quá trình hình thành axit amin.

Câu 6 .
Sự tổng hợp mARN được cảm ứng bởi nồng độ nitrate. Phần lớn nitrate được hấp thụ ở rễ được chuyển
lên thân nên kích thích tổng hợp mARN trong thân nhiều hơn sau 4 giờ cảm ứng.
Nitrate được đồng hóa chủ yếu ở trong thân cây lúa mạch do hoạt tính của enzim nitrate reductase trong rễ
tăng gần gấp 4 lần so với hoạt tính của enzim này trong rễ.
Bổ sung 2 trong số 3 nguyên tố vi lượng sau: Mo, Fe và Co
Nitrate được vận chuyển vào tế bào nhờ cơ chế đồng vận chuyển cùng chiều với proton H +. Khi bơm
proton trên màng tế bào biểu bì bị ức chế bởi phenylglyoxal  gradient H+ qua màng giảm làm giảm
hoặc ức chế vận chuyển nitatrate hấp thụ vào rễ  giảm lượng nitate vận chuyển lên thân  giảm hoạt
tính của enzyme nitrate reductase do thiếu cơ chất.
Câu 7.
Bắt đầu khoảng 20 phút sau khi ngâm.
IAA có tác dụng kéo dài tế bào thông qua cơ chế làm giãn thành tế bào và tăng hấp thu nước vào
nguyên sinh chất (IAA sẽ kích thích sự giãn tế bào bằng cách kích thích bơm proton trên màng tế bào
hoạt động làm giảm pH của thành tế bào và kích hoạt enzim expansin cắt đứt liên kết hydrogen giữa
các vi sợi cellulose làm lỏng lẻo cấu trúc của thành tế bào. Ở trạng thái thành tế bào lỏng lẻo, nước
thẩm thấu vào tế bào làm tăng độ trương nước từ đó làm tăng kích thước của tế bào)
Trong khi sucrose chỉ có tác dụng làm tăng áp suất thẩm thấu  tăng độ trương nước của tế bào mà
không làm thay đổi cấu trúc thành tế bào (thành tế bào giới hạn lượng nước vào tế bào). Do đó IAA có
tác dụng làm giãn toàn bộ thể tích của mỗi tế bào dẫn đến tăng chiều dài đoạn cắt bao lá mầm nhiều
hơn sucrose.
- Sucrose được tăng cường vận chuyển vận chuyển vào tế bào cùng với proton (do IAA làm tăng sự
chênh lệch proton trước đó)  tăng áp suất thẩm thấu của tế bào. Nước sẽ đi vào tế bào nhiều hơn
trong giai đoạn thành celluose đang bị lỏng lẻo gây ra bởi IAA, do đó kích thước mỗi tế bào tăng nhiều
hơn và làm cho đoạn cắt bao lá mầm tăng mạnh trong thí nghiệm trên.
- Sucrose đồng thời cung cấp năng lượng ATP cho hoạt động của bơm H +  tăng vận chuyển H+ ra
thành tế bào.

You might also like