You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN HỌC KỲ 1

Câu 1: Phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
+ Cấu trúc: Màng sinh chất có cấu trúc khảm động.

- Lớp kép phôtpholipit có đuôi kị nước quay vào trong, đầu ưa nước quay ra
ngoài.

- Các prôtêin nằm ở rìa màng hoặc xuyên qua màng.

- Côlestêrôn nằm khảm vào lớp kép để tăng độ vững chắc cho màng.

- Các cấu trúc thêm: glicôprôtêin, glicôlipit, cacbôhiđrat,…

+ Chức năng:

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: lớp phôtpholipit chỉ có
những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực đi qua). Các chất phân
cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào tế
bào.

- Các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tiếp nhận và trả lời kích
thích từ môi trường.

- Bảo vệ: nhờ các glycôprôtêin giúp nhận biết các tế bào lạ (không phải thuộc
cùng 1 cơ thể).
Câu 2: Lấy ví dụ về các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Ví dụ về vận chuyển các chất qua màng sinh chất bằng phương thức vận
chuyển chủ động:
+ Trong tế bào của một loài tảo biển, nồng độ Iot cao gấp 100 lần nồng độ Iot có
trong nước. Nhưng Iot vẫn được vận chuyển vào trong tế bào tảo từ nước biển
thông qua màng sinh chất

+ Nồng độ glucozo tại ống thận trong nước tiểu luôn thấp hơn trong máu nhưng
glucozo có được trong nước tiểu vẫn được thu hồi về máu.

Câu 3: Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất
để giải thích quá trình làm nước sấu (Ngâm sấu với đường).
Khi ngâm quả xấu vào đường thì môi trường bên ngoài tế bào quả xấu có nồng
độ đường cao hơn bên trong quả xấu nên nước từ trong quả xấu đi từ trong tế
bào ra ngoài môi trường để hoà tan đường nên sau một thời gian nước xấu đi ra
ngoài và đường bị hoà tan thì trong bình có rất nhiều nước có vị ngọt và chua.
Câu 4. Tại sao khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh, thì bệnh sẽ nhanh chóng
lan truyền đến các tế bào khác và toàn bộ cơ thể.
Giữa các tế bào thực vật có cầu sinh chất giúp liên kết với tế bào chất của tế bào
liền kề. Cầu sinh chất giúp cho các chất có thể lưu thông xuyên suốt giữa các tế
bào thực vật với nhau
Câu 5. Vì sao nói màng sinh chất có tính khảm động
- Màng tế bào có cấu trúc “khảm: Cấu trúc khảm do lớp kép phospholipid được
“khảm” bởi các phân tử protein. Protein có thể xuyên qua lớp kép phospholipid
(protein xuyên màng) hoặc protein có thể liên kết với phía ngoài của một lớp
phospholipid (protein bám màng).
Câu 6. Tại sao ATP được gọi là đồng tiền năng lượng của tế bào, cấu tạo ATP,
quá trình hình thành liên kết cao năng.
- ATP có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng
lượng → Điều đó giúp ATP đáp ứng được việc cung cấp năng lượng một cách
nhanh chóng, kịp thời cho tế bào.

- Hầu hết các hoạt động sống của tế bào đều sử dụng năng lượng ATP.

Câu 7. Bản chất và cơ chế tác động của Enzim. Kể tên các en zim thường gặp
trong quá trình phân giải vật chất
*Bản chất:
- Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là prôtêin.
Cơ chế hoạt động:
- Emzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động sau đó bằng nhiều cách
khác nhau tạo ra sản phẩm.
*Ví dụ: Lipase, Protease, Amylase, Maltase, Lactase, Sucrase
Câu 8. Phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
-Quá trình tổng hợp sử dụng năng lượng để tạo nên phân tử phức tạp từ các phân
tử đơn giản và tích lũy năng lượng.
- Quá trình phân giải phá vỡ các phân tử phức tạp thành phân tử đơn giản để giải
phóng năng lượng.
Câu 9. Vai trò của vi khuẩn trong quá trình làm sạch môi trường (kể tên và vi
khuẩn và ứng dụng phân giải các chất thải làm sạch môi trường)
Có 4 nhóm vi sinh vật tiêu biểu tham gia xử lí ô nhiễm môi trường là:
- Vi sinh vật phân giải tinh bột: Candida, xạ khuẩn, Clostridium …
- Vi sinh vật phân giải cellulose: nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn …
- Vi sinh vật phân giải protein: Bacillus mycoides, xạ khuẩn, nấm …
- Vi sinh vật phân giải lipid: Pseudomonas, Achromobacter …

You might also like