You are on page 1of 5

I.

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Bài 1:
- Lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu của sinh học?
→ Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm,
… và con người.
- Vai trò của sinh học trong cuộc sống?
→ Chăm sóc sức khỏe ; Cung cấp lương thực, thực phẩm ; Tạo không gian sống và bảo vệ môi
trường ; Phát triển kinh tế , xã hội.
Bài 2:
- Dụng cụ, thiết bị nào được sử dụng trong nghiên cứu và học tập sinh học?
→Một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học:
- Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp, bộ đồ mổ, bình tam giác, cốc đong, pipet nhựa,…
- Máy móc, thiết bị: tủ lạnh, tủ cấy vi sinh, cân điện tử, các bộ cảm biến,…
- Các phần mềm: thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, các phần mềm xử lí số liệu thống kê,…
- Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.
- Thiết bị an toàn: găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,…
Bài 3:
- Vì sao nói các cấp độ tổ chức sống là hệ thống mở?

→ Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở vì sinh vật và môi trường luôn có tác động qua lại
thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Bài 4:
- Nội dung của học thuyết tế bào?

→Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự
sống; Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước. Tế bào chứa DNA, thông tin di truyền được
truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong quá trình phân chia. Mỗi tế bào đc cấu tạo bởi 3 thành
phần: Màng sinh chất, TB chất, nhân hoặc vùng nhân.

Bài 5:

- Vai trò của các nguyên tố đại lượng và vi lượng?

→ Nguyên tố đại lượng rất cần thiết để cấu tạo và duy trì sự sống của cơ thể. Chúng tham gia cấu
tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein, lipit, axit nucleic… và là chất hóa học chính cấu tạo
nên tế bào.

→ Nguyên tố vi lượng là một thành phần quan trọng cấu tạo nên các enzyme, vitamin và hormone
hoặc tham gia vào một số các phản ứng trao đổi chất nhất định có vai trò như là coenzym xúc tác
hay hoạt hóa.
- Tính phân cực của phân tử nước là do đâu? Tính chất này đem đến cho nước đặc điểm gì?

→ Tính phân cực của nước là do đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía Oxi.

< Làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước
kia (qua liên kết hiđrô) và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự sống. >

Bài 6:
- Đơn phân của Nucleic acid, protein, Polysacchride?
→ Đơn phân cấu tạo nên các polysaccharide là monosaccharide.

Đơn phân cấu tạo nên Protein là amino acid.

Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid là nucleotide

- Cho ví dụ các loại đường đa, đường đôi và đường đơn?

→Đa: Amylose(tinh bột trong cơm) , Cellulose ( chất xơ rau củ )

Đôi : Saccarozo (đường mía, đường nâu) , lactozơ ( đường chính )

Đơn : Glucose ( đường nho ) , Fructose ( đường trái cây )

- Chức năng của Protein?

→Protein tham gia hầu hết các hoạt động sống của TB: Chất xúc tác sinh học; Thành phần cấu
trúc nên TB và cơ thể; Vận chuyển các chất qua màng; Điều hòa các quá trình trao đổi chất; Bảo
vệ cơ thể; Chất dự trữ...

- Nguồn thực phẩm nào sau đây cung cấp carbohydrate, protein cho cơ thể?

→ Nguồn thực phẩm cung cấp protein: thịt gà nạc, cá, thịt lợn nạc, sữa chua ít béo, sữa, trứng,
hạt,…

→Nguồn thực phẩm cung cấp carbohydrate: cam, bưởi, chuối, yến mạch,...

Bài 7:
- Điểm khác biệt quan trọng nhất của tế bào nhân thực so với tế bào nhân sơ?
→ Điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

- Tế bào nhân thực có màng bao bọc nhân còn tế bào nhân sơ không có màng nhân bao bọc vật
chất di truyền.

- Trong chất tế bào của tế bào nhân thực có nhiều loại bào quan hơn, cấu tạo phức tạp hơn tế bào
nhân sơ.
Bài 8:

- Bào quan chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? Chức năng của các bào quan
đó?

→Lục lạp, thành tế bào chứa nhiều chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào / < bảo vệ tế
bào, cũng như định hình dạng và kích thước tế bào >

- Bào quan nào có cấu trúc màng kép? → Nhân, lục lạp và ti thể

- Bào quan nào không có màng bao bọc? → Ribôxôm

- Bào quan nào được xem là "nhà máy năng lượng" của tế bào? → Ti thể ( nơi diễn ra quá trình hô
hấp tế bào tạo ra ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào )

Bài 9:
- Nêu khái niệm trao đổi chất ở tế bào?

→ Trao đổi chất ở tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào và tập
hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong TB và sự trao đổi các chất giữa TB với môi trường.

- Phân biệc các phương thức vận chuyển các chất qua trong màng sinh chất? Ý nghĩa của vận
chuyển chủ động?

Đặc điểm Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động

Chiều gradient nồng độ Cùng chiều Ngược chiều

Yêu cầu về năng lượng Không tiêu tốn năng


lượng Tiêu tốn năng lượng
Protein Có thể có hoặc không Có sự tham gia của
vận chuyển có sự tham gia của protein vận chuyển.
protein vận chuyển.
Ví dụ Tế bào lông hút của rễTế bào thận sử dụng
Khác nhau
hút nước từ đất. năng lượng của tế bào
để bơm các amino acid
và glucose từ nước tiểu
trở lại máu.
Ý nghĩa vận chuyển Thông qua sự vận chuyển chủ động, tế bào lấy các chất cần thiết và điều hoà
chủ động nồng độ các chất trong tế bào.
Bài 10:
- Trong cấu trúc enzyme, vùng có cấu hình không gian đặc biệt để liên kết với cơ chất gọi là gì?
→ Phân tử enzyme có một vùng nhỏ có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất, liên kết đặc
hiệu với cơ chất, làm biến đổi cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.
Bài 11:
- Thế nào là quá trình phân giải, quá trình tổng hợp?

→Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình chuyển hoá những chất đơn giản thành những chất
phức tạp diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme. Trong quá trình đó, năng lượng được
tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ. Tổng hợp các chất được thực hiện thông qua các con đường:
quang tổng hợp, hoá tổng hợp và quang khử.

→Phân giải các chất trong tế bào là quá trình chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn
giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme. Quá trình phân giải sẽ giải phóng năng
lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Phân giải được thực hiện theo con đường hô
hấp tế bào hoặc lên men.

- Trật tự các giai đoạn của hô hấp tế bào?


→ Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Đường phân → Oxy hóa pyruvate và chu
trình Krebs → Chuỗi truyền electron.
II. PHẦN TỰ LUẬN

- Học chú thích hình 8.2. Cấu trúc của màng sinh chất?

- Em hãy dự đoán hiện tượng có thể xảy ra với các tế bào hồng cầu khi ngâm trong 3 loại môi
trường và giải thích?
→ Khi ngâm TB hồng cầu vào môi trường đẳng trương( nồng độ chất tan bên ngoài bằng nồng độ
chất tan bên trong TB) thì các phân tử nước đi ra và đi vào bằng nhau nên hình dạng màng TB
hông cầu ko thay đổi.
→Khi ngâm tế bào hồng cầu vào môi trường ưu trương (nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn
nồng độ chất tan bên trong tế bào) thì các phân tử nước sẽ di chuyển từ tế bào ra môi trường, hình
dạng màng tế bào hồng cầu co lại.
→Khi ngâm tế bào hồng cầu vào môi trường nhược trương (nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn
nồng độ chất tan bên trong tế bào) thì các phân tử nước sẽ di chuyển từ môi trường vào tế bào,
hình dạng màng tế bào hồng cầu căng ra và có thể bị vỡ.
- Tại sao khi muối dưa, cà thì sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và bị nhăn nheo?
→Khi ngâm tế bào hồng cầu vào môi trường nhược trương (nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn nồng
độ chất tan bên trong tế bào) thì các phân tử nước sẽ di chuyển từ môi trường vào tế bào, hình dạng
màng tế bào hồng cầu căng ra và có thể bị vỡ.

You might also like