You are on page 1of 4

CÂU HỎI CẤU TRÚC – CHỨC NĂNG TẾ BÀO

Câu 1: Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào?
Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Câu 2:
a. Hai TB vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quanh tế bào
của nó, trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng
không gian hẹp chứa peptidoglican. Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn
nào là vi khuẩn G-?
b. Tại sao vi khuẩn G- lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?
c. Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?
d. Vi khuẩn có thể dinh dưỡng bằng cách thực bào không? Vì sao?
Câu 3: Dựa vào đặc điểm của không bào co bóp ở động vật nguyên sinh, hãy:
a. Nêu chức năng của không bào co bóp ở cơ thể động vật nguyên sinh?
b. Tại sao ở động vật nguyên sinh sống ở môi trường nước ngọt thì có không bào co bóp
còn động vật nguyên sinh sống ở môi trường nước mặn thì hầu hết không bắt gặp không bào
co bóp?
Câu 4. Đặc điểm giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp?
Câu 5: Trả lời ngắn gọn các câu sau:
- Tế bào cơ có nhiều ti thể hơn các loại tế bào khác trong tế bào, giải thích tại sao?
- Các loại thuốc sử dụng để chữa bệnh do thực, động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến
sức khỏe hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây
bệnh, giải thích?
- Giải thích tại sao màng tế bào lại có khả năng cân bằng nội môi?
- Vì sao bơm Na+/K+ có thể giúp tế bào động vật không bị vỡ?
Câu 6:
a. Bào quan nào trong tế bào làm nhiệm vụ khử độc thuốc khi sau khi uống vào cơ thể.
Mô tả cấu trúc bào quan đó.
b. Phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh trong y dược học đang sử dụng hiện nay tác
động lên tế bào của cơ thể qua màng sinh chất mà không cần phải hấp thụ vào bên trong tế
bào. Theo bạn thuốc tác lên thành phần cấu trúc nào của màng sinh chất sẽ đạt hiệu quả cao,
tại sao?
Câu 7: Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là mô động
vật hay mô thực vật? Giải thích?
Câu 8: Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu
phóng xạ. Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo
dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các
cấu trúc đó.
Câu 9: Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết
bào quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan
đó không hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
Câu 10. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là
hai loại bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau
Câu 11.
a. Hãy giải thích vì sao khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô
sinh ở nam giới và bệnh viêm đường hô hấp?
b. Hãy cho biết sự biến đổi cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định
đạm sống hiếu khí, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người thích nghi
với chức năng?
Câu 12:
a. Tiến hành thí nghiệm sau trên 2 tế bào riêng biệt. Tế bào thứ nhất bị chọc thủng màng sinh
chất, tế bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân. Nuôi cấy 2 tế bào này trong môi trường dinh
dưỡng thích hợp, sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở 2 tế bào này? Giải thích.
b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều
lisosome nhất? Tại sao?
c. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+ và sự sinh tổng
hợp ATP ở ty thể. Có 2 ty thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào ống nghiệm A có pH =
8. Sau đó chuyển ty thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ty thể thứ hai chuyển vào ống
nghiệm C có pH = 9. Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao?
Câu 13.
a. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các tế bào E.
coli. Điều gì xảy ra nếu bạn trung hòa pH axit trong lizôxôm thông qua ức chế bơm proton H+
bởi một chất ức chế đặc hiệu? Giải thích.
b. Epinephrin có khả năng kích thích phân giải glicogen bằng cách hoạt hóa enzim glicogen
photphorylaza tạo glucozo nhưng khi epinephrin được bổ sung vào ống nghiệm chứa loại enzim
này thì thấy phản ứng phân giải không xảy ra. Em hãy nêu lí do khiến thí nghiệm trên không
thực hiện được. Biết hoạt tính của enzim trên và epinephrin vẫn bình thường.
Câu 14. a. Em hãy tự thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh vai trò của nhân tế bào.
b. Nếu tế bào bị mất nhân thì tế bào đó có lập tức ngưng mọi hoạt động sinh tổng hợp các chất
ngay hay không? Tại sao?
Câu 15: Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ
mô người bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố
trí thí nghiệm dùng 2 loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Câu 16. Điểm giống và khác nhau tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống
và khác nhau?
Câu 17. Điểm khác nhau tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 18: Giải thích sự hợp lý trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân
thực? Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì
chọn lọc tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
Câu 19: Nêu cấu trúc, chức năng của mạng lưới nội chất, tại sao tế bào gan người có mạng
lưới nội chất phát triển? Khi nào tế bào gan của người có hệ thống lưới nội chất trơn tăng bất
thường?
Câu 20: Nêu cơ chế truyền đạt thông tin qua màng tế bào. Các loại phân tử tín hiệu như
ơstrogen, testosteron, insulin phù hợp với loại thụ thể nào trên màng? Vì sao?
Câu 21: Vì sao nói AMP vòng là chất truyền tin thứ hai? Vai trò và cơ chế hoạt động của AMP
vòng?
Câu 22: Nêu cơ chế và con đường vận chuyển nước qua màng sinh chất? Trong các chất CO2
, gluco zơ, Na+ , rượu etylic, insulin chất nào dễ dàng khuếch tán qua màng mà không chịu sự
kiểm soát của màng? Tại sao? Trong thí nghiệm thẩm thấu, cần sử dụng chất tan thế nào để
chứng minh nước có đi qua màng?
Câu 23. Nêu các chức năng của chất nền ngoại bào ở động vật.
Câu 24. Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprôtêin màng. Giải thích tại sao chất
độc A làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
Câu 25.Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào này tiết ra
các tín hiệu, còn tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào.
Câu 26. Hãy nêu dẫn liệu chứng minh nguồn gốc cộng sinh của ti thể trong tế bào nhân thực
(nhân chuẩn).
Câu 27. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của tế bào thực vật, tế bào động vật
và tế bào nấm. Tại sao có sự khác nhau đó ?
Câu 28. Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân thực có cấu
tạo như thế nào?
Câu 29. Nêu chức năng sinh lí của không bào ở các tế bào sau:
- Tế bào lông hút của rễ.
- Tế bào cánh hoa.
- Tế bào lá của những cây có độc tính cao đối với các loài động vật ăn lá.
Câu 30: a. Dựa vào chức năng, các prôtêin tham gia cấu trúc màng sinh chất gồm những loại
nào? Nêu chức năng của mỗi loại.
b. Ribôxôm có mặt trên màng lưới nội chất hạt được cấu tạo từ những tiểu đơn vị có giá trị
S (hằng số lắng) là bao nhiêu? Trình bày quá trình hình thành các tiểu đơn vị này. Các ribôxôm
này tổng hợp nên những loại prôtêin nào trong tế bào?
Câu 31: a. Nêu cấu trúc của phôtpholipit. Giải thích vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan
trọng trong tất cả các tế bào?
b. Bào quan nào được ví như là một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu các chức
năng của bào quan đó.
Câu 32. Tế bào bạch cầu có khả năng bắt và tiêu hóa (phân giải) vi khuẩn. Chức năng này được
thực hiện bằng phương thức nào? Mô tả hoặc vẽ hình minh họa.?
Câu 33. Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng
thời gian người ta tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và
nhận thấy theo thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào tế bào theo
thời gian cũng gia tăng.
a) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào.
b) Làm thế nào có thể chứng minh được giả thuyết đã đưa ra là đúng?
Câu 34. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ
thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật.
Câu 35. Một loại bào quan trong tế bào thực vật có chức năng làm cho tế bào có thể gia tăng
kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn rất ít năng lượng. Hãy giải thích các chức năng của
loại bào quan này.
Câu 36. Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào?
Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Câu 37. Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu
phóng xạ. Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo
dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các
cấu trúc đó.
Câu 38. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là
hai loại bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Câu 39. Cho các tế bào: tế bào tuyến nhờn của da, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào thùy
trước tuyến yên. Trong số các tế bào trên, những tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển,
những tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển? Vì sao?
Câu 40. Phân tử lipôprôtein trong thành phần của màng sinh chất ở tế bào nhân thực được
tổng hợp ở những bào quan nào? Trình bày tóm tắt sự hình thành chúng trong tế bào.
Câu 41: Hãy so sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của các
protein giống tubulin và actin trong phân đôi ở vi khuẩn.

You might also like