You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN TẬP CẤU TRÚC TẾ BÀO – Lớp 10SIK65

Câu 1. So sánh tế bào động vật với tế bào thực vật. Rút ra kết luận gì từ những điểm
giống nhau và khác nhau đó?
Câu 2: Thống kê các loại bào quan trong tế bào nhân thực với đặc điểm sau
1. Những bào quan có cấu trúc màng kép?
2. Những cấu trúc, bào quan có cấu trúc màng đơn?
3. Những bào quan không có màng bao bọc?
4. Những bào quan có chứa axit nucleic?
5. Những bào quan, cấu trúc thuộc hệ thống nội màng?
6. Những cấu trúc, bào quan nào có màng bao bọc nhưng không thuộc hệ thống màng
nội bào? Giải thích?
Câu 3: Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của tế bào thực vật, tế bào
động vật và tế bào nấm. Tại sao có sự khác nhau đó ?
Câu 4: Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều
kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
I. MÀNG SINH CHẤT
Câu 1. Vì sao photpholipit có tính lưỡng cực? Đặc tính này có ý nghĩa gì đối với tế bào
và cơ thể sống?
Câu 2. Nêu vai trò của cacbohidrat đối với cấu trúc của MSC? Dựa vào cơ chế tổng hợp
các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm carbohydrate của glycoprotein
xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề
mặt phía tế bào chất?
Câu 3. Tính động của màng được quyết định bởi yếu tố nào? Ở hươu bắc cực, màng của
các tế bào nằm gần phần móng chân chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều colestêrôn
hơn so với màng tế bào ở các bộ phận khác. Hãy giải thích sự khác nhau này.
Câu 4. Cấu trúc màng tế bào vi khuẩn cổ chịu nhiệt có đặc điểm gì giúp chúng có thể
sống được ở môi trường có nhiệt độ cao?
Câu 5. Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức
năng: dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Câu 6: Trình bày thí nghiệm dung hợp hai tế bào của hai loài động vật khác nhau để
chứng minh các phân tử prôtêin của màng sinh chất có khả năng di chuyển .
Câu 7. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A, B, C, D và E) dưới đây
a. Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên.
b. Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của prôtêin trong màng sinh chất.
c. Hình D: (a), (b) minh họa cho hình thức vận chuyển gì? Giải thích.
d. Những phân tử có đặc điểm như thế nào thì khuếch tán qua lớp kép photpholipit?
e. Một số chất cần được vận chuyển từ vị trí được tổng hợp đến nơi mà chúng hoạt
động. Chất nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân? Giải thích?
(1) tARN; (2) Protein histone;
(3) Nucleotide; (4) Protein tham gia vào chuỗi truyền electron.
Câu 8: Hình vẽ sau mô tả cấu trúc một vùng màng sinh chất của tế bào nghiên cứu

Trong đó, Protein Y có miền cấu trúc gắn với các sợi actin bất động trên bề mặt bên trong của
màng tế bào. Không có miền tương tự trong protein X. Một thí nghiệm được tiến hành để cho
thấy tính di động của Protein X và Y trong màng tế bào. Các protein này được dán nhãn bằng
các chất huỳnh quang khác nhau (màu đỏ cho protein X và xanh cho protein Y) chỉ với một
phân tử huỳnh quang cho mỗi protein. Sau đó, một vùng nhỏ của bề mặt tế bào được chiếu xạ
liên tục để tẩy các phân tử thuốc nhuộm, và cường độ huỳnh quang của tế bào được theo dõi
theo thời gian.
a. Hãy dự đoán kết quả của thí nghiệm sau một thời gian dài chiếu xạ.
b. Nếu chiếu xạ một thời gian ngắn thì vùng chiếu xạ có được phục hồi màu sắc ban đầu hay
không?
Giải thích.
c. Kết quả thí nghiệm thay đổi như thế nào khi thay đổi nhiệt độ môi trường? Giải thích.
Câu 9: Nêu những kiểu biến đổi về mặt cấu trúc màng sinh chất trong các hoạt động sống bình
thường của các loại vi khuẩn và TB động vật.
Câu 10: Hình 1 phản ánh cấu tạo hóa học của một steroit phổ biến trên màng sinh chất của tế
bào động vật có vú.
a. Hãy nêu tên, cách sắp xếp các phân tử, tác dụng của steroit đó trong màng sinh chất.

b. Ngoài vai trò cấu trúc màng, loại steroit này còn có vai trò gì trong tế bào?
Câu 11: a) Thế nào là tính bất đối xứng của màng? Bào quan nào quy định tính bất đối xứng
này? Giải thích quá trình hình thành tính bất đối xứng của màng?
b) Hình dưới đây mô tả một số chức năng của prôtêin màng:

(Ghi chú: 1- dịch ngoại bào; 2- màng; 3- dịch nội bào; 4- phân tử tín hiệu; 5- cơ chất; 6- sản
phẩm; 7- vi sợi; 8- phân tử prôtêin MHC)
- Cho biết các chức năng của prôtêin được thể hiện trong hình A, B, C, D, E, F.
- Cho biết 2 điểm khác nhau trong hoạt động của prôtêin hình A, B.
Câu 12: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu protein bề mặt màng tế bào bằng thuốc
nhuộm huỳnh quang, sau đó dùng tia laze tẩy màu ở một vùng nhỏ trên màng (đã được đánh
dấu) rồi quan sát sự phục hồi màu huỳnh quang trên vùng bị tẩy theo thời
gian. Kết quả thu được như Hình 1.

a. Nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm?


b. Trong một thí nghiệm khác, thay vì đánh dấu tất cả các protein trên màng, người ta chỉ đánh
dấu một loại protein duy nhất và tiến hành thí nghiệm như trên, kết quả nhận thấy vùng bị tẩy
màu không có hiện tượng phục hồi huỳnh quang.
Hãy nêu giả thuyết giải thích các hiện tượng trên. Biết rằng tế bào được đánh dấu không liên
kết với các tế bào khác.
HỆ THỐNG MÀNG NỘI BÀO
Câu 1: Kể tên các bào quan thuộc hệ thống màng nội bào? Vì sao chúng được xếp vào hệ
thống màng nội bào?
Câu 2. Sự phối hợp hoạt động giữa các bào quan : lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, lizôxôm và
màng sinh chất của tế bào được thể hiện như thế nào trong quá trình tiêu hoá nội bào ở động
vật nguyên sinh?
Câu 3. a. Nêu chức năng của các bộ phận, bào quan trong tế bào nhân thực trực tiếp tham gia
vào việc sản xuất và vận chuyển glycoprotein ra khỏi tế bào động vật?
b. Erythrôpôêtin (EPO) là loại hoocmôn kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một loại
prôtêin tiết, được glycosyl hóa. Cấu trúc nào làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO? Vai
trò của các cấu trúc đó?
c. Nấm sợi cần tiết enzyme amylase để thủy phân tinh bột. Hãy trình bày vai trò của các bào
quan tham gia tổng hợp và vận chuyển amylase (tính từ gen mã hóa amylase).
d. Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh qua quá trình thực bào. Các enzym
tiêu hóa chỉ giết được các mầm bệnh trong môi trường axit. Hãy cho biết có những sự kiện nào
xảy ra ở quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzym tiêu hóa trong quá trình thực bào trên?
Câu 4.
a. Tại sao bộ máy gôngi có thể phân phối các sản phẩm đích chính xác?
b. Một axit amin chứa nitơ phóng xạ ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy
nó có mặt trong phân tử prôtêin tiết ra ngoài tế bào đó. Hãy mô tả con đường mà axit amin đó
đã đi qua và cho biết ở mỗi nơi trên con đường ấy nó đã được biến đổi như thế nào ?
Câu 5. Giả sử phân lập được các thực bào từ một mẫu máu và nuôi cấy những tế bào này trong
một ống nghiệm. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng
với các tế bào E. coli. Nếu ức chế bơm proton trên màng lizôxôm bởi một chất ức chế đặc
hiệu, điều nào sau đây xảy ra? Giải thích.
- Các thực bào nhận ra E. coli thông qua thụ thể.
- Sự nuốt vi khuẩn E. coli của các thực bào bị ức chế.
- Nếu các lizôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.
- Các thực bào có thể tiết các mảnh vỡ của tế bào bị tiêu hóa ra ngoài tế bào.
Câu 6. X là một loại protein ngoại tiết, khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X
trong một tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện
tượng này có bình thường hay không? Em hãy giải thích.
Câu 7. Một nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại prôtêin do tế bào động vật giải phóng
vào môi trường nuôi cấy. Ông nhận thấy loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi
cấy khi cho một vài giọt hoocmôn vào tế bào. Trước khi cho hoocmôn vào ông đã đánh dấu
prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang. Nhờ đó, ông đã quan sát thấy
thuốc nhuộm đó có trong các phiến dẹt phẳng, trong cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế bào
và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hoocmôn, thuốc nhuộm cũng
được quan sát thấy như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất.
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả trên.
III - LƯỚI NỘI CHẤT
Câu 1. Phân biệt 2 loại lưới nội chất. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví
dụ về một loại tế bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất
trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.
Câu 2. Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế
bào nội tiết tuyến tụy). Ở mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên
gọi và chức năng của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào?
Câu 3. Giải thích tại sao ở tế bào gan của người lại có lizôxôm và mạng lưới nội chất hạt phát
triển?
Câu 4. Khi quan sát tế bào gan của một người thường xuyên lạm dụng thuốc an thần dưới kính
hiển vi điện tử, người ta thấy có một loại bào quan sinh sôi nảy nở, phát triển nhiều hơn so với
tế bào gan của một người bình thường không dùng bất kì loại thuốc nào.
a. Đó là bào quan nào? Giải thích.
b. Trình bày cấu trúc của bào quan nói trên.
LIZOXOM
Câu 1. Phân biệt hệ enzim có trong lizôxôm và perôxixôm về nguồn gốc và chức năng. Giải
thích tại sao trong nước tiểu của người và linh trưởng có chứa axit uric còn các động vật khác
thì không?
Câu 2. Bào quan lizôxôm ở tế bào động vật được hình thành từ đâu? Tế bào cơ, tế bào thần
kinh, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất? Giải thích.
Câu 3. Em hãy giải thích nguyên nhân gây các bệnh: viêm phổi ở các thợ mỏ, Chadiak –
streinbrink, Pompe.
Câu 4. Tại sao các prôtêin trên màng lizôxôm không bị phân hủy bởi các enzim có mặt trong
lizôxôm?
Câu 5. Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết
bào quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan
đó không hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
KHÔNG BÀO
Câu 1. So sánh không bào ở tế bào động vật và tế bào thực vật về cấu tạo và chức năng.
Câu 2. Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ
nhất ở điểm nào ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng này ?
Câu 3. Có hai thành phần của tế bào thực vật mà khi chúng thay đổi cấu trúc đều làm thay đổi
kích thước tế bào, đó là những thành phần nào? Nêu điểm khác nhau và mối liên hệ của các
thành phần đó trong cơ chế làm tăng kích thước tế bào thực vật.
RIBOXOM
Câu 1. Một sinh vật không có màng nhân và ti thể vừa mới được phát hiện. Nhiều khả năng
hơn cả sinh vật này có những bộ phận nào sau đây: Lizoxom, mạng lưới nội chất, lục lạp, bộ
máy Golgi, riboxom. Nêu cấu trúc và chức năng của những bào quan đó.
Câu 2. Vì sao Ribôxôm phân bố chủ yếu trên lưới nội chất?
NHÂN TẾ BÀO
Câu 1. Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, hình đãi lõm 2 mặt? Nêu chức năng của
loại tế bào đó? Trình bày quá trình hình thành tế bào không có nhân?
Câu 2. Phân biệt nhân và nhân con?
Câu 3. Ở động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit nucleic của ba
tổ chức đó?
Câu 4. So sánh sự khác nhau về cấu trúc, tính chất và chức năng của MSC và màng nhân?
TI THỂ, LỤC LẠP
Câu 1. Ty thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại
không có khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào? Hãy giải
thích? Vì sao thi thể và lục lạp được gọi là bào quan bán tự sinh?
Câu 2. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy gongi lại có màng đơn.
Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy gongi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế
nào đến chức năng của chúng?
Câu 3. Cho các tế bào sau: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào tuyến tụy.
a.Em hãy cho biết trong các tế bào trên, tế bào nào có nhiều ty thể?
b. Chức năng chủ yếu của ty thể tương ứng với mỗi loại tế bào trên là gì?
Câu 4. Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm
giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào
quan này?
Câu 5. Trình bày sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp với vai trò là
“nhà máy năng lượng” của tế bào.
Câu 6. Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ.
Màng trong và chất nền của ti thể có cấu tạo phù hợp với chức năng hô hấp nội bào như thế
nào ?
KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO, CHẤT NỀN NGOẠI BÀO, THÀNH TB, LÔNG VÀ ROI
Câu 1. Quan sát thấy một tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham
gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu giả
thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng minh?
Câu 2. Những người đàn ông mắc hội chứng claifenter bị vô sinh do tinh trùng không chuyển
động được, thường bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và có các cơ quan nội tạng sai lệch vị trí. Em
hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến các bệnh và dị tật trên.
Câu 3. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trò của nó trong tế bào niêm mạc ruột ở cơ thể
động vật và trong cơ thể thực vật.
Câu 4. Hình vẽ dưới đây vẽ lát cắt ngang của một cấu trúc nhất định trên bề mặt tế bào quan
sát được bằng kính hiển vi điện tử. Hãy cho biết đây là cấu trúc gì? Cấu trúc này có ở đâu
trong các đối tượng sau:

1-Trùng đế giày
2-Vi khuẩn E.Coli
3-Quản bào ở cây hạt trần
4-Tế bào biểu bì ống dẫn trứng ở người
5-Tế bào khí quản ở người
6-Tế bào biểu mô ống tiêu hóa ở người
Câu 5. Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát của tế bào, chúng tiến hành phân chia
liên tục tạo các khối u. Trong liệu pháp hóa trị liệu, người ta thường dùng vinblastine hay
vincristine (chiết xuất từ cây dừa cạn) để gây ra hiện tượng phân giải các vi ống. Tuy nhiên,
các thuốc trên đều có tác dụng phụ như: ức chế sự phân chia tế bào và ảnh hưởng đến hoạt
động thần kinh, rụng tóc, nôn mửa liên tục. Hãy nêu nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ đó.
Câu 6. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi
tế bào bị nhiễm virus? Giải thích.
Tổng hợp
Câu 1: Hình 1 mô tả cấu trúc đơn giản của một tế bào động vật điển hình với một số cấu trúc
được đánh số từ (1) đến (7).Hãy xác định tên của từng cấu trúc và cho biết những cấu trúc nào
thuộc hệ thống màng nội bào? Giải thích
Câu 2. Những phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
a. Tế bào thực vật để trong môi trường nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ ra.
b. Xenlulozo tìm thấy nhiều trong lục lạp.
c. Colesteron trong màng sinh chất càng nhiều thì màng càng lỏng lẻo.
d. Lizoxom có nhiều trong tế bào thực bào.
e. Glicogen và steroit đều là lipit phức tạp.
f. Thành phần cấu tạo của dầu và mỡ khác nhau nhóm glixerol.
g. Peroxixom là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật.
h. Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ muối
khoáng và đường cao hơn hẳn so với không bào ở thực vật ưa ẩm.
i. Ti thể là bào quan tổng hợp ATP cho tế bào.
j. Protein được gắn với cacbohydrat tạo glicoprotein ở lưới nội chất hạt.
k. Xenlulozo được tổng hợp ở lưới nội chất trơn.
l. Lipit gắn với cacbohydrat ở bộ máy Gongi.
Câu 3: Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở đâu? Sự tổng hợp prôtêin ribôxôm có gì khác
biệt? Sau khi được tổng hợp, làm thế nào để prôtêin nhận biết được các vị trí sẽ tới?
Câu 4. a. Trong tế bào, các bào quan nào chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc, chúng tập
trung ở các tế bào nào? Phân biệt cơ chế giải độc của mỗi loại bào quan đó?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc
kháng sinh và thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
Câu 5: Hai loại mẫu tế bào khác nhau (mẫu A và mẫu B) phân lập từ cùng một người được xử
lý phá màng tế bào. Sau đó tiến hành ly tâm phân đoạn các thành phần trong từng mẫu. Kết
quả thí nghiệm được thể hiện như Hình bên
a. Dựa trên dữ liệu được cung cấp, hãy mô tả sự khác biệt chính giữa hai loại tế bào A và tế
bào B. Từ đó, hãy đề xuất chức năng khác nhau cho từng loại tế bào.
b. Dự đoán tên loại tế bào của tế bào A và tế bào B. Giải thích.
c. Giải thích làm thế nào mà 2 loại tế bào này có thể có DNA giống hệt nhau nhưng lại có đặc
điểm tế bào khác nhau.
Câu 6 : Hình dưới là sơ đồ cấu trúc của tế bào. Hãy chọn một trong các số từ A đến G để trảlời
các câu hỏi sau và giải thích cho từng ý.

a. Nếu bạn xử lý các tế bào bằng 3H-Uracil trong một thời gian ngắn để nhận biết cấu trúc tế
bào nhờ đồng vị phóng xạ, cấu trúc nào (bào quan nào) sẽ có nhiều hạt được đánh dấu đồng vị
phóng xạ nhất?
b. Xác định nơi tổng hợp các hợp chất sau: cholesterol; phospholipid; vitamin K.
c. Xác định nơi tổng hợp các protein mà mạch khuôn không được mã hóa bởi gen trong nhân.
d. Giả sử tế bào bị nhiễm 1 loại thuốc ức chế khả năng tổng hợp tubulin thì cấu trúc nào sẽ bị
tác động? Điều đó có thể gây ra những hậu quả như thế nào cho tế bào?
Câu 7. a. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần
thuộc hệ thống khung xương tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần
đó dựa trên các tiêu chí: cấu trúc và hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào.
b. Hãy cho biết những trường hợp sau đây là do sự khiếm khuyết ở những bào quan nào? Giải
thích.
- Những người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động
được.
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài),
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên glycerol.
- Bệnh viêm phổi ở những người thợ mỏ.

You might also like