You are on page 1of 3

CÁC EM CHUẨN BỊ TRƯỚC NỘI DUNG VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

PHẦN 1: SINH HỌC TẾ BÀO

I. HỌC THUYẾT TẾ BÀO:


II. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRONG TẾ BÀO:
III. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC:
BÀI TẬP
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TẾ BÀO
Câu 1. Cho biết vai trò các loại liên kết hóa học chủ yếu tham gia duy trì cấu trúc không gian
của các đại phân tử protein và axít nucleic trong nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực.
Câu 2.
a.Điều gì làm nên tính đa dạng của các phân tử đường?
b.Sự cuộn xoắn protein trong tế bào được thực hiện như thế nào?
Câu 3:
a. Phân tử mARN của sinh vật nhân sơ và mARN trưởng thành của sinh vật nhân thực có gì
giống và khác nhau?
b. Lipit màng có những loại nào? Tính linh động hay ổn định của màng tế bào phụ thuộc như
thế nào vào lipit?
Câu 4.
a. Hình sau mô tả cấu trúc của một số phân tử lipit.

- Hãy nêu tên của các loại lipit I, II, III; nêu tên của các phần A, B của I và C, D của phân tử II.
- Nêu một chức năng quan trọng của kiểu lipit I và kiểu lipit II.
b. Giải thích ngắn gọn tại sao các phân tử nước lại liên kết hiđro với nhau? Nêu những tính
chất độc đáo của nước do cầu nối hiđro tạo nên.
Câu 5.
1. Các phân tử lipit có vai trò như thế nào trong việc quy định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo
của màng?
2.Vi sao photpholipit có tính lưỡng cực? Đặc tính này có ý nghĩa gì đối với tế bào và cơ thể
sống?
Câu 6.
a. Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất và vai trò của glucôzơ đối với tế bào.
b. Nêu những điểm khác nhau giữa tinh bột và xenlulôzơ.
Câu 7:
1. Nêu cấu trúc của phôtpholipit? Vì sao phôtpholipit lại giữ chức năng quan trọng trong cấu
trúc của màng sinh học?
2. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong tế bào động vật là glycôgen mà không
phải là đường glucozơ?
Câu 8:
1. Kể tên các thành phần của hệ thống màng nội bào?
2. Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế bào nội
tiết tuyến tụy). Ở mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi và
chức năng của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào?
3. Ty thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại không có
khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào? Hãy giải thích?
Câu 9
A- Phân biệt xenlulozơ và glicogen về cấu trúc và tính chất.
B- Các câu dưới đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn nếu sai.
a. Quan sát một tế bào của một loài lưỡng bội đang phân bào bình thường, người ta đếm được
7NT kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Có thể kết luận: tế
bào đó đang ở kỳ giữa của nguyên phân hoặc kỳ giữa của giảm phân II.
b. Khi cho vi khuẩn cổ và trực khuẩn cỏ khô vào dung dịch chứa lizôzim thì chúng đều bị tan
thành tế bào.
c. Glicôlipit trên màng sinh chất giúp các tế bào nhận ra nhau.
d. Trong quá trình phân bào ở tế bào nhân thực, tubulin tham gia vào sự hình thành thoi phân
bào và có chức năng phân chia tạo các tế bào con.
Câu 10.
1. Vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là cấp
độ tổ chức chính của sinh giới?
2. Trong các cấp độ tổ chức của thế giới sống cấp tổ chức nào được xem là đơn vị cơ bản? Vì
sao?
Câu 11.
a. Protein có thể bị phân hủy trong tế bào bởi ubiquitin. Ubiquitin là gì, chúng có vai trò như
thế nào trong đánh dấu protein. Chất kìm hãm proteosome đóng vai trò như thế nào trong điều
trị ung thư.
b. Mạch polipeptit mới được tạo thành phải chịu những tác động nào để tạo thành protein có
hoạt tính sinh học?
Câu 12.
Có các ống nghiệm đựng dung dịch chứa các chất sau: Tinh bột sắn dây, ADN, dầu ăn. Lần
lượt làm các thí nghiệm sau:
- Đun tới nhiệt độ gần sôi với cả 3 chất rồi để nguội.
- Cho enzim amilaza vào cả 3 chất vừa được xử lí nhiệt độ.
- Cho muối mật vào cả 3 chất vừa được xử lí nhiệt độ.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tính chất lí học, tính chất hóa học của mỗi chất bị thay đổi
như thế nào? Nêu sự thay đổi (nếu có) và giải thích.
CẤU TRÚC TẾ BÀO
Câu 1.
1- Nêu sự biến đổi của cấu trúc màng sinh chất thích nghi với chức năng ở các tế bào vi khuẩn
lam, vi khuẩn cổ định đạm, tế bào biểu mô ống thận và tế bào biểu mô ruột non ở người.
2- Phân biệt hệ enzim có trong lizôxôm và perôxixôm về nguồn gốc và chức năng. Giải thích
tại sao trong nước tiểu của người và linh trưởng có chứa axit uric còn các động vật khác thì
không?
Câu 2.
a. Phân biệt các loại protein có chức năng vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
b. Nếu có công cụ để đo tốc độ vận chuyển một chất nào đó từ bên ngoài vào bên trong
tế bào thì bằng cách nào người ta có thể xác định được chất đó được vận chuyển theo kiểu
khuếch tán qua kênh hay khuếch tán qua lớp phốtpholipit kép? Mô tả thí nghiệm và giải thích
Câu 3.
a. Bào quan lizôxôm ở tế bào động vật được hình thành từ đâu? Tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế
bào hồng cầu, tế bào bạch cầu loại tế bào nào chứa nhiều lizôxôm nhất? Giải thích.
b. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit, không có prôtêin)
với màng sinh chất, người ta dùng glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng
nào? Giải thích.
Câu 4.
a. Phân biệt vi ống và vi sợi? Kể tên một loại bệnh ở người do sự giảm hoạt động chức năng của vi
ống?
b. Tại sao ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại
không có khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào?

You might also like