You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 10- HK1-2021

Câu 1."Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới
đây?
A. Quần thể. B. Quần xã. C. Cá thể. D. Hệ sinh thái.
Câu 2.Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể (4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Câu 3.Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc
A. giới Khởi sinh. B. giới Nấm. C. giới Nguyên sinh. D. giới Động vật.
Câu 4.Đặc điểm chung của động vật là gì?1. Có khả năng di chuyển2. Tự dưỡng, tổng hợp
chất hữu cơ từ nước và CO23. Có hệ thần kinh và giác quan4. Dị dưỡng
A. 1, 2, 3 B. 1, 2,4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3
Câu 5.Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh là gì?1. Kích thước hiển vi2. Cấu tạo
từ 1 tế bào3. Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào4. Đều có khả năng sinh sản vô tính5. Phần lớn
sống di dưỡng
A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5
Câu 6.Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là:
A. protein. B. tế bào. C. mô. D. xenlulozo.
Câu 7.Nước không có vai trò nào sau đây?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 8.Lipit không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cấu trúc đa phân, đơn phân là các axit amin. B. Có tính kị nước
C. Được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H , O. D. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 9.Vì sao khi bị đói lả (hạ đường huyết) người ta thường cho uống nước đường thay vì ăn
các loại thức ăn khác?
A. Vì nước đường cung cấp nhiều năng lượng nhất trong các loại thức ăn.
B. Vì tế bào chỉ sử dụng đường để sản xuất năng lượng.
C. Để cơ thể không cần nhai thức ăn, tiết kiệm năng lượng.
D. Để cung cấp nhanh nhất lượng đường cho cơ thể mà không phải tiêu hóa.
Câu 10.Thịt trâu, thịt bò, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau
nhiều rất nhiều đặc tính. Nguyên nhân là do đâu ?
A. Do mỗi loại protein có số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin khác nhau.
B. Do chuỗi polipeptit co xoắn và gấp nếp theo nhiều kiểu khác nhau.
C. Do chuỗi polipeptit có thể tổng hợp theo nhiều cơ chế khác nhau.
D. Do mỗi loại protein được cấu tạo từ các thành phần hóa học khác nhau.
Câu 11.Bốn loại nucleotit cấu tạo nên ADN có kí hiệu là:
A. A, U, G, X .B. A, T, G, X. C. A, D, N, X. D. A, R, N, X.
Câu 12.Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là: – GATGGXAA –
Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là:
A. A. – TAAXXGTT –B. B. – XTAXXGTT –C. C. – UAAXXGTT –D. D. – UAAXXGTT –
Câu 13.Có những đặc điểm nào là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?(1) Chưa có nhân hoàn
chỉnh.(2) Vùng nhân chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.(3) Thành tế bào cấu tạo từ
Glucozo.(4) Không có hệ thống nội màng.
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 14.Ở vi khuẩn, vỏ nhầy có tác dụng:
A. giảm ma sát khi chuyển động nhanh. B. giữ ẩm cho tế bào.
C. tăng khả năng thay đổi hình dạng tế bào. D. bảo vệ tế bào.
Câu 15.Khi phá bỏ thành tế bào, vi khuẩn trong môi trường đẳng trương sẽ có hình gì?
A. Hình que B. Hình xoắn C. Hình vuông D. Hình cầu
Câu 16.Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
B. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
C. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Câu 17.Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì B. Tế bào cơ C. Tế bào gan D. Tế bào hồng cầu
Câu 18.Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
C. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 19.Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ
A. Nơi neo đậu của các bào quan B. Giúp tế bào di chuyển
C. Vận chuyển nội bào D. Duy trì hình dạng tế bào
Câu 20.Bào quan nào dưới đây xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Lizôxôm B. Ribôxôm C. Ti thể D. Bộ máy Gôngi
Câu 21.Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có nhiều lizôxôm nhất?
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào gan C. Tế bào tiểu cầu D. Tế bào bạch cầu
Câu 22.Năm 1972, Singer and Nicolson đưa ra cấu hình cấu hình để tạo ra chất sinh học được
gọi là?
A. Mô hình khảm động B. Mô hình khảm sộng
C. Mô hình động khảm D. Mô hình động phảm
Câu 23.Loại tế bào nào có nhiều lizozxom nhất?
A. Tế bào cơ tim B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào bạch cầu D. Tế bào thần kinh
Câu 24.Loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào hồng cầu B. Tế bào cơ tim C. Tế bào bạch cầu D. Tế bào biểu bì
Câu 25.Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào
A. Ti thể B. Ribôxôm C. Lục lạp D. Không bào
Câu 26.Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?
A. Nhân B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Lục lạp
Câu 27.Sinh vật nhân thực gồm các giới nào sau đây?
A. Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật và Động vật
B. Khởi sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
C. Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật
D. Nguyên sinh, Tảo, Thực vật và Động vật
Câu 28.Những nhóm chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào là
A. Cacbohidrat, lipit, protein và xenlulozo
B. Cacbohidrat, lipit, axit nucleic và glicogen
C. Cacbohidrat, lipit, protein và axit nucleic
D. Cacbohidrat, lipit, protein và axit amin
Câu 29.Bào quan nào sau đây có cấu trúc màng kép ?
A. Không bào B. Lục lạp. C. Lưới nội chất. D. Lizôxom.
Câu 30.Fructôzơ là 1 loại
A. Axit béo B. Nucleotit C. Đường đơn D. Axit amin
Câu 31.Khi đưa tế bào động vật vào ngăn đá tủ lạnh, sau 1 giờ tế bào sẽ có biểu hiện nào
trong các biểu hiện sau:
A. Tế bào phồng lên do tích nước.
B. Tế bào bị vỡ do nước đóng băng làm tăng thể tích.
C. Tế bào không có gì thay đổi so vưới bạn đầu
D. Tế bào bị xẹp đi do mất nước.
Câu 32.Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của
nó được gọi là :
A. Nhóm quần xã B. Loài sinh vật C. Quần thể D. Hệ sinh thái
Câu 33.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
C. Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy D. Trong tế bào chất có chứa riboxom
Câu 34.Liên kết cao năng lượng trong phân tử ATP là
A. 3 liên kết của 3 nhóm photphat với phân tử đường.
B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường.
C. 2 liên kết photphat ở ngoài cùng.
D. Chỉ 1 liên kết photphat ở ngoài cùng.
Câu 35.Chức năng của mARN là
A. Quy định cấu trúc của phân tử tARN
B. Tổng hợp phân tử ADN
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến riboxom
D. Quy định cấu trúc đạc thù của ADN
Câu 36.Thành tế bào nhân sơ được cấu tạo từ chất nào sau đây?
A. Peptidoglican B. Xenlulozo C. Kitin D. Photpholipit
Câu 37.Nhóm các nguyên tố có tỉ lệ khoảng 96% khối lượng cơ thể sống là
A. N, P, K, S B. C, H, O, N
C. các nguyên tố đa lượng D. các nguyên tố vi lượng
Câu 38.Loại liên kết chủ yếu giữa các axit amin trong phân tử protein là
A. liên kết cộng hóa trị B. liên kết photphodieste
C. liên kết peptit D. liên kết dissunphua
Câu 39.Bazo nito nào sau đây có trong thành phần của phân tử ATP?
A. Xitozin B. Guanin C. Timin D. Adenin
Câu 40.Khi nói về cấu trúc ADN, đặc điểm nào cho dưới đây chỉ có ở ADN của tế bào nhân
thực ?
A. Đơn phân là nucleotit . B. Có cấu trúc xoắn dơn.
C. Có cấu trúc mạch vòng. D. Có cấu trúc mạch thẳng, khối lượng lớn
Câu 41.ADN trong tế bào chất của tế bào nhân thực tồn tại ở trong bào quan
A. ribôxôm, bào tương. B. ribôxôm, lưới nội chất.
C. ti thể, lục lạp. D. Gôngi, lizoxom.
Câu 42.Điều nào sau đây không phải là chức năng chủ yếu của ATP ?
A. Tổng hợp các chất. B. Phân giải các chất đơn giản.
C. Sinh công cơ học. D. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Câu 43.Điều nào sau đây là không đúng khi nói về hô hấp tế bào ?
A. Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào sống, Trong đó các chất
hữu cơ mà chủ yếu là carbon hidrrat bị phân giải thành CO2 , H2O và ATP.
B. Quá trình đường phân xảy ra trong bào tương.
C. Quá trình đường phân giải phóng 6 phân tử ATP từ 1 phân tử glucôzơ.
D. Chu trình Crep xảy ra trong chất nền của ti thể .
Câu 44.Khi nhỏ nước muối lên tiêu bản lớp tế bào ở lá cây thài lài tía, ta thấy hiện tượng nào
sau đây?
A. Co nguyên sinh B. Phản co nguyên sinh
C. Tế bào trương lớn D. Tế bào không thay đổi.
Câu 45.Cho các nội dung sau:
(1) Có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 46.Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. trung tâm điều khiển B. trung tâm vận động
C. trung tâm phân tích D. trung tâm hoạt động
Câu 47.Nói về hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất
B. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim
C. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim
D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim
Câu 48.Nói về trung tâm hoạt động của enzim, có các phát biểu sau:
(1) Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất
(2) Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim
(3) Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất
(4) Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (4) C. (2), (3), (4) D. (2), (3)
Câu 49.Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành các bước theo trật tự nào sau đây?
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian.
(2) Tạo nên phức hợp enzim - cơ chất.
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
A. (2) → (1) → (3). B. (2) → (3) → (1).
C. (1) → (2) → (3). D. (1) → (3) → (2).
Câu 50.Trong môi trường thiếu oxi, chất hữu cơ được phân giải theo con đường...
A. hiếu khí B. kị khí C. đường phân D. trong tế bào

You might also like