You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH 10 GIỮA HỌC KÌ 1

I.TN
Câu 1: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau gồm
A. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ kinh tế. B. hệ văn hóa, hệ xã hội và hệ kinh tế.
C. hệ tự nhiên, hệ văn hóa và hệ xã hội. D. hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế.
Câu 2. Trong các nhóm lĩnh vực sau đây, đâu là nhóm lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?
A. Sinh thái học và Môi trường, Khoa học Trái Đất, Vi sinh vật học, Giải phẫu và Sinh lí học.
B. Tế bào học, Động vật học, Vi sinh vật học, Di truyền học
C. Vi sinh vật học, Động vật học, Giải phẫu và Sinh lí học, Thiên văn học.
D. Sinh học phân tử, Giải phẫu học, Tế bào học, Động lực học.
Câu 3: Đâu không thuộc đối tượng nghiên cứu của của sinh học?
A. Vi sinh vật. B. Nấm. C. Động vật. D. Đất.
Câu 4: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì
A. tế bào có chứa thông tin di truyền là các phân tử DNA.
B. tế bào được cấu tạo từ thành phần hóa học tương tự nhau.
C. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
D. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ mô – tập hợp của nhiều tế bào
Câu 5: Trong các nhóm ngành dưới đây, ngành nghề nào liên quan đến lĩnh vực sinh học thuộc nhóm
nghề nghiên cứu và giảng dạy?
A. Ngành chăn nuôi B. Ngành dược học C. Ngành sư phạm sinh học D. Ngành quản lí bệnh viện
Câu 6: Nội dung nào không phải triển vọng của sinh học trong tương lai?
A. Tạo ra nhiều vật nuôi cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu B. Tạo thuốc mới điều trị bệnh
C. Tạo chủng vi sinh vật biến đổi gen nhằm làm sạch môi trường
D. Tạo thuốc chữa bệnh từ cây dược liệu
Câu 7: Trong giải quyết các vấn đề xã hội, sinh học có vai trò gì?
A. Xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế.
B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường.
C. Tạo ra những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao.
D. Đưa ra các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái.
Câu 8: Đâu là các máy móc và thiết bị phụ vụ học tập và nghiên cứu môn Sinh học?
A. Phần mềm dạy học, áo bảo hộ B. Găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ
C. Cân điện tử, các bộ cảm biến D. Kính lúp, kính hiển vi
Câu 9: Đâu là phần mềm dạy học?
A. Kính hiển vi B. Kính bảo vệ mắt C. Mô hình DNA D. Thí nghiệm ảo
Câu 10: Từ việc quan sát hình thái của hạt đậu xanh, bạn An đưa ra thắc mắc "Hình thái của hạt đậu xanh
có liên quan đến khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh không?". Hoạt động này của bạn An thuộc bước
nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học?
A. Bước 1 - Quan sát và đặt câu hỏi.
B. Bước 2 - Hình thành giả thuyết khoa học.
C. Bước 3 - Kiểm tra giả thuyết khoa học.
D. Bước 4 - Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 11: Khi nói về cấp độ tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất
định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.
B. Bao gồm các sinh vật sống trong cùng một khu vực và các quần thể sống chung với nhau trong một hệ
sinh thái.
C. Bao gồm các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, có mối quan hệ với nhau lâu
dài.
D. Hệ thống sống gồm các phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
Câu 12: Nhóm nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố đa lượng
A. C,H,O,Fe. B. C,H,P,I. C. O,C, Ca, Zn D. C,H,O,Mg
Câu 13: Khi nói về vai trò cuả nguyên tố đại lượng, nhận định nào sau đây đúng?
A. Chiếm lượng nhỏ trong cơ thể sinh vật. B. Chỉ tham gia vào xúc tác, không tham gia vào cấu tạo.
C. Chỉ tham gia vào cấu tạo, không tham gia vào xúc tác.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học trong tế bào.
Câu 14: Khi nói về đặc điểm, chức năng của carbon trong tế bào, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Carbon có 5 electron tự do ở lớp ngoài cùng.
(2). Carbon có khả năng hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các Carbon hoặc nguyên tử khác.
(3). Carbon có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào.
(4). Carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
A. 1,2 và 3 B. 1, 2 và 4 C. 2, 3 và 4 D. 1, 3 và 4
Câu 15: Phân tử nước có tính phân cực do
A. H hút cặp e mạnh hơn O
B. liên kết giữa các phân tử nước là liên kết hydrogen.
C. O hút cặp e mạnh hơn H
D. 2 nguyên tử O và nguyên tử H tạo thành góc liên kết 180o.
Câu 16. Trong sữa bò tươi mới vắt có nhiều loại đường nào sau đây?
A. Tin bột B. Sucrose C. Lactose D. Glucose
Câu 17: Sản phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp lipid (chất béo) cho cơ thể?
A. Gạo. B. Cùi dừa C. Ngô. . D. đậu đen.
Câu 18: Thực phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp protein (chất đạm) cho cơ thể?
A. Thịt. B. Trứng. C. Sữa. D. Dầu ăn
Câu 19: Khi nói về thành phần cấu tạo của carbohydrate trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1). Carbohydrate là một loại hợp chất hữu cơ cấu tạo từ các nguyên tố C, H và O.
(2). Các monosaccharide là đơn phân cấu tạo nên disaccharide.
(3). Các Disaccharide là đơn phân cấu tạo nên polysaccharide.
(4). Glucose là đơn phân cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20: Carbohydrate có vai trò nào sau đây?
A. Cấu tạo nên hầu hết các enzyme. B. Cung cấp, dự trữ năng lượng và cấu tạo nhiều hợp chất trong tế
bào
C. Cấu tạo nên thành tế bào động vật. D. Cấu tạo nên bộ khung xương tế bào.
Câu 21: Trong các chất thuộc nhóm lipid, vai trò chủ yếu của phospholipid là
A. Là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. B. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
C. Cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào, cơ thể
D. Thành phần chính của các loại hormone trong cơ thể.
Câu 22: Các nguyên tố chính cấu tạo nên Protein là
A. C, H, O, N, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O D. C, H, N , P, Ca
Câu 23. Inteferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có bản chất là protein. Theo em đây là ví dụ về vai
trò nào của protein
A. Bảo vệ cơ thể. B. Dự trữ năng lượng.
C. Vận chuyển các chất qua màng. D. Xúc tác sinh học.
Câu 24: Loại nucleotide nào sau đây không có trong cấu tạo của DNA?
A. A B. T C. U D. G
Câu 25:Các cấp độ tổ chức sống tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể con người là
A.tế bào, mô, cơ quan. B.tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan.
C.phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan. D.phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan,
cơ thể.
Câu 26. Trong các nhóm lĩnh vực sau đây, đâu không phải là nhóm lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?
A. Sinh thái học và Môi trường, khoa học trái đất, vi sinh vật học, giải phẫu và sinh lí học.
B. Tế bào học, động vật học, vi sinh vật học, giải phẫu và sinh lí học.
C. Vi sinh vật học, động vật học, giải phẫu và sinh lí học, di truyền học
D. Sinh học phân tử, giải phẫu học, tế bào học, sinh lí học
Câu 27. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là gì?
A. Thế giới sinh vật. B. Cấu trúc, chức năng của sinh vật.
C. Sinh học phân tử, sinh học tế bào. D. Công nghệ sinh học.
Câu 28: Trình tự nào sau đây đúng khi nói về các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao
A. tế bào cơ thể quần thể quần xã hệ sinh thái sinh quyển.
B. tế bào cơ thể quần xã quần thể hệ sinh thái sinh quyển.
C. tế bào cơ thể quần thể hệ sinh thái sinh quyển quần xã.
D. tế bào cơ thể hệ sinh thái sinh quyển quần thể quần xã.
Câu 29: Mọi tổ chức sống luôn là hệ mở vì có khả năng
A. tự điều chỉnh. B. trao đổi chất với môi trường.
C. biến đổi và liên tục tiến hoá. D. sinh sản, cảm ứng và vận động.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa DNA và RNA?
A. DNA thường gồm có 1 chuỗi polynucleotide, còn RNA thường gồm có 2 chuỗi polynucleotide.
B. Đường cấu tạo nên nucleotide của DNA là ribose, còn đường cấu tạo nên nucleotide của RNA là
deoxyribose.
C. Base cấu tạo nên nucleotide của DNA là A, T, G, C, còn base cấu tạo nên nucleotide của RNA là A, U,
G, C.
Câu 31. Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Thế giới sống liên tục tiến hóa (4) Có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động. (6) Là hệ thống mở thường xuyên trao đổi chất với môi
trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2
Câu 32. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là:
A. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. sinh vật được hình thành từ tế bào.
B. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống và tế bào
được sinh ra từ tế bào có trước.
C. Tế bào là đơn vi cấu trúc và chức năng của cơ thể sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
D. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ một
tế bào có trước.
Câu 33: Cho các bước thực hiện sau:
(1) Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo
(2) Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện
(3) Tiến hành và thu thập dữ liệu thực nghiệm
Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp thực nghiệm khoa học là
A. 1 → 2 → 3. B. 2 → 3 → 1. C. 1 → 3 → 2. D. 2 → 1 → 3.
Câu 34: Khi giải thích về “Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống”, có mấy nhận định sau
đây không đúng?
(1). Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
(2). Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản biểu hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ sống.
(3). Quá trình trao đổi và chuyển hóa năng lượng, di truyền của cơ thể đều diễn ra bên ngoài tế bào.
(4). Chỉ cơ thể đa bào mới thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng, sinh trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 35: Trong các nhóm ngành dưới đây, ngành nghề nào liên quan đến lĩnh vực sinh học thuộc nhóm
nghề chăm sóc sức khỏe
A. Ngành chăn nuôi B. Ngành dược học C. Ngành sư phạm sinh học D. Ngành quản lí bệnh
viện
Câu 36: Nội dung nào là triển vọng của sinh học trong tương lai?
A. Tạo ra nhiều vật nuôi cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu
B. Tạo số lượng lớn vắc xin phòng covid C. Tăng diện tích trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực.
D. Tạo thuốc chữa bệnh từ cây dược liệu
Câu 37: Trong phát triển kinh tế, sinh học có vai trò gì?
A. Xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế.
B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường.
C. Tạo ra những giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao và có giá trị.
D. Đưa ra các biện pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái.
Câu 38: Đâu là các dụng cụ sử dụng trong phòng thí nghiệm?
A. Phần mềm dạy học, áo bảo hộ B. Găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ
C. Cân điện tử, các bộ cảm biến D. Kính lúp, kính hiển vi
Câu 39: Đâu là máy móc thiết bị có thể có ở phòng thí nghiệm?
A. tủ lạnh, cân điện tử, bộ cảm biến B. cân điện tử, găng tay, kính bảo vệ mắt
C. các bộ cảm biến, tủ cấy vi sinh vật, mô hình DNA
D. cân điện tử, găng tay, kính bảo vệ mắt, mô hình DNA
Câu 40: Khi nói về cấp độ tổ chức quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bao gồm các sinh vật cùng hay khác loài sống trong cùng một khu vực
B. Bao gồm các sinh vật sống trong cùng một khu vực và các quần thể sống chung với nhau trong một hệ
sinh thái.
C. Bao gồm các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, có mối quan hệ với nhau
lâu dài.
D. Hệ thống sống gồm các phân tử, bào quan, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
Câu 41: Đặc tính nào sau đây quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức
sống?
A. Trao đổi chất và năng lượng. B. Sinh sản.
C. sinh trưởng và phát triển. D. Khả năng tự điều chỉnh.
Câu 42: Tập hợp các con cá rô phi trong ao thuộc cấp tổ chức sống nào dưới đây?
A. Quần xã. B. Quần thể. C. Hệ sinh thái. D. Cơ thể.
Câu 43:Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống?
A.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
B.Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C.Là hệ thống kín và tự điều chỉnh.
D.Liên tục tiến hoá.
Câu 44. Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Thế giới sống liên tục tiến hóa (4) Có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động. (6) Là hệ thống mở thường xuyên trao đổi chất với môi
trường.
Trong các ý trên, có mấy ý không phải là đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2

Câu 45: Cấp độ tổ chức sống lớn nhất của hệ thống sống là
A. quần xã. B. sinh quyển. C. hệ sinh thái. D. quần thể.
Câu 46: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về học thuyết tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. B. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
C. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi tế bào
D. Chỉ có các cơ thể đơn bào có thể thực hiện các hoạt động sống cơ bản như trao đổi chất, sinh sản …
Câu 47: Khi giải thích về “Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống”, có mấy nhận định sau
đây đúng?
(1). Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
(2). Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản biểu hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ sống.
(3). Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng đều diễn ra trong tế bào.
(4). Chỉ cơ thể đơn bào mới thực hiện những hoạt động sống cơ bản: trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng, sinh trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 48 : Nhóm nguyên tố hóa học nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. C,H,O,P. B. C,H,P,I. C. O,C, Ca, Zn D. Mn, Cu, I,Fe
Câu 49: Nguyên tố vi lượng có vai trò
A. là thành phần cấu tạo chính của các hợp chất hữu cơ. B. tham gia cấu tạo các enzyme.
C. cấu tạo các polysaccharide trong tế bào. D. tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu
cơ.
Câu 50: Khi nói về đặc điểm, chức năng của carbon trong tế bào, có mấy phát biểu sau đây không đúng?
(1). Carbon có 5 electron tự do ở lớp ngoài cùng.
(2). Carbon có khả năng hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các Carbon hoặc nguyên tử khác.
(3). Carbon có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào.
(4). Carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 51: Trong nước, nguyên tử O có khả năng hút cặp e mạnh với hai nguyên tử H bằng liên kết hóa trị
làm phân tử nước phân cực nghĩa là
A. đầu O mang điện tích – và đầu H mang điện tích +
B. đầu O mang điện tích + và đầu H mang điện tích -
C. 1 nguyên tử H mang điện tích +, 1 nguyên tử H mang điện tích -
D. đầu O mang điện tích + và đầu H mang điện tích +
Câu 52: Các nguyên tố là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào là
A. C, H, O, N. B. C, O, N, Ca. C. C, H, O, K. D. C, Ca, K, S.
Câu 53. Trong thân cây mía có nhiều loại đường nào sau đây?
A. Tinh bột B. Sucrose C. Lactose D.Glucose
Câu 54: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?
A. Nước là thành phần quan trọng trong tế bào và cơ thể sinh vật.
B. Nước là môi trường và nguyên liệu cho các phản ứng trong tế bào.
C. Nước là dung môi vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trong tế bào.
D. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh lí trong tế bào và cơ thể.
Câu 55: Sản phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp lipid (chất béo) chủ yếu cho cơ thể?
A. Khoai lang B. Dầu ăn. C. Cùi dừa. D. Mỡ động vật.
Câu 56: Thực phẩm nào sau đây giàu protein là nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể?
A. Gạo B. Sữa. C. dầu olưu D. Mỡ lợn
Câu 56: Tế bào chỉ được sinh ra từ
A. tế bào có trước nhờ quá trình phân chia của tế bào.
B. tế bào có trước nhờ quá trình trao đổi chất của tế bào.
C. các chất hữu cơ nhờ quá trình tổng hợp trong tự nhiên.
D. các chất vô cơ nhờ quá trình tổng hợp trong tự nhiên.
Câu 57: Khi nói về thành phần cấu tạo của carbohydrate trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1). Carbohydrate là một loại hợp chất hữu cơ cấu tạo từ các nguyên tố C, H, N và O.
(2). Các monosaccharide là đơn phân cấu tạo nên disaccharide.
(3). Các disaccharide là đơn phân cấu tạo nên polysaccharide.
(4). Glucose là đường đơn có 6C
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 58: Dựa trên tiêu chí nào sau đây mà carbohydrate được phân loại thành 3 nhóm là
monosaccharide, disaccharide và polysaccharide?
A. Tính tan trong nước. B. Khối lượng phân tử.
C. Số lượng nguyên tử. D. Số lượng đơn phân.
Câu 59: Khi nói về vai trò của carbohydrate phát biểu nào sau đây đúng?
A. Glucose là nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp cho tế bào
B. Tinh bột là thành phần cấu tạo của thành tế bào.
C. Cellulose là đường dự trữ trong cơ thể động vật
D. Glycogen là đường dự trữ trong cơ thể thực vật
Câu 60: Tính đa dạng và đặc thù của protein được quy định bởi
A. số lượng các amino acid. B. thành phần các amino acid.
C. trình tự sắp xếp các amino acid. D. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino acid.
Câu 61: Trong các chất thuộc nhóm lipid, vai trò chủ yếu của cholesterol là:
A. Là thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất. B. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
C. Giúp điều chỉnh tính lỏng của màng sinh chất ở tế bào động vật.
D. Thành phần chính của các loại hormone trong cơ thể.
Câu 62: Đơn phân cấu tạo nên Protein là
A. Nucleotide B. monosaccharide C. Acid béo D. amino acid
Câu 63: Enzyme amilase có trong nước bọt được cấu tạo từ phân tử protein. Theo em, đây là ví dụ về vai
trò nào của protein?
A. Bảo vệ cơ thể. B. Dự trữ năng lượng.
C. Vận chuyển các chất qua màng. D. Xúc tác sinh học.
Câu 64: Loại nucleotide nào sau đây không có trong cấu tạo của RNA?
A. A B. T C. U D. C
Câu 65:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các loại nucleic acid?
A. Nucleic acid có vai trò quy định, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
B. DNA và RNA đều có cấu tạo 2 chuỗi polynucleotide xoắn ngược chiều.
C. DNA khác RNA ở chỗ DNA có nucleotide loại T còn RNA có nucleotide loại U.
D. Mỗi nucleotide đều có cấu tạo 3 phần: gốc phosphate, đường pentose và nitrogenous base.
Câu 66:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại nucleic acid?
A. Nucleic acid có vai trò cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. DNA có cấu tạo 2 chuỗi polynucleotide xoắn ngược chiều.
C. DNA khác RNA ở chỗ DNA có nucleotide loại U còn RNA có nucleotide loại T.
D. Mỗi nucleotide đều có cấu tạo 3 phần: gốc phosphate, đường pentose và nhóm cacboxyl
Câu 67: Các nguyên tố chính cấu tạo nên Protein là
A. C, H, O, N, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O D. C, H, N , P, Ca
Câu 68: Đơn phân cấu tạo nên Nucleic acid
A. Nucleotide B. monosaccharide C. Acid béo D. amino acid
Câu 69: Nguyên tố vi lượng có vai trò
A. là thành phần cấu tạo chính của các hợp chất hữu cơ.
B. tham gia cấu tạo các enzyme.
C. cấu tạo các polysaccharide trong tế bào.
D. tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ.
Câu 70: Carbohydrate có vai trò nào sau đây?
A. Cấu tạo nên hầu hết các enzyme.
B. Cung cấp, dự trữ năng lượng và cấu tạo nhiều hợp chất trong tế bào
C. Cấu tạo nên thành tế bào động vật. D. Cấu tạo nên bộ khung xương tế bào.
II.Phần tự luận ( Mối nội dung có 1 câu hỏi trong đề)
ND1: Vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học, cụ thể:
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
ND 2: Giải thích được vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,....
ND3: Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng
dụng trong thực tiễn (ví dụ:Lưu ý gì khi ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng; sử dụng protein từ
các nguồn thực phẩm khác nhau, giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò, trâu cùng là protein nhưng có nhiều
đặc điểm khác nhau, ……..).
Bài làm
ND1:
-Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông
tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.Các bước:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu, đối tượng hoặc hiện tượng và đặc điểm cần quan sát.

+ Bước 2: Tiến hành: Lựa chọn những phương tiện quan sát, ghi lại thông tin quan sát được.

+ Bước 3: Báo cáo: Xử lí thông tin để kết luận về bản chất đối tượng hoặc hiện tượng quan sát. Báo cáo
kết quả quan sát.

- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu (thu nhận thông tin) được
thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.Các bước:
+ Bước 1: Chuẩn bị: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất; mẫu vật và các thiết bị an toàn.

+ Bước 2: Tiến hành: Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn và thu thập thông tin.

+ Bước 3: Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm: Xử lí số liệu và báo cáo thí nghiệm. Thu dọn và làm sạch
phòng thí nghiệm.

- Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều
kiện được tác động có chủ đích.Các bước:

- Các bước thực nghiệm khoa học:

+ Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện: Thiết kế mô hình thực nghiệm; chuẩn bị
dụng cụ, mẫu vật, nguyên liệu; thiết bị an toàn.

+ Bước 2: Tiến hành và thu thập dữ liệu thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm; thu dữ liệu thực nghiệm;
tuân thủ quy định an toàn.

+ Bước 3: Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo: Phân tích kết quả và đưa ra kết luận; nhận xét, đánh giá.

ND2:

-Xác định huyết thống:

+DNA chứa thông tin di truyền của mỗi cá nhân, bao gồm thông tin về tình trạng huyết thống
+Qua việc so sánh các đoạn DNA giữa các cá nhân, ta có thể xác định xem liệu hai người có quan hệ
huyết thống hay không.
+Các phương pháp như phân tích DNA từ mẫu máu, tóc, mảnh vụn da, hoặc nước bọt có thể được sử
dụng để so khớp và xác định huyết thống

-Truy tìm tội phạm:

+DNA có tính chất duy nhất cho mỗi cá nhân. Khác biệt trong DNA giữa các cá nhân là rất lớn, thậm chí
giữa những người có quan hệ huyết thống gần nhau.

+Khi cảnh sát tìm thấy một tình tiết vụ án, như một mẫu DNA từ hiện trường, họ có thể so khớp với
danh sách DNA đã đc lưu trữ trong cơ sở dữ liệu để xác định người có thể liên quan để vụ án
+Các công nghê phân tích DNA như: PCR và phân tích STR đã trở thành công cụ quan trọng trong việc giải
quyết các vụ án tội phạm và xác định tội phạm.

ND3:

- Lưu ý gì khi ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng:

+Những bữa ăn của bạn nên chứa nhiều lượng carbohydrate từ chất xơ và tinh bột
+Xây dựng khẩu phần ăn nhiều trái cây và rau củ
+Hãy ăn nhiều cá hơn, gồm một phần ăn chứa cá béo (cá có nhiều dầu cá)
+Cắt giảm việc tiêu thụ chất béo bão hòa và đường
+Ăn ít muối với một lượng không nhiều hơn 6 gram mỗi ngày (đối với người trưởng thành)
+Tập thể thao và sở hữu một cân nặng lành mạnh
+Đừng để cơ thể thiếu nước
+Không được bỏ bữa sáng
-Sử dụng protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau

+Vì cơ thể người không tự tổng hợp được tất cả các axit amin mà phải lấy từ bên ngoài. Khi protêin được
đưa vào sẽ được các enzim phân giải thành các axit amin để hấp thụ tạo ra loại protein đặc thù cho cơ
thể người.

+Mỗi loại thực phẩm chỉ chứa một số loại axit amin nhất định nên để cung cấp được tất cả axit amin cần
cho tổng hợp protein thì cần bổ sung từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

-Giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò, trâu cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau

+ Protein của mỗi loài có tính đặc trưng được thể hiện bởi trình tự, thành phần , số lượng các acid amin
nên thịt lợn thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau.

You might also like