You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 _ MÔN SINH HỌC 10

NĂM HỌC 2022-2023


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đâu là tiến trình theo đúng các bước phương pháp nghiên cứu quan sát?
A. Xác định mục tiêu -> Tiến hành -> Báo cáo. B. Ghi chép -> Tiến hành -> Xác định mục tiêu -> Báo cáo.
C. Tiến hành -> Ghi chép -> Báo cáo. D. Xác định mục tiêu -> Ghi chép -> Báo cáo -> Tiến hành.
Câu 2. Phát triển bền vững là
A. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
B. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
C. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế
hệ hiện tại.
Câu 3. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
A. Vật lý. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Khoa học trái đất.
Câu 4. Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:
(1) cơ thể. (2) tế bào. (3) quần thể. (4) hệ sinh thái. (5) quần xã.
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. C. 2 → 1 → 3 → 5 → 4. D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
Câu 5. Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Liên tục tiến hoá. B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
C. Một hệ thống kín. D. Có khả năng tự điều chỉnh.
Câu 6. Trình tự nào sau đây đúng khi nói về các cấp tổ chức sống cơ bản từ thấp đến cao
A. tế bào  cơ thể  quần thể  quần xã  hệ sinh thái  sinh quyển.
B. tế bào  cơ thể  quần xã  quần thể  hệ sinh thái  sinh quyển.
C. tế bào  cơ thể  quần thể  hệ sinh thái  sinh quyển  quần xã.
D. tế bào  cơ thể  hệ sinh thái  sinh quyển  quần thể  quần xã.
Câu 7. Cho các ý sau:
(1) Có khả năng cảm ứng và vận động. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh. (4) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
(5) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (6) Liên tục tiến hóa.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 8. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống được sắp xếp theo trình tự từ bé đến lớn như sau:
A. tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể, hệ sinh thái. B. tế bào, quần thể, cơ thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. D. cơ thể, quần thể, quần xã, tế bào, hệ sinh thái.
Câu 9. Đặc tính nào sau đây quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống?
A. Trao đổi chất và năng lượng. B. Sinh sản. C. Sinh trưởng và phát triển. D. Khả năng tự điều chỉnh.
Câu 10. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về tế bào?
1. Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
2. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
3. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
5. Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 11. Nội dung của học thuyết tế bào do Schleiden và Schwann đưa ra là
A. mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.
B. mọi tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan.
C. tế bào động vật và thực vật có sự tương đồng.
D. tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
Câu 12. Học thuyết tế bào có nội dung khái quát như thế nào?
A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó.
B. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
C. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
D. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào, các tế bào được sinh ra từ các tế bào sống có trước. Tế bào là đơn
vị cơ sở của sự sống.
Câu 13. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh còi xương. C. Bệnh cận thị. D. Bệnh tự kỉ.
Câu 14. Nguyên tố hoá học nào dưới đây có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào?
A. Oxygen. B. Carbon. C. Nitrogen. D. Hydrogen.
Câu 15. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là
A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ. C. nước. D. vitamin.
Câu 16. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh trong vũ trụ, các nhà khoa học thường dựa vào dấu hiệu là ở đó có nước hay không vì
A. nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
B. nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
C. nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
D. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
Câu 17. Cho các phát biểu sau:
1. Nước trong tế bào luôn được đổi mới hàng ngày. 2. Nước tập trung chủ yếu ở chất nguyên sinh trong tế bào.
3. Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào. 4. Nước liên kết với các phân tử nhờ liên kết hidro.
5. Nước có tính phân cực thể hiện ở vùng ôxi mang điện tích dương và vùng hidro mang điện tích âm.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng với vai trò của nước?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 18. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực.
Câu 19. Chức năng chủ yếu của carbohydrate là
A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể.
B. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia xây dựng cấu trúc tế bào.
C. kết hợp với protein vận chuyển các chất qua màng tế bào.
D. tham gia xây dựng cấu trúc nhân tế bào.
Câu 20. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia polysaccaride ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. Số lượng đơn phân có trong phân tử. B. Khối lượng của phân tử.
C. Số loại đơn phân có trong phân tử. D. Độ tan trong nước.
Câu 21. Phân tử sinh học nào sau đây là monosaccharide?
A. Cellulose. B. Sucrose. C. Ribose. D. Glycogen.
Câu 22. Cellulose và tinh bột có điểm chung
A. đều dự trữ năng lượng cho tế bào thực vật. B. đều tham gia thành phần cấu tạo của thành tế bào thực vật.
C. đều có thể được tiêu hoá bởi con người. D. đều là polymer của glucose.
Câu 23. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình hô hấp của tế bào là
A. cellulose. B. glucose. C. saccarose. D. fructose.
Câu 24. Cơ thể người không thể tiêu hóa được loại đường nào sau đây?
A. Lactose. B. Maltose. C. Cellulose. D. Saccarose.
Câu 25. Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào. B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể.
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin.
Câu 26. Phân tử nào sau đây không nằm trong lớp lipid kép?
A. Protein xuyên màng. B. Glycolipid. C. Protein bám màng. D. Glycoprotein.
Câu 27. Cấu trúc nào là đặc trưng cho từng loại protein và là cơ sở để xác minh quan hệ họ hàng của các sinh vật?
A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4.
Câu 28. Ý nào sau đây đúng?
A. Tất cả các protein đều gồm vài gốc amino acid. B. Tất cả các protein đều gồm một hoặc nhiều polypeptide.
C. Tất cả các protein đều có cấu trúc bậc 4. D. Tất cả các protein đều là enzyme.
Câu 29. Trong số các chức năng sau, chức năng nào là của glycoprotein và glycolipid ở màng tế bào động vật?
A. Vận chuyển các chất theo chiều gradient nồng độ của chúng.
B. Vận chuyển tích cực các chất ngược chiều gradient nồng độ của chúng.
C. Tăng tính lỏng của màng ở nhiệt độ thấp.
D. Đảm bảo sự phân biệt một loại tế bào với một loại tế bào khác ở xung quanh.
Câu 30. Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?
A. Insulin có trong tuyến tụy. B. Keratin có trong tóc. C. Collagen có trong da. D. Hemoglobin có trong hồng cầu.
Câu 31. Nucleotide không có thành phần nào sau đây?
A. Gốc phosphate. B. Nhóm carboxyl. C. Đường pentose. D. Nitrogenous base.
Câu 32. Các bào quan khác ngoài nhân chứa DNA bao gồm
A. ribosome. B. ti thể. C. lục lạp. D. ti thể và lục lạp.
Câu 33. Loại nitrogenous base nào chỉ có ở RNA mà không có trong DNA?
A. Adenine. B. Cytosine. C. Guanine. D. Uracil.
Câu 34. Đặc điểm khác nhau giữa DNA và RNA là
A. DNA là sợi đơn, RNA là sợi kép. B. DNA chứa deoxyribose, RNA chứa ribose.
C. DNA chứa uracil, RNA chứa thymine. D. số lượng nitrogenous base khác nhau.
Câu 35. Phát biểu nào sau đây mô tả cấu trúc không gian một phân tử DNA?
A. Phân tử DNA có cấu trúc xoắn đơn.
B. Phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép.
C. Mỗi nucleotide của phân tử DNA chứa ba nhóm phosphate.
D. Phân tử DNA được cấu tạo từ bốn loại nucleotide khác nhau.
Câu 36. Các nucleotide trên một mạch đơn của phần tử DNA liên kết với nhau bằng liên kết
A. phosphodieste.B. hydrogen. C. glycoside. D. peptide.
Câu 37. Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử DNA là
A. Số lượng các nucleotide trong phân tử DNA. B. Thành phần các nucleotide trong phân tử DNA.
C. Trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA. D. Cách liên kết giữa các nucleotide trong phân tử DNA.
Câu 38. Chuỗi nucleotide với trình tự GAACCGGAACAU
A. có số lượng base purine nhiều hơn số lượng base pyrimidine.
B. có số lượng base pyrimidine nhiều hơn số lượng base purine.
C. có số lượng base purine bằng số lượng base pyrimidine.
D. không có base pyrimidine.
Câu 39. Lipit không có đặc điểm
A. không tan trong nước. B. được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, O.
C. cung cấp năng lượng cho tế bào. D. cấu trúc đa phân.
Câu 40. Trong DNA, sự ghép đôi của hai sợi được thể hiện bởi
A. liên kết phosphodiester giữa cytosine và guanine. B. liên kết phosphodiester giữa hai base purine.
C. liên kết hydrogen giữa adenin và thymine. D. liên kết hydrogen giữa hai base pyrimidine.
Câu 41. Phân tử nào sau đây là thành phần chính của màng sinh chất?
A. Triglyceride. B. Phospholipid. C. Steroid. D. Cholesterol.
Câu 42. Estrogen là hormone sinh dục có bản chất lipid. Loại lipid cấu tạo nên hormone này là
A. steroid. B. phospholipid. C. dầu thực vật. D. mỡ động vật.
Câu 43. Trong các phát biểu sau đây:
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
(3) Tham gia vào cấu trúc của hormone (4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào
(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học
Có bao nhiêu phát biểu đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 44. Cho các ý sau:
1. Dự trữ năng lượng trong tế bào. 2. Tham gia cấu trúc màng sinh chất.
3. Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục. 4. Tham gia vào chức năng vận động của tế bào.
5. Xúc tác cho các phản ứng sinh học.
Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 45. Lipid không có chức năng nào sau đây?
A. Điều hoà hoạt động của tế bào và cơ thể. B. Giúp cho sự hấp thu một số vitamin.
C. Dự trữ năng lượng. D. Xúc tác các phản ứng xảy ra trong tế bào.
Câu 46. Để nhận biết lipid (sự tạo nhũ tương của triglyceride), người ta tiến hành thí nghiệm với mẫu vật là
A. dịch chiết từ quả tươi. B. dung dịch lòng trắng trứng pha loãng.
C. lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín. D. hạt đậu phụng.
Câu 47. Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào được tiến hành như sau:
Bước 1: Đập một quả trứng gà và chiết lấy lòng trắng trứng cho vào cốc thuỷ tinh. Cho 0,5 lít nước cất và 3 ml NaOH 10%
vào cốc, khuấy đều để được dung dịch lòng trắng trứng.
Bước 2: Lấy 10 – 15 ml dung dịch lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO4 1% và lắc đều.
Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm.
Qua quan sát thì kết luận nào sau đây là đúng:
A. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu đỏ gạch.
C. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu trắng đục.
D. Protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu vàng ngà.
Câu 48. Để nhận biết protein, người ta đã tiến hành làm phản ứng Biuret với mẫu vật được sử dụng là
A. dung dịch lòng trắng trứng pha loãng. B. lát cắt chuối xanh, lát cắt chuối chín.
C. dịch chiết từ quả tươi (cam, chuối,…). D. hạt đậu phụng còn tươi.
Câu 49. Những sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ?
A. Nấm, động vật. B. Nấm, vi khuẩn.
C. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ. D. Động vật nguyên sinh, vi khuẩn.
Câu 50. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ
A. cholesterol. B. cellulose. C. peptidoglican. D. photpholipit và protein.
Câu 51. Tế bào nhân sơ không có thành phần nào sau đây?
A. Ribosome. B. Bộ máy Golgi. C. DNA. D. Màng sinh chất.
Câu 52. Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật và không có ở tế bào thực vật?
A. Trung thể, lysosome. B. Ti thể, không bào trung tâm.
C. Lục lạp, ribosome. D. Lưới nội chất, bộ máy Golgi.
Câu 53. Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?
A. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào.
B. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển.
C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động.
D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động.
Câu 54. Bào quan được ví như “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP là
A. nhân. B. ti thể. C. lục lạp. D. bộ máy Golgi.
Câu 55. Loại tế bào nào sau đây trong cơ thể người có lưới nội chất hạt phát triển?
A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ.
Câu 56. Những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực là
A. màng sinh chất, chất nền ngoại bào, thành tế bào, nhân, tế bào chất.
B. ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy Golgi, lysosome.
C. nhân, ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi.
D. không bào trung tâm, peroxisome, ribosome, trung thể, bộ khung tế bào.
Câu 57. Thành phần cấu tạo chính của màng sinh chất là
A. Protein và phospholipid. B. Phospholipid và triglyceride.
C. Protein và carbohydrate. D. Carbohydrate và glycoprotein.
Câu 58. DNA có ở trong nhân và bào quan nào của tế bào nhân thực?
A. Bộ máy Golgi, ribosome. B. Peroxisome, lưới nội chất. C. Ti thể, lục lạp. D. Không bào, lysosome.
Câu 59. Loại phân tử DNA nào vừa có ở tế bào nhân sơ vừa có ở tế bào nhân thực?
A. Phân tử DNA mạch thẳng . B. Phân tử DNA mạch vòng.
C. Phân tử DNA mạch vòng và protein histon. D. Phân tử DNA mạch thẳng và protein histon.
Câu 60. Cho các phát biểu sau về ribosome, phát biểu nào sai?
A. Lysosome được bao bọc bởi lớp màng kép. B. Lysosome chỉ có ở tế bào động vật.
C. Lysosome chứa nhiều enzim thủy phân. D. Lysosome phân hủy tế bào già và bị tổn thương.
Câu 61. Cho các đặc điểm sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài. (2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan. (4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ.
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein.
Có bao nhiêu đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 62. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
A. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
B. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
C. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
D. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào.
Câu 63. Ghép mỗi tên của bào quan đúng với chức năng của nó trong tế bào nhân thực?
(1) Peroxisome (a) là “nhà máy” sản xuất màng.
(2) Lưới nội chất (b) sửa đổi, đóng gói và vận chuyển protein.
(3) Bộ máy Golgi (c) phân giải các chất độc.
A. 1a, 2b, 3c. B. 1a, 2c, 3b. C. 1c, 2b, 3a. D. 1c, 2a, 3b.
Câu 64. Các chất khí, các phân tử kị nước (hormone steroid, vitamin tan trong lipid,...) có thể đi qua lớp lipid kép của màng sinh chất
theo cơ chế
A. thẩm thấu. B. khuếch tán đơn giản. C. vận chuyển chủ động. D. khuếch tán tăng cường.
Câu 65. Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
B. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
C. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
D. Diễn ra với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào.
Câu 66. Đặc điểm không có ở vận chuyển thụ động là
A. cùng chiều gradient nồng độ. B. tiêu tốn năng lượng ATP.
C. cần có protein vận chuyển. D. tốc độ vận chuyển phụ thuộc gradient.
Câu 67. Khi cho tế bào thực vật vào nước muối 10%, tế bào sẽ có hiện tượng nào sau đây?
A. Co nguyên sinh. B. Phản co nguyên sinh. C. Không bào tăng thể tích. D. Không thay đổi.
Câu 68.
Các dung dịch trong hai nhánh của ống chữ U này được ngăn cách bởi một
lớp màng bán thấm, có tính thấm nước nhưng không thấm glucose. Nhánh a
của ống chứa dung dịch glucose 5%. Nhánh b của ống chứa dung dịch
glucose 10%. Ban đầu, mức dung dịch ở cả hai bên ngang bằng như nhau.
Sau khi hệ thống đạt đến trạng thái cân bằng, sự thay đổi nào dưới đây có
thể quan sát được?

A. Nồng độ của dung dịch glucose ở nhánh a cao hơn so với nhánh b.
B. Mức dung dịch ở bên nhánh a cao hơn so với bên nhánh b.
C. Mức dung dịch ở hai nhánh không thay đổi.
D. Mức dung dịch ở bên nhánh b cao hơn so với bên nhánh a.
Câu 69. Cho các ý sau:
(1) thuận chiều gradien nồng độ. (2) ngược chiều gradien nồng độ.
(3) cần tiêu tốn năng lượng ATP. (4) không cần tiêu tốn năng lượng ATP.
(5) theo cơ chế khuếch tán, thẩm thấu. (6) có thể do sự biến dạng của màng sinh chất.
Đặc điểm của vận chuyển thụ động qua màng sinh chất là:
A. (1), (4), (5). B. (2), (4), (6). C. (1), (3), (5). D. (2), (3). (6).
Câu 70. ATP có thành phần cấu tạo gồm
A. adenin, deoxyribose và 3 nhóm phosphate. B. adenin, pentose và 3 nhóm phosphate.
C. adenin, ribose và 3 nhóm phosphate. D. adenin, glucose và 3 nhóm phosphate.
Câu 71. Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?
A. Adenine. B. Ribose. C. Nhóm phosphate. D. Prôtêin.
Câu 72. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. bazo nito adenine, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat. B. bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat.
C. bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat. D. bazo nito adenine, đường riboze, 3 nhóm photphat.
Câu 73. Khi enzyme xúc tác phản ứng, enzyme liên kết với
A. cofactor. B. protein. C. coenzyme. D. cơ chất.
Câu 74. Trong phân tử enzyme có trung tâm hoạt động là vùng
A. liên kết đặc hiệu với cơ chất. B. bị ức chế bởi ion kim loại hoặc coenzyme.
C. liên kết với các chất điều hoà. D. liên kết với các sản phẩm của phản ứng.
Câu 75. Enzim có bản chất là
A. protein. B. monosaccharide. C. polysaccharide. D. photpholipid.
Câu 76. Năng lượng trong phân tử ATP được giải phóng khi
A. thêm vào cấu trúc của ATP một nhóm phosphate. B. một nhóm phosphate của ATP bị bẻ gãy khỏi cấu trúc.
C. thêm vào cấu trúc của ATP một nhóm amino. D. ATP trải qua một phản ứng ngưng tụ.
Câu 77. Nhờ những đặc tính nào sau đây mà enzym có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống?
1. Hoạt tính xúc tác phụ thuộc vào nhiệt độ và độ pH môi trường. 2. Có hoạt tính xúc tác mạnh và tính chuyên hoá cao.
3. Chịu sự điều hoà bởi các chất ức chế, chất hoạt hoá và ức chế ngược.4. Tiến hành xúc tác cho các phản ứng ờ điều kiện thường.
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 78. Vai trò nào sau đây không phải của ATP trong tế bào:
A. Sinh tổng hợp các chất. B. Vận chuyển các chất.
C. Khuếch tán các chất qua màng tế bào. D. Dẫn truyền xung thần kinh.
Câu 79. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp tế bào là
A. ATP. B. NAPH. C. FADH2. D. pyruvic acid.
Câu 80. Hãy cho biết năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp sẽ được tích lũy dưới dạng nào ở trong tế bào?
A. Nhiệt năng trong các tế bào. B. Năng lượng ánh sáng đã bị tiêu hao hết.
C. Cơ năng trong các hoạt động của tế bào. D. Năng lượng hóa học.
Câu 81. Ý nào sau đây thuộc quá trình phân giải các chất trong tế bào?
(1) Chuyển hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp nhờ sự xúc tác của enzyme.
(2) Chuyển hoá các chất phức tạp thành các chất đơn giản nhờ sự xúc tác của enzyme.
(3) Tích luỹ năng lượng. (4) Giải phóng năng lượng.
(5) Thực hiện theo con đường quang hợp hoặc quang khử. (6) Thực hiện theo con đường hô hấp tế bào hoặc lên men.
A. (1), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (6). D. (2), (4). (6).
Câu 82. Ý nào sau đây đúng về quá trình hô hấp tế bào và quang hợp?
A. Hô hấp tế bào chỉ xảy ra trong bóng tối còn quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng.
B. Hô hấp tế bào chỉ xảy ra ở động vật còn quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật.
C. Hô hấp tế bào sử dụng glucose còn quang hợp tạo ra glucose.
D. Hô hấp tế bào tạo ra oxygen còn quang hợp sử dụng oxygen.
Câu 83. Điểm giống nhau của quang tổng hợp và hóa tổng hợp là
A. đều tổng hợp glucose từ chất vô cơ. B. đều cần năng lượng ánh sáng mặt trời.
C. đều xảy ra ở thực vật. D. đều giải phóng O2.
Câu 84. Các hợp chất hữu cơ có thể được tạo ra từ các sản phẩm của chu trình Calvin bao gồm
A. chỉ có carbohydrate. B. chỉ có amino acid.
C. chỉ có lipid. D. carbohydrate, amino acid và lipid.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Giải thích các hiện tượng sau:
- Dịch quả mơ chảy ra khi ngâm quả với đường trong một thời gian.
- Lá xà lách héo rũ tươi trở lại khi ngâm trong nước một thời gian.
Hướng dẫn trả lời:
- Dung dịch đường là ưu trương so với dịch tế bào trong mơ. Vì vậy, nước trong tế bào quả mơ đi ra ngoài.
- Nước là nhược trương so với dịch tế bào lá xà lách. Vì vậy, nước đi vào trong tế bào làm tế bào trương lên.
Câu 2. Hãy cho biết các nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt tính enzyme dưới đây là đúng hay sai? Giải
thích.
1. Trong giới hạn chịu nhiệt của tế bào, khi nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzyme tăng.
2. Với lượng enzyme nhất định, nồng độ cơ chất tăng dần thì tốc độ phản ứng tăng theo, nhưng sau đó không tăng nữa.
Hướng dẫn trả lời:
- Nhận định 1 sai. Vì trong giới hạn chịu nhiệt, khi nhiệt độ tăng từ cực tiểu đến cực thuận thì hoạt tính enzyme tăng, từ cực thuận đến
cực đại thì hoạt tính của enzyme giảm.
- Nhận định 2 đúng. Sau đó không tăng nữa do tất cả các enzyme đã liên kết với cơ chất.
Câu 3. Cho các chất: khí O2, Na+. Hãy so sánh tốc độ di chuyển của mỗi loại chất này qua màng nhân tạo gồm 2 lớp lipid và màng
sinh chất của tế bào sống. Giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
- Khí O2 đi qua màng nhân tạo và màng sinh chất với tốc độ như nhau vì khí O2 không phân cực nên qua lớp lipid kép.
- Na+ không đi qua được màng nhân tạo vì Na+ tích điện. Na+ được vận chuyển qua màng sinh chất bằng protein màng.
Câu 4. Hãy phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về: điều kiện ánh sáng, nguyên liệu tham gia.
Hướng dẫn trả lời:
Pha sáng Pha tối
Điều kiện ánh sáng Cần có ánh sáng Không cần có ánh sáng
Nguyên liệu H2O, ADP, NADP+, Năng lượng ánh sáng ATP, NADPH, CO2
Câu 5. Giải thích các hiện tượng sau:
- Khi ngâm quả mơ với muối hạt trong một thời gian thì quả mơ bị teo lại.
- Quả Ớt tỉa hoa khi ngâm trong nước một thời gian thì cánh Ớt cong ra ngoài như nở hoa.
Hướng dẫn trả lời:
- Quả mơ teo lại khi ngâm với muối hạt trong một thời gian:
Muối là ưu trương so với dịch tế bào trong mơ. Vì vậy, nước trong tế bào quả mơ đi ra ngoài gây co nguyên sinh nên quả teo lại.
- Nước là nhược trương so với dịch tế bào quả Ớt.Vì vậy, nước đi vào trong tế bào làm tế bào quả Ớt trương lên, vỏ quả bên ngoài
cứng so với tế bào thịt quả nên cong ra ngoài.
Câu 6. Hãy cho biết các nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt tính enzyme dưới đây là đúng hay sai? Giải
thích.
1. Trong môi trường rất acid (pH=2), các enzyme đều bất hoạt.
2. Với một lượng cơ chất nhất định, nồng độ enzyme tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
Hướng dẫn trả lời:
- Nhận định 1 sai: Vì mỗi enzyme có khoảng pH thuận lợi là khác nhau, tại pH = 2 cực thuận cho các enzyme ưa acid (pepsin, các
enzyme trong lysosome …)
- Nhận định 2 sai: Vì với lượng cơ chất nhất định, nồng độ enzyme tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
Câu 7. Cho các chất: glucose, protein. Hãy so sánh tốc độ di chuyển của mỗi loại chất này qua màng nhân tạo gồm 2 lớp lipid và
màng sinh chất của tế bào sống. Giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
- Glucose đi qua màng sinh chất với tốc độ cao hơn vì glucose có khả năng khuếch tán rất thấp qua lớp lipid kép, glucose được vận
chuyển bằng protein qua màng sinh chất.
- Protein không đi qua được màng nhân tạo vì protein có kích thước rất lớn. Protein được vận chuyển qua màng bằng hình thức nhập
bào hoặc xuất bào.
Câu 8. Hãy phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về: nơi diễn ra, sản phẩm.
Hướng dẫn trả lời:
Pha sáng Pha tối
Nơi xảy ra Màng Thylakoid Chất nền của lục lạp
Sản phẩm ATP, NADPH, O2 ADP, NADP+, C6H12O6, Pi
Câu 9. Hãy trình bày thành phần cấu tạo và chức năng của carbohydrate?
Hướng dẫn trả lời:
- Thành phần cấu tạo của carbohydrate: gồm C, H, O, trong đó tỉ lệ H : O là 2 : 1.
- Chức năng của carbohydrate:
+ Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
+ Carbohydrate còn tham gia rộng rãi trong các cấu trúc sống của cơ thể, cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật.
Câu 10. Việc xác định chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Hướng dẫn trả lời:
- Dùng trong phân loại để phân biệt các loại vi sinh vật khác nhau.
- Biết được vi khuẩn Gram âm hay vi khuẩn Gram dương để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt các loại vi khuẩn
gây bệnh.
- Các kháng sinh được chia thành kháng sinh phổ hẹp (chỉ chống được vi khuẩn Gram dương như Penicillin) và kháng sinh phổ rộng
(chống được cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm như Streptomycin).
Câu 11. Vì sao trong phân tử DNA, số lượng adenine và thymine bằng nhau?
Hướng dẫn trả lời:
- Phân tử DNA gồm 2 chuỗi polynucleotide song song và ngược chiều nhau.
- Các nucleotide trên 2 chuỗi liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: adenine liên kết với thymine, guanine
liên kết với cytosine nên số lượng adenine và thymine bằng nhau.
Câu 12. Hãy giải thích tại sao khi tập thể dục cường độ cao thì chúng ta lại thở mạnh?
Hướng dẫn trả lời: Vì khi chúng ta tập thể dục với cường độ cao thì nhu cầu năng lượng của tế bào, cơ thể tăng nên tăng nhu cầu về
O2, tăng giải phóng CO2.
Việc thở mạnh để lấy O2 cung cấp kịp thời cho tế bào và nhanh chóng thải CO2 ra ngoài.
Câu 13. Hãy trình bày thành phần cấu tạo và chức năng của lipid?
Hướng dẫn trả lời:
- Thành phần cấu tạo của lipid:
+ Cấu tạo từ các nguyên tố chính: C, H, O nhưng tỉ lệ C : H cao, tỉ lệ O thấp so với carbohydrate.
+ Cấu tạo hóa học đa dạng, không tan trong nước, không có cấu trúc đa phân (polymer).
- Chức năng của lipid:
+ Thành phần chính của màng sinh chất (Phospholipid)
+ Dự trữ năng lượng trong tế bào; giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K. (Triglyceride)
+ Điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể (Steroid).
Câu 14. Việc nhuộm bằng phương pháp Gram đối với các chủng vi khuẩn có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Hướng dẫn trả lời:
Phương pháp nhuộm Gram phân lập vi khuẩn thành 2 nhóm lớn:
- Vi khuẩn Gram dương: thành tế bào dày, bắt màu tím.
- Vi khuẩn Gram âm: thành tế bào mỏng, bắt màu đỏ.
Từ những đặc điểm của 2 nhóm vi khuẩn mà có thể nhận biết và sử dụng các thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại, ngăn ngừa sự
bùng phát của chúng, bảo vệ sức khỏe con người và sinh vật khác.
Câu 15. Vì sao trong phân tử DNA, số lượng guanine và cytosine bằng nhau?
Hướng dẫn trả lời:
- Phân tử DNA gồm 2 chuỗi polynucleotide song song và ngược chiều nhau.
- Các nucleotide trên 2 chuỗi liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: adenine liên kết với thymine, guanine
liên kết với cytosine nên số lượng guanine và cytosine bằng nhau.
Câu 16. Hãy giải thích tại sao khi làm các công việc nặng nhọc thì chúng ta lại thở mạnh?
Hướng dẫn trả lời:
- Vì khi chúng ta làm các công việc nặng nhọc thì nhu cầu năng lượng của tế bào, cơ thể tăng nên tăng nhu cầu về O2, tăng giải phóng CO2.
- Do đó việc thở mạnh nhằm giúp lấy O2 cung cấp kịp thời cho tế bào và nhanh chóng thải CO2 ra ngoài.

Câu 17. Vì sao nước đóng vai trong điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể?
Hướng dẫn trả lời: Nước đóng vai trò điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể vì:
+ Sự phá vỡ và hình thành các liên kết hydrogen giữa các phân tử nước dẫn đến nước có khả năng hấp thụ và thải ra một lượng nhiệt
lớn.
+ Khi nước bay hơi và ngưng tự giúp tế bào và cơ thể điều hoà nhiệt.
Câu 18. Thịt gà, thịt lợn, thịt bò đều được cấu tạo từ protein nhưng tại sao chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính?
Hướng dẫn trả lời:
Thịt gà, thịt lợn, thịt bò đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính vì:
- Do sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các loại amino acid.
- Do có sự khác nhau về các bậc cấu trúc không gian của protein.
Câu 19. Trong cơ thể người, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển: tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu? Giải
thích.
Hướng dẫn trả lời: Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển nhất. Vì:
+ Tế bào bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu.
+ Các kháng thể và prôtêin đặc hiệu này được sản xuất ra tại lưới nội chất hạt.
Câu 20. Khi tiến hành bón phân quá nhiều, cây có thể bị héo, hãy giải thích vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Khi tiến hành bón phân quá nhiều, cây có thể bị héo vì:
- Bón phân quá nhiều làm cho môi trường đất trở thành môi trường ưu trương (môi trường có thế nước thấp).
→ tế bào lông hút của cây sẽ không thể hấp thụ được nước dẫn đến cây bị héo.
Câu 21. Vì sao carbon là nguyên tố tạo ra sự đa dạng về cấu trúc của các phân tử sinh học?
Hướng dẫn trả lời: Carbon là nguyên tố tạo ra sự đa dạng về cấu trúc của các phân tử sinh học vì:
- Carbon có thể tạo ra các liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử carbon khác và các nguyên tử khác như liên kết đơn, liên kết đôi.
- Carbon tạo các loại mạch “xương sống” của các phân tử sinh học như mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
Câu 22. Chúng ta có nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn cho người béo phì hay không? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Không nên cắt giảm hoàn toàn lượng lipid trong khẩu phần ăn cho người béo phì mà cần giảm bớt lipid trong khẩu phần ăn.
- Vì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Câu 23. Trong cơ thể người, tế bào nào sau đây có nhiều ti thể nhất: tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh? Giải thích.
Hướng dẫn trả lời:
Tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất. Vì:
+ Tế bào cơ tim hoạt động liên tục (tim liên tục co bóp để vận chuyển máu cho cơ thể) nên cần rất nhiều năng lượng.
+ Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp cung cấp năng lượng cho tế bào.
+ Do đó, tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của tế bào.
Câu 24. Khi lượng nước trong máu bị giảm nhiều thì điều gì sẽ xảy ra với tế bào máu? nếu lượng nước trong máu tăng lên nhiều?
Hướng dẫn trả lời:
Điều sẽ xảy ra với tế bào máu nếu lượng nước trong máu bị giảm nhiều:
- nước từ trong các tế bào máu sẽ di chuyển ra ngoài (mất nước nội bào)
→ dẫn đến làm biến dạng tế bào, gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tế bào.

You might also like