You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT


MÔN SINH HỌC 10 CƠ BẢN
(Đề có 3 trang)
Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu)

Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 093

Câu 1: Khi nói về cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Theo mô hình khảm động, màng sinh chất cấu tạo gồm 2 thành phần là photpholipit và prôtêin.
B. Các prôtêin bám màng có chức năng như những thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào.
C. Màng sinh chất có tính bán thấm có nghĩa là cho tất cả các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
D. Các phân tử glicôprôtêin trên màng sinh chất giúp tế bào nhận biết nhau và nhận biết tế bào lạ.
Câu 2: Khi nói về vai trò của cacbohidrat, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cấu trúc nên nhiều thành phần của tế bào. B. Hình thành các thụ thể trên màng tế bào.
C. Tham gia cấu trúc nên các hoocmon. D. Nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào.
Câu 3: Người ta nhận thấy rằng tế bào ruột non của người có nhiều enzim làm nhiệm vụ chuyển hóa
đường, tế bào này có bào quan nào sau đây phát triển?
A. Ribôxôm. B. Ti thể.
C. Lưới nội chất hạt. D. Lưới nội chất trơn.
Câu 5: Ở các tế bào nhân thực, phân tử ADN trong nhân có cấu trúc không gian như thế nào?
A. Mạch đơn, dạng vòng. B. Mạch kép, dạng vòng.
C. Mạch kép, dạng thẳng. D. Mạch đơn, dạng thẳng.
Câu 6: Trình tự nào dưới đây đúng về các giai đoạn trong cơ chế hoạt động của enzim?
I. Tạo ra các sản phẩm trung gian.
II. Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất (E – S).
III. Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim.
IV. Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động.
A. IV → I → III → II. B. IV → I → II → III.
C. IV → II → III → I. D. IV → II → I → III.
Câu 7: Giới sinh vật được khái niệm là:
A. đơn vị phân loại nhỏ nhất trong hệ thống phân loại thế giới sinh vật.
B. đơn vị cơ bản của các cấp tổ chức chính thế giới sống.
C. đơn vị phân loại nhỏ nhất bao gồm nhiều ngành sinh vật giống nhau.
D. đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung các đặc điểm nhất định.
Câu 8: Các dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào sinh vật là:
A. điện năng, nhiệt năng, thế năng. B. hóa năng, động năng, điện năng.
C. hóa năng, điện năng, nhiệt năng. D. động năng, thế năng, cơ năng.
Câu 9: Cho các khẳng định sau:
1. Khi đặt tế bào vào môi trường muối loãng thì tế bào sẽ co nguyên sinh nhiều hơn so với môi trường muối
đậm đặc.
2. Khi đặt tế bào đang co nguyên sinh vào nước cất thì tế bào sẽ phản co nguyên sinh.
3. Khi đặt tế bào đang co nguyên sinh vào môi trường muối đậm đặc thì tế bào sẽ phản co nguyên sinh.
4. Khi đặt tế bào vào môi trường muối loãng thì tế bào sẽ co nguyên sinh ít hơn so với môi trường muối đậm
đặc.
Có bao nhiêu khẳng định không đúng ?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Trang 1/3 - Mã đề 093


Câu 10: Trong các tác nhân dưới đây, có mấy yếu tố có thể làm tăng hoạt tính của enzim?
(1) Nồng độ enzim. (2) Chất hoạt hóa. (3) Nhiệt độ.
(4) Nồng độ cơ chất. (5) Chất ức chế. (6) pH môi trường.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 11: Phân tử ADN có chức năng nào sau đây?
A. Mang axit amin và như “một người phiên dịch” tham gia vào quá trình dịch mã.
B. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
C. Làm mạch khuôn để truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm.
D. Thành phần cấu tạo bào quan ribôxôm tham gia vào quá trình dịch mã.
Câu 12: Nêu tên (I) và chức năng (II) của bào quan trong hình

A. (I) : lục lạp, (II): hô hấp tế bào. B. (I) : ti thể, (II): quang hợp.
C. (I) : ti thể, (II): hô hấp tế bào. D. (I) : lục lạp, (II): quang hợp.
Câu 13: Ở cơ thể người, xét một số nguyên tố có tỉ lệ % so với chất khô như sau:
Nguyên tố Mn P Ca Mg Fe K
Tỉ lệ % 0,0001 1,0 1,5 0,1 0,004 0,4
Những nguyên tố nào là nguyên tố đa lượng?
A. Ca, Mg, P. B. Ca, K, Mn. C. P, Mn, Fe. D. Mg, Fe, K.
Câu 14: Điều nào sau đây là đúng về lipit?
A. Có chức năng cấu tạo nên thành của tế bào thực vật.
B. Không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Gồm có triglixerit (lipit đơn giản), photpholipit, glicogen và steroit.
D. Có công thức phân tử là (CH2O)n, trong đó tỉ lệ giữa C:H = 1:2.
Câu 15: Khi nói về quá trình hô hấp tế bào, có bao nhiêu nhận định dưới đây không đúng ?
I. Hô hấp tế bào có cả ở tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật và tế bào động vật.
II. Một vận động viên đang tập luyện thường có cường độ hô hấp tế bào giảm.
III. Ở sinh vật nhân thực, giai đoạn chu trình Crep diễn ra ở màng trong bào quan ti thể.
IV. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao trong quá trình hô hấp tế bào qua quá trình tỏa nhiệt.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 16: Chất nào sau đây không được xếp vào nhóm đường pôlisaccarit?
A. Xenlucôzơ. B. Glucôzơ. C. Tinh bột . D. Glicôgen.
Câu 17: Phân tử Prôtêin có thể có bao nhiêu chức năng dưới đây?
(1) Vận chuyển. (2) Cấu trúc. (3) Dung môi.
(4) Enzim. (5) Dự trữ. (6) Bảo vệ.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây giúp nước được xem là dung môi lí tưởng hoà tan nhiều chất?
A. Có tính phân cực. B. có liên kết hidro.
C. Cấu tạo đơn giản. D. Chiếm tỉ lệ lớn.
Câu 19: Hãy sắp xếp theo thứ tự bậc cấu tạo prôtêin từ đơn giản đến phức tạp?
(1) Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp.
(2) Các axit amin liên kết nhau nhờ liên kết peptit tạo thành chuỗi pôlipeptit có dạng mạch thẳng.
(3) Prôtêin do hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại hay khác loại phối hợp nhau tạo thành phức hợp lớn
hơn.
(4) Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn hay gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều.
A. (1), (2), (4), (3). B. (4), (2), (3), (1).
C. (3), (2), (1), (4). D. (2), (1), (4), (3).
Câu 20: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua

Trang 2/3 - Mã đề 093


màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập
trong dung dịch
A. saccarôzơ ưu trương. B. saccarôzơ nhược trương.
C. urê ưu trương. D. urê nhược trương.
Câu 21: Bệnh rối loạn chuyển hóa là các bệnh có nguyên nhân do:
A. chất độc hại có nhiều trong thức ăn. B. ảnh hưởng của các nhân tố môi trường sống.
C. sự xâm nhiễm của virut hoặc vi khuẩn. D. enzim bị bất hoạt hoặc không được tổng hợp.
Câu 22: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc, phát biểu sau đây không đúng?
A. Tổ chức sống cấp trên có các đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới.
B. Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
C. Tổ chức sống cấp trên có các đặc điểm mà tổ chức sống cấp dưới không có.
D. Đến độ tuổi nhất định sinh vật có khả năng sinh sản để duy trì qua các thế hệ tiếp theo.
Câu 23: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?
I. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
II. Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững.
III. Liên tục tiến hoá.
IV. Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
V. Có khả năng cảm ứng; không trao đổi chất với môi trường.
A. II, III, V. B. III, IV, V. C. I, III, IV. D. I, II, III.
Câu 24: Bào quan nào sau đây được ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế
bào dưới dạng các phân tử ATP ?
A. Lưới nội chất trơn B. Không bào
C. Bộ máy Golgi D. Ti thể
Câu 25: Đặc điểm của giới động vật khác biệt so với giới thực vật là:
I. Có thành tế bào đặc trưng bằng glicocalix.
II. Có phương thức sống dị dưỡng.
III. Di chuyển được và phản ứng nhanh.
IV. Cơ thể cấu tạo đa bào, có nhân thực.
A. I, III. B. I, IV. C. II, IV. D. II, III.
Câu 26: Phát biểu nào dưới đây không đúngvề đặc điểm của tế bào vi khuẩn?
A. Màng sinh chất cấu tạo chủ yếu từ 2 lớp photpholipit và prôtêin.
B. Những vi khuẩn gây bệnh có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
C. Khi nhuộm Gram, vi khuẩn Gram (+) có màu tím, vi khuẩn Gram (-) có màu đỏ.
D. Thành tế bào cấu tạo từ xenlulôzơ giúp bảo vệ cơ thể.
Câu 27: Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của nước trong tế bào?
A. Nguyên liệu tham gia phản ứng hoá sinh. B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. Tham gia cấu tạo và bảo vệ cấu trúc của tế bào. D. Môi trường khuếch tán và vận chuyển các chất.
Câu 28: Khi nói về đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
B. Ribôxôm là loại bào quan duy nhất nằm trong tế bào chất cấu tạo từ rARN và prôtêin.
C. Tế bào có kích thước nhỏ giúp trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản nhanh.
D. Tế bào có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền được bao bọc bởi màng nhân.
Câu 29: Nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi để thành ếch con. Bào quan nào đã giúp nó thực hiện?
A. Ti thể. B. Lizôxôm. C. Ribôxôm. D. Lưới nội chất.
Câu 30: Nhân sơ là cấu trúc đặc trưng của (1); Sống di chuyển là đặc trưng của (2);Sống dị dưỡng theo
kiểu hoại sinh là đặc trưng của (3); Tự dưỡng quang hợp là đặc trưng của (4); Nhân thực đơn bào và đa bào
sống tự dưỡng và dị dưỡng là đặc trưng của (5)
A. (1)- giới khởi sinh; (2)- Giới động vật; (3) - Giới nấm; (4) - Giới thực vật; (5)- Giới Nguyên sinh
B. (1)- Giới nguyên sinh; (2)- Giới động vật; (3) - Giới nấm; (4) - Giới thực vật; (5)- Giới Khởi sinh
C. (1)- giới khởi sinh; (2)- Giới động vật; (3) - Giới Nguyên sinh; (4) - Giới thực vật; (5)- Giới Nấm
D. (1)- Giới khởi sinh; (2)- Giới động vật; (3) - Giới thực vật; (4) - Giới nấm; (5)- Giới Khởi sinh

HẾT
Trang 3/3 - Mã đề 093
SỞ GD & ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA CUỐI KỲ - HKI – NĂM HỌC 2020 - 2021
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT
MÔN SINH HỌC 10 CƠ BẢN
Thời gian làm bài : 45 Phút

Phần đáp án câu trắc nghiệm:


566 098 870 282 093 754
1 B C A A C B
2 A D B B C C
3 A B A A D A
4 B C A A C C
5 D A D A C D
6 A B A B D C
7 B B D B D A
8 C B C D C A
9 D C A B B A
10 C B A C D C
11 C A C D B D
12 B D A A D A
13 A A B D A D
14 B B D D B A
15 C D A D B A
16 C B D C B C
17 B D B C D A
18 A D B D A C
19 B D D B D B
20 B D D B A B
21 A A D C D B
22 C D A A D D
23 A C D D C A
24 D B D C D A
25 D C B C D C
26 A B A A D C
27 B D B D B B
28 B A B A D C
29 C D D A B A
30 B D C D A D

You might also like