You are on page 1of 4

Sở GD & ĐT Đồng Nai ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: SINH HỌC- Khối 10


LƯƠNG THẾ VINH Ngày kiểm tra: 31/12/2020
Mã đề thi 101 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề
(Đề kiểm tra gồm 4 trang, 40 câu trắc nghiệm)
Họ và tên thí sinh: ..................................................................... SBD: ........................
Câu 1:
Giả sử nồng độ NaCl trong hồng cầu ở người là 0,06%,
nếu đặt tế bào hồng cầu này vào môi trường có nồng độ
NaCl là 0,09%, hình dạng hồng cầu có thể nhìn thấy như
hình nào dưới đây?
A. Hình a hoặc b B. Hình a
C. Hình b D. Hình c
Câu 2: Nếu bón quá nhiều phân cho cây thì
A. cây chậm phát triển. B. cây phát triển mạnh nhưng dễ bị nhiễm bệnh.
C. cây không lấy được nước nên héo và có thể chết. D. cây phát triển tối đa.
Câu 3: Hình bên mô tả một số con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Có bao nhiêu nhận xét
sau đây đúng?
(I). Cả 3 con đường vận chuyển 1, 2, 3 đều không làm biến dạng
màng sinh chất.
(II). O2, CO2, glucozo được vận chuyển qua màng bằng con đường
số 3.
(III). Nếu nồng độ Na+ trong tế bào là 0,09%, Na+ bên ngoài tế bào
là 0,06%, tế bào sẽ lấy Na+ vào trong tế bào bằng con đường số 1.
(IV). Con đường số 2 phù hợp để vận chuyển các chất không phân
cực, tan trong lipid, có kích thước lớn.
A. 2 B. 1
C. 3 D. 4
Câu 4: Quá trình biến đổi nào dưới đây là quá trình đồng hóa?
A. tinh bột  mantozo  glucozo B. glucozo  xenlulozo
C. protein  chuỗi polypeptide  acid amin D. ATP  ADP  AMP
Câu 5: Cho các thông tin về cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực.
Cấu trúc Chức năng
(1) Ti thể I. Lắp ráp, đóng gói, phân phối sản phẩm cho tế bào.
(2) Lưới nội chất trơn II. Chuyển hóa năng lượng tạo ATP.
(3) Bộ máy Golgi III. Bảo vệ và quy định hình dạng tế bào
(4) Thành tế bào IV. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể.
Phương án ghép nối chính xác nhất là
A. 1- I, 2-IV, 3-II, 4- III. B. 1- II, 2-I, 3-IV, 4- III.
C. 1- III, 2-IV, 3-I, 4- II. D. 1- II, 2-IV, 3-I, 4- III.
Câu 6: Cơ chất là
A. chất chịu sự tác động của enzyme. B. thành phần cơ bản cấu tạo nên enzyme.
C. thành phần phụ cấu tạo nên enzyme. D. sản phẩm từ các phản ứng do enzyme xúc tác.
Câu 7: Thực hiện thí nghiệm sau: cho 3 lát khoai tây bằng nhau vào 3 đĩa đồng hồ được đánh số 1, 2, 3.
- Đĩa 1: khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
- Đĩa 2: khoai tây đã luộc chín.
- Đĩa 3: khoai tây sống lấy từ tủ lạnh ra.
Dùng ống hút nhỏ lên giữa mỗi lát khoai tây một giọt H2O2. Có bao nhiêu nhận định nào sau đây là đúng
đối với những lát khoai tây trong kết quả thu được ở thí nghiệm trên?
(I). Lát khoai tây trong đĩa 1 sủi bọt mạnh nhất do enzyme catalaza phân giải H2O2 thành O2 và H2O.
Trang 1/4 - Mã đề thi 101 - SINH HỌC 10
(II). Mức độ sủi bọt ở các lát khoai tây trong các đĩa thí nghiệm theo thứ tự tăng dần là 3-2-1.
(III). Lát khoai tây ở đĩa 3 không sủi bọt vì khoai tây sống để trong tủ lạnh không còn chứa enzyme
catalaza
(IV) Lát khoai tây ở đĩa 2 không sủi bọt do enzyme amilaza phân giải tinh bột chín trong khoai tây thành
đường.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể
mình. Để nhận biết nhau, các tế bào trong cơ thể dựa vào
A. các dấu chuẩn “glicoprotein” có trên màng tế bào. B. trạng thái hoạt động của tế bào.
C. màu sắc của tế bào. D. hình dạng và kích thước của tế bào.
Câu 9: Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là
A. quang năng. B. cơ năng. C. điện năng. D. hóa năng.
Câu 10: Hình bên mô tả cấu trúc của 1 loại bào quan trong tế bào. Nhận định sau về bào quan này là chính
xác?
A. Bào quan này đặc trưng cho tất cả các tế bào nhân thực.
B. Bào quan này có 2 lớp màng bao bọc.
C. Tên gọi của các cấu trúc 1, 2, 3 theo thứ tự lần lượt là chất nền, hạt grana
và túi tilacoit.
D. Bào quan này có thể hấp thu năng lượng ánh sáng màu lục để chuyển đổi
thành năng lượng hóa học.

Câu 11: Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược.
Nếu chất H và I dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào trong sơ đồ tăng lên một cách bất thường ?

A. Chất A B. Chất B C. Chất K D. Chất D


Câu 12: Nhập bào là phương thức vận chuyển các chất
A. nhờ kênh protein đặc biệt xuyên màng.
B. nhờ sự biến dạng của màng tế bào và không cần tiêu tốn ATP.
C. nhờ sự biến dạng của màng tế bào và tiêu tốn ATP.
D. xuyên qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất.
Câu 13: Khi ôn tập cho bài thi học kì, Nam so sánh điểm giống nhau giữa cấu trúc của tế bào thực vật và tế
bào động vật và đưa ra các nhận định sau:
(I) Đều là các tế bào nhân thực.
(II) Đều có các bào quan với cấu trúc và chức năng tương tự: riboxom, lưới nội chất, ti thể, lục lạp, không
bào.
(III) Đều có cấu trúc thành tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.
(IV) Màng sinh chất đều được cấu tạo từ phospholipid, protein và cholesterol.
Có bao nhiêu nhận định trên của Nam là đúng?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 14: “Một chồng túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách khỏi cái kia, không thông với nhau”. Đây là
mô tả về cấu trúc/ bào quan nào?
A. Hệ thống hạt Grana. B. Lưới nội chất trơn. C. Bộ máy Golgi. D. Các túi tilacoit.
Câu 15: Ở người, loại tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển nhất?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào gan. C. Tế bào cơ. D. Tế bào hồng cầu.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về enzyme?
A. Bị phân hủy sau khi phản ứng kết thúc.
B. Làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa
C. Tham gia cấu tạo nên sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác.
Trang 2/4 - Mã đề thi 101 - SINH HỌC 10
D. Chỉ được cấu tạo từ protein.
Câu 17: Đặc điểm dưới đây chỉ có ở enzyme mà không có ở các chất xúc tác vô cơ?
A. không tham gia vào thành phần cấu tạo của sản phẩm. B. làm tăng tốc độ phản ứng lên nhiều lần.
C. nhiệt độ càng cao hoạt động càng mạnh. D. được tổng hợp trong tế bào sống.
Câu 18: Trong tế bào nhân thực, riboxom có thể tìm thấy ở trạng thái nào sau đây?
A. Tự do trong tế bào chất B. Tự do trong tế bào chất và liên kết trên lưới nội chất
C. Liên kết trên lưới nội chất D. Đính trên màng sinh chất
Câu 19: Hoạt động dưới đây không cần tiêu tốn ATP?
A. Tế bào bạch cầu thực bào vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
B. Thẩm thấu các phân tử nước qua màng sinh chất.
C. Quá trình tổng hợp protein trong tế bào.
D. Hoạt động sinh công cơ học của các cơ vận động.
Câu 20: Chất nào sau đây sẽ được vận chuyển qua màng nhờ kênh protein?
A. glucozo. B. O2. C. vitamin A. D. CO2.
Câu 21: Nước được vận chuyển qua màng tế bào chủ yếu nhờ
A. kênh protein đặc biệt là “Aquaporin”. B. bơm protein và tiêu tốn ATP.
C. sự khuếch tán qua lớp phospholipid kép. D. sự biến dạng của màng tế bào.
Câu 22: Khi xào rau, nếu cho muối lúc rau chưa chín thì thường làm cho các cọng rau bị teo tóp và rất dai.
Nguyên nhân là vì
A. muối đã phá vỡ các tế bào rau nên mỗi cọng rau chỉ còn các sợi xenlulozo
B. muối làm giảm nhiệt độ nên rau không chín mà bị teo tóp lại.
C. nước trong tế bào thoát ra ngoài do có sự chênh lệch nồng độ muối trong và ngoài tế bào.
D. nhiệt độ cao làm tế bào rau bị co lại.
Câu 23: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn rụng đuôi để trở thành ếch. Tuy nhiên, một số
ếch trưởng thành vẫn còn đuôi. Theo em, bào quan nào sau đây ở tế bào cuống đuôi của các con ếch này có
nhiều khả năng sai hỏng hoặc hoạt động bất thường nhất?
A. Lưới nội chất. B. Riboxom. C. Bộ máy Golgi. D. Lizoxom.
Câu 24: Vùng nhân của vi khuẩn có đặc điểm
A. có màng kép bao bọc. B. có dịch nhân với cấu trúc nhân con.
C. chứa 1 phân tử ADN dạng vòng. D. có chứa phức hệ ADN liên kết với protein Histon.
Câu 25: Tế bào vi khuẩn chứa bào quan nào dưới đây?
A. Trung thể. B. Riboxom. C. Lưới nội chất. D. Lizoxom.
Câu 26: Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ hợp chất nào?
A. Xenlulozo. B. Kitin C. Peptidoglican. D. Protein
Câu 27: Đồ thị nào sau đây mô tả đúng ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme?

Đồ thị 1 Đồ thị 2 Đồ thị 3 Đồ thị 4


A. Đồ thị 3 B. Đồ thị 4 C. Đồ thị 2 D. Đồ thị 1
Câu 28: Có bao nhiêu cấu trúc hoặc bào quan dưới đây có thể tìm thấy ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân
thực?
(1) Màng sinh chất (2) Riboxom (3) ADN vòng, trần, kép
(4) Thành tế bào (5) Lizoxom (6) Trung thể
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 29: Sự ghép cặp enzyme và chất chịu tác động của enzyme nào sau đây là sai?
A. Saccaraza- saccarozo B. Amylaza – tinh bột
C. Xenlulaza- xenlulozo D. Lipaza- protein
Trang 3/4 - Mã đề thi 101 - SINH HỌC 10
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trung tâm hoạt động của enzyme?
A. Các loại enzyme khác nhau có trung tâm hoạt động giống nhau.
B. Mỗi enzyme thường có một trung tâm hoạt động.
C. Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất.
D. Là vùng không gian liên kết với cơ chất.
Câu 31: Ở tế bào vi khuẩn Gram dương, khi xử lý bằng enzyme lizozim, thành tế bào vi khuẩn bị loại bỏ và
tạo ra các tế bào trần, sau đó cho các tế bào trần này vào môi trường ưu trương. Tế bào vi khuẩn này sẽ thay
đổi như thế nào?
A. Tế bào vi khuẩn co nguyên sinh. B. Tế bào vi khuẩn teo lại.
C. Tế bào vi khuẩn có dạng hình cầu. D. Tế bào vi khuẩn bị vỡ.
Câu 32: Cơ chế hoạt động của enzyme có thể tóm tắt thành một số bước sau:
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzyme – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzyme
Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3) B. (2) → (3) → (1) C. (1) → (2) → (3) D. (1) → (3) → (2)
Câu 33: Đặc điểm chỉ có ở ti thể mà không có ở lục lạp là
A. màng trong gấp khúc tạo nên các mào. B. có ADN dạng vòng và riboxom.
C. có khả năng tự sinh sản. D. tham gia chuyển hóa năng lượng.
Câu 34: Phát biểu sau sai khi nói về hoạt tính của enzyme?
A. Hoạt tính của enzyme luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất
B. Enzyme có thể bị bất hoạt khi môi trường pH không phù hợp.
C. Một số chất hóa học khi liên kết với enzyme có thể làm tăng hoạt tính của enzyme.
D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng mạnh.
Câu 35: Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là
A. vận chuyển thụ động. B. vận chuyển chủ động. C. thẩm thấu. D. thẩm tách.
Câu 36: Ở tế bào cánh hoa, không bào chủ yếu chứa
A. nước và chất dinh dưỡng. B. glucozo. C. sắc tố. D. muối khoáng.
Câu 37: Enzyme pepsin trong dạ dày của người hoạt động thích hợp trong môi trường
A. pH từ trung tính đến kiềm. B. pH kiềm. C. pH trung tính. D. pH acid.
Câu 38: Hình bên mô tả dòng di chuyển vật chất giữa các bào quan trong tế bào. Nhận định nào sau đây là
sai?
A. Các túi tiết 3, 4, 5 chứa các chất giống nhau.
B. Cấu trúc quyết định nơi phân phối sản phẩm là
cấu trúc số 2.
C. Cấu trúc 1, 2, 3, 4, 5 đều có một màng đơn bao
bọc.
D. Dòng vật chất này có thể xuất hiện trong tế bào
thực vật và tế bào động vật.

Câu 39: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
B. Sản xuất enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
C. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
D. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào.
Câu 40: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy nhân của các
tế bào sinh dưỡng loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các ếch con từ các tế bào đã
được chuyển nhân. Ếch con sẽ mang đặc điểm như thế nào?
A. Tất cả đặc điểm của cả loài A và loài B. B. Chủ yếu của loài A.
C. Chủ yếu của loài B. D. Một nửa của loài A, một nửa của loài B.

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 101 - SINH HỌC 10

You might also like