You are on page 1of 3

ÔN TẬP

…... Câu 1: Chức năng của tế bào chất ở tế bào nhân sơ là


A. Bảo vệ tế bào B. qui định hình dạng của tế bào
C. Nơi xảy ra các phản ứng sinh hóa D. Chứa thông tin di truyền qui định đặc điểm của tế bào
…... Câu 2: Ở tế bào nhân sơ, cấu tạo màng sinh chất gồm
A. 2 lớp protein và 1 lớp phospholipid B. 1 lớp protein và 1 lớp phospholipid
C. protein và 1 lớp phospholipid D. protein và 2 lớp phospholipid
…... Câu 3: Tế bào chất của tế bào vi khuẩn có chứa thành phần
A. Ribosome 80S B. ti thể
C. Bào quan có màng bao bọc D. DNA dạng vòng
…... Câu 4: Phân loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm là dựa vào
A. Cấu tạo màng sinh chất B. Cấu tạo thành tế bào
C. Thành phần tế bào chất D. Thành phần vùng nhân
…... Câu 5: Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ là vai trò của
A. Thành tế bào B. Lông C. Roi D. Chất nền ngoại bào
…... Câu 6: Cấu tạo nào sau đây có ở Gram âm mà không có ở Gram dương
A. Cấu tạo từ peptidoglycan
B. Có thành phần chứa kháng nguyên lipopolysaccharide
C. Có lông và roi D. Có ADN vòng xoắn kép
…... Câu 7: Đặc điểm chung của roi và lông ở vi khuẩn là
A. Đều giúp quy định hình dạng của tế bào B. Đều giúp bảo vệ vi khuẩn
C. Đều giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ D. Đều cấu tạo từ protein
…... Câu 8: Nhận xét đúng về màng sinh chất ở vi khuẩn
A. Giúp qui định hình dạng vi khuẩn B. Giúp trao đổi chất với môi trường có chọn lọc
C. Vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp màng sinh chất D. Là nơi tổng hợp protein cho tế bào
…... Câu 9: cho hình vẽ cấu tạo vi khuẩn

Có bao nhiêu nhận xét sau đây chính xác


1. Bộ phận chú thích số 2 là nơi xảy ra các phản ứng sinh hóa của tế bào
2. Bộ phận chú thích số 8 là cơ sở để phân chia 2 loại là vi khuẩn Gram dương và Gram âm
3. Cấu tạo của bộ phận ở chú thích số 6 là lý do vi khuẩn được gọi là sinh vật nhân sơ
4. Bộ phân chú thích số 5 có thể là nơi tổng hợp protein của vi khuẩn
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
…... Câu 10: Có bao nhiêu nhận xét về tế bào nhân sơ là chính xác
1. Kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V nhỏ, trao đổi chất nhanh
2. Cấu tạo đơn giản, không có bào quan
3. Vùng nhân gồm DNA vòng, protein histon và một số plasmid
4. Gồm có 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
…... Câu 11: Ở tế bào nhân thực, bộ phận chứa nhiễm sắc thể được gọi là
A. Nhân tế bào B. Bào tương C. Lưới nội chất D. Lysosome
…... Câu 12: Khối chất đã được tách bỏ các bào quan, môi trường của các phản ứng sinh hóa gọi là
A. Nhân tế bào B. Bào tương C. Lưới nội chất D. Lysosome
…... Câu 13: Chức năng của ribosome là
A. Tổng hợp lipid B. Chuyển hóa đường
C. Tổng hợp protein D. Tạo năng lượng ATP
…... Câu 14: Bào quan nào sau đây cấu tạo bởi 1 lớp màng
A. Lục lạp B. Nhân tế bào C. Không bào D. Ribosome
…... Câu 15: Thành phần của bào tương có
A. Nước, một số chất vô cơ, hữu cơ và ribosome B. Một số chất vô cơ, hữu cơ và ribosome
C. Nước, một số bào quan khác D. Nước, một số chất vô cơ, hữu cơ khác

…... Câu 16: Vai trò của ti thể


A. Cung cấp năng lượng ATP trong tế bào B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng
C. tổng hợp protein D. Phân hủy các tế bào già
…... Câu 17: Thành phần nào trên màng sinh chất không có ở tế bào thực vật
A. Colesteron B. Phospholipd
C. Protein D. Chất nền ngoại bào
…... Câu 18: Cấu trúc nào sau đây qui định hình dạng tế bào và được cấu tạo từ chitin?
A. Khung xương tế bào của tế bào nấm B. Khung xương tế bào của tế bào thực vật
C. Thành tế bào của tế bào vi khuẩn D. Thành tế bào của tế bào nấm
…... Câu 19: Bộ phận chứa ADN dạng vòng, chỉ có ở tế bào thực vật là
A. Thành tế bào B. Không bào C. Lục lạp D. Trung thể
…... Câu 20: Tế bào nào sau đây không có thành tế bào
A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào động vật C. Tế nào nấm D. Tế bào thực vật
…... Câu 21: Nhận xét nào sau đây về nhân tế bao nhân thực là chính xác
A. Được cấu tạo từ 2 lớp màng
B. Chứa nhiễm sắc thể gồm DNA dạng vòng và protein
C. Cấu tạo 1 lớp màng ở tế bào thực vật và 2 lớp màng ở tế bào động vật
D. Là nơi tổng hợp protein của tế bào
…... Câu 22: Nhận xét không đúng về lysosome
A. Chứa nhiều enzym thủy phân B. Phân hủy các tế bào già và bào quan già
C. Có nguồn gốc từ lưới nội chất hạt D. Có 1 lớp màng bao bọc
…... Câu 23: Ở lục lạp, bộ phận chứa các sắc tố là
A. Màng ngoài B. Màng trong
C. Màng thylakoid D. Bào tương
…... Câu 24: Protein sau khi được tổng hợp ở lưới nội chất hạt, sẽ được lắp ráp đóng gói ở
A. Lưới nội chất trơn B. Bộ máy Golgi C. Lysosome D. Màng sinh chất
…... Câu 25: Nhận xét đúng về ribosome ở nhân thực
A. Được cấu tạo ở 2 lớp màng
B. Thành phần gồm mARN và protein
C. Khi 2 tiếu phần gắn vào nhau thì ribosome hoạt động chức năng
D. Có thể đính trên màng lysosome
…... Câu 26: Có bao nhiêu nhận xét về tế bào nhân thực là chính xác
1. Có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ
2. Vật chất di truyền được bao bọc bởi 2 lớp màng
3. Hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt
4. Tất cả các bào quan đều có màng bao bọc, cấu tạo phù hợp chức năng
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
…... Câu 27: Có bao nhiêu nhận xét về ti thể và lục lạp là chính xác
1. Cả 2 bào quan đều giúp chuyển hóa quang năng thành hóa năng
2. Cả 2 bào quan đều có thể tự tổng hợp protein mà không cần đến lưới nội chất hạt
3. Một trong 2 bào quan có ở cả tế bào động vật và thực vật
4. Cả 2 bào quan này đều chứa ribosome 80S
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
…... Câu 28: Có bao nhiêu nhận xét về lưới nội chất là chính xác
1. Là một màng lipoprotein xếp thành các ống, kênh, túi thông với nhau
2. Thành phần dịch trong các ống của lưới nội chất có thể khác với bào tương
3. Các tế bào có chức năng khử độc có lưới nội chất trơn phát triển
4. Có nguồn gốc từ màng sinh chất hoặc màng nhân
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
…... Câu 29: Có bao nhiêu nhận xét sau đây về quá trình hình thành lysosome là chính xác
1. Các enzym của lysome được tổng hợp ở lưới nội chất hạt
2. Lysosome được hoàn thiện, lắp ráp, đóng gói ở bộ máy Golgi
3. Lysome được đưa ra khỏi tế bào qua hình thức xuất bào đến nơi cần
4. Lysome có nguồn gốc từ lưới nội chất trơn
A.1 B. 2 C. 3 D. 4
…... Câu 30: Glycoprotein là dấu chuẩn để nhận biết các tế bào quen và lạ ở tế bào động vật, để tạo ra chất này thứ
tự thực hiện là các bào quan
A. Lưới nội chất trơn  bộ máy Golgi  ở lại trong tế bào
B. Lưới nội chất hạt  bộ máy Golgi  ở lại trong tế bào
C. Bộ máy Golgi  lưới nội chất hạt  màng sinh chất
D. Lưới nội chất hạt  bộ máy Golgi  màng sinh chất
…... Câu 31: Trao đổi chất trong tế bào bao gồm
A. Trao đổi chất của tế bào – môi trường và các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Trao đổi chất của tế bào – môi trường
C. Các phản ứng sinh hóa trong tế bào
D. Trao đổi chất của tế bào – môi trường mà không có các phản ứng sinh hóa trong tế bào
…... Câu 32: Đồng hóa là
A. Quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng
B. Quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng
C. Quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng
D. Quá trình phân giải các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng
…... Câu 33: Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất
A. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
C. Có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
D. Có kích thước nhỏ qua máy bơm đặc chủng và tiêu tốn năng lượng
…... Câu 34: Vận chuyển thụ động qua lớp phospholipid có các
A. Phân tử phân cực B. Phân tử kích thước lớn
C. Phân tử nhỏ, không phân cực D. kích thước lớn nhưng không phân cực
…... Câu 35: Màng tế bào lõm vào, bao bọc lấy đối tượng, nuốt đối tượng vào trong và bị phân hủy nhờ enzym là
hình thức vận chuyển
A. Xuất bào B. Nhập bào C. Khuếch tán D. Thẩm thấu
…... Câu 36: Phân tử khí O2 có kích thước nhỏ, nếu nồng độ O2 bên ngoài cao hơn bên trong tế bào thì O2 được
đưa vào trong tế bào qua hình thức
A. Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng B. Vận chuyển chủ động
C. Khuếch tán qua lớp phospholipid D. Nhập bào
…... Câu 37: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Sự biến dạng của màng tế bào B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
…... Câu 38: Hiện tượng thẩm thấu là?
A. Sự khuếch tán của các chất qua màng. B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. Sự di chuyển của các phân tử nước qua màng. D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
…... Câu 39: Xét các trường hợp dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng về sự di chuyển của K+
Trường hợp Nồng độ K+ ở rễ Nồng độ K+ ở đất
1 0,2% 0,5%
2 0,3% 0,4%
3 0,4% 0,6%
4 0,5% 0,2%
1. Nếu chỉ xét về sự di chuyển của K+, có 3 trường hợp tế bào rễ hấp thụ K+ không tiêu tốn năng lượng
2. Ion K+ ở trường hợp 2 vào rễ bằng cách khuếch tán qua lớp phospholipid
3. Ion K+ ở trường hợp 4 vào rễ bằng kênh protein và tiêu tốn năng lượng
4. Tất cả các hình thức vận chuyển K+ vào trong rễ đều không làm biến dạng màng sinh chất
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
…... Câu 40:

1 2 3

Có bao nhiêu nhận xét dưới đây về thí nghiệm trên là đúng?
(1) Môi trường 1 là môi trường ưu trương, môi trường 3 là môi trương nhược trương so với tế bào.
(2) Trong môi trường 1, tế bào mất nước.
(3) Ở môi trường 3, nếu lượng nước từ bên ngoài di chuyển vào trong tế bào quá nhiều sẽ làm vỡ tế bào.
(4) Tế bào trong môi trường 2 sẽ có khối lượng và kích thước không đổi so với ban đầu.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

You might also like