You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - SINH HỌC 10 - NĂM HỌC 2021 -2022

Nội dung ôn các bài ( 7, 8, 9, 10, 11, 14). Lưu ý: Bài 8, 9, 10 chỉ ôn: nhân tế bào, lưới nội chất, bộ máy
gôngi, ti thể, lục lạp, màng sinh chất

Câu 1: Sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ?
A. Vi khuẩn lam B. Nấm C. Tảo D.Động vật nguyên sinh
Câu 2: Cụm từ "tế bào nhân sơ" dùng để chỉ
A.Tế bào không có nhân B.Tế bào có nhân phân hoá
C.Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất D.Tế bào nhiều nhân
Câu 3: Tế bào nhân sơ có đặc điểm :
A.Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtein và histôn.
B.Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm nhưng không có các bào quan khác.
C.Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh không có ribôxôm.
D.Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan.
Câu 4: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn là :
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào B. Cơ thể đơn bào , tế bào có nhân sơ
C. Bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhày và có tác dụng bảo vệ D. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm
Câu 5: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ?
A. Màng sinh chất B. Vỏ nhày C. Mạng lưới nội chất D. Lông roi
Câu 6: Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn
A. Xenlulôzơ B. Peptiđôglican C. Kitin D. Silic
Câu 7: Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây ?
A. Vỏ nhày B. Màng sinh chất C. Thành tế bào D. Tế bào chất
Câu 8: Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi :
A. Màng sinh chất B. Vùng nhân C. Chất tế bào D. Ribôxôm
Câu 9: Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp:
A.Phôtpholipit và ribôxôm. B.Ribôxôm và peptiđôglican.
C.Peptiđôglican và prôtein. D. Phôtpholipit và prôtein.
Câu 10: Cấu trúc không tìm thấy trong tế bào nhân sơ :
A. Roi. B. Màng sinh chất. C. Ti thể. D. Riboxom.
Câu 11: Dựa vào cấu trúc thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 loại là
A. vi khuẩn Gram dương có màu đỏ thành mỏng, Gram âm màu tím thành dày.
B. vi khuẩn Gram dương có màu tím thành dày, Gram âm màu đỏ thành mỏng.
C. vi khuẩn Gram dương có màu đỏ thành dày, Gram âm màu tím thành mỏng.
D. vi khuẩn Gram dương có màu tím thành mỏng, Gram âm màu đỏ thành dày.
Câu 12: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài X, sau đó lấy nhân
của tế bào sinh dưỡng của loài Y cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được ếch con từ các tế
bào đã được chuyển nhân. Hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào?
A. Loài X
B. Loài Y
C.Ếch lai giữa 2 loài X và Y
D.Tùy vào điều kiện môi trường.
Câu 13: Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 14: Cấu trúc dưới đây không có trong nhân của tế bào là :
A. Chất dịch nhân B. Nhân con C. Bộ máy Gôngi D. Chất nhiễm sắc
Câu 15: Trong dịch nhân có chứa
A. Ti thể và tế bào chất B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc
C. Chất nhiễm sắc và nhân con D. Nhân con và mạng lưới nội chất
Câu 16: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì:
A. Nhân chứa nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
B. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.
C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.
D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.
Câu 17: Trên màng lưới nội chất hạt có :
A. Nhiều hạt có khả năng nhuộm màu bằng dung dịch kiềm
B. Nhiều hạt có thể nhuộm bằng dung dịch a xít
C. Các ribôxôm gắn vào
D. Có các hạt diệp lục gắn vào
Câu 18: Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào sau đây :
A. Enzim B. Hoocmon C. Kháng thể D. Pôlisaccarit
Câu 19: Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau được gọi là :
A. Lưới nội chất B. Chất nhiễm sắc C. Khung tế bào D. Màng sinh chất
Câu 20: Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt?
A. Ô xi hoá chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào B. Tổng hợp các chất bài tiềt
C. Tổng hợp pôlisaccarit cho tế bào D. Tổng hợp Prôtênin
Câu 21: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. tế bào biểu bì B. tế bào gan C. tế bào hồng cầu D. tế bào cơ
Câu 22: Lưới nội chất trơn không có chức năng
A. Tổng hợp bào quan peroxixom
B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc
C. Tổng hợp protein
D. Vận chuyển nội bào
Câu 23: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào:
A. Ti thể. B. Lạp thể. C. Bộ máy Gôngi. D. Ribôxôm.
Câu 24: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây ?
A. Enzim hô hấp B. Kháng thể C. Hoocmon D. Sắc tố
Câu 25: Phần gấp nếp ở màng trong của ti thể gọi là:
A. Chất nền ti thể B. Enzym hô hấp. C. Mào ti thể. D. Hạt grana.
Câu 26: Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của ti thể là chất nào sau đây ?
A. Pôlisaccarit B. axit nucleic C. Các chất dự trữ D. năng lượng dự trữ
Câu 27: Loại tế bào có khả năng quang hợp là:
A.Tế bào vi khuẩn lam B.Tế bào nấm rơm C.Tế bào trùng amip D.Tế bào động vật
Câu 28: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về lục lạp ?
A. Có chứa nhiều trong các tế bào động vật B. Có thể không có trong tế bào của cây xanh
C. Là loại bào quan nhỏ bé nhất D. Có chứa sắc tố diệp lục tạo màu xanh ở lá cây
Câu 29: Tên gọi strôma để chỉ cấu trúc nào sau đây?
A. Chất nền của lục lạp B. Màng ngoài của lục lạp
C. Màng trong của lục lạp D. Enzim quang hợp của lục lạp
Câu 30: Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ?
A. Chất nền B. Các túi tilacoit C. Màng ngoài lục lạp D. Màng trong lục lạp
Câu 31. Chọn câu sai trong các câu sau :
A. Bộ máy Gôngi là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào nhân thực.
B. Bộ máy Gôngi thu gom, bao gói các phẩm prôtêin hoặc glicôprôtêin rồi tiết ra ngoài bằng con đường
xuất bào.
C. Ở tế bào động vật, bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các axit béo.
D. Ở tế bào thực vật, bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp pôlisaccarit cấu trúc nên thành tế bào.
Câu 32: Trong lục lạp , ngoài diệp lục tố và Enzim quang hợp, còn có chứa
A. ADN và ribôxôm B. ARN và nhiễm sắc thể C. Không bào D. Photpholipit
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(1) Hệ thống enzim được đính ở lớp màng trong
(2) Chỉ có ở tế bào thực vật
(3) Cung cấp năng lượng cho tế bào
(4) Có màng kép trơn nhẵn
(5) Chất nền có chứa ADN và riboxom.
Có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở ti thể?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 34: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là :
A. Có chứa sắc tố quang hợp B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp
C. Được bao bọc bởi lớp màng kép D. Có chứa nhiều phân tử ATP
Câu 35: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ:
A. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”. B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể.
C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường. D. Màng sinh chất là màng khảm động.
Câu 36: Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào:
A. Một cách có chọn lọc. B. Một cách tùy ý. C. Chỉ cho các chất vào. D. Chỉ cho các chất ra.
Câu 37: Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc, cấu tạo này có ở loại tế bào nào
sau đây ?
A. Thực vật và động vật B. Động vật và nấm C. Nấm và thực vật D. Động vật và vi khuẩn
Câu 38: Cấu trúc nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật
A. Lưới nội chất B. Ti thể C. Bộ máy gôngi D. Lục lạp
Câu 39: Cấu trúc nào sau đây có ở mọi tế bào nhân thực
A. Không bào B. Thành xenlulôzơ C . Lục lạp D. Ti thể
Câu 40: Quá trình vận chuyển các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp gọi là:
A. Thực bào B. Ẩm bào C. Khuếch tán D . Xuất bào
Câu 41: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào gọi là :
A. Vận chuyển chủ động. B. Vận chuyển qua kênh. C. Ẩm bào. D. Sự thẩm thấu.
Câu 42: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế
bào gọi là môi trường:
A. Ưu trương. B. Đẳng trương. C. Nhược trương. D. Bão hoà.
Câu 43: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong
tế bào gọi là môi trường:
A. Nhược trương. B. Ưu trương. C. Bão hoà. D. Đẳng trương.
Câu 44: Nồng độ canxi trong tế bào là 0,3%, nồng độ canxi trong dịch ngoại bào là 0,1%. Tế bào lấy canxi bằng
cách nào?
A. Vận chuyển thụ động. B. Khếch tán. C. Vận chuyển chủ động. D. Thẩm thấu.
Câu 45: Đặc điểm của sự vận chuyển chất qua màng tế bào bằng sự khuyếch tán là :
A.Chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng
B.Chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
C. là hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật
D. Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng
Câu 46: Sự vận chuyển chất dinh dưỡng sau quá trình tiêu hoá qua lông ruột vào máu ở người theo
cách nào sau đây ?
A.Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động B.Vận chuyển khuyếch tán
C.Vận chuyển thụ động D.Vận chuyển tích cực
Câu 47: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:
A. Khuyếch tán B. Thụ động C. Thực bào D. Tích cực
Câu 48: Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
(2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
(4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hao ATP
Trong các phương thức trên, có mấy phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 49: Bạch cầu vây bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách:
A. Thực bào. B. Nhập bào. C. Xuất bào. D. Ẩm bào.
Câu 50: Các chất rắn có kích thước lớn hơn lỗ màng sinh chất thì được vận chuyển vào bên trong tế bào
bằng cách nào?
A. Khuếch tán B. Thẩm thấu C. Vận chuyển chủ động D. Thực bào
Câu 51: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. trung tâm điều khiển B. trung tâm vận động
C. trung tâm phân tích D. trung tâm hoạt động
Câu 52: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là
A. tạo ra các sản phẩm trung gian B. tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
C. tạo ra sản phẩm cuối cùng D. giải phóng enzim khỏi cơ chất
Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?
A. Là hợp chất cao năng B. Là chất xúc tác sinh học
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng
Câu 54: Enzim có bản chất là
A. pôlisaccarit B. protein C. monosaccarit D. photpholipit
Câu 55: Nói về enzim, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim có thể có thành phần chỉ là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein
B. Enzim là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác
C. Enzim làm tăng tốc độc phản ứng sinh hóa và nó sẽ bị phân hủy sau khi tham gia vào phản ứng
D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra
Câu 56: Cơ chất là
A. Chất tham gia cấu tạo enzim
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác
C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác
D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất
Câu 57: Enzim có đặc tính nào sau đây?
A. tính đa dạng B. tính chuyên hóa
C. tính bền vững với nhiệt độ cao D. hoạt tính yếu
Câu 58: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống?
(1) Saccaraza (2) proteaza (3) nucleaza (4) lipit (5) amilaza
(6) saccarozo (7) protein (8) axit nucleic (9) lipaza (10) pepsin
Những chất nào trong các chất trên là enzim?
A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)
C. (1), (2), (3), (5), (9), (10) D. (1), (2), (3), (5), (9)
Câu 59: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Tạo ra các sản phẩm trung gian
(2) Tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(3) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
Trình tự các bước là:
A. (2) → (1) → (3) B. (2) → (3) → (1)
C. (1) → (2) → (3) D. (1) → (3) → (2)
Câu 60: Phần lớn enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
A. pH = 2 – 3 B. pH = 4 – 5
C. pH = 6 – 8 D. pH > 8
Câu 61: Nói về hoạt tính của enzim, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoạt tính của enzim luôn tăng tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất
B. Một số chất hóa học có thể ức chế sự hoạt động của enzim
C. Một số chất hóa học khi liên kết với enzim làm tăng hoạt tính của enzim
D. Với một lượng cơ chất không đổi, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim
Câu 62: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt
vì một trong các nguyên nhân:
A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Câu 63: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit loại T= 1000, chiếm 5/18 tổng số nuclêôtit của
gen. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 4400. B. 3600. C. 1800. D. 7000
Câu 64: Một gen chứa 1755 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác chiếm
10% tổng số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên là
A. A= T= 270; G= X= 405. B. A= T= 405; G= X= 270.
C. A= T= 540; G= X= 810. D. A= T= 810; G= X= 540.
Câu 65: Một gen có M= 72.104 đvC, gen này có hiệu số nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác là 720. Số
nuclêôtit từng loại ở mỗi gen là:
A. A= T= 240; G= X= 960. B. A= T= 840; G= X= 360.
C. A= T= 720; G= X= 360. D. A= T= 960; G= X= 240.
Câu 66: Một gen có chiều dài 5100Å, tỉ lệ A/X= 3/2. Tổng số liên kết hidrô của gen là
A. 3900. B. 3600. C. 3000. D. 3200.
Câu 67: Chiều dài một gen là 0,408 μm.Trong gen có số nuclêôtit loại guanin chiếm 30% số nuclêôtit của
gen. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 3120. B. 3000. C. 3020. D. 3100.
Câu 68: Một gen có tổng số nuclêôtit là 2000, trong đó loại G chiếm 35% số nuclêôtit của gen. Số liên kết
hiđrô là
A. 2700. B. 700. C. 2300. D. 1000.
Câu 69: Một gen có khối lượng phân tử 9.10 đvC. Chiều dài của gen là:
5

A. 4080Å. B. 5100Å. C.3600 D. 2550Å.


Câu 70: Một gen có 90 vòng xoắn. Chiều dài của gen là
A. 4000 A0 B. 3060 A0 C. 3160 A0 D. 3260 A0

You might also like