You are on page 1of 5

Câu 1.

Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi


A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein.
B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein.
C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein.
D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein.
Câu 2. Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào.
B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể.
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin.
Câu 3. Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?
A. Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học.
B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào.
C. Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra.
D. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra.
Câu 4. Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất trong cơ thể?
A. Insulin có trong tuyến tụy.
B. Kêratin có trong tóc.
C. Côlagen có trong da.
D. Hêmoglobin có trong hồng cầu.
Câu 5. Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc đa phân.
B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân.
C. Nguyên tắc bổ sung.
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân.
Câu 6. Các loại nucleotit cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở
A. Thành phần bazo nito.
B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với axit H3PO4.
C. Kích thước và khối lượng các nucleotit.
D. Nhóm phôtphat
Câu 7. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại. A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của
phân tử này
A. 10%. B. 30%. C. 20%. D. 40%.
Câu 8. Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là –
ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là
A. 50. B. 40. C. 30. D. 20.
Câu 9. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng
số liên kết hidro của đoạn ADN này là
A. 3000. B. 3100. C. 3600. D. 3900.
Câu 10. Phân tử rARN làm nhiệm vụ
A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tới tế bào chất.
B. Vận chuyển các axit amin tới riboxom để tổng hợp protein.
C. Tham gia cấu tạo nên riboxom.
D. Lưu giữ thông tin di truyền.
Câu 11. mARN có chức năng
A. Vận chuyển các axit amin.
B. Lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền.
C. Cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể.
D. Truyền thông tin quy định cấu trúc của protein từ ADN tới riboxom.
Câu 12. Chức năng của phân tử tARN là
A. cấu tạo nên riboxom. B. vận chuyển axit amin.
C. bảo quản thông tin di truyền. D. vận chuyển các chất qua màng.
Câu 13. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ:
A. peptidoglican. B. xenlulozo. C. kitin. D. pôlisaccarit.
Câu 14. Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm
A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn. B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép.
C. Chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép. D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein.
Câu 15. Cho các đặc điểm sau:
(1) Hệ thống nội màng
(2) Khung xương tế bào
(3) Các bào quan có màng bao bọc
(4) Riboxom và các hạt dự trữ
Có mấy đặc điểm thuộc về tế bào nhân sơ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Giúp vi khuẩn di chuyển.
B. Tham gia vào quá trình nhân bào.
C. Duy trì hình dạng của tế bào.
D. Trao đổi chất với môi trường.
Câu 17. Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là
A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan.
B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt.
C. Có thành tế bào bằng peptidoglican.
D. Các bào quan có màng bao bọc.
Câu 18. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein.
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng.
Câu 19. Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào.
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào.
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit.
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
Câu 20. Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit.
B. Chuyển hóa đường trong tế bào.
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào.
D. Sinh tổng hợp protein.
Câu 21. Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho tế bào hoạt động.
B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất.
D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào.
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
B. Trong ti thể có chứa ADN và riboxom.
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp.
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
Câu 23. Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng.
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào.
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể.
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit.
Câu 24. Trong các yếu tố cấu tạo sau đây, yếu tố nào có chứa diệp lục và enzim quang hợp?
A. màng tròn của lục lạp. B. màng của tilacoit.
C. màng ngoài của lục lạp. D. chất nền của lục lạp.
Câu 25. Loại tế bào có khả năng quang hợp là
A. tế bào vi khuẩn lam. B. tế bào nấm rơm.
C. tế bào trùng amip. D. tế bào động vật.
Câu 26. Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27. Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua
A. kênh protein đặc biệt. B. các lỗ trên màng.
C. lớp kép photpholipit. D. kênh protein xuyên màng.
Câu 28. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ
A. Sự biến dạng của màng tế bào. B. Bơm protein và tiêu tốn ATP.
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng. D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 29. Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua màng tế bào bằng hình thức vận chuyển
thụ động?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 30. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức
A. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit. B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C. Nhờ kênh protein đặc biệt. D. Vận chuyển chủ động.
Câu 31. Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng tế bào phải sử dụng “chất mang”. “Chất
mang” chính là các phân tử?
A. Protein xuyên màng. B. Photpholipit.
C. Protein bám màng. D. Colesteron.
Câu 32. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao là cơ chế
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động. C. thẩm tách. D. thẩm thấu.
Câu 33. Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit.
B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất.
D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng.
Câu 34. Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động.
B. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.
C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng.
D. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có
nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Câu 35. Các sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào theo con đường
A. khuếch tán. B. xuất bào. C. thẩm thấu. D. cả xuất bào và nhập
bào.
Câu 36. Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng xảy ra là
A. Tế bào hồng cầu không thay đổi. B. Tế bào hồng cầu nhỏ đi.
C. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ. D. Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại.
Câu 37. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là một hợp chất cao năng.
B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào.
C. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào.
D. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tb.
Câu 38. ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat.
B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat.
C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat.
D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat.
Câu 39. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là
do
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat.
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau.
D. Đây là liên kết mạnh.
Câu 40. ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
(1) ATP là một hợp chất cao năng
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối
cùng cho các chất đó để tạo thành ADP
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là
A. (1), (2), (3). B. (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).

You might also like