You are on page 1of 15

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC

(Chọn đáp án đúng nhất)


1. Sinh vật mà tế bào chưa có màng nhân, thiếu các bào quan chính thức được gọi là:
A. Eukaryote C. Bacteria
B. Prokaryote D.Cyanobacteria
2. Lớp phospholipid nằm trong cấu trúc nào ở Prokaryote?
A. Màng tế bào C. Bao nhầy
B. Vách tế bào D. Trên các ribosome
3. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm:
A. Được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Chứa nhiễm sắc thể là ADN liên kết với protein
C. Có màng nhân với cấu tạo gồm nhiều lỗ nhỏ thực hiện vai trò trao đổi chất.
D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
4. Biến đổi trong dãy polynucleotid của gen cấu trúc sẽ dẫn tới sự biến đổi nào sau đây:
A. mARN đột biến  Gen đột biến  Protein đột biến.
B. Protein đột biến  Gen đột biến  mARN đột biến.
C. Gen đột biến  mARN đột biến  Protein đột biến.
D. Gen đột biến  Protein đột biến  mARN đột biến.
5. Một đoạn ADN khi mất 3 cặp nucleotid, số liên kết hydro sẽ thay đổi là:
A. Giảm 6 hoặc 9. C. Giảm 6 hoặc 8 hoặc 9.
B. Giảm 6 hoặc 7 hoặc 9. D. Giảm 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9.
6. Trong cấu trúc phân tử ADN có các dạng liên kết nào sau đây:
A. Liên kết hydro.
B. Liên kết hydro và liên kết liên kết phosphodiester.
C. Liên kết liên kết phosphodiester và liên kết peptid.
D. Liên kết hydro, liên kết liên kết phosphodiester và liên kết peptid.
7. ARN được cấu tạo từ các thành phần gồm:
A. Đường deoxyribose, base nitơ (A, T, G, C), acid phosphoric.
B. Đường ribose, base nitơ (A, T, G, C), acid phosphoric.
C. Đường ribose, base nitơ (A, U, G, C), acid diphosphoric.
D. Đường ribose, base nitơ (A, U, G, C), acid phosphoric.
8. Đặc điểm cấu tạo phân tử ADN:
A. Có chiều mạch khuôn là chiều 3’ - 5’, đầu 3’ gắn với nhóm (-OH), đầu 5’ gắn với gốc
phosphat.
B. Có chiều mạch khuôn là chiều 3’ - 5’, đầu 3’ là hydroxyl tự do, đầu 5’ là phosphat tự do.

1
C. Có chiều mạch khuôn là chiều 5’ – 3’, đầu 3’ là hydroxyl tự do, đầu 5’ là phosphat tự do.
D. Có chiều mạch khuôn là chiều 5’ – 3’, đầu 3’ gắn nhóm (-OH), đầu 5’ gắn phosphat tự do.
9. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nucleotid: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này
có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 3 loại mã bộ ba. C. 9 loại mã bộ ba.
B. 6 loại mã bộ ba. D. 27 loại bộ ba.
10. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN:
A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, C.
B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, C.
C. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, C.
D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, C
11. Loại acid nucleic nào tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribosome?
A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. ADN.
12. Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao mARN thành trình tự acid amine trong
chuỗi polipeptid là chức năng của:
A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. ADN.
13. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế:
A. Nhân đôi ADN và phiên mã. C. Phiên mã và dịch mã.
B. Nhân đôi ADN và dịch mã. D. Dịch mã.
14. Cặp base nitơ nào sau đây không có liên kết hydro bổ sung?
A. U và T. B. T và A. C. A và U. D. G và C.
15. Gen A có 1500 nucleotid và 1900 liên kết hydro. Hỏi số nucleotid các loại trong gen A là
bao nhiêu?
A. A = T = 300; G = C = 450 C. A = T = 350; G = C = 400
B. A = T = 450; G = C = 300 D. A = T = 400; G = C = 350
16. Gen M có tỷ lệ A/G = 3/5. Tổng số liên kết hydro trong gen M là 2100 liên kết. Tính số
nucleotid mỗi loại của gen M?
A. A = T = 270; G = C = 450. C. A = T = 450; G = C = 750.
B. A = T = 300; G = C = 500. D. A = T = 500; G = C = 800.
17. Gen K có các loại nucleotid lần lượt là A = 245; C = 189. Hỏi Gen K có tổng bao nhiêu
nucleotid và bao nhiêu liên kết hydro?
A. 850 nucleotid và 1050 liên kết hydro. C. 868 nucleotid và 1050 liên kết hydro.
B. 890 nucleotid và 1057 liên kết hydro. D. 868 nucleotid và 1057 liên kết hydro.
18. Một gen có cấu trúc B, dài 3060 A 0, tỷ lệ A/G = 2/3. Tính số nucleotid mỗi loại có trong
gen?

2
A. A = T = 360; G = C = 540 C. A = T = 400; G = C = 600
B. A = T = 350; G = C = 525 D. A = T = 360; G = C = 480
19. Một gen có 1200 nucleotid và 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn gen bị mất chứa 20 A
và có G = 3/2 A. Số lượng từng loại nucleotid trong gen sau đột biến là:
A. A = T = 220; G = C = 330 C. A = T = 340; G = C = 210
B. A = T = 330; G = C = 220 D. A = T = 210; G = C = 340
20. Tế bào cánh hoa của một loài có 10 NST vậy tế bào lá của cây này có số NST là:
A. 5. B. 10. C. 15. D. 20.
21. Rối loạn phân ly xảy ra với toàn bộ NST trong quá trình nguyên phân của tế bào có 2n =
18 làm xuất hiện thể có bộ NST bằng mấy?
A. 19 B. 17 C. 36 D. 27
22. Quan điểm hiện đại về cơ sở phân tử của di truyền là:
A. Protein. C. ADN.
B. Nhiễm sắc thể. D. Acid amine.
23. Hiện tượng hoán vị gen có thể xảy ra trong trường hợp nào?
A. Có sự tiếp hợp của cặp NST tương đồng trong kỳ đầu giảm phân II.
B. Tế bào thực hiện quá trình nguyên phân.
C. Có sự tiếp hợp của cặp NST tương đồng trong kỳ đầu giảm phân I.
D. Phân chia nhân ở kỳ cuối của tế bào khi hực hiện quá trình giảm phân.
24. Hoán vị gen là hiện tượng:
A. Trao đổi các đoạn gen tương ứng trong cùng 1 nhiễm sắc thể.
B. Trao đổi các đoạn gen tương ứng giữa 2 trong 4 chromatid trong cùng 1 cặp NST kép tương
đồng.
C. Trao đổi các đoạn gen không tương ứng giữa 2 NST trong cặp NST tương đồng.
D. Trao đổi các đoạn gen tương ứng của 2 NST thuộc các cặp tương đồng khác nhau.
25. Các sinh vật sống được cấu tạo từ mấy cấp độ tế bào?
A. 2. B. 5. C. 7. D. Nhiều.
26. Vật sống nhỏ nhất là:
A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Tế bào. D. Cơ thể.
27. Điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ:
A. Có màng tế bào. C. Có vật chất di truyền.
B. Có màng nhân. D. Có ribosome.
28. Những đặc điểm nào sau đây là của bào tương trong tế bào nhân chuẩn?
A. Khối chất keo bán lỏng, thành phần chính là nước, trong có chứa các cơ quan con.
B. Khối keo nhớt, đàn hồi, thành phần chính là lipoprotein, trong chứa các cơ quan bào quan.

3
C. Khối keo nhớt, đàn hồi, thành phần chính là nước, trong chứa các cơ quan bào quan.
D. Khối chất lỏng, chứa các chất hòa tan trong nước và các bào quan.
29. Cơ quan bào quan nào được ví là “nhà máy tạo năng lượng” ở tế bào nhân thực?
A. Lưới nội chất có hạt. C. Ty thể.
B. Bộ máy Golgi. D. Lục lạp.
30. Cơ quan bào quan nào tham gia với vai trò như “bộ máy trung chuyển” ở tế bào nhân
thực?
A. Lưới nội chất trơn. C. Ty thể.
B. Bộ máy Golgi. D. Ribosome
31. Chức năng của trung tử trong tế bào nhân chuẩn:
A. Tham gia vào sự hình thành thoi vô sắc trong phân bào.
B. Là cơ quan hoàn tất công việc của lưới nội chất.
C. Là cơ quan tiêu hóa những chất được lấy từ bên ngoài môi trường.
D. Là nơi tổng hợp acid nucleic.
32. Cơ quan bào quan nào đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng hợp protein ở tế bào nhân
thực?
A. Lysosome. B. Peroxisome. C. Gliosome. D. Ribosome.
33. Màng sinh chất ở tế bào nhân thực được cấu tạo từ các thành phần chính nào dưới đây:
A. Tầng phospholipid kép, protein vắt màng, mạng lưới nâng đỡ, protein và glicolipid ngoài
màng.
B. Tầng phospholipid kép, protein vắt màng, cholesterol, protein và lipid ngoài màng.
C. Tầng phospholipid kép, protein ngoài màng, mạng lưới nâng đỡ và cholesterol.
D. Tầng phospholipid kép, protein vắt màng, protein và glicolipid ngoài màng.
34. Tính chất của màng sinh chất là:
A. Màng thấm không chọn lọc. C. Màng bán thấm.
B. Màng thấm. D. Màng trơ.
35. Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh ATP synthase. C. Tầng photpholipid kép.
B. Các lỗ màng. D. Kênh protein xuyên màng.
36. Vai trò chính của protein xuyên màng trong màng sinh chất là:
A. Kết hợp với chuỗi hydratcacbon tạo nên các gen chỉ thị giúp tế bào nhận dạng vật thể lạ.
B. Tạo nên các thụ quan giúp tế bào nhận diện vật thể lạ.
C. Tạo nên các kênh đa xoắn giúp vận chuyển các phân tử có kích thước lớn đi qua màng tế bào.
D. Tạo nên các kênh dẫn truyền đồng thời tạo các thụ quan tiếp nhận, dẫn truyền thông tin từ môi
trường vào tế bào.

4
37. Các hình thức nào dưới đây là hình thức trao đổi chất thụ động qua màng sinh chất?
A. Trao đổi chất qua tầng phospholipid kép. C. Thẩm thấu nước qua màng sinh chất.
B. Trao đổi chất qua lỗ màng. D. Cả A, B và C đều đúng
38. Kênh bơm Na+ - K+ có vai trò:
A. Bơm Na+ và đường vào trong tế bào, bơm K+ ra khỏi tế bào.
B. Bơm Na+ vào trong tế bào cung cấp cho sự tích lũy nội bào, bơm K+ ra ngoài tế bào.
C. Bơm Na+ và đường ra ngoài tế bào, bơm K+ vào trong tế bào.
D. Bơm Na+ ra ngoài tế bào, bơm K+ vào trong tế bào cung cấp cho sự tích lũy nội bào.
39. Phân tử ATP cấu tạo gồm các thành phần là:
A. Gốc thymine, đường ribose, ba gốc phosphatt liền nhau.
B. Gốc adenin, đường deoxyribose, ba gốc phosphatt liền nhau.
C. Gốc adenin, đường ribose, ba gốc phosphat liền nhau.
D. Gốc adenin, đường ribose, hai gốc phosphat liền nhau.
40. Thành phần nào quyết định đặc tính của phân tử ATP?
A. Đường. C. Gốc phoshat.
B. Base nitơ. D. Cả a, b và c đều đúng
41. Quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để phát triển ở vi khuẩn là:
A. Quá trình hô hấp. C. Quá trình sinh tổng hợp protein.
B. Quá trình quang hợp. D. Quá trình lên men.
42. Chất nào có thể làm nguyên liệu trong hoạt động hô hấp tế bào?
A. Monosaccrit C. Lipit
B. Protêin D. Tất cả đều đúng
43. Vị trí xảy ra quá trình đường phân và sản phẩm thu được khi đường phân hoàn toàn 1
phân tử glucose là:
A. Tế bào chất. 2 NADH, 2 ATP và 2 acid pyruvic.
B. Chất nền ty thể. 2 NADH, 2 ATP và 2 acid pyruvic.
C. Màng trong ty thể. 2FADH, 2 ATP và 2 acid pyruvic.
D. Tế bào chất. 2FADH, 2 ATP và 2 acid pyruvic.
44. Trong điều kiện có O2 sau đường phân là:
A. Chu trình Krebs. C. Quá trình tạo acetyl – CoA.
B. Chu trình Calvin . D. Chuỗi truyền điện tử.
45. Sản phẩm đầu tiên tham gia vào chu trình Krebs là:
A. O2 C. NADH
B. Acid pyruvic D. Acetyl – CoA
46. Liên kết nào trong phân tử ATP quyết định đặc tính của phân tử này?

5
A. Liên kết cao năng giữa đường ribose và nhóm adenin.
B. Liên kết cao năng giữa 2 gốc phosphat.
C. Liên kết cao năng giữa đường ribose và gốc phosphat.
D. Liên kết cao năng giữa ba gốc phosphat.
47. Cuối chuỗi vận chuyển điện tử trong quá trình hô hấp tế bào phân tử nhận điện tử cuối
là:
A. Acid pyruvate C. Oxi
B. NADH và FADH2 D. Oxi và acid pyruvate
48. Chuỗi truyền điện tử trong hô hấp tế bào diễn ra tại:
A. Màng trong ty thể. C. Chất nền ty thể.
B. Màng trong thylacoid. D. Màng ty thể.
49. Bào quan thực hiện chức năng hô hấp của tế bào là:
A. Mạng lưới nội chất. C. Không bào.
B. Ty thể. D. Lục lạp.
50. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs.
C. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs → Đường phân.
51. Tương ứng với giai đoạn đường phân – chu trình Krebs – Chuỗi truyền electron của hô
hấp tế bào, vị trí diễn ra của từng giai đoạn là:
A. Tế bào chất lục lạp – chất nền lục lạp – màng thylacoid.
B. Tế bào chất ty thể - chất nền ty thể - màng ngoài ty thể.
C. Tế bào chất ty thể - chất nền ty thể - khoảng gian bào giữa 2 màng ty thể.
D. Tế bào chất ty thể - chất nền ty thể - màng trong ty thể.
52. Hô hấp kỵ khí và hô hấp hiếu khí đều xảy ra:
A. Chuỗi truyền điện tử. C. Đường phân.
B. Chu trình Krebs. D. Tổng hợp Axetyl – CoA.
53. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình Krebs tạo ra sản phẩm gồm:
A. CO2 + ATP + NADH. C. ATP + NADH +FADH2.
B. CO2 + ATP + FADH2. D. NADH +FADH2.
54. Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là:
A. Lấy năng lượng từ glucose một cách C. Cho phép cacbohyđrat thâm nhập vào
nhanh chóng. chu trình Krebs.
B. Thu được mỡ từ glucose.

6
D. Có khả năng phân chia đường glucose
thành tiểu phần nhỏ.
55. Nucleosome được cấu tạo từ:
A. Sợi ADN quấn ¾ vòng quanh 8 phân tử protein histon.
B. Sợi ADN quấn 7/4 vòng quanh 8 phân tử protein histon.
C. Sợi ADN quấn 7/4 vòng quanh 6 phân tử protein histon.
D. Sợi ADN quấn 5/4 vòng quanh 8 phân tử protein histon.
56. ADN liên kết với protein histon tạo nên một cấu trúc đặc biết, cấu trúc này không thể có
ở:
A. Tảo lục.
B. Ruỗi giấm.
C. Vi khuẩn.
D. Tế bào nhân chuẩn.
57. Vật chất di truyền ở tế bào Vi khuẩn có dạng:
A. ADN trần, mạch thẳng, không liên kết với protein histon.
B. ADN trần, mạch vòng, liên kết với protein histon.
C. ADN trần, mạch thẳng, liên kết với protein histon.
D. ADN trần, mạch vòng, không liên kết với protein histon.
58. Các nucleosome gắn kết với nhau như thế nào để tạo thành sợi cơ bản?
A. Gắn kết nhờ các protein phi histon.
B. Gắn kết bằng liên kết peptid.
C. Gắn kết nhờ các protein histon.
D. Gắn kết bằng liên kết phosphodieste.
59. Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
B. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.
C. Crômatit → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
D. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
60. Trong tái bản DNA, enzyme helicase có chức năng:
A. Nhận biết điểm khởi sự sao chép.
B. Cắt DNA làm tháo xoắn DNA.
C. Cắt đứt các liên kết hydro trên 2 mạch.
D. Tổng hợp kéo dài mạch polynucleotide.
61. Di truyền học hiện đại đã chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc:
A. Bảo toàn

7
B. Bán bảo toàn
C. Nửa gián đoạn
D. Cả B và C
62. Cơ chế sửa sai ADN trong quá trình tự nhân đôi được đảm bảo thông qua vai trò của
enzyme:
A. Helicase
B. Topoisomerase
C. ADN gyrase
D. ADN polymerase
63. Đơn vị cấu trúc của nhiễm sắc thể ở tế bào nhân chuẩn là:
A. Nucleotid.
B. Acid amine.
C. Nucleosome.
D. Polisome.
64. Nhiễm sắc thể có cấu trúc điển hình có thể quan sát dưới kính hiển vi là ở kỳ:
A. Kỳ đầu.
B. Kỳ giữa.
C. Kỳ sau.
D. Kỳ cuối.
65. Nucleosome có chứa bao nhiêu cặp nucleotid và bao nhiêu phân tử histon?
A. 146 cặp nucleotid và 10 phân tử histon.
B. 156 cặp nucleotid và 10 phân tử histon.
C. 146 cặp nucleotid và 8 phân tử histon.
D. 156 cặp nucleotid và 8 phân tử histon.
66. Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có đường kính 30nm là:
A. Sợi ADN.
B. Sợi cơ bản.
C. Sợi nhiễm sắc.
D. Sợi siêu xoắn.
67. Ba mã di truyền xác định điểm kết thúc là:
A. TAG, TAA, TGA.
B. UAG, UAA, UGA.
C. UAC, UAA, UCA.
D. GAU, AAG, GUA.
68. Quá trình phiên mã sử dụng sợi nào để thực hiện phiên mã?

8
A. Sợi ADN chiều 3’ – 5’.
B. Sợi ADN chiều 5’ – 3’.
C. Sợi ARN chiều 5’ – 3’.
D. Cả 2 sợi ADN.
69. Chu kỳ tế bào gồm:
A. Kỳ trung gian với ba giai đoạn Gap 1, Synthersis, Gap 2; Kỳ nguyên phân.
B. Kỳ trung gian với ba giai đoạn Gap 1, Synthersis, Gap 2; Kỳ giảm phân.
C. Kỳ trung gian với ba giai đoạn Gap 1, Synthersis, Gap 2; Kỳ phân bào (nguyên phân/ giảm
phân).
D. Cả A, B và C đều sai.
70. Từ một tế bào ban đầu, qua 4 lần nguyên phân liên tiếp sẽ cho ra bao nhiêu tế bào con
có bộ NST giống bộ NST tế bào mẹ
A. 2 tế bào con.
B. 4 tế bào con.
C. 8 tế bào con,
D. 16 tế bào con.
71. Thoi phân bào trong giai đoạn tế bào thực hiện quá trình phân bào có nguồn gốc từ:
A. Trung tử.
B. Sợi trung vi.
C. Sợi vô sắc.
D. Dây sao.
72. Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là:
A. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
B. Trung thể tự nhân đôi.
C. NST tự nhân đôi.
D. ADN tự nhân đôi.
73. Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là:
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. Nhân đôi ADN và NST.
C. NST tự nhân đôi.
D. ADN tự nhân đôi.
74. Loại tế bào chỉ thực hiện quá trình nguyên phân là:
A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh giao tử.

9
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
75. Vai trò của thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân:
A. Gắn nhiễm sắc thể.
B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các TB con.
C. Là nơi tâm động của NST bám và trượt về các cực của TB.
D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của NST.
76. Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là:
A. Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST. C. Sự hình thành thoi phân bào.
B. Sự thay đổi hình thái NST. D. Sự biến mất cảu màng nhân và nhân con.
77. Ở kỳ sau của nguyên phân....(1)....trong từng NST kép tách nhau ở tâm động xếp thành
hai nhóm....(2)....tương đương, mỗi nhóm trượt về 1 cực của tế bào.
A. (1) 4 crômatit ; (2) nhiễm sắc thể. C. (1) 2 nhiễm sắc thể con; (2) 2 crômatit.
B. (1) 2 crômatit ; (2) nhiễm sắc thể đơn. D. (1) 2 nhiễm sắc thể đơn; (2) crômatit.
78. NST ở trạng thái kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở:
A. Kì trung gian đến hết kì giữa. C. Kì trung gian đến hết kì cuối.
B. Kì trung gian đến hết kì sau. D. Kì đầu, giữa và kì sau.
79. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
80. Điểm giống nhau giữa nguyên nhiễm và giảm nhiễm là :
A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng C. Nhân đôi nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian.
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín D. Nhân đôi nhiễm sắc thể ở kỳ đầu.
81. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào:
A. Kỳ giữa I C. Kỳ giữa II
B. Kỳ trung gian trước giảm phân I D. Kỳ trung gian giảm phân II
82. Các đặc điểm nào thuộc kỳ trước trong phân bào nguyên phân:
A. Nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại; Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào.
B. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi dài, mảnh tiến hành tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép dính nhau ở
tâm động.
C. Nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn, màng nhân và nhân con tiêu biến; Thoi phân bào hình
thành.
D. Nhiễm sắc thể kép tách nhau ra tại tâm động; Di chuyển về 2 cực của tế bào.

10
83. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là :
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
84. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào:
A. Tế bào sinh dưỡng C. Tế bào sinh dục chín
B. Giao tử D. Tế bào soma
85. Đặc điểm có ở giảm phân không có ở nguyên phân:
A. Có thể xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể C. Có 2 lần phân bào
B. Có sự phân chia của tế bào chất D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
86. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân:
A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín D. Cả A, B, C đều đúng
87. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là :
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
88. Đặc điểm tách tâm động xảy ra vào thời kỳ nào trong quá trình giảm phân?
A. Kỳ sau giảm phân I. C. Kỳ giữa giảm phân I.
B. Kỳ sau giảm phân II. D. Kỳ giữa giảm phân II.
89. Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là:
A. Ribôxôm. B. tARN. C. ADN. D. mARN.
90. Chức năng của tARN là:
A. Vận chuyển axit amin. C. Cấu tạo riboxôm.
B. Truyền thông tin di truyền. D. Lưu giữ thông tin di truyền.
91. Các bộ ba khác nhau bởi:
A. Số lượng và thành phần Nu C. Thành phần Nu
B. Số lượng và trật tự Nu D. Thành phần và trật tự Nu
92. Mã di truyền có tính liên tục nghĩa là:
A. Sự tổng hợp mARN diễn ra một cách liên tục C. Cứ 3 Nu liên tục quy định một axit amin
B. Mã di truyền không gối lên nhau D. Tồn tại suốt đời sống của cơ thể
93. Mã di truyền trên mARN được đọc theo:
A. Chiều 5’ - 3’
B. Chiều 3’ - 5’
C. Hai chiều tùy theo vị trí của enzym

11
D. Ngược chiều di chuyển của riboxom trên mARN
94. Ở các loài sinh sản vô tính bộ nhiễm sắc thể ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ
tế bào và thế hệ cơ thể là nhờ quá trình:
A. Thụ tinh. C. Nguyên phân và giảm phân.
B. Nguyên phân. D. Giảm phân.
95. Quá trình phiên mã ở vi khuẩn xảy ra trong
A. Ribôxôm. C. Thể nhân.
B. Tế bào chất. D. Ti thể.
96. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nucleotide ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
97. Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng:
A. Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
B. Phân li nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.
C. Tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào thuận lợi.
D. Điều hòa hoạt động các gen trong ADN trên NST.
98. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau
ABCDEFGHI và abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao
tử có nhiễm sắc thể với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong
giảm phân đã xảy ra hiện tượng:
A. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.
B. Nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.
C. Nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.
D. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.
99. Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột
biến:
A. Lệch bội. C. Cấu trúc NST.
B. Đa bội. D. Số lượng NST.
100. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên ADN là
A. Ribonucleotide C. Nucleoside
B. Nucleotide D. Polynucleotide
101. Mã di truyền có tính đặc hiệu là:
A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

12
D. Một bộ ba di truyền chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
102. Chức năng của mARN:
A. Vận chuyển nucleotide C. Làm khuôn tổng hợp protein
B. Làm khuôn tổng hợp DNA D. Là thành phần cấu tạo nên ribosome
103. Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
A. Mạch mã hóa C. Mạch mã gốc
B. mARN D. tARN
104. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
A. Cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
B. Cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
C. Cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
D. Cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
105. Cấu trúc nào sau đây có số lần cuộn xoắn nhiều nhất?
A. Sợi nhiễm sắc. C. Sợi siêu xoắn.
B. Crômatit ở kì giữa. D. Nuclêôxôm.
106. Bộ ba mã di truyền quy định acid amin mở đầu trong sinh tổng hợp protein ở tế bào nhân
thực là:
A. UGA. B. UAA. C. AUG. D. GAU.
107. Đặc điểm của trao đổi chất thụ động qua màng sinh chất:
A. Phụ thuộc nhu cầu của tế bào. C. Tiêu tốn năng lượng.
B. Không phụ thuộc nhu cầu của tế bào. D. Vận chuyển ngược gradient nồng độ.
108. Đặc điểm chỉ có ở trao đổi chất chủ động qua màng sinh chất là:
A. Tiêu tốn năng lượng. C. Chỉ xảy ra với máng bán thấm.
B. Vận chuyển chất theo gradient nồng độ. D. Không phụ thuộc nhu cầu của tế bào.
109. Vị trí liên kết của thành phần base và gốc photphat trong cấu trúc phân tử ATP là:
A. Gốc photphat liên kết với đường tại C1’; base liên kết với đường tại C5’.
B. Base liên kết với đường tại C1’; gốc photphat liên kết với đường tại C5’.
C. Base liên kết với đường tại C1’; gốc photphat liên kết với đường tại C4’.
D. Gốc photphat liên kết với đường tại C1’; base liên kết với đường tại C4’.
110. Quá trình tái bản DNA, trên một mạch sợi bổ sung được tổng hợp liên tục và một mạch
tổng hợp gián đoạn vì:
A. Enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’.
B. Enzyme DNA polymerase chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’ – 3’.
C. Enzyme DNA polymerase chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’ – 5’.
D. Enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ – 5’.

13
111. Sản phẩm đầu tiên tiếp nhận Acetyl –CoA trong chu trình Krebs là:
A. Citrat.
B. Succinate.
C. Oxaloacetat.
D. Fumarate.
112. Quá trình tái bản DNA đi theo hướng nào trên hai mạch của phân tử DNA?
A. 5’ – 3’ trên cả hai mạch.
B. 3’ – 5’ trên cả hai mạch.
C. 5’ – 3’ trên mạch 3’ – 5’; 3’ – 5’ trên mạch 5’ – 3’.
D. 5’ – 3’ trên mạch 5’ – 3’; 3’ – 5’ trên mạch 3’ – 5’.
113. Qúa trình tổng hợp ARN được thực hiện trong giai đoạn nào của chu kỳ tế bào?
A. Kỳ trung gian C. Kỳ phân bào nguyên nhiễm
B. Kỳ phân bào giảm nhiễm D. Tất cả đều đúng
114. Đặc điểm nào sau đây thể hiện tính thoái hóa của mã di truyền?
A. Là các mã bộ ba không gối lên nhau.
B. Là các mã bộ ba được dọc liên tục.
C. Là mã bộ ba phổ biến, thống nhất hầu như toàn bộ sinh giới.
D. Là nhiều mã bộ ba cùng xác định một loại acid amine.
115. Có 3 hợp tử nguyên phân số lần không bằng nhau và đã tạo ra tất cả 28 tế bào con.
Theo thứ tự các hợp tử I, II, III lần lượt có số lần nguyên phân hơn nhau 1 lần. Vậy số
tế bào con của mỗi hợp tử lần lượt là:
A. 16, 8, 4. B. 4, 8, 16. C. 8, 16, 4. D. 4, 16, 8.
116. Một tế bào sinh dục đực sơ khai của 1 loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp. ¼ số tế bào con
được tạo ra tiến hành giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn môi trường cung cấp
cho quá trình hình thành giao tử là 96. Bộ nhiễm sắc thể của loài này bằng:
A. 2n = 8 B. 2n = 12. C. 2n = 20. D. 2n = 24.
117. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng lội của loài A tạo được 4 tế bào
mới với 64 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của loài A là:
A. 2n = 8. B. 2n = 12. C. 2n = 16. D. 2n = 20.
118. Quần thể E. coli ban đầu có 106 tế bào. Sau 1 giờ, số lượng tế bào E. coli của quần thể là
8.106 tế bào. Thời gian thế hệ của E. coli là:
A. 30 phút  B. 10 phút C. 8 phút D. 20 phút
119. Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về số lần nhân đôi của ADN và phiên mã của gen
cấu trúc trong nhân:
A. Số lần nhân đôi nhiều hơn số lần phiên mã.

14
B. Số lần nhân đôi ít hơn số lần phiên mã.
C. Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Số lần nhân đôi gấp nhiều lần số lần phiên mã.
120. Hãy sắp xếp các hình sau đây theo đúng thứ tự phân chia tế bào:

A. 4→3→2→1 C. 3→1→4→2
B. 3→4→1→2 D. 4→3→1→2

15

You might also like