You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ

KHOA Y
BỘ MÔN SINH HỌC

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG


PHẦN 1. SINH HỌC TẾ BÀO
1. Bào quan nào có chức năng khử chất độc của tế bào như H2O2 hoặc các sản phẩm biến dưỡng khác?
A. Lysosome C. Peroxysome
B. Mesosome D. Proteasome
2. Chức năng nhận biết các tín hiệu và quan hệ giữa các tế bào là do thành phần nào trong màng sinh
chất?
1. Glycolipid ` 2. Phospholipid
3. Cholesterol 4. Glycoprotein
A. 1, 2 C. 2, 3
B. 3, 4 D. 1, 4
3. Bào quan nào sau đây có màng kép?
A. Bộ Golgi C. Ty thể B. Mạng nội chất
D. Tiêu thể
4. Màng phospholipid là?
A. Lớp đơn lipid có đuôi kỵ nước quay ra ngoài tế bào
B. Lớp đơn lipid có đầu ưa nước quay ra ngoài tế bào
C. Lớp đôi lipid có đuôi kỵ nước
D. Lớp đôi lipid có đầu ưa nước quay ra ngoài tế bào
5. Thành phần nào trong dịch bào tương tham gia trong cấu tạo bộ xương của tế bào?
A. Nucleotide C. Protein dạng sợi
B. Chất hữu cơ D. Các acid béo
6. Cholesterol được tổng hợp ở đâu?
A. Bào tương C. Lưới nội chất trơn
B. Lưới nội chất có hạt D. Polyribosome
7. Các protein tham gia cấu tạo màng sinh chất được tổng hợp ở đâu?
A. Ở màng sinh chất C. Ở ribosome
B. Bào tương D. Ở lưới nội chất có hạt
8. Mạng lưới nội chất trơn phát triển trong loại tế bào nào?
A. Tế bào bạch cầu C. Tế bào cơ B. Tế bào gan D. Tế bào thần kinh
9. Cấu trúc nào liên quan đến sự vận động của tế bào?
A. Vi ống, lông và roi, khung xương tế bào
B. Vi sợi, lông và roi, khung xương tế bào
C. Vi sợi, vi ống, lông và roi, trung thể
D. Vi sợi, vi ống, lông và roi, khung xương tế bào
10. Màng của các bào quan đều được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là?
A. Phospholipid và protein C. Acid nucleic và phospholipid

1
B. Protein và acid béo D. Carbohydrate
11. Chức năng của lưới nội chất có hạt là gì?
A. Tổng hợp lipid, chuyển hóa đường
B. Tổng hợp protein để đưa ra ngoài tế bào cũng như các protein cấu tạo nên màng tế bào
C. Chuyên tổng hợp protein của tế bào
D. Có nhiều loại enzym, phân hủy các chất độc hại đối với tế bào
12. Thành phần hóa học chủ yếu của ribosome gồm?
A. protein và rARN C. ADN và rARN B. mARN và protein
D. ADN, rARN và protein
13. Một trong các chức năng của nhân tế bào là? A. cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào
B. vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào
C. duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
D. chứa đựng thông tin di truyền
14. Lưới nội chất trơn KHÔNG có chức năng nào sau đây?
A. Tổng hợp lipid
B. Điều hòa sự giải phóng đường từ gan ra máu
C. Giải độc tố
D. Tổng hợp protein tiết ra ngoài tế bào
15. Ty thể xuất hiện với lượng lớn trong các tế bào nào sau đây?
A. Đang sinh sản C. Hoạt động trao đổi chất mạnh
B. Không hoạt động trao đổi chất D. Phân bào
16. Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. To ra và bị vỡ C. Co nguyên sinh B. Tế bào nhỏ đi
D. Không thay đổi
17. Khi cho tế bào động vật vào nước muối 10%, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Tế bào phản co nguyên sinh C. Bị vỡ
B. Tế bào trương lên D. Co nguyên sinh
18. Khi đưa tế bào thực vật vào trong môi trường ưu trương, sau một thời gian nhỏ vài giọt nước
cất hiện tượng xảy ra là?
A. Tế bào phản co nguyên sinh C. Tế bào trương lên
B. Bị vỡ D. Co nguyên sinh
19. Khi vận chuyển chủ động qua màng, mỗi loại protein được vận chuyển như thế nào?
A. Vận chuyển một lúc hai chất ngược chiều B. Vận chuyển một chất riêng
C. Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều D. Cả 3 đều đúng
20. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào là?
1. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
2. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
3. Tiêu tốn năng lượng
4. Mang tính chọn lọc
A. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4
B. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 4

2
21. Sự ẩm bào là hiện tượng?
A. Màng tế bào hấp thụ các chất lỏng
B. Các chất lỏng không lọt qua các lỗ màng, khi tiếp xúc với màng sinh chất, màng tạo nên bóng bao
bọc lại
C. Các chất lỏng bị TẾ BÀO hút vào ngược chiều građien nồng độ
D. Cả 3 câu đều đúng
22. Hiện tượng khuyếch tán gồm?
A. Xuất bào và nhập bào B. Ẩm bào và thực bào
C. Thẩm tách và thẩm thấu D. Tất cả đều sai
23. Các con đường khuyếch tán qua màng sinh chất là?
A. Khuyếch tán qua kênh protein mang tính chọn lọc
B. Khuyếch tán qua lỗ màng kênh protein không mang tính chọn lọc
C. Khuyếch tán qua lỗ màng mang tính chọn lọc
D. Khuyếch tán qua lỗ màng không mang tính chọn lọc
24. Khi cho tế bào thực vật vào một dung dịch, một lát sau có hiện tượng co nguyên sinh? Nguyên
nhân của hiện tượng này là?
A. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan thấp hơn nồng độ dịch tế bào
B. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan bằng nồng độ dịch tế bào
C. Dung dịch có nồng độ chất hoà tan cao hơn nồng độ dịch tế bào D. Phản ứng tự vệ của tế bào trong
môi trường lạ
25. Vận chuyển kép là?
A. Mỗi lần vận chuyển hai loại phân tử
B. Phân tử cần vận chuyển có hai vị trí lien kết đặc hiệu với chất vận chuyển
C. Mỗi lần vận chuyển một loại phân tử
D. Mỗi lần vận chuyển hai loại phân tử ngược chiều nhau
26. Sự nhập bào là một dạng?
A. Vận chuyển tích cực C. Vận chuyển thu động
B. Khuếch tán D. Thẩm thấu
27. Khi để ty thể trong dung dịch ưu trương hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Ty thể bị mất nước
B. Nước được vận chuyển vào trong ty thể
C. Màng ty thể mất chức năng kiểm soát
D. Nước được vận chuyển vào trong ty thể bằng với lượng nước vận chuyển ra khỏi ty thể 28. Sự vận
chuyển các chất qua màng tế bào tiêu tốn năng lượng ?
A. Thẩm thấu C. Khuếch tán
B. Khuếch tán nhờ protein kênh D. Ẩm bào
29. Quá trình nào sau đây giúp tế bào lấy các hạt hay chất rắn vào tế bào?
A. Nhập bào C. Ẩm bào B. Thực bào
D. Xuất bào
30. Bơm Na K+ là bơm hoạt động theo nguyên tắc?
+

A. 3 Na+ đi ra, 2 K+ đi vào C. 2 Na+ đi ra, 3 K+ đi vào B. 3 Na+ đi vào, 2


K đi ra
+
D. 2 Na đi vào, 3 K+ đi ra
+

3
31. Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào diễn ra theo chiều?
A. Đường phân, chuỗi chuyền electron hô hấp, chu trình Krebs
B. Chu trình Krebs, chuỗi chuyền electron hô hấp, đường phân C. Đường phân, chu trình Krebs, chuỗi
chuyền electron
D. Chuỗi chuyền electron, đường phân, chu trình Krebs.
32. Thế nào là quá trình đường phân?
A. Là quá trình biến đổi phân tử saccharose trong tế bào
B. Là quá trình biến đổi phân tử protein trong tế bào chất
C. Là quá trình biến đổi phân tử glucose trong chất nền ty thể
D. Là quá trình biến đổi phân tử glucose trong tế bào chất
33. Kết quả của đường phân?
A. 2 acid pyruvic, 2 ATP, 2 NADH B. 2 acid pyruvic, 1 ATP, 2 NADH
C. 6 CO2, 6 H2O D. 2 acid pyruvic, 2 ATP, 1 NADH
34. Sản phẩm của một phân tử acetyl CoA bị oxi hoá hoàn trong chu trình Krebs?
A. 2 CO2, 1 ATP, 2 FADH2, 3 NADH B. 1 CO2, 1 ATP, 1 FADH2, 2 NADH C. 4
CO2, 2 ATP, 2 FADH2, 6 NADH D. 2 CO2, 1 ATP, 1 FADH2, 3 NADH
35. Quá trình oxi hoá acetyl coA diễn ra ở đâu?
A. Chất nền ty thể C. Trong ribosome B. Tế bào chất
D. Cả 3 câu đều đúng
36. Chuỗi dẫn chuyền electron trong quá trình hô hấp?
1. Electron được chuyển từ NADH và FADH2 tới oxi thông qua các phản ứng oxi hoá khử
2. Ở phản ứng cuối cùng oxi bị khử tạo ra nước
3. 1NADH tạo ra 3ATP, 1FADH2 tạo ra 2ATP
4. H+ đi từ chất nền qua màng trong ty thể ra khoảng giữa hai màng
A. 1, 2 C. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2, 3
37. Sản phẩm phân giải hoàn toàn protein là?
A. CO2, H2O C. CO2, H2O, NH2 B. Acid amin
D. Cả A và B đúng
38. Câu nào sau đây sai?
A. NST của vi khuẩn là ADN vòng và không có protein loại histone
B. Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là phospholipid và protein
C. ADN dạng vòng nằm trong tế bào chất của vi khuẩn gọi là plasmid
D. Bào quan của vi khuẩn có màng bao bọc
39. Hiện tượng nào sau đây chỉ có ở lên men mà không có ở hô hấp?
A. Thu nhận năng lượng nhờ thủy phân glucose
B. Dùng chất nhận electron từ bên ngoài
C. Oxi hóa cacbohidrat nhờ sử dụng chất hữu cơ trung gian làm chất nhận electron cuối cùng
D. Thủy phân glucose thành CO2 và H2O
40. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Vận chuyển oxi của hồng cầu người B. Sinh trưởng ở cây xanh
C. Co cơ ở ĐV D. Khuếch tán vật chất qua màng tế bào

4
41. Quang hợp xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A.Thực vật, tảo và mốt số vi khuẩn B. Nấm, tảo và một số vi khuẩn
C. Động vật, thực vật, nấm D. Thực vật, tảo và đa số động vật 42.
Phát biểu nào sau có nội dung đúng?
A. Một trong số các sản phẩm của quang hợp là khí cácbonic
B. Quang hợp là phân giải các chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng
C. Nguyên liệu của quang hợp là CO2 và nước
D. Trong quang hợp thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ khí oxi
43. Sinh vật tự dưỡng là những sinh vật?
A. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
B. Có khả năng quang hợp
C. Tự sinh sản ra năng lượng
D. Có diệp lục
44. Sinh vật dị dưỡng là những sinh vật?
A. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
B. Có khả năng phân giải chất hữu cơ
C. Không có diệp lục
D. Không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
45. Nơi diễn ra quá trình quang hợp ở thực vật là?
A. Tế bào lục mô C. Lưới nội chất
B. Lục lạp D. Khí khổng
46. Những hợp chất được sử dụng trong pha tối của quang hợp là?
A. NADPH, ATP, O2 C. Nước, O2, CO2 B. NADPH, ATP, CO2 D. Nước, NADPH, ATP
47. Hoạt động nào sau đây diễn ra vào ban đêm?
A. Đồng hóa CO2 của thực vật C3 B.
Tái sinh chất nhận ở thực vật C4
C. Cố định CO2 của thực vật CAM
D. Khử CO2 của thực vật C4
48. Sản phẩm của pha sáng gồm có?
A. Nước, NADPH, ATP C. NADPH, ATP, O2
B. Nước, ATP, CO2 D. ATP, O2, CO2
49. Pha tối quang hợp diễn ra ở?
A. Chất nền lục lạp (stroma) C. Màng trong ti thể
B. Trong tế bào chất D. Màng ngoài lục lạp
50. Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là?
A. Acid malic C. Acid oxalo acetic
B. Aldehyde phosphoglyceric D. Acid phosphoglyceric (PGA)
51. Chất nào sau đây là chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4? A. Ribulose bisphosphate
(RuBP) C. Acid pyruvic
B. Phosphoenolpyruvate (PEP) D. Acetyl CoA
52. Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là?
A. Đều có 2 loại lục lạp khác nhau

5
B. Đều sử dụng ribulose bisphosphate làm chất nhận CO2 đầu tiên
C. Đều tạo ra chất hữu cơ đầu tiên là acid phosphoglyceric
D. Đều xảy ra chu trình Calvin - Benson
53. Cây nào sau đây là thực vật C4?
A. Xương rồng C. Đậu tương
B. Lúa D. Ngô
54. Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
được gọi là?
A. Quá trình phân bào C. Phát triển tế bào B. Chu kỳ tế bào
D. Phân chia tế bào
55. Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng? A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
B. Thời gian kì trung gian
C. Thời gian của quá trình nguyên phân
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
56. Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của?
A. Kì cuối C. Kỳ đầu B. Kỳ giữa
D. Kỳ trung gian
57. Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm mấy pha?
A. 1 pha C. 3 pha B. 2 pha
D. 4 pha
58. Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là? A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan
B. Trung thể tự nhân đôi
C. ADN tự nhân đôi
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
59. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1 C. Pha G2
B. Pha S D. Pha G1 và pha G2
60. Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là?
A. G2, G2, S C. S, G2, G1
B. S, G1, G2 D. G1, S, G2
61. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn C. Tế bào thực vật
B. Tế bào động vật D. Tế bào nấm
62. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia
B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc
D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
63. Quá trình phân chia nhân trong một chu kỳ nguyên phân bao gồm?
A. Một kỳ C. Ba kỳ
B. Hai kỳ D. Bốn kỳ
64. Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?

6
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa C. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối
B. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối
65. Các nhiếm sắc thể dính vào thoi phân bào nhờ?
A. Eo sơ cấp C. Tâm động
B. Eo thứ cấp D. Đầu nhiễm sắc thể
66. Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?
A. Trung gian, đầu và cuối C. Đầu, giữa, cuối B. Trung gian, đầu và giữa
D. Đầu, giữa, sau và cuối
67. Bào quan sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là?
A. Trung thể C. Không bào B. Ty thể
D. Bộ máy Golgi
68. Phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở?
A. Kỳ đầu C. Kỳ trung gian
B. Kỳ sau D. Kỳ cuối
69. Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau
đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể C. Nhân đôi nhiễm sắc thể B. Tiếp hợp nhiễm sắc
thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể
70. Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là?
A. Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào
B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép
C. Không tách tâm động và dãn xoắn
D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
71. Các tế bào con tạo ra nguyên phân có số nhiễm sắc thể bằng với phân tử tế bào?
A. Nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể C. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể B.
Phân li và dãn xoắn nhiễm sắc thể D. Co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể
72. Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở?
A. Kỳ đầu và kì cuối C. Kỳ sau và kỳ cuối B. Kỳ sau và kì giữa
D. Kỳ cuối và kỳ giữa
73. Khi hoàn thành kỳ sau, số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
A. 4n, trạng thái đơn C. 4n, trạng thái kép
B. 2n, trạng thái đơn D. 2n, trạng thái kep
74. Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là?
A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào C. Màng nhân và nhân con xuất hiện
B. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép

7
PHẦN SINH HỌC PHÂN TỬ
1. ADN sao chép theo cơ chế bán bảo toàn vì từ một gen ban đầu tạo ra? A. 2 gen con chứa các nucleotid
cũ và mới xen kẽ.
B. 2 mạch đơn ADN chứa các nucleotid cũ và mới xen kẽ.
C. 1 gen con hoàn toàn mới, 1 gen con hoàn toàn cũ.
D. 2 gen con, mỗi gen chứa một mạch mới, một mạch cũ.
2. Chọn tổ hợp sai
A. ADN polymerase α– Nhân – Sao chép sợi muộn.
B. ADN polymerase β– Nhân – Sao chép sợi sớm.
C. ADN polymerase γ– Ty thể – Sao chép ADN.
D. ADN polymerase δ– Nhân – Sao chép sợi sớm.
3. ADN polymerase đóng vai trò sửa chữa của tế bào nhân thật?
A. I B. II C. α D. β
4. Điểm khởi đầu sao chép còn được gọi là?
A. Nút sao chép C. Chạc ba sao chép
B. Vị trí Origin D. Vị trí Okazaki
5. Ý nào đúng với đoạn Okazaki ở tế bào nhân nguyên thuỷ?
A. Gồm khoảng 1000 - 2000 nucleotid
B. Được nối lại bằng ADN ligase
C. Nối với nhau tạo thành sợi sớm D. A
và B đúng
6. Vị trí Origin?
A. điểm khởi đầu sự sao chép C. được nhận diện bởi protein B
B. Gồm 254 cặp base D. Cả 3 đều đúng
7. Primase là enzym?
A. Tự bản thân không hoạt động được
B. Gồm nhiều N - protein gắn
C. Còn gọi là primosome D. Lấp đầy các GAP bằng dNTP
8. Primase bắt đầu hoạt động khi?
A. N - protein được nhận diện
B. N - protein nhận diện được Ori
C. Protein - B nhận diện được Ori
D. Tạo phức hợp với các chuỗi polypeptide
10. Phage lambda sao chép bộ gen của nó theo kiểu?
A. Theta C. Theta và lăn vòng
B. Sao chép ADN thẳng D. Sao chép ADN vòng
11. Tính chất nào không phải của tất cả ARN?
A. Mạch đơn polynucleotid
B. Đường pentose (5C) là ribose
C. Ngoài A, G, C thì uracil thay cho thymin
D. Có liên kết hydro giữa A = T
12. Cấu tạo từ 34 phân tử protein, 1 phân tử rARN 23S, 1 phân tử rARN 5S là tiểu đơn vị?

8
A. 50S B. 30S C. 60S D. 40S
13. Cấu tạo từ 45 phân tử protein, 1 rARN 28S, 1 phân tử rARN 5.8S, 1 phân tử rARN 5S là tiểu đơn
vị?
A. 60S B. 40S C. 50S D. 30S
14. Tiểu đơn vị 40S của tế bào nhân thật cấu tạo từ?
A. 34 phân tử protein + 1 rARN 23S, 1 rARN 5S
B. 21 phân tử protein + 1 rARN 16S
C. 45 phân tử protein + 1 rARN 28S, rARN 5,8S, rARN 5S
D. 33 phân tử protein + 1 rARN 18S
15. Tiểu đơn vị 30S của tế bào nhân nguyên thuỷ cấu tạo từ?
A. 34 phân tử protein + 1 rARN 23S, 1 rARN 5S
B. 21 phân tử protein + 1 rARN 16S
C. 45 phân tử protein + 1 rARN 28S, rARN 5.8S, rARN 5S
D. 33 phân tử protein + 1 rARN 18S
17. Tính chất nào không đặc hiệu cho tARN? A.
Chiều dài khoảng 73 – 93 nucleotid
B. Mạch đơn cuộn hình lá chẻ ba
C. Đầu mút 3’ kết thúc CCA gắn acid amin
D. Một loại tARN có thể mang nhiều loại acid amin khác nhau
18. Phản ứng nào không phải của tARN trong
quá trình sinh tổng hợp protein?
A. Aminoacyl hoá C. Formyl hoá tARN mở đầu
B. Gắn những yếu tố kết thúc D. Gắn ribosom
20. Ở tế bào nhân thật mARN sau khi được phiên mã phải trải qua?
A. Gắn chóp C. Gắn đuôi polyA
B. Cắt nối để loại intron D. Cả 3 đều đúng
23. Vì sao ARN polymerase không cần có hoạt tính sửa sai? A. Nucleotid kết hợp không đúng được thay
thế ngay
B. Sai sót hiếm hoi không di truyền được
C. ARN không phải là nơi lưu trữ thông tin di truyền
D. Cả 3 đều đúng
24. ARN polymerase ở prokaryote là một holoenzym chứa các tiểu đơn vị?
A. ααββσ C. αα’ββ’σ B. αα’ββσ D.
ααββ σ

25. Ở E. coli, promoter gồm các vùng?


A. Vùng TATAAT B. Vùng TTGACA
D. Vùng –35 D. Tất cả
26. Chức năng quan trọng của hộp –10 và hộp –35 được phát hiện nhờ đột biến?
A. Mất base C. Thay base này bằng base khác
B. Thêm base D. Đảo vị trí một cặp base
28. Đặc điểm nào không thuộc sự phiên mã ở tế bào nhân thật?
A. mARN chứa thông tin một gen

9
B. Đầu 5’ mARN có gắn chóp 7 - Methylguanosine
C. Bản phiên mã đầu tiên (pre - mARN) được sử dụng ngay cho việc tổng hợp protein D.
Có thêm đuôi polyA dài 100 - 200 nucleotid
29. Acid amin nào chỉ có một codon?
A. Leucin B. Methionin C. Tryptophan D. Cả B và C đúng 30. Tính
chất nào không phải của mã di truyền?
A. Có ngoại lệ
B. Một chiều, không chồng lên nhau
C. Phổ biến ở mọi sinh vật là mã bộ 3
D. Đặc hiệu, một codon chỉ mã hoá cho một loại acid amin.

32. Trong quá trình dịch mã?


A. Mỗi tARN có một tARN - aminoacyl synthetase tương ứng
B. Một tARN - aminoacyl synthetase chung cho tất cả acid amin
C. tARN - aminoacyl synthetase kéo dài chuỗi peptid
D. Một tARN - aminoacyl synthetase cho mỗi loại acid amin
34. Acid amin khởi đầu chuỗi peptid ở tế bào nhân sơ (prokaryote)?
A. Formyl - methionin (fMet) C. Methyl - Methionin
B. Met D. AUG
36. Chuỗi peptid đang hình thành gắn vào?
A. mARN C. Tiểu đơn vị nhỏ
B. Tiểu đơn vị lớn D. Vị trí P(peptide)
37. Sự chuyển vị ribosom có các hiện tượng?
A. tARN vận chuyển xong được tách khỏi vị trí P
B. Peptidyl - tARN di chuyển từ vị trí A sang vị trí P
C. Ribosom tách ra để gắn vào codon kế tiếp
D. Ribosom chuyển vị từng bước E. A, B, D đúng
39. Tác hại của streptomycin trong quá trình dịch mã của vi khuẩn?
A. Ức chế peptidyl transferase
B. Phong bế việc gắn aminoacyl - tARN vào vị trí A
C. Tương tác codon - anticodon gây đọc nhầm của mARN D. Gây kết thúc sớm quá trình dịch mã
47. Operon gồm?
A. Vùng khởi động (promoter) B. Các gen cấu trúc
C. Vị trí điều hoà D. Cả 3 đều đúng
48. Operator là?
A. Đoạn mARN gắn được protein điều hoà
B. Đoạn ADN chuyên biệt gắn được protein điều hoà
C. Đoạn ADN nằm trước promoter
D. Đoạn ADN nằm sau promoter
49. Kiểm soát dương khác với kiểm soát âm vì cần phải?
A. Loại bỏ tích cực phân tử ức chế
B. Hoạt hoá quá trình khởi đầu của ARN - polymerase

10
C. Đưa vào co - repressor
D. Loại bỏ co - repressor
52. Nhóm tác nhân gây đột biến nguy hại nhất?
A. Alkyl hoá C. Deamin hoá
B. Ức chế tổng hợp base nitơ D. Chèn vào ADN
53. Cơ chế không đảo nghịch sai hỏng do đột biến?
A. Quang phục hồi C. Làm mất nhóm alkyl B. Nối lại bằng
ligase D. Sửa sai bằng glycosylase
54. Cơ chế sửa chữa đột biến bằng cách loại bỏ sai hỏng trong ADN?
A. Quang phục hồi C. Làm mất nhóm alkyl
B. Nối lại bằng ligase D. Sửa sai bằng glycosylase
55. Điểm khác biệt giữa kỹ thuật tái tổ hợp và kỹ thuật đột biến?
A. Tái tổ hợp là kỹ thuật ghép gen
B. Tái tổ hợp phụ thuộc vào kỹ thuật di truyền
C. Đột biến không phụ thuộc vào kỹ thuật di truyền
D. Cả 3 đều đúng
56. Tần số đột biến là mức độ xuất hiện của đột biến trên?
A. Một tế bào C. Một giao tử B. Một lần sao chép
D. Cả 3 đều đúng
57. Đột biến tự phát không do?
A. Hỗ biến của base
B. Khử amin AP site
C. Khử amin tạo base đồng đẳng
D. Đột biến lệch khung khi polymerase sao chép các đoạn lặp lại của một nucleotid
61. Enzym cắt giới hạn loại được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật tái tổ hợp di truyền
A. I B. II C. III D. I và III
62. Yếu tố ảnh hưỏng đến sự lai hoá?
A. Nồng độ ADN C. Nhiệt độ và thời gian phản ứng
B. Độ dài của các trình tự D. Lực ion
64. Chất làm giảm nhiệt độ biến tính của ADN trong PCR?
A. Formamid C. MgCl2 B. DMSO
D. A và B đúng
65. Mồi trong phản ứng PCR?
A. Đoạn ARN ngắn, có trình tự bổ sung với ADN khuôn tại điểm đầu sao chép
B. Dài từ 6 - 30 nucleotid
C. Là oligonucleotid
D. Tất cả
66. Tính nhiệt độ "chảy" của đoạn mồi nhằm xác định nhiệt độ thích hợp để?
A. Biến tính mồi B. Mồi gắn vào khuôn
C. Tổng hợp từ khuôn trên gen D. Mồi gắn vào các đoạn khác nhau 67.
Chọn chu kỳ nhiệt PCR dựa vào 2 yếu tố là kích thước của khuôn và?

11
A. Nồng độ của khuôn C. Kích thước mồi B.
Trình tự mồi D. B và C đúng

---------------------HẾT---------------------

12

You might also like