You are on page 1of 14

TỔNG ÔN THI GIỮA KỲ VÀ CUỐI KỲ SINH ĐẠI CƯƠNG A1 – NĂM 2023

PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO


LỚP 22 - 1

1. Đặc tính có tầm quan trọng hàng đầu của sự sống là:
a. Có DNA
b. Có khả năng chuyển đổi năng lượng
c. Được tạo bởi tế bào
d. Có khả năng tiến hành các phản ứng biến dưỡng
2. Chủ đề bao trùm trong sinh học là , vì tế bào biến đổi theo nhiều cách
dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, nhưng đều có một số đặc điểm chung từ các tổ
tiên chung.
a. Đột biến
b. Biến dị
c. Di truyền
d. Tiến hóa
3. Học thuyết tế bào (khái quát 2) được phát biểu như sau:
a. Mọi sinh vật được tạo bởi tế bào, đơn vị căn bản của sự sống
b. Mọi tế bào tạo nên cơ thể, đơn vị căn bản của sự sống
c. Tế bào chứa DNA, đơn vị căn bản của sự sống
d. Tế bào chứa nhiều bào quan, đơn vị căn bản của tế bào
4. Tế bào mất khả năng nào khi bị loại nhân (mất toàn bộ DNA trong nhân)?
a. Thực hiện các phản ứng hóa học
b. Sản xuất năng lượng
c. Thực hiện mọi chức năng
d. Sửa chữa và tự tạo mới nhân
5. Theo quan điểm Darwin, sinh vật phù hợp nhất để thành công tiến hóa là sinh vật
a. Có đời sống dài nhất
b. Có sự thành công sinh sản lớn nhất trong quần thể
c. Chiếm nhiều nơi ở trên Trái đất
d. Có thể sống trong các điều kiện khắc nghiệt nhất
6. Virus, viroid và prion là các dạng sống đặc biệt, không là sinh vật thực sự, vì
a. Chỉ có thể sinh sản trong tế bào (nhân sơ hay nhân thực).
b. Chỉ là một RNA vòng với các nucleotide bắt cặp theo cách tự bổ sung
c. Chỉ là một protein nhỏ, không có acid nucleic
d. Không có cấu trúc tế bào và không thể tự sinh sản
7. Nguyên tử hydrogen dễ phản ứng với các nguyên tố khác vì
a. Có lớp ngoài cùng đầy electron
b. Dễ phóng thích và nhận electron
1
c. Là một chất khí trơ
d. Có một electron ở lớp ngoài cùng
8. Sự sống có nhiều mức tổ chức, với ba mức căn bản là
a. Tế bào, cơ thể và quần thể
b. Phân tử, tế bào và cơ thể
c. Cơ thể, quần thể và quần xã
d. Cơ thể, quần xã và hệ sinh thái
9. Các nguyên tố quan trọng cho sự sống như C, H, O, N … có mức năng lượng ngoài
cùng chứa không tới tám electron nên dễ
a. Tương tác với các nguyên tử khác
b. Tạo liên kết hóa học với các nguyên tử khác
c. Tham gia vào các phản ứng hóa học
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
10. Phage là
a. Virus ở giai đoạn ngoài tế bào
b. Virus nhiễm vào tế bào nhân thực
c. Virus của vi khuẩn
d. Virus chứa DNA
11. Nhóm sinh vật dùng DNA làm vật liệu di truyền, nhưng không chứa DNA trong bao
nhân?
a. Vi khuẩn
b. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ
c. Vi khuẩn và nguyên sinh vật
d. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ
12. Hậu quả của nhiệt động học thứ hai
a. Nếu một hệ thống tăng năng lượng, thì phải có sự giảm entropy tương ứng của
phần vũ trụ còn lại
b. Nếu một hệ thống tăng entropy, thì phải có sự giảm entropy tương ứng của phần
vũ trụ còn lại
c. Mỗi phản ứng hóa học đều làm tăng entropy tổng cộng của vũ trụ
d. Năng lượng có thể được chuyển hay đổi nhưng không thể được tạo ra hay bị mất
đi (bị phá hủy)
13. Phát biểu đúng về protein prion
a. Dạng sống đặc biệt gây bệnh “bò điên” được phát hiện ở Anh, năm 1990
b. Lúc đầu, sự hiện diện của prion bị phản đối, vì thông tin di truyền được cho là
không thể chuyển từ protein đến protein
c. Hữu nhũ có một prion nội sinh, và sự sinh sản của các prion nội sinh được giải
thích qua phức hợp “prion nội sinh – prion nhiễm”
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
14. Trong số các nguyên tố dưới đây, _ có lượng thấp nhất trong cơ thể người
a. Phosphor

2
b. Carbon
c. Oxygen
d. Hydrogen
15. Vi sinh vật có thể là
a. Nấm
b. Nguyên sinh động vật
c. Vi khuẩn
d. Cả ba nhóm sinh vật kể trên
16. Amip chỉ gồm một tế bào, sống bằng cách ăn các sinh vật khác, trong khi tảo đơn bào
và tảo đa bào là sinh vật tự dưỡng. Tuy nhiên, amip và các tảo (trừ tảo lục) được xếp
chung trong giới
a. Monera (đơn bào)
b. Protista (Nguyên sinh vật)
c. Nhân thực
d. Nhân sơ
17. Phân tử hữu cơ có hai nhóm chức khác nhau
a. Glucose
b. Sucrose
c. Acid amin
d. Sucrose và acid amin
18. Nước thiết yếu cho sự sống nhờ phân tử nước có đặc tính
a. Tạo cầu nối hydrogen với phân tử nước khác
b. Chứa năng lượng hóa học cao
c. Tạo cầu nối kỵ nước với các phân tử lipid
d. Cả ba đặc tính kể trên
19. Phân tử tạo nên ranh giới cho mỗi tế bào trong môi trường nước, bao bọc nguyên sinh
chất:
a. Polysaccharide
b. Oligosaccharide
c. Cholesterol
d. Phospholipid
20. Các phân tử DNA được tìm thấy trong
a. Nhân tế bào
b. Ti thể
c. Lục lạp
d. Cả ba ngăn trên
21. Đường là cách gọi thông thường để chỉ
a. Glucose
b. Fructose
c. Sucrose
d. Cả ba chất trên

3
22. Liên quan đến hoạt động enzyme, năng lượng hoạt hóa được xem như
a. ATP cần cho một phản ứng hóa học
b. Coenzyme cần cho hoạt động của một enzyme
c. Một rào cản năng lượng
d. Cả ba phát biểu trên đều đúng
23. Glucose là monomer của
a. Tinh bột
b. Glycogen
c. Cellulose
d. Cả 3 polymer trên
24. Nồng độ Na+ trong tế bào bình thường thấp hơn môi trường ngoài vì Na+bị loại ra khỏi
tế bào. Tuy nhiên, Na+ có thể khuếch tán tự do vào tế bào khi màng plasma bị tổn
thương và mất chức năng
a. Thẩm thấu
b. Khuếch tán dễ
c. Vận chuyển hoạt động
d. Xuất bào
25. Enzyme hoạt động trong tế bào nhờ
a. Có bản chất protein
b. Liên kết với cơ chất (đài chất)
c. Tế bào chứa nhiều nước
d. Cấu trúc đặc biệt của tế bào
26. Các nguyên sinh vật và vi khuẩn đều là vi sinh vật, nhưng được xếp trong hai giới riêng

a. Vi khuẩn không có cấu trúc tế bào đầy đủ
b. Tế bào của nguyên sinh vật có nhân
c. Nguyên sinh vật có khả năng quang hợp (tự dưỡng)
d. Cả 3 lý do kể trên
27. Nơi có thể tạo ATP trong tế bào ?
a. Mạng lưới nội chất nhám
b. Lysosome
c. Cytosol
d. Bộ xương tế bào
28. Nếu xem tế bào là một thành phố hoạt động thì
a. Nhân là hàng rào kiểm soát
b. Màng plasma là nhà máy năng lượng
c. Lysosome là nhà máy tạo nguyên liệu
d. Ti thể là trung tâm điều khiển
29. Một vi khuẩn bị thực bào (bị “nuốt”) bởi tế bào máu trắng sẽ bị thủy giải bởi các enzyme
trong
a. Lysosome

4
b. Peroxisome
c. Không bào
d. Proteasome
30. Amylase của tuyến tụy có thể liên kết với tinh bột và phá vỡ tinh bột thành các
disaccharide, nhưng không thể phá vỡ cellulose vì
a. Quá lớn
b. Gồm các monomer khác với monomer của tinh bột
c. Có hình dạng khác với tinh bột, do sự liên kết các monomer theo cách khác hơn
tinh bột
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
31. Các chất béo dự trữ trong tế bào thường là triglyceride (hay triacylglycerol), vì được
tạo bởi
a. Một phân tử glycerol và ba phân tử acid béo
b. Các cầu nối ester ở cả ba vị trí hydroxyl của glycerol
c. Sự tổng hợp khử nước ở cả ba vị trí hydroxyl của glycerol
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
32. Dầu thực vật (chất béo chứa nhiều nối đôi) ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ bình thường do
a. Có cấu trúc triglyceride
b. Chuỗi acid béo bị cong tại vị trí các cầu nối đôi
c. Các chuỗi acid béo xếp gần nhau, tạo nên những dãy bất động
d. Có điểm nóng chảy cao
33. Các phân tử phospholipid của màng được giữ bên cạnh nhau là nhờ
a. Sự hút nhau của các phân tử phospholipid
b. Sự đẩy nhau của các phân tử phospholipid
c. Đặc tính kỵ nước của lipid
d. Cả ba đáp án trên đều không đúng
34. Các màng tế bào thấm chọn lọc các phân tử tích điện và các ion là nhờ
a. Lớp đôi phospholipid và tính lỏng của màng
b. Các protein vận chuyển của màng
c. Các phân tử cholesterol xen giữa các phân tử phospholipid
d. Các kênh và ATPase
35. Về mặt năng lượng, khuếch tán dễ là quá trình
a. Hoạt động cần ATP
b. Hoạt động cần lực dẫn proton
c. Thụ động nhờ protein màng
d. Thụ động cần lực dẫn proton
36. Các liên kết α-glycosidic dễ được động vật tiêu hóa, chỉ bao gồm các monomer glucose,
và được tìm thấy trong các polysaccharide dự trữ như
a. Tinh bột
b. Tinh bột và glycogen
c. Glycogen

5
d. Cellulose, tinh bột và glycogen
37. Sự tiết nước mắt từ tế bào tuyến lệ được thực hiện bởi hiện tượng
a. Xuất bào
b. Nhập bào
c. Thực bào
d. Ẩm bào
38. Các liên kết β-glycosidic không bị thủy giải bởi động vật, giúp polysaccharide trở nên
rắn chắc được tìm thấy trong các polysaccharide cấu trúc như
a. Cellulose và chitin
b. Cellulose
c. Chitin
d. Tinh bột và glycogen
39. Theo mô hình màng “thể khảm lỏng” (Singer và Nicholson, 1972) , các màng tế bào
gồm
a. Hai vùng tối ở ngoại vi tương ứng với các vùng thích nước
b. Một vùng sáng ở giữa tương ứng với vùng kỵ nước
c. Các phân tử protein ở ngoại vi, hay ít nhiều xen vào lớp đôi phospholipid
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
40. Khi nồng độ calcium trong tế bào là 0,3% và ngoài tế bào là 0,1%, thì tế bào sẽ hấp thu
calcium theo cơ chế
a. Khuếch tán
b. Khuếch tán dễ
c. Hoạt động
d. Thẩm thấu
41. Các hydrocarbon thường được dùng làm nhiên liệu do:
a. Chứa các cầu nối C-H giàu năng lượng
b. Chứa các cầu nối đôi trong chuỗi carbon
c. Dễ bay hơi
d. Tất cả các đặc tính trên
42. Nước được dùng như chất phản ứng trong phản ứng
a. Kéo dài chuỗi polymer đang tăng trưởng
b. Kéo dài chuỗi polypeptide
c. Kéo dài chuỗi acid nucleic
d. Thủy giải
43. Các màng tế bào đều là màng “thể khảm lỏng” và thường được gọi là
a. Màng sinh học
b. Màng đơn vị
c. Màng căn bản
d. Cả ba cách gọi trên đều đúng
44. Các phân tử hydrocarbon không hòa tan trong nước do chứa nhiều
a. Nhóm hydroxyl

6
b. Nhóm carboxyl
c. Carbon và hydrogen
d. Liên kết cộng hóa trị C-H không phân cực
45. Màng của vi khuẩn và các màng của tế bào nhân thực đều là lớp đôi phospholipid được
khảm protein. Sự khác biệt giữa các màng chủ yếu là do
a. Chứa các phân tử phospholipid chuyên biệt
b. Chứa các phân tử protein chuyên biệt
c. Có tính chọn lọc nhiều hay ít
d. Có tính lỏng nhiều hay ít
46. Nước thiết yếu cho sự sống nhờ phân tử nước có đặc tính
a. Tạo cầu nối hydrogen với phân tử nước khác
b. Chứa năng lượng hóa học cao
c. Tạo cầu nối kỵ nước với các phân tử lipid
d. Cả ba đặc tính kể trên
47. Tế bào nhân sơ không có
a. Vách
b. Vỏ
c. Nhiễm sắc thể
d. Thể golgi
48. Sự kiện quyết định một polysaccharide là phân tử dự trữ hay phân tử cấu trúc
a. Được tạo bởi các monomer glucose hay không phải glucose
b. Có kiểu cầu nối α- hay β-glycosidic
c. Được tìm thấy ở thực vật hay động vật
d. Cả ba sự kiện nêu trên
49. Nhóm protein liên quan tới sự cử động của tế bào:
a. Keratin
b. Actin
c. Hemoglobin
d. Enzyme
50. Khi một người bị sốt nặng, điều gì có thể sẽ xảy ra nếu thân nhiệt không được hạ thấp
về mức bình thường?
a. Cấu trúc bậc một của các enzyme bị phá vỡ
b. Cấu trúc bậc ba của các enzyme bị thay đổi
c. Các enzyme xúc tác các phản ứng khác hơn bình thường
d. Các acid amin ở vị trí hoạt động bị loại khỏi enzyme
51. Mạng lưới nội chất nhám
a. là hệ thống túi dẹt nối liền nhau và có đính các hạt ribosome
b. thường nối liền với mạng nội chất trơn
c. là nơi thực hiện chức năng sinh tổng hợp protein
d. cả ba đáp án trên đều đúng
52. Điểm giống nhau giữa thể golgi và mạng nội chất nhám

7
a. Đính các hạt ribosome
b. Được tạo bởi các túi màng nối liền nhau
c. Có chức năng sinh tổng hợp protein
d. Là các bào quan của cytoplasm
53. Trong sự vận chuyển hoạt động, protein vận chuyển
a. Thay đổi hình thể (như trong sự khuếch tán dễ)
b. Biến tính
c. Tạo các kênh mở
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
54. Hai tế bào thực vật ở cạnh nhau thông thương với nhau qua
a. Aquaporin
b. Apoplast
c. Protein màng
d. Cầu liên bào
55. Điểm giống nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
a. Phân ngăn
b. Có vách tế bào
c. Có không bào trung tâm to
d. Có trung thể
56. Nơi bắt đầu sự thành lập các vi ống (nơi bắt đầu sự tạo nhân)
a. Dimer tubulin
b. Trung thể
c. Trung tử
d. Vật chất đậm đặc của trung thể ở xung quanh trung tử
57. Lớp đôi phospholipid được khảm protein được tìm thấy ở
a. Tế bào vi khuẩn như E.coli
b. Màng plasma của tế bào nhân thực
c. Màng trong ti thể và màng thylakoid
d. Tất cả các màng tế bào
58. Đặc tính thường có của một protein xuyên màng
a. Bất động
b. Không cân xứng
c. Thích nước
d. Thích lipid
59. Các bóng màng hay đại phân tử di chuyển trong tế bào nhờ
a. Tiếp xúc với các sợi bộ xương tế bào
b. Các phân tử động cơ
c. Khuếch tán tự do trong môi trường nước của cytosol
d. Sự di chuyển của các sợi bộ xương tế bào
60. Phát biểu không đúng về tế bào

8
a. Thể Golgi gồm một chồng túi dẹt, và các túi của một dictyosome có hoạt động
khác nhau
b. Các protein được giữ trong tế bào (không xuất khỏi tế bào) được sản xuất bởi
các ribosome tự do trong cytoplasm.
c. Đơn vị protein của vi ống là các heterodimer tubulin
d. Bộ xương tế bào được tạo chủ yếu bởi calcium và phosphor
61. Các ion hòa tan trong nước có thể qua các màng tế bào theo cơ chế
a. Khuếch tán
b. Thụ động (khuếch tán dễ) hay hoạt động (chủ động)
c. Khuếch tán dễ
d. Thẩm thấu
62. Khác với các ion, nước (hữu cực) luôn được tế bào hấp thu theo cơ chế
a. Hoạt động
b. Thụ động
c. Hoạt động hay thụ động tùy theo trạng thái sinh lý của tế bào
d. Khuếch tán dễ
63. Các protein chuyên biệt của màng giúp sự vận chuyển các phân tử hữu cực (glucid, acid
amin...) và ion được gọi là
a. Protein vận chuyển
b. ATPase
c. Bơm
d. Kênh
64. Các protein của màng liên quan trong sự vận chuyển hoạt động của một ion như H+ là
một
a. Protein vận chuyển
b. ATPase
c. Bơm
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
65. Sự vận chuyển các đại phân tử qua màng được thực hiện nhờ quá trình
a. Thẩm thấu
b. Khuếch tán
c. Vận chuyển hoạt động
d. Xuất bào và nhập bào
66. Phân tử hữu cơ có hai nhóm chức khác nhau
a. Glucose
b. Sucrose
c. Acid amin
d. Sucrose và acid amin
67. Các bóng màng trong cytoplasm dung hợp với màng plasma trong quá trình
a. Xuất bào
b. Nhập bào
c. Vận chuyển hoạt động
9
d. Ẩm bào
68. Điểm khác biệt giữa hai hiện tượng xuất bào và nhập bào
a. Thành lập các bóng màng
b. Dung hợp với màng
c. Hướng vận chuyển của các bóng màng
d. Cả ba đáp án trên đều đúng
69. Trong sự khuếch tán dễ, protein vận chuyển
a. Dính chuyên biệt với chất hòa tan và thay đổi hình thể
b. Tạo các lỗ thích nước xuyên màng
c. Hoạt động như một ATPase
d. Biến tính
70. Một ion như K+ có thể di chuyển qua màng plasma nhờ
a. Sự khuếch tán
b. Sự thẩm thấu
c. Sự vận chuyển hoạt động
d. Các protein của màng
71. Sự khuếch tán thụ động được tìm thấy trong quá trình
a. Thẩm thấu
b. Khuếch tán đơn giản
c. Khuếch tán dễ
d. Cả ba quá trình nêu trên
72. Màng trong ti thể xếp nếp thành các “mồng”, phân chia ti thể thành hai ngăn quan trọng:
a. Khoảng giữa các màng và matrix
b. Khoảng giữa các màng và stroma
c. Matrix và cytosol
d. Stroma và cytosol
73. So với màng ngoài, màng trong của ti thể:
a. Có nhiều chỗ lồng sâu vào bên trong
b. Rất ít thấm ion
c. Có nhiều protein vận chuyển hơn kênh
d. Có cả ba đặc điểm trên
74. Số mồng trong ti thể của một tế bào cơ tim nhiều gấp ba lần so với trong ti thể của một
tế bào gan. Điều này chứng tỏ
a. Tế bào cơ tim cần nhiều ATP
b. Tế bào gan cần nhiều ATP
c. Glyco-giải mạnh ở tế bào cơ tim
d. Glyco-giải mạnh ở tế bào gan
75. Các phân tử lipid có gắn một phân tử oligosaccharide ở mặt ngoài lớp đôi phospholipid
của màng nguyên sinh chất được gọi là
a. Oligolipid
b. Glycolipid
c. Saccharolipid
d. Oligo-saccharolipid

10
76. Các protein chuyên biệt của màng giúp sự vận chuyển các phân tử hữu cực (glucid, acid
amin …) và ion được gọi là
a. Protein vận chuyển
b. ATPase
c. Bơm
d. Kênh
77. Các protein của màng liên quan trong sự vận chuyển hoạt động một ion như H+ là một
a. Protein vận chuyển
b. ATPase
c. Bơm
d. Tất cả đều đúng
78. So với các bơm (như bơm Na+/ K+), các kênh (như kênh Na+) vận chuyển ion qua màng
rất nhanh theo
a. Sự khuếch tán đơn giản
b. Sự khuếch tán dễ
c. Sự vận chuyển hoạt động (cần dùng ATP)
d. Sự thẩm thấu
79. Các protein màng của ti thể, lục lạp hay nhân
a. Luôn luôn được tổng hợp bởi chính các bào quan này
b. Có cách di chuyển tương tự như các protein tiết
c. Không được chuyển vào khoang mạng nội chất, mà tới các bào quan này từ tế bào
chất
d. Được tạo bởi các ribosome đính trên mạng nội chất nhám
80. Khi một người bị sốt nặng, điều gì có thể sẽ xảy ra nếu thân nhiệt không được hạ thấp
về mức bình thường?
a. Cấu trúc bậc một của các enzyme bị phá vỡ
b. Cấu trúc bậc ba của các enzyme bị thay đổi
c. Các enzyme xúc tác các phản ứng khác hơn bình thường
d. Các acid amin ở vị trí hoạt động bị loại khỏi enzyme
81. Cầu nối thioester
a. Là cầu nối cao năng giữa nguyên tử sulfur và carbon carbonyl: R-S-(C=O)-R
b. Được tìm thấy trong acetyl CoA, chất vào chu trình Krebs.
c. Được tìm thấy trong nhiều phức hợp enzyme-đài chất
d. Cả ba phát biểu trên đều đúng
82. Quá trình tạo ATP nhiều nhất đối với mỗi phân tử glucose được tiêu thụ:
a. Glyco giải
b. Chu trình Krebs
c. Glyco-giải, oxid hóa pyruvate và chu trình Krebs
d. Phosphoryl hóa oxid hóa
83. Chu trình C3 (chu trình Calvin) được tìm thấy ở cây
a. C3 như lúa, cây ăn trái
b. C4 như nhiều loài cỏ dại, bắp, mía
c. CAM như xương rồng, thơm
d. Cả ba nhóm cây trên
84. Trong hô hấp tế bào, sự phóng thích CO2 và tạo NADH được tạo ra trong giai đoạn:
11
a. Hoá thẩm
b. Glyco giải
c. Chu trình Krebs
d. Oxy hoá pyruvate và chu trình Krebs
85. ATP là sản phẩm của màng trong ti thể và màng thylakoid, được tạo từ ADP và Pi nhờ
hoạt động của ATP synthase, và sẽ được phóng thích vào:
a. Cytosol
b. Matrix của ti thể và stroma của lục lạp
c. Khoảng giữa hai màng của ti thể và lục lạp
d. Khoảng giữa hai màng của ti thể và khoảng trong (khoang) thylakoid của lục lạp
86. So với màng ngoài, màng trong của ti thể:
a. Có nhiều chỗ lồng sâu vào bên trong
b. Rất ít thấm ion
c. Có nhiều protein vận chuyển hơn kênh
d. Có cả ba đặc điểm trên
87. Trong các bước đầu tiên của sự glyco giải, tế bào
a. Tạo NADH
b. Dùng ATP
c. Tạo ATP
d. Phóng thích carbon dioxide
88. Glyco giải được xem là một trong số các con đường biến dưỡng xưa nhất, tiến hóa nhất
trước khi tổ tiên chung cuối cùng của sinh vật xuất hiện, vì glyco giải
a. Không cần sự hiện diện của oxygen
b. Không liên quan tới bào quan hay cấu trúc đặc biệt nào của tế bào
c. Được tìm thấy ở cả ba liên giới Bacteria, Archae và Eukarya.
d. Sản xuất rất ít ATP
89. Phản ứng phosphoryl hóa với sự dùng ATP làm nguồn phosphate xảy ra trong bước
nào của sự glyco giải ?
a. Đổi glucose thành glucose-1,6-diphosphate, với sự dùng hai ATP.
b. Đổi glyceraldehyde-3-phosphate thành 1,3-diphosphoglycerate, vơi sự dùng
phosphate vô cơ và sự tạo NADH từ NAD+.
c. Đổi 1,3-diphosphoglycerate thành 3-phosphoglycerate, với sự phóng thích một
ATP
d. Đổi phosphoenolpyruvate thành pyruvate, với sự phóng thích một ATP
90. Con đường biến dưỡng chung cho hô hấp tế bào và lên men:
a. Oxy hóa pyruvate thành acetyl CoA
b. Glyco giải
c. Chu trình Krebs
d. Hóa thẩm thấu
91. Enzyme cố định carbon dioxide trong chu trình Calvin là RuBP carboxylase oxygenase
(Rubisco), là enzyme có khả năng xúc tác
a. Sự carboxyl hóa RuBP
b. Sự oxid hóa RuBP
c. Sự carboxyl hóa RuBP và oxid hóa RuBP
d. Sự carboxyl hóa PEP
12
92. Các enzyme xúc tác các phản ứng của chu trình Krebs được tìm thấy trong bào quan
nào của Eukaryotae?
a. Lục lạp
b. Lưới nội chất
c. Ribosome
d. Ti thể
93. Một trong những sản phẩm của sự biến dưỡng hoàn toàn glucose là:
a. Nước
b. Acid lactic
c. Acid pyruvic
d. NADH2
94. Các enzym của đường phân nằm ở:
a. Trong tế bào chất.
b. Ở màng trong của ti thể.
c. Ở màng ngoài của lục lạp.
d. Ở bộ Golgi
95. Lục lạp sẽ không thể thực hiện các phản ứng chiếu sáng nếu thiếu
a. carotenoid b. ATP
c. diệp lục tố a d. diệp lục tố b
96. Chức năng hàng đầu của sự lên men là:
a. Tổng hợp glucose.
b. Tổng hợp acid lactic.
c. Tổng hợp ATP.
d. Tiếp tục biến đổi thành rượu ethanol và CO2.
97. Giả sử tế bào nấm men sử dụng 10 phân tử glucose để tạo năng lượng khi thiếu oxy. Sẽ
có bao nhiêu năng lượng được thêm?
a. 20 ATP-NADH b. 10 ATP-NADH
c. 20 ATP d. 10 ATP
98. Khi một sinh vật tạm thời thiếu O2 nó nhận năng lượng từ:
a. Chu trình Krebs
b. Đường phân và lên men
c. Oxy hóa acid pyruvic thành CoA
d. Chuỗi hô hấp chuyền điện tử
99. Trong quang hợp, nước được phân hủy để:
a. Tạo O2 cần cho phản ứng tối.
b. Cung cấp các điện tử để khử NADP.
c. Cung cấp điện tử cho quang phosphoryl hóa vòng.
d. Cung cấp điện tử cần cho oxy hóa P680 và P700.
100. Trong các phản ứng tối của quang hợp:
a. CO2 được gắn vào các phân tử chất hữu cơ.
b. O2 được tạo ra.
c. H2O bị phân hủy.
d. ATP được tổng hợp.

13
14

You might also like