You are on page 1of 19

Câu 1 : Phản ứng trung gian của sự hóa thẩm là :

A. Sự bắt cặp hai quá trình axid hóa và phosphoryl hóa.


B. Sự tạo lực dẫn proton.
C. Sự chuyển electron.
D. Sự tổng hợp ATP.
Đáp án B.
Hóa thẩm là một trong hai cơ chế tạo đồng tiền năng lượng ATP cho hoạt động sống của tế bào. Gồm ba quá
trình : chuyển electron  tạo khuynh độ điện hóa proton ( lực dẫn proton)  sự phosphoryl hóa.
( ngoài hóa thẩm thì còn con đường thứ 2 tạo ATP là phosphoryl đài chất (cơ chất))
Câu 2: Ở một loại động vật, khi Fe trong môi trường nội bào cao thì dẫn đến khả năng nào sau đây:
A. Gen quy định tổng hợp ferritin được kích thích phiên mã.
B. mRNA quy định tổng hợp ferritin được kích thích dịch mã.
C. Gen quy định tổng hợp ferritin bị ức chế phiên mã.
D. mRNA quy định tổng hợp ferritin bị ức chế dịch mã.
Đáp án B.
Ferritin được cấu tạo từ một lớp vỏ protein là apoferritin và lõi sắt. Vai trò chính là dự trữ sắt, để sử dụng trong
việc tổng hợp hemoprotein và hemoglobin.
Câu 3: Sự vận chuyển một ion qua màng plasma xuống một khuynh độ điện hóa xảy ra theo cách nào?
A. Khuếch tán dễ B. Khuếch tán.
C. Vận chuyển hoạt động. C. Thẩm thấu.
Đáp án A.
- Khuếch tán là hậu quả của sự cử động nhiệt của các phân tử một cách tự sinh không tiêu tốn năng lượng.
- Vận chuyển hoạt động là sự vận chuyển thụ động, để chuyển các phân tử hay ion NGƯỢC khuynh độ điện
hóa.
- Thẩm thấu là sự khuếch tán các phân tử nước qua màng có tính thấm chọn lọc. Giúp cân bằng nước giữa tế
bào và môi trường
Câu 4: Nước di chuyển qua màng nguyên sinh chất để vào tế bào là nhờ:
A. Thế nước của tế bào luôn luôn cao.
B. Tính lỏng của màng.
C. Tính lỏng của màng và sự hiện diện của aquaporin.
D. Sự hiện diện của aquaporin.
Đáp án C.
Nhờ tính linh hoạt của lớp đôi phospholiqid tạo nên các lỗ nhỏ tạm thời cho phép phân tử nước đi qua màng.
Ngoài ra con đường khuếch tán dễ có kênh AQUAPORIN hỗ trợ cho sự vận chuyển nước qua màng một cách
dễ dàng.
Câu 5: Tìm câu sai:
A. Theo cơ chế hóa thẩm, sự quang hợp phosphoryl hóa tạo chất khử và chuyển điện tử từ NADP tới
oxygen.
B. Trong quang hợp ở cây C4, oxygen có thể cản sự cố định CO2 trong tế bào vùng bao bó mạnh.
C. Trong quang hợp, có sự sản xuất ATP khi electron theo dòng electron vòng.
D. Các vi khuẩn quang hợp không phóng thích oxygen chỉ chứa một quang hệ duy nhất giống PSI hay PSII.
Câu 6: Tiến hóa ………… chọn lọc tự nhiên.
A. là mục tiêu của B. có thể xảy ra bởi
C. giống như D. giải thích ngồn gốc của sự sống bởi.
Đáp án B.
Tiến hóa có thể xảy ra bởi chọn lọc tự nhiên.
Vì tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau nhằm tạo
ra các cá thể. Tiến hóa xảy do các tác nhân tiến hóa như chọn lọc tự nhiên hay phiêu bạt di truyền.

Câu 7: Sản phẩm quang hợp được tạo ra từ chu trình Calvin của pha tối là :
A. triose phosphate B. fructose C. glucose D. tinh bột
Đáp án C.
Trong thực vật, chu trình Calvin được gọi là “pha tối” diễn ra trong chất nền lục lạp, sử dụng năng lượng ATP
và NADPH để biến lượng CO2 thành các phân tử được Glucose, Glycerandehit photphat.
Sản phẩm của pha sang là Electron, H+, ATP, NADPH.
Câu 8: Câu nào sau đây là sai đối với tính chất của DNA:
A. DNA có khả năng dị xúc tác (heterocatalytic)
B. Trong điều kiện 90 – 100oC, nối phosphodiester bị đứt ra
C. DNA có khả năng tự xúc tác (autocatalytic).
D. DNA có khả năng tự sao chép.
Đáp án B.
Nối phosphodiester là nối giữa các phân tử đường , rất bền không bị phá vỡ.
Câu 9: DNA-polymerase đòi hỏi :
A. Một đầu tự do cho nucleotide bổ sung gắn vào.
B. Thêm nucleotide vào cả hai đầu 3’-OH và 5’-P.
C. Đầu 3’-OH tự do cho nucleotide bổ sung gắn vào.
D. Đầu 5’-P tự do cho nucleotide bổ sung gắn vào.
Câu 10: Đặc tính chung của khuếch tán dễ và vận chuyển hoạt động:
A. Cần năng lượng.
B. Di chuyển xuống khuynh độ điện hóa (không cần ATP).
C. Rất nhanh và không có mức bão hòa.
D. Di chuyển ngược khuynh độ điện hóa ( cần ATP).
Đáp án C.
Rất nhanh và không có mức bão hòa là đặc tính chung của khuếch tán dễ và vận chuyển hoạt động.
-Cần năng lượng và di chuyển ngược khuynh độ điện hóa (ATP) là vận chuyển hoạt động.
Di chuyển xuống khuynh độ điện hóa ( không cần ATP) là khuếch tán dễ.
Câu 11: tiến hóa lớn là gì ?
A. Được xem như là tiến hóa của vi sinh vật thành sinh vật có thể nhìn bằng mắt thường.
B. Là một kết nối khái niệm giữa tính cảm ứng và tính thích ứng.
C. Tương tự như tiến hóa nhỏ, nhưng bao gồng nguồn gốc loài mới.
D. Đó là tiến hóa trên cấp độ loài.
Câu 12 : Thiết kế thí nghiệm nào sau đây là đúng trong thí nghiệm của Hershey & Chase (1952) :
A. Virus được ủ chung với vi khuẩn và môi trường hoặc có 35S* hoặc có 32P*
B. Virus được đánh dấu phóng xạ hoặc 35S* hoặc 32P* được nuôi cấy với vi khuẩn và môi trường không
chứa đồng vị phóng xạ.
C. Virus được ủ chung với môi trường hoặc có 35S* hoặc có 32P*
D. Virus được đánh dấu phóng xạ hoặc 35S* hoặc 32P* được nuôi cấy với vi khuẩn và môi trường hoặc có
35
S* hoặc có 32P*.
Đáp án D.
Thí nghiệm của Hershey bà Chase (1952) giúp xác nhận DNA là vật liệu di truyền.
Bằng việc sử dụng các đồng vị của phosphor và lưu huỳnh. Virus được đánh dấu phóng xạ hoặc 35* hoặc 32P*
được nuôi cấy với vi khuẩn và môi trường hoặc có 35S* hoặc 32P*.
Câu 13 : Sự gia tăng oxy trong không khí và biển đã tạo ra bối cảnh cho sự tiến hóa của ………….
A. Quang hợp B. Lên men C. Sinh sản hữu tính D. Hô hấp kỵ khí.
Câu 14 : …………… giữa các quần thể có thể giữ chúng tương tự với các quần thể khác
A. dòng gene B. Đột biến C. Chọn lọc tự nhiên D. Trôi dạt di truyền.
Câu 15 : Các xương của cánh các con chim tương tự xương của cánh các con dơi. Quan sát này là minh họa của
A. Tiến hóa B. Hình thái so sánh C. Một nhánh tiến hóa D. Tính đồng dạng.
Đáp án D.
Ở dơi và loại chim chúng có chung một tổ tiên chung là động vật bốn chân ( khoảng 320 triệu năm trước )
không biết bay, tuy nhiên do có sự thay đổi bởi điều kiện sống và bị tác động từ môi trường, hai chi trước của
chúng được tiến hóa thành cánh để có thể sinh tồn lúc bấy giờ. Sự bay của hai loại này lại khác nhau hoàn toàn.
Ở dơi, chúng bay được là nhờ có sự căng màng giữa các chi của ‘cánh’ trong khi đó loài chim là nhờ vào bộ
lông vũ trên xương cánh của chúng, do đó cánh dơi có cấu trúc tương tự cánh chim , những cấu trúc xuất hiện
và tồn tại độc lập với nhau như vậy gọi là tương đồng.

Câu 16 : Khả năng người cháu gái nhận nhiễm sắc thể giới tính từ bà nội là :
A. 50% B. 100% C. 25% D. 0%
Đáp án B.
Bố nhận X từ bà nội , nên con gái sẽ nhận X của bố từ 100% X của bà nội.
Câu 17 : Tiến hóa của cánh giúp nhánh tiến hóa của côn trùng thành công. Trong ví dụ này, cánh là một :
A. Tính trạng dẫn xuất B. Tính trạng đáp ứng.
C. Cả 2 ý trên đều đúng D. Cả 2 ý trên đều sai.
Câu 18 : Trong số các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Nhóm nào KHÔNG có sự hoạt động của enzyme
Rubisco trong lá ?
A. Thực vật C4
B. Thực vật CAM
C. Cả 2 thực vật trên đều có enzyme Rubisco hoạt động.
D. Cả 2 thực vật trên đều không có enzyme Rubisco hoạt động.
Đáp án C.
Chỉ có thực vật C3 là KHÔNG có sự hoạt động của enzyme Rubisco trong lá .
Câu 19: Chức năng không thuộc màng plasma?
A. Nâng đỡ và làm rắn tế bào. B. Xúc tác và nhận biết phân tử lạ.
C. Vận chuyển và truyền tin. D. Tiếp nối và liên kết các tế bào ở cạnh nhau.
Đáp án A.
6 chức năng chính thuộc màng plasma gồm có : vận chuyển ; enzyme ( xúc tác) ; truyền tin ; nhận biết tế
bào với tế bào hay tế bào lạ để loại ra khỏi màng ; tiếp nối và liên kết.
Câu 20: Intron là gì?
A. Trình tự RNA lạ được gắn vào mRNA bình thường của protein.
B. Trình tự DNA được sử dụng để gắn plasmid với DNA lạ.
C. Trình tự DNA mã hóa cho sản phẩm protein của gen.
D. Trình tự RNA được cắt ra khỏi bản phiên mã trước khi dịch mã.
Câu 21 : Vào giữa thập niên 90, nhà di truyền học Lysenko của Liên Xô cho rằng khi các cây lúa mì tiếp xúc
với nhiệt độ lạnh thì cho ra đời con có khả năng chống chịu lạnh cao hơn. Điều này giống với quan niệm của :
A. Lamarck B. Darwin C. Cuvier D. Hutton.
Đáp án B.
Cuvie là khoa học cổ sinh học
Hutton là địa chất học
Câu 22 : Ở tế bào E.coli, enzyme nào sau đây chịu trách nhiệm gắn nucleotide vào mồi trong tổng hợp DNA :
A. DNA – polymerase I B. DNA – polimerase III
C. ligase D. primase
Đáp án B.
DNA-polimerase III kéo dài đoạn mồi, gắn nu vào mồi.
DNA-polimerase I cắt mồi tổng hợp.
Ligase nối các đoạn Okazaki
Primase tổng hợp đoạn mồi.
Câu 23: cấu trúc nào sau đây ngăn chặn DNA mạch khuôn xoắn lại với nhau trong quá trình sao chép:
A. SSB (single stranded binding protein). B. primase
C. okazaki D. ligase

Đáp án A.
SSB giữ cho mạch khuôn tổng hợp là mạch đơn, ngăn chặn mạch khuôn xoắn lại với nhau.
Câu 24: Cho hai cột I và cột II. Ý nào bên cột I tương ứng với cột II?
Cột I Cột II
1. Maurice Wilkins & Rosalind Franklin a) Phát hiện ra nấm mốc Neurospora crassa
2. Alfred Hershey & Martha Chase b) Giả thuyết 1 gen – 1 enzyme
3. Barbara Mc Clintock c) Gen nhảy (Jumping gene)
4. George Beadle và Edward Tatum d) DNA là nhân tố biến nạp
e) DNA là vật liệu di truyền
f) Khám phá cấu trúc DNA bằng nhiễu xạ tia X

A. 1b, 2e, 3c, 4a B. 1e, 2d, 3c, 4b C. 1d, 2e , 3c, 4a D. 1f, 2e , 3c,4b
Câu 25: Cấu trúc cánh chịm tương đồng với:
A. Tia xương của vây đuôi cá B. Xương vây bơi của cá voi
C. Gân cánh bướm D. Sụn ở vây lưng cá mập.
Đáp án B.
Cơ quan tương đồng là hình thái khác nhau nhưng thực hiện chức năng tương tự nhau.
Câu 26: Điều nào SAI khi nói về bộ xương của tế bào (cytoskeleton).
A. Thành phần có vai trò làm chỗ bám cho động cơ phân tử (kinesin) là các protein tubulin.
B. Cấu trúc dạng sợi gồng 2 chuỗi xoắn kép là sự tập hợp của nhiều phân tử actin
C. Cấu trúc sợi trong trung tử cũng tương tự một cấu trúc của bộ xương tế bào
D. Vi ống có độ ổn định cao hơn, khi đã tạo ra không thể phân hủy nên có thể quyết định hình dạng của tế
bào.
Đáp án D.
Vi ống là một cấu trúc rất linh động ( không bền động học). Thường xuyên tạo mới , kéo dài ( tang trưởng,
trùng hợp), rút ngắn hay biến mất. Tính hữu cực về cấu trúc và không bền động học của vi ống là những yếu tố
quan trọng trong sự tăng trưởng vi ống và các cử động định hướng của tế bào.
Câu 27: Điều nào ĐÚNG khi nói về chuỗi chuyển điện tử trên màng lục lạp?
A. Điện tử lần lượt đi qua quang hệ thống I, đến quang hệ thống II, rồi chuyển đến NADPH.
B. Diệp lục tố phóng thích điện tử dưới ánh sáng và được bù lại bởi phân tử nước.
C. Nước tham gia vào phản ứng khử chính nó để cung cấp điện tử cho chuỗi chuyền điện tử.
D. Không liên quan đến phản ứng oxy hóa – khử nào.
Đáp án C.
-Điện từ đi qua PSII, đến PSI rồi chuyển đến NAD+ để tổng hợp NADH.
-Chuỗi truyền điện tử có liên quan chặt chẽ với các phản ứng oxy hóa khử.
Câu 28: Trong nhiều loài chim, giao phối diễn ra sau một vũ điệu tán tỉnh. Nếu một điệu nhảy của con đực
không được nhận ra bởi con cái thì con cái sẽ không kết đôi với nó. Đây là một ví dụ của:
A. Cách ly tập tính B. Cách ly sinh sản C. Chọn lọc giới tính D. Tất cả 3 ý trên.
Câu 29: Một phân tử DNA mẹ chỉ chứa N15 phóng xạ được chuyển sang môi trường chỉ có N14 . Sau 4 lần sao
chép , có bao nhiêu phân tử DNA chỉ chứa N14?
A. 14 B. 2 C. 4 D. 16
Đáp án A.
2n-2=16-2=14 ( trừ đi 2 phân tử chứa mạch của phân tử mẹ)
Câu 30: Ribozyme là :
A. các enzyme gắn các đơn vị ribosome cho dịch mã.
B. Các enzyme giúp mRNA gắn vào ribosome để dịch mã.
C. Các enzyme nối các acid amin.
D. Các RNA có khả năng xúc tác.
Câu 31: Trong chu trình sao chép của phage thì sự hình thành plaque ( vết tan) tương ứng với chu trình nào sau
đây:
A. Lysogenic cycle B. Prophage C. Lytic cycle D. Phage ôn hòa.
Đáp án C.
Lytic cycle ( chu trình tan) giúp Bacteriophage ( ăn vi khuẩn) sinh sản.
Câu 32: Lục lạp và ti thể tạo ATP theo:
A. Quá trình phosporyl oxi hóa. B. Cơ chế thẩm thấu
C. Quá trình phosporyl đài chất. D. Cơ chế hóa thẩm.
Câu 33: Enzyme topoisomerase có vai trò:
A. Cắt và nối mạch DNA phía trước chẻ ba sao chép để tháo xoắn
B. Sửa sai.
C. Tách mạch tạo chẻ ba sao chép.
D.Làm mồi để tổng hợp các đoạn Okazaki.
Đáp án A.
DNA polymerase sửa sai.
Helicase tách mạch tạo chẻ ba sao chép.
Primase làm mồi để tổng hợp các đoạn Okazaki
Câu 34: Điều nào ĐÚNG khi nói về sự phosphoryl hóa để tạo ATP trong lục lạp?
A. Được xúc tác bởi phức hợp ATPase khi bơm 1 H+ xuyên màng thylakoid
B. Là sự gắn gốc phosphate thứ hai vào phân tử ADP
C. Là sự phosphoryl hóa thông qua lực dẫn proton xuyên màng thylakoid
D. Là sự phosphoryl hóa mức đài chất và xảy ra trong chất nền lục lạp.
Câu 35: Phát biểu đúng về phương trình thế nước và sự tượng thẩm thấu?
A. P là lực mà cytoplasm tác động lên màng plasma khi tế bào thu nước.
B. P đối kháng với nồng độ tổng cộng của các chất hòa tan , và cản dòng nước vào tế bào.
C. Sai biệt nồng độ tổng cộng của các chất hòa tan quyết định dòng nước thực qua màng.
D. Cả ba phát biểu trên đều đúng.

Câu 36: Vì sao diệp lục tố a (chlorophyll a) lại đóng vai trò quan trọng trong quang hợp ở lục lạp?
A. Vì cấu tạo của phân tử này có nhân porphyrin giúp nó hút điện tử từ nước để chuyển trực tiếp cho
NAD(P)H thúc đẩy sự tạo đường.
B. Vì phân tử này có màu xanh lục đặc trưng.
C. Vì sau khi nhận photon ánh sáng, phân tử này có khả năng chuyển điện tử (electron) cho phân tử kế cận
(chất nhận electron), khởi đầu cho các phản ứng quang hóa ở lục lạp.
D. Vì phân tử này là sắc tố duy nhát phục vụ cho quá trình nhận ánh áng trong quang hợp.
Câu 37: Khi quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ của tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm Drosophila
melanogaster, một em sinh viên thấy có các chỗ phình to (puff) dọc trên nhiễm sắc thể. Giải thích nào sau đây là
đúng nhất cho các chỗ phình?
A. Là vị trí của các heterochromatin được cấu tạo chủ yếu là RNA
B. Là vị trí của các heterochromatin
C. Là vị trí của các euchromatin
D. được cấu tạo chủ yếu là DNA
Câu 38 : Darwin là người đầu tiên đề xuất :
A. Cơ chế hỗ trợ cho tiến hóa với các bằng chứng
B.Trái đất có tuổi hơn một ngàn năm
C.Cơ chế cho quá trình tiến hóa.
D. Tiến hóa của sinh vật.

Câu 39 : Các trình tự gen nào sau đây chiếm nhiều trong chromosome của vi khuẩn :
A. Số trình tự gen cấu trúc bằng số trình tự khởi sự sao chép.
B. Khởi sự sao chép
C. Trình tự gen cấu trúc.
D.Các trình tự giữa các gen.
Câu 40 : Quang hợp được tiến hành bởi một nhóm của ………….. dẫn tới sự gia tăng trước tiên trong mức oxy
khí quyển :
A. Vi khuẩn cổ archaea B. Vi khuẩn bacteria
C. Tảo D. Nguyên sinh vật protest
Câu 41:Trường hợp nào sau đây không đúng với điều hòa cảm ứng trong các quá trình dị hóa ( thoái dưỡng)?
A. Khi thành phần repressor không gắn vào operator thì có sự phiên mã.
B. Thành phần repressor có hoạt tính khi không gắn với cơ chất.
C. Khi thành phần repressor gắn vào operator thì có sự ức chế phiên mã.
D. Khi thành phần repressor gắn vào operator thì có sự tăng cường, hoạt hóa phiên mã.
Câu 42: Trong hô hấp tế bào, quá trình nào không sản xuất ATP cho tế bào?
A. Oxid hóa pyruvate B. Glyco-giải. C. Chu trình Krebs D. Hóa thẩm.
Câu 43: Nếu cung cấp carbon dioxide với O cho tảo lục, thì mọi chất được tạo từ quang hợp đều chứa 18O, trừ
18

A. tinh bột B.oxygen. C. nước D.glucose


Đáp án B.
Thí nghiệm kiểm chứng nhận xét của Van Niel được thực hiện bởi Ruben và Kamen (1940) bằng cách dùng
nước được đánh dấu 18O. Nếu cây được cung cấp nước chứa 18O thì khí oxygen thoát ra được đánh dấu ( chứa
18
O); nếu cây được cung cấp CO2 thì oxygen thoát ra không được đánh dấu.
Câu 44: yếu tố phải có trước khi chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể:
A. Sự biến đổi giữa các cá thể gây ra bởi môi trường
B. Biến dị di truyền giữa các cá thể.
C. Sự sinh sản hữu tính
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án A.
Sự biến đổi giữu các cá thể gây ra bởi môi trường . Khi có sự thay đổi môi trường , sẽ có các cá thể có thể thích
nghi được cũng như có các cá thể chết đi do thiếu thức ăn , sinh sản …. Chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể
suy yếu, lựa chọn và suy trì các cá thể thích nghi hơn.
Câu 45: Ti thể xuất hiện trước lạp, qua hiện tượng nội cộng sinh, bởi vì:
A. quang hợp tiến hpas từ sự biến đổi của bộ máy hô hấp căn bản.
B. lục lạp lớn hơn và phức tạp hơn ti thể.
C. carbon dioxide từ ti thể cần cho quang hợp.
D. sinh vật nhân thực đều có ti thể, nhưng không luôn luôn có lạp.
Câu 46: Ngăn tạo nhiều ATP nhất trong tế bào?
A. Cytosol. B. Matrix
C. Mạng nội chất nhám D. Mồng ti thể.
Đáp án B.
Ngăn tạo nhiều ATP nhất trong tế bào là Matrix
Gluco giải xảy ra trong cytosol (2ATP)
2NADH trong cytosol (4ATP)
Chu trình Kreb trong matrix (2ATP)
8NADP trong matrix (24 ATP)
2FADH2 trong matrix (4ATP).
Câu 47 : Hiện vẫn còn một số tranh cãi giữa các nhà sinh vật học về việc liệu người Neanderthal nên được đặt
trong cùng một loài với người hiện đại hay thành một loài riêng biệt. hầu hết các dữ liệu trình tự DNA được
phân tích đến nay cho thấy rằng có lẽ ít hoặc không có dòng gên giữa người Neanderthal và người Homo
sapiens. Những khái niệm loài nào áp dụng phù hợp nhất trong ví dụ này ?
A. Hình thái B. Sinh học C. Sinh thái D. Phát sinh di truyền.
Câu 48 : Chọn lọc giới tính thường ảnh hưởng các khía cạnh của dạng cơ thể và có thể dẫn tới :
A. tính trạng tăng cường B. đực và cái
C. cân bằng di truyền D. các nhóm chị em.
Đáp án B.
Biểu hiện rõ nhất là vào mùa sinh sản khi con đực phải cố tỏ ra vẻ ‘manly và đủ thu hút’ để thuyết phục con cái
giao phối với mình. Những con đực khác khi không đủ ‘sức quyến rũ’ nó sẽ không được tham gia trong mùa
sinh sản.
Câu 49 : Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự xảy ra :
(1). Cá thể thích nghi tốt hơn sẽ có nhiều con hơn
(2). Một sự biến động môi trường xảy ra
(3). Tần số di truyền trong quần thể thay đổi
(4). Cá thể kém thích nghi giảm khả năng sống sót.
A. (4)  (2) (1)  (3) B. (4)  (2) (3)  (1)
C. (2)  (4) (1)  (3) D. (4)  (1) (2)  (3)
Câu 50 : Ý nào sau đây là kết quả cho hiện tượng biến nạp của thí nghiệm Griffith ?
A. Chuột khỏe mạnh sau khi tiêm tế bào S chết do bị xử lý nhiệt.
B. Chuột khỏe mạnh sau khi tiêm tế bào R sống.
C. Chuột chết sau khi tiêm hỗn hợp tế bào R sống và tế bào S đã bị xử lý nhiệt.
D. Chuột chết sau khi tiêm tế bào S sống.
Đáp án C.
Thí nghiệm của Griffith được báo cáo 1928, chứng minh rằng VK có khả năng truyền thông tin qua quá trình
biến nạp.
Ông sử dụng hai chủng phế cầu khuẩn :
-chủng III-S gây độc
-chủng II-R trung tính không độc.
Tiến hành tiêm chủng II-R sống vào vi khuẩn thấy vẫn sống. đồng thời sử dụng nhiệt để xử lý chủng III-S rồi
trộn xác của chúng chung với II-R sống rồi tiêm vào chuột sống thấy chúng bị bệnh và chết.

Câu 51: Primosome là phức hệ protein có vai trò tổng hợp RNA primer. Primosome thực hiện chức năng
của nó ở vị trí nào sau đây:
A. Chẻ ba sao chép (replication fork)
B. Điểm khởi sự sao chép (origin of replication)
C. Điểm khởi sự phiên mã
D. A & B
Đáp án D.
Primosome là phức hệ protein để tổng hợp RNA primer cho các đoạn Okazaki trong quá trình nhân đôi ( sao
chép).

Câu 52:Các nhà khoa học nào sau đây cho các bằng chứng đầu tiên về DNA là vật liệu di truyền:
A. Avery, MacLeod, và McCarty lặp lại thí nghiệm biến nạp của Griffith và miêu tả đặc điểm hóa học
của nhân tố biến nạp.
B. Garrod – Nhà khoa học cho rằng bệnh Alcaptonuria (bệnh nước tiểu màu đen) là do 1 enzyme bị khiếm
khuyết.
C. Beadle và Tatum đã sử dụng kết quả phân tích sinh hóa và đột biến ở nấm mốc Neurospora để
thiết lặp nên mối quan hệ giữa gen và enzyme.
D.Watson và Crick – Xây dựng mô hình cấu trúc DNA.

Câu 53: Trong thí nghiệm nhân đôi DNA của Meselson- Stahl, phần trăm DNA bao gồm 1 mạch nhẹ và 1
mạch nặng sau 1 thế hệ sao chép trong môi trường chứa 14N?
A.0
B. 25
C. 50
D.75
E.100
Câu 54: Trong sơ đồ sao chép sau đây, mạch chứa có ký hiệu B là:

A. Mạch nhanh
B. Mạch chậm
C. Mạch khuôn
D. Primer RNA
E. Đoạn Okazaki.
Câu 55: Cho mạch DNA có trình tự như sau: 5'-TACGATCATAT-3'. Mạch nào sau đây có trình tự bổ
sung với mạch này:
A. 3'-TACGATCATAT-5'
B. 3'-ATGCTAGTATA-5'
C. 3'-AUGCUAGUACA-5'
D. 3'-GCATATACGCG-5'
E. 3'-TATACTAGCAT-5'
Đáp án B.
Theo nguyên tắc A-T và C-G
Câu 56: Một phân tử mRNA có trình tự lặp lại của trình tự như sau:
5'-CACACACACACACACAC...3’ được sử dụng để tổng hợp protein trong ống nghiệm với hệ thống
vô bào (như thí nghiệm của Nirenberg). Nếu giả định rằng sự tổng hợp có thể bắt đầu mà không cần
bộ ba mã mở đầu, sản phẩm nào sau đây được mong chờ ở kết quả:
A. Một loại protein được cấu tạo chỉ một loại aminoacid
B. Ba loại protein, mỗi một loại protein được cấu tạo chỉ một loại aminoacid

C. Hai protein, với trình tự thay đổi của 3 aminoacid


D. Một protein với trình tự thay đổi của 2 loại aminoacid.
Câu 57: Câu này sau đây là đúng khi đề cập đến sự khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA
A. DNA có cấu trúc xoắn song song cùng chiều.
B. Các thí nghiệm dẫn đến khám phá cấu trúc xoắn kép hoàn toàn trái ngược với qui luật của Chargaff về
bazo nito.
C. James Watson, Francis Crick, Maurice Wilkins, và Rosalind Franklin được giải Nobel cho sự khám phá
ra cấu trúc xoắn kép của DNA.
D. Hình ảnh nhiễu xạ tia X của Rosalind Franklin cung cấp cho Watson và Crick các dữ liệu quan trọng
cho việc xác định cấu trúc DNA.
Đáp án D.
- DNA có cấu trúc xoắn song song ngược chiều.
- James Watson, Francis Crick được giải Nobel cho sự khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA.

Câu 58: Phân tử nào sau đây không cùng chức năng với các phân tử còn lại:
A. snRNA
B. miRNA
C. siRNA
D. Antisense RNA
Đáp án A.

Câu 59: Hãy cho biết số loại mRNA trưởng thành tối đa do sự cắt thay đổi các intron ra khỏi tiền mRNA
sau đây là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án B.
Để ý vị trí cắt của intron (dấu mũi tên)→:có khi spliceosome chỉ cắt các intron, không chứa exon nào, có khi
cắt 1 đoạn chứa cả hai intron trong đó chứa 1 exon

Câu 60: Ở E. coli,enzyme tham gia tổng hợp phần lớn DNA trong quá trình sao chép?
A. DNA-polymerase I
B. DNA-polymerase III
C. primase
D. telomerase
Đáp án B.
Enzyme DNA-poli I và DNA-poli III đều có vai trò chính trong sao chép tuy nhiên phần lớn là do enzyme
DNA-poli III
DNA-poli I : cắt primer ra khỏi đầu 5’ của đoạn Okazaki…
DNA-poli III: tổng hợp mạch liên tục và đoạn Okazaki.
Câu 61: Nhóm chức nào trong phân tử DNA làm cho nó có điện tích âm
A. Nhóm deoxyribose
B. Nhóm phosphate
C. Nhóm bazo nitric
D. Nhóm amin và nhóm phosphate
Câu 62: DNA liên quan trực tiếp đến tổng hợp các phân tử sau đây, ngoại trừ:
A. tRNA B. RNA C.Protein D.DNA
Đáp án C.
Quá trình DNA liên quan trực tiếp là sao chép và sao mã( phiên mã)
Còn quá trình DNA chỉ liên quan gián tiếp là dịch mã ( tổng hợp protein)
Câu 63: Ribozyme là :
A. Các enzyme nối các acid amin.
B. Các enzyme gắn các đơn vị ribosome cho dịch mã.
C. Các enzyme giúp mRNA gắn vào ribosome để dịch mã.
D. Các RNA có khả năng xúc tác

Câu 64: Ý nào sau đây là đúng cho heterochromatin, nhưng không đúng cho euchromatin?
A. Dễ dàng tiếp nhận enzyme cần cho biểu hiện
B. Trở nên ít đóng gói hơn sau khi tế bào phân chia.
C. Chứa các đọan DNA được tìm thấy chủ yếu ở các gene biểu hiện.

D. Cuộn chặt ở phase G1 (thuộc interphase).


E. Thường không thấy rõ khi quan sát dưới kính hiển vi
Đáp án D.
Euchromatin là chromatin được đóng gói lỏng lẻo
Heterochromatin là chromatin đóng xoắn chặt trong suốt quá trình ở pha G1( thuộc interphase).
Câu 65: Một tính trạng được quy định bởi gen lặn liên kết với giới tính. Kết hợp nào sau đây cho con cái
với kiểu hình khác nhau giữa con trai và con gái?
A.Vợ bình thường dị hợp tử x Chồng bình thường
B.Vợ bị bệnh x Chồng bị bệnh
C.Vợ bị bệnh x Chồng bình thường
D.Vợ bình thường dị hợp tử x Chồng bị bệnh
Đáp án C.
Vợ bị bệnh (XaXa) x chồng bình thường ( XAY)
=>Con trai : XaY ( bị bệnh)
Con gái : XAXa ( bình thường)
Câu 66 : Phần lớn mèo có bộ lông đen, có đốm cam (calico cat) là mèo cái. Tuy nhiên, có một tỉ lệ rất ít là
mèo đực. Vậy kiểu gen của mèo đực calico này là:
A.XBXbY B.XBXb C.XbYY D.XBY
Đáp án D.
Hiện tượng bộ lông màu tam thể ở mèo.
Chủ yếu các con mèo tam thể đều là mèo cái vì : mèo cái có thể mang gen đột biến màu cam trên một nhiễm sắc
thể X và một gien trắng hay đen trên nhiễm sắc thể còn lại, và các gien trắng đen này có thể có ảnh hưởng nhất
định đối với gien cam. Trong trường hợp như thế, những gien này sẽ tạo ra kiểu hình bộ lông lốm đốm kiểu đồi
mồi hay bộ lông kiểu ba màu (tam thể).
Tuy nhiên, đối với mèo đực, chỉ mang một nhiễm sắc thể X, thì chỉ có thể có một trong các gien quy định màu:
nó có thể có màu không phải cam hoặc có màu cam (mặc dù một vài gien thường biến có thể thêm một tí màu
trắng vào bộ lông).
và nếu như mèo đực có bộ nhiễm sắc thể giới tính bất thường thì mèo đực có thể là mèo tam thể( Mèo đực tam
thể chỉ xảy ra khi cá thể mèo đó mắc hội chứng Klinefelter - tức nó mang nhiễm sắc thể giới tính XXY hay
XXXY - vì vậy những cá thể mèo tam thể đực hầu như đều vô sinh vì sự bất thường của bộ nhiễm sắc thể giới
tính)
Câu 67: Khả năng người cháu gái nhận nhiễm sắc thể giới tính từ bà nội là:
A. 100% B. 50% C.25% D.0%
Đáp án A.
Bố nhận 100% X từ bà nội sau đó truyền cho con gái 100%X đó.
Câu 68: Tính trạng hói đầu ở người là:
A. tính trạng di truyền liên kết với NST X.
B. tính trạng di truyền liên kết với NST Y
C. Tính trạng được biểu hiện phụ thuộc vào giới tính.
D. Tính trạng được biểu hiện bị giới hạn bởi giới tính. (sex-limited characteristic)
Câu 69: Một người có kiểu gene Igf2+ Igf2- (bố có kiếu gene Igf2- Igf2-, mẹ có kiểu gene Igf2+ Igf2+). Sự
tăng trưởng của người đó là:
A. bình thường
B. bất bình thường
C. bình thường nếu người đó là nam
D. bình thường nếu người đó là nữ

Đáp án B.
Hiện tượng đóng dấu di truyền: nếu gen bị đóng dấu có nguồn gốc từ mẹ , chỉ có allenle có nguồn gốc từ bố
được biểu hiện và ngược lại.
Allenle Igf2- có nguồn gốc từ bố mới được biểu hiện kiểu hình còi cọc ở thế hệ con.
Câu 70: Một người đàn ông có mẹ bị hói đầu do di truyền, khả năng ông ta bị hói đầu
A. 100% B. 50% C. 25% D. Không xác định được

Đáp án A.
Bệnh hói đầu ở người : Tính trạng hói đầu không di truyền liên kết với giới tính mà di truyền theo kiểu gene trội
trên NST thường ở người nam nhưng lại di truyền theo kiểu gene lặn trên NST thường ở người nữ.
Ví dụ : ở nữ aa hói đầu, AA và Aa bình thường
ở nam Aa,aa hói đầu , AA bình thường
Câu 71: Một mạch của phân tử DNA có trình tự base của mạch khuôn như sau: 3’ T A C C T T C A G C G T
5’. Trình tự các base trên mạch mRNA được tổng hợp từ mạch gốc trên như thế nào?
A. 5’ A T G G A A G T C G C A 3’
B. 3’ A T G G A A G T C G C A 5’
C. 3’ A U G G A A G U C G C A 5’
D. 5’ A U G G A A G U C G C A 3’
Đáp án D.
Tuân theo quy luật : A-U, T-A, C-G, G-C
Note: đề có thể cho mạch khuôn hỏi mRNA được tổng hợp từ mạch bổ sung.
Câu 72: Trong quá trình hình thành mRNA trưởng thành, các intron được cắt khỏi tiền mRNA (pre-mRNA)
bởi cấu trúc nào sau đây:
A. RNAsome B. CAP C. snRNP D. Promoter
Đáp án C.
Câu 73: Các trình tự gen nào sau đây chiếm nhiều trong chromosome của vi khuẩn:
A. Khởi sự sao chép B. Trình tự gen cấu trúc
C. Các trình tự giữa các gen D. A và B bằng nhau
Câu 74: Chức năng chính của các telomere là:
A. Chúng ngăn chặn các chromosome không hợp vào nhau
B. Chúng ngăn chặn không cho NST co ngắn lại do sự mất DNA trong suốt quá trình sao chép.
C. Chúng cho phép chromosome tách ra một cách chính xác trong suốt quá trình phân chia tế bào
D. Không có ý nào đúng
Đáp án B.
-Telomere ( đầu mút) ngăn chặn các chromosome( nhiễm sắc thể) dính vào nhau ( hợp với nhau).
- Giúp tế bào phân chia mà không làm mất gen. Nếu không có telomere, những gen cấu trúc quy định những
tính trạng của cơ thể sẽ bị rút ngắn dần sau mỗi lần phân bào.
Câu 75: Ví dụ nào sau đây là ví dụ của constitutive heterochromatin (dị nhiễm sắc vĩnh viễn):
A. Thể Barr
B. Khu vực biểu hiện gen hoạt động
C. Telomere
D. a và b
E. Không có ví dụ nào đúng
Đáp án C.
Chất dị nhiễm sắc (heterochromatin). Bao gồm các vùng của hệ gen thường xuyên ở trạng thái cô đặc và không
biểu hiện di truyền. Trạng thái này có thể vĩnh viễn hay tạm thời.
Câu 76: Câu nào sau đây là đúng:
A. Ở metaphase của tiến trình mitosis, hai nhiễm sắc thể (chromosome) của cặp nhiễm sắc thể tương
đồng còn dính nhau ở tâm động.
B. Ở anaphase của tiến trình mitosis, hai nhiễm sắc tử (chromatid) tách nhau ở tâm
động đi về hai cực của tế bào.
C. Ở anaphase của tiến trình mitosis, hai nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tách nhau
ở tâm động đi về hai cực của tế bào.
D. Ở anaphase của tiến trình mitosis, hai nhiễm sắc thể của cặp nhiễm sắc thể tương đồng tách nhau
ra đi về hai cực của tế bào.
Đáp án B.
(Ghi nhớ quá trình nguyên phân và giảm phân)
Câu 77: Ở tế bào E. coli, enzyme nào sau đây chịu trách nhiệm gắn nucleotide vào mồi trong tổng hợp
DNA:
A. DNA-polymerase I
B. DNA-polymerase III
C. primase
D. ligase
Câu 78: Căn cứ theo các quan điểm hiện nay về mã di truyền của DNA, câu nào sau đây sai?
A. Codon dài 3 nucleotide.
B. Mỗi bộ ba mã hóa cho vài acid amin.
C. Mã dư thừa.
D. Mã được đọc theo thứ tự đều đặn bắt đầu từ đầu 5’ của mRNA.
E. Mã không trùng lặp ( cái này không chồng nên cái kia).
Đáp án B.
Một acid amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
Câu 79: Exon là:
A. Trình tự RNA lạ được gắn vào mRNA bình thường của protein.
B. Trình tự RNA được gắn vào mRNA bình thường của protein.
C. Trình tự DNA được sử dụng để gắn plasmid với DNA lạ.
D. Trình tự DNA mã hóa cho sản phẩm protein của gen.
E. Trình tự DNA không được phiên mã.
Câu 80: Tên của bào quan nơi codon và anticodon bắt cặp với nhau?
A. Ribosome. B. Lưới nội chất. C. Tế bào chất D. Không mục nào kể trên.

Câu 81: Enzyme topoisomerase có vai trò:


A. Tách mạch tạo chẻ ba sao chép
B. Cắt và nối mạch DNA phía trước chẻ ba sao chép để tháo xoắn
C. sửa sai
D. làm mồi để tổng hợp các đọan Okazaki.
Câu 82: Đuôi poly-A có ở loại RNA nào?
A. Ribozyme B. mRNA của Eukaryota.
C. mRNA của Prokaryotes. D. mRNA của Eukaryota và Prokaryotes.
Đáp án B.
Eukaryota ( sinh vật nhân chuẩn)
Prokaryotes ( sinh vật nhân sơ)
Câu 83: Trong phân tử acid nucleic phân tử carbon nào của đường desoxyribose gắn với phosphate, với nhóm
hydroxyl (OH) và với Base nitrogen?
A. C1’ với base nitrogen, C3’ với OH, C5’ với phosphate.
B. C3’ với base nitrogen, C1’ với OH, C5’ với phosphate.
C. C5’ với base nitrogen, C3’ với OH, C1’ với phosphate.
D. C2’ với base nitrogen, C3’ với OH, C5’ với phosphate.
Câu 84: Cấu trúc DNA do Watson và Crick nêu lên phụ thuộc vào tất cả các sự kiện sau, trừ:
A. DNA có khả năng tự sao chép chính xác.
B. Trình tự các base của DNA thay đổi từ sinh vật này sang sinh vật khác.
C. DNA chứa base nito, đường , phosphate.
D. Chu kỳ tia X là 3,4nm , 2nm và 0,34 nm.
E. Quy tắc của Chargaff là A=T và G=C.
Câu 85: RNA nào làm gen im lặng ?
A.snRNA B.microRNA C.siRNA
D.A và B E. B và C
Câu 86: Đột biến nhầm nghĩa (missense) làm :
A. dừng việc tổng hợp mạch polypeptid ở điểm đột biến.
B. thay thế acid amin này bằng acid amin khác.
C. thay đổi base, nhưng không làm thay đổi kiểu hình hoang dại.
D. mất đoạn nucleotide.
Đáp án B.
-Đột biến im lặng : không làm thay đổi acid amin.
-Đột biến nhầm nghĩa: thay đổi acid amin.
-Đột biến vô nghĩa: codon mã hóa acid amin làm xuất hiện bộ ba kết thúc.
Câu 87: Người có nhóm máu AB có:
A. kháng nguyên H, A và B trên bề mặt hồng cầu
B. có kháng thể A và B trong huyết tương
C. có kháng thể AB trong huyết tương
D. A và B đúng
Câu 88: Bệnh Cri-du-Chat (tiếng khóc như mèo) ở người gây ra do:
A. Mất đoạn thuộc cánh ngắn NST số 5
B. Lặp đoạn thuộc cánh ngắn NST số 5
C. Mất đoạn thuộc cánh dài NST số 5
D. Lặp đoạn thuộc cánh dài NST số 5
Câu 89: Giai đoạn nào trong meiosis mitosis, số chromosome giảm còn một nửa:
A. Prophase I B. Anaphase I C. Telophase I D. Anaphase II

Đáp án C.
meiosis mitosis ( giảm phân)
Prophase ( kì đầu), Anaphase ( kì sau) , Telophase ( kì cuối).
Câu 90: Khi quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ của tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm Drosophila
melanogaster, một em sinh viên thấy có các chỗ phình to (puff) dọc trên nhiễm sắc thể. Giải thích nào
sau đây là đúng?
A. Các chỗ phình đó được cấu tạo chủ yếu là RNA
B. Là vị trí của các heterochromatin
C. Là vị trí của các euchromatin
D. A và C
Câu 91: Chức năng của nước là gì?
A. Hòa tan các chất B. Tương tác với các hợp chất khác
C. Xúc tác phản ứng D. Tất cả điều đúng
Câu 92: Nước thể hiện được chức năng do?
A. Khả năng phân li thành ion B. Hòa tan các chất
C. Sự cho điện tử D. Sự nhận điện tử
Câu 93: Nhiệm vụ của nước là:
A. Bảo vệ cấu trúc B. Bảo vệ các mô
C. Môi trường D. Phản ứng
Câu 94: Insulin có bao nhiêu loại axit amin?
A. 52 B. 51 C. 50 D. 53
Câu 95: Histidine là 1 axit yếu có pKa
A. 3.0 B. 4.0 C. 5.0 D. 6.0
Câu 96: Prolin phản ứng với Ninhydrin cho màu gì?
A. Xanh tím B. Vàng C. Nâu tím D. Đỏ
Câu 97: Đường đơn có 6 cacbon gọi là gì?
A. Hepxose B. Triose C. Hexose D. Pentose
Câu 98: Tinh bột có cấu tạo từ các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 O-glucosid. Các đơn phân là:
A. 𝜶-glucose B. 𝛽-glucose C. 𝛼-frucose D. 𝛽-frucose
Câu 99: Pectin là một polysaccharide?
A. Đồng thể B. Dị thể C. Homopolysaccharide D. Oligosaccharide
Câu 100: Chức năng sinh học của lipid là:
A. Thành phần cấu tạo màng tế bào B. Chất béo
C. Dung môi D. Năng lượng
Câu 101: Các giới nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?
A. Thực vật B. Động vật C. Vi sinh vật D. Virus
Câu 102: Đặc tính sinh lí, sinh hóa của nước ảnh hưởng đến…… tế bào?
A. Cấu trúc và chức năng B. Bào quan và nguyên sinh chất
C. Cấu trúc và dáng hình D. Nhân
Câu 103: Chức năng của nước là?
A. Hòa tan các chất B. Tương tác với các hợp chất khác
C. Xúc tác phản ứng D. Tất cả điều đúng
Câu 104: Protein được tạo nên từ bao nhiêu axit amin và bao nhiêu bậc cấu trúc?
A. 20aa cơ bản và 4 bậc cấu trúc B. 20aa cơ bản và 3 bậc cấu trúc
C. 20aa và 4 bậc cấu trúc D. 20aa và 3 bậc cấu trúc
Câu 105: Các chất vô cơ trong cơ thể tồn tại mấy dạng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 106: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào là đơn vị cơ bản của mọi sinh vật sống
B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống
C. Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của mọi sinh vật sống
D. Tế bào là đơn vị chức năng cơ bản của mọi sinh vật sống
Câu 107: Sinh học là môn học nghiên cứu về…
A. sự chết B. sự sống C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai
Câu 108: Đặc tính cơ bản của sinh vật có:
A. Vật liệu di truyền B. Vật liệu C. Phản ứng sinh hóa D. Tất cả đều đúng
Câu 109: Nhà sinh học tế bào không nghiên cứu gì sau đây?
A. Cấu trúc B. Chức năng C. Chu kì sống D. Sự phân chia
Câu 110: Giáo sư giải phẫu học Schwan (1839), tế bào là đơn vị cấu trúc của…
A. vi sinh vật B. Thực vật C. Mọi sinh vật D. Động vật
Câu 111: Quá trình đường phân có bao nhiêu phản ứng chính và pha?
A. 10 phản ứng và 4 pha B. 10 phản ứng và 2 pha
C. 9 phản ứng và 3 pha D. 9 phản ứng và 2 pha
Câu 112: Chu trình TCA xảy ra ở đâu của tế bào và cung cấp cho tế bào bao nhiêu năng lượng nếu đi từ 1
glucose?
A. Lyzosome và 4ATP B. Ribosome và 4 ATP
C. Ty thể và 2 ATP D. Lục lạp và 2 ATP
Câu 113: Sự phân giải các chất có phân tử lớn thành phân tử đơn giản là quá trình…
A. Đồng hóa B. Dị hóa C. Quang hợp D. Hô hấp hiếu khí
Câu 114: Nơi xảy ra quá trình quang hợp là:
A. Tế bào có clorophyl B. Tất cả mọi tế bào
C. Tế bào có carotenoid D. Tất cả đều đúng
Câu 115: Chu trình Calvin có 3 bước, bước đầu tiên của chu trình là gì?
A. Tái tạo RiPD B. Tạo CO2 C. Cố định CO2 D. Dephosphoglycearate
Câu 116: Đặc điểm của giải phẫu lá của cây nào sau đây có không bào lớn?
A. C3 B. C4 C. CAM D. Tất cả đều đúng
Câu 117: Chu trình đường phân tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 4 ATP B. 6 ATP C. 8ATP D. 10ATP
Câu 118: Sự lên men tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 2 ATP B. 4 ATP C. 0 ATP D. 6 ATP
Câu 119: Hô hấp carbonhydrate nào sau đây không phải là quá trình hô hấp hiếu khí ?
A. Đường phân B. Lên men C. Chu trình Creps D. Chuỗi chuyền electron
Câu 120: Tổng năng lượng tạo ra khi hô hấp hiếu khí 1 glucose là:
A. 30 ATP B. 32 ATP C. 32-36 ATP D. 36-38 ATP
Câu 121: Sự hô hấp xảy ra ở pha nào?
A. Sáng B. Tối C. Mọi thời điểm D. Tất cả đều đúng
Câu 122: Thực vật CAM là những cây sống ở đâu?
A. Nhiệt đới B. Ôn đới C. Hàn đới D. Sa mạc
Câu 123: Khí khổng của cây C3 mở vào lúc nào?
A. Ban ngày B. Buổi trưa C. Ban đêm D. Suốt ngày
Câu 124: Cấu trúc nào sau đây không chứa vật liệu di truyền?
A. Virus B. Prion C. Vi khuẩn D. Virion
Câu 125: Tế bào của sinh vật nào sau đây thuộc tế bào nhân thực (Eukaryote)
A. Nấm mốc B. Nấm men C. Vi khuẩn D. Virus
Câu 126: Tế bào của sinh vật nào sau đây thuộc nhân sơ?
A. Động vật B. Thực vật C. Nấm men D. Vi khuẩn
Câu 127: Roi của vi khuẩn có vai trò:
A. Đẩy vi khuẩn đi tới trong môi trường lỏng B. Đẩy vi khuẩn đi tới trong môi trường
C. Giúp bám dính trên bề mặt D. Giúp bám dính trên bề mặt rắn
Câu 128:.…. Là cấu trúc do màng nguyên sinh chất xếp thành nhiều nếp nhăn, lõm vào.
A. Liposome B. Mesosome C. Polisome D. Lysosome
Câu 129: Tế bào prokaryote còn có thể có các phân tử DNA nhỏ độc lập và thường gọi là:
A. glasmid B. lasmid C. flasmid D. plasmid
Câu 130: Tế bào động thực vật có cấu trúc phức tạp và kích thước là?
A. 10-100nm B. 0.5-1𝜇𝑚 C. 10-100 𝝁𝒎 D. 1-10 𝜇𝑚
Câu 131: Nhân có chức năng gì?
A. Màng bao bọc B. Nơi chức đựng thông tin di truyền
C. Di truyền D. Phát triển
Câu 132: Con người vận động nhiều gây đau nhức là do:
A. Axit axetic B. Rượu C. Axit lactic D. Axit clohidric
Câu 133: Bào quang cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào dưới dạng ATP là:
A. Sắc lạp B. Lục lạp C. Không bào D. Ti thể
Câu 134: Chức năng của Lysosome là:
A. Nuôi tế bào trẻ B. Phân hủy tế bào già C. Nuôi tế bào già D. Phân hủy tế bào trẻ
Câu 135: Bào quan nào sau đây không có màng?
A. Ribosome B. Lysosome C. Mesosome D. Polisom

Câu 136: Trong 3 nhân tố tiến hóa, nhân tố nào có tính định hướng:
A. Biến dị B. Di truyền C. Chọn lọc tự nhiên D. A và B

Câu 137: Vốn gen là gì?


A. Tập hợp tất cả các gen của quần thể B. Tỉ số giữa gen trội và lặn.
C. Tập hợp các gen có kiểu hình trội. D. Tập hợp các gen có kiểu hình lặn.
Câu 138: Ở người, số protein được tổng hợp lớn hơn rất nhiên so với số gene quy định chúng là do:
A. Quá trình cắt bỏ exon và nối các intron theo các kiểu khác nhau trong quá trình phiên mã.
B. Quá trình cắt bỏ intron và nối các exon theo các kiểu khác nhau trong quá trình phiên mã.
C. Quá trình cắt bỏ exon và nối các intron theo các kiểu khác nhau trong quá trình dịch mã.
D. Quá trình cắt bỏ intron và nối các exon theo các kiểu khác nhau trong quá trình dịch mã.
Câu 139: Trong quá trình dịch mã , chuỗi polypeptide được bắt đầu tổng hợp từ:
A. Đầu carboxyl.
B. Đầu amin.
C. Đầu carboxyl hoặc đầu amin tùy thuộc vào bản chất của từng loại tế bào.
D. Đầu carboxyl hoặc đầu amin tùy thuộc vào bản chất của từng loại polypeptide.
Câu 140: Hoạt tính nào đúng đối với DNA polymerase.
A.Hoạt tính endonuclease 5’ – 3’
B.Hoạt tính polymerase 3’ – 5’
C.Hoạt tính endonuclease 3’ – 5’
D.Hoạt tính exonuclease 3’ - 5’
Câu 141: ý nào sau đây thuộc thuyết di truyền nhiễm sắc thể:
A.Gene được cấu tạo bởi DNA.
B.DNA được cấu tạo bới gene.
C.Gene định vị trên nhiễm sắc thể tại vị trí chuyên biệt.
D.Nhiễm sắc thể được cấu tạo bởi DNA và protein.
Câu 142: Photolyase là enzyme có khả năng cắt:
A. Nối cộng hóa trị của hai baz nitric thymine thuộc hai mạch DNA.
B. Nối cộng hóa trị của hai baz nitric thymine thuộc một mạch DNA.
C. Nối cộng hóa trị của hai nucletotide thymine thuộc hai mạch DNA.
D. Nối cộng hóa trị của hai nucletotide thymine thuộc một mạch DNA.
Câu 143: Sự methyl hóa liên quan đến hoạt động nào sau đây của tế bào:
A.Bất hoạt nhiễm sắc thể X.
B.Hoạt hóa nhiễm sắc thể X.
C.Enzyme sửa sai cắt bỏ các nucleotide bị methyl hóa
D.Hoạt hóa thể Barr
Câu 144: Ở tế bào enkaryote, trong quá trình chế biến mRNA, chop 7 methyl guanosine gắn vào:
A. Đầu 5’ – 3’ của mRNA và về phía trước của mã mở đầu.
B. Đầu 3’ – 5’ của mRNA và về phía trước của mã mở đầu.
C. Đầu 5’ – 3’ của mRNA và về phía sau của mã mở đầu.
D. Đầu 3’ – 5’ của mRNA và về phía sau của mã mở đầu.
Câu 145: Lợi dụng tính chất nào sau đây của mRNA, người ta có thể tách chúng ra khỏi các RNA khác.
A. 3’ poly A 5’( đuôi poly A gắn vào đầu 5’ của mRNA)
B. 5’ poly A 3’( đuôi poly A gắn vào đầu 3’ của mRNA)
C. 3’ poly U 5’( đuôi poly U gắn vào đầu 5’ của mRNA)
D. 5’ poly U 3’( đuôi poly U gắn vào đầu 3’ của mRNA)



You might also like