You are on page 1of 2

CÂU HỎI BỔ SUNG, PHẢN BIỆN

Phần Tôn giáo:


Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo. Vậy theo bạn 6 tôn giáo lớn nhất Việt Nam là gì?
Ở Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo.
(asean2020.vn)
Câu 2: Bạn hãy làm rõ hơn tại sao Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo với các nước khác ?

Suốt mấy ngàn năm dựng nước, người Việt luôn phải chống chọi với đủ các thế lực ngoại xâm khác nhau, là
nơi giao hòa của nhiều nhánh cành văn hóa và tôn giáo khác nhau nên tâm thế của họ là "ở bầu thì tròn, ở ống
thì dài", luôn có xu hướng biến chuyển để phù hợp. Người Việt du nhập rất nhiều tôn giáo. Trên bàn thờ của
người Việt có thể có vừa có chúa Giê-xu, vừa có ảnh tổ tiên ông bà.
Trong miền Nam, người theo tam giáo có thể đến vái đền của đạo Hindu thờ linga, người Chăm Bà ni
ngoài thờ Thượng Đế của đạo Hồi còn thờ thần mưa, thần gió. Đạo Cao Đài thuần Việt thờ cả một ông vua bên
Thổ Nhĩ Kỳ. Linh vật giáo cũng rất phổ biến ở nước ta với niềm tin vào sự linh thiêng của sông, suối, hòn đá,
bụi cây (thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề). Sự biến đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh để tồn tại thấm
vào và thể hiện ra ngay ở tôn giáo. Chính vì sự hòa trộn tôn giáo này mà chúng ta có tâm lý vái tứ phương,
Từ góc độ tích cực, sự phong phú đó khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác
biệt hơn. Các giá trị được lặn vào, dung hòa lẫn nhau; không loại trừ và mâu thuẫn. Chính điều đó khiến Việt
Nam không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo lớn, không xảy ra bi kịch thánh chiến như ở các nước
Trung Đông, châu Âu.(baonghean.com)
Câu 3: Làm rõ nhận định : “Đa số tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại
xâm, tôn trọng công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”

Cách mạng Tháng 8-1945 thành công đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỷ cháy trong cộng đồng
Công giáo thành một cao trào sâu rộng. Hàng trăm nghìn đồng bào công giáo ở Vinh, Huế, Thái Bình đã xuống
đường biểu tình ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Cả bốn giám mục người Việt Nam lúc đó đã cùng ký tên vào
bức điện văn gửi Tòa thánh và Ki-tô hữu toàn thế giới, yêu cầu ủng hộ nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, đồng thời bày tỏ quyết tâm bảo vệ đất nước đến cùng. Các giám mục, linh mục và giáo dân ở Vinh,
Hà Tĩnh, Quảng Bình đã gửi thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh cam kết: "Dù phải hy sinh xương máu để kiến thiết
một nước nhà tự do hạnh phúc hoàn toàn, thì chúng tôi cũng sẵn sàng không ngần ngại". Nhiều giám mục, linh
mục, giáo dân đã ra gánh vác những trọng trách của chính quyền nhân dân buổi đầu trứng nước như các giám
mục Hồ Ngọc Cẩn là Cố vấn Chính phủ; linh mục Phạm Bá Trực là Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội; các
ông Vũ Đình Hòe là Bộ trưởng Giáo dục, Vũ Đình Tụng làm Bộ trưởng Y tế, Nguyễn Mạnh Hà là Bộ trưởng
Kinh tế...(Nguồn: nhandan.vn)
Câu 4: Vai trỏ của đội ngũ những người tiêu biểu trong các tôn giáo và dân tộc về chính trị, thời sự,
chính sách, pháp luật?
 Vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phần lớn là những vùng mà điều kiện tự nhiên không thuận
lợi, các phong tục tập quán lại rất phong phú và đa dạng. Hơn nữa, địa bàn cư trú của các dân tộc lại rất phân
tán, cư dân thưa thớt. Điều này là một trong những rào cản làm hạn chế khả năng tuyên truyền, vận động việc
thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân.
(bantongiao.snv.kontum.gov.vn)
Câu 5: Việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam phải đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp
tác quốc tế với việcbảo đảm độc lập, chủ quyền? Ví dụ?

 Ðể giải quyết các vấn đề tôn giáo, Nhà nước Việt Nam coi trọng việc thể chế hóa trong công tác quản lý
Nhà nước về tôn giáo, phù hợp với các Công ước và luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của tôn giáo ở
Việt Nam, cũng như tôn trọng quan hệ của các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo thế giới.
Quan hệ đang tiến triển tốt đẹp giữa Nhà nước Việt Nam với Vatican trong những năm gần đây có thể minh
chứng cho điều này. Từ năm 1989, Việt Nam và Vatican đã có nhiều lần trao đổi đoàn làm việc. Năm 2013,
Việt Nam và Vatican đã hoàn thành cuộc họp vòng Bốn Nhóm công tác hỗn hợp về thúc đẩy quan hệ giữa hai
bên. Hai bên ghi nhận Giáo huấn của Giáo hội về việc "sống phúc âm giữa lòng dân tộc" và "giáo dân tốt cũng
là công dân tốt". Vatican đã cử Ðại diện không thường trú tại Việt Nam từ năm 2011 và đến nay đặc phái viên
không thường trú của Vatican đã thực hiện 20 chuyến thăm tới 60/63 tỉnh và thành phố ở Việt Nam.
Câu 6: Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực phản động lợi dụng như thế nào ?
Trước hết, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng: “CNXH không chấp nhận tôn
giáo, xóa bỏ tôn giáo; công dân theo đạo không được xét, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam”; cố gắng tạo
ra khoảng cách cũng như dùng các thủ đoạn làm tăng sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực để
kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. 
Thứ hai, xây dựng các tổ chức lấy danh xưng tôn giáo cùng với việc thiết lập các trang mạng xã hội như:
Youtube, facebook, blog… để phát tán, đăng tải các video, hình ảnh, bài viết với danh nghĩa các tôn giáo để đả
kích, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thứ ba, các tôn giáo ở Việt Nam đều có mối quan hệ quốc tế sâu sắc. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để
các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng mọi chiêu trò để vu khống Đảng, Nhà nước ta “xâm phạm quyền tự do,
đàn áp tôn giáo”; từ đó, kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế lên tiếng, can thiệp.
Thứ tư, lôi kéo, cổ súy, hậu thuẫn cho một số linh mục, chức sắc tôn giáo có nhiều tham vọng chính trị và
lợi dụng đức tin của các tín đồ đã tuyên truyền, xuyên tạc hết sức phản động về Đảng, chế độ, chính quyền các
cấp; ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội, kêu gọi, kích động một bộ phận nhân dân có đạo gây rối.
Thứ năm,dựa vào đặc điểm địa lý; khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, các thế
lực thù địch đã lợi dụng để hình thành, phát triển những tôn giáo cực đoan, dị dạng trái với các giá trị văn hóa
của tôn giáo, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, từ đó thúc đẩy kết hợp chống phá sự nghiệp cách
mạng cả về vấn đề dân tộc và tôn giáo.

You might also like