You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Khánh Vân


Mã lớp HP : 22D1POL51002530
Phòng học : B2-310
Họ và Tên : Trần Lê Minh Trung
MSSV : 31211027088
Lớp : EE003

1
Câu 1: Trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
tôn giáo
Trong xã hội tư bản, sự áp bức chủ nghĩa về mặt kinh tế, gây nên
và đẻ ra mọi hình thức áp bức chính trị đối với quần chúng, làm cho
đơn vị xã hội của quần chúng thấp kém đi, đời sống tinh thần và đạo
đức của quần chúng mê muội và tối tăm thì tôn giáo là một trong
những hình thức áp bức về mặt tinh thần:
 Với người lao khổ, tôn giáo dạy họ phải cam chịu, phải nhẫn
nhục ở trần gian để khi nhắm mắt xuôi tay sẽ được đền đáp ở
thiên đường.
 Với kẻ thống trị, tôn giáo dạy họ làm việc thiện ở thế gian để
biện hộ một cách rẻ tiền cho toàn bộ cuộc đời bóc lột của họ;
tôn giáo bán rẻ cho họ những tấm thẻ để lên thiên đường của
người hạnh phúc.
 Tôn giáo làm cho người nô lệ mất phẩm cách con người và
quên hết những điều đòi hỏi để được sống một cuộc đời đôi
chút xứng đáng với con người.
 Tôn giáo là sự mê hoặc nhân loại đối với quần chúng bị nô lệ
về mặt kinh tế.
Đạo Công giáo cũng là một kinh nghiệm được tổ chức một cách xã
hội; chỉ có điều là đạo ấy không phản ánh chân lý khách quan mà
phản ánh việc một số giai cấp xã hội nhất định lợi dụng sự ngu dốt của
nhân dân.
Trên lập trường duy vật vô thần triệt để, chủ nghĩa Mác - Lênin dù
có thừa nhận những giá trị tích cực nhất định của tôn giáo, song vẫn
phê phán nó, vì xét cho cùng, tôn giáo vẫn hướng con người vào một
thế giới ảo tưởng, an ủi họ quên nỗi đau khổ ở cuộc sống hiện thực và
hứa hẹn sự đền bù cho họ ở một thế giới siêu nhiên. Trong khi đó, để
khắc phục những khổ đau ở cuộc sống trần thế, con người cần phải có
phương tiện hiện thực, có nghị lực, dũng cảm sáng tạo vượt qua trong
xã hội hiện thực.
Lênin cho rằng, một mặt tôn giáo đem lại cho con người sự an ủi
mơ hồ, răn dạy họ nhẫn nhục trong cuộc sống thực để hy vọng được
đền bù ở cõi sống khác, mặt khác tôn giáo là sự biện hộ cho các thế
lực bóc lột và khuyên những người bị bóc lột hãy cam chịu cuộc sống
hiện tại. Người viết: “Đối với những ai suốt đời vẫn lao động và sống
trong cảnh thiếu thốn, tôn giáo dạy họ phải sống theo tinh thần cam
chịu và nhẫn nhục trong cuộc sống dưới trần gian, bằng cách làm cho
họ hy vọng sẽ được đền đáp khi lên thiên đường. Còn đối với những
kẻ sống bằng lao động của người khác, tôn giáo dạy họ hãy làm điều
thiện ở thế gian, biện hộ một cách rẻ tiền cho toàn bộ cuộc đời bóc lột
của chúng, và bán rẻ cho chúng những tấm thẻ để lên thiên đường của
những người hạnh phúc”

2
Câu 2. Phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề
tôn giáo.
Trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta có nhiều nội dung bổ sung,
cập nhật, kế thừa, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà
lãnh đạo, quản lý, quản trị về tôn giáo, các nhà khoa học và tín đồ,
chức sắc của các tôn giáo, cụ thể như sau:
Một là, quan điểm tiếp tục phát huy vai trò, tác động tích cực của
tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Đảng
ta nhấn mạnh yếu tố văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Phát huy những giá trị văn
hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát
triển đất nước”.
Ở Việt Nam, các thuật ngữ: “nguồn lực tôn giáo”, “nguồn lực các
tôn giáo”, “các nguồn lực của các tôn giáo”… mới được đề cập mấy
năm trở lại đây. Các nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý, chức sắc tôn
giáo cũng có quan niệm nhất định về nguồn lực tôn giáo theo các cách
tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào ưu thế, sự đóng góp của các tôn giáo
nói chung, từng tôn giáo nói riêng trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ
thể khác nhau.
Các quan niệm về các nguồn lực của các tôn giáo đều thống nhất ở
những điểm sau: khẳng định vai trò của tôn giáo, coi những tác động
tích cực của các tôn giáo là một trong những nguồn lực quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đều thừa nhận các
nguồn lực của các tôn giáo ở hai phương diện: nguồn lực tinh thần và
nguồn lực vật chất, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn ở nguồn lực tinh
thần - đó là các giá trị về văn hóa, đạo đức tôn giáo; các nguồn lực của
các tôn giáo đã tham gia vào tất cả các quá trình, lĩnh vực trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó ưu thế, đóng góp tiêu biểu ở các
lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo.
Tại Đại hội lần này, Đảng ta tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh đến
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Phát huy
những “nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng”,
“giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo” vào giữ gìn và nâng cao
đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu
dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội, phê phán và ngăn chặn
các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan.
Hai là, thực hiện đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc
Đây là mục tiêu trong thực hiện công tác tôn giáo. Đoàn kết là
truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, chính
tinh thần đoàn kết để dựng nước và giữ nước, người có đạo khác nhau,
giữa người có đạo và không có đạo ở Việt Nam luôn có sự tôn trọng,
chung sống hòa hợp. Thế nên, Đảng ta đặt mục tiêu của công tác tôn
giáo là đoàn kết tôn giáo trong mục tiêu chung đại đoàn kết toàn dân
tộc là phù hợp, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân

3
tộc, phản ánh đúng ý chí, khát vọng của người Việt Nam hiện nay,
trong đó có đồng bào có đạo.
Ba là, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người
Đây là sự khái quát đầy đủ chủ trương nhất quán của Đảng ta đối
với vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo.
Bảo đảm ở đây bao hàm cả sự tôn trọng, quan tâm, tạo điều kiện về
mặt pháp lý lẫn thực tế đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
mọi người. Đối tượng bảo đảm ở đây được mở rộng là “con người”,
không những là tổ chức, “nhân dân”, “công dân” ở trong nước mà còn
là tổ chức, cá nhân người nước ngoài có tôn giáo khi họ sinh sống, học
tập, làm việc ở Việt Nam cũng như người Việt ở nước ngoài khi về
quê hương.
Bốn là, sự chủ động trong tiến hành công tác tôn giáo
Chủ động lắng nghe, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng
của nhân dân là quan điểm, thực tiễn sinh động khẳng định tính ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo đất nước không thể
thay thế được của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công tác tôn giáo cũng
vậy, cần có sự chủ động để kịp thời phát huy những tác động tích cực,
hạn chế, phê phán, đấu tranh, xử lý các biểu hiện tiêu cực liên quan
đến tôn giáo.
Câu 3: Qua nghiên cứu vấn đề tôn giáo, hãy cho biết quan điểm
của bạn về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:
Tôn giáo từ lâu đã là một phần trong cuộc sống đối với mọi người.
Là nơi để mọi người đặt niềm tin, hy vọng cũng như là những nguyện
ước của mình. Tuy nhiên, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu hút sự
chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị
lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Các thế lực thù địch nhận biết được sự nhạy cảm của tôn giáo nên
đã lợi dụng để thực hiện nhiều hành vi như: Lợi dụng hoạt động tôn
giáo vi phạm pháp luật, thậm chí mang “màu sắc chính trị”; lợi dụng
một số bất cập trong quản lý tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mâu thuẫn nội bộ,
tranh giành chức quyền, hoạt động tôn giáo xa rời chuẩn mực đạo đức
và văn hóa truyền thống dân tộc, trục lợi, sa sút đạo hạnh... trong một
số tổ chức tôn giáo; xuất hiện một số loại hội, nhóm mang danh tôn
giáo, đạo lạ.
Một minh chứng cụ thể đó là sự xuất hiện của một hội nhóm tự
xưng là hội Thánh đức Chúa Trời cách đây vài năm. Họ đã lén lút, lôi
kéo người dân tham gia vào tổ chức và từ đó thay đổi tư duy suy nghĩ
của họ thông qua các nghi thức nghi lễ.
Để ngăn chặn những hành vi lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho
những việc làm xấu cần có một vài biện pháp hạn chế:
Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tôn giáo và
công tác tôn giáo.

4
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn
giáo, đẩy mạnh hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo hiến
chương, điều lệ đã được Nhà nước công nhận và theo quy định của
pháp luật.
Ba là, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo để
chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính
trị ở cơ sở, củng cố bộ máy làm công tác tôn giáo đủ mạnh, có tính ổn
định cao, được giao đủ thẩm quyền để làm tốt công tác quản lý các
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thắng, V. C. (2020, 05 07). Tạp Chí Cộng Sản. Được truy lục từ
tapchicongsan.org.vn:
https://tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/
e-ton-giao-va-cong-tac-ton-giao-nham-chia-re-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-gay-
mat-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-nay
2. Hương, T. N. (2021, 9 10). Sở Nội Vụ Tỉnh Nam Định. Được truy lục từ
https://sonoivu.namdinh.gov.vn/:
https://sonoivu.namdinh.gov.vn/qlnn-ve-ton-giao/quan-diem-cua-dang-ta-ve-ton-
giao-trong-van-kien-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-1879
3. Lan, T. H. (2015, 07 16). Hệ Thống Tư Liệu- Văn Kiện Đảng. Được truy lục từ
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-
angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-
nghia-mac-lenin-ve-vai-tro-cua-ton-giao-va-su-van-dung-cua-dang-ta-trong-thoi-ky-
doi-3131

You might also like