You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM

KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
Môn học: Quản Trị Học
Đề Bài:
VIỆC THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Giảng viên : Bùi Dương Lâm


Mã lớp học phần : 22C1MAN50200105
Nhóm sinh viên : Nhóm 16
Khóa – Lớp : K47-EE003

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 9 / 2022

0
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
ST Họ và Tên Nhiệm vụ Mức độ Ký tên
T hoàn
thành
1 Dương Ngọc Sam o Nội dung cơ sở lý Hoàn
luận thành
2 TRần Việt Thành o Nội dung cơ sở lý Hoàn
luận thành
3 Trần Lê Minh o Nội dung thực Hoàn
Trung trạng thành
4 Phùng Mai Linh o Nội dung thực Hoàn
trạng thành
5 Văn Thị Thảo Nhi o Nội dung thực Hoàn
trạng thành
6 Nguyễn Đào Như o Nội dung giải Hoàn
Ánh pháp thành
7 Nguyễn Thanh o Nội dung giải Hoàn
Phong pháp thành

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................................4
PHẦN 1: ĐẠO ĐỨC......................................................................................................................4
I. Khái niệm và các quan điểm về đạo đức:...........................................................................4
1. Khái niệm:........................................................................................................................4
2. Các quan điểm về đạo đức:.............................................................................................4
II. Đạo đức nơi làm việc...........................................................................................................5
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính đạo đức trong việc đưa ra quyết định........................5
2. Các hành vi hợp lý hoá những sai trái về đạo đức.........................................................6
III. Các giải pháp nhằm duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao.....................................................6
PHẦN 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI.............................................................................................7
I. Khái niệm và các quan điểm về trách nhiệm xã hội:.........................................................7
1. Khái niệm:........................................................................................................................7
2. Các đối tượng hữu quan của tổ chức:............................................................................7
3. Phong trào xanh:.............................................................................................................7
4. Sự bền vũng và ba tiêu chuẩn cốt yếu:...........................................................................7
II. Các quan điểm về trách nhiệm xã hội:...........................................................................7
1. Quan điểm thứ nhất:.......................................................................................................7
2. Quan điểm thứ hai:..........................................................................................................8
3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty.......................................................................8
B. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM......................................................................................................9
I. Thực trạng đạo đức trong kinh doanh tại Việt Nam:........................................................9
II. Thực trạng trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp...................................................10
C. NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT ĐẠO
ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI............................................................................................11
KẾT LUẬN...................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................14

2
LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức và trách nhiệm xã hội được cho rằng những vấn đề cần thiết trong kinh
doanh. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được chú trọng ở các doanh nghiệp. Việc thuyết
phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ
dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt đang rất nan giải. Nhóm chúng em đưa ra những lập
luận để thuyết phục rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang đến những chiến lợi
mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Vấn đề về đạo đức và trách nhiệm xã hội
không những là những vấn đề gây khó khăn và bắt buộc mà còn có thể là những cơ hội
tiềm đầy tàng trong kinh doanh cho những ai nhận thức và đón bắt được. Đạo đức kinh
doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự
mạnh.

3
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
PHẦN 1: ĐẠO ĐỨC
I. Khái niệm và các quan điểm về đạo đức:
1. Khái niệm:
Trên phạm vi cá nhân, đạo đức là thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một
người có hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về quy tắc ứng xử, các đường
lối tư duy thanh tao và tốt đẹp.
Trên phạm vi cộng đồng, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc
ứng xử phù hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương cộng đồng đó. Việc đó
tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
Hiện nay, đạo đức là một bộ quy tắc về đạo lý và những giá trị điểu khiển hành vi
của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là đúng hay sai. Đạo đức
còn thiết lập những tiêu chuẩn để xem xét điều gì là tốt hay xấu trong hoạt động quản trị
và ra quyết định.
Đạo đức được cấu thành từ các tiêu chuẩn luật pháp và các tiêu chuẩn cá nhân.
Con người có thể có những quan điểm khác nhau rất lớn về những hành động phù hợp
hay không phù hợp về đạo đức. Cho nên, các nhà quản trị thường đối mặt với những tình
huống mà việc xác định điều gì đúng rất khó khăn và còn bị giằng xé giữa nỗi lo sợ và ý
thức về nghĩa vụ của họ đối với nhà lãnh đạo và tổ chức.
Một số ví dụ về hành vi vi phạm luật pháp và đạo đức:
 Với khách hàng: Bán hàng lừa đảo, cung cấp hóa đơn sai lệch, làm giả số liệu về
chất lượng sản phẩm.
 Với người lao động: Có chính sách phân biệt, tạo một môi trường không thân
thiện, vi phạm các quy định về sức khỏe và an toàn.
 Với nhà cung cấp tài chính: Báo cáo tài chính giả mạo, điều chỉnh các cơ sở dữ
liệu, sử dụng các thông tin riêng tư.
 Với nhà cung ứng: Chấp nhận những đặc ân và tiền lại quả, vi phạm các điều
khoản của hợp đồng, chi trả không có hóa đơn chính xác.
 Với xã hội: Vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường, phơi bày trước công chúng
những rủi ro về an toàn cho xã hội, vi phạm quyền con người ở phạm vi quốc tế.
2. Các quan điểm về đạo đức:
- Quan điểm vị lợi: Một hành vi đạo đức phải tạo ra điều tốt đẹp lớn nhất cho bộ
phận có số đông lớn nhất. Cách tiếp cận vị lợi được xem là nền tảng cho nhiều xu

4
hướng diễn ra gần đây tại các công ty, ví dụ việc giám sát việc sử dụng internet
của người nhân viên và kiểm soát các thói quen cá nhân nếu điều này ảnh hưởng
không tốt đến môi trường làm việc của phần lớn mọi người.
- Quan điểm vị kỷ: Các hành động sẽ có đạo đức khi chúng hỗ trợ cho các lợi ích
dài hạn tốt nhất cho cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa vị kỷ bị diễn đạt một cách sai
lầm để biện minh cho việc có được lợi ích tức thì của bản thân nên nó không được
sử dụng phổ biến trong các xã hội định hướng cao về hoạt động nhóm và tổ chức
ngày nay.
- Quan điểm quyền đạo đức: Một quyết định đúng mang tính đạo đức phải là một
quyết định duy trì được các quyền bất khả xâm phạm của con người. Cách tiếp cận
khẳng định con người có những quyền và sự tự do cơ bản không thể bị xâm phạm
bởi bất kỳ một quyết định của cá nhân nào. Hành vi đạo đức ở đây là hành vi biết
tôn trọng và bảo vệ quyền con người như: quyền riêng tư, quyền được đối xử công
bằng, tự do ngôn luận, tự do thỏa thuận, tự do tư tưởng, … 
- Quan điểm quyền công bằng: Các quyết định đạo đức phải dựa trên nền tảng của
những sự chuẩn mực về sự hợp lý, trung thực và không thiên vị. Các tính chất của
sự công bằng mà các nhà quản trị cần quan tâm:
 Công bằng phân phối: không được đánh giá một cách tùy tiện và chủ quan.
 Công bằng thủ tục: các quy định phải được như nhau cho tất cả mọi người.
 Công bằng đền bù: cá nhân được đền bù các chi phí điều trị bởi những người có
trách nhiệm.
Công bằng trong tương tác (quan hệ): các chủ thể trong mối quan hệ phải nhận được
lợi ích một cách sòng phẳng.
- Quan điểm thực dụng: Các vấn đề đạo đức thường không rõ ràng nên các quyết
định được xem là có đạo đức, có thể chấp nhận được bởi cộng đồng nghề nghiệp.
Các nhà quản trị cần kết hợp các yếu tố của các quan điểm khác để ra quyết định.
II. Đạo đức nơi làm việc
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính đạo đức trong việc đưa ra quyết định
Tất cả các yếu tố như các nhu cầu cá nhân, ảnh hưởng từ gia đình, và nền tảng tôn
giáo sẽ định hình hệ thống giá trị của nhà quản trị. Bên cạnh đó, văn hóa công ty và
những áp lực từ cấp trên, đổng nghiệp cũng tác động đến sự lựa chọn về đạo đức của
cá nhân. Một phẩm chất cá nhân quan trọng thể hiện mức độ của cá nhân trong các
giai đoạn phát triển đạo đức:
Ở cấp độ tiền quy ước, tuân thủ các quy định để tránh bị trừng phạt, hành động
vừa lợi ích của cá nhân, tuân thủ vì lợi ích cá nhân. 

5
 Những nhà quản trị thường sử dụng phong cách lãnh đạo theo quyền lực hay áp
đặt, và cũng xuất hiện khi nhân viên được định hướng về việc hoàn thành một nhiệm
vụ có tính phụ thuộc.
Ở cấp độ theo quy ước, sống theo kỳ vọng người khác, hoàn thành nghĩa vụ và
trách nhiệm của hệ thống xã hội, tán thành luật pháp. 
 Những nhà quản trị thường sử dụng phong cách lãnh đạo khuyến khích mối
quan hệ giữa các cá nhân và sự hợp tác.
Ở cấp độ hậu quy ước, tuân thủ những nguyên tắc phổ quát về công bằng và các
điều tốt đẹp mà bản thân đã chọn. Nhận thức được con người có những giá trị khác
nhau và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề về đạo đức.
 Những nhà quản trị thường sử dụng cách thức lãnh đạo chuyển hóa về chất hay
quan điểm lãnh đạo là người phục vụ, tập trung vào các nhu cầu của những người đi
theo họ khuyến khích người khác hãy xem xét lại bản thân mình và gắn kết với những
lập luận đạo đức ở bậc cao hơn.
Phần lớn các nhà quản trị đang vận hành hoạt động của tổ chức theo những giá trị
thuộc cấp độ thứ hai, theo nghĩa này những suy nghĩ và hành vi đạo đức của họ bị tác
động rất lớn từ cấp trên, đồng nghiệp, và những người có vai trò đáng kể trong tổ
chức hay trong ngành.
2. Các hành vi hợp lý hoá những sai trái về đạo đức
Khi có những hành vi phi đạo đức nhiều người thường tìm cách biện minh
qua bốn cách như sau:
 Tự thuyết phục bản thân hành vi thực sự không phi đạo đức.
 Tự thuyết phục bản thân hành vi đó mang lại lợi ích lớn cho mọi người.
 Tự thuyết phục bản thân hành vi đó không ai phát hiện.
 Tự thuyết phục bản thân hành vi đó sẽ được tổ chức bảo vệ.
III. Các giải pháp nhằm duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao
- Nâng cao tính đạo đức của nhà quản trị và nhân viên. 
- Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp, tầm quan trọng của
ngành nghề, từ đó bồi đắp tình yêu và tinh thần trách nhiệm với công việc được
giao.
- Phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng ý thức, tinh thần đạo đức nghề nghiệp,
không ngừng học tập kinh nghiệm quản lý nhân sự, nghệ thuật thu phục nhân tâm
của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử đạo đức:

6
 Không phân biệt đối xử.
 Không cưỡng bức lao động.
 Điều kiện làm việc phải an toàn và lành mạnh.
 Được tự do liên kết đúng pháp luật.
- Phải bảo vệ người “thổi còi”: Đây là những người dám chỉ ra những hành vi xấu
của người khác trong tổ chức nhằm gìn giữ các tiêu chuẩn đạo đức.
PHẦN 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
I. Khái niệm và các quan điểm về trách nhiệm xã hội:
1. Khái niệm:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là trách nhiệm quản trị trong việc tiến
hành các lựa chọn với thực hiện các hành động để đóng góp cho phúc lợi và lợi ích
của xã hội, và không nên chỉ chú trọng vào lợi ích của doanh nghiệp. Điều đó liên
quan đến việc phân biệt giữa đúng với sai và làm điều đúng, có liên kết đến việc trở
thành một công dân doanh nghiệp tốt.
2. Các đối tượng hữu quan của tổ chức:
Mỗi đối tượng hữu quan đều có những cách thức phản ứng khác nhau vì những lợi
ích khác nhau trong tổ chức. Trong kỹ thuật “Phác thảo sơ đồ đối tượng hữu quan” đã
cung cấp một phương pháp có hệ thống nhằm nhận dạng các nhu cầu, kỳ vọng, tầm
quan trọng và quyền lực tương đối của các đối tượng hữu quan khác nhau cùng những
điều này luôn luôn thay đổi theo thời gian.
3. Phong trào xanh:
Một mệnh lệnh kinh doanh mới được thúc đẩy từ sự dịch chuyển của thái độ xã
hội, các chính sách mới của chính phủ sự thay đổi khí hậu và công nghệ thông tin đã
lan tỏa nhanh chóng bất kỳ một thông tin về tác động tiêu cực của một công ty nào
đó đến môi trường.
4. Sự bền vũng và ba tiêu chuẩn cốt yếu:
Sử phát triển kinh tế có thể tạo ra sự thịnh vượng và đáp ứng nhu cầu của thế hệ
hiện tại trong khi vẫn giữ gìn môi trường và xã hội để thế hệ tương lai có thể thỏa
mãn những nhu cầu. Các nhà quản trị trong tổ chức theo đuổi sự bền vững đo lường
sự thành công của họ theo ba tiêu chuẩn cốt yếu được gọi là 3P:
 Con người (people): xem xét cách thức thực hiện trách nhiệm xã hội theo
công bằng.
 Hành tinh (planet): đo lường sự cam kết của công ty với sự bền vững môi
trường.

7
 Lợi nhuận (profit): xem xét lợi nhuận của tổ chức, yếu tố tài chính
II. Các quan điểm về trách nhiệm xã hội:
1. Quan điểm thứ nhất:
Trách nhiệm quan trong nhất là giải quyết vấn đề nguồn lực và năng lực hoạt
động của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hay là đạt được các mục tiêu
mà nhà quản trị mong muốn đạt được trong phạm vi giới hạn của pháp luật cho
phépLợi ích xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh tế,
cụ thể qua việc thu lợi ích và phân phối lợi ích của tổ chức.
2. Quan điểm thứ hai:
Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà phải bằng
hàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế. Quan điểm này xem trách nhiệm xã hội là sự thừa
nhận một nghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp.
Tổng hợp cả hai quan niệm trên, có thể rút ra kết luận sau đây: 
- Các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thì phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế
và lợi ích xã hội.
- Các tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các lĩnh vực như: Bảo vệ
môi trường sinh thái; Bảo vệ sức khỏe con người; An ninh, an toàn; Quyền
công dân; Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Các nhà quản trị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình và của tổ
chức theo đòi hỏi, yêu cầu của pháp luật, trách nhiệm công dân, theo các chuẩn mực
của đạo đức xã hội, theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống lịch sử văn
hoá của dân tộc.
- Có 2 mức thực hiện trách nhiệm xã hội: 
 Thực thi một cách tự nguyện.
 Tuân thủ quy định, luật pháp của nhà nước (bắt buộc). 
3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty
Toàn bộ trách nhiệm xã hội của công ty có thể chia thành bốn nhóm tiêu tchuẩn
tchủ tyếu: ttrách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, ttrách nhiệm đạo tđức, trách
nhiệm chủ động. t
Trách nhiệm kinh tế là một đơn vị kinh tế cơ bản của xãthội, sản xuất ra thàng
hóa tdịch vụ đáp ứng cho sự mong muốn của xã thội và tối đa hóa lợi tnhuận. Quan
điểm này cho rằng công ty nên hoạt động dựa trên nền tảng gia ttăngtlợi
nhuậntlâutdài.
Tráchtnhiệm pháptlý xác định những gì xã hội cho rằng có tầm quan trọng tliên
quan đến hành vi phùthợp với công tty, phải hoàn thành mục tiêutkinh tế
ttrongtphạmtvitkhuôn khổtcủatpháp luật.

8
Trách nhiệm đạo đức bao gồm những hành vi không cầntthiết được thể chế thóa
trongtluật pháp và có thểtkhông đáp ứngtcho lợi íchtkinh tế trực tiếp của tcông ty.
Trách nhiệm chủ động thì mang tính tự nguyệntvà khát vọng đóng góp cho txã
hội và không bị ràng buộc bởi yếu tố kinh tế, đạo đức hay luật pháp.

B. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH


NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

I. Thực trạng đạo đức trong kinh doanh tại Việt Nam:
Vấn đề đạo đức trong kinh doanh không phải là một vấn đề quá xa lạ với các
doanh nghiệp nói riêng hay với chúng ta nói chung. Kể từ năm 1991, Việt Nam bắt đầu
thực hiện đổi mới chính sách thì những thuật ngữ như đạo đức doanh nghiệp, văn hoá
kinh doanh,... mới thật sự được biết đến. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức kinh doanh mới
thật sự phổ biến nhiều hơn khi Việt Nam tham gia quá trình quốc tế hoá.
Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề cho việc
sản xuất hàng hoá, của cải cho xã hội, mở rộng và phát triển đa dạng các loại hàng hoá,
dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì đây là động lực để khởi nghiệp và phát triển,
đối với các doanh nghiệp lớn thì đây là lúc để tiếp cận thị trường quốc tế, phát triển
mạnh mẽ. 
Bên cạnh những doanh nghiệp có tâm và có tầm, luôn coi tiêu chí đạo đức là yếu
tố quan trọng thì có không ít những doanh nghiệp hiện nay chỉ thấy cái lợi trước mắt
che mất thành công sau này, họ dường như không quan tâm đến sự an toàn của người
dùng và vẫn liên tục sản xuất những hàng hoá, sản phẩm kém chất lượng, giả mạo, mất
vệ sinh. Mục tiêu của họ là những khách hàng dễ dãi, cả tin và cũng có khi là thiếu kiến
thức về sản phẩm đó, khiến cho quyền và lợi ích của người tiêu dùng bị xâm hại nghiêm
trọng.
Trong đợt bùng phát dịch Covid trong năm qua, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng
nhu cầu to lớn của khẩu trang nên đã đầu cơ tích trữ nhằm tăng giá sản phẩm gây ra
không ít khó khăn cho người dân khi dịch xuất hiện.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp luôn đặt đạo đức nghề nghiệp
lên hàng đầu:
Thế Giới Di Động - một doanh nghiệp nhỏ được thành lập từ năm 2005 tại
TP.HCM đến nay đã liên tục phát triển, mở rộng và trở thành một trong những nhà bán
lẻ lớn nhất tại Việt Nam. Hiện tại quy mô của Thế Giới Di Động đã vươn đến tỷ đô. Bí
quyết cốt lõi làm nên thành công đó chính là khách hàng, với tiêu chí “Khách hàng là

9
thượng đế", văn hoá tận tâm chăm sóc khách hàng đã thấm nhuần vào những con người
của Thế Giới Di Động từ nhân viên cho đến các cấp lãnh đạo. Minh chứng cho sự thành
công, tháng 8/2021, công ty ghi nhận 42.238 tỷ tổng doanh thu tăng 56% cùng kỳ và
hoàn thành 67% kế hoạch năm, và sự tận tâm luôn là nhân tố chính cho sự thành công
cuat công ty.
Vingroup - tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đã và đang gây dựng niềm tin,
tiếng vang qua hàng loạt các dự án chất lượng, giờ đây có thể nói Vingroup là lựa chọn
tin cậy của nhiều khách hàng khi chọn lựa sản phẩm. Ông Phạm Nhật Vượng đã từng
nói: “Chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản
phẩm". Với phương châm đó, ông cũng với ban lãnh đạo đã đem về nhiều giải thưởng
danh giá: 5 lần đạt giải “Sao vàng đất Việt", 4 lần nhận giải “Top 10 doanh nghiệp
thương mại dịch vụ xuất sắc", 4 lần nhận giải “Top 10 khách sạn 5 sao"... 
II. Thực trạng trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp
Hiện nay, hầu như đa số các doanh nghiệp VN đều nhận thức được trách nhiệm
của họ đối với xã hội vì trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một khi doanh
nghiệp không thực hiện trách nhiệm của họ đối với xã hội thì đây là một bước đi lùi, họ
không thể tiếp cận được những thị trường mới trên thế giới. Trong khi đó việc thực hiện
trách nhiệm xã hội tốt sẽ mang lại năng suất hiệu quả trong kinh doanh, một minh
chứng cụ thể là theo kết quả khảo sát từ viện khoa học lao động và xã hội được lấy số
liệu từ ngành giày da và dệt may thì doanh thu của 2 doanh nghiệp trên đã tăng 25%,
năng suất lao động từ 34,2tr đồng tăng đến 35,8 tr đồng trên một lao động trong một
năm, hàng xuất khẩu tăng 3%. Hay những chiến dịch như Toyota’s Go Green cung cấp
các kiến thức về vấn đề môi trường hiện nay giúp mọi người nâng cao ý thức, Honda “I
love Việt Nam” thì giáo dục mọi người tham gia giao thông an toàn đúng luật,...
Bên cạnh đó, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt trách nhiệm của họ
đối với xã hội “Có 62% doanh nghiệp chỉ dừng ở mức tuân thủ đầy đủ quy định của
pháp luật Việt Nam và có đến 27% doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu
của pháp luật Việt Nam”. Ta có thể thấy điều này qua những hành vi gian lận trong kinh
doanh, sản xuất hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gây ô nhiễm môi trường, không
có chính sách đảm bảo an toàn và lợi ích cho người lao động. Điển hình là vụ cá chết
hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa khiến cho tỉnh Hà Tĩnh có 10
tấn, Quảng Trị 30 tấn, Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ, hơn 14.000
hộ và 24.000 lao động nghề biển mất việc, ngành du lịch trong khu vực này dường như
bị phá hủy khi doanh thu giảm tới 90%, hay vụ việc nước C2, rồng đỏ chứa lượng chì
quá mức quy định của bộ y tế, và cả những vi phạm của doanh nghiệp khi thực hiện chế
độ lương bổng, bảo hiểm cho người lao động như Công ty Cổ phần LILAMA nợ đóng
BHXH 34 tỷ đồng, công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng 121 Cienco nợ BHXH 17,9 tỷ

10
đồng. Những ví dụ trên cho thấy vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp không thực hiện
nghiêm túc trách nhiệm của mình đối với xã hội gây ra những tổn thất nghiêm trọng.

C. NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


THỰC HIỆN TỐT ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Trên con đường hội nhập, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt
Nam là việc làm vô cùng cần thiết, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích
cho xã hội, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đất nước, hỗ trợ
việc thực thi pháp luật lao động tại Việt Nam tốt hơn. Để có thể giúp các doanh nghiệp
thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:

Thông qua nhiều kênh khác nhau, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
để người dân hiểu rõ bản chất của vấn đề. Chủ đề "Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp" và các quy tắc ứng xử, đặc biệt trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch
định chính sách vĩ mô.
Tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp
đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, đặc biệt là ở các doanh nghiệp
thuộc các ngành đang tham gia vào xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như
giày da, dệt may, thủy sản đông lạnh… để thấy được những thuận lợi, những khó khăn,
thách thức và rào cản, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp để thực hiện.
Nhà nước cần ban hành các các cơ chế, các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp
có thể thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình. Trong quá trình thực hiện trách
nhiệm xã hội và các bộ Quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp cần phải có chi phí, thậm chí
chi phí đầu tư khá lớn, ví dụ đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh và môi trường lao
động. Những khoản chi phí này, nhiều khi doanh nghiệp không chịu nổi, vì thế với một
chính sách ưu tiên, ưu đãi, Nhà nước có thể cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc
tiến thương mại,
Đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội nghề như Hội Công thương, Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành trong việc hình thành các kênh thông tin về
trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các
Bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm
xã hội và các Bộ Quy tắc ứng xử,… Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được thể hiện rõ nét qua việc bảo vệ
môi trường.

11
Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là kế hoạch hành động quốc gia
thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững phù hợp với các mục
tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1393/QĐ -TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh để đảm bảo
phát triển kinh tế một cách bền vững. Theo đó, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên
suốt đến năm 2020, cần đảm bảo cân đối, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường, trách nhiệm xã hội với phát triển xã hội. Các chủ trương, nghị quyết, văn
bản quy phạm pháp luật này ra đời và bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong hoạt
động bảo vệ môi trường, tuy nhiên số lượng và mức độ vi phạm của các doanh
nghiệp ngày càng phức tạp. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý có hiệu quả các hành vi
gây ô nhiễm môi trường cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, các hình phạt phải
thực sự đủ mạnh, đủ sức răn đe người phạm tội. Ngoài ra, cần xây dựng đồng bộ hệ
thống quản lý môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế,
đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ, hướng tới môi trường dễ chịu, thân thiện với con
người.
Tăng cường công tác nhận biết tình huống, kiểm tra, rà soát, giám sát môi trường,
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, cụ thể là giữa lực lượng thanh
tra môi trường và cảnh sát môi trường để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhanh chóng. và
triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân.
Tổ chức nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các dự án
đầu tư, trên cơ sở này cơ quan chuyên môn tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định cấp phép đầu tư hay không. Việc quyết định các dự án đầu tư phải được cân
nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích trước mắt và tác động lâu dài của nó đối với môi trường.
Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ
chức, công dân tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của các quy hoạch,
dự án này.
Tăng cường vai trò của cảnh sát môi trường, thành lập cơ quan kiểm soát cao hơn
để thực hiện kiểm toán môi trường. Đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn hóa và
năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ phụ trách các công trình môi trường; trang
bị phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ đắc lực cho hoạt động của các lực lượng này.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội là vấn đề lâu dài. Tuy nhiên, điều này chủ yếu được
thực hiện ở các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường chính (EU,
Mỹ, Nhật Bản ...), nhưng trong tương lai, tất cả các doanh nghiệp sẽ phải thể hiện trách
nhiệm xã hội. Câu hỏi này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, xây dựng kế
hoạch và lộ trình dài hạn cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt
Nam trong thời kỳ mới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.
Các doanh nghiệp nên nghiên cứu và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp
luật Việt Nam như bộ luật lao động, luật bảo vệ môi trường. Đây là những quy định
được các doanh nghiệp nước ngoài và các chuyên gia quốc tế đánh giá cao, và hầu hết
các quy định này đều tuân thủ các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

12
và các yêu cầu cơ bản của quốc tế trong nước và quốc tế nhằm tuân thủ tốt các quy định
của pháp luật Việt Nam là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp khẳng định danh
tiếng và thương hiệu của mình, xây dựng thiện cảm và hình ảnh tốt đẹp của mình trong
mắt người tiêu dùng và đối tác.
Cần tổ chức nhiều cuộc đối thoại, trao đổi để thống nhất nhận thức về trách nhiệm
xã hội giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc gia và quốc
tế liên quan đến hoạch định chính sách ở mức độ hợp lý, khuyến khích các doanh
nghiệp, đặc biệt là quy mô vừa và nhỏ quan tâm và triển khai các mô hình quản lý
doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Xây dựng vòng xếp hạng công khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất và
cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân cao nhất. Họ xứng đáng được xã hội tôn vinh.
Đối với Chính phủ, cần xây dựng hệ thống pháp luật hết sức chính xác, không
thừa (không tạo chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp) và không thiếu nhằm bảo vệ
tối thiểu lợi ích công cộng. Qua các vụ việc thực phẩm bị ô nhiễm, chúng ta thấy rằng
các cơ quan nhà nước thường ở thế bị động và các văn bản quy phạm pháp luật không
bám sát thực tế. Quan trọng hơn, cần nâng cao hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp
luật này. Để làm được điều này, chúng ta có thể áp dụng RIA (Đánh giá tác động của
pháp luật) trong quy trình quản lý. RIA Giúp xác định xem giải pháp quy định có phải
là giải pháp cần thiết và hợp lý hay không. Nếu vậy, RIA sẽ tìm ra mức quy định phù
hợp nhất để đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp. Một khi văn bản
rất chính xác, hiệu ứng văn bản cũng được cải thiện đáng kể.
Tăng cường vai trò của nhà trường trong việc hình thành ý thức trách nhiệm xã hội
của học sinh. Cần tạo ra các hội thảo, diễn đàn để thảo luận và tìm ra giải pháp cho các
vấn đề xã hội thực sự như ô nhiễm môi trường, kẹt xe, tắc đường và lũ lụt, tham nhũng
và kém hiệu quả trong giao thông công cộng, hoạch định chính sách của Nhà nước…
Đối với học sinh và người lớn muốn học trên giảng đường đại học. Trong các khóa học,
cần tạo nhiều tương tác giữa giáo viên với học viên và giữa các học viên với nhau để
thảo luận về đạo đức kinh doanh đặc biệt là đối với nhận sinh viên học khối ngành kinh
tế đó là những điều kiện để hình thành thái độ và nhân cách của những sinh viên trẻ là
nhà lãnh đạo tương lai của đất nước.

KẾT LUẬN

Đạo đức và trách nhiệm xã hội luôn là hai vấn đề mật thiết với nhau và đại diện
cho một doanh nghiệp. Đạo đức chính là mũi tàu, là nỗ lực cho sự phát triển của doanh
nghiệp. Về trách nhiệm xã hội được xem một nguồn đầu tư dài lâu, nguồn dự phòng của
các doanh nghiệp trong những thời điểm gặp khó khăn. Điển hình như Covid - 19 vừa
qua, doanh nghiệp là ‘’nguồn” quan trọng về vấn đề việc làm và tiền lương cho nhân
viên, còn Nhà nước dùng tiền để hỗ trợ các doanh nghiệp. Như vậy một doanh nghiệp

13
có thể làm tốt được hai vấn đề này là một doanh nghiệp thành công, là một doanh
nghiệp kiểu mẫu cho sự phát triển chung của thị trường thương mại, nâng cao và thúc
đẩy xã hội phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy tiềm năng của thị
trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Dafl, R. L. (2016). Kỷ nguyên mới của quản trị. Hồng Đức.

Đạt, L. T. (2020). Đồ án . Được truy lục từ doan.edu.vn: https://doan.edu.vn/do-an/tieu-luan-dao-duc-


va-trach-nghiem-xa-hoi-cua-cac-doanh-nghiep-trong-kinh-doanh-50337/

Xem tài liệu. (2020). Được truy lục từ xemtailieu.net: https://xemtailieu.net/tai-lieu/tieu-luan-dao-duc-
va-trach-nhiem-xa-hoi-trong-kinh-doanh-1418387.html

Công. (2014). 123doc. Được truy lục từ 123docz.net: https://123docz.net//document/1112822-tieu-


luan-dao-duc-va-trach-nhiem-xa-hoi-trong-kinh-doanh-pdf.htm

My, T. T. (2020). Tạp chí công thương. Được truy lục từ tapchicongthuong.vn:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-o-viet-
nam-nham-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-72855.htm

14

You might also like