You are on page 1of 7

Bài kiểm tra giữa kì môn Quản trị học

Sinh viên :

Nguyễn Thị Thái Hòa

Lớp: NH005

Mã số sinh viên: 31191026279

Đè bài: Các em hãy cho biết ý nghĩa của từng mục (lớn & nhỏ) trong chương ĐẠO
ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI và việc vận dụng từng nội dung này vào thực tiễn
quản trị như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
I. Đạo đức quản trị:
Đạo đức là một bộ quy tắc về nhân cách hay phẩm hạnh và những giá trị điều khiển
hành vi của một cá nhân hay một nhóm được dung để đánh giá điều gì đó là đúng
hay sai.
- Ba vùng phạm trù chi phối hành động của con người: đạo đức có thể được thấu
hiểu rõ ràng hơn khi so sánh giữa hành vi bị kiểm soát bởi pháp luật và bởi sự tự
nguyện.
 Hành vi được chấp nhận bởi luật pháp: các nhà làm luật thiết lập các quy
định buộc các cá nhân và công ty phải tuân thủ.
 Phạm vi của sự lựa chọn tự nguyện gắn liền với những hành vi mà luật pháp
không cấm do đó các cá nhân và tổ chức được hành động một cách tự do.
 Nằm giữa hai vùng này là vùng phạm trù của đạo đức. Vùng này có những
tiêu chuẩn về cách cư xử hình thành dựa trên những nguyên tắc và giá trị
được chia sẻ về những cách ứng xử có đạo đức, chúng sẽ hướng dẫn hành vi
cá nhân và tổ chức.

Vận dụng vào thực tiễn quản trị,ví dụ: Các vấn đề về đạo đức có thể rất phức tạp, chuẩn mực về
tốt/xấu cũng khác nhau giữa nhận thức của mỗi người, con người trong tổ chức có quan điểm
khác nhau về đúng hay sai. Một môi trường không thân thiện với chính sách phân biệt, vi phạm
các vấn đề sức khỏe, an toàn là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức quản trị.

II. Quản trị có đạo đức trong thời đại hiện nay:
 Các nhà quản trị chịu trách nhiệm rất lớn trong việc hình thành môi trường
đọa đức trong mỗi tổ chức và họ cần đóng vai trò như là hình mẫu cho người
khác.
 Các NQT có trách nhiệm giám sát việc sử dụng nguồn lực để phục vụ cho các
đối tượng hữu quan bao gồm các cổ đông, người nhân viên, khách hàng và
xã hội.
 Một điều rất không may mắn trong môi trường kinh doanh ngày nay là sự
nhấn mạnh quá mức vào việc làm hài lòng các cổ đông làm cho một số NQT
hành xử phi đạo đức với khách hàng, nhân viên, toàn thể XH nói chung.

Vận dụng vào thực tiễn quản trị,ví dụ: Các nhà quản trị có trách nhiệm lớn trong việc thiết lập
một môi trường đạo đức, các cuộc khủng hoảng về đạo đức đã mang lại sự quản trị có đạo đức
đi đầu. Ví dụ về vi phạm đạo đức đối với khách hàng: bán hàng lừa đảo, cung cấp hóa đơn sai
lệch, làm giả số liệu về chất lượng sản phẩm,… để nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
làm hài lòng các cổ đông nhưng điều này đã mang đến một sự hủy hoại cho tương lại doanh
nghiệp.

III. Những vấn đề về lưỡng nan đạo đức:


 Mặc dù phần lớn các công ty đều có một bộ quy tắc đạo đức trong đó quy
định rõ các hành vi mong đợi, những sự bất đồng và nan giải về những gì
được xem là phù hợp thường xuất hiện.
 Một vấn đề về lưỡng nan đạo đức nổi lên trong một tình huống liên quan
đến vấn đề đúng hoặc sai khi các giá trị mâu thuẫn với nhau. Vấn đề đúng và
sai không thể nào được xác định một cách rõ rang.

Vận dụng vào thực tiễn quản trị,ví dụ: Nhà quản trị nên lường trước và đặt ra các cách giải
quyết cho các vấn đề lưỡng nan đã hoặc có khả năng xảy ra trong tương lai để ngăn chặn một
cách tối ưu hậu quả mà nó để lại. Ví dụ, điều những doanh nhân đối tác nhà quản trị tham gia
tư vấn cần là phải chứng minh được NQT thực sự thấu hiểu những áp lực họ phải đối mặt hằng
ngày.Và những đối tác khác của tôi cũng vậy có một sự nhận thức mạnh mẽ về sự tôn trọng
quyền lực. Nếu không hiểu được điều này, mọi cuộc bàn luận về giá trị đạo đức nơi làm việc
đều sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí không khéo sẽ có vẻ đạo đức giả.

IV. Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức:


 Quan điểm vị lợi cho rằng một hành vi đạo đức phải tạo ra điều tốt đẹp lớn
nhất cho bộ phận có số đông lớn nhất.
 Quan điểm vị kỷ cho rằng các hành động sẽ có đạo đức khi chúng hỗ trợ cho
các lợi ích dài hạn tốt nhất của cá nhân.
 Quan điểm các quyền đạo đức khẳng định một quyết định đúng mang tính
đạo đức phải là một quyết định duy trì được các quyền bất khả xâm phạm
của con người.
 Quan điểm công bằng cho rằng các quyết định đạo đức phải dực trên nền
tảng của những chuẩn mực về sự hợp tình hợp lý, trung thực và không thiên
vị. Công bằng phân phối- Công bằng thủ tục- Công bằng trong đền bù.
 Quan điểm thực dụng tránh xa những cuộc tranh luận về những gì được xem
là đúng, là tốt, hay chỉ đặt nền tảng cho các quyết định dựa vào những chuẩn
mực thịnh hành, Xh, và tất cả các đối tượng hữu quan.

Vận dụng vào thực tiễn quản trị,ví dụ: một nhà ra quyết định phải xem xét và sẽ chọn quyết
định đem lại lợi ích tối ưu cho bộ phận đông nhất; bên cạnh đó các nhà quản trị cần tránh can
thiệp vào những quyền cơ bản của con người như quyền tự do riêng tư cá nhân, quyền thỏa
thuận tự nguyện, tự do ngôn luận,… ví dụ nhà quản trị khi không đáp ứng được các nhu cầu cơ
bản trên sẽ dễ dẫn đến các hệ lụy, ảnh hưởng đến trược tiếp người nhân viên, năng suất lao
động sẽ giảm và công ty sẽ lao đao.

V. Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức:

Cá nhân mang những phẩm chất và đặc trưng riêng của mình đến cho tổ chức.
Nhu cầu cá nhân, sự ảnh hưởng từ gia đình và nền tảng tôn giáo sẽ định hình cá nhân. Các đặc
trưng cụ thể của một các nhân như sức mạnh bản thân, tự tin và cảm giác độc lập mạnh mẽ có
thể đảm bảo cho nhà quản trị tiến hành các chọn lựa có tính đạo đức. Một phẩm chất cá nhân
quan trọng thể hiện mức độ của cá nhân trong các giai đoạn phát triển đạo đức.

 Cấp độ tiền quy ước, cá nhân quan tâm đến nhưng khen thưởng và trừng
phạt từ bên ngoài và họ sẽ tuân thủ quyền lực để tránh khỏi những hậu quả
bất lợi cho bản thân.
 Ở cấp độ theo quy ước con người học cách thích nghi với những kỳ vọng về
hành vi tốt được định rõ bởi các đồng nghiệp, thành viên trong gia đình, và
xã hội.
 Ở cấp độ hậu quy ước, các cá nhân được hướng dẫn bởi một tập hợp các giá
trị nội tại dựa trên những nguyên tắc phổ quát về công bằng và các điều tốt
đẹp và thậm chí họ sẽ không tuân thủ những quy định hay luật lệ vi phạm
những nguyên tắc này.

Vận dụng vào thực tiễn quản trị,ví dụ: nhà quản trị không nên sử dụng phòng cách lãnh đao
quyền lực hay áp đặt, nên đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và tương tác giữa các cá nhân, ưu tiên
nhân viên làm việc nhóm các nhà lãnh đạo nên khuyến khích mối quan hệ giữa các cá nhân và
sự hợp tác. Ví dụ một nhà quản trị luôn gây áp lực hay thể hiện quyền lực sẽ làm nhân viên sợ
hãi và hình thành hình thức chống đối, luồn lách và không thể tự do phát huy tính sang tạo làm
nằn suất và văn hóa công ty giảm sút đáng kể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh
nghiệp.

VI. Trách nhiệm xã hội của công ty là gì:

Trách nhiệm xã hội của công ty (CSR) đó là trách nhiệm quản trị trong việc tiến
hành các lựa chọn và thực hiện các hành động để đóng góp cho phúc lợi và lợi
ích của xã hội, chứ không nên chỉ chú ý vào lợi ích riêng của công ty.
 Các đối tượng hữu quan của tổ chức có những cách thức phản ứng khác
nhau bởi vì họ có các lợi ích khác nhau trong tổ chức. kỹ thuật “phác thảo
sơ đồ đối tượng hữu quan”, cung cấp một phương pháp có hệ thống để
nhận dạng các kỳ vọng,.. giúp các nhà quản trị nhận dạng xác định thứ tự
ưu tiên các đối tượng hữu quan.
 Phong trào xanh là một mệnh lệnh kinh doanh mới, được thúc đẩy từ sự
dịch chuyển của thái độ xã hội, các chính sách mới của chính phủ, sự thay
đổi khí hậu, và công nghệ thông tin đã lan tỏa nhanh chóng bất kyfmootj
thông tin về tác động tiêu cực của một công ty nào đó đến môi trường.
 Sự bền vũng và ba tiêu chuẩn cốt yếu đề cập đến sự phát triển kinh tế có
thể tạo ra sự thịnh vượng và đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại trong
khi vẫn giữ gìn môi trường và xã hội để thế hệ tương lai có thể thỏa mãn
những nhu cầu của họ. Khái niệm ba tiêu chuẩn cốt yếu được gọi là 3 P :
People, Planet, Profit.

Vận dụng vào thực tiễn quản trị, ví dụ: thực hiện tốt trách nhiệm công dân, phân biệt đúng sai
và làm việc đúng. Thực hiện các lựa chọn đóng góp cho xã hội và các đối tượng hữu quan, luôn
biết vì một mục tiêu một mục đích chung. Ví dụ đứng trước lực chọn đạt được lợi ích cho bản
thân hay cho cả tổ chức chúng ta thường băn khoăn và khó chọn lựa, hi sinh lợi ích cá nhân cho
tổ chức hay làm điều ngược lại? thực ra lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích tổ chức và lợi ích
tổ chức cũng chính là lợi ích là những đặc quyền mà cá nhân được hưởng, vậy chúng ta không
nên băn khoăn mà làm ảnh hưởng đến tiến trình cũng như hiệu quả, luôn đặt mụa tiêu lợi ích
tổ chức lên hàng đầu, bỏ qua lợi ích cá nhân để mang lại hiểu quả nhất cho công việc, đó cũng
chính là lợi ích mà mình nhận được.

VII. Đánh giá trách nhiệm của công ty:


 Trách nhiệm kinh tế là sản xuẩ ra dịch vụ và hàng hóa đáp ứng cho sự
mong muốn của xã hội và tối đa hóa lợi nhuận cho nhwungx người chủ
doanh nghiệp và cổ đông.
 Trách nhiệm pháp lý là các đơn vị kinh doanh được mong đợi phải hoàn
thành mục tiêu kinh tế trong phạm vi khuôn khổ các yêu cầu về luật
pháp.
 Trách nhiệm đạo đức là các tổ chức nên hành động một cách công bằng
trung thực và không phân biệt, tôn trọng quyền các cá nhân
 Trách nhiệm chủ động là tiêu chuẩn cao nhất của trách nhiệm xã hội bởi
vì nó vượt qua mọi mong đợi của xã hội để đóng góp cho phúc lợi của
cộng đồng.

VIII. Quản trị đạo đức công ty và trách nhiệm xã hội:


 Bộ quy tắc đạo đức là một bản tuyên bố chính thức về những giá trị của
công ty liên quan đến các vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội. Nó
truyền đạt đến nhân viên về những gì mà công ty đang theo đuổi. Bộ quy
tắc đạo đức thường thể hiện theo hai dạng: những tuyên bố dựa trên
nguyên tắc mang tính nền tảng và những tuyên bố dựa trên chính sách
nền tảng.
 Cấu trúc đạo đức thể hiện các hệ thống, các luận điểm, và các chương
trình khác nhau mà một công ty thực hiện để khuyến khích và hỗ trợ các
hành vi đạo đức.
 Hoạt động thổi còi là những người nhân viên phươi bày các thực tiễn phi
đạo đức, vi phạm pháp luật, hay không chính đáng của các nhà quản lý
hay các ông chủ của mình.

Vận dụng vào thực tiễn quản trị, ví dụ: Lãnh đạo đạo đức thể hiện việc các nhà quản trị cần xem
trọng danh dự và trung thực công bằng trong việc đối xử với người nhân viên và khách hàng và
hành xử có đạo đức trong cả đời sống nghề nghiệp và riêng tư. Một người lãnh đạo như vậy sẽ
lan tỏa lối hành sử đúng đắng của mình cho các nhân viên, hữu quan, và lớn lao hơn là từng cá
thể như vậy giúp phần la tỏa cho toàn xã hội.

IX. Các tình huống kinh doanh về đạo đức và trách nhiệm xã hội:
Các nhà quản trị ngày nay cần nhận thức rằng việc quan tâm đến đạo đức và trách
nhiệm xã hội là rất quan trọng cũng như việc quan tâm đến chi phí, lợi nhuận, và
tăng trưởng.
Các nghiện cứu cho ra nhiều kết quả khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều chỉ ra
có một mối quan hệ cùng chiều giữa hành vi có đạo đức và trách nhiệm xã hội với
kết quả tài chính của doanh nghiệp.

You might also like