You are on page 1of 7

2.2.

CÁC LÝ THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI TRONG QUẢN TRỊ


2.2.1. Các lý thuyết về mối quan hệ con người (Bảo Châu)
2.2.2. Các lý thuyết về hành vi
2.2.2.1. Douglas Mc Gregor (1906 – 1964)

Douglas Murray McGregor (1906-1964) là một kỹ sư công nghiệp và nhà tâm lý học


người Mỹ sống trong nửa đầu thế kỷ 20. Ông cho xuất bản cuốn “The Human Side of
Enterprise” và trở nên nổi tiếng với thuyết X và thuyết Y.
Vì đã quá mệt mỏi và chán với những khuyến cáo của trào lưu về mối quan hệ con người.
Ông đã thách thức cả những quan điểm cổ điển và các giả định ban đầu của trào lưu về
mối quan hệ con người liên quan đến hành vi của con người.
Dựa vào kinh nghiệm của một nhà quản trị và là một nhà tư vấn, dựa trên kiến thức
chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực tâm lý học và dựa vào kết quả nghiên cứu của
Maslow, McGregor đã xây dựng thuyết X và thuyết Y.
Theo Douglas Mc Gregor, những nhà quản trị theo thuyết X thường thực hiện hoạt
động quản trị dựa theo các giả định như sau:
- Một người lao động bình thường về bản chất sẽ không thích làm việc và tìm cách tránh
nó nếu có thể.
- Bởi vì bản chất của người lao động là không thích làm việc và làm việc vì lợi ích vật
chất nên người lao động cần phải bị ép buộc làm việc, bị kiểm soát, điều khiển, hoặc đe
dọa trừng phạt để buộc họ phải có những nỗ lực tương xứng hướng về sự hoàn thành các
mục tiêu của tổ chức.
- Một người lao động bình thường ưa thích bị điều khiển, tránh trách nhiệm, có ít tham
vọng và mong muốn an toàn là cao nhất.
Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm
Với phương thức quản lý này thì việc áp dụng là rất dễ và mang tính kỉ luật cao.
Nhược điểm
Thuyết X tán thành cách tiếp cận bi quan, tiêu cực và biện pháp quản lý nghiêm khắc,
cứng rắn đối với người lao động; đó là phương thức quản lý truyền thống, tập trung và
chuyên quyền.. Tuy nhiên, không thể phát huy hết năng lực tiềm ẩn của con người.
Ví dụ: Chuyên gia Robert Gibb, chuyên gia tư vấn nhân sự am hiểu sâu sắc về phong
cách làm việc của nhân viên người Việt trong một hội thảo do Công ty IDT tổ chức có
đưa ra những ví dụ minh họa điển hình về việc áp dụng chiến lược X. Nếu như trước đây
Yahoo áp dụng triệt để lý thuyết Y trong quản trị, thì thời gian gần đây nữ CEO Marissa
Mayer lên nắm quyền đã chuyển sang phương thức quản trị X. Cho rằng việc sử dụng lý
thuyết Y quá nhiều sẽ không tạo động lực cho nhân viên, bà Mayer đã yêu cầu toàn bộ
nhân viên cấp cao của Yahoo phải làm việc tại văn phòng công ty, theo đó mọi thỏa
thuận tại nhà sẽ không có hiệu lực. Việc làm nghiêm khắc này, theo bà Mayer là nhằm
mục đích tăng năng suất và tạo kết nối trong văn hóa công ty.
* THUYẾT X : CON NGƯỜI THỤ ĐỘNG => CHUYÊN QUYỀN
Trong khi đó, các giả định của thuyết Y cho rằng:
- Việc sử dụng những nỗ lực về vật chất và tinh thần trong công việc cũng như nghỉ ngơi
là bản chất tự nhiên của con người. Do đó một con người bình thường không bao giờ có
tính chất không ưa thích làm việc.
- Các kiểm soát từ bên ngoài cũng như các đe dọa trừng phạt không chỉ là phương tiện
duy nhất để làm cho các nỗ lực của con người hướng về các mục tiêu của tổ chức. Người
lao động sẽ tự kiểm soát và tự điều khiển trong việc hoàn thành các mục tiêu mà họ đã
cam kết. => đe dọa và trừng phạt không phải là phương tiện duy nhất thúc đẩy con người
thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Một con người bình thường được biết là, trong những điều kiện thích hợp, không chỉ
chấp nhận mà còn tìm kiếm trách nhiệm.
- Năng lực để thực hiện các giải pháp một cách giàu hình tượng, khéo léo, sáng tạo khi
giải quyết các vướng mắc của tổ chức được phân công rộng khắp, chứ không hạn hẹp, và
cho mọi thành viên trong đám đông. Lúc này nhân viên xem công việc như là một phần
tự nhiên trong cuộc sống, và có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức trong môi trường
thuận lợi.=> Họ dám chịu trách nhiệm và có khả năng sáng tạo đóng góp cho tổ chức
- Trong điều kiện của đời sống công nghiệp hiện đại ngày nay, tiềm năng tri thức của một
con người bình thường chỉ được sử dụng có một phần, cần đặt câu hỏi làm thể nào để có
thể khơi dậy những tiềm năng đó.=> tài năng của con người luôn tiềm ẩn.
Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm

 Thuyết Y là thuyết lạc quan, năng động và nhân bản hơn về bản chất và hành vi
của người lao động.
 Thuyết Y đề cao tính dân chủ, chủ trương sử dụng “biện pháp tự chủ” tạo ra
những điều kiện phù hợp để các thành viên trong tổ chức có thể đạt tới mục tiêu
của chính mình một cách tốt nhất qua đó mục tiêu chung của tổ chức cũng đạt
được.
Nhược điểm
Tuy nhiên, khó áp dụng và chỉ có thể phát huy trong các tổ chức có trình độ cao và yêu
cầu sự sáng tạo.
Ví dụ: Ngày nay thì thuyết Y của Douglas Mc Gregor vẫn được áp dụng và sử dụng rộng
rãi phổ biến. Cũng rút ra từ ví dụ của chuyên gia Robert Gibb thì Doanh nghiệp tiêu biểu
cho việc ứng dụng 100% thuyết quản trị Y vào điều hành là Zappos, mô hình bán giày
dép, tư trang qua mạng lớn và thành công nhất thế giới. Giới truyền thông ca ngợi Zappos
là môi trường làm việc đáng mơ ước với nhiều người, nhân viên tại đây làm việc hào
hứng và tràn đầy năng lượng. Zappos được xem là một trong những nơi hạnh phúc nhất
để làm việc.

* THUYẾT Y : CON NGƯỜI CHỦ ĐỘNG => MỀM DẺO


2.2.2.2. Chris Argyris (1923 – 2013)

Chris Argyris (1923 – 2013) là một học giả và đồng thời cũng là một nhà tư vấn về quản
trị, trong quan điểm của mình về quản trị cũng như phản ánh niềm tin vào bản chất con
người theo cách tiếp cận của Maslow và McGregor.
Thông qua việc đối chiếu thực tiễn quản trị xuất hiện trong các tổ chức truyền thống và
hệ thống cấp bậc với nhu cầu và năng lực của người trưởng thành, Chris Argyris đã kết
luận rằng một số thực tiễn quản trị hình thành trong những tổ chức bị ảnh hưởng bởi cách
tiếp cận cổ điển về quản trị không tương thích với bản chất của thuyết nhân cách trưởng
thành. Điều này có thể được minh họa qua các ví dụ sau đây:
- Theo thuyết quản trị khoa học, nhà quản trị thực hiện nguyên tắc chuyên môn hóa
dựa trên quan niệm cho rằng con người sẽ làm với hiệu suất cao khi công việc
được mô tả chi tiết hơn. Chris Argyris tin rằng điều này hạn chế cơ hội tự thể hiện
của người lao động.
- Theo thuyết quản trị hành chính, con người làm việc trong một hệ thống cấp bậc
được mô tả và phân cấp rõ ràng với chỉ thị và kiểm soát từ cấp cao. Theo Chris
Argyris, điều này sẽ tạo ra những người lao động phụ thuộc, thụ động và những
con người này cảm thấy mình có rất ít quyền kiểm soát trong môi trường công
việc của họ.
- Nếu thực hiện quản trị theo nguyên tắc của Fayol, khái niệm thống nhất chỉ huy
giả định rằng hiệu suất sẽ tăng lên khi công việc của người lao động được hoạch
định và chỉ huy từ người lãnh đạo trực tiếp. Chris Argyris lập luận rằng điều này
có thể tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự thất bại về tâm lý, trong khi đó sự
thành công tâm lý sẽ xuất hiện khi con người được phép xác định các mục tiêu của
mình.
Chris Argyris đã khuyên các nhà quản trị nên:
+ Mở rộng trách nhiệm công việc
+ Cho phép đa dạng nhiệm vụ hơn
+ Điều chỉnh phong cách giám sát theo hướng cho phép người lao động tham gia ý kiến,
và thúc đẩy quan hệ con người tốt hơn.
 Bản chất con người luôn muốn độc lập trong hành động, sự đa dạng trong mối quan
tâm và khả năng tự chủ.
 Nhà lãnh đạo, quản trị hữu hiệu=> biết tạo điều kiện cho nhân viên ứng xử như những
người trưởng thành và điều đó chỉ có lợi cho tổ chức.
 Khi được đối xử như là những con người trưởng thành, tích cực và có trách nhiệm thì
người lao động sẽ đạt được năng suất cao cho tổ chức. Bởi: một sự nhấn mạnh thái
quá của nhà lãnh đạo, quản trị đối với việc kiểm soát nhân viên sẽ dẫn tới nhân viên
có thái độ thụ động, lệ thuộc và né tránh trách nhiệm=>họ sẽ né tránh và có thái độ
tiêu cực đói với việc hoàn thành mục tiêu.
2.2.3. Nhận xét chung về lý thuyết tâm lý – xã hội trong quản trị
Ưu điểm
 Là một bước phát triển của quản trị học. Nhờ đó mà đã tạo nên những thay đổi căn
bản trong quản trị thực hành.
 Nhấn mạnh nhu cầu xã hội, được quý trọng và tự thể hiện mình của người lao
động. Đây là những yếu tố quyết định nhất trong tổ chức, một điều mà thuyết cổ
điển về quản trị không đề cập đến.
 Năng suất không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật. Năng suất lao động còn tùy
thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý – xã hội. Con người là những cá nhân có
những mối quan hệ mật thiết trong một tổ chức. Sự tương tác giữa các cá nhân và
tập thể trong mối quan hệ thân thiện, hợp tác sẽ làm tăng năng suất lao động
 Góp phần to lớn vào nghiên cứu thực hành quản trị. Bởi dựa trên lý thuyết tâm lí –
xã hội mà ngày nay người quản trị hiểu rõ hơn về nhu cầu và động cơ hoạt động
của con người.
Nhược điểm:
 Quá chú ý đến yêú tố tâm lý – xã hội của con người mà chưa xem xét đên yếu tố
kinh tế. Môi trường xã hội nơi làm việc chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất; lương bổng và quyền lợi vật chất, cơ cấu tổ chức, sự rõ ràng trong
công việc … cũng có vai trò nhất định đối với năng suất lao động
 Lý thuyết chỉ coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín mà không quan
tâm đến những yếu tố ngoại lai. Với hệ thống mở, quan hệ con người trong tổ chức
không còn phụ thuộc vào tương quan nội bộ giữa các thành phần trong tổ chức, mà
còn chịu sự chi phối của các yếu tố bên ngòai như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa,... các yếu tố này thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản trị.

You might also like