You are on page 1of 5

CHƯƠNG 5: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

“Cả những bậc đạo đức cao siêu không hẳn rõ tài hay bất tài, lúc lên lúc xuống, chỉ cốt lấy được hòa làm mức
phiên việt cả mọi vật…Những bậc như thế thì có điều gì lụy đến thân được! Còn thói đời thường thì tính nào có
thể? Hợp với người thì có lúc hòa tan, làm nên việc thì có người nghị luận, ngay thẳng thì đè nén, tôn trọng thì bị
chê bai, làm thì có kẻ phá, giỏi thì có kẻ gen,không ra gì thì thiên hạ khinh bỉ…Nhân tình như thế thì làm thế nào
được! Thương ôi! Các người nên nghi lòng, chỉ có đạo đức mới khỏi lụy mà thôi.” Trang tử
I.1. Khái niệm
 Đạo đức là một từ Hán Việt được dùng để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người.
Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên.
 Theo nghĩa đạo đức cá nhân: Đạo đức là thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người có hiểu biết
và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp
 Trên phạm vi cộng đồng: Đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử phù hợp với
đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa
 Khái niệm hiện nay: Đạo đức là những quy tắc,những chuẩn mực nhằm xác định các tiêu chuẩn tốt xấu,
đúng sai qua đó để định hướng hành vi ứng xử của con người
 Trong thực tế xã hội Đạo đức thường bao hàm hai nhân tố cấu thành: Pháp luật và các giá trị cốt lõi của
cá nhân (Các tiêu chí cá nhân) Pháp luật (Các tiêu chuẩn luật pháp) Sự lựa chọn hành vi tự nguyện (Các
tiêu chí cá nhân) Đạo đức (Các tiêu chuẩn xã hội)
I.2. Các quan điểm về đạo đức
 Các quan điểm đạo đức Trung hoa cổ đại:
 Quan điểm đức trị của Khổng tử: quan điểm đức trị của Khổng tử thể hiện thông qua đạo nhân, theo
Ông nhân là biết yêu thương giúp đỡ người khác đó là yếu tố quan trọng trong” ngũ thường” nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín
 Quan điểm pháp trị của Hàn phi tử: Khác với quan điểm của Khổng tử chú trọng đến bản tính thiện
trong con người thì Hàn phi tử lai nhấn mạnh đến mặt ác và coi hình phạt là cách thức hữu hiệu nhất để
ngăn chặn.Theo ông để cai trị cần phải dùng 3 yếu tố: thế, pháp, thuật

 Quan điểm đạo đức của phương tây


 Sự thay đổi về nhận thức đạo đức trong kinh doanh của phương tây
 Trước năm 1960: “Kinh doanh cần đến đạo đức”
 Năm 1960: Các vấn đề xã hội trong kinh doanh xuất hiện: Nhu cầu đòi hỏi đạo đức trong kinh doanh
tăng cao do xuất hiên những công ty trục lợi tàn phá cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường... Năm 1962
tổng thống Mỹ đã đưa ra một “thông điệp đặc biệt về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” bao gồm 4
quyền cơ bản: quyền được hưởng sự an toàn, quyền được biết, quyền được lựa chọn, quyền được lắng
nghe
 Năm 1970: “Đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực mới”
 Năm 1980: “Thống nhất quan điểm về đạo đức kinh doanh”
 Năm 1990: “Thể chế hóa đạo đức kinh doanh”
 Năm 2000: Đạo đức kinh doanh đã phổ biến trên toàn xã hội

 Các quan điểm đạo đức của phương tây:


 Quan điểm vị kỷ: Quan điểm này cho rằng hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được là hành vi
có thể hỗ trợ để mang lại lợi ích tối đa và lâu dài cho một cá nhân
 Quan điểm vị lợi: Quan điểm này cho rằng hành vi có đạo đức là những hành vi có thể mang lại
những điều tốt đẹp nhất cho bộ phận có số đông lớn nhất
 Quan điểm quyền đạo đức: Quan điểm này cho rằng hành vi đạo đức là hành vi biết tôn trọng và bảo
vệ quyền con người như: quyền riêng tư, quyền được đối xử công bằng, tự do ngôn luận, tự do thỏa
thuận, tự do tư tưởng…
 Quan điểm công bằng: Quan điểm này cho rằng các quyết định đạo đức phải dựa trên nền tảng của
những chuẩn mực về sự hợp lý, trung thực, và không thiên vị
o Công bằng trong thủ tục
o Công bằng trong phân phối
o Công bằng trong đền bù
o Công bằng trong tương tác (quan hệ)
 Quan điểm thực dụng: Do vấn đề đạo đức thường không rõ ràng nó lệ thuộc vào từng quan điểm do
vậy quan điểm này cho rằng một quyết định được coi là có đạo đức khi nó được xem là có thể chấp
nhận được của cộng đồng nghề nghiệp

II. Đạo đức nơi làm việc


1. Những tình huống nan giải về đạo đức
 Sự phân biệt
 Quấy rối tình dục
 Xung đột lợi ích
 An toàn sản phẩm
 Sử dụng nguồn lực của tổ chức vào việc riêng

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính đạo đức trong việc ra quyết định:
 Các nhân tố cá nhân và sự phát triển đạo đức của cá nhân
 Bối cảnh tình huống và cường độ đạo đức
 Văn hóa tổ chức
 Môi trường bên ngoài và quy định của chính phủ

 Các nhân tố cá nhân :


 Các đặc trưng và giá trị cá nhân thể hiện thông qua tính liêm khiết, công bằng, trung thực, tự trọng.
Những đặc trưng và giá trị này tạo nên nền tảng khuôn khổ đạo đức khi đề ra quyết định
 Gia đình
 Tôn giáo
 Các nhu cầu của cá nhân

 Sự phát triển đạo đức của cá nhân: Theo Lawrence Kohlberg sự hình thành phát triển quy tắc đạo đức cá
nhân có ba cấp độ:

 Bối cảnh tình huống và cường độ đạo đức:


 Việc ra quyết định đạo đức thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi các tình huống như: Tính bất ngờ, các điều
kiện nhận dạng đạo đức không rõ ràng, tính cấp bách của tình huống và mức độ cảm nhận mức độ các
vấn đề về đạo đức trong các tình huống
 Các điều kiện làm tăng cường độ đạo đức của một tình huống bao gồm: độ lớn, xác suất và tính cấp
bách của mối nguy hại tiềm năng, sự gần gũi, tính tập trung của các tác động và sự đồng thuận xã hội

 Văn hóa tổ chức: Các giá trị cốt lõi, những quy tắc ứng xử, các chuẩn mực trong văn hóa tổ chức luôn ảnh
hưởng đến những hành vi đạo đức nơi làm việc của nhân viên
 Môi trường bên ngoài, các quy định của chính phủ, các chuẩn mực của ngành: Tất cả các doanh nghiệp dù
kinh doanh trong nước hay ngoài nước đều bị chi phối bởi luật pháp và các quy định của chính phủ cũng
như chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội

3. Các hành vi hợp lý hóa những sai trái về đạo đức: Khi có những hành vi phi đạo đức nhiều người thường tìm
cách biện minh qua bốn cách như sau:
 Tự thuyết phục bản thân hành vi thực sự không phi đạo đức
 Tự thuyết phục bản thân hành vi đó mang lại lợi ích lớn cho mọi người
 Tự thuyết phục bản than hành vi đó không ai phát hịên
 Tự thuyết phục bản thân hành vi đó sẽ được tổ chức bảo vệ

III. Các giải pháp nhằm duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao
 Đào tạo đạo đức
 Xây dựng bộ quy tắc ứng xử đạo đức: Ví dụ: nhà máy toàn cầu của GAP.Inc thực hiện bộ tiêu chuẩn đạo
đức Vendor. Bộ quy tắc này nhân mạnh các khía cạnh:
 Không phân biệt đối xử
 Không cưỡng bức lao động
 điều kiện làm việc phải an toàn và lành mạnh
 Được tự do liên kết đúng pháp luật

 Nâng cao tính đạo đức của nhà quản trị và nhân viên
 Phải bảo vệ người “ thổi còi”: Đây là những người dám chỉ ra những hành vi xấu của người khác trong tổ
chức nhằm gìn giữ các tiêu chuẩn đạo đức
 Xây dựng cấu trúc đạo đức

IV. Trách nhiệm xã hội


1. Khái niệm:
 Trách nhiệm xã hội là phạm trù liên quan đến nghĩa vụ của một tổ chức trong việc tìm cách đạt được nhiều
nhất những tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến các đối tượng hữu
quan
 Theo nhóm phát triển kinh tế tư nhân của ngân hàng thế giới thì trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho sự phát kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của
người lao động và các thành viên trong gia đình họ cho cộng đồng , cho toàn xã hôi với cách có lợi cho cả
doanh nghiệp và cả sự phát triển chung của xã hội
 Dù hiểu theo khái niệm nào thì khi nói đến trách nhiệm xã hội đều có điểm chung:
Bên cạnh những lợi ích phát triển riêng từng doanh nghiệp phù hợp với luật pháp hiện hành thì đều phải gắn
với lợi ích phát triển chung của cộng đồng và xã hội

2. Đánh giá kết quả trách nhiệm xã hội


Để đánh giá kết quả trách nhiệm xã hội cần dựa vào những tiêu chí sau:
 Trách nhiệm kinh tế: Liên quan đến cách thức phân bổ nguồn lực để làm ra sản phẩm nhằm phục vụ cho
người tiêu dùng, trả thù lao cho người lao động và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cụ thể: §
 Đối với người tiêu dùng và người lao động: trách nhiệm kinh tế là cung cấp hàng hóa dịch vụ cho xã
hội, tạo công ăn việc làm với thù lao tương xứng, mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho xã hội
 Đối với chủ tài sản: TNKT là bảo tồn phát triển vốn và tài sản được ủy thác
 Đối với xã hội: TNKT được thể hiện gián tiếp thông qua cạnh tranh để tạo ra những sản phẩm tốt cho
xã hội

 Trách nhiệm pháp lý: Yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định luật pháp như một yêu cầu tối
thiểu trong hành vi xã hội: NVPL bao gồm các vấn đề sau:
 Điều tiết cạnh tranh: Cạnh tranh phải đúng luật pháp
 Bảo vệ người tiêu dùng: Cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, tuân thủ các quy định về an toàn
sản phẩm
 Bảo vệ môi trường
 Bảo đảm an toàn và bình đẳng cho người lao động …

 Trách nhiệm đạo đức: liên quan đến những hành vi hay hành động được các thành viên trong tổ chức mong
đợi hoặc không mong đợi nhưng chưa được quy chế hóa thành luật pháp ( các quan điểm đúng sai, tốt xấu)

 Trách nhiệm chủ động ( nhân văn): Liên quan đến những đóng góp cho cộng đồng và cho xã hội như:
 Nâng cao chất lượng cuộc sống: an toàn thực phẩm chống ô nhiễm…
 Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên
 San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ
 Phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động

You might also like