You are on page 1of 64

Chương 3

Trách nhiệm xã hội cuả


doanh nghiệp
(corporate social
responsibility -
CSR)
Mạng lưới hiệp ước toàn cầu Liên Hiệp Quốc:
Góc nhìn của CEO
 93% các giám đốc điều hành (CEO) tin rằng những vấn đề bền
vững sẽ là tiêu chí quan trọng cho sự thành công trong tương
lai của doanh nghiệp của họ.
 96% các giám đốc điều hành tin rằng những vấn đề bền vững
cần được lồng ghép vào chiến lược và các hoạt động của công
ty (tăng từ 72% năm 2007)
 91% các giám đốc điều hành báo cáo rằng các công ty của họ sẽ
sử dụng công nghệ mới để giải quyết những vấn đề bền vững
cho vòng 5 năm tới.
Góc nhìn của sinh viên
 Hơn 70% sinh viên muốn CSR sẽ là một môn học trong
chương trình học của họ
 Đại đa số sinh viên tin rằng doanh nghiệp nên hướng tới sự tiến
bộ của xã hội, nhưng ½ nói thêm rằng những trách nhiệm như
vậy được chấp nhận nếu như phù hợp với quyền lợi của các cổ
đông 2
2
Nội dung chương 3
1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội cuả doanh
nghiệp - CSR
2. Các khía cạnh nghĩa vụ trong trách nhiệm xã
hội cuả doanh nghiệp
3. Đánh giá thực thi CSR
4. Tầm quan trọng của thực thi SCR
5. Thực trạng CSR taị Việt nam và giải pháp
1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp

(corporate social responsibility - CSR)


 Khái niệm về CSR xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953
và là một chủ đề gây tranh luận sôi nổi giữa 2 trường
phái quản trị “đại diện” và “đa bên” trong quản trị
doanh nghiệp.
 Nội dung tranh luận chính xoay quanh 2 vấn đề then
chốt của CSR:
 Bản chất của DN hiện đại
 Mối quan hệ 3 bên: Doanh Nghiệp – Xã Hội – Nhà
Nước.
 Từ đó hình thành hai trường phái:
 “quản trị đại diện”
 “quản trị đa bên”
1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp
(corporate social responsibility - CSR)
 Quản trị đại diện: “Doanh nghiệp chỉ có một trách
nhiệm duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá
trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị truờng
là cạnh tranh trung thực và công bằng.” (Milton
Friedman-1970)
 Nhà quản trị (HĐQT, BGĐ) chỉ có trách nhiệm với
chủ sở hữu DN (cổ đông) đã lựa chọn họ làm đại diện
để dẫn dắt DN đạt lợi nhuận tối đa.
 DN chỉ cần tuân thủ các quy tắc XH cơ bản được thể
hiện trong luật và các nguyên tắc đạo đức phổ biến.
 Trách nhiệm chính của doanh nghiệp đối với nhà
nước là đóng thuế. Và trách nhiệm của nhà nước là
làm sao sử dụng tiền thuế đó hiệu quả nhất vì lợi ích
công cộng.
1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội cuả doanh nghiệp
(corporate social responsibility - CSR)
 Quản trị đa bên: “doanh nghiệp ngay từ đầu đã đóng
vai trò của một “công dân” trong xã hội với tất cả
nghĩa vụ và quyền lợi đi cùng” - “công dân doanh
nghiệp” (corporate citizenship)
 DN khi hoạt động có sử dụng nguồn lực XH và môi
trường. DN phải có ý thức và chịu trách nhiệm về hành
vi của mình và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường và xã hội chứ không chỉ đơn giản
là đóng thuế
 CSR chính là lực cản cuối cùng giữ DN không vì lợi
nhuận mà vi phạm các chuẩn mực đạo đức
 Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội còn vì lợi
ích tăng trưởng và phát triển bền vững của chính mình.
1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội cuả
doanh nghiệp
(corporate social responsibility - CSR)
 Hội đồng DN Thế giới vì sự phát triển bền vững
định nghĩa : “Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là sự cam kết trong việc ứng xử một
cách hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển
kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc
sống của lực lượng lao động và gia đình họ,
cũng như của cộng đồng địa phương và của
toàn xã hội nói chung”.
 CSR đòi hỏi các doanh nghiệp
không những có trách nhiệm
là tối đa hóa lợi nhuận mà còn
đáp ứng các yêu cầu của các
bên tham gia như nhân viên,
khách hàng, nhóm nhân khẩu
học và ngay cả những vùng,
miền mà doanh nghiệp kinh
doanh.
Pricewaterhouse Coopers,
2004
 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo Ngân
hàng thế giới ( WB) 2004 : “Cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền
vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo
vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao
động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng,
đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng
đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội”.
 CSR với vấn đề:
Môi trường - Người lao động - Người tiêu dùng - Cộng đồng
 Trách nhiệm xã hội cuả DN: là những
nghĩa vụ mà một DN hay cá nhân phải thực
hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều
nhất những tác động tích cực và giảm tối
thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.
( PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân)

 Các nghiã vụ cuả DN bao gồm 4 nhóm vấn đề:


kinh tế - pháp lý – đạo lý – nhân văn
 CSR là “quá trình kết hợp các vấn đề xã
hội, môi trường, đạo đức, nhân quyền và
các vấn đề người tiêu dùng vào trong các
hoạt động kinh doanh và chiến lược trọng
tâm của doanh nghiệp trong mối quan hệ
chặt chẽ với các bên liên quan”. (Liên minh
châu Âu - tháng 10 năm 2011.)
 Một số cách định nghĩa trên cho thấy:
 Bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh
nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn
kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội.
 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải gắn liền với vấn
đề phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan cấp thiết
có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay
 Gắn CSR vào chiến lược kinh doanh của DN

 Nội hàm yêu cầu của CSR đòi hỏi DN có trách nhiệm:

(i) với thị trường và người tiêu dùng;


(ii) về bảo vệ môi trường;
(iii) với người lao động
(iv) với cộng đồng.
“Gắn xã hội trong kinh doanh”
CSR ở ngân hàng Liên Việt
“Chúng tôi tin tưởng chúng tôi có trách nhiệm hỗ
trợ cộng đồng và gắn cộng đồng đi đôi với hoạt
động kinh doanh bền vững.”

Thực hiên CSR theo 3 cách:


1) Trong nội bộ thu hút và giữ nguồn nhân lực
2) Tài trợ từ thiện rộng rãi cho các chương trình vì xã
hội
3) Hoạt động kinh doanh bền vững
 Sự khác biệt giữa hai khái niệm
Đạo đức kinh doanh & trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
(corporate social responsibility -
CSR)?
Phân biệt “Đạo đức kinh doanh và
Trách nhiệm xã hội”
Đạo đức kinh doanh Trách nhiệm xã hội

 Những quy định và các tiêu Nghĩa vụ doanh nghiệp hay cá


chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới nhân phải thực hiện đạt mặt tích
kinh doanh cực và giảm tiêu cực
 Các quy định phẩm chất đạo Xem như cam kết với xã hội
đức của tổ chức kinh doanh, ảnh
hưởng đến quá trình ra quyết
định của tổ chức
 Liên quan đến các nguyên tắc Quan tâm đến hậu quả của các
và quy định chỉ đạo những quyết quyết định của tổ chức tới xã hội
định của cá nhân và tổ chức
 Mong muốn, kỳ vọng xuất phát Mong muốn kỳ vọng xuất phòng
từ bên trong từ bên ngoài
ĐĐKD là quy tắc ứng xử của DN TNXH là cam kết của DN đối với

trong KD xã hội
2. Các nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội cuả doanh
nghiệp ( Các khía cạnh của TNXH)

Khía cạnh
kinh
Texttế

Khía cạnh
Khía cạnh
Các khía cạnh pháp lý
nhân văn của TNXH

Khía cạnh
đạo đức
Text

16
CÁC KHÍA CẠNH CỦA CSR
1. Khía cạnh kinh tế:
+ Đối với người lao động: tạo công ăn việc làm, cơ hội
phát triển nghề nghiệp, đảm bảo an toàn, riêng tư cá nhân,
nâng cao chất lượng cuộc sống …của người lao động và
gia đình họ.
+Đối với người tiêu dùng: cung cấp hàng hoá và dịch vụ
đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá hợp lý,
thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng
và cạnh tranh lành mạnh.
+ Đối với chủ sở hữu: bảo tồn và phát triển các giá trị tài
sản được uỷ thác
+ Đối với các bên liên đới: mang lại lợi ích tối đa và công
bằng cho họ
CÁC KHÍA CẠNH CỦA CSR
2. Khía cạnh pháp lý:
Đòi hỏi tổ chức, DN tuân thủ đầy đủ các quy định
của
luật pháp, thể hiện ở 5 khía cạnh
+ Điều tiết cạnh tranh
+ Bảo vệ người tiêu dùng
+ Bảo vệ môi trường
+ An toàn và bình đẳng
+ Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi
sai trái.
CÁC KHÍA CẠNH CỦA CSR
3. Khía cạnh đạo đức:
+ Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một
doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội
mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong
hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
+ Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được
thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được
tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của
công ty.
+ Việc tạo lập một bầu không khí đạo đức đúng đắn trong
tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành
vi đạo đức của mỗi thành viên.
CÁC KHÍA CẠNH CỦA CSR
4. Khía cạnh nhân văn
Là những hoạt động thể hiện mong muốn đóng
góp cho cộng đồng và xã hội, thể hiện trên 4
phương diện:
+ nâng cao chất lượng cuộc sống
+ san sẻ bớt gánh nặng của chính phủ
+ nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên
+ phát triển nhân cách của người lao động
(tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối
tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ
côi, xây dựng nhà tình nghĩa…hỗ trợ cộng đồng…)
Nhân văn với môi trường
Chương trình “1 phút tiết kiệm” của VBL
 Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ
nguồn nước ở những nơi có nhà máy VBL (TP.HCM,
Tiền Giang và Đà Nẵng).
 Những cam kết đơn giản nhưng mang đến hiệu quả
thiết thực như: khóa vòi nước khi đang đánh răng, rửa
tay, sử dụng máy giặt đúng công suất, sử dụng nước
trong lau chùi và tưới tiêu hiệu quả…
 Đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.
(cùng với nhân viên, đối tác, khách hàng của VBL,
người dân ở nhiều nơi đã “nhập cuộc” với cam kết
cùng chung tay bảo vệ nguồn nước).
3. Tiến trình đánh giá thực thi CSR

• Khung câu hỏi


Mục tiêu • Lựa chọn phương
của doanh pháp đo lường
nghiệp/ • Lựa chọn công
chương trình Đánh giá: cụ và phương pháp
• Tiến trình
• Thu thập dữ liệu
Báo
Report
• Kết quả cáo
•Phân tích
• Ảnh hưởng
• Báo cáo kết quả
Mục tiêu của
• Thực thi
Cổ đông

Bổ sung, sửa đổi, bác bỏ


© The Center for Corporate
Citizenship at Boston College
22
Standards and Measurement
3. Đánh giá hiệu quả khi thực thi CSR?

Có thể đánh giá hiệu quả của CSR qua một số


tiêu chí như:
 sự cải thiện về CLCS cho người lao động
 sự hài lòng của người tiêu dùng
 sự ủng hộ của cộng đồng qua các đóng góp cụ
thể
 mức tiêu thụ năng lượng
 khối lượng rác thải
 phát triển kinh doanh bền vững…
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC
HIỆN CSR ĐỐI VỚI DN

“Bảo đảm trách nhiệm với các vấn đề về môi


trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự
phát triển bền vững mà bất kỳ doanh nghiệp
nào cũng phải thực hiện”
(Florian Beranek, cố vấn trưởng kỹ thuật
của Dự án Unido (Tổ chức phát triển công
nghiệp Liên hợp quốc)
4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THỰC
HIỆN CSR ĐỐI VỚI DN
 Những doanh nghiệp (DN) mong muốn phát triển bền
vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ
môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và
phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng v.v.
 Người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính
sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày
càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu
hoá đối với quyền của người lao động, môi trường và
phúc lợi cộng đồng.
 Những DN không tuân thủ CSR có thể sẽ không còn
cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế
Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối
với doanh nghiệp
5. Vấn đề CSR tại Việt Nam:
Thực trạng
và Giải pháp
4.1 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CSR Ở VIỆT NAM
1. Kết quả đạt được
- Mặc dù CSR là vấn đề khá mới tại Việt Nam nhưng
cũng đã được các cấp, bộ, ngành quan tâm, chú ý.
- Nhiều doanh nghiệp đã xem vấn đề CSR là nhiệm vụ
quan trọng của DN mình, góp phần tăng doanh thu và
uy tín của DN.
- Ngoài thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế, một số DN còn
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Tham gia tích cực vào công tác xã hội: xây dựng nhà
tình nghĩa, ủng hộ thiên tai, người nghèo…Phổ biến
kiến thức cho nhân viên về phòng chống HIV/AIDS…..
- Tổ chức các hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững” do
Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam thực hiện
Hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp hướng tới phát triển bền vững” do Phòng
Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Vũng
Tàu (VCCI Vũng Tàu) tổ chức sáng 21-11-2011:

 Doanh nghiệp cần coi CSR là một chiến lược


dài hạn.
 Cách tiếp cận chiến lược CSR có vai trò ngày
càng quan trọng tới khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp:
- Giúp tạo ra giá trị của doanh nghiệp
- Tạo được lòng tin và sự tôn trọng của người tiêu
dùng, đối tác và cộng đồng xã hội.
 Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng
"CSR hướng tới sự phát triển bền vững"
được tổ chức bởi Phòng thương mại và
Công nghiệp Việt Nam nhằm tôn vinh
các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác
CSR trong bối cảnh hội nhập và đã thu
hút sự quan tâm của các DN đang hoạt
động tại VN
 Giải thưởng này đã thu hút ngày
càng nhiều DN Việt nam quan tâm
 Ngày 30/3/2013 tại Hà Nội diễn ra Lễ
trao giải thưởng Trách nhiệm Xã hội
Doanh nghiệp năm 2012 cho 41 DN.
 Sự kiện nhằm tôn vinh và biểu dương
các doanh nghiệp lồng ghép trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp (CSR) vào các hoạt
động của mình và có thành tích xuất sắc
trong hai lĩnh vực là lao động và môi
trường trong các năm 2010-2012.

Lễ trao giải thưởng "CSR


hướng tới sự phát triển bền
vững" năm 2009
- Công ty CP Đồng Tiến nhận
Giải nhất trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường

- Công ty CP Y tế Domesco nhận
Giải nhất trong việc thực hiện
trách nhiệm đối với người lao
động 
Công ty Unilever Việt Nam, 1 trong 4 doanh
nghiệp đạt giải Nhì trong lễ trao giải năm 2012:
 Ngay từ khi có mặt tại Việt Nam 1995 tới nay,
công tác xã hội và cộng đồng luôn là một trọng
tâm trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của
UNILEVER
 Mỗi một năm cam kết và đầu tư trên 72 tỷ
đồng/năm cho hoạt động xã hội và cộng đồng
 Giải thưởng này là niềm khích lệ lớn để
UNILEVER tiếp tục con đường đã đưa ra và đã
lựa chọn, đóng góp vào sự phát triển của xã hội
và cộng đồng nói chung tại Việt Nam.”
FPT phát triển CSR bằng chiến lược 3P
- Profit, People, Planet
 chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần cho nhân viên công
ty, một phần nữa cho các hoạt động cải thiện xã hội và phải
tuân thủ các quy định để không huỷ hoại môi trường xung
quanh, cũng như đề ra các sáng kiến để bảo vệ môi trường
.
 FPT luôn coi con người là tài sản lớn nhất của công ty. Từ
đó, tập đoàn đã chủ trương xây dựng nhiều chính sách đãi
ngộ, minh bạch về lương, chế độ phúc lợi, bồi dưỡng nhân
tài… nhằm thu hút và giữ chân nhân lực.
 Hướng tới cộng đồng xã hội, từ hội nghị
Chiến lược FPT 2011, FPT nhận thức rõ, những hoạt động
thiện nguyện đơn lẻ của tập đoàn hằng năm đem lại không
nhiều kết quả. Do đó,sẽ sử dụng những giá trị cốt lõi là
công nghệ để hỗ trợ cho sự phát triển của xã hội.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CSR Ở VIỆT NAM (tt)
 Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài áp dụng
việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) vào chiến lược
kinh doanh. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp tại Việt
Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại chưa thấy
được cơ hội và lợi ích mà CSR có thể mang lại ( có
khoảng cách khá lớn giữa các công ty lớn và những
doanh nghiệp vừa và nhỏ)
 Nhận thức trong các vấn đề về người lao động và môi
trường đang tăng nhanh do những nỗ lực của Chính
phủ, các dự án cũng như những yêu cầu khắt khe hơn
từ những đối tác nước ngoài
 Các doanh nghiệp Việt Nam còn coi trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là gánh nặng, là trách nhiệm phải
thực hiện hơn là một cơ hội.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CSR Ở VIỆT NAM
2. Những tồn tại:
Môi trường

+ Nhiều DN vẫn còn tình trạng thải chất thải bừa bải,
không qua xử lí, gây ảnh hưởng đến đời sống của người
dân trong khu vực.
An toàn thực phẩm

+ Tồn tại nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chứa
chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có
chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol,
thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CSR Ở VIỆT NAM
 Về lao động
+ điều kiện an toàn và vệ sinh lao động
chưa đảm bảo
+ thời gian làm việc, nghỉ ngơi không
bảo đảm theo đúng quy định của
pháp luật
+ Tiền lương, thu nhập bình quân của
công nhân lao động chưa thỏa đáng
+ không được khám sức khỏe định kỳ,
không được mua bảo hiểm y tế và
tham gia gia bảo hiểm xã hội
+ Sử dụng lao động trẻ em (Thủy sản)
Bảng nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động
do người sử dụng lao động
Nguyên nhân Số Tỷ lệ/ Tổng
ST vụ số vụ báo
T cáo
01 Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao 460 7.8 %
động
02 Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động 206 3.49 %
03 Do tổ chức lao động 199 3.37 %
04 Thiết bị không đảm bảo 186 3.15 %
05 Không có thiết bị an toàn 137 2.32 %
06 Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 82 1.39 %

Nguồn: Bộ lao động – Thương binh xã hội (2012), thông báo tình hình tai nạn
lao động năm 2011, ban hành ngày 10 tháng 02 năm 2012.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CSR Ở VIỆT NAM

 Trách nhiệm công bố thông tin của DN:


+ Quá trình thực nghĩa vụ công bố thông tin của các công
ty còn khá nhiều bất cập: báo cáo tài chính đưa ra không
có báo cáo kiểm toán đính kèm, nhiều mẫu biểu không
đủ chữ kí của người lập, kiểm soát...
+ Tính minh bạch của các báo cáo chưa cao, mập mờ…
gây ảnh hưởng cho các nhà đầu tư.
Trường hợp điển hình về DN
thể hiện tốt CSR
Khu Công nghiệp Amata tại thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
•700 héc ta
•110 công ty: 51 công ty từ Nhật, 18 từ
Đài Loan, 11 từ Mỹ, 9 từ Hàn Quốc và
4 từ Singapore
•Hơn 25,000 công nhân
•Tổng vốn đầu tư hơn 1.5 tỉ Đô la

40
Amata “Thành phố hoàn hảo” 
Các chiến lược CSR

41
Chiến lược CSR: Bảo vệ môi
trường
– Amata nâng cấp hệ thống
xử lý nước thải trong năm
2005 từ Mức tiêu chuẩn B
lên mức tiêu chuẩn A (việc
nâng cấp làm chi phí tăng)
– Phát hành chính sách môi
trường hàng năm cho nhân
viên, nhà cung cấp và nhà
thầu

42
Chính sách môi trường của Amata
 Thực hiện nghiêm túc luật và các quy định
bảo vệ môi trường
 Hệ thống tái chế vận hành theo chính sách
không có chất thải
 Sử dụng hiệu quả nhiên liệu và nguồn lực tự
nhiên
 Duy trì nhà máy và hệ thống đạt hiệu quả tối
ưu.
 Tinh thần và thái độ trong nhân viên công ty
luôn là “Xử lý rác thải xanh và sạch”
 CBQL và nhân viên của Amata luôn kiểm
tra hồ nước thải cuối cùng

43
Trường hợp điển hình
về doanh nghiệp thực
hiện tốt CSR
(với người lao động)

CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN HÀNG
XUẤT KHẨU CẦU TRE
- Công ty có nhà lưu trú (cạnh nhà máy) 5 tầng lầu với 41
phòng có diện tích từ 25 m2 đến 70 m2 là mái ấm cho gần 400
CN
- CN độc thân chỉ đóng tiền điện, nước 100.000 đồng/tháng; còn
người có gia đình được thuê cả căn phòng với giá 1 triệu
đồng/tháng đã bao gồm tiền điện, nước.
Tổ chức các chuyến xe đưa CN về quê đón Tết
NLĐ hân hoan khi đã nhận được tấm vé xe
và tiền hỗ trợ
Công ty Unilever Việt Nam

Unilever là một công ty đa quốc gia,


được Anh quốc và Hà Lan thành
lập. Unilever là tập đoàn của Anh và
Hà Lan chuyên sản xuất các mặt
hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa
chất giặt tẩy,kem đánh răng, dầu
gội, thực phẩm.... 
Công ty Unilever Việt Nam đã mang lại rất
nhiều lợi ích cho cộng đồng.
 quan tâm đến vấn đề môi trường, sức khỏe
của cộng đồng
 luôn chú trọng đến sự phát triển toàn diện
của con người, đặc biệt là những người có hoàn
cảnh khó khăn, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa.
Công ty Unilever Việt Nam
“Tặng bé trọn mùa hè, cùng chơi và khám phá”.
“Cùng OMO xây dựng sân chơi cho trẻ em Việt Nam”

- Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng OMO đã xây dựng


được 13 sân chơi công viên và 300 sân chơi trong trường tiểu
học trên khắp cả nước giúp cho hơn 3 triệu trẻ em Việt Nam có
đươc sân chơi an toàn.
- Trong năm 2013, nhãn hàng OMO trao tặng 10 sân chơi công
viên quy mô lớn với tổng mức đầu tư là 15 tỷ đồng..
Nguyên nhân tồn tại và
những giải pháp cải thiện
thực trạng CSR tại Việt nam
1 Chưa có tầm nhìn về CSR

Nhận xét: Theo


thống kê của
VCCI, có đến 95%
DN VN là vừa và
nhỏ. Tuy nhiên
các DN nhỏ
thường không có
tầm nhìn về CSR
(46,4%) mặc dù
họ có dự án hoặc
hoạt động liên
quan đến CSR.

53
2 Chưa nhận thức đúng mục đích cơ bản của CSR

Nhận xét:

mục đích cốt lõi của CSR là giúp DN phát triển bền vững.
54
chưa nhận thức được yếu tố chính ảnh hưởng đến
3 CSR

Nhận xét: Yếu tố sự thỏa mãn của NTD/KH lại được xếp hạng thấp nhất.
Điều này chỉ ra rằng DN VN chưa thật sự hiểu NTD Việt Nam đang yêu
cầu trách nhiệm xã hội tốt hơn và sẽ thích mua hàng hóa từ các công ty
có trách nhiệm xã hội tốt.

55
4 Những vấn đề gây trở ngại trong thực hiện CSR

56
4.2 Giải pháp thực thi CSR tại các DN Việt Nam
 Cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để hiểu
đúng bản chất của vấn đề CSR
 Cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế
tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện
các bộ quy tắc ứng xử
 Hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội
cho các doanh nghiệp.
 Từng bước triển khai CSR tại DN
 Tôn vinh các DN thực hiện tốt CSR và xử phạt
đúng các DN vi phạm
 Về môi trường:
- Khuyến khích doanh nghiệp bảo vệ môi trường
- Khi Chính phủ mua sắm sẽ ưu tiên các doanh
nghiệp có nhiều đóng góp về trách nhiệm xã hội
- Xây dựng cơ chế mới đòi hỏi doanh nghiệp phải
đầu tư mua sắm những máy móc, thiết bị mới thân
thiện với môi trường
- Yêu cầu xây dựng các trạm xử lý nước thải, hệ
thống xử lý khí thải, chất thải rắn, nhất là trong các
khu công nghiệp.
 Về người lao động:
- Tạo các điều kiện làm việc tốt, giảm bớt độc
hại, nóng bức, đóng bảo hiểm xã hội và y tế
cho nhân viên.
- Thực hiện nghiên cứu và phân khúc nhu cầu
của nhân viên để đáp ứng tốt hơn.
- Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn,
lành mạnh.
- Phổ biến kiến thức ngành và các nguy hiểm
có thể xảy ra cho người lao động.
Khách hàng và nhà cung cấp
-Duy trì chất lượng, tính ổn định của chất
lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi
các quy định của pháp luật.
-Doanh nghiệp phải đảm bảo chữ “ tín” trong
kinh doanh.
5.3Triển khai triển khai CSR vào doanh nghiệp
Việt Nam ( 5 cấp độ)
Cấp độ 1: Tuyên truyền các nhận thức đúng đắn về CSR
Công ty có thể tham gia các hoạt động CSR thông qua
việc tuyên truyền thực hiện tốt trách nhiệm cá nhân trong
cộng đồng nhân viên, khách hàng, các đối tác
Cấp độ 2: Áp dụng CSR trong các hoạt động công ty không
phát sinh chi phí
công ty nghiên cứu áp dụng các hoạt động CSR nhằm
giảm bớt tác động tới xã hội và môi trường một cách đơn
giản
Cấp độ 3: Nhận thức và thực hiện các chương trình giảm chi
phí gánh nặng cho xã hội:
công ty nhận thức rõ ràng các chi phí xã hội mà họ gây ra
và đầu tư các chương trình hoạt động nhằm giảm trừ chi
phí xã hội gây ra bởi các hoạt động của DN
5.3 Triển khai triển khai CSR vào doanh
nghiệp Việt Nam.

Cấp độ 4: Đầu tư và thúc đẩy các chương trình CSR


nhằm mang lại giá trị gia tăng cho xã hội hoặc giảm chi
phí xã hội không do chính công ty gây ra:
công ty sẵn sàng đầu tư thực hiện các hoạt động CSR
nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng công ty để mang lại lợi
ích cho toàn bộ xã hội bằng chính chi phí của công ty.
Cấp độ 5: Tích hợp chặt chẽ các nguyên tắc CSR và
trong qui trình hoạt động của công ty:
công ty áp dụng chặt chẽ các hoạt động CSR trong công
ty cùng với tất cả các hoạt động kinh doanh. CSR trở
thành một nguyên tắc trong vận hành kinh doanh
KẾT LUẬN
Thực hiện trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp đòi hỏi một kế hoạch chu đáo, sự
tận tâm để đánh giá đúng lợi ích tiềm năng
đích thực, xây xựng niềm tin , triển khai các
hoạt động nội bộ doanh nghiệp và các hoạt
động bên ngoài xã hội. Triển khai tốt CSR
không những sẽ giúp cho doanh nghiệp
kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp
giải quyết những vấn đề mang tính chiến
lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và
các vấn đề xã hộiĐạo đức kinh doanh và
TNXH của Doanh nghiệp chính là yếu tố
góp phần tăng sự thỏa mãn của khách
hàng, sự tin tưởng trung thành của nhân
viên, điều chỉnh hành vi của doanh nhân,
nâng cao hình ảnh, thương hiệu và gia tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thảo luận vấn đề
Ô. Phạm Phú Ngọc Trai, nguyên TGĐ Pepsico Việt
Nam: “CSR-Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đó
không chỉ là những hành động thiện nguyện tự phát
theo tiếng nói của lương tri hay những đóng góp theo
phong trào nữa, mà nó đã là một phần chiến lược không
thể tách rời của doanh nghiệp.”  
2.1. Hãy phân tích câu nói trên và cho biết quan điểm
của nhóm
2.2. Những cơ hội và thách thức của DNNVV ( SME)
trong triển khai thực thi CSR?
 

You might also like