You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ BÀI: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giảng viên: Lê Việt Hưng


Lớp: 22C1MAN50200114 (Sáng thứ 7)
Dương Thị Thúy Hồng – 31211021065

TP Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 2022


TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CRS) là trách nhiệm quản trị trong việc tiến
hành các lựa chọn và thực hiện các hành động để đóng góp cho phúc lợi và lợi ích của
xã hội, chứ không nên chỉ chú ý vào lợi ích của riêng công ty.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phương án mà các doanh nghiệp thường áp
dụng như là một chiến lược nhằm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp, đi
cùng với phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường.

2. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Bốn loại trách nhiệm cấu thành nên trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được miêu
tả như một kim tự tháp. Hàm ý rằng doanh nghiệp được coi như một thực thể kinh tế
tồn tại trong xã hội, do đó chức năng cơ bản nhất là đảm bảo các mục tiêu kinh tế.
Các miền tiếp theo lần lượt là trách nhiệm của doanh nghiệp về mặt pháp luật cần
được đáp ứng, sau đó doanh nghiệp đáp ứng trách nhiệm về mặt đạo đức và cuối cùng
doanh nghiệp còn nguồn lực thì chủ động làm thiện nguyện. Bốn miền, về kinh tế,
pháp luật, đạo đức và chủ động, trong mô hình kim tự tháp này được sắp xếp theo thứ
tự quan tâm tăng dần, phụ thuộc vào tiềm lực và định hướng của công ty. Theo cách
giải thích của Carroll kích cỡ khác nhau và vị trí của các miền phản ánh “quy mô so
sánh” và trật tự hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng các mục tiêu này không
mang tính chất cộng dồn hoặc loại trừ lẫn nhau

2.1. Trách nhiệm kinh tế


Tiêu chuẩn đầu tiên của trách nhiệm xã hội chính là trách nhiệm kinh tế. Các tổ chức
kinh doanh, trước hết và trên hết, là một đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Trách
nhiệm của các tổ chức này là nhằm sản xuất ra hàng hóa, cung cấp hàng hóa và dịch
vụ nhằm đáp ứng cho sự mong muốn của xã hội và tối đa hóa lợi nhuận cho chủ
doanh nghiệp. Mục tiêu về lợi nhuận được xây dựng như là động cơ căn bản nhất của
việc kinh doanh. Trước khi thực hiện bất cứ mục tiêu gì khác, doanh nghiệp là thành
phần kinh tế căn bản của xã hội. Thế nên, mục đích cơ bản của doanh nghiệp là sản
xuất những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng cần và muốn, và tạo ra một mức
lợi nhuận chấp nhận được thông qua quá trình kinh doanh.Tất cả những loại trách
nhiệm khác của doanh nghiệp đều được xây dựng dựa vào trách nhiệm kinh tế, bởi vì
không có nó thì những loại trách nhiệm khác trở thành những sự xem xét có thể gây
tranh cãi.
2.2. Trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý xác định những gì xã hội cho rằng có tầm quan trọng liên quan
đến hành vi phù hợp của công ty. Đó là các đơn vị kinh doanh được mong đợi phải
hoàn thành mục tiêu kinh tế trong phạm vi khuôn khổ các yêu cầu về luật pháp.
Doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của
mình.

2.3. Trách nhiệm đạo đức


Bao gồm những hành vi không cần thiết được thể chế hóa trong luật pháp và nó có thể
không đáp ứng cho lợi ích kinh tế trực tiếp của công ty. Để trở nên có đạo đức, những
người ra quyết định tại các tổ chức nên ra quyết định một cách công bằng, trung thực,
không phân biệt, tôn trọng quyền cá nhân, thực hiện các cách đối xử khác nhau đến
các cá nhân chỉ khi nào nó thích ứng được với mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức.
2.4. Trách nhiệm chủ động
Trách nhiệm chủ động hòan toàn mang tính tự nguyện và nó được dẫn dắt bởi khát
vọng đóng góp cho xã hội của công ty và nó không bị ràng buộc bởi yếu tố kinh tế,
luật pháp, hay đạo đức. Các hoạt động tự nguyện của công ty bao gồm các đóng góp
từ thiện hào phóng không hề có sự hoàn trả và cũng không mong đợi sự hoàn trả.
Mô hình kim tự tháp này mô tả một cách trực quan quan điểm của Carrol về các nhiệm vụ quản
trị trong nội hàm của thuật ngữ CSR, đó là: quản trị để đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp
là trước tiên, sau đó là đảm bảo tôn trọng pháp luật, hành vi và hoạt động kinh doanh có đạo đức,
và thiện nguyện - tức là làm từ thiện tùy tâm hoặc thực hiện các hoạt động tự nguyện.

3. Quan hệ giữa trách nhiệm của xã hội và sự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững đề cập đến sự phát triển kinh tế có thể tạo ra sự thịnh vượng và đáp ứng
nhu cầu của thế hệ hiện tại trong khi vẫn giữu gìn môi trường và xã hội để thế hệ tương lai có thể
tỏa mãn những nhu cầu của họ.
Sự phát triển bền vững có ba chiều kích thước, nó hướng tới gắn kết hiệu quả kinh tế với sự
thịnh vượng thông qua ba tiêu chuẩn cốt yếu. Ba tiêu chuẩn này đề cập đến việc đo lường kết quả
xã hội của tổ chức, kết quả về môi trường và kết qủa tài chính. Các khái niện này được gọi là 3P:
con người, hành tinh, và lợi nhuận.
Trong môi trường có ý thức xã hội như hiện nay, khách hàng ưu tiên làm việc và chi tiêu cho các
doanh nghiệp được đánh giá có tính trách nhiệm xã hội cao. Doanh nghiệp thực hiên trách nhiệm
xã hội tốt và môi trường làm việc thân thiện, có các chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động
là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Và trong hoạt động kinh doanh, mục đích của doanh nghiệp cũng
nhắm đến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình chứ không phải là khách hàng trung gian.
Xã hội có bao nhiêu người sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp làm ra, thì doanh nghiệp phải chịu
trách nhiệm với bấy nhiêu người tiêu dùng. Đây là trách nhiệm lớn nhất vì liên quan đến cộng
đồng.
Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chính là sự tự nguyện, tự giác của các doanh nghiệp
thực hiện trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh làm sao có được lợi ích cho doanh nghiệp của
mình, cho xã hội, nhưng phải đảm bảo sự phát  triển bền vững vì mục tiêu kinh tế, xã hội và bảo
vệ môi trường.
4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, để doanh
nghiệp phát triển một cách bền vững nhất thì vấn đề bảo vệ môi trường phải đặt lên hàng đầu,
bởi lẽ môi trường sống tốt lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người.
Muốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, việc đầu tiên là các doanh nghiệp cần đảm bảo hoạt
động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự
thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình.
Có thể nói, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là sự cam kết về chất
lượng sản phẩm, tính trung thực trong quảng bá sản phẩm, cũng như bảo đảm an toàn cho người
sử dụng. Lòng tin của người tiêu dùng và cộng đồng trong nhiều trường hợp được xây dựng qua
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trong lịch sử kinh doanh đã có nhiều doanh nghiệp vượt
qua đe dọa phá sản nhờ sự chia sẻ của cộng đồng người tiêu dùng. 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm
xã hội thì doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp
khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh
doanh.
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập toàn diện, việc tuân thủ những cam kết về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp dường như chưa được thúc đẩy, quan tâm đúng mức. Đây là điều đáng lo ngại.
Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an
toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường.

You might also like