You are on page 1of 4

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ CÁC TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN

I. DOANH NGHIỆP NHỎ


1. Khái niệm
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn,
lao động hay doanh thu.

2. Cách quản trị doanh nghiệp nhỏ


Đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức, các doanh nhân hiện đại cần trang
bị cho mình đầy đủ bí kíp và hành trang để có thể tự tin hơn nữa, chắc chắn hơn
nữa ngay từ những bước đầu vận hành để quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ một
cách chuẩn mực.
+ Xác định rõ mục tiêu cốt lõi và chiến lược phát triển
Mục tiêu cốt lõi và chiến lược hoạt động, phát triển tổng quan là yếu tố cần có
và phải có ngay từ những bước đầu quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các CEO
bắt buộc phải đánh giá cụ thể, rõ ràng và kỹ lưỡng các điểm mạnh, điểm yếu
của tổ chức mình sở hữu trong văn hóa doanh nghiệp, trong nguồn vốn lưu
động, điểm sáng tài chính đến từ đâu, cơ hội thách thức như thế nào và đặc biệt,
đánh giá cụ thể các thông tin về đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Xác định được đầy đủ các yếu tố này cũng có nghĩa việc quản trị doanh nghiệp
vừa và nhỏ sẽ rõ ràng về lối phát triển, hoạch định đường hướng lâu dài trong
tương lai, cần đạt mục tiêu gì trong từng mốc thời gian và cần hoạt động như
thế nào để làm bật lên những ưu điểm mình đang sở hữu. Đặc biệt, sự đồng
lòng, liên kết giữa bộ máy quản lý trực tiếp và đội ngũ lãnh đạo cũng là điều cần
dành nhiều lưu tâm trong hành trình này.
+ Lên kế hoạch cụ thể về bộ máy và số lượng nhân sự
Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng không chỉ góp phần lớn vào quy trình sản
xuất và hoàn thành dự án, mà còn là nguồn lực chủ chốt xây dựng và kiến tạo
nên một văn hóa doanh nghiệp đủ đoàn kết, đủ độc đáo, sẵn sàng đồng hành
trên một hành trình dài cùng nhau.
+ Chú trọng vào quá trình phát triển marketing
Đặt mình trong kỷ nguyên 4.0 – nơi truyền thông hiện đại ghi nhận tốc độ bùng
nổ cực lớn, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn phải chú trọng vào đa
dạng các hình thức marketing nếu không muốn mình trở nên lạc hậu và lỗi thời
trên thương trường kinh tế nhiều biến động, có sự đào thải cao.

+ Tập trung vào kế hoạch và chiến lược sản xuất sản phẩm chủ chốt
Thiếu các kế hoạch và chiến lược phát triển, sản xuất sản phẩm chủ chốt
trong quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một trong những lý do chính
khiến các nhà quản lý mất phương hướng và gặp nhiều khó khăn trong xây
dựng quan hệ lâu dài với đối tác.
+ Tự mình trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả
nhất?”
Tài chính là yếu tố không thể không nhắc đến khi quản lý doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Với nguồn vốn không quá lớn, người đứng đầu cần thực sự tỉnh táo và
vững kiến thức khi hoạch định kế hoạch quản lý tài chính cho doanh nghiệp của
mình.

3.Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp nhỏ
Một phát hiện thú vị từ các nghiên cứu đó là các nhà quản trị trong các doanh
nghiệp nhỏ có khuynh hướng nhấn mạnh theo cách khác nhau về vai trò so với
các nhà quản trị trong các công ty lớn. Các nhà quản trị trong các doanh nghiệp
nhỏ thường xem vai trò người phát ngôn là quan trọng nhất bởi vì họ cần thúc
đẩy các công ty nhỏ, đang tăng trưởng của họ ra bên ngoài công chúng. Vai trò
người khởi xướng kinh doanh cũng được xem có tầm quan trọng trong các
doanh nghiệp nhỏ vì các nhà quản trị phải luôn thực hiện hoạt động cải tiến hay
đổi mới và hỗ trợ các tổ chức của họ phát triển các ý tưởng mới để duy trì lợi
thế kinh doanh.
VD: Tại LivingSocial, nhà sáng lập cũng là tổng giám đốc, Tim O’Shaughnessy
đã dùng rất nhiều thời gian của mình để quảng cáo cho địa chỉ bán hàng hàng
ngày qua mạng có sự tăng trưởng rất nhanh chóng và trao đổi với các trưởng bộ
phận về các sản phẩm và dịch vụ mới có tiềm năng. Các nhà quản trị trong
doanh nghiệp nhỏ thường xếp hạng ưu tiên thấp cho các vai trò như người lãnh
đạo và người xử lý thông tin so với đồng nghiệp của họ tại các công ty lớn.

II. Tổ chức phi lợi nhuận


1. Khái niệm
“Tổ chức phi lọi nhuận” là 1 thuật ngữ dùng để chỉ 1 tổ chức, hiệp hội, ủy văn
hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà
theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận.
Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận.
Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính tri, hợp tác xã
phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa (theo Liên Hợp Quốc).

Hình thức hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận rất đa dạng nhưng tựu chung
lại đều là với mục đích mng lại những điều tốt đẹp, giá trị nhân văn đến với con
người. Hiện nay các tổ chức phi lợi nhuận đều tạo ra lợi nhuận, cần phải có lợi
nhuận để có thể sử dụng khoản lợi nhuận thu được dùng cho các hoạt động của
tổ chức chứ không được chia lại cho các thành viên, cổ đông sáng lâp công ty,
tổ chức. Thực tế, Nhà nước không thể tự mình khắc phục mọi “khuyết tật của
thị trường” nên sự ra đời của các tổ chức phi lợi nhuận chính là “chiếc phao”
giúp nhà nước đáp ứng được phần nào nhu cầu của 1 số nhóm dân cư trong xã
hội mà chưa được đảm bảo.

Các tổ chức phi lợi nhuận cũng thể hiện sự ứng dụng cơ bản các năng lượng
quản trị trong đơn vị của mình. Một số tổ chức phi lợi nhuận như tổ chức Hỗ trợ
quân đội, Bảo vệ thiên nhiên,.. cũng cần đến sự quản trị tuyệt hảo. Các chức
năng như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát được áp dụng cho tổ chức
phi lợi nhuận cũng giống như cách thức mà chúng sử dụng cho các đơn vị kinh
doanh; và các nhà quản tị trong tổ chức này cũng sử dụng những kỹ năng tương
tự và thực hiện các công việc tương tự như đồng nghiệp của họ trong các tổ
chức kinh doanh. Sự khác biệt cơ bản nằm ở chỗ khi các nhà quản trị trong các
đơn vị kinh doanh định hướng các hoạt động của mình để tạo thu nhập cho các
công ty thì các nhà quản trị trong tổ chức phi lợi nhuận hướng các nổ lực của họ
đề tọa ra các tác động xã hội. Các đặc trưng và nhu cầu của tổ chức phi lợi
nhuận được hình thành bởi nét riêng biệt này thể hiện 1 thách thức đặc thù cho
các nhà quản trị

2. Nguồn lực tài chính của tổ chức phi lợi nhuận


Nguồn lực tài chính cho các tổ chức phi lợi nhuận đến từ các khoản ngân quỹ
dành riêng của nhà nước, các khoản tài trợ, các khoản quyên góp thay vì từ
doanh số bán hàng hay dịch vụ cho khách hàng của tổ chức kinh doanh. Trong
các đơn vị kinh doanh, các nhà quản trị tập trung vào cải tiến sản phẩm và dịch
vụ của đơn vị để tăng doanh số. Tuy nhiên, trong các tổ chức phi lợi nhuận các
dịch vụ được cung cấp miễn phí cho đối tượng sử dụng, 1 vấn đề lớn cho các tổ
chức này chính là làm sao đảm bảo dòng ngân quỹ ổn định để tiếp tục các hoạt
động của mình. Các nhà quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận, cam kết phục
vụ khác hàng của mình trong điều kiện nguồn lực hạn chế, cần tập trung vào
việc kiềm giữ chi phí hoạt động của tổ chức trong mức thấp nhất có thể được.
Các nhà tài trợ luôn mong muốn đồng tiền đầu tư của họ được đưa trực tiếp đến
những đối tượng mà họ muốn tài trợ chứ không muốn chi tiêu quá nhiều vào
các chi phí quản lí và vận hành của tổ chức phi lợi nhuận. Nếu các nhà quản trị
trong tổ chức phi lợi nhuận không thể thực hiện được hiệu suất sử dụng nguồn
lực cao, họ sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ từ sự
quyên góp hay ngân quỹ của chính phủ. Mặc dù đạo luật Sarbanes-Oxley không
áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, tuy nhiên điều khoản của nó đã được vận
dụng để hình thành 1 bản hướng dẫn cho các hoạt động của tổ chức phi lợi
nhuận nhằm cố gắng gia tăng sự minh bạch và trách nhiệm báo cáo, và điều này
sẽ đẩy mạnh độ tín nhiệm của các tổ chức này. Nhờ vào đó các tổ chức phi lợi
nhuận có thể trở nên cạnh tranh hơn trong việc thu hút các nguồn ngân quỹ.

3. Quản trị trong tổ chức phi lợi nhuận



+ Về chức năng lập dự toán kinh doanh
Việc lập dự toán sản xuất được lập dựa trên mục tiêu thông tin mà nhà quản trị
muốn sử dụng. Họ có thể lập dự toán trên nhiều chỉ tiêu khác nhau như hệ
thống chỉ tiêu dự toán ngân sách, kinh doanh được xây dựng cho từng quá trình.
Cụ thể là quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm
của hoạt động sản xuất kinh doanh ,của doanh nghiệp và chi tiết cho từng nội
dung: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động.
Đồng thời, họ cũng tự lập các dự toán hoạt động, dự trù nguồn ngân sách cũng
như cách thức quản lý hoạt động dự án để đảm bảo mục tiêu mà dự án mang lại.

+ Chức năng cung cấp thông tin thực hiện
Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức
tập hợp chi tiết theo từng trung tâm phát sinh chi phí. Từ đó có thể phân loại,
đánh giá, kiểm soát chi phí theo từng trung tâm phát sinh hay từng quá trình
hoạt động, phạm vi chuyên môn cũng như cấp bậc quản trị.

+ Chức năng cung cấp thông tin ra quyết định
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đối diện với nhiều quyết
định ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên
doanh nghiệp luôn phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu được, dựa
trên các cách thức quản lý và thu thập thông tin, các doanh nghiệp sẽ sử dụng để
đưa ra quyết định.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tổ chức phi lợi nhuận và quản trị ở tổ
chức phi lợi nhuận. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm
hiểu khác biệt của công việc quản trị ở tổ chức phi lợi nhuận với doanh nghiệp.
4. Vai trò cùa nhà quản trị
Các vai trò của nhà quản trị theo Mintzberg cũng được thực hiện bởi các nhà
quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận, nhưng chúng có lẽ có sự khác biệt đôi
chút. Chúng ta có lẽ đang mong đợi nhà quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận
nhấn mạnh nhiều hơn vào vai trò của người dân phát ngôn (để có thể “bán” tổ
chức của mình cho các nhà tài trợ và công chúng), vai trò của người lãnh đạo
(để xây dựng 1 cộng đồng của nhân viên và câc tình nguyện viên định hướng
theo sứ mệnh), và người phân bổ nguồn lực (để phân tán các nguồn lực của
chính phủ và các quỹ tài trợ mà chúng thường được phân chia từ trên xuống).
Các nhà quản trị trong các tổ chức - các công ty lớn, doanh nghiệp quy mô
nhỏ, và các tổ chức phi lợi nhuận - sẽ hợp nhất và điều chỉnh 1 cách cẩn trọng
các chức năng quản trị và vai trò của nhà quản trị để đáp ứng các thách thức
trong các tình huống riêng của họ và giữ cho tổ chức luôn lành mạnh

You might also like