You are on page 1of 5

Từ trước đến nay lãnh đạo luôn đóng vai trò rất quan trọng trong khoa học về tổ

chức - nhân sự, nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân
hay nhóm người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Trên thế giới hiện nay có 3 phong cách chủ yếu được các nhà lãnh đạo áp dụng
trong việc gây ảnh hưởng lên người khác là độc đoán, dân chủ và tự do. Trong vô số
bài nghiên cứu về phong cách lãnh đạo thì Jeff Bezos nổi lên như một hình mẫu tiêu
biểu về phong cách lãnh đạo độc đoán trong thời đại mới, bằng khả năng của mình
ông đã đưa Amazon lên một đỉnh cao

1.1 Lãnh đạo


1.1.1. Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm,
nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lãnh đạo là khả
năng lôi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và
công việc bằng cách quan tâm cả hai. Ngoài ra lãnh đạo còn là khả năng thuyết phục
và gây ảnh hưởng lên người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Nói
cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản và nhắm đến “người” để nối kết họ
thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêu mong muốn.

Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức.
Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền. Người lãnh đạo có thực quyền
là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao
ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo
hoạch định. Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là
người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác. Tuy họ không có
quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác
lắng nghe và thực hiện. Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác
ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời
sống cá nhân cũng như xã hội.

1.1.2. Bản chất và đặc trưng của lãnh đạo

Hiện thời, trên thế giới đang tồn tại 5 học thuyết lãnh đạo. Đó là, học thuyết về
lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất (the traitbased leadership theory), học thuyết về lãnh
đạo dựa trên cơ sở hành vi (the behavior-based leadership theory), học thuyết về lãnh
đạo dựa trên cơ sở quyền lực và sự ảnh hưởng (the power-influence leadership
theory), học thuyết về lãnh đạo theo tình huống (the situational leadership theory), và
học thuyết về lãnh đạo dựa trên cơ sở tích hợp (the integrative leadership theory).

1.2 Phong cách lãnh đạo.


1.2.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường dùng
để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo.

2.1 Giới thiệu về Jeff Bezos và công ty Amazon


Jeff Bezos sinh ngày 12 tháng 1 nằm 1964 tại Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã luôn
thể hiện sự thông minh của mình.
Quá trình xây dựng và phát triển Amazon của Jeff Bezos
Năm 1994, khi Internet chưa được sử dụng cho mục đích thương mại. Jeff Bezos
đã quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã tăng đến 2300% một năm. Ông nhìn
thấy cơ hội mới cho thương mại và ngay sau đó ông bắt đầu tính đến các khả năng
cho lĩnh vực này.
Công ty được công bố chính thức với công chúng vào năm 1997. Jeff Bezos cho
biết “Mong muốn của chúng tôi là biến công ty thành công ty vì khách hàng nhất trên
thế giới. Đây sẽ là nơiđể mọi người tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn trên
mạng”.
Đầu năm 2020, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế toàn cầu
chao đảo. Hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp, trong khi danh sách những
công ty, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, có một cái
tên vẫn làm nên điều khác biệt. Ngày 31/7/2020, Amazon thông báo lợi nhuận ròng
của tập đoàn này trong quý II/2020 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, lên 5,2
tỷ USD (từ mức chỉ 2,6 tỷ USD).

Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo


2.2.1. Cá tính
- Được ví như là “người thừa kế tinh thần của Steve Jobs”
Ông đã đưa Amazon đi lên theo cách của Steve Jobs chèo chống Apple. Ông là người
ưa mạo hiểm và luôn chấp nhạn thử thách. Không chỉ có chiến lược kinh doanh giống
Steve Jobs mà còn có khá nhiều tính cách giống Steve Jobs.

- Thích kiểm soát mọi hoạt động


Bezos là một nhà quản lý theo phong cách “cầm tay chỉ việc” . Ông luôn muốn giám
sát mọi việc 1 cách kỹ càng đến từng chi tiết. Những người quản lý theo dạng này
luôn muốn giám sát mọi việc kỹ càng đến từng chi tiết. Họ muốn biết rõ từng bước
thực hiện một dự án và trực tiếp theo dõi từng công việc trong dự án đó, để ý đến cách
nhân viên thực hiện công việc được giao và đòi hỏi kết quả đạt được theo đúng tiêu
chuẩn họ đặt ra. Thật vậy, Bezos luôn muốn biết chi tiết các hợp đồng mà Amazon ký
kết và kiểm soát cách báo chí trích dẫn lời ông. Do đó, không hề ngạc nhiên khi Jeff
Bezos thuộc kiểu người không thích bị người khác phản đối.

- Nỗi ám ảnh về những bí mật


Các sản phẩm của Amazon luôn bị một bức màn bao phủ trước ngày công bố. Ngoại
trừ vài thông tin hiếm hoi ít quan trọng chính thức công bố, mọi thông tin xuất hiện
trước ngày ra mắt đều chỉ là những tin đồn hoặc phỏng đoán. Thông tin về máy tính
bảng Kindle Fire kín như bưng khiến giới truyền thông và dư luận lại càng "đoán già
đoán non". Điều này khiến Kindle Fire thu hút được nhiều sự quan tâm ngay trước khi
xuất hiện. Amazon rất thành công với chiến lược giữ bí mật về sản phẩm và dùng
chính tin đồn để quảng cáo và thổi phồng về thiết bị của mình.

- Thông mình, cầu toàn


Ông là một người vô cùng thông minh. Rất khó để ông chấm điểm tối đa cho mỗi bài
thuyết trình mặc dù bài đó lôi cuốn người khác như thế nào đi chăng nữa, ông vẫn
phát hiện ra và chỉ ra những điều thiếu sót.

2.2.2. Môi trường


- Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất công việc của ngành công nghệ
thông tin đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mang tính
sáng tạo và bảo mật tuyệt đối.

- Jeff Bezos là người sáng lập đồng thời là CEO của Amazon nên ông có quyền hạn
và vị trí cao nhất trong công ty, vì vậy ông dễ lạm dụng quyền lực của mình và áp
dụng phong cách lãnh đạo độc đoán. Như Steve Jobs từng nói “Dân chủ không tạo ra
những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều này, các anh cần một nhà độc tài thông
thái”.

2.3. Thực trạng phong cách lãnh đạo Jeff Bezos


2.3.1. Mô hình không ủy quyền quản lý
Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos sẽ tham
gia vào hầu như tất cả các công đoạn. Một khi các tính toán được đưa vào, Bezos
muốn thực thi theo cách của riêng mình. Tất cả các thông cáo báo chí có trích dẫn lời
của ông đều phải được ông đọc duyệt kỹ lưỡng. Theo ông thì một nhà lãnh đạo hiệu
quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không thể nào theo kịp thực tế, và
do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế. Nếu Bezos không nhận được
câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao dưới quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để
đối thoại với cấp thấp nhất.
Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp khó khăn trong việc
giữ chân các nhân tài chủ chốt. Tỷ lệ bỏ việc 15% /năm của Amazon là tương đương
với các công ty thương mại điện tử khác, nhưng các nhà quản lý cao cấp của Amazon
có tỷ lệ bỏ việc cao hơn. Một nhà quản lý cấp cao của Amazon nhận định rằng lý do
khiến nhân tài ở đây liên tục ra đi là vì ai cũng biết đây là công ty một chủ của Bezos
và rốt cục dù giỏi giang đến đâu họ cũng chỉ là người làm thuê. Họ có thể được trả
lương cao và được thăng chức, nhưng họ biết chắc là có ở lâu đến đâu thì họ cũng
không thể mơ tới chức CEO được.

2.3.2. Không cung cấp thông tin, trừ phi thực sự cần thiết
Amazon không cho Melville House biết số lượng sách của nhà xuất bản này đã được
bán ra. Amazon cũng giữ bí mật doanh số của Kindle và không tiết lộ số lượng nhân
viên ở Seatle là bao nhiêu.
Chưa hết, địa điểm làm việc của các nhân viên Kindle ở trụ sở Seatle được gọi là
"Khu vực 51" (tên gọi một căn cứ quân sự tuyệt mật của Hoa Kỳ). Chẳng ai biết nó ở
chỗ nào nếu không phải là người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bezos muốn cung cấp
thông tin và kể câu chuyện của Amazon theo cách riêng của mình, một cách chu đáo
thông qua những bức thư gửi các cổ đông.

2.3.3. Quy tắc Hai chiếc pizza


Bezos nổi tiếng là nhà quản lý khắt khe với "Quy tắc Hai chiếc Pizza". Không nên có
đội nhóm nào cần ăn nhiều hơn hai chiếc pizza. Tức là các nhóm chuyên môn chỉ giới
hạn với từ 5-7 người, cho phép toàn đội có thể kiểm tra các ý tưởng của nhau mà
không phải qua tay quá nhiều người. Đồng thời tránh việc suy nghĩ chạy theo số đông
- một trong những điều mà Bezos rất căm ghét.

2.3.4. Không chuyện trò quá nhiều


Trong một cuộc họp đầu những năm 2000, có ý kiến rằng các đội nhóm cần giao tiếp
ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên Bezos đã đứng bật dậy và gạt phắt đi, "Không được,
giao tiếp thật là khủng khiếp".
Tại sao việc chuyện trò quá nhiều lại trở thành vấn đề? Giao tiếp chéo giữa các nhóm
sẽ giới hạn sự độc lập của nhóm, dẫn đến việc mọi người dễ đồng ý thỏa hiệp với
nhau. Điều đó đối nghịch với văn hóa "sáng tạo từ xung đột" vốn tạo nên Amazon.

2.3.5. Tạo môi trường đối kháng


"Những nhân viên giỏi ở Amazon thường là những người trưởng thành trong một môi
trường làm việc thù địch với đầy rẫy những xích mích và bất đồng", theo Brad Stone,
tác giả cuốn sách "The Everything Store" kể về sự tăng trưởng thần tốc của Amazon.
Tại Amazon, các cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn của ai đó với cấp trên để
bảo lưu quan điểm của mình là việc xảy ra thường xuyên. Đó cũng là một đặc điểm
quản trị đã hình thành nên nền văn hóa của Amazon. Dù muốn hay không, các cấp
quản trị của Amazon vẫn phải chấp nhận và trân trọng lý lẽ đúng đắn của cấp dưới
nếu như họ giành phần thắng trong các cuộc tranh luận. Bên cạnh đó, mọi người ở
đây đều phải tin tưởng tuyệt đối vào triết lý “Cạnh tranh để sáng tạo” mà người đứng
đầu Amazon đã đưa ra. Trong bất cứ tình huống nào, hoàn cảnh nào thì ở Amazon,
việc thỏa hiệp để tạo lợi ích cho các “phe phái” luôn là điều cấm kỵ.

2.3.6. Chính sách thuê nhân viên giỏi


Bezos là một người tuyển dụng tích cực. Chính vì vậy, việc nhiều nhà quản trị cao
cấp ra đi không làm Bezos phiền lòng nhiều. Chẳng hạn khi Warren Jenson ra đi,
Bezos thuê CFO của đơn vị kinh doanh thiết bị chiếu sáng của GE là Thomas
Szkutak. Mặc dù Bezos là một nhà quản lý yêu cầu cao, ông thích thuê những con
người thông minh và sau đó kích thích mong muốn vượt lên mọi thử thách của họ.
Ngay cả với những công việc chân tay, Bezos cũng chú trọng đến năng lực.
Ông tổ chức những khoá đào tạo để giúp nhân viên biết "nghĩ lớn", biết đổi mới
không ngừng, giúp Amazon nhanh chóng tăng doanh số sách bán qua mạng. Chẳng
hạn, ông đã mời nhà nghiên cứu Neil Gershenfeld của ĐH MIT tới giảng bài cho 400
nhân viên Amazon về xu hướng kinh doanh.

2.3.7. Chính sách khuyến khích nhân viên


Tại Amazon, các nhân viên nhận được những ưu đãi đáng kể như được cấp cổ phiếu.
Ngoài ra, Amazon thiết lập một giải thưởng cho các nhân viên thi đua mang tên "Just
do it", theo đó người đoạt giải là những nhân viên có thành tích đóng góp với tập đoàn
mà không cần sự chấp thuận của CEO. Mục đích của Bezos là khuyến khích mọi
người chủ động với công việc của mình.

2.3.8. Quản lý dựa vào số liệu


Ở Amazon, thông tin tốt được chú trọng hơn là suy đoán. Các nhân viên mới được
khuyến khích rằng với các con số chắc chắn. Tuy nhiên, phương pháp quản trị dựa
trên các con số thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng thành công. Bezos là người
tin tưởng vững chắc vào nền kinh tế dot.com và đã tiến hành mua nhiều công ty phá
sản hay đang khủng hoảng như Kozmo.com và Pets.com. Khoản đầu tư này khiến
Amazon phải chi ra 350 triệu USD trong thời gian từ 2000 đến 2002.
Bong bóng Internet cũng làm Bezos chi quá nhiều tiền vào mở rộng quy mô. Sau khi
mở 6 nhà kho và rồi tăng lên 8, Amazon cuối cùng phải đóng cửa 2 nhà kho và sa thải
1.500 nhân viên và gánh một khoản lỗ 400 triệu USD vào chi phí tái đầu cơ.

2.3.9. Chính sách đầu tư vào công nghệ cho dài hạn
Bezos luôn lờ đi những lời lẽ phê phán rằng việc ông quá chú trọng vào đầu tư cho
công nghệ và tung ra những sản phẩm mới là vô ích và liều lĩnh. Ông luôn theo đuổi
những ý tưởng mới của mình bởi theo ông, công nghệ giúp giảm chi phí trong tình
hình mọi thứ đều tăng giá. Thêm vào đó, ông tin rằng những khoản đầu tư đó của
Amazon sẽ sinh lợi lớn khi nó phục vụ tốt cho các khách hàng của công ty. Thực tế
cho thấy, những năm gần đây, doanh thu và lợi nhuận của Amazon đã tăng hơn trước.
Hiện tại công ty Amazon dẫn đầu trong nghành thương mại điện tử.

You might also like