You are on page 1of 17

Phân tích phong cách lãnh đạo của Steve Jobs và bài học kinh nghiệm rút

ra

Lời mở đầu

Lãnh đạo là người đứng đầu, có trách nhiệm xây dựng tầm nhìn tương lai cho
doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy, truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến nhân
viên để đạt mục tiêu. Những người lãnh đạo là những người chỉ đạo, đưa ra
quyết định ,gợi ý, hỗ trợ động viên, đôn đốc, làm gương và ủy quyền.

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo
thường dùng để gây ảnh hưởng đến đối tượng bị lãnh đạo.

Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức
làm việc của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành
vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người
khác.

Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu
hiệu đặc trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi
đặc điểm nhân cách của họ.

Phong cách lãnh đạo quyền lực của Kurt Lewin

Độc đoán

Dân chủ

Tự do

Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực.
Có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản
Phong cách lãnh đạo độc tài
Người lãnh đạo độc tài là người thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người
quyết đoán, ít có lòng tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đe
dọa và trừng phạt.
Đối tượng áp dụng:
Những người có thái độ chống đối.
Những người không tự chủ.
Ưu điểm
-Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
Cần thiết khi tập thể mới thành lập
Khi tập thể nhiều mâu thuẫn không thể thống nhất
Nhược điểm:
Triệt tiêu tính sáng tạo của quần chúng
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo theo phong cách dân chủ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới
về các hành động và quyết định được đề xuất và khuyến khích sự tham gia của
họ. Loại người lãnh đạo này bao gồm những nhà lãnh đạo không hành động nếu
không có sự đồng tình của cấp dưới và những nhà lãnh đạo tự quyết định nhưng
có tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi hành động. Người lãnh đạo dân chủ
luôn có lòng tin và hy vọng vào cấp dưới.
Đối tượng áp dụng:
Những người có tinh thần hợp tác.
Những người thích hoạt động tập thể.
Ưu điểm:
Cấp dưới phấn khởi nhiệt tình với công việc.
Khai thác được sáng kiến của mọi người.
Nhược điểm:
Tốn kém thời gian .
Người lãnh đạo nhu nhược dễ bị quần chúng tác động.
Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo theo phong cách tự do rất ít sử dụng quyền lực của họ và dành
cho cấp dưới mức độ tự do cao. Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các
hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một
đầu mối liên hệ với môi trường bên ngoài.
Đối tượng áp dụng :
Những người có đầu óc cá nhân
Những người nội hướng
Ưu điểm:
Phát huy các sáng kiến của cá nhân
Nhược điểm:
Dễ sinh ra hiện tượng hỗn loạn vô kỷ luật.
Chương 1: Giới thiệu về Steve Jobs và phong cách lãnh đạo của ông. Giới thiệu
về Apple
1.1)Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs là gì? Giới thiệu về nó

. Sơ nét về Steve Job

Steve Job là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng đã mang đến thành
công cho Apple vậy Steve Job là ai?( câu dẫn gợi ý lúc thuyết trinh nha ).

Steve Job tên đầy đủ là Steven Paul Jobs (1955-2011) là doanh nhân và nhà
sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc
điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở
ngành công nghiệp vi tính. Trước đây ông từng là tổng giám đốc điều hành của
xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thành viên trong ban giám đốc
của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại Pixar. Ông cũng là
người điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995). Cuối những năm 1970,
Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple với Steve Wozniak, Mike Markkula
và một số người khác cùng nhau thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một
trong những dòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên. Năm 1996
ông trở lại Apple và lãnh đạo công ty từng bước phát triển và nổi tiếng đến tận
bây giờ.

Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs nổi tiếng là Phong cách lãnh đạo độc tài
hay còn gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền.
Người lãnh đạo độc tài là người thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người
quyết đoán, ít có lòng tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đe
dọa và trừng phạt. Có nguồn gốc từ khi xuất hiện xã hội loài người nguyên thủy
Mục đích: Phát huy mọi nỗ lực của thành viên nhằm hoàn thành mục tiêu chung
của doanh nghiệp
Đặc điểm: Thích sử dụng mệnh lệnh.Thích sự phục tùng tuyệt đối của cấp dưới.
Mệnh lệnh có tính quyết đoán .Tất cả hoạt động đều thể hiện ý chí của nhà lãnh
đạọ

Steve Jobs có phong cách lãnh đạo chuyên quyền . Đây là phong cách không
mấy được lòng đông đảo mọi người. Thế nhưng lại được một người tài ba như
chủ tịch của Apple áp dụng và trở thành một huyền thoại, một bài học cho nhiều
bạn trẻ học hỏi.

Nếu bạn là một fan trung thành của hãng điện thoại nổi tiếng Apple thì chắc hẳn
bạn sẽ không thể quên những buổi giới thiệu sản phẩm mới ra mắt sản phẩm do
Steve chủ trì. Chủ tịch Apple gây ấn tượng với trang phục giản dị gồm áo thun
tối màu, chiếc quần jeans. Đây giường như đã trở thành phong cách quen thuộc
của Steve Jobs. Ít ai ngờ được trong công việc ông lại là người có phong cách
lãnh đạo độc đoán, độc tài và có phần lạnh lùng.

1.2) Phân tích về thực trạng sư vận hành của Apple:


- Giới thiệu sơ lược về Apple
Nhắc đến Apple có lẽ người ta đã không còn quá xa lạ với thương hiệu “quả
táo cắn dở” này nữa. Đây có thể xem là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực
công nghệ khi mà nhắc tới iphone, macbook là thấy được sự “chanh sả” một
cách tức thì. 
Thành lập năm 1976, trải qua 7 đời CEO với 6 dòng sản phẩm chính. Hơn
1,4 tỷ người sử dụng và trở thành thương hiệu số 1 thế giới. Đó là những gì mà
mọi người sẽ nghĩ khi nhắc đến tập đoàn Apple. Apple hay tên đầy đủ chính là
Apple Inc. Đây là một tập đoàn chuyên về lĩnh vực công nghệ của Mỹ và có trụ
sở đặt tại tại Silicon Valley ở San Francisco, tiểu bang California.. Ngày Apple
chính thức được thành lập đúng vào ngày Cá tháng tư, tức là ngày 1/4/1976, khi
ấy, Apple có tên đầy đủ là Apple Computer, Inc. Cái tên này được sử dụng suốt
cho những năm sau đó cho đến năm 2007 thì chuyển thành cái tên sử dụng hiện
nay là Apple Inc. Nhà sáng lập của Apple ngoài cái tên Steve Jobs mà bất cứ ai
cũng biết thì vẫn còn 2 doanh nhân nữa là Steve Wozniak và Ronald Wayne.
Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ(2005), và
có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần
mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản
phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc, chương trình nghe
nhạc iTunes, đặc biệt là điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad. Nơi bán hàng
và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Apple là một trong những nhà sáng lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực
IT, gần đây nhất là những sản phẩm, giải trí và tiêu dùng. Ngoài những sản
phẩm truyền thống như máy tính Macintosh, Apple còn cho ra mắt máy nghe
nhạc kĩ thuật số Ipod và các dịch vụ liên quan rất thành công thông qua iTunes.
Với những sản phẩm chủ chốt và phổ biến với người tiêu dùng trên thế giới hiện
nay như: Mac (Pro, Mini, iMac, Macbook, Air, Pro-Xserve), iPhone, iPod
(Shuffle, Nano, Classic, Touch), Apple TV, Cinema Display, AirPort, Time
Capsule Mac OS X (Server-iPhone OS), iLife và iWork.
Qua đó ta có thể thấy Từ một công ty không có mấy tên tuổi cách đây 28
năm, giờ đây Apple đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng được cả thấy
giới công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ bởi chiến lược kinh doanh tài
tình, sự phá cách trong thiết kế, và luôn mang đến những sản phẩm làm hài lòng
người tiêu dùng
- Các quyết định mà ông đưa ra ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển
của Apple
Hàng năm, có 30.000 sản phẩm mới được tung ra tại Mỹ, nhưng trong số đó chỉ
có khoảng 10% sản phẩm thành công và đến gần 90% sản phẩm thất bại. Vậy
Apple đã làm như thế nào để biến sản phẩm của mình nằm trong con số 10% kia
và trở thành một công ty hàng đầu thế giới? Có thể nói, đó là nhờ vào tầm nhìn
chiến lược vượt trội, phong cách quản trị và hơn hết là quản trị con người - khả
năng thu hút và giữ chân nhân tài của nhà lãnh đạo mà điển hình ở đây là Steve
Jobs.
- SJ có tầm nhìn chiến lược vượt trội và định hướng kinh doanh đúng đắn
Từ một doanh nghiệp từng đứng trên bờ vực phá sản năm 1990, Apple đã vươn
lên và trở thành công ty hàng đầu thế giới, vượt qua cả những gã khổng lồ như
IBM, Wal-Mart, Cisco. Để đạt được những thành tựu như vậy đòi hỏi nhà quản
trị phải có tầm nhìn chiến lược, định hướng kinh doanh đúng đắn. Steve Jobs
cũng vậy, bản thân ông đã có những tầm nhìn vượt trội để vận hành guồng máy
Apple theo đúng quỹ đạo tốt nhất để đi đến thành công. Bản thân Steve Jobs đã
định hướng Apple như một công ty hàng đầu về công nghệ chứ không đơn
thuần là công ty sản xuất máy tính bình thường và các sản phẩm của quả táo
khuyết phải là “những sản phẩm tuyệt vời nhất”.
- SJ mạnh dạn đổi mới - Tái định hướng hoạt động của Apple
Vào những thập niên những năm 90, Apple gặp phải khủng hoảng trầm trọng,
các chuyên gia tại đây buộc phải nhìn lại tương lai phát triển của Apple. Chính
vào lúc này, Steve Jobs người đồng sáng lập Apple đã trở lại với công ty.
Người đàn ông có tầm nhìn chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn cho sự phát
triển của Apple trong tương lai và thẳng tay gạt bỏ không thương xót các sản
phẩm không có tiềm năng.
Năm 1996, phát biểu trong chương trình Wall Street Week, Steve Jobs đã nhận
thấy những sai lầm tại Apple: “Apple vẫn dậm chân tại chỗ, sự khác biệt đã
dần bị xói mòn, đặc biệt khi so sánh với Microsoft. Quan trọng là phải đổi mới.
Đó là cách Apple tiến tới vinh quang, và sẽ là con đường để Apple lấy lại vinh
quang.” Và khi Jobs trở lại Apple vào năm 1997, ông đã đơn giản mọi thứ, từ
phạm vi sản phẩm đến số lượng chi nhánh quảng cáo, đồng thời thay đổi trọng
tâm công ty. Khi nhận thấy Apple không đủ sức cạnh tranh với PC Windows,
ông chuyển sang một hướng đi mới. Ông nhận ra lĩnh vực mà Apple có thể cất
cánh chính là internet và truyền thông
xã hội. Tiếp theo sau là sự ra đời của những sản phẩm vô cùng thành công như
iMac, iPod. Khi nhận ra mối đe doạ lớn nhất của iPod là smartphone, thay vì
bảo vệ iPod, Apple đã tạo ra một smartphone mới có tích hợp iPod – iPhone.
Theo Asymo.com, Apple chiếm 9% thị trường điện thoại di động toàn cầu
nhưng lại thu về đến 75% lợi nhuận của ngành công nghiệp
này. Tương tự, Apple cũng đang huỷ diệt cả ngành công nghiệp PC khi iPad
nghiễm nhiên trở thành sản phẩm thống trị thị trường máy tính bảng.
Kết quả của một loạt cải cách, đặc biệt là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận
thức của con người về máy tính, với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng. Sau
thành công này, Apple nổi lên như một con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống
cho tàn và lấy lại được những gì mình đã có: Một công ty tạo nên những
khuynh hướng và luôn đi trước nhiều bước trong cạnh tranh.

Một trong những điểm nổi tiếng của Steve Jobs chính là ở niềm đam mê và sự
quan tâm lớn không chỉ đối với chất lượng bên trong của sản phầm mà còn về
thiết kế bên ngoài. Đây không chỉ là sự quan tâm mang tính quản lý mà chính
là yếu tố dẫn đường cho toàn bộ các sản phẩm Apple. Cụ thể hơn, tại Apple,
mọi báo cáo về thiết kế đều được đưa trực tiếp về cho CEO và thực hiện theo
quyết định của CEO. Kết quả là năm 2007, Apple giới thiệu iPhone mới tại
Mac World Expo vào tháng 1 bởi Steve Jobs. Sản phẩm iPhone là một điện
thoại di động với một thiết kế hoàn toàn mới và được khách hàng đón nhận
nồng nhiệt, iPhone mang tính đột phá nhờ kinh nghiệm đồ họa và công nghệ
cảm ứng.  Khi được ra mắt, iPhone đã được tán dương nhiệt liệt và người tiêu
dùng phải xếp hàng để có thể sở hữu nó.

Chương 2: Phân tích cụ thể về phong cách lãnh đạo của Steve Jobs

Phong cách lãnh đạo của Steve Job

Steve Job là người có phong cách lãnh đạo độc đoán. Đây là kiểu phong cách
mà mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung vào tay một người quản lý, người
lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ
ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Để hình thành nên phong
cách như vậy phải kể đến các yếu tố như sau:

- Thứ nhất về chủ quan, tính cách của Steve Jobs được mọi người cảm
nhận chung nhất đó là tính cầu toàn, tinh tế và yêu thích sự sáng tạo. Ông
luôn có yêu cầu cao đối với sự tỉ mỉ và sự sáng tạo trong công việc. Ông
thường ép các thiết kế phải tuân theo cách nhìn của ông, cái mà ông quan
niệm là hoàn hảo. Điều này trả lời cho câu hỏi các sản phẩm nổi tiếng như
iPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng bên ngoài, đến sự đồng bộ phần cứng và
phần mềm đều thể hiện nét tinh tế, sáng tạo và sự khao khát.

- Thứ hai, nguyên nhân khách quan dẫn đến phong cách lãnh đạo của
Steve Jobs là việc khi ông trở lại năm 1997, Công ty đang trên bờ vực phá sản.
Do quá trình điều hành kém của ban quản trị trước đó, công ty đã mất đi
nhiều kỹ sư và nhân viên quản lý giỏi. Tình hình lúc này đòi hỏi một giám đốc
điều hành quyết đoán hơn

Mang thiên hướng lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo của Steve Jobs có
những đặc điểm như:

· Thứ nhất, là một người yêu thích sự sáng tạo, tinh tế và cầu
toàn

Trong công việc, Steve Jobs luôn đòi hỏi những người nhân viên phải tỉ mỉ và
không cho phép phạm bất cứ sai sót nào. Ví dụ như: việc rọi đèn vào iMac trong
buổi ra mắt sản phẩm (6/1998) cũng tốn không ít thời gian chuẩn bị của Jobs,
cho đến khi ánh đèn soi vào sản phẩm hợp với ý của ông. Các dòng sản phẩm
nỗi tiếng như iPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng bên ngoài cho đến phần cừng và
phần mềm đều đồng bộ và thể hiện nét tinh tế, sáng tạo và sự khát khao hướng
tới sự hoàn hảo không ngừng. Chính sự khao khát và mong muốn cầu toan như
vậy đã góp phần tạo ra những thiết kế sản phẩm Iphone nức lòng người dùng.

· Thứ hai, có tính dễ nổi nóng và cáu gắt với mọi người

Đặc biệt khi phải đối mặt với những vấn đề sản xuất, dưới những lúc áp lực
cực gay gắt từ công việc thì lại càng dễ nhận thấy tính cách nóng nảy của Steve
Jobs. Cụ thể trong một cuộc họp đánh giá sản phẩm, ông biết được rằng quy
trình sản xuất đang chậm trễ. Steve Jobs tỏ thái độ giận dữ khủng khiếp, và nỗi
tức giận ấy tuyệt đối thành thực. Năm 1993, Jobs lọt vào danh sách những ông
chủ khó tính nhất của tạp chí Fortune trong vấn đề lãnh đạo Next và cách lãnh
đạo của ông vẫn không thay đổi khi ông trở về Apple

· Thứ ba, có khát khao muốn kiểm soát mọi thứ, là con người có
tham vọng

Ngay sau khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Amelio, Steve Jobs
ngay lập tức đưa những trợ thủ ông tin tưởng nhất vào vị trí cấp cao tại Apple.
Đây là một hình thức đảm bảo tính vững chắc của vị trí chiếc ghế ông đang
ngồi. Jobs cần đảm bảo chắc chắn rằng ông sẽ không bị đâm sau lưng bởi những
người thực sự giỏi đến từ NeXT. Tất cả các nhóm làm sản phẩm, từ công đoạn
thiết kế cho đến hoạt động quảng bá cho sản phẩm đều được Steve Jobs kiểm
soát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn của ông.

· Thứ tư, có tính quyết đoán trong công việc

Không riêng Jobs mà hầu hết những người có phong cách lãnh đạo độc tài
đều vô cùng mạnh mẽ và quyết đoán với các quyết định của mình. Khi đó,
trong mắt ông tất cả những sự góp ý trái chiều, những phản đối đều bị ông bỏ
hết ngoài tai. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kì đen tối nhất của Apple
– giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu tiên của ông
là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông,
họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm
và” Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá cô phiếu từ 13 đôla tăng lên
20 đôla chỉ trong cùng một tháng. Đó là minh chứng cho sự quyết đoán và
khả năng năm bắt vấn đề “cốt lõi” nhanh của Steve Jobs

· Thứ năm, lạnh lùng và có phần cay độc

Sự cay độc được thể hiện rõ đặc biệt đối với những người có phản bác ông.
Nhưng những người được ông sủng ái và đồng hành, giúp đỡ ông thì nhận được
tình cảm đặc biệt. Ví dụ: khi yêu cầu Mike Markkula rời khỏi ban quản trị
Apple, Jobs đã lái xe đến tận nhà và thực hiên một cuộc dạo bộ thân mật để bàn
về tương lai của Apple. Bên cạnh đó, ông thường không mảy may quan tâm tới
người khác nghĩ gì về mình; ông có thể đoạn tuyệt với người khác và không bao
giờ nhìn tới họ lần nữa. Một số thời điểm khác, ông lại cảm thấy sự ép buộc
phải giải thích về mình.

3. Ưu nhược điểm về phong cách lãnh đạo của Steve Job


3.1 Tổng quan về phong cách lãnh đạo của Steve Job

Uu điểm

Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs không nhận được sự đồng tình của nhiều
người. Thế nhưng đó lại là một phần đóng góp tạo nên sự hoàn thiện của chiếc
Iphone hay Macbook,…bạn đang sử dụng. Phong cách này có những ưu điểm
nổi bật như:

· Độc đoán nhưng phù hợp

Có thể nói, ở một môi trường nhiều người tài giỏi và cái tôi của ai cũng rất cao
thì phong cách lãnh đạo của Steve Jobs là rất thích hợp. Sự độc đoán của ông sẽ
giúp đưa ra những quyết định dứt khoát, nhanh chóng. Về phía những người
công nhân viên thì có được sự tập trung tư tưởng tối đa làm việc.

· Có thể tập trung được quyền lực

Giai đoạn năm 1996 là khoảng thời gian vô cùng khó khăn khi lượng hàng hóa
tồn động nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế công ty cũng như tinh
thần làm việc của nhân viên.

· Tạo được áp lực cần thiết đối với cấp dưới

Phong cách lãnh đạo độc tài của ông chủ Apple đã tạo ra những áp lực cần
thiết để nhân viên của ông hoàn thành công việc đúng thời hạn và lúc nào cũng
cố gắng để mang lại những thành quả tốt.

· Quyết đoán, mạnh mẽ

Bạn sẽ thấy rõ điều này khi có ai chọc giận hoặc làm Jobs không hài lòng. Ví
dụ, khi gặp nhiều vấn đề ở các đối tác sản xuất linh kiện, ông đã ngay lập tức
dừng hợp tác với họ mà không đưa ra bất cứ lý do nào khác.

Nhược điểm

Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu và nhược điểm riêng và phong
cách lãnh đạo của Steve Jobs cũng không ngoại lệ.

· Áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác


Đây là mặt trái lớn nhất của phong cách lãnh đạo độc đoán, độc tài. Việc làm
này của các nhà lãnh đạo sẽ bỏ đi những cơ hội phát triển tốt hơn từ những góp
ý của người khác.

· Dễ khiến mất lòng người khác

Việc liên tục áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác sẽ khiến cho nhân viên
khó chịu và bất mãn vì ý kiến của họ không được tôn trọng.

· Tạo áp lực lớn gây stress

Việc đòi hỏi quá khắt khe vào khả năng của người khác sẽ tạo áp lực lớn gây
căng thẳng cho cấp dưới. Không khí làm việc lúc nào cũng đầy căng thẳng, hiệu
quả làm việc bị giảm sút đáng kể.

3.2 Khi áp dụng vào công ty Apple

- Ưu điểm

Thứ nhất, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs rất thích hợp ở công
ty Apple, nơi mà tập trung khá nhiều nhân tài về mọi mặt (kinh tế, kĩ thuật,
nhân sự…) với nhiều tính cách khá lập dị và có cá tính. Sự độc đoán sẽ giúp
nhân viên công ty có được sự tập trung tư tưởng làm việc một cách ổn định.

Thứ hai, khi công ty gặp khó khăn (giai đoạn 1996), hàng hóa ứ đọng nhiều.
Tinh thần nhân viên giảm sút vì bị ảnh hưởng bởi tình trạng xuống dốc của công
ty. Không khí làm việc căng thẳng ở cả ban quan trị lẫn đội ngũ công nhân. Để
có thể giải quyết tình hình lúc này, yêu cầu người lãnh đạo của công ty cần có
quyền lực tập trung để có giải quyết hết mọi vấn đề trong công ty. Đây là điều
kiện thích hợp để Steve Jobs chứng tỏ được năng lực bản thân với tính cách rất
phù hợp với phong cách lãnh đạo độc đoán.

Thứ ba, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs giúp cho công nhân
viên trong công ty có được sự áp lực cần thiết để hoàn thành công việc đúng
thời hạn và đạt hiệu quả cần thiết, đôi khi tạo ra những thành quả vượt ngoài
mong đợi. Ông giúp cho đội ngũ nhân viên đạt được đến những giới hạn của
bản thân mà chính họ cũng không thể nào biết được. Khả năng động viên nhân
viên của ông không biểu hiện một cách rõ ràng, mà chỉ là những cuộc trò
chuyện một chiều, ý là bắt buộc họ thực hiện cho được những ý tưởng của Steve
Jobs, dù ban đầu nghe có vẻ rất vô lý và khó thực hiện. Tuy nhiên, khi thực hiện
được, đội ngũ nhân viên mới cảm nhận được rằng Jobs luôn đúng trong mọi
quyết định, điều này khiến họ thêm phần thán phục vị thuyền trưởng tài ba của
mình. Chính phong cách ngày càng giúp ông có được sự yêu mến và tin tưởng
của nhân viên trong công ty, khiến cho công tác cải tổ và phát triển Apple được
thực hiện nhanh chóng.

Thứ tư, cách ứng xử của ông khi gặp chuyện khó khăn là rất quyết đoán, nếu
không phải nói là hơi cực đoan. Ví dụ, khi gặp nhiều vấn đề ở các đối tác sản
xuất linh kiện, ông đã ra quyết định ngưng hợp tác ngay lập tức chứ không cần
đối tác giải thích trình bày lý do. Đối với ông, hợp tác phải dựa trên chữ tín, nếu
không hoàn thành đúng yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian sẽ phải kiếm
nhà cung ứng khác. Điều này giúp cho công ty có thể đẩy nhanh tiến độ công
việc và hoàn thành mục tiêu trước hạn và hoàn toàn chủ động trong việc kiếm
đối tác sản xuất.

Cuối cùng, ưu điểm lớn nhất của Steve Jobs khi sử dụng phong cách lãnh đạo
độc đoán ở tại Apple là việc ông đã ổn định được tình hình nhân sự của công ty.
Công ty đã trở nên đoàn kết hơn, các bộ phận có sự ăn ý trong công việc, giúp
cho mọi ý tưởng của Jobs trở nên thực tế hơn.

Do vậy, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs không giống bất kỳ
định nghĩa nào về quản trị hay lãnh đạo. Ông điều hành tất cả mọi công việc
trong Apple. Tuy nhiên, Steve Jobs chỉ thực hiện công việc theo cảm nhận và
suy nghĩ của riêng bản thân ông. Điều này khiến ông trở nên đặc biệt.\

- Nhược điểm

Với các phong cách lãnh đạo khác nhau, đều có những mặt ưu nhược điểm
riêng, vì vậy các nhà quản trị cần có cách để hạn chế tác động của nhược điểm
lên phong cách quản trị của mình. Với Jobs cũng vậy, ông cũng là một con
người nên việc gây ra những sai lầm từ phong cách lãnh đạo của mình cũng là
điều tất nhiên. Sau đây là những hạn chế của phong cách độc đoán khi Jobs áp
dụng ở Apple.

Thứ nhất, việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác của Steve Jobs
và đưa ra những quyết định của bản thân mang tính độc đoán mà không bàn bạc
và tham khảo ý kiến của bất kì ai, sẽ làm tăng tính rủi ro trong những quyết
định, xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn.
Thứ hai, việc Steve Jobs tự đưa quyết định và áp đặt ý kiến cho nhân viên
khiến cho họ bất mãn và khó chịu vì ý kiến của mình không được tôn trọng.
Hơn nữa, điều này làm cho họ cảm thấy nhà lãnh đạo không hiểu được tâm tư
và nguyện vọng của họ, từ đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng
xa cách. Nhân viên không còn hứng thú đóng góp ý kiến cho công việc. Hậu
quả là công ty bỏ phí nguồn ý tưởng sáng tạo dồi dào từ nhân viên của mình.

Thứ ba, việc đòi hỏi quá khắt khe của Jobs trong công việc sẽ tạo áp lực lớn
lên nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc
lúc nào cũng đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được một môi
trường làm việc thoải mái, hiệu quả làm việc bị giảm sút.

Thứ tư, việc Jobs can thiệp vào tất cả mọi công việc từ việc lớn nhất đến việc
nhỏ nhất khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Hơn nữa, việc
này cũng làm cho ông không có thời gian cũng như sự tập trung cần thiết để giải
quyết những vấn đề quan trọng.

Cuối cùng, phong cách lãnh đạo độc đoán của Jobs làm cho ông có tầm ảnh
hưởng quá lớn đối với Apple đến nỗi bất cứ một thông tin nào liên quan đến
ông cũng dẫn đến một hệ quả rất lớn đối với công ty, chẳng hạn như sau khi
nghe tin ông bị ung thư thì ngay lập tức giá cổ phiếu của Apple giảm xuống
nhanh chóng…

Chương 3: Nhận xét về phong cách lãnh đạo và đề xuất giải pháp cho Apple
- Nhận xét về phong cách lãnh đạo
Qua những nội dung mà 2 bạn ở trên đã thuyết trình thì về phong cách lãnh
đạo của SJ ta có thể rút ra được những ưu và nhược điểm khác nhau sau
● Ưu điểm:
- Độc đoán nhưng phù hợp
- Có thể tập trung được quyền lực
- Tạo được áp lực cần thiết với cấp dưới
- Quyết đoán, mạnh mẽ
● Nhược điểm:
- Áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác
- Dễ khiến mất lòng người khác
- Tạo áp lực lớn gây stress
Song ta thấy rằng tuy có những nhược điểm trong phong cách lãnh đạo nhưng
Steve Jobs đã xây dựng thành công công ty Apple, đóng góp tạo nên sự hoàn
thiện của từng sản phẩm và nhận được sự hài lòng của khách hàng.
Với những nhược điểm đến từ phong cách lãnh đạo của SJ đối với sự vấn hành
Apple thì chúng em xin được
*Đề xuất những giải pháp nhằm xóa bỏ điểm yếu và mối đe dọa cho Apple:
+ Giải pháp xóa bỏ điểm yếu về giá:
Mặc cho thành công rực rỡ của Apple trên thị trường công nghệ nhưng đế chế tỉ
đô này vẫn có những điểm hạn chế nhất định như mức giá sản phẩm đắt, tính
bảo mật, thiếu khả năng tương thích trên các thiết bị khác, … Đơn cử là một vấn
đề vốn tồn tại từ dưới triều đại của Steve Jobs cho đến tận ngày nay đó là mức
giá cắt cổ của các sản phẩm, đây cũng được xem là điểm yếu lớn nhất của
doanh nghiệp này. Giá thành cao của các sản phẩm Apple đã khiến chúng trở
thành một thứ xa xỉ. Các sản phẩm được định giá để thu hút người tiêu dùng
trung lưu và thượng lưu và chỉ có các đối tượng này là tiếp cận được. Điều này
đồng nghĩa với việc những người có thu nhập thấp không thể mua được các sản
phẩm của Apple, đặc biệt là Iphone.
Chính chiến lược giá cao cấp của tập đoàn này đã khiến các sản phẩm của họ
không tiếp cận được rộng rãi đại bộ phận công chúng, đồng thời công ty đã vô
tình tạo ra một lỗ hổng vì người mua có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm
tương đương với giá thấp hơn. Họ cũng có thể dễ dàng so sánh và nhận thấy giá
của các mặt hàng luôn cao hơn so với giá của các thương hiệu nổi tiếng khác
như Samsung, HTC, ... Các thương hiệu này dành một sự quan tâm lớn đối với
tất cả các tầng lớp. Còn Apple phớt lờ thị trường này để bảo vệ hình ảnh của
mình.
Để giải quyết vấn đề này cách đơn giản nhất đó chính là giảm giá bán sản phẩm
nhưng giảm giá bán cũng sẽ khiến giảm doanh thu, vậy nên Apple đã tiến hành
thiết kế các loại mẫu thiết bị giá cả phải chăng như iPhone SE 2020 hướng tới
đối tượng khách hàng tầm trung. Kết quả là theo số liệu báo cáo cho thấy, Apple
có mức tăng trưởng "không thể tin nổi" ở Ấn Độ dựa trên doanh số bán hàng
mạnh mẽ của iPhone trong quý II (quý III tài chính của công ty) năm 2021 , cụ
thể tăng 49,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy mặc dù cũ nhưng
Apple nhận thấy khách hàng có xu hướng mua những chiếc điện thoại này
không chỉ ở các thị trường như Ấn Độ, mà thậm chí ở các thị trường trưởng
thành hơn. Vậy nên Apple không chấp nhận giảm giá thay vào đó họ chọn cách
sản xuất sản phẩm đáp ứng được chi phí mà người mua có thể đảm nhận. Qua
đây cho thấy Apple sẽ giải quyết được vấn đề về giá nếu họ thực hiện cách
tương tự đối với các phiên bản của các sản phẩm khác của mình để phù hợp với
mức giá có thể đảm nhận của mỗi đối tượng khách hàng.
+ Giải quyết mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh mới
Apple vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa từ các đối thủ bất chấp sự nổi bật
của nó với tư cách là một thương hiệu danh tiếng toàn cầu. Mối đe dọa cạnh
tranh đến từ hệ điều hành Android - IOS của Apple phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ hệ điều hành này và sự dẫn đầu của Android so với IOS vẫn
tiếp tục. Ví dụ: Android có thể dễ dàng tải ứng dụng từ Google Play, hiện có
hơn 600.000 ứng dụng, hầu hết sẽ chạy trên máy tính bảng. Nhiều ứng dụng ban
đầu chỉ dành cho iOS hiện đã có sẵn cho Android, bao gồm Instagram và
Pinterest, các ứng dụng độc quyền khác cũng có sẵn, bao gồm Adobe Flash
Player và BitTorrent. Android cũng cung cấp quyền truy cập vào các ứng dụng
dựa trên Google, chẳng hạn như Youtube và Google Documents. Đây là cuộc
chiến giữa hai gã khổng lồ và hiện tại Android đang chiếm vị trí dẫn đầu trên thị
trường.
Những tiến bộ của công nghệ đã cho phép Samsung, Google và Dell thách thức
Apple. Mối đe dọa nghiêm trọng nhất là sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh
mạnh, những người cung cấp các sản phẩm tương tự với giá thấp hơn. Samsung
cung cấp cả sản phẩm cao cấp và giá rẻ. Ngoài ra, Sony, Asus đều đang phát
triển về quy mô. Google cũng đã giới thiệu điện thoại thông minh của mình
trong một phạm vi giá cả phải chăng với tính năng Google Now có vai trò như
một trợ lí ảo tương tự Siri của Apple. Tuy nhiên với tiềm lực tài chính khổng lồ
và tầm nhìn vượt thời đại, Apple luôn thiết kế các sản phẩm của mình đáp ứng
được mong muốn của người dùng hiện tại trong khi vẫn lưu tâm đến tương lai.
Họ không ngừng cố gắng tưởng tượng ra điều gì đó mà ngay cả người tiêu dùng
cũng chưa hình dung ra.
Theo Steve Jobs, “nếu bạn hỏi người tiêu dùng họ muốn gì, họ sẽ muốn thứ
khác vào thời điểm bạn cung cấp cho họ thứ tương tự”. Tỷ lệ giữ chân khách
hàng của Apple lên đến 92 phần trăm chính là nhờ nắm bắt được tâm lí trên,
Apple đã và sẽ tiếp tục cung cấp công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, họ tạo ra
xu hướng và bắt kịp các xu hướng, mang đến sự đột phá, sáng tạo trong trải
nghiệm của người tiêu dùng. Khiến họ bị choáng ngộp bởi chính các sản phẩm
của mình và từ đó khách hàng sẵn sàng trả một mức giá không tưởng để bắt kịp
được xu thế do Apple tạo ra.

Từ phong cách lãnh đạo của SJ và sự vận hành Apple thì nhóm em xin
- Rút ra bài học và phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm
+Phát huy ưu điểm:
Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs thường bị nhiều người chỉ trích sau khi
được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Apple. Tuy nhiên, giống như tất cả
các phong cách hàng đầu, có một thời điểm và hoàn cảnh mà phong cách đó phù
hợp
Bên cạnh đó ta có thể thấy ưu điểm của phong cách là này thường gây nhiều áp
lực cho đồng nghiệp và cấp dưới, do đó môi trường làm việc không phải là nơi
thú vị để sao nhãng chuyện bên ngoài.
Phương thức lãnh đạo chuyên quyền có lợi trong các tổ chức doanh nghiệp
trong những năm mới hình thành và những năm đầu của họ, nhà lãnh đạo buộc
phải tạo ra một số quy trình để buộc tổ chức thành công, điều này tạo nên một
phong cách ra quyết định hiệu quả nhất định và trong doanh nghiệp phát triển
hơn nó hiệu quả đối với nhân viên theo lý thuyết X vì nó cho phép người quản
lý kiểm soát các quyết định. Steve Jobs, chẳng hạn, thích phong cách độc đoán
để đưa ra quyết định một cách nhanh chóng hơn trong khi vẫn kiểm soát được
chúng, vì vậy ông ấy có thể phản ứng nhanh với những thay đổi của môi trường
kinh doanh. Yêu cầu của ông ấy thường có vẻ khó đáp ứng, “Chúng tôi có một
môi trường nơi sự xuất sắc thực sự được mong đợi,” phong cách tuyên bố của
ông ấy đã chứng minh, nhưng vị lãnh đạo này đã đạt được tiến bộ trong tất cả
các lĩnh vực và cải thiện công việc của mình.
Bên cạnh đó phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách lãnh đạo truyền
thống, phong cách này tiếp cận cấp dưới bằng cách hướng dẫn những gì họ cần
làm, nói những gì phải làm và mong đợi họ thực hiện được nó, nhân viên không
tham gia vào việc ra quyết định. Đây được coi là có hiệu quả cao đối với những
nhân viên không có kinh nghiệm
*Thuyết X:
-Người lao động vốn dĩ không thích làm việc và họ sẽ tránh việc nếu có thể
được.
-Hầu hết mọi người phải bị ép buộc, kiểm tra, chỉ thị và đe dọa bằng hình phạt
để thực hiện những mục tiêu của tổ chức; nghĩa là người quản lí phải sử dụng
quyền lực tuyệt đối đối với người lao động bất cứ lúc nào và ở đâu.
-Hầu hết người lao động chỉ muốn an phận, ít tham vọng, làm việc thụ động,
nên nhà quản lí phải chỉ dẫn công việc cho họ một cách tỉ mỉ.
+Hạn chế nhược điểm:
Mặc dù phong cách lãnh đạo độc đoán đem lại những thành công nhất định thế
nhưng ngày nay đây không còn là phong cách lãnh đạo phổ biến bởi nó đã lộ ra
những điểm yếu nhất định. Điểm yếu của các nhà lãnh đạo chuyên quyền là
phong cách giao tiếp cũng như đưa ra quyết định của họ thường được mô tả là
con đường một chiều. Bởi nhân viên thường ít khi hoặc không nhận được phản
hồi về ý kiến đóng góp của mình, họ không được công nhận. Nhân viên cần có
khả năng đóng góp nhiều hơn vào các quyết định chiến lược của công ty để họ
cảm thấy mình là một phần của công ty. Nhân viên cần được khen thưởng cho
những nỗ lực của họ và sự công nhận là một khía cạnh không thể thiếu trong
mối quan hệ của nhân viên với công ty. Nhân viên cần được trao quyền tự chủ
lớn hơn trong cách thức hoạt động của họ. Khi nhân viên bao gồm các chuyên
gia có tay nghề cao có quyền tự chủ cao hơn họ có thể hỗ trợ việc đồng bộ nhiều
đổi mới hơn.
Hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh nền dân chủ được nhấn mạnh trong thời kỳ
đương đại gần như phong cách lãnh đạo chuyên quyền đã trở nên lỗi thời. Bởi
ngày nay, làm việc theo nhóm là cần thiết cho sự thành công của tổ chức.

Tuy nhiên, những người chuyên quyền không khuyến khích phương thức hoạt
động này, họ muốn nắm lấy quyền lực trung tâm và quyền ra quyết định. Do đó,
phong cách lãnh đạo chuyên quyền được cho là rất nguy hiểm vì các nhà lãnh
đạo có thể mắc sai lầm và sai sót đó có thể khiến công ty phải trả giá bằng vận
mệnh của chính mình. Bên cạnh đó, những cá nhân giỏi nhất có xu hướng rời bỏ
các tổ chức chuyên quyền do các cơ hội phát triển và thăng tiến nghề nghiệp bị
hạn chế. Ngoài ra, người lao động có thể không tuân theo cách làm của người
lãnh đạo, ảnh hưởng đến cam kết của họ và có khả năng làm giảm năng suất và
hiệu quả hoạt động của tổ chức. Vì vậy các nhà lãnh đạo theo phong cách
chuyên quyền ngày nay nên tìm cách tích hợp các yếu tố của tinh thần đồng đội
vào phong cách lãnh đạo của họ. Điều chỉnh việc ra quyết định khiến đó trở
thành trách nhiệm chung giữa lãnh đạo và cấp dưới sẽ giúp tránh những sai lầm
tốn kém, giúp thu hút và tránh sự ra đi của nhân tài.

Và với nội dung về phong cách lãnh đạo của SJ, nhóm chúng em sẽ đưa ra kết
luận rằng
Kết luận:
Cuối cùng, mặc cho phong cách lãnh đạo còn gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên
chúng ta không thể phủ nhận Steve Jobs là một tấm gương đáng để học tập về
tầm nhìn vượt thời đại. Tầm nhìn ấy đã được khẳng định và công nhận bởi
chính đối tác cũng là đối thủ của ông. Năm 2007, Bill Gates phát biểu: “Tôi sẽ
đánh đổi để có được tầm nhìn của Steve”, về động lực là tập trung vào sự hoàn
hảo, bỏ qua khái niệm lợi nhuận, về tinh thần làm việc không ngừng nghỉ và
không có bất kỳ hình thức phân tâm nào, sự đơn giản trong khi làm việc và
tránh mọi sự phức tạp. Cơ chế làm việc không ngừng nghỉ và sự tập trung phấn
đấu cho công ty để nhằm đạt được điều mà công ty không thể làm được. Chính
tầm nhìn và tinh thần làm việc ấy đã giúp Apple thoát khỏi phá sản vào năm
1997 và tạo nên sự vĩ đại của ông trong cương vị nhà lãnh đạo. Qua những tìm
hiểu về phong cách lãnh đạo của Steve Jobs. Từ đó nhóm em rút ra bài học là
không có phong cách lãnh đạo nào là hoàn hảo tuyệt đối. Phong cách lãnh đạo
tốt là phong cách lãnh đạo phù hợp với thực trạng của công ty, phù hợp với con
người và hài hòa đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Việc lựa chọn
phong cách lãnh đạo cũng là một vấn đề không dễ dàng cho các nhà quản trị
công ty và thực sự cần được lưu ý đến.

Tới đây cũng là kết thúc cho bài thuyết trình của nhóm em về chủ đề phân tích
phong cách lãnh đạo của Steve Jobs

You might also like