You are on page 1of 4

2.

Thực tiễn chức năng lãnh đạo trong tập đoàn Microsoft
2.1.Các nguyên tắc lãnh đạo trong tập đoàn
Satya Nadella – CEO và cũng là tân chủ tích của Microsoft, là một trong những nhà lãnh đạo có khả
năng chuyển đổi tốt nhất hành tinh. Kể từ khi nắm quyền ông đã xoay chuyển tình thế của Microsoft
và đưa tập đoàn này lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp có giá trị nhất trên thế giới kể từ năm 2002.
Nadella hiểu rằng thành công không phải chuyện xảy ra trong một sớm một chiều, mà phải suy nghĩ
dài hạn, gieo mầm cho tương lai, bắt đầu đổi mới từ ngay hôm nay trong khi phải xây dựng cho ngày
mai. Điều này đồng nghĩa rằng nhà lãnh đạo phải suy nghĩ lại mọi thứ trong doanh nghiệp của mình,
từ văn hóa và vận hành đến chiến lược và nguồn nhân sự. Dưới đây là ba quy tắc hàng đầu của
Nadella để chứng minh sự thành công cho doanh nghiệp trong tương lai.
2.1.1.Dẫn dắt bằng văn hóa
Một trong những bước đi táo bạo đầu tiên của Satya Nadella là thay đổi sứ mệnh của Microsoft, từ
một doanh nghiệp đơn thuần cung cấp các giải pháp liên quan đến máy tính sang một doanh nghiệp
tập trung nhiều hơn vào khách hàng (cá nhân và tổ chức), trao quyền cho họ để có thể đạt được nhiều
thành tựu hơn.
Ông cũng khuyến khích nhân viên tư duy theo hướng mới và phá bỏ những điều đã lỗi thời, cũ kỹ.
Định hướng cho đội ngũ nhân viên theo cách một công ty vừa khởi nghiệp chứ không phải một công
ty đã có 42 năm kinh nghiệm.
Những thay đổi từ cải tổ bộ máy đến thay đổi sứ mệnh mà Nadella thực hiện như là cho phép hệ điều
hành của Linux chạy trên dịch vụ đám mây Windows Azure, ra mắt Microsoft Office cho iPad của
Apple. Bỏ qua qWindows 9 lên thẳng Windows 10, ra mắt Microsoft Surface Boo – laptop đầu tiên
của Microsoft và kính 3 chiều HoloLens.
Chính cách tiếp cận của Nadella đã cho thấy rằng, việc bám víu một tư duy đã lỗi thời và cứng nhắc có
thể là liều thuốc độc khiến doanh nghiệp mất tính sáng tạo, tư duy nhạy bén trở thành một doanh
nghiệp chậm tiến và tụt hậu. Hơn ai hết, Satya Nadella hiểu rõ điều đó, ông dám thay đổi, dám mạo
hiểm để tận dụng cơ hội tối đa.
2.1.2.Hành động nhanh, suy nghĩ chậm
Nadella là một nhà lãnh đạo thuộc kiểu tư tưởng dài hạn (long-term thinker), là người nắm bắt các xu
hướng mới và các tín hiệu thể hiện các điểm yếu của doanh nghiệp từ rất sớm có thể chuẩn bị và tăng
tốc nhanh nhất có thể. Ông rất coi trọng việc ra quyết định nhanh chóng, mạo hiểm để chớp thời cơ,
ông hiểu rằng việc chờ đợi chắc chắn 100% trước khi đưa ra quyết định là quá chậm trong một thế giới
đầy biến động và phức tạp này.
2.1.3.”Cái gì cũng học” sẽ đánh bại “Cái gì cũng biết”
Ngày 4 tháng 2 năm 2014, Satya Nadella trở thành CEO, trong khi John W.Thompson trở thành chủ
tịch, Bill Gates trở thành nhà cố vấn kỹ thuật cho Nadella. Khi đó, Nadella đã tuyên bố Microsoft sẽ
trở thành một công ty “học tất cả mọi thứ” thay vì một công ty “biết tất cả mọi thứ” như trước kia.
Đồng nghĩa rằng mỗi ngày trôi qua với toàn bộ nhân viên Microsoft sẽ là mỗi ngày học hỏi, khám phá
và thử nghiệm những điều mới mẻ.
Theo Nadella, điều này tức là phải đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi sau đây:
- Mức độ thành công của chúng ta trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh
mới?
- Mức độ hiệu quả của chúng ta trong việc thích nghi với những thay đổi và đột phá mới của thị
trường?
- Văn hóa của doanh nghiệp chúng ta có “chào đón” sự mạo hiểm, tinh thần học hỏi và thất bại khôn
ngoan hay không?
Chính nhờ đó mà Microsoft là công ty hiện tại duy nhất giữu được giá trị vốn hóa trên 1000 tỷ USD,
trong khi đó nhiều gã khổng lồ công nghệ sụt giảm về giá trị bởi tác động nặng nề của dịch bệnh
Covid-19 lên nền kinh tế chung.
2.2.Động lực làm việc trong tập đoàn
*Chính sách môi trường làm việc
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để làm việc hiệu quả trong bất kì doanh nghiệp, ngành nghề
nào. Microsoft đã thực hiện chính sách “Nơi làm việc là nhà của bạn”. Các nhân viên làm việc chính
thức đều có văn phòng riêng và họ có quyền sắp xếp, bày biện không gian làm việc của bản thân theo
sở thích riêng. Công ty cũng không có các quy định khắt khe về cách ăn mặc nên nhân viên có thể mặc
trang phục tùy ý với phong cách của mình. Công ty cũng có những phòng cung cấp những đồ vật
thông dụng có sẵn phục vụ nhu cầu nhân viên. Những chính sách này đã tạo ra một môi trường làm
việc vô cùng thoải mái cho nhân viên, giúp họ có không gian sáng tạo, làm việc hiệu quả nhất.
Công ty lớn nhưng hoạt động vẫn linh hoạt như một công ty nhỏ, đấy chính là một bí quyết của sự
tăng trưởng nhanh chóng của Microsoft.
*Chính sách về khen thưởng đúng người đúng việc
Động lực chính để thúc đẩy mọi người tích cực và hứng thú làm việc là mọi nhân viên được đánh giá
qua hiệu suất và mức độ thành công trong công việc của họ. Những nỗ lực làm việc của người này
đồng thời cũng là áp lực để đồng nghiệp tích cực làm việc tốt hơn nữa.
Công ty cũng có những chính sách về lương thưởng đặc biệt. Đó là cổ phiếu Microsoft bổ sung, việc
mua bán cổ phiếu không phải là mục tiêu chủ chốt để xây dựng nên tinh thần toàn công ty mà đó là
chính sách giữ người của Microsoft.
Microsoft trả lương cho nhân viên không quá cao tuy nhiên mức sinh lời từ cổ phiếu Microsoft mới là
điều thú vị và hậu hĩnh. Thực tế đã có hơn 5000 nhân viên Microsoft trở thành triệu phú khi họ sở hữu
cổ phiếu của chính tập đoàn này. Chính vì sự liên tục tăng giá cổ phiếu này dẫn đến sự toàn tâm toàn ý
dốc sức làm việc của nhân viên Microsoft.
*Chính sách của sự quan tâm trực tiếp của nhà quản lý
Nhà lãnh đạo tiền nhiệm của Microsoft - Bill Gates là người biết khuyến khích đầu óc sáng tạo của
nhân viên bằng cách lắng nghe và trân trọng nhưunxg
2.3.Phong cách lãnh đạo trong tập đoàn
Microsoft – gã khổng lồ công nghệ được biết đến với hệ điều hành dành cho máy tính phổ biến nhất
thế giới Windows chuyên phát triển, sản xuất phần mềm là một trong những tập đoàn về công nghệ
thành công nhất thế kỉ 21. Trên con đường phát triển để có được vị thế như ngày hôm nay là đóng góp
của không ít những bộ não thiên tài, những người có tầm nhìn với hoài bão về một tương lai hiện đại,
đã cùng nhau xây dựng từ khi tất cả chỉ là những ý tưởng. Bill Gates – vị tỉ phú, cựu chủ tịch, người đã
đặt nền móng và đồng sáng lập ra Microsoft. Bill Gates đã làm rất tốt công việc của một nhà lãnh đạo,
để giờ đây Satya Nadella – CEO hiện tại của Microsoft với những phong cách lãnh đạo mới tiếp tục
chèo lái con thuyền Microsoft phát triển. Tùy vào mỗi trường hợp mà hai nhà quản trị thể hiện các
phong cách lãnh đạo khác nhau. Điều đó vừa tạo sự uy quyền, quyết đoán nhất định của những nhà
quản trị tài ba, nguyên tắc, vừa tham khảo ý kiến các thành viên khác, vừa phát huy được khả năng và
tính sáng tạo của họ.
2.3.1.Phong cách chuyên quyền
Phong cách chuyên quyền tồn tại chủ yếu khi Bill Gates vẫn còn nắm quyền tại Microsoft. Ông từng
bị ám ảnh với việc quản lý vi mô. Ví dụ, trong các cuộc họp với các quản lý cấp cao của Microsoft,
ông được miêu tả là rất hiếu chiến và có những lời lẽ nhiếc móc thậm tệ với các nhà quản lý về lỗ
hổng nhận thức của họ trong chiến lược kinh doanh.
Bill nhận thấy rằng ông phải làm theo cách đó để có thể điều khiển hướng đi của Microsoft và các sản
phẩm chất lượng cao của mình. Với phong cách quản lý nhưu vậy, khó có thể tránh khỏi việc nhân
viên cho rằng ông hống hách và độc đoán.
Một ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo chuyên quyền, Bill Gates đã cho ra mắt nền tảng
Windows Mobile dành cho thiết bị di động khi chưa thực sự sẵn sàng. Windows Mobile chưa bao giừo
là một đối thủ nặng ký trên phân khúc smartphone, trước đây với Symbian (khi Nokia còn trong thời
hoàng kim), và bây giờ là Android của Google. Kết quả cho quyết định mà phần lơn là chủ quan của
Bill Gates, Windows Mobile đã không tạo ra kỳ vọng và sớm bị đánh bại.
Trong khi đó, Nadella oci trọng việc ra quyết định nhanh chóng của phong cách lãnh đạo chuyên
quyền. Ông chỉ cần mức độ tin cậy đạt 80% là đủ để hành động. Đơn cử một ví dụ rõ nét của việc
hành động nhanh, suy nghĩ chậm đó là Cloud Services – một trong những lĩnh vực mà Microsoft khi
đó không hoàn toàn chắc chắn, đã chiếm hơn 30% tổng doanh thu của công ty với mức sử dụng gấp
đôi trong năm 2018.
Với phong cách lãnh đạo này, cả hai nhà quản trị có thể ra quyết định quản trị một cách nhanh chóng
vì ít phải tham khảo ý kiến từ nhân viên khác. Không khí trong khi làm việc cũng nghiêm túc hơn, các
nhân viên sẽ hạn chế mắc lỗi, vì không muốn bị khiển trách. Quyền lực tập trung tối đa trong tay nhà
quản trị, Bill Gates có quyền đưa ra mứuc thưởng phạt cho nhân viên của mình, điều này thúc đẩy tinh
thần làm việc chung của nhân viên. Nhưng nó cũng còn nhiều mặt trái, với quyền lực trong tay, ông sẽ
phải gánh vác rất nhiều việc, phải thường cầm tay chỉ việc cho các nhân viên cấp dưới, như vậy sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đến nhiệm vụ chính của một nhà quản trị cấp cao.

2.3.2.Phong cách dân chủ


Phong cách dân chủ trở nên phổ biến hơn khi Satya Nadella lên nắm quyền tại Microsoft. Là người
luôn đề cao tầm quan trọng của sự đổi mới, Nadella khuyến khích các nhân viên trình bày ý tưởng của
họ, ông sẵn sàng lắng nghe ý tưởng, đầu tư suy nghĩ và cân nhắc những hướng phát triển sao cho
mang đến lợi ích cho công ty. Điều này giúp mọi người đều hăng hái muốn đóng góp ý kiến và cống
hiến hết mình cho công ty. Nadella đã xuát hiện để từ từ thay đổi văn hóa tại Microsoft, ông muốn đưa
Microsoft thành doanh nghiệp xem khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Đội ngũ nhân viên cũng được
khuyến khích tập trung vào các dự án khởi nguồn từ đam mê và nghĩ đến Microsoft như là một công
ty khởi nghiệp.
Cách tiếp cận của Nadella cho thấy việc bám víu vào tư duy lỗi thời và cứng nhắc khiến doanh nghiệp
mất đi sự đổi mới sáng tạo rồi tụt hậu. Khác với phong cách chuyên quyền, phong cách dân chủ cho
phép cấp dưới được tham gia vào các quyết định của công ty, phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Bên
cạnh đó, phong cách này còn tạo sự gắn kết trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất làm việc, tạo sự
tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau giữa nhân viên và nhà quản trị.
Tuy nhiên còn hạn chế đó là thường xuyên xảy ra việc nhiều nhân viên cảm thấy bất công khi công
việc mà họ tâm đắc lại không được chú ý quan tâm tới, dẫn tới bát đồng trong nhóm và với cả nhà
quản trị cấp cao. Vì lí do này mà nhiều nhân viên tại Microsoft đã nghỉ việc và tìm bến đỗ mới mà họ
cho rằng phù hợp hơn.
2.3.3.Phong cách tự do
Vào 2014, khi Satya Nadella trở thành CEO của Microsoft, ông phải tiếp quản một công ty nơi mà
văn hóa đang khủng khoảng, các quản lý cấp cao luôn thù địch, đấu đá nhau. Ông đã phát cho mỗi
người một cuốn sách “Giao tiếp bất bạo động” của nhà tâm lý học Marshall B.Rosenberg ngay ở buổi
họp cấp cao đầu tiên. Nadella tin rằng, giao tiếp chính là chìa khóa vàng giải quyết các mâu thuẫn và
khuyến khích mọi nhân viên bộc lộ ra cảm xúc của mình, thể hiện mong muốn và đề nghị giải pháp
những vấn đề bằng hành động cụ thể. Đó là biểu hiện của phong cách lãnh đạo tự do, khi ông trao
quyền cho mọi người được đóng góp, thay đổi để hạn chế đến mức tối thiểu những mâu thuẫn, xung
đột còn tồn tại giữa nhân viên, nhà quản trị.
Nadella muốn nhân viên của mình phải thật thoải mái, hiệu quất và sung sướng trong làm việc. Còn
với Bill Gates, cách ông thể hiện phong cách lãnh đạo tự do này là tất cả mọi người đều có không gian
riêng tư, thoải mái bày biện văn phòng, có những nơi cung cấp đồ có sẵn, không có quy định về ăn
mặc, không có quy định thời gian làm việc với các nhà lập trình và điều hành,...
Với phong cách này, nhân viên được đặt trong môi tường làm việc thoải mái, tự do nhất có thể. Chính
vậy họ thường có năng suất lao động cao và thích thú khi được làm tại Microsoft.
Tại môi tường làm việc chuyên nghiệp cao như Microsoft thì việc tự do ngồi không phép hiếm khi xảy
ra, nhân viên ở đây luôn cảm thấy hài lòng, thoải mái về không gian làm việc, đồng nghiệp. Tuy nhiên
để mọi chuyện luôn nằm trong khuôn phép và hiệu quả làm việc được đảm bảo, các nhà quản trị tại
Microsoft phải luôn biết cách kiểm tra các nhân viên của mình.

You might also like