You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ


TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ HỌC


Chủ đề:
“Phân tích hoạt động quản trị sự thay đổi trong các
doanh nghiệp Việt Nam”
Giảng viên phụ trách : Thạc sĩ Bùi Dương Lâm
Lớp học phần : 21D1MAN50200109
Sinh viên thực hiện : Đồng Thị Vân Anh (31191026374)
Nguyễn Thị Trâm Anh (31191026721)
Nguyễn Đại Nghĩa (31191022162)
Trần Phốt Sịl (31191025709)
Võ Thị Minh Tâm (31191024470)
Nguyễn Võ Anh Tuấn (31191024192)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07, tháng 05, năm 2021

Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
PHẦN A: TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHỮNG THAY
ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Khái niệm đổi mới và thay đổi tại nơi làm việc
Sự thay đổi trong một tổ chức được hiểu là việc chấp nhận một ý tưởng hay hành vi mới.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi có thể là do những tác lực bên ngoài hoặc bên trong. Điều đó
đòi hỏi các nhà quản trị phải tìm cách đạt được hiệu suất cao hơn trong hoạt động và từ những
thay đổi khác để giữ cho tổ chức có được khả năng sinh lợi.
Sự đổi mới có tính đột phá đang trở thành mục tiêu cho những công ty mong muốn duy trì
lợi thế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Sự đổi mới có tính đột phá đề cập đến những đổi mới
về sản phẩm, dịch vụ, hay qui trình công nghệ.
1.2.Vai trò của sự thay đổi cũng như đổi mới trong hoạt động của doanh nghiệp
Trong quá trình hình thành và phát triển, doanh nghiệp luôn đối mặt với sự biến đổi
không ngừng của môi trường kinh doanh. Ở đó luôn có những thách thức cần phải đối mặt để
tìm ra hướng giải quyết và cả những cơ hội cần phải được nắm bắt để đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp thực hiện những thay đổi và đổi mới để hoạt động kinh doanh có
hiệu quả trên thị trường đầy sôi động, và từng bước tiến tới thành công trong lâu dài. Trên thực
tế, nếu doanh nghiệp không thay đổi và đổi mới, thì họ sẽ nhanh chóng chạm tới giới hạn của
doanh nghiệp mình, và sẽ đi đến thất bại trước áp lực cạnh tranh từ đối thủ trên thương trường.
Mỗi doanh nghiệp phải luôn có sự chuẩn bị về mọi nguồn lực để phục vụ cho sự thay đổi và
đổi mới tổ chức, sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh, vừa là những bước đi theo trình
tự, hướng tới lâu dài, vừa bao hàm cả những bước đi nhanh chóng để ứng phó với những diễn
biến thay đổi tức thì của môi trường đầy biến động.
1.3. Các khía cạnh quan trọng của việc thay đổi và đổi mới
1.3.1. Sự thay đổi về sản phẩm và công nghệ
Thay đổi sản phẩm là sự thay đổi trong đầu ra về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Đây là
cách thức chủ yếu mà một tổ chức tiến hành thay đổi để phù hợp với những sự chuyển biến
trong thị trường, công nghệ, và sự cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi về công nghệ ứng dụng là
sự thay đổi quy trình sản xuất, quy trình, cách thức thực hiện các công việc trong tổ chức. Sự
thay đổi về sản phẩm và sự thay đổi về công nghệ có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Ba chiến lược đổi mới cơ bản về sản phẩm và công nghệ, bao gồm có chiến lược khám
phá, chiến lược hợp tác, và các tác nhân đổi mới.
Thứ nhất, chiến lược khám phá đề cập đến việc thiết kế tổ chức theo hướng khuyến khích
sự sáng tạo và khởi xướng các ý tưởng mới. Các nhà quản trị phải biết chấp nhận rủi ro và thực
hiện thử nghiệm các ý tưởng. Thực tế, sự đổi mới thành công thường song hành với một tỷ lệ
thất bại cao.
Kế đến, chiến lược hợp tác đề cập đến môi trường và các hệ thống sáng tạo để hỗ trợ hoạt
động phối hợp cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, cùng với việc chia sẻ kiến thức. Về
phía nội bộ, sự thay đổi cũng như đổi mới thành công đòi hỏi tích hợp đồng thời năng lực
chuyên môn từ nhiều bộ phận, tiến hành liên kết theo chiều ngang. Về phía ngoài doanh
Trang 1
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
nghiệp, họ nên có cái nhìn vượt qua ranh giới của mình để phát hiện và phát triển các ý tưởng
mới. Thực tế, doanh nghiệp cần đưa trực tiếp những ý tưởng của khách hàng, các đối tác chiến
lược, nhà cung ứng, các đối tượng bên ngoài vào quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Ngày nay, xu hướng mở rộng tìm kiếm và thương mại hóa ý tưởng mới từ các nguồn lực bên
ngoài ranh giới của tổ chức và thậm chí vượt ra khỏi phạm vi của ngành, còn được gọi là xu
hướng sáng tạo mở đang trở thành mối quan tâm nhiều nhất. Theo đó, ý tưởng chia sẻ những
kiến thức mới được khai thác triệt để.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là chiến lược về các tác lực cho sự thay
đổi và đổi mới. Theo đó, các nhà quản trị có thể trực tiếp tác động vào sự phát triển cao tinh
thần kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ các hoạt động khởi sự những ý tưởng kinh
doanh, trao quyền thực hiện các ý tưởng cho nhân viên, khen thưởng việc học tập, sáng tạo và
chấp nhận những rủi ro từ các ý tưởng đổi mới.
Các đối tượng trở thành các tác lực chủ yếu cho sự thay đổi và đổi mới sáng tạo trong
doanh nghiệp gồm có người sáng tạo là người hình thành ý tưởng mới và lợi ích để xúc tiến
cho việc chấp thuận nó trong phạm vi tổ chức, người bảo trợ là một nhà quản trị cao cấp, phê
duyệt những tưởng, bảo vệ các ý tưởng mới, và phá bỏ những rào cản để hiện thức hóa các ý
tưởng. Đồng thời, các nhà phản biện sẽ đưa ra các đánh giá, phán đoán về tính khả thi từ những
dự phóng về chi phí và lợi ích mà ý tưởng mới đem lại, từ đó cân bằng sự hăng hái của người
bảo vệ các ý tưởng. Người phản biện có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các ý tưởng không
hay.
1.3.2. Sự thay đổi về con người và văn hóa
Trong bất cứ một thời đại nào, hay trong bất cứ một lĩnh vực nào, để đi đến sự thành
công, yếu tố con người luôn phải được xem xét và đặt vào vị trí hàng đầu.
Đối sự thay đổi và đổi mới sáng tạo, yếu tố con người là mắt xích đầu tiên. Sự thay đổi về
con người, xuất phát điểm từ sự thay đổi về mặt tư duy, nhận thức, tri thức của người đó. Trong
vấn đề thay đổi về con người trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động liên quan
đến một hoặc một nhóm những người có liên quan trong tổ chức, nhằm hướng tới một mục tiêu
về thay đổi nhận thức hay văn hóa, chẳng hạn, thực hiện các khóa huấn luyện và đào tạo các
giám đốc tương lai cho công ty, hay các khóa đào tạo nhân viên về chuyên môn và văn hóa
trước khi nhóm này được chuyển sang một cơ sở hoạt động của doanh nghiệp ở địa phương
khác.
Bên cạnh đó, sự thay đổi văn hóa của tổ chức hướng tới sự thay đổi khá lớn, hướng tới
tổng thể tổ chức, và đây là công việc khó khăn, vì sự thành công của hoạt động phụ thuộc vào
nhận thức của con người trong tổ chức. Thực tế, để cho quy trình thay đổi văn hóa được thực
hiện, các nhà quản trị sử dụng hai phương thức hữu hiệu, bao gồm có thực hiện các hoạt động
đào tạo (training) và các hoạt động phát triển tổ chức (Organizational Development). Trong đó,
đào tạo là một cách tiếp cận được sử dụng phổ biến để làm thay đổi tư duy của con người, như
kỹ năng đội nhóm, huấn luyện kỹ năng quản lý nhân lực, kỹ năng đọc vị cảm xúc, kỹ năng
truyền thông,…theo đó, các cá nhân cần hướng dẫn (Protégé) sẽ được hướng dẫn, đào tạo,
giám sát đào tạo bởi các nhà quản trị thực thụ để hướng họ tới một sự thay đổi nhất định. Mặt
khác, phương thức phát triển tổ chức là một quy trình thay đổi có hoạch định và có hệ thống,
quy trình này sử dụng các kiến thức và phương pháp về khoa học hành vi để cải thiện tình trạng
Trang 2
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
và hiệu quả của tổ chức nhằm vào khả năng điều chỉnh để thích ứng với môi trường có nhiều sự
thay đổi, cải thiện mối quan hệ trong nội bộ, gia tăng năng lực học tập cũng như khả năng giải
quyết vấn đề. Phát triển mang tính tổ chức cũng tập trung vào các khía cạnh xã hội và con
người tổ chức, và thực hiện các hoạt động để thay đổi thái độ cũng như mối quan hệ giữa người
nhân viên, giúp tăng cường năng lực thích nghi và sự đổi mới của tổ chức.
Ngoài ra, thực tế, Organizational Development có thể giúp các nhà quản trị giải quyết ba
vấn đề nổi trội trong hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp mắc phải. Thứ nhất là vấn để sáp
nhập và mua lại (Merger & Acquisition), theo đó, việc thực hiện OD, sẽ giải quyết tình trạng
khó khăn của doanh nghiệp sau khi thực hiện thương vụ sáp nhập hoặc mua lại với các công ty
khác. Thứ hai, OD cũng tạo cơ hội cho việc khởi sắc tình trạng doanh nghiệp hoạt động rơi vào
trạng thái suy yếu như mâu thuẫn, thiếu sự tin tưởng, mức độ căng thẳng trong môi trường làm
việc ở công ty quá cao,…Thứ ba đó là vấn đề về xung đột, bằng cách phát triển trong tổ chức,
các nhà quản trị sẽ nắm bắt tình trạng của công ty, phát hiện kịp thời và giải quyết những xung
đột.
Phát triển tổ chức là một chiến lược đòi hỏi thời gian và cần nhiều nguồn lực, trải qua
nhiều hoạt động. Trong đó có, hoạt động phát triển các nhóm làm việc, tiến tới gắn kết thành
công hoạt động của các cá nhân và nhóm trong công ty. Tiếp đến là tiếp nhận thông tin phản
hồi từ các cuộc điều tra về tổ chức doanh nghiệp, thu thập những phản hồi từ các cá nhân trong
tổ chức như các nhà quản trị, nhân viên,…về các yếu tố như môi trường làm việc, sự chia sẻ, sự
lãnh đạo, hay sự gắn kết trong tổ chức. Cuối cùng là tiến hành can thiệp vào nhóm các đối
tượng hữu quan, nhóm có quy mô lớn để thảo luận về các vấn đề, các cơ hội và các kế hoạch
cho sự thay đổi.
Để thực hiện phát triển tổ chức, cơ bản thực hiện theo ba giai đoạn. Trước hết là giai đoạn
làm tan băng, biểu hiện qua việc làm cho các cá nhân hoặc nhóm nhận thức được vấn đề và nhu
cầu thay đổi. Trong đó, nhu cầu thay đổi xuất hiện có những kỳ vọng khó lòng thực hiện được
trong trạng thái hiện tại, theo đó, yêu cầu phải có sự thay đổi để hướng tới sự thành công. Điều
này cũng xuất hiện khi vấp phải sự thất bại. Giai đoạn tan băng (Break the ice) tạo ra sự động
viên cho mọi người thay đổi thái độ và hành vi. Tiếp đến là giai đoạn tạo ra sự thay đổi, xuất
hiện khi các cá nhân thực nghiệm các hành vi mới và học tập được các kỹ năng mới cần sử
dụng tại nơi làm việc. Tại đây, các tác nhân thay đổi sẽ triển khai các kế hoạch cụ thể về việc
đào tạo các nhà quản trị và nhân viên. Cuối cùng sẽ thực hiện bước tái đóng băng, xảy ra khi
các cá nhân đã có được những thái độ và giá trị mới, và được khen thưởng vì điều đó.
1.3. Cách thức các nhà quản trị thực hiện sự thay đổi
1.4.1. Những rào cản đối với thực hiện những thay đổi và đổi mới
Những rào cản đối với thực hiện những đổi mới có thể do nhiều nguyên nhân, và việc
nhận thức được chúng giúp cho các nhà quản trị hoạch định được chiến lược để phá vỡ và vượt
qua chúng, hướng tới thực hiện những thay đổi có hiệu quả hơn.
Sự thay đổi là kết quả của sự tương tác giữa động lực thúc đẩy và những rào cản. Khi có
một sự thay đổi được để xuất, các nhà quản trị sẽ phân tích và chỉ ra động lực cũng như rào cản
tồn tại đối với việc hiện thực hóa ý tưởng về sự thay đổi đó, bằng cách loại bỏ cần thận những

Trang 3
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
trở lực ngăn cản sự thay đổi, và đẩy mạnh động lực để thúc đẩy cho sự thay đổi được trở thành
hiện thực.
1.4.2. Các chiến thuật thực hiện sự thay đổi và đổi mới
Để vượt qua được các rào cản, cần thực hiện nhiều việc khác nhau, mục tiêu của chúng là
đối đầu trực tiếp, hay là điều hòa và đi đến loại bỏ các rào cản. Trong đó có sáu hướng đi cơ
bản. Thứ nhất là tiến hành truyền thông và giáo dục, tạo ra cơ sở thông tin vững chắc về sự
thay đổi, để chứng minh đó là cần thiết, là hiệu quả. Thứ hai là tiến hành thương lượng và đàm
phán, theo đó những thương lượng về các điều khoản, chính sách sẽ giúp đạt được sự đồng
thuận và phê duyệt để thực hiện các thay đổi. Thứ ba là tham gia, liên kết, bao hàm việc kêu
gọi người thực hiện và những người có nguy cơ cản trở sự thay đổi cùng tham gia và việc thiết
lập sự thay đổi. Thứ tư, đây là cách lựa chọn đối đầu trực tiếp, theo hình thức ép buộc. Điều đó
thể hiện việc các nhà quản trị dùng quyền lực chính thức để yêu cầu thực hiện thay đổi ở cá
nhân, nhóm hay toàn bộ tổ chức. Cuối cùng là tạo nên sự ủng hộ của các nhà quản trị cấp cao.
Theo đó, sự ủng hộ của các nhà quản trị cấp cao sẽ giúp cho mọi người vượt qua được những
rào cản cho sự đổi mới, bởi lẽ họ là những nhân vật chủ chốt cho những ích lợi của doanh
nghiệp, sự đồng tình của họ chính là dấu hiệu cho tính khả quan của những ý tưởng thay đổi và
đổi mới. Thực tế, các thay đổi sẽ bị sa lầy do sự tranh cãi không hồi kết giữa các bộ phận hay
từ những mệnh lệnh trái ngược nhau nếu không có sự ủng hộ và đồng tình từ các nhà quản trị
cấp cao.
1.5.Tổng quan về quản trị thay đổi trong doanh nghiệp
Quản trị những thay đổi trong doanh nghiệp bao hàm việc các cách tiếp cận về công việc
chuẩn bị, hỗ trợ các cá nhân, nhóm và toàn bộ tổ chức trong việc thực hiện thay đổi và đổi mới
trong doanh nghiệp. Về cơ bản các yếu tố thúc đầy cho sự thay đổi có thể bao gồm có sự phát
triển không ngừng của công nghệ, đánh giá lại các quy trình vận hành trong nội bộ, sự phản hồi
lại các vấn đề khủng hoảng, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng, áp lực cạnh tranh, hoạt động
mua bán và sáp nhập, hay thực hiện vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp.
Quản trị thay đổi trong doanh nghiệp cũng bao hàm các phương pháp để xác định lại việc
sử dụng các nguồn lực phân bổ, quy trình kinh doanh, hoạch định ngân sách hay các phương
thức hoạt động khác để thực hiện thay đổi trong doanh nghiệp.
1.5.1.Nguyên nhân cho sự thay đổi và đổi mới
Nguyên nhân cho sự thay đổi và đổi mới đối với các doanh nghiệp có thể xuất phát từ xu
hướng toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của công nghệ tạo nên một môi trường kinh
doanh vô cùng sôi động, không ngừng biến đổi, không ngừng phát triển.
Các phương tiện truyền thông phát triển và sự phát triển của các thiết bị di động tạo ra
cuộc cách mạng trong kinh doanh, và nhu cầu của mọi người thay đổi và không ngừng tăng
cao.
Sự phát triển của công nghệ cũng có tác động thứ yếu khi mà thông tin dễ dàng được tiếp
cận dẫn đến sự gia tăng giám sát từ các bên hữu quan đối với doanh nghiệp, đặc biệt là giới
truyền thông, từ đó làm gia tăng áp lực cho các nhà quản lý. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các nhà
quản trị phải có những bước thay đổi và đổi mới phù hợp để hoàn thiện tổ chức và đem lại hiệu

Trang 4
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
quả trong hoạt động kinh doanh của tổ chức cũng như đáp ứng được lợi ích của các bên hữu
quan.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với môi trường kinh doanh luôn có quá nhiều sự thay
đổi, các doanh nghiệp cần phải luôn sẵn sàng cho những thay đổi cũng như đổi mới sáng tạo.
Do đó, khả năng quản lý và thích ứng với sự thay đổi của tổ chức là một khả năng thiết yếu cần
có ở môi trường kinh doanh ngày nay. Tuy nhiên, bất cứ sự thay đổi và đổi mới nào cũng cần
có thời gian và tồn tại những thực tế khó khăn hơn, vì cấu trúc, văn hóa, thói quan của tổ chức
trong công ty thường được định hình và khó thay đổi tức thì. Các nhà quản trị phải nhận diện
được các động lực cũng như những trở lực tạo ra rào cản thực hiện thay đổi và đổi mới.
1.5.2.Quy trình quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp
Sự thay đổi và đổi mới trong doanh nghiệp rất đa dạng, xảy ra dưới nhiều hình thái khác
nhau, những khía cạnh quan trọng là khả năng của công ty trong việc tạo ra được sự đồng tình
của mọi người trong tổ chức đối với sự thay đổi đó.
Và theo đó, quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp là một quy trình gồm có bốn bước.
Trước hết, các nhà quản trị cần nhận ra những thay đổi trong môi trường kinh doanh rộng lớn
và luôn không ngừng thay đổi. Tiếp theo, họ cần phải phát triển các điều chỉnh cần thiết cho
phù hợp với tình trạng và nhu cầu của doanh nghiệp mình. Đồng thời, doanh nghiệp cần có kế
hoạch để đào tạo nhân viên của họ về những thay đổi thích hợp. Và cuối cùng, họ phải tạo được
sự ủng hộ, đồng tình của nhân viên bằng sự thuyết phục, và hiệu quả của những điều chỉnh phù
hợp.
1.5.3.Các điều kiện cho việc quản trị thay đổi đạt được hiệu quả
Trên thực tế, hoạt động quản trị thay đổi trong doanh nghiệp có nhiều khả năng xảy ra
hơn nếu đảm đương được các điều kiện cần thiết.
Thứ nhất là phải xác định được mục tiêu của các đối tượng hữu quan (Stakeholder) để có
để đo lường được và tạo ra những kế hoạch thay đổi phù hợp với kỳ vọng và lợi ích của họ.
Thứ hai là việc theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả các rủi ro, mối quan hệ giữa chi
phí và lợi ích.
Thứ ba là thực hiện giao tiếp hiệu quả, thông báo, cung cấp thông tin cho các bên liên
quan về các vấn đề liên quan đến thực hiện thay đổi (lý do, lợi ích, ở đâu, ai là người chịu trách
nhiệm, chi phí,…).
Thứ tư là việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, đào tạo hoặc nâng cao kỹ năng
hoạt động hiệu quả của nhân viên, nâng cao năng suất hoạt động của tổ chức doanh nghiệp.
Thứ năm là đề ra và thực hiện có hiệu quả các giải pháp để đối phó, hoặc loại bỏ các rào
cản đối với việc thực hiện thay đổi và đổi mới trong doanh nghiệp.
Thứ sáu là cung cấp những thông tin, tư vấn và hỗ trợ để giảm bớt những lo lắng hay suy
nghĩ tiêu cực về những thay đổi đối với các bên liên quan.
Và cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng đó là phải thực hiện giám sát cả toàn bộ quá trình
triển khai, hiện thực hóa sự thay đổi và đổi mới, và tiền hành điều chỉnh cần thiết với những
xem xét và đánh giá sát sao, để đem lại kết quả theo như kỳ vọng. Các nhà quản trị giữ vai trò
Trang 5
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
nòng cốt trong việc tiến hành và giám sát cả quá trình hiện thực hóa những thay đổi và đổi mới.
Do đó, họ cần phải luôn cẩn trọng và chính xác trong từng quyết định.
1.5.4.Những thách thức của doanh nghiệp trong quản trị thay đổi
Hoạt động quản trị những thay đổi phải đối mặt với những khó khăn cơ bản về vấn đề về
sự thống nhất, sự điều hướng trong dài hạn và vấn đề về con người. Trong đó, quản trị thay đổi
theo thời gian, được gọi là sự điều hướng, tinh chỉnh để phù hợp với các điều kiện hiện thời,
đáp ứng yêu cầu thích ứng liên tục. Điều đó yêu cầu quản lý các dự án theo thời gian trong bối
cảnh thay đổi, từ các yếu tố liên tổ chức đến sự biến động của thị trường, đồng thời đòi hỏi sự
cân bằng trong các quản lý tổ chức từ trên xuống và từ dưới lên, đảm bảo sự trao quyền và tính
linh hoạt trong hành động của nhân viên. Mặt khác, yếu tố con người vẫn là mối quan tâm hàng
đầu. Quán tính và sự tập trung của con người vào một lối đi, lối nghĩ, hành động sẽ tạo thành
thói quen hay tập quán, từ đó rất khó có thể tạo ra sự thay đổi một cách nhanh chóng, đó cũng
là một trở lực đáng kể đối với việc hiện thực hóa sự thay đổi hay đổi mới sáng tạo. Họ thường
tôn thờ khái niệm làm mọi thứ theo cách này, bởi vì “Đây là cách mà chúng tôi luôn làm!”,
đây chính là một trở lực lớn khiến các cá nhân cũng như nhóm trong doanh nghiệp không chấp
nhận sự thay đổi.Do đó để có thể thực hiện sự thay đổi một cách có hiệu quả, yếu tố con người
cũng như văn hóa trong doanh nghiệp cần được chú trọng và có những giải pháp hữu hiệu để tổ
chức và thúc đẩy sự thay đổi trong tư duy của con người trong tổ chức, từ đó khắc phục những
điểm yếu kém và hướng tới việc tạo ra những giá trị mới.
PHẦN B: LIÊN HỆ THỰC TẾ - “QUẢN TRỊ NHỮNG THAY ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”
2.1. Nhìn nhận chung về quản trị những thay đổi và đổi mới trong tiến trình phát triển
của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời buổi hiện nay
Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ sẽ có những thời điểm chúng ta buộc phải thay đổi để thích
nghi và doanh nghiệp cũng vậy, nhất sau là những thời điểm mà loài người không thể lường
trước được, một trong số là đại dịch Covid-19. Có thể nói rằng, số lượng doanh nghiệp phá sản
có thể ngang bằng hoặc nhiều hơn số lượng người chết vì đại dịch so với lần đầu tiên dịch
Covid-19 bùng nổ toàn cầu. Quan niệm vượt thời đại của Charles Darwin chỉ ra rằng kẻ mạnh
nhất là sẽ thích nghi tốt nhất, qua đó ta thấy đứng trên khía cạnh doanh nghiệp thay đổi nhận
thức và chu trình quản trị hợp lý đúng lúc đúng thời điểm không những giúp doanh nghiệp
thích nghi để sinh tồn mà còn có những hướng phát triển lâu dài. Vậy hãy cùng xem đâu là
những thay đổi mà doanh nghiệp thực hiện trong cuộc cách mạng phát triển công nghệ toàn cầu
cũng như trong những thời điểm đặt biệt này.
Tư tưởng, nếu những năm 2000 quan niệm về dài hạn thường được cho là 20 đến 30 năm
thì sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008 đã khiến cho quan niệm dài hạn xuống còn 5
đến 10 năm. Đặt biệt hơn sau, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và gần đây nhất là đại
dịch Covid-19 dài hạn mà chúng ta đang quan niệm đến chỉ còn 1-2 hoặc 3 năm. Sở dĩ, các
mốc thời gian cứ giảm dần là do các nhà quản lý doanh nghiệp dần nhận ra rằng hậu quả mà
biến động thị trường gây ra là quá lớn, lớn đến mức mà dường như dù cho chuẩn bị như thế nào
cũng không thể chở tay kịp, cũng không thể đối phó được. Sự thay đổi trong quan niệm dài hạn
hay ngắn hạn giúp các doanh nghiệp hoạch định chính xác hơn những gì mình sẽ và phải làm.
Các bước quản trị, đặt biệt là quản trị rủi ro sẽ được ưu tiên hàng nhằm tiệm cận đối đa với
Trang 6
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
những biến động thị trường, để có thể có những phương án đề phòng hoặc thay thế nếu như có
những biến động tiêu cực xảy đến. Chưa dừng lại đó, nguồn lực mà doanh nghiệp có sẽ được
tận dụng đúng mức và hiệu quả nhất khi xác định các mục tiêu dài hạn.
Chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện với nguồn nhân lực. Trong đại dịch, ta sẽ không
đề cập đến việc nhiều doanh nghiệp đã sa thải nhân viên nhằm tránh áp lực chi phí. Nhưng nó
không phải một cách hay. Hãy xem Vin-Group hay Thế Giới Di Động, những tập đoàn dưới
trướng có hơn hàng ngàn công nhân viên, nhưng họ chưa hề thông báo là sẽ sa thải nhằm giảm
thiểu chi phí cố định. Họ chọn cách vượt qua khó khăn với chính những “người cộng sự” của
mình. Ví dụ như The Coffee House nhờ vào việc tuyển dụng những nhân viên có cùng niềm
đam mê sứ mệnh trong lĩnh vực coffee cho nên khi đưa ra hướng giảm lương từ ban giám đốc
đến các bộ phận cấp dưới trong ngắn hạn để cùng nhau vượt qua đại dịch đã được sự ủng hộ
đông đảo của nhân viên, cho thấy nhân viên lẫn doanh nghiệp cùng làm việc cho cùng một mục
tiêu sứ mệnh sẽ tạo ra một sức mạnh mà khó doanh nghiệp nào có thể vượt qua. Việc sa thải
nhân viên trong giai đoạn khó khăn không phải là biện pháp hữu hiệu, rất nhiều doanh nghiệp
lựa chọn việc tạo ra cho nhân viên một hình thức kiếm thêm khác, nhân viên có thể giao hàng,
hoặc như tập đoàn Hitachi họ tạo quy trình cho nhân viên làm việc tại nhà nhằm tuân thủ theo
lệnh phong tỏa (Lockdown) từ Chính phủ nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho nhân viên. Hay Thế
Giới Di Động việc tiến hành chia đội hình làm việc theo các ngày trong tuần, vừa đảm bảo việc
giản cách từ chính phủ vừa biến cho năng suất làm việc của nhân viên cao hơn. Vì sao? Vì chia
đội hình đồng nghĩa với việc mỗi hình sẽ ưu tiên thực hiện một nhiệm vụ nhất định, nguồn lực
được tập trung vào một mục thì hiệu suất và năng suất sẽ tỉ lệ thuận với nhau.
Có một câu nói từ chủ tịch công ty Thế Giới Di Động mà bản thân tôi rất tâm đắc, ông
Nguyễn Đức Tài cho rằng: “Ổn định gần suy tàn.” Quả thật đúng như vậy, lịch sử đã chứng
minh rất nhiều triều đại tuy ổn định nhưng sớm muộn cũng phải đối mặt từ nhiều lý do, ổn định
đồng nghĩa với việc lối mòn sẽ xuất hiện và thiếu đi những bước đột phá. Doanh nghiệp cũng
vậy, nhưng điều mà ta quan tâm ở đây đó chính là văn hóa sáng tạo. Khủng hoảng xảy ra giúp
chúng ta nhận ra rằng khách hàng bất mãn với những sản phẩm hiện tại và đây là cơ hội cho
những hướng đi mới, những sản phẩm mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mới, thị hiếu mới từ
thị trường. Minh chứng điển hình nhất đó là bán hàng trực tuyến (Live-stream), dịch vụ hỗ trợ
vận chuyển hàng hóa cấp tốc (Expressing Delivery),….Các hình thức này không thực sự mới
nhưng khi được áp dụng thực hiện tại thị trường Việt Nam cũng đã và đang mang lại hiệu quả
tích cực. Nhắc đến “Live-stream” phần lớn ta thường nghĩ đến là bán quần áo hay mỹ phẩm,
tuy nhiên khai thác phương pháp này dưới hình thức thương mại điện tử lại giúp cho nhiều
doanh nghiệp có được kênh bán hàng mới. Từ xe hơi, bất động sản, thậm chí là nhiều thứ cứ
tưởng cần phải có tương tác trực tiếp giữa các bên (face-to-face) để giao dịch thì chỉ cần vài
thao tác thực hiện trên các thiết bị hỗ trợ như điện thoại thông minh, máy tính,… khách hàng có
thể dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần và doanh nghiệp lại có thêm không những kênh
bán hàng mà còn có thêm khách hàng mới, tối thiểu hóa mức chi phí cho việc vận hành những
kênh bán hàng khác.
Bên cạnh đó, văn hóa sáng tạo đóng vai trò quan trọng, nó quan trọng ở chỗ người lãnh
đạo không những phải duy trì nó cho bản thân mà còn phải cho tập thể hệ thống nhân viên của
mình, có như thế tầm nhìn và hướng đi mới có thể tiến xa được. Doanh thu một nhà hàng ở
Siberia trong đại dịch đã giảm rất nhiều, và cách mà người chủ ấy đối diện với thách thức này
Trang 7
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
là việc tiến hành cung cấp những bữa ăn ngon miễn phí cho những ai đã tiêm vắc-xin Covid.
Nó đồng nghĩa với việc anh ta phải bỏ tiền túi của mình để chiêu đãi cho những khách đã được
tiêm vắc-xin. Bình thường mà nói anh ta vẫn phải chịu lỗ và thậm chí lỗ nhiều hơn bình
thường, tuy nhiên khi suy xét kỹ, anh ta đã vô tình marketing cho thương hiệu của mình ra
khắp thế giới, khiến cho nhiều người biết đến thương hiệu của mình. Chưa dừng lại ở đó,
những người tiêm vắc-xin được chu đãi miễn phí vẫn sẽ trở lại nhà hàng của anh ta một lần nữa
để hưởng thức, nó đồng nghĩa với việc tỉ lệ quay lại của khách hàng sẽ cao hơn. Hành động này
không những khuyến khích người dân đi tiêm chủng, làm cho mọi người vơi đi nỗi lo về vắc-
xin mà còn khiến cho doanh thu của nhà hàng chắc chắn được cải thiện trong thời gian sắp tới.
Đủ để cho thấy văn hóa sáng tạo dù là trong giai đoạn nào cũng nên được duy trì và phát triển.
Thực tế, sau những cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 hay cuộc khủng hoảng rủi ro nợ
dưới chuẩn năm 2007-2008, con người dần đã biết chú trọng đến hai chữ “rủi ro” tiềm ẩn xung
quanh mọi vấn đề. Và giờ nhiều doanh nghiệp đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có quản lý
tốt về mặt thanh khoản và khủng hoảng. Ngày nay, đã có rất nhiều phòng ban, đội nhóm được
hình thành nhằm phản ứng nhanh với những biến động không ngờ từ thị trường nhằm giảm
thiểu tối đa tác động gây ra ( khủng hoảng nguồn cung ứng, nhân lực, thiếu thanh khoản, nợ,
chính trị….) việc lên kế hoạch trước cho những khủng hoảng như trên giúp cho doanh nghiệp
phản ứng nhanh với biến động tiêu cực. Xét riêng về mặt thanh khoản, cân đối dòng tiền sao
cho phù hợp, cắt giảm hợp lý cho những khoản chi, theo dõi chặt chẽ công nợ…. sẽ giúp doanh
nghiệp ổn định dòng tiền, duy trì hoạt trong những giai đoạn khó khăn trong tương lai với
nguồn dự phòng đủ lớn.
Cạnh tranh là điều không tránh khỏi nhất là trong thời điểm nền kinh tế mở. Việc định vị
thương hiệu và định vị sản phẩm là vô cùng quan trọng, việc xác định chính xác sẽ giúp doanh
nghiệp biết được những điểm cần cải tổ lại mô hình nhằm tạo ưu thế cạnh tranh, tương tác và
tiềm cận tốt với nhu cầu và thị hiếu từ thị trường.
2.2. Liên hệ thực tế một số hoạt động quản trị thay đổi tại một số doanh nghiệp hàng đầu
đang hoạt động tại Việt Nam
Trong kinh doanh các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường thay đổi không
ngừng. Sự cạnh tranh của nền kinh tế hiện đại, kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay khiến
không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi tham gia vào thị trường. Vì vậy chỉ có những công ty
có khả năng thích ứng mới tồn tại được trên thị trường đang ngày càng khốc liệt. Sự thay đổi
chỉ có thể xảy ra nếu có người dẫn dắt và có người tham gia, nói một cách khác, sự thay đổi chỉ
có thể xảy ra bởi con người. Do vậy, nhà quản trị cần lưu ý đến những tác động liên quan đến
tinh thần, tình cảm của người dẫn dắt cũng như các cá nhân có liên quan tới quá trình thay
đổi,nắm bắt được các trở ngại trong quá trình thực thi sự thay đổi để tìm ra biện pháp giải quyết
nhằm tháo gỡ các khó khăn đó. Với đội ngũ lãnh đạo đầy nhiệt huyết , quyết đoán và có tầm
nhìn xa đã mang lại cho công ty những thành công to lớn, cụ thể.
Ông Nguyễn Đức Tài Đồng sáng lập viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc. 
Ông đã dành trọn tâm huyết từ những ngày đầu thành lập Công ty; điều hành, dẫn dắt cả hệ
thống bằng hai chữ “Đức” và “Tài”, người thuyền trưởng này luôn mong muốn đem đến cho
từng nhân viên một cuộc sống hạnh phúc, sung túc và niềm tự hào khi là một thành viên của
Thế Giới Di Động. Tầm nhìn của ông : “Dám lỗ để lấy lãi”
Trang 8
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ, người lao động chính là nguồn lực và yếu tố
quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Thêm vào đó, nhân viên còn là bộ mặt của
doanh nghiệp mà thông qua đó mọi người có thể đánh giá được tính chuyên nghiệp, cách vận
hành và quản lý của một “người chủ”. Vì vậy, Vingroup cố gắng xây dựng và phát triển đội
ngũ nhân viên bằng cách chú trọng đến việc quản lý và đào tạo họ trong suốt quá trình họ làm
việc cho Vingroup. Theo đó, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên của Vingroup phải là người học tập
và chịu học mọi lúc mọi nơi. Với Vingroup, người chịu học sẽ được hưởng những phúc lợi cao
hơn, tốt hơn, ngược lại sẽ bị cắt những phúc lợi bổ sung, được nêu rõ bởi những nhà quản trị
của tổ chức. Ông Vượng còn cho biết, bản chất của con người là không tự giác. Vì thế,
Vingroup có quy định rõ về việc khen, thưởng, xử phạt rõ ràng và nghiêm khắc để mọi người
tuân thủ.. Một trong những cuộc cách mạng về nhân sự của Vingroup đó chính là chuẩn hóa và
đơn giản hóa để nâng cao hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp. Theo đó, chuẩn hóa ở Vingroup
đó chính là quản lý nhân viên chi tiết và hiệu quả nhất bằng cách phân chia công việc rõ ràng
cho mỗi nhân viên và mỗi phòng ban, mỗi bộ phận sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý nhân
viên của mình. Thêm vào đó, phải phân tầng hệ thống nhân viên trong doanh nghiệp để dễ dàng
quản lý…Việc chuẩn hóa trong cách quản lý của Vingroup còn thể hiện trong cơ chế quản lý
chặt chẽ, đặc biệt là người quản lý phải kiểm soát được nguồn hàng tăng hay giảm, hàng tồn,
các khoản nợ, năng suất làm việc của nhân viên…Bên cạnh đó, Vingroup còn đơn giản hóa
trong việc quản lý bằng cách dùng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý số lượng nhân viên
đông đảo tập trung làm việc tại một trụ sở văn phòng từ số lượng 50 người trở lên.Phải khẳng
định rằng, cách quản lý nhân sự của Vingroup tuyệt vời và sáng tạo. Chính vì thế mà họ đã giữ
chân được nhân viên giỏi và tiếp tục phát triển công ty với mạng lưới dày đặc trên cả nước với
đa lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bài học về quản lý nhân sự của Vingroup đáng để các doanh
nghiệp starup học hỏi và lưu tâm..
Thay đổi ý thức và tư duy của các nhân viên là quan trọng bởi vấn đề thuộc về cơ cấu của
doanh nghiệp cần phải được giải quyết từ căn nguyên của nó và căn nguyên ấy lại phụ thuộc
vào lòng người hay nằm ở chính ý thức của mỗi cá nhân. Chính vì điều này mà ông Lee Kun
Hee – người đặt nền móng để xây dưng một Samsung linh hoạt, đã hiểu rõ điều này và ông
cũng biết rằng trên hết , cần phải thực hiện một cuộc cách mạng thật sự để đổi mới nhận thức
cho nhân viên của mình. Ông đã yêu cầu ban lãnh đạo của Samsung thi hành chính sách “ công
thưởng tội thưởng” thay vì “công thưởng tội phạt” như lẽ thường. Đây chính là bí quyết của
Lee Kun Hee để đổi mới một tổ chức cứng nhắc, trì trệ cố hữu trở thành một bộ máy làm việc
năng động và linh hoạt như Samsung ngày nay.
Chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược về sản phẩm của Biti’s đã thay đổi hoàn toàn cách
nhìn mọi người về Biti’s. Không còn là những chiếc sandal bền nhưng lỗi thờimà thay vào đó
là những đôi giày năng động trẻ trung và vô cùng thời thượng.Sản phẩm vẫn là cốt lõi của bất
kì nhãn hàng nào, vì vậy, nếu bản thân các mẫu giày của Biti’s Hunter không có chất lượng tốt,
phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu thì tất cả hoạt động Marketing sẽ đều là vô nghĩa. Giày
lấy cảm hứng từ thể thao của Biti’s Hunter được đánh giá là có thiết kế đẹp, chạy theo mốt,
trọng lượng nhẹ, đế giày êm, chất vải bền và thoáng khí.Giày Biti’s Hunter hiện được bán với
giá trong khoảng 500.000 tới hơn 1 triệu đồng. Đây là một mức giá khá hợp lý với người trẻ
đang mong muốn sở hữu một đôi giày với chất lượng tốt và thiết kế hiện đại, trẻ trung như
Hunter. Một nhãn hiệu thời trang ngầu tầm trung không thể bán cùng với các giày dép phổ
Trang 9
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
thông cho gia đình hay cho trẻ em được. Biti’s cũng hiểu rõ điều này và nhanh chóng có những
hành động đổi mới điểm bán hàng. Biti’s Hunter mở các cửa hàng độc lập riêng trên các con
phố lớn tại Hà Nội và TP.HCM để gây dựng hình ảnh cao cấp hơn. Cửa hàng này là không gian
mua sắm trẻ trung, năng động, dành riêng cho các fan Biti’s Hunter.
Ngày nay, đối với nhân loại, sự thay đổi lớn nhất và nhanh nhất chính là sự thay đổi về
công nghệ. Loài người đã chứng kiến và trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp và hiện tại
chúng ta đang ở thời kỳ cách mạng 4.0. Sự kết nối ngày càng thuận tiện và dễ dàng của con
người, máy móc thậm chí là cả các doanh nghiệp đang dần làm thay đổi nhu cầu của thị trường.
Tập đoàn Vingroup ứng dụng công nghệ để sản xuất ra các thương hiệu VinFast: Sản xuất ô tô
và xe máy điện; VinSmart: Sản xuất điện thoại thông minh (thương hiệu Vsmart); VinBus: Sản
xuất xe buýt điện cho vận tải công cộng…Lĩnh vực công nghệ của Vingroup với một loạt các
công ty con được thành lập như: “VinAI (Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo); VinTech (nghiên
cứu trí tuệ nhân tạo) (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu
thế hệ mới; VinCSS (nghiên cứu, phát triển an ninh mạng); HMS (sản xuất và kinh doanh phần
mềm); Vin Hi-Tech (Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ
cao); VinConenct (hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin); VinDiGix (hoạt động dịch vụ công
nghệ thông tin)”.
Thay đổi là yếu tố quan trọng liên quan đến sự thành công của tổ chức trong thời đại ngày
nay. Thích ứng với hiện tại luôn thay đổi là điều thiết yếu để thành công trong tương lai. Và
điều cuối cùng, phương châm mà mọi tổ chức cũng như mọi cá nhân cần nhớ là: “Thay đổi với
thời gian hoặc bị bỏ lại phía sau!”
PHẦN C: ĐÚC KẾT – “TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ NHỮNG SỰ THAY
ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP” VÀ “NHÌN
NHẬN NHỮNG XU HƯỚNG THAY ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
ĐỂ PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH MỚI”
3.1. Tầm quan trọng của quản trị những sự thay đổi và đổi mới đối với sự phát triển của
doanh nghiệp
3.1.1.Tầm quan trọng của các nhà quản trị đối với việc hiện thực hóa những sự thay đổi
cũng như đổi mới trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, hệ thống các nhà quản trị có vai trò quan trọng trong việc giúp
doanh nghiệp mình định hướng, tạo lập mục tiêu, bảo đảm thực hiện các kế hoạch được đề ra
tương ứng với tình hình thực tế trong mỗi giai đoạn, bao gồm có các mục tiêu ngắn hạn và mục
tiêu dài hạn. Hệ thống các nhà quản trị vừa hoạt động theo những mục tiêu độc lập, vừa hướng
tới những mục tiêu thống nhất, để cùng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mình. Khi nhu cầu
thay đổi xuất hiện, các nhà quản trị phải kịp thời xem xét, đánh giá, nhận định tình hình, dự
phóng những chi phí phải bỏ ra cũng như những lợi ích có thể đạt được khi tiến hành thay đổi,
đổi mới trong tổ chức. Các nhà quản trị đảm đương các vai trò khác nhau trong tiến trình hiện
thực hóa sự thay đổi, họ có thể là người sáng tạo ra các ý tưởng, người bảo vệ các ý tưởng hoặc
cũng có thể là người phản biện lại các ý tưởng. Theo đó, công việc trọng yếu mà các nhà quản
trị phải làm đó chính là tạo nên những thông tin có căn cứ rõ ràng để đánh giá về sự thay đổi
sao cho thống nhất với quan điểm và mục tiêu thống nhất của doanh nghiệp bất kể vai trò mà
họ đảm đương trong tiến trình. Đồng thời, các nhà quản trị cần phải ý thức rõ và có tinh thần
Trang 10
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
trách nhiệm cao trong mỗi tiến trình, bởi lẽ, những đánh giá và quyết định của họ có ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp và các thành phần có liên quan. Nếu có những sai sót dẫn
đến những hậu quả tiêu cực xảy ra, thiệt hại sẽ xảy đến với rất nhiều người trong cộng đồng
hữu quan của doanh nghiệp, từ khách hàng, đến các nhà đầu tư cũng như là cộng đồng xã hội.
Thêm vào đó, các nhà quản trị phải đảm bảo thực hiện những thay đổi và đổi mới trong sự suy
xét tới trách nhiệm xã hội, theo đó, nhà quản trị không chỉ đặt lợi của doanh nghiệp vào vị trí
duy nhất mà còn phải xem xét những tác động liên đới tới cộng đồng và môi trường.
3.1.2. Tầm quan trọng của việc thích ứng nhanh với các điều kiện môi trường kinh doanh
đối với hoạt động phát triển của doanh nghiệp
Trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ khi mới được thành lập, và trong suốt
quá trình vận hành và hoạt động kinh doanh của mình, mọi diễn biến từ đơn giản đến phức tạp
luôn xảy ra, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có những bước đi thể hiện cho những thay
đổi và đổi mới.
Khi xét trên bình diện toàn thị trường, điều cơ bản được nhận thấy đó chính sự cạnh tranh
gay gắt và sự vận động liên tục, vô cùng sôi nổi. Bản chất của sự tồn tại chính là sự vận động,
biến đổi không ngừng, theo đó, thị trường tồn tại chính là luôn vận động, luôn di chuyển, đôi
khi gặp khó khăn nhưng sẽ không ngừng phát triển. Đối với một doanh nghiệp, khi tham gia
vào thị trường tất yếu sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của những đối tượng doanh nghiệp khác,
ngược lại cũng sẽ trở thành đối tượng chịu sự cạnh tranh bởi những đối tượng khác. Và trong
mỗi thời đoạn khác nhau, doanh nghiệp có thể đứng trên thương trường là những doanh nghiệp
chiếm được niềm tin yêu của khách hàng, và làm chủ được những cơ hội thị trường mới hay
nói cách khác là lấp đầy vào những chỗ trồng trên mặt phẳng thị trường.
Nhu cầu và mong muốn của khách hàng luôn thay đổi và không ngừng tăng cao, theo đó,
khi một doanh nghiệp có thể thỏa mãn được điều đó, họ sẽ có thể tạo dựng được mối quan hệ
và dần dần tiến tới xác lập niềm tin trong lòng khách hàng. Và đối với doanh nghiệp, chính sự
sáng tạo, sự thay đổi và đổi mới sẽ là những yếu tố giúp doanh nghiệp đạt được điều đó. Đứng
trên một mảnh đất, một thị trường luôn vận động, doanh nghiệp không thể đứng yên trên con
đường tư duy bằng phẳng, một hướng, ngược lại, doanh nghiệp cần thiết có những bước đi
mới, sáng tạo, và thay đổi để có thể đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. Thực tế, đối mặt với
sự thay đổi từng ngày của cả thị trường và môi trường kinh tế, nếu doanh nghiệp cứ đi theo con
đường tư duy cũ mà không chịu thay đổi hay làm mới bản thân mình, doanh nghiệp sẽ rất
nhanh chóng chạm tới giới hạn sự tồn tại của mình, và không còn đủ sức để đứng trên thị
trường trước áp lực lớn từ các doanh nghiệp đối thủ. Một ví dụ điển hình cho điều này, đó
chính là Tập đoàn Nokia, chính kiến sự phát triển nhanh chóng của mạng viễn thông và hoạt
động sản xuất các thiết bị điện tử, nhưng Nokia vẫn luôn đi theo một lối mòn trong các sản
phẩm điện thoại bàn phím của mình, và đến khi những chiếc điện thoại cảm ứng với thiết kế
mới lạ, nhiều tiện ích và giá cả phải chăng được tung ra thị trường bởi các nhà sản xuất hàng
đầu như Tập đoàn Apple ở Hoa Kỳ, hay Tập đoàn Samsung ở Hàn Quốc,…Nokia đã phải chịu
áp lực cạnh tranh vô cùng lớn, những chiếc điện thoại màn hình đen trắng, với tính năng ít ỏi đã
thua cuộc trước sự tấn công như vũ bão vào thị trường của những chiếc điện thoại mới. Nokia
đã không những chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía những doanh nghiệp lớn mạnh với
nguồn lực hùng hậu, mà còn chịu sự lấn át bởi những doanh nghiệp mới nổi, đi theo con đường

Trang 11
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
phát triển mới những dòng điện thoại thông minh. Theo đó, Nokia đã đi đến giới hạn của mình
và không còn chiếm lĩnh thị trường. Có thể thấy, bản chất vận động và phát triển của thị trường
và các yếu tố liên quan đến thị trường thực sự phức tạp và đôi khi khó nhận định chính xác vì
những điều đó diễn biến quá nhanh và vô cùng đa dạng. Một doanh nghiệp bị chậm trễ trong
tiến trình của mình, bước đi sau trong việc thực hiện những thay đổi và đổi mới sáng tạo để phù
hợp với những tình hình và diễn tiến sẽ gặp phải khó khăn, và áp lực cạnh tranh rất lớn từ các
đối thủ, thậm chí, có nguy cơ cao gặp phải thất bại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đầu tư vào
việc nhìn nhận đánh giá môi trường kinh doanh, đánh giá thị trường một cách hiệu quả, những
cơ hội thị trường mới sẽ được tìm thấy và được nắm bắt, đồng thời, tạo điều kiện thích ứng
nhanh với những xu hướng thay đổi của thị trường, hạn chế những rủi ro hay áp lực cạnh tranh
từ phía đối thủ. Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp cũng cần phải xem xét, đánh giá tốt tình trạng của
bản thân, mà trong đó, vai trò của các nhà quản trị là nòng cốt, để tạo lập và tiến hành thực hiện
những thay đổi hay đổi mới sáng tạo thực sự phù hợp cho việc tạo nên giá trị gia tăng, bởi lẽ,
những diễn biến của môi trường kinh doanh luôn biến đổi rất dạng và đôi khi gây nên sự lầm
tưởng hay những kỳ vọng mang tính rủi ro.
3.1.3. Tầm quan trọng của việc quan sát và đánh giá hiệu quả sự thay đổi của môi trường
vi mô và môi trường vĩ mô đến với sự phát triển của doanh nghiệp
Đứng trên thương trường với những thách thức và cơ hội hội, doanh nghiệp cần phải luôn
có những bước đi đúng đắn cho việc xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình với
những quan sát, đánh giá và thực hiện chiến lược phù hợp sự thay đổi của môi trường vi mô
cũng như môi trường vĩ mô. Sự nhìn nhận và đánh giá có hiệu quả trong vấn đề này, sẽ tạo điều
kiện cho doanh nghiệp xây dựng được những bước đi phù hợp trong giai đoạn ngắn hạn cũng
như trong giai đoạn dài hạn, mà trong đó các nhà quản trị giữ vai trò quan trọng trong xác lập
phương hướng, tạo lập kế hoạch, dẫn dắt và giám sát việc hiện thực hóa các bước thay đổi của
doanh nghiệp mình.
Cụ thể, khi đề cập đến môi trường vi mô, bao gồm các yếu tố cần được xem xét đánh giá
điển hình như thị trường người tiêu dùng, chuỗi nhà cung ứng, nhà phân phối, thị trường lao
động trong ngành, và các doanh nghiệp đối thủ. Sự vận động của môi trường vi mô có thể
nhanh chóng được nhận biết. Và trong đó, yếu tố người tiêu dùng chiếm giữ vị trí quan trọng
hàng đầu, cần phải liên tục và xuyên suốt theo dõi, đánh giá. Đối với họ, nhu cầu và mong
muốn luôn thay đổi, cần được đáp ứng nhiều hơn và tốt hơn. Đối với doanh nghiệp, câu trả lời
mà họ cần tìm lời giải đó là cần làm gì để thỏa mãn khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng cho
khách hàng. Để làm được điều đó, các nhà quản trị phải tìm ra được những phương hướng để
thực hiện những thay đổi sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, yếu tố
cạnh tranh từ các đổi thủ trên thương trường cũng là một điều trọng yếu cần phải được chuyên
biệt quan sát, và đánh giá. Bởi trên thực tế, bất cứ sự thay đổi hay đổi mới sáng tạo nào từ các
đối thủ cũng mang nguy cơ ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Một bước đi công bằng từ phía đối
thủ có thể sẽ một chất xúc tác để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến trình đổi mới, sáng tạo, ngược
lại, một hành động cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ như sử dụng gián điệp công
nghiệp, hay mua bán nội gián,…cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến với doanh nghiệp, thậm chí
dẫn đường cho những quyết định không hiệu quả. Ngoài ra, những thành phần có ảnh hưởng
đến vấn đề đầu ra và đầu vào của sản phẩm như chuỗi các nhà cung cấp và các nhà phân phối
cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự thay đổi
Trang 12
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
của môi trường này cũng tạo nên nhu cầu thay đổi trong tổ chức hệ thống các nhà cung cấp và
phương thức thực hiện các quy trình sao cho giảm bớt chi phí, nâng cao lợi ích kinh tế và
hướng tới tạo dựng sự hợp tác lâu dài. Bên cạnh đó, sự thay đổi của thị trường lao động hòa
nhịp cùng với sự tiến triển của môi trường kinh tế - xã hội cũng là một yếu tố nền tảng cho
doanh nghiệp tiến hành những thay đổi trong tổ chức của mình. Với sự phát triển của những
nguồn tri thức mới, người lao động được đào tạo với những chuẩn kiến thức cao hơn, có khả
năng làm việc và khả năng đem lại giá trị gia tăng cao hơn, các nhà quản trị cần thiết xem xét,
đánh giá những phương án để thay đổi cách tuyển dụng của mình, tạo nên một hệ thống mới để
đưa những con người mới, tiềm năng mới vào tổ chức với mục tiêu tạo ra những giá trị và lợi
ích mới. Đồng thời, xuất phát từ trong doanh nghiệp, nhà quản trị thực hiện những biện pháp để
thay đổi con người và văn hóa cho tổ chức, từ đó, hướng tới việc tạo ra môi trường làm việc
chuyên nghiệp, phát triển ở mức độ cao hơn, và nâng cao hiệu suất lao động. Có thể thấy rằng,
những thay đổi cũng như đổi mới của doanh nghiệp phù hợp với những thay đổi của môi
trường vi mô thực sự là hành động cần thiết để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu mang
tính thời đoạn, những mục tiêu ngắn hạn hình thành trên đoạn đường hướng tới những mục tiêu
dài hạn. Tuy rằng, những phản ứng nhanh chóng của doanh nghiệp trước những thay đổi của
môi trường vi mô là cần thiết, nhưng cũng cần phải cân nhắc tính chính xác và hiệu quả trong
dài hạn, bởi lẽ môi trường vi mô luôn có những biến động rất nhanh chóng và rất đa dạng.
Thực tế, đối với doanh nghiệp khi xem xét những diễn tiến trong sự thay đổi của môi
trường vi mô, các nhà quản trị quan tâm rất nhiều tới những biến động của môi trường vĩ mô,
bao gồm sự thay đổi xảy ra trong các yếu tố như sau: yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố chính trị,
yếu tố con người, yếu tố pháp luật, yếu tố môi trường, yếu tố xã hội, yếu tố công nghệ. Với môi
trường này, sự thay đổi và những diễn biến diễn ra phức tạp hơn và khó đoán định một cách
chính xác, vì thông tin mang tính phổ quát và không phải luôn đúng khi áp dụng vào tất cả
doanh nghiệp trong các ngành khác nhau. Các nhà quản trị giữ vai trò nòng cốt trong việc xem
xét, đánh giá các thay đổi, trong đó, họ đặc biệt quan tâm đến những thay đổi trong các yếu tố
về phát triển kinh tế quốc gia. Có lẽ, nguyên nhân cho việc này đó là vì các yếu tố liên quan
mật thiết đến sự phát triển của thị trường kinh doanh. Theo đó, một sự biến động về lạm phát
hay lãi suất cũng có thể làm cho các nhà quản trị hoang mang và tìm cách giải quyết về hoạch
định ngân sách vốn cho các dự án đầu tư, hoạch định chi phí sản xuất, hay các chính sách làm
thay đổi tổ chức nhà máy về nhân công, về kho xưởng, thiết bị, vật tư,…hay một sự thay đổi
trong tăng trưởng kinh tế quốc gia, cũng sẽ là dấu hiệu cho các nhà quản trị dự phóng về những
thay đổi trong tương lai về các dự án đầu tư cũng như phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh
đó, các vấn đề liên quan đến yếu tố chính trị cũng như pháp luật của một quốc gia, cũng là
những xúc tác quan trọng để nhà quản trị đánh giá tình hình và hướng doanh nghiệp có những
bước thay đổi phù hợp. Chẳng hạn như việc doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy hải sản Việt
Nam có mở rộng sản xuất, và thuê nhiều chuyên gia thực phẩm để sáng tạo ra những mặt hàng
mới hay không còn phụ thuộc vào chính sách xuất nhập khẩu thủy sản và chính sách thuế của
Nhà nước về nguyên liệu nhập khẩu có đem lại lợi ích kinh tế đối với doanh nghiệp hay không.
Mặt khác, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều cuộc cách mạng nghiệp, và bắt đầu từ nửa cuối
những năm của thập niên 2010s, khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã xuất
hiện. Thực tế, đối với hoạt động sản xuất vật chất, yếu tố công nghệ nắm giữ vai trò quyết định
đến với hiệu quả của quá trình sản xuất. Yếu tố này thay đổi qua từng thời kỳ, và đến với giai
đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, những công nghệ mới được ra đời và phát triển đặc biệt khi
Trang 13
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
nói về công nghệ kỹ thuật số, mạng lưới viễn thông toàn cầu tạo nên môi trường ảo vô tận, đã
và đang khiến cho các nhà quản trị phải nhanh chóng lên kế hoạch, tạo dựng những phương án
thiết thực để vận hành và phát triển doanh nghiệp phù hợp với xu thế mới. Những thay đổi và
đổi mới cần phải luôn được theo dõi và đánh giá, vì môi trường kinh doanh được số hóa và kết
nối vạn vật thì tốc độ ra đời và hiện thực hóa những ý tưởng sẽ ngày càng nhanh chóng hơn, dễ
tiếp cận hơn, theo đó, áp lực từ sự cạnh tranh, áp lực về việc chiếm lĩnh những cơ hội thị
trường sẽ ngày càng trở nên lớn hơn. Như những điều có thể thấy, khi một doanh nghiệp không
nhận định, đánh giá, xem xét những cơ hội nắm bắt công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo thì
rất nhanh chóng doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm cũng như cả tổ chức đến giới hạn và chịu sự
thất bại trước các đối thủ. Việc nắm bắt công nghệ của doanh nghiệp phải gắn liền với việc làm
chủ công nghệ đó, theo đó, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm phù hợp và có tiền đề cho
những đổi mới sáng tạo vượt lên các đối thủ khác. Ngoài yếu tố công nghệ, các nhà quản trị
cũng quan tâm đến các yếu tố về xã hội, môi trường, bởi lẽ khách hàng của doanh nghiệp có sự
liên quan lợi ích mật thiết. Khi các nhà quản trị đánh giá đúng đắn và có kế hoạch thực hiện
những thay đổi hay sáng tạo phù hợp với lợi ích của xã hội, của môi trường thì sẽ tạo điều kiện
nâng cao giá trị mang lại cho khách hàng. Chẳng hạn như phát triển các dòng sản phẩm không
gây hại sức khỏe người tiêu dùng, xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phù hợp hạn
chế tác hại đối với môi trường, hay các chương trình hỗ trợ giáo dục, các dự án hỗ trợ an sinh –
xã hội, các dự án nâng cao phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp,…theo đó doanh
nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn, vừa thay đổi được diện mạo của doanh nghiệp
mình trong cộng đồng người tiêu dùng, cộng đồng dân cư và các nhà đầu tư trong nước cũng
như quốc tế.
Đối với doanh nghiệp, việc nhận biết, xem xét, đánh giá những thay đổi của các yếu tố
trong môi trường vĩ mô thực sự rất quan trọng. Sự thích ứng với tình hình kinh tế vĩ mô đôi khi
rất phức tạp và cần có độ trễ về thời gian. Trong đó, việc theo dõi sát sao và đánh giá tình hình
diễn biến kinh tế được xem như là công việc đầu tiên. Với yếu tố chính trị và pháp luật, mặc dù
đây là yếu tố có độ trễ về thời gian, nhưng lại có ảnh hưởng rất đáng kể khi có bất cứ sự thay
đổi nào diễn ra, do đó các nhà quản trị phải thực sự nhạy bén và đi đầu trong việc xem xét,
đánh giá, thay đổi các phương án cho phù hợp với luật và các chính sách của Nhà nước. Còn
trong vấn đề về công nghệ, tuy rằng doanh nghiệp phải nắm bắt và làm chủ công nghệ mới
nhanh chóng, nhưng phải có những định hướng dài hạn, loại bỏ yếu tố chủ quan, nóng vội để
hướng tới những lợi ích kinh tế trong dài hạn và tránh trở thành doanh nghiệp mang rác thải
công nghệ vào trong quốc gia mình, khi đó chẳng những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp bị tổn
hại mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường và lợi ích của các đối tượng có liên quan. Mặc dù,
các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác những thay đổi mang tính vĩ mô
này nhưng họ vẫn luôn giữ vai trò nòng cốt và nỗ lực để đưa ra những đánh giá tốt để có thể tạo
lập những bước đi phù hợp hợp để hướng doanh nghiệp tới những sự đổi mới phù hợp với xu
hướng vận động của thực tế thị trường và mang lại lợi ích kinh tế cao.
3.1.4. Những đúc kết về tầm quan trọng của quản trị những sự thay đổi và đổi mới đối với
sự phát triển của doanh nghiệp
Có thể thấy, từ những phần tích trên đây, nếu các nhà quản trị trong doanh nghiệp nhìn
nhận, xem xét và đánh giá đúng đắn những thay đổi một cách toàn diện, từ bên trong doanh
nghiệp đến tổng thể bên ngoài doanh nghiệp hay xem xét bao hàm cả môi trường vi mô và môi
Trang 14
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
trường vĩ mô, khi đó, những ý tưởng mới được hình thành, những kế hoạch mới sẽ được vạch
ra, và những thay đổi cũng như đổi mới sáng tạo được thực hiện đúng đắn sẽ giúp cho doanh
nghiệp tạo ra được giá trị gia tăng và nâng cao lợi ích kinh tế. Trong đó, giá trị gia tăng cũng
được hiểu là giá trị vượt trội biểu hiện ở những giá trị vượt lên trên các hao phí được gửi vào
quá trình thực hiện, qua đó đem lại lợi ích kinh tế cao hơn. Việc thực hiện đúng đắn những
bước đi thay đổi, sáng tạo, đổi mới không những mang lại giá trị gia tăng cho các khách hàng
mà tất cả các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp cũng tiếp nhận được các giá trị đấy. Ví dụ,
người lao động có được môi trường làm việc và phúc lợi tốt hơn, khách hàng có nhiều trải
nghiệm hơn với sản phẩm tốt, nhà đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn, và hạnh phúc với triển vọng
phát triển của doanh nghiệp. Sự thay đổi hay đổi mới sáng tạo của một doanh nghiệp trong đó
các nhà quản trị giữ vai trò nòng cốt trong việc xem xét, đánh giá và xây dựng cũng như hiện
thực hóa các kế hoạch thay đổi, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị gia tăng,
tạo nên những bước tiến mới giúp cho doanh nghiệp phát triển trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và chiếm lĩnh thị trường.
Hiện nay, các vấn đề của xã hội đang ngày càng có nhiều chuyển biến và sự thay đổi trở
thành một xu hướng chung, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng của con
người cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xu hướng này cũng
có tác động đến những giá trị của cuộc sống, đến công việc và tất cả các yếu tố khác trong đời
sống hằng ngày. Thêm vào đó, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, do vậy việc xác định
lại hoặc thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp là một trong những câu hỏi mà mọi doanh
nghiệp cần phải tìm ra câu trả lời. Dù muốn hay không, luôn có một chân lý rằng “ chỉ có một
điều duy nhất không thay đổi, đó là sự thay đổi”. Doanh nghiệp nào sớm tìm ra và thực hiện
thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp trước đối thủ cạnh tranh thì sẽ chiếm vị trí tiên phong và
có cơ hội dẫn dắt thị trường. Chính vì vậy, việc thay đổi và có những phương pháp quản lý sự
thay đổi của doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn trong doanh nghiệp trong tình hình mới.
Quản trị sự thay đổi giúp cho các doanh nghiệp tiến hành sự thay đổi một cách chủ động, đúng
hướng và đúng thời điểm cần thiết. Đây chính là điều kiện tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển có hiệu quả trong môi trường thường xuyên biến động kể về kinh tế lẫn xã hội. Các
tổ chức đạt được thành công đã quản trị sự thay đổi có hiệu quả, liên tục làm thích nghi với mọi
sự thay đổi của môi trường kinh doanh để vượt qua những biến động và phát triển lên bằng
những sức mạnh đè bẹp sự cạnh tranh. Sự thật sai lầm rằng, nếu doanh nghiệp duy trì những tư
tưởng bảo thủ chống lại sự thay đổi, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang từng bước
dấn sâu và con đường dẫn tới sự thất bại. Bên cạnh đó, thay đổi thực sự là một thách thức đối
với mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các nhà quản trị cần phải hành động linh hoạt và khéo léo
để làm cho quá trình thay đổi diễn ra thuận lợi, hiệu quả và không gây ra tác động tiêu cực làm
ảnh hưởng hay gián đoạn hoạt động kinh doanh đang diễn ra.
Như vậy, những bước đi thay đổi cũng như đổi mới sáng tạo chiếm giữ vai trò rất quan
trọng đối với doanh nghiệp. Từ những đánh giá, nhận định toàn diện bao hàm cả các yếu tố chi
tiết và tổng quan, từ đó, nhận định được sự chuyển biến của thị trường, của môi trường kinh
doanh qua đó đưa ra được những phương án và kế hoạch đổi mới phù hợp với đặc điểm kinh
doanh và vị thế của bản thân doanh nghiệp trên thị trường. Việc thích ứng nhanh với các điều
kiện môi trường kinh doanh thay đổi sẽ giữ vai trò tác động trực tiếp đến với sự phát triển của
doanh nghiệp trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh. Đồng thời, việc các doanh nghiệp tự chủ
Trang 15
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
động thay đổi và đổi mới bản thân có tác dụng tạo thế và lực mạnh hơn, tăng áp lực cạnh tranh
cho các đối thủ. Điều đó giữ vai trò tạo tiền đề cho sự phát triển về lâu dài của doanh nghiệp.
Tựu chung lại, việc thực hiện những thay đổi hay đổi mới sáng tạo là bước đi quan trọng, có
ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp, đây là hành động không chỉ hướng tới những lợi ích ngắn hạn
mà còn hướng tới tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp trên một
thương trường rộng lớn với sự cạnh tranh gay gắt. Và tính hiệu quả của quá trình thay đổi đó
phụ thuộc rất lớn vào các nhà quản trị, đặt ra yêu cầu rằng họ phải đảm đương nhiều vai trò,
trách nhiệm và phải cẩn trọng dù là những đánh giá cơ bản nhất.
3.2. Nhìn nhận những xu hướng thay đổi và đổi mới của các doanh nghiệp để phù hợp với
tình hình mới
3.2.1. Xu hướng ứng dụng những thành tựu công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động
vận hành và quản lý công việc của doanh nghiệp – “Ứng dụng mô hình “văn phòng điện
tử” và “mô hình làm việc Work From Home” trong tình hình mới”
Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng quản lý nhiều
khía cạnh hơn là chỉ quản lý nhân viên, khách hàng và sản phẩm. Quản trị sự thay đổi phụ
thuộc phần lớn vào phạm vi chuyển đổi số. Chuyển đổi số thường liên quan đến sự thay đổi với
quy mô lớn đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ của nhà lãnh đạo, một kế hoạch truyền thông có mục
tiêu và một nhóm những nguồn lực (nguồn lực nhân sự, nguồn lực tài chính,…).
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quá trình quốc tế hóa
cũng khiến cho sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp, các quốc gia tăng lên rõ rệt, đồng thời
tăng khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì
ngày càng nhiều những kiến thức mới được sáng tạo và với sự bùng nổ kiến thức mới đó cũng
đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần có những phương pháp thay đổi sao cho phù
hợp, biết cách áp dụng, vận hành vào quá trình sản xuất, kinh doanh và mang lại hiệu quả công
việc tốt, phục vụ và đáp ứng được tối đa những nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống
hiện đại. Các sáng kiến thay đổi cần sự quản trị rõ ràng và chu đáo giống như hoạt động của tổ
chức.Và toàn bộ những sự thay đổi đó có ảnh hưởng rất lớn đối với các tổ chức, doanh nghiệp,
do đó nếu như không có sự thay đổi thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ khó có thể theo kịp
được với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường và không thể duy trì lâu dài được.
Theo đó, xu hướng tất yếu của một quá trình hoạt động quản trị sự thay đổi đem lại hiệu
quả hoạt động cao phù hợp với tình hình mới xuất phát từ việc đứng trên lập trường những
luồng tư duy mới, những nguồn kiến thức mới về thị trường kinh doanh toàn cầu được số hóa,
để từ đó đưa ra những sáng tạo đổi mới và ứng dụng những thành quả công nghệ tiên tiến để
hiện thực hóa các kế hoạch cũng như nâng tầm hoạt động quản trị, đem đến những kết quả tích
cực cho tất cả các bên tham gia.
Trên thực tế sự phát triển của công nghệ đã và đang cải biến nhanh chóng diện mạo của
môi trường quản trị nói riêng và môi trường làm việc nói chung trên toàn cầu. Các nhà quản trị,
các chuyên gia và những người trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các kế hoạch phải
thừa nhận và đưa ra những đánh giá tích cực, khả quan về những tiện ích mà các ý tưởng cũng
như đổi mới công nghệ mang lại.

Trang 16
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
Trong mối quan tâm về việc nâng cao hiệu quả quản lý nhờ vào ứng dụng công nghệ, trên
bình diện rộng lớn, các nhà quản trị đánh giá cao việc ứng dụng nền tảng văn phòng điện tử vào
thực tế hoạt động vận hành và quản lý công việc ở các công ty. Theo đó, xu hướng sử dụng
phần mềm văn phòng điện tử ngày càng phổ biến.
Nhờ vào những sự tiến bộ của công nghệ, các phần mềm văn phòng điện tử được tạo ra,
cung cấp giải pháp quản trị chuyên nghiệp và hiệu quả trong hầu hết các doanh nghiệp trong
thời buổi hiện nay. Trong thời đại số hóa, mô hình văn phòng điện tử được xem là tất yếu, cung
cấp cho các nhu cầu quản lý văn phòng như quản lý các văn bản tài liệu, các công văn, báo cáo;
các hoạt động điều hành, trao đổi thông tin; quản lý, xử lý hồ sơ công việc trong công ty. Trong
quá trình hoạt động, các phương tiện điện tử có kết nối Internet được khai thác triệt để, và thực
tế, việc tiếp cận các phương tiện này không còn là điều quá khó khăn.
Các phần mềm văn phòng điện tử cung cấp kho lưu trữ dữ liệu thông minh, không giới
hạn dung lượng, giải quyết khuyết điểm về những tập tài liệu cồng kềnh, và chiếm diện tích
đáng kể khi thực hiện lưu trữ tài liệu theo phương pháp truyền thống. Đồng thời, nhà quản trị
cung có thể điều hành, quản lý và theo dõi tiến độ công việc trên nền tảng thông minh, cung
cấp nhiều thao tác, và tiêu thức theo dõi kiểm tra để đưa ra đánh giá chính xác về hiệu suất làm
việc của các nhân viên. Thông qua phần mềm nhà quản lý có thể kiểm soát và theo dõi tiến độ
công việc của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi, được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ có kết nối
Internet.
Dựa trên những tiện ích mà phần mềm mang lại, doanh nghiệp có thể giảm bớt được chi
phí nhân sự ở các công đoạn cồng kềnh, không thiết yếu, mang lại tính bảo mật cao với nhiều
tầng quản lý, và các phương án kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả. Xét về mặt lợi ích kinh tế khác,
việc doanh nghiệp ứng dụng mô hình này còn giúp cho họ có thể tiết kiệm được hơn 80% chi
phí, cụ thể trong việc sắp xếp, tổ chức vận hành và lưu trữ tài liệu của văn phòng giấy, và giúp
tăng hiệu suất công việc lên tới 70% so với việc sử dụng mô hình văn phòng truyền thống.
Ngoài ra, việc ứng dụng mô hình văn phòng điện tử vào thực tế vận hành và quản lý công
ty không những đem lại lợi ích cho ban quản lý mà còn đem những lợi ích nhất định đối với các
nhân viên.
Song hành với việc ứng dụng mô hình văn phòng điện tử vào vận hành và quản lý hoạt
động của công ty, mô hình “WORK FROM HOME” cũng được đánh giá cao và dần dà trở
thành xu hướng làm việc mới mẻ, mang lại nhiều tiện ích cho cả nhà quản trị và nhân viên
trong công ty.
WFH hay Work From Home được hiểu là “làm việc tại nhà”, hoặc có thể là ở bất kỳ một
địa điểm nào khác ngoài văn phòng công ty. Đây là một hình thức làm việc xuất hiện từ lâu, và
được khảo sát đánh giá là mang lại hiệu quả làm việc khả quan. Theo đó, nhân viên làm việc tại
nhà có thời gian làm việc gấp 1.4 lần so với nhân viên làm việc tại văn phòng, tính theo cả năm
có thể tăng lên 17 ngày. Họ có thời gian nghỉ giải lao trung bình dài hơn nhân viên truyền
thông khoảng 30 phút, thay vào đó, họ cũng có thể làm thêm 10 – 15 phút. Thống kê cho biết
rằng, các nhân viên làm việc tại nhà chịu áp lực từ cấp trên giảm từ 22% xuống 15% trong quá
trình làm việc.

Trang 17
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
Khi xét về mặt những lợi ích kinh tế, về phía công ty, mô hình làm việc này góp phần làm
tiết kiệm chi phí cho việc quản lý văn phòng giấy, những chi phí về bảo đảm an toàn cho nhân
viên trước những rủi ro xảy đến cũng được bảo đảm. Đồng thời, việc này cũng góp phần làm đa
dạng hóa nguồn nhân lực cho công ty, bởi lẽ, khi môi trường làm việc được số hóa, việc tiến
hành thay đổi nguồn lực cho tổ chức trở nên thuận tiện hơn, các khó khăn, trở ngại về vị trí địa
lý, hay phạm vi quốc gia không còn là điều quá khó khăn để giải quyết, doanh nghiệp có thể dễ
dàng tiếp cận tới thị trường lao động quốc tế.
Về phía nhân viên, họ có thể làm việc với hiệu suất cao hơn vì có thể tiết kiệm được nhiều
chi phí, đặc biệt là khoảng 20% chi phí dành cho việc đi lại tính trên thu nhập công ty trả trong
một năm. Họ cũng không chịu áp lực nặng nề từ môi trường văn phòng, hay phải chịu sự áp lực
cạnh tranh từ các đồng nghiệp trong cùng phòng ban, cùng công ty. Họ có thể làm việc mọi lúc,
mọi nơi, không giới hạn về không gian và tự do sáng tạo. Và sáng tạo chính là một tiền đề quan
trọng để nhân viên tạo ra được giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Về phía nhà quản trị, nhờ ứng dụng văn phòng điện tử, và những phương thức tiếp cận số
hóa khác, họ có thể quản lý hoạt động “Work From Home” của nhân viên mình một cách hiệu
quả, thông qua những công cụ, tiêu thức kiểm tra, đánh giá đa dạng. Và thực tế phải nói rằng có
một điều có vẻ như là tâm đắc đối với các nhà quản trị đó là họ có thể tiến hành quan sát tiến
độ công việc của nhân viên mình mọi lúc, mọi nơi, theo đó, hướng dẫn, thúc đẩy, hoặc tạo
động lực cho nhân viên tăng năng suất, đạt được kết quả cao. Mặt khác, bản thân nhà quản trị
cũng có thể là một người lao động trong mô hình Work From Home, bởi lẽ, hơn ai hết họ là
những người cần có nhiều những tiện ích, và giảm áp lực không đáng có từ môi trường làm
việc giới hạn gây ra, từ đó những sáng tạo hay những bước đi đúng đắn từ nhà quản trị sẽ có
thể tạo ra được giá trị vượt trội cho doanh nghiệp.
Có thể thấy, trong tình hình thế giới từ năm 2020, nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng
nặng nề của dịch Covid-19, khởi điểm từ cuối năm 2019 và lan rộng toàn thế giới năm 2020,
việc thực thi chính sách bảo vệ con người bằng các lệnh phong tỏa và dãn cách xã hội đã triệt
để làm tê liệt các mô hình và phương thức vận hành, hay quản lý doanh nghiệp theo kiểu truyền
thống. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với các doanh
nghiệp, đòi hỏi họ phải có những thay đổi và đổi mới thiết thực kịp thời, phù hợp và hiệu quả.
Trong bối cảnh này, công nghệ chính là một yếu tố hữu ích hàng đầu giúp cho doanh
nghiệp đi vào những con đường đúng. Chỉ riêng trong hoạt động quản lý và vận hành hoạt động
công ty, việc ứng dụng mô hình văn phòng điện tử và áp dụng hiệu quả hình thức “Work From
Home” đã trở thành giải pháp quan trọng cho hầu hết các đối tượng hữu quan. Bởi vì lệnh
phong tỏa kéo dài và những giải pháp giãn cách xã hội được thực thi, cả quản lý và nhân viên
cũng không thể tiếp tục làm việc theo phương thức truyền thống hoàn toàn như trước, thay vào
đó, họ sử dụng môi trường làm việc số hóa để vận hành và quản lý công việc của mình, và hạn
chế đến mức thấp nhất những tiếp xúc để tránh làm lây lan dịch bệnh. Thêm vào đó, không
dừng lại ở những mô hình này, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số cao cấp, những mô
hình khác, công cụ khác cũng được khai thác để vận hành và quản lý các công việc của công ty.
Kỳ thực, để phù hợp với nhịp độ phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ kỹ thuật
số, việc ứng dụng mô hình công nghệ cao vào vận hành và quản lý công việc của doanh nghiệp
là điều tối quan trọng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mọi doanh nghiệp.
Trang 18
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp tiếp nhận xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ mới
nhanh chóng, phù hợp với tình hình mới. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn một giải
pháp thay thế hàng đầu cho văn phòng giấy đó chính là xây dựng mô hình văn phòng điện tử,
thông qua “Bộ ứng dụng phục vụ Quản trị nội bộ toàn diện” mang tên “FastWork Office+”,
mọi công việc trong doanh nghiệp được quản lý trong môi trường kỹ thuật số, bao gồm công
việc khởi tạo, phê duyệt, quản lý công văn giấy tờ, đề xuất, và theo dõi tiến độ công việc.
Ngoài ra, các phần mềm công cụ văn phòng cũng được ứng dụng hiệu quả, điển hình Microsoft
Office+, hay việc ứng dụng các phần mềm tiện ích của Google để tổ chức các hội nghị, hay các
cuộc họp, buổi gặp mặt trực tuyến với các đối tác trong nước và nước ngoài như Zoom, Google
Meet, Skype,…Chưa bao giờ, công nghệ lại chiếm giữ một vị trí tối quan trọng như thời điểm
hiện tại, khi cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn gây ra bởi dịch bệnh
Covid. Thông tin chính là quan trọng nhất mà nhà quản trị cần phải có, và việc ứng dụng những
thành quả công nghệ cao sẽ đáp ứng một cách hiệu quả yêu cầu cấp thiết đó đối với nhà quản
trị. Bởi lẽ, họ cần phải tiếp tục đưa ra giải pháp cho các vấn đề nội bộ, và phải giải quyết các
vấn đề phát sinh với các đối tượng hữu quan, trong đó có các nhà đầu tư, đối tác, chủ nợ và các
thành phần khác. Họ cần phải giữ mối liên kết vững chắc và phải liên tục đưa ra giải pháp xét
trên diện rộng, do đó, một sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các công cụ và ứng dụng công nghệ cao chính
là điều cần thiết.
Như vậy, tương quan với sự phát triển trong thời đại mới, việc ứng dụng những thành tựu
khoa học công nghệ, và những giải pháp tiên tiến như mô hình văn phòng điện tử, hay WFH
vào việc vận hành và quản lý công việc của công ty, là một xu hướng tất yếu và cũng là một
thay đổi và đổi mới quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của mọi doanh
nghiệp, đặc biệt là trong những thời điểm phải đương đầu với những khó khăn lớn, như khủng
hoảng do đại dịch toàn cầu do Covid-19 gây ra (2020), thì điều đó càng trở nên quan trọng, như
một điểm sáng trên một con đường dài nhiều ngã rẽ. Các nhà quản trị luôn là người nắm giữ
vai trò nòng cốt, và là người tiên phong trong việc xem xét, đánh giá những khả năng mới từ
những thành tựu mới có khả năng đem lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao cho tổ chức. Và phải
luôn thực sự bình tĩnh, thận trọng trong những bước đi của mình để tạo ra những thay đổi cũng
như đổi mới phù hợp với tình hình và đem lại những kết quả tích cực.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy hơn nữa tính năng động, sáng tạo cùng với sự
nhạy bén của bộ máy các nhà quản trị để tập hợp đầy đủ các nguồn lực để kịp thời có những
thay đổi và đổi mới sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến tới hội nhập thành công trong xu
thế toàn cầu hóa. Phải phát huy hơn nữa tinh thần ham học hỏi, sáng tạo, và chủ động thay đổi
để trở nên mạnh hơn, đương đầu với các khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam không thể nào
chậm trễ hơn nữa trong việc tiếp thu những kiến thức mới, và buộc phải hòa mình vào dòng
chảy của thời đại.
3.2.3. Xu hướng trong hoạt động quản trị về việc lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực
Một vấn đề quan trọng của hoạt động quản trị đó là lập kế hoạch cấp doanh nghiệp và
phân bổ nguồn lực. Kinh nghiệm cho thấy rằng quản trị hoạt động hiệu quả nhất khi nó được
tiếp cận đồng thời từ cấp trên và cấp dưới. Vì bản chất của quản trị là tăng cường và thể chế
hóa sự tương tác có ý nghĩa giữa các bên liên quan, bất cứ điều gì xây dựng cầu nối giữa các
đơn vị kinh doanh, khu vực hoặc chức năng công việc, đều góp phần vào quản trị tốt hơn. Các

Trang 19
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109
nỗ lực chính thức để thành lập các cơ quan quản trị doanh nghiệp nên được kết hợp với các nỗ
lực cơ bản để tăng cường giao tiếp trong tổ chức. Các cộng đồng thực hành, các nhóm tập
trung, mạng xã hội và nhiều kỹ thuật khác nhằm tăng cường kết nối giữa các bên liên quan tạo
ra và củng cố một nền văn hóa hỗ trợ quản trị.
Sự tương đồng trong các quan điểm giữa quản trị và quản lý thay đổi cung cấp một con
đường hữu ích để tiến tới quản trị thay đổi. Bắt đầu bằng cách mở rộng và chính thức hóa các
nỗ lực quản lý thay đổi hiện có. Ví dụ: thành lập một hội đồng quản trị cấp dự án xung quanh
một dự án cụ thể. Cung cấp cho người tham gia nhiều tiếng nói hơn trong việc ra quyết định.
Trong trường hợp là các dự án công nghệ, cùng nhau thiết kế các quy trình kinh doanh, giao
diện người dùng và các yếu tố chính khác. Tiếp cận với các bên liên quan chưa được đại diện
trong quá khứ. Hãy xem xét các mối quan tâm của các bên liên quan một cách nghiêm túc và
tìm cách giải quyết chúng. Nếu một hệ thống yêu cầu các bên liên quan thực hiện những thay
đổi có thể coi là khó khăn, hãy tìm ra cách tạo ra “chiến thắng” cho những bên liên quan này để
họ có được thứ gì đó thu được từ dự án để bù đắp. Và có lẽ quan trọng nhất, coi sự tham gia
của các bên liên quan như một cơ hội để tiếp tục đưa ra định hướng – một triết lý hàng ngày
chứ không phải một hoạt động liên quan đến việc triển khai hệ thống.
Khi hoạt động quản trị ở cấp độ dự án bắt đầu tạo ra tác động tích cực, nó sẽ tự nhiên tạo
ra động lực để có cái nhìn sâu sắc hơn về các cơ hội quản trị rộng lớn hơn. Điều này cũng đúng
nếu nhà quản trị bắt đầu nỗ lực quản trị của mình với một phòng ban, đơn vị kinh doanh hoặc
khu vực. Nếu họ áp dụng các phương pháp quản trị tốt nhất, họ sẽ cải thiện kết quả. Khi những
kết quả được cải thiện này trở nên rõ ràng, mọi người trong tổ chức sẽ bắt đầu kết nối các dấu
chấm về cách họ đã đạt được, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiên phong trong quản trị những
thay đổi, đón đầu những cơ hội và thách thức.

Phần trình bày tiểu luận kết thúc tại đây!


Xin cảm ơn!
Trang 20
Tiểu luận môn Quản trị học
Nhóm 10 – 21D1MAN50200109

Phụ lục 1:
Mục tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
 Quản Trị Học (Tóm tắt Lý thuyết và Câu hỏi trắc nghiệm), Nhà xuất bản Tài chính, Trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
 Trang thông tin Fastwork – Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp toàn diện
(https://fastwork.vn/gioi-thieu-fastwork-workplace-phan-mem-quan-ly-cong-viec-truc-
tuyen/)
 Trang thông tin Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia):
https://en.wikipedia.org/wiki/Change_management
 Thông tin tham khảo từ các trang web:
https://www.lynda.com/Leadership-Management-tutorials/Allocating-
resources/592487/652861-4.html
https://www.splashtop.com/coronavirus-remote-work-resource-center
https://news.stanford.edu/2020/03/30/productivity-pitfalls-working-home-age-covid-19/
https://vnexpress.net/ba-lan-thay-doi-cach-quan-tri-cua-ong-chu-the-gioi-di-dong-
3996158.html
https://www.hronline.vn/cuoc-cach-mang-ve-nhan-su-cua-tap-doan-vingroup-a57

Phụ lục 2:
Mục danh sách thành viên Nhóm 10:

01 Đồng Thị Vân Anh 31191026347 DH45NH003


02 Nguyễn Thị Trâm Anh 31191026721 DH45NH003
03 Nguyễn Đại Nghĩa 31191022162 DH45NH004
04 Nguyễn Võ Anh Tuấn 31191024192 DH45BR001
05 Võ Thị Minh Tâm 31191024470 DH45NH003
06 Trần Phốt Sịl 31191025709 DH45NH003

HẾT!

Trang 21

You might also like