You are on page 1of 22

Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Môn học: Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Giảng viên : Trịnh Huỳnh Quảng Cảnh

Mã lớp học phần : 22C1BUS50318303

Sinh viên : Vũ Hoàng Hải Đăng

MSSV : 31211023497

Email : dangvu.31211023497@st.ueh.edu.vn

TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2022

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

MỤC LỤC
Phần 1: Bài 1 – Linear Programming & Sensitivity Report..........................1
1. Thiết lập mô hình đại số - trong đó nêu rõ Nghiệm, Mục tiêu bài toán, và các Ràng
buộc................................................................................................................................ 1
2. Giải bằng SOLVER....................................................................................................2
3. Giải bằng QM.............................................................................................................3
4. Kết luận...................................................................................................................... 3
5. Phân tích độ nhạy – cho biết Shadow Price của vấn đề này là gì?..............................4
5.1. Phân tích độ nhạy.................................................................................................4
5.2. Shadow Price của vấn đề......................................................................................6
6. DuoCera thấy gạch viên nhỏ bán có giá tốt và cũng khá chạy nên họ đang muốn chỉ
sản xuất mỗi viên gạch nhỏ. Vậy trong điều kiện như thế nào thì DuoCera mới nên sản
xuất CHỈ GẠCH VIÊN NHỎ?........................................................................................6
7. Lò nung gạch vì một vài sự cố nên phải cắt giảm bớt 3h/ tuần – tức 1 tuần chỉ còn 37
giờ thay vì 40 giờ như ban đầu. Vậy kế hoạch sản xuất của DuoCera có thay đổi
không?..........................................................................................................................11
Phần 2: Bài 2 – Quản trị quyết định (Decision Making)...............................13
1. Trong trường hợp ban đầu, DuoCera nên sử dụng lò gạch nào? Tại sao?.................13
2. DuoCera có nên làm khảo sát không nếu khảo sát không tính phí? Và nếu tính phí,
thì từ mức chi phí là bao nhiêu thì DuoCera sẽ không chấp nhận làm khảo sát?..........18
3. DuoCera cần vận chuyển hàng đến Ninh Thuận thông qua tuyết đường dưới đây, xác
định tuyến đường phù hợp và điền vào ô Yêu cầu lộ trình – Tuyến đường ngắn nhất
hay nhiều điểm dừng nhất ?..........................................................................................19

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Phần 1: Bài 1 – Linear Programming & Sensitivity Report


Đề bài:
2 bạn sinh viên vừa tốt nghiệp tại UEH quyết định mở một lò đóng gạch men sau khi
được xem, học và truyền cảm hứng từ các chương trình tham quan doanh nghiệp. Nền
tảng của Gạch DuoCera ra đời, với lò đầu tiên được mở tại Đồng Nai, một địa điểm trung
chuyển rất dễ tiếp cận các nguồn đất sét và các loại xe và thiết bị khác nhau để thuận tiện
cho công tác sản xuất. Các bước tạo thành phẩm tuy rất đơn giản và dễ hiểu nhưng lại
yêu cầu sự chu đáo và cẩn thận trong công tác sản xuất – bao gồm cắt, nung, và phủ men.
2 bạn quyết định sẽ sản xuất 2 sản phẩm gạch tráng men thường dùng trong nhà tắm và
phòng giặt – các loại gạch mảnh nhỏ và nhiều màu sắc được gọi là Mosaic. Có 2 loại
Mosaic là loại lớn – 1 màu và loại nhỏ - nhiều màu. Cả 2 loại gạch đều sản xuất 1 lần
theo lô 100 viên. Mỗi lô gạch lớn cần 18 phút để đóng và cắt khuôn, trong khi viên gạch
nhỏ chỉ cần 15 phút cho 1 lô. DuoCera có 60 giờ / tuần để đóng cắt khuôn. Sau khi tách
gạch khỏi khuôn, bước tiếp theo là nung gạch. Mỗi lô viên gạch lớn cần 0,27 giờ và lô
viên nhỏ cần 0,58 giờ - mỗi tuần sẽ làm 105 giờ. Sau khi nung gạch xong, gạch sẽ được
phủ men để bảo quản bề mặt. Mỗi lô gạch viên lớn cần 0,16 giờ để phủ men trong khi
viên nhỏ chỉ cần 0,20 giờ - mỗi tuần công ty sẽ làm 40 tiếng cho quy trình phủ men.
Về vấn đề nguyên liệu, mỗi lô viên gạch lớn cần 32,8 kg đất sét và 20 kg cho lô viên nhỏ
- mỗi tuần có 6 tấn đất sét cần xử lý.
Mỗi lô viên gạch lớn được bán với giá 4.700.000 VND, và mỗi lô gạch nhỏ được bán với
giá 5.900.000 VND. Công ty DuoCera cần biết số lượng gạch cần sản xuất là bao nhiêu
để phù hợp với kế hoạch.

1. Thiết lập mô hình đại số - trong đó nêu rõ Nghiệm, Mục tiêu bài toán,
và các Ràng buộc.
a) Nghiệm
Ta đặt:
- L cho Mosaic loại lớn hay Số lô gạch lớn (được sản xuất mỗi tuần)
- N cho Mosaic loại nhỏ hay Số lô gạch nhỏ (được sản xuất mỗi tuần)
- Từ đó ta có nghiệm là số lượng gạch
b) Mục tiêu bài toán
Ta có mục tiêu của bài toán là tối đa hóa lợi nhuận với cụ thể số lượng gạch để có thể phù
hợp với kế hoạch của công ty DuoCera.
MAX profit = 4700000 * L + 5900000 * N

c) Ràng buộc

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


1
Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

- Ràng buộc 1: Thời gian đóng và cắt khuôn cho các lô gạch (giờ)
Thời gian đóng và cắt khuôn cho các lô gạch ≤ Thời gian đóng và cắt khuôn cho phép
0.3*L + 0.25*N ≤ 60 (giờ)
- Ràng buộc 2: Thời gian nung các lô gạch (giờ)
Thời gian nung các lô gạch ≤ Thời gian nung cho phép
0.27*L + 0.58N ≤ 105 (giờ)
- Ràng buộc 3: Thời gian phủ men cho các lô gạch (giờ)
Thời gian phủ men cho các lô gạch ≤ Thời gian phủ men cho phép
0.16*L * 0.2*40 ≤ 40 (giờ)
- Ràng buộc 4: Khối lượng đất sét cần sử dụng (kg)
Số lượng đất sét cần sử dụng ≤ Số lượng đất sét cho phép
32.8*L + 20*N ≤ 6000 (kg)
- Ràng buộc 5: L >= 0, N >= 0

2. Giải bằng SOLVER

Hình 1.1: Kết quả giải bài toán bằng SOLVER

3. Giải bằng QM

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Hình 1.2: Bảng số liệu khi giải bài toán bằng QM

Hình 1.3: Kết quả giải bài toán bằng QM

4. Kết luận
Để đạt được doanh thu tối đa nhất, cụ thể là: 1,178,865,979.38 VNĐ thì công ty DuoCera
cần sản xuất:
- 56,70 lô gạch Mosaic loại lớn ⇔ 5670 viên gạch Mosaic loại lớn
- 154,64 lô gạch Mosaic loại nhỏ ⇔ 15464 viên gạch Mosaic loại nhỏ
Với điều kiện:
- Tổng thời gian sử dụng cho việc cắt gạch là: 55,67 giờ
- Tổng thời gian sử dụng cho việc nung gạch là: 105 giờ
- Tổng thời gian sử dụng cho việc phủ men gạch là: 40 giờ
(Bao gồm cả gạch Mosaic loại lớn và Mosaic loại nhỏ)

5. Phân tích độ nhạy – cho biết Shadow Price của vấn đề này là gì?

5.1. Phân tích độ nhạy

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

a) Điều kiện đối với biến


Ta sẽ sử dụng The Sensitivity Report để tìm ra Allowable Range của lô gạch Mosaic loại
lớn và lô gạch Mosaic loại nhỏ:

Hình 1.4: The Sensitivity Report của Variable Cells

Theo Sensitivity Report ta có:


● Giá bán của lô gạch Mosaic loại lớn: (L)
1. Tăng từ: 4.700.000 VNĐ lên → 4.700.000 + 20.000 = 4.720.000 VNĐ
2. Giảm từ: 4.700.000 VNĐ xuống → 4.700.000 – 1.953.448 = 2.746.551 VNĐ
⇒ Tăng tối đa của lô gạch Mosaic loại lớn là: 4.720.000 VNĐ
Giảm tối thiểu của lô gạch Mosaic loại lớn là: 2.746.551 VNĐ
⇒ Allowable Range của lô gạch Mosaic loại lớn (L) là:
2.746.551 ≤ L ≤ 4.720.000

● Giá bán của lô gạch Mosaic loại nhỏ: (N)


1. Tăng từ: 5.900.000 VNĐ lên → 5.900.000 + 4.196.296 = 10.096.296 VNĐ
2. Giảm từ: 5.900.000 VNĐ xuống → 5.900.000 – 25.000 = 5.875.000 VNĐ
⇒ Tăng tối đa của lô gạch Mosaic loại nhỏ là: 10.096.296 VNĐ
Giảm tối thiểu của lô gạch Mosaic loại nhỏ là: 5.875.000 VNĐ
⇒ Allowable Range của lô gạch Mosaic loại nhỏ (N) là:
5.875.000 ≤ N ≤ 10.096.2
b) Điều kiện đối với ràng buộc
Ta sẽ tiếp tục sử dụng The Sensitivity Report để tìm ra Allowable Range của mỗi ràng
buộc:

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Hình 1.5: The Sensitivity Report của Constraints

● Ràng buộc 1: Thời gian đóng và cắt khuôn cho các lô gạch (giờ) (R1)
1. Tăng từ: 60 giờ lên → 60 + ∞ = ∞
2. Giảm từ: 60 giờ xuống → 60 - 4.33 = 55.67 giờ
⇒ Allowable Range của ràng buộc 1 là:
55.67 ≤ R1 ≤ ∞
● Ràng buộc 2: Thời gian nung các lô gạch (giờ) (R2)
1. Tăng từ: 105 giờ lên → 105 + 11 = 116 giờ
2. Giảm từ: 105 giờ xuống → 105 – 8.4 = 96.6 giờ
⇒ Allowable Range của ràng buộc 2 là:
96.6 ≤ R2 ≤ 116
● Ràng buộc 3: Thời gian phủ men cho các lô gạch (giờ) (R3)
1. Tăng từ: 40 giờ lên → 40 + 1.58 = 41.58 giờ
2. Giảm từ: 60 giờ xuống → 40 – 3.79 = 36.21 giờ
⇒ Allowable Range của ràng buộc 3 là:
36.21 ≤ R3 ≤ 41.58
● Ràng buộc 4: Khối lượng đất sét cần sử dụng (kg) (R4)
1. Tăng từ: 6000 kg lên → 6000 + ∞ = ∞ kg
2. Giảm từ: 6000 kg xuống → 6000 - 1047 = 4953 kg
⇒ Allowable Range của ràng buộc 1 là:
4953 ≤ R4 ≤ ∞

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

5.2. Shadow Price của vấn đề

Hình 1.6: Shadow Price của Constraints


Theo The Sensitivity Report, mục Shadow Price có thể hiểu rằng đó chính là doanh thu
nhận được khi tăng hoặc giảm thời gian sản xuất gạch hay nguyên liệu chế tạo gạch (Bao
gồm cả gạch Mosaic loại lớn và Mosaic loại nhỏ)
Cụ thể như sau:
- Shadow Price trong tổng thời gian đóng và cắt khuôn gạch bằng 0: Điều đó có nghĩa là
nếu thay đổi (tăng hoặc giảm) số giờ đóng và cắt khuôn gạch thì công ty DuoCera cũng
sẽ không nhận thêm được lợi ích gì về doanh thu.
⇒ Total Revenue không có sự thay đổi
- Shadow Price trong tổng thời gian nung gạch bằng 103.092 VNĐ: Điều đó có nghĩa là
nếu thay đổi (tăng hoặc giảm) thời gian nung gạch đi 1 đơn vị thì công ty DuoCera sẽ
nhận thêm được 103.092 VNĐ về doanh thu.
⇒ Total Revenue có sự thay đổi
- Shadow Price trong tổng thời gian phủ men gạch bằng 29.201.030 VNĐ: Điều đó có
nghĩa là nếu thay đổi (tăng hoặc giảm) thời gian phủ men gạch đi 1 đơn vị thì công ty
DuoCera sẽ nhận thêm được 29.201.030 VNĐ về doanh thu.
⇒ Total Revenue có sự thay đổi
- Shadow Price trong tổng khối lượng đất sét sử dụng bằng 0: : Điều đó có nghĩa là nếu
thay đổi (tăng hoặc giảm) số kg đất sét trong quá trình chế tạo gạch thì công ty DuoCera
cũng sẽ không nhận thêm được lợi ích gì về doanh thu.
⇒ Total Revenue không có sự thay đổi
6. DuoCera thấy gạch viên nhỏ bán có giá tốt và cũng khá chạy nên họ
đang muốn chỉ sản xuất mỗi viên gạch nhỏ. Vậy trong điều kiện như thế
nào thì DuoCera mới nên sản xuất CHỈ GẠCH VIÊN NHỎ?
Theo The Sensitivity Report (đã phân tích mục b phần 5.1 và phần 5.2) thì ta thấy tổng
doanh thu sẽ chỉ bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi trong tổng thời gian nung gạch và tổng
thời gian phủ men. Thêm vào đó, bởi vì Shadow Price của Tổng thời gian đóng + cắt
khuôn gạch và tổng khối lượng đất sét sử dụng = 0 nên ta sẽ chỉ tiến hành thử nghiệm các
giá trị nằm trong Allowable Range nằm trong 2 hoạt động là: nung gạch và phủ men.
Với căn cứ đó, ta sẽ có 4 trường hợp được phân tích như sau:
Trong các trường hợp, để hạn chế sai sót thông số dù là nhỏ nhất cũng như mang lại tính
khách quan, em sẽ sử dụng số liệu thuần (chưa làm tròn) để thử nghiệm.
Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497
Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

a) Allowable Range của tổng thời gian nung gạch: 96.6 ≤ R2 ≤ 116 (giờ)
● Trường hợp 1: Giá trị nhỏ nhất của tổng thời gian nung gạch (Min nung gạch =
96.6 giờ)

Hình 1.7: Trước khi thay đổi thời gian nung gạch

Hình 1.8: Trường hợp 1 – Sau khi thay đổi min thời gian nung gạch
Ta thấy khi thay đổi số thời gian của tổng của quá trình nung gạch từ 105 giờ sang 96.6
giờ thì:
- Doanh thu sẽ có sự thay đổi:
Giảm từ 1,178,865,979 → 1,178,000,000 tức giảm 865,979 VNĐ
- Số lô Mosaic loại lớn dự kiến trong trường hợp này sẽ là: L= 100 lô ⇔ 10000 viên
- Số lô Mosaic loại nhỏ dự kiến trong trường hợp này sẽ là: N=120 lô ⇔ 12000 viên

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

● Trường hợp 2: Giá trị lớn nhất của tổng thời gian nung gạch (Max nung gạch =
116 giờ)

Hình 1.9: Trước khi thay đổi thời gian nung gạch

Hình 1.10: Trường hợp 2 – Sau khi thay đổi Max thời gian nung gạch
Ta thấy khi thay đổi số thời gian của tổng của quá trình nung gạch từ 105 giờ lên 116 giờ
thì:
- Doanh thu sẽ có sự thay đổi:
Tăng từ 1,178,865,979 → 1,180,000,000 tức tăng 1,134,020 VNĐ
- Số lô Mosaic loại lớn dự kiến trong trường hợp này sẽ là: L= 0 lô ⇔ 0 viên
- Số lô Mosaic loại nhỏ dự kiến trong trường hợp này sẽ là: N=200 lô ⇔ 20000 viên
b) Allowable Range của tổng thời gian phủ men: 36.21 ≤ R3 ≤ 41.58 (giờ)
Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497
Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

● Trường hợp 3: Giá trị nhỏ nhất của tổng thời gian phủ men (Min phủ men = 36.21
giờ)

Hình 1.11: Trước khi thay đổi thời gian phủ men

Hình 1.12: Trường hợp 3 – Sau khi thay đổi Min thời gian phủ men
Ta thấy khi thay đổi số thời gian của tổng của quá trình phủ men từ 40 giờ xuống 36.21
giờ thì:
- Doanh thu sẽ có sự thay đổi:
Giảm từ 1,178,865,979 → 1,068,103,448 tức giảm 110,762,531 VNĐ
- Số lô Mosaic loại lớn dự kiến trong trường hợp này sẽ là: L= 0 lô ⇔ 0 viên
- Số lô Mosaic loại nhỏ dự kiến trong trường hợp này sẽ là: N=181 lô ⇔ 18100 viên
● Trường hợp 4: Giá trị lớn nhất của tổng thời gian phủ men (Max phủ men =
41.58 giờ)
Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497
Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Hình 1.13: Trước khi thay đổi thời gian phủ men

Hình 1.14: Trường hợp 4 – Sau khi thay đổi Max thời gian phủ men
Ta thấy khi thay đổi số thời gian của tổng của quá trình phủ men từ 40 lên xuống 41.58
giờ thì:
- Doanh thu sẽ có sự thay đổi:
Giảm từ 1,178,865,979.38 → 1,224,929,577 tức giảm 46,063,598 VNĐ
- Số lô Mosaic loại lớn dự kiến trong trường hợp này sẽ là: L= 80 lô ⇔ 8000 viên
- Số lô Mosaic loại nhỏ dự kiến trong trường hợp này sẽ là: N=143 lô ⇔ 14300 viên

Kết luận:

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Từ thông số của 4 trường hợp đã phân tích như trên, thì có 2 trường hợp mà công ty
DuoCera mới nên sản xuất CHỈ GẠCH VIÊN NHỎ: Đó là
- Trường hợp 2: Giá trị lớn nhất của tổng thời gian nung gạch (Max nung gạch = 116
giờ). Với:
+ Doanh thu sẽ là: 1,180,000,000 (tăng 1,134,020 VNĐ)
+ Số lô Mosaic loại lớn dự kiến sẽ là: L= 0 lô ⇔ 0 viên
+ Số lô Mosaic loại nhỏ dự kiến sẽ là: N =200 lô ⇔ 20000 viên
- Trường hợp 3: Giá trị nhỏ nhất của tổng thời gian phủ men (Min phủ men = 36.21 giờ)
+ Doanh thu sẽ là: 1,068,103,448 (giảm 110,762,531 VNĐ)
+ Số lô Mosaic loại lớn dự kiến sẽ là: L= 0 lô ⇔ 0 viên
+ Số lô Mosaic loại nhỏ dự kiến sẽ là: N =181 lô ⇔ 18100 viên
Tuy nhiên, khi xét 2 trường hợp ta thấy có sự tối ưu hơn ở trường hợp 2 khi số lượng
gạch nhỏ được sản xuất lớn hơn trường hợp 3 nhưng không có sự thụt giảm doanh thu
như ở trường hợp 3.
Vì vậy, công ty DuoCera nên sản xuất CHỈ GẠCH VIÊN NHỎ với điều kiện là: Giá
trị lớn nhất của tổng thời gian nung gạch = 116 giờ, tức tăng thời gian nung gạch lên
11 giờ, và giữ nguyên các thông số còn lại.
7. Lò nung gạch vì một vài sự cố nên phải cắt giảm bớt 3h/ tuần – tức 1
tuần chỉ còn 37 giờ thay vì 40 giờ như ban đầu. Vậy kế hoạch sản xuất
của DuoCera có thay đổi không?
Theo đề bài chúng ta có thể hiểu sau khi gặp sự cố thì lò nung gạch của công ty DuoCera
sẽ phải cắt giảm 3h/1tuần trong thời gian của quy trình phủ men – tức chỉ còn 37 giờ thay
vì 40 giờ.
Tiến hành chạy SOLVER ta có:

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Hình 1.15: Kết quả chạy SOLVER trước khi gặp sự cố

Hình 1.16: Kết quả chạy SOLVER sau khi gặp sự cố


Theo kết quả của quá trình chạy SOLVER ta có, kế hoạch sản xuất của DuoCera sẽ có sự
thay đổi. Cụ thể:
- Thời gian tổng cho quá trình đóng và cắt khuôn gạch sẽ giảm từ 55,67 (giờ) còn 47,44
giờ
- Thời gian tổng cho quá trình nung gạch sẽ giữ nguyên
- Tổng khối lượng nguyên liệu sử dụng sẽ giảm từ 4952,58 (kg) xuống 3899,18 (kg)
- Số lô Mosaic loại lớn sẽ giảm từ 56.70 lô xuống 11.86 lô
Số lô Mosaic loại lớn dự kiến sẽ là: L= 11.86 lô ⇔ 1186 viên
Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497
Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

- Số lô Mosaic loại nhỏ sẽ tăng từ 154.64 lô lên 175.52 lô


Số lô Mosaic loại nhỏ dự kiến sẽ là: N= 175.52 lô ⇔ 17552 viên
- Doanh thu tối đã sẽ giảm từ 1,178,865,979 còn 1,091,262,886 (VNĐ), tức giảm khoảng
87,603,092 (VNĐ)

Phần 2: Bài 2 – Quản trị quyết định (Decision Making)


Đề bài:
DuoCera dự tính tung ra thị trường sản phẩm lô gạch nhỏ Mosaic với màu sắc rất đẹp
được bán với giá 5.900.000 VND. Việc sản xuất loại gạch này đang được làm tại Đồng
Nai với chi phí cố định để mở lò gạch khoảng 300.000.000 VNĐ. Ngoài ra, lô gạch này
có thể gửi gia công tại xưởng ghép ở Vĩnh Long với chi phí cố định chỉ tầm 120.000.000
VND/tháng.
Theo báo cáo tăng trưởng ngành gạch men năm 2022, mức phát triển mạnh cho ngành
gạch men là khoảng 62% - tức DuoCera dự kiến có thể bán với doanh số 1 năm khoảng
6000 lô gạch, trong khi nếu ngành gạch men phát triển trung bình chỉ có thể bán được
khoảng 3000 lô gạch. Chi phí sản xuất gạch được tính như bên dưới:

Phát triển mạnh Phát triển yếu


Đồng Nai 2.500.000 3.000.000
Vĩnh Long 2.300.0 2.300.0

1. Trong trường hợp ban đầu, DuoCera nên sử dụng lò gạch nào? Tại
sao?
Mục tiêu lớn nhất của bài là tối đa hóa lợi nhuận cho công ty DuoCera. Vì vậy việc quyết
định nên sử dụng lò gạch nào trong trường hợp ban đầu sẽ dựa vào việc tính được bên
nào sẽ đem lại lợi nhuận hơn cho công ty, hoặc có thể tính chi phí của bên nào sẽ tiết
kiệm hơn. Ta chia thành 2 cách:
Cách 1: Sử dụng việc tính chi phí dự kiến của cả 2 lò gạch

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Hình 2.1: Kết quả sử dụng chi phí để xác định lò gạch

Theo công thức tính chi phí ta có


Chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
Theo đề bài và áp dụng công thức tính chi phí trên ta có
Chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi = Chi phí sản xuất gạch + Chi phí cố
định
Áp dụng cho từng trường hợp và từng địa điểm ta có:
(Ở phần này em sẽ tính tổng chi phí ở 2 lò gạch trong 2 trường hợp trong thời gian 1
năm)
1. Đồng Nai
Trường hợp 1: Phát triển mạnh
Chi phí = Chi phí sản xuất gạch + Chi phí cố định
= (Chi phí sản xuất gạch 1 lô * 6000 lô) + Chi phí xây lò gạch
= (2.500.000 * 6000) + 300.000.000 = 15.300.000.000

Trường hợp 2: Phát triển yếu


Chi phí = Chi phí sản xuất gạch + Chi phí cố định
= (Chi phí sản xuất gạch 1 lô * 3000 lô) + Chi phí xây lò gạch
= (3.000.000 * 3000) + 300.000.000 = 9.300.000.000
2. Vĩnh Long
Trường hợp 1: Phát triển mạnh

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Chi phí = Chi phí sản xuất gạch + Chi phí cố định
= (Chi phí sản xuất gạch 1 lô * 6000 lô) + (Chi phí thuê lò gạch 1 tháng * 12
tháng)
= (2.300.000 * 6000) + (120.000.000 * 12) = 15.240.000.000
Trường hợp 2: Phát triển yếu
Chi phí = Chi phí sản xuất gạch + Chi phí cố định
= (Chi phí sản xuất gạch 1 lô * 3000 lô) + (Chi phí thuê lò gạch 1 tháng * 12
tháng)
= (3.300.000 * 3000) + (120.000.000 * 12) = 6.900.000.000

*Kết luận:
Như vậy, theo cách tính trên, cũng như trên hình đã trình bày thì ở lò gạch Vĩnh Long kể
cả trong trường hợp phát triển mạnh (bán được khoảng 6000 lô gạch) hay trong trường
hợp phát triển yếu (bán được khoảng 3000 lô gạch) thì đều có tổng chi phí dự kiến thấp
hơn.
Vì vậy trong trường hợp ban đầu, công ty DuoCera nên sử dụng phương án dùng lò gạch
ở Vĩnh Long để có thể có lợi hơn.

Cách 2: Sử dụng việc tính lợi nhuận dự kiến của cả 2 lò gạch – Expected Payoff

Hình 2.2: Kết quả sử dụng lợi nhuận dự kiến để xác định lò gạch
Theo dữ liệu những chi phí dự kiến đã tính ở cách 1, ta sẽ tính Expected Payoff của cả 2
lò gạch theo những bước sau:

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

- Tính doanh thu: Doanh thu = Số lượng lô gạch bán * Giá bán 1 lô gạch trung bình
- Tính lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
- Tính Expected Payoff:
Ta đặt: Lợi nhuận của trường hợp phát triển mạnh tại Đồng Nai = R.Đ1
Lợi nhuận của trường hợp phát triển yếu tại Đồng Nai = R.Đ2
Lợi nhuận của trường hợp phát triển mạnh tại Vĩnh Long = R.V1
Lợi nhuận của trường hợp phát triển yếu tại Vĩnh Long = R.V2
→ Expected Payoff lò gạch Đồng Nai = R.Đ1*0.62 + R.Đ2*0.38
Expected Payoff lò gạch Vĩnh Long = R.V1*0.62 + R.V2*0.38
1. Đồng Nai
Phát triển mạnh
- Doanh thu = 6000 * 5.900.000 = 35.400.000.000
- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = 35.400.000.000 – 15.300.000.000 = 20.100.000.000
Phát triển yếu
- Doanh thu = 3000 * 5.900.000 = 17.700.000.000
- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = 17.700.000.000 – 9.300.000.000 = 8.400.000.000

⇒ EP lò gạch Đồng Nai = 20.100.000.000 * 0.62 + 8.400.000.000 * 0.38


= 15.654.000.000
2. Vĩnh Long
Phát triển mạnh
- Doanh thu = 6000 * 5.900.000 = 35.400.000.000
- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = 35.400.000.000 – 15.240.000.000 = 20.160.000.000
Phát triển yếu
- Doanh thu = 3000 * 5.900.000 = 17.700.000.000
- Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = 17.700.000.000 – 6.900.000.000 = 9.360.000.000

⇒ EP lò gạch Vĩnh Long = 20.160.000.000 * 0.62 + 9.360.000.000 * 0.38


= 16.056.000.000

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Ngoài ra ta có thể xây dựng được sơ đồ để quyết định bằng QM như sau:

Hình 2.3: Kết quả sử dụng QM để xác định lò gạch theo lợi nhuận
*Kết luận:
Như vậy, theo cách tính trên, cũng như trên hình đã trình bày thì ở lò gạch Vĩnh có lợi
nhuận dự kiến (Expected Payoff) lớn hơn ở lò gạch Đồng Nai
Vì vậy trong trường hợp ban đầu, công ty DuoCera nên sử dụng phương án dùng lò gạch
ở Vĩnh Long để có thể có lợi hơn.

2. DuoCera quyết định nhờ tư vấn của 1 doanh nghiệp khảo sát thực tế
ngoài nhằm mục tiêu phân tích nhu cầu sản phẩm khác hàng. Bảng bên
dưới là kết quả khảo sát. Sau khi khảo sát, doanh nghiệp tìm kiếm được
2 quan sát: khách hàng sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn về sản phẩm – tức
lượng khách hàng sẽ có xu hướng mua nhiều hơn – và khách hàng sẽ có
cái nhìn hoài nghi – tức lượng khách hàng sẽ có xu hướng mua ít hơn
Tích cực Tiêu cực
Phát triển mạnh 60% 40%
Phát triển yếu 20% 80%

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

DuoCera có nên làm khảo sát không nếu khảo sát không tính phí? Và
nếu tính phí, thì từ mức chi phí là bao nhiêu thì DuoCera sẽ không chấp
nhận làm khảo sát?
a) Xác suất kết hợp
P (Phát triển mạnh và Tích cực) = 0,62 * 0,6 = 0,372
P (Phát triển mạnh và Tiêu cực) = 0,62 * 0,4 = 0,248
P (Phát triển yếu và Tích cực) = 0,38 * 0,2 = 0,076
P (Phát triển yếu và Tiêu cực) = 0,38 * 0,8 = 0,304
b) P (Finding)
P (Tích cực) = 0,372 + 0,076 = 0,448
P (Tiêu cực) = 0,248 + 0,304 = 0,552
c) Xác suất hậu nghiệm
P (Phát triển mạnh | Tích cực) = 0,372 / 0,448 = 0,8304
P (Phát triển mạnh | Tiêu cực) = 0,248 / 0,552 = 0,4493
P (Phát triển yếu | Tích cực) = 0,076 / 0,448 = 0,1696
P (Phát triển yếu | Tiêu cực) = 0,304 / 0,552 = 0,5507
Từ các kết quả xác suất trên, ta có Decision Trees như sau

Hình 2.4: Kết quả sử dụng Decision Trees

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Theo kết quả của Decision Trees ta thấy rằng ở cả 2 trường hợp (nhờ tư vấn và không
nhờ tư vấn) sẽ đều cho lợi nhuận như nhau (16.600.000.000 VNĐ). Vì vậy công ty
DuoCera sẽ nên làm khảo sát nếu khảo sát không tính phí.
Còn nếu trong trường hợp khảo sát có tính phí thì công ty DuoCera sẽ không nên làm
khảo sát bởi vì nếu tính phí thì công ty sẽ mất thêm 1 khoản chi phí cho việc nhờ tư vấn
và điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận xuống thấp hơn lợi nhuận dự kiến và cũng thấp hơn so
với trường hợp không nhờ tư vấn.
Hay chúng ta có thể phân tích theo cách khách quan như sau:
EP (with perfect information) = 20.100.000.000 * 0.62 + 9.360.000.000 * 0.38
= 16.056.000.000
EP (without more information) = 16.056.000.000
⇒ EVPI = EP (with perfect information) - EP (without more information)) = 0
⇒ DuoCera không nên chấp nhận làm khảo sát nếu khảo sát có tính phí vì EVPI
(Expected Value of Perfect Information) = 0

3. DuoCera cần vận chuyển hàng đến Ninh Thuận thông qua tuyết
đường dưới đây, xác định tuyến đường phù hợp và điền vào ô Yêu cầu lộ
trình – Tuyến đường ngắn nhất hay nhiều điểm dừng nhất ?
Điểm bắt đầu Hố Nai, Đồng Nai Danh mục lộ trình
Sông Mây (A) HONAI A 20
Bàu Hàm (B) HONAI B 30
Dầu Giây (C) A B 29
Long Khánh (D) A C 40
Tân Nghĩa (E) C D 70
Tân Hải (F) B E 30
Phú Thủy (G) E F 40
Suối Đá (H) D F 20
Phan Rí Của (I) F G 10
Cà Ná (J) F H 30
Điểm kết thúc Phan Rang, Ninh Thuận G I 60
Phương tiện Xe tải H J 30
Lộ trình dự ➔ I J 35
kiến
Yêu cầu lộ J NINHTHUAN 60
trình

Tiến hành nhập dữ liệu và chạy bằng SOLVER:

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497


Tiểu luận cuối kì – Mô hình kinh doanh và khoa học ứng dụng

Hình 2.5: Kết quả chạy SOLVER


* Kết luận: Tuyến đường ngắn nhất (di chuyển nhanh nhất) để vận chuyển hàng tới Ninh
Thuận là từ: HONAI → B → E → F → H → J. Hàng sẽ được vận chuyển trên quãng
đường dài tổng cộng 220 km.

Hay cụ thể là: Hố Nai, Đồng Nai → Bàu Hàm → Tân Nghĩa → Tân Hải → Suối Đá →
Cà Ná → Phan Rang, Ninh Thuận. Với lộ trình như vậy thì hàng được vận chuyển trên
quãng đường dài tổng cộng 220 km.

Minh họa theo hình như sau:

Hình 2.6: Minh họa tuyến đường ngắn nhất

Vũ Hoàng Hải Đăng - 31211023497

You might also like