You are on page 1of 7

Chương 2 Cơ sở lí thuyết

1 Vai trò của nhà quản trị trong tổ chức


Nhà quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc vận hành và phát triển của công ty. Và
có thể nói, đây là những con người quyết định đến sự thành công hay thất bại của một
doanh nghiệp.

*Vai trò quan hệ với con người


Nhà quản trị là người luôn gắn liền với trách nhiệm quản lý con người. Bởi một tổ chức
mạnh, một tổ chức luôn phát triển khi tất cả con người trong tổ chức cùng hướng đến một
mục tiêu chung.
-Vai trò đại diện cho tổ chức:
Với vai trò này, nhà quản trị phải là người đại diện cho tổ chức và đại diện cho những
nhân viên dưới quyền trong tổ chức.
-Vai trò là người lãnh đạo:
Người quản trị là người luôn đi đầu, tiên phong lãnh đạo và chỉ đạo nhân viên của mình,
đôn thúc công việc và quản lý công việc của họ. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách
nhiệm tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn và khích lệ nhân viên
-Vai trò liên kết:
Vai trò này liên quan đến mối quan hệ của nhà quản trị với những cá nhân, đoàn thể bên
ngoài tổ chức.
Đồng thời, nhà quản trị còn là một người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải và đoàn kết
tất cả các thành viên thành một khối thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tập thể.

*Vai trò thông tin


Thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, thông tin là tài sản quý giá của doanh
nghiệp, vì vậy việc quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.
-Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin:
Nhà quản trị có nhiệm vụ thu thập thông tin thông qua việc xem xét, phân tích bối cảnh
xung quanh của tổ chức để nhận biết những tin tức, những hoạt động hay sự kiện có ảnh
hưởng đến hoạt động của tổ chức, đó có thể là những cơ hội tốt hoặc là sự đe dọa đối với
hoạt động của tổ chức.
-Vai trò phổ biến thông tin:
Nhà quản trị có vai trò phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc với các thông tin
cần thiết đối với công việc của họ.
-Vai trò cung cấp thông tin:
Không chỉ có vai trò tiếp nhận thông tin từ bên ngoài vào tổ chức mà nhà quản trị còn
có nhiệm vụ đưa những thông tin cần thiết trong tổ chức mình ra bên ngoài.

*Vai trò quyết định


Một vai trò cuối cùng làm nên chất và uy quyền của một nhà quản trị đó là quyền được
đưa ra quyết định. Họ là người có đủ thẩm quyền và điều kiện để đưa ra những chính
sách, hành động mà các nhân viên cấp dưới phải tuân thủ và làm theo.
-Vai trò doanh nhân:
Đây là vai trò mà trong đó nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của một tổ chức như
việc áp dụng một công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động.
-Vai trò giải quyết xáo trộn:
Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, việc xảy ra những biến cố hay vấn đề
bất ngờ ập đến là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, nhà quản trị sẽ đóng vai trò là người
tìm ra những giải pháp cho những sự cố đó để tổ chức sớm trở lại hoạt động bình thường.
-Vai trò người phân phối tài nguyên:
Họ có vai trò phân phối các nguồn tài nguyên đó sao cho hợp lý để mang lại hiệu quả
cao nhất.
-Vai trò đàm phán:
Cuối cùng thì nhà quản trị còn đóng vai trò là người thương thuyết, đàm phán và thay
mặt cho tổ chức trong quá trình hoạt động.
2 Công việc của các nhà quản trị thực hiện
*Hoạch định
Chức năng này giúp các nhà lãnh đạo xác định được mục tiêu tổ chức cũng như xây
dựng các chiến lược, phương pháp quản trị để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
Chức năng hoạch định với các vai trò chính như:
Đầu tiên, đánh giá thực trạng của tổ chức đồng thời các nguồn lực (nhân lực, ngân sách,
vật lực).
Thứ hai, xác định mục tiêu lâu dài trong việc hoạt động của tổ chức: mức tăng lợi
nhuận, tăng số lượng nhân viên, doanh thu.
Cuối cùng, xây dựng các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu trong từng khoảng
thời gian nhất định.

*Tổ chức
Chức năng tổ chức: Phân công trách nhiệm quyền hạn cho từng đơn vị, cá nhân xác
định lập các phòng ban bộ phận nhằm thực thi công việc phối hợp ngang dọc trong quá
trình hoạt động của tổ chức.
Tạo dựng một môi trường nội bộ trong công ty để hoàn thành mục tiêu.
Xây dựng mô hình quản lý doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức cũng như trao quyền cho các
bộ phận, cá nhân sao cho phù hợp với từng nhiệm vụ của công việc.
Truyền đạt các thông tin, chỉ thị hay mệnh lệnh cần thiết để thực hiện công việc và nhận
thông tin phản hồi.

*Lãnh đạo
Chức năng “lãnh đạo” bao gồm việc hướng dẫn, lãnh đạo mọi người tiến hành các hoạt
động. Bên cạnh đó, chức năng này giúp nhân viên dưới quyền thực hiện công việc một
cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, tránh tình trạng chậm trễ, tồn đọng công việc, động
viên tinh thần làm việc của nhân viên hoàn thành kế hoạch mục tiêu đề ra.
Hơn nữa, chức năng “lãnh đạo” giúp các công việc được phối hợp nhịp nhàng giữa các
bộ phận với nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung.
* Kiểm tra
Chức năng cuối cùng là chức năng “kiểm tra”. Nhằm đảm bảo các công việc được thực
hiện như kế hoạch dự kiến, nhà quản trị cần theo dõi sát sao doanh nghiệp của mình đang
hoạt động như thế nào, thu thập kết quả thực hiện trên thực tế để so sánh với các mục tiêu
đã được đặt ra cũng như tiến hành điều chỉnh nếu có sai lệch.
Ngoài ra, chức năng “kiểm tra ” giúp các hoạt động được thực hiện một cách trơn tru và
ít sai sót hơn. Chức năng này không chỉ được thực hiện ở các quản lý cấp cao, mà đôi khi
các nhân sự cấp dưới cũng nên kiểm tra, đánh giá lại công việc của mình để phòng các
trường hợp sai sót.

Ví dụ như tập đoàn SAMSUNG ở Hàn Quốc. Dù đã trải qua nhiều khó khăn nhưng nó
vẫn tồn tại và phát triển để trở thương hiệu đắt giá xếp hạng 5 toàn cầu. Để xây dựng nên
một đế chế công nghệ mang tầm vóc thế giới này thì hẳn cần đến hoạt động quản trị.
Hoạt động quản trị được nhận định và biết đến ở đây là các hoạch định do chủ tịch tập
đoàn đưa ra , các bản dự kiến công việc cần làm. Ngoài ra còn cần đến tổ chức, điều động
nhân sự. Dĩ nhiên không thể thiếu những người lãnh đạo để kiểm soát thúc đẩy công việc
để hoàn thành các công việc đúng tiến độ.

3 Các kỹ năng của nhà quản trị


+ Kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy trong quản trị hay còn được gọi là Conceptional skills, là khả năng bao
quát doanh nghiệp như 1 tổng thể, nó bao gồm việc thừa nhận các bộ phận khác nhau của
tổ chức có phụ thuộc lẫn nhau như thế nào và những thay đổi trong bộ phận bất kỳ ảnh
hưởng đến những bộ phận khác nhau.
+ Kỹ năng nhân sự
Kỹ năng nhân sự bao gồm cả kiến thức về nhân sự và khả năng thu phục lòng người của
nhà quản trị thông qua những lời động viên trong công việc, khả năng điều phối nhân
sự... Bên cạnh đó, điều quan trọng mà một người đứng đầu cần làm đó là tham gia làm
việc với nhân viên của mình để tạo sự gắn kết và nâng cao hiệu quả công việc.
+ Kỹ năng kỹ thuật
Kỹ năng kỹ thuật là tài năng, là chuyên môn đặc biệt mà các cá nhân sở hữu giúp họ
hoàn thành một nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể dựa trên phương pháp, quy trình cụ thể
của công ty hoặc ngành nghề. Thông qua học tập và làm việc thực tế, mỗi cá nhân sẽ dần
hình thành và phát triển kỹ năng kỹ thuật của mình

Có quan điểm cho rằng: “ Một nhà quản trị giỏi có thể biến rơm thành vàng,
một nhà quản trị thất bại thì làm ngược lại”. Theo bạn quan điểm trên đúng
hay sai? Tại sao?
Theo quan điểm trên thì em cho là đúng. Vì một nhà quản trị giỏi luôn có
tầm nhìn và chiến lượt lâu dài, họ đưa ra những hoạch định chắc chắn và hợp
với thời đại, thị trường và nghiêm túc thực hiện nó. Còn nhà quản trị thất bại
thì ngược lại.

Ví dụ về sự sụp đổ của tập đoàn NOKIA


 Thời khắc Nokia đạt tới đỉnh cao thành công cũng là lúc mầm mống thất bại nhen
nhóm.

Nokia từng được xem là biểu tượng của nền công nghiệp truyền thông di động trước khi
“tự hủy” và bán lại toàn bộ mảng kinh doanh cho Microsoft. Nhiều nhà phân tích cho
rằng, sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Apple, Google, hay Samsung,..chính là nguyên nhân
khiến Nokia sụp đổ

 Không kịp thích ghi với sự thay đổi của thị trường


Mặc dù biết rằng ngày càng có nhiều người dùng có xu hướng sử dụng thiên về phần
mềm hơn là phần cứng, nhưng Nokia vẫn phải loay hoay với cách làm cũ của họ
và không thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

 Không chịu đổi mới


Nokia chỉ tập trung sản xuất hàng các dòng điện thoại cơ bản mà không có quá nhiều
tính đột phá trong sản phẩm. 
 Tự tin một cách thái quá
Các cấp lãnh đạo cao nhất của Nokia nghĩ rằng không có gì có thể làm ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của họ.
 Mâu thuẫn nội bộ
Chỉ trong vòng 5 năm, Nokia đã 2 lần thay đổi CEO. Sự thay đổi thường xuyên này
khiến các nhân viên không kịp thích nghi với các mục tiêu và tầm nhìn chiến lược của
CEO mới. Điều này đã gây ra sự không hài lòng giữa các nhân viên và các bên liên quan
khác. Rất nhiều bên liên quan đã tỏ ra khó chịu và những người trong ban lãnh đạo cao
nhất đã rời bỏ công ty, trong số đó có những cá nhân từng giúp Nokia phát triển rất tốt
trước đó. Alastair Curtis, nhà thiết kế chính của Nokia từ năm 2006 đến năm 2009 cho
biết: 
“Chúng tôi đang dành nhiều thời gian để đấu tranh chính trị hơn là thiết kế. Nhiều bộ phận
của công ty đã không phối hợp nhịp nhàng với nhau, từ đó tạo ra tính cạnh tranh tiêu
cực trong giới lãnh đạo. Tác động của những vấn đề này không trực tiếp nhưng cũng là một
trong những yếu tố khiến Nokia sụp đổ".

Ví dụ về sự phát triển của cty cổ phần Ba Huân bắt đầu từ con số 0


 Từ một gánh trứng đến thương hiệu Ba Huân
Với thương hiệu Ba Huân, doanh nhân Phạm Thị Huân bắt đầu câu chuyện của mình từ gánh
trứng do cha mẹ để lại. Khi bà chỉ mới tròn 16 tuổi.
Vì hoàn cảnh khó khăn, không được học cao hiểu rộng – như cách bà thường tự nói về mình –
nhưng sự nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường của bà là điều không thể phủ nhận. Đó cũng chính
là yếu tố quan trọng đưa doanh nhân Phạm Thị Huân vượt qua mọi khó khăn, thăng trầm, gây dựng
nên Công ty Cổ phần Thực phẩm Ba Huân – cũng chính là thương hiệu Ba Huân ngày nay.

 Bước ngoặt thay đổi cục diện, đánh dấu kỷ nguyên mới của ngành trứng gia cầm
Việt Nam
Chỉ 2 năm sau khi thành lập, năm 2003 đại dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra khiến doanh
nghiệp của doanh nhân Phạm Thị Huân chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, thay vì nhanh
chóng rẽ sang một hướng kinh doanh mới, bà quyết định kề vai chịu khổ chung với người
nông dân.; và là bước ngoặt quan trọng đưa Ba Huân trở thành thương hiệu tiên phong
trong việc đem lại xu hướng tiêu dùng mới, làm thay đổi toàn bộ cục diện của ngành
trứng gia cầm Việt Nam.
 Vươn mình ra thế giới
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Thực phẩm Ba Huân đã hoàn chỉnh chuỗi an toàn
vệ sinh thực phẩm hoàn toàn khép kín từ trang trại đến bàn ăn với 4 nhà máy, 3 trang trại chăn nuôi
và được Chính phủ công nhận là “Sản phẩm thương hiệu quốc gia”.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng và triết lí kinh doanh hướng đến sự bền vững, sản phẩm mang
thương hiệu Ba Huân đã trở nên ngày càng quen thuộc với người tiêu dùng trong nước và nhiều
quốc gia trên thế giới. Không những được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Malaysia,
Singapore,… sản phẩm của Ba Huân còn vượt qua những quy chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt của
Nhật Bản về điều kiện chăn nuôi và bảo quản trứng; trở thành đối tác của tập đoàn ISE Nhật Bản
cung ứng dòng sản phẩm trứng gà tươi ăn liền tại các chuỗi nhà hàng lớn của Nhật Bản.

You might also like