You are on page 1of 3

THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ 1 QTSTĐ:

1. Những đối tượng cần tham gia vào việc dự báo nhu cầu cho sự thay đổi?
- Người quản lý điều hành, các nhà quản trị sự thay đổi cần phải xác định được
các vấn đề liên quan đến quản trị yếu tố con người cơ bản trong tất cả các giai
đoạn thực hiện tiến trình thay đổi của tổ chức. Trong vai trò là người quản lý,
cần tiếp cận với nhiều tính cách khác nhau bằng cách: Lập ra một danh sách
cụ thể thành phần tham gia (tiêu cực lẫn tích cực); Xác định vai trò của những
người tiêu cực;  Tối ưu hóa người tích cực.
- Trung vệ được xem là chất xúc tác làm cho sự thay đổi diễn ra, họ chính là
người đem lại nghị lực, sức bền bỉ, không ngừng nghỉ cho quá trình thực thi
chương trình thay đổi tổ chức. Trong vai trò là người tạo động lực, khuyến
khích các cá nhân khác trong tổ chức thực hiện thay đổi, trung vệ có thể đóng
một trong các vai diễn như sau:
 Người biện chứng: là những người dùng lý lẽ thích đáng, bằng chứng
thuyết phục, lập luận chặt chẽ để đẩy mạnh những ý tưởng, sự quan
tâm của bản thân đến những người xung quanh.
 Người gây hấn: là những người biết lợi dụng xúc cảm và dùng thuật
luận chiến, khiêu khích những người khác, thách thức họ hành động.
Sử dụng vai diễn này có thể tạo rủi ro cho tổ chức nhưng lại là cách
thức có tác động rất mạnh mẽ đến con người trong tổ chức, làm cho họ
bừng tỉnh nhận diện vấn đề một cách nhanh chóng.
 Người trung gian: làm chức năng truyền đạt, trao đổi thông tin cho các
đồng nghiệp. Họ được mọi người trong tổ chức nể trọng và được xem
như là người phiên dịch, truyền tải các ý tưởng, quan niệm, người vận
động bỏ phiếu cho các sáng kiến, quan điểm. Họ có vị trí chiến lược,
then chốt trong hệ thống mạng truyền dẫn thông tin của tổ chức; vị trí
này sẽ giúp họ khởi điểm và dẫn truyền, trao đổi những mối quan tâm
với mọi người trong hệ thống.

2. Những nhân tố cần quan tâm tạo nên nhu cầu cho sự thay đổi?

- Xã hội: Xã hội luôn biến động và thay đổi , đồng thời xu hướng chung của xã
hội đều có ảnh hưởng đến các tổ chức cũng như con người, ví dụ: có sự thay
đổi Nhờ việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh nên Fujifilm đã gặt hái được
những thành quả quan trọng khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

- Kinh tế: lĩnh vực kinh tết khó dự báo trước luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi oro
cao, Tổ chức luôn có sự chuẩn bị, kịch bản ứng phó đối với các tình huống để
có thể kịp thời thích ứng với các sự thay đổi bất thường
- Đối thủ cạnh tranh: Những động thái từ đối thủ cạnh tranh như thêm sản phẩm
mới, hạ gía sản phẩm, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ,… là những nguyên nhân
buộc nhà quản lý phải nghĩ đến việc thay đổi tổ chức của mình. Kodak đối thủ
trước đây của Fujifilm chậm chạp trong hoạt động kinh doanh, ít thay đổi nên
không vượt qua khủng hoảng .Điều này cho thấy sự thay đổi quan trọng như
thế nào khi thế giới luôn thay đổi . Trường hợp Nokia ông lớn sản xuất điện
thoại di động của thế giới 1 thời , vì bảo thủ, cố chấp từ quản lý không chịu
thay đổi đã bị các đối thủ khác Apple, Samsung vượt qua và cái tên Nokia dần
bị lãng quên ở hiện tại không thể lấy lại sự thống trị của mình trong quá khứ,

- Công nghệ: sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực khoa học công nghệ luôn luôn là
một thách thức cho toàn xã hội, con người và các Quốc gia trên thế giới. Do đó để
có thể kịp chạy theo sự hiện đại hoá , tránh bị lỗi thời các Doanh nghiệp phải kịp
thời cập nhật, thích nghi và thay đổi để có thể tồn tại lâu dài. Công ty sản xuất
máy ảnh nhưng nhờ có công nghệ công ty kết hợp vào y học, vắc xin “Công nghệ
y tế của Fujifilm được sử dụng để tạo ra kháng nguyên cho vắc xin phòng Covid-
19 có tên Novavax, mặc dù nó vẫn chưa được phê duyệt ở Nhật Bản. Ngoài ra
Fujifilm cũng chuyên về công nghệ nano được sử dụng trong vắc xin mRNA,
chẳng hạn như công nghệ của Pfizer và Moderna”.

3. Những nhân tố hoặc câu hỏi cần trả lời khi thực hiện dự báo nhu cầu cho sự thay đổi?

- Mục đích của thay đổi?

- Nội dung thay đổi là gì?

- Tại sao lại phải thay đổi?

- Khi nào cần thay đổi?

- Vấn đề tổ chức đang gặp phải là gì?

- Bộ phận/cá nhân nào cần thay đổi?

- Những hạn chế của sự thay đổi?

4. Những khả năng làm thất bại quá trình xác định nhu cầu cho sự thay đổi?
- Không có sản phẩm mang tính cạnh tranh: Đối với một sản phẩm mới, doanh nghiệp phải
hết sức cẩn trọng trong việc đầu tư lớn bởi không biết chắc chắn có hoàn toàn thành
công hay không.
- Chi tiêu cá nhân của chủ doanh nghiệp quá lớn: Nhà doanh nghiệp sẽ không bao giờ phá
sản khi chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thấp hơn khoản lợi nhuận làm ra.
- Sử dụng quá nhiều nhân viên: Doanh nghiệp chỉ tuyển nhận một số lượng nhân viên vừa
với khả năng để quản lí và điều hành họ làm việc tối đa và hiệu quả.
- Doanh nghiệp bị "xù" nợ:  Hợp đồng tốt nhất của doanh nghiệp chính là hợp đồng kinh
doanh mà doanh nghiệp không mạo hiểm và dám từ chối thực hiện.
- Doanh nghiệp vay nợ quá nhiều: Người giàu không phải là người được sử dụng nhiều
tiền vay nợ mà là người có nhiều tiền sở hữu.
- Doanh nghiệp quá chú ý đến tiện nghi: Một doanh nghiệp có thể thành công bắt đầu từ
một nhà để xe, và có thể sẽ thất bại từ một lâu đài.
- Quá xem nhẹ những thua lỗ ban đầu: Lợi nhuận không phải là tất cả, nhưng nhà doanh
nghiệp không được chủ quan, phải quan tâm đến lợi nhuận ngay từ thời kỳ đầu
- Chỉ nghĩ đến doanh số: Hãy đồng ý trước các đề nghị táo bạo thì sẽ có doanh số lớn.
Nhưng thỉnh thoảng biết từ chối trước một hợp đồng lớn mới là người làm ra nhiều lợi
nhuận
- Không lập quỹ dự phòng tài chính: Hãy tiết kiệm và dự trữ tài chính khi doanh nghiệp có
thể làm được để tự cứu mình khi gặp khó khăn.
- Quá tin vào người khác: Doanh nghiệp phải luôn cẩn trọng và phải ý thức rằng tự mình
chịu trách nhiệm trước hết về một quyết định kinh doanh.
- Năng lực quản trị yếu kém, tư duy bảo thủ, không có tầm nhìn chiến lược,  không sẵn
sàng cho sự thay đổi. Tổ chức và các cá nhân trong doanh nghiệp không có đủ lòng tin.
- Tuyên bố chiến thắng quá sớm : Sau vài năm làm việc chăm chỉ có sự cải thiện năng suất
bước đầu . Mặc dù  là tốt, việc tuyên bố chiến thắng có thể trở thành thảm họa. Quá trình
thay đổi có thể mất từ năm đến mười năm, và phương thức mới vẫn rất mong manh và dễ
thất bại cho đến khi sự thay đổi ăn sâu vào văn hóa công ty .

You might also like