You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

UNIVERSITY OF ECONOMICS HO CHI MINH CITY

TIỂU LUẬN
Đề tài: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi của các doanh nghiệp Việt Nam (
doanh nghiệp đóng trên lãnh thổ Việt Nam)
Đề tài bao gồm ba phần:
1: Cơ sở lý luận: (2 điểm)
2: Thực trạng thay đổi của doanh nghiệp việt nam. (4 điểm)
3: Các giải pháp thúc đẩy sự thay đổi của các doanh nghiệp Việt Nam. (4 điểm)

Giảng viên môn học: Bùi Dương Lâm


Môn học:Quản trị học
Sinh viên: Lý Thị Chi
Lớp :Cl002
MSSV: 31201020961
Lời mở đầu
Hiện nay, trong quá trình phát triển ngày càng cao của loài người dẫn đến các
mặt hàng mỗi ngày đều thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của người
sử dụng. Trong kinh doanh cũng vậy các chiến thuật kinh doanh ngày càng
phải làm mới hơn để phù hợp với xu thế thị trường đồng thời để có thể
cạnh tranh với các công ty mới phát triển. Qua trình đổi mới này diễn ra
theo một quy trình nhất định không thể thực hiện một cách không có kế
hoạch hay quy trình cụ thể. Như vậy, nếu không có kế hoạch định sẵn mà
làm chỉ làm theo quán tính nó sẽ làm cho công ty của mình dễ rơi vào khó
khan đồng thời dẫn đến thua thiệt đối với các công ty cạnh tranh.
Thời đại 4.0 nên viêc đổi mới luôn luôn cần thiết cho mọi Doanh nghiệp , hay bất
cứ ai đầu cần thực hiện việc đổi mới bản thân cũng như thay đổi nó một
cách hoàn thiện và trở nên mới mẻ hơn từng ngày. Đặc biệt trong thời kì
đại dịch Covid hiện nay, sau một thời gian dài đóng cửa hoạt động thì việc
thay đổi đưa ra phương án mới là vô cùng quan trọng trong việc sắp hoạt
động lại công ty trong tương lai. Các nhà quản trị của công ty phải đưa ra
các phương án hợp lí nhằm đưa công ty của mình trở lại hoạt động bình
thường và đuổi kịp các doanh nghiệp khác.
Covid có thể là khó khăn nhưng nó cũng là cơ hội cho Doanh nghiệp nào biết nắm
bắt được và biết tận dụng toàn bộ thời gian dừng hoạt động để lên một
bản kế hoạch tốt nhất hoàn thiện những khó khăn của công ty lúc hoạt
động.
PHẦN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Khái niêm doanh nghiệp ?
- Doanh nghiệp : Là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản . có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luận nhằm mục đích thực hiên các
hoat động kinh doanh.
- Thứ nhất: Doanh nghiệp có tính hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây thể hiện thông
qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan có
thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập. Khi nhận được
sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản
riêng của mình.
- Thứ hai: Doanh nghiệp khi hoạt động đều có hoạt động kinh doanh phần lớn đều
hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thường xuyên, lâu dài.
Ví dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích sinh lời tạo lợi
nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ
người tiêu dùng.
- Cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua
cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng. Đồng thời doanh nghiệp
thành lập luôn có trụ sở giao dịch, đăng ký theo quy định và có tài sản riêng để
quản lý kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.
 Sự thay đổi còn được hiểu là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại
của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài, thay đổi là thuộc
tính chung của tất cả các sự vật, hiện tượng. Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về
số lượng, chất lượng và cơ cấu.
 Sự đổi mới: có tính đột phá đang trở thành một mục tiêu cho những công ty mong
muốn duy trì lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu. Sự đổi mới có tính đột phá yêu cầu
đề cập đến những đổi mới về sản phẩm dịch vụ, hay quy trình công nghệ mà
những đổi mới đó sẽ tạo nên một sự thay đổi tận gốc về những quy luật điều khiển
cuộc chơi cho nhà sản xuất và người tiêu dung trong ngành.
 Quá trình đổi mới và thay đổi diễn ra trong:
-Quá trình sản xuất sản phẩm
-Quá trình tạo mẫu cho sản phẩm
-Hình thức marketing phù hợp hơn từng ngày
-Luôn xác định đối tượng tiêu thụ
-Thay đổi trong quá trình kinh doanh: chiến lược thị trường, người cung cấp sản
phẩm , giá cả,…
PHẦN 2.THỰC TRẠNG THAY ĐỔI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
1.Những điều đang thay đổi: Sản phẩm và công nghệ mới
- Thay đổi sản phẩm :là sự thay đổi trong đầu ra sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Đổi mới về sản phẩm và dịch vụ là cách thức chủ yếu mà một tổ chức tiến hành điều
chỉnh bản thân mình thích ứng với những sự thay đổi trong thị trường, công nghệ và
cạnh tranh.
- Sự thay đổi về công nghệ/; là sự thay đổi trong quy trình sản xuất cuả tổ chức – là
cách thức tổ chức thực hiện công việc. Sự thay đổi của tổ chức được thiết kế để làm
cho việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ trở nên có hiệu suất hơn.
 Ba chiến lược đổi mới cơ bản:
+ Chiến lược khám phá: lien quan đến việc thiết kế tổ chức theo hướng khuyến khích
sự sáng tạo và khởi xướng các ý tưởng mới.
+ Chiến lược hợp tác: đề cập đến môi trường và các hệ thống sang tạo để hỗ trợ hoạt
động phối hợp cả bên trong và bên ngoài, và chia sẽ kiến thức
+ Cuối cùng tác nhân đổi mới: bao hàm việc các nhà quản trị đưa vào sử dụng các quy
trình và cấu trúc để đảm bảo rằng các ý tưởng mới sẽ được đưa ra xem xét, chấp nhận
và triển khai.
2. Thay đổi con người và văn hóa
- Thay đổi về con người: liên quan đến một số ít người, chẳng hạn việc đưa một nhóm
nhà quản trị cấp trung đi đào tạo theo một chương trình nào đó để nâng cao kỹ năng lãnh
đạo của họ.
- Thay đổi trong văn hóa: gắn liền với toàn thể tổ chức. Sự thay đổi văn hóa theo quy mô
rộng lớn là một điều không dễ dàng.
Hai phương thức hữu hiệu nhất có thể đươc dung làm thong suốt quy trình thay đổi văn
hóa đó là tiến hành các chương trình đào tạo và phát triển đồng thời thực hiện phát triển
tổ chức.
 Đào tạo và phát triển
 Phát triển tổ chức: + Sát nhập và mua lại công ty; các kết quả chính đáng thất
vọng của nhiều công ty sau khi thực hiện sát nhập và mua lại công ty thường do sự
thất bại của các nhà quản trị cao cấp trong việc xác định các kiểu quản trị và văn
hóa của hai đơn vị có tương thích với nhau hay không.
+ Suy thoái và tái tạo lại sức sống mới cho tổ chức: các tổ chức đang trong
quá trình suy thoái và được tái tạo sức sống mới thường trải nghiệm hàng loạt vấn đề
khác nhau, bao bồm long tin bị sút giảm, thiếu đổi mới, tỷ lệ nhân viên nghỉ cao,…
+ Quản trị xung đột: Xung đột có thể xuất hiện bất kì lúc nào và tồn tại bên
trong những tổ chức đầy sức sống.
 Các hoạt động phát triển của tổ chức bao gồm:
- Hoạt động xây dựng đội
- Hoạt dộng phản hồi thong tin từ nghiên cứu điều tra
- Can thiệp vào nhóm có quy mô lớn
 Các bước phát triển của tổ chức
- Làm tan băng: Làm cho mọi người trong toàn thể tổ chức nhận thức được các vấn
đè và nhu cầu thay đổi.
- Tạo sự thay đổi: xuất hiện khi các cá nhân thực nghiệm các hành vi mới và học tập
được các kỹ năng mới cần sử dụng tại nơi làm việc.
- Tái đóng băng: xảy ra khi cá nhân đã có được những thái độ và giá trị mới và họ
được khen thưởng bởi những điều đó.
3. Thực hiện sự thay đổi
- Thực hiện sự thay đổi là bước cuối cùng trong qua trình tạo sự thay đổi. Để quản
trị quá trình thực hiện sự thay đổi đó có hiệu quả, các nhà quản trị cần nhận thức
những lý do khiến người nhân viên kháng cự với sự thay đổi và sử dụng những kỹ
thuật giúp người nhân viên gia tăng sự hợp tác.
- Nhu cầu thay đổi- Nhu cầu cho sự thay đổi chính là kết quả mong đợi và kết quả
thực tế. Nhiều người không sẵn lòng thay đổi trừ khi họ cảm nhận đ ược những
vướng mắc hay khủng hoảng.
- Kháng cự với sự thay đổi: Con người phản kháng lại sự thay đổi do nhiều nguyên
nhân, và việc thấu hiểu chúng có thể giúp cho các nhà quản trị thực hiện thay đổi
có hiệu quả hơn . Những lý do xuất hiện việc kháng cự với sự thay đổi bao gồm :
Lợi ích cá nhân ; sự thiếu hiểu biết và niềm tin , sự không chắc chắn ; các cách
thức đánh giá và mục tiêu khác nhau
- Phân tích nguồn tạo ra tác lực - Sự thay đổi là kết quả của sự tương tác giữa lực
thúc đẩy và lực cản trở . Các lực thúc đẩy có thể được xem như là các cơ hội và
vướng mắc tạo nên động lực cho sự thay đổi trong phạm vị tổ chức . Các lực cản
trở là những rào cản hiển nhiên đối với sự thay đổi , chẳng hạn như việc thiếu
nguồn lực , kháng cự từ các nhà quản trị cấp trung , hay kỹ năng không phù hợp
của người nhân viên . Khi một sự thay đổi được giới thiệu , các nhà quản trị cần
phân tích các tác lực dẫn đến thay đổi ( các vướng mắc và cơ hội ) và các tác lực
dẫn đến kháng cự với sự thay đổi ( rào cản với sự thay đổi ) . Bằng cách loại bỏ có
chọn lọc cẩn thận các tác lực gây cản trở cho sự thay đổi , các tác lực thúc đẩy sẽ
ngày càng mạnh hơn đến mức đủ sức thực hiện sự thay đổi .
- Các chiến thuật tạo sự thay đổi - hoạt độ động triển khai sự thay đổi chính là việc
thực hiện một số chiến thuật cụ thể nhằm vượt qua các kháng cự . Năm loại chiến
thuật được thực hiện sau đây :
- Truyền thông và giáo dục - Truyền thông và giáo dục được sử dụng khi những
thông tin vững chắc để tạo cơ sở cho sự thay đổi cần thiết ôn cho cả người thực
hiện và người phản kháng sự thay đổi .
- Tham gia - Tham gia bao hàm việc lôi kéo người thực hiện và những kể sự thay
đổi . Cách tiếp cận này mất rất nhiều thời gian nhưng thành người có tiềm năng
chống đối sự thay đổi cùng tham gia vào việc thiết quả của nó rất xứng đáng so
với sự hao phí này vì nó cho phép những người thực hiện sự thay đổi thấu hiểu và
tận tâm với sự thay đổi .
- Thương lượng hay đàm phán - Thương lượng là một cách thức có tính chính thức
hơn để đạt được sự hợp tác . Thương lượng sử dụng cách thức mặc cả chính thức
để đạt được sự chấp nhận và chuẩn y cho những thay đổi mong đợi.
- Ép buộc - Ép buộc thể hiện việc các nhà quản trị dùng quyền lực chính thức để bắt
buộc người nhân viên thay đổi . Những người kháng cự sẽ bằng cách cắt khen
thưởng hoặc thậm chí chỉ có hai lựa chọn : phải thực hiện sự thay đổi hoặc sẽ bị
trừng phạt sa thải .
- Sự ủng hộ của các nhà quản trị cấp cao - Sự ủng hộ rõ ràng của các nhà quản trị
cao cấp sẽ giúp mọi người vượt qua được những kháng cự sự đổi mới , là một dâu
hiệu giúp cho mọi nhân viên trong công ty nhận thức được sự đổi mới là rất quan
trọng đối với tổ chức . Không có sự ủng hộ của các nhà quản trị cấp cao , các thay
đổi có thể bị sa lầy do sự tranh cãi bất tận giữa các bộ phận hay từ những mệnh
lệnh trái nhau của các nhà quản trị ở cấp thấp hơn .

PHẦN 3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
- Các doanh nghiệp sản xuất tăng cường triển khai các giải pháp tiết kiệm năng
lượng.
Ví dụ: Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hiện chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ
năng lượng toàn quốc, với tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30 - 35%. Hiện nay,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp cận với các công cụ cải tiến năng suất như
TPM, 5S, Kaizen… Đây không chỉ đơn thuần là công cụ để tạo dựng môi trường làm
việc hiệu quả, mà còn góp phần vào việc phát triển con người, giúp mỗi người lao
động từng bước nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm hơn với công việc, nâng cao ý
thức tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Áp dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa sản xuất và sử dụng các nguồn
năng lượng thay thế.
Ví dụ: Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng
trưởng xanh - “Tiềm năng trong việc tiết kiệm điện trong khối DN sản xuất còn rất
lớn. Sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện hiệu suất cao có thể tiết kiệm từ 20-40% lượng
điện tiêu thụ tùy quy mô và công nghệ. Đặc biệt với khối công sở, cơ sở sản xuất thì
lượng điện tiết kiệm này là không hề nhỏ.”)
- Áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lí năng lượng
Ví dụ: Vinamilk là một trong những doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả nhờ
áp dụng ISO 5000. Kiểm soát năng lượng chuẩn ISO 50001, Kiểm soát môi trường
chuẩn ISO 14001. Tại các nhà máy hiện đại của Vinamilk, năng lượng xanh và năng
lượng tái tạo là nguồn năng lượng chính trong hoạt động sản xuất. Nhiên liệu Biomass
từ vỏ trấu, xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ được chuyển thành năng lượng lò hơi phục vụ
cho sản xuất - thân thiện với môi trường. Năng lượng Biomass chiếm 35% năng
lượng sử dụng và tăng dần qua các năm (Vinamilk có 9 nhà máy đang sử dụng năng
lượng từ Biomass).
- Các biện pháp thay đổi của doanh nghiệp sau khi hoạt động trở lại trong dịch
covid:
 Xây dựng lịch trình làm việc tại chỗ theo tuần và theo ngày dựa vào dự báo công
việc, luật hiện hành và lịch thay đổi
 Thiết lập giờ làm việc từng địa điểm (ví dụ: đối với nhà máy sản xuất, cửa hàng,
trung tâm liên lạc)
 Xác định các vai trò công việc: cần quay trở lại văn phòng ngay, hay tạm nghỉ
hoặc tiếp tục làm việc từ xa
 Thiết lập lịch trình quay trở lại làm việc ở cấp độ nhân viên theo từng khu vực,
bao gồm lựa chọn nhân viên nếu số người quay lại vượt mức đăng ký
 Xem xét an ninh mạng như một điều thiết yếu cho làm việc từ xa và việc ưu tiên
các hoạt động kinh doanh có thể dễ dàng tạo ra rủi ro an ninh mạng
 Thành lập đội quản lý sự cố, công cụ và quy trình hỗ trợ
- Quản lý việc áp dụng các thay đổi và tình trạng của nhân viên
 Xây dựng chiến lược quản lý thay đổi để thúc đẩy nhận thức, hiểu biết, cam kết và
cùng thực hiện
 Phát triển kế hoạch trao đổi, liên lạc và tiếp cận với nhân viên làm việc tại văn
phòng và làm việc từ xa
 Thiết kế và thực hiện đào tạo về quy trình, chính sách mới và các quy trình vận
hành
 Hiểu rõ sức mạnh văn hóa công ty và tận dụng chúng như một nguồn năng lượng.
Chuẩn bị để dẫn dắt doanh nghiệp với sự đồng cảm và giải quyết các vấn đề phát
sinh
 Hiểu nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên về phương thức làm việc

- Thiết kế nơi làm việc cho phép giữ khoảng cách an toàn
 Đưa ra quy định để tránh tập trung đông đúc trong không gian làm việc, ví dụ: lực
lượng lao động nồng cốt, ca / nhóm làm việc so le, luân phiên
 Tu sửa cơ sở hạ tầng văn phòng (ví dụ: trang bị thêm bàn làm việc với tấm chắn
mica để hạn chế tiếp xúc gần giữa các nhân viên)
 Thiết kế lại không gian làm việc cá nhân để tạo khoảng cách giữa các nhân viên
 Thiết kế lại / đóng các không gian làm việc chung để tạo giãn cách
 Đầu tư vào các công cụ / cơ sở hạ tầng để hỗ trợ làm việc từ xa một cách an toàn
(ví dụ: phần mềm làm việc trực tuyến, băng thông mạng, máy tính xách tay, truy
cập Wifi / VPN, quản lý truy cập và nhận dạng, dữ liệu đảm bảo, phát hiện và ứng
phó với mối nguy)
KẾT LUẬN
- Thông qua việc giải thích và chứng minh bằng các ví dụ ta thấy được hiện nay
việc thay đổi các chiến lược kinh doanh cũng như việc quản trị của các Doanh
nghiệp hiện nay là vô cùng quan trọng. Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào dù nhỏ lẻ hay lớn vương tầm quốc tế
đều phải luôn luôn thay đổi chiến thuật. Ngoài ra, không chỉ nên chú trọng vào mô
hình sản xuất mà bỏ quên đi sự thay đổi trong bộ máy nhân viên công ty, nó đóng
vai trò quan trọng không kém gì bộ máy sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


https://luathoangphi.vn/doanh-nghiep-la-gi/
https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/doanh-
nghiep-can-day-manh-cac-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong-trong-san-xuat.html
https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/rtw-
considerations.html
https://gvlawyers.com.vn/kinh-doanh-la-gi-vi-sao-ban-can-phai-hieu-ro-ve-kinh-
doanh/?lang=vi
http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-nang-luc-doi-moi-sang-tao-cua-
doanh-nghiep-viet-nam-trong-thoi-dai-cong-nghiep-40-81639.htm

You might also like