You are on page 1of 15

Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

1.1 Tổng quan về khởi nghiệp

1.1.1 Khái niệm khởi nghiệp

Khởi nghiệp là từ dùng để chỉ việc ấp ủ, lên ý tưởng cho một công việc kinh doanh riêng và
từng bước thực hiện nó. Nói đến khởi nghiệp, người ta thường nghĩ đến việc ai đó sẽ thành
lập một doanh nghiệp riêng của họ – ở đó họ là người sáng lập, người đứng đầu và quản lý
mọi công việc lớn nhỏ hoặc đồng sáng lập.
Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là việc ai đó cung cấp cho thị trường những sản phẩm/dịch vụ
mới chưa từng xuất hiện hoặc kinh doanh những sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhưng
được “biến tấu” theo cách riêng của người đó.
Câu hỏi: Lấy ví dụ về khởi nghiệp
Sự khác biệt của “khởi nghiệp” và “startup”
Khởi nghiệp là việc bắt đầu một con đường nghề nghiệp mới và thường theo hướng thành lập
1 doanh nghiệp của riêng mình.
Startup dùng để chỉ một nhóm người hoặc một doanh nghiệp mới thành lập và chưa thể chắc
chắn về % thành công của mình. Chỉ nghe qua cụm từ “startup” là phần lớn mọi người đều
hiểu ngay 2 điều: “mới” và “độ thành công không cao”.
Nói tóm lại, “khởi nghiệp” là 1 động từ, chỉ việc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng
mình. Còn “startup” là danh từ chỉ 1 nhóm người hoặc doanh nghiệp còn mới mẻ và chưa thể
dám chắc về độ thành công của chính mình.
1.1.2 Đặc điểm của khởi nghiệp
Mọi dự án khởi nghiệp đều có 2 đặc điểm chung:
- Tính đột phá: Mọi dự án khởi nghiệp thường tạo ra những điều chưa từng có trên thị
trường hoặc những thứ thị trường đã có nhưng tốt hơn, thậm chí là vượt bậc. Đó có thể là một
mô hình kinh doanh mới, một phân khúc sản xuất mới hay một công nghệ chưa từng thấy trên
thế giới.
- Tăng trƣởng: Mọi công ty khởi nghiệp (hay Startup) đều không đặt mục tiêu, giới
hạn sự tăng trưởng cho mình. Họ thường hoạt động với khát vọng đạt được sự phát triển tốt
nhất có thể.
1.1.3 Các loại hình khởi nghiệp
Hiện nay có 6 cách tổ chức khởi nghiệp riêng biệt. Đó là:
Khởi nghiệp kinh doanh cá thể : Sống là để hưởng thụ
Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ: Lao động để nuôi sống gia đình
Khởi nghiệp có khả năng tăng trƣởng: Tham vọng ông lớn.
Khởi nghiệp hƣớng chuyển nhƣợng: Từ túi này sang túi khác
Khởi nghiệp trong công ty lớn: Đổi mới hoặc biến mất
Khởi nghiệp hƣớng xã hội: Tạo nên sự khác biệt
Mỗi cá nhân người đứng ra tổ chức doanh nghiệp của mình đều được gọi là các “doanh nhân”,

Onthisinhvien.com 1
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

tuy nhiên giữa mỗi nhóm ngành và hệ sinh thái hỗ trợ nó đều có các đặc điểm riêng cùng
những sự khác biệt then chốt cần được nắm vững.

1.1.4 Hệ sinh thái khởi nghiệp


Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup ecosystem): bao gồm các cá nhân, nhóm
cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
phát triển.
Một hệ sinh thái khởi nghiệp gồm có các cấu phần:
(1) Các startup
(2) Các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư…cung cấp vốn cho startup
(3) Nhà nước ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiến tạo hệ sinh
thái khởi nghiệp
(4) Các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ startup (Incubator, Accelerators, Coworking
Space)
(5) Các sự kiện và truyền thông về startup
Hệ sinh thái khời nghiệp gồm:
Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp (Startup Coach/Mentor):
● Là những cá nhân/nhóm có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo
● Đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, định hướng, dẫn dắt, tư vấn các Doanh
nghiệp khởi nghiệp ĐMST trong công tác thành lập, phát triển và điều hành.
Giảng viên khởi nghiệp (Trainers/Educators):
● Là những cá nhân/nhóm có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo
● Họ trực tiếp làm nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn, cung cấp kiến thức, kĩ năng, công cụ
cần thiết cho các đối tượng khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Nhà đầu tƣ thiên thần (Angel investor):
● Là các nhà đầu tư cá nhân
● Cung cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp dưới dạng khoản vay có thể
chuyển đổi thành cổ phần (convertible debt) hoặc mua cổ phần (ownership equity) của doanh
nghiệp
Cơ sở ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ (Business Incubator):
● Là các tổ chức có chức năng hỗ trợ cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp để họ đi từ
bước có ý tưởng ĐMST đến hoàn thiện công nghệ hoặc một mục đích nhất định của cá nhân,
nhóm cá nhân, doanh nghiệp đó

1.2 Đổi mới sáng tạo


1.2.1 Khái niệm đổi mới sáng tạo

Onthisinhvien.com 2
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật,
công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
(Luật Khoa học và Công nghệ)
Phân loại đổi mới sáng tạo:
Đổi mới sáng tạo đột phá
Đổi mới sáng tạo gia tăng

Là những đổi mới đề cập đến một công


Là đổi mới liên quan đến việc thực hiện
nghệ có ứng dụng ảnh hưởng đáng kể đến cách
các cải tiến nhất quán đối với sản phẩm hoặc
thức hoạt động của thị trường hoặc ngành kinh
dịch vụ hiện có theo thời gian, như giảm chi
doanh.
phí, bổ sung các tính năng mới, triển khai các
Đổi mới sáng tạo đột phá tạo ra thị trường
cách để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ dễ
mới, giúp triển khai các mô hình kinh doanh để
tiếp cận hơn với KH.
đạt được các giá trị mới.

Mục tiêu đổi mới sáng tạo


Các mục tiêu đổi mới sáng tạo được đặt ra bởi tổ chức, doanh nghiệp, phù hợp với tầm nhìn
và chính sách đổi mới sáng tạo, để đạt được các kết quả cụ thể. Các mục tiêu đổi mới sáng tạo
phải phù hợp với các mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp, phù hợp với tầm nhìn đổi
mới sáng tạo và chính sách đổi mới sáng tạo; cung cấp đầu vào cho các chiến lược đổi mới
sáng tạo.
Phạm vi của đổi mới sáng tạo
Theo OECD (2005), có 4 loại hình đổi mới sáng tạo:
Đổi mới sáng tạo sản phẩm: là việc tạo và đưa ra những sản phẩm mới (công nghệ mới
hoặc công nghệ cải tiến) khác biệt với các sản phẩm hiện có.
Đổi mới quy trình sản xuất: Đổi mới quy trình bao gồm những thay đổi căn bản trong cách
thức sản xuất, máy móc thiết bị hoặc phần mềm.
Đổi mới marketing (tiếp thị): Đổi mới sáng tạo thị trường bao hàm cả phát triển các cơ hội
thị trường mới, định vị đổi mới sáng tạo (bao gồm cả những thay đổi về bối cảnh đưa sản
phẩm ra thị trường), và thực thi các chiến lược marketing mới hoặc cải tiến.
Đổi mới tổ chức: Đổi mới sáng tạo tổ chức bao gồm cả những thay đổi trong thiết kế sản
xuất và trách nhiệm về đổi mới sáng tạo trong cơ cấu quản lý, quản trị công ty, hệ thống tài
chính, hoặc hệ thống lương thưởng của người lao động.
1.2.2 Các mô hình đổi mới sáng tạo
- Mô hình tìm kiếm ý tƣởng từ đám đông (crowdsourcing)
- Mô hình vƣờn ƣơm/tăng tốc khởi nghiệp (incubator, accelerator): Mô hình này
giúp kết nối và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ đồng thời cũng nhằm
mục đích tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp mới, đột phá từ các startup.
- Mô hình Đối tác chiến lƣợc (Strategic partnership)
- Mô hình Quỹ đầu tƣ mạo hiểm (Corporate Venture Capital): Đây là mô hình mở
nhất và bao trùm toàn bộ các hoạt động của quá trình phát triển công nghệ từ nghiên cứu tìm
kiếm, thăm dò cho đến thương mại hóa công nghệ. Trong mô hình này, các tập đoàn thành lập
Onthisinhvien.com 3
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

các Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động độc lập để đầu tư vào các công ty công nghệ có các giải
pháp phù hợp với chiến lược phát triển của mình, đồng thời hỗ trợ sự tăng trưởng của các
công ty công nghệ này để có thể thu được lợi nhuận trong dài hạn.
Câu hỏi: Lấy 1 ví dụ về doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. Đó là loại ĐMST nào?

Onthisinhvien.com 4
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

CHƢƠNG 2: DOANH NHÂN VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

2.1 Doanh nhân


2.1.1 Khái niệm doanh nhân
Doanh nhân – là những người (chủ doanh nghiệp) tìm cách tạo ra giá trị thông qua việc tạo ra
hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách xác định và khai thác các sản phẩm, quy trình
hoặc thị trường mới. (OECD 2009a)
Phân biệt các khái niệm có liên quan theo mô hình sau:

Các doanh nhân tham gia vào một quá trình khám phá kinh doanh trong đó quá trình này cần
sử dụng những kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh và đòi hỏi năng lực sáng tạo.
Các doanh nhân có kỹ năng chuyên môn và kiến thức để sử dụng và khai thác các nguồn lực
hợp lý mang lại lợi ích thương mại.
Có thể thấy rằng các nhà phát minh, những người kỹ thuật viên hoặc nhà khoa học lành nghề,
sở hữu mức độ sáng tạo và năng lực sáng tạo cao, nhưng họ thiếu kỹ năng quản lý và sự nhạy
bén trong kinh doanh để thương mại hóa ý tưởng của họ.
Ngược lại, quản trị viên quản lý được sở hữu năng lực quản lý nhưng thường thiếu sự sáng tạo
và sáng tạo để theo đuổi kinh doanh.
Cuối cùng, 'người quảng bá' là cá nhân thiếu cả kỹ thuật hoặc kỹ năng sáng tạo cũng như năng
lực quản lý. Tuy nhiên, họ thường quảng bá các sáng kiến kinh doanh mà không có bất kỳ khả
năng thực sự nào để thực hiện lời hứa của họ.
2.1.2 Vai trò của doanh nhân
Các doanh nhân được xác định là đóng ít nhất năm vai trò quan trọng trong một nền kinh tế:
1. Tái cấu trúc thị trƣờng - Disruptor. Các doanh nhân tìm kiếm cơ hội để phá vỡ sự
cân bằng thị trường thông qua việc giới thiệu các sản phẩm, quy trình và kỹ thuật tiếp thị mới.
Họ là một tác nhân quan trọng của sự đổi mới và một 'kẻ hủy diệt sáng tạo' (Schumpeter
1934).
2. Khai thác cơ hội - Opportunity identification. Các doanh nhân có sự tỉnh táo, để
phát hiện các cơ hội thương mại và sau đó chấp nhận thách thức mang lại ra thị trường,
Kirzner (1997).
3. Chấp nhận rủi ro - Risk taker. Các doanh nhân sẵn sàng khởi động các dự án mới và
Onthisinhvien.com 5
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

tham gia vào việc thương mại hóa các sản phẩm của hoạt động đổi mới có chứa đựng rủi ro.
Tuy nhiên, với khả năng chấp nhận rủi ro cho phép họ đối phó với sự không chắc chắn, mơ hồ
và tiến hành những đổi mới có rủi ro (Knight ,1933).
4. Tái cấu trúc các nguồn lực - Resource shifter. Các doanh nhân nâng cao năng suất
trong nền kinh tế bằng cách tìm ra những cách mới để sáng tạo trong sử dụng các nguồn lực
để đạt được sự tăng trưởng và giàu có vượt trội (Drucker 1985).
5. Tạo nên những đột phá - Breakthrough innovator: các doanh nhân tham gia vào
việc phá vỡ thị trường, đổi mới có thể dẫn đầu một quá trình đạt được bước đột phá mới trong
công nghệ, phương pháp tiếp cận kinh doanh hoặc tiếp thị (Baumol 1968).

Vai trò của lực lƣợng doanh nhân:

• Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội;


• Giải quyết việc làm cho người lao động;
• Góp phần xóa đói, giảm nghèo;
• Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội;
• Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.3 Đặc điểm của doanh nhân (6)

Aptitude - Năng lực


Các doanh nhân đều có tiềm năng của riêng mình để theo đuổi mong muốn, hy vọng, ước mơ,
có thể áp dụng năng khiếu của họ vào các dự án kinh doanh. Mỗi doanh nhân tiềm năng cần
phân tích năng khiếu và tài năng của mình, đó là một phần quan trọng trong nền tảng khởi
đầu. Những năng lực này có thể bao gồm khả năng thiết lập các mục tiêu rõ ràng, có thể đo
lường được và thực tế. Như khả năng tự đánh giá và học hỏi từ những sai lầm. Họ có mong
muốn mạnh mẽ để cạnh tranh và đạt được những mục tiêu đầy thách thức. Các doanh nhân
thường có khả năng tự nhận thức, khả năng lập kế hoạch, sáng kiến, giải quyết vấn đề, đổi
mới sáng tạo, quyết tâm và động lực tự thân cao.
Risk tolerance - Khả năng chấp nhận rủi ro
Các doanh nhân cần có khả năng chấp nhận rủi ro cao. Điều này không có nghĩa là họ chấp
nhận mọi rủi ro mà là chấp nhận kiểm soát rủi ro.
Một doanh nhân luôn có thể học hỏi từ những rủi ro hoặc thất bại của mình, bởi vì nó giúp họ
có thể hiểu được điều gì sai trong công việc kinh doanh của mình và sửa chữa những sai sót
để tạo ra một công việc kinh doanh tốt hơn trong tương lai. Hơn nữa, ngay cả khi thất bại, các
doanh nhân vẫn có khả năng thử lại, thậm chí nếu thất bại, họ biết rằng họ sẽ thành công vào
lần sau.

Onthisinhvien.com 6
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

Self-confidence - Sự tự tin
Đặc điểm chính của một doanh nhân là tin tưởng vào khả năng của chính mình. Một doanh
nhân cũng tự tin vì họ biết khi nào cần giúp đỡ mà không cảm thấy xấu hổ. Trên thực tế, mọi
doanh nhân đều gặp phải vấn đề và anh ta phải tin rằng mình có thể vượt qua chúng, đồng
thời với sự giúp đỡ nhỏ của những người quản lý hoặc cố vấn khác.
Các doanh nhân có sự tự tin có khả năng kiên trì đối mặt với nghịch cảnh và quyết tâm theo
đuổi một mục tiêu. Một niềm tin mạnh mẽ vào bản thân và một sự tích cực hoặc lạc quan là
cách để duy trì sự tập trung và động lực thực hiện các dự án kinh doanh.
Creativity - Tính sáng tạo
Đặc điểm này có nghĩa là doanh nhân luôn tìm ra những cách thức sáng tạo để giải quyết vấn
đề, anh ta luôn tìm kiếm những cách làm mới và tốt hơn, những cách mà chưa ai đề xuất. Một
doanh nhân phải tin tưởng vào khả năng sáng tạo của mình, bởi vì chỉ bằng cách này, anh ta
mới có thể mở mang đầu óc cho sự đổi mới và khả năng thành công của các ý tưởng kinh
doanh của mình.Doanh nhân nhìn thấy cơ hội ở khắp mọi nơi, chỉ cần bước xuống phố; họ
nhìn thấy khoảng cách giữa nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Perseverance - Kiên trì
Tạo dựng và điều hành một doanh nghiệp là một điều rất khó. Nó thường có nghĩa là làm việc
nhiều giờ, thất vọng và thất bại và nhiều người thất bại vì họ bỏ cuộc ngay khi có dấu hiệu
khó khăn đầu tiên. Sự kiên trì chính là sự quyết tâm thúc đẩy doanh nhân tiếp tục đi lên,
không ngừng cố gắng đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức cho ý tưởng kinh doanh của
mình. Các doanh nhân thường sẵn sàng chấp nhận những thách thức và tìm cách để vượt qua
vấn đề - ngay cả khi những người khác đã quyết định từ bỏ.
Integrity - Chính trực
Chính trực là cam kết cá nhân của doanh nhân để giữ lời hứa của mình, làm những gì anh ta
nói rằng anh ta sẽ làm và khi nào sẽ làm điều đó. Một doanh nhân liêm chính tạo ra nhiều
niềm tin hơn đối với khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng, do đó họ có xu hướng hài lòng
hơn, trên thực tế, những người sản xuất hàng hóa và dịch vụ trung thực có xu hướng nuôi
dưỡng lòng trung thành của cả khách hàng và nhà đầu tư của họ. Ví dụ: khi ai đó tuân theo lời
hứa và tuân theo các nguyên tắc liêm chính, khách hàng bắt đầu biết và mua sản phẩm của
anh ta, thậm chí có thể kể cho bạn bè về doanh nghiệp và về doanh nhân. Ngoài ra, tính chính
trực cá nhân có thể giúp các doanh nhân duy trì cam kết với tầm nhìn kinh doanh của họ.
Passion - Đam mê
Doanh nhân yêu thích những gì họ làm và họ làm những gì họ yêu thích. Thông thường, ý
tưởng của họ nảy sinh từ bên trong, từ thứ họ yêu thích, như sở thích hoặc phát minh. Có thể
là đặc điểm quan trọng nhất của một doanh nhân, trên thực tế, khi mọi người cảm thấy cam
kết với những gì họ đang làm và khi họ quan tâm sâu sắc đến nó, họ có cơ hội thành công cao
nhất. Các doanh nhân đam mê ý tưởng của họ, công ty của họ và tầm nhìn của họ.

Onthisinhvien.com 7
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

6 đặc điểm Doanh nhân

Aptitude - Năng lực ● áp dụng năng khiếu của họ vào các dự án kinh doanh
● phân tích năng khiếu và tài năng của mình => là một nền
Doanh nhân là được công tảng để khởi đầu
nhận là có khả năng phân ● là người có tầm nhìn, định hướng cho hđ kinh doanh
tích môi trường để nhận ● chia sẻ tầm nhìn với ng khác
diện cơ hội tiềm năng ● đổi mới sáng kiến
(Bhide 1994). ● Năng lực gồm
+ Thiết lập mục tiêu rõ ràng
+ tự đánh giá và học hỏi từ những sai lầm

Risk tolerance - Khả năng ● họ chấp nhận mọi rủi ro mà là chấp nhận kiểm soát rủi ro
chấp nhận rủi ro ● hiểu rằng rủi ro là một phần tự nhiên của việc cố gắng đạt
được mục tiêu
● sẵn sàng chấp nhận thất bại như một quá trình học hỏi
● học hỏi từ những rủi ro hoặc thất bại của mình
>>> sửa chữa những sai sót để tạo ra một công việc kinh doanh
tốt hơn trong tương lai.

Self-confidence - Sự tự tin ● tin tưởng vào khả năng của chính mình
>>> Vì các doanh nhân chắc chắn về bản thân nên người khác sẽ
dễ dàng tin tưởng vào họ
● cần giúp đỡ mà không cảm thấy xấu hổ
● có sự tự tin có khả năng kiên trì đối mặt với nghịch cảnh và
quyết tâm theo đuổi một mục tiêu

Creativity - Tính sáng tạo ● luôn tìm ra những cách thức sáng tạo để giải quyết vấn đề
VD: Doanh nhân nhìn thấy ● Một doanh nhân phải tin tưởng vào khả năng sáng tạo của
cơ hội ở khắp mọi nơi, chỉ mình
cần bước xuống phố; họ >> mở mang đầu óc cho sự đổi mới và khả năng thành công của
nhìn thấy khoảng cách giữa các ý tưởng kinh doanh
nhu cầu và mong muốn của ● doanh nhân thành công là một người đầy ý tưởng
khách hàng. ● nhìn thấy cơ hội ở khắp mọi nơi

Perseverance - Kiên trì ● Kiên trì thúc đẩy doanh nhân tiếp tục đi lên, không ngừng
Ví dụ: một công ty mới cố gắng đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức cho ý tưởng kinh
thành lập có thể mất hai doanh của mình
năm trở lên mới thu được ● sẵn sàng chấp nhận những thách thức và tìm cách để vượt
lợi nhuận và một doanh qua vấn đề
nhân thành công đã ss tiếp ● Thành công cần sức bền và lòng quyết tâm
tục bán ý tưởng kiên trì
vượt qua khó khăn

Onthisinhvien.com 8
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

Integrity - Chính trực ● Chính trực là cam kết cá nhân để doanh nhân giữ lời hứa
Ví dụ: khi ai đó tuân theo của mình
lời hứa và tuân theo các ● Tạo ra nhiều niềm tin hơn với KH
nguyên tắc liêm chính, ● xu hướng nuôi dưỡng lòng trung thành của KH và nhà đầu
khách hàng bắt đầu biết và tư
mua sản phẩm của anh ta, ● duy trì cam kết với tầm nhìn kinh doanh của họ
thậm chí có thể kể cho bạn
bè về doanh nghiệp và về
doanh nhân.

Passion - Đam mê ● ý tưởng của họ nảy sinh từ bên trong, từ thứ họ yêu thích,
như sở thích hoặc phát minh.
● Các doanh nhân đam mê ý tưởng của họ, công ty của họ và
tầm nhìn của họ.

2.2 Tinh thần khởi nghiệp

Khái niệm: là khả năng xác định và khai thác kinh doanh cơ hội (Frese và Gielnik 2014)

2.2.1 Chuẩn bị cho khởi nghiệp Kiến thức/ Kỹ năng


Đặc điểm của tinh thần doanh nhân

● Kn nắm bắt cơ hội kinh doanh


● Thái độ chấp nhận rủi ro
● ý tưởng sáng tạo đổi mới

Doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp

● Tiềm năng
● Nhìn thấy cơ hội
● Phát triển ý tưởng có giá trị
● Xác định và tránh rủi ro
● Biết các nguồn lực cần thiết
● Đưa ý tưởng vào hành động

Chuẩn bị cho khời nghiệp: Tư duy + Kiến thức + Kỹ năng + Sự hỗ trợ

Onthisinhvien.com 9
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

Quy trình khởi sự kinh doanh: 4 giai đoạn

Bước Nội dung

Chuẩn bị khởi sự: nhận diện cơ hội - Quyết định tham gia hoạt động kinh doanh
kinh doanh - Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các nguồn
lực cần thiết
- Ý tưởng về sản phẩm dịch vụ sẽ kinh doanh: Tạo giá
trị mới, đem sự khác biệt
=> Ý tưởng kinh doanh

Hình thành ý tƣởng kinh doanh và - Nhận diện cơ hội kinh doanh
lập kế hoạch kinh doanh - Đánh giá, lựa chọn cơ hội kinh doanh
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh
- Xác định mô hình kinh doanh

Triển khai hoạt động kinh doanh - Thiết kế văn phòng


- Lựa chọn địa điểm kinh doanh
- Tuyển chọn nhân lực
- Mua sắm tài sản
- Tiến hành các thủ tục pháp lý
- Triển khai các HĐ

Điều hành và PT doanh nghiệp - Thiết lập các mối quan hệ


- Chiến lược -> Thực thi -> Đánh giá -> Điều chỉnh

Onthisinhvien.com 10
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐMST

1. Thang cấp độ tƣ duy Bloom (6): nhớ => hiểu => áp dụng => phân tích => đánh giá
=> sáng tạo

2. Các rào cản sáng tạo(6)


● Lối mòn tư duy
● Tin vào kinh nghiệm
● Sợ thất bại
● Sợ bị chê cười
● Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường
● Chấp nhận sự sẵn có

3. Hình thành tƣ duy sáng tạo (11)


● Nắm bắt ý tưởng kịp thời
● Đa dạng hóa phương án
● Tin tưởng mình có khả năng sáng tạo
● Thay đổi môi trường mới
● Tự tin ở bản thân
● Hình thành nhóm nghiên cứu
● Rèn sự tập trung
● Rèn ngôn ngữ
● Nhận thức thị giác
● Tư duy tích cực
● Tăng cường sức khỏe

4. Các khái niệm


● Sáng tạo (Creativity) là việc tạo ra những ý tưởng mới lạ hoặc cách tiếp cận độc đáo
trong giải quyết các vấn đề hoặc tận dụng những cơ hội. Tính sáng tạo là điều kiện đầu tiên để
có được những phát minh và từ đó là sự đổi mới.
● Đổi mới sáng tạo (Innovation and Creativity): là thực hiện một sản phẩm mới hay
một sự cải tiến đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình phương
pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực 2ễn kinh doanh, tổ chức
nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại".

5. Quy trình DMST - DMAIC

Onthisinhvien.com 11
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

6. Phƣơng pháp đổi mới sáng tạo SCAMPER


6.1. Thay thế- Subtitute
Là thay thế những thứ đang có bằng những thứ khác
● Hình dáng, kiểu dáng,kết cấu, quy tắc,...nào có thể thay thế/ thay đổi?
● Điều gì có thể xảy ra khi thay thế bộ phận này?
6.2. Kết hợp- Combine
Là kết hợp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau thành sp, dvu mới tối ưu hơn
● Kết hợp với nhau thì ntn?
● Ý tưởng, thành phần nào có thể kết hợp?
6.3. Thích nghi- Adapt
Là đặt tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ hiện tại vào bối cảnh khác
● Ý tưởng nào hợp nhất?
● Đã có tình huống tương tự xảy ra trong quá khứ chưa?
● Có thể đưa sản phẩm vào bối cảnh nào khác?
6.4. Điều chỉnh- Modify
Là thay đổi kích thước, hình dáng, màu sắc, bổ sung, tính năng… để tạo ra giá trị cao hơn cho
KH
● Làm gì để tạo ấn tượng và giá trị sản phẩm hơn?
● Yếu tố nào nên được tăng cường để tạo ra điều mới mẻ?
● Có thể thay đổi dạng, khối khác? Có thể kết hợp dạng với khối không?
6.5. Sử dụng mục đích khác -Put to others users
Là tìm cách áp dụng sp dịch vụ thông thường hoặc tái sử dụng các vật bỏ đi vào những việc
khác thường
● Có thể sử dụng cái này trong ngành khác không?
● Nó sẽ hoạt động như nào nếu đặt vào môi trường khác?
● Có thể tái sử dụng để tạo ra cái mới k?
6.6. Loại bỏ- Eliminate
Là loại trừ những đặc điểm, tính năng để giảm giá hoặc tạo ra những sản phẩm ưu việt hơn
● Có cách nào để đơn giản hóa sp k?
● Điều gì sẽ xảy ra nếu bỏ đi một phần của sp?
● Làm thế nào để sp tốt hơn?
6.7. Thay đổi trật tự - Rearange

Onthisinhvien.com 12
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

Là tái cấu trúc, đảo ngược trình tự để thoát khỏi lối mòn tư duy, tạo ra ý tưởng khởi nghiệp
mới
● Những gì có thể sắp xếp lại?
● Nên thay thế thành phần nào để thay đổi trật tự sản phẩm?
● Nếu làm ngược lại thì sẽ như thế nào?

Onthisinhvien.com 13
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

CHƢƠNG 4: Ý TƢỞNG VÀ CƠ HỘI KINH DOANH

Khái niệm: Ý tƣởng kinh doanh là những suy nghĩ và tính toán về việc cung cấp các Sản
phẩm, dịch vụ cho thị trường với mục đích Sinh lời.
1. Yêu cầu của ý tƣởng kinh doanh ( SMART)
● Specific- Cụ thể, dễ hiểu
● Measurable- Đo lƣờng đƣợc
● Achievable- Vừa sức
● Realistics- Thực tế
● Timebound- Có thời hạn

2. Cách tìm kiếm ý tƣởng kinh doanh


● Xuất phát từ quan điểm định hướng hàng hóa
● Xuất phát từ quan điểm định hướng KH

3. Nguồn gốc phát sinh ý tƣởng kinh doanh


3.1. Sp, dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh hoặc bắt đầu từ sự cải tiến
3.2. Có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản phẩm trong quá trình
sản xuất. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm hiện
tại.
3.3 Việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhu cầu vượt cung.
Đây cũng là một cơ hội tốt khi khởi sự.
3.4. Có thể tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như trong phân phối.

4. Đánh giá và lựa chọn ý tƣởng kinh doanh (4 bƣớc)


4.1. Đánh giá bước đầu
● Đánh giá mức độ tốt xấu của ý tưởng
● Đánh giá tính chất rủi ro của ý tưởng
● Đánh giá tính chất phù hợp với quy định của pháp luật
4.2. Đánh giá ý tưởng kinh doanh
● Hiểu biết về ngành kinh doanh
● Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh
● Kỹ năng của bạn
● Khả năng thâm nhập thị trường
● Tính độc đáo của ý tưởng
4.3. Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
4.4. Mô tả ý tưởng kinh doanh

5. Phƣơng pháp nhận biết cơ hội kinh doanh (từ 3 nguồn)


● Xu hướng môi trường thay đổi
● Những vấn đề chưa được giải quyết
● Khoảng cách trên thị trường

Onthisinhvien.com 14
Góc ôn thi HVNH – Tài liệu & Đề thi [Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp]

6. Đánh giá tính khả thi của cơ hội kinh doanh


6.1. Tính khả thi của sp, dịch vụ
● Những mong muốn của KH về sp, dv
● Cầu về sp, dv
6.2. Tính khả thi về thị trường mục tiêu
● Sự hấp dẫn của ngành
● Sự hấp dẫn của thị trường mục tiêu
● Sự hợp thời của thị trường
6.3. Tính khả thi về tổ chức
● Kỹ năng quản lý
● Những nguồn lực cần thiết
6.4. Tính khả thi về tài chính
● Tổng số vốn đầu tư ban đầu
● Kết quả tài chính của các DN tương tự
● Sự hấp dẫn về tài chính của cơ hội kinh doanh này

Onthisinhvien.com 15

You might also like