You are on page 1of 16

Chào mừng các em đến với môn học

KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP


(Startup Planning)
GIỚI THIỆU
Giảng viên: ThS Nguyễn Đức Nhân
• Giám đốc Chi nhánh Cty CP BG LIX, Giám đốc Cty
TNHH PANNA.
• Giảng viên giảng dạy: Nhân sự, Sản xuất, Phát triển kỹ
năng, Chất lượng.
• Chuyên gia tư vấn về Nhân sự và Sản xuất.
• ĐT: 0938136036
• Email: ndnhan78@gmail.com
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ KHỞI NGHIỆP
KHỞI NGHIỆP LÀ GÌ?
 Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng,
thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người
quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những
sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt
hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình...
đều được gọi là khởi nghiệp chuẩn Quốc tế.

 Khởi nghiệp có thể là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới
cho riêng mình. Qua đó bạn có thể thuê các nhân viên về làm việc cho
bạn và bạn là người quản lý công ty, doanh nghiệp của mình. Khởi
nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích
cho xã hội, cho người lao động.
KHÁC NHAU GIỮA
KHỞI NGHIỆP VÀ STARTUP
Khởi nghiệp Starup
KHÁC NHAU
1. Khởi nghiệp là hành
1. Startup là một
động bắt đầu một
danh từ chỉ một
nghề nghiệp, mà
nhóm người hoặc
hình thức thường
một công ty cùng
thấy nhất đó là
nhau làm một
thành lập một
điều chưa chắn
doanh nghiệp để
chắn thành công.
kinh doanh trong
một lĩnh vực nào đó. 2. “Startup” là một
danh từ.
2. “Khởi nghiệp” là
một động từ
DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ AI?
 Một cá nhân, thay vì làm việc như một nhân công, tự điều hành công
việc kinh doanh của chính mình, chấp nhận tất cả rủi ro và phần
thưởng mà công việc kinh doanh đó mang lại. Doanh nhân thường
được coi như người lãnh đạo của một công việc kinh doanh và người
đưa ra những ý tưởng mới, nhà cải cách quy trình kinh doanh.
 Các doanh nhân đóng vai trò chính trong bất kỳ một nền kinh tế nào.
Đó là những người có những kỹ năng và sáng kiến cần thiết để đưa
những ý tưởng hay ra ngoài thị trường, và đưa ra những quyết định
đúng đắn để bắt ý tưởng đó sinh lợi nhuận. Phần thưởng cho việc
chấp nhận rủi ro là những lợi nhuận kinh tế tiềm năng mà doanh
nhân đó có thể kiếm được. Doanh nhân khởi nghiệp là người phải
chịu những rủi ro khi bắt đầu một công việc kinh doanh mới.
HỆ SINH THÁI
KHỞI NGHIỆP TOÀN CẦU
 Theo số liệu thống kê từ Cruchbase, trong năm 2021, tổng quỹ đầu tư
mạo hiểm trên Thế Giới là 669 tỷ USD, tăng gấp đôi số quỹ đầu tư
mạo hiểm vào hệ sinh thái khởi nghiệp của năm 2021.
 Tuy nhiên, đến quý 2/2022, tổng số đầu tư cho các công ty khởi nghiệp
trên Thế Giới chỉ đạt 205,1 tỷ USD, giảm 43% so với năm ngoái.
 Có 600 kỳ lân trên khắp Thế Giới đạt 600 công ty trong năm 2021,
chứng kiến mức tăng kỷ lục gấp 3,5 lần so với năm 2020.
 Trong lĩnh vực Fintech, tình đến quý 1/2022 có 20% tổng lượng đầu tư
hướng đến những công ty trong lĩnh vực Fintech.
HỆ SINH THÁI
KHỞI NGHIỆP TOÀN CẦU (tt)
 Có thể nói năm 2021 là một năng bùng nổ của hệ sinh thái khởi nghiệp
sáng tạo trên toàn cầu cả về mức độ đầu tư cho các công ty khởi
nghiệp lẫn số lượng kỳ lân mới xuất hiện.
 Mặc dù hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo có dấu hiệu hạ nhiệt trong
năm 2022.
 Bởi quy mô của các khoản đầu tư và số lượng kỳ lân khởi nghiệp đã có
dấu hiệu sụt giảm trong năm nay trên toàn cầu.
 Thế nhưng, hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn ở mức an toàn để các nhà
đầu tư có thể kỳ vọng vào tiềm năng và sự ổn định của các công ty
khởi nghiệp trong tương lai.
CƠ HỘI KINH DOANH
 Cơ hội kinh doanh là những điều kiện thuận lợi bao gồm hoàn cảnh,
mục tiêu, phương hướng và tài chính để tạo ra lợi nhuận. Cơ hội kinh
doanh xuất phát từ ý tưởng kinh doanh với những khát vọng tìm kiếm
lợi nhuận trong tương lai. Chính điều này thúc đẩy doanh nghiệp luôn
tạo ra những thay đổi mới cho hiện tại.
LỰA CHỌN CƠ HỘI KINH DOANH
 Lựa chọn cơ hội kinh doanh được hiểu là lựa chọn những đặc trưng
cơ bản nhằm tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình.
ĐẶC TRƯNG
CƠ BẢN

TÍNH BỀN VỮNG có ba trụ cột chính: kinh tế, môi trường và xã hội

SỰ HẤP DẪN: Sự hấp dẫn trong kinh doanh còn được gọi là market
appeal. Điều này thể hiện qua kết quả kinh doanh đối với thị trường

TÍNH DUY TRÌ SẢN PHẨM/DỊCH VỤ: Hay còn gọi là vòng đời của sản
phẩm. Vòng đời càng lâu dài và ổn định chính là mục tiêu của các doanh
nghiệp

CƠ HỘI VỀ THỜI ĐIỂM: Đây được cho là cơ hội dẫn đến 50% sự thành
công dựa trên kết quả kinh doanh khi nhà đầu tư nắm chắc về thời điểm
xây dựng thị trường kinh doanh
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐÓ
LÀ CƠ HỘI KINH DOANH?
 Phương pháp phân tích cơ hội kinh doanh thường được áp dụng là SWOT. Nhờ sự
phân tích này, các doanh nghiệp có thể biết được những cơ hội và thách thức để xác
định được lĩnh vực kinh doanh hiện nay.

SWOT

Strengths: Điểm mạnh của chính doanh nghiệp

Weaknesses: Điểm yếu của hệ thống doanh nghiệp

Opportunities: Cơ hội – điểm mà doanh nghiệp có thể khai thác, tận


dụng làm yếu tố phát triển

Threats: Thách thức – các yếu tố doanh nghiệp sẽ gặp tiêu cực trong
hoạt động kinh doanh
TÌM CƠ HỘI KINH DOANH
DỄ HAY KHÓ?
CƠ HỘI
KINH DOANH
Lựa chọn cơ hội kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh

Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

Sắp xếp và biến ý tưởng trở thành cơ hội kinh doanh

Đánh giá ý tưởng kinh doanh

Tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở đâu?


CÁC DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP THÀNH
CÔNG & THẤT BẠI
 Các công ty startup thành công tại Việt Nam:
- Momo - Tugo
- Foody - Lozi (Loship)
- Juno - Websosanh
- Rever - Jobhub
- Luxstay - VUIHOC
 Các công ty startup thất bại tại Việt Nam:
- Beyeu
- Wefit
- KAfe
- Thương hiệu món Huế
- Leflair
SỞ HỮU TÀI SẢN TRÍ TUỆ
 “Trí tuệ” được hiểu là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định,
đây là năng lực riêng của con người.
 Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo
được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu
đối với những tài sản trí tuệ đó.
 Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản
khác. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận là một loại quyền tài sản
và có đối tượng là tài sản trí tuệ (được thể hiện bằng các tác phẩm, cuộc
biểu diễn, sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu…).
CÂU HỎI
- Các em phân tích lý do thành công/thất bại của một dự án nào
đó?

You might also like