You are on page 1of 17

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN

Chủ đề: Nhận diện được những điều kiện cần thiết để
lập kế hoạch cho khởi nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thảo Anh


Lớp :K24KDQTE
Thành viên nhóm :
1. Lê Thị Hải
2. Đoàn Thu Hằng
3. Phạm Thu Thảo
4. Nguyễn Thị Hương Giang
5. Đỗ Thị Phương Trang
6. Ngô Vân Khánh

Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2022


MỤC LỤC
NỘI DUNG...........................................................................................................1
I. Câu 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp.............................................1
1.1 Khái niệm khởi nghiệp................................................................................1
1.2 Ý tưởng khởi nghiệp.................................................................................1
1.3 Cơ hội và thách thức.................................................................................1
1.4 Hệ sinh thái khởi nghiệp...........................................................................2
1.5 Loại hình khởi nghiệp...............................................................................2
1.6 Các chiến lược khởi nghiệp......................................................................3
1.7 Vốn, chi phí, doanh thu.............................................................................3
1.8 Đối tượng khách hàng...............................................................................3
1.9 Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................5
II. Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và chỉ rõ các điều kiện cần thiết
để lập kế hoạch cần thiết của công việc thanh toán quốc tế:.................................5
Bước 1: Đánh giá bản thân...............................................................................5
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp...........................................................6
Bước 3: Nghiên cứu công việc..........................................................................6
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính thanh toán quốc tế................................7
Bước 5: Kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành thanh toán quốc tế:..........9
Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc................................................10
Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng......................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan nội dung bài tập lớn là quá trình nhóm chúng em tự nghiên
cứu và xây dựng nên. Được thực hiện trên cơ sở lí thuyết dưới sự hướng dẫn của cô
cũng như sự đóng góp của bạn bè trong lớp và tham khảo qua một số trang web uy tín,
đáng tin cậy trên internet được nêu trong phần “một số nguồn tham khảo”. Chúng em
xin cam đoan những lời trên là đúng. Nếu có thông tin hoặc nội dung sai lệch trong bài
tập lớn, chúng em mong cô nhận xét và hướng dẫn để giúp bài tập lớn của chúng em
hoàn thiện hơn
NỘI DUNG

I. Câu 1: Cá c khá i niệm liên quan đến khở i nghiệp


1.1 Khá i niệm khở i nghiệp
Dưới góc độ lựa chọn nghề nghiệp: Khởi nghiệp là việc lựa chọn nghề nghiệp của cá
nhân giữa việc đi làm thuê và tự tạo việc làm cho mình.
Dưới góc độ tạo dựng doanh nghiệp: là một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một
doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu.
1.2 Ý tưởng khởi nghiệp
Bất cứ một người nào muốn khởi nghiệp, trước tiên phải có ý tưởng, sau đó là xây
dựng được dự án kế hoạch kinh doanh của mình, phải có sự chuẩn bị rất kĩ về chiến
lược kinh doanh sau khi đã nghiên cứu kĩ thị trường, đối thủ cạnh tranh và quan trọng
nhất là khả năng quản lý kinh doanh… chứ không phải đơn giản người khởi nghiệp chỉ
cần vốn thôi là đủ.
1.3 Cơ hội và thách thức
Đối với mọi lĩnh vực đều tồn tại cơ hội và thách thức vậy những cơ hội và thách thức
mà khởi nghiệp sẽ đối mặt như thế nào? Đây cũng là ột câu hỏi giúp bạn tìm hiểu rõ về
lĩnh vực khởi nghiệp
- Cơ hội:
Thời đại công nghệ 4.0 đang làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, dễ dàng trong việc
tiếp cận những điều kiện cần thiết.
Chính sách của Nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp đa dạng.
Môi trường kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang có những bước tăng trưởng mạnh
mẽ, là đòn bẩy thúc đẩy các công ty khởi nghiệp.
Sự đa dạng về ngành nghề và sự phát triển mạnh mẽ của khoa hoc công nghệ tạo điều
kiện thuận lợi cho những công ty khởi nghiệp.
Có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh của những người đi trước.
- Thách thức:
Khả năng tiếp cận với nguồn tài chính: năm 2016, nguồn tài chính trong nước hơn 120
triệu đô đến quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm thế nào để có thể
thuyết phục được các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ban đầu và đầu tư tài chính cho các
công ty khởi nghiệp.
Yếu kém trong kĩ năng kinh doanh khởi nghiệp.
Hệ sinh thái không thực sự đồng đều.
Vấn đề IP (sở hữu trí tuệ) cần được thực hiện nghiêm túc.
1
1.4 Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một tập hợp gồm những tác nhân khởi nghiệp (tiềm năng
hoặc hiện tại) có liên quan với nhau, các tổ chức (ví dụ: các doanh nghiệp, các quỹ đầu
tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần và các ngân hàng), các định chế (các trường đại
học, các cơ quan chức năng nhà nước và các tổ chức tài chính) và các tiến trình khởi
nghiệp ( tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới, tỷ lệ doanh nghiệp tăng trưởng cao, số nhà
khởi nghiệp liên tục, số nhà khởi nghiệp thành công vang dội, tham vọng khởi nghiệp
và tinh thần kinh doanh lớn trong xã hội), các thành phần này chính thức và phi chính
thức cộng lại để kết nối với nhau, làm trung gian kết nối, và quản trị sự vận hành của
tổng thể trong phạm vi môi trường khởi nghiệp địa phương.
1.5 Loại hình khởi nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, được hưởng mọi
lợi nhuận; đồng thời tự chịu trách nhiệm vô hạn với mọi rủi ro hoạt động kinh
doanh đem lại.
- Hộ kinh doanh cá thể: Về mặt pháp lý, chủ hộ kinh doanh cá thể cũng chịu
trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh như chủ doanh nghiệp tư nhân. Về
quy mô là một doanh nghiệp tư nhân thu nhỏ. Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể
không có con dấu, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, không được
mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được mở nhiều cửa hàng ở các nơi
khác và lao động dưới 10 người.
Công ty TNHH 1 thành viên: Theo quy định tai Luật doanh nghiệp 2005, một
cá nhân có thể thành lập một công ty TNHH do một cá nhân làm chủ. Với loại
hình công ty TNHH một thành viên, một người có thể thành lập được một pháp
nhân hoặc nhiều pháp nhân, vừa tự chủ trong quản li và quyết định.
- Công ty hợp danh: là một sự liên kết tutẹ nguyện liên đới trách nhiệm vô hạn
giữa các thành viên hợp danh. Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên: Công ty
TNHH có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ
chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50 người. Công ty TNHH 2
thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để
huy động vốn.
- Công ty cổ phần: áp dụng nguyên tắc biểu quyết the số vốn, hưởng lợi trên số
vốn góp và là các công ty đối vốn. Công ty cổ phần có thể sở hữu tài sản suốt
thời gian nó tồn tại, không phụ thuộc vào chủ sở hữu. Công ty vẫn thực hiện
quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản bằng chức danh của công ty. Cổ

2
đông hoặc thành viên công ty – là những chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách
nhiệm hữu hạn.
1.6 Các chiến lược khởi nghiệp
- Chiến lược là yếu tố giúp doanh nghiệp định hình bản thân và bứt phá dù ở bất
kỳ quy mô nào. Với doanh nghiệp khởi nghiệp, việc nghiên cứu và xây dựng
chiến lược càng quan trọng.
- Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là nghệ thuật phối hợp các hoạt
động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Có
thể xem như một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Chiến
lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy
động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt.
1.7 Vốn, chi phí, doanh thu
Vốn khởi nghiệp là thuật ngữ đề cập đến số tiền được huy động bởi một công ty mới
để đáp ứng các chi phí ban đầu của nó. Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các
nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác, thường là một khoản
tiền lớn bao gồm bất kì hoặc tất cả các chi phí ban đầu chính của công ty như hàng tồn
kho, giấy phép, không gian văn phòng và phát triển sản phẩm. Hiện nay, có phân loại
vốn thành 4 loại: phân loại vốn theo công cụ kinh tế (vốn cố định, vốn lưu động, vốn
đầu tư tài chính); phân loại vốn theo quan hệ sở hữu ( vốn chủ sở hữu và vốn nợ phải
trả); phân loại vốn theo nguồn huy động ( nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên
ngoài doanh nghiệp); phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn (vốn dài
hạn và vốn ngắn hạn).
Chi phí khởi nghiệp là chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra một doanh nghiệp mới.
Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, và vì thế có thể dẫn tới các loại
chi phí khởi nghiệp khác nhau. Doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ vận hành khác so
với các doanh nghiệp sản xuất với cơ sở vật chất cố định. Có các loại chi phí cơ bản
như sau: Chi phí nghiên cứu, chi phí giấy phép hoạt động, đăng kí bản quyền sở hữu
trí tuệ, chi phí trang thiết bị và công nghệ, chi phí đi vay, chi phí lương.
Doanh thu (theo chuẩn mực VAS 01) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ cá hoạt động sản xuất, kinh doanh
thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Có thể chia doanh thu
thành các loại: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng
nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính.
1.8 Đối tượng khách hàng

3
Khách hàng là thuật ngữ để nói về tập hợp tất cả các đói tượng từ cá nhân, tổ chức,
nhóm người có thói quen, nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà một doanh
nghiệp cung cấp và được thoả mãn nhu cầu bởi sản phẩm dịch vụ đó. Do đó có những
cách phân loại khách hàng như sau:
- Theo khả năng mua hàng:
Khách hàng tiềm năng: Nhóm khách hàng chưa thực hiện bất kì hành vi mua
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng có nhu cầu và khả năng chi trả.
Khách hàng đã mua sản phẩm: Nhóm khách hàng đã thực hiện mua, sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng cũ: Nhóm khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp và không trở lại nữa trong khoảng thời gian dài.
- Theo tâm lí mua hàng:
Ưa chuộng hình thức: Nhóm khách hàng này chú trọng hình thức sản phẩm.
Săn đón chính sách: Đây là nhóm khách hàng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tồn
kho.
Thái độ phục vụ: Nhóm khách hàng này khá khó tính, thế nhưng dễ mang lại
doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Trải nghiệm sản phẩm mới: Đây là nhóm khách hàng giúp doanh nghiệp kiểm
chứng sản phẩm mới.
- Theo độ tuổi: Dưới 15 tuổi: đây là nhóm khách hàng không có nhu cầu thiết
thực thường được đáp ứng bởi người đại diện. Từ 15 đến 22 tuổi: nhóm đối
tượng này đa phần là người trẻ ưa thích sự trải nghiệm nhưng tài chính bị phụ
thuộc. Từ 22 đến 50 tuổi: nhóm khách hàng tự chủ tài chính và là nguồn doanh
thu chính cho doanh nghiệp. Trên 50 tuổi: nhóm khách hàng này cực kì kĩ tính.
- Theo thu nhập:
Khách hàng bình dân: đây là nhóm quan tâm sản phẩm có giá thành phải chăng,
khuyến mãi và các chính sách giảm giá.
Khách hàng trung cấp: nhóm khách hàng này có khả năng mua sản phẩm có giá
trị ở mức trung bình và giá cả cũng trong tầm đó.
Khách hàng cao cấp: đây là nhóm khách hàng sẵn sàng chi tiêu cho các sản
phẩm có giá thành đi đôi với chất lượng, hình thức của sản phẩm.
- Theo số lần mua hàng:
Khách bình thường: nhóm mang lại doanh thu chi doanh nghiệp nhưng không
ổn định.

4
Khách hàng trung thành: nhóm khách hàng này mang đến 70% tổng doanh thu
doanh nghiệp.
- Theo nhu cầu: địa điểm, khoảng cách mua hàng. Mức độ tài chính và yêu cầu
của khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng giá thành sản phẩm.
Vị trí sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường. Thiết kế, mẫu mã
của từng sản phẩm.
1.9 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục
tiêu, cùng loại sản phẩm, cùng thoả mãn một nhu cầu của khách hàng. Qua việc hiểu
biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và
ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh được chia làm 3 loại: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ
có cùng phân khúc khách hàng, cùng dòng sản phẩm, cùng giá bán và có năng lực
cạnh tranh trên cùng phân khúc. Đối thủ gián tiếp (hay còn gọi là sản phẩm thay thế) là
đối thủ cung cấp khác sản phẩm, dịch vụ nhưng cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối thủ tiềm năng: là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một
ngành, phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập. Họ có thể là đối tác tiềm năng
hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ chọn mở rộng kinh doanh.
II. Câu 2: Lậ p kế hoạ ch phá t triển nghề nghiệp và chỉ rõ cá c điều kiện cầ n thiết để
lậ p kế hoạ ch cầ n thiết củ a cô ng việc thanh toá n quố c tế:
Bước 1: Đánh giá bản thân
Mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu kỹ năng đặc biệt về những khía cạnh chuyên
môn mà không phải ai cũng có thể đáp ứng được đúng và đủ điều đó. Vì thế mỗi
chúng ta cần có sự đánh giá và nhìn nhận đúng đắn bản thân mình. Đánh giá bản thân
ở đây chính là khả năng tự nhận xét năng lực, những kĩ năng của bản thân, biết tự đối
diện với chính mình, phát hiện ra những năng lực tiềm tàng bên trong mình và từ đó
phấn đấu đạt những tiêu chuẩn mình muốn hướng tới. Ví dụ, để làm một nhân viên
thanh toán quốc tế, chúng ta không thể thiếu các kĩ năng: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng
tin học văn phòng, kỹ năng mềm… Đầu tiên, với nhân viên thanh toán quốc tế thì kĩ
năng ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh là điều bắt buộc phải có. Mỗi ngày chúng ta tiếp
xúc và xử lí rất nhiều loại chứng từ, hồ sơ, hợp đồng bằng Tiếng Anh. Vì vậy, phải
giỏi Tiếng Anh giao tiếp và cả chuyên ngành để có thể thực hiện công việc tốt nhất.
Tiếp đó, hiện tại công việc thanh toán được thực hiện chủ yếu trên máy tính. Vì vậy, là
nhân viên thanh toán quốc tế, bạn cần sử dụng thành thạo vi tính và các phần mềm tin
học văn phòng phổ thông như Word, Excel, PowerPoint.

5
Bên cạnh kiến thức chuyên môn và khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính, nhân
viên thanh toán còn phải có các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng quản lí thời gian và sắp xếp công việc; khả năng thuyết trình, đàm phán
tốt; khả năng tư duy logic và giải quyết tình huống một cách linh hoạt; cuối cùng là sự
nhiệt tình trong công việc. có tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao.
Chúng ta có thể chủ động rèn luyện bằng cách đánh giá xem bản thân đang có kỹ năng
nào, thiếu kĩ năng nào. Sau đó lập kế hoạch và dành thời gian luyện tập những kỹ năng
chúng ta muốn cải thiện. Đó chính là lý do mà đánh giá bản thân tốt sẽ là tiền đề giúp
chúng ta rất nhiều trong công việc nhân viên thanh toán quốc tế tương lai.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Hiện nay, phần lớn các bạn trẻ lại có xu hướng chạy theo các công việc lương cao mà
không nghĩ đến việc mình làm có phù hợp với bản thân hay không. Điều đó khiến
chúng ta chịu nhiều áp lực công việc, luôn cảm thấy đó là công việc chỉ để “kiếm
cơm” chứ không phải nhu cầu cần niềm vui. Đó thực sự là suy nghĩ hoàn toàn sai lệch,
công việc là thứ theo chúng ta cả cuộc đời vậy nên cần tìm hiểu thật kĩ. Vậy thì, công
việc cần phải phù hợp với tính cách và sở thích liệu có đúng hay không? Thực tế đã
cho thấy, rất nhiều người rơi vào trường hợp học xong 4 năm đại học nhưng lại không
biết mình hợp với công việc gì, làm nghề gì trong tương lai. Nghề nghiệp là thứ sẽ
theo chúng ta cả đời, nếu chọn sai ngành nghề, chúng ta sẽ không chỉ cảm thấy chán
nản, mất phương hướng mà sau đó còn mất rất nhiều thời gian để định hướng lại bản
thân.
Sau khi đánh giá để định hình và hiểu rõ bản thân thì sẽ xác định được nghề nghiệp mà
bản thân muốn theo đuổi và hướng tới chính là nhan viên thanh toán quốc tế. Và việc
đang theo học tại khoa Kinh doanh quốc tế của Học viện Ngân hàng cũng là một trong
những nền tảng khiến chúng em lựa chọn công việc này.
Khi đã xác định được công việc thì việc đưa ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là
rất quan trọng. Đối với bản thân sinh viên chúng em thì mục tiêu ngắn hạn là được
tuyển vào vị trí nhân viên thanh toán quốc tế tại các công ty, tập đoàn; hoàn thành tốt
các công việc được giao và thích ứng nhanh với môi trường làm việc mới. Mục tiêu
dài hạn là không ngừng nâng cao những kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết,
phấn đấu để trở thành chuyên viên và có cơ hội thăng tiến trong công ty.
Bước 3: Nghiên cứu công việc
Công việc của nhân viên thanh toán quốc tế liên quan đến việc trao đổi giữa các quốc
gia nên khá phức tạp. Họ thường phải thực hiện theo đúng quy trình và phải tuân thủ
nhiều quy ước, quy định khi thực hiện các giao dịch.

6
Cụ thể, nhân viên thanh toán sẽ phải làm những công việc sau:
Thứ nhất, tiếp nhận chứng từ từ các bộ phận khác để thực hiện các giao dịch tiền tệ
hoặc các hợp đồng thương mại có quy định về chuyển tiền dựa trên các thoả thuận
khác nhau về phương thức và thời gian chuyển tiền.
Thứ 2, kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của chứng từ trước khi thực hiện giao dịch để
đảm bảo các giao dịch đó là hợp pháp.
Thứ 3, tư vấn và trao đổi với khách hàng trong quá trình thực hiện và hoàn thành các
thủ tục giao dịch thanh toán.
Thứ 4, lưu trữ và quản lý các hồ sơ, chứng từ, hợp đồng một cách khoa học và hợp lí.
Thứ 5, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc, từ đó giúp
tối ưu hoá thời gian thanh toán cho khách hàng.
Thứ 6, giải quyết các vấn đề của khách hàng khi giao dịch thanh toán.
Thứ 7, phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực
hiện thanh toán quốc tế một cách hiệu quả nhất.
Thứ 8, lập báo cáo liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế.
Khi trở thành một nhân viên thanh toán quốc tế, chúng ta sẽ có cơ hội làm việc trong
môi trường trẻ trung, năng động vì bộ phận này luôn là nơi tụ họp những con người trẻ
trung, nhiều năng lượng sáng tạo và đầy nhiệt huyết cống hiến; nâng cao khả năng
giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ do đặc thù công việc thường xuyên tương tác
với khách hàng; do đó nếu tiến triển tốt sẽ nhận được lương thưởng và đãi ngộ tương
xứng và dễ dàng thăng tiến trong công việc sau một thời gian làm việc.
Thanh toán quốc tế ngày càng trở thành một phân ngành lớn, có sức chi phối phần lớn
nền kinh tế của một quốc gia, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế
mới. Vì vậy, để chuẩn bị cho những thay đổi lớn lao hơn, cho một sự phát triển mạnh
mẽ hơn của nền kinh tế thì chúng ta- những chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải
tích cực học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để làm hành trang, sự chuẩn bị cho những
thay đổi ấy.
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính thanh toán quốc tế
- Phạm vi và môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực tài
chính quốc tế
Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia,
nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, bị chi phối trực tiếp bởi các nhân
tố như:
- Rủi ro hối đoái: Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình
với giá trị khác nhau. Điều đó đòi hỏi để thanh toán trong các giao dịch quốc tế

7
phải xác định tỷ lệ so sánh giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Giá
cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá hối
đoái.
Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như mức độ lạm
phát của các đồng tiền quốc gia, quan hệ cung-cầu tiền tệ trên thị trường… Khi
tỷ giá thay đổi thì lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ tài chính quốc tế
cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng,
thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế. VD: Đối với một quốc gia, khi tỷ giá hối
đoái tăng cao (đồng nội tệ giảm giá) có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ tăng giá) lại có
tác dụng khuyến khích nhập khẩu nhưng lại hạn chế xuất khẩu. Như vậy, trong
hoạt động ngoại thương sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp làm tăng
hoặc giảm giá cả, doanh số và lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập
khẩu. Đồng thời tỷ giá biến động làm cho hàng hoá của nhà kinh doanh thực sự
trở nên đắt hơn hay rẻ đi đối với người mua.
Trong lĩnh vực tài chính quốc tế, các vấn đề về cơ chế xác lập tỷ giá giữa các
đồng tiền, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá và sự tác động trở lại của tỷ giá
đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, đến tình hình tài chính của
các tổ chức ngoại thương, các nhà đầu tư, các ngân hàng… là những vấn đề rất
được quan tâm nghiên cứu.
- Rủi ro chính trị
Rủi ro này rất đa dạng, bao gồm những sự thay đổi ngoài dự kiến các quy định
về thuế thu nhập khẩu, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là chính
sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước do người nước nước ngoài
nắm giữ… Loại rủi ro này bắt nguồn từ những biến động về chính trị - xã hội
của các quốc gia như: sự thay đổi về thể chế, những cuộc cải cách… từ đó
Chính phủ các nước có thể thay đổi các chính sách quản lí kinh tế của quốc gia
mình, hoặc chiến tranh, xung đột sắc tộc… và các chủ thể nước ngoài phải gánh
chịu rủi ro bất khả kháng.
- Sự chi phối của các yếu tố chính trị trong lĩnh vực tài chính quốc tế.
Trong phạm vi một quốc gia, tài chính quốc tế là một bộ phận trong tổng thể
các hoạt động tài chính của quốc gia. Do đó, các hoạt động tài chính quốc tế
phải gắn liền và nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của
quốc gia.

8
Trên bình diện quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế của các chủ thể của một
quốc gia được tiến hành trong quan hệ với các chủ thể của các quốc gia khác
hoặc các tổ chức quốc tế. Do đó, nó cũng chịu sự ràng buộc bởi chính sách của
các quốc gia khác, bởi các thông lệ mang tính quốc tế hoặc quy định của các tổ
chức quốc tế mà chủ thể đó có quan hệ.
Do vậy, trong hoạt động tài chính quốc tế các chủ thể một quốc gia không
những cần nắm vững các chính sách kinh tế, pháp luật của các quốc gia mình
mà còn phải thông hiểu chính sách pháp luật của các quốc gia và các tổ chức
quốc tế mà mình có quan hệ.
- Xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính quốc tế
Nền kinh tế thế giới hiện nay đã mang tính toàn cầu hoá và thống nhất cao độ.
Điều này đã trở thành nhân tố chủ yêu quyết định xu hướng phát triển của tài
chính quốc tế.
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty đa quốc gia vừa tạo ra nhu
cầu, vừa là yêu cầu quan trọng thúc đẩy các quan hệ tài chính quốc tế phát triển.
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đã tạo cơ hội
cho các nhà đầu tư, các Chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế huy động vốn và
đầu tư vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, trên nhiều nước khác nhau, bằng
nhiều đồng tiền khác nhau làm cho các quan hệ tài chính quốc tế đa dạng, phức
tạp càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn.
Sự hình thành và hoạt động với phạm vi và quy mô ngày càng mở rộng của các
tổ chức kinh tế tài chính – tín dụng khu vực và quốc tế đã tạo cơ hội và điều
kiện thuận lợi cho sự tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính – tiền tệ của các
nước thành viên.
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của tài chính quốc tế cả về chiều rộng và chiều
sâu đó đòi hỏi các chủ thể tham gia vào quan hệ tài chính quốc tế phải quan tâm
và am hiểu nhiều vấn đề mà tài chính nội địa ít quan tâm như: Những hình thức
đi vay và cho vay vốn trên thị trường vốn quốc tế. Tính toán cơ hội đầu tư và
biện pháp quản lý sử dụng vốn trong đầu tư quốc tế, nghiên cứu các công cụ tài
chính phát sinh để phòng ngừa, hạn chế rủi ro hối đoái có hiệu quả, năm vững
chức năng, cơ chế hoạt động của các tổ chức tài chính- tín dụng quốc tế để có
được lợi ích cao nhất trong quan hệ với các tổ chức này…
Bước 5: Kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành thanh toán quốc tế:
Chuyên viên thanh toán quốc tế là một vị trí cực kì quan trọng trong ngân hàng. Họ là
người thực hiện các giao dịch liên quan đến thanh toán quốc tế cho các khách hàng,

9
doanh nghiệp. Đồng thời tiến hành xử lí các hồ sơ, chứng từ cũng như soạn thảo, thực
thi các quy trình, chính sách, hướng dẫn cụ thể về thanh toán quốc tế khi có yêu cầu.
Chuyên viên thanh toán quốc tế đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau bao gồm rất
nhiều quy trình phức tạp. Bởi công việc của chuyên viên thanh toán quốc tế có liên
quan đến việc trao đổi, giao dịch giữa các quốc gia với nhau nên cần đảm bảo theo các
quy ước thật sự chặt chẽ nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
Nhận thấy cơ hội việc làm của ngành chuyên viên thanh toán quốc tế rất rộng mở và
với cơ hội thăng tiến tốt, nhiều bạn trẻ mong muốn theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai
cũng biết học ngành nào để có thể làm chuyên viên thanh toán quốc tế. Dưới đây là
một số ngành chuyên đào tạo chuyên viên thanh toán quốc tế với chất lượng cao:
- Tài chính ngân hàng: là sự lựa chọn đầu tiên mà bạn có thể nghĩ tới khi muốn
theo ngành thanh toán quốc tế. Ngoài những kiến thức tài chính, ngân hàng cơ
bản, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ của chuyên ngành.
- Kinh doanh quốc tế: Yêu cầu cơ bản của ngành học này là người học phải có
vốn Tiếng Anh tốt bởi chuyên ngành này chuyên giảng dạy bằng Tiếng Anh.
Do đó, bạn cần cân nhắc thật kĩ trước khi đăng kí vào học tại môi trường này.
- Kinh tế đối ngoại: Các trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại cũng mang đến
cơ hội được làm việc tại vị trí chuyên viên thanh toán quốc tế cho nhiều người
trẻ. Với nền tảng kiến thức chuyên sâu về kinh tế đối ngoại cùng những trải
nghiệm thực tế tại doanh nghiệp trong quá trình học tập, sinh viên sau khi ra
trường hoàn toàn có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc
Công việc này có tuổi thọ tương đối dài và ổn định. Trước đây vị trí nhân viên thanh
toán quốc tế yêu cầu rất cao về kinh nghiệm làm việc. Bạn sẽ phải có từ 1-2 năm làm
việc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế hoặc có kinh nghiệm về giao dịch thương mại
hay tài chính ngân hàng mới có thể ứng tuyển. Tuy nhiên thời gian gần đây, cơ chế
tuyển dụng đã cởi mở hơn. Các sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm có
nhiều cơ hội hơn để tham gia vào công việc này. Họ có thể bắt đầu công việc từ vị trí
Tài trợ thương mại và Thanh toán quốc tế.
Hiện nay, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, kí kết các
hợp đồng xuất nhập khẩu cùng các vấn đề về thực hiện thanh toán quốc tế khi khả
năng thanh toán giảm sút. Rủi ro trong khâu thanh toán quốc tế luôn có khả năng xảy
ra bất cứ lúc nào mà nhiều khi không thể lường trước được. Thực tế, nhiều doanh

10
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã gặp phải những vấn đề, rủi ro do khâu thanh toán
gây nên.
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với sự tham gia của yếu tố nước ngoài, liên quan
nhiều tới lĩnh vực pháp luật vì vó bị nhiều nguồn luật điều chỉnh như: nguồn luật quốc
gia của các bên tham gia kí kết hợp đồng, các tập quán quốc tế, án lệ…
Tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn
giao dịch thanh toán quốc tế làm chuẩn hoá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ở
một số ngân hàng, công nghệ thanh toán còn lạc hậu, chưa bắt kịp được với các quốc
gia trên thế giới. Thời gian giao dịch thanh toán còn nhiều chậm do phụ thuộc nhiều
vào thao tác của con người; hệ thống máy tính, đường truyền không theo kịp khối
lượng giao dịch, gây sự tắc nghẽn đường truyền, lỗi hệ thống. Do vậy mà việc thanh
toán của các doanh nghiệp sẽ mất thời gian hơn, chậm trễ hơn, chịu lãi suất cao hơn,
rủi ro cao hơn.
Nhân viên thanh toán quốc tế là vị trí đòi hỏi cao về chuyên môn và nghiệp vụ, đồng
thời tính chất công việc cũng phức tạp hơn những công việc khác trong ngành ngân
hàng. Vì vậy ngành nghề này có tính cạnh tranh khá cao trên thị trường việc làm hiện
nay.
Mức lương của vị trí này có triển vọng tăng trưởng khá tốt. Tuỳ thuộc vào năng lực
của mỗi người mà mức lương thực tế sẽ khác nhau. Theo khảo sát của Uptalent, mức
lương trung bình của nhân viên thanh toán quốc tế hiện nay vào khoảng 13,4
triệu/tháng. Khoảng lương phổ biến dao động từ 93 – 10,7 triệu/tháng. Trong đó, mức
lương thấp nhất là 9,3 triệu/tháng và cao nhất là 23,2 triệu/tháng.
Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng.
Đây là một công việc không hề dễ dàng, chính vì vậy công việc này đòi hỏi ứng viên
hoàn thiện bản thân vào trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các kĩ năng mềm ở
mức độ rất cao. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng từ khi
đang là sinh viên, chúng ta nên:
- Trau dồi trình độ ngoại ngữ
- Đọc nhiều sách báo, không ngừng cập nhật thông tin về ngành xuất nhập khẩu và
thanh toán quốc tế. Tập trung học những kiến thức chuyên ngành trên lớp, tìm đọc
thêm các tài liệu nước ngoài để nắm rõ các kiến thức về thanh toán quốc tế, kiến thức
về ngoại thương, vận tải hàng hoá, các dịch vụ có liên quan tới xuất nhập khẩu là
những điều bắt buộc phải có của một nhân viên thanh toán quốc tế.
- Dành thời gian luyện tập thành thạo các công cụ tin học văn phòng phổ thông

11
- Cải thiện kĩ năng mềm. Trong quá trình học tập, thường xuyên thảo luận và làm việc
nhóm. Thảo luận giúp sinh viên nắm được cách trao đổi ý kiến trong nhóm, tích lỹ kĩ
năng thăm dò và thu thập dữ liệu trong việc giải quyết những bất đồng. Ngoài ra, sinh
viên còn có thể phát hiện ra những tố chất phát triển kỹ năng điều hành và lãnh đạo khi
làm việc tập thể.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm với học tập cũng như công việc, khả
năng chịu đựng áp lực, linh động trong công việc, biết cách sắp xếp thời gian biểu làm
việc hợp lí.
- Có ý thức nỗ lực bản thân, chủ động trong học tập, công việc và cuộc sống. Tích cực
giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ mới trong môi trường mới. Ngoài ra, hãy xem
và học hỏi kĩ năng từ bạn bè và những người đi trước, sống hoà đồng và đừng đề cao
“cái tôi” các nhân của mình, học cách lắng nghe, chọn lọc và cải thiện từ những ý kiến
đóng góp của mọi người.
- Có thể tìm kiếm một số công việc part-time phù hợp với ngành mình đang theo học
để có thể tích luỹ kinh nghiệm, kinh nghiệm thực tế.
- Trau dồi kĩ năng viết CV ngay từ những năm đầu đại học và chuẩn bị dần cho bản
thân một CV bài bản và đầy đủ, có điểm nhấn và gây thiện cảm với các nhà tuyển
dụng.
- Đến khoảng năm 3, năm 4 cần tích cực tìm kiếm cơ hội thực tập tại các ngân hàng
thương mại hoặc gia nhập các công ty xuất nhập khẩu để biết được nguyên lí giao dịch
tiền tệ giữa các công ty, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau, trải nghiệm môi trường
làm việc thực tế. Tại đây, các bạn sẽ bắt tay vào làm việc theo sự hướng dẫn từ phía
công ty. Nếu làm tốt, cuối kỳ thực tập, các bạn sẽ nhận được đánh giá tốt và hoàn
thành quá trình kiến tập, thực tập của mình.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tất tần tật về nhân viên thanh toán quốc tế -HR channels
https://hrchannels.com/uptalent/tat-tan-tat-ve-nhan-vien-thanh-toan-quoc-te.html
2. Mô tả công việc chuyên viên thhanh toán quốc tế - 365 tìm việc
https://timviec365.vn/blog/mo-ta-cong-viec-chuyen-vien-thanh-toan-quoc-te-
new10361.html
3. Kỹ năng sinh viên cần rèn luyện, phát triển tại Đại học – Thu Dau Mot University
https://ito.tdmu.edu.vn/Home/ChiTiet/33
4. Top 9 “kỹ năng sống con” mà sinh viên ngành logistics nhất định phải có – ĐH Hồng
Bàng
https://hiu.vn/tin-tuc-logistics/top-9-ky-nang-song-con-ma-sinh-vien-nganh-
logistics-nhat-dinh-phai-co/
5. Sinh viên nên trau dồi kinh nghiệm làm việc từ đâu - Jobsgo
https://jobsgo.vn/blog/sinh-vien-nen-trau-doi-kinh-nghiem-lam-viec-tu-dau/
6. Thị trường tài chính quốc tế - Công ty luật ACC
https://accgroup.vn/thi-truong-tai-chinh-quoc-te/?
fbclid=IwAR3rVIyGyXPgfq5x77N_oFxwslIqxuKpkmr48odctKlbBr2izrrfxwY1Fp
8
7. Muốn làm chuyên viên thanh toán quốc tế học ngành nào – vieclamnganhang.vn
https://vieclamnganhang.vn/blog/chuyen-vien-thanh-toan-quoc-te-2/
8. Mô tả công việc chuyên viên thanh toán quốc tế - Jobsgo
https://jobsgo-vn.cdn.ampproject.org/v/s/jobsgo.vn/blog/mo-ta-cong-viec-chuyen-
vien-thanh-toan-quoc-te/amp/?
amp_gsa=1&amp_js_v=a9&usqp=mq331AQKKAFQArABIIACAw%3D
%3D#amp_tf=Ngu%E1%BB%93n%3A
%20%251%24s&aoh=16645912301492&referrer=https%3A%2F
%2Fwww.google.com&ampshare=https%3A%2F%2Fjobsgo.vn%2Fblog%2Fmo-
ta-cong-viec-chuyen-vien-thanh-toan-quoc-te%2F
9. Khởi nghiệp là gì, cần những yếu tố nào và làm sao để khởi nghiệp thành công? –
Diễn đàn doanh nghiệp
https://diendandoanhnghiep.vn/khoi-nghiep-la-gi-can-nhung-yeu-to-nao-va-lam-
sao-de-khoi-nghiep-thanh-cong-130630.html
13
10. Phân loại khách hàng là gì? Cách phân loại chuyên nghiệp nhất? – POS365.vn
https://www.pos365.vn/phan-loai-khach-hang-6441.html
11. 4 kiểu đối thủ cạnh tranh mọi doanh nghiệp phải đối đầu - Sapo
https://www.sapo.vn/blog/4-kieu-doi-thu-canh-tranh-moi-doanh-nghiep-phai-doi-
dau#3-Doi-thu-canh-tranh-trong-tiem-thuc\
12. Hiểu càng sâu càng rộng về “vốn” khởi sự kinh doanh càng dễ - Be Training
https://betraining.org/von-khoi-su-kinh-doanh-cang-de-phan-1/
13. Những hạng mục chi phí dành cho khởi nghiệp - IABM
https://iabm.edu.vn/nhung-hang-muc-chi-phi-danh-cho-khoi-nghiep/

14

You might also like