You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Xuân Đức Anh

Mssv: 20202888
Mã lớp: 134141
Bài tập tự luận Chương 2 

Câu 1: Khái niệm triết lí kinh doanh? Vai trò của triết lý kinh doanh
trong sự phát triển của doanh nghiệp? 

Khái niệm của triết lí kinh doanh: 

- Theo vai trò : Triết lí kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn
dắt hoạt động kinh doanh. 

- Theo yếu tố cấu thành : là phương châm hành động , là hệ giá trị và mục tiêu
của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.  

- Theo cách thức hình thành : là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh
qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh
doanh chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. 
 
-Vai trò của Triết lý kinh doanh trong sự phát triển của Doanh nghiệp: 
+Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức
phát triển bền vững của doanh nghiệp  

+Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản lý


chiến lược của doanh nghiệp  

+Góp phần giải quyết mỗi quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác
của doanh nghiệp 

+Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực
và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp 

+Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của các cá
nhân, bộ phận và doanh nghiệp 

Câu 2: Vì sao nói triết lý kinh doanh là cốt lõi của việc xây dựng văn
hóa doanh nghiệp. Minh họa với 1 DN ở VN? 

-Triết lý kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Nó phản
ánh tinh thần, ý thức của doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất, có tính khái quát và
rất khó thay đổi. Một khi đã phát huy được tác dụng nó sẽ trở thành tư tưởng
chung và khi cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý đó vẫn giữ nguyên giá
trị. 

- VD: Tập đoàn Viettel

Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng,
quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi
mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. 
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư
lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các
hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. 
 

Câu 3.Trình bày nội dung của Triết lý kinh doanh? Giải thích mô
hình 3P  
- Nội Dung: 

+ Sứ mệnh của doanh nghiệp 


Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lí do tồn tại của doanh nghiệp. Nó
mô tả doanh nghiệp làm những gì, vì ai và làm như thế nào? 
+ Hệ thống mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp 
Sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính
chiến lược. 
Việc xác định mục tiêu cơ bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu
dài của doanh nghiệp; 
+Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp 
Các giá trị được doanh nghiệp lựa chọn để định hướng cho hoạt động 

- Mô Hình 3P: 
+ Là một triết lý mang tính chất định vị con người trong 3P: People(con người),
Product(sản phẩm), Profit(lợi nhuận). 
+ Hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 yếu tố trên.Chính quan
niệm khác nhau về ý nghĩa, vai trò của 3 yếu tố này- thể hiện qua việc sắp xếp
thứ tự ưu tiên từng yếu tố- sẽ dẫn đến những thái độ, cung cách ứng xử khác
nhau trong kinh doanh. 
 Profit – Product – People: Doanh nghiệp xem lợi nhuận là hàng đầu, sẵn
sàng kinh doanh bất cứ gì miễn là có lợi nhuận cao nhất.  Bán cái mà ta có,
sản phẩm có trước xong mới đi bán cho khác. Quan niệm này dẫn đến kiểu
làm ăn chụp giật, không tạo ra khác hàng trung thành và hậu quả là không
thể tồn tại lâu dài. 
 People – Profit – Product: Khách hàng đặt lên hàng đầu. Bán cái mà
khách hàng cần. Với quan niệm này doanh nghiệp sẽ đối xử tốt với khách
hàng, đối tác và nhân viên của mình. Số lượng khác hàng tang, mặt khác
năng suất lao động cũng tăng song song nâng cao chất lượng sản phẩm …
Nghe mâu thuẫn vì không đặt lợi nhuận lên mà vẫn tang nhưng thực tế đã
chứng minh điều này 
 Product – People – Profit: Tạo ra những sản phẩm mà khác hàng không
hề ngờ tới. Ví dụ như SpaceX của Elon Musk. 

Tóm lại , People, Product và Profit có mối quan hệ lẫn nhau cần hài hòa giữa 3 yếu tố
để đạt được kết quả tốt nhất.     
  

Câu 4.Phân biệt Sứ mệnh,tầm nhìn và hệ thống các giá trị của
DN.Lấy ví dụ minh họa 1 DN ở Việt Nam  

Sứ mệnh:   
+Khái niệm: Sứ mệnh là bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp, lý do tồn tại,
quam điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích, doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai
và làm như thế nào.   
+ Thực chất nội dung này trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp chúng ta là gì?
Doanh nghiệp muốn thành tổ chức như thế nào? Công việc kinh doanh của
chúng ta là gì? Tại sao doanh nghiệp tồn tại? Doanh nghiệp tồn tại vì cái gì?
Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì? Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?   
+ Các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh: Lịch sử, những năng lực đặc biệt,
môi trường của doanh nghiệp (tổ chức).   
+ Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh: Tập trung vào thị trường chứ không
phải sản phẩm cụ thể, khả thi và cụ thể.  
Tầm nhìn:   
+Khái niệm: Tầm nhìn khẳng định giá trị cũng như mục đích tồn tại của doanh
nghiệp  
+Trả lời cho câu hỏi: Chúng ta sẽ đi đến đâu? Mục tiêu của chúng ta là phải đi
tới nơi nào?  
Hệ thống các giá trị  
-Khái niệm:   
+ Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm
việc trong doanh nghiệp + Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái
độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những
nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và những đối tượng
khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.   
+ Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động đều có
nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng.  
 - Hệ thống các giá trị bao gồm:   
+ Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung
và là niềm tin lâu dài của một tổ chức.   
+ Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có
vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức.   
- Có 2 cách xây dựng hệ thống các giá trị:   
+ Các giá trị đã hình thành theo lịch sử, được các thế hệ lãnh đạo lựa cũ lựa
chọn hoặc hình thành một cách tự phát trong doanh nghiệp   
+ Các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm muốn xây dựng để doanh
nghiệp ứng phó với tình hình mới  
Lấy ví dụ về 1 DN ở Việt Nam:  
FPT  
Tầm nhìn  
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao
động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng,
góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện
phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về
tinh thần.  
Sứ mệnh  
Trách nhiệm xã hội là sứ mệnh quan trọng: Sứ mệnh quan trọng của FPT là
mang công nghệ, tri thức giúp các cá nhân phát huy tài năng và góp phần giải
quyết các bài toán kinh tế - xã hội.  
Hệ thống giá trị cốt lõi  
-“TÔN ĐỔI ĐỒNG” nghĩa là “TÔN TRỌNG CÁ NHÂN – TINH THẦN ĐỔI
MỚI – TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI” là những giá trị mà tất cả người FPT đều
chia sẻ:   
+ TÔN TRỌNG - là Tôn trọng cá nhân, bao gồm: Nói thẳng, Lắng Nghe và Bao
dung.  
+ ĐỔI MỚI - là Tinh thần đổi mới, bao gồm: Học hành, Sáng tạo và STCo (là
sự hài hước, hóm hỉnh đặc trưng của người FPT).  
+ ĐỒNG ĐỘI - là Tinh thần đồng đội, bao gồm: Đồng tâm, Tập thể và Chân
tình.  
- “CHÍ GƯƠNG SÁNG” nghĩa là “CHÍ CÔNG - GƯƠNG MẪU - SÁNG
SUỐT” là những giá trị cần có của lãnh đạo FPT: + CHÍ CÔNG - là nền tảng
quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin trong nhân viên và để nhân viên
làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo. + GƯƠNG MẪU - Lãnh đạo phải là
người thể hiện rõ nét nhất về Tinh thần FPT, về giá trị của ba chữ 'Tôn Đổi
Đồng' + SÁNG SUỐT - là tầm nhìn xa và tính quyết đoán.  

Câu 5.Trình bày các yếu tố cơ bản khi xây dựng sứ mệnh và đặc điểm
cơ bản của một bản tuyên bố sứ mệnh. Lấy ví dụ minh họa?  

Các yếu tố cơ bản: 


 Về mặt lịch sử: Khi thành lập một doanh nghiệp mới ta đều có tuyên bố về lý
do mà doanh nghiệp được thành lập,thành lập với mục đích gì,vì ai,đối tượng
khách hàng hướng tới…Ta phải dựa vào sứ mệnh từ ban đầu đó trong điều kiện
nguồn lực để phát triển sứ mệnh đó cho phù hợp.Nếu không để ý sứ mệnh ban
đầu ta sẽ phát triển rời xa tôn chỉ,mục đích để thành lập doanh nghiệp đó 

 Về mặt những năng lực đặc biệt: Ở đây nhấn mạnh tới đội ngũ nguồn nhân
lực,đặc biệt là người đứng đầu.Cùng một doanh nghiệp,cùng một tổ chức nhưng
nếu người đứng đầu có năng lực tốt,có khả năng huy đông nhân lực,có khả năng
huy đông nguồn tài chính,có tầm nhình tốt thì việc xác định xứ mệnh doanh
nghiệp hoàn toàn có khả có nhưng bổ sung cần thiết và cụ thể  

 Về mặt môi trường doanh nghiệp (tổ chức): những yếu tố như nguồn nhân
lực,ngồn tài chính ,công nghệ,đặc điểm về trình độ quản lý của doanh nghiệp
đều hướng tới môi trường bên trong của doanh nghiệp(tổ chức).

Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh: 

•  Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể. Những doanh
nghiệp xác định nhiệm vụ theo sản phẩm họ làm ra gặp trở ngại khi sản phẩm
và công nghệ bị lạc hậu, nhiệm vụ đã đặt ra không còn thích hợp và tên của
những tổ chức đó không còn mô tả được những gì họ làm ra nữa.

•  Khả thi. Bản tuyên bố sứ mệnh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực và phấn
đấu để đạt được nhiệm vụ đã đặt ra, vì vậy những nhiệm vụ này cũng phải mang
tính hiện thực và khả thi. Nói cách khác, sứ mệnh của doanh nghiệp phải định
hướng cho doanh nghiệp vươn tới những cơ hội mới, phù hơp với năng lực của
doanh nghiệp. 

•  Cụ thể. Bản tuyên bố sứ mệnh phải cụ thể và xác định phương hướng, phương
châm chỉ đạo để ban lãnh đạo lựa chọn các phương án hành động, không được
quá rộng và chung chung.. 

Ví dụ minh họa:  

Vinamilk: cam kết mang đến cho hội đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng
hạng sang số 1 bằng chính vì sự trân trọng, tình yêu và nghĩa vụ và trách nhiệm
cao của mình với đời sống con người và xã hội.   

You might also like